Khóa luận Thực trạng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng của các hộ sản xuất tại xã Thủy Tân – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đối với các tổ chức tín dụng, cần cố gắng hạ lãi suất tới mức thấp nhất có thể để người dân có đủ khả năng vay vốn. - Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn xã. - Phát huy tính tích cực của các Hội, Đoàn thể hoạt động xã hội, phải làm cho họ trở thành cầu nối trực tiếp thiết thực, gần gũi, để các tổ chức tín dụng tiếp cận gần với các đối tượng vay vốn, từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trên địa bàn xã. - Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ tín dụng để hoạt động cho vay có hiệu quả hơn và tăng cường các tài liệu tín dụng đến tay các hộ dân. - Cần đảm bảo vốn vay sẽ được giải ngân đúng đối tượng, đúng mục đích. Tránh lãng phí nguồn vốn cho những chương trình, dự án phát triển kinh tế không khả thi. 2.3. Đối với người dân - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cần chủ động, tích cực tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. - Cần sử dụng vốn đúng mục đích, vay vốn vừa đủ, không nên lập các thủ tục giả. Đồng thời phải thanh toán vốn đúng hạn để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng quay nhanh đồng vốn để có thể cho vay vốn lần sau.Trong trường hợp không hoàn trả được nợ đúng hạn, các hộ cần phải gia hạn hoặc phối hợp với cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý.

pdf108 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng của các hộ sản xuất tại xã Thủy Tân – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vào rất triển vọng nên các hộ sản xuất đã tập trung vốn đầu tư cho hoạt động chăn nuôi khá lớn. Lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ là lĩnh vực muốn hoạt động được phải cần chi phí vốn đầu tư ban đầu lớn nên vốn sử dụng vào mục đích này chiếm tỷ lệ cao. Ngành nghề, dịch vụ ở đây chủ yếu là nghề mộc, nghề thợ nề, kinh doanh, buôn bán, cho thuê xeBình quân mỗi hộ vay vốn vào mục đích này là 5,29 trđ/hộ (chiếm 35,75%). Trong đó, cụ thể nhóm hộ giàu chiếm cao nhất với bình quân 7,72 trđ/hộ (chiếm 44,44%) và tiếp đến là hộ trung bình với bình quân 5,17 trđ/hộ (chiếm 34,42%). Còn hộ nghèo không sử dụng vào mục đích ngành nghề, dịch vụ vì họ đa số là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Như vậy, kết quả điều tra cho thấy sở dĩ có nhiều hộ sử dụng vốn sai mục đích là vì người dân ngoài nhu cầu vay vốn để phục vụ vào sản xuất kinh doanh họ còn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt của gia đình họ như: xây nhà, mua phương tiện, cho con ăn học, tiêu tết, cưới xin, ma chay, trả nợDo đó, khi nhận được số tiền vay họ sẽ tính toán và chia ra thành nhiều mục đích cần sử dụng. Còn lại những hộ khá giàu và những hộ đã có cơ sở sản xuất ổn định thì đa phần họ sử dụng số tiền vay được để tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất mà không sử dụng vào tiêu dùng và sinh hoạt của gia đình vì cuộc sống của họ đã đủ ăn đủ tiêu. Đây là những hộ sử dụng đúng mục đích và hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, những hộ nghèo khi cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc thì điều trước tiên khi vốn vào tay họ là họ sử dụng ngay vào nhwngc nhu cầu thiết yếu này. Khi đã đảm bảo được nhu cầu thì phần vốn còn lại sẽ được sử dụng vào đầu tư sản xuất, song số tiền này thường là rất ít. Do đó, kết quả Đại ọc Kin h tế Hu ế - 78 - mang lại cuối cùng là sản xuất không có hiệu quả, kéo theo việc là không trả được lãi và nợ gốc cho các TCTD. Như vậy những quy định ngặt nghèo về mục đích sử dụng vốn vay xem chừng có tính phân biệt đối xử với người nghèo và càng khiến họ khó thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói. 3.8. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Hoạt động của tín dụng đến các hộ sản xuất đã góp phần thỏa mãn nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất, khắc phục được những tồn tại, giúp hộ sản xuất yên tâm hơn trong việc sử dụng vốn. Từ hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đã góp phần tạo thêm thu nhập, tăng khối lượng sản phẩm, cải thiện đời sống cho hộ. Từ chỗ người dân chỉ quen với đồng ruộng một nắng hai sương, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hay tiêu thụ với giá rẻ nay hộ sản xuất đã biết lựa chọn những cây giống, con giống, mở rộng ngành nghề phù hợp với cơ chế thị trường đem lại hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ ý nghĩa đó, để thấy được việc sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất đạt kết quả và hiệu quả như thế nào, ta tiến hành nghiên cứu bảng 18 Bảng 18: Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Nghèo Trung bình Khá giàu BQC 1. Trồng trọt GO Trđ/hộ 7,58 14,25 12,83 12,91 IC Trđ/hộ 3,26 6,68 5,49 5,85 VA Trđ/hộ 4,32 7,57 7,34 7,06 GO/IC Lần 2,33 2,13 2,34 2,22 VA/IC Lần 1,33 1,13 1,34 1,22 2. Chăn nuôi GO Trđ/hộ 5,23 6,54 9,64 7,35 IC Trđ/hộ 3,15 2,62 4,49 3,28 VA Trđ/hộ 2,08 3,92 5,15 4,06 GO/IC Lần 1,66 2,50 2,15 2,27 Đại học Kin h tế Hu ế - 79 - VA/IC Lần 0,66 1,50 1,15 1,27 3. DV – ngành nghề GO Trđ/hộ - 6,63 15,89 8,68 IC Trđ/hộ - 2,85 6,52 3,63 VA Trđ/hộ - 3,78 9,37 5,05 GO/IC Lần - 2,33 2,44 2,05 VA/IC Lần - 1,33 1,44 1,18 4. Hoạt động khác GO Trđ/hộ 1,52 2,78 2,12 2,40 IC Trđ/hộ - - - - VA Trđ/hộ 1,52 2,78 2,12 2,40 GO/IC Lần - - - - VA/IC Lần - - - - 5. Tổng VA Trđ/hộ 7,92 18,05 23,98 18,57 Trồng trọt Trđ/hộ 4,32 7,57 7,34 7,06 Chăn nuôi Trđ/hộ 2,08 3,92 5,15 4,06 DV – ngành nghề Trđ/hộ - 3,78 9,37 5,05 Hoạt động khác Trđ/hộ 1,52 2,78 2,12 2,40 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Qua bảng 18 ta thấy tình hình sản xuất của các hộ đều đạt kết quả cao trên tất cả các lĩnh vực. Trong ngành trồng trọt với cây trồng chính là cây lúa với hai vụ một năm và cây màu chính là cây ngô, sắn và khoai lang. Đây là những cây trồng có giá trị kinh tế cao nên đa số các hộ làm nông nghiệp ở xã đều có những loại cây trồng này trong hoạt động sản xuất của họ. Trước đây khi chi phí đầu vào của các loại phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, TLSXcòn thấp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ làm nông nghiệp chiếm lợi nhuân cao hơn nhiều. Song hiện nay với chi phí đầu vào cao để có thể thu được lợi nhuận cao thì các hộ phải tận dụng hết công lao động gia đình để giảm chi phí đầu tư và nâng cao lợi nhuận. Như vậy, đa phần các hộ nông nghiệp đều thực hiện theo phương châm “Lấy công làm lãi” Đại ọc Kin h tế Hu ế - 80 - đồng thời các hộ đã biết tận dụng được nhiều thức ăn từ trồng trọt vào chăn nuôi và tận dụng phân bón từ chăn nuôi vào trồng trọt để giảm thiểu chi phí trung gian. Cụ thể ta thấy GO trong lĩnh vực trồng trọt bình quân 12,91 trđ/hộ. Trong đó, GO của nhóm hộ trung bình là cao nhất bình quân 14,25 trđ/hộ, tiếp đến là GO của nhóm hộ giàu bình quân 12,83 trđ/hộ và cuối cùng là GO của nhóm hộ nghèo bình quân 7,58 trđ/hộ. Với quy mô lớn nên GO của nhóm hộ trung bình thu về lớn đồng thời kéo theo IC của nhóm hộ này bỏ ra cũng lớn nhất và cuối cùng nhóm hộ này là nhóm thu được VA lớn nhất với bình quân 7,57 trđ/hộ. Lĩnh vực hoạt động mang lại hiệu quả cao thứ hai là lĩnh vực DV – ngành nghề với bình quân 8,68 trđ/hộ. Trước đây lĩnh vực này chưa được chú trọng đầu tư nhưng trong mấy năm trở lại đây các hộ sản xuất nhận thấy hoạt động trong lĩnh vực này thu lại lợi nhuận cao mặc dù cần phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng sau khi ổn định kinh doanh thì chi phí bỏ ra không nhiều nên nhiều hộ sản xuất đã bắt đầu chú trọng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này. DV – ngành nghề ở đây họ đầu tư chủ yếu vào buôn bán hàng tạp hóa, hàng điện tử, vật tư nông nghiệp, kinh doanh xe cộ, dịch vụ vận chuyển, các xưởng mộc quy mô nhỏ,Cụ thể, GO của nhóm hộ giàu là cao nhất bình quân 15,89 trđ/hộ, tiếp đến là hộ trung bình bình quân 6,63 trđ/hộ còn nhóm hộ nghèo không hoạt động trong lĩnh vực này vì cần phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn nên các hộ nghèo hầu như không có khả năng đầu tư vào lĩnh vực này. Chăn nuôi là hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả thứ ba. Chăn nuôi ở đây chủ yếu là nuôi lợn nái, lợn thịt và trâu bò cày kéo, sinh sản. Còn gia cầm chủ yếu là nuôi gà và vịt với quy mô nhỏ, chỉ có vài hộ nuôi với quy mô lớn. NTTS thì chỉ có những hộ có ao hồ mới tiến hành nuôi cá nước ngọt như cá mè, cá trắm cỏCụ thể, GO của nhóm hộ giàu chiếm tỷ trọng cao nhất với bình quân 9,64 trđ/hộ, tiếp đến là nhóm hộ trung bình bình quân 6,54 trđ/hộ và cuối cùng là nhóm hộ nghèo bình quân 5,23 trđ/hộ. Thu nhập từ hoạt động khác là nguồn thu nhỏ nhất của các hộ vì đây là nguồn thu từ lương, làm nghề, công nhân thời vụ hay đi làm thuê ở các thành phố lớn gửi về Mà xã thủy Tân là xã thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp nên số lượng người làm cán bộ không nhiều, làm nghề thì mỗi tháng chỉ thu được rất ít chỉ đủ Đại học Kin h tế Hu ế - 81 - để chi tiêu, còn làm công nhân thì một tháng lương nếu cố gắng dành dụm mới được vài trăm nghìn gửi về cho cha mẹ ở nhà chi tiêu thêm, còn các hộ đi làm thuê thêm trong thời gian nhàn rỗi cũng thu được một khoản tiền nhỏ gộp vào thu nhập từ hoạt động khác. GO bình quân của mỗi hộ là 2,40 trđ/hộ. Trong đó, GO của hộ trung bình cao nhất bình quân 2,78 trđ/hộ, tiếp đến là hộ khá giàu bình quân 2,12 trđ/hộ và cuối cùng là hộ nghèo bình quân 1,52 trđ/hộ. Với GO tương đối cao mà IC bỏ ra không lớn nên VA của mỗi nhóm hộ đạt được đều đảm bảo thu nhập cho các hộ sản xuất giúp họ duy trì được hoạt động sản xuất hiện tại với khoản vốn tự có cộng với vốn vay được thì họ có tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Nhóm hộ khá giàu là nhóm có khả năng đầu tư vốn lớn vào các ngành sản xuất cho nên tổng VA của nhóm hộ này là cao nhất, bình quân 23,98 trđ/hộ. Tiếp đến là nhóm hộ trung bình họ cũng đầu tư vào nhiều hoạt động sản xuất nhưng quy mô đầu tư chưa lớn nên tổng VA của họ đạt được ở các ngành bình quân chỉ là 18,05 trđ/hộ. Song nhóm hộ này là nhóm hộ có nhiều tiềm năng chưa khai thác, họ cần có lượng vốn nhất định để đầu tư vào phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập. Đây là nhóm hộ đang chiếm ưu thế ở xã Thủy Tân về số hộ nên việc phát triển kinh tế của nhóm hộ này đồng nghĩa với việc phát triển được kinh tế của địa phương. Còn nhóm hộ nghèo là nhóm yếu thế nhất về số hộ, về TLSX, về vốn đầu tư, về kinh nghiệm sản xuất. Tất cả những yếu tố này họ đều thua kém những nhóm hộ khác vì vậy khả năng đầu tư vốn của họ vào các hoạt động sản xuất là thấp nhất trong ba nhóm hộ. Cụ thể, tổng VA bình quân 7,92 trđ/hộ. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rõ VA lớn nhất của hộ nghèo và hộ trung bình là về trồng trọt. Còn đối với hộ khá giàu thì VA lớn nhất của họ là về DV – ngành nghề. Đây là điều hiển nhiên vì các nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình đa số là hộ thuần nông chỉ có các hộ khá giàu mới ít hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà chú trọng phát triển bên lĩnh vực DV – ngành nghề. Như vậy, nhìn chung các nhóm hộ đã biết sử dụng đồng vốn vay hợp lý để tạo ra thu nhập. Mặc dù số vốn vay được sử dụng sai mục đích vay cũng khá lớn nhưng trước khi vay vốn đa phần các hộ đều đã vạch ra kế hoạch sử dụng vốn vay nên họ đã tính toàn kỹ lưỡng cần bao nhiêu vốn để phục vụ sản xuất vì vậy mà các hoạt động sản xuất vẫn đạt được hiệu quả cao và nâng cao thu nhập cho họ. Đại ọc Kin h tế Huế - 82 - Muốn biết được kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh có đạt được hiệu quả hay không tôi đi vào phân tích hiệu quả của việc sử dụng vốn vay vào các hoạt động sản xuất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay vào các hoạt động sản xuất của các hộ điều tra, tôi tiến hành phân tích chỉ tiêu GO/IC và VA/IC. Đầu tiên ta xét đến chỉ tiêu GO/IC. Qua điều tra cho thấy trong tất cả các hoạt động sản xuất thì chỉ tiêu hiệu quả GO/IC của ngành chăn nuôi là cao nhất. Cụ thể, bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,27 đồng giá trị đầu ra. Trong đó, đối với nhóm hộ khá giàu cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,15 đồng giá trị đầu ra, đối với nhóm hộ trung bình cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,50 đồng giá trị đầu ra và đối với nhóm hộ nghèo cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 1,66 đồng giá trị đầu ra. Như vậy ở chỉ tiêu hiệu quả này nhóm hộ trung bình đạt được là cao nhất. Chỉ tiêu hiệu quả cũng quan trọng không kém là chỉ tiêu VA/IC, tức là giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí trung gian. Nhìn vào bảng ta thấy hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả VA/IC cao nhất cũng là hoạt động chăn nuôi, bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,25 đồng giá trị gia tăng. Trong đó, đối với nhóm hộ khá giàu cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 1,50 đồng giá trị gia tăng, đối với nhóm hộ trung bình cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,50 đồng giá trị gia tăng và đối với nhóm hộ nghèo cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 1,66 đồng giá trị gia tăng. Như vậy ở chỉ tiêu hiệu quả này nhóm hộ trung bình đạt được cũng là cao nhất. Đây là nhóm hộ chiếm ưu thế ở xã nên với quy mô sản xuất tương đối nhóm hộ này đã biết sử dụng vốn vay hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất trong ba nhóm hộ. Nói tóm lại, với những đồng vốn tự có và vốn vay được từ các tổ chức TDNT đã giúp cho các hộ hoạt động sản xuất đạt kết quả và hiệu quả cao mang lại thu nhập ổn định cho các nhóm hộ. Vì vậy, trong thời gian tới các tổ chức TDNT nên cố gắng cung cấp vốn đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ được tiếp cận và được vay vốn nhiều hơn giúp cho các hộ phát triển sản xuất đồng thời thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Đại học Kin h tế Hu ế - 83 - 3.9. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.9.1. Nhận xét về tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 3.9.1.1. Những kết quả đạt được Qua quá trình phân tích chung cho ta thấy: - Thị trường TDNT tại xã đã có một mạng lưới tổ chức rộng lớn nên tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ sản xuất, nguồn vốn khá mạnh và tập trung, sẵn sang cung ứng vốn tín dụng cho các hộ vay vốn sản xuất. - Đa số các hộ sản xuất đều có nhu cầu vay vốn lớn. - Nhờ nguồn vốn vay các hộ sản xuất đã làm tăng kết quả và hiệu quả sản xuất cả về mặt số lượng và chất lượng giúp các hộ sản xuất nâng cao thu nhập và tạo ra đời sống ổn định cho người dân. - Chất lượng dịch vụ và uy tín của các tổ chức TDNT từng bước được nâng lên rõ rệt. Cán bộ tín dụng thôn xã rất nhiệt tình và gần gũi với người dân nên tạo điều kiện thuân lợi trong việc phổ biển, tuyên truyền kiến thức về tín dụng cho các hộ sản xuất giúp họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn trên địa bàn. - Mục đích vay vốn của các nhóm hộ rất đa dạng nhưng phần lớn số vốn vay của họ được sử dụng vào các mục đích trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ vẫn chiếm ưu thế.Vì đây là những ngành chính của xã là những ngành mang lại thu nhập ổn định hàng năm cho họ. - Vốn vay từ các TCTD chính thức đã giúp các hộ sản xuất giải quyết được vấn đề thiếu vốn trong sản xuất và các mục đích cần thiết khác. - Vốn vay được từ các TCTD phi chính thức đã phần nào giải quyết được khó khăn cho các hộ sản xuất trong hoàn cảnh cần vốn gấp vào những việc cần thiết và quan trọng mà không thể vay từ các tổ chức tín dụng chính thức được. Vì muốn vay vốn ở những tổ chức tín dụng chính thức thì cần phải có một khoảng thời gian mới nhận được vốn chứ không phải muốn vay là có ngay được. 3.9.1.2. Những mặt hạn chế - Tuy có mạng lưới tổ chức rộng lớn nhưng các TCTD ở nông thôn vẫn có những quy định vay vốn khắt khe không thể đáp ứng được nhu cầu vay của các hộ sản Đại học Kin h tế Hu ế - 84 - xuất. Như vay ở NHCSXH và các hội thì không thể vay quá 20 trđ nên khi cần vốn lớn bắt buộc các hộ phải tìm đến những nguồn vay khác với lãi suất cao hơn nhu vay ở tư nhân và vay ở NHNo&PTNT. Mà muốn vay ở NHNo&PTNT thì cần phải có tài sản thế chấp nên nếu không có tài sản thế chấp thì các hộ chỉ còn biết tìm đến vay tư nhân với lãi suất rất cao. - Đối tượng vay của NHCSXH va các hội rất hạn hẹp, - Tất cả các TCTDNT đều cho vay vời thời hạn là ngắn hạn và trung hạn chứ không có cho vay dài hạn. - Mặc dù các hộ có nhu cầu vay vốn lớn nhưng mức cho vay chủ yếu của các TCTDNT chỉ là dưới 10 trđ. - Trong ba nhóm hộ, nhóm hộ nghèo là nhóm chịu nhiều thiệt thòi nhất. Nhóm hộ này là nhóm hộ có khả năng tiếp cận đến các TCTDNT là thấp nhất, đa số các hộ trong nhóm hộ nghèo chỉ được tiếp cận với lượng vốn ưu đãi nhỏ. Nguyên nhân một phần là do trình độ văn hóa của nhóm hộ này thấp. - Vốn vay được sử dụng sai mục đích chiếm tỷ trọng cao vì vậy vốn vay vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó trong hoạt động sản xuất. - Các hộ muốn vay vốn nhiều để mở rộng đầu tư sản xuất với quy mô lớn nhưng lại không được cho vay vì các kế hoạch này chỉ phát huy hiệu quả trong tương lai mà cán bộ tín dụng lại không thể dự đoán được hiệu quả món vay mang lại nên không thể bất chấp rủi ro xảy ra với vốn của họ là các hộ vay vốn không thu được lợi nhuận thì không trả được nợ nên các TCTD sẽ không mạo hiểm cho vay. - Các ngành sản xuất chính của hộ đạt kết quả cao, tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất lớn nên các hộ cần có sự đầu tư hợp lý đúng mức để mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.9.2. Giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho các hộ sản xuất 3.9.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương - Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay trên địa bàn. - Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đồng bộ theo hướng minh bạch, rõ ràng, tác động thuận chiều với các chủ trương chính sách trong vấn đề tăng cường đầu tư vốn cho khu vực NN-NT. Đại học Kin h tế Hu ế - 85 - - Tạo ra sân chơi bình đẳng cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia cung cầu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên,.. - Phát huy cao độ quyền tự chủ kinh doanh của các TCTDNT. - Chính quyền địa phương giúp đỡ nông hộ trong việc xác nhận hồ sơ và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất giúp nông hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cải thiện đời sống của nông hộ cũng như phát triển kinh tế địa phương. - Cần quan tâm hỗ trợ cho những hộ già cả neo đơn, bệnh tật đây là những hộ không thể vay vốn để sản xuất, vì vậy chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi đối với những trường hợp này. 3.9.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn - Các TCTDNT ở xã nên mở rộng thêm thời hạn cho vay, tức là nên cho vay dài hạn nữa vì hiện nay các TCTDNT mới cho vay ngắn hạn và trung hạn. - Đối với NHCSXH và các hội thì nên mở rộng thêm đối tượng được vay vốn ở các tổ chức này. - Tăng nguồn vốn cho vay ngắn hạn và trung hạn để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất, quay vong vốn và đảm bảo trả nợ đúng hạn. - Các TCTDNT phải tăng cường khai thác và huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để tăng cường vốn của tổ chức thành lượng vốn lớn và tập trung để đáp ứng nhu cầu vay của các hộ nông dân. - Tăng cường nguồn thông tin về các chương trình tín dụng đến với các hộ nông dân. Thiếu thông tin về tín dụng đã hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các nông hộ. Đi đôi với việc mở rộng các chương trình, phạm vi, đối tượng cho vay, các tổ chức tín dụng cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến về các chương trình tín dụng này. Có thể thông qua chính quyền địa phương, qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh Hoặc cũng có thể thông qua hệ thống loa phát thanh của xã, thông qua các tờ rơi - Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các TCTDNT. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động đòi hỏi các TCTD phải đổi mới hoạt động tín dụng đồng bộ từ việc hợp lý hóa quá trình vay, thủ tục huy động và cho vay, Đại học Kin h tế Hu ế - 86 - đa dạng hóa phương thức huy động vốn, phương thức cho vay, tuyển chọn cán bộ tín dụng có đủ năng lực phẩm chất để làm việc đạt hiệu quả cao trong các TCTD. - Mở rộng mục đích vay vốn tới các hộ sản xuất để tránh tình trạng các hộ sử dụng sai mục đích vay vốn nhiều. Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành mở rộng hơn nữa mục đích cho vay, đặc biệt chú trọng hỗ trợ, ưu tiên các khoản vay phục vụ phát triển ngành nghề, kinh doanh - dịch vụ nông nghiệp. - Tăng nguồn vốn vay cho các hộ để họ có lượng vốn đủ lớn đầu tư vào sản xuất, hạn chế cho vay nhỏ lẻ làm phân tán vốn vay và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Cần mở rộng mạng lưới tại các địa bàn để tăng cường tiếp cận hộ nông dân, cần mở rộng mô hình TDNT lưu động giúp người dân gửi tiền, vay vốn, trả nợ được thuận lợi hơn. - Để làm tăng khả năng tiếp cận các TCTD cho các đối tượng vay vốn thì NH nên đưa cán bộ TD về tận thôn xóm, như vậy sẽ rút ngắn được khoảng cách về thời gian và không gian trong việc thực hiện các thủ tục giao dịch vốn. - Khuyến khích và phát huy hơn nữa phương thức cho vay thông qua các hội để tạo lập được thị trường vốn đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người dân, giúp người dân không phải đi lại nhiều mà lại thuận lợi hơn trong việc vay vốn. 3.9.2.3. Đối với các hộ vay vốn - Nâng cao năng lực sản xuất của các hộ sản xuất để họ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, tăng năng lực hoạch toán sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ sản xuất và sự hiểu biết của họ về các TCTD để họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng hơn. - Sự hạn chế về trình độ, hạn chế trong hiểu biết về thị trường tín dụng đã làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của các hộ sản xuất cho nên chính bản thân các hộ mà cụ thể là từng thành viên trong hộ phải chủ động tiếp cận, tìm hiểu về các chương trình tín dụng. Từ đó lựa chọn những chương trình phù hợp với mình, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ. - Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cũng như nâng cao trình độ học vấn của nông hộ vì sự thiếu hụt về hiểu biết và tâm lý mắc nợ ngân hàng mà một số hộ Đại học Kin h tế Hu ế - 87 - không dám tiếp cận tín dụng chính thức để nâng cao khả năng sản xuất của mình. Thêm vào đó thì hiểu biết thủ tục vay vốn ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng này. - Các hộ nên chủ động tham gia vào các tổ vay vốn và tiết kiệm, các hội, các tổ chức xã hội, đoàn thể trên địa bàn nhằm tăng mối liên kết với cộng đồng. Đồng thời cũng tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các nông hộ. - Các hộ cần có tinh thần tương thân, hỗ trợ, gắn kết với nhau thông qua các tổ chức xã hội để nắm bắt thông tin cũng như dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức. 3.9.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay 3.9.3.1. Về phía chính quyền địa phương - Trước tiên, chính quyền cần có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ làm ăn, sản xuất có hiệu quả. Chỉ đạo các ban ngành, các cơ quan chyên trách phát huy vai trò, phối hợp với nhau để phục vụ tôt nhất người dân sản xuất kinh doanh. - Vì Thủy Tân là xã thuộc vùng sâu trũng của Thị xã Hương Thủy nên vào mùa mưa bão dễ xảy ra tình trạng lũ lụt, ngập úng. Vì vậy cần phải tăng cường chỉ đạo xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi thì sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của điều kiện tự nhiên và nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào sản xuất. - Giảm bớt những khoản đầu tư không cần thiết và dàn trải để tập trung đầu tư vào việc phát triển kinh tế của hộ giúp họ giảm bớt gánh nặng và tạo điều kiện cho họ sản xuất có lãi. - Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những giống cây, giống con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương vào sản xuất, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Mở rộng và phát triển các ngành nghề thủ công, ngành nghề phụ, đây chính là điều kiện cho việc sử dụng vốn có hiệu quả của các nông hộ. - Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất của các nông hộ giúp họ mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình và làm giàu cho xã hội. Bằng các biện Đại ọc Kin h tế Hu ế - 88 - pháp cụ thể như tổ chức các lớp tập huấn, tham quan mô hình sản xuất hiệu quả sẽ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của người dân, từ đó giúp họ áp dụng một cách tốt nhất các công nghệ sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các nông hộ. - Tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tiêu thụ hết số lượng nông sản hàng năm được sản xuất ra. Đồng thời giúp nông dân ổn định giá nông sản. - Tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường và kịp thời có những định hướng, chiến lược đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương. Khuyến khích và ưu tiên những hộ gia đình có điều kiện mạnh dạn phát triển sản xuất quy mô lớn. Hỗ trợ những gia đình khó khăn làm ăn vượt khó. - Cần thực hiện tổ chức quản lý kinh tế hộ, nhằm hướng dẫn, chỉ đạo người dân trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo điều kiện tốt cho kinh tế hộ phát triển tự chủ, bình đẳng; hướng dẫn, khuyến khích kinh tế hộ mở rộng đa dạng hoá hình thức hợp tác quan hệ với các thành phần kinh tế khác và giữa các hộ với nhau để giải quyết các công việc kinh doanh mà từng hộ riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả, mở rộng quy mô hộ, củng cố và phát triển các trang trại gia đình, các hợp tác dịch vụ, khuyến khích nông dân hình thành các hiệp hội theo nghề, theo các loại sản phẩm.... giúp đỡ, tạo ra hành lang và môi trường đầu tư kinh tế thuận lợi để người nông dân cũng như các thành phần phi nông nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, nông thôn. - Cần thực hiện tốt luật đất đai, khẩn trương thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo luật định, đặc biệt là hoàn thành việc quy hoạch dồn điền, đổi thửa để thuận tiện trong việc sản xuất thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi cũng như thuận tiện trong vấn đề vay vốn của bà con. - Cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp của huyện, xã. Tiếp tục quy hoạch và cải cách đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; đội ngũ này phải đảm bảo cân đối về con người, cân đối về loại hình: Kinh tế, Kỹ thuật, Sinh học.., cân đối về tri thức trong từng con người giữa kinh tế và kỹ thuật. Đại học K n h tế Huế - 89 - 3.9.3.2. Về phía các tổ chức tín dụng - Đi đôi với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất vay vốn, cần phải có các chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các nông hộ quản lý, sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. - Hiện nay trên địa bàn xã có nhiều TCTD khác nhau nên cần xem xét cẩn thận tránh tình trạng có hộ được vay nhiều nguồn, có hộ lại không được vay nguồn nào, hộ vay quá nhiều hay hộ vay quá ít gây dư luận không tốt trong dân cư. Việc cho vay thông qua các Hội đã phát huy hiệu quả tốt, cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ về tín dụng, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công tác xã hội, am hiểu về kiến thức sản xuất nông nghiệp, sâu xát với hộ vay để làm tốt hơn nữa công tác đưa vốn về cho các hộ tiến hành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồn vốn vay của người dân từ ban đầu. - Các TCTDNT cần có kế hoạch giải ngân vốn kịp thời, tránh rườm rà trong thủ tục để các nông hộ có nguồn vốn phục vụ vào đầu tư sản xuất kinh doanh.. - Trước khi tiến hành cho vay, cán bộ tín dụng của các tổ chức cần phải thẩm định một cách kỹ lưỡng về các dự án xin vay, khả năng về vốn tự có, tính hiệu quả của dự án xin vay Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của các tổ chức tín dụng, tránh lãng phí nguồn vốn, tập trung được nguồn vốn để cho vay với các dự án có hiệu quả cao. - Các TCTDNT cần phải kiểm tra tình hình sử dụng vốn của hộ để tư vấn cho họ làm sao để sử dụng vốn có hiệu quả để hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng vốn vay sai mục đích. - Cần linh hoạt trong cơ chế về lãi suất và mức cho vay. Cần có các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho các nông hộ khi thiên tai, dịch bệnh Đồng thời sẵn sàng tăng lượng vốn cho vay đối với các dự án có tính khả thi và hoạt động có hiệu quả. - Cần căn cứ vào quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp trên từng địa bàn để xây dựng dự án đầu tư vốn vào từng đối tượng vay, phù hợp với quy hoạch của địa bàn. - Cần nghiên cứu phát triển dịch vụ sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của các tổ chức TDNT, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và tăng nguồn thu từ dịch vụ cho các TCTDNT. Nghiên cứu giảm bớt lãi suất cho Đại học Kin h tế Hu ế - 90 - nông dân vay vốn nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho họ, đồng thời mới có điều kiện khuyến khích và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. - Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các nhu cầu về vốn. - Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn. Cần tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận tiện, để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Hiện nay chi nhánh chỉ áp dụng cho vay từng lần đến các hộ sản xuất do đó nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng kịp thời cho nên trong thời gian tới ngân hàng cần áp dụng thêm các phương thức cho vay khác để tạo thuận tiện cho người vay như cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những hộ có nhu cầu vốn thường xuyên; cho vay theo dự án quy hoạch phát triển của vùng, tiểu vùng và ngành cho vay; cho vay lưu vụ; cho vay “tay ba” giữa nhà cung cấp, tiêu thụ, ngân hàng và hộ sản xuất,... - Cần duy trì mối quan hệ lâu dài với hộ vay vốn và các tổ/nhóm vay vốn nhằm hỗ trợ trên các mặt để đôi bên cùng có lợi, qua đó cũng phản ánh nhu cầu nguyện vọng của các hộ sản xuất đối với các TCTDNT và ngược lại. Đồng thời giảm được chi phí trong quá trình cho vay và quản lý món vay. Và từ đó nhằm nâng cao được hiệu quả vay và sử dụng vốn vay, hạn chế được rủi ro tín dụng cho các TCTDNT. 3.9.3.3. Về phía hộ vay vốn - Trước khi vay vốn các hộ phải vạch ra trước kế hoạch sử dụng vốn vay để làm sao sử dụng vốn vay có hiệu quả tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích vay. - Khi vay được vốn rồi cần sử dụng vốn đũng mục đích, phải tiến hành dự án sản xuất ngay. Vì vốn vay là vốn phải chịu lãi nếu chậm trễ có thể nguồn vốn sẽ bị phân tán, sử dụng cho các mục đích khác làm vốn vay bị tổn thất và không đảm bảo được khả năng thanh toán. Đặc biệt việc đầu tư vốn cần có trọng điểm, tránh phân tán nhỏ lẻ. - Hộ vay vốn cần nhìn nhận rõ những lợi thế và hạn chế của mình. Từ đó, lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp nhằm hạn chế nhược điểm và tận dụng phát huy được những lợi thế có được vào sản xuất kinh doanh. Đại học Kin h tế Hu ế - 91 - - Các hộ sản xuất phải luôn quan tâm theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường, nhận ra được thị trường đang và sẽ có nhu cầu về sản phẩm gì để từ đó lên kế hoạc cụ thể, định vị cây, con cần sản xuất với quy mô lớn hay nhỏ, xác định năng lực sản xuất tự có của mình rồi định ra số tiền cần vay để thực hiện sản xuất. - Phải biết tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng vốn. Nên tìm hiểu để biết được hiện nay đầu tư vào lĩnh vực nào là hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận cao. Điều này sẽ đảm bảo khả năng thanh toán nợ của hộ. - Mỗi người dân cần phải chủ động đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, lựa chọn các giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. - Các hộ sản xuất phải tích cực tham gia đầy đủ các buổi tổ chức tập huấn ở địa phương nhằm nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất mới và các phương pháp làm ăn hay. - Trong quá trình tiến hành một chu kỳ sản xuất, các hộ sản xuất cần ghi chép cụ thể các khoản thu chi để xác định lãi lỗ và có kế hoạch trả nợ vay đúng hạn, đồng thời rút kinh nghiệm cho các kỳ sản xuất tiếp theo. - Các hộ nghèo cần mạnh dạn vay vốn, khắc phục tâm lý không trả được nợ khi đi vay vốn. Các hộ nên vay với số lượng vốn phù hợp với điều kiện và khả năng hoàn trả của mình, trước hết sản xuất theo kiểu “Lấy ngắn nuôi dài”. - Các hộ vay vốn nên tham gia các tổ, nhóm vay vốn. Điều này sẽ tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên, cùng giúp nhau sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Góp phần vào việc phát triển kinh tế của hộ nói riêng và trên phạm vi toàn xã nói chung.Đại học Kin h tế Huế - 92 - PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất ở xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế tôi xin rút ra một số kết luận sau: - Hệ thống tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Thủy Tân đã phát triển tương đối mạnh với hai tổ chức tín dụng chủ yếu là NHNo&PTNT và NHCSXH là chủ lực. Bên cạnh đó, các nguồn tín dụng tư nhân, bà con, bạn bè cũng đang phổ biến rộng rãi giúp gắn chặt tình làng, nghĩa xóm. Các TCTDNT này đã cung cấp được một lượng vốn lớn cho các hộ trên địa bàn xã giúp họ giải quyết vấn đề quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động sản xuất là vốn. - Các tổ chức tín dụng đã đóng góp vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Nhiều hộ nghèo nhờ vay vốn sản xuất cùng với sự nỗ lực phấn đấu làm ăn của bản thân mà đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, khẳng định mình và phát triển đi lên, vốn tín dụng góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho hộ. - Việc cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng thông qua các Đoàn thể xã hội tại địa phương đã mang lại hiệu quả rất lớn. Thành viên của các tổ chức Đoàn thể đóng vai trò là cán bộ tín dụng thực sự gần gũi với người dân, được người dân tín nhiệm. - Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân địa phương là tương đối cao, hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã. - Nguồn vốn vay của các nguồn tín dụng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho địa phương cùng với hộ dân dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, từng bước nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp. - Doanh số cho vay của các TCTDNT đều tăng lên qua các năm chứng tỏ khả năng cung ứng vốn vay của các TCTD ngày càng cao. Điều này nói lên hoạt động của Đại học Kin h tế Hu ế - 93 - các TCTDNT trên địa bàn xã đã thành công trong việc huy động vốn và cho vay vốn tới các hộ sản xuất. - Các nhóm hộ nghèo, trung bình và khá giàu đều sản xuất có hiệu quả nhờ vay vốn tín dụng, tuy nhiên nhóm hộ trung bình và khá giàu sản xuất có hiệu quả hơn so với nhóm hộ nghèo. Bên cạnh những mặt đã đạt được thì tình hình tín dụng nông thôn trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: + Các nguồn tín dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của hộ về mức lãi suất, thời hạn vay, số tiền vay còn thấp so với nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân. + Các thông tin, tài liệu phát tay về các tổ chức, chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn đến tay người dân còn rất hạn chế. + Vốn sử dụng sai mục đích còn chiểm tỷ trọng cao vì nhu cầu cuộc sống ngày càng cao mà thu nhập của hộ lại không tăng nên họ đã ưu tiên sử dụng vốn vay để giải quyết những như cầu nảy sinh trong cuộc sống trước nhất. 2. KIẾN NGHỊ Để hoạt động của các tổ chức, chương trình tín dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và sử dụng vôn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống của bà con nông dân, trong phạm vi của đề tài, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với chính quyền địa phương - Cần có sự quan tâm của chính quyền xã, giúp người dân khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho các hoạt động nghành nghề, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp cận vốn có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã nhà. - Tổ chức các buổi tập huấn, quan tâm giúp đỡ các hộ nông dân sử dụng vốn sản xuất có hiệu quả. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để quy hoạch sản xuất tập trung những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù nợp với nhu cầu của thị trường, phá tình trạng độc canh cây lúa, đưa kinh tế địa phương phát triển. Đại học Kin h tế Huế - 94 - 2.2. Đối với các tổ chức tín dụng - Đối với các tổ chức tín dụng, cần cố gắng hạ lãi suất tới mức thấp nhất có thể để người dân có đủ khả năng vay vốn. - Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn xã. - Phát huy tính tích cực của các Hội, Đoàn thể hoạt động xã hội, phải làm cho họ trở thành cầu nối trực tiếp thiết thực, gần gũi, để các tổ chức tín dụng tiếp cận gần với các đối tượng vay vốn, từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trên địa bàn xã. - Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ tín dụng để hoạt động cho vay có hiệu quả hơn và tăng cường các tài liệu tín dụng đến tay các hộ dân. - Cần đảm bảo vốn vay sẽ được giải ngân đúng đối tượng, đúng mục đích. Tránh lãng phí nguồn vốn cho những chương trình, dự án phát triển kinh tế không khả thi. 2.3. Đối với người dân - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cần chủ động, tích cực tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. - Cần sử dụng vốn đúng mục đích, vay vốn vừa đủ, không nên lập các thủ tục giả. Đồng thời phải thanh toán vốn đúng hạn để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng quay nhanh đồng vốn để có thể cho vay vốn lần sau.Trong trường hợp không hoàn trả được nợ đúng hạn, các hộ cần phải gia hạn hoặc phối hợp với cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý. Tóm lại, để việc vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân đạt hiệu quả cao thì không chỉ xuất phát từ phía hộ nông dân mà đòi hỏi phải có sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng. Đây chính là tiền đề cho công cuộc phát triển kinh tế nông thôn hiện nay. Đại học Kin h tế Huế - 95 - TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, Uỷ Ban Nhân Dân Xã Thủy Tân. 2. Báo cáo tình hình biến động và sử dụng đất đai của xã, 2008 – 2010, Ủy Ban Nhân dân xã Thủy Tân 3. Giới thiệu về xã Thủy Tân, Ủy Ban Nhân Dân. 4. Khóa luận của những anh (chị) khóa trước. 5. Nguyễn Đăng Dờn, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội-2005. 6. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội-2006. 7. Một số thông tin trên Internet. 8. TS. Hoàng Văn Liêm, Giáo trình tài chính tiền tệ, 2008. 9. TS. Phùng Thị Hồng Hà, Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Trường Đại học kinh tế Huế. 10. TS. Hồ Diệu, Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, 2005. 11. Trần Nam Bình, Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Nguyễn Tiến Triển – Làm gì cho nông thôn Việt Nam – NXB TPHCM – 2003. 12. TS. Phùng Thị Hồng Hà – Giáo trình Tài chính vi mô, Đại học Huế. 13. Ths. Nguyễn Quang Phục – Nguyên lý phát triển nông thôn, Đại học Huế. Đại học Kin h tế Hu ế - 96 - PHỤ LỤC Đại học Kin h tế Hu ế - 97 - PHIẾU ĐIỀU TRA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT Người điều tra: Dương Thị Hà Nhi Sinh viên trường Đại học kinh tế Ngày điều tra/../2011. Mã số phiếu. Họ tên chủ hộ: ... Giới tính: Nam; Nữ. Tuổi: Trình độ học vấn: Mù chữTiểu học Trung học.( lớp mấy./12) Trình độ chuyên môn: Sơ cấp Trung cấpCao đẳng, Đại học Địa chỉ: Thôn ...................Phường Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế Nghề nghiệp chính:....................................................................... Phân loại hộ:  Nghèo  Trung Bình  Khá, Giàu 1.1. Tình hình nhân khẩu lao động: 1.1.1. Số nhân khẩu đang sống trong gia đình:......... 1.1.2. Số nam: .......... 1.1.3 Số lao động: ............. Trong đó: 1.2. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai của nông hộ (2010) Lao động Giới tính Năm sinh Trình độ (lớp) Nghề nghiệp Hiện ở nhà hay làm ăn xa LĐ 1 LĐ 2 LĐ 3 LĐ 4 LĐ 5 (ĐVT: m2) Đại học Kin h tế Hu ế - 98 - 1.3. Tư liệu sản xuất của hộ Loại ĐVT Số lượng GT mua (1.000đ) Tg sử dụng (tháng) GT hiện tại (1.000 đ) Ghi chú - Trâu bò cày kéo Con - Trâu bò sinh sản Con - Lợn nái sinh sản Con - Chuồng trại chăn nuôi M2 - Ao nuôi cá ha - Cày, bừa, máy cày Cái - Máy tuốt lúa Cái - Xe kéo Cái - Xe công nông Cái - Máy bơm nước Cái - Máy xay xát Cái - Bình phun thuốc Cái - Công cụ khác * Vườn cây ăn quả Ha * Quán bán hàng M2 Loại đất Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê, mướn Khác 1.2.1. Tổng DT đang sử dụng a. DT đất ở b. DT đất SX NN - Đất cây hàng năm - Đất cây lâu năm c. DT đất lâm nghiệp d. DT đất NTTS e. Đất khác Đại học Kin h tế Hu ế - 99 - - Loại khác 1.4. Gia đình Ông/Bà đang tiến hành các hoạt động sản xuất nào? Hoạt động Có Không - Lúa - Lợn - NTTS - Rau - Sắn - Vịt lộn - Buôn bán - Khá (cụ thể) II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA HỘ 2.1. Tình hình sản suất trồng trọt Loại cây trồng DT gieo trồng (sào) Năng suất (Tạ/sào) Giá bán (1000đ/kg) Tổng thu (1000đ) Tồng chi (1000đ) Ghi chú 2.1.1. Cây ngắn ngày Lúa Lạc Sắn Ngô Đậu/đỗ Rau các loại Khác..................... ............................. 2.1.2. Cây dài ngày Cam Chanh Khác..................... Đại học Kin h tế Hu ế - 100 - .............................. 2.2. Tình hình chăn nuôi và NTTS 2.2.1 Loại vật nuôi Số lượng (con) Số lượng bán (con) Giá bán (1000đ/kg) Tổng thu (1000đ) Tồng chi (1000đ) Ghi chú Lợn Gà Vịt Ngan/ngỗng Trâu Bò Khác.................... 2.2.2. Đối tượng nuôi Sản lượng (kg) Sản lượng bán (kg) Giá bán (1000đ/kg) Tổng thu (1000đ) Tồng chi (1000đ) Ghi chú Tôm Cua Cá các loại Khác.................... ............................. Đại học Kin h tế Hu ế - 101 - 2.3. Ngành nghề dịch vụ thương mại Loại hình Số người làm (người) Tháng làm việc (tháng) Số ngày làm trong một tháng (ngày) Thu nhập (đã trừ chi phí) (1000đ/ngày) Tổng thu cả năm (1000đ) 2.4. Thu khác Tiền lương ...................(1000đ); Trợ cấp, biếu tặng: .... (1000đ) Khác:................................................(1000đ). 2.5. Ông bà có thể cho biết hiện tại thu nhập từ nguồn nào là thu nhập chính của gia đình?  Trồng trọt  Chăn nuôi  Nuôi trồng TS  Ngành nghề TMDV  Lương, trợ cấp và biếu tặng  Khác (Ghi rõ):........................................................................... 2.6. Xin ông bà cho biết số tiền tiết kiệm được mỗi tháng Bây giờ là bao nhiêu? (1000đ) Trước đây là bao nhiêu?........................................................(1000đ) III. THÔNG TIN VỀ TÍN DỤNG 3.1. Tổng số vốn mà Ông bà cần trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình? .Triệu đồng; Vốn tự có:..triệu đồng 3.2. Ông bà có nhu cầu vay vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh không của mình không?  Có  Không Đại học Kin h tế Hu ế - 102 - Nếu không thì tại sao?................................................................................................ 3.3. Ông bà vay vốn từ những nguồn nào? 3.3.1. Nguồn chính thức Nguồn vay Lần vay Số tiền cần vay (1000đ) Số tiền được vay (1000đ) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/ tháng) Mục đích vay (*) Sử dụng món vay làm gì? Điều kiện vay (**) Số tiền đã trả (1000đ) Tại sao lại vay ở đây? (***) 1.NH NN & PTNT 1 2 3 2. NHCS 1 2 3 3. Ngân hàng TM khác 1 2 3 4. Quỹ TD xã Đại học Kin h tế Hu ế - 103 - 3.3.2. Nguồn vay bán chính thức Nguồn vay Lần vay Số tiền cần vay (1000đ) Số tiền được vay (1000đ) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Mục đích vay (*) Sử dụng món vay làm gì? Điều kiện vay (**) Số tiền đã trả (1000đ) Tại sao lại vay ở đây? (***) 1.Hợp tác xã NN 1 2 3 2. Hội nông dân 1 2 3 3 Hội phụ nữ 1 2 3 4. Hội cựu chiến binh 5. Tổ nhóm tiết kiệm 6. Khác (Ghi rõ) Đại học Kin h tế Hu ế - 104 - 3.3.3. Nguồn vay phi chính thức Nguồn vay Lần vay Số tiền cần vay (1000đ) Số tiền được vay (1000đ) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Mục đích vay (*) Sử dụng món vay làm gì? Điều kiện vay (**) Số tiền đã trả (1000đ) Tại sao lại vay ở đây? (***) 1.Họ hàng bạn bè 1 2 3 2.Người cho vay lấy lãi 1 2 3 3 Họ hụi 1 2 3 4. Khác (Ghi rõ) Ghi chú: (*) Mục đích vay: (1) Trồng cây ngắn ngày; (2) Trồng cây CN dài ngày; (3) Chăn nuôi đại gia súc; (4) Chăn nuôi khác; (5) Đầu tư buôn bán; (6) Mua tư liệu sản xuất, (7) Mua tư liệu sinh hoạt, (8) Trả nợ ; (9) Khác (ghi rõ).. (**) Điều kiện vay: (1) Có tài sản thế chấp; (2) Hộ nghèo; (3) Thành viên của hội (Hội phụ nữ, Hội nông dân); (4) Vay để trả món nợ vay trước; (5) Có kế hoạch SXKD; (6) Điều kiện khác (***) Tại sao lại vay ở đây? (1) Dễ đáp ứng điều kiện vay (2) Món vay phù hợp (3) Lãi suất thấp (4) Thời gian nhận vốn nhanh (5) Thời gian cho vay dài (6) Thủ tục nhanh gọn (7) Lý do khác (Ghi rõ)................................... 3.4. Ông bà được biết trên địa bàn toàn xã có các tổ chức tín dụng nào? Đại họ Kin h tế Hu ế - 105 - Tên tổ chức tín dụng Mức độ hiểu biết Biết rõ Biết Không biết Vì sao 3.5. Khi vay vốn thì ông bà gặp những khó khăn gì? (Xin Ông bà vui lòng chọn những khó khăn mà thực tế Ông bà gặp phải)  Thời hạn vay ngắn  Lãi suất cao  Khó đáp ứng điều kiện vay  Thủ tục phiền hà  Khó khăn khác (ghi rõ) .................................................................................................................................. .................................................................................................................... 3.6. Trước khi vay khi vay vốn Ông bà có lập kế hoạch sử dụng vốn không?  Có  Không 3.7. Ai là người quản lý (quyết định sử dụng) tiền vay trong gia đình?  Chồng  Vợ  Con cái  Khác (Ghi rõ) .................................................................................................................................. .. 3.8. Ông bà có cho các tổ chức hoặc cá nhân nào vay vốn không?  Có  Không Đại ọc Kin h tế Hu ế - 106 - Nếu CÓ, xin Ông bà cho biết thêm các thông tin sau: Đối tượng vay Số lượng (Tr.Đ) Lãi suất cho vay (%/tháng) 3.9. Ông bà có tham gia vào tổ chức tín dụng nào không?  Có  Không Nếu có, nêu tên các tổ chức tín dụng ông (bà) tham gia và vai trò của mình (tham gia với tư cách là thành viên hoặc nhân viên trong tổ chức tín dụng đó) Theo ông (bà) được biết thì các tổ chức tín dụng nhóm (hụi, phường), có phổ biếnkhông? Có  Không Ông (bà) có tham gia không?  Có  Không Nếu Có ông (bà) tham gia được bao lâu rồi? Mới tham gia  Từ 1 đến 2 năm  Trên 2 năm Mức đóng góp/người/hộ là bao nhiêu?................................... 3.10. Hiện tại số tiền mà gia đình ông bà còn nợ là bao nhiêu? .................... triệu đồng Trong đó: Nợ quá hạn .................................. triệu đồng Thời gian nợ quá hạntháng Lý do nợ quá hạn là gì? (Xin Ông bà vui lòng chọn những lý do theo thực tế của Ông bà)  Thời hạn trả nợ không đi liền với chu kỳ sản xuất  Hoạt động từ vay vốn không mang lại lợi nhuận  Sử dụng một phần vốn vay để sử dụng cho mục đích khác như tiêu dùng, đóng tiền học Đại học Kin h tế Hu ế - 107 -  Lý do khác (Ghi rõ) 3.11. Ông bà có nguyện vọng vay thêm vốn trong thời gian tới không?  Có  Không 3.12. Nếu CÓ, Ông bà vay nhằm mục đích gì? Mục đích sử dụng vốn vay Số tiền (1000đ) Lãi suất vay (%/tháng) Thời hạn vay (tháng) 3.13. Ông bà có thể cho biết mức độ khó khăn trong vay vốn của gia đình hiện nay? Khó khăn Có / Không Mức độ khó khăn (*) Thời hạn vay ngắn Khó đáp ứng điều kiện vay Lãi suất cao Thủ tục phiền hà Khó khăn khác Ghi chú: (*) Mức độ khó khăn: (1) Rất khó khăn; (2) Khó khăn; (3) Có thề khắp phục được IV. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4.1. Kể từ khi vay vốn, xin ông (bà) vui lòng cho biết cảm nhận của mình về các mặt sau đây: (1: giảm; 2: tăng; 3: không thay đổi) Chỉ tiêu Mức độ thay đổi Thu nhập của hộ Đại học Kin h tế Hu ế - 108 - Việc làm Cơ sở vật chất mới Tham gia vào các hoạt động XH Phân công lao động gia đình Tư liệu sản xuất gia đình Khác 4.2. Ông (bà) thường tham khảo ý kiến của ai khi quyết định vay vốn?  Hàng xóm  Phương tiện truyền thanh/ truyền hình  Bạn bè  Cán bộ tín dụng thôn, xã  Người thân trong gia đình  Khác (cụ thể)............................................................................... 4.3. Ông bà đánh giá như thế nào về cán bộ tín dụng?  Nhiệt tình  Bình thường  Gây khó khăn, thờ ơ  Khác (Ghi rõ) 4.4. Ông bà đánh giá như thế nào về lãi suất của ngân hàng?  Cao  Bình thường  Thấp  Khác (Ghi rõ). 4.5. Ông bà có thể đánh giá về thời hạn vay và hình thức trả nợ như thế nào?  Rất thích hợp  Thích hợp  Bình thường  Không thích hợp  Rất không thích hợp  Khác (Ghi rõ) Tại sao 4.6. Ông bà đánh giá như thế nào về thủ tục cho vay vốn của ngân hàng?  Rườm rà, phức tạp  Đơn giản, tiện lợi Đại học Kin h tế Hu ế - 109 - 4.7. Vốn tín dụng đã giúp ông bà làm được những gì? Mở rộng quy mô sản suất  Nâng cao hiệu quả sản xuất  Cải thiện điều kiện học tập cho con cái  Cải thiện bữa ăn hằng ngày  Cải thiện việc chăm lo sức khỏe  Xây dựng nhà cửa Khác (Ghi rõ).. 4.8. Theo ông bà rủi ro lớn nhất hiện nay của việc vay vốn là gì? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ............................................................................................................. 4.9. Theo ông bà đầu tư vào lĩnh vực nào hiện nay là hiệu quả nhất? ........................................................................... 5.0. Trong quá trình tiếp cận với các hoạt động của các tổ chức tín dụng, ông (bà) gặp những khó khăn, thuận lợi nào? Khó khăn: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thuận lợi: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Đại học Kin h tế Hu ế - 110 - 5.1. Ông bà có nghị gì nhằm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vồn tín dụng? 5.1.1. Đối với chính quyền địa phương 5.1.2. Đối với các tổ chức tín dụng 5.1.3. Đối với người dân Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà ! Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_tiep_can_va_su_dung_nguon_von_tin_dung_cua_cac_ho_san_xuat_tai_xa_thuy_tan_thi_xa_huong_t.pdf
Luận văn liên quan