Khóa luận Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC

Trong bối cảnh đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán ngày càng đa dạng và phong phú, kiểm toán đang trở thành công cụ thiết yếu để quản lý nền kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Do đó, kiểm toán nước ta đang ở trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để bắt kịp sự phát triển của kiểm toán thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều chính sách tích cực nhằm đưa Công ty trở thành một trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam và khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC phải không ngừng hoàn thiện, phát triển các phương pháp kiểm toán mà trước hết là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Có thể thấy tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng khá hiệu quả, hợp lý dựa trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và kinh nghiệm đúc rút trong suốt quá trình thành lập và hoạt động. Khóa luận: “Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC” của em đã hệ thống được phần nào cơ sở lý luận và bản chất của các bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trong quá trình được thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC, em đã tìm hiểu được về tổng quan Công ty và những hướng dẫn của Công ty đối với vấn đề thu thập bằng chứng kiểm toán. Thông qua việc trực tiếp tham gia kiểm toán với vai trò là trợ lý kiểm toán viên, em đã khảo sát được thực tế các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được vận dụng trong thực tế từ đó mà phân tích và trình bày trong khóa luận. Từ kiến thức được học và thực tế làm việc tại Công ty, em đã đưa ra một số nhận xét và kiến nghị một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các kỹ thuật thu

pdf102 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm soát nội bộ của các chu trình cụ thể trong các cuộc kiểm toán có thực hiện thủ nghiệm kiểm soát. Trước tiên, các KTV cần tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của các chu trình bằng kỹ thuật quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu. Sau khi đã biết được sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, KTV chọn một thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện để thực hiện lại để xem xét tính hiệu quả của thủ tục hay kiểm soát đó. Do tại Công ty CP In và Dịch vụ ABC, KTV AAC không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện thử nghiệm cơ bản 100% nên kỹ thuật này không được áp dụng. Nguoi lap: Nguyen Ha , ngay 15/01/2014 SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 66 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3.6. Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích giúp các KTV nhận ra các rủi ro, sai sót tổng quát một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức để thực hiện các thử nghiệm chi tiết. Trong đoàn kiểm toán, mỗi thành viên sẽ được phân công thực hiện một số khoản mục cụ thể và vì thế mỗi người sẽ thực hiện phân tích sơ bộ số liệu trên các khoản mục đó. KTV của AAC thường phân tích biến động của số liệu giữa kỳ này với kỳ trước, tỷ trọng tài sản, các loại chi phí. Ngoài ra khi thực hiện kỹ thuật phân tích, KTV AAC thường kết hợp thiết kế các biểu đồ nhằm biến những con số thành các đồ thị một cách trực quan và dễ dàng nhận thấy xu hướng thay đổi của khoản mục mà mình kiểm toán. Đối với cuộc kiểm toán BCTC Công ty In và Dịch vụ ABC, kỹ thuật phân tích thường xuyên được các thành viên của nhóm kiểm toán sử dụng ở những khoản mục mà mình kiểm toán và nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định thử nghiệm chi tiết của KTV. Điển hình là ở các khoản mục: Phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp, hàng tồn kho, phải trả người lao động, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,... Ví dụ 1: Phân tích biến động qua hai năm và số vòng quay của khoản nợ phải thu khách hàng của Công ty CP In và dịch vụ ABC SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 67 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp KH Công ty CP In Dịch vụ ABC Niên độ 31.12.13 ĐVT VND Nội dung Phân tích số vòng quay D333 Mục tiêu Tính toán và phân tích vòng quay các khoản phải thu khách hàng Công việc thực hiện So sánh số vòng quay phải thu nay nay với năm trước Nhận xét biến động Findings: 31-Dec-13 31-Dec-12 Chênh lệch % Nợ phải thu ĐK 1.181.284.137 1.481.225.131 (299.940.994) -20% CK 2.377.285.680 1.181.284.137 1.196.001.543 101% Số dư BQ 1.779.284.909 1.331.254.634 448.030.275 34% Doanh thu CY 37.496.086.081 40.430.409.623 (2.934.323.542) -7% Số vòng quay 21 30 (9) -31% Số ngày 17 12 5 44% Nhận xét Vòng quay các khoản phải thu giảm => khả năng thu hồi công nợ bình quân giảm, số ngày bình quân tăng từ 12 ngày đến 17 ngày trong năm 2013. Số vòng quay chưa tính đến ảnh hưởng của số dư khách hàng ứng trước, ở công ty số dư khách hàng ứng trước rất lớn Kết luận Không có bất thường đáng chú ý Nguoi lap: Nguyen Ha, ngay 03/01/2014 SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Ví dụ 2: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng năm 2012-2013 tại văn phòng Công ty CP In và Dịch vụ ABC. Khách hàng: Công ty CP In & Dịch vụ ABC Niên độ: 31/12/2013 Nội dung: Phân tích chi phí hai năm Đơn vị tính: VNĐ Mục tiêu Phân tích biến động chi phí G442 Thực hiện kiểm toán - So sánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý năm nay với năm trước, kết hợp với biến động về doanh thu của DN, giải thích các biến động lớn, nếu có. 2012 2013 Chênh lệch Doanh thu thuần 38.199.761.731 34.932.774.760 -3.266.986.971 -8,55% CP bán hàng 972.768.289 832.635.727 -140.132.562 -14,41% CP Quản Lý 3.537.464.103 2.687.728.844 -849.735.259 -24,02% TL CP QL/DT 0,0926 0,0769 -0,015664317 TL CP bán hàng/ DT 0,0255 0,0238 -0,001629924 - Chi phí bán hàng giảm mạnh so với doanh thu., chi phí quản lý giảm mạnh hơn so với doanh thu * Phân tích biến động chi phí từng tháng trong hai năm Tháng CP bán hàng CP Quản lý Năm 2013 Năm 2012 2013 2012 1 30.741.596 23.002.431 257.902.380 175.429.374 2 38.459.106 33.565.714 151.727.729 227.470.215 3 59.054.552 51.232.941 158.416.869 257.137.651 4 10.982.387 13.370.418 302.158.545 235.254.717 5 20.514.832 25.848.482 172.632.958 357.849.961 6 89.288.533 109.023.100 292.322.185 253.507.110 7 9.963.059 22.968.917 248.284.944 203.923.618 8 58.371.627 11.761.836 180.814.032 309.270.274 9 43.559.264 90.120.456 223.903.399 341.910.770 10 34.972.585 15.908.257 210.921.284 421.347.122 11 393.431.595 76.751.439 211.534.044 184.427.173 12 47.185.565 690.300.909 315.519.428 903.211.110 Tổng 836.524.701 1.163.854.900 2.726.137.797 3.870.739.095 Ng ười lập: Mai Anh 06/01/2014 Ng ười soát xét: Nguyen Ha 11/01/2014 SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 69 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Chi phí bán hàng biến động mạnh trong 2 tháng cuối năm -> Tiền hành phân tích hợp lý doanh thu chi phí Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể so với năm ngoái vào những tháng cuối'-> tiền hành phân Đồ thị 2.1: Biến động chi phí bán hàng năm 2012- 2013 của công ty CP ABC Đồ thị 2.2: Biến động chi phí quản lý năm 2012-2013 của công ty CP ABC SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 70 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp tích tổng quan theo từng khoản mục Kết luận Chú ý chi phí phát sinh tại thời điểm nào thì ghi nhận vào thời điểm đó SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp ©Ví dụ 3: Phân tích cơ cấu chi phí trong 2 năm 2012-2013 của Công ty CP In và dịch vụ ABC KH Công ty CP In và Dịch vụ ABC Niên độ 31.12.2013 ĐVT VND D542 Nội dung Phân tích cơ cấu chi phí năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý Mục tiêu Tổng hợp, đối chiếu phân tích biến động Công việc thực hiện So sánh cơ cấu chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung) năm nay với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động. Khoản mục Năm nay Năm trước Biến động % - Chi phí NVL 17.615.496.322 20.690.082.240 -3.074.585.918 -14,86% - Chi phí nhân công 5.081.085.646 6.800.973.494 -1.719.887.848 -25,29% - Chi phí sx chung 6.924.637.485 3.548.513.231 3.376.124.254 95,14% Cộng 29.621.219.453 31.039.568.965 -1.418.349.512 -4,57% Nhận xét: Về tổng chi phí sản xuất biến động ít (thấp hơn năm trước 4,57%), về tỷ trọng chi phí thì có sự biến động về tỷ trọng của chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, trong khi tỷ trọng chi phí nhân công giảm 5% thì tỷ trọng chi phí sx chung tăng 12%. Để giải thích biến động này thì tiếp tục phân tích chi phí sản xuất chung qua 2 năm. Chi phí sx chung Năm nay Năm trước Biến động % - Chi phí khấu hao 1.501.133.773 1.302.953.068 198.180.705 15,21% - Chi phí tiền lương 3.942.249.913 1.164.101.688 2.778.148.225 238,65% - Chi phí sx chung khác 1.481.253.799 1.081.458.475 399.795.324 36,97% Cộng 6.924.637.485 3.548.513.231 3.376.124.254 95,14% Prepared by: Long.Lv 06.01.2014 Review by: Nguyen Ha 11/01/2014 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các loại chi phí sản xuất Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các loại CP sản xuất chung SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 72 Đạ i ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét Chi phí sản xuất chung tăng mạnh chủ yếu do chi phí tiền lương trong cơ cấu chi phí sản xuất chung tăng Kết luận Cần xem xét biến động chi phí tiền lương phân bổ cho chi phí sản xuất chung tăng đột biến so với năm trước >> Wp GLV tiền lương. Ví dụ 4: Phân tích tình hình thanh toán theo nhóm khách hàng của Công ty CP In và dịch vụ ABC KH Công ty CP In Dịch vụ ABC Nội dung Phân tích theo khách hàng Niên độ 31.12.13 ĐVT VND G 134 Mục tiêu Tìm hiểu thay đổi doanh thu theo khách hàng Công việc Phân tích tình hình thanh toán của khách hàng và xem xét giao dịch bất thường. Findings: Prepared by: Nguyen Ha 07/01/2014 SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 73 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phát sinh Có TK 131 Thanh toán tiền Mã khách Nhóm Khách hang Viết Tắt 31.12.2013 Quy đổi 31.12.13 % 31.12.12 % Chênh lệch % Nhãm nhµ xuÊt b¶n T«n Gi¸o Tôn giáo 28.976.140.408 28.976.140.408 71% 19.934.218.426 63% 9.041.921.982 45% Nhóm Nhà XBGD NXB GD 530.264.979 530.264.979 1% 1.435.930.506 5% (905.665.527) -63% Nhãm c¸c ®¬n vÞ Xæ Sè Xổ Số 9.332.283.335 9.332.283.335 23% 8.559.818.425 27% 772.464.910 9% Nhãm c¸c Cty - Doanh nghiÖp - Kh¸c DN khác 1.273.285.971 1.273.285.971 3% 936.658.276 3% 336.627.695 36% Nhãm c¸c c¸ nh©n lÎ Cá nhân 194.525.000 194.525.000 0% 195.680.000 1% (1.155.000) 100% Nhãm c¸c §¬n vÞ hµnh chÝnh Hành chính 418.543.000 418.543.000 1% 570.169.600 2% (151.626.600) 100% Cộng Tôn giáo 28.976.140.408 28.976.140.408 72% 19.934.218.426 64% 9.040.766.982 145% Cộng khác 11.748.902.285 11.748.902.285 26% 11.698.256.807 30% 1.109.092.605 45% Tổng 40.725.042.693 40.725.042.693 31.632.475.233 10.149.859.587 32% Nhận xét Tình hình thanh toán tiền của hai năm, chủ yếu từ Tôn giáo chiếm đến 72% năm 2012 và 64 % năm 2013 Hầu hết khách hàng này đều ứng trước tiền để thực hiện hợp đồng Kết luận Lưu ý về sự phụ thuộc quá lớn vào nhóm khách hàng truyền thống là Nhà xuất bản tôn giáo và các công ty xổ số Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thanh toán tiền phải thu SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 74 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Tóm lại, các KTV của AAC hầu như sử dụng phân tích để định hướng cho các thử nghiệm cơ bản. Thực tế cho thấy phân tích vẫn đang là một kỹ thuật được các kiểm toán viên chú trọng phát triển. 2.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Đến giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV sẽ tiến hành thu thập thư giải trình của ban giám đốc, lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán, lập biên bản trao đổi với khách hàng, và lập báo cáo kiểm toán. • Thư giải trình của Ban giám đốc được coi là một bằng chứng kiểm toán quan trọng và được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán. Thư giải trình của Ban giám đốc phải giải trình và xác nhận một số vấn đề nhất định hoặc hỗ trợ cho các bằng chứng kiểm toán khác. Các giải trình bằng văn bản phải mô tả trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, Ban Giám đốc đã cung cấp cho kiểm toán viên tất cả các thông tin liên quan và các quyền tiếp cận theo điều khoản của hợp đồng kiểm và liệu tất cả các giao dịch đã được ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính hay chưa. Ví dụ như thư giải trình của Ban Giám đốc Công ty CP In và Dịch vụ ABC (phụ lục 7) • Sau đó, KTV sẽ lập biên bản trao đổi tổng hợp toàn bộ những sai sót mà đoàn kiểm toán phát hiện được trong quá trình kiểm toán. (Biên bản trao đổi của Công ty CP In và dịch vụ ABC – phụ lục 8). Tiếp theo, đoàn kiểm toán tiến hành họp với Ban giám đốc và phòng kế toán của công ty nhằm trao đổi những sai sót đó và trình bày các bút toán điều chỉnh hoặc các phương án điều chỉnh, bổ sung. Ban giám đốc và phòng kế toán sẽ quyết định có đồng ý với những ý kiến của KTV về các bút toán điều chỉnh hay không. Căn cứ vào đó KTV sẽ tổng hợp những bút toán đơn vị đồng ý điều chỉnh và những bút toán không điều chỉnh. Sau khi thống nhất những gì cần điều chỉnh thì biên bản trao đổi là căn cứ để KTV phát hành báo cáo kiểm toán và được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. • Kết thúc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán dựa trên cơ sở những bằng chứng đã thu thập được, biên bản trao đổi, thư quản lý của Ban Giám đốc và hợp đồng SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 75 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp kiểm toán đã được ký kết. Báo cáo kiểm toán của Công ty CP In và Dịch vụ ABC với nội dung như sau: “Ý kiến của Kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu, các Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2013 và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2013, phù hợp với Chuẩn mực, Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan về lập và trình bày Báo cáo tài chính.” SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 76 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Đánh giá về việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.1.1. Nhận xét chung: Năm 2013, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sự cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng khắc nghiệt. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các công ty kiểm toán lớn như: Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN (PwC); Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y); Công ty TNHH KPMG Việt Nam; Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO); Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)Trong bối cảnh đó, Ban giám đốc của Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC luôn tâm niệm rằng chỉ có “Chất lượng trong từng hoạt động” mới có thể giúp Công ty giữ được khách hàng thường xuyên, mở rộng thị phần nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, mở thêm nhiều hoạt động dịch vụ chất lượng khác như: đào tạo Kế toán trưởng; tư vấn tài chính, quản lý; kiểm toán thực hành Chính chất lượng là yếu tố đã giúp AAC đứng vững và phát triển thành một trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Sự thành công ấy trước hết đến từ sự lãnh đạo, điều hành đúng đắn, sâu sắc và hợp lý của các thành viên Ban giám đốc của Công ty. Đây là những người có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao, có năng lực quản lý tốt. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC luôn tâm niệm rằng nguồn nhân lực trẻ dồi dào hiện tại của Công ty chính là tiềm lực lớn nhất của mình. Chính vì thế AAC luôn chú trọng đầu tư vào con người, coi trọng việc phát triển và nâng cao đạo đức nghề SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 77 Đạ i ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp nghiệp cho toàn bộ nhân viên. Các nhân viên kiểm toán được đào tạo chuyên nghiệp với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, công ty luôn tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên học hỏi, trao dồi chuyên môn, đặc biệt là các KTV mới vào nghề, còn thiếu kinh nghiệm. Do đó các đoàn kiểm toán phụ trách ở đơn vị khách hàng luôn có chuyên môn cao, tinh thần nhiệt tình, hăng hái trong công việc, thái độ tận tâm với khách hàng. Từ đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC luôn duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng (hiện là Công ty kiểm toán lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên) đồng thời hình ảnh của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ngày càng được nhiều khách hàng, người sử dụng Báo cáo tài chính biết đến và tin cậy. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng lớn, số lượng nhân viên dù không ngừng gia tăng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của đơn vị, thêm vào đó là sức ép về mặt thời gian, chi phí nên vào thời gian kiểm toán cao điểm (tháng 1, tháng 2, tháng 3 hàng năm), áp lực công việc lên các nhân viên và Ban Giám đốc của Công ty là rất lớn, nảy sinh rủi ro sai sót trong công việc và hiệu quả công việc chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, Công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy việc phát triển nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao cho mình. Với nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, em tin rằng Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC sẽ tiếp tục phát triển và tiến xa hơn nữa. 3.1.2. Đánh giá việc áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Qua quá trình thực tập, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán tại công ty, tìm hiểu về việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong quá trình kiểm toán BCTC do Công ty AAC thực hiện, em đã đúc kết được một số nhận xét chính về thực tế áp dụng các kỹ thuật của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC như sau: SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp a) Ưu điểm: • Quy trình kiểm toán tại AAC được xây dựng chặt chẽ và khoa học: Quy trình kiểm toán của Công ty được những thành viên của Ban Giám đốc xây dựng một cách công phu và chi tiết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kiểm toán thực tế tại Việt Nam. Trong quy trình kiểm toán đó quy định rõ việc nguyên tắc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và hướng dẫn cho các nhân viên của Công ty cách để áp dụng vào thực tế. Thêm vào đó, KTV của AAC linh hoạt và sáng tạo trong vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đạt được một cuộc kiểm toán hiệu quả. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của cuộc kiểm toán và từng khách hàng mà KTV lựa chọn các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán sao cho phù hợp. Cụ thể: - Mọi thủ tục kiểm toán đều được lập riêng cho từng khoản mục trên BCTC với mục đích thu thập bằng chứng cho từng mục tiêu kiểm toán riêng biệt. Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng chi tiết hóa các thủ tục kiểm toán đã giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tiếp cận các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác nhau để hạn chế những rủi ro tương ứng. - Kiểm toán viên của AAC thường phối hợp với nhau để giảm thiểu các công việc mà người khác đã làm. Việc này được thể hiện cụ thể trong GLV dưới hình thức “tham chiếu GLV XXX”. Ví dụ khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng, KTV có thể dựa vào kết quả kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong việc xác định số lượng hàng bán ra, trên cơ sở đó ước tính được doanh thu bán hàng trong kỳ. • Các kỹ thuật thu thập bằng chứng được các KTV AAC thực hiện: - Đối với kỹ thuật kiểm tra:  Kiểm tra tài liệu: o Là kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng nhiều nhất ở AAC. Các KTV của AAC thường xuyên áp dụng kỹ thuật này cho mọi khoản mục khi kiểm toán báo SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 79 Đạ i h ọc K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp cáo tài chính của khách hàng. o Việc kiểm tra tài liệu một cách chi tiết giúp KTV phát hiện được nhiều sai sót trong quá trình kiểm toán chính thức.  Kiểm tra vật chất: o Được các KTV ở AAC chú trọng sử dụng và cố gắng thực hiện nếu có thể. o Các KTV của AAC luôn có sự liên lạc trước với khách hàng về kế hoạch kiểm toán để có thể có điều kiện tham gia chứng kiến kiểm kê. - Đối với kỹ thuật quan sát: o Là kỹ thuật được sử dụng một cách linh hoạt trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. o Trong quá trình kiểm toán, KTV không chỉ sử dụng riêng kỹ thuật quan sát mà còn kết hợp với các kỹ thuật như phỏng vấn, kiểm tra tài liệu,... nên thường có được những phát hiện và bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. - Đối với kỹ thuật phỏng vấn: o KTV đã thực hiên phỏng vấn theo từng giai đoạn rất rõ ràng và cụ thể, đã thiết lập được các bảng câu hỏi rất chi tiết và tập trung được toàn bộ các vấn đề được coi là quan trọng có thể ảnh hưởng đến BCTC được kiểm toán từ đó có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau này. o Không chỉ thực hiện khi bước đầu trong giai đoạn lập kế hoạch mà kỹ thuật phỏng vấn này đã được thực hiện rất linh hoạt trong suốt quá trình kiểm toán, nhất là giai đoạn thực hiện kiểm toán chính thức, đôi khi có thể được thực hiện do nhu cầu phát sinh khi kiểm toán viên quan sát thấy những dấu hiệu bất thường, có nhiều vấn đề phát sinh cần tìm hiểu, nhưng các nhân viên của AAC đã biết cách vận dụng rất hiệu quả mặc dù chưa có sự chuẩn bị kỹ từ trước. - Đối với kỹ thuật xác nhận: SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 80 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp o AAC đã lập các mẫu thư xác nhận phù hợp cho từng mục đích và trường hợp (mẫu thư xác nhận đã có điền sẵn số dư và mẫu thư xác nhận đề nghị điền vào số dư) tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên khi thực hiện kỹ thuật xác nhận, rút ngắn được thời gian của cuộc kiểm toán và đem lại hiệu quả cao. o Đồng thời, kiểm toán viên đã rất linh động trong các tình huống, ví dụ: khi không nhận được xác nhận hay xác nhận không khớp thì KTV sẽ thực hiện các thủ tục bổ sung. - Đối với kỹ thuật tính toán: o Áp dụng kỹ thuật tính toán phù hợp với từng đối tượng. Trong mỗi cuộc kiểm toán, các nhóm kiểm toán đều được trang bị ít nhất một máy vi tính xách tay, sử dụng phần mềm ứng dụng Excel đối với các tài khoản phải tính toán nhiều và phức tạp. Do đó, kỹ thuật tính toán luôn được sử dụng hiệu quả và mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng, phục vụ cho cuộc kiểm toán, từ đó giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian. o AAC cũng có quy định rõ việc phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên trong quá trình kiểm toán. Theo đó, ở những khoản mục cần phải thực hiện các phép tính toán, kiểm tra phức tạp thì sẽ được giao cho nhóm trưởng hoặc là những người có kinh nghiệm thực hiện, các thành viên còn lại sẽ thực hiện kiểm tra, tính toán ở những khoản mục có cách tính toán đơn giản, ít xảy ra sai sót. Do đó, hiệu quả của cuộc kiểm toán sẽ được nâng cao và hạn chế được tối đa rủi ro kiểm toán có thể xảy ra. - Đối với thủ tục phân tích: o Áp dụng một cách linh hoạt cho tất cả các khoản mục trên báo cáo hoạt động kinh doanh và một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán. o Được sử dụng bởi những KTV có kinh nghiệm và có năng lực xét đoán cao. Do đó có thể nhanh chóng nắm bắt được rủi ro có thể xảy ra sai sót của khách hàng. • Ngoài ra, việc thu thập bằng chứng kiểm toán mang lại hiệu quả cũng một phần nhờ vào việc những qui định về cách thức trình bày, lưu trữ các hồ sơ được cung cấp. Các bước thực hiện trong kỹ thuật tính toán cũng phải được ghi lại rõ ràng. Mỗi kiểm toán SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 81 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp viên sẽ chịu trách nhiệm thu thập các loại bằng chứng liên quan đến tài khoản mình phụ trách và đánh tham chiếu. Những qui định này đã giúp cho việc sử dụng bằng chứng được thuận tiện hơn. Các hồ sơ làm việc còn được sử dụng cho các cuộc kiểm toán những năm sau, vì vậy trình bày một cách rõ ràng sẽ tạo điều kiện để kiểm toán viên năm sau dễ nắm bắt tình hình. b) Hạn chế: Bên cạnh các ưu điểm ở trên, việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cũng có những hạn chế sau: • Sự cạnh tranh về phí kiểm toán của các công ty kiểm toán ít nhiều cũng mang lại những hạn chế nhất định trong việc thu thập bằng chứng. Mặt khác, áp lực về công việc và thời gian dẫn đến việc thu thập bằng chứng của kiểm toán viên phần nào đấy giảm tính thuyết phục. • Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán - Đối với kỹ thuật kiểm tra vật chất: KTV AAC hầu như chỉ sử dụng Biên bản kiểm kê của khách hàng. Vì các lí do khác nhau mà ít khi KTV tham gia kiểm kê tại ngày kết thúc niên độ với khách hàng hay kiểm kê lại sau ngày kết thúc niên độ. Đây là do sức ép bởi thời gian kiểm toán, do tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy, mặc dù trong kiểm toán, còn có nhiều kỹ thuật thay thế như xác minh tài liệu Tuy nhiên chất lượng bằng chứng thu thập của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán sẽ giảm sút. - Đối với kỹ thuật kiểm tra tài liệu: o Việc lựa chọn các tài liệu cần thu thập và tiến hành kiểm tra các tài liệu đó lại phụ thuộc vào sự xét đoán riêng của mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán đối với riêng khoản mục của mình. Vì vậy, rủi ro kiểm toán có thể xảy ra trong trường hợp kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán nhận định sai hoặc thiếu về mức trọng yếu của các tài liệu liên quan đến các khoản mục trên báo cáo tài chính. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 82 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp o Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu mà AAC thường áp dụng nhiều hơn là phương pháp chọn mẫu phi thống kê. Do đó kiểm toán viên chỉ căn cứ vào nhận định nghề nghiệp của mình để từ kết quả của mẫu suy rộng kết quả của tổng thể. Việc suy rộng ra kết quả tổng thể không sử dụng công thức toán học thống kê nào, cũng như không định lượng được rủi ro chọn mẫu. Căn cứ vào phán đoán của kiểm toán viên để đưa ra kết luận tổng thể do đó có một phần hạn chế là rủi ro chọn mẫu phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên. o Mặc dù có chương trình phần mềm chọn mẫu nhưng ít KTV áp dụng. Chọn mẫu thống kê bằng chương trình chọn mẫu CMA phụ thuộc vào nguồn dữ liệu kế toán có được kết xuất ra Excel hay không. - Đối với kỹ thuật quan sát: Kỹ thuật quan sát chủ yếu được thực hiện theo nhận định chủ quan của từng nhân viên kiểm toán và đôi lúc là do ngẫu nhiên trong quá trình kiểm toán. Do đó, hiệu quả mà kỹ thuật này đem lại trong mỗi cuộc kiểm toán thường là khác nhau và tuỳ thuộc nhiều vào khả năng quan sát của kiểm toán viên. Kỹ thuật này cũng ít khi được thể hiện trên GLV của các thành viên trong đoàn kiểm toán - Đối với kỹ thuật phỏng vấn: Các bảng câu hỏi nhằm đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soátkhông phải ở bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng được các kiểm toán viên AAC thực hiện. Có rất nhiều cuộc kiểm toán, KTV đã bỏ qua những công việc này, khiến cho cuộc kiểm toán không tập trung ngay được vào vấn đề trọng tâm từ giai đoạn lập kế hoạch. Từ đó, KTV sẽ không khoanh vùng được rủi ro, tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc đi vào kiểm toán chính thức. - Đối với kỹ thuật xác nhận: Trong giai đoạn cao điểm kiểm toán, các KTV thường xuyên di chuyển do đó các KTV thường thông báo cho các khách hàng gửi thư xác nhận và tiếp nhận thư xác nhận hộ cho KTV. Khi đến kiểm toán trực tiếp, KTV sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thư xác nhận đã được chính khách hàng cất giữ. Điều này đã làm mất đi tính độc lập, khách quan của thư xác nhận bởi lẽ khách hàng hoàn toàn có thể không cung cấp các thư xác nhận bất lợi cho tình hình kinh doanh của khách hàng. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 83 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Đối với kỹ thuật tính toán lại: Do áp lực về thời gian nên đôi khi các thành viên của nhóm kiểm toán chỉ sử dụng số liệu của đơn vị mà không kiểm tra, tính toán lại số liệu đó có chính xác hay không. Điều này đã dẫn đến một vài trường hợp khi sắp đến thời điểm kết thúc kiểm toán thì KTV mới phát hiện ra sai sót trong tính toán của đơn vị và phải chỉnh sửa lại Báo cáo tài chính. Việc này không chỉ làm mất thời gian mà phần nào còn ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán và uy tín của Công ty - Đối với thủ tục phân tích: o Việc phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng chỉ được thực hiện bởi trưởng đoàn và trưởng đoàn không cung cấp file phân tích sơ bộ này cho các thành viên khác trong đoàn kiểm toán. Do đó các thành viên khác trong đoàn kiểm toán sẽ không có thông tin nào của việc phân tích này. o Mặc dù, thành viên nào phụ trách khoản mục nào cũng có sự phân tích cho khoản mục mình kiểm toán song mức độ áp dụng các kỹ thuật này còn nhiều hạn chế. Thường chỉ sử dụng các phương pháp về phân tích xu hướng để thấy sự biến động của các chỉ tiêu, từ đó tìm nguyên nhân của sự biến động đó. o Đôi lúc trong quá trình kiểm toán, nhân viên chưa thực sự biết rõ hết được sự biến động, sự mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, dẫn đến xác suất KTV không phát hiện được các sai sót, gian lận trên BCTC sẽ tăng lên. Hầu như trong tất cả các cuộc kiểm toán, kỹ thuật phân tích chỉ được sử dụng theo xét đoán, suy luận của KTV. • Các nhân viên của AAC chưa áp dụng được nhiều kỹ thuật thu thập bằng chứng cho giai đoạn kết thúc kiểm toán. 3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Hiện nay, Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đang chịu những ảnh hưởng rõ rệt của quá trình toàn cầu hóa. Nằm trong xu thế đó, hoạt động kiểm toán tại Việt Nam cũng đang từng bước thay đổi để hoàn thiện và bắt kịp hoạt động kiểm SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 84 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp toán quốc tế trên nền tảng sự ra đời của 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới. Trong bối cảnh mà mức độ hội nhập càng cao, sự phức tạp và đa dạng của các loại hình doanh nghiệp càng lớn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ trong và ngoài nước, yêu cầu về mặt chất lượng, kịp thời của các bên sử dụng báo cáo kiểm toán ngày càng cao và bức thiết. Do đó nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán có ý nghĩa sống còn đối với mỗi đơn vị kiểm toán nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC nói riêng. Kiểm toán ngày nay đã trở thành một hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiểm toán không phải là loại hình dịch vụ thông thường mà là một loại hình dịch vụ có tính chất đảm bảo, nó có giá trị pháp lý nhất định và không cho phép tồn tại bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào thiếu độ tin cậy hay chứa đựng sai sót trọng yếu. Đối với các đơn vị kiểm toán, uy tín và chất lượng là hai thước đo quyết định đến khả năng hoạt động và kinh doanh của đơn vị. Uy tín được đánh giá bởi chất lượng trong từng hoạt động của đơn vị. Chất lượng của báo cáo kiểm toán được đánh giá bằng các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán được thu thập với quy trình, kỹ thuật chuẩn, có giá trị cao sẽ giúp KTV có cơ sở chứng minh chất lượng của ý kiến kiểm toán của mình. Từ đó, có thể thấy, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán và rộng ra là uy tín và sự phát triển của Công ty kiểm toán. Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, để có được bằng chứng kiểm toán đầy đủ về mặt lượng, chất lượng cao mà chi phí giảm, chính là cách để nâng cao chất lượng kiểm toán. Đó chính là cách để Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cạnh tranh sòng phẳng với các công ty kiểm toán khác, mở rộng thị trường và khẳng định thương hiệu là một công ty kiểm toán uy tín, chất lượng trong cộng đồng các công ty kiểm toán và trong lòng những người sử dụng báo cáo kiểm toán. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 85 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Với kiến thức được học tập ở trường và những nghiên cứu của mình, qua đợt thực tập, nghiên cứu tài liệu tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC vừa qua, em xin được đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC. 3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Ở bước này, KTV đánh giá mức độ trọng yếu thông qua việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, sau đó sẽ thực hiện phân bổ mức trọng yếu đó cho các bộ phận. Tuy nhiên trên thực tế, đối với những khách hàng nhỏ KTV thường bỏ qua bước này khi kiểm toán và thường bổ sung vào hồ sơ sau khi đã kết thúc kiểm toán. Điều này cũng sẽ gây cản trở đối với việc thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ nhất. Do đó KTV cần thực hiện đánh giá mức trọng yếu đối với tất cả các khách hàng theo như chương trình kiểm toán mẫu để đảm bảo cho những BCKT thu thập là đầy đủ và hợp lý. Các thông tin mà KTV thu thập ban đầu về khách hàng thường sơ sài. Do vậy mà việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là khó khăn. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thường căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh doanh của Công ty. Từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát ở các mức thấp, trung bình, hay cao. Việc đánh giá đó chỉ mang tính chất chung chung, không cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực để có thể thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một cách hiệu quả. Đối với thủ tục phân tích sơ bộ, trưởng đoàn kiểm toán sau khi đã thực hiện phân tích sơ bộ nên cung cấp GLV phân tích sơ bộ đó cho tất cả các thành viên trong đoàn kiểm toán để họ có cái nhìn tổng quát chung về đơn vị và có nhận xét về sự liên hệ giữa các khoản mục với nhau. Ngoài ra, việc phân tích sơ bộ nên kết hợp thêm việc thể hiện các kết quả phân tích qua sơ đồ để dễ dàng quan sát và thấy được sự biến động của SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 86 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp chúng dễ dàng hơn. KTV AAC cũng cần tăng cường các thủ tục phân tích về mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của đơn vị. Từ đó, kiểm toán viên có thể đưa ra các kết luận và dự đoán một cách hợp lý về tình hình chung của hoạt động kinh doanh của đơn vị. 3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 3.3.2.1. Kiến nghị về thực hiện chương trình kiểm toán của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC đã xây dựng một chương trình mẫu để các nhân viên áp dụng trong quá trình kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công công việc theo từng khoản mục cho từng thành viên trong đoàn. Các thành viên mặc dù đã được phân công theo từng khoản mục song vẫn có sự trùng lặp hay bỏ sót khi tiến hành kiểm toán. Điều này gây nên sự lãng phí thời gian. Do vậy, kiểm toán viên có thể phân công công việc theo chu trình kiểm toán. Như vậy sẽ có thể tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí, hơn thế nữa cũng sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra, việc đối chiếu số liệu, chứng từ giữa các phòng ban của khách hàng ít khi được thực hiện. KTV thường chỉ kiểm tra ở phòng kế toán. Điều này gây ra rủi ro bỏ sót các sai sót trong quá trình kiểm toán. Vì thế, ngoài việc kiểm toán tại phòng kế toán, KTV cần tăng cường phỏng vấn, quan sát và tiếp xúc các nhân viên phòng ban khác của khách hàng. 3.3.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Thường khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ dựa vào bảng câu hỏi được thiết kế trong chương trình kiểm toán. Bảng câu hỏi này là chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Và điều này đã gây ra sự không hợp lý, mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng, các câu hỏi có thể sẽ là không chính xác đối với doanh nghiệp đó. Khách hàng sẽ trả lời những câu hỏi đó mang xu hướng tốt lên cho doanh nghiệp mình. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 87 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Do vậy, KTV có thể điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, và thực hiện các câu hỏi mở để có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chính xác hơn. Tăng cường việc sử dụng các Bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức tối đa có thể. 3.3.2.3. Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) Việc thể hiện quan sát kiểm kê trên giấy tờ làm việc của KTV AAC còn hạn chế. Kỹ thuật kiểm kê tại công ty AAC phần lớn là sử dụng biên bản kiểm kê mà khách hàng đã lập sẵn. Lý do chính là do hạn chế về thời gian và chi phí. Đối với việc kiểm kê mà chính AAC thực hiện cũng được tiến hành tương đối tốt song chưa đạt tới mức hiệu quả cao như ưu điểm kiểm tra vật chất đem lại. Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC nên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các KTV để có thể trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê tại công ty khách hàng. 3.3.2.4. Kỹ thuật xác nhận Kỹ thuật xác nhận cung cấp bằng chứng đáng tin cậy, độc lập và khách quan về tính chính xác của các thông tin như: Tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, phải trả, hàng gởi đi bán.... Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần hạn chế, trong thực tế kỹ thuật này được các KTV áp dụng chưa hoàn toàn đúng với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi thư xác nhận có trường hợp không phải được gửi đến trực tiếp cho KTV mà được gửi đến khách hàng. Lý do của tình trạng này là do KTV thường xuyên di chuyển và bị hạn chế về mặt thời gian. Do đó, trước hết cần nâng cao nhận thức cho tất cả KTV và bên liên quan về tầm quan trọng của bằng chứng từ bên thứ ba độc lập. KTV cần tăng cường việc thực hiện gửi thư xác nhận tích cực với các đối tác có ảnh hưởng trọng yếu (có thể gửi thư nhiều lần, gọi điện trực tiếp để thúc giục thậm chí cử nhân viên đến tận nơi lấy thư xác nhận nếu cần thiết và có thể). Các KTV thường xuyên cập nhật, sắp xếp lịch trình và địa điểm của mình sẽ đến cho các nhân viên trực ở tại Công ty AAC để tạo SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 88 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thư xác nhận đến tận tay KTV (qua đường bưu điện, tàu xe, v.v) 3.3.2.5. Kỹ thuật phân tích Khi đi vào giai đoạn thực hiện kiểm toán chính thức, kiểm toán viên AAC thường chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích dừng lại ở mức phân tích biến động số dư cuối kỳ của tài khoản, và sau đó thường đi vào việc kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ sách, và chính vì vậy việc nhìn nhận ban đầu về khoản mục còn hạn chế dẫn đến việc kiểm toán thường kéo dài và mang lại ít hiệu quả hơn. Sau đây em xin bổ sung một vài biện pháp nhằm hoàn thiện nhược điểm này: • Đưa việc phân tích sự biến động tỷ trọng vào phần phân tích của từng khoản mục. Ví dụ như: Phân tích tỷ trọng tài sản, tỷ trọng nguồn vốn, tỷ trọng HTK,v.v • Đưa việc phân tích hệ số đo lường hiệu quả hoạt động như: Vòng quay các khoản phải thu, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay vốn lưu động vào cùng với phân tích tỷ trọng của khoản mục. Tức là, kiểm toán viên AAC thường phân tích các hệ số đo lường hiệu quả hoạt động trong phân tích tình hình chung của Báo cáo tài chính ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Điều này là chưa thực sự hợp lý. Vì thế, KTV nên chuyển việc phân tích trên kết hợp với việc phân tích khác trong giai đoạn thực hiện kế hoạch (trước khi đi vào kiểm tra chi tiết nghiệp vụ). 3.3.2.6. Kỹ thuật quan sát Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện, kỹ thuật quan sát được sử dụng trong suốt cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn còn mang tính chất chủ quan của người quan sát và đôi lúc do ngẫu nhiên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Do đó, AAC nên quy định rõ ràng việc sử dụng kỹ thuật quan sát trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, và tập cho các nhân viên AAC có kỹ năng quan sát tốt, phán đoán các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến các khoản mục trên báo cáo tài chính khi quan sát SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 89 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp một hiện tượng nào đó, khi đó cuộc kiểm toán sẽ trở nên tối ưu hơn và sẽ mang lại hiệu quả rất cao. • Quan sát tổng thể địa bàn hoạt động, cách thức tổ chức sản xuấtcủa đơn vị để có được cái nhìn tổng quát về quy mô, tình hình hoạt động của đơn vị. • Quan sát tổ chức bộ máy của đơn vị, đặc biệt là bộ máy kế toán, xem xét thái độ làm việc và cách làm việc của nhân viên trong đơn vị để có thể đánh giá sơ bộ về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. • Thực hiện quan sát thái độ của người được phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn khách hàng để có thể đánh giá được độ trung thực của đại diện đơn vị và độ tin cậy của thông tin kiểm toán viên nhận được. 3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Tăng cường việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này, và trình bày trên giấy làm việc. Kiểm toán viên có thể kết hợp công việc xem xét các khoản nợ tiềm tàng trong khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán cũng như đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Khi xem xét các khoản nợ tiềm tàng, KTV cần xem xét trên các khía cạnh: xem xét liệu những khoản nợ tiềm tàng có được xác định đầy đủ hay không, xem xét tới quy mô số tiền khoản công nợ này, xem xét liệu các khoản công nợ ngoài dự kiến có được hạch toán và thuyết minh hợp lý không. Qua mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, Công ty cần nâng cao kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán bằng cách tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn dịch vụ kiểm toán từ phía khách hàng; lưu trữ thông tin này vào hồ sơ kiểm toán. Công việc này, một mặt giúp cho Công ty nắm bắt được yêu cầu từ phía khách hàng, hiểu rõ hơn về chất lượng dịch vụ công ty đang cung cấp mặt khác làm cơ sở kiểm tra, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ cho các năm kiểm toán về sau. Công ty có thể thiết kế mẫu Bảng câu hỏi đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ đang cung cấp. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 90 Đạ họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong bối cảnh đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán ngày càng đa dạng và phong phú, kiểm toán đang trở thành công cụ thiết yếu để quản lý nền kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Do đó, kiểm toán nước ta đang ở trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để bắt kịp sự phát triển của kiểm toán thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều chính sách tích cực nhằm đưa Công ty trở thành một trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam và khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC phải không ngừng hoàn thiện, phát triển các phương pháp kiểm toán mà trước hết là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Có thể thấy tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng khá hiệu quả, hợp lý dựa trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và kinh nghiệm đúc rút trong suốt quá trình thành lập và hoạt động. Khóa luận: “Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC” của em đã hệ thống được phần nào cơ sở lý luận và bản chất của các bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trong quá trình được thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC, em đã tìm hiểu được về tổng quan Công ty và những hướng dẫn của Công ty đối với vấn đề thu thập bằng chứng kiểm toán. Thông qua việc trực tiếp tham gia kiểm toán với vai trò là trợ lý kiểm toán viên, em đã khảo sát được thực tế các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được vận dụng trong thực tế từ đó mà phân tích và trình bày trong khóa luận. Từ kiến thức được học và thực tế làm việc tại Công ty, em đã đưa ra một số nhận xét và kiến nghị một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các kỹ thuật thu SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 91 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp thập bằng chứng đối với kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC - Tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC dựa trên 37 chuẩn mực mới do Bộ tài chính ban hành năm 2012. - Duy trì và phát triển việc thực hiện các chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, kiểm toán viên. Quy định rõ trách nhiệm, phổ biến cho các nhân viên về tầm quan trọng của họ đối với chất lượng của từng cuộc kiểm toán. - Cần cải thiện việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong các phòng kiểm toán báo cáo tài chính theo hướng khoa học hơn ví dụ như: quản lý theo mã khách hàng với các ngăn, kệ được đánh mã số riêng biệt nhằm thuận tiện hơn cho quá trình tìm kiếm hồ sơ kiểm toán. - Sau các cuộc kiểm toán, Công ty cũng cần tạo điều kiện để các nhóm kiểm toán của Công ty cũng trao đổi với nhau về các vấn đề mới về chuyên môn, khách hàng, kinh nghiệm thực hiện kiểm toán từ đó trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức cho từng kiểm toán viên. - Ngoài ra, thông qua Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Công ty có thể trao đổi với các công ty kiểm toán khác về chuyên môn và các vấn đề về đào tạo, hợp tác kiểm toán. 2.1. Đối với Hội nghề nghiệp Từ ngày 01/01/2007 đến nay, VACPA đã triển khai toàn diện các hoạt động quản lý nghề nghiệp kiểm toán được Nhà nước chuyển giao. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển cho nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Kể từ đó, những người hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, độc lập, tự quản, tự chủ, tự cân đối. VACPA đã thực hiện khá đầy đủ các chức năng Nhà nước chuyển giao: đào tạo ôn thi và tham gia tổ chức thi Kiểm toán viên, cập nhật kiến thức; kiểm soát chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp; tư vấn chuyên SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 92 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp môn, trao đổi vướng mắc, kinh nghiệm, xây dựng chuẩn mực kiểm toán và tham gia xây dựng pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng và uy tín Hội viên, duy trì và phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Ngày 23/12/2013, Chủ tịch VACPA đã ký Quyết định số 368/QĐ-VACPA về việc ban hành Bộ chương trình kiểm toán mẫu năm 2013, được xây dựng trên nền tảng Bộ chương trình kiểm toán mẫu đã ban hành năm 2010, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu cập nhật theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới. Việc sửa đổi bổ sung chương trình kiểm toán mẫu này do phòng chuyên môn của VACPA thực hiện. Tuy đã phát hành Bộ chương trình kiểm toán mẫu năm 2013 nhưng việc áp dụng nó trong thực tiễn vẫn chưa đồng bộ. VACPA có thể triển khai rộng rãi và qui định các công ty phải dựa trên qui trình mẫu này làm cơ sở chung cho kiểm toán báo cáo tài chính. Từ mô hình kiểm toán mẫu, VACPA có thể đưa ra những qui định cụ thể cho các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để các kiểm toán viên có cơ sở để thực hiện các kỹ thuật này một cách chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện qui trình kiểm toán mẫu cũng như những qui trình đặc thù để nâng cao uy tín cũng như chất lượng của kiểm toán Việt Nam. 3. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài Khóa luận “Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC” với mục đích tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng kỹ thuật bằng chứng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là việc nghiên cứu và xây dựng hình mẫu áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm chuẩn hóa việc thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 93 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A.Arens; Randal J.Elder; Mark S.Beasley (2012), Auditing and Assurance Services: An Integrated Approach 14th edition, NXB Pearson Prentice Hall, USA. 2. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 3. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 4. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. 5. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 6. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá. 7. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 500: Bằng chứng kiểm toán. 8. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài. 9. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 520: Thủ tục phân tích. 10. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 550: Các bên liên quan. 11. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 580: Giải trình bằng văn bản. 12. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 600: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (Kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên). 13. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 610: Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ. 14. Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam, VSA 620: Sử dụng công việc của chuyên gia. SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 94 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 15. Quốc Hội (2011), Luật số 67/2011/QH12: Luật kiểm toán độc lập. 16. TS.Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng (2004), Kiểm toán, NXB Thống kê, Hà Nội. 1 Alvin A.Arens; Randal J.Elder; Mark S.Beasley (2012), Auditing and Assurance Services: An Integrated Approach 14th edition, NXB Pearson Prentice Hall, USA. Nguyên văn: “Evidence is any information used by the auditor to determine whether the information being audited is stated in accordance with the established criteria.” 2 Alvin A.Arens; Randal J.Elder; Mark S.Beasley (2012), Auditing and Assurance Services: An Integrated Approach 14th edition, NXB Pearson Prentice Hall, USA. Nguyên văn: “To satisfy the purpose of the audit, auditors must obtain a sufficient quality and volume of evidence.” SVTH: Võ Hoàng Phụng – Lớp: K44B Kiểm toán 95 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_hoang_phung_7795.pdf
Luận văn liên quan