Khóa luận Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào khu kinh tế chân mây - Lăng Cô

Như vậy, với chính sách mở cửa, chủ động hội nhập, sẵn sàng làm bạn với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã từng bước đạt được những thành công nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Với việc phân tích tác động hai mặt của FDI trên địa bàn Khu kinh tế trong thời gian qua, đánh giá được những đóng góp của FDI mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò của mình, Tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là mô hình kinh tế mới, thể hiện sự đổi mới trong đường lối phát triển của Đảng và quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhằm tạo ra sự đột phá với mục tiêu tập trung thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Với những nét đặc trưng hấp dẫn riêng, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô sẽ có nhiều xu thế đón bắt xu thế hợp tác và thu hút đầu tư lớn. Để xây dựng thành công Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định là phải đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thực tế trong điều kiện hiện nay nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế nên công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư phát triển là bước đi thích hợp cho quá trình xây dụng và phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

pdf109 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào khu kinh tế chân mây - Lăng Cô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền bù tái định cư còn gặp nhiều khó khăn là nguyên nhân quan trọng nhất làm ách tắc quá trình triển khai thực hiện dự án. Chính sách đền bù đất đai, nhà cửa, hoa màu cho nhân dân chưa hợp lý, thường là thấp hơn so với thị trường. Khu kinh tế cũng đang lâm vào tình trạng giải phóng mặt bằng xong rồi, nhưng chỉ để đó vì do chậm tiến độ vừa ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, vừa gây ra thất thoát lãng phí cho ngân sách. Các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ tái định cư, đào tạo nghề cho người nông dân còn nhiều trở ngại, chưa đến nơi đến chốn 70 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TẾ CHÂN MÂY – LĂNG CÔ 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển các chức năng chủ yếu của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô 3.1.1. Định hướng phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trên quan điểm kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả nguồn lực trong nước và nguồn lực của nước ngoài cho phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cần có sự phối hợp với thành phố Huế, Đà Nẵng và các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các nước trong Tiểu vùng sông MêKông mở rộng và hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Thái Lan nhằm xây dựng phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành đầu mối và cầu nối Huế - Đà Nẵng thành một cực phát triển quan trọng ở phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Khai thác và phát huy triệt để những lợi thế hiện có để xây dựng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với mô hình khu kinh tế tổng hợp với các " khu trong khu" như khu du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo, khu công nghiệp với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, quy mô lớn, khu phi thuế quan với những ưu đãi tốt nhất gắn với cảng biển nước sâu Chân Mây và khu dân cư đô thị. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng đô thị mới Chân Mây hiện đại, văn minh, có kiến trúc hiện đại mang bản sắt văn hoá Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô và Đà Nẵng, Dung Quất, Chu Lai, Vân Phong, Nhơn Hội. Thực hiện cơ chế chính sách phát triển năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nâng cao chức năng hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch thành một chức năng quan trọng của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đảm bảo hiệu quả tổng hợp, cả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế. 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Cơ chế chính sách được áp dụng tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô phải thực sự ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước yên tâm bỏ vốn đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện. Về cơ bản, các cơ chế chính sách áp dụng tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được áp dụng có mức độ tương ứng hoặc cao hơn khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội Thực hiện quản lí tập trung, thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn thuận lợi, tạo môi trường thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại khu kinh tế. 3.1.2. Mục tiêu phát triển của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô 1. Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu vực Bắc Trung Bộ và cả miền Trung, tiến tới thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước. 2. Áp dụng các thể chế, cơ chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 3. Xây dựng khu đô thị mới Chân Mây, khu du lịch - dịch vụ đô thị Lăng Cô đồng thời với việc ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm đảo Sơn Chà - Hải Vân - Bạch Mã gắn với đầm phá, biển và núi trong KKT CM - LC để trở thành một trong những trung tâm du lịch - dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm và của cả nước. 4. Phát triển sản xuất, hình thành các ngành dịch vụ, công nghiệp mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng và hội nhập thị trường khu vực và thế giới. 5. Tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 6. Từ nay đến năm 2010, hình thành KKT CM - LC với cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách thông thoáng, hoàn thành xây dựng các trục giao thông liên vùng và nội vùng, các khu chức năng được quy hoạch chi tiết, để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư và phát triển KKT CM - LC, bước đầu khai thác cảng, khu phi thuế quan, khu du lịch, khu công nghiệp. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư KKT CM - LC cùng với KKT Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội để đến năm 2020 tạo thành chuỗi các KKT 72 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp ven biển miền Trung liên kết chặt chẽ với nhau trở thành hạt nhân tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 7. Từ năm 2011 - 2020, tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng của khu vực. Thực hiện theo quy hoạch chi tiết và phát triển sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, khu phi thuế quan. 3.1.3. Các chức năng chủ yếu - Là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao. 3.1.4. Kế hoạch 2015 và định hướng 2025 của FDI của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Năm 2015 khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô dự tính sẽ có thêm 4 dự án. Nâng tổng số dự án lên 14 dự án với tổng số vốn đăng kí là 1.805.080.000 USD, và tổng số vốn thực hiện 481.923.746 USD Trên cơ sở này, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có cơ sơ để hy vọng và đạt mục tiêu cho các năm sau đó. Bảng 3.1: Kế hoạch 2015 và định hướng 2025 của FDI của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2025 1. Số dự án Dự án 14 31 2.Vốn đăng kí USD 1.805.080.000 10.115.000.000 3. Vốn thực hiện USD 481.923.746 4.309.950.000 (Nguồn: BQL KKT Chân Mây – Lăng Cô) 3.2. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng 3.2.1. Dân số - Đến năm 2015 quy mô dân số đạt khoảng 90.000 người (trong đó dân số chính thức của Khu kinh tế là 80.000 người, thành phần dân số khác là 10.000 người). - Đến năm 2025 quy mô dân số đạt khoảng 170.000 người (trong đó dân số chính thức của Khu kinh tế là 140.000 người, thành phần dân số khác là 30.000 người). 73 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2.2. Đất xây dựng - Đến năm 2015: khoảng 3.810 ha (trong đó đất đô thị là 1.363 ha, chỉ tiêu đất đô thị là 170 m2/ người). - Đến năm 2025: khoảng 9.980 ha (trong đó đất đô thị là 3.980 ha, chỉ tiêu đất đô thị là 284 m2/ người). 3.3. Quy hoạch đến 2015 3.3.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật - Đầu tư xây dựng khu tái định cư: khu tái định cư Lộc Vĩnh quy mô 35 ha, khu tái định cư Lộc Thuỷ và Lộc Tiến quy mô 19 ha, khu tái định cư đầm Lập An quy mô 30 ha. - Xây dựng khu công nghiệp – phi thuế quan: xây dựng khu công nghiệp số 1, số 2 và số 3 quy mô khoảng 560 ha, khu phi thuế quan quy mô 1000 ha. - Phát triển các khu du lịch, vui chơi giải trí: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô quy mô 200 ha, khu du lịch Cù Dù quy mô 300 ha, khu du lịch Bãi Chuối quy mô 100 ha. - Xây dựng các trung tâm chức năng: Trung tâm y tế quy mô khoảng 5 – 6 ha, trung tâm đào tạo 25 – 70 ha, trung tâm thương mại, tài chính, viễn thông và thể dục thể thao quy mô khoảng 100 ha. - Phát triển các khu dân cư đô thị: xây dựng các khu nhà ở số 1, số 2 cùng các trung tâm hành chính và thương mại tổng hợp. - Phát triển hệ thống hạ tầng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. 3.3.2. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư - Các dự án tái định cư Lập An, Lộc Vĩnh, Lộc Thuỷ và Lộc Tiến. - Các dự án xây dựng các trung tâm và hạ tầng đô thị khu vực Chân Mây. - Dự án xây dựng khu phi thuế quan. - Các khu công nghiệp số 1, số 2, số 3. - Dự án nhà máy nước Lộc Thuỷ công suất 55.000 m3/ngày đêm từ hồ Thuỷ Yên, Thuỷ Cam cùng hệ thống mạng truyền dẫn chính. - Dự án xây dựng bến số 2, số 3 và đê chăn sóng cảng Chân Mây. - Xây dụng các trạm điện 220 KV và 110 KV phục vụ các khu công nghiệp số 1, số 2, số 3 và khu phi thuế quan, khu du lịch Laguna Huế. Nâng công suất các trạm 110 KV Cầu Hai và Lăng Cô lên 2 * 25 MVA. 74 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Xây dựng các trạm xử lý nước thải số 1, 2, 4, 5 trạm xử lý thu gom rác, xây dựng nghĩa trang Chân Mây. - Xây dụng ga Chân Mây mới và bến xe đối ngoại tại Chân Mây. - Dự án tuyến đường nối Chân Mây – Lăng Cô với tuyến đường cao tốc Bắc – Nam (đoạn trong ranh giới Khu kinh tế). 3.4. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô 3.4.1. Xử lý linh hoạt các hình thức đầu tư. Các hình thức FDI trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú, sự chuyển hoá giữa các hình thức đầu tư cũng rất linh hoạt do đòi hỏi của đời sống kinh tế và tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của nhà đầu tư. Các dự án FDI dù dưới hình thức nào cũng có tác động tích cực, có đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam nếu dự án triển khai tốt. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, đặc biệt là các vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều nguồn lực chưa được được khai thác, các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế cần xử lý linh hoạt vấn đề hình thức đầu tư theo hướng: - Khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, có quy mô đầu tư vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp. Mở rộng việc cho phép đầu tư hình thức 100% vốn nước ngoài đối với một số lĩnh vực yêu cầu phải liên doanh như kinh doanh xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất xi măng, xây dựng khu thể thao, vui chơi giải trí, trồng rừng hoặc trồng cây công nghiệp lâu năm, các dự án trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật. - Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, các đối tác liên doanh mâu thuẫn nghiêm trọng nhưng chưa tìm được đối tác khác thay thế dẫn đến liên doanh có nguy cơ bị đổ vỡ hoặc trong trường hợp liên doanh hoạt động bình thường nhưng đối tác trong nước muốn rút vốn để đầu tư vào dự án khác có hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đảm bảo điều kiện giữ được việc làm cho người lao động, bên Việt Nam bảo toàn được vốn góp hoặc chịu rủi ro ở mức thấp nhất. 75 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (năm 2000) cho phép tự do chuyển đổi hình thức đầu tư sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do đó, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để định hướng sự vận động và phát triển của các hình thức đầu tư, như: + Có cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ Việt Nam làm việc trong các liên doanh, đảm bảo những người được đưa vào quản lý doanh nghiệp liên doanh thực sự có đủ năng lực bảo về quyền lợi của Nhà nước và của bên Việt Nam, tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. + Đối với các doanh nghiệp liên doanh có quy mô lớn,trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, cần có chính sách hỗ trợ tài chính trong giai đoạn đầu để các doanh nghiệp này có thể đứng vững và hoạt động có hiệu qủa, đồng thời khuyến khích bên nước ngoài chuyển dần cổ phần cho Việt Nam trong liên doanh để tiến tới bên Việt Nam nắm cổ phần đa số. + Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cần quy định rõ tiến độ triến khai dự án, nguyên tắc xem xét, chuẩn y các cam kết của các bên nước ngoài khi doanh nghiệp có nhiều bên nước ngoài tham gia. Để ngăn chặn tình trạng các công ty xuyên quốc gia lũng đoạn và tranh giành thị trường trong nước, cần xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh 3.4.2. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phải có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, để tận dụng mọi nguồn lực sẵn có. Có chính sách huy động vốn và sử dụng hợp lý, tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi thành phần kinh tế nhằm dồn sức cho đầu tư phát triển, đặc biệt đưa nguồn vốn vào giải quyết những công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng khu đô thị mới Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong. Thực hiện cơ chế chính sách phát triển năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút và thực hiện các dự án FDI hiệu quả. Đồng thời tiếp tục hiện đại hoá, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng 76 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp bởi đây không chỉ là điều kiện tạo sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các dự án mà còn là cơ hội để thu hút FDI vào lĩnh vực hạ tầng. Vì vậy, trong thời gian tới khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cần có các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng các nguồn vốn khác nhau trong xã hội vào cơ sở hạ tầng một cách có hiệu quả, tập trung vào các công trình then chốt, mang tính đầu mối mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư vì đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, cụ thể:  Thu hút khu vực tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ cơ sở hạ tầng qua mô hình hợp tác công – tư, cần đẩy mạnh chính sách xã hội hoá trong khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng bằng việc xây dựng định chế ổn định và khuôn khổ pháp lí thích hợp. Khuyến khích việc đầu tư theo hình thức BOT, BT, PPPđể gia tăng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cần tập trung vào các công trình khảo sát, thiết lập kế hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các công trình, bố trí vốn đối với những công trình đã cam kết với nước ngoài nhằm đảm bảo tốc độ giải ngân vốn cho giải phóng mặt bằng. Ngoài đầu tư mới cơ sở hạ tầng, cần nâng cấp và từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng như: cảng biển, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước  Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm làm đòn bẩy cho việc thu hút FDI: - Với một số dự án làm ăn có hiêu quả, nếu có nhu cầu phát triển thì Ban Quản lí Khu kinh tế nên có các biện pháp thêm đất, hỗ trợ nhà đầu tư. Đối với những dự án nhỏ nên cân nhắc để giảm bớt diện tích, tránh lãng phí quỹ đất. - Tiếp tục đẩy nhanh, phát triển cơ sở hạ tầng ngoài khu kinh tế như đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên tuyến quốc lộ 1A..Cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng cảng nước sâu Chân Mây cùng với một số cảng biển nhỏ lẽ khác để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển từ khu kinh tế đến các nơi khác. - Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư. Ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với khu kinh tế như nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống. Cần coi trọng phát triển hệ thống dịch vụ rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao như y tế, giáo dục, giải tríđặc biệt là các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, tư vấn về đầu tư xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường 77 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.4.3. Hoàn thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn tăng so với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn. Vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc đầu tư ra nước ngoài đối với các nhà đầu tư nhằm mục đích chính là lợi nhuận, vì vậy ở đâu có điều kiện thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn, chi phí đầu tư vào kinh doanh thấp hơn cho đầu tư hiệu quả sẽ thu hút FDI nhiều hơn. Để tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, chủ yếu là hoàn thiện pháp luật, chính sách và thực thi nghiêm chỉnh các đạo luật, các chính sách đã ban hành. Về pháp luật, Cần thống nhất luật đầu tư nước ngoài và luật đầu tư trong nước, áp dụng thống nhất chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (tiền đất, điện, nước, bưu chính viễn thông, hàng không...) đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong Luật đầu tư cần quy định cụ thể hơn mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung sinh hoạt của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và chi bộ Đảng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và quan hệ giữa các tổ chức đó với những người quản lý doanh nghiệp. Về chính sách nổi lên các vấn đề: + Doanh nghiệp nào không đạt tỷ lệ hàng xuất khẩu đã quy định trong giấy phép thì phần hàng hoá đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ thay vì xuất khẩu phải chịu thuế nhập khẩu hoặc phải nộp phạt cao hơn cả thuế nhập khẩu. + Có những ưu đãi hấp dẫn hơn đối với những vùng và ngành cần ưu tiên. + Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trước hết cần nhanh chóng xoá bỏ sự phân biệt đối xử và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro (xuất hiện do thay đổi chính sách, do bất ổn vĩ mô, do không đảm bảo quyền sở hữu, do tính thực thi hợp đồng kém v.v..). Đồng thời giảm thiểu các rào cản đối với cạnh tranh bằng cách đơn giản hoá các thủ tục gia nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp rút khỏi thị trường với chi phí giao dịch và chi phí cơ hội thấp nhất. 3.4.4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch với việc phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành hoàn thành các quy hoạch chi tiết các khu chức năng quan trọng 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp của KKT, đặc biệt quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, Khu đô thị mới Chân Mây...; chú trọng công tác quản lý xây dựng, phát triển theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thường xuyên phối hợp với UBND huyện Phú Lộc và chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình xây dựng sai quy hoạch, lấn chiếm đất đai, mặt nước, khai thác tài nguyên trái phépTăng cường công tác phổ biến công khai các quy hoạch và các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển KKT, kết hợp đồng thời việc vận động, thuyết phục với xử lý triệt để, nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm quy hoạch. Việc xây dựng quy hoạch cần phải được đánh giá đúng mức và quan trọng nhất là vai trò quản lí nhà nước trong công tác quy hoạch. - Giảm bớt các quy hoạch không cần thiết, tạo một quy hoạch thống nhất, dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải có kế hoạch định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hoặc lĩnh vực công nghệ chuyển dần sang những ngành có giá trị tăng cao như công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng và thị trường tài chính. - Thực hiện thống nhất các quy định của luật đầu tư trong công tác quy hoạch. Cần đổi mới phương pháp quy hoạch từ truyền thống sang áp dụng các phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới như: kế hoạch đầu tư đa ngành nghề. Đồng thời hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực quy hoạch và chính sách sử dụng đất để phát triển hạ tầng khu kinh tế. - Tiến hành rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng trong những năm tới. - Đẩy nhanh tiến bộ xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và bổ sung, điều chỉnh các loại quy hoạch đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của khu kinh tế cũng như của Tỉnh, các cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định xây dựng dự án như: quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, lập, trình phê duyệt, quy hoạch chi tiết khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. 3.4.5. Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp, khoa học và hợp lí. Không nên theo kiểu phong trào, phải thực sự xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả thực sự. Trong xúc tiến phải tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. 79 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Cần tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư một cách đa dạng, phong phú như: Thông qua các chuyến viếng thăm của các Nguyên thủ quốc gia, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến đầu tư của khu kinh tế còn chưa thực sự hiệu quả vì vậy cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: - Đa dạng hoá đối tác đầu tư, ưu tiên các dự án cho các nước phát triển để tận dụng và học tập công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng các nước trong khu vực, bởi vì điều kiện các nước này không khác nhiều với nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Sự tương đồng giữa các nước tạo sự thích nghi nhanh chóng và hiểu biết hơn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. - Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, tiếp thị các dự án đầu tư với nhiều hình thức đa dạng hơn, rộng lớn hơn cả phạm vi trong nước lẫn quốc tế và xây dựng thành một chiến lược tổng hợp xúc tiến đầu tư như: thông tin quảng cáo, phim ảnh, sách báo, hội nghị, hội thảo, internet, triển lãm và các diễn đàn hoạt động có tính xã hội khác. - Kết hợp sức mạnh tổng hợp về thông tin, giới thiệu dự án như: quan hệ ngoại giao kết hợp với phát triển hợp tác kinh tế quốc tế, kết hợp với đội ngũ người Việt Nam ở nước ngoài và thông tin đội ngũ đó để thông tin về dự án đầu tưSử dụng các kênh trung gian xúc tiến đầu tư từ thị trường mục tiêu thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lí Nhà nước về hợp tác đầu tư như các tổ chức phi Chính phủ, các Hiệp hội giữa các ngành trong lĩnh vực xuất khẩu, thường vụ của các Đại sứ quán, trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế, các Hiệp hội và các công ty tư vấn xúc tiến đầu tư quốc tế, công ty môi giới đầu tưđể tiếp cận với các nhà đầu tư tại các thị trường mục tiêu đã lựa chọn. - Liên kết với các tỉnh miền Trung trong việc kêu gọi dự án đầu tư. Cần thống nhất chế độ ưu đãi và môi trường đầu tư, tránh tình trạng cạnh tranh không cần thiết. Sự hỗ trợ của các tỉnh miền Trung cho các doanh nghiệp trên địa bàn chắc chắn sẽ tạo ra tiềm năng to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Thực hiện thưởng hoa hồng, môi giới đầu tư kịp thời để động viên các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh đã tích cực môi giới. 80 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.4.6. Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo nhân lựcchú trọng đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và tay nghề theo hướng trang bị kiến thức cơ bản và đào tạo chuyên sâu. Khi đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến nhân tố thuộc về nhà nước. Do đó, nâng cao năng lực quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ là giải pháp ưu tiên cần được thực hiện. Có thể nói rằng thực tế đang đặt ra những yêu cầu rất cao đối với người cán bộ, nhất là những cán bộ làm việc trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực thực thi công việc, yêu cầu đồng bộ hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Về đào tạo đội ngũ có tay nghề cao làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước bằng cách chủ động phối hợp với các doanh nghiệp FDI để giúp họ quản lí và đào tạo công nhân có tay nghề, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Kế hoạch đào tạo này phải được đưa vào trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài để các nhà đầu tư thấy được sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương. Đặc biệt ưu tiên việc kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư xây dựng các trường đào tạo, các trung tâm huấn luyện nghề nghiệp và chuyển giao khu công nghệ tại khu kinh tế. Tiến hành đào tạo cho người dân trong vùng, giúp họ chuẩn bị thích nghi với cuộc sống mới. Xây dựng định hướng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác định hướng, phân luồng trong hướng nghiệp của người lao động. Bên cạnh đó, có chiến lược thực hiện việc đào tạo, thu hút sử dụng hợp lí và phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực, nghiên cứu chính sách quản lí và phát triển nguồn nhân lực phù hợp để thu hút chất xám. Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động kỹ thuật, tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm trong khu kinh tế. Về lâu dài, phải chuẩn bị đào tạo cán bộ và công nhân cho 10-15 năm sau để có một đội ngũ lao động có kỹ năng, trí thức cao mới có thể đón được những dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì khi đó lợi thế so sánh sẽ chuyển từ những ngành cần nhiều lao động giản đơn sang những ngành có hàm lượng công nghệ cao. 81 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.4.7. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng quy hoạch môi trường và các văn bản pháp lí đồng bộ nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch môi trường. Thực hiện chặt chẽ công tác đánh giá tác động môi trường với các loại dự án, thực hiện công tác bảo vệ môi trường từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đầu tư. Các dự án trong khu kinh tế phải hoàn tất các công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Nhanh chóng đầu tư xây dựng các thiết chế đảm bảo môi trường như nhà máy cung cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nước thải, vệ sinh môi trườngtrong quá trình đầu tư hệ thống hoá cơ sở hạ tầng. Trước mắt, cần hoàn thiện hệ thống cống dẫn nước, cung cấp nước sạch đến tất cả các dự án. Từng bước quy hoạch, xây dựng bãi xử lý chất thải rắn phục vụ tốt cho khu kinh tế. Đầu tư, trồng lại rừng phòng hộ ven biển, xung quanh khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, các nhà máy để tạo không gian sạch đẹp, thoáng đãng trong Khu kinh tế. Chú trọng và thường xuyên nâng cao ý thức của người dân, nhà đầu tư về công tác bảo vệ môi trường khu vực, áp dụng đồng bộ biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Quan tâm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, đảm bảo tính bền vững cho các giai đoạn phát triển sau này. 3.4.8. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp chống chuyển giá. Hành vi chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài nếu không có giải pháp để xử lý sẽ tác động xấu tới nền kinh tế như: giảm thu ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tếdo trong cùng một điều kiện nhưng khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với những nhà đầu tư không thực hiện hành vi này. Do đó, trong thòi gian tới công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp chống chuyển giá cần được đẩy mạnh. - Hoàn thiện hệ thống thông tin có tính lịch sử về giá giao dịch của các loại thiết bị mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào, dữ liệu về người nộp thuế, tiến hành thu thập thông tin, chứng cứ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua người dân, qua những người đã từng làm việc cho các nhà đầu tư nước ngoàitrên cơ sở đó 82 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp cần tiến hành rà soát lại, lập biểu so sánh các loại giá thành giữa các doanh nghiệp với nhau để phát hiện ra điểm chênh lệch giá. - Trên cơ sở báo cáo của các nhà đầu tư nước ngoài, tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu về tài chính như: nộp thuế, mức độ lãi lỗ qua các năm, các chính sách ưu đãi được hưởng, quy mô vốnđặc biệt, tiến hành rà soát các doanh nghiệp báo cáo thua lỗ nhiều năm, phân tích hiệu quả kinh doanh và so sánh với các doanh nghiệp trong nước với điều kiện tương tự. - Tiến hành làm rõ các loại chi phí đầu vào của các nhà đầu tư nước ngoài: + Cần tham khảo giá giao dịch của các loại thiết bị máy móc trên thị trường quốc tế để so sánh, quy định rõ cơ chế thẩm định giá đối với máy móc thiết bị như: đơn vị được phép thẩm định, thời gian thẩm định, các tiêu chuẩn quốc tế đồng thời có cơ chế giải quyết khi có sự không thống nhất về thẩm định giá máy móc thiết bị. + Đối với nguyên vật liệu đầu vào cần xác định rõ giá nhập khẩu nguyên vật liệu có giá trị thông thường của hàng hoá có thể bán ở nước xuất khẩu, đồng thời tiến hành điều tra khảo sát ngay tại doanh nghiệp xuất khẩu nguyên vật liệu của những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự làm cơ sở dẫn chứng xác định giá nhập khẩu nguyên vật liệu một cách chính xác. - Cần tiến hành điều tra, kiểm soát kỹ lưỡng giá bán các loại sản phẩm xuất khẩu, nhất là các đối tác có mối quan hệ về lợi ích đối với các nhà đầu tư nước ngoài như có vốn góp cổ phần, hoặc những nơi có ưu đãi về thuế hơn. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, trao đổi và qua đấu tranh trên cơ sở lý luận và thực tiễn để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu và chấp hành đúng chính sách pháp luật thuế, hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế khách quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3.4.9. Cải cách thủ tục hành chính. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và thu hút đầu tư bằng việc nâng cao hiệu quả việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa, tại chỗ" trên tất cả các lĩnh vực từ quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, doanh nghiệp, lao động... ; làm đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình hình thành, triển khai dự án và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư tại KKT. Nâng cao chất lượng vận hành quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cho các công việc hành chính tại Ban Quản lý KKT; tập trung hướng dẫn và giải quyết 83 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp nhanh chóng các thủ tục, vướng mắc cho các nhà đầu tư đã được cấp phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Thường xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây phiền toái cho các nhà đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế xã hội dựa trên cơ sở pháp luật không cấm là được. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, phòng ban, trung tâm gắn với thời gian cụ thể liên quan đến đầu tư như: xử lí hồ sơ, thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng thực hiện đúng tiến độ. Nhanh chóng giải quyết các thủ tục ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành; đảm bảo tính ổn định lâu dài trong chính sách ưu đãi đầu tư. Hoàn thiện thủ tục cấp phép theo hướng công khai, minh bạch và quán triệt nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" trước khi cấp phép dự án. Thu hẹp các dự án gây ô nhiễm môi trường, thua lỗ kéo dài, hoặc không có đóng góp ngân sách của tỉnh như tính toán ban đầu Tăng sự giám sát của cộng đồng, lựa chọn các dự án có tác động tích cực đến môi trường. Xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính cụ thể: - Xây dựng hệ thống lạng lưới thông tin điện tử liên thông giữa các cơ quan trong khu kinh tế với Tỉnh và Trung ương để nhanh chóng giải quyết công việc. - Đưa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư lên mạng, các cán bộ hành chính và quản lí phải có hòm thư điện tử riêng để nhanh chóng trả lời những vướng mắc mà nhà đầu tư đang gặp phải. - Công bố các thủ tục hành chính lên Website chính của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, còn trên các Website của các cơ quan ban ngành liên quan khác cũng phải công bố chi tiết, cụ thể những thủ tục liên quan đến lĩnh vực của mình phụ trách để các nhà đầu tư tự tìm hiểu và hoàn thiện được hố sơ tài liệu, trong đó nhấn mạnh khen thưởng những nhà đầu tư nào phát hiện cán bộ hành chính cố tình gây khó khăn, đồng thời có biện pháp xử lí kịp thời, thích đáng những cán bộ đó. 84 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Như vậy, với chính sách mở cửa, chủ động hội nhập, sẵn sàng làm bạn với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã từng bước đạt được những thành công nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Với việc phân tích tác động hai mặt của FDI trên địa bàn Khu kinh tế trong thời gian qua, đánh giá được những đóng góp của FDI mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò của mình, Tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là mô hình kinh tế mới, thể hiện sự đổi mới trong đường lối phát triển của Đảng và quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhằm tạo ra sự đột phá với mục tiêu tập trung thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Với những nét đặc trưng hấp dẫn riêng, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô sẽ có nhiều xu thế đón bắt xu thế hợp tác và thu hút đầu tư lớn. Để xây dựng thành công Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định là phải đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thực tế trong điều kiện hiện nay nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế nên công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư phát triển là bước đi thích hợp cho quá trình xây dụng và phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với các Bộ, Ngành Trung Ương - Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách, nguồn vốn để phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thành khu kinh tế trọng điểm của cả nước. 85 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Hoàn thành thể chế và các chính sách, đảm bảo tính đồng bộ, ổn định và kích thích mạnh các loại hình thức đầu tư. - Rà soát, xem xét lại việc phân cấp uỷ quyền đảm bảo việc thuận lợi và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lí Nhà nước, tham mưu cho Quốc Hội ban hành Luật Khu kinh tế. 2.2. Đối với UBND tỉnh - Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ Ban, uỷ quyền cho Ban những lĩnh vực thuộc quyền quản lí trong Khu kinh tế để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thực hiện, phân cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các huyện, thành, thị, các lực lượng vũ trang phối hợp chặt chẽ, chia sẽ cùng Ban trong quá trình triển khai nhiệm vụ. - Chỉ đạo UBND huyện Phú Lộc, chính quyền các xã trong Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tăng cường các giải pháp nhằm quản lí hiệu quả quy hoạch, đất đai, tài nguyên môi trường kiểm tra trà soát, kiên quyết xử lí kịp thời các tổ chức, cá nhân xây dựng mới trong vùng quy hoạch. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đình chỉ, buộc tháo gỡ đối với các công trình vi phạm. 2.3. Đối với huyện Phú Lộc, Các Sở, Ban, Ngành và đơn vị liên quan - UBND huyện Phú Lộc, Các Sở, Ban, Ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên tăng cường phối kết hợp với các Ban để triển khai công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các chính sách, cơ chế liên quan đến tổ chức, hoạt động của Ban và các doanh nghiệp, nhà đầu tư để Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô ngày càng phát triển. - Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh về việc phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. 2.4. Đối với các nhà đầu tư - Tích cực, chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, mạnh dạn đề xuất ý kiến để được các cơ quan ban ngành kịp thời giúp đỡ. - Chú trọng thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch đề ra nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn thể Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. 86 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Hồ Tú Linh (2011), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Khoa Kinh Tế và Phát Triển, Trường Đại học Kinh tế Huế 2. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 3. " Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Nghệ An" của nghiên cứu sinh Đặng Thành Chương năm 2012 4. Báo cáo quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô 5. Luận văn Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế ở Việt Nam 6. 7. 8. viet-nam-hien-nay-37860/ 87 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment ) CNH – HĐH : Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá XHCN : Xã hội chủ nghĩa BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh và chuyển giao BTO : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh BT : Hợp đồng xây dựng và chuyển giao PPP : Hợp tác công tư WTO : Tổ chức thương mại thế giới ĐTNN : Đầu tư nước ngoài UBND : Ủy ban nhân dân KCX : Khu chế xuất CSHT : Cơ sở hạ tầng CMLC :Chân Mây Lăng Cô Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô - Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, trên cơ sở đó chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn FDI vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Côtrong thời gian tới.  Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu Thu thập và phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp, xem xét các văn bản pháp quy, chính sách phát triển, tư liệu nghiên cứu liên quan.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp tư duy logic, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê  Các kết quả đạt được - Sự đổi mới các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô - Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và hiệu quả đầu tư nước ngoài vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. - Những thành tựu và hạn chế trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Đồng thời cung cấp các thông tin về các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô - Các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của Khu kinh tế này. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHỤ LỤC 1 BẢNG HỎI VỀ "ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI KHU KINH TẾ CHÂN MÂY – LĂNG CÔ" Kính gửi: Các Công ty / Cơ quan liên quan. Chúng tôi là sinh viên K45 ngành Kế hoạch Đầu tư, trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài " Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô ". Xin cảm ơn quý cơ quan/công ty với tư cách là các chuyên gia, nhà quản lí doanh nghiệp, hoặc đã có thời gian công tác, nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã dành ít thời gian điền vào bảng hỏi này. Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu mà không vì mục đích nào khác. I. Thông tin của người trả lời phỏng vấn Họ và tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: II. Thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. (Phần này chỉ dành riêng cho doanh nghiệp ) 1. Tên công ty/Dự án: 2. Địa chỉ công ty: 3. Ngày cấp: 4. Tên người trả lời phỏng vấn: 5. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mà công ty đang thực hiện: 100% vốn nước ngoài (Tên nước :) Liên doanh (Bên nước ngoài :.) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Bên nước ngoài :....) 6. Ngành, lĩnh vực kinh doanh chính: Dịch vụ Thuỷ sản Nông nghiệp Lâm nghiệp Công nghiệp Khác ( Ghi rõ..) Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp III. Môi trường đầu tư Từ mục 3.1 đến 3.6 có 5 mức độ đánh giá tương ứng 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Không ý kiến 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng. Ứng với mỗi mục Anh/Chị hãy lựa chọn bằng cách khoanh tròn mức độ đánh giá mà theo các Anh/Chị là hợp lý nhất. 3.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng Khu kinh tế 3.1.1. Hạ tầng về giao thông 1 2 3 4 5 3.1.2. Cấp nước 1 2 3 4 5 3.1.3. Cấp điện 1 2 3 4 5 3.1.4. Năng lực kho bãi 1 2 3 4 5 3.1.5. Phương tiện phục vụ tại kho bãi 1 2 3 4 5 3.1.6. Thông tin liên lạc 1 2 3 4 5 3.1.7. Tiện nghi giải trí 1 2 3 4 5 3.1.8. Chăm sóc sức khoẻ 1 2 3 4 5 3.1.9. Khách sạn 1 2 3 4 5 3.1.10. Nhà hàng 1 2 3 4 5 3.1.11. Nhà ở 1 2 3 4 5 3.2. Đánh giá chất lượng nguồn lao động 3.2.1.Trình độ nguồn lao động 1 2 3 4 5 3.2.2. Môi trường làm việc. 1 2 3 4 5 3.2.3. Năng lực chuyên môn. 1 2 3 4 5 3.2.4. Đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp người lao động. 1 2 3 4 5 3.2.5. Khả năng thích ứng với môi trường lao động và các tiến bộ khoa học công nghệ mới. 1 2 3 4 5 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.3. Đánh giá các chính sách ưu đãi về thuế 3.3.1 Thuế xuất khẩu 1 2 3 4 5 3.3.2 Thuế nhập khẩu 1 2 3 4 5 3.3.3 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 1 2 3 4 5 3.3.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 1 2 3 4 5 3.3.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1 2 3 4 5 3.3.6 Thuế thu nhập cá nhân 1 2 3 4 5 3.3.7 Tiền thuê đất, mặt nước 1 2 3 4 5 3.3.8 Chính sách hoàn thuế VAT 1 2 3 4 5 3.3.9 Cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế 1 2 3 4 5 3.5. Môi trường văn hoá, du lịch 3.5.1. Cảnh quan môi trường, hệ sinh thái 1 2 3 4 5 3.5.2. Các nét đặc trưng văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh 1 2 3 4 5 3.5.3. Điều kiện an ninh 1 2 3 4 5 3.5.4. Tính liên kết giữa các điểm du lịch 1 2 3 4 5 3.5.5. Sự thân thiện của người dân địa phương 1 2 3 4 5 3.5.6. Các hoạt động vui chơi giải trí 1 2 3 4 5 3.4. Đánh giá môi trường chính trị và pháp lí 3.4.1. Môi trường an ninh, chính trị ổn định 1 2 3 4 5 3.4.2. Chính sách pháp luật quy định thông thoáng 1 2 3 4 5 3.4.3. Dịch vụ hỗ trợ sau khi thành lập DN của các nhà chức trách tại khu kinh tế. 1 2 3 4 5 3.4.4.Tính năng động của chính quyền địa phương 1 2 3 4 5 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.6. Môi trường kinh tế, tài chính 3.6.1. Cơ chế, chính sách tài chính của nhà nước áp dụng cho khu vực 1 2 3 4 5 3.6.2. Quá trình thẩm duyệt tài chính dễ dàng 1 2 3 4 5 3.6.3. Các tổ chức tài chính trong các khu vực xung quanh 1 2 3 4 5 • Anh/Chị có đề xuất gì để cải thiện môi trường đầu tư ở Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trong thời gian tới. .. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHỤ LỤC 2 Đánh giá môi trường văn hoá du lịch One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean canhquanmoitruonghe sinhthai 20 4.1500 .48936 .10942 cacnetdactrungvanhoa 20 3.9500 .68633 .15347 dieukienanninh 20 4.0500 .60481 .13524 tinhlienketgiuacacdie mdulich 20 3.4500 .60481 .13524 suthanthiencuanguoid an 20 4.2000 .76777 .17168 cachoatdongvuichoigi aitri 20 2.6500 .67082 .15000 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper canhquanmoitruongh esinhthai 1.371 19 .186 .15000 -.0790 .3790 cacnetdactrungvanho a -.326 19 .748 -.05000 -.3712 .2712 dieukienanninh .370 19 .716 .05000 -.2331 .3331 tinhlienketgiuacacdie mdulich -4.067 19 .001 -.55000 -.8331 -.2669 suthanthiencuanguoid an 1.165 19 .258 .20000 -.1593 .5593 cachoatdongvuichoigi aitri -9.000 19 .000 -1.35000 -1.6640 -1.0360 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá cơ sở hạ tầng One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean hatanggiaothong 20 3.7000 .97872 .21885 capnuoc 20 3.6000 .88258 .19735 capdien 20 3.6000 .94032 .21026 nangluckhobai 20 3.3000 .80131 .17918 phuongtienphucvukh obai 20 3.3000 .92338 .20647 thongtinlienlac 20 3.7500 .55012 .12301 tiennghigiaitri 20 2.9500 .75915 .16975 chamsocsuckhoe 20 2.9500 .75915 .16975 khachsan 20 3.8000 .61559 .13765 nhahang 20 3.8000 .61559 .13765 nhao 20 3.2500 .63867 .14281 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper hatanggiaothong -1.371 19 .186 -.30000 -.7581 .1581 capnuoc -2.027 19 .057 -.40000 -.8131 .0131 capdien -1.902 19 .072 -.40000 -.8401 .0401 nangluckhobai -3.907 19 .001 -.70000 -1.0750 -.3250 phuongtienphucv ukhobai -3.390 19 .003 -.70000 -1.1322 -.2678 thongtinlienlac -2.032 19 .056 -.25000 -.5075 .0075 tiennghigiaitri -6.185 19 .000 -1.05000 -1.4053 -.6947 chamsocsuckhoe -6.185 19 .000 -1.05000 -1.4053 -.6947 khachsan -1.453 19 .163 -.20000 -.4881 .0881 nhahang -1.453 19 .163 -.20000 -.4881 .0881 nhao -5.252 19 .000 -.75000 -1.0489 -.4511 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá chất lượng lao động One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean trinhdonguonlaodong 20 3.8000 .76777 .17168 moitruonglamviec 20 3.8500 .74516 .16662 nanglucchuyenmon 20 3.3500 .74516 .16662 daoducphamchatnghen ghiep 20 3.9500 .68633 .15347 khanangthichung 20 3.3500 .81273 .18173 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper trinhdonguonlaodong -1.165 19 .258 -.20000 -.5593 .1593 moitruonglamviec -.900 19 .379 -.15000 -.4987 .1987 nanglucchuyenmon -3.901 19 .001 -.65000 -.9987 -.3013 daoducphamchatnghe nghiep -.326 19 .748 -.05000 -.3712 .2712 khanangthichung -3.577 19 .002 -.65000 -1.0304 -.2696 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá chính sách ưu đãi về thuế One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper thuexuatkhau .698 19 .494 .10000 -.1999 .3999 thuenhapkhau -.370 19 .716 -.05000 -.3331 .2331 thuegiatrigiatang -.525 19 .606 -.10000 -.4989 .2989 thuetieuthudacbiet -1.000 19 .330 -.15000 -.4640 .1640 thuethunhapdoanhnghi ep .809 19 .428 .10000 -.1586 .3586 thuethunhapcanhan 1.371 19 .186 .15000 -.0790 .3790 tienthuedatmatnuoc .438 19 .666 .05000 -.1889 .2889 chinhsachhoanthue -.438 19 .666 -.05000 -.2889 .1889 cochechinhsachmiengi amthue 4.333 19 .000 .65000 .3360 .9640 Đánh giá môi trường chính trị pháp lí One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean moitruonganninhchinh tri 20 4.2500 .63867 .14281 chínhachphapluat 20 3.8000 .61559 .13765 dichvuhotrosaukhithan hlap 20 3.7500 .55012 .12301 tinhnangdongcuachinh quyen 20 3.7500 .55012 .12301 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper moitruonganninhchi nhtri 1.751 19 .096 .25000 -.0489 .5489 chínhachphapluat -1.453 19 .163 -.20000 -.4881 .0881 dichvuhotrosaukhith anhlap -2.032 19 .056 -.25000 -.5075 .0075 tinhnangdongcuachi nhquyen -2.032 19 .056 -.25000 -.5075 .0075 Đánh giá môi trường kinh tế tài chính One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean cochechinhsachtaichin h 20 3.3500 .81273 .18173 quatrinhthamduyettaic hinh 20 3.4000 .59824 .13377 cactochuctaichinhtron gkhuvuc 20 3.0500 .68633 .15347 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper cochechinhsachtaichi nh -3.577 19 .002 -.65000 -1.0304 -.2696 quatrinhthamduyettai chinh -4.485 19 .000 -.60000 -.8800 -.3200 cactochuctaichinhtro ngkhuvuc -6.190 19 .000 -.95000 -1.2712 -.6288 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_thi_diem_8519.pdf
Luận văn liên quan