Khóa luận Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Nam

Cùng với sự nổ lực không ngừng của cả bộ máy, trong thời gian qua Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Nam đã thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn trên địa bàn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà. Lượng vốn mà Chi nhánh huy động được tăng trưởng với tốc độ khá cao góp phần giải quyết nhu cầu vốn của cá nhân cũng như các dự án trên địa bàn trong thời gian qua. Trong 3 năm qua với việc phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn đã tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện tốt việc khai thông nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo ra kênh phân phối hiệu quả giữa các chủ thể dư thừa nguồn vốn và những người đang thiếu vốn. Với những nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, qua hơn 13 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh ngân hàng BIDV Quảng Nam đã phát triển không ngừng về mọi mặt, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Nam nói riêng và Ngân hàng BIDV Việt Nam nói chung. Qua phân tích thực trạng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh qua 3 năm 2008-2010 cho thấy: hoạt động tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm thể hiện dư nợ tín dụng trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 52% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên,nguồn vốn huy động trung dài hạn chư đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn trong tỉnh,dẫn đến tình trạng mua vốn từ Hội sở chính, làm cho việc chi trả lãi mua vốn khá cao làm ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cao. Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Nam qua 3 năm ta thấy được lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá tốt, tuy có sụt giảm đôi chút trong năm 2009 nhưng Chi nhánh đã có hướng phát triển để khắc phục và bằng chứng là lợi nhuận trước thuế tăng 67,5%

pdf64 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân viên, công tác đào tạo quản lý. Có được những tiến bộ trên là ngoài hoạt động tín dụng truyền thống, Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của NHTM hiên đại như dịch vụ bảo lãnh thanh toán, ngân quỹ. Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. 2.2 Thực trạng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam 2.3.1 Tình hình huy động vốn Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Qui mô nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố đánh giá qui mô của NHTM. Vì vậy, trong những năm qua, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam luôn quan tâm và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng và là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu qua hoạt động tín dụng.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 32 Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 397.050 497.124 729.066 100.074 25,2 231.942 46,7 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 15,3% 25,2% 46,7% Theo đối tượng khách hàng Huy động dân cư 149.913 220.394 384.116 70.481 47 163.722 72.3 Huy động TCKT 123.026 171.598 224.901 48.572 39,48 53.303 31,06 Huy động định chế TC 124.111 105.132 120.049 18.979 15,3 14.917 14,2 Theo kì hạn Ngắn hạn 380.637 464.959 680.661 84.322 22,2 215.702 46,4 Trung dài hạn 16.413 32.165 48.405 15.752 96 16.240 50,5 Theo loại tiền VN đồng 387.190 482.723 703.175 95.533 24,7 220.452 45,7 Ngoại tệ quy đổi 9.860 14.401 25.891 4.541 46,1 11.490 79,8 ( Nguồn: Số liệu Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam qua 3 năm 2008-2010) Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng bình quân hàng năm là 35,93%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ TCKT tăng trưởng bình quân qua các năm là 24,77%, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng bình quân qua các năm là 53,68%, nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính tăng trưởng bình quân qua các năm là 0,73%.  Về tiền gửi dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư có sự ổn định và đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2009 tăng 47% tương ứng tăng 70.481 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 tăng 72,3% tương ứng tăng 163.722 triệu đồng so với năm 2009. Điều này chứng tỏ việc huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh có xu hướng tiến triển tốt, đây là nguồn vốn tiềm năng phát triển được trong tương lai và có tính ổn định cao.  Về tiền gửi của các TCKT: Tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng cao/tổng nguồn vốn huy động, nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm dần qua các năm và có TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 33 sự biến động mạnh, cụ thể: năm 2009 tăng 39,48% tương ứng tăng 48.572 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 31,06% tương ứng tăng 53.303 triệu đồng so với năm 2009. Đây là nguồn huy động vốn rất tốt để cho vay trung dài hạn của Chi nhánh, do đó cần có những chính sách hổ trợ hợp lý để thu hút các TCKT gửi tiền.  Huy động từ Định chế tài chính: Tiền gửi của các định chế tài chính có sự biến động tăng giảm rất lớn cụ thể: năm 2009 giảm 15,29% tương ứng giảm 18.979 triệu đồng so với năm 2008, nhưng năm 2010 tăng 14,19% tương ứng tăng 14.917 triệu đồng so với năm 2009.  Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn: Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn: Trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh, chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn và có xu hướng tăng qua các năm.Cụ thể: năm 2009 tăng 22,2% tương ứng tăng 84.322 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 tiền gửi ngắn hạn đạt 680.661 triệu đồng tăng 46,39% tương ứng tăng 215.702 triệu đồng so với năm 2009 chiếm 93,36%/tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và có sự biến động rất lớn, cụ thể: năm 2009 tăng 96% tương ứng tăng 15.752 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 chỉ tăng 50,5% tương ứng tăng 16.240 so với năm 2009. Nhìn chung, công tác huy động vốn trong thời gian qua của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam có tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng không đáp ứng được nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng huy động vốn của TCKT chưa cao, thị phần còn thấp. Phần vốn thiếu phải vay từ Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam dẫn đến chưa chủ động trong công tác tăng trưởng tín dụng và hoạt động kinh doanh của đơn vị. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 34 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 +/- % +/- % Dư nợ cuối kì 899.950 1.351.297 1.529.237 451.347 50,2 177.940 13.2 Tỷ lệ tăng trưởng % 42,99% 50,15% 13,17% 1. Phân theo kỳ hạn 899.950 1.351.297 1.529.237 - Dư nơ ngắn hạn 427.597 598.422 720.350 170.825 39,9 121.928 20,4 - Dư nợ trung và dài hạn 472.353 752.875 808.887 280.522 59,4 56.012 7,4 2. Theo đối tượng khách hàng 899.950 1.351.297 1.529.237 - DNNN 129.778 162.956 220.277 33.178 25,6 57.321 35,2 - DNNQD 679.732 1.055.903 1.078.265 376.171 55,3 22.362 2,1 - Hộ tư nhân, cá thể 90.440 132.438 230.695 41.998 46,4 98.257 74,2 3. Theo ngành nghề 899.950 1.351.297 1.529.237 - Công nghiệp chế biến 333.066 501.510 495.875 168.444 50,6 -5.635 -1,1 - Ngành điện 36.628 131.554 386.254 94.926 259,2 254.700 193,6 - Xây dựng 178.189 183.449 171.820 5.260 3 -11.629 -6,3 - Thương mại, dịch vụ 106.811 258.135 171.222 151.324 141,7 -86.913 -33,7 - Khác 245.256 276.649 304.066 31.393 12,8 27.417 9,9 (Nguồn : Số liệu Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam qua 3 năm 2008-2010) Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ trung dài hạn đã chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2010 dư nợ trung dài hạn đạt 808.887 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 113,17%, chiếm tỷ trọng 52,89% trong tổng dư nợ. 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.1: Cơ cấu tín dụng phân theo kì hạn qua 3 năm 2008-2010 ngắn hạn trung, dài hạn Tỷ đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 35 Cụ thể năm 2009 tăng 59,4% tương ứng tăng 280.522 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 7,4% tương ứng tăng 56.012 triệu đồng so với năm 2009; dư nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 30,9% tương ứng tăng 170.825 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 20,4% tương ứng tăng 177.940 triệu đồng so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 47,11% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng trung dài hạn tăng nhanh qua các năm đã không đúng với định hướng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nhưng với tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Nam hiện nay nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn, đặc biệt và vốn đầu tư cho Khu kinh tế mở Chu Lai và các khu công nghiệp tập trung. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá cần phải có nguồn vốn thích ứng, đầu tư trung dài hạn vào các dự án trọng điểm, có hiệu quả. Vì vậy, dư nợ cho vay trung dài hạn tăng nhanh là điều không thể tránh khỏi nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao hàng năm.  Về đối tượng khách hàng vay vốn Đối tượng khách hàng vay vốn của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam gồm các DNNN, DNNQD và các hộ tư nhân, cá thể Trong những năm qua dư nợ cho vay DNNN vẫn ở mức cầm chừng và tăng không lớn lắm. Năm 2008 là 129.778 triệu đồng chiếm 14,42%/tổng dư nợ, năm 2009 là 162.956 triệu đồng chiếm 12,06%/tổng dư nợ, năm 2010 là 220.277 triệu đồng chiếm 14,4%/tổng dư nợ.Cụ thể: năm 2009 tăng 33.178 triệu đồng tương ứng tăng 25,6% so với năm 2008, năm 2010 tăng 57.321 triệu đồng tương ứng tăng 35,2%. Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này giảm là nhiều DNNN đã tiến hành xong việc cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu nên DNNQD tăng mạnh qua các năm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 36 0 200 400 600 800 1000 1200 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.2 Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng qua 3 năm 2008-2010 DNNN DNNQD Hộ tư nhân,cá thể Dư nợ cho vay DNNQD tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng cao/tổng dư nợ , cụ thể: Năm 2009 tăng 376.171 triệu đồng tương ứng tăng 55,3% so với năm 2008, năm 2010 tăng 22.362 triệu đồng tương ứng tăng 2,1% so với năm 2009. Năm 2008 là 679.732 triệu đồng chiếm 75,52%/tổng dư nợ nhưng đến cuối năm 2009 là 1,055.903 triệu đồng chiếm 78,13%/tổng dư nợ, năm 2010 là 1.078.265 triệu đồng chiếm 70,5%/tổng dư nợ và tăng trưởng bình quân hàng năm là 50,96%. Dư nợ cho vay hộ tư nhân, cá thể chiếm tỷ trọng rất thấp/tổng dư nợ nhưng số lượng khách hàng khá đông. Năm 2008 là 10,05%/tổng dư nợ, năm 2009 là 9,8%/tổng dư nợ, năm 2010 là 15,09%/tổng dư nợ. Và đều tăng qua các năm cụ thể: Năm 2009 tăng 46,4% tương ứng tăng 41.998 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 74,2% tương ứng tăng 98.257 triệu đồng so với năm 2009. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn để kinh doanh buôn bán, xây dựng nhà ở, vay tiêu dùng phục vụ đời sống và cũng là mục tiêu của các ngân hàng trong thời gian tới.  Cho vay theo ngành kinh tế Trong những năm qua tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam đã tập trung phục vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và của Tỉnh Quảng Nam nói Tỷ đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 37 riêng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Vốn của ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sau : Đến ngày 31/12/2010, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chế biến đạt 495.875 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,43%/tổng dư nợ, và đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất/tổng dư nợ. Tuy nhiên dư nợ cho vay ngành công nghiệp có sự biến động qua các năm. Cụ thể: năm 2009 tăng 50,6% tương ứng tăng 168.444 triệu đồng so với năm 2008, nhưng năm 2010 lại giảm 5.635 triệu đồng tương ứng giảm 1,1%. Dư nợ này tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, sản xuất và lắp ráp xe ô tô, sản xuất cáp Ngành điện chiếm tỷ trọng rất thấp/tổng dư nợ qua các năm, cụ thể năm 2008 là 4,07%/tổng dư nợ, đến năm 2009 ngành này đã có dấu hiệu khởi sắc hơn chiếm 9,7%/tổng dư nợ, và tăng mạnh vào năm 2010 là 25,25%/tổng dư nợ.Dư nợ cho vay của ngành điện liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2009 tăng 259,2% tương ứng tăng 94.926 triệu đồng so với năm 2008,năm 2010 tăng 193,6% tương ứng tăng 254.700 triệu đồng do chi nhánh đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ điện trọng điểm quốc gia. 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.3: Cơ cấu tín dụng phân theo ngành nghề qua 3 năm 2008-2010 CN chế biến Ngành điện Xây dựng TM, DV Khác Tỷ đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 38 Dư nợ cho vay ngành xây dựng có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2008 là 178.189 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,79%/tổng dư nợ nhưng đến ngày 31/12/2010 dư nợ ngành này chỉ còn 171.820 triệu đồng chiếm 11,23%/ tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thương mại, dịch vụ và các ngành khác đến ngày 31/12/2010 đạt 475.288 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 123.221 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20,38%. 2.3.3 Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam 2.3.3.1 Quy trình cho vay trung dài hạn ở Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng Bộ phận quan hệ trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lí hợp đồng tín dụng được tiến hành theo 7 bước. Một quy trình cho vay cụ thể tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam như sau: Bước 1. Nhận hồ sơ vay vốn của công ty TNHH Huy Phú Sau khi CBTD gặp gỡ cán bộ của công ty TNHH Huy Phú, nhận hồ sơ vay vốn và hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, phương án sử dụng vốn, các báo cáo tài chính, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.Tiếp theo là điều tra, tổng hợp, thu thập thông tin về công ty TNHH Huy Phú và phương án vay vốn. Bước 2. Biên bản định giá (đi thẩm định rồi lập) Sau khi làm những việc ở bước 1 thì CBTD trực tiếp đi thẩm định giá trị của lô đất mà công ty TNHH Huy Phú thế chấp, nếu được sự thỏa thuận và đồng ý của hai bên thì CBTD lập biên bản định giá làm cơ sở cho vay. Bước 3. Làm báo cáo đề xuất Sau khi thẩm định, CBTD làm báo cáo đề xuất lên lãnh đạo của Chi nhánh số tiền có thể cho công ty Huy Phú vay căn cứ vào giá trị lô đất thế chấp. Bước 4. Lập hợp đồng tín dụng Nếu được sự đồng ý của lãnh đạo Chi nhánh thì CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng với công ty Huy Phú, Hợp đồng này sẽ lập thành 3 bản, ngân hàng giữ 2 bản,công ty Huy Phú giữ 1 bản TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI N TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 39 Bước 5 .Hợp đồng thế chấp Hợp đồng này được sử dụng để bảo đảm cho toàn bộ các nghĩa vụ (gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí và các khoản chi phí có liên quan) đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh đã và sẽ ký giữa Công ty TNHH Huy Phú với ngân hàng trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị của tài sản bảo đảm. Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm , nếu số tiền thu được từ xử lý tài sản lớn hơn giá trị định giá hoặc lớn hơn giá trị định giá lần gần nhất trước khi xử lý tài sản bảo đảm thì Ngân hàng được quyền sử dụng toàn bộ số tiền đó để thanh toán khoản nợ vay của khách hàng vay. Bước 6. Giải ngân Sau khi hoàn tất hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp giữa 2 bên thì Ngân hàng tiến hành giải ngân cho công ty Huy Phú và tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của công ty Huy Phú Bước 7 .Kiểm tra sử dụng vốn Sau khi phát tiền vay cho công ty Huy Phú, định kì CBTD phải kiểm tra xem công ty có sử dụng vốn đúng mục đích như thoải thuận không, thông qua các báo cáo định kì của công ty xem việc sử dụng vốn có hiệu quả không để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Bước 8. Thu hồi nợ khi đến hạn và có các biện pháp xử lý rủi ro nếu có. Khi đến hạn thu hồi tiền lãi và tiền gốc, CBTD phải nhắc nhở công ty Huy Phú để thu nợ đúng hạn. Nếu công ty không trả nợ dúng hạn thì Ngân hàng sẽ phạt và nếu nặng hơn nữa sẽ thanh lý hợp đồng và phát mãi tài sản thế chấp của công ty Huy Phú để thu hồi nợ. 2.3.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc công tác tín dụng trung dài hạn của BIDV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam  Thuận lợi: - Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá đạt bình quân 12,8%/năm ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang hướng công nghiệp và dịch vụ. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch tương ứng. Điểm thuận lợi là Quảng Nam đã xây dựng được một số ngành kinh tế mũi nhọn khẳng định TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 40 được vị thế trong khu vực: Du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, vật liệu xây dựng với quy mô lớn có thương hiệu có khả nâng cạnh tranh trên thị trường, tăng thu ngân sách giải quyết việc làm. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án lớn, giữ vai trò tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh. - Các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần có vốn Nhà nước đã từng bước phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Các tuyến giao thông huyết mạnh đường bộ, đường biển và đường hành không, giao thông và miền núi đã được đầu tư nâng cấp và kết nối các vùng trong tỉnh, mở rộng giao thương với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và với cả nước. - Mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các khu đô thị từng bước hoàn thiện. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của Tỉnh hiện nay là rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi để các NHTM trong đó có Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nhất là trong cho vay trung và dài hạn để đáp ứng được nhu cầu đó .  Khó khăn: - Quảng Nam vẫn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá. Nền kinh tế có quy mô nhỏ, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, có mặt thiếu bền vững, năng suất và hiệu quả chưa cao, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn. Một số vấn đề về xã hội, môi trường còn nhiều bức xúc. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn về nhiều mặt. Sự chênh lệch phát triển giữa các vùng còn lớn. - Hiệu quả một số ngành sản xuất còn hạn chế, chưa tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới công nghệ để giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu đầu vào, công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Năng suất chất lượng hiệu quả một số cây trồng, con vật nuôi còn thấp, tỷ suất hàng hoá nông sản chưa cao. Ngành chăn nuôi phát triển chậm và còn nhiều rủi ro do chưa có giải pháp đảm bảo an toàn dịch . Cơ chế chính sách đối với kinh tế tập thể có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Kinh tế biển chuyển biến chậm nhất TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 41 là ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. Môi trường đầu tư tuy đã được tập trung và cải thiện nhưng một số chỉ số thành phần cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp. - Kết cấu hạ tầng đô thị các khu công nghiệp khu kinh tế chưa đồng bộ. Một số quy hoạch nhất là quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn chiến lược, chất lượng chưa cao và chưa được cập nhật bổ sung điều chỉnh kịp thời. - Nguồn lực huy động đầu tư phát triển còn hạn chế. Vốn tại chỗ của các địa phương chưa được huy động và sử dụng triệt để, các hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn trông chờ vào nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn vay ưu đãi về lãi suất. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán. - Nghiên cứu khai thác thị trường du lịch chưa đạt đến trình độ chuyên nghiệp, thiếu chiến lược dài hạn. Hoạt động xuất nhập khẩu tuy có phát triển nhưng chưa vững chắc, hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu chưa qua chế biến còn chiếm tỷ lệ cao, thợ lành nghề phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ còn thiếu, khả năng và trình độ quả lý của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập. Đây là những vấn đề mà N cần xem xét trong việc cho vay vốn trung dài hạn bởi khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và khả năng thu hồi nợ gốc và lãi. - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu những Tổng công ty mạnh, còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Các doanh nghiệp trong tỉnh còn ít chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tự có ít, công nghệ lạc hậu, sản phẩm cạnh tranh thấp, chưa có ngành kinh tế chủ đạo. Do đó sản phẩm tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam chưa thật sự phát triển mạnh mẽ trong khi nhu cầu vốn thì đang rất cần. Tóm lại, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, những kết quả đã đạt được trong những năm qua tạo thế và lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá trong những năm đến. Diện mạo cả khu vực thành thị và nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực ngày càng có nhiều doanh nghiệp và dự án lớn đầu tư vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế mở. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giải quyết công việc làm, tăng thu ngân sách đồng thời thúc đẩy cho hoạt động ngân hàng phát triển. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ, tiềm lực hạn chế, xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng hạ tầng kém, thường xuyên xảy ra thiên tai dịch bệnh gia súc, gia TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 42 cầm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế không cao thiếu tính ổn định và bền vững, hoạt động sản xuất nông nghiệp đa phần theo mô hình hộ gia đình, kỹ thuật sản xuất khá lạc hậu, hiệu quả thấp và bấp bênh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam nói riêng. 2.3.3.3 Tình hình cho vay trung và dài hạn qua các năm từ năm 2008-2010 Bảng 2.7: Doanh số cho vay trung dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 +/- % +/- % Doanh số cho vay NH 999.271 689.418 662.700 -309.853 -31,1 -26.718 -3,88 Doanh số cho vay DH 382.348 715.904 322.030 333.556 87,24 -393.847 -55.01 (Nguồn : Số liệu Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam qua 3 năm 2008-2010) 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.4: Doanh số cho vay theo kì hạn qua 3 năm 2008-2010 Doanh số cho vay NH Doanh số cho vay TDH Nhìn vào hình 2.4 ta thấy doanh số cho vay trung dài hạn có sự biến động rất lớn.Cụ thể năm 2009 tăng 87,24 % so với năm 2008 nhưng năm 2010 lại giảm 55,01% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 Ngân hàng ĐT&PT Tỷ đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 43 Quảng Nam đầu tư rất nhiều vào các dự án lớn như các nhà máy thuỷ điện, các doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mở rộng quy mô sản xuất,.. Tuy doanh số cho vay trung dài hạn có tăng nhưng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trong nhỏ hơn so với cho vay ngắn hạn. Cụ thể,năm 2008 chiếm tỷ trọng 27,7%/tổng dư nợ,năm 2009 chiếm 50,9%/tổng dư nợ,năm 2010 chiếm 37,7%/tổng dư nợ. Nhưng doanh số cho vay trung dài hạn tăng giảm qua các năm còn tuỳ thuộc vào kế hoạch do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được của Chi nhánh và nguồn vốn được rót xuống từ Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 2.3.2.4 Tình hình thu nợ qua 3 năm 2008 -2010 Bảng 2.8: Tình hình thu nợ của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 +/- % +/- % Doanh số thu nợ NH 801.859 518.579 369.941 -283.280 -35,3 -184.638 -28,7 Doanh số thu nợ DH 358.642 75.392 152.498 -283.250 -79 77.106 102,3 (Nguồn : Số liệu Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam qua 3 năm 2008-2010) Tỷ đồng 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.5 doanh số thu nợ qua 3 năm 2008-2010 Doanh số thu nợ NH Doanh số thu nợ TDH TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH Ế - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 44 Nhìn vào hình 2.5 ta thấy Doanh số thu nợ trung dài hạn tăng giảm rất lớn qua các năm cụ thể năm 2009 giảm 79% tương ứng giảm 283.250 triệu đồng so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lại tăng 102,27% tương ứng tăng 77.106 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 ngân hàng chủ yếu đầu tư các dự án mới nên chưa đến hạn thu hồi nợ. Năm 2010 thu hồi nợ tốt được 152.498 triệu đồng. Đây là sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng trong quá trình thu nợ vay.Tuy nhiên, Dư nợ ngắn hạn liên tục giảm qua các năm, cụ thể: năm 2009 giảm 283.280 triệu đồng tương ứng giảm 35,3%, năm 2010 giảm 148.638 triệu đồng tương ứng giảm 28,7%. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần có biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ. 2.3.2.5 Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2008-2010 Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 +/- % +/- % Nợ xấu 35.927 69.076 2.402 33.149 92,3 -66.674 -96,5 Tổng dư nợ 899.950 1.351.297 1.529.236 Tỷ lệ nợ xấu 3,99% 5,19% 0,16% 1,2 30 -5,03 -96,9 Nợ xấu ngắn hạn 22.896 41.375 1.244 18.479 80,7 -40.131 97 Nợ xấu TDHạn 13.031 27.701 1.158 14.670 112,6 -26.543 -95,8 (Nguồn: Số liệu Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam qua 3 năm 2008-2010) Tỷ lệ nợ xấu của chi Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam trong 3 năm vừa qua luôn biến động qua các năm và chiếm tỷ trọng trên 3%/năm năm 2008 và 2009 nhưng đến năm 2010 lại giảm đáng kể xuống còn 0,16%TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 45 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Hình 2.6a Nợ xấu qua 3 năm 2008-2010 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Hình 2.6b Tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm 2008-2010 Những con số này thực chất không phản ánh được chất lượng tín dụng của chi nhánh từng năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 giảm 5,03% so với năm 2009, năm 2009 tăng 1,2% so với năm 2008. Nguyên nhân tỷ trọng nợ xấu năm 2009 tăng đến 5,19% là do trước đó Chi nhánh chưa làm tốt công tác thẩm định, cùng với những không thuận lợi trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 làm cho nợ xấu năm 2008 chuyển sang năm 2009. Năm 2010 giảm xuống còn 0,16% là do Chi nhánh làm tốt công tác thu nợ và được bù đắp một phần của chi phí dự phòng rủi ro.Bên cạnh đó, nợ xấu không thu hồi được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cho xử lí ngoại bảng. 0 10 20 30 40 50 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.7: Nợ xấu phân theo kì hạn qua 3 năm 2008-2010 Nợ xấu NH Nợ xấu TDH Tỷ đồng Tỉ lệ % Tỷ đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 46 Nợ xấu trung dài hạn năm 2008 chiếm 36,27% trong tổng nợ xấu, năm 2009 là 40,1% trong tổng nợ xấu, năm 2010 là 48,2% trong tổng nợ xấu.Cụ thể, nợ xấu TDH năm 2009 tăng 14.670 triệu đồng tương ứng tăng 112,6% so với nặm 2008, nhưng đến năm 2010 lại giảm 26.543 triệu đồng tương ứng giảm 95,8%. Như vậy ta thấy được, mặc dù năm 2010 tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu có giảm nhưng tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn lại tăng. Nguyên nhân là do môi trường kinh doanh không thuận lợi, vật giá leo thang nên một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, các dự án thực hiện không hiệu quả, bên cạnh đó công tác thẩm định, thu hồi nợ của Chi nhánh chưa tốt. Đây là vấn đề mà chi nhánh cần xem xét và có hướng giải quyết để có thể kiểm soát tốt nợ xấu trung dài hạn nói riêng và nợ xấu nói chung. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 47 PHẦN III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT QUẢNG NAM 3.1 Đánh giá thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam 3.1.1 Kết quả đạt được  Năng suất huy động vốn ngày càng tăng: Năng suất huy động vốn hàng năm tăng bình quân năm 2008-2010 là 29,1%, nguồn vốn huy động từ dân cư đã có chuyển biến tích cực. Đây chính là kết quả của một loại các biện pháp mà chi nhánh đã áp dụng trong thời gian qua như chủ động trong điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lãi suất của thị trường; đa dạng hoá các sản phẩm, tiện ích mới, chuyên biệt hoá sản phẩm đối với từng nhóm khách hàng, từng địa bàn; Cơ cấu lại khách hàng, phân loại khách hàng tiềm năng, quan tâm đến khách hàng ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp theo từng nhóm khách hàng để trên cơ sở đó có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, công tác tuyên truyền, quảng cáo đạt hiệu quả và đặc biệt là có cơ chế khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhânVới kết quả đạt được từ việc huy động vốn qua các năm là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh qua các năm.  Năng suất cho vay trung dài hạn ngày càng tăng: Với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam đã áp dụng lãi suất linh hoạt để thu hút khách hàng, đa dạng hoá các hình thức cho vay, đơn giản thủ tục phù hợp với cơ chế và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Tỉnh, thực hiện phân loại khách hàng để có những chính sách phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Thực hiện chăm sóc khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới nhằm nâng cao thị phần trên địa bàn, tích cực tìm kiếm những dự án, phương án có hiệu quả để cho vay. Mở rộng lĩnh vực đầu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 48 tư trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh, các khu công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai để tập trung đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các ngành nghề truyền thống. Kết quả của các biện pháp này đã giúp ngân hàng đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn ở mức cao và tương đối ổn định.  Uy tín cũng như lợi thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao: Để giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án, phương án có hiệu quả để cho vay . Ngoài ra, chi nhánh cũng đã có những chính sách chăm sóc khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tăng cường phân loại và giám sát các khoản vay, đánh giá và kiểm soát các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ ngoại bảng để có những biện pháp tận thu hồi nợ đồng thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý nợ tồn đọng trong quá trình hoạt động. Qua đó, lành mạnh các khoản nợ, tăng cường năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng trên địa bàn.  Tín dụng trung dài hạn góp phần phát triển nhiều làng nghề mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh: Với việc bám sát định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh, vốn đầu tư của Chi nhánh đã tập trung ưu tiên cho các dự án có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đối với tất cả các khách thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ tư nhân, cá thể. Bên cạnh đó, đã hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp xây lắp để thi công các công trình trọng điểm của Tỉnh, các công trình kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi...Qua đó đã giúp phát triển nhiều ngành mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.  Tín dụng trung dài hạn chủ yếu cho vay dự án và cho vay doanh nghiệp nên nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng. Đội ngũ nhân viên của Chi nhánh nói chung và trong bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp nói riêng được tuyển dụng và đào tạo tốt, chuyên môn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 49 nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho chất lượng tín dụng trung và dài hạn đã và sẽ được nâng cao hơn nữa. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng ĐT & PT Quảng Nam với các Ngân hàng khác trên địa bàn. 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 3.1.21.Những hạn chế Mặc dù hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam đã đạt được những kết quả trên phục vụ cho nền kinh tế phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và hạn chế: Một là, Sự tồn tại của nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm luôn chiếm tỷ trọng trên 3%/tổng dư nợ, vì vậy số dự phòng rủi ro phải trích lớn. Bên cạnh đó, lãi treo không thu được không giảm mà tăng dần qua các năm nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do dư nợ từ các năm trước của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Hai là, Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tín dụng còn bất hợp lý. Nhu cầu tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng trong khi đó khả năng huy động vốn trung dài hạn lại rất hạn chế. Điều này sẽ gây áp lực khả năng thanh toán của ngân hàng. Ba là, còn nhiều tình trạng thiếu đảm bảo nợ vay. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nhất là trong tín dụng trung dài hạn, chi nhánh đã tích cực tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, trong khi đó các qui định về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn nhiều bất cập chưa đồng bộ. Mặt khác, việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay cũng gặp không ít khó khăn phức tạp, do biến động giá cả về tài sản đó hoặc do cố ý làm sai lệch tài sản đảm bảo tuy nhiên việc đảm bảo nợ vay của các doanh nghiệp còn nhiều trường hợp thiếu. Bốn là, hạn chế trong thẩm định dự án đầu tư đối với tín dụng trung dài hạn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 50 Thời gian cho vay dự án dài nên việc tính toán “vòng đời dự án” để xác định thời gian cho vay chưa phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án, còn gò ép dẫn đến khó khăn cho người vay trong việc cam kết trả nợ ngân hàng nên hiệu quả của các dự án chưa cao. Do đó, hiệu quả tín dụng trung dài hạn không được đảm bảo. Năm là, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay trung dài hạn không thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Có những trường hợp khi dự án đi vào hoạt động do thời gian thi công kéo dài, mặt khác khi đi vào sản xuất do gặp phải một số khó khăn như thay đổi cơ chế, chính sách hoặc cung vượt cầu, đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn nhằm khắc phục lỗ, ổn định sản xuất kinh doanh nên ngân hàng vẫn cho vay theo từng phương án tính toán có hiệu quả, nhưng xét về hiệu quả toàn diện thì nguy cơ mất vốn của ngân hàng là có thể xảy ra. Đặc biệt do tình trạng cơ sở vật chất và môi trường pháp lý hiện nay nhiều món vay có biểu hiện thiếu vật tư đảm bảo, việc thực hiện thế chấp còn nhiều sơ hở, hồ sơ thế chấp đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ mang tính hình thức, không đủ cơ sở pháp lý. Sáu là, xử lý tài sản thế chấp còn nhiều khó khăn và vướng mắc Hầu hết các khoản nợ xấu trung dài hạn, nợ hạch toán ngoại bảng đều phải xử lý bằng tài sản thế chấp, nhưng việc phát mãi tài sản hiện nay gặp nhiều khó khăn do không có người mua hoặc giá bán quá thấp, không thu hồi đủ nợ gốc. Bảy là, thời gian cho vay trong tín dụng trung dài hạn dài, tuy thu được nguồn lãi lớn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro do điều kiện khách quan như: thời tiết, dịch bệnh Tình hình kinh tế xã hội thay đổi rất phức tạp như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế Tám là, giới hạn cho vay trung dài hạn của Chi nhánh phụ thuộc vào quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đây là khó khăn lớn trong việc phát triển tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh. 3.1.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, môi trường kinh tế, xã hội chậm được cải thiện. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 51 Mặc dù tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt khá nhưng thiếu vững chắc, chất lượng tăng trưởng hạn chế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, công nghệ đổi mới còn chậm. Ngành du lịch vẫn còn yếu kém cả về cơ sở vật chất, sản phẩm đến phương thức hoạt động. Lợi thế về kinh tế biển chưa được khai thác triệt để. Một số công trình, dự án trọng điểm triển khai chậm không đảm bảo tiến độ đề ra. Các biện pháp giảm nghèo còn lúng túng, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu những Tổng công ty mạnh, còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp. Các doanh nghiệp trong Tỉnh quá ít chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tự có ít, công nghệ lạc hậu, sản phẩm cạnh tranh thấp, chưa có ngành kinh tế chủ đạo, trên địa bàn không có các Tổng công ty 90, 91 hoạt động. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp. Thứ hai, môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay cũng rườm rà, phức tạp, cũng như việc cơ quan công chứng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM công chứng hợp đồng tài sản thế chấp cầm cố sẽ được hình thành từ vốn vay, chỉ khi công trình đưa vào sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới chấp nhận công chứng Ba là, Đối với khách hàng vay vốn. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường quá nhỏ so với nhu cầu cần thiết để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hầu hết là vay ngân hàng. Đây là rào cản lớn trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tỷ lệ vốn tự có tham gia theo quy định thì ngân hàng không thể cho vay sẽ ảnh hưởng chung tới sự phát triển chung của xã hội, nhưng nếu ngân hàng chấp nhận tỷ lệ vốn tự có thấp thì phải đương đầu với rủi ro tín dụng rất lớn. Mặt khác, một số doanh nghiệp có tài sản là máy móc thiết bị thường lạc hậu, chậm được đổi mới nên giá TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 52 trị đảm bảo tiền vay bị hạn chế, nên rủi ro tín dụng xảy ra, việc thanh lý tài sản để trả nợ thường thấp so với vốn vay. Công tác kế toán của doanh nghiệp chưa được thực hiện đúng quy định, các báo cáo tài chính thiếu tính chính xác và chậm cập nhật, các số liệu kế toán không được kiểm toán. Đây cũng là yếu tố gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác minh năng lực tài chính thực sự của khách hàng. Trình độ quản lý kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không hợp lý, làm thất thoát vốn vào những chi phí không cần thiết. Thứ tư, Về phía ngân hàng. Hiện nay, đa số các khách hàng khi lập dự án xin vay vốn đều đưa ra những con số thể hiện hiệu quả kinh tế nhằm mục đích vay được vốn ngân hàng, tuy nhiên tính xác thực của các con số thường không được đảm bảo. Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án không đạt hiệu quả và an toàn như mong muốn. Điều này dẫn đến hậu quả là vốn tín dụng có thể bị người vay cố tình sử dụng sai lệch với dự án đầu tư làm vốn thất thoát hoặc không phát huy được hiệu quả kinh tế như yêu cầu. Công tác kiểm tra kiểm soát đến khoản vốn cho vay ra chưa chặt chẽ không thường xuyên, chủ quan trong việc đánh giá tài sản đảm bảo các khoản vay của khách hàng. 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam 3.2.1 Giải pháp hạn chế và thu hồi nợ xấu  Thực hiện giám sát và quản lý sau khi cho vay. Sau khi cho vay, Chi nhánh cần giao cho CBTD quản lý khách hàng vay của mình xuống các doanh nghiệp làm việc theo lịch công tác. Hàng tuần phải có báo cáo tổng hợp gởi lãnh đạo và bộ phận thẩm định theo dõi chỉ đạo. Bộ phận thẩm định làm việc chủ yếu ở ngân hàng thỉnh thoảng có thể xuống doanh nghiệp nắm tình hình thực tế và kiểm tra, định giá lại tài sản thế chấp, đồng thời căn cứ vào ý liến đề xuất của TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 53 CBTD để đưa ra các phương án xử lý trình lãnh đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến vốn vay.  Giảm thiểu nợ xấu thông qua TSĐB. Hiện nay, TSĐB tại Chi nhánh là bất động sản nên việc thu hồi nợ thường gặp khó khăn. Do đó, Chi nhánh có thể khuyến khích khách hàng sử dụng TSĐB là các chứng từ có giá vì đây là những công cụ tài chính có tính thanh khoản cao và độ an toàn cao, khi khách hàng sử dụng loại tài sản này để đảm bảo thì ngân hàng cho vay với quy mô lớn hơn hoặc có thể tăng thêm ưu đãi cho khách hàng. Đồng thời khuyến khích mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn cho khách hàng và cả ngân hàng.  Chi nhánh cần đôn thúc và giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho các CBTD. CBTD nào đảm nhận khách hàng nào thì cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ đến hạn và số tiền trong tài khoản của khách hàng để nhắc nhở khách hàng và trhu nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể khen thưởng cho những CBTD nào thu hồi nợ tốt để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.  Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa rủi ro trong tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng tại chi nhánh là vấn đề cần chú trọng; đòi hỏi Chi nhánh cần phải tự thân tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng, cập nhật thông tin cần thiết trước khi cấp tín dụng.Cần phải xưm xét tình hình tài chính của khách hàng, không chỉ xem xét trên các báo cáo mà khách hàng gửi cho Ngân hàng mà cần phải xuống thực tế để kiểm tra. Cần phải phát hiện sớm các rủi ro để có hướng giải quyết kịp thời.  Sử dụng linh hoạt các hình thức cấp tín dụng cho phù hợp với từng đối tượng để nâng cao khả năng thu hồi nợ. Một trong những hình thức cấp tín dụng hạn chế được rủi ro là nghiệp vụ chiết khấu. Đây là hình thức cho vay khá an toàn, có cơ sở kinh tế đối với ngân hàng vì xác định được khối lượng hàng hóa đã được sản xuất và đã được mua bán thật sự, do đó không đòi hỏi TSĐB mà vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, cho phép mở rộng quy mô tín dụng, vừa có lợi cho khách hàng trong việc tăng khả năng thu hồi lại vốn. Tuy nhiên yêu cầu là giá trị của chứng từ phải được đảm bảo bằng pháp luật. Khi thương phiếu ra đời thì việc ngân hàng mở rọng cấp tín dụng theo hình thức chiết khấu thương phiếu là một TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 54 biện pháp hạn chế rủi ro cho vay. Ngoài ra, còn có những biện pháp khác cho vay đồng tài trợ cho các dự án, phát triển tín dụng thuê mua,bão lãnh... 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn và huy động vốn TDH  Chú trọng việc tạo lập nguồn vốn trong Chi nhánh vì nguồn vốn quyết định đến khả năng mở rộng tín dụng Chi nhánh, trong các loại nguồn vốn cần quan tâm đến nguồn vốn có tính chất ổn định để cân đối cho vay trung và dài hạn và tranh thủ các nguồn vốn rẻ nhằm nâng cao hiệu quả tài chính. Coi trọng mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn nhất là nguồn vốn từ khu vực dân cư;nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng ngay từ khâu bắt đầu cho vay. Tập trung xử lý nợ tồn đọng, thu lãi kịp thời để tạo nguồn lực cho việc xử lý nợ, trích lập dự phòng rủi ro làm trong sạch bảng cân đối.  Tổ chức tốt việc tiếp thị, phục vụ khách hàng, tạo nhiều tiện ích, mở rộng dịch vụ ngân hàng; kết hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể trong quá trình tuyên truyền cho vay, huy động vốn, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã trong việc chọn lựa đối tượng vay, xác định tài sản thế chấp ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích, xử lý thu hồi nợ.... và cũng là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng nhất là hộ nông dân về tuyên truyền chính sách tín dụng ngân hàng.Chi nhánh cần tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng mà đặc biệt là khách hàng lớn như các ngày lễ tết, định kì tổ chức hội nghị khách hàng,trên cơ sở đó xây dựng hệ thống khách hàng VIP của Chi nhánh để có diều kiện chăm sóc tốt hơn để tạo nên thiện chí trả nợ của khách hàng.  Xác định mục tiêu kế hoạch phù hợp với giai đoạn mới gắn với lộ trình cơ cấu lại ngân hàng theo hướng phát triển bền vững và bám sát kế hoạch, chỉ tiêu của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Trong đó ,Chi nhánh cần làm tốt công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn TDH để NHTW nới lỏng giới hạn cho vay TDH. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần bám sát Nghị quyết, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam để có giải pháp đầu tư cho phù hợp, chọn lọc những dự án, ph- TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 55 ương án có hiệu quả để đầu tư cần xét đến và loại bỏ những yếu tố đầu tư mang tính phong trào.  Chi nhánh cần chú trọng công tác lãnh đạo và đội ngũ nhân lực. Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp uỷ Đảng, chuyên môn và đoàn thể trong Chi nhánh. Coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 56 KẾT LUẬN Cùng với sự nổ lực không ngừng của cả bộ máy, trong thời gian qua Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Nam đã thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn trên địa bàn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà. Lượng vốn mà Chi nhánh huy động được tăng trưởng với tốc độ khá cao góp phần giải quyết nhu cầu vốn của cá nhân cũng như các dự án trên địa bàn trong thời gian qua. Trong 3 năm qua với việc phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn đã tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện tốt việc khai thông nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo ra kênh phân phối hiệu quả giữa các chủ thể dư thừa nguồn vốn và những người đang thiếu vốn. Với những nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, qua hơn 13 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh ngân hàng BIDV Quảng Nam đã phát triển không ngừng về mọi mặt, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Nam nói riêng và Ngân hàng BIDV Việt Nam nói chung. Qua phân tích thực trạng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh qua 3 năm 2008-2010 cho thấy: hoạt động tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm thể hiện dư nợ tín dụng trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 52% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên,nguồn vốn huy động trung dài hạn chư đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn trong tỉnh,dẫn đến tình trạng mua vốn từ Hội sở chính, làm cho việc chi trả lãi mua vốn khá cao làm ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cao. Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Nam qua 3 năm ta thấy được lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá tốt, tuy có sụt giảm đôi chút trong năm 2009 nhưng Chi nhánh đã có hướng phát triển để khắc phục và bằng chứng là lợi nhuận trước thuế tăng 67,5%. Để tiếp tục phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm, Chi nhánh cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp trong vấn đề huy động nguồn vốn hợp lí để có sự cân đối trong việc cho vay,để hạn chế việc mua vốn từ Hội sở chính,tăng cường hoạt động maketing nhằm quảng bá hình ảnh của Chi nhánh,đa dạng hóa các danh mục sản phẩm cho vay, hướng đến nhiều đối tượng cho vay TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 57 hơn. Mở rộng hơn nữa mạng lưới các phòng, quầy giao dịch của Chi nhánh. Để phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng cần mở rộng và bố trí các máy ATM một cách hợp lí và rộng khắp. Tóm lại, chuyên đề đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra về phản ánh thực trạng tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận về Ngân hàng, tín dụng ngân hàng và tín dụng trung dài hạn và quá trình tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam. Việc phân tích thực trạng tín dụng trung dài hạn thông qua việc thu thập số liệu,báo cáo của ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về Ngân hàng, tình hình tài chính, về hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam. Do một số nguyên nhân khách quan về mặt thời gian, cũng như những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn tài liệu của Ngân hàng nên đề tài vẫn còn một số sai sót không thể tránh khỏi. Mong cô hướng dẫn và người đọc bổ sung, góp ý kiến để chuyên đề được hoàn tiện hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV. Th.S Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang - Lớp K41 KTDN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 2. PGS TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 3. PGS.TS Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải 4. TS Nguyễn Minh Kiều(2008) , Tín dụng và thẩm định tín dụng, NXB Tài chính 5. ThS.Đào Nguyên Phi (2008), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học kinh tế Huế 6. GS.TS Lê Văn Tư(2000),nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 7. PGS.TS Lê Văn Tề (Chủ biên), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 8. Sổ tay tín dụng BIDV 9. Trang web của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam: www.bidv.com.vn 10. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 11. Một số khóa luận của các khóa trước 12. Website: tailieu.com.vn Website: luatvietnam.vn Website: www.vneconomy.vn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenthihuonggiang_978.pdf
Luận văn liên quan