Với các trường THCS huyện Củ Chi
- Đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức của GV về sự cần thiết của việc quản lý sử dụng TBDH.
- Chủ động tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và quản lý sử dụng TBDH.
- Chú trọng vấn đề lập kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng và sửa chữa TBDH.
Rà soát tình hình TBDH tại đơn vị thường xuyên để có các phương án bổ sung, trang
bị kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH.
- Thường xuyên dự giờ, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH, chú ý đến kỹ năng sử
dụng, thái độ của lớp học và các yêu cầu cần thực hiện khi sử dụng TBDH để đảm bảo
TBDH được sử dụng đúng mục đích.
- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH cụ thể, qui định
bắt buộc về nhiệm vụ bảo quản, giữ gìn TBDH, tài sản công của nhà trường.
- Nỗ lực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo nguồn kinh phí để tiếp tục
hoàn thiện hệ thống TBDH phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập.
97 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5401 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sẻ thông tin, kinh
nghiệm, hướng dẫn sử dụng TBDH ngày càng phong phú từ mạng internet tạo điều
kiện thuận lợi để GV tự học hỏi, trao dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
6. Tần suất sử dụng TBDH đã được cải thiện, từ tình trạng các TBDH được trang
bị nhưng không thường xuyên sử dụng trở thành mức độ sử dụng khá thường xuyên,
các phòng nghe nhìn được trang bị máy tính không còn bị bỏ phí.
7. Giáo viên có sự chuẩn bị tốt khi sử dụng TBDH, tạo chất lượng cho các tiết dạy
có sử dụng TBDH. Bên cạnh đó là nhận thức đúng đắn của GV về các yêu cầu cần đáp
ứng khi sử dụng TBDH để phát huy tối đa lợi ích mà TBDH đem lại và sự tuân thủ
những yêu cầu này khi sử dụng TBDH từ phía GV.
57
2.4.2 Hạn chế
1. Nhiều trường còn thiếu phòng để sử dụng TBDH, đồ dùng hỗ trợ cất giữ, bảo
quản TBDH. Các trường vẫn còn tình trạng thiếu phòng học, vì vậy mà phòng máy
chiếu được trưng dụng thành phòng học, máy chiếu bị cất đi, rất ít khi được lấy ra sử
dụng.
2. Sự thiếu hụt nhân lực của bộ phận quản lý TBDH, chỉ do một GV kiêm nhiệm
phụ trách, không có đủ thời gian để vừa thực hiện công tác giảng dạy chuyên môn, vừa
QL TBDH. Trường THCS Trung An (trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1) có cơ sở
vật chất khang trang, máy chiếu được bố trí ở một phòng riêng, tuy nhiên, việc sắp xếp
bàn ghế và dọn vệ sinh sau khi sử dụng vẫn chưa được thực hiện tốt do thiếu nhân lực.
3. Việc tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng TBDH cho GV đa số chỉ là những
buổi tập huấn hoặc khóa tập huấn ngắn hạn, chưa được tổ chức thường xuyên và hiệu
quả chưa cao.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng TBDH của cấp trên chưa toàn
diện, chưa sâu, chưa phát hiện ra được những yếu kém cần cải thiện trong quá trình sử
dụng và quản lý sử dụng TBDH.
5. GV không có đủ thời gian cho việc chuẩn bị TBDH trước khi có tiết sử dụng.
6. Nhận thức của GV về tầm quan trọng trong việc QL sử dụng TBDH còn thấp,
xem đó là nhiệm vụ của CBQL và chưa hợp tác tốt với CBQL để nâng cao hiệu quả
QL sử dụng TBDH.
7. TBDH thường xuyên bị hư hỏng, số lượng thiết bị hư còn ứ đọng nhiều, chưa
được sửa chữa, thay mới nhanh chóng, kịp thời gây cản trở quá trình sử dụng.
8. Tần suất sử dụng TBDH chưa cao, chỉ tập trung ở các tiết thao giảng, chuyên
đề, dự giờ, những tiết học bình thường chưa thường xuyên sử dụng TBDH, GV khó
thay đổi được phương pháp dạy học truyền thống, giảng giải lý thuyết.
9. Chế độ khen thưởng, phong trào thi đua nhằm khuyến khích GV sử dụng và cải
tiến hiệu quả sử dụng TBDH chưa được thực hiện tốt, GV chưa đánh giá cao việc thực
hiện công tác này của nhà trường vì vậy chưa tạo được động lực thúc đẩy GV nỗ lực
phấn đấu.
58
10. Các chức năng quản lý sử dụng TBDH như: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo;
kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện tốt.
- Chưa có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ năng sử
dụng TBDH, khi sử dụng còn lúng túng, thời gian để chuẩn bị cho thí nghiệm chưa
nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung,
phương pháp của giờ lên lớp; việc chỉ đạo công tác tự làm TBDH còn hạn chế, tần suất
thực hiện ở mức độ trung bình.
- Hoạt động kiểm tra nhằm tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ đó có những
biện pháp khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh đã có được là vô cùng quan trọng;
tuy nhiên, hoạt động này chỉ được thực hiện ở mức độ trung bình. Điều này ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả công tác QL sử dụng TBDH.
2.4.3 Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân khách quan
1) Sự không đồng bộ về điều kiện cơ sở vật chất nói chung, TBDH nói riêng giữa
các trường đạt chuẩn quốc gia và những trường chưa đạt chuẩn trên địa bàn huyện Củ
Chi. Những trường chưa đạt chuẩn mặc dù được xây mới hoặc sửa chữa khang trang
hơn trước đây, TBDH được bổ sung; tuy nhiên, TBDH vẫn bị hạn chế về chất lượng
và điều kiên cất giữ, bảo quản, gây khó khăn trong quá trình sử dụng lẫn quản lý sử
dụng. Việc tham mưu cho cấp trên để bổ sung kinh phí cho việc xây dựng các phòng
học bộ môn, phòng thí nghiệm (theo trường chuẩn quốc gia) còn gặp nhiều khó khăn,
việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả do nguồn kinh phí mà nhà nước
cấp còn hạn hẹp, công tác xã hội hóa GD còn khó khăn trong tình hình huyện Củ Chi
đang bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế.
2) Sự thiếu hụt nguồn nhân lực là do cấp THCS chưa có chức vụ riêng biệt dành
cho cá nhân/ bộ phận QL TBDH. Chính vì vậy mà GV kiêm nhiệm phụ trách công tác
quản lý sử dụng TBDH dẫn đến việc hạn chế thời gian khi GV vừa phải đảm bảo thời
gian lên lớp giảng dạy vừa hỗ trợ GV chuẩn bị TBDH khi có tiết sử dụng, đăng kí
mượn – trả, cất giữ và bảo quản TBDH
3) Các khóa tập huấn không được tổ chức thường xuyên vì số lượng GV khá đông,
không có không gian cũng như thời gian để tổ chức nhiều buổi bồi dưỡng, trau dồi
59
kiến thức, kỹ năng sử dụng TBDH cho GV. Khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tổ
chức các buổi tập huấn, khóa tập huấn sử dụng TBDH cho GV tại trường do hoạt động
giảng dạy ở lớp chiếm hầu hết quỹ thời gian của GV.
4) Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung phần lớn vào các nội dung hành chính,
việc thực hiện qui chế, hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, việc kiểm tra, thanh tra hoạt
động sử dụng TBDH chưa được cấp trên chú trọng.
b. Nguyên nhân chủ quan
1) GV mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị TBDH trước khi sử dụng vì việc tìm
kiếm, sắp xếp TBDH chiếm nhiều thời gian trong khi thiếu nhân lực hỗ trợ chuẩn bị
TBDH và các điều kiện cất giữ TBDH phân loại theo từng môn, từng loại còn khá
nhiều hạn chế: kho chứa TBDH bị quá tải, thiếu nhiều tủ, kệ dùng để cất giữ, phân loại
TBDH hoặc tủ, kệ bị bỏ trống trong khi TBDH không được cất giữ ngăn nắp. Phòng
thực hành bộ môn chưa đủ, còn sử dụng chung như: thực hành nữ công, sử dụng chung
với phòng thí nghiệm lý, phòng thí nghiệm lý – sinh: sử dụng hai môn chung một
phòng.
2) Công tác quản lý sử dụng TBDH chưa phát triển mạnh trong các nội dung quản
lý trường học, GV chưa được tiếp cận nhiều với công tác quản lý này vì vậy mà nhận
thức về sự cần thiết của việc QL sử dụng TBDH còn thấp.
3) TBDH bị hư hỏng nhiều, không được sửa chữa kịp thời gây tồn động dẫn đến
tình trạng thiếu TBDH, đặc biệt là các máy móc khó sử dụng và sửa chữa. Có nhiều
nguyên nhân gây ra thực trạng này: học sinh lứa tuổi THCS hiếu động, hay nghịch
phá, làm hỏng TBDH; thiếu nhân lực sửa chữa, khắc phục hư hỏng kịp thời; chưa có
các qui định chặt chẽ, nghiêm khắc trong việc cất giữ, bảo quản TBDH.
4) Đa số giáo viên có nhận thức tốt về sự cần thiết sử dụng TBDH, tuy nhiên nhận
thức chưa sâu, từ nhận thức chuyển sang hành động còn chậm, tâm lý ngại sử dụng
còn khá phổ biến, nhất là đối với các TBDH hiện đại mới được trang bị hoặc những
TBDH kích thước lớn, khó di chuyển xuống lớp học. Bên cạnh đó sự hạn hẹp về thời
gian chuẩn bị dẫn đến việc TBDH chưa thường xuyên được sử dụng trong các tiết học
hằng ngày ở lớp.
60
5) Đội ngũ CBQL chưa thực hiện tốt công tác khen thưởng, tổ chức các phong
trào thi đua nhằm động viên, khuyến khích GV tích cực, nỗ lực sáng tạo sử dụng
TBDH, nâng cao hiệu quả dạy và học, xem đó chỉ là nhiệm vụ cần thực hiện của GV.
6) CBQL sử dụng thiết bị dạy học là GV kiêm nhiệm, chưa có chuyên môn sâu về
lĩnh vực quản lý, chính vì vậy các chức năng của quản lý chưa được thực hiện tốt.
Hoạt động quản lý TBDH và cụ thể là QL sử dụng TBDH được lập kế hoạch 1 lần vào
đầu năm học. Theo Thầy Phạm Đăng Thái chia sẻ: “Việc lập kế hoạch được thực hiện
dựa theo sự học hỏi từ đồng nghiệp, các CBQL đi trước và tham khảo từ các bài viết
trên mạng, không có một trường lớp nào hướng dẫn”. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá vẫn còn nhiều yếu kém do nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt
động quản lý sử dụng TBDH; công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện nhưng không
đạt hiệu quả, không đáp ứng được mục đích tìm ra hạn chế, yếu kém từ đó có các biện
pháp hỗ trợ cải thiện việc sử dụng và QL sử dụng TBDH.
Đề xuất một số biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường 2.5
Trung học cơ sở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh:
2.5.1 Cơ sở đề xuất biện pháp
a) Cơ sở lý luận
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận về TBDH ở chương 1, có thể thấy rằng TBDH có vai
trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động dạy và học, tạo tiền đề thiết yếu cho việc áp
dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tránh lối truyền đạt kiến thức một chiều, gây
nên sự thụ động ở học sinh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập của HS.
TBDH có vị trí quan trọng khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Việc xác định nội dung, phương pháp dạy học phụ thuộc vào thực tế điều kiện TBDH
của nhà trường. Đối với tất cả các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng, TBDH là
một phương tiện hữu ích cần có cho hoạt động nhận thức, tạo động lực, hứng thú học
tập ở học sinh, minh họa sinh động các kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, thí
nghiệm, vận dụng lý thuyết vào thực tế, tự học, tự nghiên cứu dựa trên các TBDH sẵn
có.
Trường học có nhiều môn cần thiết sử dụng TBDH để phục vụ giảng dạy và
học tập, nhiều đối tượng sử dụng TBDH bao gồm cả GV, HS, CBQL. Quá trình sử
61
dụng cần phải được thực hiện theo qui định, đạt hiệu quả tích cực, các TBDH cần
được đăng kí trước khi có bất cứ GV nào muốn mượn để sử dụng TBDH cho tiết dạy
của mình nhằm tạo sự ổn định trong việc phân phối TBDH cho những GV khác và
thuận tiện trong việc cất giữ, bảo quản thiết bị. Trong quá trình sử dụng cần có sự quan
sát, kiểm tra nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TBDH tại đơn vị, tìm hiểu các hạn chế
còn tồn tại từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời, cải tiến hoạt động sử dụng
và quản lý sử dụng TBDH. Tất cả những nội dung này đều được thực hiện khi có sự
quản lý sử dụng TBDH, từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng
TBDH, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý sử dụng TBDH, góp phần tạo sự ổn
định và phát triển hoạt động sử dụng TBDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập.
b) Cơ sở thực tiễn
Qua khảo sát thực trạng sử dụng và quản lý sử dụng TBDH ở các trường THCS
tại huyện Củ Chi cho thấy công tác quản lý sử dụng TBDH còn rất nhiều hạn chế với
những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
TBDH đã được bổ sung, đầy đủ hơn so với những năm trước đây, tuy nhiên
nguồn kinh phí trang bị TBDH vẫn phụ thuộc chủ yếu từ ngân sách nhà nước, công tác
xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn gây cản trở việc trang bị các TBDH hiện
đại cũng như thay mới những TBDH hư hỏng nặng một cách nhanh chóng. Một bộ
phận GV chưa nhận thức tốt về sự cần thiết của công tác QL TBDH, chưa thực hiện
tốt việc lên kế hoạch sử dụng TBDH cụ thể để quá trình sử dụng đạt được hiệu quả,
chưa tự giác trong việc tự làm TBDH phục vụ giảng dạy, việc thực hiện còn mang tính
hình thức, đối phó, quá trình sử dụng TBDH còn gặp nhiều khó khăn, kỹ năng sử dụng
TBDH chưa tốt tạo nên tâm lý ngại sử dụng, gây lãng phí. Cán bộ chuyên trách quản
lý sử dụng TBDH là GV kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ chuyên
môn, nghiệp vụ về TBDH, áp lực thời gian khi thực hiện cùng lúc hai công tác dẫn đến
hiệu quả công việc chưa cao; CBQL chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá công tác quản lý sử dụng TBDH.
62
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đề xuất một số biện
pháp nhằm góp phần cải thiện công tác quản lý sử dụng TBDH ở các trường THCS
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.2 Các biện pháp quản lý sử dụng TBDH ở các trường THCS huyện
Củ Chi, TPHCM:
a. Các biện pháp nâng cao nhận thức:
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của việc sử dụng và
quản lý sử dụng TBDH. Từ đó tạo nên động lực cải thiện hiệu quả hoạt động sử dụng,
quản lý sử dụng TBDH, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
2. Nội dung
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của TBDH cho tập thể cán bộ, GV, HS, công
nhân viên nhà trường.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sử dụng
thiết bị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc quản lý, bảo quản và sử
dụng thiết bị dạy học.
3. Tổ chức thực hiện
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công
tác quản lý, sử dụng TBDH: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT.
- Ban giám hiệu nhà trường cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, thời gian,
không gian tuyên truyền như: họp hội đồng sư phạm, thông qua các hội thảo, chuyên
đề, sinh hoạt chuyên mônthông qua đó, tiếp thu ý kiến đóng góp của CBQL, tập thể
GV về việc sử dụng và quản lý sử dụng, khơi dậy ý thức trách nhiệm đối với công tác
này.
- Tổ chức thao giảng, chuyên đề nội dung đổi mới phương pháp, hình thức sử
dụng TBDH, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng TBDH sáng tạo, so sánh giữa tiết dạy có sử
dụng TBDH với những tiết giảng giải lý thuyết không sử dụng TBDH để thấy được lợi
ích mà TBDH mang lại trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
63
- Thông qua các giờ học, nhất là các giờ thực hành GV nên phổ biến cho học sinh
cách sử dụng thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có hóa chất, các vật dụng sắc bén hoặc có
dòng điện song song với việc giáo dục ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
b. Các biện pháp trang bị, cất giữ, bảo quản TBDH
1. Mục đích:
Cải thiện việc trang bị, cất giữ, bảo quản TBDH, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng và quản lý sử dụng TBDH.
2. Nội dung:
- Thống kê tình trạng các TBDH còn thiếu, hư hỏng nhiều để xin kinh phí trang
bị, bổ sung.
- Thắt chặt công tác cất giữ ngăn nắp, bảo quản cẩn thận TBDH nhằm kéo dài
thời gian sử dụng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chuẩn bị khi có ý định sử dụng.
3. Tổ chức thực hiện:
- Thống kê số lượng, tình trạng sử dụng TBDH vào giữa năm học và cuối năm
học từ đó có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời. Việc xin cấp kinh phí từ nhà nước
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thời gian được nhận kinh phí khá lâu kể từ khi xin cấp
kinh phí, chính vì vậy mà cần thực hiện việc xin cấp kinh phí sớm ngay sau khi thống
kê tình trạng TBDH tại trường để cấp trên xét, duyệt. Những thiết bị hư hỏng nặng cần
thành lập hội đồng thanh lý để có không gian chứa những thiết bị cần thiết khác.
- Cán bộ thiết bị phải lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị mới hằng năm, phải
thống kê cụ thể các thiết bị cũ hư hỏng cần bổ sung, tham mưu với Ban giám hiệu,
phối hợp với giáo viên bộ môn để chọn mua những trang thiết bị thật sự cần thiết và
đem lại hiệu quả cho việc dạy và học để tránh lãng phí.
- Tiếp tục vận động thực hiện công tác xã hội hóa GD, tiết kiệm ở đơn vị nhằm tự
tạo nguồn kinh phí trang bị CSVC, TBDH phục vụ cho hoạt động của nhà trường.
- Khuyến khích GV sưu tầm, tự làm TBDH làm phong phú nguồn TBDH sẵn có
tại nhà trường, phục vụ cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS.
- Mỗi tổ chuyên môn cần cử một GV phụ trách TBDH của bộ môn, kết hợp với
GV kiêm nhiệm quản lý TBDH, phòng thí nghiệm để sắp xếp, kiểm tra, phân loại, cất
64
giữ các TBDH sau khi sử dụng, hỗ trợ chuẩn bị các thiết bị cần sử dụng trước khi tiết
học diễn ra, phân loại để sắp xếp TBDH theo từng môn, từng loại TBDH.
- Giao cho GV tự bảo quản thiết bị khi mượn, sử dụng phòng học bộ môn, phòng
thí nghiệm, thực hiện mượn trả thiết bị đúng qui định.
c. Các biện pháp quản lý sử dụng TBDH:
1. Mục đích
Nhằm cải thiện công tác quản lý sử dụng TBDH, khai thác tối đa vai trò của
TBDH nhằm phục vụ tốt hoạt động giảng dạy và học tập.
2. Nội dung
TBDH có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Với số
lượng TBDH khá lớn cùng nhiều chủng loại phục vụ cho nhiều môn học khác nhau,
nhiều đối tượng sử dụng bao gồm cả GV và học sinh, chính vì vậy, muốn sử dụng
TBDH một cách thường xuyên, đúng mục đích, đúng nguyên tắc đòi hỏi có công tác
quản lý sử dụng TBDH. Trong đó, cần đẩy mạnh các chức năng của hoạt động quản lý
sử dụng TBDH, bao gồm: Thực trạng khảo sát tại các trường THCS trên địa bàn huyện
Củ Chi cho thấy công tác quản lý sử dụng TBDH còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng TBDH.
3. Tổ chức thực hiện
- Tăng cường công tác lập kế hoạch sử dụng TBDH của mỗi GV và giao quyền
kiểm tra cho tổ chuyên môn phụ trách, định kì báo cáo với Ban giám hiệu về tiến độ
thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH nhằm tạo cơ sở cho CBQL kiểm tra công tác sử
dụng TBDH.
- Mỗi tổ chuyên môn lên kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo
tháng, tuần, theo phân phối chương trình.
- Phân công rõ ràng quyền và nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận phụ trách, các
công việc được phân công cần được thể hiện bằng văn bản và thông báo rõ ràng vào
cuộc họp đầu năm tránh chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.
- Sau khi lập kế hoạch TBDH, cần thông báo rộng rãi đến GV tạo sự thống nhất
khi thực hiện nhiệm vụ trong tập thể; giới thiệu kịp thời danh mục các TBDH hiện có
theo từng môn học, từng loại để GV có kế hoạch sử dụng TBDH phù hợp.
65
- Các tổ bộ môn thường xuyên tiếp xúc với TBDH như: tổ công nghệ, tin học, vật
lý, hóa học, sinh học, mỗi tổ cử một GV lần lượt hỗ trợ CBQL trong việc giúp đỡ GV
khắc phục nhanh chóng các vấn đề trong quá trình sử dụng, kiểm tra số lượng, tình
trạng thiết bị và cất giữ đúng nơi qui định sau khi sử dụng nhằm khắc phục tình trạng
thiếu nhân lực gây khó khăn trong việc hỗ trợ GV kịp thời khi có sự cố.
- Bổ sung nội dung sử dụng hiệu quả TBDH trong các tiết dạy vào tiêu chí thi
đua, đánh giá. Tổ chức các cuộc thi sáng chế TBDH mới lạ, phục vụ hoạt động dạy và
học, sử dụng sáng tạo TBDH vào quá trình giảng dạy, vận động mỗi GV có ít nhất 1
sáng kiến kinh nghiệm về nội dung sử dụng có hiệu quả TBDH, có giải thưởng sau các
cuộc thi nhằm khuyến khích, động viên, giúp GV có thêm động lực trong việc sử dụng
TBDH.
- Xây dựng các bảng hướng dẫn, qui định sử dụng TBDH ở các phòng bộ môn,
đặt các bảng hướng dẫn này ở vị trí dễ thấy, dễ đọc được.
- CBQL lập kế hoạch kiểm tra việc sử dụng TBDH cụ thể thông qua việc xây
dựng mục đích kiểm tra, các tiêu chí kiểm tra hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả công
tác kiểm tra, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.
- Thực hiện các hình thức xử lý nghiêm khắc khi có vi phạm xảy ra trong quá
trình sử dụng TBDH như: làm mất, hư hỏng TBDH nhiều lần, sử dụng TBDH không
đúng mục đích
- Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng và quản lý sử dụng TBDH thông
qua hình thức quan sát, dự giờ đột xuất kể cả những tiết thực hành, thí nghiệm, kiểm
tra sổ mượn – trả thiết bị, sổ đăng kí sử dụng phòng học bộ môn.
- Sau khi thực hiện công tác kiểm tra cần dành thời gian tổng kết, đánh giá thực
trạng sử dụng và quản lý sử dụng TBDH, gặp và trao đổi trực tiếp với GV bộ môn, GV
kiêm nhiệm QL thiết bị dạy học nếu họ còn mắc phải những hạn chế trong công tác.
- Sau khi tiến hành khảo sát đối tượng HS với câu hỏi: “Bạn có những mong
muốn gì trong việc sử dụng TBDH?”. Có 3 ý kiến được liệt kê ở bảng khảo sát và học
sinh có thể chọn nhiều ý kiến cùng lúc, kết quả như sau:
+ Có thêm nhiều môn học/ tiết học được sử dụng TBDH để minh họa cho nội dung
bài học. (80.3%)
66
+ Bổ sung thêm nhiều thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ cho học tập. (85.8%)
+ Các thiết bị dạy học được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, dễ tìm kiếm (45.8%)
Trong số 3 ý kiến được đưa ra lựa chọn, có 2 ý kiến được trên 80% HS đồng ý
tán thành và 1 ý kiến được chiếm gần 50% số lượng HS đồng ý. Điều này cho thấy cả
3 yếu tố trên là những nguyện vọng, những mong muốn của đa số học sinh trong việc
sử dụng TBDH. Nhà trường cần xem xét và đẩy mạnh thực hiện những nội dung này.
67
Tiểu kết chương II
Quản lý TBDH là một nội dung quản lý cần được chú trọng và hoàn thiện hơn
nữa trong số các công tác quản lý trong trường học vì nó tác động đến hiệu quả sử
dụng TBDH, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập. Công tác quản lý TBDH
muốn đạt được hiệu quả không chỉ nhờ vào sự nỗ lực của CBQL mà còn nhờ sự nhận
thức tốt, hợp tác tốt của GV giúp công tác quản lý diễn ra thuận lợi. Mục đích cuối
cùng của công tác quản lý này là nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, từng
bước nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH nhằm phục vụ tốt cho công tác đổi mới
phương pháp dạy học.
Sau khi tìm hiểu thực trạng sử dụng và quản lý sử dụng TBDH ở các trường
THCS huyện Củ Chi, xuất phát từ những nguyên nhân gây ra sự hạn chế trong việc
quản lý – sử dụng TBDH, chúng tôi đã mạn phép đề xuất một số biện pháp nhằm mục
đích góp phần cải thiện việc sử dụng và đẩy mạnh công tác quản lý sử dụng TBDH,
tạo nền tảng phát triển chất lượng giáo dục tại địa phương. Các biện pháp bao gồm:
- Các biện pháp nâng cao nhận thức;
- Các biện pháp trang bị, cất giữ, bảo quản TBDH;
- Các biện pháp quản lý sử dụng TBDH.
68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
TBDH có vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông của nền GD hiện nay, là một thành tố của quá trình dạy học. Việc sử
dụng TBDH tạo hứng thú học tập đối với các em học sinh, đa dạng hóa các hình thức
học tập của học sinh, hạn chế tối đa hình thức truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh
đóng vai trò bị động, học lý thuyết suông, hình thành cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo
cần thiết khi được tiếp xúc với nhiều loại TBDH, được vận dụng các kiến thức đã học
vào thực tế nhờ sự hỗ trợ của TBDH. Đề tài đã trình bày những cơ sở lý luận quan
trọng liên quan đến nội dung quản lý sử dụng TBDH, tạo nền tảng và định hướng cho
việc tìm hiểu công tác này trong thực tế các trường THCS huyện Củ Chi, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát các trường THCS trên địa bàn huyện Củ Chi, kết quả cho thấy việc
sử dụng TBDH đã có sự tiến bộ trong tần suất và hiệu quả sử dụng, công tác quản lý
sử dụng TBDH đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên hiệu quả công tác này chưa cao
do nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Từ những hạn chế đã tìm hiểu được thông
qua khảo sát thực tế các đối tượng CBQL, GV, HS và sự quan sát thực trạng TBDH ở
các trường, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý – sử
dụng TBDH tại các trường THCS huyện Củ Chi.
Kiến nghị
Với Sở giáo dục và đào tạo.
- Bổ sung nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH vào các nội dung của
chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho GV.
- Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng sử dụng những TBDH hiện
đại hoặc mới được trang bị cho CBQL, GV.
- Xây dựng các văn bản chỉ đạo công tác TBDH phù hợp với tình hình của từng
địa phương dựa trên các văn bản, qui định chung của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc cất giữ, bảo quản và sử dụng TBDH
ở tất cả các cấp học.
69
- Tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng – quản lý sử
dụng TBDH hiệu quả, chỉ đạo Phòng giáo dục – đào tạo thường xuyên tổ chức chuyên
đề về những nội dung này, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV tham gia học hỏi.
Với Phòng giáo dục và đào tạo
- Giải quyết nhanh chóng những yêu cầu cấp phát trang thiết bị dạy học cần thiết,
đơn giản hóa thủ tục xét duyệt kinh phí nhưng vẫn giữ vững sự khách quan, trung thực
trong vấn đề cấp phát kinh phí.
- Tuân theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục – đào tạo, thường xuyên mở các lớp tập
huấn kỹ năng sử dụng TBDH cho CBQL, GV kiêm nhiệm quản lý TBDH, GV. Tổ
chức các cuộc thi đua, phong trào dạy tốt học tốt có trọng tâm là việc sử dụng có hiệu
quả TBDH trong quá trình giảng dạy, phát động phong trào tự làm TBDH.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng TBDH tại
các trường Tiểu học, THCS. Từ đó đưa ra những nhận xét, giải pháp thiết thực nhất
nhằm giúp các trường khắc phục hạn chế trong công tác này.
Với các trường THCS huyện Củ Chi
- Đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức của GV về sự cần thiết của việc quản lý
sử dụng TBDH.
- Chủ động tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và
quản lý sử dụng TBDH.
- Chú trọng vấn đề lập kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng và sửa chữa TBDH.
Rà soát tình hình TBDH tại đơn vị thường xuyên để có các phương án bổ sung, trang
bị kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH.
- Thường xuyên dự giờ, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH, chú ý đến kỹ năng sử
dụng, thái độ của lớp học và các yêu cầu cần thực hiện khi sử dụng TBDH để đảm bảo
TBDH được sử dụng đúng mục đích.
- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH cụ thể, qui định
bắt buộc về nhiệm vụ bảo quản, giữ gìn TBDH, tài sản công của nhà trường.
- Nỗ lực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo nguồn kinh phí để tiếp tục
hoàn thiện hệ thống TBDH phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3 /2011).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư
số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Trần Quốc Đắc (chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng,
sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy – học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Thanh Giang (2009), Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy
học của giáo viên trường Trung học phổ thông tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ giáo
dục học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục.
8. Bùi Minh Hiền (Chủ biên, 2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại Học Sư Phạm.
9. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn (2011), Phương pháp và công nghệ dạy học trong
môi trường sư phạm tương tác, Nxb Đại học sư phạm.
10. Trần Đức Hùng (2012), Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ
thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Đà Nẵng.
11. Trần Thị Hương (Chủ biên, 2009), Giáo dục học phổ thông, Nxb Trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh .
12. Trần Thị Hương (Chủ biên, 2009), Giáo dục học đại cương, Nxb Trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
13. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại
Học Sư Phạm.
71
14. Hồ Văn Liên (2007), Bài giảng Quản lý giáo dục và trường học, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, Nxb Đại Học Sư Phạm.
16. Bùi Đức Minh và cộng sự (2003), Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông,
Trường Cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo II.
17. Ngô Đình Qua (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Đặng Phúc Tịnh (2010), Thực trạng và một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở
các trường trung học cơ sở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Kiều Thị Thùy Trang (2012), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị
dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Vinh.
20. Nguyễn Thành Vinh (2012), Khoa học quản lý đại cương, Nxb Giáo Dục Việt
Nam.
PHỤ LỤC
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý)
Đề tài: “Thực trạng quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường Trung học
cơ sở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích xác định thực trạng
quản lý sử dụng thiết bị dạy học, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác
quản lý sử dụng TBDH, góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng tiết học.
Nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu đề tài, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp, nhận xét của quý Thầy /Cô bằng cách đánh dấu “X” hoặc viết câu trả lời
cho những vấn đề sau đây.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của quý Thầy/Cô!
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Đơn vị công tác: Trường THCS ....................................................................................
Chức vụ:
1. Hiệu trưởng 2. Phó hiệu trưởng
3. Tổ trưởng chuyên môn 4. GV kiêm nhiệm QL TBDH
Thâm niên công tác:
1. Dưới 5 năm 2. Từ 5 – 10 năm
3. Từ 11 – 15 năm 4. Trên 15 năm
PHẦN CÂU HỎI
• Chú thích:
TBDH: thiết bị dạy học QL: quản lý GV: giáo viên
Câu 1: Theo Thầy/cô, “Quản lý sử dụng thiết bị dạy học” là:
1/ Giám sát việc sử dụng TBDH của GV; từ đó rút ra những nhận xét,
đánh giá và có biện pháp cải thiện sử dụng TBDH.
2/ Quá trình tác động có mục đích của cán bộ quản lý lên quá trình sử dụng
TBDH nhằm sử dụng có hiệu quả TBDH, đáp ứng mục tiêu dạy học và giáo
dục, phát huy tốt vai trò của TBDH trong hoạt động dạy và học.
3/ Theo dõi sự chuẩn bị, quá trình sử dụng và hiệu quả sử dụng TBDH; đề
xuất các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng TBDH.
4/ Quá trình tác động của Ban giám hiệu lên GV nhằm nâng cao khả năng
sử dụng TBDH, đáp ứng mục tiêu dạy học và giáo dục.
Câu 2: Theo Thầy/Cô, sử dụng TBDH trong quá trình dạy và học là:
1. Không cần thiết 2. Bình thường
3. Cần thiết 4. Rất cần thiết
Câu 3: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về sự cần thiết của công tác “QL sử
dụng TBDH” ?
1. Không cần thiết 2. Bình thường
3. Cần thiết 4. Rất cần thiết
Câu 4: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về công tác QL sử dụng TBDH tại đơn
vị?
1. Yếu 2. Trung bình
3. Khá 4. Tốt
Câu 5: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về tình hình trang bị TBDH tại đơn vị?
1/ Trang bị thiếu TBDH cho một số bộ môn.
2/ Đảm bảo TBDH tối thiểu theo qui định.
3/ Trang bị tốt, đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng.
Câu 6: Đánh giá của Thầy/ cô về tần suất sử dụng TBDH tại đơn vị là:
1. Không sử dụng 2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên
Câu 7: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng TBDH tại đơn vị?
1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt
Câu 8: Theo Thầy/Cô, việc sử dụng TBDH tại đơn vị đang gặp những khó
khăn gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
1/ TBDH hạn chế về số lượng, chất lượng.
2/ TBDH được cất giữ, sắp xếp chưa gọn gàng gây mất thời gian tìm kiếm.
3/ Kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên còn hạn chế.
4/ Chưa có sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh.
5/ GV không có đủ thời gian chuẩn bị cho việc sử dụng.
6/ Nhà trường chưa có sự quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ GV.
7/ GV khó thay đổi được phương pháp dạy học truyền thống.
8/ Ý kiến khác: .......................................................................................................
Câu 9: Việc lập kế hoạch QL sử dụng TBDH tại đơn vị được thực hiện:
1. Mỗi năm học 2. Mỗi học kỳ
3. Mỗi tháng 4. Linh hoạt theo yêu cầu QL
Câu 10: Việc tập huấn sử dụng TBDH tại đơn vị được thực hiện như thế nào?
1/ Giáo viên trực tiếp tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn sử dụng TBDH.
2/ Cử cán bộ QL TBDH đi tập huấn, sau đó triển khai lại cho giáo viên
3/ Tổ chức chuyên đề tại trường, chia sẻ kinh nghiệm TBDH giữa các giáo
viên trong tổ và toàn trường.
4/ Ban giám hiệu phối hợp cùng người phụ trách QL TBDH tổ chức hướng
dẫn sử dụng cho giáo viên.
5/ Hình thức khác: ..................................................................................................
6/ Chưa thực hiện
Câu 11: Hoạt động thi đua tự làm thiết bị dạy học tại đơn vị được thực hiện
như thế nào?
1. Chưa thực hiện 2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên
Câu 12: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng TBDH trong các
tiết dạy của GV?
Chú thích:
1: Yếu 2: Trung bình 3: Khá 4: Tốt
STT Tiết dạy
Hiệu quả sử dụng
1 2 3 4
1 Thao giảng
2 Dự giờ
3 Thực hành, thí nghiệm
4 Tiết dạy bình thường
Câu 13: Theo Thầy/Cô, để QL tốt việc sử dụng TBDH thì người QL cần có
những yếu tố nào?
1/ Có trách nhiệm, tâm huyết với công việc.
2/ Có tầm nhìn, sáng tạo, linh hoạt xử lý có hiệu quả các tình huống trong
công việc.
3/ Nắm rõ tình hình TBDH tại đơn vị và năng lực đội ngũ GV.
4/ Có chuyên môn và kỹ năng sử dụng TBDH
5/ Thực hiện tốt các chức năng QL: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
việc sử dụng TBDH.
6/ Biết khuyến khích, hỗ trợ GV sử dụng TBDH.
7/ Ý kiến khác: .................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 14: Thầy/Cô nhận xét tần suất thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng
TBDH như thế nào thông qua các hình thức sau:
Chú thích: 1: Chưa thực hiện 2: Hiếm khi
3: Thỉnh thoảng 4: Thường xuyên
STT Hình thức kiểm tra
Tần suất thực hiện
1 2 3 4
1 Dự giờ
2 Sổ mượn trả TBDH
3 Kế hoạch sử dụng TBDH
4 Giáo án
5
Báo cáo tình hình sử dụng
TBDH của tổ
Câu 15: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về năng lực QL sử dụng TBDH của cá
nhân/bộ phận hiện đang phụ trách công tác này?
1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt
Câu 16: Xin Thầy/Cô cho biết đánh giá về kết quả thực hiện công tác QL sử
dụng TBDH tại đơn vị qua những vấn đề cụ thể sau đây:
Chú thích: 1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
Lập kế hoạch quản lý sử dụng TBDH
Rà soát tình hình hiện tại của đơn vị làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch.
Mục đích, mục tiêu kế hoạch rõ ràng, có tính khả thi.
Qui định thời gian, xác định nguồn lực cụ thể cho từng hoạt
động.
Lập kế hoạch thường xuyên, cụ thể, phù hợp với thực trạng.
Tổ chức quản lý – sử dụng TBDH
Phân công rõ ràng quyền và nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ
phận phụ trách công việc.
Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn người phụ trách TBDH.
Triển khai kế hoạch đến tập thể giáo viên
Chỉ đạo thực hiện quản lý – sử dụng TBDH
Hỗ trợ, giúp đỡ khi giáo viên gặp khó khăn trong quá trình sử
dụng TBDH.
Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo viên
sử dụng TBDH.
Phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc.
Xây dựng các hướng dẫn, qui định sử dụng TBDH và thông
báo những văn bản này đến giáo viên hoặc tổ bộ môn.
Kiểm tra việc quản lý - sử dụng TBDH
Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hợp lý.
Kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ việc sử dụng TBDH.
Kiểm tra cụ thể, chi tiết đảm bảo tính khách quan.
Kiểm tra sổ mượn - trả TBDH, giáo án.
Kiểm tra thông qua dự giờ
Tổng kết, đánh giá
Hỗ trợ GV, viên chức QL TBDH khắc phục hạn chế trong
công tác.
Câu 17: Mong Thầy/Cô vui lòng cho biết một số biện pháp cải thiện công tác
QL sử dụng TBDH tại đơn vị: (Ví dụ: Lập kế hoạch quản lý sử dụng thường xuyên,
cụ thể; Phân công cụ thể người phụ trách,)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
HẾT
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên)
Đề tài: “Thực trạng quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường Trung học
cơ sở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích xác định thực trạng
quản lý sử dụng thiết bị dạy học, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác
quản lý sử dụng TBDH, góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng tiết học.
Nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu đề tài, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp, nhận xét của quý Thầy /Cô bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống hoặc viết
câu trả lời cho vào khoảng trống cho những vấn đề sau đây.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của quý Thầy/Cô!
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Đơn vị công tác: Trường THCS ....................................................................................
Môn học phụ trách: ......................................................................................................
Thâm niên công tác: ............ năm
PHẦN CÂU HỎI
• Chú thích:
TBDH : thiết bị dạy học QL : quản lý GV : giáo viên
Câu 1: Theo Thầy/Cô, sử dụng TBDH trong quá trình dạy và học là:
1. Không cần thiết 2. Bình thường
3. Cần thiết 4. Rất cần thiết
Câu 2: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về sự cần thiết của công tác “QL sử
dụng TBDH” ?
1. Không cần thiết 2. Bình thường
3. Cần thiết 4. Rất cần thiết
Câu 3: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về sự quan tâm của nhà trường đối với
việc sử dụng TBDH?
1. Không quan tâm 2. Bình thường
3. Quan tâm 4. Rất quan tâm
Câu 4: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về tình hình trang bị TBDH tại đơn vị?
1/ Trang bị thiếu một số TBDH.
2/ Đảm bảo TBDH tối thiểu theo qui định.
3/ Trang bị rất tốt, đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng.
Câu 5: Theo đánh giá của Thầy/Cô, việc cất giữ, bảo quản TBDH tại đơn vị
như thế nào?
1. Chưa tốt 2. Tạm ổn
3. Tốt 4. Rất tốt
Biểu hiện:
1/ Sắp xếp gọn gàng, có khoa học
2/ Phân chia rõ ràng khu vực cất giữ TBDH từng môn, dễ tìm kiếm.
3/ Không được sắp xếp, bề bộn, khó tìm kiếm.
4/ Chưa có các thiết bị hỗ trợ cất giữ như tủ, kệ
5/ Chưa có người phụ trách việc cất giữ, bảo quản TBDH.
6/ Ý kiến khác: .......................................................................................................
Câu 6: Theo Thầy/Cô, việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy và học sẽ có tác
dụng như thế nào? (có thể chọn nhiều đáp án)
1/ Giúp tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
2/ Tạo hứng thú cho học sinh đối với tiết học, môn học.
3/ Giúp học sinh rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành, thí nghiệm.
4/ Giúp học sinh chú ý, tập trung hơn vào bài học, hiểu bài ngay tại lớp.
5/ Tiết kiệm thời gian, giảm thời lượng lý thuyết.
6/ Giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức.
7/ Phát triển tính chủ động, tích cực của học sinh, rèn luyện kỹ năng hoạt
động nhóm
8/ Nâng cao chất lượng dạy học, hỗ trợ thực hiện tốt các phương pháp dạy
học tích cực.
9/ Ý kiến khác: .......................................................................................................
Câu 7: Thầy/Cô nhận xét như thế nào về việc hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy
học trong các tiết thực hành, thí nghiệm?
1/ Không hướng dẫn
2/ Hướng dẫn sơ xài
3/ Hướng dẫn đúng và đủ theo qui định
4/ Hướng dẫn rất cụ thể, cẩn thận
Câu 8: Thầy/Cô vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của các yêu cầu khi sử
dụng TBDH và mức độ đáp ứng yêu cầu này của bản thân khi sử dụng TBDH?
Thang điểm đánh giá mức độ như sau:
Mức độ quan trọng: 1: Không cần thiết; 2: Bình thường,
3: Cần thiết; 4: Rất cần thiết,
Kết quả thực hiện : 1: Yếu; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt
STT
NỘI DUNG
Đánh giá
Mức độ quan trọng Kết quả thực hiện
1 2 3 4 1 2 3 4
1
Sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ
2
Phù hợp với tâm sinh lí của
học sinh
3
Sử dụng trong một khoảng
thời gian nhất định, hợp lý
4
Có sự chuẩn bị chu đáo
trước khi sử dụng
5
Xây dựng kế hoạch sử
dụng cụ thể để quá trình sử
dụng có khoa học, đạt hiệu
quả.
6
Đảm bảo các yêu cầu như
tính sư phạm, tính chính
xác, tính thẩm mỹ và tính
kinh tế.
Câu 9: Việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học của Thầy/Cô như thế nào?
1. Chưa thực hiện 2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên
Câu 10: Việc lập kế hoạch sử dụng TBDH của Thầy/Cô được thực hiện vào
khoảng thời gian nào?
1/ Lập kế hoạch dạy học đầu năm
2/ Soạn giáo án
3/ Trước khi sử dụng TBDH
4/ Chưa thực hiện việc lập kế hoạch
Câu 11: Việc tổ chức hướng dẫn sử dụng TBDH cho giáo viên được thực hiện
với tần xuất như thế nào?
1. Chưa thực hiện 2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên
Câu 12: Việc hướng dẫn sử dụng TBDH cho giáo viên tại đơn vị Thầy/Cô đang
công tác được thực hiện như thế nào?
1/ Giáo viên trực tiếp tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn sử dụng TBDH.
2/ Cử cán bộ QL TBDH đi tập huấn, sau đó triển khai lại cho giáo viên
3/ Tổ chức chuyên đề tại trường, chia sẻ kinh nghiệm TBDH giữa các giáo viên
trong tổ và toàn trường.
4/ Ban giám hiệu phối hợp cùng người phụ trách QL TBDH tổ chức hướng dẫn
sử dụng cho giáo viên.
5/ Hình thức khác: ........................................................................................................
6/ Chưa thực hiện
Câu 13: Theo Thầy/Cô tự đánh giá, khả năng sử dụng TBDH của bản thân
như thế nào?
1/ Không biết sử dụng
2/ Tạm được, còn gặp một số khó khăn khi sử dụng
3/ Tốt, thành thạo
4/ Rất tốt, sáng tạo
Câu 14: Thái độ của học sinh đối với những tiết học có sử dụng TBDH như thế
nào?
Tích cực Hạn chế
1/ Chăm chú lắng nghe, theo dõi. 1/ Không tập trung, đùa giỡn.
2/ Hăng hái thảo luận, phát biểu. 2/ Nghịch phá TBDH.
3/ Thường xuyên đặt câu hỏi xây dựng
bài.
3/ Chỉ tập trung vào nội dung được
minh họa bằng TBDH, không chú ý đến
những nội dung khác.
4/ Tiếp thu bài nhanh, trả lời tốt những
vấn đề giáo viên đặt ra.
4/ Chưa tích cực, chủ động phối hợp
với giáo viên cùng xây dựng bài.
Câu 15: Thầy/Cô thường sử dụng TBDH cho những tiết dạy nào?
(có thể chọn nhiều đáp án)
1/ Chuyên đề, thao giảng
2/ Dự giờ
3/ Những tiết có nội dung thực hành theo chương trình
4/ Tiết dạy bình thường
Câu 16: Thầy/Cô thường sử dụng TBDH để:
(có thể chọn nhiều đáp án)
1/ Giảng bài mới, minh họa nội dung bài học.
2/ Luyện tập, củng cố nội dung bài học.
3/ Hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm.
4/ Kiểm tra bài cũ.
5/ Ý kiến khác: ..............................................................................................................
Câu 17: Theo Thầy/Cô, những khó khăn khi sử dụng TBDH mà Thầy/Cô gặp
phải là: (có thể chọn nhiều đáp án)
1/ TBDH hạn chế về số lượng, chất lượng.
2/ TBDH được cất giữ, sắp xếp chưa gọn gàng gây mất thời gian tìm kiếm.
3/ Chưa có kỹ năng sử dụng TBDH.
4/ Chưa có sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh.
5/ Không có thời gian chuẩn bị.
6/ Chưa có sự quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ từ phía nhà trường.
7/ Chưa thay đổi được phương pháp dạy học truyền thống.
8/ Ý kiến khác: ..............................................................................................................
Câu 18: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về tần suất sử dụng TBDH tại đơn vị:
1. Không sử dụng 2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên
Câu 19: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng TBDH tại đơn vị:
1. Yếu 2. Trung bình
3. Khá 4. Tốt
Câu 20: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về công tác QL sử dụng TBDH tại đơn
vị?
1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt
Câu 21: Theo Thầy/Cô, để QL tốt việc sử dụng TBDH thì người QL cần có
những yếu tố nào?
1. Có trách nhiệm, tâm huyết với công việc.
2. Có tầm nhìn, sáng tạo, linh hoạt xử lý có hiệu quả các tình huống trong
công việc.
3. Nắm rõ tình hình TBDH tại đơn vị và năng lực đội ngũ GV.
4. Có chuyên môn và kỹ năng sử dụng TBDH
5. Thực hiện tốt các chức năng QL: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
việc sử dụng TBDH.
6. Biết khuyến khích, hỗ trợ GV sử dụng TBDH.
7. Ý kiến khác: .......................................................................................................
Câu 22: Xin Thầy/Cô cho biết đánh giá về kết quả thực hiện công tác QL sử
dụng TBDH tại đơn vị qua những vấn đề cụ thể sau đây: (thầy/cô vui lòng đánh
dấu “X” vào ô trống)
Chú thích:
1: Yếu 2: Trung bình 3: Khá 4: Tốt
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
Lập kế hoạch QL sử dụng TBDH
Rà soát tình hình hiện tại của đơn vị làm cơ sở cho việc
lập kế hoạch
Mục đích, mục tiêu kế hoạch rõ ràng, có tính khả thi.
Qui định thời gian, xác định nguồn lực cụ thể cho từng
hoạt động.
Lập kế hoạch thường xuyên, cụ thể, phù hợp với thực
trạng.
Tổ chức quản lý - sử dụng TBDH
Phân công rõ ràng quyền và nhiệm vụ cho từng cá nhân,
bộ phận phụ trách công việc.
Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn người phụ trách TBDH.
Triển khai kế hoạch đến tập thể giáo viên
Chỉ đạo quản lý – sử dụng TBDH
Hỗ trợ, giúp đỡ nhanh chống, kịp thời khi giáo viên gặp
khó khăn trong quá trình sử dụng TBDH.
Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo
viên sử dụng TBDH.
Phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc.
Xây dựng các hướng dẫn, qui định sử dụng TBDH và
thông báo những văn bản này đến giáo viên hoặc tổ bộ
môn.
Kiểm tra việc quản lý - sử dụng TBDH
Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hợp lý.
Kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ việc sử dụng TBDH.
Kiểm tra cụ thể, chi tiết đảm bảo tính khách quan.
Kiểm tra sổ mượn - trả TBDH, giáo án.
Kiểm tra thông qua dự giờ
Tổng kết, đánh giá
Hỗ trợ giáo viên, viên chức QL TBDH khắc phục hạn chế
trong công tác.
Câu 23: Mong Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về một số biện pháp cải thiện
hoạt động sử dụng TBDH tại đơn vị: (Ví dụ: Lập kế hoạch sử dụng thường xuyên, cụ
thể; Tăng cường kiểm tra, đánh giá,)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
HẾT
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
(Dành cho học sinh)
Nhằm giúp hoạt động giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao hơn, mong bạn vui lòng
cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây.
Những ý kiến đóng góp của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho đề tài nghiên cứu
khoa học của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp quí báu của bạn!
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Trường: .............................................................................................................................
Lớp : .................................................................................................................................
PHẦN CÂU HỎI
Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống hoặc
điền câu trả lời vào khoảng trống cho những câu hỏi sau đây:
Chú thích:
Thiết bị dạy học bao gồm: tranh, ảnh, mẫu vật, thiết bị nghe nhìn, thực hành, thí
nghiệm,
Câu 1: Theo bạn, việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học và học
là:
1. Không cần thiết 2. Bình thường
3. Cần thiết 4. Rất cần thiết
Câu 2: Thiết bị dạy học được giáo viên sử dụng với tần suất như thế nào?
1. Không sử dụng 2. Hiếm khi sử dụng
3. Thỉnh thoảng. 4. Thường xuyên
Câu 3: Bạn nhận xét như thế nào về tiết học có sử dụng thiết bị dạy học?
1. Không chú ý 2. Bình thường
3. Hấp dẫn 4. Rất hấp dẫn
Câu 4: Thái độ của lớp đối với các tiết học có sử dụng TBDH/tiết thực hành,
thí nghiệm như thế nào?
1. Không thích 2. Bình thường
3. Thích 4. Rất thích
Câu 5: Trong các tiết học, việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên như thế
nào?
1. Chưa có sự chuẩn bị, nhàm chán
2. Chưa có sự chuẩn bị, chưa hấp dẫn
3. Có sự chuẩn bị, hấp dẫn
4. Có sự chuẩn bị chu đáo, rất hấp dẫn
Câu 6: Theo bạn, yếu tố nào giúp tiết học trở nên hấp dẫn, dễ tiếp thu? (có thể
chọn nhiều đáp án)
1. Nội dung bài học hay
2. Giáo viên sử dụng các thiết bị minh họa cho nội dung bài học, thực hành,
thí nghiệm.
3. Tổ chức hoạt động thi đua, thảo luận nhóm.
4. Giáo viên giảng hay, cung cấp nhiều kiến thức.
Câu 7: Theo bạn, việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học có tác dụng
như thế nào đối với hoạt động học tập của bản thân? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Giúp hiểu bài, nắm vững kiến thức.
2. Tạo hứng thú đối với tiết học, môn học.
3. Rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành, thí nghiệm.
4. Giúp chú ý, tập trung hơn vào bài học, hiểu bài ngay tại lớp.
5. Ý kiến khác: .......................................................................................................
Câu 8: Những môn học nào mà bạn đã học thường có sử dụng thiết bị dạy học?
1. Toán 6. Địa lý 11. Mỹ thuật
2. Vật lý 7. Ngữ văn 12. Âm nhạc
3. Hóa học 8. Anh văn 13. Thể dục
4. Sinh học 9. Công nghệ
5. Lịch sử 10. GDCD
Câu 9: Thầy/Cô thường sử dụng TBDH cho những tiết dạy nào? (có thể chọn
nhiều đáp án)
1. Chuyên đề, thao giảng
2. Dự giờ
3. Tiết thực hành, thí ngiệm
4. Tiết dạy bình thường
Câu 10: Thầy/Cô thường sử dụng thiết bị dạy học để: (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Giảng bài mới, minh họa nội dung bài học.
2. Luyện tập, củng cố nội dung bài học.
3. Hướng dẫn thực hành, thí nghiệm.
4. Kiểm tra bài cũ.
5. Ý kiến khác: .......................................................................................................
Câu 11: Bạn có những mong muốn gì trong việc sử dụng thiết bị dạy học? (có
thể chọn nhiều đáp án)
1. Có thêm nhiều môn học/ tiết học được sử dụng thiết bị để minh họa cho
nội dung bài học.
2. Bổ sung thêm nhiều thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ cho học tập.
3. Các thiết bị dạy học được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, dễ tìm kiếm.
HẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_quan_ly_su_dung_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_trung_hoc_co_so_huyen_cu_chi_thanh_pho_ho_c.pdf