Khóa luận Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế

NH nên tiếp tục thâm nhập vào thị trường vốn trong nước thông qua việc phát triển các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn huy động trung – dài hạn đi đôi với việc giữ và phát triển được nguồn vốn ngắn hạn. - NH nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại. Tập trung giải quyết dứt điểm mạng truyền thông, ngày càng hoàn thiện và nâng cấp hệ thống chương trình ứng dụng hiện tại. Ưu tiên phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ cho lĩnh vực thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, nâng cao năng lực và xử lý thông tin phục vụ cho thẩm định, đánh giá khả năng vay trả nợ, an toàn tín dụng và thông tin quản trị. - Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích, thẩm định dự án bằng cách thường xuyên xây dựng phong trào tự đào tạo, tìm hiểu các kiến thức trong đội ngũ cán bộ NH thông qua sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn, cập nhật các thông tin với sự chỉ bảo, giảng dạy của các chuyên gia, các giảng viên có uy tín lớn, có kinh nghiệm ở các trường đại học.

pdf62 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 6414 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,20 40,65 40.734,40 43,00 2.1 Chi phí hoạt động dịch vụ 498,50 0,57 585,70 0,49 332,00 0.20 87,20 17,49 -253,70 -43,32 2.2 Chi phí hoạt động ngoại hối 64.971,00 73,90 89.730,90 73,72 121.466,00 75.17 24.759,90 38,11 31.735,10 35,37 2.3 Chi phí hoạt động 1.884,90 2,14 4.420,00 3,63 7.010,00 4.34 2.535,10 134,5 2.590,00 58,6 2.4 Chi bất thường khác 0.00 0 0.00 0 6.663,00 4.12 0.00 - 6.663,00 - 3. Chi dự phòng 68,30 0,08 99,30 0,08 2.069,00 1.28 31,00 45,39 1.969,70 1.983,59 III. Lợi nhuận 1.393,30 100 2.718,00 100 4.901,00 100 1.324,70 95,08 2.183,00 80,32 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 27 2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NH VIB – Chi Nhánh Huế 2.2.1 Quy trình cho vay đối với tiêu dùng cá nhân Bước 1: Khách hàng mục tiêu Khách hàng nắm bắt về thông tin VIB thông qua: Phương tiện thông tin, đại chúng, qua giới thiệu.... Khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn tại VIB Tiếp cận VIB Quản lý khách hàng tiếp xúc khách hàng, giới thiệu, tư vấn SPDV phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bước 2: Hồ sơ vay vốn - Thăm thực tế các địa điểm: + Nơi làm việc + Nơi sản suất kinh doanh + Chỗ ở, nơi đăng kí hộ khẩu + Nơi có tài sản bảo đảm - Các thông tin cần thẩm định + Mục đích vay vốn + Phướng án sử dụng vay vốn + Tư cách khách hàng + Quan hệ nhân thân + Năng lực, trình độ Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định + Khả năng tài chính + Nguồn trả nợ + Tài sản bảo đảm + Các vấn đề khác TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 28 Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân ( Nguồn : Phòng Khách hàng cá nhân – Ngân hàng VIB Huế) - QLKH chấm điểm tín nhiệm khách hàng - Định giá TSBĐ - QLKH lập tờ trình với các nội dung sau: + Đề suất tín dụng mới + Quan hệ với VIB + Quan hệ với TCTD khác + Thông tin về KH và nhân thân + Tình hình tài chính của KH +Tài sản KH + Phân tích nhu cầu tín dụng + TSBĐ + Các nội dung khác liên quan B10.Tất toán khoản vay B9. Giám sát, theo dõi khoản vay B8.Giải ngân B7. Hoàn thiện thủ tục về TSBĐ B2. Hồ sơ vay vốn B3. Thăm thực tế và thẩm định B4. Báo cáo kết quả thẩm định B5. Chuyển hồ sơ cho GDTD B6. Trình và thông báo kết quả phê duyệt B1. Khách hàng mục tiêu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 29 Bước 5: Chuyển hồ sơ cho giao dịch tín dụng Giao dịch tín dụng thực hiện: - Ký giao nhận hồ sơ - Kiểm tra thông tin CIC - Kiểm soát các điều kiện vay vốn - Trình phê duyệt Bước 6: Trình và thông báo kết quả phê duyệt Cấp có thẩm quyền phê duyệt Giao dịch tín dụng/ QLKH thông báo kết quả phê duyệt cho KH Bước 7: Hoàn thiện thủ tục về TSBĐ - Ký hợp đồng công chứng - Đăng ký giao dịch bảm đảm - Các thủ tục khác liên quan Bước 8: Giải ngân - Ký hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ - Giải ngân - Nhập kho TSBĐ - Lưu hồ sơ Bước 9: Giám sát, theo dõi các khoản vay Bước 10: Tất toán các khoản vay 2.2.2 Quy trình chấm điểm khách hàng là cá nhân Cuối mỗi tháng, hoặc một quý kinh doanh, QLKH đánh giá tình hình SD vốn vay nợ của KH. QLKH tiến hành theo dõi, kiểm tra dựa vào các thông tin và các chỉ tiêu đưa ra. Từ đó đưa nhận xét, đánh giá, xếp hạng khách hàng. Lấy đó làm căn cứ để theo dõi và quyết định giải ngân cho các đợt tiếp theo hay là ngưng giải ngân. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 30 Sơ đồ 2.3 Quy trình chấm điểm khách hàng cá nhân ( bao gồm cho vay tiêu dùng) ( Nguồn: Chương trình đào tạo nghiệp vụ và sản phẩm KHCN NHTMCP VIB) Vay cá nhân Xác định sản phẩm vay(Xác định hệ số rủi ro đối với sản phẩm) TỔNG HỢP ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KH THÔNG TIN LỰA CHỌN THÔNG TIN NHẬP NGOÀI THÔNG TIN LẤY TỪ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Xác định nguồn trả nợ(Xác định hệ số rủi ro đối với nguồn trả nợ) Xác định thời gian quan hệ với NH(KH cũ/ mới) Xác định mục đích vay( Vay TDCN/ Đầu tư) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 31 2.2.3 Các gói sản phẩm tiêu dùng tại VIB Tên SP Mô tả sản phẩm Điều kiện sử dụng sản phẩm Bản chất SP Đặc điểm SP Đối với KH Đối với CQQL Cho vay mua BĐS có chủ quyền thế chấp bằng BĐS định mua Thực hiện các giao dịch mua mua căn hộ chung cư/nhà đất để ở đã được cung cấp GNCQSD nhà ở KH có thể yêu cầu VIB phát hành cam kết thanh toán/ giải ngân trước vào tài khoản phong tỏa cho bên bán/ yêu cầu VIB làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng nhà đất - Tối thiểu 22 tuổi, tối đa 60 tuổi(nam), 55 tuổi( nữ), tính đến thời hạn đáo hạn khoản vay - theo quy chế cho vay đối với khách hàng Cho vay mua xe hơi tiêu dùng Xe được mua làm phương tiện đi lại cá nhân, không nhằm mục đích kinh doanh, cho thuê. Thời gian cho vay: Lên đến 72 tháng( xe có suất sử TQ là 36 tháng) Chấp nhận giải ngân theo giấy hẹn cấp đăng ký xe Mức cho vay: đối với chiếc xe mua thì tối đa là Theo đúng quy chế chi vay đối với KH - Có đăng ký kinh doanh theo quy định của PL - Xe suất xưởng không quá 3 năm -phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 32 100% giá trị hóa đơn và không quá 70% do VIB, tài sản khác là 80% do VIB định giá Cho vay góp vốn mua nhà VIB tài trợ cho KH mua nhà tại các khu đô thị mới, khu chung cư khi chủ đầu tư chỉ mới ký hợp đồng hứa mua/bán/góp vốn khi căn hộ chưa hoàn tất SP này nới lỏng tín dụng cho KH vay, rất ít NH trên thị trường có SP này Đầy đủ quy định về điều kiện vay vốn tại quy chế cho vay đối với KH hiện hành - Các chủ đầu tư của các khu chung cư, khu đô thị đã ký hợp đồng hợp tác với VIB Cho vay trả góp mua nhà đất Tài trợ cho KH mua nhà hoặc chuyển nhượng QSDĐ tại các khu đô thị, khu chung cư Theo quy chế cho vay KH Theo quy chế Cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà SP dành cho KH cá nhân có nhu cầu mua, xây dựng và sữa chữa căn hộ của mình KH có giấy tờ CM ngôi nhà thuộc quyền sỡ hữu của mình Theo quy chế cho vayTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 33 Tín chấp tiêu dùng Là hình thức cho vay không có TSBĐ dành cho cán bộ, NV làm việc tại các tổ chức, DN nhằm phục vụ NCTD của CN và gia đình KH - PTCV: thẻ tín dụng quốc tế Master Card, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi. - Mức cho vay tối thiểu 30tr, tối đa là 12 tháng lương không vượt quá 300 triệu - Thời hạn tối đa 36 tháng - Thời hạn còn lại của HĐLĐ dài hơn thời hạn vay vốn - TN tối thiểu là 5trđ/ tháng -Mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền BH bằng số tiền vay và chuyển quyền thụ hưởng cho VIB - Có trụ sở trên địa bàn hoạt động của VIB - Có vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng trở lên, hoặc có doanh thu từ 10 tỷ đồng trở lên trong năm gần nhất 2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Quốc Tế VIB- chi nhánh Huế 2.3.1. Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo Để có thể cạnh tranh trên thị trường cho vay, hoạt động cho vay cần đơn giản hóa các thủ tục cũng như điều kiện để thu hút khách hàng. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro cho NH thì cũng cần có những quy chế bắt buộc khi đưa ra quyết định cho vay. Do đó hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo có thể phân ra làm 2 loại: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp). Doanh số cho vay năm 2009 đã tăng 47,566 trđ so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho doanh số của năm 2009 tăng cao đó là khả năng kinh doanh của chi nhánh đã phát triền hơn. Vượt qua được cơn khủng hoảng 2008, và quen với hoàn cảnh sống, nét văn hóa của người dân Huế, chi nhánh đã đưa ra các chính sách TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 34 kinh doanh phù hợp và làm cho doanh số cho vay tăng lên đáng kể mà cụ thể là tăng gần gấp đôi so với năm 2008.. Đến năm 2010, doanh số CVTD của ngân tiếp tục tăng 18,93% so với 2009, tương ứng với gần 16.000 triệu đồng.Việc gia tăng doanh số có giảm đi bởi lẽ trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều ngân hàng, như Marie Time Bank, NH Liên Việt, Nh Western Bank. Tuy nhiên, với chính sách kích cầu của Chính phủ nhằm khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lãi suất được điều chỉnh giảm, cơ chế cho vay được thông thoáng làm cho người dân được tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Doanh số thu nợ thì có biến động khá trái ngược với doanh số cho vay, trong năm 2008 doanh số thu nợ CVTD của ngân hàng VIB TT Huế là 19.180 triệu đồng đến năm trong năm 2009 tăng lên hơn 38.000 triệu đồng 2010 thì hơn con số 14 tỷ đồg. Trong 2 hình thức cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo thì hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo là hình thức có độ rủi ro cao. Do đó ngân hàng VIB- Huế luôn kiểm soát kĩ khi quyết định cho vay khách hàng theo hình thức này, tỉ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo bao giờ cũng thấp hơn cho vay có tài sản đảm bảo. Qua bảng số liệu ta cũng có thể thấy, tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng đều qua các năm. Năm 2009 tăng hơn 43.000 triệu đồng so với năm 2008, và năm 2010 thì tăng hơn 10.000 triệu đồng. Đây chưa phải là con số quá lớn nhưng nó cũng phần nào thể hiện khả năng kinh doanh của chi nhánh, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả để doanh số cho vay, dư nợ cho vay tăng qua các năm là sự cố gắng của các đội ngũ lãnh đạo cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 35 Bảng 2.4. Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo của NHTMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế qua 3 năm 2008 -2010 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – NHTMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % a) Doanh số cho vay tiêu dùng 39.689 100 87.255 100 103.776 100 47.566 119,85 16.521 18,93 - Có TSĐB 36.682 92,42 82.780 94,87 99.707 96,08 46.098 125,67 16.927 20,45 - Không có TSĐB 3.007 7,58 4.475 5,13 4.069 3,92 1.468 48,82 -406 -9,07 b) Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng 19.180 100 38.303 100 85.135 100 19.123 99,7 46.832 122,27 - Có TSĐB 18.251 95,16 37.335 97,47 83.936 98,59 19.084 104,56 46.601 124,82 - Không có TSĐB 929 4,84 968 2,53 1.199 1,41 39 4,2 231 23,86 c) Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân 33.476 100 77.456 100 87.651 100 43.980 131,38 10.195 13,16 - Có TSĐB 31.374 93,72 73.502 94,9 84.924 96,89 42.128 134,28 11.422 15,54 - Không có TSĐB 2.102 6,28 3.954 5,1 2.727 3,11 1.852 88,11 -1.227 -31,03 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 36 Biểu đồ 2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo của NH TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 2.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Có TSĐB 36,682 82,780 99,707 Không có TSĐB 3,007 4,475 4,069 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Có TSĐB 18,251 37,335 83,936 Không có TSĐB 929 968 1,199 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Triệu đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 37 Biểu đồ 2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 2.3.2. Cho vay tiêu dùng phân theo đối tượng khách hàng Một chỉ tiêu khác cũng cho ta cái nhìn tổng quan về tình hình cho vay tiêu dùng của công ty là phân theo đối tượng khách hàng. Với chỉ tiêu này chúng ta nhận thấy hai khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức và cho vay tư nhân cá thể. Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy, việc cho vay tư nhân cá thể bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ cao trong doanh nghiệp. Với năm 2008, tỷ lệ doanh số cho vay của tư nhân cá thể với cán bộ công nhân viên chức chiếm hơn 15 lần, thì tỷ lệ đó vẫn tiếp tục tăng cao với năm 2009 và 2010. Điều này phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro nhưng bên cạnh đó cũng tạo đa dạng các gói sản phẩm. Xuất phát từ vay tín chấp là không có tài sản đảm bảo, chỉ dựa vào uy tín và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, chủ thể nên rủi ro mang lại cho doanh nghiệp cao. Vì thế, chi nhánh cũng hạn chế số lượng cho vay tiền của vay TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 38 tín chấp. Với tư nhân cá thể, nếu có tài sản đảm bảo nhất định thì có thể vay tiền theo yêu cầu, tuy nhiên với cán bộ công nhân viên chức thì bị giới hạn không quá 300 triệu. Tuy nhiên với chính sách ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng vay vốn nên trong 3 năm trở lại đây, số lượng vay tín chấp cũng như tư nhân cá thể đã tăng lên một cách đáng kể. Mà cụ thể doanh số cho vay năm 2009 , tư nhân cá thể chiếm 96 ,06% so với tổng doanh số cho vay tương ứng hơn 83.000 triệu đồng, còn tư nhân cá thể gần 4% tương ứng hơn 3.000 triệu đồng. Năm 2010 , cho vay tư nhân cá thể đạt con số hơn 99.000 triệu đồng, và cán bộ công nhân viên đạt hơn 4 triệu đồng. Vậy qua 3 năm, tỷ lệ không hề có xê dịch lớn. Nhưng bên cạnh đó thì doanh số thu nợ đã có sự biến đổi. Năm 2009, doanh số thu nợ đã có sự tăng lên đáng kể so với năm 2008, mà cụ thể đã tăng 18.856 triệu đồng .Mặc dù thu nợ không phản ánh hiệu quả hoạt động của NH nhưng là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá kiểm tra khách hàng của ngân hàng có thành công hay không. Với việc doanh số thu nợ giảm là một phản ánh tích cực, thể hiện trình độ chuyên môn và năng lực phán đoán của cán bộ công nhân viên tín dụng. Mặc dù năm 2010, doanh số thu nợ có tăng lên nhưng việc đó cũng cho thấy được khả năng kinh doanh cũng như lựa chọn khách hàng vay đúng đắn của doanh nghiệp . Về phía dư nợ cho vay , đối với công ty đều có sự gia tăng đáng kể. Năm 2009, dư nợ cho vay của tư nhân cá thể tăng 131, 16%, dư nợ cho vay của cán bộ công nhân viên chức tăng hơn 135% tương ứng tăng 42.652 triệu đồng và 1.328 triệu đồng. Năm 2010 thì tốc độ gia tăng có giảm sút nhưng phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 39 Bảng 2.5. Tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế qua 3 năm 2008 -2010 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng KHCN NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % a) Doanh số cho vay tiêu dùng 39.689 100 87.255 100 103.776 100 47.566 119,85 16.521 15,92 - Cán bộ công nhân viên 2.371 5,97 3.434 3,94 4.069 3,92 1.063 44,83 635 15,61 - Tư nhân, cá thể 37.318 94,03 83.821 96,06 99.707 96,08 46.503 124,61 15.886 15,93 b) Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng 19.180 100 38.303 100 85.135 100 19.123 99,7 46.832 55,01 - Cán bộ công nhân viên 260 1,36 527 1 1200 1,41 267 102,69 673 56,08 - Tư nhân, cá thể 18.920 98,64 37.776 98,62 83.935 98,59 18.856 99,66 46.159 54,99 c) Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân 33.476 100 77.456 100 87.651 100 43.980 131,38 10.195 11,63 - Cán bộ công nhân viên 956 2,86 2284 3 2726 3,11 1.328 138,91 442 16,21 - Tư nhân, cá thể 32.520 97,14 75.172 97,05 84.925 96,89 42.652 131,16 9.753 11,48 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 40 Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CB CNV 260 527 1,200 Tư nhân, cá thể 18,920 37,776 86,935 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 Triệu đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 41 Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 2.3.3. Cho vay tiêu dùng phân theo kì hạn Xu hướng cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua các năm có sự thay đổi, tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn tăng qua các năm và giảm tỉ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn, cụ thể năm 2008 tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 41,91 % đến năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn đã chiếm 42,28%, trong khi dư nợ trung dài hạn tăng từ xấp xỉ 58% năm 2008 đã giảm xuống hơn 57% năm 2010. Có thể thấy Ngân hàng VIB- Huế đã chú trọng cho vay tiêu dùng các khoản vay theo thể loại trung dài hạn hơn là ngắn hạn vì chủ yếu người dân đi TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 42 vay tiêu dùng chủ yếu vì mục đích xây nhà, mua xe Các khoản vay này có giá trị lớn và cần có thời gian dài để người vay có thể hoàn trả và để nguời vay có thể sử dụng tiền vay một cách có hiệu quả hơn là vay ngắn hạn. Tuy nhiên với tình hình cạnh tranh ngày nay, ngân hàng đã và đang chuyển hướng qua khối lượng khách hàng cá nhân và cho vay với các gói vay nhỏ và chi trả ngắn hạn. Qua một thời gian thâm nhập vào cuộc sống và nét văn hóa Huế - con người sống hiền hòa và tiết kiệm- Ngân hàng nhận thấy với việc cho vay tiêu dùng , thủ tục đơn giản, gọn nhẹ đang là phương pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư của khách hàng cũng như đem nguồn vốn tiếp cận đến khách hàng một cách dễ dàng hơn. Ta cũng thấy dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân cũng đã có sự biến động. Như chúng ta đã biết, dư nợ cho vay là khoản tiền mà ngân hàng chưa thu hồi về được,và nếu dư nợ cho vay có tỷ lệ cao sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn và việc kinh doanh của ngân hàng. Với ngân hàng VIB- Huế, ta có thể thấy dư nợ cho vay tăng nhanh qua các năm, năm 2008 chỉ gần 37.000 triệu đồng, đến năm 2009 thì đã là trên 77.000 triệu đồng- gấp 2 lần so với năm 2008, năm 2010 dư nợ cho vay đạt trên 87.000 triệu đồng tăng gần 10 tỷ so với năm 2009. Trong đó dư nợ cho vay của trung , dài hạn đã tăng từ 19.564 triệu đồng lên 44.293triệu đồng và đạt mốc 48.040triệu đồng tại năm 2010, tương tự đối với ngắn hạn. Việc tăng nhanh này có thể được hiểu là do thu nhập chính của ngân hàng là cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên với chính sách của ngân hàng thống đốc đưa ra, kiềm chế dư nợ cho vay trong phạm vi 20% tính từ thời điểm năm 2011, các ngân hàng nói chung và ngân hàng VIB- Huế nói riêng đang cố gắng thay đổi và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm giảm dư nợ cho vay này. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 43 Bảng 2.6: Tình hình cho vay tiêu dùng theo kì hạn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế qua 3 năm 2008 -2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 số tiền % số tiền % số tiền % +/- % +/- % a) Doanh số cho vay tiêu dùng 39.689 100 87.255 100 103.776 100 47.566 119,85 16.521 18,93 - Ngắn hạn 16.635 41,91 27.306 31,29 43.878 42,28 10.671 64,15 16.572 60,69 - Trung,dài hạn 23.054 58,09 59.949 68,71 59.898 57,72 36.895 160,04 -51 -0,09 b) Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng 19.180 100 38.303 100 85.135 100 19.123 99,7 46.832 122,27 - Ngắn hạn 8.834 46,06 18.129 47,33 43.767 51,41 9.295 105,22 25.638 141,42 - Trung,dài hạn 10.346 53,94 20.174 52,67 41.368 48,59 9.828 94,99 21.194 105,06 c) Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân 33.476 100 77.456 100 87.651 100 43.980 131,38 10.195 13,16 - Ngắn hạn 13.912 41,56 33.163 42,82 39.611 45,19 19.251 138,38 6.448 19,44 - Trung,dài hạn 19.564 58,44 44.293 57,18 48.040 54,81 24.729 126,4 3.747 8,46 (Nguồn : Phòngkhách hàng cá nhân – NHTMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 44 Biểu đồ 2.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo kì hạn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 2.8: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 45 Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 2.3.4. Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng tiền vay: Việc mở rộng CVTD đòi hỏi NH phải không ngừng tìm kiếm khách hàng, để làm được điều đó, NH cần phải quan tâm khách hàng đang muốn gì, có nhu cầu gì. Việc nắm rõ mục đích sử dụng tiền vay cho phép NH thỏa mãn nhu cầu đó cho từng khách hàng sử dụng dịch vụ, mặt khác giúp NH dễ dàng hơn trong việc quản lý, thực hiện đúng hợp đồng tín dụng đồng thời thuận lợi hơn trong việc thu hồi vốn. Khách hàng vay vốn tiêu dùng tại Ngân hàng VIB- Huế chủy yếu nhằm 2 mục đích sử dụng chính: mua đất sửa nhà và mua phương tiện đi lại, đồ dùng khác.  Vay mua đất sửa nhà: Tại ngân hàng qua 3 năm ta thấy việc cho vay tiêu dùng với mục đích sửa nhà mua đất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng VIB- Huế và hầu như không thay đổi tỉ trọng đó.(năm 2008 chiếm 54%, năm 2009 chiếm 55%, năm 2010 chiếm 56%). Doanh số cho vay có sự biến động đồng đều qua các năm, năm 2009 tăng so với năm 2008 với số tương đối là 122,39%, điểu này được giải thích là do năm 2008 xảy ra cuộc khủng tài chính thế giới , để tăng cường hoạt động CVTD theo chỉ thị của Ngân hàng Trung ương Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngắn hạn 13,912 33,163 39,611 Trung và dài hạn 19,564 44,293 48,040 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 Triệu đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 46 và thực hiện gói kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng VIBTT Huế tăng cường CVTD làm cho doanh số CVTD để mua đất sửa nhà tăng so với 2008 hơn 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ CVTD cho mục đích này lại có sự tăng giảm cùng chiều , năm 2009 thì đi tăng 122% so với 2008, 2010 tăng 21,77% so với 2009. Việc tỷ lệ doanh số thu nợ giảm đi cũng vì nhiều lý do tác động , như doanh số cho vay không tăng với tỷ lệ cao, nhiều ngân hàng cạnh tranh bên cạnh đó thị trường ở Huế nhỏ, các công ty cũng như những khách hàng vay vốn không phát triển nhiều và nhanh như các thành phố lớn, do vậy doanh số cho vay và doanh só thu nợ đều giảm sút. Tuy nhiên, việc tốc độ tăng giảm của doanh số cho vay và thu nợ biến động cùng chiều như thế phản ánh tình hình kinh doanh thuận lợi của ngân hàng và khả năng khôi phục nhanh trước tình hình biến động của trong nước và thế giới. Vay mua phương tiện đi lại và đồ dùng khác Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng phục vụ cho mục đích mua phương tiện đi lại và đồ dùng khác của Ngân hàng VIBTT Huế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng , là do bởi người dân ở Huế phần lớn là những ngưòi có thu nhập thấp, họ vay tiêu dùng chủ yếu với mục đích mua các phương tiện nhỏ như xe máy, còn mua ô tô thì chỉ một số ít. Điểu này đã phần nào khẳng định khi tỷ trọng mua phương tiện đi lại và đồ dùng chỉ chiếm 45% tại năm 2008. Tuy nhiên kể từ khi tham gia WTO vào năm 2007, các chính sách bắt đầu được thi hành thì nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên khá cao. Cùng với các điều kiện ưu đãi về mua hàng, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng lên và lượng ngoại tệ từ nước ngoài về tăng nhanh, nên người dân tỉnh nhà đã bắt đầu phát sinh mua sắm các vật dụng, nhu cầu xa xỉ hơn. Nhận thấy được cơ hội này, NH VIB kịp thời đưa ra các chính sách phù hợp cũng như điều kiện ưu đãi, liên kết cùng với các doanh nghiệp uy tín trên thị trường để tạo ra các gói cho vay thuận lợi cho người tiêu dùng. Vì thế, doanh số cho vay tiêu dùng đã tăng lên khá nhanh, năm 2009 đạt 48.180triệu đồng đến năm 2010 đạt 58.670triệu đổng. Việc cho vay linh hoạt và ứng biến tùy theo thị trường và tình hình xã hội đã khiến cho NH đẩy doanh số lên cao và thu được lợi nhuận cao trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 47 Bảng 2.7. Tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của VIB- Huế qua 3 năm 2008 -2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền 2008/2009 2009/2010 +/- % +/- % a) Doanh số cho vay tiêu dùng 39.689 100 87.255 100 103.776 100 47.566 119,85 16.521 18,93 - Sửa nhà, mua đất 21.665 54,59 48.180 55,22 58.670 56,54 26.515 122,39 10.490 21,77 - Mua phương tiện đi lại và đồ dùng 18.024 45,41 39.075 44,78 45.106 43,46 21.051 116,79 6.031 15,43 b) Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng 19.180 100 38.303 100 85.135 100 19.123 99,7 46.832 122,27 - Sửa nhà,mua đất 6.680 34,83 13.761 35,93 31.177 36,62 7.081 106 17.416 126,56 - Mua phương tiện đi lại và đồ dùng 12.500 65,17 24.542 64,07 53.958 63,38 12.042 96,34 29.416 119,86 c) Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân 33.476 100 77.456 100 87.651 100 43.980 131,38 10.195 13,16 - Sửa nhà,mua đất 17.606 52,59 40.921 52,83 46.788 53,38 23.315 132,43 5.867 14,34 - Mua phương tiện đi lại và đồ dùng 15.870 47,41 36.535 47,17 40.863 46,62 20.665 130,21 4.328 11,85 (Nguồn : Phòng khách hàng cá nhân – NHTMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 48 Biểu đồ 2.10: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 2.11: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2008 2009 2010 Sửa nhà, mua đất Mua phương tiện đi lại và đồ dùng Triệu đồng NămTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 49 Biểu đồ 2.12: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 50 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB 3.1. Định hướng hoạt động của NH VIB 3.1.1. Thuận lợi của chi nhánh NH VIB Thừa thiên huế Đặt tại trung tâm thành phố Huế - Tỉnh thừa thiên Huế, VIB có được một số thuận lợi trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh nhà nhìn chung có những bược tăng trưởng đáng kể, năm 2006 đạt và vượt mức kế hoạt đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,3%. Nhiều sự kiện, chuyển biến của đất nước cũng đã góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh TT Huế ngày càng khởi sắc hơn, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức TMthế giới WTO , Việt Nam tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế APEC.....Chính vì thế những năm sau khi được hội nhập được coi là những năm khá thành công đối với chi nhánh NH VIB-Huế huy động vốn ngày càng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao, các dịch vụ NH và cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới phát triển. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, cơ chế chính sách đã có nhiều đổi mới theo hướng minh bạch, rõ ràng, tiến gần hơn với thông lệ quốc tế. Mặt khác, với việc ban hành các chính sách cải cách, mở cửa trong thời kì hội nhập kinh tế, chi nhánh NH VIB- Huế đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, tạo hành lang pháp lí an toàn, giúp cho bộ máy hoạt động được vận hành thuận lợi. Là một chi nhánh của một hệ thống NH,NH VIB –Huế luôn được sự hỗ trợ và chỉ đạo của NH Trung ương, NH Nhà nước Việt Nam trên mọi phương diện. Qua gần 10 năm thành lập và hoạt động,NH VIB đã không ngừng khẳng định vị thế của mình và phát triển thương hiệu, NH đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh đối nội và đối ngoại. Chính TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 51 những kết quả đó mà NH đã để lại những ấn tượng tốt, tạo niềm tin trong lòng người dân Huế nói riêng và khách hàng cả nước nói chung. 3.1.2. Khó khăn của chi nhánh NH VIB Thừa Thiên Huế Nhu cầu sử dụng dịch vụ NH của người dân ngày càng tăng lên, trong khi khả năng đáp ứng của các NHTM bị hạn chế, mà một trong những nguyên nhân của tình trạng này là thủ tục cho vay của NH còn chưa thật sự thông thoáng, lại nhiều kẽ hở nên khả năng rủi ro là khá lớn. Mặc dù hiên nay đối với địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhu cầu đó vẫn còn mờ nhạt và không quá rầm rộ, mức độ rủi ro không cao so với mặt bằng chung của các NH ở các trung tâm kinh tế như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nhưng cũng chính vì thế mà các chi nhánh NH ở đây dễ dàng rơi vào tình trạng chủ quan và thiếu thận trọng.Khi loại hình này đến giai đoạn phát triển sôi động trên địa bàn tỉnh, kèm theo sự phát triển ổ ạt của các NH cổ phần và NH nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đặc biệt, đối với cá dịch vụ NH bán lẻ, dịch vụ khá phổ biến trên Quốc tế nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, NH VIB Huế cần chuẩn bị cho mình những chiến lược, kế hoạch hoạt động về lâu dài ngay từ bây giờ. 3.1.3. Định hướng hoạt động Là chi nhánh của NH VIB Việt Nam đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế ,NH VIB – Huế tiếp tục thực hiện nhiệm vụ định hướng đã được NH Trung ương giao phó. Trước mắt, tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động của NH, bên cạnh đó thực hiện 3 hóa: hiện đại hóa, cổ phần hóa, chuẩn hóa các nghiệp vụ, quản trị NH, nhân sự cán bộ, công khai minh bạch hóa, lành mạnh tài chính. Chú trọng về vốn, đầu tư cho vay, không ngừng tăng trưởng tổng tài sản nợ, tổng tài sản có. Phát triển thị trường dựa trên nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả. Hoàn thiện hóa hệ thống mạng lưới bộ máy kinh doanh. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động chung của NH. Cải thiện phong cách TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 52 giao dịch, xây dựng môi trườg làm việc văn hóa, hiện đại đem lại lợi ích chung cho hệ thống cũng như đối với khách hàng sử dụng dịch vụ. Nhiệm vụ cụ thể là: - Đối với việc huy động vốn, tiếp tục đẩy mạnh chiến lược huy động tiền gửi bằng nhiều giả pháp, mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hình thức sản phẩm huy động. - Mở rộng tín dụng trên cơ sở: chủ động tìm kiếm những cơ hội đầu tư, các dự án khả thi, các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh. Nâng cao chất lượng quản lí tín dụng, chất lượng thẩm định, hoàn thiện thủ tục vay vốn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích. - Phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên chức,phấn đấu lợi nhuận đạt chỉ tiêu NH VIB giao.Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự của NH VIB mở rộng vào các năm tới. Đồng thời nghiên cứu cơ chế khoán lương mới, dựa trên năng suất chất lượng và hiệu quả công việc của từng cán bộ, chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa của chi nhánh. - Có chính sách lãi suất phí dịch vụ linh hoạt thu hút khách hàng, tăng cường các chương trình khuyến mãi nhân dịp các ngày lễ lớn. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, quảng cáo đưa các sản phẩm dịch vụ của NH đến với khách hàng, lắp đặt thêm máy ATM, cài đặt EDC cho tất cả các điểm giao dịch, kết nối BankNet, phát triển thêm cơ sở chấp nhận thẻ, thu tiền lưu động nhằm tăng trưởng nguồn thu dịch vụ của NH. - Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho hội sở,các phòng giao dịch trên địa bàn nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, chú trọng công tác an toàn kho quỹ, phòng chống cháy nổ, lụt bão thiên tai, công tác lưu trữ chứng từ, văn bản, bảo mật thông tin dữ liệu... - Thực hiện đúng cơ chế quy chế, quy trình các nghiệp vụ, công tác thống kê, tổng hợp báo cáo, thường xuyên tổ chức học tập nghiệp vụ mới. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 53 3.2. Giải pháp mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng 3.2.1. Mở rộng quy mô cho vay 3.2.1.1. Tăng cường chính sách thu hút, tiến tới phân loại và lựa chọn khách hàng. Muốn đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng vấn đề chính yếu phải nói đến là tìm kiếm khách hàng và thu hút được khách hàng. Điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nghiên cứu tình hình kinh tế của tỉnh, phải hiểu rõ đặc điểm tiêu dùng và khả năng của thị trường để nắm bắt được các loại đối tượng, các nhu cầu tiềm năng. Từ đó vạch ra chiến lược thu hút khách hàng, cung ứng tín dụng góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng hướng đến phát triển quy mô hoạt động của NH VIB Huế. Quá trình thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ yêu cầu NH cần phải cho khách hàng thấy được chính sách lợi ích của NH đối với họ, để làm được như vậy NH cần tạo cho mình sự khác biệt, đặc trưng so với các NH đang hoạt động trên địa bàn. Hiện nay, việc thu hút khách hàng đòi hỏi NH phải chủ động tìm kiếm khách hàng, NH không chỉ chờ đợi khách hàng đến yêu cầu vay vốn mà ngược lại NH phải là người đầu tiên chỉ cho khách hàng biết họ đang muốn gì. Việc tạo sự khác biệt dựa trên một số yếu tố sau: *Lãi suất: là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn điều trước tiên họ quan tâm chính là tiền lãi họ phải trã do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa tạo ra lợi nhuận cho NH. Trong kinh doanh, lợi nhuận luôn là vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, ở một lúc nào đó, NH cũng cần phải chịu chi để thu hút nguồn khách hàng, đặc biệt trong thời điểm bùng nổ thị trường bán lẻ và chủng loại hàng hóa như hiện nay. Vì vậy,hỗ trợ lãi suất mua sắm cho người tiêu dùng được xem là một trong những chương trình khuyến mãi thu hút người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất. *Dịch vụ đi kèm: cho vay tiêu dùng hiện nay khá phổ biến, có mặt hầu hết trong hệ thống các NH Thương mại, chính vì vậy, muốn mở rộng hoạt động, thu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 54 hút khách hàng, tạo sự khác biệt trong loại hình dịch vụ, NH cần đổi mới, phát triển các hình thức cho vay tiêu dùng theo chiều hướng hiện đại, tiện lợi, gần gũi với đời sống hơn như việc liên kết với các doanh nghiệp sản suất hàng tiêu dùng hỗ trợ vay vốn, dịch vụ tư vấn khách hàng, cho vay tại nhà,... *Nâng cao chất lượng hoạt động: NH phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ, tạo sự hiện đại chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ nhằm cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Việc phân loại lựa chọn khách hàng cho phép NH nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu mức độ rủi ro. Để làm được điều đó, hiện nay các NH thường phân loại dựa trên cơ sở xếp hạng và chấm điểm cho khách hàng dựa trên một số chỉ tiêu nhất định, điều đó không những giúp cho các cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay mà còn cho quá trình quản lí khách hàng được dễ dàng. 3.2.1.2. Cho vay theo lãi suất không cố định Trong hoạt động tín dụng, lãi suất là một nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của NH cũng như quyết định lựa chọn NH của khách hàng. Với cùng một điều kiện vay vốn như nhau, khách hàng sẽ có xu hướng vay ở nơi nào có lãi suất thấp; nhưng về phía các NH, họ luôn muốn đầu tư vốn của mình vào các dự án đem lại thu nhập cao hơn, điều đó đồng nghĩa với lãi suất cho vay phải càng cao càng tốt. Chính vì thế, trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, các NHTM rất chú ý đến việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn để có thể thu hút nhiều hơn các khách hàng tìm đến với mình, nhưng đồng thời cũng phảo tạo ra thu nhập tốt hơn cho NH. Chính vì thế, một trong những phương pháp mà một số NH áp dụng là tính lãi suất cho vay thông qua “ tính điểm khách hàng “. Dựa trên việc tính điểm, NH có thể xác định lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng giúp NH lựa chọn được những khách hàng tốt, đồng thời giảm rủi ro trong hoạt động này. Một hình thức khác áp dụng lãi suất thả nổi và chấp nhận tính lãi theo từng kết quả TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 55 thương lượng, điều này đều đem lại sự thõa mãn cho cả hai phía. NH không còn phải đơn phương tìm kiếm khách hàng, do cả hai phía đều thấy có thể có nhiều lợi ích qua việc thương lượng này. 3.2.1.3. Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách Marketing Các NH cần thường xuyên cung cấp thông tin về thông tin tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về NH và tăng lòng tin vào NH. Minh bạch hóa các thông tin về lãi suất tạo lồng tin và tín nhiệm của khách hàng. Các NH phải chủ động tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, Hiện nay, công tác tư vấn cho khách hàng phục vụ cho phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng ở các NHTM trong địa bàn Huế dường như chưa được chú trọng đúng mức. Để giúp nâng cao hiệu quả trong cho vay tiêu dùng, các NH cần chú trọng dịch vụ tư vấn khách hàng. Để làm tốt công tác này, trước hết bản thân đội ngũ cán bộ NH cần có lòng tin, kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực mình phụ trách, hơn nữa cần phải quan tâm theo sát khách hàng của mình để đưa ra những lời khuyên kịp thời và hiệu quả.. 3.2.1.4. Chú trọng tham gia thị trường, tạo mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác NH phải tiên phong trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho người hỗ trở mua sắm. Hình thức thường thấy hiện nay là việc NH này phối hợp với các trung tâm mua sắm, các doanh nghiệp sản suất hàng tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình Hiện nay các khoản cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NH VIB phần lớn không mang lại mức rủi ro đáng kể. Nhưng trong xu thế phát triển trong tương lai, NH không tránh khỏi gặp phải những món vay có lợi nhuận kì vọng khá cao nhưng rủi ro cũng không kém phần. Việc từ chối sẽ làm mất khách hàng, vì vậy NH có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 56 chịu đựng rủi ro ( mua bảo hiểm cho vay ) bằng cách mua bảo hiểm, hoặc cùng gánh chịu rủi ro cho các tổ chức tín dụng khác, Vì vây, đối với các tổ chức tín dụng khác, NH luôn luôn phải tạo ra các mối quan hệ tốt, hợp tác cùng có lợi. 3.2.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ cho vay: 3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống cập nhật thông tin Việc nắm bắt thông tin tình hình kinh tế trong địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung một mặt giúp NH giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng đồng thời học tập kinh nghiệm và nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ cho vay. Trước hết, cần củng cố và hoàn thiện hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng để NH có thể nắm bắt cụ thể và kịp thời thông tin về các khách hàng trong địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Trong thực tế, trong các khoản cho vay cầm cố, do yêu cầu giảm thiểu rủi ro khi xét duyệt cho vay, các NH thường thẩm định rất cẩn thận hồ sơ xin vay. Tuy nhiên, việc thẩm định hồ sơ, quá cẩn thận cũng khiến nhiều khách hàng nản lòng. Thậm chí có thể khiến NH bỏ lỡ cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng. Đây là mâu thuẫn trong cho vay ở các NHTM. Để có thể đơn giản hóa các thủ tục cho vay đối với khách hàng mà không tăng rủi ro, các NH cần xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, nơi sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin về các khách hàng thiếu tín nhiệm. 3.2.2.2. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động CVTD Nguồn nhân lực chính là bộ mặt của NH, hoạt động kinh doanh có đạt hiêu quả cao hay không đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Đây là nguồn lực chủ yếu thực hiện những công việc quan trọng nhất của NH. Trong sự phát triển năng động của dịch vụ NH, đòi hỏi tiêu chuẩn đối với từng cán bộ nhân viên trở nên khắc khe và nghiêm ngặt hơn. Để đáp ứng được nhu cầu công việc và thỏa mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, NH cần TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 57 thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ NH bán lẻ, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tâm quan trọng của dịch vụ NH bán lẻ. Đặc biệt là vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của việc mở rộng cho vay tiêu dùng, NH cần tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt tham gia vào các cuộc hội nghị, các buổi thảo luận nhằm nâng cao nhận thức đối với vấn đề này. Bên cạnh việc chú trọng công tác kiện toàn tổ chức trong toàn hệ thống, thực hiện bổ nhiệm và điều động nội bộ, NH cần tiếp tục tuyển dụng cán bộ mới để đáp ứng nhu cầu về nhân sự trong toàn hệ thống, phù hợp với mô hình NH bán lẻ nói chung và dịch vụ cho vay tiêu dùng nói riêng. Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên NH. 3.2.2.3. Cũng cố hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ - Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống NH VIB và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến. - Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các nghiệp vụ NH, đảm khả năng hòa nhập của trong xu thế ngày càng phát triển, chuẩn đối đầu với các NH cổ phần, NH nước ngoài sắp có mặt trên địa bàn tỉnh Thừ Thiên Huế. NH VIB Huế cần chú trọng phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, mở thêm các phòng giao dịch với mô hình gọn nhẹ nhưng hiệu quả nhằm tăng nhanh thu nhập cho NH, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ NH của người dân. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 58 3.2.3. Bảo đảm an toàn và chất lượng cho vay 3.2.3.1. Đảm bảo an toàn và chất lượng * Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra Đây là nội dung giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro. Đối với công tác cho vay của NH, trong tất cả các bước thì thẩm định là bước quan trọng nhất. Trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính và khả năng trã được nợ của khách hàng. Việc thẩm định xem xét nhu cầu vay vốn tiêu dùng mặc dù không quá phức tạp như đối với các tổ chức tín dụng nhưng việc quản lí các khách hàng cá nhân, hộ gia đình tốn khá nhiều thời gian và công sức. Có thể tóm tắt một số điểm chú ý cần thiệt để giảm thiểu rủi ro trong CVTD như sau: + Kiểm tra tính pháp lí của hồ sơ vay vốn, hợp đòng thế chấp, giấy ủy quyền...phải có chữ kí thể hiện sự đồng tình và cũng chịu trách nhiệm về món tiền vay của khách hàng, khả năng trả nợ cho NH. + Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. + Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sợ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. 3.2.3.2. Tinh giảm thủ tục trên cơ sở đảm bảo tính hợp pháp Hoạt động kinh doanh của NH cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và dẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Do vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Mặt khác cơ chế tín dụng NH phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với kì hạn và lãi suất hợp lí, thủ tục đơn giản thuận tiện thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi NH. Trong thực tế hoạt động CVTD còn có nhiều vướng mắt, một số NH yêu cầu khách hàng phải có giấy xác nhận thu nhập, kể cả mức thu nhập chính thức lẫn không chính thức. NH nên sẵn sàng xem xét các giấy xác nhận. không theo bểu mẫu quy định nhưng lại chủ thuê lao động xác nhân hoặc các chứng minh về khả năng thanh toán của mình bằng các tài liệu bổ sung xác nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một số tài sản. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 59 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng. Hầu hết các tổ chức tín dụng đã tiến hành hoạt động cho vay tiêu dùng từ 10 năm nay, nhưng thị trường này chỉ thực sự sôi động trong khoảng 2 năm trở lại đây, khi có sự tham gia của các NH TMvà các công ty tài chính nước ngoài. Và hiện nay, thì thị trường cho vay tiêu dùng đã không còn là một thị trường tiềm năng nữa, mà đã trở thành một thị trường có lợi nhuận hấp dẫn đối với các NH thương mại. Bắt đầu khai thác thị trường này từ năm 2001, đến nay đã qua 9 năm, hoạt động cho vay tiêu dùng của NH VIB Việt Nam là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng vẫn là một dịch vụ khá mới mẻ, thực hiện thành công loại hình kinh doanh này đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm hiểu, kết hợp với điều kiện môi trường kinh doanh và hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng, em nhận thấy sự phát triền của loại hình cho vay này còn khá khiêm tốn. Đó là một mảng hoạt động mang nhiều tiềm năng trong xu thế phát triển của dịch vụ bán lẻ NH sau này. Mặc dù tính sôi động và nhanh nhạy của hình thức cho vay tiêu dùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn còn khá mờ nhạt, nhưng trong tương lai sẽ hứa hẹn một tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Qua nghiên cứu lí luận và thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH VIB Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cùng các cán bộ tín dụng đang công tác tại NH VIB Huế, em đã tìm hiểu và TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 60 làm rõ các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Với sự nghiên cứu và tham khảo tài liệu, em đã hoàn thành mục tiêu thứ nhất là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP. Bên cạnh đó cũng đã tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng VIB- Chi nhánh Huế. Đồng thời cũng đã đưa ra những đề xuất biện pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng . Tuy nhiên đề tài của em vẫn còn nhiều hạn chế. Mà cụ thể là Đề tài vẫn chưa đi sâu được để phân tích nguyên nhân chính làm tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các biện pháp đưa ra còn mang tính chung chung và khái quát. 2. Kiến nghị: Để đẩy mạnh và phát triển bất cứ hoạt động nào của NH cũng đều đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân NH đó, nhưng không chỉ thế, nó còn cần đến sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, đồng thời là sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan, của các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cùng với chính quyền địa phương. Chính vì thế mà em xin đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng - NH phải giữ vững và phát triển các khách hàng truyền thống, cần chủ động các khách hàng lớn, dự án tốt để đầu tư, đồng thời tích cực nghiên cứu nhằm phát triển cho vay những dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm, mở rộng khách hàng, nâng cao thị phần. - Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự thoả mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng, NH VIB chi nhánh Thừa Thiên Huế cần thông báo và quảng cáo để nhiều người biết dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ của NH nhằm tạo thêm uy tín cho NH. NH nên đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng thị trường bằng đổi mới và TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 61 nâng cao hiệu quả các sản phẩm hiện tại, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ cho khách hàng ở mọi lúc mọi nơi. - NH nên tiếp tục thâm nhập vào thị trường vốn trong nước thông qua việc phát triển các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn huy động trung – dài hạn đi đôi với việc giữ và phát triển được nguồn vốn ngắn hạn. - NH nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại. Tập trung giải quyết dứt điểm mạng truyền thông, ngày càng hoàn thiện và nâng cấp hệ thống chương trình ứng dụng hiện tại. Ưu tiên phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ cho lĩnh vực thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, nâng cao năng lực và xử lý thông tin phục vụ cho thẩm định, đánh giá khả năng vay trả nợ, an toàn tín dụng và thông tin quản trị. - Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích, thẩm định dự án bằng cách thường xuyên xây dựng phong trào tự đào tạo, tìm hiểu các kiến thức trong đội ngũ cán bộ NH thông qua sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn, cập nhật các thông tin với sự chỉ bảo, giảng dạy của các chuyên gia, các giảng viên có uy tín lớn, có kinh nghiệm ở các trường đại học. Ngoài ra có thể gửi cán bộ đi du học nước ngoài để tiếp thu những kiến thức mới, phương pháp mới trong chuyên môn nghiệp vụ. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Hải Ly – K41 KTDN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------- 1. Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kết toán của NHTMCP VIB Huế từ năm 2008-2010 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS. Bùi Hữu Phước 3. Giáo trình tài chính tiền tê – PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn 4. Ngiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều 5. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 6. Luật Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng 7. Các trang Web: www.sbv.gov.vn www.vneconomy.vn www.vib.com.vn www.tailieu.vn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflehaily_5515.pdf
Luận văn liên quan