Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt, tìm hiểu
những nguyên nhân, khó khăn và tồn tại cùng với phương hướng phát triển chăn nuôi
của xã trong thời gian tới, em rút ra một số kết luận sau:
Trung Trạch là một xã có tiềm năng lớn về chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn.
Là một xã có điều kiện kinh tế khá phát triển hơn các xã khác, giao thông đi lại thuận
tiện, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho sự phát triển của đàn vật nuôi. Vì vậy,
tình hình chăn nuôi của xã trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, thu
nhập người dân được nâng cao.
Chăn nuôi của xã ngày được chú trọng và đầu tư đúng mức, một số hộ gia đình
đã mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng kĩ thuật chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn theo
hướng công nghiệp cụ thể là ở vùng ĐB, và đang dần dần nhân rộng phương thức này
tới vùng TĐ và TM, thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống. Các hộ đã được các
chương trình, đề án phát triển chăn nuôi hỗ trợ về giống, vắcxin phòng, nguồn vốn nên
hộ tích cực mở rộng quy mô chăn nuôi hơn.
Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp ngày càng tăng, chăn nuôi ngày càng trở thành ngành chính trong việc nâng
cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. So với việc chăn nuôi gia súc, gia
cầm thì lợi nhuận kinh tế từ chăn nuôi lợn khá lớn.
Tuy nhiên, nếu hạch toán đầy đủ các khoản chi phí trong chăn nuôi lợn của xã
thì giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận kinh tế tính trên một
đồng chi phí còn thấp, thậm chí còn âm (những hộ vùng TĐ)
Đại học Kinh tế Huế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
Chỉ tiêu
Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM Tổng, BQC
GT
(1000đ) %
GT
(1000đ) %
GT
(1000đ) %
GT
(1000đ) %
* Tổng GTSX 231.444,93 100,00 55.426,21 100,00 78.856,18 100,00 123.707,36 100,00
1.Nông nghiệp 225.237,76 97,32 37.586,21 67,81 58.945,07 74,75 109.076,92 88,17
- Trồng trọt 9.320,56 4,03 7.834,00 14,13 8.902,65 11,29 8.724,15 7,05
- Chăn nuôi 215.917,20 93,29 29.752,21 53,68 50.042,42 63,46 100.352,77 81,12
+ Lợn 197.006,30 85,12 19.318,35 34,85 36.964,30 46,88 86.084,79 69,58
. Lợn thịt 178.727,60 90,72 17.689,00 91,56 34.673,85 93,80 78.556,67 91,25
. Lợn khác 18.278,70 9,28 1.629,35 8,44 2.290,45 6,20 7.528,12 8,75
+ Trâu, bò 8.560,30 3,69 6.700,53 12,09 7.800,34 9,89 7.728,78 6,09
+ Cá 10.350,60 4,48 3.733,33 6,74 5.277,78 6,69 6.539,20 5,45
2. Ngành nghề 2.489,52 1,08 12.920,00 23,31 11.444,44 14,51 8.842,44 7,15
3. Thu khác 3.717,65 1,60 4.920,00 8,88 8.466,67 10,74 5.788,00 4,68
Nguồn : Số liệu điều tra nông hộ năm 2009Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
48
Như vậy, chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ, góp
phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm phục vụ cho người dân
trong và ngoài địa phương. Để chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành sản
xuất chinh với quy mô lớn, sản xuất hàng hóa tập trung đòi hỏi các hộ phải thay đổi
phương thức chăn nuôi, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng khoa học
kỹ thuật, đặc biệt mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn thì kết quả thu được mới bù đắp
được chi phí bỏ ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra tại xã Trung
Trạch năm 2009
2.2.2.1 Quy mô đàn lợn thịt và lợn giống của các nông hộ điều tra.
Thực tiễn chăn nuôi lợn ở xã Trung Trạch, các hộ điều tra ở đây có hai hình
thức: Chăn nuôi lợn thịt tự túc con giống và chăn nuôi lợn thịt mua giống bên ngoài.
Đối với hộ chăn nuôi lợn thịt tự túc con giống: Theo kết quả điều tra thì việc
chăn nuôi được lợn nái để sản xuất giống là rất khó, tùy vào tay nghề, tùy vào quy mô,
mục đích của hộ sản xuất. Điển hình là hộ vùng Đông Bắc, quy mô chăn nuôi lợn thịt
của ông Nguyễn Văn Bồn hàng năm tự túc con giống, có 22 lợn nái, mỗi năm bình
quân đẻ 2-2,5 lứa; 10-12 con/lứa, ông nuôi theo hình thức lợn nái đẻ bao nhiêu, ông
nuôi bấy nhiêu nên tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn về con giống. Ngoài ra,
có những hộ nuôi bán đi một phần lợn giống và giữ lại một ít để nuôi lợn thịt. Đối với
nhóm hộ vùng TĐ, trong tổng 15 hộ nuôi lợn thịt có 8 hộ tự túc con giống với số bình
quân hộ là 8,75 con. Đối với nhóm hộ vùng TM, có 12 hộ nuôi tự túc con giống trong
tổng số 18 hộ nuôi lợn thịt với số con bình quân hộ là 15,75 con. Đối với nhóm hộ
vùng ĐB, trong tổng 17 hộ nuôi lợn thịt có 13 hộ tự túc con giống, với số con bình
quân hộ là 88,85 con, gấp 10,15 lần hộ ở vùng TĐ và 5,64 lần ở vùng TM. Bình quân
chung thì trong tổng 50 hộ nuôi lợn thịt có 33 hộ nuôi tự túc giống với số con bình
quân hộ là 42,85 con.
Đại
học
Kin
h tế
H ế
49
Bảng 13 : Quy mô đàn lợn thịt và lợn giống của các nông hộ
điều tra năm 2009
Vùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Vùng
ĐB
Vùng
TĐ
Vùng
TM
Tổng, BQC
*Tổng số điều tra Hộ 17 15 18 50
- Số lượng lợn thịt Con 1.191 114 251 1556
-Số lượng lợn thịt bq/hộ Con/hộ 70,06 7,60 13,94 31,12
1.Tự túc con giống
- Số hộ Hộ 13 8 12 33
- Số lượng con giống Con 1.155 70 189 1414
- Số lượng con giống
(lợn con)/hộ
Con/hộ 88,85 8,75 15,75 42,85
2. Mua giống ngoài
- Số hộ phải mua Hộ 4 7 6 17
- Số lượng con giống Con 36 44 62 142
- Số lượng con giống
mua /hộ
Con/hộ 9,00 6,29 10,33 8,35
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Đối với hộ mua giống bên ngoài: Những hộ này là những hộ không nuôi được
heo nái, đối với hộ ở vùng ĐB trong tổng 17 hộ thì có 4 hộ nuôi mua giống, số con
bình quân hộ là 9 con, nhóm hộ ở vùng TĐ trong tổng số 15 hộ nuôi có 7 hộ nuôi mua
giống số con bình quân là 6,29 con, nhóm hộ ở vùng TM trong tổng 18 hộ nuôi có 6
hộ nuôi mua giống, số con bình quân là 10,33 con, bình quân chung có 17 hộ trong
tổng 50 hộ nuôi mua giống với số con bình quân hộ là 8,35 con.
Như vậy, so sánh 2 loại hình trên thì nhìn chung số hộ nuôi tự túc con giống
vẫn lớn hơn hộ nuôi mua giống và hình thức nuôi tự túc giống do có sẵn nguồn giống
nên số lượng nuôi bình quân hộ cũng nhiều hơn. Số lượng nuôi bình quân hộ ở hai
hình thức này nhìn chung cũng tăng dần từ hộ ở vùng TĐ lên hộ vùng ĐB.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
50
2.2.2.2 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm
2009
Sản phẩm thu được từ chăn nuôi lợn bao gồm sản phẩm chính là sản lượng thịt
hơi xuất chuồng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người và sản phẩm phụ là
phân bón phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 14: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm của các nông hộ
điều tra năm 2009 (Tính bq/hộ)
Vùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Vùng
ĐB
Vùng
TĐ
Vùng
TM
Tổng,
BQC
1. Số lứa lợn nuôi Lứa 3,50 2,50 3,00 3,02
2. SL xuất chuồng Con 70,06 7,60 13,94 31,12
3.BQ trọng lượng xuất chuồng Kg/con 71,97 65,16 69,61 71,09
4. Sản lượng xuất chuồng Kg 5.042,03 495,21 970,67 2.212,29
5. GTSX lợn thịt 1000đ 171.371,30 16.891,00 33.210,15 75.289,20
6. Giá trị sản phẩm phụ 1000đ 7.356,30 798,00 1.463,70 3.267,47
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Mặc dù thời gian nuôi kéo dài 3,5 - 4,5 tháng nhưng do khả năng đầu tư thức ăn
thấp lại không cân đối về dưỡng chất lẫn khẩu phần ăn trong từng giai đoạn sinh
trưởng phát triển của vật nuôi nên trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 71,09 kg/con
và giữa các hộ có sự chênh lệch. Hộ ở vùng ĐB, trọng lượng xuất chuồng bình quân là
71,97 kg/con, hộ ở vùng TĐ là 65,16 kg/con, hộ ở vùng TM là 69,61 kg/con. Vùng ĐB
gấp 1,03 lần ở vùng TM và gấp 1,10 lần ở vùng TĐ.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của vùng TĐ, bình quân mỗi hộ là 495,2 kg,
nhóm hộ vùng TM là 970,67 kg, hộ vùng ĐB là 5.042.03 kg, gấp 10,19 lần vùng TĐ
và gấp 5,20 lần vùng TM. Theo kết quả điều tra thì giá thịt hơi năm 2009 có sự gia
tăng đáng kể, đầu năm giá 1 kg thịt lợn hơi là 32 - 33 ngàn đồng nhưng cuối năm
2009, đặc biệt là vào dịp tết giá thịt lợn hơi lên tới 34 - 35 ngàn đồng/kg. Như vậy,
trong năm 2009 hai lứa đầu giá thịt hơi được tính bình quân là 33 ngàn đồng/kg, lứa
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
51
sau bán với giá 35 ngàn đồng. Giá trị sản lượng tăng từ vùng TĐ lên vùng ĐB. Bình
quân chung là 75.289,20 ngàn đồng.
Về giá trị sản phẩm phụ, lượng phân bón thu được từ chăn nuôi lợn rất lớn, bình
quân một con lợn từ khi nuôi đến khi xuất chuồng cho khoảng 7 tạ phân, 1 tạ bán với giá
15 ngàn đồng, phân chuồng ở đây các hộ chủ yếu dùng cho chăn nuôi cá và cây trồng.
2.2.2.3 Chi phí chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra năm 2009
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành
sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thu lợi nhuận đòi hỏi phải chi tiêu một lượng vật
chất và nhân lực nhất định. Do đó chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến
kết quả và giá thành sản phẩm. Vì vậy xác định chính xác, đầy đủ chi phí bỏ ra giúp
doanh nghiệp và hộ gia đình có được những quyết định về đầu tư cũng như phương
hướng sản xuất hợp lý là điều cần thiết.
Chi phí cho chăn nuôi lợn chủ yếu bao gồm các khoản chi phí sau: Chi phí con
giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y phòng trừ dịch bệnh, chi phí vật chất khác (công
cụ, dụng cụ vật rẻ tiền mau hỏng, nhiên liệu, bảo hộ, trả lãi tiền vay), chi phí công
lao động (chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại..), khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ
bản. Trong tất cả các khoản chi phí, chi chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tùy
từng giai đoạn sinh trưởng phát triển và mục đích chăn nuôi để phối trộn thức ăn cho
có hiệu quả. Trong thực tế sản xuất, các nông hộ đã giảm chi phí thức ăn bằng cách sử
dụng các nguồn thức ăn tại chỗ, các phụ phẩm nông nghiệpkết hợp với đầu tư thêm
thức ăn công nghiệp đậm đặc, chất lượng cao.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
52
* Chi phí con giống:
Bảng 15: Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2009 (tính bq/con)
Vùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Vùng
ĐB
Vùng
TĐ
Vùng
TM
Tổng, BQ
chung
1. Giống 1000đ 335,97 513,82 466,69 370,09
- Mua con giống 1000đ 672,00 675,00 670,06 672,08
- Tự túc con giống 1000đ 325,50 412,50 400,00 339,76
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Con giống là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi, ảnh hưởng đến năng suất vật
nuôi, chất lượng sản phẩm. Chi phí con giống cao hay thấp phụ thuộc vào loại giống,
chất lượng, trọng lượng, giá cả thị trường. Các hộ tự túc con giống nhưng thực chất để
có con giống họ phải bỏ chi phí nuôi lợn nái và nuôi lợn con đến 7-10kg/con. Theo số
liệu tính toán ở bảng 13 thì vùng ĐB có 13 hộ tự túc con giống với số lượng lợn thịt là
1155 con và có 4 hộ phải mua giống bên ngoài với số lượng 36 con, tất cả những chi
phí nuôi lợn nái, lợn con và chi phí mua giống bên ngoài thì ở vùng ĐB bình quân một
con giống là 335,97 ngàn đồng chiếm 15,18% chi phí trung gian, tương tự như trên
vùng TĐ chi phí giống là 513,82 ngàn đồng/con, chiếm 25,70% chi phí trung gian,
vùng TM chi phí giống là 466,69 ngàn đồng/con, chiếm 22,87% chi phí trung gian.
Giá lợn giống trên thị trường trong những năm gần đây, bình quân lợn giống mua về
có trọng lượng 15 kg, với giá 42 ngàn đồng/kg, vì thế những hộ ở hai vùng này không
tự túc được con giống, nên chi phí giống của các hộ này chiếm chi phí tương đối khá
trong tổng chi phí sản xuât của các hộ. Như vậy, chi phí mua con giống lớn hơn chi
phí tự túc con giống. Từ đó, giải pháp tự túc con giống là nâng cao hiệu quả kinh tế,
tiết kiệm khoản chi phí trung gian hơn là mua con giống bên ngoài.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
53
* Chi phí thức ăn:
Bảng 16: Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra năm 2009
(tính bq/con)
Vùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Vùng
ĐB
Vùng
TĐ
Vùng
TM
Tổng, BQC
- Thức ăn thô, xanh 1000đ 100,60 575,05 380,57 180,52
- Thức ăn công nghiệp 1000đ 1.677,44 620,00 1.005,85 1.491,63
Tổng 1000đ 1.778,04 1.195,05 1.386,42 1.672,15
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Chi phí thức ăn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất của các hộ chăn
nuôi. Đồng thời đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Trong chi phí
vật chất thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 90,26% chi phí trung gian. Trong thức ăn gồm có
thức ăn thô xanh (các loại rau, củ quả..), thức ăn công nghiệp (bột ngủ cốc, thức ăn
đậm đặc có hàm lượng chất dinh dưỡng cao). Bình quân 1 con lợn thịt tiêu tốn khoảng
1,8-2kg lượng thức ăn tinh bột trong một ngày, với giá 7,5 ngàn đồng - 8,0 ngàn
đồng/kg tinh bột, khoảng 1kg thức ăn thô xanh với giá 2,5 -3,0 ngàn đồng. Tùy theo
mức độ đầu tư và phương thức chăn nuôi mà các vùng có sự phân bố lượng thức ăn.
Vùng ĐB, tổng chi phí thức ăn là 1.778,04 ngàn đồng/con, chiếm 80,34% chi phí trung
gian, vùng TĐ là 1.195,05 ngàn đồng/con, chiếm 59,78% chi phí trung gian, vùng TM
là 1.386,42 ngàn đồng/con chiếm 67,96% chi phí trung gian, bình quân chung là
1.672,15 ngàn đồng/con. Như vậy, vùng ĐB chủ yếu nuôi theo phương thức thâm canh
công nghiệp đầu tư về lượng thức ăn công nghiệp tương đối lớn (94%), thức ăn thô
xanh hầu như không (6%). vùng TĐ và TM chủ yếu nuôi theo phương thức bán công
nghiệp vừa tận dụng thức ăn sẵn có và thức ăn công nghiệp, cụ thể vùng TĐ sử dụng
thức ăn công nghiệp 52%, thức ăn thô xanh 48%, vùng TM sử dụng thức ăn công
nghiệp 73%, thức ăn thô xanh 27%.
* Chi phí thú y.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
54
Là khoản chi phí nhỏ song có ảnh hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi. Trong chăn
nuôi lợn chi phí thú y gồm: Vắcxin phòng bệnh, thuốc tẩy trùng, thuốc tẩy giun, thuốc
điều trị bệnh khi lợn ốmNước ta là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, trong khi đó lợn là loại vật nuôi rất mẫn cảm với những thay đổi của thời
tiết, nhất là vào các thời điểm giao mùa, do đó dễ xãy ra các loại bệnh dịch (dịch tả, tụ
huyết trùng, thương hàn..) Công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng, có ý
nghĩa sống còn đối với hoạt động chăn nuôi, nếu làm tốt được công tác này sẽ hạn chế
được rủi ro. Qua số liệu điều tra, bình quân các hộ đã chi hết 3,16 ngàn đồng/con,
vùng ĐB là 3,41 ngàn đồng/con, vùng TĐ là 2,01 ngàn đồng/con, vùng TM là 2,53
ngàn đồng/con. Như vậy, vùng ĐB có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn các vùng khác.
* Chi phí khác.
Bao gồm chi phí nhiên liệu, trả lãi tiền vay, điện nước, bảo hộ lao động, công
cụ phục vụ chăn nuôi như xoong nồi, xô chậu..Do hoạt động chăn nuôi mang tính
truyền thống, cách thức nấu chín là chủ yếu, điều đó ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi
của các nông hộ. Vùng TĐ là 281,23 ngàn đồng/con, vùng TM là 176 ngàn đồng/con.
Những hộ trên có chi phí lớn do họ nuôi với số lượng lớn, nhưng chăn nuôi theo phức
thức tận dụng nên chi phí khác tăng, trong khi đó vùng ĐB chăn nuôi theo phương
thức thâm canh cho ăn sống là chủ yếu vì thế giảm đáng kể về chi phí nhiên liệu, bình
quân 1 con lợn thịt chi phí khác chỉ 61,87 ngàn đồng. Bình quân chung là 96,39 ngàn
đồng/con, chiếm 4,44 % chi phí trung gian.
* Chi phí lao động.
Chi phí trong chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung trong khâu chăm sóc, cho ăn, vệ
sinh chuồng trại, phòng bệnh, tẩy trùng khử độcvà tùy vào mức độ đầu tư các trang
thiết bị phục vụ sản xuât, phương pháp chăn nuôi, cách thức chăn nuôi mà lượng hao
phí lao động khác nhau. Hộ vùng ĐB, vùng có quy mô lớn chủ yếu thuê lao động gần
như suốt quá trình nuôi, hộ vùng TĐ và TM thì chỉ thuê lao động lúc tiêm phòng và
khâu chi phí chuyên chở nhiên liệu phục vụ nấu thức ăn chăn nuôi.
Đại
họ
K n
h tế
Hu
ế
55
Bảng 17: Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2009
(tính bq/con)
Vùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Vùng
ĐB
Vùng
TĐ
Vùng
TM
Tổng,
BQC
- Lao động thuê 1000đ 33,18 7,02 8,17 27,23
- Lao động gia đình 1000đ 50,25 200,16 172,17 80,90
Tổng 1000đ 83,43 207,18 180,34 108,13
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Ở đây, tiền thuê lao động được tính theo giờ, với giá 10 - 15 ngàn đồng/h, tùy
theo mức độ của công việc. Hộ ở vùng ĐB chủ yếu là công vệ sinh, cho ăn, tiêm
phòng nhưng với trình độ chuyên môn hóa cao, nên bình quân mất khoảng 1,5h/ngày,
còn hộ ở vùng TĐ và TM thì mất khoảng 2,5h/ngày. Vì thế, hộ vùng ĐB chi phí này là
83,43 ngàn đồng/con, vùng TĐ là 207,18ngàn đồng/con, vùng TM là 180,34 ngàn
đồng/con. Ngoài thuê lao động vào những thời điểm căng thẳng, các hộ nông dân
thường tận dụng nguồn lao động gia đình, “lấy công làm lãi”. Cụ thể, nếu không thuê
lao động ngoài mà gia đình tự làm thì mỗi hộ tận dụng được 33,18 ngàn đồng/con ở
vùng ĐB, 7,02 ngàn đồng/con ở vùng TĐ và 8,17 ngàn đồng/con ở vùng TM.
Vùng ĐB do quy mô chăn nuôi lớn, cách thức cho ăn đơn giản, các loại thức ăn
sử dụng được chế biến sẵn cùng với sự đầu tư các trang thiết bị mang tính chuyên môn
hóa, ít tốn công lao động. Hộ vùng TĐ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, nuôi trong thời
gian dài khoảng 4 - 4,5 tháng mới xuất chuồng, chủ yếu theo hướng lấy công làm lãi,
vì thế hao phí lao động lớn hơnĐại
học
Kin
h ế
Hu
ế
56
Bảng 18: Chi phí sản xuất lợn thịt của các hộ điều tra năm 2009
(tính bq/con)
Loại vùng
Chỉ tiêu
Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC
GT
(1000đ) %
GT
(1000đ) %
GT
(1000đ) %
GT
(1000đ) %
* Tổng chi phí sản xuất 2.292,06 100,00 2.274,55 100,00 2.273,94 100,00 2.287,85 100,00
I. Chi phí trung gian 2.212,47 96,53 1.999,13 85,52 2.040,00 89,71 2.169,02 94,80
1.Giống 335,97 15,18 513,82 25,70 466,69 22,88 370,09 17,06
2. Thức ăn 1.778,04 80,34 1.195,05 59,78 1.386,42 67,96 1.672,15 77,09
- Thức ăn công nghiệp 1.677,44 93,80 620,00 51,88 1.005,85 72,55 1.491,63 89,20
- Thức ăn thô xanh 100,60 6,20 575,05 48,12 380,57 27,45 180,52 10,80
3. Thú y 3,41 0,15 2,01 0,10 2,53 0,12 3,16 0,15
4. Chi thuê lao động 33,18 1,50 7,02 0,35 8,17 0,40 27,23 1,26
5. Chi phí khác 61,87 2,83 281,23 14,07 176,19 8,64 96,39 4,44
II. Khấu hao chuồng trại 29,34 1,28 75,26 3,22 61,77 2,72 37,93 1,66
III. Lao động gia đình 50,25 2,19 200,16 11,26 172,17 7,57 80,90 3,54
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
57
2.2.3 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ
Kết quả và hiệu quả luôn là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất.
Thông qua kết quả và hiệu quả sản xuất có thể đánh giá được mức độ đầu tư cũng như
khả năng sử dụng và quản lý nguồn lực.
2.2.3.1 Kết quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra
Giá trị sản xuất (GO) của chăn nuôi lợn gồm giá trị sản lượng và giá trị sản
phẩm phụ (phân bón). Theo bảng số liệu 14 ta tính được giá trị sản xuất của nhóm hộ
vùng ĐB là 2.551,06 ngàn đồng/con, hộ vùng TĐ là 2.220,50 ngàn đồng/con, hộ vùng
TM là 2.332,36 ngàn đồng/con, bình quân chung là 2.491,56 ngàn đồng/con. Giá trị
sản xuất của vùng ĐB là lớn hơn hai vùng còn lại bởi vì đã tập trung đầu tư đẩy nhanh
khả năng tăng trọng của vật nuôi thông qua việc cung cấp các loại thức ăn có sự cân
đối về chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển nên thời
gian xuất chuồng ngắn khoảng 3-3,5 tháng, còn vùng TM và TĐ tương đối đã có sử
dụng thức ăn tăng trọng nhưng với mức đầu tư còn ít, chủ yếu là tận dụng phụ phế
phẩm trong nông nghiệp nên thời gian xuất chuồng khoảng 4-4,5 tháng nên kết quả
mang lại tương đối thấp.
Giá trị gia tăng (VA) của nhóm hộ tăng từ hộ vùng TĐ lên hộ vùng ĐB, hộ TĐ
là 221 ngàn đồng/con, vùng TM là 292 ngàn đồng/con, vùng ĐB là 338 ngàn đồng/con
gấp 1,16 lần vùng TM và gấp 1,53 lần vùng TĐ, bình quân chung là 322 ngàn
đồng/con.
Thu nhập hỗn hợp(MI) là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ mọi chi phí vật chất
dịch vụ và khấu hao (khấu hao chuồng trại theo phương pháp khấu hao đều), bình quân
hộ ở vùng ĐB thu được 308 ngàn đồng/con, vùng TĐ thu được 146 ngàn đồng/con,
vùng TM thu được 230 ngàn đồng/con, bình quân chung là 284 ngàn đồng/con.
Xét về lợi nhuận kinh tế, giữa các nhóm hộ có sự tách biệt rõ rệt, phản ánh kết quả
sử dụng và quản lý nguồn lực cũng như phương thức chăn nuôi. Theo kết quả điều tra cho
thấy: Nếu trừ đi mọi chi phí bao gồm chi phí vật chất, dịch vụ, khấu hao và chi phí cơ hội
lao động gia đình thì lợi nhuận thu được bình quân chung là 203 ngàn đồng/con. Đối với
nhóm hộ vùng ĐB là 259 ngàn đồng/con. Đây là mức lợi nhuận tương đối cao, thể hiện về
mặt hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
58
Bảng 19: Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra
(tính bq/con)
Vùng
Chỉ tiêu
ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC
1. Giá trị sản xuất
(GO) 1000đ 2.551,06 2.220,50 2.332,36 2.491,56
2. Chi phí trung gian
( IC) 1000đ 2.212,47 1.999,13 2.040,00 2.169,02
3. Giá trị gia tăng
(VA) 1000đ 338,59 221,37 292,36 322,54
4. Khấu hao chuồng trại
1000đ 29,34 75,26 61,77 37,94
5. Thu nhập hỗn hợp
(MI) 1000đ 309,25 146,11 230,59 284,60
6. Chi phí lao động gia đình
1000đ 50,25 200,16 172,17 80,90
7. Lợi nhuận kinh tế
(Pr) 1000đ 259,00 -54,05 58,42 203,70
Nguồn : Số liệu điều tra nông hộ năm 2009Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
59
Đối với nhóm hộ chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp như vùng TM, thì lợi
nhận kinh tế là 58 ngàn đồng/con. Ở vùng TĐ chăn nuôi theo phương pháp tận dụng là
chủ yếu, kết quả sản xuất tương đối thấp, không tương xứng với chi phí đầu tư mà họ
bỏ ra, nếu trừ đi mọi chi phí kể cả chi phí cơ hội lao động gia đình thì lợi nhuận thu
được/1 con lợn thịt là âm (54,05 ngàn đồng). Vấn đề đặt ra ở đây là các hộ cần chuyển
đổi phương thức chăn nuôi, tăng cường đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào
sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy, kết quả sản xuất của các nhóm hộ có sự khác nhau. Sở dĩ kết quả ở
vùng ĐB cao gấp nhiều lần so với các vùng khác là do hộ đã biết đầu tư theo hướng
chuyên sâu, cùng với khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và mức độ áp dụng
kỹ thuật chăn nuôi tốt.
2.2.3.2 Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra
Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí: Đối với hộ vùng ĐB thì cứ bỏ ra
một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất, đối với
nhóm hộ vùng TĐ, cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,11
đồng giá trị sản xuất, đối với nhóm hộ vùng TM cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và
dịch vụ thu được 1,14 đồng giá trị sản xuất, bình quân chung cứ bỏ ra một đồng chi
phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất. Nhìn chung hiệu quả
chăn nuôi lợn của các hộ ĐB lớn hơn hộ vùng TM và TĐ. Tuy nhiên dù ở vùng nào thì
hộ cũng đem lại hiệu quả nhưng tương đối thấp.
Bảng 20: Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính bq/con)
Chỉ tiêu ĐVT Vùng ĐB Vùng TĐ Vùng TM BQC
1. GO/IC Lần 1,15 1,11 1,14 1,15
2. VA/IC Lần 0,15 0,11 0,14 0,15
3. VA/GO Lần 0,13 0,09 0,12 0,12
4.Pr/IC Lần 0,12 -0,03 0,02 0,09
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí cũng tăng dần từ hộ vùng TĐ lên hộ
vùng ĐB, bình quân chung cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thu được
0,15 đồng giá trị gia tăng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
60
Giá trị sản xuất tính trên một đồng giá trị gia tăng bình quân chung đạt 0,12 lần
có nghĩa là cứ một đồng giá trị sản xuất, tạo ra được 0,12 đồng giá trị gia tăng.
Như vậy, hiệu quả chăn nuôi của các nhóm hộ tương đối thấp. Tuy nhiên, với
cách nuôi lấy công làm lãi như vậy thì người dân thấy có lợi nhưng nếu hạch toán đầy
đủ về tiền công lao động, khấu hao chuồng trại thì lợi nhuận kinh tế của các hộ giảm
đi. Thực tế cho thấy nhiều hộ không có vốn nên chi phí giống cũng như thức ăn phải
ký nợ đến khi lợn xuất chuồng thì đi trả nợ nên khoản thu được không bao nhiêu, trong
khi đó còn mất cả công chăm sóc nữa.
Tóm lại, qua những chỉ tiêu phân tích ở trên, ta thấy rõ ràng có sự khác biệt
giữa các nhóm hộ. Mức độ tập trung đầu tư cũng như khả năng áp dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào sản xuất khác nhau, kéo theo năng suất vật nuôi, chất lượng sản phẩm
và kết quả thu được khác nhau.
2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN
NUÔI LỢN THỊT CỦA HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2009
2.3.1 Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi
Quy mô là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Khi xác định được quy mô sản xuất hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí sản
xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế, quy mô chăn nuôi của các nông
hộ mang tính nhỏ lẻ, số chăn nuôi quy mô lớn chỉ chiếm tỷ lệ lớn ở vùng ĐB, còn hai
vùng khác vẫn tương đối ít.
Theo kết quả điều tra nông hộ thì bình quân một năm nuôi được 3-3,5 lứa,
những hộ chăn nuôi tận dụng và bán công nghiệp ở vùng TĐ và vùng TM thì nuôi 3 -
4 con/lứa, những hộ nuôi có đầu tư lớn như ĐB thì khoảng 10 - 15 con/lứa, những hộ
này phần lớn là những hộ nuôi được lợn nái và có vốn nên toàn bộ giống lợn đẻ ra là
nuôi lợn thịt hết.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
61
Bảng 21: Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ
điều tra năm 2009
STT tổ Quy mô
đàn lợn
(con)
Số hộ
Số con/hộ
SL thịt lợn hơi
xuất chuồng
bq/hộ
(kg)
GO/con
(1000đ)
IC/con
(1000đ)
VA/con
(1000đ)
GO/IC
(lần)SL %
I <10 23 46 7,00 439,90 1.482,40 1.360,00 122,40 1,09
II 10-30 19 38 10,79 771,99 2.063,50 1.857,73 205,77 1,11
III >30 8 16 148,75 11.150,00 2.633,05 2.241,92 391,13 1,18
Tổng, BQC 50 100 31,13 2.279,70 2.438,95 2.100,05 338,90 1,16
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
62
Những hộ do điều kiện chuồng chật hẹp, thiếu thức ăn thì họ bán 50% con
giống, và giữ lại 50% để nuôi. Từ đó, em tiến hành phân tổ quy mô đàn lợn của các
nông hộ thành 3 tổ như sau: tổ I bao gồm những hộ nuôi ít hơn 10 con, tổ II gồm
những hộ nuôi từ 10 - 30 con, tổ III gồm những hộ nuôi trên 30 con.
Đối với chăn nuôi lợn thịt, quy mô chăn nuôi bình quân là 31,13 con/hộ. Khi
quy mô tăng lên, giá trị sản xuất tăng lên tương ứng. Tổ I bình quân nuôi 7 con/hộ, tạo
ra được giá trị sản xuất 1.482 ngàn đồng/con và thu được 122 ngàn đồng VA/con. Tổ
II bình quân nuôi 10,79 con/hộ, tạo ra được giá trị sản xuất 2.063 ngàn đồng/con và
thu được 205 ngàn đồng VA/con.
Tổ III là những hộ chăn nuôi với số lượng 148,75 con/hộ, chiếm 16% nhưng giá
trị sản xuất tạo ra bình quân 2.633 ngàn đồng/con và bình quân mỗi con thu được 391
ngàn đồng giá trị gia tăng. Như vậy, quy mô tăng làm cho giá trị sản xuất và thu nhập
nông hộ tăng.Về mặt hiệu quả kinh tế, khi quy mô chăn nuôi tăng thì GO/IC và VA tạo
ra trên một con cũng tăng lên. Ở tổ I, số lượng nuôi bình quân 7 con/hộ thì tỷ lệ GO/IC
đạt 1,09 lần có nghĩa cứ 1đ chi phí bỏ ra thì hộ thu về được 1,09đ giá trị sản xuất. Ở tổ
II thì tỷ lệ GO/IC đạt 1,11 lần. Tổ III với quy mô tương đối lớn thì GO/IC đạt 1,18 lần.
Như vậy, quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng tới kết quả cũng như hiệu quả sản
xuất. Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực, khi quy mô chăn nuôi chưa đạt đến giới
hạn khả năng sản xuất nếu tăng quy mô thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi sẽ tăng cho
đến khi đạt đến đường giới hạn khả năng sản xuất ở đó kết quả là cao nhất, và giảm
dần nếu quy mô vượt ra khỏi đường giới hạn ấy.
Từ kết quả trên ta thấy quy mô chăn nuôi của hộ chưa đạt đến điểm tối ưu về
hiệu quả kinh tế, vì thế khi tăng quy mô làm cho kết quả, hiệu quả tăng theo. Mặt khác
quy mô chăn nuôi lớn ở tổ III chủ yếu tập trung vào các hộ chăn nuôi thâm canh có
khả năng đầu tư và tận dụng các nguồn lực tốt vì thế kết quả cũng như hiệu quả đạt
được tăng lên tương ứng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
63
2.3.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi
Chi phí chăn nuôi lợn thể hiện mức độ đầu tư cho chăn nuôi, quy mô nhỏ hay là
bán thâm canh của nông hộ. Dựa vào kết quả điều tra, qua tính toán chi phí trung gian
cho chăn nuôi lợn của các nông hộ em tiến hành phân tổ các nông hộ điều tra thành 3
tổ theo mức chi phí vật chất và cho chăn nuôi như sau:
Tổ I có IC<1.500 ngàn đồng, tổ II có IC từ 1.500 tới 2.000 ngàn đồng, tổ III có
IC từ 2.000 ngàn đồng trở lên.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, khi mức đầu tư tăng lên bình quân từ 1.260,6
ngàn đồng/con lên 1.750,9 ngàn đồng/con và 2.215,1 ngàn đồng/con thì giá trị sản xuất
tạo ra tăng tương ứng từ 1.399,3 ngàn đồng/con lên 1.978,5 ngàn đồng/con và 2.613,8
ngàn đồng/con; tương ứng VA tăng từ 138 ngàn đồng/con lên 227 ngàn đồng/con và
398 ngàn đồng/con. Như vậy khi chi phí vật chất tăng lên thì GO, VA và hiệu quả kinh
tế sẽ tăng theo. Ở đây ta thấy, tổ III có chi phí vật chất cao nhất và hiệu quả kinh tế đạt
được cao hơn so với tổ I và II, bình quân cứ một đồng chi phí bỏ ra người chăn nuôi ở
tổ III thu được 1,18 đồng giá trị sản xuất, tổ II thu được 1,13 đồng, tổ I thu được 1,11
đồng. Tương tự VA/con của tổ III là 398 ngàn đồng/con cao hơn so với tổ II và tổ I lần
lượt là 1,75 lần; 2,87 lần.
Có thể nói chi phí vật chất có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của
các nông hộ. Chi phí lớn thì kết quả, hiệu quả thu được sẽ cao. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng không phải hoàn toàn có chi phí cao là hiệu quả kinh tế cao mà trong chăn nuôi
lợn, muốn đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao cần phải có sự gắn kết chặt chẽ
giữa mức độ đầu tư với tiện bộ khoa học kỹ thuật và khả năng quản lý sử dụng nguồn
lực một cách hợp lý, tiết kiệm nhất, sản phẩm làm ra phải gắn với thị trường.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
64
Bảng 22: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của nông hộ
điều tra năm 2009
STT
tổ Chỉ tiêu
(1000đ)
Số hộ
Số
con/hộ
IC/con
(1000đ)
SL thịt lợn hơi
xuất chuồng
bq/hộ
(kg)
GO/con
(1000đ)
VA/con
(1000đ)
GO/IC
(lần)SL %
I <1.500 21 42 7,00 1.260,60 493,50 1.399,30 138,70 1,11
II 1.500-
2.000 11 22 10,63 1.750,90 605,70 1.978,50 227,60 1,13
III >2.000 18 36 71,78 2.215,10 5.177,50 2.613,80 398,70 1,18
Tổng, BQC 50 100 31,13 2.090,02 2.204,40 2.451,29 361,27 1,17
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
65
2.3.3 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi tới hiệu quả và kết quả chăn nuôi
Loại hình chăn nuôi ở đây không phải xét theo quy mô mà xét theo nguồn cung
ứng giống của nông hộ, có hai nguồn là tự túc giống và mua giống bên ngoài. Khả
năng tự túc con giống phụ thuộc vào nguồn vốn cũng như khả năng thích ứng của lợn
nái đối với nông hộ.
Trong những năm gần đây, với sự gia tăng giá cả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là
giá cả thức ăn gia súc, chi phí con giống nên việc chăn nuôi lợn mà tự sản xuất được
con giống là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông hộ, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
và hiệu quả chăn nuôi của hộ.
Đối với hộ chăn nuôi theo loại hình tự túc con giống với số lượng 42,85 con/hộ
thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đạt tương ứng là 2.482 ngàn đồng/con và 378
ngàn đồng/con.
Những hộ chăn nuôi theo loại hình mua giống bên ngoài với số lượng 8,35
con/hộ thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đạt tương ứng là 2.211 ngàn đồng/con và
219 ngàn đồng/con.
Tỷ lệ GO/IC của tổ I đạt 1,18 lần cao hơn so với tổ II là 1,11 lần. Bình quân
chung, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,17 đồng giá trị sản xuất.
Như vậy, những hộ biết tự túc con giống đem lại kết quả và hiệu quả cao hơn
hộ mua giống do họ tự túc giống tiết kiệm được một khoản nhỏ trong chi phí con
giống. Hiện nay do giá giống lợn tăng, bình quân khoảng 42 ngàn đồng/kg và mua lợn
giống khoảng 15 kg. Do vậy, xu hướng chăn nuôi lợn thịt tự sản xuất giống trở thành
một nghề đem lại thu nhập cao cho hộ chăn nuôi.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
66
Bảng 23: Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của hộ
điều tra năm 2009
STT
tổ Chỉ tiêu
Số hộ
Số con/hộ
SL thịt lợn hơi
xuất chuồng
bq/hộ
(kg)
GO/con
(1000đ)
IC/con
(1000đ)
VA/con
(1000đ)
GO/IC
(lần)SL %
I - Tự túc giống 33 66 42,85 3.128,05 2.482,00 2.103,39 378,61 1,18
II
- Mua giống 17 34 8,35 559,45 2.211,34 1.992,20 219,14 1,11
Tổng, BQC 50 100 31,12 2.254,73 2.457,31 2.093,25 364,06 1,17
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
67
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua phân tích về thực trạng chăn nuôi, kết hợp với sự tiếp cận trong thực tế, tôi
nhận thấy hoạt động chăn nuôi của các nông hộ có những kết quả đạt được và những
tồn tại cần khắc phục sau:
2.4.1 Những kết quả đạt được
Trước hết, nói về địa hình thì đây là một xã nằm gần trung tâm huyện, gần quốc
lộ 1A, nên tình hình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm một cách dễ dàng. Ngoài chợ
của xã còn có chợ Hoàn Lão- trung tâm huyện là nơi tiêu thụ phục vụ dân sinh trong
huyện mà còn là nơi tiêu thụ của địa bàn thành phố Đồng Hới và thị trấn Ba Đồn
(huyện Quảng Trạch). Vì thế, những sản phẩm của nông nghiệp luôn có đầu ra ổn
định.
Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của huyện Bố Trạch nói chung và xã Trung
Trạch nói riêng, do vậy người dân có nhiều kinh nghiệm, trình độ học vấn tương đối
cao nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình dịch vụ phục vụ cho chăn
nuôi của các đề án mà huyện và tỉnh đưa vào ứng dụng cho thấy đã đem lại hiệu quả
cao. Là một xã có nền kinh tế khá phát triển nên các hộ có điều kiện để phát triển kinh
tế hộ gia đình và kinh tế trang trại
Tuy ba vùng có sự khác biệt về cách thức và phương thức chăn nuôi nhưng
cũng đưa lại lợi nhuận tính trên một con lợn thịt tương đối cao (tuy chỉ tính về lợi
nhuận kế toán) và có sự tăng dần từ vùng TĐ, tới vùng ĐB. Tùy theo mức độ đầu tư
mà đưa lại kết quả khác nhau trong đó vùng ĐB là cao nhất.
Ở vùng ĐB, có diện tích chăn nuôi tương đối lớn, trung bình mỗi hộ có
78,47m2, vùng TĐ là 19,07m2 và vùng TM là 21,44m2, quy mô đàn lợn cũng tăng
theo với diện tích chuồng trại tương ứng với 70,06 con, 7,6 con và 13,94 con. Như
vậy, hộ đã biết sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý vào mục đích chăn nuôi. Mặt
khác, hộ ở vùng ĐB đã biết cân đối sử dụng chi phí trung gian kết hợp những kinh
nghiệm đã nuôi lâu đời và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật vào phương thức chăn
nuôi theo hướng công nghiệp, cho nên bình quân trọng lượng xuất chuồng là 71,97
kg/con đem lại giá trị sản xuất cao (2.551 ngàn đồng/con).
Đại
học
Kin
h tế
H
ế
68
Theo kết quả điều tra thì giá thịt hơi năm 2009 có sự gia tăng đáng kể, đầu năm
giá 1 kg thịt lợn hơi là 32 - 33 ngàn đồng nhưng cuối năm 2009, đặc biệt là vào dịp tết
giá thịt lợn hơi lên tới 34 - 35 ngàn đồng/kg. Điều này làm cho giá trị sản xuất tăng lên
tương ứng vùng TĐ là 2.220 ngàn đồng/con, vùng TM là 2.332 ngàn đồng/con, vùng
ĐB là 2.555 ngàn đồng/con. Tạo ra thu nhập tương đối cao cho hộ chăn nuôi.
Đa số các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã phần nào tự túc được con giống
(chiếm 66%), nên số lượng con giống biết rõ nguồn gốc, chất lượng được đảm bảo, tiết
kiệm một khoản chi phí trung gian khá lớn mang lại giá trị gia tăng cao hơn những hộ
mua giống bên ngoài. Cụ thể, hộ tự túc giống đạt 378 ngàn đồng/con, hộ mua giống
đạt 219 ngàn đồng/con.
Ngoài ra, những hộ chăn nuôi trong xã còn nhận được sự quan tâm tích cực của
các cấp, phòng ban chuyên môn trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ
cho vay vốn và dịch vụ phòng chống dịch bệnh.
2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục
Hoạt động chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa
cao. Tỷ lệ hộ chăn nuôi theo hướng thâm canh chưa nhiều, đa số mới chỉ tập trung ở
vùng ĐB, vùng TĐ và vùng TM vẫn chưa phổ biến lắm, nên tình hình chăn nuôi ở xã
vẫn chưa đồng đều.
Mức độ phổ biến giống lai ¾ máu ngoại và 100% máu giống ngoại còn thấp,
giá thức ăn chăn nuôi lại cao và không ổn định. Dẫn tới việc bà con chăn nuôi không
cân đối khẩu phần ăn cho lợn, lúc giá thức ăn cao thì đôi khi họ không mua mà chỉ biết
tận dụng thức ăn thô xanh và gạo cho ăn, làm cho lợn tăng trưởng chậm và thời gian
nuôi kéo dài tốn công chăm sóc, nhiên liệu nấu chín thức ăn.
Trình độ của người chăn nuôi còn hạn chế, phương thức chăn nuôi chậm được
chuyển đổi, một số người chăn nuôi tự bằng lòng với cuộc sống khó khăn của mình,
không có ý chí làm giàu, một số bộ phận khác muốn chuyển đổi phương thức chăn
nuôi song do còn hạn chế về nhiều mặt như thiếu vốn, kỹ thuật, nhân lựcnên chưa
phát triển được.
Hộ vùng TĐ, chủ yếu là nuôi theo phương thức tận dụng là chính nên thời gian
nuôi kéo dài 4 – 4,5 tháng mới xuất chuồng dẫn đến công lao động chăm sóc tốn thời
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
69
gian, tốn nhiều khoản trong chi phí trung gian, chăn nuôi chủ yếu lấy công làm lãi nên
xét về lợi nhuận kinh tế ở vùng này đạt mức âm (54 ngàn đồng/con). Vùng TM, chăn
nuôi theo phương thức tận dụng và bán công nghiệp nhưng lợi nhuận kinh tế xem ra
chỉ đạt 58 ngàn đồng/con.
Như vậy, chăn nuôi mang hình thức tận dụng, lấy công làm lãi là chủ yếu. Mức
độ đầu tư còn thấp. Hầu hết các hộ đều không hạch toán kinh tế, do đó chưa nhìn nhận
đầy đủ về những kết quả đạt được và những hạn chế do hoạt động sản xuất chăn nuôi
mang lại.
Diễn biến thời tiết không ổn định, thất thường, mặt khác các hộ chăn nuôi với
quy mô nhỏ thực sự chưa chú trọng tới công tác thú y, vì vậy số lượng dịch bệnh xãy
ra nhiều, chất lượng giống không cao, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp. Trung bình mỗi hộ
chỉ đầu tư 3,16 ngàn đồng/con, ta thấy rằng công tác thú y thật sự chưa được chú
trọng. Thực tế cho thấy người nuôi chỉ tiêm phòng cho lợn một mũi tam liên (phòng
bệnh tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn) khi lợn đạt 17 kg. Và sau 21 ngày phải tiêm
lại một mũi nhắc lại nhưng đa số ít hộ chăn nuôi tuân theo cách phòng bện này. Vì
vậy, họ không kiểm soát được dịch bệnh khi dịch bệnh lan truyền rộng thì việc xử lý
không được tiến hành nhanh chống, nên mang lại rũi ro cao, người chăn nuôi hầu như
mất trắng khi có dịch bệnh.
Toàn huyện mới có vài ba lò mổ nhưng chất lượng và quy trình công nghệ cũng
chưa đảm bảo. Huyện chưa có cơ sở chế biến thức ăn đậm đặc tại chổ, thức ăn gia súc
chủ yếu phải vận chuyển từ nơi khác tới, tốn phí vận chuyển, nên giá thành cao.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
70
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
Phát triển một nền chăn nuôi bền vững, toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa
có sự kết hợp giữa tiến bộ khoa học kĩ thuật với kinh nghiệm truyền thống gắn sản
xuất, chế biến với tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi, khuyến khích
phát triển chăn nuôi trang trại có quy mô vừa và lớn, có đầu tư và hạch toán rõ ràng.
Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới, giống lai ¾ máu
ngoại, giống lợn ngoại có năng suất, phẩm chất tốt vào sản xuất để tạo ra những sản
phẩm chất lượng cao, giá thành hạ phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng cao trong
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Từ thực tế sản xuất chăn nuôi và những tiềm năng sẵn có xã hoàn toàn có khả
năng phát triển chăn nuôi lợn thịt. Do đó, qua phân tích và tình hình thực tế em xin đề
xuất một số giải pháp sau:
3.2.1 Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi
Từ đời này sang đời khác, người chăn nuôi đã quen với kinh nghiệm và tập
quán chăn nuôi lạc hậu. Muốn chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ phương thức
chăn nuôi tận dụng sang phương thức chăn nuôi thâm canh bán công nghiệp và thâm
canh công nghiệp, công tác tư tưởng cho người chăn nuôi là rất cần thiết.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền hình,
báo chíđể phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi các phương thức chăn nuôi mới,
các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, cùng với việc hướng dẫn về kĩ thuât, khuyến cáo
các giống mớinhằm chuyển biến một cách mạnh mẽ về nhận thức, hành động và
phương thức chăn nuôi.
Vùng ĐB chăn nuôi theo hướng công nghiệp là chủ yếu nên mang lại lợi nhuận
cao hơn so với vùng TĐ và vùng TM. Từ đó, cần chuyển đổi phương thức chăn nuôi
cho hộ vùng TĐ và TM bằng cách lựa chọn những nông dân chủ chốt có đủ về nhân
lực vật lực, có tinh thần thích học hỏi, thích đổi mới và có tâm huyết, có ý chí làm giàu
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
71
từ nghề chăn nuôi lợn ở vùng ĐB để hỗ trợ giúp đỡ xây dựng nên các mô hình ở các
hộ chăn nuôi lợn thịt ở vùng TĐ và TM.
Ngoài ra cần hình thành các tổ hợp tác, các hội chăn nuôi giúp đỡ hỗ trợ lẫn
nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, thông tin thị trường, vốn sản xuấtdần đưa chăn
nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và trở thành phong trào sâu rộng trong
quần chúng nhân dân
3.2.2 Vốn sản xuất
Hiện nay phần lớn hộ nông dân còn thiếu vốn, để giải quyết vấn đề về vốn và
khuyến khích người dân vay vốn mở rộng sản xuất chăn nuôi cần:
+ Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay
hợp lý với chu kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi tập trung này, thủ tục cho vay
đơn giản tiện lợi giúp người dân yên tâm vay vốn đầu tư.
+ Hình thành và mở rộng hệ thống tín dụng nông nghiệp nhà nước và các tổ
chức tín dụng nhân dân, với cơ chế lãi suất, điều kiện và hình thức cho vay thích hợp,
bảo đảm lợi ích của người cho vay và người đi vay.
+ Khuyến khích các hộ chăn nuôi tạo lập và phát triển nguồn vốn, biết sử dụng
vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
3.2.3 Nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chăn nuôi lợn chủ yếu là những lao
động nhàn rỗi trong gia đình, với trình độ sản xuất chưa cao phụ thuộc vào kinh
nghiệm là chính. Để người lao động có được những kiến thức nhất định về kĩ thuật
chăn nuôi cũng như khả năng hạch toán sản xuất đáp ứng được yêu cầu khi chuyển đổi
sang phương thức chăn nuôi mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm tích cực của các cấp lãnh
đạo và các phòng ban chuyên môn thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến
bộ khoa học kĩ thuật, đào tạo kiến thức hoạch toán sản xuất cho người chăn nuôi. Để
lớp tập huấn có hiệu quả thì nội dung tập huấn phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng và
phù hợp với khả năng của người nuôi. Ngoài tập huấn về lí thuyết cần phải chú trọng
khâu thực hành thông qua tổ chức các chuyến tham quan thực tế để làm giàu kiến thức
cho học viên.
Đại
học
K n
h tế
Hu
ế
72
3.2.4 Con giống
Giống là tiền đề của hoạt động chăn nuôi, muốn chăn nuôi đạt được kết quả
cao trước hết phải làm tốt công tác giống. Qua điều tra cho thấy các giống lợn được
nuôi phổ biến ở các nông hộ điều tra là giống lợn F2, có tỷ lệ nạc cao, và giống lợn
siêu nạc - có khả năng tiếp nhận thức ăn cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng
xuất chuồng lớn, nhưng số lượng giống này vẫn còn hạn chế, những giống lợn siêu
nạc ở vùng ĐB nuôi đa số chiếm 80%, còn lại là vẫn nuôi giống lợn F2, hộ nuôi
giống lợn siêu nạc có trọng lượng bình quân 80 kg/con và thời gian nuôi chỉ 3 tháng
là xuất chuồng. Vì thế, cần nhân rộng giống lợn này tới các hộ trong xã để chăn nuôi
đạt năng suất cao. Đặc biệt xu thế tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi
sản phẩm thịt phải có tỷ lệ nạc cao. Do vậy, việc lai tạo giống lợn phải chú trọng đàn
lợn hướng nạc.
Đối với những hộ nào tự túc được con giống thì những hộ đó đưa lại lợi nhuận
cao do tiết kiệm được một khoản chi phí con giống đáng kể trong khâu chi phí trung
gian. Cụ thể, hộ tự túc giống sẽ có giá trị gia tăng (VA) là 378 ngàn đồng/con, hộ mua
giống ngoài thì VA là 219 ngàn đồng/con. Vì thế, việc tự túc con giống là hết sức quan
trọng, nên khuyến khích bà con nuôi lợn theo loại hình này.
Công tác nghiên cứu lai tạo, sản xuất giống cần được chú ý đầu tư. Cần tổ chức
lại hệ thống sản xuất giống, ngoài trung tâm giống hiện có cần hỗ trợ, đầu tư hình
thành trang trại, trạm trại có đủ khả năng để sản xuất ra những con giống có chất lượng
tốt đảm bảo cung cấp đủ lợn giống cho hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn với
mức giá hợp lý. Thay dần đàn lợn nái Móng Cái bằng lợn nái ngoại như:Landras,
Yookshire..vào sản xuất.
3.2.5 Thức ăn
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi. Muốn nâng cao
trọng lượng xuất chuồng, nâng cao mức tăng trọng hàng tháng đòi hỏi mức đầu tư thức
ăn phải cao, đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng bổ sung.
Chi phí thức ăn cho chăn nuôi lợn, nhất là trong chăn nuôi công nghiệp thường
chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí chăn nuôi. Vì vậy để giảm chi phí thức ăn trong
giới hạn hợp lý góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cần tiến hành quy
Đại
học
Kin
h tế
H
ế
73
hoạch vùng nguyên liệu, lập dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp có
quy mô hợp lý trên địa bàn.
Vùng TĐ chủ yếu làm nghề bánh vì thế cần tận dụng triệt để những phụ phẩm
đó làm thức ăn cho lợn, vùng TM là vùng có năng suất về trồng trọt tương đối cao
trong xã nên biết tận dụng thức ăn thô xanh như rau khoai, sắn, gạo vào trong chăn
nuôi. Vì thế, cần khai thác tận dụng triệt để các nguồn thức ăn hiện có, thức ăn thô
xanh và thức ăn tinh bột như bột ngô, sắn, cám, gạo phối hợp khẩu phần ăn cho hợp lý.
Ngoài ra, nên chế biến và bảo quản thức ăn tốt để dự trũ lúc trái vụ, tránh tình
trạng gặp mùa nào thì cho ăn thức ăn mùa đó làm ảnh hưởng khả năng tăng trọng của
đàn lợn. Cần đầu tư thêm thức ăn đậm đặc, thức ăn công nghiệp có chất lượng cao tạo
điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Ngoài ra phải sử dụng thức ăn đúng loại phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, không sử dụng thức ăn kém chất lượng,
thức ăn có chất kích thích, kháng sinh bị cấm.
Nên có các chính sách ưu đãi để khuyến khích thu hút các cá nhân, tổ chức
tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi tại địa bàn nhằm giảm
chi phí vận chuyển và tạo thuận lợi cho người chăn nuôi.
3.2.6 Thú y, phòng trừ dịch bệnh
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vừa tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát
triển nhưng cũng gây ra nhiều loại dịch bệnh, nhất là vào các thời kì thay đổi mùa khí
hậu. Theo thực tế điều tra cho thấy nhiều hộ thuộc 3 vùng trong xã chưa thực sự coi
trọng việc tiêm phòng cho lợn, bình quân chỉ chi 2,9 ngàn đồng/con. Do vậy, công tác
thú y phải được chú trọng thực hiện thường xuyên.
Tăng cường năng lực cho trạm thú y, cũng cố lại mạng thú y cơ sở, đội ngũ cán
bộ thú y thôn xã để họ phục vụ cho chăn nuôi của người dân.
Tổ chức công tác tiêm phòng hàng năm đạt tỷ lệ 100% tổng đàn để phòng trừ
các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về môi trường
và an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ việc du nhập con giống, vận chuyển gia súc
và sản phẩm ra vào địa bàn.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
74
Kiểm soát giết mổ, hình thành các khu giết mổ tập trung thuận lợi cho công tác
quản lý. Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas để xử lý vấn đề chất
thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
3.3.7 Thị trường
Thành lập một số chợ đầu mối để quy tụ hàng hóa có quy mô lớn hơn, rút ngắn
khoảng cách giá cả nhà chăn nuôi đến người chế biến thịt và người tiêu dùng.
Tổ chức tốt mạng lưới thu mua tiêu thụ về tận cơ sở, tăng cường công tác tiếp
thị, xúc tiến thương mại nhằm tiêu thụ nhanh sản phẩm.
Thực hiện công tác dự báo và cung cấp các thông tin thị trường một cách kịp
thời, hợp lý cho người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi nắm bắt được nhu cầu thị
trường để sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng với
giá cả phải chăng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
75
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt, tìm hiểu
những nguyên nhân, khó khăn và tồn tại cùng với phương hướng phát triển chăn nuôi
của xã trong thời gian tới, em rút ra một số kết luận sau:
Trung Trạch là một xã có tiềm năng lớn về chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn.
Là một xã có điều kiện kinh tế khá phát triển hơn các xã khác, giao thông đi lại thuận
tiện, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho sự phát triển của đàn vật nuôi. Vì vậy,
tình hình chăn nuôi của xã trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, thu
nhập người dân được nâng cao.
Chăn nuôi của xã ngày được chú trọng và đầu tư đúng mức, một số hộ gia đình
đã mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng kĩ thuật chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn theo
hướng công nghiệp cụ thể là ở vùng ĐB, và đang dần dần nhân rộng phương thức này
tới vùng TĐ và TM, thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống. Các hộ đã được các
chương trình, đề án phát triển chăn nuôi hỗ trợ về giống, vắcxin phòng, nguồn vốn nên
hộ tích cực mở rộng quy mô chăn nuôi hơn.
Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp ngày càng tăng, chăn nuôi ngày càng trở thành ngành chính trong việc nâng
cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. So với việc chăn nuôi gia súc, gia
cầm thì lợi nhuận kinh tế từ chăn nuôi lợn khá lớn.
Tuy nhiên, nếu hạch toán đầy đủ các khoản chi phí trong chăn nuôi lợn của xã
thì giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận kinh tế tính trên một
đồng chi phí còn thấp, thậm chí còn âm (những hộ vùng TĐ).
Các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thực sự chưa chú trọng tới công tác thú y, vì
vậy số lượng dịch bệnh xãy ra nhiều, chất lượng giống không cao, dẫn tới hiệu quả
kinh tế thấp. Trung bình hộ chỉ đầu tư 3,16 ngàn đồng/con, ta thấy rằng công tác thú y
thật sự chưa được chú trọng. Vì vậy, họ không kiểm soát được dịch bệnh khi dịch bệnh
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
76
lan truyền rộng thì việc xử lý không được tiến hành nhanh chống, nên mang lại rũi ro
cao, người chăn nuôi hầu như mất trắng khi có dịch bệnh
Hoạt động chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chăn nuôi tận dụng lấy
công làm lãi là chủ yếu,mức độ đầu tư còn thấp. Những hộ chăn nuôi theo loại hình
tự túc giống có giá trị sản xuất cao hơn hộ chăn nuôi mua giống bên ngoài. Giữa các
nhóm hộ còn có sự chênh lệch khá lớn về mức độ đầu tư cũng như hiệu quả trong
chăn nuôi.
Chăn nuôi vẫn mang tính truyền thống, kinh nghiệm là chủ yếu, người dân đang
dần chuyển theo hướng chăn nuôi công nghiệp nhưng vẫn rụt rè, chưa mạnh dạn nuôi.
Khả năng thích ứng của người dân trước những biến động của thị trường còn
yếu, khi được giá thì nuôi, khi giá cả hạ đột ngột thì bán lỗ, giá thức ăn chăn nuôi lại
cao và không ổn định. Dẫn tới việc bà con chăn nuôi không cân đối khẩu phần ăn cho
lợn, làm giảm quá trình tăng trưởng của lợn.
Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi của
các nông hộ.
KIẾN NGHỊ
Về phía Nhà nước:
Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ người
dân phát triển chăn nuôi theo đúng kỹ thuật để sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu
thị trường bằng các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trọ giáHỗ trọ đầu tư cho nghiên
cứu khoa học để tìm ra kỹ thuật mới, giống mới vừa có chất lượng cao.
Có chính sách hỗ trợ, xây dựng cơ sở chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi và
chế biến nông sản phẩm. Đẩy mạnh công tác dự báo và phổ biến các thông tin thị
trường nhằm giúp các hộ chăn nuôi nắm bắt kịp thời và có quyết định đúng đắn.
Về phía chính quyền địa phương:
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chú trọng thường xuyên mở các lớp tập huấn
kĩ thuật, đào tạo kiến thức hạch toán kinh doanh cho các hộ chăn nuôi, để người dân
biết cách đầu tư trong chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
77
Từng bước khuyến khích người dân thay đổi tập quán chăn nuôi, áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm chuyển đổi phương thức chăn nuôi sang bán
thâm canh đến thâm canh.
Xây dựng thêm cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện và hình thành cơ sở chế biến
thức ăn gia súc để cung ứng thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho gia súc từ những sản
phẩm phụ của trồng trọt.
Về phía người nông dân:
Nhanh chóng thay đổi nhận thức, tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản
xuất. Mạnh dạn vay vốn đầu tư, thay đổi phương thức chăn nuôi chuyển sang chăn
nuôi theo hướng thâm canh bán công nghiệp, công nghiệp, không quá trông chờ ỷ lại
vào Nhà nước.
Tạo cho mình có được phong cách làm ăn năng động sáng tạo, luôn xây dựng
các mối quan hệ hợp tác tốt giữa các hộ chăn nuôi với nhau và với các nhà cung ứng,
tiêu thụ.
Tích cực tìm kiếm và mạnh dạn áp dụng các giống mới phù hợp với nhu cầu
của thị trường vào sản xuất, tự tạo ra cho mình khả năng thích ứng trước những thay
đổi của thị trường.
Đại
học
Kin
h tế
H ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_chan_nuoi_lon_thit_2326.pdf