Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổ chức và lưu trữ hồ sơ một cách khoa học thuận lợi cho việc sử dụng hồ sơ, bổ sung thông tin của người vay ngay từ đầu để tránh gây mất thời gian và chi phí sau nay khi phải bổ sung thông tin. - Tổ chức, có chế độ cho các cán bộ trong ngân hàng đi học các lớp kỹ năng ngoài nghiệp vụ như làm việc có kế hoạch giúp cán bộ sắp xếp thời gian hợp lý, xen kẻ giữa công việc và nghỉ ngơi. - Ngân hàng phải thường xuyên chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng và sử dụng vốn vay của khách hàng. c. Đối với chính quyền địa phương: Hoạt động của NHCSXH muốn hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động của chính quyền địa phương do đó: - Chính quyền địa phương cần có biện pháp tuyên truyền vận động hộ vay sau khi vay vốn. Hướng dẫn sử dụng vốn và tư vấn kinh doanh gắn liền với việc cho vay vốn.

pdf66 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ phải trở thành hội viên của các hội và chia thành từng tổ. Chính vì vậy các tổ trưởng tổ vay vốn phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các hộ vay vốn việc trả lãi đúng hạn. Để hiểu rõ tình hình thu nợ tại các xã, phường qua 3 năm 2010 - 2012 ta tiến hành phân tích bảng số liệu về doanh số thu nợ của các xã, phường tại PGD.Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 38 Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ theo địa bàn quản lý tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính :triệu đồng Xã /Phường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % +/- % +/- % 1.Phú Bài 3.501 16,77 4.043 17,43 5.208 17,04 542 15,48 1.165 28,82 2.Thủy Châu 2.020 9,68 2.490 10,73 2.569 8,41 470 23,27 79 3,17 3.Thủy Dương 1.750 8,38 1.146 4,94 2.305 7,54 -604 -34,51 1.159 101,13 4.Thủy Phương 3.142 15,05 2.260 9,74 3.312 10,84 -882 -28,07 1.052 46,55 5.Thủy Bằng 1.360 6,52 1.673 7,21 2.964 9,70 313 23,01 1.291 77,17 6.Thủy Phù 1.652 7,91 2.731 11,77 2.589 8,47 1.079 65,31 -142 -5,20 7.Thủy Lương 2.060 9,87 2.572 11,09 3.703 12,12 512 24,85 1.131 43,97 8.Phú Sơn 465 2,23 683 2,94 972 3,18 218 46,88 289 42,31 9.Dương Hòa 673 3,22 940 4,05 841 2,75 267 39,67 -99 -10,53 10.Thủy Vân 2.158 10,34 1.767 7,62 1.965 6,43 -391 -18,12 198 11,21 11.Thủy Tân 636 3,05 1.051 4,53 1.774 5,80 415 65,25 723 68,79 12.Thủy Thanh 1.456 6,98 1.844 7,95 2.360 7,72 388 26,65 516 27,98 Tổng 20.873 100 23.200 100 30.562 100 2.327 11,15 7.362 31,73 (Nguồn: Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TT Huế) Quan sát bảng số liệu 2.7, ta có thể thấy tình hình thu nợ trên mỗi địa bàn có nhiều biến chuyển. Năm 2010, tổng DSTN là 20.873 triệu đồng, trong đó thu hồi nợ cao nhất là ở phường Phú Bài thu được 3.501 triệu đồng chiếm 16,77% , kế tiếp là xã Thủy Phương với DSTN đạt 3.142 triệu đồng chiếm 15,05% trong tổng DSTN. Các xã khác cũng có doanh số thu hồi nợ đáng kể. Sang năm 2011, hầu hết các xã, phường đều có DSTN tăng góp phần làm tăng tổng DSTN với mức 11,15%. Trong đó, với mức thu hồi nợ cao ở 2 xã: xã Thủy Phù Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 39 tăng 65,31% và xã Thủy Tân tăng 65,25% so với năm 2010. Bên cạnh đó thì xã Thủy Dương lại giảm nhiều nhất trong địa bàn thị xã tới 34,51% so với năm 2010. Nhìn chung, do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên việc thu hồi nợ trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng đến năm 2012 thì đã có nhiểu thay đổi khả quan hơn, chỉ có xã Thủy Phù giảm 5,2% tương ứng giảm 142 triệu đồng và xã Dương Hòa giảm 10,53% tương ứng 99 triệu đồng so với năm 2011, các xã phường còn lại đều có doanh số thu hồi nợ tăng khá tốt làm tổng DSTN tăng lên đáng kể. 2.3.3. Dư nợ cho vay tại đơn vị 2.3.3.1. Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn Dư nợ của một ngân hàng phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu hồi nợ. Mức dư nợ tăng làm tăng khả năng sinh lợi nhuận của các ngân hàng, riêng đối với NHCSXH nói chung và NHCSXH thị xã Hương Thủy nói riêng nó còn phản ánh hiệu quả xã hội. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 40 Bảng 2.8: Kết cấu dư nợ theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % +/- % +/- % Tổng doanh số dư nợ 127.053 100,00 135.813 100,00 143.521 100,00 8.760 6,89 7.708 5,68 1.Cho vay hộ nghèo 61.684 48,55 61.937 45,60 64.911 45,23 253 0,41 2.974 4,80 2.Cho vay HSSV 37.777 29,73 46.276 34,07 47.738 33,26 8.499 22,50 1.462 3,16 3.Cho vay XKLĐ 1.688 1,33 1.467 1,08 1.310 0,91 -221 -13,09 -157 -10,70 4.Cho vay GQVL 6.665 5,25 7.653 5,63 7.675 5,35 988 14,82 22 0,29 5.Cho vay DAPTLN 8.186 6,44 9.160 6,74 10.485 7,31 974 11,90 1.325 14,47 6.Chovay NS&VSMTNT 10.083 7,94 8.346 6,15 8.346 5,82 -1.737 -17,23 0 0,00 7.Cho vay SXKD vùng khó khăn 970 0,76 974 0,72 3.056 2,13 4 0,41 2.082 213,76 (Nguồn: Tổ Kế hoạch – nghiệp vụ tại NHCSXH thị xã Hương Thủy -TT Huế)Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 41 Trong giai đoạn 2010 - 2012, tình hình dư nợ tại PGD có tốc độ tăng khá đều. Năm 2010 tổng dư nợ (DN) là 127.053 triệu đồng, năm 2011 DN đạt 135.813 triệu đồng tương đương tăng 6,89% so với năm 2010 và năm 2012 DN đạt 143.521 triệu đồng tăng 5,68% so với năm 2011. Mức DN tăng qua các năm cũng dễ hiểu khi nguồn vốn của ngân hàng tăng lên hàng năm. Ngoài ra đó còn nhờ việc ngân hàng đã cố gắng thu nợ để tăng DSCV đồng thời mở rộng quy mô hoạt động, mang nguồn vốn trực tiếp đến cho bà con trong thị xã. Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy – TTHuế giai đoạn 2010 – 2012 Cũng như DSCV và DSTN, chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay HSSV chiếm tỷ trọng lớn trong DN. DN cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất 48,55% trong tổng DN năm 2010, đạt 61.684 triệu đồng. Sang năm 2011 DN tăng nhẹ với mức 0,41%, đạt 61.937 triệu đồng và đến năm 2012 tăng 4,80% đạt 64.911 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ chương trình này có DN cao cũng là điều dễ hiểu, vì hộ nghèo là đối tượng chủ yếu của NHCSXH với mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm nghèo. Kế tiếp là chương trình cho vay HSSV, một chương trình không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn tiếp thêm ý chí, nghị lực cho hàng nghìn học sinh, sinh viên nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập. Vào năm 2010, DN của chương trình này chiếm 29,73% tương ứng 37.777 triệu đồng. Năm 2011 DN đạt 46.276 triệu đồng tương đương tăng 22,50% và đến năm 2012 DN đạt 47.738 triệu đồng tăng 3,16%. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 42 Nhờ nguồn vốn này mà thế hệ học sinh, sinh viên yên tâm hơn để học tập, làm chủ tri thức và phát triển kinh tế gia đình sau này. Hầu như các chương trình đều có mức DN tăng, riêng đối với chương trình cho vay XKLĐ do thời gian gần đây đối tượng chính sách có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thấp, tình hình thu nợ cũng không hiệu quả nên DSCV của ngân hàng giảm xuống đồng nghĩa với nó là DN của chương trình này cũng giảm xuống. Năm 2010, DN đạt 1.688 triệu đồng, chiếm 1,33% tổng DN và đến năm 2011 giảm 13,09%. Năm 2012 tiếp tục giảm với mức 10,70% so với năm 2011. Tuy vậy, chương trình này cũng góp phần tạo giải pháp tích cực giúp các hộ khó khăn có điều kiện đi làm để giúp đỡ gia đình. 2.3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay theo địa bàn quản lý: Bảng 2.9 : Tình hình dư nợ theo địa bàn quản lý tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính :triệu đồng Xã /Phường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % +/- % +/- % 1.Phú Bài 19.573 15,41 20.881 15,37 21.441 14,94 1.308 6,68 560 2,68 2.Thủy Châu 12.020 9,46 13.530 9,96 14.084 9,81 1.510 12,56 554 4,09 3.Thủy Dương 7.856 6,18 8.168 6,01 8.134 5,67 312 3,97 -34 -0,42 4.Thủy Phương 17.690 13,92 18.523 13,64 18.043 12,57 833 4,71 -480 -2,59 5.Thủy Bằng 9.758 7,68 9.345 6,88 9.752 6,79 -413 -4,23 407 4,36 6.Thủy Phù 13.220 10,41 13.862 10,21 15.210 10,60 642 4,86 1.348 9,72 7.Thủy Lương 13.535 10,65 13.770 10,14 13.147 9,16 235 1,74 -623 -4,52 8.Phú Sơn 5.230 4,12 5.038 3,71 6.960 4,85 -192 -3,67 1.922 38,15 9.Dương Hòa 6.669 5,25 8.020 5,91 10.057 7,01 1.351 20,26 2.037 25,40 10.Thủy Vân 6.975 5,49 8.385 6,17 9.484 6,61 1.410 20,22 1.099 13,11 11.Thủy Tân 5.222 4,11 6.045 4,45 6.603 4,60 823 15,76 558 9,23 12.Thủy Thanh 9.305 7,32 10.246 7,54 10.606 7,39 941 10,11 360 3,51 Tổng 127.053 100,00 135.813 100,00 143.521 100,00 8.760 6,89 7.708 5,68 ( Nguồn: Tổ Kế hoạch – nghiệp vụ tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 43 Qua bảng số liệu, nhìn chung dư nợ của các xã trong 3 năm qua từ 2010 -2012 không ngừng tăng lên. Trong tất cả các xã, phường thì phường Phú Bài có DN cao nhất đạt 19.573 triệu đồng, chiếm 15,41% trong tổng DN; đây là phường có nhiều tổ tiết kiệm nhất và người dân vay vốn để phát triển kinh tế khá nhiều. Kế tiếp là xã Thủy Phương có DN là 17.690 triệu đồng, chiếm 13,92% trong tổng DN năm 2010. Nhìn chung, những xã khác đều có mức dư nợ trung bình. Đặc điểm chung của các xã này là tình hình kinh tế trước đây khó khăn, đại bộ phận dân cư còn nghèo, số dân trong xã cũng tương đối ít song càng về những năm sau một phần nhờ nguồn vốn từ ngân hàng mà tình hình kinh tế của các xã khá ổn định, nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ biết vay vốn làm ăn, mở trang trại chăn nuôi. Năm 2011 so với năm 2010, tình hình dư nợ trên từng địa bàn xã phường có nhiều thay đổi, đa số dư nợ các xã đều tăng, riêng chỉ có 2 xã Thủy Bằng giảm 4,23% tức giảm 413 triệu đồng và xã Phú Sơn giảm 3,67% tức 192 triệu đồng. Điều này là do DSCV của 2 xã này giảm so với năm 2010 cho nên DNcũng giảm theo. Năm 2012, hầu hết dư nợ các xã phường đều tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ tăng. Với mức tăng cao nhất là DN ở xã Phú Sơn tăng với mức 38,15%. 2.3.4. Nợ quá hạn tại đơn vị Để đánh giá một ngân hàng có thực sự hoạt động hiệu quả hay không thì ngoài các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ thì chỉ tiêu nợ quá hạn (NQH) cũng được quan tâm xem xét. Từ trước đến này, NQH là một vấn đề đáng lo ngại của mỗi ngân hàng và luôn được các ngân hàng chú ý để giảm tỷ lệ nợ quá hạn. NQH cao sẽ làm phát sinh những chi phí không cần thiết trong thu hồi nợ, làm ứ đọng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Đối với NHCSXH mặc dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng nợ quá hạn cũng được chú ý rất kỹ bởi lẽ nếu nợ quá hạn tăng thì nguồn vốn đến với tay người vay càng ít, và nhà nước cũng có quy định cụ thể về tỷ lệ nợ quá hạn không được quá 3% dư nợ cho vay. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 44 Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy – TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Giá trị Giá trị Giá trị NQH 2.031 3.137 2.153 Dư nợ 127.053 135.813 143.521 Tỷ lệ NQH 1,60 2,31 1,50 Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy NQH của toàn ngân hàng năm 2010 là 2.031 triệu đồng chiếm 1,60% so với tổng dư nợ, vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Đến năm 2011 NQH là 3.137 triệu đồng chiếm 2,31% so với tổng dư nợ năm 2011. Nguyên nhân do KH gặp nhiều khó khăn như chăn nuôi gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm, thiên tai, lũ lụt làm hỏng công trình vệ sinh nên PGD khó thu hồi nợ trong nền kinh tế đầy biến động vào năm 2011 này. Sang năm 2012 tỷ lệ NQH giảm còn 1,50%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho NHCSXH Hương thủy và để có được điều này một phần cũng nhờ công tác đốc thúc, phối hợp với chính quyền địa phương và tổ vay vốn trực tiếp đi thu hồi những khoản nợ khó đòi. Để hiểu rõ hơn về tình hình NQH tại đơn vị ta tiến hành phân tích NQH theo các chương trình và thời hạn vay vốn tại PGD.Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 45 2.3.4.1. Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng vay vốn Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TT Huế giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính :triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % +/- % +/- % Tổng nợ quá hạn 2.031 100 3.137 100 2.153 100 1.106 54,46 -984 -31,37 1.Cho vay hộ nghèo 1.328 65,39 1.741 55,50 554 25,73 413 31,10 -1.187 -68,18 2.Cho vay HSSV 142 6,99 461 14,70 324 15,05 319 224,65 -137 -29,72 3.Cho vay XKLĐ 174 8,57 211 6,73 1.145 53,18 37 21,26 934 442,65 4.Cho vay GQVL 368 18,12 637 20,31 124 5,76 269 73,10 -513 -80,53 5.Cho vay DAPTLN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 6.ChovayNS&VSMTNT 19 0,94 87 2,77 6 0,28 68 357,89 -81 -93,10 7.CVSXKD vùng khó khăn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 ( Nguồn: Tổ Kế hoạch – nghiệp vụ tại NHCSXH thị xã Hương Thủy -TTHuế) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tổng NQH năm 2011 có chiều hướng gia tăng đột biến với mức tăng 1.106 triệu đồng tức tăng 54,46% so với năm 2010. Đặc biệt, chương trình cho vay NS&VSMTNT tăng với mức 357,89% và cho vay HSSV tăng 224,65%. Nguyên nhân tăng như vậy là do năm 2011 là năm đến hạn trả nợ của các khoản vay dài hạn nên tổng số dư nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Mặc dù, nhiều khoản làm gia tăng tổng NQH nhưng cũng có thể thấy trong năm này PGD đã có những thành công bước đầu khi NQH của các chương trình cho vay DAPTLN và cho vay SXKD vùng khó khăn đã được PGD thu nợ hết. Có thể thấy đây là sự khích lệ to lớn đối với cán bộ nhân viên của PGD nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong thời gian qua. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 46 Tiếp nối những thành công đạt được, năm 2012 tổng NQH đã giảm 984 triệu đồng tức giảm 31,37% so vơi năm 2011. Được như vậy là nhờ PGD đã tiến hành công tác đôn đốc, dùng các biện pháp nghiệp vụ để thu nợ các khoản nợ khó đòi từ chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay GQVL. Đạt được những điều này cũng chính là nhờ vào những chính sách cho vay hiệu quả của PGD đã mang lại hiệu quả lớn cải thiện môi trường sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Đây là tiền đề cho những thành công trong tương lai của PGD. Tuy nhiên, chương trình cho vay XKLĐ đáng lo ngại nhất khi NQH trong 3 năm qua đều tăng, năm 2012 NQH tăng đột biến với mức 442,65% so với năm 2011 trong khi dư nợ đã giảm nhưng các hộ vay sau khi về nước gia đình vẫn khó khăn, không có khả năng trả nợ nên NQH vẫn còn cao. 2.3.4.2. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn: Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012: Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % +/- % +/- % Tổng nợ quá hạn 2.031 100 3.137 100 2.153 100 1.106 54,46 -984 -31,37 1.Cho vay ngắn hạn - - - - - - - - - - 2.Cho vay trung/dài hạn 2.031 100 3.137 100 2.153 100 1.106 54,46 -984 -31,37 (Nguồn: Tổ Kế hoạch – nghiệp vụ tại NHCSXH thị xã Hương Thủy -TTHuế) Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng nợ quá hạn tăng khá nhanh với mức tăng 1.106 triệu đồng tương ứng 54,46%. Ở đây, ta có thể thấy Ngân hàng không cho vay với thời hạn ngắn hạn là do các đối tượng cho vay đa số đều là những đối tượng khó khăn nên không thể trả nợ trong thời gian ngắn dẫn tới cho vay trung và dài hạn chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Nhưng đến năm 2012, do tình hình kinh tế có chiều Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 47 hướng khả quan nên đã khắc phục được phần nào đời sống của người dân và tỷ lệ NQH đã giảm 31,37% tương ứng giảm 984 triệu đồng so với năm 2011. Có được như vậy cũng là nhờ sự nỗ lực từ phía PGD trong những năm qua. Tuy nhiên, tổng nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao hơn 2000 triệu đồng nên PGD cũng phải xem xét kỹ càng để có những biện pháp xử lý kịp thời khắc phục tình trạng này. 2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng của NHCSXH thị xã Hương Thủy 2.4.1. Những kết quả đạt được Khác với Ngân hàng thương mại, NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và giải quyết các vấn đề anh sinh xã hội giúp người dân được thoát nghèo. Chính vì mục tiêu đó mà NHCSXH được cả hệ thống chính trị quan tâm ủng hộ và cùng tham gia hoạt động. Nhờ vậy mà PGD đã xây dựng được một hệ thống điểm giao dịch lưu động rộng khắp trên địa bàn phường, xã. PGD đã mang nguồn vốn đến không chỉ cho hộ nghèo mà còn các đối tượng chính sách khác để giúp họ biết vươn lên, tự tính toán làm ăn, tạo thu nhập góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2010 - 2012, dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng PGD vẫn mở rộng được quy mô cho vay hộ nghèo, tăng thu nợ và giảm nợ quá hạn. Đó cũng là một phần kết quả của việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, đội ngũ lao động có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác và thân thiện với bà con. PGD đang quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm nợ quá hạn, phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng xâm tiêu chiếm dụng vốn. PGD đã kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tập huấn đào tạo cán bộ, cũng cố mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, trình độ tham gia làm ủy thác ngày càng nâng cao, nhận thức về chế độ tín dụng các qui định của Ngân hàng được hiểu rõ hơn, một số vướng mắc của nhân dân được giải thích kịp thời. 2.4.2. Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều tồn tại cần quan tâm: - Vốn vay còn dàn trải nhiều, phải chú trọng đến các chương trình cấp thiết, cần được hỗ trợ vốn. - Nợ quá hạn còn ở mức cao. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 48 - Nguồn vốn của PGD phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ trung ương cấp về. - Công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi ở một số địa phương chưa thực hiện tốt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Nên một số hộ vay vẫn còn tư tưởng ỷ lại và chủ quan vào vốn vay của nhà nước, không chịu trả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại PGD . - Một số thành viên ban hội đồng quản trị các cấp chưa quan tâm đúng cho công tác kiểm tra, giám sát đã được phân công. - Công tác phối hợp với các cơ quan để chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa thường xuyên, mang tính thời vụ làm hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay chưa cao. - Đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng so với yêu cầu và nhiệm vụ được giao ngày càng nặng nề, quy mô và đối tượng ngày càng mở rộng. - Đội ngũ cán bộ ở một số xã chưa thực sự nhiệt tình trong công tác quản lý và đôn đốc thu hồi nợ vay. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay không thường xuyên, còn mang tính hình thức. - Chương trình cho vay XKLĐ hiện nay còn gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các thị trường XKLĐ bị thu hẹp nên việc đi XKLĐ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhu cầu vay vốn đi XKLĐ giảm. - NHCSXH với nhiệm vụ cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách phục vụ chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Địa bàn hoạt động rộng khắp, trình độ dân trí thấp, kinh nghiệm sản xuất chưa cao nên đầu tư cho vay các đối tượng này tuy vốn ít nhưng rủi ro lớn ảnh hưởng nhiều đến việc thu hồi và bảo toàn vốn, là áp lực lớn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng. 2.4.3. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan: - Nguồn vốn hoạt động của PGD còn mang tính phụ thuộc cao, trong nguồn vốn hoạt động thì nguồn vốn của CP cấp theo kế hoạch là chủ yếu. - Thông tin còn bị hạn chế, chưa công khai minh bạch và chưa cập nhật kịp thời dẫn đến khó khăn cho các cán bộ trong việc thẩm định đánh giá KH. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 49 - Các hộ vay có ý định xâm tiêu nguồn vốn, bỏ đi khỏi địa phương không trả nợ cho PGD. Nguyên nhân khách quan: - Địa bàn thị xã Hương Thủy cũng không nằm ngoài vòng xoáy của kinh tế thị trường, có nhiều rủi ro không lường trước được như thay đổi về giá cả, chất lượng hàng hóa, nhu cầu thị trường đầu ra và đầu vào sản phẩm dẫn đến kinh doanh của KH không đạt kết quả tốt. - Các hộ sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt về cải tiến quy trình sản xuất, công nghệ phù hợp, thay đổi máy móc sản xuất. - Ngoài ra điều kiện khí hậu ở địa phương rất phức tạp, thiên tai, bão lũ gây trở ngại đến việc sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. - Sâu bệnh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm giảm thu nhập của người dân, thậm chí mất trắng nguồn vốn vay đã đầu tư vào kinh doanh. - Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ khách hàng thiếu ý thức trong vấn đề vay vốn và trả nợ, gây khó khăn cho công tác thu hồi vốn. - Lãi suất cho vay ưu đãi và thấp, nên khách hàng thường có tư tưởng chây ỳ trả nợ vì nếu có chịu lãi suất quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại hay lãi suất thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng chung góp phần nâng cao hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy Tập trung bám sát Chiến lược phát triển của NHCSXH giai đoạn 2011- 2020 mục tiêu cụ thể, rõ ràng gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược giảm nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tranh thủ và khai thác các nguồn lực trong xã hội để đáp ứng nguồn vốn tín dụng phục vụ mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn như huy động nguồn vốn của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan để có nguồn vốn có lãi suất thấp, đặc biệt là mở rộng huy động tiết kiệm không thời hạn từ người vay để giảm gánh nặng trả nợ. - Cần phối hợp với Ban giảm nghèo, các tổ chức chính trị xã hội cấp xã thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc bình xét cho vay một cách công khai, đúng quy định. - Mở rộng quy mô hoạt động của PGD hơn nữa để đem nguồn vốn tới cho người dân có hoàn cảnh khó khăn làm cho số hộ thoát nghèo tăng và không tái nghèo. - Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng để cập nhật các thông tin đến ngành, đến KH để làm tốt công tác cho vay - Gia hạn các khoản nợ đủ điều kiện và có thiện chí trả nợ để KH có điều kiện hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. - Thực hiện tốt cơ chế bù đắp rủi ro, thanh tra, giám sát, quản trị hợp lý. - Tiếp tục nâng cao chất lượng nhân sự của PGD: Cần có những cán bộ có năng lực nghiêp vụ chuyên môn hơn nữa để giúp đỡ người dân trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, cố gắng làm ăn, có mong ước thoát nghèo, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới tuyển dụng. Đ i học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 51 3.2. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của NHCSXH thị xã Hương Thủy: 3.2.1. Tăng mức vay đối với hộ nghèo và bảo đảm hoàn trả vốn vay đúng thời hạn - Huy động từ kênh ngân sách Nhà Nước và các địa phương nhằm bảo đảm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước chi cho các mục đích liên quan đến chương trình cho vay hộ nghèo không bị chồng chéo hoặc bị phân tán. - Huy động tiền gửi tiết kiệm từ các hộ vay. Người vay đóng tiết kiệm khi vay vốn của NH thì một mặt NH huy động vốn với mức lãi suất thấp, mặt khác giúp người vay giảm gánh nặng trả nợ. Từ đó NH có nguồn vốn lớn hơn để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay với số tiền lớn hơn góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hơn. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo các hộ vay phải trả nợ đúng thời hạn. - Ngoài ra nên phân kỳ trả nợ thành nhiều kì theo chu kỳ sản xuất kinh doanh giúp hộ vay giảm bớt áp lực về nguồn trả nợ cuối kỳ. Việc trả nợ theo kỳ hạn đã được định ra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trường hợp đến phân kỳ trả nợ, hộ vay không trả được thì có biện pháp xử lý phù hợp. - Hạn chế khoanh nợ, xóa nợ bằng các diều kiện khắt khe để nâng cao ý thức trả nợ của người vay, để các hộ vay không chây ì, chờ khoanh, xóa nợ. Trường hợp xảy ra rủi ro thì Tổ TK&VV cùng PGD tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp. hộ vay sẽ được vay lại hoặc vay thêm để tiếp tục sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác - Tăng cường kiểm soát vốn vay: Huy động nguồn vốn đã khó nhưng kiểm soát vốn vay đó được sử dụng có hiệu quả hay không là điều khó hơn. Hiện nay chúng ta đang quản lý cho vay theo mô hình tổ, nhóm việc kiểm soát phụ thuộc rất lớn vào tổ trưởng nên phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các Tổ trưởng. - Củng cố hoàn thiện tổ vay vốn: PGD cần tiếp tục triển khai việc tập huấn, đào tạo cho các Tổ trưởng tổ vay vốn. Đồng thời xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các Tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của PGD. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 52 3.2.3 Tăng cường nâng cao trình độ và trách nhiệm đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng - Phục vụ công tác cho vay vốn ở NHCSXH thì cần có một đội ngũ cán bộ nhiệt tình hướng dẫn hộ vay, chịu khó lắng nghe ý kiến của người dân về những thắc mắc trong quá trình vay vốn. Khác với những ngân hàng thương mại khác, đối tượng vay vốn của NHCSXH là những người nghèo và họ thường ít học. Do đó, đòi hỏi các cán bộ phải nhẹ nhàng, dùng ngôn từ gần gũi với hộ vay để họ yên tâm tin tưởng vào ngân hàng và sớm thoát khỏi cảnh nghèo. - Bản thân ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra một cách chặt chẽ các CBTD. Quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Ban giám đốc ngân hàng cần kiểm tra đột xuất thông qua hộ vay hay tại các thời điểm giao dịch để phát hiện những sai sót trong quy trình nghiệp vụ hoạt động của cán bộ tín dụng. - Có chính sách khen thưởng cho các nhân viên tín dụng giỏi, có trình độ nghiệp vụ tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc nhằm động viên tinh thần, khuyến khích CBTD tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời cũng phải kiên quyết phê bình, kỷ luật và cuối cùng là sa thải đối với những CBTD sa sút về phẩm chất hoặc không có khả năng chuyên môn gây ảnh hưởng xấu đến công việc. 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của KH - Ngân hàng nên tăng cường theo dõi việc sử dụng vốn vay của KH, phối hợp chặt chẽ cùng với chính quyền địa phương, các hội đoàn thể liên quan để kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc việc trả nợ đúng hạn. - Để bảo đảm nguồn vốn vay đến tận tay KH và được sử dụng có hiệu quả thì cần phải có công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn trước, trong, và sau khi cho vay. Trước khi cho vay, CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, điều kiện cần vay vốn, đối tượng cần vay vốn. Trong khi cho vay, kiểm tra đúng tên đúng hộ nghèo đã Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 53 được phê duyệt. Sau khi cho vay, phải kiểm tra vốn vay theo định kì hoặc đột xuất khi cần thiết để đảm bảo các khoản vay sử dụng đúng mục đích. 3.2.5. Giúp người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả - Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho KH phát huy tối đa hiệu quả của vốn vay. - Đồng vốn phải đi đôi với kỹ thuật, ngoài việc cho các hộ nghèo nhiều vốn để hộ thoát nghèo thì cần phải chỉ cho họ cách lao động để thu được nhiều tiền hơn số tiền mà NH cho họ vay. Giúp họ tự lực cánh sinh, tính toán để kinh doanh tạo ta thu nhập để làm giàu cho mình và cho xã hội từ đó mới có cơ hội thoát nghèo bền vững. 3.2.6. Cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan - Khi vay vốn thủ tục phải qua chính quyền địa phương phê duyệt. Chính quyền cũng là đơn vị nắm tình hình của từng người dân làm ăn sinh sống trên địa bàn. Sự phối hợp chặt chẽ sẽ giúp cho ngân hàng đầu tư vốn đúng đối tượng. Mặt khác khi rủi ro xảy ra thì chính quyền địa phương giúp đỡ NH trong việc thu hồi nợ. 3.3. Đánh giá chung Với loại hình ngân hàng đặc thù, xác định đúng tôn chỉ mục đích đã đề ra “Không vì mục tiêu lợi nhuận” mà phải thể hiện rõ vai trò, vị thế của mình về loại hình tín dụng ưu đãi, trong những năm qua PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy đã tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp XĐGN, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần thực hiện thành công các chính sách về an ninh xã hội. Từ những kết quả đã đạt được ở trên ta thấy hoạt động của chi nhánh NHCSXH đã có những bước phát triển nhanh chóng. Dư nợ tín dụng liên tục tăng, số lượng khách hàng quan hệ ngày càng tăng. Nhờ những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng tính theo tiêu chuẩn Việt Nam đã giảm. PGD đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. NH đã xây dựng một chính sách cho vay tương đối hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 54 trong hoạt động thực tế, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn góp phần bảo toàn vốn cho Nhà nước. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chung của toàn xã hội không riêng gì NHCSXH. Chính vì vậy cần có sự kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội hoạt động thống nhất thì mới tạo đực sức mạnh tổng hợp, hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Sự phát triển của NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH thị xã Hương Thủy tuy chỉ mới trong thời gian ngắn nhưng nó đã có những hiệu quả đáng kể. Góp phần thực hiện đúng mục đích an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong 3 năm qua, Ngân hàng đã nỗ lực cố gắng và trên thực tế đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên nhiều người vẫn không hề biết đến những hoạt động, những lợi ích to lớn mà Ngân hàng đem lại đó, họ chỉ xem đó như là một điều cần thiết mà Chính quyền nên làm, không biết rằng đằng sau đó là cả một quá trình nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ ở NHCSXH thị xã Hương Thủy ngay từ ngày đầu khởi dựng. Nhận thấy điều đó, tôi đã thực hiện đề tài “ Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế” với mục đích hiểu rõ thêm về hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của NHCSXH như thế nào. Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đã giải quyết được những vấn đề đặt ra, cụ thể: Một là, làm rõ các khái niệm cơ bản về tín dụng, hoạt động tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy trong những năm gần đây. Ba là, Dựa vào những điều đã phân tích để nêu ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đề tài này vẫn vấp phải một số hạn chế: Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 55 - Trong thời gian thực tập tại chi nhánh vì thời gian hạn chế nên việc tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại chi nhánh chưa thấu đáo. - Do kỹ năng phân tích và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những phân tích mà em đưa ra chắc chắn còn nhiều thiếu sót và độ chính xác có thể chưa cao. 2. Kiến nghị a. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: - Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành vĩ mô của nhà nước, cần phải có kế hoạch chi tiết phù hợp thực tiễn trước khi ban hành các văn bản pháp luật, hạn chế tình trạng sai tới đâu sửa tới đó. - Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro. - Ban hành quy định về tiêu chuẩn, các yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Quy định về công tác kiểm tra, kiểm soát trong ngân hàng, hệ thống quản lý tài sản nợ, tài sản có và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. - Nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. - Nghiên cứu và định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng; tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước đang phát triển giúp các NH tăng trưởng an toàn. b. Đối với NHCSXH thị xã Hương Thủy: - Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền về nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng như thủ tục tham gia các chương trình vay vốn đến với người dân. Thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận người dân chưa hề biết đến nguồn vốn tín dụng ưu đãi này, nhất là những hộ dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. - Thường xuyên hướng dẫn và chỉ đạo các Tổ TK&VV bình xét cho vay đúng đối tượng, đúng mức cần thiết. Yêu cầu chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, xác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 56 nhận đối tượng khi đã kiểm tra khảo sát tình hình của đối tượng đó. - Tổ chức và lưu trữ hồ sơ một cách khoa học thuận lợi cho việc sử dụng hồ sơ, bổ sung thông tin của người vay ngay từ đầu để tránh gây mất thời gian và chi phí sau nay khi phải bổ sung thông tin. - Tổ chức, có chế độ cho các cán bộ trong ngân hàng đi học các lớp kỹ năng ngoài nghiệp vụ như làm việc có kế hoạch giúp cán bộ sắp xếp thời gian hợp lý, xen kẻ giữa công việc và nghỉ ngơi. - Ngân hàng phải thường xuyên chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng và sử dụng vốn vay của khách hàng. c. Đối với chính quyền địa phương: Hoạt động của NHCSXH muốn hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động của chính quyền địa phương do đó: - Chính quyền địa phương cần có biện pháp tuyên truyền vận động hộ vay sau khi vay vốn. Hướng dẫn sử dụng vốn và tư vấn kinh doanh gắn liền với việc cho vay vốn. - Tổ chức các buổi tọa đàm hoặc tập huấn chuyển giao về các kỹ thuật tiến bộ hay nguồn giống mới giúp người dân có cơ hội học hỏi kinh nghiệm. Thường xuyên tuyên truyền qua loa đài những thời điểm thích hợp để gieo trồng hay bảo vệ, phòng chống dịch bệnh. - Kịp thời bổ sung vào danh sách những gia đình có hoàn cảnh thật sự khó khăn cần giúp đỡ để họ có được nguồn vốn kinh doanh, đi lên xóa đói giảm nghèo. - Có trách nhiệm trong việc nhận ủy thác cho vay, cho vay phải đúng đối tượng, bình xét công khai, tránh chủ nghĩa bình quân khi xét vay vốn ưu đãi. - Quan tâm hơn nữa hoạt động tín dụng của NHCSXH thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi về hồ sơ tín dụng hay cơ sở hạ tầng ở nơi giao dịch lưu động để ngân hàng làm tốt vai trò nhiệm vụ của mình. - Phối hợp với ngân hàng trong những trường hợp xử lý những hộ vay vốn thiếu hiệu quả, cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 57 d. Đối với hộ vay vốn: - Sau khi vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích đã đề ra. Không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, tiếp thu những phương pháp sản xuất hiện đại phối hợp với nuôi trồng đúng thời điểm để đem lại năng suất cao. - Phải có ý thức trong việc vay vốn và phải trung thực trong khi vay vốn. Không nên làm hồ sơ, thủ tục để cho người khác vay ké. - Phải thường xuyên trả lãi và hoàn trả nợ gốc đúng hạn tạo điều kiện cho ngân hàng quay nhanh vòng vốn. - Nên gửi tiết kiệm đều đặn hàng tháng để có thói quen tiết kiệm, tạo điều kiện trả nợ dễ dàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại hoc GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Số: 78/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002. [2] Chủ biên: GS.TS Lê Văn Tề “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” NXB Thống kê, 2007. [3] Đỗ Viết Tỵ, “Phân tích hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCSXH huyện Hương Thủy – TT Huế”, Trường Trung cấp chuyên nghiệp kinh tế kỹ thuật Vạn Tường – TP Hồ Chí Minh, năm 2009. [4] Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012. [5] Một số tài liệu và văn bản hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy. [6]. Các website tham khảo khác: www.google.com.vn www.tinmoi.vn www.thuvienluanvan.com www.vbsp.org.vn. www.vnexpress.netĐại học Kin h tế Hu ế Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học. Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hoàng Văn Liêm đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế, các cô chú, anh chị tại Phòng tín dụng đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trúc Ny Đại học Kin tế H uế DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước TTHuế : Thừa Thiên Huế UBND : Ủy ban nhân dân LĐ&TBXH : Lao động và thương binh xã hội PGD : Phòng giao dịch DN : Dư nợ DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ XĐGN : Xóa đói giảm nghèo TSĐB : Tài sản đảm bảo TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn NH : Ngân hàng HSSV : Học sinh sinh viên XKLĐ : Xuất khẩu lao động NS&VSMTNT :Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn GQVL : Giải quyết việc làm DAPTLN : Dự án phát triển lâm nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh CBTD : Cán bộ tín dụng NQH : Nợ quá hạn KH : Khách hàng SL : Số lượng ST : Số tiền Đại học Kin h tế Hu ế DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy – TTHuế giai đoạn 2010 – 2012....................................................................................36 Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy – TTHuế giai đoạn 2010 – 2012....................................................................................41 2. Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay tại NHCSXH thị xã Hương Thủy.......10 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH thị xã Hương Thủy – TT Huế. ...................21 Đại học Kin h tế Hu ế DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại nghèo đói theo khu vực của Bộ LĐ- TBXH.....................7 Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TT Huế giai đoạn 2010 - 2012....................................................................................................................22 Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 ....................................................................................................24 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tài chính tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 ...........................................................................................................27 Bảng 2.4: Tình hình doanh số cho vay theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 – 2012..............................................................30 Bảng 2.5 : Tình hình doanh số cho vay theo địa bàn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 .....................................................................................33 Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 ...............................................................35 Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ theo địa bàn quản lý tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012............................................................................38 Bảng 2.9 : Tình hình dư nợ theo địa bàn quản lý tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012 .......................................................................................42 Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy – TTHuế....................44 Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TT Huế giai đoạn 2010 - 2012...........................................................................45 Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - TTHuế giai đoạn 2010 - 2012:...........................................................................46 Đại ọc Kin h tế Hu ế MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...............................................................................................................4 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói......................................................................4 1.1.1. Khái niệm......................................................................................................4 1.1.2. Nguyên nhân nghèo đói ................................................................................5 1.1.3. Đặc tính của khách hàng là hộ nghèo ...........................................................6 1.1.4. Chuẩn mực xác định hộ nghèo .....................................................................7 1.2. Những lý luận về hoạt động tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách....................................................................................................................7 1.2.1. Khái niệm và bản chất tín dụng ....................................................................7 1.2.2. Hoạt động tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách ........8 1.2.2.1. Khái niệm ..............................................................................................8 1.2.2.2. Đặc điểm................................................................................................8 1.2.2.3. Vai trò..................................................................................................11 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................12 1.3.1. Doanh số cho vay........................................................................................12 1.3.2. Doanh số thu nợ ..........................................................................................12 1.3.3. Dư nợ ..........................................................................................................13 1.3.4. Nợ quá hạn ..................................................................................................13 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHCSXH ........................14 Đại học Kin h tế Hu ế 1.4.1. Nhân tố thuộc môi trường kinh tế...............................................................14 1.4.2. Nhân tố thuộc môi trường pháp lý ..............................................................14 1.4.3. Nhân tố thuộc phía ngân hàng ....................................................................14 1.4.4. Nhân tố thuộc phía khách hàng ..................................................................15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - THỪA THIÊN HUẾ ...........16 2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ......................................16 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................16 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam .......17 2.2. Sơ lược về NHCSXH thị xã Hương Thủy .........................................................17 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................17 2.2.2. Địa bàn hoạt động của NHCSXH thị xã Hương Thủy ...............................19 2.2.3. Chức năng, lĩnh vực hoạt động và đối tượng phục vụ................................20 2.2.3.1. Chức năng và lĩnh vực hoạt động........................................................20 2.2.3.2. Đối tượng phục vụ ...............................................................................20 2.2.4. Tổ chức bộ máy hoạt động .........................................................................21 2.2.5. Tình hình lao động ......................................................................................22 2.2.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn...................................................................24 2.2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................................26 2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - Thừa Thiên Huế...29 2.3.1. Doanh số cho vay tại đơn vị .......................................................................30 2.3.1.1. Tình hình doanh số cho vay theo đối tượng vay vốn ..........................30 2.3.1.2. Tình hình doanh số cho vay theo địa bàn quản lý ..............................33 2.3.2. Doanh số thu nợ cho vay tại đơn vị ............................................................35 2.3.2.1. Tình hình doanh số thu nợ theo đối tượng vay vốn ...........................35 2.3.2.2. Tình hình doanh số thu nợ theo địa bàn quản lý .................................37 2.3.3. Dư nợ cho vay tại đơn vị ................................................................................ 39 2.3.3.1. Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn ...............................39 2.3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay theo địa bàn quản lý ....................................42 Đại ọc Kin h tế Hu ế 2.3.4. Nợ quá hạn tại đơn vị..................................................................................43 2.3.4.1. Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng vay vốn ....................................45 2.3.4.2. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn .......................................46 2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng của NHCSXH thị xã Hương Thủy ......................47 2.4.1. Những kết quả đạt được..............................................................................47 2.4.2. Những hạn chế ............................................................................................47 2.4.3. Nguyên nhân ...............................................................................................48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................50 3.1. Định hướng chung góp phần nâng cao hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy ..............................................................................................................50 3.2. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của NHCSXH thị xã Hương Thủy: ...................................................................................................51 3.2.1. Tăng mức vay đối với hộ nghèo và bảo đảm hoàn trả vốn vay đúng thời hạn......51 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác....51 3.2.3 Tăng cường nâng cao trình độ và trách nhiệm đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng ..............................................................................................................52 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của KH ...52 3.2.5. Giúp người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả ........................................53 3.2.6. Cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan...............................53 3.3. Đánh giá chung ..................................................................................................53 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................54 1. Kết luận .................................................................................................................54 2. Kiến nghị ...............................................................................................................55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................58 Đại họ Kin h tế Hu ế ÂAÛI HOÜC HUÃÚ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC KINH TÃÚ KHOA KÃÚ TOAÏN - TAÌI CHÊNH -------- KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂAÛI HOÜC THÆÛC TRAÛNG HOAÛT ÂÄÜNG TÊN DUÛNG TAÛI NGÁN HAÌNG CHÊNH SAÏCH XAÎ HÄÜI THË XAÎ HÆÅNG THUÍY TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ Sinh viãn thæûc hiãûn: Giaïo viãn hæåïng dáùn: Nguyãùn Thë Truïc Ny TS. Hoaìng Vàn Liãm Låïp: K43A TCNH Niãn khoïa: 2009-2013 Huãú, thaïng 05 nàm 2013 Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_tin_dung_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue.pdf
Luận văn liên quan