Khóa luận Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ cho cha mẹ học sinh nắm được những kinh nghiệm giáo dục; đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông; mục đích, nội dung và nhiệm vụ giáo dục con em trong gia đình; cách thức tổ chức quá trình giáo dục con em ở nhà; các biện pháp khuyến khích học tập Tăng cường tổ chức hội thảo chuyên đề về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với sự tham dự của các giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để cùng nhau thảo luận, tìm biện pháp phối hợp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Bồi dưỡng kiến thức tâm lý và kỹ năng ứng xử cho giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm phối hợp với gia đình của giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm với giáo viên mới chủ nhiệm. Đồng thời, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt cũng như nhắc nhở đối với cá nhân còn thờ ơ với hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học về quản lý, về tâm lý sư phạm, tâm lý giao tiếp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động phối hợp. Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động phối hợp: từ quỹ Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu học sinh Họp tổ chủ nhiệm hàng tháng để triển khai kế hoạch tháng tới và nhận xét công tác của tháng vừa qua. Hiệu trưởng thống nhất các nội dung, hoạt động giáo dục học sinh theo chủ đề tháng.

pdf104 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả, hiệu quả giáo 61 dục nhất. Nhưng, hiệu quả dù có cao, có tích cực thì vẫn còn một số cha mẹ học sinh do gia đình lục đục, không hòa thuận, khó khăn trong sinh hoạt, bận rộn kiếm tiền hoặc có bạo hành trong gia đình thì để liên lạc được đã khó huống chi là trao đổi các nội dung về tình hình học tập con em, làm sao mà có thể phối hợp khi không có sự hợp tác hay quan tâm từ gia đình? Đây cũng chính là áp lực cho chính giáo viên chủ nhiệm, ban lãnh đạo.” Các nội dung thông tin đã nêu trên được giáo viên chủ nhiệm thực hiện bằng các hình thức thực hiện các hoạt động liên lạc thông qua: sổ liên lạc điện tử, học sinh, điện thoại, email với mức độ thực hiên thường xuyên (ĐTB = 3) và kết quả thực hiện cũng chỉ ở mức khá (ĐTB = 3,39). Nhưng với hình thức mời cha mẹ học sinh đến trao đổi tại trường, lớp tuy chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện (ĐTB = 2,44) nhưng lại đạt kết quả tốt (ĐTB = 3,60). Theo ý kiến một số giáo viên, có sự khác nhau về mức độ thực hiện với kết quả thực hiện như vầy vì việc trao đổi qua sổ liên lạc điện tử (hay còn gọi là VNPT School), điện thoại thì khó có thể trực tiếp để nắm bắt cảm xúc hay mức độ thấu hiểu của cha mẹ học sinh để tiếp tục hoặc thay đổi phương hướng, nội dung trao đổi đồng thời nội dung thông tin có thể khó truyền tải đầy đủ. Còn đối với việc trao đổi trực tiếp tại trường, lớp thì có thể nắm bắt, đánh giá được cảm xác cũng như có thể dễ dàng trình bày hết nội dung cần trao đổi. Ngoài ra, đối với việc gặp mặt trao đổi trực tiếp không chỉ có giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh mà còn có thêm sự trao đổi từ giáo viên bộ môn, cán bộ trong nhà trường. Đây cũng là sự thuận lợi của giáo viên chủ nhiệm tham gia giảng dạy những bộ môn có số tiết trong 1 tuần ở mỗi lớp chỉ từ 2 – 3 tiết. Một hình thức khác để liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là thăm hỏi tại gia đình học sinh. Hình thức này được giáo viên đánh giá 62 là thỉnh thoảng mới thực hiện (ĐTB = 2,07) và mang lại kết quả đạt ở mức khá với ĐTB = 3,39. Đối với hình thức này, giáo viên chủ nhiệm chỉ thực hiện khi không thể liên lạc với cha mẹ học sinh hoặc mời nhiều lần không tới trường, lớp. Ngoài ra, còn đối với các trường hợp như gia đình học sinh gặp biến cố: tai nạn, nhà có tang, cha mẹ bất hòa, gia đình khó khăn hay với các trường hợp học sinh cá biệt: bỏ nhà đi, hay nói dối hay chưa tích cực cố gắng, vi phạm lỗi nhiều lần. 2.2.4 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm Từ những khó khăn trên có thể thấy sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm phần nào đã tác động được lên ý thức phối hợp với giáo viên chủ nhiệm của cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh. Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm STT Hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 1 Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục giữa các cha mẹ học sinh. 2,32 3,13 2 Hướng dẫn cha mẹ học sinh kiến thức về cách quản lý, hướng dẫn học sinh học tập. 2,56 3,36 Kết quả bảng khảo sát 2.8 cho thấy: 63 Để bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm thỉnh thoảng tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục giữa các cha mẹ học sinh lớp (ĐTB = 2,32) vào các lần hội nghị cha mẹ học sinh với kết quả thực hiện ở mức khá (ĐTB = 3,13). Trong hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm thể hiện vai trò mình là người chủ đạo, gợi mở cho cha mẹ học sinh cùng đưa ra một số biện pháp, trình bày những kinh nghiệm giáo dục để cùng trao đổi hướng tới giáo dục con em phát triển theo hướng tích cực. Khó khăn nhất khi tổ chức hoạt động này mà giáo viên chủ nhiệm gặp phải là cha mẹ học sinh e dè, ngại ngùng khi nói ra vấn đề hay chưa trình bày rõ ràng, tỉ mỉ vấn đề gặp phải. Ngoài ra hướng dẫn cha mẹ học sinh kiến thức về cách quản lý, hướng dẫn học sinh học tập cũng là một trong những hoạt động mà theo đánh giá của thầy cô là thường xuyên thực hiện (ĐTB = 2,56) với kết quả đạt ở mức khá (ĐTB = 3,36). Theo ý kiến một số thầy cô thì hoạt động này thường không diễn ra bằng hội thảo hay tọa đàm mà được giáo viên chủ nhiệm thực hiện xuyên suốt trong buổi họp hội nghị cha mẹ học sinh lớp hay trong các buổi trò chuyện, liên lạc, gặp mặt trao đổi về tình hình học sinh. Nội dung thì tùy theo tình trạng học sinh mà giáo viên chủ nhiệm sẽ vận dụng linh hoạt các kỹ năng của bản thân, hướng dẫn của ban giám hiệu, tri thức về tâm lý có liên quan để có thể hướng dẫn cha mẹ học sinh một cách triệt để và phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh từng học sinh. Đặc biệt, trong hoạt động này ở THPT chuyên Thăng Long ít được giáo viên chủ nhiệm tổ chức mà chỉ lồng ghép trong hội nghị cha mẹ học sinh bởi theo giáo viên chủ nhiệm, thành phần học sinh ở trường chủ yếu đã ngoan, có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm. Nhưng, mặt trái và khó khăn của giáo viên chủ nhiệm hay gặp phải là cha mẹ học sinh quá cứng 64 nhắc, chỉ yêu cầu học sinh dành toàn thời gian học tập, ép thành tích học của học sinh luôn phải giỏi, hạn chế tham gia hoạt động ngoại khóa. Đôi khi, có những trường hợp cha mẹ học sinh lại chỉ chú trọng đến làm sao cho con đi du học, tham gia nhiều cuộc thi nhưng không để ý đến nguyện vọng, năng lực của học sinh. 2.2.5 Đánh giá chung thực trạng hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 2.2.5.1 Ưu điểm và nguyên nhân Qua kết quả các bảng khảo sát cùng những ý kiến trao đổi với các giáo viên được khảo sát thì có thể nhận thấy các hoạt động tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm đều được thực hiện thường xuyên tuy vẫn có những hoạt động chưa đạt kết quả tốt, chỉ ở mức Khá. Hoạt động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm đại đa số tuy chỉ được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng nhưng kết quả mang lại hầu hết vẫn được đánh giá tốt. Như vậy, có thể nhận xét khi phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm đã lựa chọn những mục hoạt động với nội dung phù hợp để phát huy tốt vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong giáo dục, quản lý học sinh lớp nói riêng và nhà trường nói chung. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm đã tích cực chủ động trong phối hợp với cha mẹ học sinh, các nội dung trao đổi khi liên lạc đều mang lại kết quả khả quan, có thể tác động tích cực đến hiệu quả giáo dục học sinh. Đối với hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh thì giáo viên chủ nhiệm đã tích cực thực hiện thông qua nhiều hình thức. 65 Để đạt được và duy trì những ưu điểm đó thì năng lực cũng như phẩm chất, kinh nghiệm của một giáo viên chủ nhiệm là yếu tố không thể thiếu. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu đã phần nào hỗ trợ và giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm hoàn thành khá tốt hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong hoạt động giáo dục học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phồ Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt là sự nhiệt tình, chủ động trong hoạt động phối hợp của chính cha mẹ học sinh để cùng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm giáo dục con em bằng biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất. Ngoài ra, với các môi trường chủ yếu học sinh chăm ngoan như THPT chuyên Thăng Long thì hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh diễn ra càng thuận lợi hơn so với trường có đầu vào thấp như THCS THPT Tây Sơn 2.2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân Khó khăn nhất mà quý thầy cô hay gặp trong phối hợp với cha mẹ học sinh là cha mẹ học sinh quá bận rộn, không phối hợp cùng trao đổi, tâm lý e dè, ngại ngùng nên giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp những vấn đề trong hướng dẫn, trong trao đổi như không thể nắm bắt rõ vấn đề, không hình dung tường tận tình huốngNgoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể gặp trường hợp cha mẹ học sinh thiếu hợp tác, không nhận liên lạc, từ chối trao đổi Như vậy, có thể nói nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: thiếu sự phối hợp từ cha mẹ học sinh. Do các biện pháp phối hợp giữa nhà trường gia đình chưa phù hợp, nội dung còn đơn điệu (chỉ có tính chất thông báo của giáo viên chủ nhiệm cho gia đình học sinh). Do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn và trình độ nhận thức về giáo dục của một số cha mẹ học sinh còn thấp làm hạn chế khả năng đầu tư cho cho việc học tập cũng như việc quản lý, giáo dục con em. Cạnh đó, còn một phần do 66 giáo viên chủ nhiệm chưa động viên, chưa hỗ trợ an ủi chia sẻ đối với học sinh có cha mẹ học sinh gặp hoàn cảnh nhiều khó khăn (cha mẹ ly thân, ly dị hay bạo hành gia đình.). Ngoài ra, vẫn còn những cuộc họp cha mẹ học sinh của một số lớp chưa đi sâu vào việc thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh và nâng cao ý thức kết hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm của cha mẹ học sinh. Các cuộc họp thường do giáo viên chủ nhiệm chủ trì thông báo chung cho toàn thể cha mẹ học sinh kế hoạch giáo dục của nhà trường, kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, các khoản phí học sinh phải đóng, những đề nghị chung của giáo viên Thực hiện như vậy nhiều cha mẹ học sinh không nắm cụ thể về đặc điểm của con mình ở trường; chưa được nhà trường hướng dẫn cách quản lý, hướng dẫn con học tập và rèn luyện đạt hiệu quả; đôi khi có cha mẹ những học sinh chưa ngoan, học yếu bị mặc cảm vì khuyết điểm của con mình bị giáo viên nhắc nhở trong cuộc họp. Hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh thì giáo viên chủ nhiệm tuy đã tích cực thực hiện thông qua nhiều hình thức nhưng vẫn còn sơ sài, qua loa. Nguyên nhân chủ yếu do các nội dung bồi dưỡng còn mang tính lý thuyết, trình độ của một số bậc cha mẹ học sinh còn thấp, quan điểm giáo dục của cha mẹ học sinh và nhà trường có nhiều điểm bất đồng như: THPT chuyên Thăng Long, một số cha mẹ học sinh cho rằng con cái học chỉ cần tập trung học, bồi dưỡng môn chuyên để thi vào các khối đại học, trường đại học có đầu vào cao; không muốn con em họ tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động chung khác vì tốn thời gian, công sức nhưng không mang hiệu quả dù giáo viên chủ nhiệm đã nhiều lần khuyến khích, phân tích cũng như đưa ra biện pháp ép buộc. Do đó, khi học sinh tham gia hoạt động mang tư tưởng miễn cưỡng, không học tập hay rút ra bài học cho 67 bản thân. Cũng có trường hợp cha mẹ học sinh quá kỳ vọng thành tích học tập của con em, gây áp lực cho học sinh, cho giáo viên chủ nhiệm. 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Như đã trình bày, Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông. Theo ý kiến chia sẻ chuyên môn của thầy Trần Văn Hải – hiệu phó trường THCS THPT Tây Sơn thì “Hoạt động quản lý nào của bất cứ nhà quản lý nào cũng phải thực hiện theo đúng chức năng của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Cho nên, quản lý sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh của người hiệu trưởng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng, để đánh giá khách quan và trung thực hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì thầy Nguyễn Văn Trai (hiệu trưởng nhà trường) chia ra quản lý theo nội dung hoạt động của giáo viên chủ nhiệm căn cứ trên chức năng quản lý”. Ngoài ra, thầy Nguyễn Văn Bá hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cũng xây dựng một trong những tiêu chí đánh giá giáo viên chủ nhiệm giỏi là dựa trên các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong một năm học. Ngoài ra, theo nhận xét chung và chia sẻ của một số cán bộ quản lý ở các trường trung học phổ thông Đà Lạt thì một trong những yếu tố hàng đầu tác động tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm là lựa chọn được giáo viên chủ nhiệm có năng lực, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, không vướng bận con nhỏ. Đây cũng là hoạt động được hiệu trưởng các 68 trường THPT Trần Phú, THPT chuyên Thăng Long, THCS THPT Tây Sơn chú trọng và thực hiện thường xuyên vào đầu năm học hằng năm. Bảng 2.9. Thâm niên công tác của giáo viên chủ nhiệm được khảo sát Tên trường THPT Trần Phú THPT chuyên Thăng Long THCS THPT Tây Sơn Tổng Thâm niên công tác 0 – 5 năm SL 0 0 0 0 % 0 0 0 Thâm niên công tác 6 – 10 năm SL 4 2 1 7 % 13,33% 8,70% 5% 9,56% Thâm niên công tác trên 10 năm SL 26 21 19 99 % 86,67 91,3% 95% 90,55% Xét trên mẫu khảo sát, bảng 2.9. đã cho thấy, hiệu trưởng ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đều lựa chọn những giáo viên dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy, trong quản lý lớp, có năng lực, có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 90,55% tổng số giáo viên chủ nhiệm được khảo sát. Và hiệu quả đã được thể hiện rõ trong kết quả năm học 2014 – 2015 với các thành tích học tập, rèn luyện ở bảng 2.2. và 2.3. Tuy so với các trường THPT Trần Phú, THPT chuyên Thăng Long thì THCS THPT Tây Sơn có thành tích thấp hơn nhưng so với 2013 – 2014 thì đã có sự tiến bộ nhất là về hạnh kiểm tăng hơn 8% về hạnh kiểm giỏi, không còn hạnh kiểm yếu và giảm 0,3% tỉ lệ học sinh bỏ học. 69 2.3.1 Thực trạng hiệu trưởng quản lý việc chuẩn bị và tổ chức hội nghị giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh Bảng 2.10. Thực trạng hiệu trưởng quản lý việc chuẩn bị và tổ chức hội nghị giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh STT Hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 1 Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp. 2,71 3,39 2 Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thực hiện các yêu cầu và nội dung hội nghị cha mẹ học sinh lớp. 2,83 3,60 3 Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn và các phòng ban chức năng tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp. 2,90 3,15 4 Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp. 2,96 3,58 5 Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả hội nghị cha mẹ học sinh. 3 3,68 Kết quả bảng khảo sát 2.10 cho thấy: Theo đánh giá của quý thầy cô, quản lý việc chuẩn bị và tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm đã được thực hiện với mức độ thường xuyên theo đúng quy trình quản lý: yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây 70 dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp (ĐTB = 2,71); hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thực hiện các yêu cầu và nội dung hội nghị cha mẹ học sinh lớp (ĐTB = 2,83); chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn và các phòng ban chức năng tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp (ĐTB = 2,90); kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp (ĐTB = 2,96) và kiểm tra, đánh giá kết quả hội nghị cha mẹ học sinh (ĐTB = 3). Đối với hoạt động quản lý yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp tuy thực hiện thường xuyên nhưng kết quả thực hiện chỉ được đánh giá ở mức khá (ĐTB = 3,39). Bởi vì nội dung giáo viên chủ nhiệm xây dựng trong kế hoạch thường mang tính chất hình thức, đáp ứng theo nội dung yêu cầu (thời gian, địa điểm, vi phạm và mức xử lý, thành tích và khen thưởng, các chỉ tiêu đề ra) nhưng chưa rõ nét thực trạng lớp học hay tình hình riêng biệt của nhà trường. Hoạt động hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thực hiện các yêu cầu và nội dung hội nghị cha mẹ học sinh lớp được đánh giá đạt kết quả tốt với ĐTB = 3,60. Điều này rất được hiệu trưởng quan tâm trong hội nghị công chức đầu năm với các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng, tiêu chí đánh giá khách quan. Do đó, đã hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành báo cáo các nội dung hoạt động, triển khai các phương pháp giáo dục phù hợp trong hội nghị cha mẹ học sinh. Hoạt động hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn và các phòng ban chức năng tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp được đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá (ĐTB = 3,15). Tuy hiệu quả không đạt tốt nhưng hoạt động quản lý này của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông rất được giáo viên chủ nhiệm quan tâm và đồng tình. 71 Đặc biệt là đối với những giáo viên chủ nhiệm giảng dạy bộ môn ít tiết như Sử, địa, công dân thì sự phối hợp giáo viên bộ môn khác sẽ có được những đánh giá chi tiết hơn đối với một số trường hợp học sinh cá biệt, hay vi phạm Trước và sau các hội nghị cha mẹ học sinh, hiệu trưởng đều thực hiện chức năng kiểm tra để có những đánh giá khách quan, kịp thời hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm có nhu cầu hay gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị, tổ chức hội nghị như phòng họp thiếu bàn, hư máy chiếu gần ngày triển khai đồng thời còn có những kiến nghị, góp ý cho hội nghị cha mẹ học sinh lần sau. Đối với thực hiện chức năng quản lý kiểm tra ở nội dung hoạt động phối hợp chuẩn bị và tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh, quý thầy cô đánh giá kết quả thực hiện đều tốt ở hai nội dung: Kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp (ĐTB = 3,58); kiểm tra, đánh giá kết quả hội nghị cha mẹ học sinh (ĐTB = 3,68). Ở nội dung này, hiệu trưởng thường kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc phát thư mời, chuẩn bị nội dung họp, thông qua danh sách phân công giáo viên bộ môn họp chung với từng lớp, kiểm tra sỉ số giáo viên chủ nhiệm, tham gia, quan sát các cuộc hội nghị giáo viên chủ nhiệm ở các lớp. 2.3.2 Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh Bảng 2.11. Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh STT Hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 1 Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn giáo 3 3,82 72 viên chủ nhiệm thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh 2 Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm báo cáo định kì hoạt động phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 2,71 3,38 3 Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh. 2,86 3,53 4 Hiệu trưởng tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. 2,75 3,56 Kết quả bảng khảo sát 2.11. cho thấy: Hiệu trưởng rất quan tâm đến hoạt động quản lý phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh của hiệu trưởng được giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên (ĐTB = 3, 100% giáo viên đánh giá thực hiện thường xuyên) và đạt được kết quả tốt (ĐTB = 3,82). Hiệu trưởng thường khuyến khích giáo viên chủ nhiệm thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong năm học mới dựa trên kết quả hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh năm trước, dựa trên tính chất công việc của cha mẹ học sinh, dựa trên độ tin cậy, tín nhiệm của cha mẹ học sinh khác trong lớp và phải xuất phát từ sự tự nguyện của cha mẹ học sinh. Đối với hoạt động hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm báo cáo định kì hoạt động phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên (ĐTB = 2,71) nhưng chỉ đạt kết quả ở 73 mức khá (ĐTB = 3,38). Định kì hằng tháng hiệu trưởng sẽ kiểm tra đột xuẩt số chủ nhiệm để nắm bắt tình hình phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc thông qua các báo cáo định kì sau các cuộc hội nghị để tránh những sự cố đáng tiếc liên quan tới khi huy động tiềm năng của lực lượng giáo dục này. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh được giáo viên đánh giá là thực hiện thường xuyên (ĐTB = 2,86) và cũng đạt được kết quả tốt (ĐTB = 3,53). Nhưng, hoạt động được hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhất trong quản lý sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh là nội dung: Hiệu trưởng tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Ở nội dung này, sự đánh giá của giáo viên đều ở mức độ thường xuyên ĐTB = 2,75 và có kết quả tốt ĐTB = 3,56. Bởi vì ban đại diện cha mẹ học sinh chính là cầu nối giữa nhà trường với giáo viên chủ nhiệm nên khi giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động phối hợp, phát huy tiềm lực về năng lực, tài chính của lực lượng này hiệu trưởng thường có những hướng dẫn, tư vấn kĩ lưỡng để tránh tình trạng không đồng đều giữa các lớp hoặc mức phí quá cao so với các quy định hiện hành. 2.3.3 Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh Khi quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh thì cán bộ quản lý thường thể hiện rõ nhất chức năng tổ chức, lãnh đạo của mình. 74 Bảng 2.12. Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh STT Hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 1 Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm động viên cha mẹ học sinh tham gia sổ liên lạc điện tử 3 3,53 2 Hiệu trưởng kiểm tra thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh bằng sổ liên lạc điện tử. 2,83 3,69 3 Hiệu trưởng tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện thăm hỏi gia đình học sinh 2,42 3,84 4 Hiệu trưởng tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh tại trường, lớp. 2,78 3,78 5 Hiệu trưởng tư vấn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý các tình huống khó trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh. 2,34 3,80 Kết quả bảng khảo sát 2.12. cho thấy: Để phục vụ tốt hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt thì việc thiết lập phương tiện liên lạc là điều cần thiết. Do đó, đối với hoạt động yêu cầu giáo viên chủ nhiệm động viên cha mẹ học sinh tham gia sổ liên lạc điện tử được 75 hiệu trưởng thực hiện ở mức độ thường xuyên (ĐTB = 3) và đạt được kết quả cao (ĐTB = 3,53). Hiện nay hầu hết cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông Đà Lạt đều tham gia sổ liên lạc điện tử VNPT School. Đối với các gia đình hoàn cảnh quá khó khăn thì giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng ban giám hiệu nhà trường đề xuất phương án hỗ trợ. Do việc tham gia VNPT School có tốn mức phí định kì theo năm học nên hiệu quả và mức độ sử dụng rất được cán bộ quản lý quan tâm để không làm tổn phí vô ích của cha mẹ học sinh. Cho nên việc hiệu trưởng kiểm tra thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh bằng sổ liên lạc điện tử được đánh giá ở mức độ thường xuyên (ĐTB = 2,83) và đạt được kết quả cao với ĐTB = 3,69. Ở nội dung này, hiệu trưởng thường kiểm tra tần suất báo cáo của giáo viên chủ nhiệm cho cha mẹ học sinh, các nội dung liên quan đến học tập, rèn luyện kỉ luật của học sinh hay thông báo về các hoạt động của nhà trường, lớp. Đối với hoạt động hiệu trưởng tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện thăm hỏi gia đình học sinh chỉ được đánh giá mức độ thực hiện là thỉnh thoảng (ĐTB = 2,42) với hiệu quả là tốt (ĐTB = 3,84). Theo giáo viên chủ nhiệm đánh giá, việc thăm hỏi gia đình học sinh chỉ được thực hiện khi có trường hợp đột xuất: gia đình học sinh có tai nạn, có tang hoặc học sinh bệnh nặng, bỏ nhà đi bụi Tùy theo mức độ sự việc mà giáo viên chủ nhiệm báo cáo, đề xuất cùng ban giám hiệu thực hiện quy mô thăm hỏi. Đối với các trường hợp, học sinh bệnh nặng, cha mẹ gặp tai nạn mà gia đình khó khăn thì hiệu trưởng tổ chức hoạt động kêu gọi quyên góp (dưới nhiều hình thức: đóp góp tiền, làm việc công ích, làm kế hoạch nhỏ) để hỗ trợ gia đình học sinh. Đối với các trường hợp cá biệt, như ở THCS THPT Tây Sơn: em học sinh bỏ nhà đi, có tiền sử hút bồ đà trong phạm vi nhà 76 trường, đua xe nhưng không liên lạc được với cha mẹ học sinh trong 3 ngày thì giáo viên chủ nhiệm đã chủ động liên hệ ban giám hiệu và quyết định, tổ chức nhanh hoạt động thăm hỏi gia đình để tìm hiểu nguyên nhân sự việc sau đó là liên lạc báo cáo cho địa phương. Với hoạt động hiệu trưởng tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh tại trường, lớp được giáo viên đánh giá là thực hiện thường xuyên với (ĐTB = 2,78) và đạt được kết quả tốt (ĐTB = 3,78). Việc tổ chức, tạo điều kiện này được thể hiện qua các hành động: quy định phòng làm việc với cha mẹ học sinh từ đầu năm (thường là phòng hội đồng hoặc phòng học trống), giấy mời luôn được chuẩn bị ở văn phòng Trong quản lý hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì hiệu trưởng thể hiện rõ vai trò là lãnh đạo thông qua tư vấn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý các tình huống khó trong công tác thông tin liên lạc với cha mẹ học sinh. Tuy được đánh giá mức độ thực hiện là thỉnh thoảng (ĐTB = 2,34) nhưng kết quả thực hiện kết quả tốt (ĐTB = 3,80). Khi giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn phối hợp với cha mẹ học sinh: mời nhiều lần nhưng cha mẹ học sinh không đến, cha mẹ học sinh từ chối gặp mặt. Hay như với trường hợp ở THCS THPT Tây Sơn, cha bạo hành gia đình, người mẹ thường xuyên gọi điện thoại tâm sự, chia sẻ cùng giáo viên chủ nhiệm là nam với tần suất cao (4 – 6 lần/ 1 tuần). Khi trình bày sự việc với hiệu trưởng sau nhiều lần nhắc khéo người mẹ, giáo viên chủ nhiệm đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ cùng giáo viên chủ nhiệm giải quyết vấn đề (báo với địa phương và nhờ địa phương giải quyết vấn đề gia định, trực tiếp trao đổi thẳng thắn vấn đề liên lạc với giáo viên chủ nhiệm nam của người mẹ). 77 2.3.4 Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm Bảng 2.13. Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm STT Hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 1 Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung những tri thức về khoa học giáo dục. 2,16 3,28 2 Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm. 2,13 2,52 Kết quả bảng khảo sát 2.13 cho thấy: Công tác hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung những tri thức về khoa học giáo dục chỉ được đánh giá thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTB = 2,16) và đạt kết quả ở mức khá (ĐTB = 3,28). Ở hoạt động này, hiệu trưởng thường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tham gia các buổi tạo đàm do sở, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện, sau đó về triển khai lại cho tổ, cho khối. Dựa trên tình hình mỗi cá nhân (thường là học sinh yếu, kém, có hoàn cảnh gia đình), sách tài liệu nghiên cứu về khoa học giáo, tâm lý học sinh giáo viên chủ nhiệm xây dựng các nội dung phù hợp. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm được đánh giá thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTB = 2,13) và cũng đạt kết quả ở mức khá (ĐTB = 2,52). 78 Theo chia sẻ của thầy hiệu trưởng, để kiểm tra hoạt động này và có thể đánh giá khách quan là một thách thức khó cho hiệu trưởng. Thông qua báo cáo của giáo viên chủ nhiệm thì chỉ mang tính chất hình thức, bởi giáo viên chủ nhiệm thường lồng ghép bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh trong các buổi trao đổi riêng biệt hay trong nội dung hội nghị cha mẹ học sinh lớp. 2.3.5 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh của hiệu trưởng ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 2.3.5.1 Ưu điểm và nguyên nhân Qua các bảng khảo sát, có thể nhận xét ưu điểm của cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt là: công tác quản lý xây dựng kế hoạch phối hợp, quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh đã được cán bộ quản lý quan tâm thực hiện chặt chẽ. Ưu điểm khác trong hoạt động quản lý của ban giám hiệu nhà trường là tạo được môi trường, điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm chủ động trong liên lạc, phối hợp với cha mẹ học sinh trong mọi hoàn cảnh: THPT Trần Phú: phòng máy luôn mở, có giáo viên trực cho giáo viên thường xuyên được truy cập VNPT School thực hiện các thông báo, truy cập điểm; THCS THPT Tây Sơn: luôn chuẩn bị sẵn phòng, cơ sở về có thể tiếp cha mẹ học sinh. Để đạt được những kết quả khả quan đó phần lớn dựa có dựa trên sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh cũng như kỹ năng, năng lực và phẩm chất 79 của hiệu trưởng để có thể quản lý, tổ chức chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm chủ động thực hiện các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong mọi hoàn cảnh hoặc gặp tình huống khó khăn khi thực hiện hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh. 2.3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế mà đa số cán bộ quản lý gặp khi thực hiện hoạt động quản lý của mình đối với nội dung phối hợp cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm là: báo cáo, kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm thường có nội dung trùng lắp giữa các năm, mang tính chất hình thức, chưa phù hợp với tình hình từng lớp cho nên việc kiểm tra thường xuyên thường đi vào lối mòn, không có nhiều đột phá. Ngoài ra còn hạn chế khác là việc quản lý, tổ chức các hình thức để nâng cao nhận thức về giáo dục cho cha mẹ học sinh chưa được quan tâm chú trọng thực hiện tốt. Bên cạnh đó, việc hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường và ở các lớp mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các yêu cầu của hiệu trưởng hoặc của các giáo viên chủ nhiệm, chứ chưa chủ động phối hợp với nhà trường thực hiện các công việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cũng là một trong những nguyên tác động đến quá trình quản lý của cán bộ quản lý. Và, về phía tác động của xã hội cũng có những ảnh hướng nhất định đến quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong giáo dục học sinh tại một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt. Nhiều hình thức vui chơi giải trí thiếu lành mạnh, vô bổ đã lan rộng trong cộng đồng dân cư và có tác động xấu đến các thiếu niên ở địa phương, lứa tuổi dễ chịu ảnh hưởng những tiêu cực của xã hội. Điều này đã làm cho 80 việc giáo dục con em ở nhiều gia đình gặp khó khăn, khiến một số gia đình, cha mẹ học sinh bất lực trước giáo dục học sinh, cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm không thể cùng phối hợp. 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài, có thể rút ra những kết luận sau: 1.1 Hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong giáo dục học sinh là một trong những yếu tố tác động mạnh lên kết quả giáo dục học sinh, bao gồm các nội dung chính: tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh; thành lập và phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh; các hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh; bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh. Trong đó, nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình, cha mẹ học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh. Nhân tố quyết định đến kết quả thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là hiệu trưởng, đặc biệt là công tác quản lý theo bốn chức năng cơ bản ứng với từng nội dung phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. 1.2 Nhìn chung, hiện nay Hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã kế hoạch hóa hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh: xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch nội dung phối hợp với cha mẹ học sinh phù hợp tình hình của lớp, của trường nhằm phát huy được tiềm lực nguồn lực giáo dục này. Sau đó, hiệu trưởng đã tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh: tạo ra môi trường thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh; thường xuyên chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm những nội dung cụ thể và theo dõi, song song là 82 kiểm tra các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh để có những can thiệp, nhận xét phù hợp với từng đối tượng, giai đoạn năm học. 1.3 Đối với từng nội dung hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, hiệu trưởng một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quản lý một cách linh hoạt, thực hiện thường xuyên các hoạt động quản lý và đa số đã mang lại những kết quả tốt, khả quan: Với quản lý hoạt động chuẩn bị, tổ chức hội nghị giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, hiệu trưởng đã thường xuyên thực hiện các công tác như yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, các phòng ban để tổ chức hội nghị với các nội dung, phương pháp giáo dục theo kế hoạch của nhà trường đồng thời kiểm tra, đánh giá trước và sau hội nghị. Nhưng kết quả thực hiện vẫn chỉ ở mức khá một số hoạt động như: yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức (ĐTB = 3,15) bởi kế hoạch còn mang tính chất đối phó, hình thức Với quản lý hoạt động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm: hiệu trưởng đã thường xuyên thực hiện các công tác chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm chọn lựa thành viên và thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp (ĐTB = 3); tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động, cả về thời gian và không gian; yêu cầu giáo viên chủ nhiệm báo cáo định kì để kiểm tra, đánh giá và tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với ban đại cha mẹ học sinh. Nhưng việc báo cáo của giáo viên chủ nhiệm chỉ đạt hiệu quả ở mức khá (ĐTB = 3,38) bởi vì các báo cáo vẫn mang tính rập khuôn, chưa thể hiện các nhược điểm để cán bộ quản lý có thể kịp thời hỗ trợ. 83 Với quản lý hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì với tất cả các hoạt động quản lý trong nội dung này thường xuyên được thực hiện và đạt được những kết quả tốt ( ĐTB > 3,50). Chủ yếu, hiệu trưởng đã tập trung vào phương pháp và nội dung liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh. Ngoài ra, còn thường xuyên quản lý các hoạt động do giáo viên chủ nhiệm tổ chức trong quá trình phối hợp với cha mẹ học sinh như thăm hỏi gia đình, trao đổi trực tiếp tại trường, lớp. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý các tình huống khó trong phối hợp với cha mẹ học sinh như: Mời nhiều lần nhưng cha mẹ học sinh vẫn không tới, cha mẹ học sinh bỏ bao thư hoặc có thái độ không hợp tác (đạt hiệu quả cao ĐTB = 3,80). Nhưng, với quản lý hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh thì chỉ thỉnh thoảng (ĐTB = 2,16) mới thực hiện và kết quả cũng chỉ mang lại loại khá (ĐTB = 3,28). Như vậy, có thể thấy hiệu trưởng đã có những kế hoạch hoạt động cụ thể và chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chặt chẽ; giáo viên chủ nhiệm đã tích cực thực hiện các công việc phối hợp với cha mẹ học sinh mang lại nhiều kết quả cao, khách quan cho hoạt động giáo dục học sinh trên toàn thành phố. Tuy nhiên công tác này vẫn còn những hạn chế như chưa được kế hoạch hoá toàn diện, còn mang tính hình thức; giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đồng đều, giúp đỡ cha mẹ học sinh làm tốt trách nhiệm giáo dục con em; ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình chỉ dừng lại ở việc thực hiện các yêu cầu của hiệu trưởng hoặc của các giáo viên chủ nhiệm, chứ chưa chủ động phối hợp. 84 Trong các nội dung phối hợp, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt đã có những biện pháp nâng cao nhận thức về giáo dục cho cha mẹ học sinh như phổ biến những chủ trương, chính sách về giáo dục, những tri thức, lý luận giáo dục; thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trong quá trình giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục thống nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Tuy nhiên hoạt động này chỉ mang tính tự phát, lồng ghép chưa mang lại hiệu quả thực sự do thiếu sự khoa học và liên tục, do sự hạn chế về hiểu biết của một bộ phận cha mẹ học sinh. 2. Kiến nghị giải pháp 2.1 Kiến nghị đối với giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Giáo viên chủ nhiệm tăng cường gặp gỡ, trao đổi với toàn thể cha mẹ học sinh trong lớp nhằm hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh để giáo dục các em tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm nên đến thăm nhà tất cả học sinh trong lớp. Cần xoá đi suy nghĩ chỉ những học sinh cá biệt, giáo viên mới đến nhà làm việc với cha mẹ. Cải tiến việc họp cha mẹ học sinh: Không nên thông báo cụ thể những học sinh còn yếu kém, chưa ngoan trong cuộc họp vì như vậy dễ làm cho cha mẹ các em này bị mặc cảm do khuyết điểm của con mình, mà chỉ nên thông báo kết quả học tập và rèn luyện chung của học sinh trong lớp. Sắp xếp mời cha mẹ từng học sinh có học lực yếu, kém hoặc hạnh kiểm chưa tốt đến trường gặp riêng. Riêng đối với trường THPT chuyên Thăng Long, giáo viên chủ nhiệm cần dành thời gian tổ chức các chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ thu hút sự 85 tham gia của học sinh lẫn cha mẹ học sinh. Ngay từ đầu năm, cần đặt mục tiêu và yêu cầu đối với cha mẹ học sinh để cho học sinh có điều kiện tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia và thử sức ở các cuộc thi trong thành phố, tỉnh, quốc gia chỉ là để các em có cơ hội học tập không ép buộc thành tích. Nhấn mạnh với cha mẹ học sinh tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện trên tri thức lẫn đạo đức, kỹ năng. Với trường THCS THPT Tây Sơn và trường THPT Trần Phú, giáo viên chủ nhiệm cũng như hiệu trưởng, cán bộ quản lý cần chủ động tìm hiểu đối tượng cha mẹ học sinh nào không hợp tác trong giáo dục học sinh để đưa ra những biện pháp cụ thể hơn, phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh gia đình để thuận lợi trong giáo dục học sinh. 2.2 Kiến nghị đối với cấp quản lý, ban giám hiệu trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt Tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ cho cha mẹ học sinh nắm được những kinh nghiệm giáo dục; đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông; mục đích, nội dung và nhiệm vụ giáo dục con em trong gia đình; cách thức tổ chức quá trình giáo dục con em ở nhà; các biện pháp khuyến khích học tậpTăng cường tổ chức hội thảo chuyên đề về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với sự tham dự của các giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để cùng nhau thảo luận, tìm biện pháp phối hợp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Bồi dưỡng kiến thức tâm lý và kỹ năng ứng xử cho giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm phối hợp với gia đình của giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm với giáo viên mới chủ nhiệm. Đồng thời, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt cũng như nhắc nhở đối với cá nhân còn thờ ơ với hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh. 86 Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học về quản lý, về tâm lý sư phạm, tâm lý giao tiếpđể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động phối hợp. Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động phối hợp: từ quỹ Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu học sinh Họp tổ chủ nhiệm hàng tháng để triển khai kế hoạch tháng tới và nhận xét công tác của tháng vừa qua. Hiệu trưởng thống nhất các nội dung, hoạt động giáo dục học sinh theo chủ đề tháng. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. CÁC VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC: 1. Bộ GD&ĐT (1992), Điều lệ hội cha mẹ học sinh, Những văn bản pháp luật trong Giáo dục - Đào tạo, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 2. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Chính phủ CHXHCNVN (2001), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”. 5. Chính phủ CHXHCNVN (2005), Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. 6. Chủ tịch nước CHXHCNVN (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Chủ tịch nước CHXHCNVN (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. B. CÁC TÀI LIỆU KHÁC: 8. Tạ Thị Thanh An (2013), “Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Thị Huỳnh Cúc (2015); “Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông quận 2, thành phố Hồ Chí Minh”, khóa luận tốt nghiệp khoa Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Tiến Đạt (2005), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục & đào tạo trên thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Kiều Dung (2010), “Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 12. Trần Thị Hương (chủ biên) (2011), Giáo dục học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM. 13. Phan Duy Khánh (2012), “Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 14. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội 15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 16. Trần Kiểm (2015), Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 17. Trần Kiểm (2015), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 18. Bùi Ngọc Oánh (1995), Tâm lý học trong xã hội và quản lý, Nxb Thống Kê, Tp. Hồ chí Minh. 19. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, Tp. Hồ chí Minh. 20. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội. 21. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa. 22. Dương Văn Thạnh (2007), “Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa Vũng Tàu”, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 23. Trương Hải Thanh (2013), “Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương”, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 24. Hồ Văn Thơm (2009), “Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An”, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 25. Trần Thị Thúy (2010), “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Thái Nguyên. 26. Nguyễn Văn Trung (2003), Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường THPT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường ĐHSP Tp. HCM, Tp. Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Thành Vinh, Khoa học quản lý đại cương, Nxb giáo dục Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Như Ý (2002), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG. Kính thưa quý thầy cô! Em là Nguyễn Hoàng Thu Oanh, sinh viên trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, em đang tìm hiểu thực trạng hiệu trưởng quản lý giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh nên những ý kiến của quý thầy cô là những thông tin quý báu giúp em hoàn thành đề tài trên. Em xin đảm bảo những thông tin sau đây chỉ để phục vụ mục đích học tập. Em xin cảm ơn! Phần 1: Thông tin cá nhân: Thầy/ cô vui lòng cho biết 1 số thông tin cá nhân: • Tuổi: • Chức vụ hiện tại:. • Thâm niên công tác: • Đơn vị công tác:.. Phần 2: Nội dung câu hỏi : A. Về tổ chức hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm: Quý thầy/cô đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các hoạt động phối hợp giữa GVCN và cha mẹ học sinh của trường hiện nay như thế nào? Hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Về tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh: Xây dựng kế hoạch hội nghị cha mẹ học sinh từ đầu năm học. Thông tin đến cha mẹ học sinh về thời gian và nội dung hội nghị cha mẹ học sinh. Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp định kì. Báo cáo đầy đủ tình hình chung và triển khai kế hoạch của nhà trường, lớp. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục và quản lý học sinh. Yêu cầu và thống nhất về biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường với cha mẹ học sinh 2. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh: Họp định kì cùng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp với GVCN, ban giám hiệu nhà trường. Mời đại diện cha mẹ học sinh tham dự các hoạt động của lớp và nhà trường. Đề nghị ban đại diện cha mẹ học sinh lấy ý kiến của cha mẹ học sinh về các vấn đề giáo dục và quản lý học sinh. Tư vấn ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng và quản lý quỹ phù hợp. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động khen thưởng và kỷ luật học sinh. 3. Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thống nhất về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục cá nhân học sinh Trao đổi về tình hình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Trao đổi về các vấn đề khác: khen thưởng, hoạt động của nhà trường Thực hiện các hoạt đông liên lạc thông qua: sổ liên lạc điện tử, học sinh, điện thoại, email Mời cha mẹ học sinh đến trao đổi tại trường, lớp. Thăm hỏi tại gia đình học sinh. 4. Bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh: Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục giữa các cha mẹ học sinh. Hướng dẫn cha mẹ học sinh kiến thức về cách quản lý, hướng dẫn học sinh học tập. Ý kiến khác: B. Công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh: Quý thầy/cô đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động quản lý của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh hiện nay như thế nào? Nội dung quản lý hoạt động phối hợp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Quản lý việc tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh: Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp. Hiệu trưởng hướng dẫn GVCN thực hiện các yêu cầu và nội dung hội nghị cha mẹ học sinh lớp. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với giáo viên bộ môn và các phòng ban chức năng tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả hội nghị cha mẹ học sinh. 2. Quản lý hoạt động phối hợp của GVCN với ban đại diện cha mẹ học sinh: Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn GVCN thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh Hiệu trưởng yêu cầu GVCN báo cáo định kì công tác phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh lớp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp của GVCN với ban đại diện cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ GVCN trong công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. 3. Quản lý hoạt động phối hợp của GVCN với cha mẹ học sinh: Hiệu trưởng yêu cầu GVCN động viên cha mẹ học sinh tham gia sổ liên lạc điện tử Hiệu trưởng kiểm tra thông tin liên lạc giữa GVCN với cha mẹ học sinh bằng sổ liên lạc điện tử. Hiệu trưởng tổ chức, tạo điều kiện cho GVCN thực hiện thăm hỏi gia đình học sinh Hiệu trưởng tổ chức, tạo điều kiện cho GVCN trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh tại trường, lớp. Hiệu trưởng tư vấn, hỗ trợ GVCN xử lý các tình huống khó trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh. 4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của GVCN: Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN xây dựng nội dung những tri thức về khoa học giáo dục. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của GVCN. Xin cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_quan_ly_hoat_dong_phoi_hop_giua_giao_vien_chu_nhiem_va_cha_me_hoc_sinh_o_mot_so_truong_tr.pdf