Khóa luận Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An

Từ những kết quả đạt được và chưa đạt được, những thuận lợi và khó khăn hiện tại của huyện thanh Chương, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:  Đối với nhà nước - Tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để có thể hoàn thành các tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn phát triển sản xuất. - Hoàn thiện các cơ chế chính sách, từng bước thiết lập thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường. - Thực hiện đầu tư, mở rộng các loại hình công ty, doanh nghiệp vào địa bàn huyện hoặc khuyến khích các cá nhân tổ chức tự mở công ty vừa cải tạo bộ mặt của huyện, vừa giải quyết một bộ phận lao động đang tìm kiếm việc làm. - Đầu tư, hỗ trợ vốn vào các vùng khó khăn để kinh tế phát triển đồng đều  Đối với các cấp, các ngành địa phương - Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động ngay trên địa bàn huyện, vừa kết hợp học lý thuyết và thực hành để người dân dễ nắm bắt. - Đẩy mạnh các chương trình về tư vấn, việc làm, hỗ trợ xuất khấu lao động. - Giảm mức lãi suất cho vay, khuyến khích người dân vay vốn đề đầu tư, mở rộng sản xuất. - Hằng năm, mở ít nhất 3-4 đợt thảo luận giữa người dân và cán bộ cho lao động nông thôn, qua đó, khảo sát xem người dân có gì thắc mắc cần giải đáp cũng như điều tra về tình hình việc làm của các hộ tham gia. - Cần đưa ra các biện pháp thu hút lao động từ bên ngoài trở về địa phương, làm giàu cho địa phương mình.  Đối với từng lao động: Bản thân mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm đối với quê hương của mình. Không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao tay nghề để tiếp cận Đại học

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn, cơ cấu lao động, đào tạo lao động chưa phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong và ngoài nước còn hạn chế. Từ tình trạng thiếu việc làm đã dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự xã hội, xoá đói giảm nghèo... Số liệu thống kê đến cuối năm 2015, dân số huyện có 224.272 người. Trong đó: - Thị trấn (vùng thành thị) 8.614 người, chiếm 3,85%; - Các xã còn lại (vùng nông thôn) 215.658 người, chiếm 96,15%; - Số người trong độ tuổi lao động: 126.832 người, trong đó lao động nam 62.489 người, chiếm 49,27%; lao động nữ 64.343 người, chiếm 50,73%. - Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 125.374 người; trong đó: lao động làm việc trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 84.176 người, chiếm 67,14%; ngành công nghiệp - xây dựng khoảng 10.000 người, chiếm 8% và dịch vụ , thương mại là 31.198 người, chiếm 24,86%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5% so với tổng nguồn lao động của huyện. 2.3. Thông tin về lao động việc làm của các hộ điều tra 2.3.1. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra Để thấy rõ hơn thực trạng về lao động, việc làm của huyện Thanh Chương, tôi đã tiến hành điều tra ở 60 hộ gia đình bao gồm 22 hộ thuần nông, 25 hộ kiêm nông và 13 hộ phi nông với 136 lao động trong 236 nhân khẩu thuộc 2 xã trên địa bàn huyện. Một xã đồng bằng và một xã miền núi nằm hai bên bờ sông Lam là xã Thanh Đồng( nằm phía Hữu Ngạn) và xã Thanh Thịnh( nằm phía Tả Ngạn). Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 44 Bảng 8: Thông tin chung của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Thuần nông Kiêm nông Phi nông Bình Quân 1. Lao động BQ/hộ Người 1,86 2,60 2,31 2,27 2. Nhân khẩu BQ/hộ Người 3,59 4,32 3,77 3,93 3. Diện tích BQ/hộ Sào 6,45 6,36 2,92 5,65 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Ở hộ thuần nông, ta thấy, đây là loại hộ có số lao động bình quân nhỏ nhất. Trong khi hộ kiêm nông và hộ phi nông chiếm lần lượt là 2,6 lao động/hộ và 2,31 lao động/hộ thì kiểu hộ thuần nông chỉ có 1,86 lao động/ hộ. Nguyên nhân là do trong các hộ gia đình thuần nông lao động chủ yếu là vợ chồng trẻ, có gia đình thì vợ hoặc chồng đã qua tuổi lao động hoặc con cái đang trong độ tuổi đi học. Mặc dù vẫn hoạt động kinh tế nhưng những người đó không còn được tính vào lực lượng lao động nông thôn. Do vậy, lao động bình quân ở hộ thuần nông thường thấp hơn so với hộ kiêm nông và hộ phi nông. Tuy tổng số lao động không phải là nhiều nhất nhưng bình quân đất/hộ lại nhiều nhất bởi hộ thuần nông thường sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp để kiếm sống mà không có thêm khoản thu nhập nào khác ngoài nông nghiệp, tuy nhiên con số đó cũng không cao hơn nhiều so với hộ kiêm nông. Ở hộ kiêm nông, nhìn vào bảng số liệu, ta nhận thấy dù là tổng số hộ, lao động BQ/hộ, nhân khẩu BQ/hộ hay diện tích BQ/hộ thì nhóm này luôn cao nhất. Cụ thể, có 25 hộ với bình quân 2,60 lao động/hộ và 4,32 nhân khẩu/hộ. Diện tích BQ/hộ tuy có ít hơn nhóm hộ thuần nông nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể. Đối với những hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 13/60 hộ được điều tra với diện tích đất canh tác cũng rất ít. Tuy nhiên, do địa bàn nghiên cứu là vùng nông thôn nên đây cũng được coi là một con số không nhỏ vì ta biết rằng người dân nông thôn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vậy thì những hộ gia đình này sống bằng gì? Qua điều tra, tôi biết được họ làm các ngành nghề rất đa dạng: xây dựng, giáo viên, buôn bán... Thu nhập của họ cũng cao hơn nhiều so với hộ thuần nông. Có một số gia đình có đất nhưng không có thời gian để tiến hành gieo cấy lúa, trồng hoa màu thì họ khoán cho những người có thời gian và nhu cầu để lấy một khoản tiền khoán Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 45 tương ứng. Đó cũng là cách để hộ phi nông nghiệp tự tạo thêm thu nhập cho gia đình họ ngoài những công việc chính hằng ngày. Bình quân có 2,31 lao động trên tổng số 13 hộ, bình quân nhân khẩu/hộ cũng khá cao. Cao hơn cả hộ thuần nông, trong khi hộ thuần nông chỉ có 3,59 khẩu/hộ thì hộ phi nông cao hơn với 3,77 khẩu/hộ. Do không làm nông nghiệp nên tổng diện tích đất/hộ nhỏ nhất với 2,92 sào. 2.3.2. Quy mô, cơ cấu lao động của các hộ điều tra Bảng 9: Bình quân lao động của các hộ điều tra phân theo giới tính, độ tuổi và trình độ văn hoá ĐVT: Người Chỉ tiêu Thuần Nông Kiêm nông Phi Nông Bình quân Tổng số hộ 22 25 13 - 1. LĐBQ/hộ phân theo giới tính Nam 0,86 1,36 1,23 1,15 Nữ 1 1,24 1,08 1,12 2. LĐBQ/hộ phân theo nhóm tuổi 15- 19 0,09 0,08 0 0,03 20- 35 0,73 0,76 1,77 0,97 36- 45 0,5 0,76 0,38 0,58 46- 60 0,55 1 0,15 0,65 3. LĐBQ/hộ phân theo TĐVH Cấp I 0,27 0,12 0,08 0,17 Cấp II 0,91 0,96 0,15 0,77 Cấp III 0,68 1,52 2,08 1,33 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Nông thôn Việt Nam hiện nay đang từng bước đổi mới về mọi mặt trong tiến trình CNH- HĐH. Nông thôn Thanh Chương cũng đang từng bước đẩy mạnh để bắt kịp xu thế với các vùng khác trong cả nước. Trong những năm qua, cơ cấu lao động của huyện đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực nông Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 46 nghiệp, tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Điều đó được thể hiện qua việc ngày càng tăng về số lượng hộ gia đình kiêm nông và hộ phi nông. Thông qua bảng 9, ta có cái nhìn rõ hơn về lao động trên địa bàn huyện Thanh Chương. Cụ thể như sau: Về giới tính, trong 60 hộ điều tra với 136 lao động thì bình quân có 1,15 lao động nam và 1,12 lao động nữ. Số lao động nam và nữ chênh lệch nhau không nhiều. Trong đó chỉ có ở hộ thuần nông là lao động nữ chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Ở các hộ thuần nông, có một số lượng công việc đòi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ như gieo cấy, làm cỏ...thì thích hợp với người phụ nữ hơn là đàn ông. Tuy nhiên, cũng có một số công việc nặng nhọc đàn ông lại thích hợp và làm nhiều hơn phụ nữ như cày, xới đất, mang vác... Ở hộ phi nông và kiêm nông, số lượng lao động nam giới lại cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, sự chênh lệch là không lớn. Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở 3 nhóm hộ ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2015) Về độ tuổi, nếu tính chính xác tuổi lao động theo quy định thì trong 236 nhân khẩu chỉ có 136 người nằm trong độ tuổi quy định. Bình quân chung có 0,03 lao động nằm trong nhóm từ 15- 19 tuổi; 0,97 lao động trong nhóm từ 20- 35 tuổi; 0,58 lao động từ 36- 45 tuổi và 0,65 lao động từ 46- 60 tuổi. Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu lao 4.88 3.08 0 39.02 29.23 76.67 26.83 29.23 16.67 29.27 38.46 6.66 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nhóm thuần nông Nhóm nông kiêm Nhóm phi nông 46- 60 36- 45 20-35 15- 19 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 47 động phân theo nhóm tuổi ở 3 nhóm hộ, ta nhận thấy cơ cấu của những lao động ở nhóm hộ thuần nông và kiêm nông theo 4 nhóm tuổi tuy có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Riêng hộ phi nông thì có sự khác biệt rất lớn. Trong nhóm hộ này, phần lớn tập trung vào những lao động trẻ từ 20- 35 tuổi. Ta thấy, ở độ tuổi 20- 35 chiếm số lao động bình quân lớn nhất, đặc biệt là trong các hộ phi nông và kiêm nông. Đây thường là những người lao động trẻ, có học vấn, có kiến thức nên họ chú trọng vào các ngành nghề phi nông và kiêm nông để tạo thêm việc làm lúc nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Với lao động dưới 20 tuổi, hầu hết họ là con em của các hộ gia đình đang đi học ở địa phương hoặc ở xa, không được tính vào lực lượng lao động nông thôn, một số ít không còn học thì đang ở nhà vừa phụ giúp gia đình vừa tìm kiếm việc hoặc chờ đi xuất khẩu lao động ở các nước khác. Về trình độ văn hoá, nhìn qua bảng số liệu, ta dễ dàng nhận thấy ở Cấp I thì hộ thuần nông chiếm số lao động lớn nhất với bình quân 0,27 lao động. Nguyên nhân khiến cho hộ thuần nông chiếm số lao động Cấp I lớn nhất là do trong những hộ thuần nông được điều tra thường là những lao động đã có tuổi, vì ngày xưa khó khăn không có điều kiện trang trải học phí nên chỉ có thể học tới Cấp I rồi ở nhà phụ giúp gia đình. Do vậy mà trình độ học vấn của họ thường thấp. Những thế hệ sinh sau có điều kiện hơn sẽ được học tới Cấp II, Cấp III, thậm chí là cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, có một thực trạng mà hầu như ở địa phương nào cũng thấy đó là những người có trình độ CĐ- ĐH thường họ không có ý định về quê làm việc. Những người này thường tập trung trong các hộ phi nông và kiêm nông. Sau khi học xong, họ thường ra Bắc hoặc vào Nam tìm kiếm công việc thay vì về quê. Do vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách thu hút lao động có trình độ về phục vụ cho quê hương mình. 2.3.3. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra Như chúng ta đã biết, lao động nông nghiệp không giống với lao động công nghiệp hay dịch vụ. Những lao động trong lĩnh vực xây dựng dịch vụ, họ chỉ làm việc trong độ tuổi quy định( nam từ đủ 15- 60, nữ từ đủ 15- 55). Lao động nông nghiệp lại mang đặc thù khác. Mặc dù những người ít hơn 15 tuổi hay nhiều hơn 60 tuổi không được tính vào lực lượng lao động nông thôn song họ vẫn làm việc hằng ngày như một lao động thực sự. Ngoài ra, những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 48 hoặc thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm cũng không được tính vào lực lượng lao động nông thôn. Mặc dù tất cả thành phần lao động trên vẫn làm việc song họ chỉ được tính là lao động phụ chứ không phải là lao động chính trong gia đình. Quay lại với bảng số liệu về thông tin chung của các hộ điều tra, ta thấy trong 236 nhân khẩu với lao động chính là 136 người. Trong 100 nhân khẩu còn lại vẫn còn một tỷ lệ thất nghiệp hoặc là lao động phụ nên không được tính vào lao động chính trong gia đình như: người già, học sinh, sinh viên, nội trợ, người tàn tật... Qua bảng 8 ta thấy lao động bình quân trên hộ đối với hộ kiêm nông là lớn nhất với 2,6 người/hộ. Tiếp đến là hộ phi nông với 2,31 người/ hộ và hộ thuần nông chỉ có 1,86 người/ hộ. Như vậy thì việc sử dụng lao động ở các nhóm hộ gia đình là không giống nhau bởi đặc thù và tính chất công việc của mỗi nhóm. Mặt khác, do có sự chuyển dịch lao động trong nhóm hộ thuần nông sang phi nông và kiêm nông nên số lượng bình quân lao động trong các nhóm cũng có sự thay đổi theo. 2.3.4. Tình hình sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra Thời gian ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng công việc. Tuỳ vào tính chất công việc mà lao động sử dụng thời gian khác nhau. Cụ thể, ta thấy ở bảng số liệu dưới đây, số lao động làm việc dưới 100 ngày chỉ có ở trong hộ thuần nông song số lượng cũng rất ít chỉ có 3 lao động trong tổng số 136 lao động,chỉ chiếm 2,22%. Đây thường là những lao động đã có tuổi, hoặc những người có sức khoẻ không được tốt nên chỉ làm việc trong những vụ mùa trong năm và nhận trợ cấp từ người thân. Còn ở trong hộ kiêm nông và hộ phi nông nghiệp, lao động dưới 100 ngày trong 1 năm là không có bởi hầu hết những người làm việc trong hộ này thường sử dụng hết nhiều thời gian hơn so với hộ thuần nông- ngoài thời gian mùa màng thì hầu như thời gian còn lại trong năm là thời gian nông nhàn. Trong khi đó, số lao động hoạt động trên 300 ngày trong 41 hộ thuần nông được điều tra thì chỉ có 3 lao động là làm việc trên 300 ngày/ năm. Cũng trong nhóm thuần nông này, số lao động làm việc ở khoảng thời gian từ 100-< 200 ngày là lớn nhất, cụ thể có 25 lao động chiếm 60,98%. Tiếp đến là số người làm trong khoảng thời gian từ 200-< 300 ngày với 10 lao động, chiếm 24,39%. Đối với những hộ làm việc trong khoảng thời gian này, ngoài làm việc trong những vụ mùa ra, hằng ngày, họ còn làm việc, chăm sóc vật nuôi như gà, vịt, dê...để tăng thêm Đạ i h ọc K nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 49 thu nhập. Một thực tế ở nông thôn hiện nay là thu nhập từ công việc phụ mang lại cao hơn so với công việc chính. Người dân trồng lúa, trồng ngô chủ yếu là tự cung, tự cấp cho gia đình, chỉ có một số hộ làm với số lượng lớn ăn không hết thì mới đem bán. Còn thu nhập chủ yếu của các hộ thuần nông là thường do nuôi lợn, nuôi bò vừa lấy sức kéo, hằng năm vừa có sản phẩm phụ là bê con để bán. Mỗi con như vậy người dân có thể thu về từ 8- 15 triệu đồng/con tuỳ thuộc vào số tháng nuôi và số công người lao động bỏ ra chăm sóc. Đối với hộ kiêm nông, do vừa làm nông nghiệp, vừa làm các ngành nghề xây dựng, thương mại dịch vụ khác nên lao động hoạt động dưới 100 ngày là không có. Từ 100-< 200 ngày có 16 lao động chiếm 24,62%. Từ 200-< 300 ngày có 27 lao động, chiếm 41,54%, còn lại là lao động trên 300 ngày chiếm 33,85%. Nông nghiệp đối với những hộ kiêm nông chỉ là phụ khi mà nó mang tính thời vụ, chỉ làm trong 1 thời gian nhất định trong năm. Số thời gian còn lại, họ làm các công việc như thợ xây, buôn bán, may mặc, làm bánh.....vừa sử dụng hết thời gian lại vừa kiếm thêm được thu nhập. Đối với hộ phi nông nghiệp, số ngày lao động từ 100-< 200 ngày có 3 lao động, chiếm 10%. Từ 200-< 300 ngày có 9 lao động, chiếm 30,00%. Những lao động này thường là làm trong các lĩnh vực nhà nước như: giáo viên, cán bộ công chức. Do làm việc theo biên chế nên 1 tuần họ chỉ phải làm việc 5 ngày và có 2 ngày nghỉ. Thường 1 năm họ chỉ phải làm 260- 270 ngày. Từ 300 ngày trở lên chiếm số lượng lớn nhất 60,00% với 18 lao động. Những người làm trong khoảng thời gian này thường là làm kinh doanh, buôn bán, hoặc công nhân làm xa nhà hầu như không có ngày nghỉ trừ các ngày lễ, tết. Tuy nhiên, làm trong lĩnh vực phi nông thì thu nhập cũng sẽ cao hơn so với thuần nông, lại không bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, không quá vất vả mà vẫn đảm bảo thu nhập. Chính vì nguyên nhân này mà trong những năm qua, số lượng lao động nhóm thuần nông giảm dần, nhanh chóng chuyển sang nhóm kiêm nông và phi nông, đặc biệt là nhóm phi nông nghiệp. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 50 Bảng 10: Tình hình sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra Số ngày làm việc bình quân Thuần nông Kiêm nông Phi nông Tổng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % < 100 3 7,32 0 0,00 0 0.00 3 2,21 100 –< 200 25 60,98 16 24,62 3 10.00 44 32,35 200 –< 300 10 24,39 27 41,54 9 30,00 46 33,82 > =300 3 7.32 22 33,85 18 60,00 43 31,62 Tổng 41 100 65 100 30 100 136 100 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2015) 2.3.5. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra Qua số liệu trong bảng, ta thấy thu nhập của cả 3 nhóm hộ thuần nông, kiêm nông và phi nông không có hộ nào thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/ năm. Riêng đối với hộ kiêm nông và phi nông, thu nhập từ 12- 18 triệu/ năm cũng không có hộ nào. Chỉ có hộ thuần nông trong khoảng thu nhập đó vẫn có 3 hộ, chiếm 13,64% trong tổng số hộ thuần nông và 5% trong tổng số hộ được điều tra. Hầu hết, những hộ có mức thu nhập này thường là những hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ trung bình. Thu nhập của họ thường chỉ phụ thuộc vào mấy sào đất được cấp, không có tiền vốn để đầu tư thêm vật nuôi hoặc có nhưng ít, cộng thêm đông người, con cái ăn học nên khó vươn lên trong cuộc sống. Trong 60 hộ được điều tra của huyện chỉ có 3 hộ nằm trong diện này. Đối với mức thu nhập từ 18- 36 triệu, có 19 hộ trong 60 hộ đạt mức thu nhập này. Cụ thể, ở nhóm thuần nông có 11 hộ, chiếm 50%, nhóm kiêm nông có 6 hộ chiếm 24% và nhóm phi nông có 2 hộ chiếm 15,38%. Nhìn chung, đây không phải là mức thu nhập quá cao để một hộ gia đình có thể chi tiêu thoải mái, nhất là đối với những hộ khá và hộ giàu trong nhóm hộ phi nông và kiêm nông vì đời sống của họ khá cao, từ ăn mặc đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, một số hộ trong nhóm thuần nông đạt được mức thu nhập này cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn so với thu nhập chỉ từ 12- 18 triệu. Đây là mức thu nhập của hầu hết hộ trung bình trong nhóm phi nông và số ít hộ khá trong nhóm thuần nông. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 51 Bảng 11: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra Chi tiêu Thuần nông Kiêm nông Phi nông Tổng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Phân theo loại hộ Hộ nghèo, cận nghèo 7 31.82 2 8.00 1 7.69 10 16.67 Hộ trung bình 6 27.27 3 12.00 1 7.69 10 16.67 Hộ khá, giàu 9 40.91 20 80.00 11 84.62 40 66.66 Tổng 22 100 25 100 13 100 60 100 2. Phân theo thu nhập Dưới 12 triệu 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Từ 12 -18 triêu 3 13.64 0 0.00 0 0.00 3 5.00 Từ 18 - 36 triệu 11 50.00 6 24.00 2 15.38 19 31.67 Trên 36 triệu 8 36.36 19 76.00 11 84.62 38 63.33 Tổng 22 100 25 100 13 100 60 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Với mức thu nhập trên 36 triệu/năm, có 38 hộ chiếm 63,33% trong 60 hộ. Trong đó, nhóm hộ phi nông nghiệp chiếm 11 trên tổng số 13 hộ. Có thể nói, những người hoạt động trong nhóm hộ phi nông nghiệp thường có mức thu nhập cao nhất, tiếp đó là hộ kiêm nông với 19/25 hộ, chiếm 76% tổng số hộ trong nhóm. Hộ thuần nông ít nhất với 8/22 hộ tương ứng 36,36% tổng số hộ trong nhóm. Ở mức thu nhập này thường là hộ khá và hộ giàu mới đạt được. Qua đó, ta thấy một tín hiệu đáng mừng là thu nhập của người dân huyện Thanh Chương khá cao. Điều này có nghĩa mức sống của người dân đang từng ngày được cải thiện. Khi thu nhập tăng, đời sống được nâng cao, con người sẽ có điều kiện để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đồng thời, thu nhập của hộ tăng sẽ kéo theo thu nhập bình quân đầu người trung bình của huyện tăng. Điều này tác động tích cực cho sự phát triển chung của toàn huyện. 2.3.6. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao động 2.3.6.1. Ảnh hưởng của độ tuổi Độ tuổi là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới thời gian cũng như năng suất làm việc của lao động. Độ tuổi liên quan đến nhiều yếu tố trong sản xuất như kinh nghiệm, sức khoẻ. Thực tế chứng minh rằng những người trẻ tuổi thường có sức khoẻ để làm việc nhưng những người lớn tuổi lại có kinh nghiệm nhiều hơn. Đối với những lao động trong độ tuổi từ 15- 19 tuổi thường là những người học Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 52 kém, bỏ học giữa chừng hoặc đã học xong, đang ở nhà làm thêm phụ giúp cho gia đình, chờ đợi công việc để đi xa. Do tư tưởng không muốn ở nhà làm nông nên những người trong độ tuổi này thường ít quan tâm tới công việc đồng áng mà chủ yếu là chăn thả gia súc. Công việc tuy tốn nhiều thời gian nhưng nhẹ nhàng, không vất vả. Hơn nữa, tuổi đời đang trẻ, tư tưởng ăn chơi vẫn là chính, chưa có định hướng cho bản thân nên số ngày lao động bình quân trong năm là 249,77 ngày trong bình quân chung ở cả 3 nhóm hộ. Tuy nhiên, ở trong nhóm tuổi này, số ngày làm việc bình quân trong nhóm kiêm nông khá cao với 315 ngày. Nguyên nhân là do những lao động này hiện đã học xong và đang làm công nhân cho các công ty, xí nghiệp nên số ngày làm trong năm thường cao. Trong 3 nhóm hộ được điều tra thì nhóm hộ phi nông không có lao động nào nằm trong độ tuổi này. Từ 20- 35 tuổi: Đây thường là những lao động trẻ có ít kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất. Theo thống kê điều tra, có 16 lao động nhóm thuần nông, 19 lao động nhóm kiêm nông và 23 lao động nhóm phi nông, chiếm 42,65% tổng số lao động được điều tra. Số liệu này cho thấy trong số lao động trên địa bàn thì lao động trẻ chiếm phần lớn. Tuy tuổi đời còn khá trẻ và vừa mới bước qua ngưỡng học hành, lập gia đình song những người trong đổ tuổi này lại là lao động trẻ, có sức khỏe tốt nên số ngày làm việc bình quân cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi với 270,53 ngày. Cụ thể nhóm hộ thuần nông là 161,83 ngày, nhóm hộ kiêm nông là 303,37 ngày và nhóm hộ phi nông cao nhất với 319,02 ngày. Bảng 12: Ảnh hưởng của độ tuổi tới thời gian làm việc của lao động Chỉ tiêu Thuần nông Kiêm nông Phi nông BQC Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % 15 – 19 184,94 4,88 315,00 3,08 0,00 0,00 249,97 2,94 20 – 35 161,83 39,02 303,37 29,23 319,02 76,67 270,53 42,65 36 – 45 221,18 26,83 266,12 29,23 255,50 16,67 250,48 25,74 46 – 60 177,53 29,27 237,75 38,46 240,00 6,66 219,34 28,67 BQC 183,47 100 267,60 100 303,17 100 250,08 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 53 Từ 36- 45 tuổi: Ở độ tuổi này, cả lao động nam và nữ đã đến tuổi trưởng thành, suy nghĩ chu đáo, chín chắn. Thường đang nuôi con ăn học nên luôn lo làm ăn. Do đó, số ngày làm việc cũng khá cao với 250,48 ngày. Trong đó, lao động ở nhóm hộ kiêm nông lớn nhất với 266,12 ngày, nhóm hộ phi nông cũng khá cao với 255,50 ngày. Đối với người trong nhóm tuổi này vừa có sức khoẻ, vừa có kinh nghiệm nên cần mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình cây trồng vật nuôi, vừa tận dụng thời gian rảnh sau những ngày mùa, vừa có thêm nguồn thu nhập. Từ 46- 60 tuổi: Ở độ tuổi này, tuy có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất song sức khoẻ lao động có xu hướng giảm sút. Do vậy, ngày công lao động bình quân cũng giảm. Bình quân một năm họ làm khoảng 219,34 ngày, chiếm 28,67%. 2.3.6.2. Ảnh hưởng của giới tính Giới tính ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian làm việc của người lao động. Ví dụ, các công việc nặng nhọc thì nam giới làm sẽ có hiệu quả hơn phụ nữ. Ngược lại, đối với những công việc cần sự khéo léo, tỷ mỷ thì nữ giới sẽ phù hợp nam. Tuỳ vào từng loại công việc mà người lao động sẽ phân công từng người phù hợp để đảm bảo chất lượng công việc. Cụ thể, trong hộ thuần nông, số ngày làm việc bình quân của lao động nam là 199,26 ngày, của lao động nữ là 169,84 ngày. Còn với các hộ kiêm nông, số ngày công bình quân lao động nam làm trong một năm cũng nhiều hơn lao động nữ. Bởi trong các hộ kiêm nông, lao động nữ ngoài những ngày mùa còn có chăm sóc vật nuôi, buôn bán ngoài chợ. Thời gian còn lại họ thường ở nhà chăm sóc con cái, nội trợ cơm nước cho chồng con. Còn với những người đàn ông trong nhóm hộ này thì ngoài những vụ mùa, họ còn đi xây theo ngày hoặc làm các công việc khác để kiếm thêm thu nhập và cũng mất nhiều thời gian hơn. Do vậy mà số ngày công huy động của nam nhiều hơn nữ. Riêng đối với những hộ phi nông, giới tính ít tác động tới thời gian làm việc của lao động hơn. Do vậy mà thời gian số ngày làm việc bình quân trong năm giữa nam và nữ trong nhóm hộ này chênh lệch nhau không quá nhiều, với nam giới là 307,81 ngày, nữ giới là 297,86 ngày. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 54 Bảng 13: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động Chỉ tiêu Thuần nông Kiêm nông Phi nông BQC Số ngày làm việc BQ/ LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Nam 199,26 46,34 292,00 55,4 307,81 53,33 270,75 52,2 Nữ 169,84 53,66 237,31 44,6 297,86 46,67 227,52 47,8 BQC 183,47 100 267,6 100 303,17 100 250,08 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) 2.3.6.3. Ảnh hưởng của trình độ văn hoá Sau độ tuổi và giới tính, trình độ văn hoá là nhân tố thứ ba có ảnh hưởng tới thời gian làm việc của lao động. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy được ở nhóm thuần nông, lao động có trình độ văn hoá cấp I, cấp II, cấp III có thời gian lao động bình quân trong năm tương đương với nhau. Phần lớn, lao động chỉ học tới cấp I thường là những người có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, gia đình không đủ tiền cho con ăn học nên chỉ học lấy cái chữ rồi ở nhà phụ giúp gia đình, làm việc ở nông thôn, khó thoát khỏi nông nghiệp bởi không có bằng cấp. Còn những lao động cấp II, cấp III cũng thường học xong không học thêm nghề nên ở nhà làm nông rồi dựng vợ, gả chồng. Do đó, thời gian làm việc của những người trong nhóm thuần nông theo cấp bậc khá tương đương nhau. Ở nhóm hộ kiêm nông có sự khác biệt khá rõ. Trình độ cấp I có số ngày làm việc lớn nhất với 288,08 ngày, chênh lệch không nhiều với trình độ cấp III là 287,1 ngày. Những người ở trình độ cấp II làm việc ít hơn với 234,17 ngày. Ở nhóm hộ phi nông, ta nhận thấy rằng những người học đến cấp III thì lao động luôn có số ngày làm việc bình quân lớn nhất, trung bình 310,19 ngày/ năm. Ở trong nhóm này, có một số lao động làm trong khu vực nhà nước và một số lao động làm ngoài nhà nước. Với những lao động làm trong khu vực nhà nước, trình độ văn hoá phải đạt cấp 3 trở lên, chưa kể đến trình độ chuyên môn được đào tạo. Thời gian làm của họ khá nhàn khoảng 250- 260 ngày/năm chưa trừ các ngày lễ tết. Còn với những lao động hoạt động ngoài khu vực nhà nước, trình độ văn hoá không bắt buộc mà họ hoạt động dựa và vốn kiến thức Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 55 đi làm từ thực tế như là thợ xây hoặc vốn về của cải để họ tự mở các quán tạp hoá. Với những lao động này họ thường hoạt động quanh năm. Thường thì những lao động này hoạt động từ 300- 320 ngày/ năm tuỳ thuộc vào công việc họ đang làm. Bảng 14: Ảnh hưởng của trình độ văn hoá tới thời gian làm việc của lao động Chỉ tiêu Thuần nông Kiêm nông Phi nông BQC Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Số ngày làm việc BQ/LĐ % Cấp I 188,56 14,63 288,08 4,62 150,00 3,33 214,56 7,36 Cấp II 188,05 48,78 234,17 36,92 285,00 6,67 216,33 33,82 Cấp III 175,34 36,59 287,10 58,46 310,19 90 273,94 58,82 BQC 183,47 100 267,60 100 303,17 100 250,08 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Một thực tế cho thấy, dù là làm công việc nào, trong lĩnh vực nào hay trong nhóm hộ nào thì muốn có thu nhập và việc làm được ổn định bền lâu thì cần có một trình độ nhất định. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, người dân đang thực hiện cách làm việc theo kiểu “cha truyền con nối” là chủ yếu. Đây không phải là hiện tượng tiêu cực cần loại bỏ nhưng cần chắt lọc, tiếp thu những cái hay, cái đúng để phát huy. Ngoài học tập theo kinh nghiệm của người trước thì thế hệ lao động sau này cần học hỏi kiến thức từ sách vở, mở mang trí tuệ khi mà ngày nay, nông nghiệp không chỉ dùng lao động thủ công mà còn dùng các loại máy móc tân tiến. Việc có trình độ văn hoá càng cao thì càng dễ giúp lao động nông thôn tiếp thu những cái tiên tiến, hiện đại, giảm bớt gánh nặng công việc, giảm được thời gian lao động, nâng cao năng suất công việc cũng như năng suất của các loại đối tượng cây trồng vật nuôi trong sản xuất. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 56 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Phương hướng và mục tiêu 3.1.1. Phương hướng Với sự tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng dân số hiện nay thì không chỉ riêng huyện Thanh Chương mà cả tỉnh, cả nước ta cần phải có những định hướng lâu dài trong vấn đề tạo việc làm cho người dân. Chính quyền địa phương cần có các biện pháp hỗ trợ, tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn, mở các lớp đào tạo tay nghề, nâng cao dân trí bởi có kiến thức thì việc tìm kiếm việc làm sẽ dễ dàng hơn. Hỗ trợ vốn khi người người dân có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài các biện pháp trên thì cần tác động vào tư tưởng của người dân về việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chính tạo ra sức ép lớn về lao động, việc làm. Vì vậy, giảm gia tăng dân số là biện pháp thiết thực nhất và cũng là biện pháp lâu dài, vững chắc để giải quyết việc làm cho người lao động. 3.1.2. Mục tiêu - Tập trung tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động các địa phương trong huyện vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập, làm giàu cho người lao động, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. - Mỗi năm đào tạo cho khoảng 4.500 lao động. - Phấn đấu từ năm 2016 đến 2020, giải quyết việc làm mới cho khoảng 15.000 người lao động. Bình quân mỗi năm 3.000 người/năm. - Bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2-2,5%/năm; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,71% xuống 3,5%. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2020: 9,5 - 10,5%. Trong đó: Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 57 + Nông lâm ngư nghiệp: 3,5- 4,5% + Công nghiệp- xây dựng: 16-17% + Dịch vụ: 12-13% - Giá trị tăng thêm bình quân đầu người 55- 60 triệu đồng. - Phát triển vững chắc số làng nghề đã được công nhận, xây dựng thêm 2- 3 làng nghề. - Tỷ lệ phát triển dân số ổn định hàng năm: 8- 9%o. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 61%. 3.2. Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 3.2.1. Xây dựng cơ cấu nông thôn toàn diện và hợp lý Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tất cả có vai trò nâng cao thu nhập cho người lao động. Lao động trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, điều đó dẫn đến tính thời vụ cao khiến lao động rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Về nông nghiệp: Theo số liệu thống kê đất đai tới năm 2014 trên địa bàn huyện, đất nông nghiệp đang có xu hướng được mở rộng. Vì vậy, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu vì đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, đặc biệt là trong thời đại ngày nay đang có xu hướng CNH- HĐH- ĐTH nông nghiệp nông thôn. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: huyện cần xác định rõ quy mô của từng ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuỷ lợi vừa phát triển, tạo bộ mặt mới cho huyện, vừa giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Ngoài ra, càn phát triển tiểu thủ công nghiệp tại một số làng nghề truyền thống trong huyện, vừa phục vụ nhu cầu cho người dân, vừa tạo việc làm lúc nhàn rỗi, tăng thêm khoản thu nhập cho chi tiêu. Về thương mại, dịch vụ: Tăng cường các loại hình dịch vụ ở nông thôn như hội chợ, các lễ hội văn hoá nhằm quảng bá du lichj, vừa giao lưu với các vùng lân cận. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 58 3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Lao động nông thôn ở nước ta có trình độ hạn chế. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nông dân nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn thì công tác đào tạo nghề là hết sức quan trọng mang ý nghĩa to lớn. Hiện nay, trình độ lao động ở nông thôn thấp, người dân làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm của ông cha truyền lại. Điều này ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin việc làm, chính sách... ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn xã hội. Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, chính quyền huyện cần có các biện pháp khuyến khích người dân đăng ký học trên tinh thần tự nguyện bằng cách tìm kiếm, giới thiệu việc làm sau khi người dân đã được đào tạo. Việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn hiện nay càng có ý nghĩa trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập. Một mặt, cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn, chuyển mạnh sang phát triển các ngành nghề mới, dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại. Với định hướng phát triển nông nghiệp xuất khẩu nên cần chú trọng đào tạo cho lao động những ngành, nghề chế biến nông sản phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao động của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn. Mặt khác, cơ cấu lại nền kinh tế là giảm thiểu các ngành, nghề và sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Từ đó, làm gia tăng sự dôi dư đội ngũ lao động giản đơn. 3.2.3. Tăng cường cho người dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông, khuyến công Trong sản xuất, vốn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai sau lao động đến thu nhập của hộ nông dân.. Do vậy, việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Trên thực tế hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều hộ gia đình không được cấp ruộng đất lại không có vốn để tự tạo công ăn việc làm cho bản thân và gia đình mà trong thời buổi kinh tế biến động, vay mượn khó Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 59 khăn thì việc cho người dân vay vốn với mức lãi suất thấp thì sẽ tạo điều kiện cho hộ phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, người nông dân nhiều khi không giám vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào. Vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến công và khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Việc cho người dan vay vốn không chỉ dừng lại ở những gia đình nghèo hay không có đất canh tác mà đối với một số hộ khá giả có nhu cầu vay để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuấtthì chính quyền địa phương cũng cần tạo điều kiện để họ được vay. 3.2.4. Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa Hiện nay, nền nông nghiệp hiện đại phải là nền nông nghiệp được phát triển dựa trên cơ sở: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa và sinh học hóa. Thế nhưng, sản xuất nông nghiệp của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công, lao động cơ bắp của người nông dân là chính. Tự động hóa về cơ bản chưa được ứng dụng. Cơ sở vật chất–kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp lạc hậu dẫn đến năng suất lao động của khu vực này rất thấp. Để góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục có bước phát triển mới, tận dụng được những lợi thế trong tiến trình hội nhập, cần ứng dụng rộng rãi hơn nữa những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh..., cần tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều đó, trước hết cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng: Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như các cơ quan Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 60 chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nông thôn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa học, kỹ thuật và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Tăng cường hướng dẫn để người nông dân hiểu được rằng, mình cần làm gì, cần tìm ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn và vật tư, trang thiết bị để đổi mới công nghệ, đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn. Điều đó cũng có nghĩa là cần nâng cao nhận thức của người lao động nông nghiệp về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là yêu cầu to lớn và mang tầm chiến lược trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, trợ giá, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế... cho các hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị. 3.2.5. Tăng cường xuất khẩu lao động nông thôn, đặc biệt là xuất khẩu lao động tại chỗ Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức kết hợp giữa lao động trong nước với vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, nên xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức tạo việc làm đang có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao, đòi hỏi phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, kể cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và bản thân người lao động. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) nói chung thường diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là XKLĐ trực tiếp và XKLĐ tại chỗ. XKLĐ trực tiếp là hình thức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn theo các hợp đồng hay các thỏa thuận hợp tác Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 61 lao động giữa các tổ chức và các quốc gia. XKLĐ tại chỗ là hình thức người lao động được tuyển dụng vào làm việc cho các doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài hoạt động ngay trên đất nước của người lao động, trong đó chủ yếu là sản xuất, kinh doanh. Hoạt động XKLĐ trực tiếp của Việt Nam đã thu được những lợi ích to lớn về mặt kinh tế – xã hội, góp phần đáng kể vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước. Thực tế nhiều năm thực hiện XKLĐ trực tiếp cho thấy, bên cạnh những mặt lợi, việc đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng nảy sinh nhiều tồn tại và bộc lộ nhiều hạn chế, như: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp, vi phạm luật pháp của nước sở tại, xung đột về văn hóa và nhiều tác động tiêu cực khác. Việc quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, chặt chẽ, nên rất nhiều trường hợp, trước khi đi XKLĐ, người lao động không được biết rõ công việc mình sẽ làm, không được nghiên cứu kỹ hợp đồng, bị lừa gạt, phải làm những công việc không đúng như các công ty môi giới đã cam kết. Hậu quả là xẩy ra nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng ở nước sở tại, gây nên những thiệt hại không chỉ đối với Nhà nước, các doanh nghiệp XKLĐ mà cả người lao động Việt Nam. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), XKLĐ tại chỗ đang có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Lượng vốn FDI vào nước ta tăng vững chắc hằng năm, kéo theo sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là cơ hội để người lao động Việt Nam có việc làm ngay tại quê hương mình. XKLĐ tại chỗ của Việt Nam là một nhu cầu tất yếu, vừa phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, vừa góp phần thực hiện chương trình quốc gia về việc làm, đồng thời còn khắc phục đáng kể những bất cập của hoạt động XKLĐ trực tiếp 2.3.6. Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được xem là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hình thành nền nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 62 Sản xuất của các hộ nông dân trong huyện vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Do vậy, chính quyền các cấp cần giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiều thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã phần nào giúp người dân ổn định được đầu ra, từng bước thay đổi tập quán trong sản xuất và kinh doanh từ nhỏ lẻ manh mún, lạc hậu sang sản xuất có tổ chức, theo quy hoạch, áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật tiến bộ. Đồng thời giảm dần việc sản xuất tự phát, dẫn đến sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra bị dư thừa, gây tổn thất cho nông dân. Hiện nay, khi nông dân đang lo lắng việc “được mùa mất giá” thì nếu khâu đầu ra luôn được đảm bảo cho người dân thì họ sẽ mạnh dạn tăng gia sản xuất, làm tăng thu nhập của bản thân cũng như cho gia đình. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 63 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn CNH- HĐH đất nước, diện tích đất đai đang ngày bị thu hẹp dần, 70% dân cư ở nông thôn sẽ càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tiêu cực đó thì chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, việc thực hiện tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn đang dần cải thiện bộ mặt của xã hội nông thôn lên một tầm cao mới. Việc chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ cũng tạo điều kiện giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống người dân từ đó ngày càng được cải thiện hơn. Trên cơ sở đã phân tích tình hình, thực trạng của lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tôi rút ra được một số kết luận như sau: Huyện Thanh Chương là một huyện rộng lớn, dân cư đông. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là điều kiện khó khăn của huyện. Dân đông thì nguồn lao động sẽ dồi dào, quy mô lớn, cơ cấu đa dạng. Tuy nhiên, lao động nhiều trong khi việc làm ít sẽ ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế địa phương, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, gây ra các tệ nạn xã hội...Vì vây, cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các nghành ở địa phương Người dân trên địa bàn huyện làm việc đa dạng ở các loại hình: hộ thuần nông, hộ kiêm nông, hộ phi nông. Quá trình điều tra ta thấy ở hộ kiêm nông và hộ phi nông sẽ đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với những hộ thuần nông.,Vì vậy, những hộ thuần nông cần tiến hành chuyển đổi hoặc sử dụng hết thời gian lao động nông nhàn đề kiếm thêm thu nhập, nâng cao đời sống. Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì đòi hỏi người lao động cũng cần có kiến thức, trình độ chuyên môn cao đẻ bắt kịp với xu hướng. Trong khi lao động nông thôn vẫn còn hạn hẹp về kiến thức chuyên môn nên sẽ bị thua thiệt hơn so với lao động thành thị. Do vậy, chính quyền địa phương cần chú trọng vào khâu bồi dưỡng đào tạo nghề cho lao động, tìm kiếm việc làm cho lao động sau khi Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 64 hoàn thành đào tạo nghề, như vậy, kinh tế của huyện sẽ ngày càng phát triển hơn. Khi kinh tế phát triển sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các địa phương khác nên việc làm sẽ nhiều hơn. Lao động nông thôn sẽ không cần đi xa mà vẫn có được thu nhập cao, đủ để trang trải cho cuộc sống hằng ngày. 2. Kiến nghị Từ những kết quả đạt được và chưa đạt được, những thuận lợi và khó khăn hiện tại của huyện thanh Chương, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:  Đối với nhà nước - Tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để có thể hoàn thành các tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn phát triển sản xuất. - Hoàn thiện các cơ chế chính sách, từng bước thiết lập thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường. - Thực hiện đầu tư, mở rộng các loại hình công ty, doanh nghiệp vào địa bàn huyện hoặc khuyến khích các cá nhân tổ chức tự mở công ty vừa cải tạo bộ mặt của huyện, vừa giải quyết một bộ phận lao động đang tìm kiếm việc làm. - Đầu tư, hỗ trợ vốn vào các vùng khó khăn để kinh tế phát triển đồng đều  Đối với các cấp, các ngành địa phương - Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động ngay trên địa bàn huyện, vừa kết hợp học lý thuyết và thực hành để người dân dễ nắm bắt. - Đẩy mạnh các chương trình về tư vấn, việc làm, hỗ trợ xuất khấu lao động. - Giảm mức lãi suất cho vay, khuyến khích người dân vay vốn đề đầu tư, mở rộng sản xuất. - Hằng năm, mở ít nhất 3-4 đợt thảo luận giữa người dân và cán bộ cho lao động nông thôn, qua đó, khảo sát xem người dân có gì thắc mắc cần giải đáp cũng như điều tra về tình hình việc làm của các hộ tham gia. - Cần đưa ra các biện pháp thu hút lao động từ bên ngoài trở về địa phương, làm giàu cho địa phương mình.  Đối với từng lao động: Bản thân mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm đối với quê hương của mình. Không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao tay nghề để tiếp cận Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 65 với các công việc tốt, đòi hỏi có trình độ chuyên môn, đặc biệt là giới trẻ, có học vấn cao hơn, dễ dàng tiếp thu với công nghệ hiện đại hơn. Cố gắng phát huy cái mình có, học hỏi thêm những kinh nghiệm của người đi trước. Trên đây là một số kiến nghị tôi đưa ra với các cấp, các ngành nhằm giải quyết cho lao động nông thôn trên địa bàn. Hi vọng, thời gian tới đây, không chỉ lao động ở nông thôn huyện Thanh Chương mà còn lao động cả nước, ai ai cũng có việc làm đầy đủ để nước ta có thể phát triển giàu mạnh, đưa đời sống vất chất cũng như tinh thần của người dân lên cao và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình Phân tích lao động xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin (tái bản năm 2005), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 3. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam(1994), Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư Pháp. 4. Phùng Thị Hồng Hà (2007), Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế. 5. Thư viện học liệu mở Việt Nam. Lấy từ URL :https://voer.edu.vn/m/vai-tro- cua-nguon-lao-dong-nong-thon/5ef403e9) 6. Nguyễn Thị Linh, Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ. 7. Đồng Văn Tuấn (2011), Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ, Trường ĐHKT và QTKD- Đại học Thái Nguyên. 8. Trần Văn Luận (1999), Về việc sử dụng nguồn lao động nông thôn hiện nay, Bộ Lao động thương binh và xã hội- Tạp chí dự báo. 9. Nguồn số liệu tham khảo: lao-dong-ve-dich-som_n57986_g723.aspx 10. Báo Nghệ An, lấy từ URL: an-gan-12000-lao-dong-nong-thon-lam-trong-cac-cum-cong-nghiep-2675866/ 11. Hoàng văn Nhân (2012), Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, khóa luận tốt nghiệp. 12. Niên giám thống kê huyện Thanh Chương từ năm 2010- 2014. 13. Niên giám thống kê huyện Thanh Chương năm 2015. 14. UBND huyện Thanh Chương (2010), Đề án Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với tổ chức giải quyết việc làm, giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015, phòng Lao động- Thương Binh Xã hội. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Duy Minh SVTH: Trần Thị Phương 67 15. UBND huyện Thanh Chương(2016), Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, gắn với tổ chức giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015- 2020, phòng Lao động- Thương binh Xã hội. 16. UBND huyện Thanh Chương (2014), Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2012- 2014, phòng Tài nguyên Môi trường 17. UBND huyện Thanh Chương (2015), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của huyện Thanh Chương nhiệm kỳ 2010- 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016, phòng Tài chính- Kế hoạch. 18. Tổng cục thống kê Việt Nam về dân số, lao động, đất đai. 19. Trang thông tin điện tử huyện Thanh Chương: (thanhchuong.nghean.gov.vn ) Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_lao_dong_va_viec_lam_cua_lao_dong_nong_thon_tren_dia_ban_huyen_thanh_chuong_tinh_nghe_an.pdf
Luận văn liên quan