Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện Nam Đàn

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện với hệ thống chính sách đối với công tác khuyến nông, đổi mới cơ chế thể chế cũng như nội dung phương pháp khuyến nông. Nhà nước cần có chính sách hợp lý đối với tiền lương cho cán bộ khuyến nông cũng như khuyến nông cơ sở để họ yên tâm làm việc. Tiếp tục đầu tư cho các dự án khuyến nông, làm chuyến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm tỷ trọng trồng trọt từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Cần chú trọng đầu tư hơn nữa các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi mới để đáp ứng cho nhu cầu của nền nông nghiệp nông thôn mới. - Nhà nước cần nghiên cứu tổ chức hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở sao cho phù hợp với tình hình cũng như đòi hỏi của thực tế.

pdf97 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện Nam Đàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 25.00 5 100,00 - Thủy sản và lâm nghiệp Lần 2 1 2 -1 -50.00 1 100,00 2. Tổng số người tham dự Người 1350 2116 2870 766 56.74 754 35,63 - Cán bộ khuyến nông Người 340 483 698 143 42.06 215 44,51 - Nông dân sản xuất giỏi người 150 238 298 88 58.67 60 25,21 (Nguồn: trạm khuyến nông huyện Nam Đàn) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 63 Qua bảng trên cho thấy đối tượng chủ yếu tham gia vào các cuộc tham quan hội thảo là cán bộ khuyến nông cơ sở và cán bộ ở các địa phương nơi diễn ra quá trình tham quan hội thảo, số lượng nông dân sản xuất giỏi cũng như nông dân sản xuất đại trà tham gia vào cuộc hội thảo còn ít chính vì vậy mà hoạt động tham quan hội thảo chưa mang lại được kết quả cao cho công tác khuyến nông của trạm. Tóm lại hoạt động tham quan hội thảo của trạm trong những năm qua có xu hướng tăng lên nhưng số lượng các cuộc hội thảo chưa nhiều và chất lượng đạt được còn thấp do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là nguồn khình phí phân bổ cho hoạt động này còn thấp, cách sắp xếp thời gian và đối tượng tham gia hoạt động tham quan chưa hợp lý 2.2.2.4 Đánh giá chất lượng mô hình trình diễn trên địa bàn bàn huyện Xây dưng mô hình trình diễn là một hoạt động quan trọng của hoạt động khuyến nông vì đây là một trong những hình thức đào tạo có tính thuyết phục cao nhất thông qua việc trình diễn thành công các mô hình khuyến nông sẽ giúp cho người dân nghe nhìn hiểu và làm theo một cách có hiệu quả việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Kết quả thành công của mô hình còn minh chứng cho sự đúng đắn của tiến bộ kỹ thuật mới trong điều kiện sản xuất của người nông dân và là điều kiện sản xuất đại trà. Nông dân sẽ nhớ khỏang 80% giáo trình mà họ nghe được, vừa thấy, lặp lại và thực hành. Chính vì vậy mô hình trình diễn tốt hay không liên quan trực tiếp tới việc TBKT mới có được chất nhận và nhân rộng trong địa bàn. Mục đích của mô hình là minh chứng tính hơn hẳn của TBKT mới so với cái cũ, qua đó thuyết phục nông dân làm theo, nhân rộng.Vì vậy mà trạm khuyến nông huyện Nam Đàn đã tập trung nguồn nhân lực và nguồn kinh phí cho hoạt động này. Kết quả của mô hình sản xuất trình diễn được thể hiện qua bảng sau: Đại ọc Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 64 Bảng9: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn qua 3 năm (2008-2010) Tên mô hình Số mô hình Số địa điểm thực hiện 1. Trồng trọt 23 19 Lúa 9 6 Ngô 6 5 Dưa hấu 2 2 Khoai tây 2 1 Lạc phủ nilon cao sản 4 4 Đậu tương 2 2 2. Chăn nuôi 17 15 Bó cái sinh sản 5 5 Gà an toàn sinh học 4 3 Chăn nuôi và xử lý phân bằng bioga 6 6 Lợn nái móng cái 2 1 3. Lâm sinh 4 4 Tràm, keo lai 4 4 4. thủy sản 2 3 Cá Diêu Hồng 1 2 Mô hình cá Rô phi 1 1 5. Mô hình khác 5 4 Tổng 53 46 (Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn) Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét: Mô hình trình diễn được xây dựng trên những lĩnh vực trồng trọt. chăn nuôi, lâm sinh, thủy sảnnhưng trong đó chủ yếu là lĩnh vực trồng trọt (37,74%) và chăn nuôi 32,07% còn lại là những mô hình thuộc lĩnh vực khác. Trong trồng trọt thì trạm chủ yếu xây dựng mô hình về lúa và ngô với tỉ lệ tương ứng là 45% và 25 % còn lại là các cây trồng khác, trong chăn nuôi thì chủ yếu xây dựng mô hình cải tạo đàn bò chiếm 29,41% . Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 65 Các mô hình trình diễn được xây dựng là nhờ sự kết hợp giữa trạm khuyến nông với cán bộ chuyên môn trong các cơ quan, các viên nghiên cứu, trường học và đặc biệt là lực lượng khuyến nông viên cơ sở. trong 3 năm nhưng số lượng mô hình sản xuất trình diễn còn ít, chỉ xây dựng được 53 mô hình thực hiện ở 46 địa điểm mà trên địa bàn có 24 xã thị trấn như vậy bình quân mỗi xã chỉ thực hiện được 2-3 mô hình. Đây là một con số khá khiêm tốn nó chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. 2.2.2.4.1. Đánh giá kết quả mô hình trình diễn trồng trọt Trồng trọt là hoạt động sản xuất chính, sản phẩm trồng trọt là nguồn thu nhập chính của người nông dân. Tuy nhiên năng suất trên địa bàn huyện vẫn còn thấp, chi phí cho hoạt động sản xuất cao nên thu nhập của người dân thấp. Đề nâng cao mức sống của người nông dân trên địa bàn, huyện Nam Đàn đã xây dựng một số mô hình về trồng trọt như lúa, ngô, khoai tây, dưa đỏcho năng suất khá cao điều đó thể hiện ở bảng sau: Bảng 10: Năng suất một số cây trồng Diễn giải Tổng số mô hình Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) So sánh Mô hình Đối chứng Tuyệt đối (tạ/ ha) Tương đối (%) 1.Lúa 9 7 60 42 + 18 42,85 2. lạc 4 5 45 29 + 16 55,17 3. Ngô 6 5 34,31 28,56 +5,75 20,13 4. Khoai tây 2 5 160 120 +40 33,33 5.Dưa hấu 2 5 300 250 + 50 20 6.Đậu tương 2 2 230 170 60 35,29 (Nguồn: từ số liệu điều tra) Lúa: mô hình là giống Bio 404 Đối chứng là giống khang dân AT17 Ngô: Mô hình là giống C919 Đối chứng là giống ngô truyền thống Sông Lam Lạc : Mô hình là lạc che phủ nilon Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 66 Đối chứng là Lạc sản xuất thông thường Dưa : mô hình là dưa hấu hè thu giống Thủy Lôi Đối chứng là dưa hấu truyền thống Khoai tây : mô hình là áp dụng đứng quy trình kỹ thuật Đối chứng là sản xuất đại trà theo kinh nghiệm Nhìn vào bảng trên ta thấy năng suất của các cây trồng theo mô hình cao hơn hẳn so với giống đối chứng. Qua 3 năm trạm đa xây dựng được 9 mô hình thủ nghiệm trồng lúa lai Bio 404 tại xã xuân hòa, khánh Sơn, Xuân Lâm(2009) với diện tích 7 ha cho năng suất đạt 60 tạ/ ha tăng 18 tạ/ ha so với giống đối chứng Khang Dân T17(tăng 42,85%). Trong sản xuất nông nghiệp thì lúa, ngô, lạc vẫn là những cây trồng chính nên hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá đơn điệu, do đó năm 2009 trạm khyến nông kết hợp với trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Nghệ An xây dựng 2 mô hình phục tráng giống đậu tương Nam Đàn với quy mô 2 ha, phục tráng nhằm chọn lọc lại bộ giống giúp nông dân địa phương có được giống tốt phục vụ nghề làm tương truyền thống của nam Đàn, mang lại năng suất 230 tạ/ ha tăng 60 tạ/ ha so với giống đậu tương truyền thống tức tăng 35,79%. Đặc biệt trong năm 2010 được sự giúp đỡ của trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh, trạm khuyến nông huyện Nam Đàn đã tiến hành thực hiện mô hình “Xây dựng cánh đồng thu nhập cao năm 2010” với công thức Lạc vụ Xuân- Dưa hấu hè thu- Khoai tây Đông trên địa bàn xã Nam Tân. Mô hình được thực hiện khá thành công mang lại hiêu quả cao cho bà con nông dân cụ thể:mô hình khoai tây thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã mang lại năng suất cao hơn đạt 160 tạ/ ha còn trồng đại trà với mật độ dày không được tỉa định mầm theo quy trình kỹ thuật nên số củ / bụi ít năng suất thu được chỉ đạt 140 tạ/ năm. Mô hình thành công sẽ giúp bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bố trí cây trồng hợp lý để nâng cao năng suất, chất lượng nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của vùng. Nhìn chung những kết quả đạt được của trạm khuyến nông góp phần tăng năng suất cây trồng đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Đại học Kin h t Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 67 2.2.2.4.2 Kết quả mô hình trình diễn chăn nuôi Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thực phẩm của con người ngành chăn nuôi đang có những bước phát triển khích lệ cùng với sự phát triển đó trong những năm gần đây trạm khuyến nông huyện đã thực hiện xây dựng mô hình sản xuất trình diễn trong chăn nuôi chủ yếu là lợn, bò và gia cầm  Mô hình nuôi gà thả vườn Tận dụng điều kiện địa hình rộng ở một số xã thuộc địa bàn huyện như xã Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Hưng, Nam Lĩnh...các hộ qia đình có diện tích vườn lớn mà các cây trồng canh tác ít, không mang thường xuyên. Mô hình nuôi gà thả vườn là mô hình khá phù hợp và đang mang lại những tín hiệu khả quan cho người sản xuất. Giống gà được trạm khuyến nông sử dụng cho các hộ nông dân nuôi chủ yếu là giống gà Tam hoàng với giống gà Kabir. Quy mô và địa điểm chăn nuôi gà thả vườn được thể hiện qua bảng sau: Bảng11: Quy mô và địa điểm chăn nuôi gà thả vườn qua 3 năm 2008- 2010 Địa điểm thực hiện Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SL (hộ) SL (con) SL (hộ) SL (con) SL (hộ) Sl(con) Nam lĩnh 7 350 5 200 12 840 Nam Xuân 7 490 2 120 9 810 Nam Nghĩa 4 250 0 0 0 0 Nam Hưng 8 320 5 250 12 120 Tổng 37 1210 12 570 33 1770 Năm 2008 có 37 hộ tham gia mô hình với 1210 con, năm 2009 chỉ có 12 hộ tham gia với số lượng ít tổng số đàn gà chỉ 570 con. Có thể nói tổng số đàn gà nuôi các năm vừa qua có sự biến đổi lớn. Điều này xảy ra là do dịch cúm gà bùng phát trở lại ở nhiều địa phương nên làm cho tổng đàn gà nuôi bị giảm mạnh, xuống chỉ còn 570 con so với năm 2008. một số hộ nuôi gà dường như mất trắn. Số hộ tham gia mô hình từ đó cũng giảm xuống chỉ còn 12 hộ. Điều này là do tâm lý sợ rủi ro của người nông dân. Trong số các xã thì xã Nam Nghĩa là xã duy nhất không còn hộ nào thực hiện mô hình trong năm 2009 và 2010. Tuy nhiên tới năm Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 68 2010 khi mà dịch cúm gà không còn ảnh hưởng tới nhiều địa phương thì tổng đàn gà được tăng lên, phát triển trở lại. Trong đó xã Nam Lĩnh nuôi nhiều nhất với tổng số 840 con trên 12 hộ gia đình. Quá trình nghiên cứu được biết trong khi triển khai mô hình trình diễn trạm đã mở lớp tập huấn chuyển giao TBKT nuôi gà thả vườn cho bà con nông dân, hướng dẫn bà con cách chăn sóc, vệ sinh chuồng trại, khẩu phần thức ăn. Nhờ vậy mà người nuôi gà nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật chăn sóc nuôi do vậy kết quả mô hình đạt được năm 2010 là khả quan: Tỷ lệ sống sót đạt 85% trọng lượng xuất chuồng ở 70 ngày tuổi đạt 1,8- 2,3 kg. Sau trừ chi phí mỗi con gà cho lại từ 15-20 nghìn đồng. Chuồng trại là một yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển của đàn gà cũng như khả năng phòng trừ dịch bệnh. Để tạo điều kiện tốt cho đàn gà, trạm khuyến nông đã chỉ đạo cho bà con làm chuồng đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: tre, nứa, lá cọ, tranh rạ...hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Nuôi 100 con gà thả vườn cần diện tích khoảng 15- 20m2. Sàn chuồng chủ yếu được làm bằng tre, gỗ cao khỏang 40-50 cm so với nền chuồng( nền chuồng được láng băng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt đễ dàng hốt phân. Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt. Các chế độ chăm sóc gà ở các giai đoạn khác nhau cũng yêu cầu khác nhau. Bên cạnh đó để gà thả vườn có tỉ lệ nuôi sống cao và mau lớn, cần thực hiện tốt lịch phòng bệnh cho gà theo đúng chu trình kỹ thuật. Với kết quả của mô hình trạm khuyến nông đã phối hợp với các CLB hoặc tổng hợp các xã cho các hộ nuôi gà đi tham quan mô hình trình diễn ở các xã tiên phong và hội thảo rút kinh nghiệm. Do vậy hiện nay quy mô đàn gà đang có xu hướng tăng trở lại, với số lượng ngày càng lớn. Tuy nhiên khi mở rộng thêm quy mô với số lượng lớn như vậy thì trạm khuyến nông cần tính toán kỹ lưỡng và tìm thị trường đầu ra cho gà,nếu không vấn đề tiêu thụ gà sẽ là bài toán khó. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 69 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông của các hộ nông dân và cán bộ điều tra 2.2.3.1. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra Để đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Nam Đàn tôi điều tra 45 hộ trong 3 xã Khánh sơn, Nam Lộc, Xuân Lâm và phân ra 3 nhóm nghiên cứu Nhóm I: Những hộ ở mức khá, giàu Nhóm II: Hộ ở mức trung bình Nhóm III: Những hộ ở mức nghèo Từ đó đánh giá xem mức độ và khả năng tham gia các hoạt đông khuyến nông của các nhóm đó như thế nào từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông cho cơ sở nghiên cứu nói riêng và toàn huyện nói chung Bảng 12: Những thông tin chung về hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Tổng số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Nhóm hộ (hộ) Nhóm I Nhóm II Nhóm III 1. Số hộ điều tra Hộ 45 100 15 20 10 2. Trình độ văn hóa chủ hộ Người 45 100 Cấp I Người 13 28,9 1 9 3 Cấp II Người 19 42,2 9 5 5 Cấp III Người 13 28,9 5 6 2 3. Tổng số nhân khẩu Khẩu 256 100 86 112 58 - Nhân khẩu BQ/ hộ Hộ/khẩu 5,68 - 5,73 5,6 5,8 4. Tổng số lao động LĐ 167 100 57 73 37 - Lao động BQ/ hộ Hộ/ LĐ 3,7 - 3,8 3,65 3,7 5. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 46,64 46,64 46,73 46,9 46,3 (nguồn: số liệu điều tra) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 70 Qua số liệu ta thấy tổng số nhân khẩu của 45 hộ điều tra là 267 nhân khẩu với tổng số lao động 167.Bình quân nhân khẩu/ hộ là 5,68 khẩu điều này cho thấy mức bình quân khẩu/hộ ở mức thấp là do một số bộ phận thanh niên đến tuổi lao động đi làm thêm hay đi học ở xa do đó bình quân lao động/ hộ chỉ có khoảng 3,7 lao động. Trong sản xuất nông nghiệp đa phần các hộ đều tự sản xuất kinh doanh, tự hoạch toán. Vì thế muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thì lực lượng lao động cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ kinh nghiệm, khả năng quản lý, đặc biệt là đối với chủ hộ người có vai trò quyết định trong gia đình. Trình độ văn hóa của các chủ hộ tương đối đồng đều nhưng nhìn chung vẫn còn thấp chỉ có 28,9 % hộ có trình độ văn hóa cấp III, 42,2 % số chủ hộ có trình độ THCS và 28,9 % số chủ hộ có trình độ tiểu học và dưới tiểu học. Bảng 13:Tình hình sử dụng đất đai và trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Tổng số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Nhóm hộ (hộ) Nhóm I Nhóm II Nhóm III 1. Quy mô đất đai sào 481 100 Đất SXNN sào 393 81,7 151 186 56 Đất NTTS sào 19 1,87 8 6 5 Đất LN sào 69 14,35 40 17 12 2. Tư liệu SX 1. Trâu bò con 65 100 24 24 17 Xe bò Chiếc 39 86,67 12 18 9 Vô tuyến Chiếc 42 93,33 15 20 7 (Nguồn: Số liệu điều tra) Với tổng diện tích đất đai được điều tra là 481 sào thì có đến 393 sào đất sản xuất nông nghiệp, đất NTTS có 19 sào chiếm 1,87 %, đất lâm nghiệp có 69 sào chiếm 14,35 %. Nhìn chung trên địa bàn nghiên cứu hoạt động sử dụng đất SXNN là chủ yếu, điều này cũng là vấn đề khó khăn cho các nhà quản lý nói chung và trạm khuyến nông huyện Nam Đàn nói riêng khó khăn cho việc chuyển dịch Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 71 cơ cấu áp dụng khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất. Về tài sản của hộ thì đại đa số các hộ điều tra đều có trâu bò cày kéo, có hộ có 2 tới 3 con bò. Ngoài mục đích nuôi để lấy sức kép thì hộ còn sử dụng vào kinh doanh nuôi để bán bò thịt. Chăn nuôi phát triển thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình chăn nuôi, giúp cho bà con nông dân nâng cao thu nhập hiệu quả chăn nuôi. Đa phần các hộ đều trang bị phương tiện sản xuất, nhưng nhóm III việc sắm sửa các phương tiện vô tuyến còn thiếu nhiều 3/10 hộ chưa có phương tiện vô tuyến. Điều này gây khó khăn cho hộ trong việc lắng nghe những thông tin liên quan tới hoạt động sản xuất của mình. Và cùng là nguyên nhân khiến cho hoạt động tuyên truyền thông tin liên quan tới các hoạt động khuyến nông chưa được hoàn thiện tốt 2.3.2. Thông tin cơ bản của cán bộ điều tra Để hiểu rõ thêm về lực lượng, năng lực của các CBKN trên địa bàn huyện tôi điều tra 15 cán bộ khuyến nông của huyện bao gồm cán bộ khuyến nông của trạm và cán bộ khuyến nông cơ sở thu thập được một số thông tin cơ bản như sau: Bảng 14: Thông tin cơ bản của cán bộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) 1. Số CB điều tra Người 15 100 2. Trình độ văn hóa - Cấp I Người 1 6,66 - Cấp II Người 4 26,67 - Cấp III Người 10 66,67 3. Trình độ chuyên môn - Đại học Người 1 6,66 - Cao đẳng Người 1 6,66 - Trung cấp Người 4 26,67 - Sơ cấp Người 9 60 (Nguồn: Số liệu điều tra) Nhìn vào bảng số liệu điều tra cho thấy cán bộ khuyến nông trình độ chuyên môn thấp, số cán bộ có trình độ chuyên môn bậc đại học có 1 người, cao đẳng 1 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 72 người chiếm 6,66%, chủ yếu là cán bộ ở bậc sơ cấp chưa được đào tạo sâu sắc có tới 9 người chiếm 60 %. Đa phần số cán bộ học chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, chưa được đào tạo kỹ về công tác khuyến nông. Vì thế trong hoạt động chưa toàn diện, chỉ chú trọng đến mặt kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp chưa làm tốt vai trò là cầu nối của người nông dân. Những cán bộ khuyến nông cơ sở chủ yếu là do cán bộ xã, cán bộ thôn làm kiêm khuyến nông viên nên trình độ chuyên môn thấp chất lượng chưa được cao. Việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc thì 100% số cán bộ có xe máy phục vụ cho việc đi lại trong công việc, nhưng số lượng cán bộ có máy tính,máy ảnh còn rất thấp. Chỉ có 2 người có máy ảnh, 1 người có máy vi tính tấp trung ở cán bộ khuyến nông của trạm, còn các cán bộ khuyến nông cơ sở thì chưa có điều kiện trang bị. Chình vì vậy trong quá trình thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân thì họ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra dẫn đến chất lượng công tác khuyến nông kém. Một nguyên nhân nữa làm cho chất lượng công tác khuyến nông thấp là mức phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở còn rất thấp. Trong số 15 cán bộ khuyến nông thì có 12 cán bộ phản ánh mức phụ cấp quá thấp,cán bộ khuyến nông xóm chỉ được 150 ngàn đồng/ tháng/ người. Còn cán bộ khuyến nông xã được 200 ngàn đồng/ tháng/ người. Với mức lương như vậy đã khuyến cho họ không chuyên tâm vào công việc khuyến nông, họ chỉ coi khuyến nông là nhiệm vụ của họ. 2.3.3. Hiệu quả một số hoạt động khuyến nông  Hoạt động thông tin tuyên truyền Trạm khuyến nông đã vận dụng nhiều kênh thông tin như truyền hình, truyền thanh, phát hành các tài liệu về khuyến nông, phát hành các tờ rơi nhằm mục đích đưa nhanh những thông tin cần thiết đến cho người dân. Tuy nhiên cho đến thời điểm điều tra thì hoạt động thông tin tuyên truyền nhìn chung hiệu quả còn thấp được thể hiện ở bảng sau: Bảng 15: Đánh giá kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 73 Chỉ tiêu Nhóm hộ (hộ) Tổng số (hộ) Cơ cấu (%)I II III 1. Số hộ điều tra 15 20 10 45 100 2. Ý kiến của hộ 2.1 Thông tin tuyên truyền - Theo dõi thường xuyên 10 15 3 26 57,77 + Áp dụng có hiệu quả 5 5 0 10 38,46 + Áp dụng không hiệu quả 3 5 1 9 34,61 + Không áp dụng 2 3 2 7 26,93 - Ít theo dõi 5 7 3 15 33,33 - Không theo dõi 0 0 4 4 8,9 2.2 Tài liệu về khuyến nông - Tham khảo tài liệu 13 15 7 35 77,77 + Áp dụng có hiệu quả 5 7 1 13 33,33 + Áp dụng không hiệu quả 6 5 2 12 26,67 + Không áp dụng 2 3 3 8 17,77 - Không được tham khảo 2 5 3 10 22,23 ( Nguồn: số liệu điều tra) Nhìn vào bảng trên ta thấy: Về hoạt động thông tin tuyên truyền : Có 57,77% số hộ điều tra thường xuyên theo dõi thông tin qua phương tiên thông tin đại chúng nhưng chỉ có 38,46% hay 10/26 hộ áp dụng có hiệu quả, còn lại 15/26 hộ chiếm 61,54 % số hộ thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông ở phương tiện thông tin đại chúng là không áp dụng hoặc áp dụng không có hiệu quả. Nguyên nhân chính là nội dung các thông tin đưa ra trên phương tiện thông tin đại chúng chất lượng còn thấp làm cho người dân ít tin tưởng để áp dụng chúng. Mặt khác tỉ lệ nông dân có các phương tiện thông tin như radio hay vô tuyến đặc biệt là nhóm hộ thứ III còn thấp nên kết quả truyền thông không cao. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 74 Và việc theo dõi thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng không phải là thói quen của người dân nên việc người dân có thể tiếp thu được những thông tin này gặp nhiều khó khăn. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến chất lượng của các chương trình khuyến nông trên phương tiện này là thường phát theo một giờ nhất định nên khó khăn trong quá trình tiếp thu thông tin của người dân.  Hoạt động tập huấn kỹ thuật Tập huấn kỹ thuật là một hình thức mà cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn cho người dân về cách thức, phương pháp sử dụng những tiến bộ kỹ thuật để người dân có thể áp dụng nó vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi từ đó nâng cao đời sống cho chính hộ nông dân. Và hiệu quả của tập huấn kỹ thuật được thể hiện ở bảng sau: Bảng 16: Hiệu quả của tập huấn kỹ thuật Chỉ tiêu Tổng số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Nhóm hộ ( hộ) I II III I. Số hộ điều tra 45 100 15 20 10 1. Số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật 29 64,44 11 14 4 2. Số hộ áp dụng kỹ thuật 35 77,78 15 14 6 - Hiệu quả 20 44,44 10 9 1 - Không hiệu quả 15 33,33 5 5 5 3. Số hộ không áp dụng kỹ thuật 10 22,22 0 6 4 4. Số hộ tham gia tập huấn nhưng không áp dụng 7 15,56 0 3 4 (Nguồn : Số liệu điều tra) Qua bảng 16 ta thấy có 29/45 hộ tham gia tập huấn chiếm 64,44 % nhưng có tới 33/ 60 hộ tương ứng 77,78 % hộ điều tra áp dụng kỹ thuật mới, sự chênh lệch này nói lên hiệu quả của tập huấn kỹ thuật là khá cao. Bởi hoạt động khuyến nông không như những hoạt động khác, khi đào tạo một người để người đó đào Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 75 tạo lại nhiều người , đây là yếu tố chứng tỏ hiệu quả của công tác khuyến nông. Những người tham gia tập huấn kỹ thuật sau đó về dạy lại cho những người xung quanh nên số người biết và áp dụng kỹ thuật mới sẽ nhiều hơn. Theo số liệu điều tra tỷ lệ người không tham gia tập huấn kỹ thuật chủ yếu tập trung vào nhóm hộ thứ III là nhóm nghèo có trình độ văn hóa thấp, phương tiện sản xuất còn thiếu nên có 4/10 hộ tham gia tập huấn nhưng không áp dụng. Ngược lại đối với nhóm hộ I và II đây là hai nhóm hộ có đủ khả năng về trình độ hiểu biết và phương tiện sản xuất, mặt khác đây là những người thuộc nhóm người năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, nên tỷ lệ áp dụng kỹ thuật rất cao 25/29 chiếm 64,44 % số áp dụng kỹ thuật. Nhìn chung trạm khuyến nông huyện Nam Đàn đã mở được một số lượng các lớp tập huấn kỹ thuật trên địa bàn huyện nhưng số người tham gia tập huấn vào một lớp còn cao, bình quân từ 65- 80 người/lớp và khi tham gia tập huấn người nông dân chưa thật sự chú ý đến bài giảng nên khó khăn trong quá trình tiếp thu bài giảng hơn. Bên cạnh đó nội dung tập huấn chưa đa dạng phong phú còn tập trung chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác lực nượng cán bộ khuyến nông còn mỏng nên việc bố trí các lớp tập huấn kỹ thuật chưa phù hợp với mùa vụ. Một yếu tố nữa làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tập huấn kỹ thuật là do cán bộ khuyến nông chưa có kinh nghiệm nên tập huấn với nội dung còn xa rời với thực tế của người dân nên hiệu quả không cao, có tới 33,33 % hộ điều tra áp dụng không hiệu quả và 15,56 % hộ tham gia nhưng không áp dụng.  Hoạt động mô hình trình diễn Nhìn chung số lượng các mô hình trình diễn qua các năm cũng khá nhiều, có nhiều mô hình đạt hiệu quả tốt nhưng cũng có nhiều mô hình kết quả mang lại không như ý muốn nguyên nhân do : - Việc chọn nông dân tham gia xây dựng mô hình chưa tốt, khi họ tham gia xây dựng mô hình thì nhiều người đã gây khó khăn cho việc tham quan - Trong quá trình thực hiện mô hình trình diễn cán bộ khuyến nông chưa bám sát và hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật nên Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 76 kết quả thấp - Nhiều mô hình trình diễn thực hiện nơi giao thông không thuân lợi nên số người biết được kết quả ít dẫn đến hiệu quả thấp. Như vậy để xây dựng mô hình trình diễn có kết quả ngày càng cao cán bộ khuyến nông của trạm cần phải chú ý kết hợp chặt chẽ với cán bộ khuyến nông cơ sở để chọn lựa kỹ người nông dân thực hiện xây dựng mô hình và kết hợp với họ chặt chẽ trong các quá trình thực hiện mô hình và mô hình được thực hiên ở nơi giao thông thuận tiện hơn.  Hoạt động tham quan hội thảo Đây là hoạt động có thể mang lại kết quả cao trong hoạt động của khuyến nông nhưng nhìn chung đối với trạm khuyến nông huyện Nam Đàn chưa thực sự chú ý. Hàng năm số cuộc hội thảo còn ít về số lượng, chất lượng chưa cao, nội dung chủ yếu tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi. Số lượng người dân tham gia các cuộc hội thảo còn ít nên việc học tập kinh nghiệm từ những nông dân sản xuất giỏi còn nhiều hạn chế và việc tuyên truyền phổ biến kỹ thuật mới chưa cao. Tóm lại hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã làm cho nền nông nghiệp huyện nhà có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên hoạt động khuyến nông chủ yếu quan tâm đến kỹ thuật sản xuất chưa có sự lồng ghép trong lĩnh vực kinh tế như : vốn, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mà đây là những khó khăn chủ yếu mà người dân thường gặp khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa cán bộ khuyến nông trạm và cán bộ khuyến nông cơ sở chủ yếu vẫn là mối quan hệ chỉ đạo điều hành và mối quan hệ giữa cán bộ khuyến nông với người dân chưa thoải mái nên chất lượng khoạt động khuyến nông còn thấp. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 77 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN 3.1. Định hướng 3.1.1 Định hướng Hoạt động khuyến nông của trạm đã đạt được những kết quả tốt trong những năm gần đây song vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng, năng lực của trạm cũng như điều kiện sản xuất của vùng. Và với mục đích nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Trong đó phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong thời gian tới của huyện. Công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Để công tác khuyến nông ngày càng hoàn thiện hơn, cần có những định hướng để hoạt động trong thời gian tới. Căn cứ vào thực trạng công tác khuyến nông cũng như điều kiện kinh tế xã hội của huyện thì có những định hướng để phát triển như: 3.1.2. Định hướng chung + Bám sát chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện, nhiệm vụ mà trung tâm khuyến nông tỉnh chỉ đạo thực hiện. Nhất là mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện. + Phải nắm bắt nhanh và có chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới để chuyển giao tới bà con nông dân một cách kịp thời nhanh chóng và có hiệu quả nhất. + Thực hiện chuyển giao các TBKT một cách đồng đều dựa vào thế mạnh của huyện như là chú trọng thêm vào các ngành như là lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. + Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tìm đầu ra sản phẩm cho người dân. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 78 3.1.3 Định hướng cụ thể + Thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm mà chính phủ thông qua nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững. Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước thực hiện CNH-HĐH nông thôn. + Tập trung nghiên cứu để khai thác hết và hợp lý tiềm năng kinh tế của vùng trên cơ sở ứng dụng và chuyển giao TBKT mới vào trong sản xuất nông nghiệp. Tiến hành thực hiện nhân rộng mô hình cánh đồng thu nhập cao trên diện rộng đối với vùng đất bãi bồi ven sông, đây là khu vực đất đai có độ phì nhiêu cao nên phải tận dụng triệt để tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Từng bước thâm canh tăng vụ đối với cây đậu tương để chọn ra giống siêu nguyên chủng, từ đó nhân rộng ra đại trà tạo ra được nguồn nguyên liệu để sản xuất tương Nam Đàn thơm ngon truyền thống. + Tăng cường củng cố và phát triển lực lượng cán bộ khuyến nông viên cơ sở, đào tạo cán bộ khuyến nông giỏi một việc, biết nhiều việc đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chú trọng hơn về chế độ đãi ngộ cho cán bộ khuyến nông để họ có trách nhiệm, gắn bó với công việc của mình. + Với một TBKT mới được đưa vào áp dụng thì cần phải lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, bám sát nhu cầu nguyện vọng của người dân để có những giải pháp một cách thiết thực nhất 3.2. Một số giải pháp Trạm khuyến nông Nam Đàn mới được thành lập năm 1995 là thời gian còn quá ngắn để hoàn thiện được các công việc của mình nên chưa thực sự đem lại sự tin cậy cho người nông dân. Để công tác khuyến nông ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới và là địa chỉ là người bạn đáng tin cậy của người nông dân, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: 3.2.1. Hoàn thiện hơn nữa mạng lưới khuyến nông cả về mặt số lượng lẫn chất chất lượng, từ tuyến huyện đến địa phương. 3.2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của trạm còn thiếu về số lượng và khá yếu về chất lượng, đặc biệt là những cán bộ khuyến nông cơ sở vậy cần tổ chức mở các lớp đào tạo Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 79 cho cán bộ khuyến nông cơ sở. Bên cạnh đó mức phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở còn quá ít nên họ chưa chú tâm vào công việc của mình do đó cần nâng cao thêm mức phụ cấp cho CBKN. 3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện khuyến nông cuả trạm. Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn đã kết hợp được với những cơ quan trong và ngoài ngành tuy nhiên kết hợp chưa thực sự chặt chẽ. Nên để công tác khuyến nông trong những năm tới hoạt động có hiệu quả hơn thì trạm khuyến nông cần kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan, các tổ chức xã hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên làm tốt công tác vận động và tổ chức phổ biến những kiến thức khoa học kỹ thuật . Trạm cần phối hợp hoạt động hai chiều với lực lượng cán bộ khuyến nông cơ sở và tạo điều kiện cho họ chuyên tâm công tác có như vậy kết quả khuyến nông đạt được sẽ cao hơn. Cần có những chính sách khen thưởng khuyến khích hợp lý đối với những khuyến nông cơ sở hoạt động tích cực. Xây dựng CLB khuyến nông có hiệu quả, CLB khuyến nông cần phải được tổ chức chặt chẽ hơn. 3.2.2 Giải pháp về các hoạt động công tác khuyến nông 3.2.2.1 Giải pháp về tổ chức thực hiện và tiến hành xây dựng mô hình trình diễn Khi xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông thì phải lựa chọn địa điểm mô hình một cách kỹ lưỡng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và địa hình cũng như nguyện vọng của từng vùng, từng xã, thôn. Bám sát nhu cầu nguyện vọng của người nông dân xem nguyện vọng của họ là gì. Song song với việc kết hợp công tác tổ chức trình diễn mô hình là tổ chức các hội thảo đầu bờ, đầu chuồng để cho các hộ nông dân có thể hiểu thêm, trao đổi và rút kinh nghiệm. Các hội thảo này tốt nhất là do các nông dân giỏi, tự thực hiện và tự trình bày. Như thế sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho quá trình phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thật mới và đưa vào sản xuất đại trà. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 80 Khi các mô hình đi vào thực tiễn sản xuất đại trà thì trạm cần phải tăng cường chỉ đạo đội ngũ CBKN đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở phải bán sát địa bàn, giám sát về quy trình kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra và hỗ trợ nông dân khi cần thiết tránh tình trạng kết quả của mô hình khi đưa vào sản xuất đại trà khác xa với kết quả mô hình trình diễn, điều này có thể gây mất lòng tin vào người dân sản xuất trên địa bàn huyện. 3.2.2.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện Đế giải quyết những vấn đề tồn tại trong công tác tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo tôi trạm cần có những giải pháp sau: Các chuyên đề tập huấn có nội dung phù hợp với vấn đề mà nông dân đang quan tâm, nôi dung phong phú đa dạng. Nên tổ chức tập huấn theo từng chuyên đè cụ thể, bố trí thời gian địa điểm thích hợp. Trạm khuyến nông cần tranh thủ nguồn kinh phí cho các hoạt đông khuyến nông có hiệu quả như việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật ở các xã với thời gian và không gian thích hợp, số lượng người tham gia vừa phải tránh hiện tượng 65-80 người/lớp như trước kia, tránh tình trạng lớp học ồn ào khó kiểm soát cho cả người dạy và người học dẫn đến chất lượng của các buổi tập huấn không cao. Nên đưa các nông dân tiến tiến vào nhiều hơn trong việc diễn thuyết trong các lớp tập huấn, như vậy hiệu quả của truyền đạt của các lớp tập huấn sẽ được nâng cao hơn nhiều. Tuy nhiên cần phải bố trí hợp lý trong khâu tổ chức để có thể lưu loát trong cả quá trình trực hiện. Trạm cần phải phân loại đối tượng tập huấn cho phù hợp với trình độ của nông dân. 3.2.2.3 Về hoạt động tham quan hội thảo Trong những năm qua trạm khuyến nông huyến Nam Đàn đã tổ chức được một số cuộc hội thảo nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động chăn nuôi và trồng trọt với số lượng cuộc hội thảo chưa nhiều. Để góp phần nâng cao hơn nữa hướng dẫn khuyến nông thì trạm khuyến nông cần phải tổ chức nhiều hơn nữa số cuộc hội thảo với nội dung phong phú và đa dạng hơn. Trạm cần có kế hoạch cụ thể cho việc lập danh sách đối tượng tham gia nhất là tăng cường số lượng nông dân tham gia vào hội thảo để việc nhân ra diện rộng những tiến bộ kỹ thuật tốt hơn. Đ i học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 81 3.2.3 Tận dụng nguồn vốn và phối hợp với các tổ chức tín dụng để huy động vốn. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác sản xuất và các hoạt động khuyến nông là rất hạn hẹp. Trên thực tế thì các hoạt động sản xuất dài hạn cũng như các mô hình khuyến nông lớn thường gặp phải những trở ngại về mặt tài chính. Chính vì vậy mà nhiều dự án dù rất có tính khả thi trong thực tế nhưng vẫn không thể thực hiện. Ngoài việc tận dụng tất cả các nguồn vốn có thể huy động, thì nguồn vốn chủ yếu nhất đến từ các tổ chức tín dụng của địa phương và trên toàn quốc. 3.2.4 Một số giải pháp khác Các hoạt động khuyến nông của trạm chưa có sự lồng gép với nhau và chưa có hoạt động kinh tế như: chế biến và bảo quản sau thu hoạnh. Trạm cần xem xét và bổ sung những hoạt động dịch vụ đầu tư bằng cách tăng cường quan hệ của trạm với công ty giống, công ty vật tư đồng thời chọn giống và vật tư để cung cấp cho bà con nông dân trong thời gian tới. Phối hợp với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức tín dụng, các phương trình dự án nông thônđể hỗ trợ nông dân vay vốn. Nội dung của các hoạt động cần bổ sung thêm các thông tin về thị trường, thời tiết khí hậu để bà con nông dân nâng cao kiến thức trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm của mình. Cán bộ khuyến nông của trạm cần thường xuyên hơn nữa việc khảo sát cơ sở, thăm hỏi và động viên bà con nông dân trong sản xuất. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 82 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Khuyến nông là hoạt động cần thiết đối với sản xuấ nông nghiệp nước ta nói chung và nên nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nói riêng. Khuyến nông chính là cầu nối đưa những TBKT mới đến với tay người sản xuất góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách của nông nghiệp với các ngành khác. Qua đề tài tôi đã hệ thống hóa được một số lý luận và hoạt động khuyến nông của một số nước trên thế giới, nêu được thực trạng của hoạt động khuyến nông trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể: Từ khi thành lập trạm khuyến nông đã có nhiều hoạt động đóng góp vào thành tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời những kết quả đạt được đã tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển sau này của Trạm. Để hoạt động khuyến nông đi vào thực tiễn của sản xuất nông nghiệp năm 2002 Trạm khuyến nông huyện đã hoàn thành hệ thống khuyến nông cơ sở đến tận các làng xã, xóm. Bên cạnh đó để công tác khuyên nông đạt kết quả hơn Trạm đã tạo lập được mối quan hệ hai chiều với cơ quan trong và ngoài ngành. Đây là hai lực lượng quan trọng giúp Trạm tìm hiểu thực trạng địa bàn nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến với người dân. Ngoài ra Trạm còn tổ chức các hoạt động như tham quan hội thảo cho người dân. Tuy ccos nhiều cố gắng nhưng đến nay các hoạt động này chửa đáp ứng nhu cầu của người dân cả về số lượng lần chất lương do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể: Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông còn thấp đặc biệt là lực lượng cán bộ khuyến nông cơ sở, phần lớn còn chưa được học qua các lớp chuyên ngành kể cả sơ cấp do đó làm mất lòng tin của người nông dân đối với cán bộ khuyến nông. Số lượng cán bộ khuyến nông trên địa bàn còn ít nên chất lượng của các hoạt động khuyến nông chưa cao. Mức phụ cấp cho các CBKN còn quá thấp nên nhiều cán bộ khuyến nông Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 83 chưa có trách nhiệm, chưa có tâm huyết với nghề. Số lượng các lớp tập huấn chất lượng chưa cao, lượng nông dân tiếp thu kiến thức được truyền đạt thấp, áp dụng đạt hiệu quả không cao. Trình độ văn hóa của người dân còn thấp, nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người nông dân còn sợ rủi ro khi áp dụng kỹ thuật nên hiệu quả áp dụng kỹ thuật không cao. Qua thực trạng công tác khuyến nông khuyến nông của trạm là cơ sở đưa ra một số giải pháp có tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện. II. Kiến nghị * Đối với nhà nước - Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện với hệ thống chính sách đối với công tác khuyến nông, đổi mới cơ chế thể chế cũng như nội dung phương pháp khuyến nông. Nhà nước cần có chính sách hợp lý đối với tiền lương cho cán bộ khuyến nông cũng như khuyến nông cơ sở để họ yên tâm làm việc. Tiếp tục đầu tư cho các dự án khuyến nông, làm chuyến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm tỷ trọng trồng trọt từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Cần chú trọng đầu tư hơn nữa các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi mới để đáp ứng cho nhu cầu của nền nông nghiệp nông thôn mới. - Nhà nước cần nghiên cứu tổ chức hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở sao cho phù hợp với tình hình cũng như đòi hỏi của thực tế. * Đối với trung tâm khuyến nông tỉnh và UBND tỉnh Cần tăng cường hơn nữa nguồn kinh phí trong các hoạt động khuyến nông của trạm cũng như các khuyến nông viên cơ sở để có điều kiện mở rộng các mô hình khuyến nông và đạt chất lượng tốt, phục vụ công tác tập huấn kỹ thuật, công tác thông tin tuyên truyền như in ấn các tài liệu ban hình cho các lớp tập huấn kỹ thuật Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 84 Trung tâm khuyến nông tỉnh nên thường xuyên mở các lớp đào tạo, các hoạt động nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ khuyến nông của trạm và cơ sở, tăng cường cán bộ sau đại học, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các viện, các trường đại họcnhằm tiếp nhận vaf chuyển giao khoa học công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo công bằng, khen thưởng, kỹ luật nghiêm minh và kịp thời, tạo không khí vui vẻ, hợp tác trong các hoạt động khuyến nông. * Đối với UBND huyện Nam Đàn - UBND huyện cần chú trọng chỉ đạo trạm khuyến nông tiến hành điều tra khảo sát nông thôn một cách kỹ lưỡng, tìm hiểu rõ về điều kiện sinh thái, địa lí, trình độ người dân cũng như tâm tư nguyện vọng của họđể từ đó lựa chọn xây dựng các dự án khuyến nông phù hợp. Huyện cần hỗ trợ kinh phí, địa điểm cho trạm khuyến nông có hiệu quả, sớm nghiên cứu thành lập quỹ khuyến nông, kêu gọi các tổ chức tham gia hoạt động khuyến nông. Chính sách của huyện về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi đất đai vật nuôi cây trồng hợp lý. * Đối với Trạm khuyến nông - Sử dụng có hiệu quả đội ngũ khuyến nông viên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khuyến nông cơ sở có điều kiện nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đồng thời bố trí công việc phù hợp với năng lực của cán bộ trong đơn vị - Biết tận dụng nguồn lực của cấp xã, chỉ đạo không ngừng tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ khuyến nông viên cơ sở với các đoàn thể, tổ chức ở từng xã với bà con nông dân đặc biệt là nông dân sản xuất giỏi, hướng dẫn việc thành lập các CLB khuyến nông và vận động bà con nông dân tham gia. - Thường xuyên đi sâu vào sản xuất của nông dân, lắng nghe tâm tư nguyện Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 85 vọng của người nông dân để tìm ra những yếu kém còn tồn tại trong mọi mặt của công tác khuyến nông. * Đối với người dân trong huyện - Đối với người dân phải luôn chủ động sáng tạo mạnh dạn dưa ra các ý tưởng của mình vào sản xuất, tích lũy cũng như huy động tối đa nguồn vốn đầu tư của hộ. - Tham gia nhiệt tình vào các việc thực hiện các mô hình khuyến nông, các buổi tập huấn kỹ thuật, cũng như tìm hiểu thông tin qua các tài liệu khuyến nông, qua sự trao đổi với người nông dân khác đã áp dụng thành công vào thực tiễn sản xuất của gia đình đạt hiệu quả, đồng thời phản ánh kịp thời và đóng góp ý kiến cho cán bộ khuyến nông, ban lãnh đạo xã, để kịp thời chỉ đạo. Tích cực tham gia thành lập các CLB khuyến nông để giúp đỡ nhau trong sản xuất, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, cùng nhau xây dựng nông thôn mới. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 86 PHỤ LỤC Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 87 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA Người điều tra: Hồ thị Hợi Sinh viên trường Đại học kinh tế Ngày điều tra..Mã số phiếu. Họ tên chủ hộ: ... Giới tính: Nam; Nữ. Tuổi: Trình độ học vấn: Mù chữTiểu học Trung học.( lớp mấy./12) Trình độ chuyên môn: Sơ cấp Trung cấpCao đẳng, Đại học Địa chỉ: Xóm ......xã................................huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Nghề nghiệp chính:....................................................................... Phân loại hộ:  Nghèo  Trung Bình  Khá, Giàu 1.1. Tình hình nhân khẩu lao động: 1.1.1. Số nhân khẩu đang sống trong gia đình:......... 1.1.2. Số nam: .......... 1.1.3 Số lao động của hộ: ............. 1.2. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai của nông hộ (2010) Ông bà đang tiến hành hoạt động sản xuất nào?  Nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi)  Trang trại  Lâm nghiệp II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ (ĐVT: sào) Chỉ tiêu đất đai Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê, mướn Khác 1.2.1. Tổng DT đang sử dụng a. DT đất ở b. DT đất SX NN - Đất cây hàng năm - Đất cây lâu năm c. DT đất lâm nghiệp d. DT đất NTTS e. Đất khác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 88 2.1. Tình hình sản suất trồng trọt Loại cây trồng DT gieo trồng (sào) Năng suất (Tạ/sào) Giá bán (1000đ/kg) Tổng thu (1000đ) Chi phí tự có (1000đ) Chi phí thuê ngoài (1000đ) Tổng chi (1000đ) 2.1.1. Cây ngắn ngày Lúa Lạc Sắn Ngô Đậu/đỗ Rau các loại Khác..................... ............................. 2.1.2. Cây dài ngày Cam Chanh Khác..................... .............................. 2.2. Tình hình chăn nuôi và NTTS 2.2.1 Loại vật nuôi Số lượng (con) Số lượng bán (con) Giá bán (1000đ/kg) Tổng thu (1000đ) Chi phí tự có (1000đ) Chi phí thuê ngoài (1000đ) Tổng chi (1000đ) Lợn Gà Vịt Ngan/ngỗng Trâu Bò Khác.................... 2.2.2. Đối tượng Sản Sản Giá bán Tổng Chi phí Chi phí Tổng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 89 nuôi lượng (kg) lượng bán (kg) (1000đ/kg) thu (1000đ) tự có (1000đ) thuê ngoài (1000đ) chi (1000đ) Tôm Cua Cá các loại Khác.................... ............................. Hộ có áp dụng tiến bộ kỹ thuật không?  Có  Không III. Thông tin về khuyến nông Câu hỏi 1: Hộ có biết về khuyến nông không?  Có  Không Nếu có trả lời câu hỏi tiếp theo Câu hỏi 2: Hộ biết những hoạt động khuyến nông nào?  Tập huấn kỹ thuật  Xây dựng mô hình trình diễn  Hoạt động thông tin tuyên truyền  Khác Câu hỏi 3: Hộ đã từng tham gia những hoạt động khuyến nông nào?  Tập huấn kỹ thuật  Xây dựng mô hình trình diễn  Hoạt động thông tin tuyên truyền  Khác. Nếu tham gia tập huấn trả lời câu hỏi 4,5,6,7,8 Nếu tham gia xây dựng mô hình trả lời câu hỏi 9,10,11,12 Nếu tham gia hoạt động thông tin trả lời câu hỏi 13,14,15,16 Câu hỏi 4: Hộ tham gia tập huấn khuyến nông ở lĩnh vực nào? Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 90  Kỹ thuật trồng trọt  Kỹ thuật chăn nuôi  Khác Câu hỏi 5: Hộ đã từng tham gia bao nhiêu lớp tập huấn/ năm  2  3  4  Nhiều hơn Thời gian tập huấn diễn ra vào tháng mấy?............................ Câu 6: Nôi dung các lớp tập huấn có bổ ích và cần thiết không?  Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thường  Không cần thiết Nội dung nào là cần thiết cho hộ hiện nay. Câu 7: Hộ mong muốn tham gia vào lớp tập huấn khuyến nông nữa không?  Có  Không Nếu có thì tại sao?............................................................................... . Nếu không thì tại sao?....................................................................... . Câu 8: Nội dung tập huấn mà hộ mong muốn?  Kỹ thuật trồng trọt  Kỹ thuật chăn nuôi  Kỹ thuật về lâm nghiệp Khác Câu 9:Các mô hình khuyến nông mà họ biết?  Mô hình trồng trọt  Mô hình chăn nuôi Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 91  Mô hình kết hợp VAC Khác . Câu 10: Hộ áp dụng mô hình nào trong các mô hình trên? .. Vì sao hộ làm theo mô hình đó?........................................................... .. Vì sao không làm theo mô hình đó?..................................................... .. Câu 12: Đánh giá của hộ nông dân về việc tham gia áp dụng mô hình đó như thế nào?  Phù hợp  Không phù hợp Câu 13: Có nên tiếp tục áp dụng mô hình đó nữa không? Có Không Câu 14: Các hoạt động thông tin khuyến nông mà hộ biết?  Khuyến nông trên truyền hình  Khuyến nông trên báo, tờ rơi  Khuyên nông trên loa truyền thanh địa phương  Thông tin khác Câu 15: Hộ có thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông không?  Thường xuyên  Ít theo dõi  Không theo dõi Câu 16: Nếu theo dõi thì đã áp dụng vào thức tế sản xuất như thế nào?  Áp dụng có hiệu quả  Áp dụng không hiệu quả  Không áp dụng Câu 17: thông tin khuyến nông đã đầy đủ đáp ứng nhu cầu của hộ chưa?  Đầy đủ  Chưa đầy đủ Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 92 Nếu chưa thì theo hộ nên bổ sung thông tin nào? . Câu 18: Cảm nhận về cách tiếp cân thông tin của hộ như thế nào?  Hấp dẫn  Bình thường  Không hấp dẫn  Khó tiếp cận  Dễ tiếp cận Câu 19: Cán bộ làm tốt vai trò của mình trong công tác khuyến nông không? Rất tốt  Tốt  Bình thường  Không tốt Câu 20: Các chương trình khuyến nông có ích cho hộ không?  Có ích nhiều  Ít có ích  Không có ích Câu 21: Nguyện vọng của ông bà về hoạt động khuyến nông hiện nay? . Cảm ơn sự giúp đỡ của ông(bà)! Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 93 PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG Người điều tra: Hồ thị Hợi Sinh viên trường đại học Kinh tế Huế Ngày điều tra.Mã số phiếu. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG Họ và tên..nam( nữ) Sinh năm.dân tộc. Địa bàn phụ trách Câu hỏi 1: Trình độ văn hóa  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3 Câu hỏi 2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ  Đại học  Cao đẳng  Trung cấp  Sơ cấp Câu hỏi 3: Chuyên ngành đào tạo:  Trồng trọt  Chăn nuôi  Kỹ thuật chung Thâm niên nghề nghiệp?............................................năm Câu hỏi 5: Tài sản phục vụ cho công tác?................................................... .. II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG Câu hỏi 6: Anh (chị) tham gia bao nhiêu hoạt đông khuyến nông /năm? - Tập huấn: ..lớp/năm - Xây dựng mô hình:.mô hình/ năm - Hoạt động thông tin...lần/ năm - Khác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 94 Câu hỏi 7: Nội dung tập huấn cho người dân chủ yếu là?  Kỹ thuật trồng trọt  Kỹ thuật chăn nuôi  Lâm nghiệp  Khác. Câu 8: Người dân hưởng ứng hoạt động tập huấn đó như thế nào? Rất nhiệt tình Bình thường Không nhiệt tình Câu 9: Khả năng tiếp thu của người dân về hoạt động khuyến nông?  Nhanh  Chậm Câu 10: Ý thức tham gia các lớp tập huấn của người dân như thế nào?  Đầy đủ, đúng giờ  Không đầy đủ Nếu không đầy đủ thì có bao nhiêu % tham gia?......................% Câu 11: Theo anh(chị ) thông tin về hoạt động khuyến nông tới người dân như thế nào?  Đầy đủ, dễ dàng tiếp nhận  Đầy đủ, nhưng khó tiếp thu( vì kiến thức quá cao so với người dân)  Chưa đầy đủ Câu 12: anh(chị )nghĩ gì về mức lương phụ cấp hiện nay?  Khá cao  Bình thường  Thấp Câu 13: Mỗi năm anh (chị) có được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình không?  Có  Không Nếu có thì bao nhiêu lần?................. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 95 Câu 14: Theo anh (chị) cần bổ sung những gì để hoành thành tốt công tác khuyến nông?  Kiến thức chuyên môn  Cơ sở vật chất  Thông tin hàng ngày  Khác.. Câu 15: Anh chị có những đề xuất gì đối với công tác khuyến nông trong điều kiện sản xuất hiện nay? .. .. .. .. Cảm ơn sự giúp đỡ của anh( chị)! Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Long (2007). Giáo trình khuyến nông nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 2. Báo cáo tổng kết các năm của Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn. 3. Niên giám thống kê năm 2008, 2009, 2010 phòng thống kê huyện Nam Đàn 4. Tài liệu tập huấn khuyến nông, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội (2001) 5. Sở NN& PTNT Nghệ An và trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Nghệ An(2008,2009,2010). 6. Thông tin khuyến nông khuyến ngư Việt Nam. Trung Tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc gia và Bộ NN&PTNT. 7. Lê Huy Ngọ, “Đưa thông tin đến nông dân: Đường còn xa (6/2006). Nguồn ( tin/). 8. ( Google.com) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Hợi – Lớp: 41BKTNN 97 Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_khuyen_nong_tai_tram_khuyen_nong_huyen_nam_dan.pdf
Luận văn liên quan