Khóa luận Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác quản lí hoạt động GDTC nhìn chung đã được thực hiện tốt ở cả ba chức năng quản lí: lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên ở mỗi khâu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng các trường đều có các biện pháp quản lí hợp lí, cụ thể để khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng GDTC cho học sinh. Việc lập kế hoạch chưa có nhiều thành tích xuất sắc. Việc tổ chức chỉ đạo đã được thực hiện chặt chẽ, cần tăng cường hơn việc chỉ đạo phối hợp giữa các giáo viên. Việc kiểm tra, đánh giá của BGH đã thực hiện rất tốt, đảm bảo yêu cầu qui định và mang lại nhiều kết quả khả quan về chất lượng công tác.

pdf134 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà trường.  Tổ chức các giải thi đấu thể thao trong nhà trường cho đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh.  Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GVTD a. Mục đích: Xây dựng đội ngũ GVTD đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm nhiệm tốt được mọi nội dung trong hoạt động GDTC trong nhà trường. b. Nội dung:  Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.  Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác giảng dạy bộ môn thể dục trong nhà trường và công tác TDTT ngoại khoá cho học sinh để các CBQL và GVTD có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm.  Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GVTD về các kỹ năng huấn luyện chuyên sâu cho một số môn thể thao mà các em học sinh cần luyện tập để phát triển năng khiếu và thi đấu.  Đa dạng hóa các hình thức hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh THCS  83 a. Mục đích: Nhằm đổi mới mục tiêu, nội dung hoạt động GDTC ngoại khóa thêm phong phú đa dạng, kích thích sự ham thích vận động, tập luyện của học sinh. b. Nội dung:  CBQL xây dựng các kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khoá theo chương trình năm học, học kì, theo tháng, tuần.  Thành lập các câu lạc bộ TDTT ngoài giờ cho từng môn thể thao.  Thành lập các đội tuyển thể thao chuyên sâu cho từng môn thể thao.  Tăng cường nguồn tài chính, CSVC nhà trường phục vụ cho hoạt động ngoại khoá GDTC.  CBQL phân công GVTD tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá TDTT trong nhà trường và phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, GVBM khác.  Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDTC a. Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ và điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện để mang lại kết quả học tập, giảng dạy tốt nhất. b. Nội dung:  CBQL cần xây dựng các mục tiêu và chuẩn đạt được của các mục tiêu trong hoạt động GDTC nội khóa và ngoại khóa.  Tổ chức kiểm tra, giám sát thông qua việc dự giờ, thao giảng và các giáo án, báo cáo định kì.  Kiểm tra, đánh giá thể lực, kết quả học tập định kì của học sinh.  Kiểm tra, đánh giá thành tích đạt được của học sinh từ các phong trào, hội thi,  CBQL, đội ngũ giáo viên căn cứ vào kế hoạch để tự giám sát, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch cho đến kết quả cuối cùng.  84  Huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác GDTC cho học sinh THCS a. Mục đích: Tạo môi trường thống nhất về hoạt động GDTC trong nhà trường, gia đình và xã hội để mọi thành phần, đặc biệt là học sinh đều biết rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể thao, xây dựng cuộc sống khỏe. b. Nội dung:  CBQL các trường phối hợp với các chính quyền địa phương xây dựng các kế hoạch hoạt động TDTT xuyên suốt từ trong đến ngoài nhà trường.  Tăng cường giám sát, báo cáo định kì và có sự phối hợp hỗ trợ nhau hoàn thành từng nhiệm vụ đã được phân công trong các kế hoạch.  Nhà trường phối hợp với các đơn vị hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,vận động các gia đình và học sinh tham gia vào các cuộc tuyên truyền, bảo vệ sức khỏe, tập luyện thể thao.  CBQL và đội ngũ giáo viên đẩy mạnh các nội dung GDTC vào trong các tiết ngoài giờ lên lớp và đẩy mạnh việc lồng ghép các nội dung GDTC vào trong môn học khác thông qua nhiều phương thức tổ chức.  Tăng cường đầu tư CSVC phục vụ cho hoạt động GDTC a. Mục đích: Tạo điều kiện học tập, vui chơi, rèn luyện tốt nhất cho học sinh và điều kiện giảng dạy thuận lợi cho đội ngũ giáo viên Thể dục. b. Nội dung:  CBQL lập kế hoạch bổ sung kinh phí và mua sắm thêm dụng cụ tập luyện cho các giờ học chính khóa và cho các giờ luyện tập chuyên sâu.  Nhà trường cần vận động cha mẹ học sinh tích cực trang bị cho con em đầy đủ dụng cụ học tập cho trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với điều kiện gia đình và nội dung học tập, rèn luyện.  Nhà trường cần vận động các tổ chức trong và ngoài nhà trường hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các hoạt động GDTC.  85  CBQL phối hợp với GVTD để xây dựng nội qui sử dụng và bảo quản các dụng cụ học tập và rèn luyện. Với những đề xuất mà người nghiên cứu đã đưa ra, người nghiên cứu còn tiến hành khảo sát 89 GVBM và 12 GVTD cho nội dung đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này, nhằm đưa đến những biện pháp phù hợp nhất cho thực trạng quản lí hoạt động GDTC của các trường THCS, quận 9. Bảng 2.6.2.1: Đánh giá của các giáo viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp STT TÊN BIỆN PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi ĐTB ĐTB 1 Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất ở trường THCS. 3.51 3.22 2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục. 3.3 3.24 3 Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh THCS. 3.28 3.2 4 Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất. 3.19 3.13 5 Huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác giáo dục thể chất cho hoc sinh THCS. 3.18 3  86 Qua bảng 2.6.2.1, ta thấy biện pháp nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về hoạt động GDTC ở trường THCS (ĐTB = 3.51); tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GVTD (ĐTB = 3.3); đa dạng hóa các hình thức hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh THCS (ĐTB = 3.28); tăng cường đầu tư CSVC phục vụ cho hoạt động GDTC (ĐTB = 3.32) đều được đánh giá ở mức “Rất cần thiết”. Như vậy, đây là những biện pháp quan trọng hơn bao giờ hết cho các trường để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDTC. Các biện pháp còn lại đều chỉ đạt mức “Cần thiết”. Bên cạnh đó, tính khả thi của các biện pháp cũng chỉ được lựa chọn đánh giá cho mức “Khả thi”. Từ đó, cho thấy dù các biện pháp được đánh giá là “Rất cần thiết” thì các biện pháp này vẫn phần nào mang tính khả thi, chưa thật sự rất khả thi đối với tình hình các trường, bởi các trường vẫn còn gặp một số hạn chế, khó khăn, cho nên để 100% các biện pháp đều thực hiện được là chưa thể. Với các biện pháp người nghiên cứu đưa ra, các biện pháp đều được các giáo viên đánh giá ở ngưỡng cần thiết trở lên và khả thi, cho nên các biện pháp này là phù hợp, sát thực với thực trạng. 6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất. 3.32 3.06  87 Kết luận chương 2 Nhận thức hiện nay của các cán bộ quản lí, GVTD và GVBM và học sinh về vai trò của hoạt động GDTC rất tốt, có sự quan tâm tới tác động của hoạt động GDTC đến sức khỏe, thể lực, năng khiếu học sinh và hiểu rõ được đây là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển toàn diện cho người học và thúc đẩy sự phát triển cho các hoạt động giáo dục khác. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số ít các GVBM và học sinh chưa thật sự nhận thức sâu sắt được vai trò này, đặt ra vấn đề cho các cán bộ quản lí phải tìm kiếm các biện pháp phù hợp để khắc phục khó khăn này. Các hoạt động GDTC hiện nay đều được các trường đảm bảo thực hiện từ hoạt động dạy học Thể dục cho đến các hoạt động TDTT ngoại khóa, cui chơi cho học sinh. Với sự nhận thức cao cho vai trò của hoạt động GDTC ở các lãnh đạo nhà trường đã tạo tiền đề vững chắc cho các khâu quản lí, giúp hoạt động GDTC đạt được nhiều kết quả tốt. Công tác quản lí hoạt động GDTC ở các trường THCS quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã có những thay đổi tích cực. Các trường đều có lập các kế hoạch GDTC đầy đủ và bám sát khung chương trình của Bộ GD&ĐT. Việc lập kế hoạch của BGH nhà trường chưa có những thành tích nổi bật nhưng vẫn đảm bảo được xây dựng đầy đủ và thiết thực, phù hợp với tình hình nhà trường. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện của BGH đã được thực hiện tốt và nhận được sự hài lòng, cố gắng làm việc từ phía các GVTD. Mặc dù công tác còn nhiều hạn chế nhưng phía lãnh đạo nhà trường đã ra sức khắc phục bằng các biện pháp hợp lí. Công tác kiểm tra, đánh giá được BGH nhà trường hết sức chú trọng, thường xuyên quan tâm và đặt cao chất lượng đạt được sau mỗi hoạt động.  88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1 Về lí luận Công tác quản lí hoạt động GDTC đóng vai trò quan trọng trong việc giao dục toàn diện cho học sinh. Vì đây là hoạt động cấp thiết, nhận nhiều quan tâm từ Đảng và Nhà nước. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước cho việc đẩy mạnh nâng cao hoạt động này là điều đúng đắn. Các nhà trường THCS phải tập trung tăng cường công tác này, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ngành GD đã đặt ra để đất nước ngày càng phát triển về mảng TDTT cũng như có những con người vượt trội về thể chất và có sức hỏe bền bỉ. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài này đều hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC và công tác quản lí hoạt động GDTC. Các phương pháp và hình thức tổ chức, thực hiện công tác GDTC đều phải dựa trên những cơ sở lí luận chính xác, khoa học. Vì thế, trong quản lí hoạt động GDTC, các nhà quản lí cần phải nắm rõ cơ sở lí luận về khoa học quản lí để có thể vận hành công tác quản lí của mình một cách tốt nhất. Đồng thời, các nhà quản lí có thể đưa ra được các biện pháp cho tình hình nơi công tác một cách khoa học, phù hợp nhất. 1.2 Về thực tiễn Các hoạt động GDTC hiện nay vẫn đang được các nhà trường quan tâm nhưng chưa thật sự có sự quan tâm sâu sắc từ các Ban, Ngành và vẫn bị xem là một hoạt động phụ trong nhà trường. Nội dung chương trình dạy học Thể dục còn nhàm chán, chậm đổi mới và gặp nhiều hạn chế về CSVC. Các giải thi đấu, hoạt động TDTT còn nhiều khó khăn trong vấn đề đầu tư kinh phí nhưng vẫn được sự yêu thích, nhiệt tình tham gia từ học sinh. Việc đánh giá, xếp loại học sinh cho môn Thể dục còn nhiều bất cập khi đây là cách thức  89 đánh giá kìm hãm khả năng phát triển năng khiếu ở học sinh và giảm sút ý thức học tập nghiêm túc cho bộ môn này. Mặc dù đây là cách thức đánh giá để làm giảm tải việc học cho các em. Công tác quản lí hoạt động GDTC nhìn chung đã được thực hiện tốt ở cả ba chức năng quản lí: lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên ở mỗi khâu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng các trường đều có các biện pháp quản lí hợp lí, cụ thể để khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng GDTC cho học sinh. Việc lập kế hoạch chưa có nhiều thành tích xuất sắc. Việc tổ chức chỉ đạo đã được thực hiện chặt chẽ, cần tăng cường hơn việc chỉ đạo phối hợp giữa các giáo viên. Việc kiểm tra, đánh giá của BGH đã thực hiện rất tốt, đảm bảo yêu cầu qui định và mang lại nhiều kết quả khả quan về chất lượng công tác. 2. Kiến nghị 2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo  Cần cải tiến, đổi mới chương trình dạy học Thể dục cấp THCS thêm phong phú để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và sự ham thích học Thể dục ở học sinh.  Tăng cường thời lượng học chương trình Thể dục, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện thể lực nhiều hơn.  Cần biên soạn, xuất bản sách Thể dục cho học sinh THCS để các em có nền tảng lí thuyết vững chắc, tiếp thu nhanh chóng việc thực hành.  Cần thay đổi lại cách đánh giá, xếp loại học sinh trong bộ môn Thể dục theo hướng đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh. 2.2 Với Sở Giáo dục và Đào tạo  Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí và giáo viên.  90  Thực hiện các chính sách tốt tạo động lực cho cán bộ quản lí và giáo viên tham gia thực hiện hoạt động GDTC.  Cần tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các trường tập trung đầu tư cho các hoạt động GDTC. 2.3 Với Phòng Giáo dục và Đào tạo  Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lí, GVTD học tập tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.  Tăng cường thêm trang thiết bị, dụng cụ học tập Thể dục cho các trường THCS.  Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn và CSVC của các trường, phản ánh đúng kết quả kiểm tra, thanh tra.  Cần quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, quy hoạch xây dựng sân tập, các câu lạc bộ TDTT. 2.4 Với Ban giám hiệu nhà trường  Cán bộ quản lí cần nắm vững cơ sở lí luận, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước và các văn bản của các Ban, Ngành.  Cán bộ quản lí không ngừng nâng cao, trau dồi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lí nhà trường.  Huy động các nguồn lực hiện có và tiềm năng đầu tư, đẩy mạnh cho hoạt động GDTC.  Thường xuyên quan tâm tới hoàn cảnh của các giáo viên. Từ đó có những chính sách, hậu đãi, khuyến khích tốt cho các giáo viên.  Cần có sự linh hoạt sử dụng các biện pháp quản lí để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất. 2.5 Với giáo viên Thể dục  Cần nghiêm túc thực hiện các quy chế, quy định của các cấp quản lí  91 đối với công tác GDTC.  Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.  Phát huy, sáng tạo, đổi mới các phương pháp dạy học hiệu quả.  Tăng cường hỗ trợ các giáo viên bộ môn lồng ghép nội dung GDTC vào trong các môn học khác.  Tăng cường dạy học tích hợp cho môn Thể dục.  Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm trong việc khuyến khích học sinh tham gia TDTT và rèn luyện sức khỏe.  Xác định lòng nhiệt huyết với nghề. 2.6 Với giáo viên bộ môn  Tăng cường sự phối hợp với các GVTD trong các hoạt động GDTC để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.  Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả, tăng cường lồng ghép các nội dung GDTC vào bộ môn giảng dạy một cách hợp lí.  Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện bản thân và rèn luyện phẩm chất đạo đức.  92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 – 2020. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP về qui định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định 14/2001/QĐ-BGDĐT về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học. 4. Quyết định số 51/2012/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. 5. Thông tư 58/2012/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục vào Đào tạo về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 6. Thông tư 28/2009/TT - BGDĐT của Bộ giáo dục vào đào tạo về việc ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 7. Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục vào đào tạo về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở. 8. Chỉ thị số 133/TTg về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành thể dục - thể thao. 9. Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020: Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ - TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ Tướng Chính Phủ 10. Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2008), Lí luận dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.  93 11. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lí học quản lí, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Địch, Bùi Công Cường, Lê Văn Phùng, Thái Thanh Sơn (2009), Lý thuyết hệ thống và điều khiển học, NXB Thông tin và truyền thông. 13. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua (2011), Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 14. Trần Thị Hương, Võ Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Vũ Thị Sai, Võ Thị Hồng Trước (2011), Giáo dục học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 15. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 16. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 17. Hồ Văn Liên (2007), Bài giảng Quản lí giáo dục và trường học (lưu hành nội bộ), Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí, NXB Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh. 19. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 20. Ngô Đình Qua (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 21. Bùi Minh Sơn (2008), Luận văn “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”.  94 cac-truong-trung-hoc-co-so-huyen-tam-dao-tinh-vinh-phuc-trong-giai- doan-37081/ 22. Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương (2012), Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi & Tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 23. Lý Minh Tiên (2009), Thống kê ứng dụng trong khoa học xã hội và tâm lí – giáo dục, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 24. Sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Giáo trình nghiệp vụ quản lí trường phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo. 25. Nguyễn Thị Thái (chủ biên), Tài liệu dùng cho cán bộ quản lí trường phổ thông (SREM), NXB Hà Nội, Hà Nội. 26. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (2007), Giáo trình lí luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 27. Vũ Đức Thu (2007), Giáo trình lịch sử và quản lí học thể dục thể thao thể dục thể thao, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Toán, Nguyễn Sĩ Hà (2004), Giáo trình lí luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 29. Nguyễn Văn Trạch (2014), Phương pháp giáo dục thể chất trong trường phổ thông, NXB Thể dục Thể thao. 30. Lê Văn Xem (2004), Tâm lí học thể dục, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 31. Tổ trưởng Tổ Thể dục (2015-2016), Kế hoạch hoạt động của Tổ Thể dục, Trường THCS Phước Bình.  95 32. Giáo viên Tổ Thể dục (2015-2016), Kế hoạch hoạt động của các CLB ngoài giờ, Trường THCS Phước Bình. 33. Giáo viên Tổ Thể dục (2015-2016), Kế hoạch tổ chức giải bóng đá học sinh cấp trường của Tổ Thể dục, Trường THCS Phước Bình. 34. Tổ trưởng Tổ Thể dục (2015-2016), Thành tích TDTT học sinh cấp quận – Thành phố, Trường THCS Phước Bình. 35. Hiệu trưởng trường THCS Hoa Lư (2015-2016), Báo cáo sơ kết học kì I, Trường THCS Hoa Lư. 36. Trưởng ban Văn Thể Mỹ (2014-2015), Kế hoạch hoạt động Văn Thể Mỹ, Trường THCS Tăng Nhơn Phú B. 37. Trưởng ban Văn Thể Mỹ (2014-2015), Báo cáo hoạt động Thể dục Thể thao, Trường THCS Tăng Nhơn Phú B. 38. Hiệu trưởng trường THCS Tăng Nhơn Phú B (2014-2015), Bảng tổng hợp rèn luyện thân thể, Trường THCS Tăng Nhơn Phú B. 39. Phân phối chương trình môn Thể dục cấp THCS của Bộ GD&ĐT. 40. Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo: moet.gov.vn 41. Website của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh: edu.hochiminhcity.gov.vn  96 PHỤ LỤC 1 PHIẾU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ TỔ TRƯỞNG TỔ THỂ DỤC Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong nhận được ý kiến của quí thầy cô bằng cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn mà tôi đã đưa ra dưới đây. Xin chân thành cảm ơn. A. Xin quí thầy cô cho biết một số thông tin cá nhân: - Đơn vị công tác: ...................................................................................... - Chức vụ: .................................................................................................. - Học vị: .................................................................................................... - Số năm công tác: .................................................................................... B. Thông tin về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường Câu 1: Theo thầy cô, hoạt động GDTC có vai trò như thế nào đối với việc phát triển thể chất và nhân cách cho học sinh THCS? Câu 2: Xin quí thầy cô vui lòng cho biết về tình hình hoạt động GDTC của nhà trường hiện nay.  Số tiết thể dục/tuần cho từng khối  Tình hình cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC  Số lớp của mỗi khối và tổng số học sinh nhà trường  Tình hình đội ngũ giáo viên thể dục  Ý thức và kết quả học tập của học sinh đối với hoạt động GDTC Câu 3: Về thực trạng công tác lập kế hoạch hoạt động GDTC của trường  97  Việc lập kế hoạch cho hoạt động GDTC của trường là do ai thực hiện?  Quá trình lập kế hoạch này được thực hiện như thế nào và có sự tham gia của các thành phần nào trong nhà trường?  Theo đánh giá riêng của thầy cô, thầy cô thấy công tác lập kế hoạch cho hoạt động GDTC trường mình đã tốt hay chưa? Tốt ở mặt nào? Chưa tốt ở mặt nào? Thầy cô có định hướng khắc phục như thế nào với những mặt chưa tốt còn tồn tại?  Thầy cô đã sử dụng biện pháp nào để quản lí việc việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC của giáo viên? Câu 4: Về thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo kế hoạch hoạt động GDTC của trường  Việc tổ chức, chỉ đạo cho hoạt động GDTC của trường là do ai thực hiện?  Quá trình tổ chức, chỉ đạo được thực hiện như thế nào và có sự tham gia của các thành phần nào trong nhà trường?  Theo đánh giá riêng của thầy cô, thầy cô thấy công tác tổ chức, chỉ đạo cho hoạt động GDTC trường mình đã tốt hay chưa? Tốt ở mặt nào? Chưa tốt ở mặt nào? Thầy cô có định hướng khắc phục như thế nào với những mặt chưa tốt còn tồn tại?  Thầy cô đã sử dụng biện pháp nào để tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình GDTC? Câu 5: Về thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC của trường  Công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC của trường là do ai thực hiện?  Quá trình kiểm tra được được thực hiện như thế nào và có sự tham gia của các thành phần nào trong nhà trường?  98  Theo đánh giá riêng của thầy cô, thầy cô thấy công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC trường mình đã tốt hay chưa? Tốt ở mặt nào? Chưa tốt ở mặt nào? Thầy cô có định hướng khắc phục như thế nào với những mặt chưa tốt còn tồn tại?  Thầy cô đã sử dụng biện pháp nào để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC của trường? Câu 6: Xin quí thầy cô cho ý kiến về hiệu quả thực hiện các biện pháp GDTC cho học sinh của các giáo viên thể dục đối với chương trình học thể dục và các giáo viên bộ môn khác đối với các hoạt động GDTC ngoại khóa của trường như thế nào? Câu 7: Thầy cô nhận thấy sự phối hợp của các giáo viên trong việc GDTC cho học sinh được thực hiện như thế nào và bằng những cách thức nào? Câu 8: Nhà trường có ban hành văn bản qui định tiêu chuẩn đánh giá giáo viên tham gia GDTC không? Câu 9: Hoạt động GDTC của trường có những thuận lợi và khó khăn nào? Thầy cô khai thác những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó ra sao? Câu 10: Nếu cho thang điểm từ 1 – 10 thì theo đánh giá riêng của Thầy cô, mức độ chất lượng công tác GDTC của trường hiện nay ở thang điểm bao nhiêu? Trường có những giải thưởng, bằng khen nào cho các hoạt động GDTC hay không? Câu 11: Xin quí thầy cô cho biết một số ý kiến đóng góp để công tác quản lí hoạt động GDTC đạt hiệu quả cao?  99 PHỤ LỤC 2 PHIẾU HỎI Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN THỂ DỤC Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô bằng cách đánh dấu “X” vào những ô trống hoặc trả lời những câu hỏi được nêu ra dưới đây. Xin chân thành cảm ơn. A. Xin quí thầy cô cho biết một số thông tin cá nhân: - Đơn vị công tác: ...................................................................................... - Giới tính:  Nam  Nữ - Tuổi: ............. - Học vị: .................................................................................................... - Đã giảng dạy Thể dục THCS từ năm nào: .............................................. B. Thông tin về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường Câu 1: Thầy cô nhận thấy vai trò hoạt động giáo dục thể chất đối với việc phát triển thể chất của học sinh như thế nào?  Rất quan trọng  Quan trọng  Bình thường  Không quan trọng Câu 2: Thầy cô nhận thấy chương trình dạy thể dục do Bộ GD&ĐT qui định theo cấp học đã thực hiện như thế nào ở trường THCS đang công tác?  Thực hiện đúng và đầy đủ  Có thay đổi để phù hợp với trường: ...........................................................  100 Câu 3: Thầy cô hãy cho biết những nội dung nào có trong chương trình học nhưng khó thực hiện? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  TD tay không  TD dụng cụ  Không có  Nội dung khác: ........................................................................................... Câu 4: Các yếu tố gây cản trở cho quá trình giảng dạy của Thầy cô là những yếu tố nào dưới đây? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Lương  Cơ sở vật chất  Phân phối chương trình dạy học  Sự sắp xếp phân công giảng dạy của Ban giám hiệu nhà trường  Hậu đãi, chính sách Câu 5: Những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong hoạt động GDTC ở trường các thầy cô đang công tác là gì? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Nội dung mới  Nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên chưa theo kịp sự đổi mới của chương trình  Cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu của môn học  Các cấp lãnh đạo, của nhà trường chưa quan tâm đúng mức  Kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao hạn chế  Chế độ, chính sách bồi dưỡng giáo viên thể dục chưa hợp lí  Thiếu giáo viên  Ý thức học tập môn thể dục của học sinh chưa tốt  Thiếu kiểm tra, đánh giá và động viên kịp thời đối với giáo viên  Các nguyên nhân khác: ..............................................................................  101 Câu 6: Thầy cô thực hiện các nội dung chương trình dạy thể dục ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 7: Môn tự chọn ở trường THCS thầy cô đang giảng dạy là những môn gì? ......................................................................................................................... Các môn tự chọn nào học sinh yêu thích nhưng chưa thể thực hiện được? ......................................................................................................................... Câu 8: Các nội dung ngoại khóa thể dục thể thao ở trường thầy cô công tác bao gồm những nội dung nào? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Tự rèn luyện thêm thể dục thể thao ngoài giờ  Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển thể dục thể thao của trường  Tham quan và nghe nói chuyện về thể dục thể thao  Tham gia các hoạt động vui chơi mang tính vận động  Tham gia vào các phong trào thể dục thể thao của trường  Tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao của trường  Không có các nội dung trên  Các nội dung khác: ................................................................................... Câu 9: Các thầy cô thực hiện nội dung ngoại khóa thể dục thể thao ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu  102 Câu 10: Thầy cô hỗ trợ với các giáo viên bộ môn khác để phát triển toàn diện thể chất và nhân cách của học sinh trong các hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 11: Thầy cô có lồng ghép nội dung chương trình của các môn học khác vào môn thể dục để truyền đạt kiến thức và kĩ năng cho học sinh không?  Có  Không có Câu 12: Thầy cô cho biết ý kiến về mức độ thực hiện công tác lập kế hoạch hoạt động GDTC của Ban giám hiệu nhà trường theo các mức độ dưới đây: (Thầy cô đọc kĩ các mức độ để lựa chọn cho phù hợp) STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Yếu 1 Kế hoạch chuyên môn 2 Các văn bản, lịch công tác chuyên môn 3 Kế hoạch dạy học môn Thể dục 4 Kế hoạch hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 5 Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên 6 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá 7 Sự phổ biến, hướng dẫn các kế hoạch  103 8 Sự cập nhật những nội dung sửa đổi, cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Câu 13: Thầy cô cho biết ý kiến về mức độ thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDTC của Ban giám hiệu nhà trường theo các mức độ dưới đây: (Thầy cô đọc kĩ các mức độ để lựa chọn cho phù hợp) STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Yếu 1 Tổ chức, chỉ đạo GVTD thực hiện chương trình dạy Thể dục cho học sinh 2 Tổ chức, chỉ đạo GVTD thực hiện các kế hoạch ngoại khóa GDTC 3 Tổ chức, chỉ đạo GVTD phối hợp với các giáo viên khác để tổ chức các hoạt động GDTC hiệu quả, chặt chẽ 4 Tổ chức, chỉ đạo GVTD sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ học tập cho các hoạt động GDTC 5 Tổ chức, chỉ đạo GVTD nắm vững tình hình sức khỏe, thể lực của học sinh 6 Tổ chức, chỉ đạo GVTD đánh giá kịp thời sau mỗi hoạt động GDTC, phong trào thi đua, các giải thi đấu  104 Câu 14: Thầy cô đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC của Ban giám hiệu nhà trường theo các mức độ nào dưới đây? (Thầy cô đọc kĩ các mức độ để lựa chọn cho phù hợp) STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Yếu 1 Kiểm tra giáo án dạy học môn Thể dục 2 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học Thể dục thông qua dự giờ tiết dạy 3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa 4 Kiếm tra việc phối hợp với các giáo viên bộ môn khác 5 Kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập phục vụ cho các hoạt động 6 Kiểm tra việc sử dụng kinh phí phục vụ cho các hoạt động Câu 15: Theo đánh giá riêng của Thầy cô, nội dung các kế hoạch GDTC (chương trình học thể dục và các hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao) do nhà trường tổ chức và chỉ đạo thực hiện ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu  105 Câu 16: Nhà trường sử dụng kinh phí cho các hoạt động GDTC ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,) ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 17: Nhà trường có những ưu tiên nào dưới đây cho học sinh để khuyến khích, khen thưởng khi tham gia các hoạt động GDTC ngoại khóa của nhà trường hoặc địa phương, ngành, quốc gia? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Tiền hỗ trợ  Cộng điểm học tập cho bộ môn Thể dục  Nghỉ học cho các buổi tập luyện, thi đấu  Nâng bậc hạnh kiểm  Không có các ưu tiên trên  Các ưu tiên khác: ....................................................................................... Câu 18: Những góp ý, đề xuất mà thầy cô mong muốn để nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường là gì? ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Câu 19: Xin thầy cô cho biết ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDTC ở các trường THCS quận 9, TPHCM.  106 STT TÊN BIỆN PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến Rất khả thi Khả thi Không khả thi Không có ý kiến 1 Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất ở trường THCS. 2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội  107 ngũ giáo viên thể dục. 3 Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh THCS. 4 Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất. 5 Huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường  108 tham gia vào công tác giáo dục thể chất cho hoc sinh THCS. 6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.  109 PHIẾU HỎI XIN Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN BỘ MÔN Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô bằng cách đánh dấu “X” vào những ô trống hoặc trả lời những câu hỏi được nêu ra dưới đây. Xin chân thành cảm ơn. A. Xin quí thầy cô cho biết một số thông tin cá nhân: - Đơn vị công tác: ...................................................................................... - Giới tính:  Nam  Nữ - Tuổi: ............. - Bộ môn giảng dạy: .................................................................................. - Học vị: .................................................................................................... - Số năm công tác: ..................................................................................... B. Thông tin về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường Câu 1: Thầy cô nhận thấy vai trò hoạt động giáo dục thể chất đối với việc phát triển thể chất của học sinh như thế nào?  Rất quan trọng  Quan trọng  Bình thường  Không quan trọng Câu 2: Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn Thầy cô thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục thể chất nào dưới đây cho học sinh? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Vệ sinh  Các chế độ sinh hoạt (học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi)  110  Dinh dưỡng  Thể dục thể thao (tập thể dục và tham gia hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa)  Không có các nội dung trên  Nội dung khác: .......................................................................................... Câu 3: Thầy cô có thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục thể chất vào trong môn học mình giảng dạy hay không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Không thường xuyên  Không có Câu 4: Các giáo viên thể dục có hỗ trợ các Thầy cô lồng ghép nội dung GDTC vào trong môn học của các Thầy cô hay không?  Có  Không Câu 5: Theo thầy cô, các hoạt động thể thao ngoại khóa của nhà trường đã thực hiện tốt chưa? (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,)  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 6: Thầy cô có thường xuyên phối hợp với các giáo viên thể dục để phát triển toàn diện thể chất và nhân cách của học sinh thông qua giờ dạy của mình và trong các hoạt động thể thao ngoại khóa khác không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  111  Không thường xuyên  Không có Câu 7: Nếu ở câu 6 Thầy cô chọn đáp án là “Rất thường xuyên” hoặc “Thường xuyên” thì cách phối hợp của Thầy cô với các giáo viên thể dục là những cách nào? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 8: Nếu ở câu 6 Thầy cô chọn đáp án là “Không thường xuyên” hoặc “Không có” thì nguyên nhân không thường xuyên hoặc không có sự phối hợp với các giáo viên thể dục là gì? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 9: Các kế hoạch giáo dục thể chất ngoại khóa của nhà trường bao gồm những nội dung nào dưới đây? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Tự rèn luyện thêm thể dục thể thao ngoài giờ  Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển thể dục thể thao của trường  Tham quan và nghe nói chuyện về thể dục thể thao  Tham gia các hoạt động vui chơi mang tính vận động  Tham gia vào các phong trào thể dục thể thao của trường  Các giải thi đấu trong và ngoài nhà trường  Tham gia vào các trò chơi vận động do Thầy cô lồng ghép vào các tiết học  112  Tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao của trường  Không có các nội dung trên  Các nội dung khác: ................................................................................... Câu 10: Các kế hoạch giáo dục thể chất ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,) có được BGH phổ biến cụ thể cho các Thầy cô biết hay không?  Có  Không Câu 11: Theo đánh giá riêng của Thầy cô, nội dung các kế hoạch giáo dục thể chất ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,) do nhà trường xây dựng được thực hiện ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 12: Theo đánh giá riêng của Thầy cô, các kế hoạch giáo dục thể chất ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,) do nhà trường tổ chức và chỉ đạo thực hiện ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 13: Theo đánh giá riêng của Thầy cô, việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt  113 động vui chơi mang tính vận động,) được nhà trường giám sát, kiểm tra thực hiện ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 14: Ban giám hiệu nhà trường có hỗ trợ các Thầy cô trong việc vận động các học sinh tham gia các hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,) hay không?  Có  Không Câu 15: Thầy cô nhận thấy cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng cho việc phục vụ học tập, vui chơi của học sinh trong các hoạt động giáo dục thể chất ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu Câu 16: Nhà trường sử dụng kinh phí cho các hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa (các phong trào thể dục thể thao, các giải thi đấu, các hoạt động vui chơi mang tính vận động,) ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Yếu  114 Câu 17: Nhà trường có những ưu tiên nào dưới đây cho học sinh để khuyến khích, khen thưởng khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa của nhà trường hoặc địa phương, ngành, quốc gia? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Tiền hỗ trợ  Cộng điểm học tập cho bộ môn Thể dục  Nghỉ học cho các buổi tập luyện, thi đấu  Nâng bậc hạnh kiểm  Không có các ưu tiên trên  Các ưu tiên khác: ....................................................................................... Câu 18: Nhà trường có những ưu tiên nào dưới đây cho Thầy cô để khuyến khích, khen thưởng khi vận động các em tham gia tốt các hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa của nhà trường? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Tiền hỗ trợ  Cộng điểm thi đua  Không có các ưu tiên trên  Các ưu tiên khác: ....................................................................................... Câu 19: Thầy cô gặp khó khăn gì trong tổ chức các nội dung hoạt động GDTC cho học sinh? (Thầy cô có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm sâu sắc  GV thiếu kĩ năng tổ chức, sinh hoạt  Phải đầu tư nhiều vào giờ dạy bộ môn của mình nên chưa lồng ghép được các nội dung hoạt động giáo dục thể chất vào giáo dục cho học sinh  Học sinh thờ ơ, không quan tâm  Phụ huynh học sinh không ủng hộ các hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa  Thiếu kinh phí, hỗ trợ  115  Không có khó khăn nào  Các khó khăn khác: ................................................................................... Câu 20: Những góp ý, đề xuất mà thầy cô mong muốn để nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường là gì? ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Câu 21: Xin thầy cô cho biết ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDTC ở các trường THCS quận 9, TPHCM. STT TÊN BIỆN PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến Rất khả thi Khả thi Không khả thi Không có ý kiến 1 Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về  116 hoạt động giáo dục thể chất ở trường THCS. 2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục. 3 Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh THCS. 4 Tăng cường giám sát, kiểm  117 tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất. 5 Huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác giáo dục thể chất cho hoc sinh THCS. 6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.  118 PHIẾU HỎI Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH Các em thân mến, Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các em bằng cách đánh dấu “X” vào những ô trống hoặc trả lời những câu hỏi được nêu ra dưới đây. Xin chân thành cảm ơn. A. Xin các em cho biết một số thông tin cá nhân: - Trường THCS: ........................................................................................ - Giới tính:  Nam  Nữ - Năm sinh: ............... - Học sinh lớp:  lớp 6  lớp 7  lớp 8  lớp 9 - Chiều cao: ............. - Cân nặng: ............. B. Thông tin về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường Câu 1: Em nhận thấy vai trò của tiết học Thể dục và các hoạt động thể dục thể thao đối với việc phát triển thể chất của bản thân như thế nào?  Rất quan trọng  Quan trọng  Bình thường  Không quan trọng Câu 2: Em vận dụng các kiến thức được học trong tiết Thể dục vào việc phát triển thể chất của mình ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  119  Trung bình  Yếu Câu 3: Trong tiết học Thể dục, điều làm em thích thú là gì? Và điều làm em không thích thú là gì? Tại sao  Điều em thích: ............................................................................................... ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................  Điều em không thích: .................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 4: Các nội dung học Thể dục của lớp em là gì? (Các em có thể lựa chọn nhiều đáp án)  TD tay không  TD dụng cụ  Bật nhảy  Chạy bền  Chạy nhanh  Chạy ngắn  Nhảy cao  Nhảy xa  Môn thể dục tự chọn  Không có nội dung nào  Nội dung khác: ........................................................................................... Câu 5: Một tuần em được học bao nhiêu buổi Thể dục?  1 buổi  2 buổi  3 buổi  120  Số buổi học thường xuyên thay đổi Câu 6: Em cho biết số buổi nghỉ học thể dục của em trong học kì vừa qua là bao nhiêu buổi?  Không nghỉ  1-2 buổi  3-4 buổi  5 buổi trở lên Câu 7: Môn thể thao yêu thích của em là gì? ......................................................................................................................... Câu 8: Em có thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ở nhà hay không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Không thường xuyên  Không có Câu 9: Mức độ yêu thích của em khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa của trường ở mức độ nào? (Các em đọc kĩ các mức độ để lựa chọn cho phù hợp) STT Các hoạt động Mức độ yêu thích Rất thích Thích Bình thường Không thích Không quan tâm 1 Tự rèn luyện thêm thể dục thể thao ngoài giờ 2 Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển thể dục thể thao của trường 3 Tham quan và nghe nói  121 chuyện về thể dục thể thao 4 Các hoạt động vui chơi mang tính vận động 5 Các phong trào thể dục thể thao của trường 6 Các giải thi đấu trong và ngoài nhà trường 7 Các câu lạc bộ thể dục thể thao của trường 8 Hoạt động khác: .. .. Câu 10: Trong các hoạt động được nêu ở câu 9 , em thường tham gia vào các hoạt động thể thao nào nào? Tại sao? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Câu 11: Các Thầy cô có thường xuyên vận động các em tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của nhà trường không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Không thường xuyên  Không có  122 Câu 12: Trong các tiết học của môn học khác, em có được học nội dung thể dục nào từ các giáo viên khác hay không?  Có  Không Câu 13: Ở lớp em, kinh phí dành cho các hoạt động thể thao được trích từ đâu?  Quỹ Đoàn  Quỹ lớp  Quỹ do cha mẹ học sinh đóng  Nguồn quỹ khác Câu 14: Theo em, lớp mình tham gia hoạt động giáo dục thể chất ở mức độ nào? STT Nội dung Mức độ tham gia Rất nhiệt tình và đạt hiệu quả cao Nhiệt tình và đạt hiệu quả Thiếu nhiệt tình và hiệu quả chưa cao Không nhiệt tình và không chú ý đến hiệu quả 1 Tiết học Thể dục 2 Các hoạt động thể thao Câu 15: Em gặp khó khăn gì trong việc tham gia vào hoạt động thể thao của nhà trường? (Các em có thể lựa chọn nhiều đáp án)  Nội dung các hoạt động thể thao nhàm chán  Các bạn thờ ơ, không thích tham gia  Phải tập trung học các môn học khác nên không thể tham gia  Hình thức hoạt động nghèo nàn  123  Cha mẹ không cho tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp  Cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn  Kinh phí nhà trường cung cấp hạn hẹp  Không có các ưu tiên cộng điểm, phần thưởng khuyến khích khi tham gia  Các Thầy cô không thiết tha, vận động em tham gia Câu 16: Em có nguyện vọng gì để bản thân cảm thấy yêu thích và học tốt bộ môn Thể dục cũng như có thể tăng cường sức khỏe của mình hay không?  Nguyện vọng về bộ môn Thể dục: ......................................................................................................................... .........................................................................................................................  Nguyện vọng về các hoạt động thể thao ngoại khóa: ......................................................................................................................... .........................................................................................................................  Nguyện vọng về các giáo viên thể dục: ......................................................................................................................... .........................................................................................................................  Các nguyện vọng khác: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... .........................................................................................................................  124

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_giao_duc_the_chat_o_cac_truong_trung_hoc_co_so_quan_9_thanh_pho_ho_chi.pdf