Tiếp tục làm rõ ý nghĩa, vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới và bảo
đảm an sinh xã hội thông qua việc ưu tiên nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học
thuộc lĩnh vực kinh tế tập thể, trong đó chú ý đến sự hỗ trợ vật chất từ các đề tài cho HTX
- UBND phường cần thành lập quỹ hỗ trợ và đầu tư phát triển HTX trong thời
gian tới và Xây dựng một số mô hình HTX điểm hoạt động có hiệu quả
- Đề nghị Phường cần quan tâm, chấp thuận chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề quy
hoạch cải tạo đồng ruộng, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, HTX kiểu mới
- Giới thiệu và tổ chức tham quan các mô hình kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới
tổ chức tập huấn nâng cao trình độ sản xuất
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở phường Đậu Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền địa phương cần quan tâm để HTX
hoạt động chưa hiệu quả, tổ chức tuyên truyền đường lối và quan điểm của Đảng đối
với sự phát triển HTX trong giai đoạn tới. Để giúp họ lập được phương án SXKD rõ
ràng, phát huy sức mạnh tập thể, mở rộng thêm dịch vụ đáp ứng nhu cầu thành viên và
người dân ở địa phương.
- Lợi ích người dân khi tham gia HTX
Bảng 8: Các lợi ích người dân khi tham gia HTX
TT Mức độ Tần số Tỷ lệ (%)
1 Tăng thu nhập 28/50 56%
2 Được tập huấn KHKT 37/50 74%
3 Được hỗ trợ mua 17/50 34%
4 Được trao đổi kinh nghiệm sản xuất 40/50 80%
5 Được hỗ trợ về vốn 20/50 40%
Nguồn: Số liệu điều tra
Các lợi ích khác nhau mà mỗi thành viên có thể nhận được theo đánh giá của
chính bản thân họ trong HTX. Từ bảng 9 cho thấy có đến 80% ý kiến cho rằng lợi ích
cụ thể mà họ nhận được khi là thành viên của HTX là được trao đổi kinh nghiệm sản
xuất. Các thành viên cho rằng được tập huấn về khoa học kỹ thuật cũng là một lợi ích
quan trọng chiếm tỷ lệ 74%. Có 56% ý kiến cho rằng thu nhập của hộ nông dân có
tăng lên từ khi vào HTX. Bên cạnh đó, cũng có 40% ý kiến cho rằng mình được nhận
hỗ trợ về vốn khi vào HTX và có 34% là hỗ trợ mua (vật tư nông nghiệp,...). Qua đây
ta thấy rằng, lợi ích cụ thể và thiết thực nhất đối với thành viên là trao đổi kinh nghiệm
sản xuất và được tập huấn về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống. các lợi ích
như tăng thu nhập, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ mua (vật tư nông nghiệp,...). Từ kết quả phân
tích trên cũng cho thấy HTX chưa có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ và cung cấp
nguồn vốn cho thành viên HTX.
- Điều lệ HTX
SVTH: Phan Thị Lài 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
+ Tên gọi đầy đủ: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Đậu Liêu
+ Địa chỉ trụ sở chính: Tổ dân phố 5 phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh
Hà Tĩnh
+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Hướng dẫn, chỉ đạo và điều hành SXNN trong HTX
- Dịch vụ tưới tiêu thủy lợi, bảo vệ sản phẩm
- Dịch vụ vật tư phân bón, bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật
- Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi
- Dịch vụ làm đất
- Tổ chức công tác khuyến nông và các dịch vụ khác.
+ Điều kiện, thủ tục trở thành Xã viên:
- Là công dân đủ từ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú và sinh sống thường
xuyên tại Phường Đậu Liêu, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của HTX, góp vốn theo quy định của luật và điều lệ HTX, chấp
hành tốt chủ trường chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các quy định của đại
phương và điều lệ, quy định của HTX.
- Thủ tục: có đơn xin kết nạp mới; được Đội sản xuất xác nhận và chính thức trở
thành thành viên khi có quyết định chính thức của hội đồng quản trị.
+ Quyền của thành viên Hợp tác xã
- Được HTX cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ
- Được ưu tiên làm việc cho HTX và được trả công theo thỏa thuận giữa HTX và
thành viên
- Được phân phối thu nhập và hưởng các phúc lợi theo quy định của luật và điều
lệ HTX
- Được tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật (nếu có)
- Được tham giự hội nghị để bầu hoặc trở thành đại biểu thành viên
SVTH: Phan Thị Lài 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội đại biểu thành viên (nếu
là đại biểu thành viên) theo quy định của điều lệ HTX
- Ứng cử, đề cử thành viên Ban giám đốc, Ban kiểm quát hoặc chức danh khác
được bầu của HTX (nếu là thành viên góp vốn)
- Kiến nghị, yêu cầu Ban giám đốc, Giám đốc, Ban kiểm soát giải trình về hoạt
động của HTX; yêu cầu Ban giám đốc, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội Đại biểu thành
viên bất thường theo quy định của Luật và điều lệ HTX
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của HTX, được hỗ
trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ của HTX
- Ra khỏi HTX theo quy định của điều lệ
- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi HTX theo quy định của Luật và điều lệ HTX
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện theo quy định của pháp luật
- Được khen thưởng khi có thành tích trong công việc đóng góp xây dựng và phát
triển HTX
- Được chuyển, góp tài sản, vốn và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho thành
viên khác hoặc người có đủ điều kiện trở thành viên HTX bằng văn bản
- Những thành viên được HTX cử đi làm nhiệm vụ chung. Nếu thân thể, tài sản,
hoa màu bị thiệt hại (do làm nhiệm vụ chung đó) thì được HTX hỗ trợ một phần về
kinh tế, mức hỗ trợ cụ thể do Đại hội đại biểu thành viên quyết định
+ Nghĩa vụ của thành viên HTX :
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX theo hợp đồng dịch vụ
- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ HTX
- Chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời về các khoản dịch vụ, các khoản
nợ, nghĩa vụ tài chính với HTX
- Bồi thường thiệt hại cho HTX (nếu do mình gây ra) theo quy định của Luật và
điều lệ HTX
- Tuân thủ điều lệ, quy chế của HTX, nghị quyết Đại hội Đại biểu thành viên và
SVTH: Phan Thị Lài 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
quyết định của Hội đồng quản trị; chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu giống trong SXNN,
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi khi Hội đồng quản trị
yêu cầu
- Hợp tác giữa các thành viên với nhau, học tập nâng cao trình độ, góp vốn thúc
đẩy HTX phát triển
- Thực hiện các cam kết kinh tế với HTX, hoàn thành các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẬU LIÊU
2.3.1. Về tổ chức quản lý ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
HTX nông nghiệp được xã viên tin tưởng, nhưng vẫn chưa thể hiện được sự
năng động đổi mới trong SXKD để thích ứng với cơ chế thị trường. Hiện vẫn còn
nhiều những yếu kém, xuất phát từ nhu cầu của xã viên và phát huy được tính tự
nguyện, dân chủ trong HTX. Tuy nhiên do năng lực quản lý yếu kém, vốn tài sản nhỏ
bé do đó hoạt động cầm chừng hiệu quả chưa cao. HTX chưa xây dựng được kế hoạch,
chiến lược phát triển trung và dài hạn do những người lao động, nông dân nghèo, thiếu
vốn, thiếu kiến thức thành lập. Vì vậy, số xã viên đông làm cho HTX hoạt động ít hiệu
quả. Đa số cán bộ quản lý HTX chưa qua tập huấn nghiệp vụ chuyên môn trước khi
đảm nhiệm các vị trí quản lý HTX, họ làm việc trên cơ sở kinh nghiệm tích luỹ được.
Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trình độ chuyên môn về quản lý còn chắp vá do
vậy hiệu quả chất lượng chưa cao.
2.3.2. Về kết quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Mặc dù có nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của HTX, trong việc củng cố tổ
chức, quản lý và hoạt động đã đạt được một số kết quả, cụ thể là:
- HTX bước đầu đã có những bước tiến mới trong hoạt động SXKD. Tuy nhiên,
HTX cần phải có phương án cụ thể để khắc phục như: xây dựng phương án xác định
xã viên đích thực khi chuyển đổi bằng cách làm rõ vốn góp xã viên và thực hiện phân
phối lãi hàng năm theo vốn góp để tạo niềm tin và sự gắn bó của xã viên đối với HTX.
- Ở mức độ khác nhau, HTX nông nghiệp đã dần thể hiện được vai trò quan
SVTH: Phan Thị Lài 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
trọng trong việc hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SXHH
và hiệu quả kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SXHH và hiệu
quả kinh tế thông qua hoạt động dịch vụ của HTX như hướng dẫn xã viên đưa tiến bộ
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những
giống mới có giá trị kinh tế cao, tổ chức tưới tiêu, bảo vệ thực vật,... Từ đó HTX đã
thống nhất được kế hoạch sản xuất với xã viên, chỉ đạo hướng dẫn gieo trồng đúng
thời vụ cụ thể. Cùng với sự hỗ trợ của trung tâm khuyến nông mở từ 2 đến 3 lớp tập
huấn hướng dẫn kỹ thuật đến các hộ xã viên.
Tuỳ theo điều kiện địa phương, năng lực của bộ máy quản lý mà HTX tổ chức
các hoạt động dịch vụ khác nhau.
- Dịch vụ thủy lợi: HTX quản lý 3 trạm bơm với 4 máy bơm nước từ song hồ,
phục vụ cho sản xuất trên 500 ha lúa (2 vụ) và gần 10 ha cây mầu vụ đông. Phương thức
phục vụ là đến thời vụ, HTX ứng toàn bộ chi phí bơm nước, tưới cho các hộ xã viên
gieo cấy. Sau khi thu hoạch, căn cứ diện tích gieo cấy của các hộ xã viên, đội trưởng thu
tiền phí bơm nước (mức phí đã được Đại hội xã viên thống nhất từng năm) nộp về cho
HTX. Đối với việc tưới nước cho cây mầu vụ đông, HTX thu phí theo tiền điện bơm của
từng đội, mức thu phí theo tiền điện sinh hoạt (1.388 đồng/kwh, theo số điện thực bơm
của từng hộ xã viên) còn các chi phí khác HTX hỗ trợ. Các hộ gia đình không phải là xã
viên của HTX thì đều phải có hợp đồng dịch vụ theo thỏa thuận với HTX.
- Dịch vụ bảo vệ thủy nông
Bảng 9: Dịch vụ bảo vệ thủy nông
ĐVT: 1.000 Đồng
STT NỘI DUNG SỐ TIỀN
I Tổng Thu 213.282
1 Diện tích lúa x 4 kg/sào 203.184
2 Phạt nội quy 10.098
II Tổng chi 213.673
1 Trả nợ năm 2014 4.233
2 Trả chế độ bảo vệ vụ Đông Xuân 146.998
3 Trả chế độ bảo vệ vụ Hè Thu 61.042
4 Chi phí đi miễn giảm cho xã viên 1.400
Tổng cộng - 391
Nguồn: HTX SXNN Đậu Liêu
SVTH: Phan Thị Lài 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
Qua bảng 9 ta thấy hoạt động của dịch vụ bảo vệ thủy nông chưa mang lại hiệu
quả cao thậm chí còn bị âm (- 391nghìn đồng). HTX đã đảm bảo cung cấp đủ nước đầu
nguồn. Đội bảo vệ thủy nông dẫn nước đến từng ruộng, từng vùng theo kế hoạch. Các
đồng chí đội trưởng đội sản xuất phải chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả dẫn nước của
đội bảo vệ thủy nông trên diện tích của đội mình, đồng thời đôn đốc các thành viên
trong đội thự hiện theo kế hoạch của HTX. Tuy nhiên, công tác thu chi chưa mang lại
hiệu quả cho hoạt động này. Vì vậy, cán bộ HTX cần có kế hoạch hợp lý để đáp ứng
nhu cầu người dân trên địa bàn.
- Dịch vụ điện: HTX quản lý toàn bộ lưới điện hạ thế phục vụ cho 3 trạm
bơm nước và sinh hoạt của nhân dân 7 tổ dân phố.
- Dịch vụ vật tư phân bón: HTX căn cứ mức tiêu thụ vật tư nông nghiệp của các
hộ HTX tổ chức cung cấp cho các hộ xã viên. HTX thực hiện theo nhiều phương thức:
bán trực tiếp tại kho của HTX và thanh toán ngay, nếu là xã viên được tính chiết khấu
%. Nếu hộ xã viên nào chưa có tiền thì làm đơn xin thanh toán chậm (trả sau), đội
trưởng duyệt vào đơn, lên kho làm phiếu và nhận hàng. Thời hạn thanh toán là trong
vòng 6 tháng, không tính lãi suất. Riêng thức ăn gia súc, thời gian thanh toán trong
thời hạn 3 tháng (quá hạn 3 tháng phải chịu lãi suất).
- Dịch vụ làm đất: Quản lý tốt 2 máy làm đất phối hợp với các hộ có máy cày
để làm đất cho thành viên giá cả hợp lý có lãi.
Bảng 10: Tổng hợp số liệu làm đất vụ Xuân 2016
ĐVT:1.000 Đồng
STT Nội Dung Tiền
Thu 185.655
1 Thuê đất canh tác: 12377 sào x 15.000 đồng/sào 185.655
Chi 116.430
1 Chi phí quản lý + công vận hành máy cày 37.131
2 Chi phí mua vật tư sửa chữa máy 22.606
3 Chi phí tiền dầu, nhờn 49.174
4 Chi phí liên hệ, tiếp khách 7.519
Lợi nhuận 69.225
Nguồn: HTX SXNN Đậu Liêu
SVTH: Phan Thị Lài 57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
Qua bảng số liệu 10 như trên ta thấy, hoạt động dịch vụ làm đất mang lại hiệu
quả. Được sự quan tâm lãnh đạo của các ban ngành, sự nỗ lực của các thành viên trong
HTX cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đã được khen ngợi trước toàn thể
xã viên. HTX cần phát huy những kết quả đạt được về có kế hoạch phát triển cho dịch
vụ này trong những năm tới để mang lại hiệu quả.
- Dịch vụ bảo vệ thực vật: Đáp ứng nhu cầu bảo vệ cây trồng cho các xã viên
bằng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, phá hại hoa màu để mang lại hiệu quả cho
người dân.
Bảng 11: Dịch vụ bảo vệ thực vật năm 2015
ĐVT: 1.000 Đồng
STT NỘI DUNG SỐ
TIỀN
I Phần Thu 142.115
1 Thu về diện tích 59.772
2 Số chuột phải thu các hộ không tham gia (19.420 con x 3.000) 58.260
3 Thu dư năm 2014 chuyển sang 2015 24.083
II Phần Chi 109.720
1 Chi trả tiền tham gia diệt chuột năm 2014 41.204
2 Mua hóa chất diệt chuột 9.600
3 Mồi đánh chuột + độc hại 3.500
4 Mua bả sinh học 34.700
5 Hỗ trợ nhân dân phòng trừ sâu bệnh, đạo ôn 4.878
6 Mua lúa giống làm khảo nghiệm 1.540
7 Công thu và xử lý chuột 1.700
8 Chi phí thăm đồng 6.495
9 Hỗ trợ bảo vệ, dẫn nước gieo cấy 1.700
10 Hỗ trợ nhân dân tiền làm đất vụ Hè thu 4.733
Lợi nhuận 32.395
Nguồn: HTX SXNN Đậu Liêu
SVTH: Phan Thị Lài 58
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
Qua bảng 11 ta thấy hoạt động dịch vụ có mang lại hiệu quả cho HTX như: tổng
thu 142.115 nghìn đồng; tổng chi 109.720 nghìn đồng; lợi nhuận 32.395 nghìn đồng. Dịch
vụ đã đáp ứng nhu cầu cho người dân trên địa bàn và đa số mọi người đều hài lòng.
Được sự quan tâm giúp đỡ của trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ
cây trồng vật nuôi thị xã Hồng Lĩnh. HTX đã phối kết hợp với trung tâm ngay từ đầu vụ
tăng cường công tác kiểm tra thăm đồng, phát hiện sâu bệnh và thông báo kịp thời,
chính xác các đối tượng sâu bệnh gây hại để nhân dân biết và hướng dẫn cách phòng trừ.
Bảng 12: Công tác thu, chi quỹ tổng hợp
ĐVT: 1.000 Đồng
Năm
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
(+/-) % (+/-) %
Tổng thu 1.677.325 2.005.097 1.460.441 327.772 19,54 -544.656 -27,16
Tổng chi 1.476.828 1.545.801 1.501.072 68.973 4,67 -44.729 -2,89
Lợi nhuận 200.497 459.297 -34.511 258.800 129,08 -493.808 -107,5
Nguồn: HTX SXNN Đậu Liêu
Qua bảng 12 ta thấy tổng doanh thu năm 2014 là 2.005.097 nghìn đồng, tăng 19,54%
so với năm 2013 (327.772 nghìn đồng) còn tổng chi tăng 4,67% so với năm 2013
(68.973 nghìn đồng) nên lợi nhuận tăng lên 129,08%; tổng doanh thu năm 2015 là
1.460.441 nghìn đồng, giảm 27,16 % so với năm 2014 (-544.656 nghìn đồng) còn tổng
chi chỉ giảm 2,89% (-44,729 nghìn đồng) nên lợi nhuận giảm xuống 107,5% (-493.808
nghìn đồng).
Kết quả thu được như trên là thấp, HTX chỉ làm được dịch vụ đầu vào, còn bỏ
trống nhiều khâu như: tiêu thụ, chế biến, cung cấp tín dụng cho xã viên..., chưa có
chuyển biến rõ rệt về nội dung và hiệu quả hoạt động. Do vậy khó khuyến khích thu
hút nguồn nhân lực có trình độ tham gia vào HTX đồng thời không tạo được động lực
để xã viên góp vốn, góp sức để cùng nhau phát triển HTX nông nghiệp nói riêng và sự
phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn nói chung.
2.3.3. Một số hạn chế
Trong quá trình chuyển đổi HTX còn mang nặng tính hình thức, vốn góp của xã
SVTH: Phan Thị Lài 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
viên được phân bổ từ vốn quỹ của HTX cũ chuyển sang . Do vậy thiếu thực tế dẫn đến
việc xã viên không ý thức được trách nhệm và quyền lợi của mình.
Việc xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch vẫn còn lúng túng, phụ thuộc vào
sự chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương nên thiếu đi tính tự chủ, độc lập trong hoạt
động SXKD, dịch vụ. Năng lực tổ chức quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ quản lý
HTX vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường.
Vấn đề cán bộ quản lý HTX là điều đáng quan tâm lo ngại vì tỷ lệ cán bộ quản lý chưa
qua đào tạo còn cao HTX. Công tác quản lý tài chính cơ bản được thực hiện theo quy
định của nhà nước nhưng vẫn còn yếu.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của Chính phủ
và của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế:
+ Chính sách đất đai: hầu hết diện tích đất các HTX quản lý chưa hiệu quả
+ Chính sách đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ HTX nông nghiệp là hết sức cần thiết
và phải được thường xuyên, song việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức
còn gặp nhiều khó khăn vì đa số các cán bộ HTX và xã viên thu nhập rất thấp bên cạnh
đó HTX không có kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ tham gia học tập.
+ Các chính sách khác tập huấn, khuyến nông... vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá
trình tổ chức thực hiện.
2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế
Công tác tuyên truyền Luật HTX và các chính sách về phát triển kinh tế tập thể
của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng.
Hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở các huyện, thành phố, thị xã và
cấp cơ sở trong thời gian dài không được củng cố, đa số là cán bộ kiêm nhiệm không
có chuyên môn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX nên việc giúp đỡ các HTX gặp
nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD và dịch vụ.
Tình trạng can thiệp quá sâu của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở trong
công việc nội bộ của HTX đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động của HTX. Việc phối
hợp, cụ thể hóa các chính sách về phát triển kinh tế tập thể của các ngành còn chậm,
chưa chú trọng quan tâm hướng dẫn nên chưa thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế hợp
tác phát triển, chính sách tài chính, tín dụng đối với các HTX là khó tiếp cận...
SVTH: Phan Thị Lài 60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
Hầu hết cán bộ HTX chưa qua đào tạo và việc nâng cao năng lực cho cán bộ
HTX mới chỉ thực hiện được ở mức độ bồi dưỡng kiến thức. Do vậy hiệu quả bồi
dưỡng và chất lượng cán bộ HTX không cao.
Kinh tế hộ phát triển chưa mạnh, sản xuất của hộ nông dân vẫn còn mang tính
tự cấp, tự túc, bên cạnh đó diện tích đất của các hộ sử dụng còn manh mún, mô hình
HTX kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân đặc biệt là về công nợ dẫn đến
nhu cầu hợp tác chưa cao.
2.3.5. Bài học kinh nghiệm
- Một là muốn HTX nông nghiệp phát triển phải thực sự tôn trọng và thực hiện
tốt các nguyên tắc của HTX, không nóng vội, gò ép và phải có lộ trình. HTX phát huy
tiềm năng, nội lực, tự vươn lên của chính mình, khai thác các thế mạnh của địa phương
trong các hoạt động SXKD, dịch vụ. Bên cạnh đó cán bộ quản lý HTX phải có năng
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý và điều hành mọi hoạt động của
HTX.
- Hai là tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến những chủ trương, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, HTX nhằm nâng
cao nhận thức của cán bộ đảng viên và người dân trong quá trình phát triển KTXH của
địa phương.
- Ba là vai trò lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối kết
hợp giữa các ngành, đoàn thể có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế
hợp tác, HTX của địa phương.
- Bốn là kinh tế hợp tác, HTX hiện nay với quy mô, tiềm lực còn nhỏ bé do vậy
cần phải có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ hơn nữa của Chính phủ và địa phương về nhân
lực, nguồn lực bằng những chính sách và giải pháp cụ thể.
- Năm là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách
về phát triển kinh tế hợp tác, HTX để các chính sách đó thực sự đi vào cuộc sống và
phát huy hiệu quả cao nhất.
SVTH: Phan Thị Lài 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở PHƯỜNG ĐẬU LIÊU
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.1.ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP ĐẬU LIÊU
3.1.1. Cơ sở của những định hướng
Hiện nay kinh tế nông thôn đang chịu áp lực chung cho cả 2 hướng: chuyển đổi
từ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu, chậm phát triển sang kinh tế thị trường
phát triển và quá trình này thúc đẩy bởi tiến trình CNH, HĐH. Hai quá trình này diễn
ra trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phải hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và
chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cao hiện đại. Đây
cũng là thời cơ và thách thức và cũng là tác nhân góp sức, thúc đẩy kinh tế nông dân,
nông thôn có sự thay đổi sâu sắc cả trên bình diện rộng và sâu, làm thay đổi căn bản
trong phương thức sản xuất và nhận thức sản xuất kinh tế nông thôn đang hình thành
phương thức sản xuất công nghiệp, phương thức kinh doanh hướng thị trường, theo
đuổi mục tiêu tăng trưởng cao.
Xã hội nông thôn, nông dân đang bị phân hoá, tầng lớp giàu và nghèo. Bên
cạnh đó, tiến trình kinh tế nông thôn đang có sự phân hoá kinh tế nông dân theo nghề
nghiệp kinh tế nông dân chuyển theo hướng đa canh, đa ngành và một phần chuyển
mạnh sang hướng chuyên môn hoá và công nghiệp dịch vụ, tức là hoạt động phi nông
nghiệp tăng lên.
Điểm nữa là, kinh tế nông thôn đang trong quá trình thị trường hoá. Các hoạt
động nông nghiệp nông thôn càng ngày càng gắn vào thị trường và bị lôi cuốn vào thị
trường. Các hộ nông dân đã chuyển sang kinh doanh và hoạt động kinh tế đang gắn
với nhu cầu thị trường vốn, vật tư nông nghiệp, lao động, thị trường hàng hoá, dịch vụ
v.v). Các vấn đề này cho thấy hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tự chủ chủ
yếu thiên về các quan hệ dịch vụ, hàng hoá, nếu họ tham gia HTX thì sẽ là các loại
hình HTX dịch vụ, mua bán, vật tư, hay các hiệp hội tiêu thụ nông sản,..
Chính vì thế, đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp xuất phát từ những
SVTH: Phan Thị Lài 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mà tâm điểm đó
lại bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Cần phải đưa ra các biện pháp để
đẩy mạnh sự đi lên của kinh tế hộ, thay đổi cơ bản phương thức sản xuất của loại
hình này tạo đà chuyển đổi cách thức sản xuất theo hướng thị trường và đây cũng là
những hạt nhân để xây dựng những đơn vị SXKD tại nông thôn đó chính là các HTX
nông nghiệp.
Thực hiện Luật HTX năm 2012 Luật số 23/2012/QH13 về kinh tế tập thể, Chính
phủ đã ban hành hệ thống các chính sách về phát triển kinh tế tập thể. Các bộ, ngành
cũng đã có thông tư hướng dẫn. UBND Phường đã tổ chứccác hoạt động hỗ trợ phát
triển HTX nông nghiệp trong khung khổ các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến
công và phát triển ngành nghề nông thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
kiên cố hóa kênh mương, đào tạo tập huấn cán bộ... Đồng thời, tổ chức các hội nghị
quán triệt, sơ kết Nghị quyết Trung ương về kinh tế tập thể, tổ chức hội thảo, diễn đàn
bàn về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp. Công tác tổ chức,
quản lý HTX tiếp tục được củng cố và đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động;
khắc phục tình trạng nhiều thua lỗ kéo dài, đưa HTX làm ăn có lãi ngày một tăng.
Trong phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết Trung ương về phát triển kinh tế
tập thể, đã xuất hiện nhiều HTX làm ăn giỏi, thực sự là những nhân tố cho phong trào
phát triển HTX ở mỗi địa phương. Sự thành công của các HTX điển hình tiên tiến trước
hết là sự cố gắng của xã viên HTX, sự nhiệt tình, năng động của cán bộ quản lý HTX
3.1.2. Định hướng nâng cao hoạt động của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
ở phường Đậu Liêu
Phát triển HTX thời gian qua đang còn hạn chế, chưa được nhân rộng. Do vậy,
để tháo gỡ khó khăn cho HTX và phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới cần
có các giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ đến công tác chỉ đạo và định hướng xây
dựng mô hình phát triển HTX nông nghiệp.
- Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt và cụ thể hoá các nhiệm vụ của Nghị quyết TW5
về kinh tế tập thể và Quyết định của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể 5 năm 2010-2015”. Đề án “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể UBND Phường Đậu Liêu giai đoạn 2015- 2020”.
SVTH: Phan Thị Lài 63
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
- Thứ hai: Phát triển kinh tế hợp tác, HTX với các hình thức đa dạng, trình độ
phát triển từ thấp đến cao, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực địa bàn. Phát triển HTX,
Liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành. Hướng dẫn tạo điều kiện để nâng cao hiệu
quả SXKD trên cơ sở đảm bảo đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.
- Thứ ba: Phát triển HTX phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế
trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Kinh tế hợp tác,
HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập
thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói giảm
nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng đồng.
- Thứ tư: Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao năng lực HTX và phát triển HTX mới.
- Thứ năm: Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ hợp tác phát triển như là một bộ
phận cấu thành quan trọng của kinh tế tập thể, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các tổ
hợp tác phát triển thành các HTX khi có đủ điều kiện. Tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi
tổ hợp tác việc xây dựng mô hình HTX nông nghiệp theo các hướng cụ thể sau: Phát
triển HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chủ yếu thực hiện các hoạt động tổ chức và
hướng dẫn xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào
và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Cụ thể:
+ Tổ chức hướng dẫn xã viên, nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác trồng
cây gì, nuôi con gì, một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và
cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung có khối lượng sản phẩm
hàng hóa lớn.
+ Tổ chức dịch vụ sản xuất kinh tế hộ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng tổ hợp tác
tổ chức các hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, vật tư, làm đất, bảo vệ thực vật, thú y,
giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ nông sản phẩm...
+ Liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
theo các mô hình liên kết.
+ Theo quy mô và phạm vi hoạt động của mình mà HTX tổ chức bộ máy quản
lý thích hợp (tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín dụng, tổ khoa học - kỹ
thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm,...).
SVTH: Phan Thị Lài 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
Phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới phải gắn với việc đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong đó, HTX đóng vai trò tích cực trong việc
thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa, phát
triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ, hướng dẫn công tác khuyến nông, khuyến lâm, phát
triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. Trước mắt, thực hiện
lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng
cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại
của HTX sau chuyển đổi. Đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của HTX. Đồng
thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp,
nông thôn cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG
THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Giải pháp đối với hệ thống chính trị ở địa phương:
- Đảng ủy cần tổ chức cho cán bộ, đảng viên quán triệt lại Nghị quyết Trung
ương khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể... Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh
tế tập thể trên địa bàn.
- UBND Phường phải tổ chức cho nhân dân học Luật HTX năm 2012 và các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX, tổ chức tuyên truyền đường lối và quan
điểm của Đảng đối với sự phát triển HTX trong giai đoạn tới.
- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế HTX và thực hiện đúng nhiệm vụ
quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.
- Các đoàn thể cần vận động hội viên của mình tích cực tham gia vào phong
trào phát triển kinh tế HTX.
- UBND Phường cần tạo điều kiện cho HTX được nhận các công trình xây
dựng kết cấu hạ tầng của địa phương (nếu HTX có năng lực tổ chức thực hiện).
- UBND Phường cần có kế hoạch và hỗ trợ cho HTX đào tạo nguồn nhân lực
- Các đồng chí lãnh đạo trong hệ thống chính trị tại địa phương và Ban quản trị
HTX cần được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
SVTH: Phan Thị Lài 65
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
3.2.2. Giải pháp đối với HTX
3.2.2.1.Về mô hình HTX:
+ Chuyển đổi mô hình hoạt động hiệu quả theo luật HTX 2012 và mở rộng các
hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới.
+ Tiếp tục củng cố và phát triển loại hình tổ hợp tác với nhiều hình thức đa
dạng đáp ứng nhu cầu hợp tác và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3.2.2.2. Về Ban quản trị HTX:
+ Củng cố Ban quản trị hiện tại và cho đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị
kinh doanh tại các mô hình HTX kiểu mới hiện nay.
+ Cần xây dựng bộ máy quản lý phù hợp với quy mô và tình hình thực tế để
phát huy thế mạnh của HTX.
+ Nhận thức rõ vai trò của việc thiết kế cơ cấu tổ chức và sắp xếp đội ngũ cán
bộ quản lý phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của HTX trên địa bàn phường
Đậu Liêu.
3.2.2.3.Về cán bộ và người lao động của HTX:
+ Thường xuyên được tham gia đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kinh tế,
chuyên môn nghiệp vụ.
+ Được biết thông tin đầy đủ và có hệ thống về tình hình KTXH, đặc biệt là
tình hình thị trường tại địa phương.
+ Cần xây dựng tiêu chí cho cán bộ và người lao động trong HTX.
+ Thành viên HTX phải chấp hành tốt các quy định, điều lệ của HTX đề ra.
3.2.2.4.Về xã viên HTX:
+ Chỉ giữ lại những xã viên đủ tư cách và cho ra khỏi HTX những xã viên toàn
dân (xã viên không có nhu cầu vào HTX). Đồng thời kết nạp mới những công dân có
nhu cầu vào HTX và đủ tư cách xã viên
+ HTX cần vận động và kêu gọi các pháp nhân trở thành xã viên HTX
+ Xã viên HTX có quyền bình đẳng trong các quyết định của hợp tác xã theo
nguyên tắc “mỗi thành viên một phiếu bầu”
3.2.2.5. Về kinh doanh dịch vụ:
+ Giữ nguyên và củng cố chất lượng các dịch vụ hiện có hiện nay mang lại hiệu
quả kinh tế cao
SVTH: Phan Thị Lài 66
Đạ
i
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
+ Mở rộng thêm một số dịch vụ mới và theo hướng nào để đạt hiệu quả cao nhất
+ Cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu HTX và mở rộng thị trường.
3.2.2.6. Giải pháp về vốn:
+ Cần thu đủ vốn góp của xã viên và có giải pháp đòi nợ đối với những xã viên
chây lười đóng nộp chưa đủ.
+ Huy động thêm từ các nguồn vốn khác để phát triển thêm các mô hình sản
xuất, kinh doanh dịch vụ mới.
3.2.2.7. Giải pháp về cơ sở vật và khoa học - công nghệ đối với HTX:
+ Cần cải tiến kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường hiện nay
+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay để nhằm
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX.
3.2.2.8. Giải pháp về phân phối trong HTX:
+ Đẩy mạnh việc thực hiện phân phối qua mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên
+ Tìm kiếm, hợp tác nhằm tạo ra các thị trường tiêu thụ hàng hóa mới cho HTX
3.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng:
- Nhân dân và xã viên cần hiểu đầy đủ về vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh
tế quốc dân và họ phải hiểu được HTX chính là “gia đình” của mình.
- Cán bộ và Đảng viên không chỉ hiểu về bản chất, vị trí, vai trò của HTX kiểu
mới mà phải vận động nhân dân tham gia trở thành thành viên của kinh tế tập thể tại
địa phương.
- Hội viên của các đoàn thể phải đi đầu trong việc vận động gia đình mình vào
kinh tế tập thể.
SVTH: Phan Thị Lài 67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định
cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế HTX trong các ngành kinh
tế là một đòi hỏi bức thiết đối với cả nước cũng như các tỉnh, thành phố và địa phương.
Để góp phần vào việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình HTX
hoạt động có hiệu quả, đề tài đã tiếp cận từ khái niệm kinh tế HTX từ thực tiễn lịch sử,
phân tích đặc điểm, vai trò, tính vượt trội, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình hình thành và phát triển kinh tế HTX. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển
kinh tế HTX ở Đức, Nhật Bản và một số tỉnh trong nước. Phân tích và đánh giá thực
trạng phát triển kinh HTX ở phường Đậu Liêu từ khi đổi mới, nhất là khi Nhà nước
ban hành luật HTX đến nay. Từ đó, đề tài đã đánh giá những thành tựu, hạn chế, tồn
tại và nguyên nhân để đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát
triển nhanh chóng và đúng hướng, có hiệu quả kinh tế HTX trên địa bàn phường Đậu
Liêu gắn với điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập và trong quá trình đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta.
Những giải pháp được nêu ra là nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển
kinh tế HTX, củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, củng cố và
kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể ở các cấp, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho những cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về kinh tế
tập thể từ tỉnh đến huyện, xã phường chính sách cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho HTX, tăng cường vai chỉ huy và tự chịu trách nhiệm của Chủ nhiệm
HTX, thực hiện nhanh chóng và đồng bộ các chính trong phát triển hợp tác xã, thúc
đẩy kinh tế hộ phát triển theo hướng SXHH để hình thành nhu cầu hợp tác đích thực,
mạnh dạn đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, mang tính công nghiệp
vào hoạt động SXKD, xây dựng mô hình HTX dịch vụ cho thuê công nghệ cho SXKD
đối với các HTX và chủ thể kinh doanh có nhu cầu, đẩy mạnh việc ứng dụng công
SVTH: Phan Thị Lài 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại của các HTX, hình thành quỹ hỗ trợ
phát triển hợp tác xã, xây dựng mô hình hợp tác xã điểm trong từng lĩnh vực và có
từng giải pháp cụ thể cho từng loại hình HTX trong thời gian tới. Việc thực hiện đồng
bộ các giải pháp trên và triển khai một số mô hình HTX hoạt động có hiệu quả có ý
nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển mô hình HTX của
tỉnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới ở
phường Đậu Liêu nói riêng, cả nước nói chung.
II. KIẾN NGHỊ
+ Đối với cơ quan nhà nước
- Phát triển HTX gắn bó mật thiết, phục vụ thực hiện thắng lợi đường lối và
chiến lược phát triển KTXH của đất nước.
- Để khuyến khích kinh tế hợp tác và HTX phát triển, cần bổ sung, ban hành
thêm một số chính sách và thực hiện một số giải pháp mang tính hỗ trợ về kinh tế, để
khuyến khích, tạo thuận lợi cho kinh tế hợp tác và HTX phát triển.
- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền về Luật HTX, cùng các văn bản
hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
hợp tác và HTX.
- Phát triển HTX hướng vào đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội của
đông đảo các tầng lớp xã hội và tập hợp, liên kết rộng rãi mọi loại hình và tổ chức kinh
tế, đặc biệt chú trọng đối tượng là người lao động, các hộ kinh tế cá thể.
+ Đối với cơ quan chính quyền địa phương
- Tỉnh ủy và Thị xã cần có Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể
- Hội đồng nhân dân Phường ra Nghị quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế
tập thể giai đoạn 2015 - 2020
- UBND Phường sớm ban hành cơ chế, chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ
HTX và chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện một cách đồng bộ
- UBND Phường cần xây dựng đề án và tổ chức bồi dưỡng kiến thức về kinh tế
tập trong thời kỳ hội nhập cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã và các thành viên Ban quản
trị HTX
- Các Hội đoàn thể, đặc biệt Hội nông dân, phụ nữ và thanh niên phát động
phong trào “phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ hội nhập”
SVTH: Phan Thị Lài 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
- Tiếp tục làm rõ ý nghĩa, vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới và bảo
đảm an sinh xã hội thông qua việc ưu tiên nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học
thuộc lĩnh vực kinh tế tập thể, trong đó chú ý đến sự hỗ trợ vật chất từ các đề tài cho HTX
- UBND phường cần thành lập quỹ hỗ trợ và đầu tư phát triển HTX trong thời
gian tới và Xây dựng một số mô hình HTX điểm hoạt động có hiệu quả
- Đề nghị Phường cần quan tâm, chấp thuận chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề quy
hoạch cải tạo đồng ruộng, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, HTX kiểu mới
- Giới thiệu và tổ chức tham quan các mô hình kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới
tổ chức tập huấn nâng cao trình độ sản xuất.
- Tăng cường vai trò quản lý của Phường đối với HTX. Ngoài ban hành các
chính sách tạo hành lang pháp lý để HTX hoạt động, chính quyền các cấp cần hỗ trợ
giúp đỡ theo hướng lấy HTX làm cầu nối giữa HTX với hộ nông dân trong việc tổ
chức thực hiện dự án, làm đại lý cung ứng vật tư và thu gom nguyên liệu, phân cấp
quản lý thuỷ nông và làm cơ sở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình diễn mô hình... như
là điểm tựa cho xây dựng nông thôn mới và đào tạo cán bộ cho cơ sở.
+ Đối với Hợp tác xã
- Cán bộ các HTX SXKD trên các lĩnh vực cần phải có quy định về trình độ
chuyên môn, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất.
- Mặt khác tiến hành tổng kết, nghiên cứu các mô hình kinh tế hợp tác, để
chuyển giao có hiệu quả phong trào xây dựng và phát triển HTX hiện nay.
- Ngoài mục tiêu dịch vụ phát triển kinh tế hộ cần phải có sự kết hợp tốt với mục
tiêu nâng cao lợi nhuận trong các hoạt động của HTX, để HTX phấn đấu có tích luỹ và
tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập của hộ nông dân.
- Cần mở rộng các hình thức vốn góp của xã viên, không chỉ vốn góp mà còn cả
vốn dưới dạng tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bò và các yếu tố khác có thể quy
về vốn.
- Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở và HTX :
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, như là một giải pháp quan trọng nâng
cao nguồn lực lâu dài cho HTX, tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mở
rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác.
SVTH: Phan Thị Lài 70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bích Hồng, Viện nghiên cứu phát triển thành phố HCM,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã
2. Nguyễn Quang Huân, Hà Nội (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển
các hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên”
3. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã.
4. Mai văn Xuân, Đại học kinh tế huế (2003)“ Thực trạng và giải pháp phát triển hợp
tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An”
5. “Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện năm 2016” UBND Phường Đậu Liêu, 2015
6. “Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Đậu Liêu nhiệm kỳ 2013
- 2016 và phương hướng nhiệm kỳ 2016 – 2021” HTX sản xuất nông nghiệp Đậu
Liêu, năm 2016
7. “Kiểm kê tài sản HTX” HTX sản xuất nông nghiệp Đậu Liêu ngày 20 tháng 04 năm
2016
8. Luật Hợp tác xã (2003)
9. Luật Hợp tác xã (2012)
SVTH: Phan Thị Lài 71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT DÙNG ĐỂ PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI MỌI
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐẠI BÀN UBND PHƯỜNG ĐẬU LIÊU
Để thu thập thông tin có cơ sở khoa học giúp cho bài khóa luận. Đánh giá đúng
thực trạng và đề xuất một số các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã
trên địa bàn Phường Đậu Liêu trong thời gian tới.
Thông tin ghi trên phiếu khảo sát được giữ kín, không thể hiện tên người trả lời.
Xin Ông (Bà) vui lòng giúp đỡ chúng tôi trả lời tất cả các câu hỏi trong phiếu khảo
sát một cách khách quan trung thực.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)!
-------------------------------------------------
Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin về bản thân?
1. Họ Và Tên: ...................................................................Tuổi :...............
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Trình độ: ........................................................
4.Nghề nghiệp hiện nay ................................................................................
5. Nơi ở :
I. THỰC TRẠNG HTX Ở ĐỊA PHƯƠNG.
Câu 1. Ông (Bà) nhận xét chung như thế nào về tình hình phát triển HTX ở địa
phương.
1. Rất tốt 2. Tốt 3. Trung bình 4. Chưa tốt 5. Rất chưa tốt
- Nếu “Trung bình” hoặc “Chưa tốt” hoặc “ Rất chưa tốt” thì theo Ông / Bà do
nguyên nhân nào dưới đây?
(Xin chọn 5 nguyên nhân mà Ông /Bà cho là có ảnh hưởng nhiều nhất).
1. Năng lực nội tại, điều kiện triển khai các hoạt động của HTX (mặt bằng, vốn,
cơ sở vật chất, công nghệ....) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
2. Hợp tác xã (HTX) còn lúng túng, thiếu định hướng hoạt động, lợi ích mang lại
cho xã viên ít và không đáp ứng được nhu cầu của xã viên (vốn, đầu tư cho sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ KH-CN...) nên xã viên còn thờ ơ, thiếu
gắn bó với HTX.
3. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX cũng còn nhiều yếu kém và bất cập, chưa được
đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh.
4. Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong HTX còn lớn
5. UBND Phường chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong quản lý Nhà nước
SVTH: Phan Thị Lài
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
đối với kinh tế tập thể (tổ chức tuyên truyền quan điểm của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước đối với HTX)
6. Cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được học Luật HTX 2012
7. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên về bản chất và mô
hình HTX kiểu mới chưa đầy đủ, xã viên hiểu không đúng về HTX kiểu mới
8. Nhiều bộ phận nhân dân chưa đề cao ý thức trách nhiệm, chưa xác định được
phát triển kinh tế tập là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế tập thể vừa thiếu, vừa yếu
9. Hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX ban hành chậm, tổ
chức thực hiện còn yếu
10. Nguyên nhân khác (Xin nêu cụ thể)
..........................................................................................................................
Câu 2. Ông/Bà đã đọc hoặc học Luật HTX 2012 chưa?
1. Đã học 2. Có nghe qua 3. Chưa được học
Nếu Ông/Bà có nghe và được học thì cho biết HTX kiểu củ và kiểu mới có gì
khác không ?
1. Có 2. Khác nhau nhưng không nhiều 3. Không
Câu 3. Ông/Bà đánh giá như thế nào về vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phát
huy vai trò các đoàn thể trong phát triển HTX ở địa phương.
1. Luôn thực hiện tốt 2. Có thực hiện nhưng hiệu quả thấp
3. Không thực hiện
Câu 4. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc UBND Phường tạo điều kiện cho
HTX phát triển ?
1. Tạo mọi điều kiện 2. Tạo điều kiện nhưng chưa nhiệt tình
3. Rất ít khi tạo điều kiện
Câu 5. Ông/Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả trong quản lý điều hành của
Ban chủ nhiệm HTX.
1. Hiệu quả tốt 2. Chưa hiệu quả lắm 3. Không hiệu quả
Câu 6. Hợp tác xã có thực hiện hình thức phân phối thông qua việc xã viên sử
dụng dịch vụ chưa?
1. Có 2. Có nhưng chưa hiệu quả 3. Không
Câu 7. Ông/Bà đánh giá như thế nào về niềm tin của bản thân với HTX.
1. Rất tin 2. Tin nhưng không cao 3. Không tin
SVTH: Phan Thị Lài
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
Câu 8. Ông/Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả thực hiện Chính sách đào tạo và
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX tại địa phương.
1. Hiệu quả tốt 2. Chưa hiệu quả lắm 3. Không hiệu quả
Ông/Bà, có tham gia vào Chương trình/ dự án trên không?
1. Có 2. Không
Câu 9. Ông/Bà đánh giá như thế nào về cơ sở vật chất và công nghệ của HTX
1. Rất tốt
2. Tốt
3. Trung bình
4. Không tốt
5. Rất không tốt
Câu 10. Nếu Ông/Bà là thành viên trong HTX. Vậy HTX của ông/bà có được
tham gia vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương
không?
1.Có 2.Không
Nếu được tham gia thực hiện thì hiệu quả như thế nào?
1. Hiệu quả tốt 2. Chưa hiệu quả lắm 3. Không hiệu quả
Câu 11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc xây dựng các kế hoạch phát triển
HTX?
1. Rất tốt 2. Tốt 3. Trung bình
4. Không tốt 5. Rất chưa tốt
Câu 12. Ông/Bà đánh giá như thế nào về lợi ích khi tham gia HTX?
1.Tăng thu nhập 2.Được tập huấn KHKT 3. Được hỗ trợ mua
4. Được trao đổi kinh nghiệm sản xuất 5.Được hỗ trợ về vốn
Câu 13. Theo Ông/Bà các nhân tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX
hiện nay là gì?
1. Trình độ phát triển của phân công lao động và kinh tế thị trường
2. Nguồn nhân lực trong HTX
3. Xã viên
4. Tài chính
5. Ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoạt động của HTX
6. Tổ chức và quản lý trong HTX
7. Nhân tố khác (xin nêu cụ thể).....................................................................
Câu 14. Ông/Bà đánh giá như thế nào về sự hài lòng của mình về phát triển HTX
hiện nay trên địa bàn Phường Đậu Liêu
1. Rất hài lòng
2. Hài lòng
SVTH: Phan Thị Lài
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
3. Trung bình
4. Không hài lòng
5. Rất không hài lòng
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX
Câu 15. Ông/Bà có thể đề xuất những giải pháp phát triển và kinh doanh của
HTX có hiệu quả.
Nếu ông/bà đồng ý với giải pháp nào dưới đây thì đánh dấu vào ô trống.
• Đối với hệ thống chính trị ở địa phương:
- Đảng ủy cần tổ chức cho cán bộ, đảng viên quán triệt lại Nghị quyết Trung
ương khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể... Nghị quyết chuyên đề về phát triển
kinh tế tập thể trên địa bàn
UBND Phường phải tổ chức cho nhân dân học Luật HTX năm 2012 và các chính
sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX, tổ chức tuyên truyền đường lối và quan
điểm của Đảng đối với sự phát triển HTX trong giai đoạn tới.
- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế HTX và thực hiện đúng nhiệm vụ quản
lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.
- Các đoàn thể cần vận động hội viên của mình tích cực tham gia vào phong trào
phát triển kinh tế HTX.
- UBND Phường cần tạo điều kiện cho HTX được nhận các công trình xây dựng
kết cấu hạ tầng của địa phương (nếu HTX có năng lực tổ chức thực hiện).
- UBND Phường cần có kế hoạch và hỗ trợ cho HTX đào tạo nguồn nhân lực
- Các đồng chí lãnh đạo trong hệ thống chính trị tại địa phương và Ban quản trị
HTX cần được Bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập trong thời kỳ Hội nhập kinh tế
quốc tế.
• Đối với HTX
- Vê mô hình HTX:
+ Giữ nguyên mô hình như hiện nay và mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ mới.
+ Giải thể và hình thành tổ hợp tác
+ Đề xuất mô hình khác (nêu rõ ý tưởng của mình)
- Về Ban quản trị HTX:
+ Giữ nguyên Ban quản trị hiện tại và cho đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản
trị kinh doanh.
+ Thay Chủ nhiệm HTX
+ Đổi mới hoàn toàn Ban quản trị
- Về cán bộ và người lao động của HTX:
+ Thường xuyên được tham gia đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kinh tế,
chuyên môn nghiệp vụ.
SVTH: Phan Thị Lài
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
+ Được biết thông tin đầy đủ và có hệ thống về tình hình kinh tế- xã hội, đặc
biệt là tình hình thị trường tại địa phương
+ Cần xây dựng tiêu chí cho cán bộ và người lao động trong từng HTX
- Về xã viên HTX:
+ Giữ nguyên xã viên hiện có và kết nạp thêm
+ Chỉ giữ lại những xã viên đủ tư cách và cho ra khỏi HTX những xã viên toàn
dân (xã viên không có nhu cầu vào HTX). Đồng thời kết nạp mới những công dân có
nhu cầu vào HTX và đủ tư cách xã viên
+ HTX cần vận động và kêu gọi các pháp nhân trở thành xã viên HTX
+ Nêu thêm một số giải pháp: ..
- Về kinh doanh dịch vụ:
+ Giữ nguyên và củng cố chất lượng các dịch vụ hiện có
+ Mở rộng thêm một số dịch vụ mới và theo hướng nào để đạt hiệu quả cao
nhất
(nêu cụ thể) .
+ Cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu HTX và mở rộng thị trường.
- Giải pháp về vốn:
+ Cần thu đủ vốn góp của xã viên và có giải pháp đòi nợ đối với những xã viên
chây lười.
(Nêu giải pháp): ..
+ Huy động thêm từ các vốn khác
- Giải pháp về cơ sở vật và khoa học-công nghệ đối với HTX:
.
- Giải pháp về phân phối trong HTX:
+ Phân phối theo lao động và lợi tức cổ phần như hiện nay
+ Đẩy mạnh thực hiện phân phối qua mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên
- Đề xuất thêm một số giải pháp khác:
.
• Đối với cộng đồng:
- Nhân dân và xã viên cần hiểu đầy đủ về vị trí, vai trò của HTX trong nền
kinh tế quốc dân và họ phải hiểu được HTX chính là “gia đình” của mình.
- Cán bộ và Đảng viên không chỉ hiểu về bản chất, vị trí, vai trò của HTX
kiểu mới mà phải vận động nhân dân tham gia trở thành thành viên của kinh tế tập thể
tại địa phương.
- Hội viên của các đoàn thể phải đi đầu trong việc vận động gia đình mình
vào kinh tế tập thể
SVTH: Phan Thị Lài
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Anh Quý
• Kiến nghị của bản thân:
1. Đề nghị UBND Phường giao cho HTX trong nông thôn được kinh doanh
dịch vụ điện cho xã viên của mình.
2. ...................................................................................................................
3. ....................................................................................................................
4......................................................................................................................
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông/Bà...!
Đậu Liêu, ngày.. tháng . năm 2016
Người khai Điều tra viên
( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)
SVTH: Phan Thị Lài
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_nham_phat_trien_hop_tac_xa_san_xuat_nong_nghiep_o_phuong_dau_lieu_thi_xa_hon.pdf