Khóa luận Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - Văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

 Công tác hoạt đ ộng lễhội tại di tích:  Một sốhộdân kinh doanh dịch vụ tựphát gần khu di tích, mua bán hàng rong; đặc biệt, trong thời gian tổchức lễhội, ở ngoài cổng di tích người dân mở hàng quán, ăn uống mất m ỹ quan, không đảm bảovệsinh an toàn thực phẩm, UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan liên quan chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo quy định.  Đầu tưcơ sởvật ch ất: cần tăng cường một sốcông trình phụtrợnhư: cải tạo các gian nhà nghỉcủa khách hành hương, kho cất giữvật d ụng, thiết bị.

pdf9 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5062 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - Văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch không chỉ để con người nghỉ ngơi giải trí, mà con nhằm thoả mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưng riêng về tự nhiên, lịch sử, văn hoá thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Ngày nay, du lịch mang tính nhận thức và tính phổ biến với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Ở nước ta trong những năm gần đây ngành du lịch cũng từng bước phát triển ổn định. Trong hoạt động du lịch, kinh tế đối ngoại của nước ta du lịch giữ vai trò quan trọng, là nhân tố tích cực góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Với phương châm “muốn làm bạn với tất cả các nước” Việt Nam được coi là điểm đến của thiên niên kỉ mới, ngày càng là “sự quyến rũ tiềm ẩn” đối với du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu, đó cũng là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trở nên hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được quan tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn hoá. Loại hình du lịch này đã đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí, khơi gợi lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi là nền tảng phát triển của ngành du lịch. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá bao gồm đình, chùa, đền, miếu Hầu hết, chúng đều gắn liền với các sự kiện lịch sử, truyền thuyết, lễ hội, các nghi thức cầu cúng, các phong tục tập quán của cộng đồng và Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch những trò chơi dân gian. Qua đó, đã phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động của con người Việt Nam; không chỉ gắn với lịch sử của dân tộc, các danh nhân văn hoá, mà nó còn phản ánh khát vọng trong đời sống tâm linh của con người và mang ý nghĩa giáo dục hướng tới chân - thiện - mĩ. Các di tích cũng chứa đựng các giá trị to lớn về kiến trúc, mỹ thuật, phản ánh từng giai đoạn lịch sử của đất nước và cùng với nó là những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp; không chỉ có giá trị đối với các loại hình du lịch văn hoá mà còn có giá trị to lớn với du lịch sinh thái, có sức hút rất lớn đối với khách du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch văn hoá với các tour theo các tuyến điểm du lịch được phân bố khắp chiều dài đất nước, theo vùng miền từ Bắc vào Nam. Khánh Hòa thuộc dải đất miền Trung – có tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú bên cạnh thế mạnh tài nguyên tự nhiên phát triển du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa cũng đang ngày càng được khai thác phát triển. Trong số các di tích được đưa vào phục vụ du lịch, được nhắc đến nhiều nhất và thu hút du khách trong và ngoài nước là di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar tại thành phố Nha Trang. Di tích có ý nghĩa lớn về nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của các nhóm cư dân (người Chăm và người Việt) đã và đang sinh sống trên vùng đất Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung bộ. Bởi vậy, ngay từ thời Chămpa cho đến sau này, di tích có những mối liên hệ với một số di tích khác trên địa bàn Khánh Hòa. Tháp Bà được công nhận là di tích quốc gia năm 1979 và đặc biệt năm 2012, lễ hội Tháp Bà đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Như vậy, cả di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà và lễ hội Tháp Bà đều được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Đây là thế mạnh để phát triển du lịch Nha Trang nói riêng và cả Khánh Hòa nói chung, tạo nên một bước tiến mới cho loại hình du lịch văn hóa ở Khánh Hòa. Bên cạnh loại hình du lịch biển đảo thì du lịch văn hóa cũng cần được quan tâm đầu tư khai thác. Tuy nhiên, công tác trùng tu, tôn tạo và bảo tồn cũng như việc quản lí khu di tích Tháp Bà vẫn còn bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng phục vụ hoạt động du lịch. Do đó đề tài “Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, khai thác, bảo tồn khu di tích Tháp Bà phục vụ phát triển du lịch thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các giá trị của di tích, đặc biệt là đối với sự phát triển du lịch, luận văn định hướng khai thác di tích phục vụ phát triển du lịch, và các giải pháp để bảo tồn khu di tích. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về nội dung Nôi dung của luận văn tập trung nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà, khai thác phục vụ phát triển du lịch thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3.2.2 Về không gian Đề tài nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3.2.3 Về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2013. Trong đề tài có sử dụng các số liệu từ năm 2007 đến năm 2012, 5 năm gần đây khai thác phục vụ phát triển du lịch ở di tích Tháp Bà Pô Nagar; và các số liệu điều tra năm 2013. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Là hai phương pháp có chiều hướng đối lập song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích làm nền tảng cho tổng hợp, còn tổng hợp giúp cho phân tích được sâu sắc hơn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu, bước đầu cần phân tích chúng để tìm ra cấu trúc, các giá trị của Tháp Bà đối với sự phát triển du lịch; từ đó tổng hợp để đưa ra các định hướng, giải pháp khai thác phát triển du lịch tại di tích Tháp Bà theo hướng bền vững. 4.2 Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu sơ cấp: - Phỏng vấn trực tiếp: các khách tham quan trực tiếp tại di tích Tháp Bà. Xác định quy mô mẫu: Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane: )*1( 2eN Nn   Trong đó: n là quy mô mẫu N là kích thước của tổng thể, N = 527.690 (tổng số lượt khách đến di tích Tháp Bà năm 2012 là 527.690 lượt khách). Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1 Ta có : n = 527690 / (1+527690*0,12) = 99,98  Quy mô mẫu tối thiểu là 100 mẫu * Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu từ bộ phận kế toán của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa. Bao gồm lượt khách thống kê qua vé tham quan, doanh thu từ các hoạt động: bán vé tham quan, thu dịch vụ, dịch vụ cho thuê mặt bằng,...từ năm 2007 đến năm 2012. 4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu * Phương pháp tổng hợp, đánh giá. Từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các diễn giải, nhận định về vấn đề nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch * Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0  Thống kê tần suất (Frequency), mô tả (Descriptive), phần trăm (Percent), Giá trị trung bình (Mean)  Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA ) về giới tính, nghề nghiệp, nhóm tuổi, quốc tịch của khách du lịch để xem xét mức độ ý kiến của khách đối với các tiêu chí đánh giá. a. Đánh giá của du khách Với các chỉ tiêu như sau: 1: Rất không hài lòng 2: Không hài lòng 3: Bình thường 4: Hài lòng 5: Rất hài lòng Chú thích: SL: Số lần đánh giá của khách. %: Tỷ lệ phần trăm của số lần xuất hiện trên số mẫu được sử dụng để đánh giá Giá trị trung bình: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8 Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 - 1.80 Rất không hài lòng 1.81 - 2.60 Không hài lòng 2.61 - 3.40 Bình thường 3.41 - 4.20 Hài lòng 4.21 - 5.00 Rất hài lòng b. Phân tích phương sai ANOVA Chú thích: Sig ≤ 0,01: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao 0.01 < Sig ≤ 0,05: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình 0.05 < Sig ≤ 0,1: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp Sig > 0,1 : Không có ý nghĩa thống kê Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch 4.4 Phương pháp nghiên cứu thực địa Đây là phương pháp rất cần thiết cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học trong việc thu thập thông tin thực tiễn, các tài liệu này qua xử lí sẽ cho những thông tin giá trị về đối tượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực địa còn để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lý thuyết nhằm bổ sung, hoàn thiện lý thuyết. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại di tích Tháp Bà, đồng thời quan sát và ghi nhận những hoạt động tín ngưỡng – văn hóa diễn ra tại di tích. 5. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn về di tích lịch sử - văn hóa và phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà đến năm 2020. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1 Những kết quả đạt được Trên cơ sở phân tích những giá trị vật thể và phi vật thể của Tháp Bà cho thấy di tích có khả năng trở thành điểm đến quan trọng không chỉ của khách du lịch thuần túy mà cả các đoàn nghiên cứu về lĩnh vực khảo cổ, lịch sử, văn hóa Chămpa cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Thông qua cuộc khảo sát thực tế tại di tích, đề tài đã xác định được các yếu tố thuộc về nhu cầu của khách tham quan, mong đợi của khách tham quan đối với di tích cũng như khả năng của di tích trong việc đáp ứng những mong đợi đó. Xét riêng đối với khách quốc tế, lượt khách đến với Tháp Bà nhiều nhất đó là du khách Nga, đặc biệt là khách du lịch của công ty Pegas Touristik. Do đó cần có những hiểu biết nhất định đối với tâm lý, nhu cầu, thói quen của khách Nga để làm hài lòng họ khi họ du lịch tại Tháp Bà nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Đề tài cũng đã trình bày được giá trị của di tích Tháp Bà đối với sự phát triển du lịch. Từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp để khai thác phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà một cách hiệu quả nhất, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tham quan của du khách nhưng không làm mất đi những giá trị vốn có của di tích. 1.2 Những tồn tại Đề tài thiếu những hình ảnh về môi trường xung quanh di tích, làm cho người đọc khó hình dung. Số lượng câu hỏi trong bảng hỏi hơi ít, do đó vẫn còn vài vấn đề chưa giải quyết được trong đề tài. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch 2. KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với chính quyền địa phương  Quy hoạch bãi đỗ xe: lưu lượng xe đưa du khách đến tham quan di tích ngày càng nhiều, bãi đỗ xe hiện tại đã quá tải, nhất là vào thời điểm mùa du lịch, Lễ, Tết, Lễ hội Tháp Bà, nhiều đoàn khách phải chuyển điểm tham quan. Do đó, tỉnh cần quy hoạch bãi đỗ đủ diện tích để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du khách.  Quy hoạch đô thị: xung quanh di tích hiện nay, nhất là hướng đông ( phía cửa sông Cái ra biển) các cơ quan chức năng cho phép xây dựng nhiều công trình dân dụng, dân sinh cao tầng, che chắn không gian và cảnh quan. Kiến nghị với UBND tỉnh quan tâm đến công tác quy hoạch cảnh quan đô thị và không gian gần khu di tích Tháp Bà.  Công tác hoạt động lễ hội tại di tích:  Một số hộ dân kinh doanh dịch vụ tự phát gần khu di tích, mua bán hàng rong; đặc biệt, trong thời gian tổ chức lễ hội, ở ngoài cổng di tích người dân mở hàng quán, ăn uống mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan liên quan chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo quy định.  Đầu tư cơ sở vật chất: cần tăng cường một số công trình phụ trợ như: cải tạo các gian nhà nghỉ của khách hành hương, kho cất giữ vật dụng, thiết bị. 2.2 Đối với Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa  Thường xuyên tu bổ các tháp và Mandapa  Hạn chế thắp nhang trong các tháp  Xây dựng hệ thống cabin di chuyển bằng lực đẩy để thuận lợi cho người già và người khuyết tật lên tháp  Phối hợp với các đoàn thể, trường học tổ chức tuyên truyền nhiều hơn nữa để các em học sinh, sinh viên hiểu thêm về truyền thống và lịch sử, văn hóa Khánh Hòa. Tích cực tham gia giới thiệu và quảng bá di sản văn hóa Khánh Hòa đến với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch những giá trị tiềm ẩn còn chưa được khám phá ở Tháp Bà bằng các phương tiện truyền thông, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác, trao đổi thông tin trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuctrangphattriendulichtaiditichlichsu_vanhoathapbaponagar_thanhphonhatrang_tinhkhanhhoa_4598.pdf
Luận văn liên quan