Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009

Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB như các chính sách về thuế, lãi suất, chính sách về lao động. Thứ tư: Chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư XDCB. Cần xây dựng bộ máy làm kế hoạch, quản lý tài chính, đặc biệt là việc quyết toán các công trình xây dựng. Thực hiện đầy đủ các bước của dự án từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định, thực hiện dự án. Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Thứ năm: Nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án. - Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” đối với việc kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng. - Kiểm toán nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hoạt động trong công tác thẩm định dự án, đánh giá, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, dự toán. Sử dụng vốn tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng bằng các chính sách và hình thức thích hợp. Nhà nước thực hiện việc quản lý chặt chẽ đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN từ khâu lập, đấu thầu, thực hiện, thẩm định, thanh kiểm tra là rất cần thiết nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính hợp lý của các dự án đầu tư XDCB từ góc độ hiệu quả KT - XH, giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất theo quan điểm hiệu quả và mang tính khả thi, giúp cho các cơ

pdf69 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 -2009 có biến động tăng rõ rệt, năm 2009 tăng hơn năm 2006 một lượng là 1.175.688 triệu đồng tương đương tăng 62,26%, đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy Đảng bộ và nhân dân Đồng Hới đang nỗ lực phát triển và phần nữa thể hiện các dự án đầu tư trên địa bàn đang dần phát huy hiệu quả. Biểu đồ 6: Biểu đồ biểu hiện xu hướng biến động của GDP 3063969 1888281 2196163 2763193 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 2006 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g Nâng cao hiệu quả sử dung VĐT là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Hiệu quả VĐT thường được phản ánh qua chỉ số ICOR (chỉ số phản ánh hiệu suất đầu tư: để tăng thêm một đơn vị sản phẩm cần tăng thêm bao nhiêu VĐT). Theo đánh giá của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, yếu tố giúp dễ nhận thấy nhất về hiệu quả đầu tư thấp là chỉ số ICOR, chỉ số ICOR càng cao thì sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư cũng lớn tương ứng. Hệ số ICOR trong bài được tính như sau: ICOR = GDP I  hay ICOR = GDPGDP GDPI  Và chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư (Hi) biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa GDP và Hi được tính tương tự, ta có: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 44 Hi = I GDP hay Hi = GDPI GDPGDP Thông qua cách tính này ta có bảng số liệu đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT như sau: Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1. GDP Triệu đồng 2.196.163 2.763.193 3.063.696 2. Vốn ĐT XDCB Triệu đồng 269.496 293.984 321.924 3. Tốc độ tăng trưởng GDP % 16,30 25,82 10,88 4. Tỷ lệ vốn đầu tư (2/1) % 12,27 10,64 10,51 5. ICOR thành phố (4/3) lần 0,75 0,41 0,97 6. Hi thành phố (3/4) lần 1,33 2,43 1,03 (Nguồn: số liệu điều tra và tính toán) Nhìn vào bảng ta thấy hiệu quả VĐT có biến động không đều. Nếu như năm 2007, để có một đồng GDP tăng lên thì cần có 0,75 đồng VĐT; đến năm 2008 con số đó là 0,41 tức là để có 1 GDP tăng lên thì cần 0,41 đồng VĐT. Sang đền năm 2009, cứ 1 đồng GDP tăng lên cần có 0,97 đồng VĐT. Đây là năm mà hiệu quả vốn mang lại thấp nhất trong 3 năm nghiên cứu. Nhưng nếu nhìn một cách tổng quan thì với mức ICOR nhỏ hơn 1 là một dấu hiệu khá tốt, chứng tỏ rằng sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào VĐT. Sau khi tìm hiểu, những nguyên nhân chính đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT trong năm 2009 là: - Năm 2009, nhiều dự án đầu tư nhiều cho vấn đề an sinh xã hội là những lĩnh vực chưa thể sinh ngay lợi nhuận, nhất là đầu tư cho an sinh xã hội thì không thể sinh ra lợi nhuận. - Do qui hoạch kém, không đồng bộ, không gắn kết với quy hoạch phát triển từng ngành, từng vùng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 45 - Nhiều nhà đầu tư sử dụng công nghệ kém hiện đại khi thực hiện dự án, công trình... - Số dự án đầu tư tăng nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư. - Đầu tư nước ngoài, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư của dân cư và các khoản đầu tư khác thậm chí không tăng mà còn giảm đi. Đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước năm 2009 cũng giảm hơn so với dự kiến kế hoạch So với cả nước, hiệu suất VĐT Đồng Hới đạt mức cao. Ở nước ta hiện nay chỉ số ICOR đạt mức kỉ lục là trên 8, so với mức 6,66% của năm 2008 và 5,2 năm 2007. Trong khi lượng VĐT tăng ở mức độ vừa phải thì số lượng các dự án trong kế hoạch hàng năm đã tăng gần gấp đôi. Tiến sĩ Đỗ Văn Thành (Bộ Tài chính) nhận định “Thực tế từ chỉ số ICOR của VN cho thấy nếu chúng ta tiếp tục duy trì mức “tăng trưởng bằng lượng” mà thiếu quan tâm đến “tăng trưởng bằng chất”, thì nguồn lực có giới hạn sẽ cạn kiệt dần và tất yếu dẫn tới nguy cơ giảm tăng trưởng trong thời gian tới”. Từ thực tế như vậy, đòi hỏi các ban nghành lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong việc huy động VĐT, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi dự án đầu tư. Vận động , giúp đỡ các đơn vị thi công sử dụng máy móc thiết bị hiện đại hơn, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm lao động chân tay. Hầu hết các dự án đầu tư ở thành phố Đồng Hới chủ yếu đầu tư nhiều cho vấn đề an sinh xã hội, là những lĩnh vực chưa thể sinh ngay lợi nhuận, nhất là đầu tư cho an sinh xã hội thì không thể sinh ra lợi nhuận. Mặt khác, giai đoan 2007 - 2009 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu và thành phố Đồng Hới không phải là thành phố ngoại lệ không chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên so với toàn Tỉnh hiệu quả sử dụng VĐT trên địa bàn thành phố Đồng Hới cao hơn, đây là biểu hiện tích cực thể hiện việc đầu tư đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm là một biểu hiện tốt cho sự tăng trưởng lâu dài. Rất nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan chức năng thành phố cần rà soát lại các dự án công, kiên quyết dừng đầu tư những dự án có tính khả thi Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 46 thấp, đồng thời kiểm soát, chặt tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Đó là cách tốt nhất, góp phần hạ chỉ số ICOR xuống. Điều này không chỉ giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững mà tự thân nó còn góp phần chống lạm phát một cách hiệu quả.  Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ các dự án cụ thể Trong giai đoạn 2007 - 2009, tổng số dự án đầu tư XDCB tại thành phố Đồng Hới là hơn một nghìn dự án. Một số công trình xây dựng đã đi vào hoạt động. Nguồn vốn cho các công trình này bao gồm nhiều nguồn như vốn NSNN, nguồn vốn ODA, nguồn vốn mục tiêu, nguồn vốn huy động được. Trong đó nguồn vốn từ NSNN là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư của các dự án. Có nhiều dự án mang lại hiệu quả cao về mặt KT - XH như dự án khu sinh thái biển Bảo Ninh, Dự án phát triển đô thị Đồng Hới, chợ Đồng Hới, công viên Nhật Lệ... đã đi vào hoạt động. Hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được tính toán ban đầu đều đạt. Nhiều dự án khởi công xây dựng trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi nhiều năm sau mới hoàn vốn. Một số dự án khác lại mang hiệu quả sử dụng không cao do khả năng hạn chế của các chủ đầu tư và việc phân bổ nguồn vốn còn chậm. Nhiều công trình xây dựng phải đợi vốn giải ngân về mất thời gian khá dài. 3.2.4 Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB Ngoài tình hình vốn đầu tư từ NSNN quyết toán cho đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới, để đánh giá tình hình sử dụng vốn một cách đúng đắn và khách quan nhất, em còn sử dụng phương pháp điều tra với 50 ý kiến đánh giá của các đơn vị thực hiện các dự án đầu tư XDCB tại thành phố với nguồn vốn từ NSNN. Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập những thông tin liên quan đến công trình mà đơn vị đã thực hiện trong giai đoạn 2007 – 2009 và những thông tin về việc sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách. Ở đây, thang điểm Likert từ 1 đến 5 được sử dụng để người được phỏng vấn cho biết ý kiến đánh giá của mình về các vấn đề được nêu. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của các biến phân tích: Đại học Kin h tế u ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 47 Để đánh giá vai trò và mức độ tác động của từng yếu tố đối với kết quả, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực đầu tư XDCB, em đã sử dụng phương pháp phân tích đa biến. Do vậy, kiểm định phân phối chuẩn là một điều kiện đầu tiên cần thực hiện để xem xét sự thích hợp của số liệu trong phân tích đa biến. Để kiểm tra số liệu đưa vào có phân phối chuẩn hay không ta đi vào bảng sau: Bảng 12: Kiểm định tính phân phối chuẩn của các biến phân tích: One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test N Normal Parameters Kolmogorov- Smirnov Z Asymp. Sig. (2-tailed)Mean Std. Deviation Dự toán luôn được thực hiện 50 4.1400 .45221 3.122 .000 Chất lượng quy hoạch, GPMB 50 4.2000 .75593 1.803 .003 Phê duyệt dự án 50 4.2000 .67006 1.961 .001 Quy trình chọn thầu 50 4.2200 .73651 1.805 .003 Thẩm định Dự án 50 4.2000 .75593 1.803 .003 Chất lượng xây dựng 50 4.4400 .67491 2.381 .000 Thời giam thi công 50 4.26000 .828325 2.222 .000 Định mức VĐT 50 4.1800 .74751 1.723 .005 VĐT đáp ứng kịp thời 50 3.9200 .94415 1.512 .021 VĐT được sử dụng đúng hướng 50 4.2800 .67128 1.851 .002 Thanh, quyết toán nhanh chóng 50 4.1800 .74751 1.723 .005 Công trình được khai thác có hiệu quả 50 4.3600 .69282 2.137 .000 Sau khi tiến hành kiểm định Kolmogorov-Smirnov Test cho thấy với mức ý nghĩa 0,00 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5%. Riêng chỉ có biến vốn cho công trình đáp ứng kịp có mức ý nghĩa 0.021, mức ý nghĩa cao nhất trong các biến phân tích, tuy nhiên vẫn nằm trong phạn vi cho phép. Điều này cho biết, các biến điều tra đều thỏa mãn điều kiện phân Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 48 phối chuẩn, việc phân tích số liệu đa biến là hoàn toàn có thể tiến hành được. Vậy nên, việc sử dụng các phương pháp phân tích đa biến để xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với kết quả hoạt động trong lĩnh vực đầu tư XDCB có ý nghĩa rất lớn. 3.2.4.1 Thông tin chung về người được phỏng vấn: Bảng 13: Một số thông tin về người được phỏng vấn ( Nguồn số liệu điều tra) Đặc điểm của XDCB là công việc nặng nhọc, vất vả đòi hỏi người có sức khỏe tốt. Qua bảng ta thấy các cá nhân trong lĩnh vực này có độ tuổi tập trung ở những người 20 – 40 tuổi, là công việc nặng nhọc nên chủ yếu là nam giới, chiếm 88%. Nữ giới chủ yếu làm ở các phòng hành chính tổng hợp và phòng kế toán. Về trình độ chuyên môn, cao nhất là đại học chiếm 48%, tiếp theo là trung cấp và công nhân kỹ thuật. Trình độ trên đại học còn rất ít. Do đây là ngành chủ yếu cần nhiều công nhân kĩ thuật có trình độ chuyên môn về lĩnh vực XDCB. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thì việc thu hút nhân tài có trình độ cao cũng là điều hết sức cần thiết. Tiêu thức Số quan sát Cơ cấu (%) Tổng số 50 100 Giới tính Nam 44 88 Nữ 6 12 Độ tuổi 20 – 30 20 40 31 – 40 16 32 41 – 50 9 18 >50 5 10 Trình độ chuyên môn Công nhân kỹ thuật 10 20 Trung cấp 13 26 Đại học 24 48 Trên đại học 3 6 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 49 3.2.4.2 Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch, kế hoạch các công trình XDCB Bảng 14: Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch, kế hoạch (Nguồn số liệu điều tra) ( Chú thích: sử dụng theo thang đo Likert: 1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = bình thường; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý) Dựa vào bảng đánh giá ở trên, ta thấy các ý kiến đánh giá khác nhau nhưng vẫn thiên về đồng ý cho rằng công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra đều tốt. Từ khâu lập dự toán, phê duyệt, thẩm định đến thực hiện dự án đều đảm bảo. Hiện nay, tỷ lệ quy hoạch chi tiết các khu trung tâm, các xã, phường đã đạt trên 43% tổng diện tích tự nhiên của thành phố với 2.948 ha. Thành phố cũng đã tập trung đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, chỉ đạo đẩy nhanh quy hoạch chi tiết và quy hoạch sử dụng đất ở các xã, phường còn lại. Cùng với hoạt động quy hoạch, thành phố đã và đang triển khai nhiều công trình trọng điểm như dự án vệ sinh môi trường, đường tránh qua thành phố, cải tạo hồ Thành....bước đầu triển khai đạt hiệu quả khả quan. Đặc biệt trong Tiêu thức Ý kiến đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1. Việc lập dự toán cho các công trình luôn đảm bảo 0 0 5 24 21 2. Chất lượng công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng 0 1 6 19 24 3. Phê duyệt dự án nhanh chóng và đúng quy định 0 1 10 24 15 4. Quy trình chọn thầu công bằng 0 0 8 23 19 5. Chất lượng thẩm định dự án được đảm bảo 0 1 10 24 15 6. Chất lượng công trình được đảm bảo 0 1 10 18 25 7. Thời gian thi công đúng tiến độ 0 4 8 17 21 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 50 năm 2008, thành phố đã triển khai đề án xây dựng hệ thống đường giao thông quy mô nhỏ trên địa bàn giai đoạn 2008- 2015, đề án đặt tên đường lần 4 và đẩy mạnh việc cấp biển số nhà cho trên 5.000 căn hộ ở 2 bên các đường phố đã có tên, xúc tiến việc cắm biển các ngõ tại các phường ở trung tâm thành phố. Riêng đối với ý kiến đánh giá về thời gian hoàn thành dự án. Có 4 ý kiến trong số 50 người được hỏi, cho rằng thời gian hoàn thành dự án là chưa đảm bảo. Tiến độ thi công một số công trình đang còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác phân bổ vốn chưa kịp thời, thứ nữa là do công tác GPMB còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án, cuối cùng do điều kiện thời tiết không thuận lợi làm cho công trình phải kéo dài. 3.2.4.3 Ý kiến đánh giá về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB Bảng 15: Đánh giá về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới Tiêu thức Ý kiến đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1. Định mức vốn đầu tư sát với thực tế 0 2 10 18 20 2. Vốn cho công trình được đáp ứng kịp thời 0 4 12 19 15 3. VĐT được sử dụng đúng hướng và đúng mục đích 0 0 2 21 27 4. Công tác thanh quyết toán VĐT nhanh chóng và đúng quy định 0 0 7 18 25 (Nguồn số liệu điều tra) ( Chú thích: sử dụng theo thang đo Likert: 1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = bình thường; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 51 Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn nhưng đến nay đã có hơn nghìn dự án được thực hiện và hàng trăm công trình đang trong quá trình xây dựng. Việc huy động vốn cho ĐTPT hạ tầng đô thị của thành phố được kết hợp đồng thời từ nhiều nguồn theo phương châm ''Nhà nước và nhân dân cùng làm''. Các ý kiến đánh giá đều cho rằng mục đích sử dụng VĐT là hợp lý và đúng hướng. Vì nhằm tạo tiền đề đưa Đồng Hới lên thành đô thị loại II vào năm 2015 nên đã ưu tiên công tác quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Với phương hướng chiến lược này, trong những năm qua, hoạt động nâng cấp, chỉnh trang đô thị ở Đồng Hới đã có nhiều động thái mạnh mẽ và được triển khai ngày càng đồng bộ. Với tiêu thức vốn cho công trình, có 4 ý kiến trong tổng số 50 người được hỏi đánh giá là chưa kịp thời. Nguyên nhân được đưa ra ở đây là do tiến độ thi công chậm, nên không đáp ứng kịp thời nguồn VĐT cho chủ thầu. Mặt khác, nguồn vốn ngoài ngân sách ví dụ như: vốn doanh nghiệp và nhân dân đầu tư, vốn FDI được huy động còn ở mức tiềm năng. Nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng phải bố trí cho quá nhiều mục tiêu đầu tư làm phân tán nguồn lực, chậm cấp phát vốn cho các dự án dẫn đến việc cấp vốn chậm. 3.2.4.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho XDCB Bảng 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho XDCB Tiêu thức Số quan sát Cơ cấu (%) Mức độ quan trọng Tổng số 106 100 1. GPMB gặp nhiều vướng mắc và công tác quy hoạch không đảm bảo 19 17,92 4 2. Năng lực chủ đầu tư, nhà thầu còn hạn chế 23 21,70 2 3. Công tác tổ chức, quản lý VĐT xây dựng 21 19,81 3 4. Chính sách kinh tế 15 14,15 5 5. Tổ chức khai thác, sử dụng các công trình hoàn thành 28 26,42 1 (Nguồn: số liệu điều tra) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 52 Thông tin thu được từ phiếu điều tra cho thấy những tồn tại và vướng mắc trong việc sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Đồng Hới chủ yếu tập trung vào 5 vấn đề chính. Nhìn vào bảng ta thấy, đại đa số ý kiến của người được phỏng vấn (26,42%) cho rằng công tác tổ chức khai thác, sử dụng các công trình hoàn thành là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VĐT. Bởi vì một dự án, một công trình hoàn thành sẽ góp phần tạo ra một khối lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định và tạo nên lợi ích kinh tế, xã hội. Có 21,70% ý kiến cho rằng năng lực chủ đầu tư và nhà thầu hạn chế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VĐT. Trong XDCB chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc lập dự án, thiết kế dự án phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, nghành. Năng lực của chủ thầu có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng công trình. Nhiều ý kiến cũng cho rằng công tác tổ chức, quản lý vốn đầu tư xây dựng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn (19,81%), trong đó có vốn cho công trình không đáp ứng kịp thời, có sự chồng déo trong việc phân cấp quản lý vốn. Do xuất phát điểm của thành phố khi mới giải phóng, kết cấu hạ tầng còn rất sơ sài, gần như phải phá bỏ đầu tư xây dựng mới hoàn toàn. Điều này làm cho nhu cầu về VĐT càng lớn nên vốn phân bổ gặp nhiều khó khăn. Việc phân bổ vốn một cách hợp lý, chia nhỏ nguồn vốn cũng là một bài toán nan giải. Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn NSNN của thành phố Đồng Hới như công tác GPMB chưa tốt do việc GPMB còn nhiều bất cập, chưa hợp với lòng dân nên nhiều công trình không thể tiến hành theo đúng tiến độ (17,92%); chính sách kinh tế (14,15%). 3.2.4.4 Sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT Để phân tích sâu hơn ý kiến của từng người được phỏng vấn, em tiến hành phân tích phương sai ANOVA nhằm so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng. Phân tích theo thang đo Likert: 1 = rất không quan trọng, 2 = không quan trọng, 3 = bình thường, 4 = quan trọng, 5 = rất quan trọng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 53  Sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT phân theo trình độ chuyên môn Bảng 17: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT phân theo trình độ chuyên môn Tiêu chí Phân theo trình độ chuyên môn Điểm bình quân Mức ý nghĩa Sig Công nhân kỹ thuật Trung cấp Đại học Trên đại học 1. Giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc 4,00 3,23 3,45 4,67 0,322 2. Năng lực chủ đầu tư, nhà thầu còn hạn chế 2,80 3,61 3,71 3,00 0,294 3. Công tác quy hoạch không đảm bảo 2,60 2,85 2,50 2,00 0,650 4. Định đơn giá chưa phù hợp 2,33 2,23 2,29 2,67 0,955 5. Công trình không hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng không đưa vào sử dụng 3,30 3,07 3,04 2,67 0,942 (Nguồn số liệu điều tra và xử lý) Kết quả phân tích ANOVA với độ tin cậy 95% cho điểm bình quân đánh giá của người được phỏng vấn theo từng nhân tố được tổng hợp từ bảng số liệu cho thấy, với mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 nên không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các đánh giá. Nghĩa là, mặc dù khác nhau về trình độ chuyên môn nhưng cách nhìn nhận, đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT tương đối đồng đều nhau.Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 54  Sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT phân theo đơn vị công tác Bảng 18: Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT phân theo đơn vị công tác (Nguồn số liệu điều tra và xử lý) Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố năng lực chủ đầu tư và chủ thầu hạn chế và yếu tố định đơn giá chưa phù hợp không có sự khác biệt giữa bên A và bên B. Trong đó yếu tố định đơn giá chưa phù hợp được đánh giá là ít có ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT. Ở thành phố Đồng Hới, công tác định đơn giá xây dựng chưa được quan tâm đúng mức, Theo lẽ bình thường thì khi một dự án được xây dựng thì chủ đầu tư thường là người đưa ra mức giá xây dựng, nên khi hỏi đến vấn đề xây dựng mức giá thì một số chủ thầu cho rằng việc đưa ra mức giá hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện thực tế và đưa ra ý kiến rằng nên có những quy định rõ ràng trong việc xây dựng mức giá xây dựng, đảm bảo lợi ích cho cả nhà đầu tư và nhà thầu. Và với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 thể hiện sự khác biệt giữa các cá nhân được hỏi. Bởi vì tùy theo từng đơn vị công tác, tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân mà có sự khác biệt giữa các ý kiến đánh giá. Tiêu chí Phân theo đơn vị công tác Điểm bình quân Mức ý nghĩa SigBên A Bên B 1. Giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc 4,22 3,50 0,025 2. Năng lực chủ đầu tư và chủ thầu còn hạn chế 3,87 3,27 0,076 3. Công tác quy hoạch không đảm bảo 2,81 2,47 0,064 4. Định đơn giá chưa phù hợp 2,25 2,75 0,853 5. Công trình không hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng không đưa vào sử dụng 3,31 4,04 0,027 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 55 3.2.4.5 Ý kiến đánh giá về hiệu quả khai thác công trình trên địa bàn thành phố Đồng Hới Bảng 19: Đánh giá hiệu quả khai thác công trình (Nguồn: số liệu điều tra) Qua bảng cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá đều cho rằng các dự án tại thành phố sau khi xây dựng bước đầu phát huy tác dụng. Các dự án sau khi hoàn thành hầu như được khai thác một cách có hiệu quả, có trên 40% số người được hỏi đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên, lại có 2% người phỏng vấn có ý kiến ngược lại, tức là không đồng ý với ý kiến này. Hầu hết các dự án được đưa vào sử dụng và mang lại hiệu quả cao là các dự án thuộc ngành Công nghiệp và Dịch vụ. Nhận thấy đây là ngành có mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước khá lớn nên UB thành phố cùng cơ quan các cấp tạo mọi điều kiện phát triển,. trong giai đoạn 2007 - 2009 đã hỗ trợ và cho xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp phục vụ sản xuất. Trong ngành dịch vụ du lịch, tận dụng tài nguyên thiên nhiên vốn có, thành phố đã kí quyết định cho xây dựng nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch như: dự án xây dựng các tuyến đường chính khu du lịch Bảo Ninh; quy hoạch kè Nhật Lệ; cải tạo, nâng cấp các khu du lich, khu sinh thái... Hiện nay, đã có nhiều công trình đưa vào sử dụng và mang lại hiệu quả cao, Một số dự án như: đường dọc bờ sông Nhật Lệ phía Bảo Ninh, nâng cấp ga Đồng Hới, 4 trạm y tế, nhà lớp học cho 6 trường học, hệ thống chợ trên địa bàn... phục vụ phát triển xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Ý kiến đánh giá Số quan sát Cơ cấu (%) 1. Rất không đồng ý 0 0 2. Không đồng ý 1 2 3. Bình thường 3 6 4. Đồng ý 21 42 5. Rất đồng ý 25 50 Tổng số 50 100 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 56 Biểu đồ 7: Ý kiến đánh giá về hiệu quả khai thác các công trình Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị là nhằm nâng cao mức hưởng thụ của người dân cả về đời sống vật chất lần tinh thần. Đồng Hới hôm nay đang khởi sắc, từng bước hoàn chỉnh mình để sớm trở thành một thành phố đẹp và hiện đại của miền Trung. 3.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 3.3.1 Nguyên nhân thành công Để có được những thành công trong công tác đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới, Đảng bộ và nhân dân thành phố đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra những giải pháp lớn, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng, sát với tình hình thực tế của địa phương. Chính sách và các giải pháp đúng đắn đã phát huy được sức mạnh nội lực của thành phố, đồng thời thu hút được sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài. Kinh tế xã hội ổn định, trật tự an ninh được giữ vững, phát huy được mặt tích cực của cơ chế thị trường. Việc hoạch định và thực hiện tốt các đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, đặc biệt là chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn. Trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, thành phố chủ trương xây dựng các kế hoạch một cách khoa học, theo từng bước, từng thời kỳ. Trong đó có kế hoạch huy Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 57 động và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch 10 năm và phác thảo kế hoạch lâu dài cho đầu tư XDCB trên địa bàn. Các chính sách về đầu tư, đã có nhiều thay đổi theo hướng giảm dần các thủ tục hành chính, ưu đãi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Điều này đã tạo cho thành phố có điều kiện phát huy khả năng thu hút VĐT. Các dự án đầu tư được trình các ban nghành chức năng xem xét trước khi lập dự án nghiên cứu khả thi. Các dự án ngày càng nhiều và có lượng vốn đầu tư lớn được triển khai, tạo sự hưng phấn trong cán bộ và nhân dân, từ đó giúp họ có ý thức trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn mà địa phương tiếp nhận. Các dự án được đầu tư có trọng điểm hơn, điều này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, giảm bớt thất thoát nguồn lực trong quá trình chờ cấp vốn đầu tư. 3.3.2 Nguyên nhân hạn chế Nhìn lại bức tranh đa chiều về tình hình xây dựng các công trình cơ bản trên địa bàn thành phố giai đoạn vừa qua có thể nhận thấy, đã có nhiều bước đột phá, nhiều điểm nhấn quan trọng trong bước tiến dài đã đưa Đồng Hới vươn xa, vươn cao trên con đường CNH - HĐH đất nước. Tuy vậy, so với những điều kiện thuận lợi được ưu đãi từ phía khách quan lẫn chủ quan, nhìn chung tiến độ triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố vẫn chưa được xứng tầm chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn còn ít, chi ngân sách phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của Trung ương nên việc tích lũy cho đầu tư còn ở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với khối lượng lớn để đầu tư cho các dự án trọng điểm. - Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á, tình hình lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng vượt ngưỡng cho phép đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thành phố. Ngoài ra, là địa phương nằm trên dải miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, thường xảy ra hạn hán và bão lụt. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 58 - Trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Thu hút đầu tư nước ngoài giảm, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm đúng mức, lợi thế so sánh của thành phố chưa được phát huy, nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Điều này làm cho khối lượng VĐT huy động được rất ít, kết hợp với việc bố trí vốn thiếu tập trung, đồng bộ. - Chất lượng công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển KT - XH còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ giữa quy hoạch và giai phóng mặt bằng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Chiến lược và quy hoạch định hướng phát triển KT - XH của thành phố chưa được thực hiện có hiệu quả, nhiều dự án không được thực hiện theo quy hoạch chung của Tỉnh. - Hiện nay trên địa bàn thành phố thiếu trầm trọng những cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Chủ đầu tư là người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư không có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Nhiều công trình đã đưa vào khai thác sử dụng nhưng không chịu làm báo cáo quyết toán trình lên cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt. Do vậy, hầu hết những sai phạm trong quá trình đầu tư XDCB gây thất thoát, lãng phí lớn cho NSNN đều xảy ra ở những bộ phận yếu kém về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Thông qua việc phân tích và đánh giá một cách đầy đủ chính xác những nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2010 - 2015.Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 59 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 4.1 Phương hướng và mục tiêu cho việc sử dụng hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư XDCB thành phố Đồng Hới năm 2010 4.1.1 Phương hướng sử dụng hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư XDCB Đây là định hướng quan trọng có tác động mạnh tới hiệu quả của vốn đầu tư Nhà Nước trong những năm tới. Phát huy mặt tích cực, rút kinh nghiệm của những thời kì trước để đưa ra phương hướng cho các năm tiếp theo. Trong những năm tiếp theo Thành phố cần xây dựng các kế hoạch đầu tư cụ thể, có tính thuyết phục. Cần xác định lượng vốn sử dụng cho thời kỳ 2010 - 2015, lượng vốn đầu tư của NSNN cho XDCB chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng VĐT toàn xã hội trên địa bàn là bao nhiêu, nên đầu tư vào những công trình nào trước công trình nào sau... Làm tốt công tác thu, chi ngân sách. Nguồn vốn do địa phương quản lý rất quan trọng, chính vì vậy phải quản lý sử dụng phải đem lại hiệu quả cao nhất. Xây dựng hệ thống quản lý VĐT cũng như cán bộ quản lý vốn VĐT có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng. Đây là điều kiện quan trọng vì quản lý vốn tốt thì hiệu quả sử dụng VĐT sẽ cao. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế phục vụ nhân dân, chương trình xây dựng đường giao thông quy mô nhỏ, vĩa hè cây xanh đường phố... ưu tiên vốn thanh toán nợ các công trình hoàn thành, các công trình chuyển tiếp. Yếu tố quan trọng hàng đầu cho kế hoạch 5 năm, 10 năm tới ở thành phố Đồng Hới là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Muốn làm tốt công tác này, thành phố cần tập trung cao độ vào công tác kế hoạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho công tác kế hoạch lập kế hoạch và lập dự án. Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, dự báo kế hoạch ngắn, trung và dài hạn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 60 4.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Đồng Hới 4.1.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 Năm 2010 là năm cuối cùng triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Trước những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cấp, các nghành và toàn thể nhân dân để tạo được bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội. Trong những năm tới, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - TTCN, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, phấn đấu đưa Quảng Bình thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2015. Đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH kết hợp với sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII. Riêng với mục tiêu phát triển đầu tư xây dựng cơ bản, thành phố tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Chú trọng công tác đầu tư xây dựng các khu dân cư để giải quyết nhu cầu đất cho nhân dân, đồng thời tạo nguồn vốn sử dụng cơ sở hạ tầng đô thị. Hạn chế đầu tư dàn trải, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế đạt chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ trường, trạm đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010. Công trình đường giao thông quy mô nhỏ, vĩa hè, cây xanh đường phố... Ưu tiên vốn thanh toán nợ cho các công trình hoàn thành, các công trình chuyển tiếp. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 61  Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14 - 15%. - Trong đó cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng: 41 - 42%; dịch vụ: 52 - 53% nông lâm thủy sản: 5 - 7%. - Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN tăng 16 - 17% - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4 - 5%. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 - 21%. - Giá trị các ngành dịch vụ tăng 15 - 16%. - Giá trị kim ngạch xuất khẩu 69 triệu USD. - Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 762 tỷ đồng. - Giữ vững tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập gaío dục trung học cơ sở; phổ cập bậc trung học cho 13/16 xã phường; có 80% trường đạt chuẩn quốc gia; 90% phòng học kiên cố hóa. - Có 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 10% - Ổn định tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch 95%; 80 - 81% tỷ lệ rác thải và chất thải được thu gom xử lý; đất cây xanh toàn đô thị đạt trên 12,8m2/người; 80 -81%; tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. - Giải quyết việc làm cho 6.500 - 7000 lao động. - GDP bình quân đầu người 1.115 - 1.200 USD/năm. 4.1.2.2 Mục tiêu sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn đến năm 2010 Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII đã đặt ra những mục tiêu về việc quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư nói chung, nguồn vốn từ NSNN nói riêng cho đầu tư xây dựng cơ bản như sau: - Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn NSNN - Đáp ứng đầy đủ VĐT cho nhu cầu tối thiểu cho đầu tư phát triển trên địa bàn trong thời gian tới. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 62 - Đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn có mục đích rõ ràng, không nên phân bổ cho những dự án khi chưa có kế hoạch xây dựng cụ thể. - Nên tập trung nguồn vốn cho những chương trình dự án trọng tâm trọng điểm. Phân bổ theo thứ tự ưu tiên dự án có lợi cho nhân dân nên đặt lên hàng đầu. - Ưu tiên bố trí vốn thanh toán các công trình hoàn thành (nhất là các dự án đã hoàn thành có quyết toán) và đảm bảo vốn cho các công trình chuyển tiếp, có tính khả thi; cân đối đủ vốn cho thực hiện các chương trình theo nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố. 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới 4.2.1 Về công tác quản lý quy hoạch huy động và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản Yếu tố quan trọng hàng đầu là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển KT - XH ở địa phương trong đó nguồn vốn đầu tư từ NSNN là rất quan trọng. Việc tập trung cho công tác kế hoạch hóa là yếu tố hàng đầu nhằm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch đề ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư cho XDCB. Công tác kế hoạch hóa phải làm một cách từ tổng thể đến chi tiết và dự báo nhu cầu về vốn đầu tư cho các thời kỳ cụ thể... Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2020, đẩy mạnh hoàn thành xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng các phường, xã và quy hoạch ngành. Khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai theo quy định. 4.2.2 Tăng cường công tác huy động vốn đầu tư ngoài vốn NSNN để đầu tư có hiệu quả tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân sách Tăng cường huy động các cá nhân, tổ chức bỏ vốn để cùng Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các công trình thủy lợi các công trình phục vụ công cộng như công viên, các khu vui chơi, giải trí... Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 63 Tạo nguồn vốn tự có của địa phương để đầu tư phát triển. Tăng cường công tác thu, chi sao cho có hiệu quả nhất. Đẩy nhanh quá trình tích lũy nội bộ, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Tập trung khai thác các nguồn thu trên địa bàn. Thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời chống thất thu Thuế của Nhà nước. Đề ra nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích tư nhân cùng bỏ vốn đầu tư với nhà nước để giảm thiểu rủi ro và làm ăn có lãi. Xây dựng quy định cụ thể để khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng theo hướng giảm dần danh mục các công trình sử dụng vốn NSNN. 4.2.3 Chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của thành phố như: bố trí VĐT cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án đảm bảo, đúng quy định, trình tự thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành. Xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phát huy xã hội hóa đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách. Có giải pháp xử lý, hạn chế tình trạng các dự án không thực hiện đúng cam kết huy động các nguồn vốn khác, chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách. Không bố trí công trình xây dựng mới đối với những dự án trên địa bàn xã, phường, vượt quá tổng mức dư nợ cho phép. 4.2.4 Về cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng: xác định rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quá trình đầu tư. Quản lý chặt chẽ về kế hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, bảo đảm đúng kế hoạch, lập dự án khả thi phải sát với yêu cầu nhiệm vụ đầu tư, tiêu chuẩn định mức, quy trình, quy phạm, đơn giá, chế độ chi theo quy định, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và nghiệm thu công trình. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 64 Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, việc chấp hành quy trình, quy phạm, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. 4.2.5 Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổ chức thi công Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định về dự án đầu tư, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; xây dựng áp dụng quy chế tuyển chọn cơ quan tư vấn thẩm định dự án trên cơ sở cạnh tranh rộng rãi, chú trọng sử dụng tư vấn quốc tế đối với các công trình trọng điểm. Tạo môi trường cạnh trang lành mạnh, minh bạch để thu hút tạo điều kiện huy động các đơn vị tư vấn có trình độ cao vào hoạt động tại thành phố Đồng Hới. Đăng tải các thông tin cụ thể về các đơn vị tư vấn, năng lực thiết bị kỹ thuật và quản lý của các đơn vị thi công trên các phương tiện thông tin của thành phố, nhất là trên trang thông tin điện tử của thành phố. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng và tiến độ xây dựng công trình, dự án. Lựa chọn giám đốc điều hành dự án là người có đủ điều kiện về năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo quy định. 4.2.6 Thực hiện cơ chế dân chủ công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng cơ bản Công khai, minh bạch hóa quá trình đầu tư từ công tác quy hoạch, kế hoạch VĐT, danh mục dự án công trình đầu tư; thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Các cơ quan, đơn vị có dự án, công trình xây dựng phải công bố công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, đơn vị trúng thầu, tiến độ, thời gian thực hiện kế hoạch VĐT để cán bộ công nhân viên cơ quan, nhân dân địa phương giám sát quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị. Công khai thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí về đầu tư xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan, đơn vị có sai phạm trong thực hiện quản lý đầu tư XDCB. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 65 4.2.7 Về chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư XDCB Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tất cả các khâu của quá trình đầu tư các dự án, các công trình bằng nguồn vốn ngân sách, nhằm ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong việc thi công xây dựng, nhất là những công trình trọng điểm, các công trình lớn để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư. Phối kết hợp các cơ quan chức năng, nâng cao chất lượng , hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng, lãng phí. Các nghành, địa phương, đơn vị, chủ đầu tư phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về quản lý đầu tư XDCB đối với các dự án công trình do nghành, địa phương, đơn vị thực hiện. Tăng cường sự giám sát của các cơ quan chức năng để phát hiện tham nhũng, lãng phí. Các tổ chức, đơn vị bố trí hòm thư tố giác tham nhũng, lãng phí ở đơn vị mình; khi có thư tố giác cần tổ chức kiểm tra, thanh tra, điều tra kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 4.2.8 Chú trọng công tác đào tạo Có thể khẳng định rằng trình độ quản lý và kiến thức về xây dựng không có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng vốn, thuê tư vấn cũng như giám sát công trình. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư phân cấp về cho xã, phường trình độ hiêu biết về xây dựng còn hạn chế. Vì vậy, cần có những lớp học nâng cao năng lực quản lý cho chủ đầu tư là vấn đề rất cần thiết. Nắm rõ được Luật và kiến thức về quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn XDCB trên địa bàn. Phải phân bổ và bố trí hợp lý cán bộ lĩnh vực đầu tư, xây dựng hợp lý, đủ về số lượng lẫn chất lượng. Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực đầu tư, kỹ sư công trình còn thiếu chính vì vậy trong những năm tới thành phố cần đào tạo thêm cán bộ tư vấn, thiết kế kỹ thuật, kỹ sư xây dựng để công tác đầu tư XDCB được thuận lợi, phối kết hợp tạo ra một tập thể mạnh trong công tác quản lý đầu tư. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 66 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Vốn đầu tư XDCB là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định để tiến hành hoạt động đầu XDCB nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với thành phố Đồng Hới mà còn đối với tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. Thành phố Đồng Hới có điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc kháng chiến tranh tàn phá. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển quá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển KT - XH của thành phố. Tuy nhiên, trong những năm qua, tốc độ xây dựng trên địa bàn tăng vượt bậc, nhiều dự án đầu tư đã và đang phát huy hiệu quả, làm cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao. Bên cạnh những thành quả đạt được, lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới vẫn còn nhiều yếu kém, vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN còn bị lãng phí nhiều, một số dự án đầu tư không đúng hướng nên khi đưa vào khai thác không phát huy hiệu quả. Những khó khăn và thách thức đang chờ đợi phía trước, đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội ngày càng tăng cao, chính vì vậy việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH, song tỷ trọng đầu tư từ ngân sách sẽ giảm mạnh, nên nhiệm vụ trọng tâm của bài toán đầu tư là thu hút hiệu quả các nguồn vốn xã hội, sử dụng hết và có chất lượng từng đồng vốn. Vượt qua những khó khăn, thử thách và biết tận dụng triệt để các thuận lợi, ưu đãi có được kết hợp với những kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB của các tỉnh và các nước là hết sức quan trọng giúp tác giả đề xuất những giải pháp sát với thực tế nhằm nâng Đại học Kin h ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 67 cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới đạt hiệu quả cao phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2015. Với những nỗ lực đó, bức tranh thành phố Đồng Hới sẽ hứa hẹn một màu sắc mới, màu sắc của một thành phố Hoa Hồng. 3.2 Kiến nghị 3.2.1 Về phía Nhà nước Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần có sự đổi mới mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư theo dự án là một yêu cầu rất quan trọng. Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả KT- XH, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư XDCB, từ giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Phát triển kinh tế rất cần cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, cũng như các dự án xây dựng khác và là vấn đề đang được quan tâm. Nguồn vốn cho đầu tư XDCB là rất lớn càng đòi hỏi công tác quản lý ngày càng phải nâng cao. Do tính chất quan trọng của việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB, em xin đưa ra một số kiền nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước như sau: Thứ nhất: Xây dựng đồng bộ hệ thống các thể chế quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Hiện nay, việc quản lý đối với dự án đầu tư XDCB bao gồm: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật NSNN, tuy nhiên cần phải tăng cường quản lý, cần rà soát các văn bản quy định hiện hành để sửa đổi kịp thời với tiến trình phát triển. Thứ hai: Thực hiện nghiêm chỉnh quá trình lập và thực hiện dự án. Trong quá trình lập và thực hiện dự án đầu tư XDCB, bên cạnh việc nghiên cứu các quy định của Nhà nước, các chính sách của Chính phủ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB. Các chứng cứ pháp lý về tư cách pháp nhân của tổ chức tham gia dự án, các văn bản giao nhiệm vụ cho phép nghiên cứu dự án của cơ quan quản lý nhà nước, các chứng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 68 từ pháp lý về khả năng huy động vốn và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, các thoả thuận về việc sử dụng tài nguyên, đất đai, huy động tài sản... Thứ ba: Hoàn thiện các cơ chế chính sách về việc quản lý dự án đầu tư XDCB. Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB như các chính sách về thuế, lãi suất, chính sách về lao động... Thứ tư: Chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư XDCB. Cần xây dựng bộ máy làm kế hoạch, quản lý tài chính, đặc biệt là việc quyết toán các công trình xây dựng. Thực hiện đầy đủ các bước của dự án từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định, thực hiện dự án. Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Thứ năm: Nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án. - Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” đối với việc kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng. - Kiểm toán nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hoạt động trong công tác thẩm định dự án, đánh giá, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, dự toán... Sử dụng vốn tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng bằng các chính sách và hình thức thích hợp. Nhà nước thực hiện việc quản lý chặt chẽ đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN từ khâu lập, đấu thầu, thực hiện, thẩm định, thanh kiểm tra là rất cần thiết nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính hợp lý của các dự án đầu tư XDCB từ góc độ hiệu quả KT - XH, giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất theo quan điểm hiệu quả và mang tính khả thi, giúp cho các cơ Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD 69 quan quản lý nguồn vốn XDCB ra các quyết định đầu tư chính xác và tránh sự tham ô, lãng phí gây thất thoát. 2.2 Về phía địa phương Thành phố Đồng Hới cần nâng cao công tác chất lượng kế hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch chiến lược đầu tư theo từng địa phương từ đó xác định xây dựng kế hoạch đầu tư cho các danh mục dự án ưu tiên. Các dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch năm của thời kỳ 2010-2015 cần gấp rút có kế hoạch huy động vốn để đầu tư theo đúng tiến độ kế hoạch. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình... Trong công tác tuyển chọn nhà thầu, tư vấn phải đảm bảo tính khách quan. Nâng cao năng lực thiết kế của các nhà thầu. Thành phố cần sớm đưa ra các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn ngoài nguồn vồn NSNN để phục vụ cho đầu tư XDCB trong những năm tới trước mắt là kế hoạch đến năm 2010. Vì hiện nay thành phố Đồng Hới chưa có một cơ chế huy động vốn cụ thể rõ ràng, chỉ dựa vào các báo cáo hàng năm của phòng Kế hoạch -Tài chính về nhu cầu vốn đầu tư của các dự án đang khởi công để xin Tỉnh cấp vốn, đây là một hạn chế cần sớm điều chỉnh, thay đổi. Làm sao để tránh được tình trạng chỉ trông chờ vào nguồn vốn NSNN cấp. Các ngành, lĩnh vực cụ thể nên đầu tư hợp lý, đưa ra các kế hoạch cho từng giai đoạn, không được chỉ đưa ra kế hoạch hàng năm mà phải có kế hoạch trung hạn và dài hạn, lấy kế hoạch của tỉnh, của Trung ương làm "nòng cốt". Thành phố sớm hoàn chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, công bố công khai các quy hoạch được xây dựng làm cơ sở cho việc xây dựng phương án các danh mục đầu tư theo quy hoạch và tổ chức thực hiện quản lý đầu tư XDCB theo quy hoạch. Trong những năm tới thành phố Đồng Hới cần tuyển chọn thêm các nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực đầu tư. Cử cán bộ hiện đang công tác đi học tập, nghiên cứu ở các địa phương đi trước đã thành công trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_khoa_luan_0462.pdf
Luận văn liên quan