Khóa luận Thực trạng phát triển mô hình khí sinh học biogas tại xã Cẩm Bình - Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh

Đề tài “Thực trạng phát triển mô hình khí sinh học Biogas tại xã Cẩm Bình – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện với mục đích tìm hiểu về thực trạng tình hình sử dụng Biogas ở xã Cẩm Bình, đặc điểm kinh tế kỹ thuật và hiệu quả của hệ thống Biogas từ đó đưa ra phương hướng thúc đẩy thích hợp để nhân rộng mô hình đồng thời mở rộng hơn nữa chiến lược bảo vệ môi trường cũng như chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia nói chung. - Trong đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan đến Biogas, giới thiệu chung về Biogas, các thành phần cơ bản và tính năng khi sử dụng khí Biogas. - Đề tài cũng tổng hợp một quá trình lịch sử phát triển của Biogas để từ đó có thể hình dung được mối quan tâm của thế giới và các nhà nghiên cứu lớn đã quan tâm đến vấn đề của khí sinh học từ rất sớm, thông qua đó nhận thấy tiềm năng mà Biogas đưa lại cho nhân loại một nguồn năng lượng rẻ tiền mà hiệu quả. - Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế và nghiên cứu tài liệu, việc đánh giá hiệu quả đã đưa ra một con số tính toán cụ thể cho lợi ích thu được khi thực hiện Biogas, đồng thời là lợi ích lớn của xã hội. - Tuy nhiên con số tính toán cụ thể này có thể chưa thuyết phục được chính người nông dân nhưng cũng là một cái nhìn khách quan nhất cho đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện Biogas.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng phát triển mô hình khí sinh học biogas tại xã Cẩm Bình - Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hộ không phải đi mua, tuy nhiên nếu lượng hóa bằng tiền thì khoản chi phí đó là 86.560 đồng/hộ/tháng. Với giá gas đắt đỏ như hiện nay, biogas là giải pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi phí, bình quân mỗi hộ mỗi tháng phải dùng hết 278.000 đồng. Trong số các hộ điều tra có 33 hộ sử dụng khí biogas cho thắp sáng, chi phí bình quân cho tiền điện là 89.390 đồng/hộ/tháng. Phát triển Biogas đã đáp ứng được nhu cầu về chất đốt của hộ nông dân, giảm bớt tiêu hao củi than, gas cũng gần như không phải dùng đến, chỉ có những hộ hầm bị trục trặc mới phải nấu gas hóa lỏng, tiền điện cũng giảm đáng kể còn 8.360 đồng/hộ/tháng, chủ yếu là các hộ dùng để bơm nước tưới cây còn thắp sáng thì biogas cung cấp đủ. Nhờ có biogas mà bĩnh quân mỗi hộ một tháng đã tiết kiệm được 437.590 đồng trong tổng chi tiêu của gia đình, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế hộ gia đình.  Chi phí phân bón cho sản xuất và trồng trọt của các hộ điều tra năm 2011 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 39 Cẩm Bình là xã độc canh cây lúa với diện tích canh tác khá lớn nên chi phí phân bón hằng năm cho đồng ruộng chiếm một phần không nhỏ trong chi tiêu của các hộ. Chất thải đầu ra của hầm biogas là một nguồn phân giàu dinh dưỡng, có giá trị, được dùng để bón cây, nuôi cá... Nếu sử dụng bã thải này để bón cây sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí hằng năm cho gia đình. Bảng 14: Chi phí phân bón hằng năm trước và sau sử dụng biogas của hộ năm 2011 (Tính bình quân hộ) Loại phân Trước khi có biogas Sau khi có biogas Khoản chi phí tiết kiệm (1000đ) Số lượng (kg) Thành tiền (1000đ) Số lượng (kg) Thành tiền (1000đ) 1. Phân chuồng 6.604,44 3.302,22 0 0 3.302,22 2. Phân hóa học 1.186,20 6.060,89 920,59 4.620,78 1.440,11 - NPK 420,46 1.765,91 328,69 1.380,49 385,42 - Đạm 116,06 1.334,67 81,77 940,31 394,36 - Lân 583,57 2.100,87 460,83 1.658,98 441,89 - Kali 66,11 859,44 49,31 641,00 218,44 Tổng 7.790,64 9.363,11 920,59 4620,78 4.742,33 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Trước khi sử dụng biogas các hộ chăn nuôi ít nên phân chuồng không có nhiều để bón ruộng phải đi mua thêm, lượng hóa chi phí cho toàn bộ phân chuồng khoảng 3.302,22 nghìn đồng. Phân hóa học cũng tốn không ít tiền, bình quân mỗi hộ hằng năm tốn hơn 6 triệu đồng để mua phân hóa học bón cho cây trồng. Từ khi có biogas các hộ biết được tác dụng của bã thải và đem bón cho đồng ruộng nên các hộ điều tra không còn phải tốn tiền để mua và vận chuyển phân chuồng ra đồng ruộng. Trong phế phẩm của biogas có nhiều chất dinh dưỡng cho cây dễ hấp thụ nên chi phí mua phân hóa học cũng giảm được một ít, chỉ còn phải bỏ ra khoảng 4.620,78 nghìn đồng/hộ/năm. Sử dụng biogas giúp các hộ tiết kiệm được 4.742,33 nghìn đồng (hơn 50%) chi phí cho phân bón hằng năm so với trước khi có sử dụng biogas, đồng thời tăng năng suất cây Tr ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 40 trồng làm tăng thu nhập cho các hộ. Khoản chi phí tiết kiệm được sẽ sử dụng cho nhiều việc khác trong gia đình. 2.2.2.3. Lợi ích kinh tế của việc sử dụng hầm biogas tại các hộ điều tra Như đã phân tích, lợi ích biogas mang lại là rất lớn. Các loại chi phí đều giảm đi nhưng do không thể định lượng chính xác được nên trong báo cáo này tôi chỉ xin đo bằng giá trị định tính theo 2 mức độ (giảm ít và giảm nhiều) để đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình biogas.  Tiết kiệm tổng chi phí nguyên liệu Bảng 15: Ý kiến đánh giá về tiết kiệm chi phí nguyên liệu sau khi sử dụng Biogas của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Giảm ít Giảm nhiều SL % Số hộ % Số hộ % - Chi phí mua chất đốt 45 100 0 0 45 100 - Chi phí vận chuyển phân ra chỗ ủ, đồng ruộng 45 100 45 100 0 0 - Chi phí mua thuốc hóa học diệt côn trùng, phòng dịch 45 100 12 26,67 33 73,33 - Thắp sáng 33 73,33 14 31,11 19 42,22 (Nguồn:số liệu điều tra hộ năm 2012) Như phần trên đã nói, từ khi có Biogas các hộ gia đình đã tiết kiệm được một phần lớn chi phí chất đốt (than, củi, gas), 100% số hộ điều tra đều trả lời là giảm nhiều. Ngược lại, 100% số hộ điều tra lại cho rằng chi phí vận chuyển phân ra đồng ruộng chỉ giảm ít vì mặc dù không phải vận chuyển phân chuồng nhưng các hộ đều sử dụng bã thải biogas để bón cho cây cối thì vẫn phải mất chi phí vận chuyển. Sau khi có mô hình biogas thì các loại côn trùng dịch bệnh như ruồi, muỗi cũng giảm, 73,33% số hộ điều tra cho rằng chi phí mua thuốc hóa học diệt côn trùng giảm nhiều, 12,67% trả lời là giảm ít, hầu hết là nhằm vào các hộ ít người nên không thể vệ sinh sạch sẽ làm cho xuất hiện nhiều côn trùng hơn so với những hộ khác. Khí biogas còn có tác dụng làm nhiên liệu thắp sáng tuy nhiên chỉ có 33/45 hộ tận dụng được điều này, trong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 41 đó có 19 hộ cho rằng chi phí thắp sáng giảm nhiều, số còn lại lại cho là giảm ít vì có thể do lượng khí gas không đủ để chạy bóng đèn nên vẫn phải dùng điện lưới cho sinh hoạt của gia đình.  Tiết kiệm thời gian nội trợ Bảng 16: Ý kiến đánh giá về tiết kiệm thời gian nội trợ sau khi sử dụng Biogas của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Giảm ít Giảm nhiều SL % Số hộ % Số hộ % - Thời gian đun nấu 45 100 0 0 45 100 - Thời gian dọn dẹp 45 100 25 55,56 20 44,44 - Thời gian lấy củi 45 100 0 0 45 100 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Từ khi có biogas, gánh nặng nội trợ của người phụ nữ đã được giảm rất nhiều. 100% số hộ điều tra đều nói rằng họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian đun nấu và lấy củi, thay vì phải nhóm lửa nấu củi thì giờ đây họ chỉ càn bật bếp lên nấu và đồng thời có thể làm thêm việc khác khi đang nấu, chị em phụ nữ và trẻ em không còn phải mệt nhọc đi kiếm củi nữa, thời gian đó có thể dành cho việc chăm sóc gia đình, đồng áng và học tập của con em. Do đặc điểm của hầm biogas là phải thường xuyên cho phân vào hầm để hầm hoạt động liên tục đảm bảo đúng yêu cầy kỹ thuật nên thời gian dành cho việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại giảm không đáng kể mà chỉ giảm được việc dọn dẹp khu vực bếp nấu và xung quanh chuồng trại. Qua điều tra có 55,56% số hộ cho rằng thời gian dọn dẹp giảm ít và 44,44% số hộ cho rằng giảm nhiều. Thời gian này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của mỗi hộ gia đình.  Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh do ô nhiễm môi trường Môi trường sống vệ sinh hơn sẽ giảm được nhiều bệnh truyền nhiễm, bệnh da liễu hay các bệnh về mắt, đường hô hấp,... cũng có nghĩa là chi phí khám chữa bệnh cũng giảm đi đáng kể Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 42 2.2.3. Hiệu quả xã hội của mô hình khí sinh học Biogas ở xã Cẩm Bình - Lợi ích xã hội đầu tiên phải kể đến những người đáng được quan tâm trong xã hội là phụ nữ và trẻ em. Sử dụng hầm Biogas sẽ giải phóng phụ nữ và trẻ em, không cần phải thức khuya dậy sớm, tiết kiệm thời gian gắn với công việc bếp núc trong một ngày từ 1,5 – 2 giờ, giảm việc tiếp xúc với khói than, rơm, rạ về mùa hè không phải chịu nóng nực của khí hậu với sức đốt của than củi. - Đối với khu vực thực hiện tại các cụm dân cư sẽ tạo ra mối quan hệ cộng đồng tốt cũng như áp dụng đại trà Biogas giữa các hộ gia đình, người này có thể giúp đỡ cho người khác trong việc thực hiện, đồng thời giảm sự xích mích giữa các nhà láng giềng do mùi hôi thối của phân lan tỏa, tình làng nghĩa xóm thân thiết hơn, không mất đoàn kết vì nhà này gây ô nhiễm môi trường, hôi thối cho nhà kia, tạo mối quan hệ cộng đồng tốt. - Nhìn vào tình hình cụ thể ở xã Cẩm Bình thì đời sống nông dân được cải thiện, văn minh. Cơ sở vật chất của mỗi hộ gia đình được thay đổi thực sự, sạch đẹp hơn trong tổ chức cuộc sống gia đình họ. - Nếu ở vùng núi, tiết kiệm cho phụ nữ thời gian phải vào rừng kiếm củi, lo lắng tìm chất đốt không kém gì lo kiếm lương thực để sống, tạo nên đời sống ổn định cho người dân. - Sức khỏe của nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra được cải thiện. Xây dựng hệ thống biogas có nhiều lợi ích trong công tác cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái. Các chất hữu cơ phức tạp biến đổi thành các chất vô cơ ít gây ô nhiễm cho môi trường đất hoặc nguồn nước nếu thải vào; diệt một số mầm bệnh ở chất thải đầu ra; không gây mùi hôi thối, ít hấp dẫn ruồi nhặng. Người dân sử dụng gas để đun nấu thay cho củi, rơm rạ, dầu hoặc điện, tiết kiệm thời gian tìm kiếm chất đốt, đồng thời tạo môi trường nấu ăn sạch sẽ, không khói bụi, hạn chế nóng nực. Nhờ vậy, người sử dụng sẽ giảm các bệnh về mắt, hô hấp và các bệnh da liễu.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 43 Bảng 17: Ý kiến đánh giá về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng Biogas của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Giảm ít Giảm nhiều SL % Số hộ % Số hộ % - Đau đầu, đau mắt 45 100 16 35,56 29 64,44 - Bệnh ngoài da, truyền nhiễm 45 100 6 13,33 39 86,67 - Bệnh về đường hô hấp 45 100 15 33,33 30 66,67 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Trước đây, các gia đình ở xã Cẩm Bình thường dùng than, củi, rơm rạ và gas để đun nấu, một lượng than lớn đồng thời giảm khí độc cacbonic, khói và bụi sinh ra trong quá trình đun nấu sinh ra các bệnh về mắt và đường hô hấp, từ khi có hầm Biogas họ không còn phải dùng đến rơm củi nữa do vậy đã giảm được lượng khói bụi rất lớn giúp tránh được bệnh về mắt, 64,44% số hộ điều tra đã giảm nhiều các bệnh đau đầu, đau mắt, 35,56% số hộ giảm không đáng kể. Bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm cũng giảm nhiều ở 66,67% số hộ, số còn lại chỉ giảm ít. Chất thải của vật nuôi thải ra thấm vào đất , mỗi khi trời mưa ra làm vườn dẫm phải đất đó thường gây ra bệnh da liễu như nước ăn chân tay, nấm, ghẻ lở Ruồi muỗi nhiều là mầm mống của các bệnh truyền nhiễm như sốt rét. Biogas đã phần nào giải quyết được vấn đề này, 86,67% các hộ điều tra đã giảm được nhiều các bệnh da liễu và truyền nhiễm, không phải lo lắng nhiều về vấn đề sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình do ô nhiễm môi trường gây ra. - Xây dựng hệ thống Biogas đã góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho bà con nông dân. Khi sử dụng Biogas bà con nông dân đã được trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó bà con nông dân đã có cách nhìn nhận công việc khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống của bà con nông dân đã thực sự đổi mới và thực sự được nâng cao. - Phát triển Biogas đã thu hút được một số lao động cho công việc đào đất, xây hầm, sửa sang công trình phụ với tiền công lao động khá cao (100 -120 nghìn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 44 đồng/công) hơn nữa còn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Để hoàn thành một hầm Biogas thì phải mất từ 25 - 30 công vừa đào đất, vừa xây hầm chưa tính đến công xây dựng công trình phụ. Qua quá trình xây dựng hầm, đội ngũ thợ xây đã phát huy khả năng tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tính sáng tạo của người thợ xây. - Phát triển Biogas kéo theo ngành xây dựng phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng phát triển như sản xuất gạch, xi măng, cát, thép. Như vậy phát triển Biogas đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo nên việc làm và nâng cao đời sống sinh hoạt cho bà con nông dân. 2.2.4. Hiệu quả môi trường của mô hình khí sinh học Biogas ở xã Cẩm Bình  Tại các vùng nông thôn hiện nay, việc chăn nuôi gia súc phát triển theo xu hướng hàng hóa, nhiều hộ gia đình chăn nuôi với quy mô lớn nên việc xử l chất thải vật nuôi luôn là vấn đề gây đau đầu cho các cấp lãnh đạo địa phương. Hầu hết phân và các chất thải chưa được xử lý thường chảy tràn ra kênh rạch, đồng ruộng và khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới hộ chăn nuôi và những gia đình lân cận. - Từ khi xây hầm Biogas đã xử lý được toàn bộ chất thải của gia súc ở hộ gia đình, nước thải sau quá trình phân hủy trong công nghệ hầm ủ Biogas sẽ giảm mùi hôi, không thấy ruồi nhặng đeo bám tiêu diệt mầm bệnh, nhất là ký sinh trùng và các bệnh lây lan khác, sức khoẻ của con người được tốt hơn, giảm được một phần các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá. Đối với các hộ trong xã Cẩm Bình, nhờ xây dựng hầm Biogas đã giảm bớt được một lượng phân khá lớn thải ra cống rãnh, giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 45 Bảng 18: Lượng chất thải của vật nuôi hằng ngày ở các hộ điều tra năm 2011 Loại vật nuôi Lượng nước thải, chất thải phát sinh (kg/con/ngày) Tổng đàn vật nuôi Tổng lượng phân (kg/ngày) Bình quân lượng thải/hộ (kg/ngày) Phần trăm lượng phân (%) 1. Trâu 35 19 665,00 51,15 22,94 2. Bò 21,5 77 1655,50 63,67 28,55 3. Lợn 5,25 826 4336,50 96,37 43,21 4. Gia cầm 0,085 6270 532,95 11,84 5,31 Tổng 7192 7.189,95 223,04 100,00 (Nguồn: Cục chăn nuôi - Bộ NN và PTNT (Lượng nước thải, chất thải phát sinh), số liệu điều tra hộ năm 2011) Nhìn vào bảng trên ta thấy, khối lượng và chất lượng chất thải chăn nuôi phát sinh phụ thuộc vào loại vật nuôi và quy mô đàn vật nuôi. Trâu là con vật có lượng thải phát sinh cao nhất, tiếp đến là bò, lợn, gia cầm. Đàn gia cầm tuy đông nhưng lượng phân thải ra hằng ngày của mỗi con rất ít nên lượng thải chỉ chiếm 5,31% tổng lượng thải, đàn lợn có số lượng lớn nên tổng lượng phân thải ra nhiều nhất, chiếm 43,21% tổng lượng thải hằng ngày, tuy đàn trâu bò ít nhưng lượng phân thải ra hằng ngày của chúng khá lớn nên lượng thải bình quân của 2 loại vật nuôi này cũng chiếm hơn 50% tổng lượng thải bình quân mỗi hộ. Hằng ngày mỗi hộ có lượng thải của vật nuôi thải ra khoảng hơn 223 kg. Khối lượng lớn chất thải này nếu không có biện pháp xử lý thì môi trường sẽ là nơi gánh chịu hậu quả. Vấn đề đặt ra là tìm phương án xử lý lượng thải này để đảm bảo vệ sinh môi trường. Biogas là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Theo kết quả điều tra cho thấy, các hộ điều tra sau khi xây dựng hầm Biogas thì ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa, so với các hộ không sử dụng Biogas thì các hộ điều tra đạt được nhiều lợi ích về môi trường hơn. - Khi sử dụng biogas, tất cả phân và nước thải của vật nuôi đều được đẩy vào hầm biogas nên vấn đề ô nhiễm môi trường đã được giải quyết, không còn mùi hôi thối, các loại côn trùng gay bệnh như ruồi, muỗi giảm rất nhiều. T ư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 46 Bảng 19: Ý kiến đánh giá về chất lượng môi trường sau khi sử dụng Biogas của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Giảm ít Giảm nhiều SL % Số hộ % Số hộ % Mùi hôi thối 45 100 0 0 45 100 Ô nhiễm đất 45 100 13 28,89 32 71,11 Ô nhiễm nguồn nước 45 100 15 33,33 30 66,67 Xuất hiện ruồi, muỗi... 45 100 5 11,11 40 88,89 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Theo đánh giá của các hộ điều tra thì môi trường ngày càng vệ sinh, sạch sẽ. 100% số hộ điều tra cho rằng mùi hôi thối đã giảm nhiều, 2/3 số hộ đánh giá về đất và nguồn nước ở đây vấn đề ô nhiễm đã giảm nhiều, số còn lại cũng đánh giá là có giảm ít là vì những hộ xung quanh chưa có biogas thải ra là cho môi trường bị ô nhiễm. Vì ở vùng nông thôn nhiều ao hồ và cây cối nên ruồi, muỗi xuất hiện là điều bình thường nhưng từ khi có biogas thì các loại côn trùng này xuất hiện ít hơn, 88,89% số hộ điều tra nhận thấy là côn trùng giảm nhiều, 11,11% còn lại nói giảm ít vì hầu hết các hộ này ở gần đồng ruộng. Nhìn chung, môi trường cộng đồng đã được cải thiện nhiều từ khi có biogas, đây sẽ là yếu tố khuyến khích các hộ khác xây dựng mô hình để ngày càng làm cho môi trường nông thôn được vệ sinh, sạch đẹp như thành thị. - Sử dụng Biogas đồng nghĩa với một lượng lớn gỗ củi không bị chặt phá, hay nói cách khác Biogas đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống sức khỏe cho con người. - Hiệu quả lớn nhất của việc sử dụng Biogas là giảm lượng phát thải nhà kính. Theo nhiều nghiên cứu, đối với hầm Biogas có thể tích 8 m3, công suất sinh khí của một hầm trong một ngày là 4,32 m3. Vậy tổng sản lượng sinh khí mỗi năm của một hầm Biogas là: (4,32x365) =1.576,8 m3/năm. Thành phần khí sinh giả thiết bao gồm: CH4 chiếm 60% và CO2 chiếm 40%. Vậy tổng lượng khí CH4 sản sinh ra mỗi năm là: (1.576,8x0,6)= 946,08 m3/năm và tổng lượng khí CO2 sản sinh ra mỗi năm là (1.576,8x0,4) = 630,72 m3/năm. Trư ờn Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 47 Việc sản xuất khí sinh học tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dân nhất là nông dân, giải quyết được một số vần đề năng lượng cho địa phương và ngay cả trên bình diện quốc gia, chính quyền trung ương có thể quân bình được cán cân phân phối và quân bình năng lượng và giảm thiểu được ngoại tệ do nhập cảng xăng dầu. Do đó, hai lĩnh vực môi trường và kinh tế gặt hái được nhiều phúc lợi nhất. Môi trường sống được cải thiện nhờ việc thay đổi thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của các hộ gia đình. Từ khi sử dụng khí biogas để đun nấu, gần như củi, rơm rạ, vỏ trấu không còn xuất hiện trong bếp của các hộ. Phân và nước thải của vật nuôi không tràn ra môi trường đất, nước xung quanh nên khu vực chuồng trại và môi trường sống cũng vệ sinh hơn trước nhiều. Bảng 20: Ý kiến đánh giá về thay đổi môi trường sống của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Vệ sinh hơn Không thay đổi Ô nhiễm hơn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Bếp nấu 45 100 0 0 0 0 Chuồng trại 30 66,67 15 33,33 0 0 Đường làng ngõ xóm 27 60 18 40 0 0 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Theo kết quả điều tra, 100% số hộ điều tra đều có bếp nấu vệ sinh, sạch sẽ hơn. Trong số 45 hộ điều tra có 30 hộ nhận thấy chuồng trại nhà mình vệ sinh hơn, 15 hộ còn lại thấy vẫn bình thường, đường làng ngõ xóm cũng trở nên sạch sẽ hơn, xung quanh các hộ có biogas không còn mùi hôi thối của phân chuồng hay ô nhiễm môi trường do chất thải nữa, có 60% số hộ đánh giá đường làng ngõ xóm vệ sinh hơn trước, 40 % còn lại cho là bình thường do chất thải của các hộ xung quanh chưa xây dựng biogas gây ra hôi thối và ô nhiễm.Trư ờng Đạ i họ c inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 48 Nhìn chung, qua điều tra thực tế càng cho thấy lợi ích biogas mang lại rất lớn, tiết kiệm nhiều chi phí, giảm bớt bệnh tật, môi trường sống của gia đình nói riêng và trong cộng đồng nông thôn nói chung vệ sinh hơn. 2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa phát triển các ngành sản xuất với phát triển Biogas Biogas và các ngành sản xuất nông nghiệp nông thôn tạo thành một thể thống nhất. Biogas chỉ có thể phát triển bền vững khi ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt phát triển. Và ngược lại khi trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh thì cần thiết phải phát triển Biogas. 2.3.1. Chăn nuôi với phát triển Biogas Nguồn nguyên liệu chính để tạo thành khí Biogas phục vụ đun nấu là lượng phân từ chăn nuôi. Do đó để tạo điều kiện phát triển Biogas thì cần thiết phải phát triển ngành chăn nuôi. Hay nói cách khác khi đã xây dựng hệ thống hầm Biogas thì phải duy trì thường xuyên đàn gia súc trong chuồng. Càng nuôi nhiều gia súc thì lượng gas sinh ra càng nhiều, ngược lại lượng gas nhiều có thể dùng để nấu thức ăn chăn nuôi gia súc. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho chất đốt, làm tăng lợi nhuận của nghành chăn nuôi. Khi chăn nuôi phát triển mà không xây dựng hệ thống Biogas thì lượng chất thải từ chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, đồng thời tốn kém chi phí để nấu thức ăn chăn nuôi. Như vậy, để nâng cao thu nhập hộ gia đình đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cùng với xây dựng mô hình Biogas. Qua thực tế nghiên cứu ta thấy các hộ có nhiều hầm Biogas là những hộ chăn nuôi ở mức tập trung cao, thường xuyên duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi. Nguyên nhân chính là khi sử dụng Biogas hộ nông dân tiết kiệm được một khoản tiền đồng thời tiết kiệm công sức và tăng thời gian rảnh rỗi, do đó người ta tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi để tăng thu nhập đồng thời tăng lượng gas sử dụng. 2.3.2. Trồng trọt với phát triển Biogas Trồng trọt với phát triển Biogas cũng có mối quan hệ nhất thiết, sản phẩm phụ của ngành trồng trọt cũng là nguồn nguyên liệu cho hầm Biogas. Ngành trồng trọt phát triển tạo ra nhiều sản phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, mà chăn nuôi có phát triển thì mới có thể phát triển hệ thống Biogas. Ngược Trư g Đ ại h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 49 lại khi có hệ thống Biogas, nước phân sau khi đã qua hầm ủ tưới cho lúa, cây rau màu sẽ tốt hơn, sạch hơn khi chưa qua hầm, cho năng suất cao hơn. Xã Cẩm Bình với đất đai màu mỡ ở đồng bằng thích hợp với nhiều loại cây trồng, do đó cơ cấu cây trồng của xã rất đa dạng, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi, do đó ngành chăn nuôi của xã cũng phát triển mạnh, tạo điều kiện để phát triển Biogas. Khi Biogas phát triển sẽ tạo nguồn phân bón sạch và giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng làm tăng năng suất cây trồng. Trong thực tế điều tra ở xã Cẩm Bình thì nguồn phân sau hầm ủ đã được sử dụng có hiệu quả, bã thải này bón cho cây trồng sẽ cho năng suất cây trồng tăng lên. Để đưa được phân ra đồng ruộng người ta phải trộn rơm, trấu vào nước phân để trở thành phân đặc dễ vận chuyển, hầu hết các hộ có biogas đều có kinh tế khá giả nên có phương tiện vận chuyển nước phân ra ruộng bón cho lúa, năng suất cây trồng cao hơn. Nguồn phân hầm ủ Biogas không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là nguồn phân sạch, từ khi bón phân này đã giảm được một số bệnh hại cây trồng, do đó giảm được chi phí bảo vệ thực vật đồng thời tăng năng suất cây trồng. Như vậy, có thể nói ngành trồng trọt tác động đến sự phát triển của Biogas thông qua việc cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Ngược lại, phát triển Biogas đã tác động trực tiếp đến ngành trồng trọt bằng việc cung cấp phân bón sạch, giàu dinh dưỡng cho cây trồng. 2.3.3. Các ngành nghề khác trong nông thôn với phát triển Biogas Trong nông thôn, ngoài hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi còn có nhiều ngành nghề khác có liên quan đến phát triển Biogas, đồng thời mang lại thu nhập cao đó chính là nấu rượu. Người dân nấu rượu để sử dụng và bán cho các quán nhưng chủ yếu là nấu để lấy hèm chăn nuôi lợn, lợn ăn hèm rượu chóng lớn và chất lượng thịt thơm ngon. Xã Cẩm Bình có truyền thống nấu rượu với quy mô nhỏ lẻ, nhiều hộ gia đình nấu rượu và nuôi lợn, do đó chăn nuôi ở đây rất phát triển. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi và ô nhiễm môi trường nhiều gia đình đã xây dựng hầm Biogas và dự kiến sẽ có nhiều hộ xây hầm Biogas trong vài năm tới. Các hộ gia đình đã dùng gas để nấu cơm rượu đã tiết kiệm nguồn chi phí mà trước đây phải kiếm củi nấu rượu. Như vậy, nghề nấu rượu đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển đồng thời tạo điều kiện mở rộng mô hình Biogas. Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H ế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 50 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng Biogas 2.4.1. Thuận lợi - Được sự tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương, ban khuyến nông, hội phụ nữ, hội nông dân nên đa số người dân đã hiểu được lợi ích thiết thực từ công nghệ Biogas đem lại cho đời sống cộng đồng ở nông thôn nước ta, đồng thời được sự hỗ trợ từ dự án khí sinh học do Hà Lan tài trợ nên số lượng hầm đã có sự tăng lên nhanh chóng. - Từ những lợi ích mà Biogas đã mang lại cho các hộ sử dụng và cộng đồng dân cư mà các hộ ngày càng mở rộng quy mô chăn nuôi duy trì hoạt động của hầm biogas, phát triển kinh tế gia đình. 100% số hộ điều tra đều nói rằng từ khi có mô hình biogas quy mô chăn nuôi của gia đình đã được mở rộng. - Trước đây bà con nông dân đã quen với việc đun nấu bằng rơm, rạ, sau này đổi sang nấu củi rồi nấu gas. Cho đến nay do chăn nuôi phát triển, điều kiện sống cũng được cải thiện, nhiều gia đình ở nông thôn đã dùng bếp gas công nghiệp để nấu thức ăn, nước uống sinh hoạt. Nhìn chung, càng ngày người dân càng quan tâm đến việc nấu nướng, do đó đây là yếu tố thuận lợi để phát triển hệ thống Biogas 2.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì việc sử dụng biogas còn găp một số khó khăn nhất định nên đến nay công nghệ này vẫn chưa phát triển mạnh và rộng khắp như mong đợi. - Một trong nhưng nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống Biogas là sự khó khăn về vốn trong chăn nuôi, mà để phát triển Biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. Để duy trì sự hoạt động liên tục hầm Biogas cần phải duy trì quy mô chăn nuôi nhằm đáp ứng đủ lượng phân cho hầm hoạt động liên tục. - Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì kinh tế chính là yếu tố quyết định vì vốn đầu tư ban đầu cho xây hầm Biogas tương đối lớn (từ 8 - 11 triệu đồng) so với thu nhập của nông dân. Qua điều tra thực tế, một số gia đình tuy có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm Biogas, song họ vẫn chưa xây chỉ vì lý do chưa có đủ tiền. - Biogas là công nghệ từ nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam, đối tượng tiếp nhận công nghệ là bà con nông dân, do đó quá trình ứng dụng Biogas còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Đến nay chưa có công nghệ nào hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, việc xây dựng, lắp Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 51 đặt và sử dụng hầm chưa thuận lợi, việc thay thế, sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị sữa chữa bảo dưỡng phải đi xa mới có. Công tác sản xuất thiết bị và phụ kiện thay thế trong nước chưa được quan tâm. - Trước đây, mọi vấn đề về kỹ thuật đều do người dân, đặc biệt các thợ xây đi tham quan ở các xã lân cận về tự mày mò, nghiên cứu sách hướng dẫn, rồi tự xây. Nhưng 2 năm qua Cẩm Bình là một trong những xã được dự án khí sinh học hỗ trợ vốn và đưa các bộ kỹ thuật về hướng dẫn lắp đặt tuy nhiên do cán bộ quá ít mà kinh nghiệm của thợ chưa nhiều nên có một số hầm bị trục trặc kỹ thuật, còn lại phần đa là vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên trong tương lai không thể đảm bảo rằng hầm sẽ hoạt động tốt nữa. Tuy còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng Biogas nhưng khi hỏi “ông (bà) có tiếp tục sử dụng Biogas trong tương lai không?” thì 100% đều trả lời tiếp tục. Nguyên nhân chính là hộ đã thấy được hiệu quả cao của việc sử dụng Biogas, đặc biệt hiệu quả kinh tế, khi sử dụng Biogas hàng tháng tiết kiệm toàn bộ chi phí nấu nướng. Đối với môi trường cũng cải thiện đáng kể không còn mùi hôi thối như trước nữa. Tuy nhiên họ đều có ý kiến cho rằng cần có sự quan tâm của cộng đồng và chính quyền địa phương. Biogas góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường có lợi cho xã hội, nhưng chi phí ban đầu và yêu cầu kỹ thuật khá cao quá cao so với người nông dân. Do đó, cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển bền vững mô hình Biogas tại địa phương nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 52 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển Biogas - Căn cứ vào thực trạng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đến năm 2010 đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định “Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghệ chế biến, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới”. - Căn cứ vào thực trạng phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn xã trong thời gian vừa qua để tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của mỗi vùng trong xã. - Căn cứ vào thực trạng phát triển Biogas của xã và các ngành sản xuất có liên quan. - Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp cũng như toàn nền kinh tế: Để phát triển ngành nông nghiệp, đảm bảo được vấn đề lương thực, thực phẩm mà vẫn giữ được môi trường trong sạch, đảm bảo được nguồn tài nguyên cho tương lai thì xu hướng cho việc phát triển ngành nông nghiệp hiện nay là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng cân đối tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng phát triển bền vững. Do đó, phát triển mạnh chăn nuôi là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Chăn nuôi phát triển mạnh thì nhất thiết phải phát triển Biogas thì mới đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên cho xã hội. 3.2. Định hướng phát triển Biogas ở xã Cẩm Bình 3.2.1. Định hướng chung - Phát huy thế mạnh, sử dụng và khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của xã để nhân rộng mô hình Biogas, đặc biệt phải phát triển Biogas ở các hộ gia đình có chăn nuôi tập trung nhiều đồng thời có nguy cơ ô nhiễm môi trường. - Tập trung mọi khả năng về nguồn lực sản xuất, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi thành Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 53 ngành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt. Tiến tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. 3.2.2. Định hướng cụ thể - Xã Cẩm Bình nên khai thác triệt để tiềm năng của xã để mở rộng mô hình Biogas. Phấn đấu đến năm 2015, hầu hết các hộ có mức độ chăn nuôi tập trung cao sẽ sử dụng hầm Biogas. - Tập trung phát triển mạnh ngành chăn nuôi: tăng tổng số đàn trâu, bò; phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá theo quy mô trang trại; tăng quy mô và năng suất đàn gia cầm; đầu tư khai thác tốt diện tích mặt nước để đưa vào nuôi thả cá; chuyển phần diện tích ruộng trũng sang kết hợp với thả cá theo mô hình cá- lúa để tăng năng suất, góp phần tăng giá trị sản xuất hằng năm của xã. - Bên cạnh phát trienr chăn nuôi, xã cunhx nên phát triển ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá cây trồng và nâng cao tỷ suất hàng hoá của ngành trồng trọt. Nâng cao giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác bằng các công thức luân canh, xen canh có hiệu quả cao trong nông nghiệp. - Phát triển các ngành nghề phụ nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. 3.3. Giải pháp phát triển Biogas trong thời gian tới tại xã Cẩm Bình 3.3.1. Giải pháp chung Để phát triển mô hình Biogas thì cần phải có sự quan tâm của toàn thể cộng đồng. Do đó, giải pháp chung để phát triển Biogas là: - Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn của chính quyền địa phương, các tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình Biogas. - Tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển Biogas để nhân rộng mô hình. - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới từng hộ nông dân về tác dụng, lợi ích của việc xây hầm Biogas và đặc biệt là giúp đỡ về tinh thần, vốn và kỹ thuật cho nông dân. 3.3.2. Giảp pháp cụ thể * Giải pháp kinh tế - Để xây dựng hầm Biogas cần phải có số vốn từ 8 – 11 triệu đồng, số vốn này đối với nhiều hộ gia đình tương đối lớn vì vậy ở xã có nhiều hộ chăn nuôi nhiều nhưng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 54 vẫn chưa xây hầm Biogas. Do vậy, chính quyền địa phương và cac tổ chức đoàn thể trong xã như hội nông dân, hội phụ nữ... cần hỗ trợ một phần vốn cho xây dựng hầm Biogas nhằm động viên, khuyến khích bà con nông dân xây hầm hoặc thành lập quỹ cho vay lãi suất thấp đối với các hộ vay vốn để xây hầm Biogas. - Muốn phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư thức ăn cho vật nuôi. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư vốn cho ngành chăn nuôi. - Mặt khác, để thay thế phương pháp chăn nuôi truyền thống bằng phương pháp kết hợp giữa thức ăn dư thừa với thức ăn công nghiệp nên cần phải có một số vốn nhất định mà hộ nông dân thì thường thiếu vốn. Do vậy, các cấp các ngành cần có chính sách đầu tư cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ nông dân muốn mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi. * Giải pháp kỹ thuật - Vì Biogas là công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài mà đối tượng tiếp nhận là bà con nông dân với trình độ kiến thức trung bình nên nó rất lạ lẫm đối với bà con nông dân. Hơn nữa kỹ thuật xây hầm tương đối khó so với trình độ của người nông dân. Vì vậy cần phải phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân bằng việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật xây hầm cho đội ngũ thợ xây ngay chính tại từng cơ sở địa phương. Nên mời chuyên gia kỹ thuật phụ trách Biogas về tập huấn kỹ thuật cho cán bộ lãnh đạo các xã và đội ngũ thợ xây địa phương cũng như các hộ dân đã, đang và sẽ sử dụng biogas. - Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng mô hình Biogas để tìm ra loại hầm Biogas thích hợp, đơn giản và có hiệu quả hơn. Đồng thời các công ty cung cấp trang thiết bị và hầm biogas Composite nên phân phối hệ thống đại lý đến các huyện thị để tiện cho việc mua và vận chuyển của người dân. * Các giải pháp khác - Tuyên truyền, phổ biến mô hình Biogas tới từng hộ nông dân để có thể áp dụng mô hình đến tất cả các hộ chăn nuôi trong toàn xã vì còn có một bộ phận người dân chưa hiểu hết về vai trò và tác dụng của Biogas cũng như chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Do vậy, nhà nước phải có kế hoạch, chương trình phổ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 55 biến mô hình Biogas tới từng gia đình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, truyền hình, loa phát thanh, qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn. Các tổ chức, cơ quan của xã như hội nông dân, trạm khuyến nông,... cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phát triển Biogas bằng việc mở các lớp tập huấn ở các thôn, đưa lãnh đạo địa phương và một số nông dân điển hình đi tham quan những nơi có phong trào Biogas phát triển để học tập rút kinh nghiêm về áp dụng cho địa phương mình. Qua đó, vận động nông dân tự nguyện xây dựng hầm Biogas và để làm được điều đó thì các đồng chí cán bộ xã, thôn, xóm phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng mô hình Biogas. Khi đó, bà con nông dân mới tận mắt trông thấy được những tác dụng tốt của Biogas và họ sẽ tin tưởng rồi sẽ làm theo. - Phát triển các ngành nghề có liên quan đến phát triển Biogas như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản. Vì đầu vào của Biogas là chất thải của ngành chăn nuôi, đầu vào của ngành chăn nuôi là sản phẩm của ngành trồng trọt, đầu vào của ngành chế biến nông sản là sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi, đầu ra của Biogas là đầu vào của ngành trồng trọt. Như vậy muốn phát triển Biogas thì trước hết phải chăn nuôi và trồng trọt bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 56 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Đề tài “Thực trạng phát triển mô hình khí sinh học Biogas tại xã Cẩm Bình – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện với mục đích tìm hiểu về thực trạng tình hình sử dụng Biogas ở xã Cẩm Bình, đặc điểm kinh tế kỹ thuật và hiệu quả của hệ thống Biogas từ đó đưa ra phương hướng thúc đẩy thích hợp để nhân rộng mô hình đồng thời mở rộng hơn nữa chiến lược bảo vệ môi trường cũng như chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia nói chung. - Trong đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan đến Biogas, giới thiệu chung về Biogas, các thành phần cơ bản và tính năng khi sử dụng khí Biogas. - Đề tài cũng tổng hợp một quá trình lịch sử phát triển của Biogas để từ đó có thể hình dung được mối quan tâm của thế giới và các nhà nghiên cứu lớn đã quan tâm đến vấn đề của khí sinh học từ rất sớm, thông qua đó nhận thấy tiềm năng mà Biogas đưa lại cho nhân loại một nguồn năng lượng rẻ tiền mà hiệu quả. - Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế và nghiên cứu tài liệu, việc đánh giá hiệu quả đã đưa ra một con số tính toán cụ thể cho lợi ích thu được khi thực hiện Biogas, đồng thời là lợi ích lớn của xã hội. - Tuy nhiên con số tính toán cụ thể này có thể chưa thuyết phục được chính người nông dân nhưng cũng là một cái nhìn khách quan nhất cho đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện Biogas. - Khó khăn của nghiên cứu là do thời gian, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên địa điểm nghiên cứu mẫu không được mở rộng, số mẫu điều tra còn ít so với thực tế. Thiết kế kỹ thuật là các hầm Biogas có nhiều dung tích khác nhau và đem lại hiệu quả đối với người sử dụng khác nhau nên gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán. Tuy nhiên, nghiên cứu không thiếu đi tính thực tế của nó.  Kiến nghị - Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp quản lý Tiến hành thực hiện Biogas hiện nay mới dừng lại ở quy hoạch của địa bàn tự thực hiện, ở một số nơi còn tuỳ thuộc phần lớn vào đầu tư của bên ngoài. Việc đầu tiên cần làm hiện nay là xây dựng một khuôn khổ hành lang pháp lý tổng hợp bao hàm các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 57 cơ chế kinh tế, luật pháp, kỹ thuật, giáo dục riêng cho Năng lượng tái tạo, quan tâm đến công nghệ khí vi sinh. Một khi đã có những định hướng rõ ràng thì công cuộc kêu gọi đầu tư cũng thuận lợi hơn. Xây dựng lộ trình cho việc đưa năng lượng tái tạo vào giáo dục từ cấp phổ thông và hướng triển khai cụ thể và xúc tiến quan hệ quốc tế trên lĩnh vực này càng sớm càng tốt. - Kiến nghị đối với các đơn vị sản xuất Hiện nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất chính thống về Biogas tuy nhiên chưa được sự biết đến rộng rãi và sự tin cậy của người dân. Hầu hết, hầm xây đều do đội ngũ thợ xây ở địa phương thực hiện chưa có đội ngũ thợ xây chính thống được đào tạo có tay nghề vững chắc, thiếu kỹ thuật chuyên môn, tuy nhiên những người này cần có tinh thần trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ, chính họ là những người phải có tinh thần học hỏi, biết đến các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hầm. Một số thiết bị liên quan của doanh nghiệp cần chú ý tới chất lượng, hàng hoá phải có xuất xứ cụ thể. - Kiến nghị đối với người dân Mức sống của người dân ngày một cao thì nhận thức của họ cũng được cải tiến, khi tạo điều kiện cho họ nhận thấy lợi ích của thực hiện Biogas thì họ sẽ không ngần ngại bỏ ra một số tiền để thực hiện. Tuy nhiên, số lượng đó còn rất ít, người dân cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, khi thực hiện không phải là vì nguồn lợi đầu tư trước mắt mà cả quá trình thực hiện, lợi ích mà mô hình mang lại còn cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra để xây dựng mô hình, điều này sẽ do chính những người dân là người kiểm tra, giám sát và đánh giá cụ thể nhất. Người dân thực hiện nắm rõ được vai trò của mình không thì sẽ vô tình gây ra sự cố nguy hiểm cho gia đình và những người xung quanh. Trư ờ g Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO A – Tài liệu văn bản 1. Bùi Xuân An - Một số kinh nghiệm phát triển kỹ thuật Biogas cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam - Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. 2. Phạm Văn Thành - Mô hình biogas Vacvina với phát triển bền vững - Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn. 3. Phan Huy Chí - Tham luận về việc ứng dụng sản xuất khí biogas trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn – Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng. 4. Tiến sĩ R.K. Khandal Công nghệ khí vi sinh: Những kinh nghiệm từ Ấn Độ - Viện Shriram phục vụ nghiên cứu Công nghiệp – Ấn Độ. 5. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường – Nhà xuất bản thống kê, 2003. 6. Mỹ Trung – Biogas, lợi ích kinh tế và môi trường – Báo Vĩnh Long. 7. Trần Thị Lý - Phát triển bền vững Biogas ở xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh – Đại học Kinh tế Huế. B – Tài liệu qua internet 1. Website Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải và quản lý môi trường tại các làng nghề chăn nuôi gia súc. 2. Website Bách khoa toàn thư trực tuyến của Việt Nam.. 3. Website Hà Lan giúp Việt Nam phát triển Biogas. 4. xay-dung-be-biogas-xu-ly-chat-thai-trong-chan-nuoi-o-Cam-Binh-1735/ 5. qua-cho-cac-ho-gia-dinh-nong-thon.44Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 59 Hình 1: Hiệu quả xây dựng bể biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi ở Cẩm Bình Hình 2: Xây dựng hầm biogasở xã Cẩm Bình Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 60 Hình 3: Hầm biogas nắp vòm cuốn Hình 4: Hầm VACVINA cải tiến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 61 Hình 5: Hầm nhựa Composite Hình 6: Túi ủ bằng nhựa dẻo Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 62 Hình 7: Sử dụng khí Biogas để đun nấu và thắp sáng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 63 PHỤ LỤC ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ================== PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KHÍ SINH HỌC BIOGAS TẠI XÃ CẨM BÌNH –HUYỆN CẨM XUYÊN- TỈNH HÀ TĨNH. Người phỏng vấn: TRẦN THỊ HIỀN I. THÔNG TIN HỘ ĐIỀU TRA 1. Tên chủ hộ:....................................................................................................... .......... 2. Tuổi ...........................................................3. Giới tính:.................................................................. 4. Trình độ văn hóa: .............................................................................................. ......... 5. Địa chỉ: .................................................................................................................................... . ............................................................................................................................... 6. Tổng số nhân khẩu:....................................7. Số lao động:......................................... 8. Diện tích đất đai của hộ (ĐVT: m2) Chỉ tiêu Tổng số Giao khoán Đấu thầu Thuê, mướn Khai hoang Khác Tổng diện tích 1. Đất ở 2. Đất canh tác - Đất trồng lúa - Đất trồng hoa màu 3. Ao hồ II. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ SỬ DỤNG BIOGAS CỦA HỘ ĐIỀU TRA 9. Số vật nuôi của gia đình trong năm 2011? Trư ờng Đạ i họ c K inh tế uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 64 Loại vật nuôi Trâu Bò Lợn Gia cầm Số lượng (con) 10. Tổng diện tích chuồng nuôi của nhà ông (bà):m2 11.Gia đình ông (bà) sử dụng Biogas từ năm nào? .. 12. Ông (bà) biết được mô hình Biogas từ đâu?  Tivi, đài, báo  Cán bộ khuyến nông  Những người đang sử dụng Biogas  Khác .......................................... 13. Gia đình ông (bà) đang sử dụng loại hầm Biogas nào?  Hầm xây  Hầm bê tông  Hầm nhựa 14. Thể tích hầm là:.m3. 15. Tình trạng sử dụng của hầm nhà ông (bà) hiện nay như thế nào?  Tốt  Đang gặp trục trặc  Không sử dụng được 16.Nếu là hầm xây chi phí để xây dựng là bao nhiêu? (ĐVT: ng.đ) Xi măng Gạch Cát Vòi Ống Bếp Sỏi Thợ 17. Nếu là hầm nhựa chi phí là bao nhiêu? (ĐVT: ng.đ) Mua hầm Vận chuyển Lắp đặt Khác 18. Ông(bà) có được hỗ trợ về chi phí không?  Có Không Nếu có thì mức hỗ trợ là......................triệu đồng 19. Gia đình ông(bà) có vay vốn không?  Có  Không Nếu có: Nguồn vốn vay Số tiền (tr. đ) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn (tháng) Mục đích vayTrư ờ g Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 65 20. Ông (bà) sử dụng khí Biogas để làm gì?  Đun nấu  Thắp sáng  Khác................................................. 21. Trước khi sử dụng công nghệ Biogas ông (bà) sử dụng nhiên liệu gì cho sinh hoạt?  Củi  Gas hóa lỏng  Điện Khác........................ 22. Khoản chi phí tiết kiệm được lượng hóa bằng tiền là (Đvt: ng.đ/tháng)? Gas Củi Điện Khác 23. Chi phí phân bón hằng năm cho đồng ruộng trước và sau khi sử dụng biogas? Chỉ tiêu Truớc Sau SL (kg) Đơn giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) SL (kg) Đơn giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) 1. Phân chuồng 2. Phân hóa học NPK Đạm Lân Kali 24. Khi sử dụng Biogas ông (bà) có tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu không? Chỉ tiêu Giảm ít Giảm nhiều - Chi phí mua chất đốt - Chi phí vận chuyển phân ra chỗ ủ, đồng ruộng - Chi phí mua thuốc hóa học diệt côn trùng, phòng dịch - Thắp sáng 25. Ông (bà) tiết kiệm được thời gian làm việc nhà từ khi có Biogas hay không? Chỉ tiêu Giảm ít Giảm nhiều Đun nấu Dọn dẹp Lấy củi Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 66 26. Ông (bà) có sử dụng phụ phẩm khí sinh học (bã thải, nước thải lỏng) không?  Có (...........................................)  Không 27. Từ khi lắp đặt hệ thống Biogas, ông (bà) có mở rộng quy mô chăn nuôi không?  Có  Không 28. Trước khi áp dụng mô hình Biogas, ông (bà) xử lý chất thải bằng cách nào?  Thải thẳng ra kênh, mương, cống rãnh, ao cá  Bón ruộng và cây cối hoa màu  Khác............... 29. Ông (bà) có nhận thấy khu vực này bị ô nhiễm không?  Có  Không 30. Theo ông (bà), mức độ ô nhiễm môi trường thay đổi như thế nào sau khi có mô hình Biogas? Chỉ tiêu Giảm ít Giảm nhiều Mùi hôi thối Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước Xuất hiện ruồi, muỗi 31. Ô nhiễm như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe của ông(bà) không?  Có  Không 32. Sau khi có mô hình biogas tình trạng sức khỏe ông (bà) thay đổi thế nào? Chỉ tiêu Giảm ít Giảm nhiều Đau đầu, đau mắt Bệnh ngoài da, truyền nhiễm Bệnh về đường hô hấp 33. Môi trường sống thay đổi như thế nào từ khi có mô hình biogas? Chỉ tiêu Vệ sinh hơn Bình thường Ô nhiễm hơn Bếp nấu Chuồng trại Đường làng ngõ xóm Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: Trần Thị Hiền - Lớp: K42 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 67 34. Lợi ích từ mô hình biogas mang lại cho gia đình ông (bà) là gì? 35. Khó khăn mà gia đình ông (bà) gặp phải khi sử dụng biogas là gì? ............................... ..................... 36. Gia đình ông (bà) có tiếp tục sử dụng mô hình biogas không?  Có  Không Vì sao? ................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 37. Ý kiến đề xuất của ông (bà) để phát triển mô hình biogas tại địa phương: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... III. THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH (ĐVT: triệu đồng/tháng) Nguồn thu nhập Thu nhập năm 2011 Trồng trọt Chăn nuôi Nghề phụ (..................................................) Nguồn khác (..) XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG(BÀ)! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_mo_hinh_khi_sinh_hoc_biogas_tai_xa_cam_binh_huyen_cam_xuyen_tinh_ha_tinh_3752.pdf
Luận văn liên quan