Khóa luận Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư GTNT Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luậ

pdf100 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông trong phong trào xây dựng “Nông thôn mới” được triển khai trên 27 xã của huyện Đức Thọ như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 65 Bảng 17: Kết quả thực hiện tiêu chí GTNT trong phong trào xây dựng “Nông thôn mới” huyện Đức Thọ đến tháng 12 năm 2012 STT Chỉ tiêu Số xã đạt được chỉ tiêu 1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (100%) 7 2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (70%) 7 3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội mùa mưa (70%) 11 4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (70%) 2 Nguồn: Phòng kinh tế-hạ tầng Qua bảng trên ta thấy tính đến tháng 12 năm 2012 thì việc hoàn thiện các chỉ tiêu trong tiêu chí giao thông của chương trình “Nông thôn mới” đang được các xã trên địa bàn huyện triển khai và thu được nhiều thành tích đáng khen ngợi, trong đó tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội có nhiều xã đạt được nhất (11 xã), tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện tiện có ít xã đạt nhất (2 xã), điều đó không có nghĩa là các xã không quan tâm tới chỉ tiêu này mà là các xã vẫn đang nỗ lực cố gắng dần hoàn thành các chỉ tiêu. Việc từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn đã góp phần kết nối nông thôn với các trung tâm kinh tế, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn, đặc biệt đã tạo ra dáng dấp bộ mặt nông thôn mới. Tuy nhiên, cái được lớn nhất trong xây dựng giao thông nông thôn đó là người dân đã coi những con đường là một bộ phận gần gũi thân thuộc của cộng đồng, gắn liền với đời sống của mỗi gia đình cần được bảo vệ, đầu tư xây dựng. Chính điều ấy nên người dân không chỉ chăm lo cho những con đường ngày càng rộng, thoáng, sạch đẹp mà nhiều hộ còn tự nguyện hiến đất để làm đường, đóng góp tiền của, công sức để xây cầu. Một trong những minh chứng đó là phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hoá giao thông nông thôn, kênh mương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 66 nội đồng..., ngay từ khi mới khởi xướng đã được sự đồng thuận rất cao của người dân. Trên cơ sở “Giao thông đi trước một bước”, nhân dân có điều kiện mở mang sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện đi lại, phát triển kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình và cộng đồng thôn, bản. * Giảm thiểu tai nạn giao thông Hệ thống đường Giao thông nông thôn của huyện phát triển đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng cấp, các tuyến đường được sửa chữa, bảo trì định kỳ, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo hiệu đường bộ được lắp đặt đồng bộ và người dân đã tích cực tham gia công tác bảo vệ đường và thiết bị trên đường, nhận thức của người dân khi tham gia giao thông ngày càng được nâng cao. Theo thống kê của Ban an toàn giao thông huyện Đức Thọ, năm 2008 có 37 vụ tai nạn giao thông làm 17 người chết, 28 người bị thương ;năm 2010 có 29 vụ, làm 14 người chết và 25 người bị thương; Đặc biệt là năm năm 2012 là năm triển khai có hiệu quả năm ATGT nên tai nạn giao thông giảm xuống đáng kể có 14 vụ làm 8 người chết 11 người bị thương.Tổ chức tốt công tác tuần tra kiểm soát ATGT đã phát hiện được 1.327 trường hợp vi phạm, tạm giữ 483 lượt phương tiện, xử phạt 286,6 triệu đồng. Giao thông nông thôn phát triển góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị và tăng cường củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. * Mật độ lưu thông tăng: Việc xây dựng, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường sẽ đảm bảo giao thông thông suốt, tránh được tình hình ách tắc đường cho người dân địa phương, các phương tiện thô sơ cũng như cơ giới. Đặc biệt trong mùa mưa lũ hay hiện tượng lở núi lấp đường sẽ được cải thiện khi có những con đường thuộc dự án được xây dựng. Việc tăng cường dòng giao thông sẽ giảm thời gian đi lại và chi phí vận tải, từ đó tăng lợi ích kinh tế của dự án. * Nâng cao khả năng tiếp cận với các lợi ích có được từ dịch vụ công đối với các vùng nghèo khó. Phát triển mạng lưới giao thông sẽ tăng sự bền vững chính trị, tăng trưởng và thương mại, là những bước đi cần thiết để đạt tới mục tiêu xóa đói giảm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 67 nghèo và phát triển. Nếu các nhánh đường không được nâng cấp, phát triển kinh tế sẽ chỉ trong từng vùng, mang tính chọn lọc. Điều này làm cho sự phát triển mất đi tính cân bằng, nâng cao khoảng cách giữa khu vực phát triển và các khu vực vùng sâu vùng xa. GTNT góp phần xóa đi các khoảng cách đó thông qua các dự án đường nhánh, đường huyện, đường xã. 2.4 Đánh giá chung về đầu tư phát triển GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012 2.4.1 Kết quả đạt được Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ trong giai đoạn 2008-2012 đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội: + Trong thời gian qua, công tác huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng Giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã thu được nhiều thành công. Trong 5 năm 2008- 2012 đã huy động được 340.299 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng GTNT tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012 đặc biệt là năm 2012, nhờ đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giao lưu văn hoá, chính trị, xã hội ra các vùng khác. + Hệ thống mạng lưới GTNT không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, trong giai đoạn 2008-2012 mở mới được 98,5km. Năm 2008 hệ thống GTNT của huyện là 1.341,4km trong đó đường huyện dài 246,6Km đường xã thôn dài 1.094,8km, nhưng đến hết năm 2012 chiều dài hệ thống GTNT đã tăng lên 1.424,6km trong đó đường huyện, trục xã là 269,5km, đường thôn ngõ xóm là 1155,1km; nâng cấp được 754,257km; Xây mới được 22 cây cầu; Đến nay, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã là 100%. 2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1 Tồn tại. Trong thời gian qua, đầu tư phát triển CSHT giao thông ở nông thôn trên địa bàn huyện Đức Thọ tuy đạt được một số kết quả khả thi hơn, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 68 + Rất nhiều tuyến đường huyện và đường xã xây dựng với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nên tình trạng hư hỏng xuống cấp khá nhiều. Một số vấn đề hết sức nghiêm trọng là cầu và cống thiếu hoặc năng lực thấp. + Thiếu công trình thoát nước dọc tuyến, đường quá hẹp và các tuyến đường được xây dựng với cao độ quá thấp ở các vùng ngập lụt nên thường xuyên bị ngập gây hư hỏng nghiêm trọng một số tuyến đường đã nâng cấp. + Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, việc quản lý giao thông nông thôn hiện nay chưa có một mô hình quản lý thống nhất, trình độ đội ngũ quản lý đầu tư xây dựng còn hạn chế, cán bộ tham gia còn thiếu và yếu về năng lực quản lý. + Việc huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của huyện. Trong giai đoạn 2008-2012 nhu cầu về vốn là 1.000.253 triệu đồng, trong khi đó vốn huy động để thực hiện chỉ 340.254 triệu đồng chiếm 0,34%. + Tình trạng chậm tiến độ của các dự án xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện vẫn đang là vấn đề cần phải đề cập đến. + Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác còn hạn chế. + Việc sử dụng vốn kém hiệu quả thể hiện ở nhiều mặt, trước hết là dự án được giải quyết thường thấp hơn, nhưng quá trình xây dựng thường tăng lên cao làm cho công tác kế hoạch không chủ động được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư, trong bố trí kế hoạch thường vốn ít nhưng rất phân tán làm cho công trình đầu tư dây dưa kéo dài, thời gian xây dựng càng dài càng thất thoát lớn. 2.4.2.2 Nguyên nhân. + Công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng còn rất nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về lĩnh vực giao thông nông thôn chưa nhiều về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. + Phân bố vốn đầu tư còn nhiều bất cập, dành tỷ lệ quá nhiều cho đầu tư xây dựng mới, trong khi vốn dành cho bảo trì bảo dưỡng còn rất hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 69 + Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: hàng năm có những đợt bão, lũ lụt xảy ra qua các năm làm hư hỏng nghiêm trọng các tuyến đường cũng như làm chậm tiến độ thực hiện của một số công trình đang thi công. + Các chính sách khuyến khích đầu tư chưa thực hiện đồng bộ và chưa hấp dẫn các đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và lĩnh vực giao thông nói riêng + Công tác đền bù giải phóng mặt bằng bị kéo dài làm chậm tiến độ các công trình xây dựng giao thông nông thôn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 70 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ từ nay đến năm 2020 3.1 Chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ đến năm 2020. 3.1.1 Quan điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT đến năm 2020. Xuất phát từ quan điểm phát triển giao thông nông thôn cả nước coi giao thông nông thôn là bước đệm vững chắc, là động lực phát triển kinh tế-xã hội nông thôn trong thời gian tới. Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phải được gắn kết với các trục quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến sông chính tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với qui hoạch xây dựng nông thôn mới. Phải kết hợp giao thông và thuỷ lợi, giao thông đường bộ với giao thông đường thuỷ; kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, an ninh, quốc phòng, việc đi lại của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện lưu thông, trao đổi hàng hoá, tăng cường khả năng tiếp cận với cuộc sống mới . Xây dựng phát triển giao thông nông thôn vùng phải gắn với qui hoạch phát triển vùng, qui hoạch phát triển giao thông vận tải và qui hoạch của các ngành khác. Hệ thống giao thông nông thôn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, văn hoá vùng tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn toàn vùng. Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “ Nhân dân làm làm chính, có sự hướng dẫn hỗ trợ của Nhà nước”. Vốn cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn rất lớn, ngân sách Trung ương và địa phương có hạn, sự đóng góp của nhân dân cũng hạn chế nên cần phải: Đầu tư phát triển giao thông nông thôn theo từng giai đoạn, các dự án đầu tư phải được xếp thứ tự ưu tiên, phù hợp với tình hình phát triển chung của vùng và của đất nước, tránh tư tưởng nóng vội vì phát triển giao thông nông thôn là công việc diễn ra thường xuyên và lâu dài cần có sự phối hợp của nhiều tầng lớp, ban ngành trong vùng. Ngoài ngân sách Trung ương và địa phương cần huy động tiềm năng to lớn trong dân bao gồm cả sức người, sức của, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà tài ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 71 trợ quốc tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thu phí hoàn vốn (BOT) nếu được nhân dân địa phương chấp nhận. 3.1.2 Mục tiêu của quy hoạch phát triển GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020. Giao thông nông thôn phát triển sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi với đồng bằng về kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng do nông thôn làm ra đến nhiều nơi tiêu thụ. * Mục tiêu phát triển GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020: - Các tuyến đường huyện: Đối với các tuyến đường huyện đặc biệt là các tuyến quan trọng sẽ được nâng cấp rải nhựa hoặc bê tông xi măng, phấn đấu đến năm 2020 đa số các tuyến đường huyện đều đạt tiêu chuẩn cấp V, và một số tuyến đường quan trọng nâng lên cấp VI. - Các tuyến đường xã, thôn xóm: + Các tuyến đường xã: Nâng cấp một số tuyến đường xã thành đường huyện đạt tiêu chuẩn GTNT. Phấn đấu hơn 100% mặt đường xã đều được láng nhựa hoặc bê tông. + Các tuyến thôn xóm: Phấn đấu đến năm 2020 hơn 90% các tuyến thôn xóm đều có mặt đường bê tông hoặc đường nhựa. Xóa bỏ tình trạng đường đất, đường cấp phối. - Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường GTNT, xóa bỏ hết tình trạng cầu tạm trên địa bàn huyện. 3.1.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ đến năm 2020. * Các tuyến đường huyện: Nếu các tuyến quốc lộ, đường tỉnh có vai trò chính trong giao lưu kinh tế-xã hội giữa các huyện, giữa huyện với với tỉnh thì các tuyến giao thông đường huyện, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện. Đường huyện có nhiệm vụ chính trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi và đến các xã. Tuy vậy, trong mạng lưới đường huyện hiên nay phần lớn còn là đường cấp thấp, chất lượng mặt đường còn xấu nên ảnh hưởng rất lớn đến phục vụ vận tải và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 72 Mạng lưới đường huyện hiện tại xây dựng tương đối hợp lí, giai đoạn tới nghiên cứu bố sung xây dựng mới một số tuyến để mạng lưới đường trục được hoàn chỉnh, phục vụ phát triển kinh tế, du lịch và đáp ứng sự đi lại của nhân dân. Trong giai đoạn 2011-2020 cần tiến hành nâng cấp toàn bộ các tuyến đảm bảo tiêu chuẩn 1÷2 làn xe, tập trung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số tuyến quan trọng ảnh hưởng lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, thiết thực phục vụ các khu công nghiệp và các vùng kinh tế nông nghiệp có trọng điểm, các hoạt đông phục vụ du lịch. Dự kiến quy mô và cấp hạng kĩ thuật của mạng lưới đường hiện tại và các tuyến dự kiến xây dựng mới như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 73 Bảng 18: Quy hoạch mạng lưới đường GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020 TT Tên đường Chiều dài(km) Hiện trạng đường Cấp đường quy hoạch 2020 Kinh phí (tỷ đồng) 1 Đường Thanh-Thịnh-Bình 6,5 Nhựa Cấp IV-ĐB 85,085 2 Đường Yên Hồ-Thịnh-Đức Thủy(QL 8A) 8,5 BT Cấp VI-ĐB 38,93 3 Đường Yên Hồ-Đức Vĩnh (TL 19 củ) 6,5 Nhựa Cấp V 62,66 4 Đường QL 15A Lâm-Thủy- Đúc Nhân 6 Đất Cấp V-ĐB 57,84 5 Đường Trung La-Xá 7 BT Cấp V-ĐB 67,48 6 Đường Đúc Nhân-Bùi Xá-Đức Yên 7 CP+BT Cấp VI-ĐB 32,06 7 Đường Lễ-Thủy-Thái Yên-Đức Thịnh 8 BT Cấp V 77,12 8 Đường Liên Minh-Tùng Châu 11 BT Cấp III 223,96 9 Đường Đức Yên-Tùng Ảnh 5,4 Nhựa Cấp VI-ĐB 70,686 10 Đường Trường Sơn-Châu-Quang-Vĩnh 15 Đất Cấp V-ĐB 144,6 11 Đường Liên Minh-Tùng Châu-Yên Xuân 6,5 Đất Cấp IV-ĐB 85,085 12 Đường Chợ Giấy-Khe Lang 8 Nhựa Cấp V-ĐB 77,12 13 Đường Lâm-An-Tân Hương 18 Nhựa Cấp V-ĐB 264,6 14 Đường Đức Yên-BV Đức Thọ TL28 10 Đất Cấp V-ĐB 96,4 15 Đường Linh Cảm-Cầu treo chợ Bông 17 BT Cấp V-ĐB 163,88 16 Đường Đồng Minh-Chợ Đàng-Tân Hương 8 BT Cấp V-ĐB 77,12 17 Đường Liên Minh-Trường Sơn (QL 15 củ) 6 Nhựa Cấp IV-ĐB 78,54 18 Đường ven sông La 16,5 Đất Cấp V-ĐB 159,06 19 Đường Bùi Xá-Lâm-An 21 Đất Cấp VI-ĐB 96,18 20 Đường Trung Lễ-Đức Lâm-Lập-Đồng 11 Đất Cấp IV-ĐB 143,99 Nguồn: Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải huyện Đức Thọ giai đoạn 2011-2020 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 74  Các tuyến đường trục xã: Nối liền với các tuyến đường huyện là các đường trục xã, các tuyến đường này cũng không kém phần quan trọng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện ngày môt đi lên. Thực tế trên địa bàn huyện hiện nay tình trạng xuống cấp của các tuyến đường trục xã sau một thời gian xây dựng và các tuyến đương vẫn đang trong tình trạng đường đất gây ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy việc nâng cấp hoặc xây mới các tuyến đường nay là cần thiết trong tương lai, cụ thể về nhu cầu đầu tư phát triển các tuyến đường trục xã trên địa bàn huyện Đức Thọ đến năm 2020 như sau: + Nâng cấp 80,8km lên đường cấp V-ĐB với tổng kinh phí dự kiến là 737,112 tỷ đồng. + Nâng cấp 4km lên đường cấp II-ĐB với tổng kinh phí dự kiến là 133,2 tỷ đồng. + Nâng cấp 3Km lên đường cấp III với tổng kinh phí là 47,34 tỷ đồng. + Nâng cấp 0,7km lên đường cấp IV-ĐB với tổng kinh phí là 9,163 tỷ đồng + Nâng cấp 86,6km lên đường cấp VI-ĐB cới tổng kinh phí dự kiến là 462,721 tỷ đồng. * Các tuyến đường thôn xóm: Đầu tư nâng cấp 500km các tuyến đường thôn xóm với tổng kinh phí dự kiến là 250 tỷ đồng. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hạ tầng giao thông nông thôn. 3.2.1 Giải pháp huy động tối đa các nguồn vốn. Đến năm 2020 khối lượng cần huy động để phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đức Thọ là 3.732.930 triệu đồng. Đây là một khối lượng vốn rất lớn, do đó cần phải huy động tối đa nguồn vốn từ ngân sách, từ địa phương, sự đóng góp của nhân dân và nguồn vốn từ nước ngoài. Trong đó nguồn vốn từ địa phương, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước vẫn là cơ bản (chiếm tỷ lệ cao nhất ) và nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Trong đó cần nhấn mạnh rằng nguồn vốn nước ngoài phải được tăng cường mạnh mẽ với tỷ trọng cao hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2012, giảm bớt tỷ trọng vốn từ nhân dân để nhân dân có điều kiện tăng gia sản xuất, nâng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 75 cao đời sống. Vậy trong thời gian tới vùng phải có những biện pháp gì để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn ? Bảng 19: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020 Nguồn Vốn đầu tư GTNT Triệu đồng Tỷ lệ Trong nước : - Ngân sách Nhà nước + Trung ương + Tỉnh + Huyện, xã - Tín dụng - Nhân dân đóng góp Nước ngoài 2.986.340 2.053.110 933.230 559.940 559.940 74.660 858.570 746.590 80 55 25 15 15 2 23 20 Cộng 3.732.930 100 Nguồn: Thuyết minh quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT 3.2.1.1 Thu hút vốn ngân sách nhà nước (Bao gồm NS Trung ương, NS Tỉnh, NS huyện, xã) Đến năm 2020, huyện Đức Thọ xác định tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT phải đạt khoảng 3.732.930 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng gần 60%. Đây là một lượng vốn lớn, do vậy muốn đạt được mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nêu trên, huyện Đức Thọ phải khai thác triệt để các nguồn phát sinh trên địa bàn huyện cho ngân sách Nhà nước. Muốn tăng hiệu quả huy động vốn từ ngân sách Nhà nước, cần phải thực hiện các giải pháp sau: Một là, khai thác triệt để các nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Cần triệt để thu thuế và phí bởi vì nguồn thu của NSNN chủ yếu từ thuế và các loại phí. Việc thu phí, thuế, lệ phí phải dựa trên cơ sở bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo việc thu thuế phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng đóng góp của các đối tượng nộp, đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Hai là, triệt để tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước. Triệt để tiết kiệm trong chi ngân sách Nhà nước có thể giải quyết được nhiều nhu cầu cấp thiết trong phát triển ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 76 kinh tế-xã hội, đồng thời sẽ tạo điều kiện để có thể tăng tỉ trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng từ ngân sách Nhà nước. Để tiết kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nước cần áp dụng các biện pháp sau: Rà sát lại các quy định về tiêu chuẩn định mức chi tiêu đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân sách theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm. Kiên quyết thực hiện chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, hạn chế các khoản chi ngoài kế hoạch và không đúng chế độ, các khoản chi mang tính chất phô trương, hình thức, áp dụng nghiêm túc hình thức khoản chi hành chính sự nghiệp cho tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức tốt việc cải cách hành chính để giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt các công tác xã hội hóa đầu tư nhằm động viên sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân để giảm bớt gánh nặng chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Chuyển sang chính sách hỗ trợ một cách hợp lý, giảm dần sự bao cấp cho một số lĩnh vực. Ba là, bố trí cơ cấu chi ngân sách Nhà nước hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển phải cao hơn tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế-xã hội phải lớn hơn tốc độ tăng chi quản lý Nhà nước và chi khác. Bốn là, phát huy tiềm năng vốn có từ các nguồn tài nguyên quốc gia và tài sản công còn đang bị bỏ phí. Khẩn trương tiến hành quy hoạch trong khai thác, tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý, mở rộng việc đấu thầu khai thác các nguồn tài nguyên quốc gia với sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Lên kế hoạch khai thác tối ưu các nguồn vốn từ tài sản công do các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các lực lượng vũ trang quản lý. Năm là, tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương hỗ trợ để triển khai thực hiện các chương trình 3.2.1.2 Thu hút nguồn vốn từ khu vực dân cư. Theo chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước phong trào GTNT: “Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước”. Nhưng trong Giai đoạn 2008 - 2012 thì huy động nguồn vốn từ khu vực dân cư cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT chiếm từ 6,1% đến 23,4% so với tổng vốn đầu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 77 tư. Do vậy để đảm bảo cho việc đầu tư phát triển GTNT huyện đến năm 2020 thì cần phải tăng cường hơn nữa nguồn vốn này: Cần có cơ chế chính sách khuyến khích được người dân tham gia đóng góp tối đa nguồn lực, cho họ thấy được mặt tích cực, lợi ích từ việc phát triển hạ tầng GTNT, góp phần mở rộng mạng lưới giao thông, phát triển các hoạt động buôn bán, kinh doanh, mở rộng giao thương với các vùng, địa phương lân cận, góp phần phát triển kinh tế. Để thu hút được nguồn vốn đóng góp từ nhân dân thì cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn tại địa phương mình. Ngoài ra để huy động được tối đa nguồn lực này và sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi các cán bộ quản lý vốn và sử dụng vốn một cách công khai, minh bạch. Vận động nhân dân các địa phương đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống đường bộ liên huyện, xã xóm, bản theo phương thức " Nhà nước và nhân dân cùng làm". Thời gian qua, ở nhiều xã trong huyện đã áp dụng có hiệu quả cách làm này để phát triển GTNT, nhờ đó bộ mặt nhiều xã đã được thay đổi. Nhân dân luôn mong muốn có những hệ thống giao thông tốt để thông thương buôn bán được dễ dàng, do vậy họ cũng mong muốn được đóng góp sức mình vào những con đường, những công trình giao thông đó. Huyện cần giúp người dân nhân ra trách nhiệm cũng như quyền lợi mà họ sẽ có được khi tham gia sử dụng chính các công trình giao thông nông thôn đó. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với địa phương có cơ chế chính sách khuyến khích người dân tham gia một cách vui vẻ và nhiệt tình hưởng ứng một cách tích cực. Ngoài ra cần tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, các ban ngành và nhà tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khâu lập và thực hiện kế hoạch, đặc biệt là đẩy mạnh dân chủ và minh bạch, công khai trong việc sử dụng vốn huy động từ nhân dân. Những năm gần đây, mức đóng góp của dân để phát triển Giao thông nông thôn ngày càng tăng, hình thức đóng góp bằng vật liệu, lao động công ích, ngày công lao động, bằng tiền mặt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 78 Mỗi địa phương phát động phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm thu hút người dân trong công tác xã hội hoá GTNT, vận động người dân tham gia đóng góp lao động công ích và đóng góp tự nguyện ngày công, sức lao động cũng như tiền bạc, nguyên vật liệu. 3.2.1.3 Các nguồn vốn khác Ngoài ra còn có thể huy động thêm các nguồn vốn khác, các nhà đầu tư khác đầu tư vào giao thông trong vùng. Để huy động vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động trong doanh nghiệp góp phần vào công cuộc phát triển hạ tầng giao thông thì địa phương cần có chính sách nhất quán hấp dẫn lâu dài để khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp. Địa phương cần tiến hành lập dự án một cách chi tiết để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình hiện tại của địa phương cũng như cho thấy nguồn đầu tư của họ là có lợi hay không, có nên đầu tư hay không. Các thủ tục hành chính cần đơn giản gọn nhẹ tạo điều kiện để thực hiện dự án một các nhanh chóng. Địa phương cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng tại địa phương được tham gia thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp Giao thông nông thôn. Địa phương phải tận dụng sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Đóng góp vào phát triển Giao thông nông thôn địa phương vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các địa phương cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích, động viên kịp thời với các tổ chức có đóng góp vật chất, ý tưởng xây dựng công trình giao thông nông thôn, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ các doanh nghiệp này. Vùng cần cổ phần hoá các công ty thuộc ngành giao thông vận tải, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phần, mỗi nhà đầu tư nước ngoài được mua ở một mức nhất định. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực giao thông là một hình thức để các doanh nghiệp này học tập được kỹ năng quản lý, các công nghệ tiên tiến trong việc xây dựng hạ tầng giao thông của nước ngoài. Vùng khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng liên doanh, liên kết trong và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 79 ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hoá. Một thực tế hiện nay cho thấy, Nhà nước chưa có các chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào giao thông nông thôn nên hiện nay nguồn vốn từ các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư, vì đầu tư vào hạ tầng giao thông các nhà đầu tư thực sự chưa thấy được những lợi ích có thể mang lại. 3.2.1.4 Nguồn tài trợ từ nước ngoài Cần huy động các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài, các nhà tài trợ quốc tế. Nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển các công trình GTNT tập trung chủ yếu từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC, Liên minh châu Âu EU, các tổ chức Liên hiệp quốc. Các tổ chức ngân hàng này đầu tư thông qua các chương trình dự án và được quản lý trực tiếp bởi Bộ GTVT. Các tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và huyện Đức Thọ nói riêng, họ có yêu cầu cao về mặt kế hoạch công việc của các địa phương, do vậy cần lập cho địa phương mình những kế hoạch, quy hoạch cụ thể về các chương trình dự án đang triển khai và sẽ triển khai trong tương lai nếu có sự đóng góp vốn. Bên cạnh đó các địa phương các thể huy động vốn từ các Việt Kiều, họ cũng mong góp sức mình vào xây dựng quê hương, xây dựng đất nước. Hiện tại nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Đức Thọ chủ yếu là vốn ODA, nhưng công tác giải ngân đang còn kém, công tác sử dụng vốn chưa tốt. Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn ODA thì cần có cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA một các rõ ràng, tránh tình trạng nợ đọng vốn và thiếu trách nhiệm trong quản lý vốn vay. Nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn ODA thì chủ yếu dựa vào hiệp định song phương, Nhà nước, Tỉnh, cũng như huyện cần tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền. Vùng cần mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ, Nhật, Nga, WB. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với các đối tác này sẽ giúp Vùng mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng tài trợ quốc tế. Trong quá trình quan hệ với các đối tác, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 80 vùng Bắc Trung Bộ cần phải cố gắng loại bỏ các ràng buộc về chính trị ra khỏi quan hệ hỗ trợ phát triển. Cần phải đề cao vai trò làm chủ trong quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA. Nhằm thu hút ODA một cách có hiệu quả, Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định về kinh tế, chính trị, mặt khác huy động vốn ODA cũng cần chú ý đến những điều kiện đi kèm, các chi phí khác có liên quan tránh tình trạng khi sử dụng vốn này chi phí liên quan phát sinh sau có thể lớn hơn cả mức vốn đầu tư ban đầu. Nhằm thu hút ODA được nhiều hơn thì Nhà nước cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết như tiến hành công khai thu chi ngân sách, thực hiện cổ phẩn hóa các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung phát triển nhanh nông thôn, xóa đói giảm nghèo các vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, hải đảo, cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính. Vùng cũng cần chuẩn bị tốt vốn đối ứng đầy đủ trong các dự án sử dụng vốn ODA. Có như vậy dự án mới được triển khai một cách thuận lợi và làm theo đúng cam kết với các nhà tài trợ. Huyện cần tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị với các nhà tư vấn nhà tài trợ để giải quyết những mặt ưu và nhược trong việc thực hiện dự án, kết hợp với các nhà tài trợ để tìm ra các giải pháp nhằm hài hoà và đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận sử dụng ODA có hiệu quả cao. 3.2.2 Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã ít lại đầu tư phân tán dàn trải, không tập trung vào các công trình trọng điểm, vùng trọng điểm, hiệu quả đầu tư thấp gây thất thoát lãng phí, điều này làm giảm tính hấp dẫn đối với các đầu tư bỏ vốn vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Vì vậy cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc cấp vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Tích cực khai thác ngân sách từ ngân sách TW, ngân sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân của tài trợ quốc tế, doanh nghiệp trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thu hồi vốn (BOT) nếu được nhân dân địa phương chấp nhận. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 81 Xây dựng các công trình phát triển CSHT giao thông nông thôn đến năm 2010 và chia từng giai đoạn để thực hiện theo nguyên tắc: Vùng sản xuất hàng hóa tập trung cao, thuận lợi ưu tiên trước; Đầu tư phải đồng bộ và kết hợp các nguồn của địa phương, của dân và của nguồn khác; Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết quy hoạch và phát triển kinh tế tổng thể từng vùng nông thôn và công khai các quy hoạch đó cho toàn dân ở những vùng đó và những vùng khác biết để cùng tham gia thực hiện bằng nguồn vốn tự có. 3.2.3 Giải pháp nâng cao tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Quản lý giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về giao thông vận tải. Nếu công tác quản lý giao thông không làm tốt sẽ gây ra lãng phí rất lớn, các công trình giao thông xuống cấp rất nhanh như thực trạng giao thông nông thôn của nước ta hiện nay. Do đó cần phải nâng cao tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT. 3.2.3.1 Về tổ chức a. Cấp huyện Cấp huyện quản lý trực tiếp mạng lưới giao thông nông thôn gồm đường từ huyện về các xã, đường liên xã, đường do xã và đường từ huyện về các xã, thôn tự làm cũng như mạng lưới đường sông, kênh rạch địa phương. Ủy ban nhân huyện chủ trì việc huy động tại chỗ, các nguồn vốn của nhân dân cũng như sự đóng góp kinh phí của các đơn vị đóng trên địa bàn để xây dựng và bảo dưỡng hệ thống giao thông tại địa phương. Mỗi huyện cần có một bộ phận chuyên tráchvề giao thông nằm trong phòng quản lý công trình hạ tầng cơ sở, am hiểu sâu về kỹ thuật xây dựng và sửa chữa đường nông thôn; nắm vững các chính sách về giao thông, hướng dẫn địa phương trong việc tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra. Mỗi huyện phải có một đội chuyên trách lo việc xây dựng, duy tu mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoặc sử dụng các thành phần kinh tế theo chế độ hợp đồng hóa giao khoán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 82 b. Cấp xã Xã là địa bàn thực hiện phần chủ chốt và trực tiếp hưởng thụ thành quả mà việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, không chỉ trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu hàng hóa mà còn cả lợi ích về mặt văn hóa-xã hội. Xã là cấp cân đối từ tất cả các nguồn tự có, nguồn trợ cấp từ cấp trên và của bên ngoài, cũng như sự đóng góp của cộng đồng dân cư theo kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua. Xã chịu sự quản lý, kiểm tra của huyện về mặt kỹ thuật cũng như việc sử dụng các nguồn vốn do cấp trên hỗ trợ. Mỗi xã cần có một ủy ban trực tiếp phụ trách công tác giao thông để quản lý kế hoạch và hướng dẫn thôn xóm quản lý đường xã trên địa bàn. Đối với những người làm công tác bảo dưỡng giao thông cần có chế độ thù lao tương ững với công sức của họ bỏ ra, địa phương có thể trả bằng thóc hay bằng tiền. Nên áp dụng hình thức khoán quản lý duy tu cho cá nhân hoặc nhóm người lao động do xã chỉ đạo, dân đấu thầu. Các huyện tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn xã tổ chức giao thầu theo đúng quy chế do huyện đề ra. 3.2.3.2 Về quản lý xây dựng a. Trước khi xây dựng nhất thiết phải có dự án được duyệt. Cơ quan có thẩm quyền duyệt có thể là huyện, xã tùy theo quy mô dự án trên cở quy hoạch đã được tỉnh thống nhất, tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Giao thông vận tải. Các dự án phải được thẩm định trước khi đầu tư và phải có chủ đầu tư (huyện hoặc xã). +Chủ đầu tư có thể tự quản lý, cũng như có thể ký hợp đồng với đơn vị xây dựng tại địa phương giám sát, nghiệm thu, thanh toán công trình. +Các dự án khi thực hiện phải thông qua huyện và thông báo cho Họi đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, sau đó tập hợp báo cáo cho tỉnh, hàng năm tỉnh báo cáo cho Bộ Giao thông để tổng hợp báo cáo cho Nhà nước. +Các huyện phải có phòng quản lý cơ sở hạ tầng trong đó có giao thông nông thôn. +Các xã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi giao thông vận tải. b. Trong quản lý thực hiện các dự án xây dựng giao thông nông thôn cần phải quản lý chất lượng và tổ chức nghiệm thu bàn giao quản lý và sửa chữa công trình sau này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 83 +Đối với các tuyến đường do huyện làm chủ đầu tư thực hiện quản lý chất lượng theo điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành. +Đối với các tuyến đường, xã, thôn xóm ấp: Địa phương tổ chức lực lượng giám sát quản lý chất lượng, nghiệm thu thì mời Ban quản lý của huyện. Công trình thi công xong phải nghiệm thu về khối lượng, chất lượng, giá trị và bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý bảo dưỡng theo nguyên tắc sau: -Đối với đường huyện: Việc nghiệm thu thực hiện theo điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành. Phòng giao thông huyện có trách nhiệm quản lý và sửa chữa hàng năm đối với từng tuyến đường. Có thể tổ chức giao từng đoạn tuyến cho các xã sử dụng quản lý, sửa chữa có hướng dẫn nghiệp vụ hàng năm. -Đối với đường xã và thôn: Ủy ban nhân dân xã tổ chức nghiệm thu. Tổ chức giao từng đoạn tuyến cho các thôn, ban quản lý, sửa chữa hàng năm. Giao thông vận tải nông thôn và miền núi là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giao thông vận tải của toàn quốc, đồng thời nó mang đặc thù riêng về mặt tổ chức xây dựng và quản lý. Do đó, cần nghiên cứu thiết lập một hệ thống tổ chức và các biện pháp quản lý phù hợp từ Bộ xuống các huyện, xã thôn. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần theo dõi và bổ sung để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và của từng thời kỳ phát triển để sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn ở nước ta ngày càng tiến lên vững chắc. 3.2.4 Giải pháp cính sách phát triển CSHT GTNT. 3.2.4.1 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Một trong những nguyên nhân làm cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông hiệu quả chưa cao đó là do đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật. Hầu hết các địa phương có cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển kinh tế nông thôn nói chung và quản lý các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng là rất kém. Đội ngũ này không có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn, hay nếu có thì rấy hạn chế, trình độ học vấn thấp nên gây ra lãng phí, thất thoát lớn trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn như tham ô tiền đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tiền vật liệu hay mua vật tư kém chất lượng.... Với những thực trạng trên, trong những năm tới để quá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 84 trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn hiệu quả cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý: +Thực hiện tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo ngắn hạn về trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho các cán bộ cấp huyện, xã. +Có chính sách đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận bằng việc cử các cán bộ trẻ đi học, bồi dưỡng kiến thức và thực thi khuyến khích con em địa phương học tập tại các trường đại học, cao đẳng về phục vụ quê hương. 3.2.4.2 Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Giao thông nông thôn muốn phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong phát triển các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn là vấn đề then chốt. Hiện nay, việc nhanh chóng phổ cập tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất và xây dựng giao thông, đặc biệt là xây dựng sở hạ tầng giao thông nông thôn là con đường có hiệu quả đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa kinh tế nông thôn. Trong thực tế nước ta hiện nay, các phương tiện thiết bị xây dựng rất lạc hậu do đó là một lý do làm cho các tuyến đường nông thôn nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ công trình thấp....Với yêu cầu tăng mức đầu tư cho các công trình nghiên cứu và phổ cập khoa học công nghệ vào nông thôn nói chung và phát triển sở hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng, cần phải thực hiện ngay một số chế độ cụ thể nhằm khuyến khích mạnh mẽ các cán bộ khoa học công nghệ về công tác tại nông thôn. Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý tự làm có hướng dẫn về kỹ thuật. Huy động các đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài nước thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng các loại địa bàn khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu các công trình đã có trong và ngoài nước để phù hợp với từng vùng. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ cơ sở hạ tầng trong đó có sở hạ tầng giao thông nông thôn, Nhà nước cần cấp một số kinh phí cho trung tâm hoạt động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 85 nhằm nghiên cứu thu thập các công nghệ. Bên cạnh đó cần vận động mọi cơ sở, tổ chức ứng dụng những công nghệ có hiệu quả. Phân cấp đầu tư vốn cho nghiên cứu khoa học như sau: -Vốn ngân sách Trung ương cấp cho các công trình, để tài, các đề án, các thiết kế quy hoạch các công nghệ, xây dựng thực nghiệm mang tính chất chung phổ biến. -Vốn ngân sách địa phương, ngành nghiên cứu các đề tài, công nghệ xây dựng thực nghiệm mang tính chất đặc thù từng địa phương. 3.2.4.3 Cải tiến cơ chế huy động vốn và hoàn vốn. a. Đối với cơ chế huy động vốn. Huy động vốn dựa vào cơ sở tính toán nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn cung ứng của từng lĩnh vực cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo thực hiện công tác kế hoạch hóa và điều hành công tác huy động vốn theo tháng, quý trên cơ sở chỉ tiêu cần đáp ứng. Đối với ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trích 45% thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để địa phương xây dựng và phát triển nông thôn. Với các công trình lớn cần huy động vốn thông qua nhiều công cụ huy động khác nhau song các công cụ này phải đảm bảo một cách hợp lý giữa thời hạn, phương thức thanh toán, giao dịch, trao đổi về loại tiền huy động. Khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách Nhà nước, cải tiến hệ thống thuế; đây là nguồn vốn cơ bản để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đối với vốn góp của dân chúng ta huy động cả đóng góp bằng tiền, bằng sức lao động và bằng hiện vật. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta cần khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn theo hình thức BOT, BT, BTO. Trong ba hình thức trên chúng ta cần khuyến khích đầu tư theo hình thức BT vì hình thức này đem lại lợi ích cho cả hai bên đối tác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. b. Đối với cơ chế hoàn vốn. Trong thực tế những năm qua, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn huyện vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là không có. Mà nguyên nhân chủ yếu là cơ chế hoàn vốn của Nhà nước với vấn đề này còn chưa rõ ràng, làm cho các doanh nghiệp cá nhân không dám bỏ tiền đầu tư. Mục tiêu hoàn vốn ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 86 là để đầu tư, vì thế cơ chế vốn phải được tính toán phù hợp với điều kiện của từng vùng. Chúng ta phải xác định mức phí sử dụng mà người hưởng lợi từ công trình phải trả sao cho thời gian thu hồi không quá lâu, phí thu hồi được đầy đủ, hấp dẫn được các đầu tư mà lại phù hợp với thu nhập của người sử dụng. Để huy động một nguồn vốn quan trọng này vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách đổi mới cơ chế hoàn vốn rõ ràng. +Nếu tư nhân và các doanh nghiệp bổ tiền đầu tư xây dựng, bảo dưỡng các con đường, cơ sở hạ tầng giao thông đường sông, cầu cống..., sẽ được quyền thu phí người dân, các phương tiện qua lại, các đơn vị đóng trên địa bàn có sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn này. +Khuyến khích các đầu tư nước ngoài đầu tư vào các hình thức BOT, BT, BTO vào xây dựng giao thông nông thôn. Nếu các đầu tư tham gia các công trình giao thông nông thôn sẽ được hưởng các ưu đãi trong đầu tư các công trình về sau. Nhà nước cần phải từng bước giảm nhẹ các thủ tục hành chính phức tạp, không phân biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và trong nước, hỗ trợ giải phóng mặt bằng... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 87 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Trong quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn thì GTNT đóng một vai trò quan trọng, quyết định, do vậy muốn đưa nông thôn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì công tác xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng GTNT phải đi trước một bước. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua các cấp ủy chính quyền của huyện Đức Thọ đã quan tâm và đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT, nhưng do các xã trong huyện có kinh tế khó khăn nên không thể đẩy nhanh tiến độ phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn huyện. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ trong giai đoạn 2008-2012 chúng ta có thể thấy được hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng giao thông nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu: quy mô chiều dài của các tuyến đường ngày càng tăng lên, chất lượng mặt đường ngày càng được nâng cấp, việc huy động các nguồn vốn trong thời gian qua cũng đạt được nhiều kết quả đáng phải quan tâm, điều này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT ở huyện Đức Thọ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như mức huy động vốn từ các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư còn hạn chế chưa đáp nhu cầu đầu tư phát triển, việc chậm tiến độ của các trình GTNT, chất lượng các công trình thấp, Chính vì vậy huyện Đức Thọ cần có các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hơn nữa trong thời gian tới. 2. Kiến nghị. 2.1. Về phía nhà nước Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho GTNT vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tư phát triển CSHT GTNT là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó. Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 88 kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp. Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư GTNT Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật 2.2. Đối với tỉnh. Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình và giao cho huyện làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã, thị trấn để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng. UBND tỉnh sớm có quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án. Ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án. Giao sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 89 2.3. Đối với huyện, xã. Huyện phải lập chiến lược,quy hoạch và kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt đông đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên Địa bàn huyện qua các giai đoạn trình lên các ban ngành có thẩm quyền. Phải có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn vốn. Cần có một bộ phận chuyên trách về giao thông nằm trong phòng quản lý công trình hạ tầng cơ sở, am hiểu sâu về kỹ thuật xây dựng và sửa chữa đường nông thôn; nắm vững các chính sách về giao thông, hướng dẫn địa phương trong việc tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra. Mỗi huyện phải có một đội chuyên trách lo việc xây dựng, duy tu mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoặc sử dụng các thành phần kinh tế theo chế độ hợp đồng hóa giao khoán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ SVTH: Trần Thị Thu Thủy 90 Danh mục các tài liệu tham khảo 1. Thuyết minh quy hoạch mạng lưới GTVT huyện Đức Thọ-Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2025. 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đức Thọ giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030. 3. Giáo trình Kinh tế đầu tư . NXB Thống kê năm 2003. 4. Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Thống kê năm 2003. 5. Giáo trình kinh tế phát triển nông nghiệp và nông thôn. NXB Thống kê năm 2003. 6. Phòng công thương UBND huyện Đức Thọ, Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành công trình duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT năm 2010 7. Phòng công thương UBND huyện Đức Thọ, Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành công trình duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT năm 2011 8. Phòng công thương UBND huyện Đức Thọ, Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành công trình duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT năm 2012 9. Phòng công thương UBND huyện Đức Thọ, Báo cáo kết quả thực hiện phong trào GTNT giai đoạn 2008-2012. 10. Phòng Tài chính-kế hoạch UBND huyện Đức Thọ, Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2008,2009,2010,2011,2012. 11. Website: thong-duong-bo-giai-doan-2003-2008thuc-trang-va-giai-phap-874/ 12. Website: 13. Website: so-giai-phap-thu-hut-von-dau-tu-phat-trien-giao-thong-nong-thon-o-mien-nui-phia- bac-trong-thoi-ky-cnh-hdh-nong-nghiep-nong-thon-1.html 14. Website: quy-dinh-kiem-tra-chat-luong-cong-trinh-giao-thong-287893/ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thi_thu_thu_y_2089.pdf
Luận văn liên quan