Vốn lưu động so sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và phản ánh khả năng dự
phòng trả nợ của DN để đáp ứng các khoản phải trả đột xuất và bất thường. Số dư vốn
lưu động cao là bắt buộc nếu cơ sở không thể vay mượn bằng một yêu cầu ngắn. Tỷ
suất vốn lưu động cho phép chỉ ra khả năng thanh toán ngắn hạn trọng kinh doanh và
xác định liệu DN có khả năng trả nợ ngắn hạn khi đến hạn trả hay không.
Công thức: Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn.
1.2. Tỷ suất nhanh (thử axit):
Là biện pháp đánh giá việc thanh toán của DN. Tỷ suất nhanh so sánh tiền mặt
cộng với các khoản tương ứng bằng tiền và số dư tài khoản phải thu với nghĩa vụ nợ
ngắn hạn. Sự khác nhau cơ bản giữa tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nhanh là tỷ suất
nhanh không bao gồm số dư hàng tồn kho và chi phí trả trước trong phép tính. Do đó,
tỷ suất nhanh của DN sẽ thấp hơn tỷ suất nợ ngắn hạn. Đây là phép kiểm tra sự yếu
kém về khả năng thanh toán
học Kinh tế Huế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thị xã Hương Trà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán công trình.
- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa khối lượng HH&DV mua vào.
- Hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ hoạt động sản xuất vào chi phí, vay cá
nhân với lãi xuất cao hơn 150% lãi xuất cơ bản do ngân hàng NN quy định.
- Hạch toán vào quỹ tiền lương không đúng theo hợp đồng lao động, tiền thưởng
nhân viên, các khoản chi phí phụ cấp không đúng quy định hoặc vượt mức quy định đã
đăng kí, chi thù lao cho Hội đồng quản trị không trực tiếp điều hành hoạt động SXKD.
- Chi tiền thưởng nhân dịp lễ tết cho người lao động ngoài số tiền được quy định
trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
- Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí chưa phù hợp doanh thu trong kỳ, các
khoản trích trước mà thực tế chưa chi, các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản, các khoản chi phí vượt dự toán, vượt định mức, khoản chi phí không
hợp lí, chi phí không phục vụ SXKD, chi phí có hóa đơn chứng từ không hợp lệ.
- Xác định giá vốn không chính xác.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
- Hạch toán vào chi phí các khoản khấu hao tài sản cố định không đúng quy định,
chi phí khấu hao của tài sản không phục vụ hoạt động SXKD, các khoản chi phí khấu
hao tài sản cố định của máy móc thiết bị trong thời gian không tham gia vào hoạt động
SXKD
- Chi phí khấu hao của tài sản cố định không đủ hồ sơ theo quy định, tài sản
không phải của DN nhưng vẫn trích khấu hao, trích khấu hao vượt quy định, công cụ
dụng cụ nhiều năm nhưng vẫn phân bổ chi phí vào một lần trong kỳ.
- Chi phí mua sắm tài sản cố định nhưng hạch toán một lần vào chi phí, không
hạch toán tăng tài sản cố định và tính khấu hao theo quy định. Hạch toán các khoản
nâng cấp tài sản vào chi phí.
- Chi vượt định mức cề các khoản chi cho phép như chi phí quảng cáo, tiếp thị,
khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại
- Không hoàn nhập các khoản trích trước nhưng thực tế chưa chi.
c) Về miễn, giảm thuế TNDN.
- Kê khai miễn, giảm thuế TNDN không đúng quy định, điều kiện được hưởng
ưu đãi, thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế.
- Chuyển hồ sơ lỗ không đúng quy định.
- Hạch toán chi phí không đúng niên độ kế toán, đặc biệt là cơ sở kinh doanh
chuyển từ giai đoạn được miễn sang giảm thuế TNDN.
- Một số DN xác định số thuế TNDN được giảm theo Nghị quyết 30/2008/NQ-
CP ngày 11/12/2008 chưa chính xác.
- Không hạch toán riêng thu nhập của hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi mà
xác định miễn, giảm thuế TNDN trên tổng thu nhập hoặc phân bổ thu nhập được
hưởng ưu đãi không đúng phương pháp theo quy định.
- Cố tình hạch toán tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động SXKD được ưu đãi về
thuế và không được ưu đãi về thuế để làm giảm số thuế TNDN phải nộp theo hướng
có lợi nhất.
- Áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho tất cả các khoản thu nhập khác như: thu nhập
hoạt động tài chính, các khoản hoàn, nhập dự phòng.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
- Xác định thuế TNDN được miễn, giảm do ưu đãi đầu tư cho dự án hết thời gian
hưởng ưu đãi đầu tư.
2.3.5. Một số ví dụ về sai phạm liên quan đến thuế TNDN mà cán bộ thuế
phát hiện được qua quá trình kiểm tra, thanh tra thuế.
2.3.5.1. Sai phạm của công ty TNHH Trần Hưng.
Nội dung kiểm tra:
Bảng 2.14 Chỉ tiêu phát hiện sai phạm của công ty TNHH Trần Hưng
năm 2010
(ĐVT: đồng)
Stt Chỉ tiêu
Số báo cáo
của NNT Số kiểm tra Chênh lệch Ghi chú
Tổng doanh thu 16,395,041,700 16,395,041,700 0
Trong đó doanh thu xuất khẩu 11,576,213,200 11,576,213,200 0
Thuế GTGT đầu ra 196,159,660 196,159,660 0
Thuế GTGT đầu vào 110,038,554 109,189,642 -848,912
Thuế GTGT phải nộp 86,121,106 86,970,018 848,912
Tổng chi phí KD 16,791,323,871 16,615,543,247 -175,780,624
a Giá Vốn 16,186,458,414 16,012,166,914 -174,291,500
b Chi phí tài chính 434,731,666 434,731,666 0
c Chi phí QLDN 170,133,791 168,644,667 -1,489,124
TN tính thuế (lỗ) -396,282,171 -220,501,547 175,780,624
(Tháng 1 năm 2010 đã hoàn 1.267.600.000 đồng, số thuế GTGT còn được khấu
trừ không đề nghị hoàn chuyển sang tháng 2 năm 2010 là: -13.985.411)
Giải trình số liệu chênh lệch qua kiểm tra:
- Giảm thuế GTGT được khấu trừ 500.000 đồng do kê khai sai so với hóa đơn.
Hóa đơn mua vào số 12966 ngày 03/02/2010 thuế 13.400.000 đồng; công ty kê khai
thuế 13.900.000 đồng.
- Giảm thuế GTGT được khấu trừ 200.000 đồng do kê khai sai. Hóa đơn mua vào
“bốc xếp hàng hóa” số 16237 ngày 29/12/2009 thuế 200.000 đồng, công ty kê khai
thuế 400.000 đồng.
- Loại tiền điện thoại thuê bao của Cao Luyễn 1.489.124 đồng, thuế 148.912
đồng do không có hợp đồng lao động, không có trong bảng lương công ty (có bảng kê
kèm theo).
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
- Giảm giá vốn hàng cà phê 174.291.500 đồng do công ty phải xuất hàng tồn còn
trong kho trước, lô hàng mới nhập xuất sau (nhập trước xuất trước).
Bảng 2.15 Chỉ tiêu phát hiện sai phạm của công ty TNHH Trần Hưng
năm 2011
(ĐVT:đồng)
1 Tổng doanh thu 5,778,425,981 6,011,985,181 233,559,200
2 Thuế GTGT đầu ra 316,055,458 327,733,418 11,677,960
3 Thuế GTGT đầu vào 148,955,315 148,470,608 -484,707
4 Thuế GTGT phải nộp 167,100,143 179,262,810 12,162,667
5 Tổng chi phí KD 6,405,551,780 6,405,157,108 -394,672
6 Giá Vốn 5,764,021,262 5,764,021,262 0
7 Chi phí tài chính 453,268,999 453,268,999 0
8 Chi phí QLDN 188,261,519 187,462,085 -799,434
9 Tăng cp QLDN 0 404,762 404,762
10 Thu nhập khác 162,728,000 162,728,000 0
11 Chi phí khác 383,749,137 374,542,846 -9,206,291
12 TN tính thuế (lỗ) -848,146,936 -604,986,773 243,160,163
Giải trình chênh lệch:
- Giảm thuế GTGT được khấu trừ 404.762 đồng do mua hàng trên 20 triệu không
chuyển đủ qua ngân hàng. Đồng thời khoản này được đưa chi phí. Mua hàng công ty
Xuất nhập khẩu Thượng Hải theo hóa đơn số 47597 ngày 26/01/2011 tổng giá trị
1.228.500.000 đồng, đã chuyển 1.200.000.000 đồng, còn thiếu 8.500.000 đồng.
- Loại 2 hóa đơn do kê khai 2 lần. HĐ số 1169299 ngày 01/10/2011 tiền điện
thoại giá trị 30.269đ, thuế 3.031đ. HĐ số 1244471 ngày 01/10/2011 dịch vụ mega giá
trị 94.457đ, thuế 9.443đ.
- Loại chi phí điện thoại thuê bao của Cao Luyến do không phải nhân viên công
ty số tiền 674.709 đồng, thuế 67.471 đồng.
- Chi phí khác chênh lệch giảm 9.206.291 do sai số học.
- Tăng doanh thu 233.559.200 đồng, thuế bán ra 11.677.960 đồng do bán đỗ
tương hạt thấp hơn giá vốn.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
2.3.5.2. Sai phạm của DNTN Thùy Quang
Bảng 2.16: Chỉ tiêu phát hiện sai phạm của DNTN Thùy Quang năm 2011
(ĐVT:đồng)
Ngày kiểm tra Chỉ tiêu
Số báo cáo
của NNT
Số kiểm tra Chênh lệch
Tổng doanh thu 1,215,474,697 1,215,484,252 9,555
Thuế GTGT đầu ra 121,548,217 121,548,217 0
Thuế GTGT đầu vào 80,327,186 52,128,947 -28,198,239
Thuế GTGT phải nộp 41,221,031 69,419,270 28,198,239
Tổng chi phí KD 1,211,698,432 1,169,874,160 -41,824,272
Giá Vốn 954,142,982 915,528,692 -38,614,290
Chi phí QLDN 257,555,450 251,772,741 -5,782,709
Tăng CP thuế không được K/trừ 0 2,572,727 2,572,727
Doanh thu tài chính 821,215 821,215 0
Thu nhập chịu thuế 4,597,480 46,431,307 41,833,827
Thuế TNDN phát sinh 1,149,370 11,607,827 10,458,457
Thuế TNDN được miễn giảm 344,811 344,811 0
Thuế TNDN phải nộp 804,559 11,263,016 10,458,457
Từ ngày
25/11/2013
đến 29/11/2013
Giải trình chênh lệch:
+ Tăng doanh thu 9.555 đồng (Theo biên bản xác nhận số liệu Thân Trọng Bảo
Ngọc)
+ Thuế GTGT phải nộp tăng 28.198.239 đồng và tổng chi phí giảm 41.824.272
đồng do các nguyên nhân sau:
- Giảm thuế đầu vào: 2.572.727 đồng do không có ủy nhiệm chi chuyển khoản
qua ngân hàng của hàng hóa mua vào cùng một đơn vị trong cùng một ngày có tổng
giá trị trên 20 triệu đồng. Đồng thời được tăng chi phí: 2.572.727 đồng do thuế đầu
vào không được khấu trừ trên. Tại hóa đơn số 0078 và 0079 ngày 28/6/2011 của Cty
TNHH Xây Dựng Đồng Tâm.
- Loại hóa đơn số 66517 ngày 12/01/2011 mua dầu tại CH XD Thủy Tân giá trị
2.388.182 đồng, thuế GTGT 238.818 đồng, phí XD 92.500 đồng do sai mã số thuế.
- Loại chi phí giá vốn do mua hàng hóa không có hóa đơn 9.992.690 đồng.(Chỉ
có giấy giao nhận hàng của Cty TNHH NN 1TV Khoáng sản TT-Huế).
- Loại tiền xăng cấp cho nhân viên quản lý và công nhân 5.534.109 đồng, thuế
553.411 đồng do không quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, không có thỏa ước
lao động tập thể.
- Loại chi phí quản lý tài khoản 248.600 đồng do không có chứng từ.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
56
ại
họ
c K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
- Giảm chi phí dầu phân bổ vượt định mức 9.720.764 đồng, thuế GTGT 972.076
đồng, phí XD 283.790 đồng.
- Giảm thuế GTGT được khấu trừ 23.861.207 đồng do mua dầu diesel nhưng
chưa phân bổ hết, trong khi DN không có dụng cụ, bồn chứa xăng dầu.
- Giảm chi phí khấu hao: 16.136.364 đồng do DN tính khấu hao sai so với khung
thời gian sử dụng quy định tại Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của BTC.
Bảng 2.17: Chỉ tiêu phát hiện sai phạm của DNTN Thùy Quang năm 2013
(ĐVT:đồng)
Ngày kiểm tra Chỉ tiêu
Số báo cáo
của NNT
Số kiểm tra Chênh lệch
Tổng doanh thu 1,635,398,169 1,634,798,169 -600,000
Thuế GTGT đầu ra 163,478,827 163,478,827 0
Thuế GTGT đầu vào 115,408,424 83,600,242 -31,808,182
Thuế GTGT phải nộp 48,070,403 79,878,585 31,808,182
Tổng chi phí KD 1,624,492,581 1,583,003,054 -41,489,527
Giá Vốn 1,252,355,808 1,217,256,551 -35,099,257
Chi phí QLDN 372,136,773 365,746,503 -6,390,270
Doanh thu tài chính 324,657 324,657 0
Thu nhập chịu thuế 11,230,245 52,119,772 40,889,527
Thuế TNDN phát sinh 2,807,561 13,029,943 10,222,382
Thuế TNDN được miễn giảm 842,268 842,268 0
Thuế TNDN phải nộp 1,965,293 12,187,675 10,222,382
Từ ngày
25/11/2013
đến 29/11/2013
Giải trình chênh lệch:
+ Giảm doanh thu 600.000 đồng (Theo biên bản xác nhận số liệu Thân Trọng
Bảo Ngọc)
+ Thuế GTGT phải nộp tăng 31.808.182 đồng và tổng chi phí giảm 41.489.527
đồng do các nguyên nhân sau:
- Giảm thuế đầu vào: 120.670 đồng do kê khai thuế nhưng không có chứng từ
(hóa đơn liên 2) của các hóa đơn sau: 3 hóa đơn số 137,138,139 ngày 10/04/2012 mua
văn phòng phẩm của Cty CP văn hóa Phương Nam tổng tiền thuế 28.273 đồng; HĐ số
3843395 ngày 20/9/2012 của Điện lực TT-Huế tiền thuế 34.506 đồng; HĐ số 517428
ngày 24/9/2012 của TT di động KV III tiền thuế 57.891 đồng (các hóa đơn này DN
không đưa vào chi phí để tính thuế DNTN)
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
- Loại các hóa đơn sai mã số thuế: HĐ số 39144 ngày 28/03/2012 mua nhớt giá
trị 3.092.727 đồng, thuế GTGT 309.273 đồng; HĐ số 109148 ngày 21/6/2012 mua dầu
komat giá trị 1.208.182 đồng, thuế GTGT 120.818 đồng.
- Loại hóa đơn không phải của DN: HĐ số 807 ngày 30/8/2012, tiền mua đá
3.272.880 đồng, thuế GTGT 327.288 đồng.
- Loại tiền xăng cấp cho nhân viên quản lý và công nhân 6.050.370 đồng, thuế
605.037 đồng do không quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, không có thỏa ước
lao động tập thể.
- Loại chi phí quản lý tài khoản 339.900 đồng do không có chứng từ.
- Giảm chi phí dầu phân bổ vượt định mức 9.570.922 đồng, thuế GTGT 957.092
đồng.
- Giảm thuế GTGT được khấu trừ 29.368.004 đồng do mua dầu diesel nhưng
chưa phân bổ hết, trong khi DN không có dụng cụ, bồn chứa xăng dầu.
- Giảm chi phí khấu hao: 17.954.546 đồng do DN tính khấu hao sai so với khung
thời gian sử dụng quy định tại Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của BTC.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
3.1. Đánh giá về công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNDN tại Chi cục thuế
Hương Trà.
3.1.1. Ưu điểm.
- Các kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế
Hương Trà trong những năm gần đây, nhất là đối với thuế TNDN đã phản ánh được
tác dụng và hiệu quả thực tiễn của Luật QLT, quy trình kiểm tra, thanh tra thuế,
phương pháp phân tích đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng trong công tác kiểm tra,
thanh tra thuế. Trước hết, việc bố trí cán bộ làm công tác này ngày càng được tăng
cường cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, cán bộ làm công tác kiểm tra,
thanh tra thuế chiếm hơn 20% lực lượng cán bộ công chức toàn ngành. Phần lớn cán
bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra đều có trình độ đại học và đã được đào tạo qua các
lớp thanh tra cơ bản. Số lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra tăng lên qua các năm vừa
góp phần đáp ứng được yêu cầu, nhiêm vụ vừa tăng cường, chống thất thu ngân sách.
Chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra ngày càng được nâng cao, đặc biệt là kiểm tra,
thanh tra về thuế TNDN. Chất lượng này được thể hiện trên các mặt sau:
- Về lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra: Bằng phương pháp phân tích, đánh
giá rủi ro, kết hợp với theo dõi hồ sơ truyền thống cùng với thông tin từ các nguồn liên
quan, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra đều phát hiện có sai phạm và đều bị
xử lý.
- Về phát hiện sai phạm trong kiểm tra, thanh tra thuế TNDN: Bằng phương pháp
đi từ sổ sách kế toán tổng hợp đến các chứng từ chi tiết, bằng nguồn thông tin qua quá
trình theo dõi DN, bằng cách đối chiếu, xác minh hóa đơn chứng từ, yêu cầu cung cấp
thông tin từ các đơn vị liên quan, đối chiếu chéo tương ứng các tài khoản, bằng phân
tích rủi ro, công tác kiểm tra, thanh tra thuế hầu như đã phát hiện được các sai phạm
trong hạch toán kế toán, cụ thể là chỉ ra các sai sót, các cách hạch toán, tính toán
không đúng về thu nhập, chi phí, tạo sự cơ bản nhất trí cao của DN.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
3.1.2. Nhược điểm.
- Chính sách thuế nói chung và thuế TNDN đang ngày càng được hoàn thiện đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác QLT. Tuy nhiên, do chính sách có nhiều thay
đổi, đặc biệt là có nhiều nội dung thay đổi trong một thời gian ngắn đã làm cho NNT
và ngay chính cán bộ thuế nhiều lúc không thể nắm bắt kịp. Ngoài ra, còn có nhiều văn
bản hướng dẫn chưa thống nhất, chồng chéo gây khó khăn trong việc áp dụng.
- Số lượng DN, đối tượng quản lý nhiều và tăng rất nhanh qua các năm song cố
lượng cán bộ làm công tác làm công tác kiểm tra, thanh tra chưa theo kịp sự tăng
trưởng đó dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu tất cả các DN đều phải được kiểm tra
một cách thường xuyên. Điều đó thể hiện trên các mặt:
+ Số lượng cán bộ thực hiện một cuộc kiểm tra thuế thường ít, chỉ khoảng 3-4
người.
+ Năm kiểm tra, thanh tra không trùng khớp với thời điểm kiểm tra, thanh tra (ví
dụ năm kiểm tra là năm 2014 trong khi thời kỳ kiểm tra, thanh tra lại là thời kỳ từ
2010-2012), mặt khác thời kỳ kiểm tra, thanh tra lại khá dài (thông thường là 2-3 năm)
do vậy, khi phát hiện ra các sai phạm thì sai phạm này đã lũy kế qua nhiều năm và việc
xử lý sai phạm sẽ nặng nề, đặc biệt là xử phạt khai sai thuế, thiếu thuế, nộp chậm thuế.
Và việc kiểm tra, thanh tra sẽ không còn tác dụng sửa sai một cách kịp thời.
- Chất lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra không đồng đều dẫn đến chất lượng công
tác kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế.
- Tuy đã có Luật QLT, các quy trình kiểm tra, thanh tra và các quy trình quản lý
khác cùng với các phần mềm quản lý thuế nhưng thông tin về đối tượng nộp thuế trong
hệ thống thông tin của CQT vẫn còn rất hạn hẹp, chủ yếu mới nằm trong phạm vi của
một CQT, trong lúc yêu cầu đòi hỏi, đối chiếu, xác minh, cung cấp thông tin dữ liệu về
thuế trong toàn quốc rất lớn. Mặt khác, việc kết nối các ban ngành khác để thu thập
thông tin còn kém do chưa có các phương tiện hỗ trợ và sự liên kết giữa các ngành còn
lỏng lẻo. Đây thực sự là một yếu điểm cần thiết phải khắc phục sớm để nâng cao hiệu
quả QLT, đặc biệt là thuế TNDN trong giai đoạn tới.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
60
Đạ
i h
ọc
K
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh
tra thuế TNDN.
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách thuế TNDN.
Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới cũng như quá
trình biến động, chuyển đổi, đi lên của nền kinh tế trong nước nói chung và tình hình
thị xã Hương Trà nói riêng, chính sách thuế, đặc biệt là thuế TNDN cũng cần phải có
những thay đổi để phù hợp với các thông lệ quốc tế và sự chuyển biến của các hoạt
động SXKD. Luật thuế TNDN và các nghị định, thông tư hướng dẫn đã được
thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn. Do vậy, Chi cục
thuế Hương Trà nên sớm và thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn cho cán bộ thuế
về những nội dung thay đổi để có thể đưa vào áp dụng một cách nhanh chóng và kịp
thời trong quản lý về những thay đổi trong Luật thuế.
3.2.2. Nhóm giải pháp về Luật quản lý thuế và quy trình QLT.
Luật QLT ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đã thực sự phát huy hiệu
quả và tác dụng của công tác QLT. Nó thực sự là một công cụ hữu hiệu và quan trọng
trong việc nâng cao hiệu lực của công tác QLT. Tuy nhiên việc triển khai trong thực
tiễn vẫn còn một số bất cập xảy ra. Thiết nghĩ, Chi cục thuế Hương Trà nên xem xét
những vấn đề này để có kiến nghị hợp lý đối với Tổng cục thuế, Bộ tài chính nhằm
hoàn thiện hơn Luật QLT. Cụ thể như sau:
- Về thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Theo Luật QLT, thời gian để
tiến hành một cuộc kiểm tra thuế tối đa là 5 ngày, Nhưng thực tế tại Chi cục Hương
Trà, thời gian tiến hành là quá ngắn, không đủ để cán bộ thuế có thể thực hiện việc
kiểm tra một cách đầy đủ và chính xác. Do đó, nên có sự sửa đổi về thời gian nhằm
giúp cán bộ thuế thực hiện việc kiểm tra một cách tốt hơn. Cụ thể, có thể kéo dài thời
gian trên thành 7-8 ngày để cán bộ kiểm tra có thời gian kiểm tra kỹ hơn những điểm
nghi vấn và phát hiện các lỗi vi phạm.
- Sự phối hợp của các đơn vị liên quan như công an, ngân hàngđã được đề cập
trong Luật QLT song tính chất pháp lý không cao, chưa có sự ràng buộc và quy định
trách nhiệm một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Do đó, Luật QLT nên quy định rõ hơn
về ràng buộc pháp lý giữa các bên có liên quan hoặc nên giao thêm quyền cho CQT
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
trong việc điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm về thuế. Có như vậy thì việc thực thi
các văn bản pháp luật về thuế mới đảm bảo được tính nghiêm minh, tính giáo dục và
răn đe của pháp luật. Mặt khác, nên quy định rõ việc xử lý đối với các ngân hàng hay
các tổ chức không có thái độ hợp tác đúng đắn trong việc cung cấp thông tin cho CQT.
- Quy định về xử lý vi phạm pháp luật sau kiểm tra, thanh tra thuế giữa thanh tra
thuế và thanh tra NN để thống nhất các quy định này. Cụ thể, nên kiến nghị thanh tra
NN có quy định về xử phạt các hành vi vi phạm phát hiện (so với truy thu như hiện
nay). Từ đó, tạo ra sự thống nhất với CQT khi thực hiện công việc kiểm tra, thanh tra
thuế.
- Quy định đối với việc tuân thủ kết quả xử lý sau kiểm tra, thanh tra của DN:
Việc yêu cầu DN phải nộp số thuế truy thu và xử phạt trong vòng 10 ngày sau khi
nhận được quyết định xử lý thường thiếu tính khả thi cao, nhất là đối với các DN có số
truy thu và xử phạt lớn. Với thời hạn như trên, nhiều DN có thể chưa huy động đủ tiền
để nộp thì đã bị xử phạt tiếp. Nên kéo dài khoảng thời gian này có thể lên đến 30 ngày
và nếu quá thời hạn này thì áp dụng biện pháp xử lý mạnh hơn. Mặt khác, sau kiểm
tra, thanh tra thường phát sinh các trường hợp DN không chấp hành nộp, chủ DN bỏ
trốn, phá sản, không có tại địa chỉ SXKDdẫn đến số thuế không có khả năng thu
ngày càng tăng, tạo nên một gánh nặng ngày càng lớn đối với CQT về số thuế không
thu được. Tuy trong quy định của luật QLT có quy định về các biện pháp cưỡng chế
như thu nợ qua ngân hàng, kê biên tài sảnTuy nhiên, biện pháp này thực tế không có
hiệu quả trong thực tiễn bởi khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế các đối tượng này
thường không có không đáng kể số tiền tại ngân hàng, không có tài sản để kê biên. Do
vậy, nên giao cho CQT quyền được khởi tố các đối tượng trên để góp phần tăng hiệu
lực của việc xử lý sau kiểm tra, thanh tra thuế.
3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế
tại Chi cục thuế Hương Trà.
3.2.3.1. Về tổ chức bộ máy và số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác kiểm
tra, thanh tra thuế.
Như đã trình bày ở phần thực trạng, một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất khiến cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế Hương Trà còn gặp
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
62
Đạ
i h
ọc
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
nhiều khó khăn là sự hạn chế cả về mặt số lượng lẫn chất lượng của cán bộ làm công
tác này. Do đó, để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế, Chi cục thuế Hương
Trà cần quan tâm hơn đến 2 yếu tố trên, đặc biệt là về số lượng cán bộ kiểm tra, thanh
tra thuế. Cụ thể, lãnh đạo Chi cục thuế cần có sự sắp xếp hợp lý về số lượng cán bộ
giữa các phòng ban, cân đối sao cho ưu tiên bố trí những cán bộ có trình độ chuyên
môn cao đảm nhiệm các chức năng quan trọng. Đồng thời, trong hoạt động tuyển dụng
cán bộ hàng năm của ngành thuế, cần đề ra những tiêu chuẩn cao hơn đối với những
đối tượng tuyển dụng có trình độ đại học trở lên các chuyên ngành kế toán, tài chính,
luật, có khả năng về ngoại ngữ, tin họcvà sau khi tuyển dụng cũng cần tạo điều kiện
cho các cán bộ trẻ này học tập thêm nhằm nâng cao khả năng chuyên môn. Mặt khác,
việc bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kiểm tra, thanh tra cũng nên được quan tâm,
chú trọng. Hiện nay, tại các phòng kiểm tra, thanh tra thuế, số cán bộ chưa có bằng
thanh tra viên còn nhiều, nên trong thời gian tới, số cán bộ còn lại này nên được cử đi
học tập để nâng cao năng lực của họ nói riêng và chất lượng của công tác kiểm tra,
thanh tra nói chung.
Không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lãnh đạo Chi cục thuế cũng
nên chú trọng hơn đến việc phổ biến những quy định mới của pháp luật về công tác
QLT nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng. Cụ thể, mỗi khi có một
văn bản pháp luật mới được ban hành, Chi cục thuế nên tổ chức các buổi tập huấn cho
các cán bộ, côn chức trong Chi cục. Việc tập huấn này nên được thực hiện bởi những
cán bộ có chuyên môn cao và bằng những hình thức sinh động dễ hiểu như chiếu slide,
tổ chức thảo luận bàn tròn xung quanh những vấn đề được nêu trong văn bản mới, so
sánh giữa văn bản cũ với văn bản thay thế đẻ qua đó thấy được sự khác biệt và ưu Việt
hơn của việc ban hành những chính sách mới Trong hoàn cảnh mà các quy định của
pháp luật về thuế không ngừng thay đổi như hiện nay thì đây là điều hết sức cần thiết,
giúp cho cán bộ công chức thuế dễ dàng tiếp nhận và cập nhật các thông tin mới, tránh
tình trạng nhầm lẫn giữa cái mới và cũ.
3.2.3.2. Về quản lý rủi ro phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra thuế.
Quản lý rủi ro là một phương pháp có thể ứng dụng trong hầu hết các khâu của
quá trình kiểm tra, thanh tra thuế. Nhưng tại Chi cục thuế Hương Trà, phương pháp
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
này chủ yếu chỉ dừng lại ở phân tích Báo cáo tài chính của DN. Mặt khác, việc phân
tích này cũng chỉ mới dừng lại ở việc phân tích những thông tin mà DN cung cấp trong
báo cáo tài chính từ đó đi đến kết luận mà chưa tính đến sự phù phép của DN đối với
báo cáo tài chính này. Do vậy, để tăng cường hiệu quả, Chi cục thuế Hương Trà nên áp
dụng rộng rãi quản lý rủi ro trong tất cả các khâu, từ việc lập kế hoạch, lựa chọn các
trường hợp đến xác định phạm vi nội dung cần kiểm tra, thanh tra thuế. Riêng đối
phân tích báo cáo tài chính, không nên chỉ dừng lại ở những chỉ tiêu đơn giản mà nên
đi sâu vào phân tích ở những khía cạnh phức tạp hơn và mở rộng ra cả phân tích
những thông tin thu thập được từ các nguồn khác ngoài báo cáo tài chính để có thể
nhận xét chính xác hơn tình hình của DN.
3.2.3.3. Về các loại hình , phương pháp, kỹ thuật áp dụng khi tiến hành kiểm tra,
thanh tra thuế.
Việc chuyển dần từ kiểm tra, thanh tra toàn diện sang kiểm tra, thanh tra theo
chuyên đề được thực hiện khi Luật QLT bắt đầu có hiệu lực. Song tiến trình chuyển
đổi này diễn ra còn chậm do nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó
có thể kể đến lối tư duy cũ, thiên về kiểm tra toàn diện, quen với cách đã kiểm tra,
thanh tra là phải kiểm tra toàn bộ tất cả hệ thống sổ sách kế toán, tất cả các loại thuế
Do đó trong thời gian tới, lãnh đạo Chi cục thuế cần phải chỉ đạo bộ phận kiểm tra,
thanh tra thuế tổ chức các cuộc kiểm tra thanh tra chuyên đề theo nhóm đối tượng,
theo ngành nghề và theo sắc thuế Mặt khác, cũng cần chú ý thay đổi các phương
pháp, kỹ năng kiểm tra theo từng loại hình kiểm tra, loại hình DN cần tiến hành kiểm
tra để phù hợp hơn với đặc điểm SXKD cũng như các sai phạm, gian lận thường gặp
phải tại các DN khác nhau.
Riêng đối kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá: đây là vấn đề mới nổi lên trong
những năm gần đây trên địa bàn Hương Trà nên cán bộ công chức tại phòng kiểm tra,
thanh tra thuế tạm thời chưa có nhiều hiểu biết kiến thức cũng như kỹ năng trong công
tác này. Do vậy, lãnh đạo Chị cục thuế nên xem xét mở các buổi tập huấn về thanh tra
chống chuyển giá để cán bộ thuế có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn. Về phương thức
tiến hành, Chi cục thuế có thể tham khảo các Chi cục khác ở cùng địa phương hoặc
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Cục thuế Thừa Thiên Huế, nơi đã có nhiều kinh nghiệm về kiểm tra, thanh tra chống
chuyển giá.
3.2.3.4. Về sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan trong nội bộ chi cục
thuế Hương Trà.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra thuế thì không chỉ riêng bộ phận
kiểm tra, thanh tra thuế mà các bộ phận, chức năng khác trong quy trình QLT cũng
phải có sự phối hợp, thay đổi cùng nỗ lực cố gắng. Cụ thể:
a) Đối với chức năng tuyên truyền và hỗ trợ NNT.
Tại một số Chi cục lớn đề đã có trang web riêng của đơn vị, đây là nơi trao đổi
thông tin, tương tác giữa CQT và NNT khá hiện đại, phù hợp với xu hướng thời đại.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà hầu hết các DN đã ứng dụng công nghệ thông tin và
sắp tới là tiến hành kê khai thuế qua mạng, thì thiết nghĩ, Chi cục thuế Hương Trà nên
tạo một trang web riêng cho Chi cục. Đồng thời, cần giới thiệu rộng rãi và khuyến
khích các DN truy cập vào trang web để tìm hiểu các chính sách, quy định mới của
NN về thuế. Đồng thời, nên xây dựng chuyên mục hỏi-đáp trực tuyến để giải đáp thắc
mắc của NNT, tránh tình trạng NNT phải đến tận CQT để hỏi và phải chờ đợi một
khoảng thời gian do quá tải. Hơn nữa, phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT cũng nên
phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các buổi gặp gỡ DN thường xuyên hơn
để phổ biến những nội dung mới về chính sách thuế, QLT, từ đó có cái nhìn thân thiện
hơn của NNT đối với CQT nói chung và cán bộ thuế nói riêng.
Mặt khác, Chi cục thuế cũng nên thực hiện đưa thuế vào các trường học. Cụ thể:
- Đối với học sinh phổ thông: đưa thuế vào giảng dạy trong các buổi ngoại khóa
nhằm nâng cao ý thức của thế hệ trẻ đối với việc đóng góp ngân sách cho xã hội.
- Đối với sinh viên các trường đại học: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về
thuế, các chương trình sinh viên đồng hành cùng CQT. Riêng đối với sinh viên chuyên
ngành kinh tế, luật thì thường có các môn học về thuế nhưng chưa chuyên sâu.
b) Đối với chức năng kê khai và kế toán thuế.
Như đã trình bày, hiện công tác kê khai và kế toán thuế đang gặp phải một khó
khăn là chưa cập nhật được kịp thời các thông tin về NNT. Mà đây lại là một bước
trung gian hết sức quan trọng cung cấp thông tin để ra quyết định cho bộ phận kiểm
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
65
Đạ
i h
ọc
K
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
tra, thanh tra thuế. Do đó, Chi cục thuế cần có sự quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn về vấn
đề này. Trong hoàn cảnh chưa có được sự phối hợp cần thiết của các cơ quan hữu quan
có liên quan, cán bộ công chức phòng kiểm tra, thanh tra thuế nên tự tìm mọi cách để
cập nhật các thông tin này. Có thể là 1 lần/tháng, phòng kiểm tra và kế toán thuế nên
cử cán bộ về thực tế tại các cơ sở của NNT để kiểm tra các thông tin về họ. Sau này,
khi đã có mạng liên kết với các cơ quan khác như công an, kho bạc, quản lý thị
trườngthì cán bộ kê khai và kế toán thuế có thể trực tiếp tìm kiếm các thông tin mới
về NNT thông qua mạng này và việc tìm kiếm này phải được thực hiện thường xuyên,
ít nhất là 1 lần/tuần để đảm bảo tính cập nhật đối với các thông tin đó.
c) Đối với chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Đẩy mạnh hơn nữa chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một vấn đề
đáng quan tâm trong thời điểm hiện nay. Trước đây, Chi cục thuế đã có sự phối hợp
với các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình) để đưa tin về các trường
hợp nợ tiền thuế. Đây là một giải pháp tốt, đẩy mạnh vào ý thức chấp hành pháp luật
của NNT. DN muốn giữ gìn hình ảnh của mình đối với khách hàng thì phải nghiêm
chỉnh chấp hành việc nộp thuế, tránh dây dưa, chậm trễ. Do vậy, trong thời gian tới,
Chi cục thuế nên đẩy mạnh hơn trong công tác này.
3.2.3.5. Về sự phối hợp với các cơ quan hữu quan.
Thuế là một khoản nộp mang tính quyền lực NN nên việc tổ chức thực hiện
chính sách thuế gắn chặt với việc sử dụng quyền lực của các cấp chính quyền. Đây là
nguyên tắc rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong việc đưa
chính sách thuế đi vào cuộc sống. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa CQT
với cấp ủy chính quyền và các cơ quan chuyên môn, các đoàn thể nhân dân là vấn đề
mang tính tất yếu và có ý nghĩa quyết định trong việc QLT cũng như xây dựng ngành
thuế lớn mạnh. Trọng tâm mối quan hệ này là chức năng, vai trò của các cơ quan liên
quan đến quá trình thu thuế để phối hợp triển khai nghiêm túc pháp luật thuế. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, sự tham gia phối hợp của các cơ quan này đối với quá trình
QLT còn hạn chế và lỏng lẻo. Trong khi chờ đợi những thay đổi trong luật QLT quy
định chặt chẽ hơn về sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, Chi cục thuế nên chủ
động tìm mọi cách tạo sự kết nối với các cơ quan này. Chi cục thuế có thể nghiên cứu
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
66
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
vấn đề theo hướng chủ động thảo luận với các cơ quan này nhằm thiết lập một mạng
liên kết giữa các cơ quan với nhau, để việc truy cập đến các thông tin cần thiết, nhất là
các thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế được dễ dàng hơn.
3.2.3.6. Về hiện đại hóa công sở.
Hiện đại hóa công sở thuế là một trong những nội dung được nêu trong Luật
QLT (điều 19). Hơn nữa, trong các chiến lược của NN về cải cách hệ thống thuế thì
việc hiện đại hóa công sở cũng là một trong những mục tiêu cấp bách hiện nay. Tại
Chi cục thuế Hương Trà, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc trang bị các phương tiện,
thiết bị, phần mềm hỗ trợ công tác QLT và thực tế trong thời gian qua đã đạt được một
số bước tiến đáng kể nhưng thiết nghĩ với tầm quan trọng của công tác này, lãnh đạo
Chi cục nên chú trọng hơn nữa, đặc biệt là những trang thiết bị, phần mềm ứng dụng
trực tiếp cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Trước hết là giảm bớt đi các thao tác
tính toán bằng tay cho cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế. Để thực hiện được điều này, Chi
cục thuế nên chỉ đạo cho phòng tin học xây dựng các phần mềm của các công ty tin
học đã thiết kế sẵn. Đi xa hơn, để tin học hóa tất cả các khâu trong quá trình kiểm tra,
thanh tra thuế, Chi cục thuế nên kiến nghị và phối hợp với Cục thuế xây dựng cơ sở dữ
liệu thông tin về NNT một cách tập trung, thống nhất và toàn diện hơn, đồng thời củng
cố hệ thống mạng nội bộ để đảm bảo cho các cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế có thể dễ
dàng truy cập được những thông tin về NNT.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
1.1. Kết quả nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thị xã Hương Trà”, luận văn rút ra những kết luận
sau:
- Về lý luận: góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quy trình QLT nói chung và công
tác kiểm tra, thanh tra thuế TNDN nói riêng.
- Về thực trạng: đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNDN tại CQT trên
địa bàn thị xã Hương Trà bao gồm tình hình và kết quả thực hiện, các nhân tố tác động
đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNDN, qua đó nêu bật những ưu điểm đồng thời
nhận diện những bất cập hiện tại đối với công tác này tại Chi cục thuế Hương Trà.
- Về giải pháp: đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra thuế bao gồm: kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung trong Luật thuế TNDN và
Luật QLT, kiến nghị đối với công tác này trong nội bộ chi cục thuế Hương Trà (về tổ
chức bộ máy, số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế, về phương pháp,
kỹ thuật, kỹ năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, về sự phối hợp giữa các phòng ban và
với các cơ quan hữu quan)
1.2. Hạn chế của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian, kinh phí và kiến thức nên đề tài
chỉ xem xét công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNDN dưới góc độ của cán bộ công chức
làm công tác này mà chưa tính đến cái nhìn của NNT, những đối tượng trực tiếp chịu sự
tác động của kiểm tra, thanh tra thuế. Mặt khác, đề tài chỉ mới nghiên cứu trong phạm vi
Thị xã Hương Trà, một địa phương có tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa đặc
trưng cho nền kinh tế quốc dân trên phương diện toàn quốc. Trong khi đó, quy trình QLT
nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng lại được áp dụng thống nhất trong
cả nước, vì thế tính suy rộng, đại diện của các kết luận chưa cao.
2. Kiến nghị hướng nghiên cứu bổ sung.
Với những hạn chế của đề tài đã nêu ở phần trên, theo tôi, hướng mở rộng đề tài
có thể là sự mở rộng về phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh hay rộng hơn là toàn
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
68
Đạ
họ
c K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
quốc để có cơ sở vững chắc nhằm đưa ra những kết luận toàn diện hơn. Mặt khác, đối
với đề tài này, nhân tố về vai trò của NNT chưa được nghiên cứu đúng mức, trong khi
đề tài này thì cần có sự phối hợp từ cả hai phía là CQT và NNT. Do vậy, để có kết luận
hoàn thiện hơn về thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNDN thì cần mở rộng
diện điều tra đối với các DN thực hiện nghĩa vụ thuế. Đây cũng là một hướng mở rộng
khá quan trọng của đề tài mang tính thiết thực hơn với các DN, là những đối tượng
chịu tác động trực tiếp của công tác QLT nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra
thuê nói riêng.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản lý thuế, Nguyễn Thị Bất-Vũ Duy Hào, Nhà xuất bản thống kê.
2. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
3. Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008
4. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 26/12/2013.
5. Quy trình kiểm tra số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008.
6. Tổng cục thuế-Tạp chí thuế Nhà nước 2014, Hệ thống văn bản pháp luật hiện
hành về thuế.
7. Tổng cục thuế-Tạp chí thuế Nhà nước 2010, Luật quản lý thuế-Các văn bản
hướng dẫn và thi hành.
8. Tổng cục thuế-Tạp chí thuế Nhà nước 2013, Chính sách mới sửa đổi về thuế
Thu nhập doanh nghiệp.
9. Tài liệu bồi dưỡng một số kỹ năng kiểm tra, thanh tra thuế (lưu hành nội bộ).
10. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế các năm
2012,2013,2014.
11. Một số trang web:
- www.thuathienhue.gov.vn
- www.webketoan.com
- www.gdt.gov.vn
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
PHỤ LỤC 1: BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mức xử phạt vi phạm thủ tục thuế.
STT Nhóm hành vi vi phạm
Hình thức phạt
Cảnh
cáo
Phạt tiền
Tối thiểu Tối đa
1
Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí
thuế, chậm thông báo thay đổi thông
tin trong hồ sơ đăng kí thuế so với
thời hạn quy định.
x 400.000 2.000.000
2
Hành vi khai không đầy đủ các nội
dung trong hồ sơ thuế.
400.000 3.000.000
3
Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế
so với thời hạn quy định.
x 400.000 5.000.000
4
Hành vi vi phạm các quy định về
cung cấp thông tin liên quan đến xác
định nghĩa vụ thuế nhưng không
thuộc trường hợp xác định là khai
thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về
thuế.
400.000 2.000.000
5
Hành vi vi phạm quy định về chấp
hành Quyết định kiểm tra, thanh tra
thuế, cưỡng chế thi hành Quyết định
hành chính thuế.
800.000 5.000.000
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Bảng 1.2 Mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
STT
Mức phạt trên số thuế
trốn, gian lận.
Trường hợp áp dụng xử lý
1 1 lần
- Vi phạm lần đầu
- Vi phạm lần thứ 2, có 2 tình tiết giảm
nhẹ trở lên
2 1.5 lần
- Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng
nặng
- Vi phạm lần thứ 2, có 1 tình tiết giảm
nhẹ
3 2 lần
- Vi phạm lần thứ 2, không có tình tiết
giảm nhẹ
- Vi phạm lần thứ 3, có 1 tình tiết giảm
nhẹ
4 2.5 lần
- Vi phạm lần thứ 2, có 1 tình tiết tăng
nặng
- Vi phạm lần thứ 3, không có tình tiết
giảm nhẹ
5 3 lần
- Vi phạm lần thứ 2, có từ 2 tình tiết
tăng nặng trở lên
- Vi phạm lần thứ 3 có tình tiết tăng
nặng
- Vi phạm lần thứ 4 trở đi
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Bảng 1.3 Mức xử phạt hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức xử
phạt
Thẩm quyền xử phạt hành chính
Công
chức
Đội
trưởng
Chi cục
trưởng
Cục trưởng
Tổng cục
trưởng
Cảnh cáo x x x x x
Vi phạm thủ
tục về thuế
của NNT
1.000.000 5.000.000 50.000.000 140.000.000 200.000.000
Khai sai dẫn
đến thiếu số
tiền thuế
phải nộp
hoặc tăng số
tiền thuế
được hoàn
Không
giới hạn
Không giới
hạn
Không giới
hạn
Trốn thuế,
gian lận thuế
Không
giới hạn
Không giới
hạn
Không giới
hạn
Vi phạm
hành chính
của tổ chức
tín dụng
Không
giới hạn
Không giới
hạn
Không giới
hạn
Khắc phục
hậu quả
x x x
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa Hệ thống Thuế với Bộ Tài chính và UBND các cấp
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ (64)
CHI CỤC THUẾ
(660)
UBND QUẬN,
HUYỆN
UBND TỈNH,
THÀNH PHỐ
HỆ THỐNG
THUẾ NHÀ NƯỚC
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Sơ đồ 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH THUẾ
TỔNG CỤC
THUẾ
PHÒNG THUẾ DOANH THU VÀ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
PHÒNG THUẾ LỢI TỨC
PHÒNG THUẾ NÔNG NGHIỆP
PHÒNG THU THUẾ KHÁC VÀ CÁC
LOẠI LỆ PHÍ
PHÒNG CHÍNH SÁCH THUẾ
PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÒNG THI ĐUA TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG THUẾ KHU VỰC NQD
PHÒNG THUẾ DN CÓ VỐN ĐTNN
PHÒNG THUẾ XNK
PHÒNG MÁY TÍNH - THỐNG
Ê
PHÒNG TCCB & ĐÀO TẠO
PHÒNG THANH TRA
PHÒNG QUẢN LÝ ẤN CHỈ
PHÒNG HỢP TÁC QUÓCC TẾ
CỤC THUẾ
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG HÀNH CHÍNH, QUẢN TRỊ
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
Phòng KH – TK – KT thuế
(gồm cả tính thuế, phát hành
thông báo thuế)
Phòng quản lý ấn chỉ
Phòng thuế trước bạ và thu
khác (gồm cả ĐTNN)
Phòng Thanh tra & xử lý tố tụng
về thuế
Phòng TCCB - ĐT - TĐTT
Phòng Hành chính - quản trị,
tài vụ
Phòng Nghiệp vụ Thuế
Phòng thuế khu vực QD ngành
Lưu thông, Phân phối, dịch vụ
Phòng thuế khu vực QD ngành
CN, XD, GT
Tổ
KHoạch,
nghiệp
vụ (cả
tính
ế
Tổ kiểm
tra, xử
lý tố
tụng
Đội
quản lý
DNNN
quận,
huyện
Các Đội
thuế xã,
phường
Đội
quản lý
hộ KD
cá thể
CTN
Tổ quản
lý ấn chỉ
Tổ HC,
Q trị-Tài
vụ- Tổ
chức
Các đội
thuế trên
khâu lưu
thông
CHI CỤC
THUẾ
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ phận thanh-kiểm tra.
TỔNG CỤC THUẾ, THANH
TRA TỔNG CỤC THUẾ
Phòng thanh tra
Đội kiểm tra
Phòng thanh tra
Đội thanh tra
Cục thuế
Chi cục
thuế
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
PHỤ LỤC 3:
CÁC NHÓM TỶ SUẤT TÀI CHÍNH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1. Các hệ số thanh khoản.
1.1. Vốn lưu động.
Vốn lưu động so sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và phản ánh khả năng dự
phòng trả nợ của DN để đáp ứng các khoản phải trả đột xuất và bất thường. Số dư vốn
lưu động cao là bắt buộc nếu cơ sở không thể vay mượn bằng một yêu cầu ngắn. Tỷ
suất vốn lưu động cho phép chỉ ra khả năng thanh toán ngắn hạn trọng kinh doanh và
xác định liệu DN có khả năng trả nợ ngắn hạn khi đến hạn trả hay không.
Công thức: Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn.
1.2. Tỷ suất nhanh (thử axit):
Là biện pháp đánh giá việc thanh toán của DN. Tỷ suất nhanh so sánh tiền mặt
cộng với các khoản tương ứng bằng tiền và số dư tài khoản phải thu với nghĩa vụ nợ
ngắn hạn. Sự khác nhau cơ bản giữa tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nhanh là tỷ suất
nhanh không bao gồm số dư hàng tồn kho và chi phí trả trước trong phép tính. Do đó,
tỷ suất nhanh của DN sẽ thấp hơn tỷ suất nợ ngắn hạn. Đây là phép kiểm tra sự yếu
kém về khả năng thanh toán.
Công thức:
𝑇𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 + 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 + 𝑡à𝑖 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
1.3. Tỷ suất nợ ngắn hạn:
Là chỉ số về khả năng thanh toán của DN khi so sánh tổng số tài sản lưu động với
nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động của DN thường gồm tiền mặt, chứng khoán có thể lưu
động trên thị trường, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm các
tài khoản phải trả, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế thu nhập dồn tích (chưa trả) và các
khoản chi phí dồn tích đến hạn trả trong vòng một năm. Tuy nhiên, tỷ suất nợ ngắn
hạn dao động tùy theo từng ngành. Tỷ suất nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với mức
bình quân ngành có thể cho thấy sự dôi thừa của tài sản. Ngược lại, tỷ suất nợ thấp hơn
nhiều so với mức bình quân ngành cho thấy dấu hiệu thiếu khả năng thanh toán.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Công thức: 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
1.4. Tỷ suất tiền mặt:
Cho biết khả năng dự trữ tiền mặt cho thanh toán như khi một công ty cầm cố các
khoản phải thu và hàng tồn kho hoặc người phân tích có nghi ngờ về khó khăn nghiêm
trọng trong thanh toán khi xem xét các khoản phải thu và tồn kho.
Công thức:
𝑇𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡+𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
2. Các tỷ suất sinh lời.
2.1. Lợi nhuận thuần trên doanh thu:
Đo lường phần giá trị thu nhập thuần được tạo ra từ từng đồng doanh thu.
Công thức:
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
Việc chọn số liệu thu nhập thuần có thể làm cho số liệu này chính xác khi tính
toán. Điều này bao gồm việc không tính số liệu về lợi nhuận được chia từ việc góp vốn
đầu tư, thu nhập khác và chi phi khác như cổ phần tối thiểu của các khoản lợi nhuận và
các mục thu nhập bất thường.
2.2. Lợi nhuận trên tài sản.
Lợi nhuận trên tài sản đánh giá khả năng của công ty trong việc sử dụng tài sản
để tạo ra lợi tức.
Công thức:
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ+𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
2
2.3. Thu nhập hoạt động trên doanh thu.
Đo lường thu nhập từ hoạt động kinh doanh được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu.
Công thức:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
2.4. Lợi nhuận trên vốn đầu tư:
Đo lường thu nhập được tạo ra từ vốn đầu tư.
Công thức:
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛+𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
2.5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Đo lường thu nhập thu được từ vốn đầu tư của cổ đông trong DN.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
Công thức:
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
2.6. Lợi nhuận gộp trên doanh thu.
Cho biết mối quan hệ giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, Tỷ suất này cần
được so sánh với dữ liệu ngành vì nó có thể chỉ ra khối lượng hàng mua vào dư thừa
và số dư quá mức đối với hàng mua vào hoặc chi phí lao động quá cao.
Công thức:
𝐿ã𝑖 𝑔ộ𝑝
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
3. Các tỷ suất đòn bẫy tài chính.
3.1. Tổng nợ trên tài sản:
Cho biết thông tin về khả năng của công ty trong việc suy giảm tài sản phát sinh
từ các khoản lỗ mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ.
Công thức:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
3.2. Tỷ suất vốn hóa:
Cho biết việc sử dụng các khoản nợ dài hạn
Công thức:
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛+𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
3.3. Nợ trên vốn chủ sở hữu.
Cho biết các chủ nợ được đảm bảo như thế nào trong trường hợp công ty ngừng
hoạt động.
Công thức:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑔ó𝑝 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
3.4. Tỷ suất bao quát lãi vay.
Cho biết khả năng của công ty đáp ứng trả nợ lãi vay, sử dụng EBIT (lợi nhuận
trước thuế và lãi vay).
Công thức:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
3.5. Nợ dài hạn trên vốn lưu động.
Cho biết cụ thể hơn về khả năng trả nợ dài hạn từ tài sản lưu động sau khi đã trả
nợ ngắn hạn.
Công thức:
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔−𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
4. Các tỷ suất hiệu quả.
4.1. Quay vòng tiền mặt.
Đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tiền.
Công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡
4.2. Doanh thu trên vốn lưu động (quay vòng vốn lưu động thuần).
Cho biết vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Tỷ suất tháp cho biết vốn
lưu động của công ty được sử dụng kém hiệu quả trong khi đó tỷ suất cao cho biết vốn
lưu động của công ty được sử dụng quá nóng.
Công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
4.3. Quay vòng tổng tài sản.
Đánh giá hoạt động của tài sản và khả năng DN tạo doanh thu thông qua việc sử
dụng tài sản.
Công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
4.4. Quay vòng tài sản cố định.
Cho biết khả năng sử dụng và chất lượng tài sản cố định.
Công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
4.5. Ngày thu hồi doanh thu bán hàng.
Cho biết số lần bình quân tính theo ngày để thu được các khoản phải thu còn treo
nợ. Tỷ suất này giúp cho việc xác định liệu sự thay đổi trong các tài khoản phải thu
đến hạn có làm thay đổi đến doanh thu hoặc đến các yếu tố khác như thay đổi về điều
kiện bán hàng. Nhà phân tích có thể so sánh số ngày thu hồi các khoản phải thu với
điều kiện tín dụng của công ty như là một chỉ số cho biết hiệu quả của công ty trong
việc quản lý các khoản phải thu.
Công thức:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
365
4.6. Quay vòng tài khoản phải thu.
Cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền các tài khoản phải thu của công ty.
Công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
4.7. Ngày chuyển đổi từ hàng tồn kho thành doanh thu bán hàng.
Cho biết độ dài thời gian cần thiết để chuyển hàng tồn kho thành doanh thu.
Công thức:
𝑇ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
365
4.8. Quay vòng hàng tồn kho.
Cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho
Công thức:
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝑇ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
5. Các tỷ suất khác.
5.1. Tỷ suất nợ khó đòi trên các khoản phải thu.
Tỷ suất nợ khó đòi trên các khoản phải thu đánh giá khả năng không thể thu được
theo mong muốn đối với các khoản doanh thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một
dấu hiệu tiêu cực cho thấy rủi ro lớn hơn đối với các khoản phải thu và có khả năng
phải xóa nợ trong tương lai.
Công thức:
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑘ℎó đò𝑖
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
5.2. Tỷ suất nợ khó đòi trên doanh thu.
Đánh giá khả năng không thể thu được theo mong muốn đối với các khoản doanh
thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một dấu hiệu tiêu cực cho thấy rủi ro lớn đối với
các khoản phải thu và có khả năng phải xóa nợ trong tương lai.
Công thức:
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑘ℎó đò𝑖
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Thủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
---***---
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Chi cục thuế Thị xã Hương Trà xác nhận:
Sinh viên Dương Thị Kiều Trinh đã thực tập tại Cơ quan Chi cục thuế Thị xã
Hương Trà từ ngày 19/01/2015 đến ngày 15/05/2015 với đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thị xã
Hương Trà”.
Tôi nhận thấy:
..
........
Hương Trà, ngày 15 tháng 5 năm 2015.
SVTH: Dương Thị Kiều Trinh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duong_thi_kieu_trinh_6674.pdf