Khóa luận Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình

Việc thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu khác hiệu quả chưa cao, do đầu tư dàn trải, mang tính chắp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn. Trên địa bàn huyện nói riêng cũng như toàn tỉnh nói chung, doanh nghiệp lớn không nhiều, vốn ngân sách hạn hẹp. nên việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn (do thực tế nông thôn có kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ của lực lượng lao động thấp, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, nên chưa khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư). Nhiều công trình có tiến độ thi công chậm bởi ảnh hưởng của thời tiết. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn thấp; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, nhất là những khiếu kiện về đất đai; thiếu việc làm, thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Rục và Vân Kiều ở xã Trường Sơn

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất cây trồng, phục vụ chủ yếu là trồng lúa nước. Ông bà ta xưa có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Có thể nói, thủy lợi là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, mặc dù diện tích đất nông nghiệp có giảm so với trước đây nhưng nhìn chung thì giảm không đáng kể, thêm vào đó là việc ngành nông nghiệp thực hiện Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 44 thâm kênh tăng vụ do đó việc tưới tiêu càng cần phải đảm bảo. Điều này đỏi hỏi đầu tư phải tăng cường hơn nữa, thường xuyên nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng công trình để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Với tổng kinh phí thực hiện là 265.251,5 triệu đồng (trong đó: NSNN 61.217 triệu đồng, TPCP 177.384,1 triệu đồng, các Chương trình MTQG 77,2 triệu đồng và nguồn khác là 26.573,2 triệu đồng) thì trong 5 năm qua huyện đã thực hiện xây dựng, nâng cấp và sửa chữa nhiều công trình thủy lợi nhằm đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lúa nước. Bảng 8: Xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi giai đoạn 2011 – 2015 Hạng mục Số công trình Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) SC và nâng cấp hồ chứa 7 239.709,7 KCH kênh mương 17 15.873,1 Cống tiêu 13 2.140,5 Công trình thủy lợi khác 6 7.528,2 Tổng 43 265.251,5 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Vốn đầu tư chủ yếu thực hiện sửa chữa và nâng cấp các cụm hồ chứa nước, chiếm tới 90,37 % tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng thủy lợi. Trong đó có công trình sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa Trooc Trâu với tổng mức đầu tư lên tới 176.964 triệu đồng (chiếm 73,82%). Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn đầu tư cho từng lĩnh vực giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Quảng Ninh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 45 Qua biểu đồ trên, ta thấy vốn đầu tư CSHT thủy lợi chiếm tới 36,44%, chiếm hơn 1/3 tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Có thể nói, đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Ninh. Điều này nói lên sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện đối với lĩnh vực thủy lợi, cũng như vai trò của nó trong phục vụ sản xuất. Với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân, đến nay huyện đã thực hiện kiên cố hóa 18,12km kênh mương, sửa chữa 11 trạm bơm, và nâng cấp nhiều công trình khác. Chương trình cứng hóa kênh mương của các địa phương đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trong giai đoạn đầu. Do đó, trên địa bàn huyện Quảng Ninh có 4 cụm hồ chứa nước gồm cụm hồ Long Đại, cụm hồ Rào Đá, cụm hồ Điều Gà và Hồ chứa nước Trooc Trâu; trong đó cụm hồ Rào Đá là hồ chứa nước lớn nhất, đã đảm bảo tưới 80%, vụ đông xuân cung cấp nước tưới cho 4.550 ha và vụ hè thu là 3.976 ha, khắc phục được tình trạng thiếu nước vào mùa khô hạn. Hệ thống thủy lợi cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. 2.3.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng khác  Trường học. Huyện có 3 trường trung học phổ thông, 15 trường trung học cơ sở, 30 trường tiểu học và hơn 30 trường mần non. Việc đầu tư xây dựng cơ sở trường học luôn được các cấp lãnh đạo huyện quan tâm, thực hiện. Trong 5 năm qua, huyện đã thực hiện nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất các trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo cho tất cả các trường học đều có đủ phòng học, phòng chức năng được kiên cố hóa, các trường đều có nhà công vụ cho giáo viên. Hệ thống trường lớp học và nhà công vụ giáo viên cơ bản được kiên cố hóa và cao tầng hóa. Đến nay, cấp tiểu học đã có trên 707 phòng, trung học cơ sở và trung học phổ thông, tăng 124 phòng học so với năm 2011. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 46 Bảng 9: Thống kê các hạng mục công trình trường học được thực hiện Công trình Xây dựng mới Nâng cấp, sửa chữa Công trình khác Số CT Tổng VĐT Số CT Tổng VĐT Số CT Tổng VĐT Mầm non 18 38.188,8 4 638,9 9 7.119,1 Tiểu học 21 37.177,8 7 2.179,8 23 9.515,136 TH cơ sở 15 36.784,3 5 877.9 22 8.509,034 Tổng 54 112.150,9 11 3.696.6 59 25.143,27 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Qua bảng số liệu trên, ta thấy CSHT trường Mầm non có vốn đầu tư xây mới lớn nhất, mức vốn đầu tư lên tới 38.188,8 triệu đồng/18 công trình;trong khi đó CSHT trường Tiểu học được xây mới 21 với tổng vốn là 36.784,3 triệu đồng; trường THCS thực hiện 15 công trình xây mới với tổng dầu tư 36.784,3 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì hệ thống CSHT trường Tiểu học có nhiều công trình được thực hiện và chiếm tỷ lệ lớn nhất, có tới 51 công trình xây mới, nâng cấp sữa chữa được thực hiện với tổng mức đầu tư là 48.872,736 triệu đồng (chiếm 34,66% tổng vốn đầu tư CSHT trường học). Tiếp đến là các công trình đầu tư CSHT trường Trung học cơ sở, thực hiện 42 công trình lớn nhỏ với tổng vốn đầu tư 46.171,234 triệu đồng (chiếm 32,75%). Cuối cùng là các công trình đầu tư CSHT trường Mầm non, thực hiện 31 công trình với tổng vốn đầu tư là 39.539,6 triệu đồng (chiếm 30,81%). Trong 5 năm qua, ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, lĩnh vực cơ sở hạ tầng trường học đã có được sự quan tâm đầu tư từ nhiều Chương trình như: Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình kiên cố hóa trường học, Dự án Plan... Với số vốn và tỷ lệ vốn trong tổng đầu tư cơ sở hạ tầng trường học như sau: Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 47 Bảng 10: Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng trường học giai đoạn 2011 – 2015 Nguồn vốn NSNN Trái phiếu CP Chương trình Khác Số tiền 86.381,37 10.051,9 39.449,2 5.108,3 Tỷ lệ (%) 61,27% 7,13% 27,98% 3,62% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Có thể thấy, nguồn vốn ngân sách Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng. Tùy theo từng hạng mục, từng lĩnh vực thì mỗi nguồn vốn có một mức đóng góp khác nhau. Qua bảng 10, có thể thấy nguồn vồn từ các Chương trình chỉ chiếm 27,98% so với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trường học; nhưng theo bảng 3 thì lĩnh vực CSHT trường học chiếm tới 56,50% tổng nguồn vốn đầu tư của các Chương trình vào CSHT nông thôn của huyên.  Nhà văn hóa, trụ sở xã Có 28 công trình xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa và trụ sở xã; với tổng vốn đầu tư là 35.274,309 triệu đồng. Trong đó: ngân sách xã là 26.400,409 triệu đồng (chiếm 74,84%); ngân sách huyện 2.782,5 triệu đồng (chiếm 7,89%); ngân sách tỉnh là 3.684,9 triệu đồng (chiếm 10,45%) và 2.406,5 từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.  Trạm y tế. Huyện đã thực hiện xây dựng và nâng cấp 12 công trình về y tế với kinh phí 18.900,3 triệu đồng, trong đó có 10 công trình do ngân sách nhà nước cấp, 1 công trình từ nguồn vốn đầu tư Trái phiếu chính phủ và 1 công trình từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia. Bảng 11: Xây dựng cơ sở hạ tầng y tế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015 Hạng mục Xây mới Nâng cấp, sửa chữa Số công trình 6 6 Tổng VĐT 17.871,4 1028,9 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT  Chợ nông thôn. Giai đoạn 2011 – 2015, huyện đã thực hiện đầu tư 7 công trình với tổng vốn đầu tư là 3.430,4 triệu đồng; trong đó: nâng cấp, sửa chữa 5 công trình với tổng vốn là Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 48 1.747,3 triệu đồng; mở rộng 1 công trình 983 triệu đồng và xây mới một công trình 700 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ nông thôn được trích từ nguồn ngân sách xã, chiếm 89,53% và 10,47% từ nguồn vốn tài trợ khác.  Hệ thống cấp nước sạch. Quảng Ninh là một huyện mà chủ yếu mà người dân sống ở vùng nông thôn, nước sinh hoạt chủ yếu là từ nước giếng. Tuy nhiên, hiện tượng nóng lên toàn cầu, khí hậu ngày càng diễn biến thất thường, tình trạng thiếu nước vào mùa hè diễn ra ngày càng nghiêm trọng, do đó, việc xây dựng hệ thống cung cấp nước cho người dân là điều cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Huyện đã thực hiện xây dựng và nâng cấp hơn 7 công trình nước sinh hoạt với tổng vốn đầu tư là 57.779,2 triệu đồng. Tuy nhiên, trong đó có công trình “Xây dựng hệ thống phân phối và xử lý nước 5 xã Hiền – Tân – An – Xuân – Vạn Ninh và khu công nghiệp Áng Sơn, huyện Quảng Ninh” với mức vốn đầu tư lên tới 35.517 triệu đồng, đã có Quyết định đầu tư từ năm 2013 nhưng không giải ngân được vì nhà tài trợ chưa cung cấp thiết bị để triển khai thi công. Nguồn vốn đầu tư được trích từ Ngân sách Nhà nước là 13.605,9 triệu đồng (chiếm 23,55%) và Chương trình mục tiêu Quốc gia là 44.173,3 triệu đồng (chiếm 76,45%). Trong những năm qua, mặc dù đã thực hiện nhiều công trình nhưng vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân. Do đó, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan để sớm hoàn thành các công trình cấp nước Hàm Ninh, huy động các nguồn vốn để hoàn chỉnh cấp nước cho dân cư các xã Hiền - Tân - Xuân - An - Vạn Ninh, cấp nước cho khu công nghiệp Áng Sơn, cấp nước cho Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, Lương - Vĩnh.  Hệ thống thoát nước và bãi xử lý rác thải. Giữ gìn vệ sinh môi trường là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Cuộc sống càng phát triển thì lượng rác thải ra ngày càng nhiều, đặc biệt là những loại rác khó phân hủy. Trong giai đoạn 2011 – 2015, huyện đã thực hiện 12 công trình cấp , thoát nước và xử lý nước thải với tổng vốn đầu tư là 6.213,6 triệu đồng, trong đó: ngân sách xã là 1.298,1 triệu đồng; ngân sách huyện là 3.665,5 triệu đồng và 1.250 triệu đồng từ nguồn vốn khác. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 49  Ngoài ra, huyện còn thực hiện nâng cấp, sửa chữa một số công trình cơ sở hạ tầng xã hội khác với tổng số vốn đầu tư là 27.857,121 triệu đồng. 2.4. Đánh giá kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng đến năm 2016 của huyện Quảng Ninh Việc phân tích cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Ninh là không hoàn toàn chính xác bởi số liệu về hiện trạng các công trình cung cấp điện như số lượng và chất lượng cột điện; số liệu chi tiết về các loại đường, hệ thống kênh mương theo từng loại; hiện trạng các công trình đã xây dựng và đưa vào sử dụng đặc biệt thiếu. Hơn nữa chưa có số liệu thống kê chi tiết về việc thực hiện hoàn thành các tiêu chí cơ sở hạ tầng nông thôn của những xã chưa đạt nông thôn mới, cụ thể là có 11/14 xã chưa đạt nông thôn mới. Do đó, chưa có được cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên trên cơ sở những số liệu trên, có thể đưa ra những đánh giá sau: Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của các chính quyền địa phương và sự đóng góp nhiệt tình của nhân dân đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn. Bộ mặt nông thôn dần được thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng ngày một đầy đủ hơn. Về giao thông, huyện đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2015 và định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm, nâng cấp được 150,62 km đường. Chất lượng đường ngày càng được nâng cao. Đường thông xe vào bốn mùa ngày càng thuận lợi, giao lưu văn hóa giữa các vùng, địa phương dễ dàng hơn. Về thủy lợi, nhận thức được vai trò của việc kiên cố hóa kênh mương không chỉ đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cho cây lúa có hiệu quả cao mà còn có thể canh tác thêm các loại cây trồng khác nhau. Trong những năm qua, với tổng vốn đầu tư là 260.626,7 triệu đồng (chiếm 38,51%), huyện đã thực hiện đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu, hồ chứa nước... Thành quả của quá trình đầu tư cho thủy lợi đã góp phần tăng diện tích tưới thêm, đảm bảo tưới chủ động cho diện tích trồng trọt và tiêu chủ động cho diện tích thường bị úng. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 50 Mạng lưới điện, nhờ chú trọng công tác đầu tư, nâng cấp mạng lưới điện mà đến nay, 100% các xã, thôn, bản có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt hơn 90%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư, từng bước đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học. Hệ thống trường học đã được qui hoạch khá hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu học tập của con em; các công trình cải tạo, nâng cấp trang thiết bị phòng học, xây dựng các nhà hiệu bộ, thư viện, các phòng học bộ môn, các phòng đa năng cho các trường tiểu học, trung học cơ sở đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. Đa số các trường mầm non trên địa bàn huyện đã cung cấp được cung cấp đầy đủ các phòng học, các trang thiết bị, đồ chơi dành cho trẻ trong và ngoài trời. Các cơ sở hạ tầng xã hội: Từng bước đảm bảo đáp ứng nhu cầu về văn hóa – xã hội của người dân. Tóm lại, trong 5 năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã có những thành tựu đáng ghi nhận, qua đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sau một thời gian khó khăn đến nay đã phát triển. Ngành nông nghiệp đã chuyển sang theo hướng thâm canh, tập trung sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Để thấy rõ được kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian qua, ta xét các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện. Đó là, cơ cấu kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng ngành nông –lâm– thủy sản giảm từ 44,15% (năm 2011) xuống còn 30,83% (năm 2015), ngành công nghiệp – xây dựng có tỷ trọng giá trị sản xuất tăng từ 18,91% (năm 2011) lên 25,87% (năm 2015) và ngành thương mại – dịch vụ cũng có tỷ trọng tăng từ 36,94% (năm 2011) lên 43,30% (năm 2015). Đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình nông thôn hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ tăng khối lượng sản phẩm, hàng hóa mà còn giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Vào năm 2011, mức thu nhập của người dân mới chỉ khoảng 17 triệu đồng /người/năm, đến năm 2015, thu nhập của người dân đã tăng lên 26 triệu đồng /người/năm; như vậy, thu nhập bình quân tăng gần 9,13%/năm. Đạ i h ọc K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 51 Những kết quả đạt được được trong kế hoạch đầu tư công 2011-2015 là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Thứ nhất, địa bàn huyện nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, mưa lũ, hạn hán kéo dài; địa hình phức tạp, hiểm trở, đặc biệt là 2 xã miền núi nên ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Thứ hai, mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới kết cấu hạ tầng song nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn chế vì vậy có nhiều công trình đã có quyết định đầu tư nhưng vì thiếu vốn nên bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Chưa có nhiều dự án, công trình được đầu tư với quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển triển kinh tế - xã hội của huyện và các vùng miền; nợ đọng xây dựng cơ bản trong những năm qua mặc dù đã được tập trung giải quyết nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm. Thứ ba, nhiều trường hợp công ty tư vấn không quan tâm đúng mức đến việc tính toán hiệu quả đầu tư khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho đúng với thực tế của các thôn, xã. Thứ tư, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và chất lượng mặt đường giao thông nông thôn còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn xe, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, tải trọng thấp, chưa đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường, không đảm bảo yêu cầu vận tải thường xuyên theo nhu cầu của người dân vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Thứ năm, đối với đường thôn, xóm được thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng có nhiều người dân vẫn chưa có ý thức gìn giữ, bảo trì đường. Vì vậy, đa số các tuyến đường giao thông nông thôn ngày càng xuống cấp gây trở ngại cho người dân trong việc đi lại, vận chuyển háng hóa và dịch vụ vận tải. Thứ sáu, công tác huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn còn rất hạn chế, tư tưởng trông chờ vào Nhà nước đầu tư còn nhiều, tỷ lệ huy động trong nhân dân còn thấp. Chưa hình thành cơ chế thống nhất về báo cáo cập nhật thường xuyên tình hình huy động và sử dụng vốn dẫn đến việc chưa thể nắm bắt chính xác và toàn bộ về tình trạng đầu tư trên từng địa bàn. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 52 Thứ bảy, về lưu trữ số liệu: đa số các địa phương chỉ nắm những tuyến đường huyện, đường xã, chưa kiểm tra, thống kê đầy đủ số liệu về các đường thôn, xóm, đường nội đồng chuyên dùng và số liệu về kênh mương được kiên cố hóa và sửa chữa cho nên còn hạn chế trong việc cập nhập, chia sẻ thông tin, báo cáo số liệu về đường giao thông nông thông cũng như hệ thống kênh mương thủy lợi. 2.5.Một số tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại huyện Quảng Ninh  Tác động về kinh tế Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước hoạt động sản xuất phát triển sự tăng trưởng của vùng thu nhập của người dân caomức sống caophát triển kinh tế vùngphát triển kinh tế xã hội. Sau khi áp dụng xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh tế xã có những thay đổi đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành thương mại – dịch vụ và ngành công nghiệp – xây dựng. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người là 26 triệu đồng/người/ năm (tăng 9 triệu/người/năm so với năm 2011). Tỷ lệ hộ nghèo đến nay là 5,6%, giảm 15% so với cuối năm 2011 (tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2011 là 20,6%). Quan những so sánh trên ta thấy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có tác động rất lớn đến nhiều mặt của của vùng nông thôn nói riêng cũng như toàn huyện Quảng Ninh nói chung. Bảng 12: Tác động của CSHT đến kinh tế huyện Quảng Ninh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2015 So sánh Thu nhập BQ/người/năm Tr.đồng 17 26  1,53 lần Tỷ lệ hộ nghèo % 20,6 5,6  15% Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM Tác động đến sản xuất nông nghiệp Theo kết quả điều tra cho thấy, 100% hộ dân đều cho biết khi xây dựng cơ sở hạ tầng thì việc giao thương đi lại của họ thuận tiện hơn. Nhờ vậy, người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thời vụ, nhờ vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất, do đó năng suất lao động cũng từ đó tăng lên. Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 53 Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển, thì các nhân tố và điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng đồng thời tác động tới quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế ở khu vực này. Trước hết, một là, việc mở rộng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn. Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng Đường sá và các công trình cộng cộng vươn tới đâu thì các lĩnh vực này hoạt động tới đó. Do vậy, nguồn vốn, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng. Ba là, cơ sở hạ tầng nông thôn là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ nét ở trong vùng khai hoang, xây dựng kinh tế mới, những vùng nông thôn đang được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của lao động và nguồn vốn từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tác động đến thu nhập người dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Quảng Ninh đã phát huy được tác động tích cực rất lớn. Nó tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp tạo nên sự đa dạng trong thu nhập của người dân địa phương. Chẳng hạn, tác động trực tiếp đến các ngành như xây dựng, có nhiều công trình xây dựng thì sẽ tạo ra được nhiều việc làm cho những người làm thợ, làm thuê, giúp họ tăng nguồn thu nhập; hoặc tác động trực tiếp đến nông nhiệp như khi hệ thống thủy lợi đảm bảo, đường nội đồng thuận tiện thì việc sản xuất của người dân có hiệu quả hơn, sản lượng tăng, thu nhập sẽ tăng. Tác động gián tiếp đến các ngành thương mại – dịch vụ, chẳng hạn như đường sá thuận tiện thì giao thương thuận tiện, lượng hàng hóa lưu chuyển lớn hơn, thu nhập tăng. Qua khảo sát điều tra người dân tại các xã trong huyện cho thấy: 100% người dân trong xã đều kết luận là cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển đã nâng cao thu nhập của người dân trong những năm gần đây. Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 54 Tóm lại, việc mở mang mạng lưới giao thông ở nông thôn cũng như các cơ sở hạ tầng khác tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu vùng nhanh chóng, theo hướng tích cực, hướng ngành nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, thâm canh tăng năng suất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng khả năng phát triển kinh tế của các ngành, các loại hình, dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn. Là yếu tố quan trọng làm thay đổi các điều kiện sản xuất nông nghiệp, giảm bớt thiệt hại hư hao về chất lượng và số lượng sản phẩm nông nghiệp, hạ chi phí vận chuyển và tăng thu nhập của nông dân.  Tác động về xã hội Cùng với những tác động về mặt kinh tế thì mô hình nông thôn mới còn tạo ra tác động to lớn về mặt xã hội. Đó là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi huyện Quảng Ninh hiện nay cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo cho sự sản xuất và đời sống nhân dân. Đường làng, ngõ xóm được cải thiện, nâng cấp, bê tông hóa giúp việc di chuyển, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Cứng hóa kênh mương giúp bà con thuận lợi trong việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng. Đời sống của người dân được nâng cao, họ bắt đầu quan tâm hơn đến việc giải trí, thể thao, văn hóa. Bảng 13: Ý kiến cộng đồng dân cư nông thôn huyện Quảng Ninh Tiêu chí Ý kiến Lập kế hoạch 75,6% có tham gia lập kế hoạch. Giám sát 82,2% có tham gia giám sát thực hiện. Cải thiện cuộc sống 100% cho biết cuộc sống được cải thiện. Đi lại thuận tiện 100% cho biết giao thông đi lại thuận lợi hơn. Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ dân năm 2016 Trước hết có thể nhìn nhận và đánh giá sự đảm bảo của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội nông thôn như: + Góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của dân cư nông thôn. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 55 + Đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ công cộng như giao lưu đi lại, thông tin liên lạc và các loại hàng hoá khác. + Cung cấp cho dân cư nông thôn nguồn nước sạch sinh hoạt và đảm bảo tốt hơn các điều kiện vệ sinh môi trường. Chúng ta thấy rằng, cơ sở hạ tầng phát triển, đường xá đi lại thuận tiện, trạm y tế có có sở vật chất đảm bảo, tạo cho người dân năng đi khám, chữa bệnh và lui tới các trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp xúc, chấp nhận các tiến bộ y học như bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã hội. Và đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, giảm mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em và bảo vệ sức khoẻ cho nguời già. Ngoài ra, hệ thống đường xá được mở rộng, trường học đảm bảo sẽ khuyến khích các trẻ em tới lớp, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em các xã miền núi. Với phần lớn giáo viên sống ở các xã khác nhau, đường giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút họ tới dạy ở các trường, nhất là các trường miền núi; tránh cho họ sự ngại ngần khi phải đi lại khó khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm làm việc. Việc giải quyết những vấn đề trên và những tiến bộ trong đời sống văn hóa - xã hội nói chung ở nông thôn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng và khả năng phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng. Sự mở rộng mạng lưới giao thông, cải tạo hệ thống điện nước sinh hoạt cho dân cư có thể làm thay đổi và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân trong mỗi cộng đồng dân cư nông thôn. Nói cách khác, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Từ đó, tạo khả năng giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hoá giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị.  Tác động về môi trường Hiện nay vấn đề môi trường nông thôn đang được đặc biệt quan tâm, cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng kèm theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Trước kia ý thức bảo vệ môi trường xanh xung quanh, tác động tiêu Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 56 cực do ô nhiễm môi trường gây ra vẫn chưa được chú ý. Một số hộ dân đổ rác còn không đúng nơi quy định, ý thức bảo vệ đường làng ngõ xóm của người dân chưa cao, rác thải vứt bừa bãi ra đường đi, hệ thống cống thoát nước và xử lý chất thải chưa được quan tâm. Nước thải tại các nhà máy chế biến vẫn chưa được xử lý, còn để chất thải tràn vào ruộng canh tác của người dân, ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng. Kể từ khi chủ trương nông thôn mới với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đưa vào thực hiện phần nào đã giải quyết được vấn đề trên. Dưới sự chỉ đạo từ huyện đến xã, quan tâm đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, quy định điểm đổ rác. Huyện đã tổ chức các tổ thu gom rác thải ở các xã và thực hiện xây dựng các điểm tập kết rác. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng nhiều tổ thu gom rác chưa thực hiện đúng chức trách của mình, rác được thu gom sau đó lại đổ bừa bải ở những vùng đồi ít dân cư, không tập kết rác đúng quy định gây ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường xung quanh. Rác thải sau khi thu gom không tập kết đúng nơi quy định Sau hoạt động bê tông hóa đường làng các thôn, kèm theo hệ thống cống rãnh thoát nước được cải tạo góp phần giữ vệ sinh thôn xóm. Chia sẻ của bà Lê Thị Minh, 56 tuổi, người dân thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh về môi trường làng xóm: “ Tôi nghĩ việc tu sửa đường làng ngõ xóm là rất phù hợp và cần thiết. Vừa giúp bà con làm ăn thuận tiện, vừa giúp môi trường trong xóm xanh, sạch. Tôi rất hài lòng với chính sách của Đảng và Nhà nước”. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 57 Các hoạt động được người dân hưởng ứng rất nhiệt tình và cả sức người và của cải, gớp phần giữ vệ sinh môi trường, tạo vẻ đẹp cho cảnh quan thôn, xóm. Khi điều tra các hộ nông dân về tác động của chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng đến môi trường, hầu hết mọi người đều cho biết là môi trường đã được cải thiện và xanh, sạch, đẹp hơn. Người dân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển ở nông thôn. Sự phát triển của mỗi cá nhân có tác động to lớn đến sự phát triển chung của cộng đồng. Vì vậy mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức và phát huy tính tự lập của bản thân. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động do đó người dân cũng hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nông thôn. Vì vậy đã tạo nên cơ chế dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Nhà nước và các tổ chức khác có nhiệm vụ hỗ trợ vốn, kỹ thuật và tạo điều kiện cho họ thực hiện. Qua điều tra cho thấy 100% hộ dân đều tham gia đóng góp tiền và công sức và tài sản vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn khóm. Tính tự lập của người dân đã phát huy trong tất cả các hoạt động, điều này tạo nên sự phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn của huyện Quảng Ninh. 2.6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Ninh  Thuận lợi Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới, trong đó có xây dựng CSHT nông thôn. Các Phòng, Ban, Ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tranh thủ vốn từ các Chương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn phát huy được hiệu quả. Các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng hướng dẫn của Tỉnh, lấy việc xây dựng hộ gia đình nông thôn mới làm hạt nhân, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, tiêu chí khó làm sau. Bước đầu đã có những mô hình, cách làm phù hợp trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 58 nông thôn mới, trong đó bao gồm xây dựng CSHT nông thôn trên địa bàn huyện. Các BCĐ, BQL ở các cấp đã có sự đoàn kết và thống nhất cao trong công tác chỉ đạo. Phần lớn cán bộ cơ sở và nhân dân đã nhận thức được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và vai trò của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác quy hoạch và xây dựng các công trình hạ tầng đã được các địa phương chú trọng và thực hiện tốt. Được nhân dân đồng tình, hưởng ứng cao.  Khó khăn Việc thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu khác hiệu quả chưa cao, do đầu tư dàn trải, mang tính chắp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn. Trên địa bàn huyện nói riêng cũng như toàn tỉnh nói chung, doanh nghiệp lớn không nhiều, vốn ngân sách hạn hẹp... nên việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn (do thực tế nông thôn có kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ của lực lượng lao động thấp, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, nên chưa khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư). Nhiều công trình có tiến độ thi công chậm bởi ảnh hưởng của thời tiết. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn thấp; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, nhất là những khiếu kiện về đất đai; thiếu việc làm, thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Rục và Vân Kiều ở xã Trường Sơn. Hiện tại có nhiều hạng mục công trình đã và đang triển khai thi công, nhưng nguồn vốn phân bổ còn thiếu đẫn tới việc thi công của các nhà thầu gặp nhiều khó khăn. Giá vật liệu xây dựng có nhiều biến động trong những năm qua do đó phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư nên phải lập thủ tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh bổ sung, ảnh hưởng đến việc triển khai thi công một số công trình. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 59 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Ninh Nâng cao vai trò người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân hưởng ứng nhiệt tình trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng và số lượng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn. Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, công tác môi trường nâng cao. Đẩy mạnh tuyên truyền cải thiện thói quen sử dụng, xử lý nước và giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Thực hiện có hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ môi trường nhất là tình trạng ô nhiễm do các nhà máy công nghiệp gây ra nâng cao chất lượng đời sống người dân. Huyện Quảng Ninh cần triển khai tuyên truyền hơn nữa để mỗi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhằm xây dựng xã giàu mạnh, văn minh góp phần xây dựng đất nước phát triển. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Ninh - Thứ nhất, Nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các tổ chức, lực lượng và thành phần kinh tế trong toàn huyện đối với nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Đây là giải pháp tiên quyết phải thực hiện được nhằm huy động sự tham gia của các cấp, ngành và lực lượng để phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. Thực hiện giải pháp này cần tập trung làm tốt mấy nội dung chủ yếu sau: Một là, xác định rõ đối tượng cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức. Hai là, cụ thể hóa những nội dung và yêu cầu tuyên truyền giáo dục. Ba là, thực hiện đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, phương tiện trong tuyên truyền giáo dục. Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 60 - Thứ hai, Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp huyện đối với phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn: Đây là giải pháp quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển cơ sở hạ tầng của huyện đúng hướng, có hiệu quả, đồng thời khắc phục được những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Khi thực hiện tốt yếu tố con người quản lý và điều hành thì mọi vấn đề dù khó khăn, nan giải vẫn có thể được xử lý một cách êm đẹp. Tăng cường cổ vũ sức dân đẩy nhanh thực hiện quá trình xây dựng NTM. Để thực hiện tốt giải pháp này cần tập trung vào mấy nội dung: Một là, xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn toàn huyện. Hai là, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách và sự điều tiết của chính quyền địa phương đối với phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn. Ba là, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương đối với phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. - Thứ ba, Tăng cường và bảo đảm tốt nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện: Để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì việc bảo đảm tốt nguồn vốn đầu tư được xem là vấn đề đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể: Một là, thực hiện đa dạng hóa các kênh huy động vốn, các hình thức cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Hai là, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư phát triển các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. - Thứ tư, Nâng cao năng lực tiếp nhận, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ mới, phù hợp và bảo đảm tốt hơn nguồn nhân lực của tỉnh phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Đây là giải pháp hết sức quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Theo đó, cần chú ý thực hiện một số nội dung cụ thể: Một là, tích cực cải tiến, sử dụng tốt kỹ thuật công nghệ hiện có. Hai là, tập trung nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới, phù hợp trên thế giới; để từ đó từng bước nội địa hóa các công nghệ đó, để trực tiếp ứng dụng phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Việt Nam. Ba là, đẩy nhanh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực của toàn huyện phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 61 - Thứ năm, Sở Công thương và Sở Tài chính phối hợp, để bình ổn vật giá thị trường, nhất là mặt hàng vật liệu xây dựng: Hiện tại có nhiều hạng mục công trình đã và đang triển khai thi công, nhưng nguồn vốn phân bổ còn thiếu. Giá vật liệu xây dựng có nhiều biến động trong những năm qua do đó phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư nên phải lập thủ tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh bổ sung, ảnh hưởng đến việc triển khai thi công một số công trình. Nhằm đẩy nhanh tiến độ NTM theo dự tính ban đầu là sẽ hoàn thành vào năm 2020. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 62 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa phương tôi nhận thấy huyện Quảng Ninh đã triển khai khá tốt hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Kết quả khả quan như về giao thông phần lớn đường huyện, đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm đã được nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển, vận tải của người dân địa phương. Về giáo dục đã xây được nhiều phòng học mới, thiết bị, chức năng học tập đầy đủ phục vụ con em địa phương. Hệ thống truyền tải điện được cải thiện rõ rệt, 100% các xã có điện. Văn hóa, xã hội cũng được chú ý hơn tại hầu hết các xã, các thôn đã được xây mới và mở rộng nhà văn hóa, tạo khu vui chơi, giao lưu cho mọi người. Nhìn chung huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy bên cạnh các kết quả đạt được, phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Quảng Ninh cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Nhìn chung, việc xây dựng, cải tạo và nâng cấp các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng nông thôn còn chậm, chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn. Do đó, cần phải quán triệt tốt các quan điểm chỉ đạo, trước hết là gắn với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; phát triển đồng bộ từng bước hiện đại; gắn sử dụng hiệu quả tiềm năng của huyện với khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn được xác định là một nội dung rất cơ bản của CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và là vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Tính quy luật của sự phát triển ấy không chỉ xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh, xây dựng nông thôn mới, mà còn là đòi hỏi của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập và yêu cầu củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh bảo vệ Tổ quốc. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong KTTT định hướng XHCN luôn chịu sự tác động chi phối của những yếu tố khách quan và chủ quan, vì thế cần phải biết phát huy tốt thời cơ, thuận lợi chủ động khắc phục mọi khó khăn trở ngại. Ngoài ra, huyện Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn chỉnh những chính sách đã Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 63 có và nghiên cứu ban hành những chính sách mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng nông thôn trong giai đoạn mới, trong đó, cần đổi mới một số nội dung sau: Về công tác quản lý: Cần đánh giá lại công tác quản lý đối với các công trình, dự án; cần đẩy mạnh phân cấp quản lý về các địa phương gắn với tăng cường trách nhiệm để công tác quản lý được thông suốt, đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt và sử dụng các nguồn lực đầu tư phù hợp với thực tế của từng địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Về nguồn vốn ngân sách: Đảm bảo nguồn ngân sách cung cấp kịp thời, đúng kế hoạch để thực hiện đạt mục tiêu và đảm bảo đúng lộ trình đầu tư, phát huy hiệu quả sử dụng vốn; ban hành cơ chế lồng ghép và quản lý ngân sách đối với các chính sách, chương trình, dự án để các địa phương, chủ đầu tư có cơ sở thực hiện, đảm bảo được khả năng huy động, điều tiết nguồn vốn thực hiện mục tiêu đầu tư đồng bộ, phát huy hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án; tăng cường bố trí ngân sách nhà nước các cấp cho các cơ chế, chính sách theo hướng “kích cầu“ như hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nông dân để phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng giao thông thiết yếu. Về công tác tuyên truyền: Các cấp ủy đảng, Mặt trận, đoàn thể và chính quyền địa phương cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn về lợi ích của việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp kinh phí, đất đai hoa màu để xây dựng cơ sở hạ tầng; quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch, thực hiện tốt nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Về công tác kiểm tra, giám sát: Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và cộng đồng; có cơ chế quản lý chặt chẽ để đảm bảo nguồn đầu tư được triển khai đúng quy định, đúng đối tượng, đạt chất lượng và hạn chế tối đa lãng phí, thất thoát. Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết 5 năm chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015. 2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội. 3. Chính phủ (2009), Bộ tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 2009, Hà Nội. 4. Tổng hợp tình hình thực hiện XDCB năm 2015 và thanh toán nợ XDCB 2016-2020, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 5.Thủ tướng chính phủ (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn’’, Hà Nội. 6. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí áp dụng riêng cho từng vùng ở Việt Nam, Hà Nội. 7. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 65 PHỤ LỤC  Các công trình giao thông đã hoàn thành: + Cứng hóa đường GTNT các thôn Hoành Vinh, Thống Nhất xã An Ninh với tổng kinh phí 821,2 triệu đồng. + Đường quốc lộ 15A – Hoành Vinh với kinh phí 2.900 triệu đồng. + Cứng hóa đường GTLT Văn La về trung tâm xã Lương Ninh (tuyến Bàu Rồng đi Nghĩa Trang) với kinh phí 157,2 triệu đồng từ ngân sách xã. + Nâng cấp tuyến đường GTNT phía tây Hồ Phôốc xã Lương Ninh, kinh phí 169,4 triệu đồng. + Chỉnh trang đường GTNT xã Lương Ninh (5 tuyến đường xóm thôn Lương ến) với tổng kinh phí là 440,9 triệu đồng. + Cứng hóa GTNT các thôn Trần Xá, Hàm Hòa, Quyết Tiến, Hà Kiên, Trường Niên thuộc xã Hàm Ninh với tổng mức đầu tư là 1.211,555 triệu đồng với 179,679 từ ngân sách tỉnh, 547,255 triệu đồng từ ngân sách xã và nguồn khác là 484,621 triệu đồng. + Sửa chữa tuyến đường vào địa đạo Văn La với kinh phí là 1.100,8 triệu đồng. + Đường GTLT Văn La – Lương ến xã Lương Ninh kinh phí 3.102,7 triệu đồng. + Cứng hóa GTNT xã Trương Sơn với kinh phí 227,9 triệu đồng. + Đường giao thông nội vùng bản Ploang và đường vào bản Rìu đo xã Trường Sơn với tổng kinh phí 17,028 tỷ đồng. + Cứng hóa GTNT xã Vĩnh Ninh với tổng kinh phí 2.533 triệu đồng. + Cứng hóa GTNĐ hợp tác xã Vĩnh Trung kinh phí 1.356 triệu đồng. + Bê tông hóa đường thôn Tây – Hữu Hậu xã Võ Ninh kinh phí 2.638 triệu đồng. + Đường vào chợ Dinh Mười xã Gia Ninh kinh phí 2.826,7 triệu đồng. + Cứng hóa GTNT xã Hải Ninh với tổng kinh phí 1.002 triệu đồng. + Cứng hóa GTNT xã Duy Ninh kinh phí 1028,2 triệu đồng. + Đường GT từ UBND xã Tân Ninh - Hòa Bình - Hiền Ninh, kinh phí 2.983 triệu đồng + Cứng hóa đường GTNT xã Vạn Ninh với các công trình: Cứng hóa đường Hồ Vịnh đi Nam Hải, kinh phí 2.078,1 triệu đồng; Cứng hóa GTNT xã Vạn Ninh năm Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 66 2015 các thôn: Nam Hải, Giữa, Tây, Đại Phúc với kinh phí là 969,4 triệu đồng; Bê tông hóa đường thôn Bến đi Đại Phúc, kinh phí 4053,3 triệu đồng; Cứng hóa đường dân sinh thôn Áng Sơn, kinh phí 2.310 triệu đồng; Đường tránh lũ Cồn Rền đi Nghĩa Trang xã Vạn Ninh với kinh phí 5.297 triệu đồng. + Cứng hóa GTNT xã Trường Xuân với kinh phí thực hiện là 632,2 triệu đồng. + Đường đi Bắc Kim Sen thuộc xã Trường Xuân với kinh phí 5.924 triệu đồng. + Đường vào xóm lèn thôn Quyết Thắng xã Trường Xuân với kinh phí 1.427,5 triệu đồng. + Cứng hóa đường GTNT các tuyến đường vào bản Hang Chuồn; đường cấp phối vào khu trồng keo Hang Chuồn - Khe Ngang; đường vào khu trồng keo Nam Kim Sen với tổng kinh phí 1.889 triệu đồng. + Cứng hóa GTNT xã Hiền Ninh, kinh phí thực hiện 1.127,9 triệu đồng. + Đường tránh lũ Đồng Tư, xã Hiền Ninh với kinh phí thực hiện là 3.268,1 triệu đồng. + Đường vào trung tâm phục hồi chức năng trẻ khuyết tật, trẻ em chất độc da cam huyện Quảng Ninh và trạm y tế xã Hiền Ninh với kinh phí thực hiện là 1.482,4 triệu đồng. + Cải tạo đường giao thông nội đồng (đường cấp phối) vào vùng sản xuất ngô HTX Cổ Hiền, Xã Hiền Ninh, kinh phí thực hiện 399,3 triệu đồng.  Các công trình giao thông đang thi công: + Cứng hóa đường GTNT thôn Đại Hữu, Phúc Nhĩ, xã An Ninh với kinh phí 248 triệu đồng trong đó ngân sách xã là 150 triệu đồng và 98 triệu đồng từ nguồn khác. + Đường Quyết Tiến – Tả Phan xã Hàm Ninh với tổng mức đầu tư là 2.948,5 triệu đồng. + Cứng hoá đường GTNĐ thôn Văn La xã Lương Ninh (Tuyến Bàu Rồng và tuyến Động Trọc đi Nhà máy), tổng kinh phí 711,6 triệu đồng với 292,1 triệu đồng từ ngân sách xã. + Cứng hóa đường GTNĐ thôn Lương ến xã Lương Ninh ( tuyến đập sỏi) với kinh phí 395,6 triệu đồng. + Đường liên xã từ thôn Long Đại đi thôn Hà Kiên xã Hiền Ninh Quảng Ninh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 67 (nhánh 1) giai đoạn 1 với kinh phí 2.146 triệu đồng. + Đường Hà Thiệp – Bắc Ninh kinh phí 6.889 triệu đồng.  Kết quả chạy SPSS thamgialapkehoach Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dathamgia 34 75,6 75,6 75,6 chuathamgia 11 24,4 24,4 100,0 Total 45 100,0 100,0 donggopxaydungcsht Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid theonhankhau 28 62,2 62,2 62,2 theolaodong 4 6,7 6,7 68,9 theohogiadinh 13 31,1 31,1 100,0 Total 45 100,0 100,0 thamgiagiamsat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 37 82,2 82,2 82,2 khong 8 17,8 17,8 100,0 Total 45 100,0 100,0 veviecxaydungcsht Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 45 100,0 100,0 100,0 nguondonggopchochuongtrinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 68 Valid nguyenlieusanco 9 20,0 20,0 20,0 thunhapgiadinh 32 71,1 71,1 91,1 conglaodonggiadinh 4 8,9 8,9 100,0 Total 45 100,0 100,0 cokeodai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 11 24,4 24,4 24,4 khong 34 75,6 75,6 100,0 Total 45 100,0 100,0 thunhapcotang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 cuocsongcocaithien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 dilaicothuantien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 dapungnhucau Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 tacdongdensanxuat Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương SVTH: Ngô Mỹ Trà 69 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hieuqualaodongtang 45 100,0 100,0 100,0 moitruonghiennay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid xanh,sach,dep 23 51,1 51,1 51,1 caithiennhungcononhiem 22 48,9 48,9 100,0 Total 45 100,0 100,0 coxuatphattunhucau Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 lamgidetrienkhaihoatdongtot Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nhanuocvadancunglam 45 100,0 100,0 100,0 khanangdapungnoiluc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 cachthuchiencophuhop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 45 100,0 100,0 100,0 GET FILE='D:\MYTRA\bangnhapdulieu.sav'. DATASET NAME DataSet1 WINDOW=FRONT. Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngo_my_tra_3817.pdf