Khóa luận Thực trạng vệ sinh môi trường và công tác quản lý chất thải tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương năm 2011

Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương là một đơn vị sản xuất hiệu quả, đóng góp cho ngân sách, cho địa phương liên tục tăng trưởng cao, góp phần ổn định xã hội và cung cấp sản phẩm bia đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng không những phục vụ cho nhân dân trong tỉnh mà con các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Công ty con tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 300 cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương cũng là một doanh nghiệp đang tưng bước thực thi Luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan đên môi trường, không những trên địa bàn Tỉnh mà con hơp tác chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách trong việc ứng dụng triển khai các hoạt động nghiên cứu về sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Tư năm 2000, Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử ly nước thải theo công nghệ sinh học với công suất 200 m3/ngày và tới nay hệ thống hoạt động ổn định công suất tăng lên 1.200 m3/ngày. Hiện tại hệ thống vẫn hoạt động ổn định, chất lương nước thải luôn đạt nước thải loại A theo TCVN 5945-2005, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và sức khỏe cho công nhân viên.

pdf62 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng vệ sinh môi trường và công tác quản lý chất thải tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hộp giấy carton hỏng, giấy gói, bìa palet 25kg/ngày Can nhựa, xô nhựa chứa hóa chất 70 chiếc/năm Các keg bia, loại xe chuyên dùng cỡ nhỏ, kệ gỗ 100 kệ gỗ/năm Rác sinh hoạt 10 tấn/năm 1.5 Tình hình xử lý chất thải tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương. 1.5.1 Xử lý khí thải. Thu hồi toàn bộ CO2 nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí và giảm tải chi phí sản xuất cho Công ty. Nguồn phát thải SO2 chủ yếu từ lò hơi đốt nhiên liệu than có chứa lưu huỳnh hoặc hợp chất của lưu huỳnh. Tính trung bình hằng năm, Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương tiêu thụ 4.219 tấn than. Khi thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu trung bình chiếm 1-3 % thì lượng khí SO2 thải vào khí quyển khoảng 63 tấn/năm.[2] Công ty đã có thiết bị lọc bụi nhưng do ảnh hưởng của hoạt động xung quanh như đã trình bày ở trên nên bụi ở hầu hết các vị trí đo đều cao hơn TCCP. Thang Long University Library 18 Cán bộ nhân viên đã được nắm rõ các yếu tố nguy cơ khi tham gia lao động qua các hoạt động hội diễn, hội nghị, thực địa, thực tập trong Công ty nên họ đã tự ý thức được cách phòng tránh tốt nhất. Và biện pháp đeo khẩu trang, kính bảo vệ, quần áo và mũ bảo hộ phải được thực hiện trong toàn bộ quy trình sản xuất, đặc biệt là khu ngoài trời. Cách xử lý SO2: Xử lý nhiên liệu đầu vào: dùng chất phụ gia trong khi đốt sao cho ngăn cản sự hình thành SO2 từ khói lò. Tuy nhiên, giá thành các phương pháp này rất cao, chưa thể áp dụng.[25] Sử dụng các tác nhân như: đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (CaO), amoniac, MgO, ZnO, chất hấp thụ hữu cơ, chất hấp thụ thể rắn, MnO thường có ý nghĩa kinh tế khi nồng độ của SO2 nhỏ hơn 2%.[16] Xử lý SO2 bằng vôi: là phương pháp áp dụng rất rộng rãi trong công nghiệp vì hiệu quả xử lý cao, nguyên liệu rẻ tiền và có sẵn mọi nơi. Các phản ứng xảy ra trong quá trình xử lý như sau: CaCO3 + SO2 = CaSO3 + CO2 CaO + SO2 = CaSO3 2CaSO3 + O2 = 2CaSO4 Khói sau khi được lọc sạch tro bụi đi vào tháp rửa 1, trong đó xảy ra quá trình hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi tưới lên lớp đệm bằng vật liệu rỗng. Nước chứa acid chảy ra từ tháp được bổ sung thường xuyên bằng sữa vôi mới. Trong nước chảy ra từ tháp rửa có chứa nhiều sunfit và canxisunfat dưới dạng tinh thể: CaSO3.0,5 H2O; CaSO4.2H2O và 1 lượng tro bụi còn sót lại sau bộ lọc tro bụi, do đó cần tách các tinh thể nói trên ra khỏi dung dịch bằng bộ phận tách tinh thể 2. Thiết bị số 2 là 1 bình rỗng cho phép dung dịch lưu lại 1 thời gian đủ để hình thành các tinh thể sunfit và sunfatcanxi. Sau bộ phận tách tinh thể 2, dung dịch 1 phần đi vào tưới cho tháp ướt, phần còn lại đi qua bình lọc chân không 3, tại đây các tinh thể bị giữ lại dưới dạng cacbon và được thải ra ngoài, đá vôi được đập vụn và được nghiền thành bột qua các thiết bị 6, 7 rồi cho vào thùng 5 để pha trộn dung dịch loãng chảy từ bộ phận lọc chân không số 3 cùng với 1 lượng nước bổ sung để được dung dịch sữa vôi mới. 19 Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng sữa vôi. 1 5 2 4 3 7 6 Khí sạch thoát ra Khí vào Bổ sung nước CaO 1. Tháp rửa. 5. Thùng hòa trộn sữa vôi. 2. Bộ phận tách tinh thể. 6. Máy đập. 3. Bộ lọc chân không. 7. Máy nghiền. 4. Máy bơm. Hiệu quả hấp thu SO2 bằng sữa vôi đạt 90%. Lượng đá vôi cần xử lý tính cho 1 tấn than đá là: 13,80 kg CaO/1 tấn than đá. 1.5.2 Xử lý nước thải. Công ty đã chọn hệ thống xử lý theo phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp với kỵ khí (UASB) để xử lý nước thải đạt TCVN 5945-2005 (cột B) và thỏa mãn các yếu tố: công nghệ xử lý hiện đại, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả xử lý cao, giá thành xử lý thấp, diện tích xây dựng nhỏ, quy trình vận hành đơn giản... [2] Hệ thống xử lý nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao, sau khi xử lý để đạt được loại A thì Công ty đã áp dụng quy trình sau: Thang Long University Library 20 Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải. Tính năng của các bể được Công ty sử dụng: - Hố bơm: để tận dụng hết thể tích của bể cân bằng, thiết kế của phương thức trên đã chọn phương án dùng hố bơm thu nước thải từ nhà máy về sau đó dùng bơm bơm lên bể cân bằng. Trước hố bơm một song chắn rác được đặt để thu gom rác trong dòng nước thải. - Bể cân bằng: để trung hòa cân bằng nước thải trước khi nước đi vào hệ thống xử lý kỵ khí. - Bể kỵ khí: là bể có tác dụng chủ yếu để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Hiệu suất xử lý có thể đạt tới 80-90%. - Bể hiếu khí: là bể dùng để phân hủy phần còn lại các chất hữu cơ có trong nước thải sau khi đã phân hủy kỵ khí. Thường nước thải sau khi đi qua bể phân hủy kỵ khí thì các chất hữu cơ trong nước thải chỉ có thể bị phân hủy tối đa là 90%. - Tháp lọc nước nhỏ giọt: dùng để đánh bóng nước thải. - Bể lắng: sau khi phân hủy hiếu khí thì bùn hoạt tính sinh ra lớn, để tách bùn ra khỏi nước thải thì một hệ thống lắng là cần thiết. Thường sau một thời gian khoảng 6 tháng Hố bơm, song chắn rác Bể cân bằng Bể kị khí Lọc nhỏ giọt Bể lắng Tái xử lý nước thải Dùng cho vệ sinh nhà, xưởng, cống rãnh, làm hệ thống mát mái nhà tôn 21 vận hành hệ thống xử lý nước thải thì các vi sinh vật xử lý đã quen với môi trường nước thải sau khi lắng đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường. Kinh nghiệm thực tế trong các phương pháp xử lý nước thải cho các nhà máy bia thiết kế viên nhận thấy lượng bùn sinh ra trong hệ thống là rất ít, hầu như chỉ đủ để bù đắt lại các vi sinh vật bị chết đi trong hệ thống xử lý. Nguyên lý vận hành: Dòng nước thải được chảy vào bể cân bằng và được chỉnh pH tại đó. Sau đó nước thải được bơm sang bể kỵ khí. Quá trình xử lý tại bể kỵ khí có thể làm sạch đạt 80%. Tại bể kỵ khí phần lớn các chất hữu cơ được phân hủy. Sau khi qua bể kỵ khí thì còn 10-20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy sẽ tiếp tục được phân hủy tiếp bởi hệ hiếu khí, nước thải chảy qua tháp lọc nhỏ giọt. Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng và chảy ra ngoài hệ thống cống. Nước thải ra đạt TCVN 5945-2005 giới hạn B. Quá trình phân hủy kỵ khí: Là quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxy. Phương trình diễn ra: -O2 (CHO)nNS → CO2 + H2O + tế bào VSV + Sản phẩm trung gian + CH4 + NH4+ + VKKK H2S + H2 + Năng lượng. (VKKK: Vi khuẩn kị khí.) Quá trình phân hủy bằng hệ hiếu khí: Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí khi có sự tham gia của oxy. Phương trình cơ bản của quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra: +O2 (CHO)nNS → CO2 + H2O + tế bào VSV + Sản phẩm trung gian+H2 + Năng lượng. VKHK (VKHK: Vi khuẩn hiếu khí) 1.5.3 Xử lý chất thải rắn. [2, 5, 15] Bã bia chứa trong các silo sau đó bán cho người dân để làm thức ăn chăn nuôi. Giải pháp này sẽ tận thu được hầu hết lượng bã. Men bia được phân loại nhằm tái sử dụng. Bã men được thu hồi bán cho các hộ làm thức ăn chăn nuôi gia súc và một phần dùng trong dược phẩm. Chai, nắp, vỏ hộp hỏng được thu gom và bán cho các cơ sở tái chế. Các kệ gỗ hỏng dùng làm nguyên liệu đốt. Chất thải sinh hoạt được Công ty Môi trường Đô thị thu gom và xử lý theo quy định của thành phố. Thang Long University Library 22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. 2.1.1 Đối tượng. - Lượng khí thải, nước thải tại các khu vực: khu nồi hơi, tổ nghiền, khu lên men, khu xử lý nước thải trước và sau khi xử lý. - Tiếng ồn tại các khu: lò hơi, bộ phận nghiền malt, khu vực đặt các máy nén khí, băng tải chuyển chai. - Lượng chất thải rắn. - Tính chất vi khí hậu tại nơi làm việc. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương, phố Quán Thánh, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Những khu vực được tiến hành nghiên cứu bao gồm 3 phân xưởng: bia hơi, bia chai, phân xưởng cơ nhiệt điện. 4 phòng ban: phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động hành chính và phòng tài chính kế toán. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 08/2011 – tháng 10/2011. 2.2 Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. - Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích các yếu tố Dịch tễ học. - Tiến hành xét nghiệm chỉ tiêu trên thực địa và chỉ tiêu trong labo. 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu. Cách tính cỡ mẫu: Nhóm 1: Mẫu nước thải trước xử lý. Nhóm 2: Mẫu nước thải sau xử lý. Cỡ mẫu được tính theo công thức: N ═ Z(1-α/2)2 (pxq)/d2 Trong đó: N: Cỡ mẫu tối thiểu của nước thải xét nghiệm. Z(1-α/2)2: Hệ số giới hạn tin cậy, tương ứng với độ tin cậy 95%, suy ra Z = 1,96. P là tỷ lệ mẫu nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh: dự tính tỷ lệ này là 99,2%. q là tỷ lệ mẫu nước thải không đạt tiêu chuẩn vệ sinh: dự tính tỷ lệ này là 0,8%. 23 d: Là độ sai khác mong muốn trong chọn mẫu, ước tính d = 0,05. - Cỡ mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường không khí tại các phòng ban và phân xưởng: lẫy mẫu có chủ đích, tại phân xưởng cơ nhiệt điện và phân xưởng bia hơi. Tổng số mẫu không khí cần lấy để xét nghiệm là 5 mẫu. - Cỡ mẫu xét nghiệm nước ăn uống sinh hoạt, lượng nước thải: lấy mẫu có chủ đích, tại khu sản xuất chính, cần lấy 5 mẫu nước. - Cỡ mẫu xét nghiệm chỉ tiêu vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió): lấy mẫu có chủ đích, tại phân xưởng bia hơi, trung tâm nhà máy và vị trí khu vực phía Tây. Cần lấy được 5 mẫu. - Cỡ mẫu xét nghiệm mức độ tiếng ồn: lấy mẫu có chủ đích, tại phân xưởng bia hơi và phân xưởng cơ nhiệt điện. Mỗi nơi sẽ được đo, ghi lại kết quả và được đánh giá theo TCVN. Tổng số mẫu xét nghiệm là 5 mẫu. - Cỡ mẫu xét nghiệm lượng chất rắn thải ra sau quá trình sản xuất. 2.3 Nội dung và các chỉ số nghiên cứu. 2.3.1 Nội dung nghiên cứu. a) Khảo sát tính chất, đặc điểm nguồn nước thải trước xử lý của Công ty. + Khảo sát xác định các nguồn phát thải: xác định nguồn phát thải chính, các nguồn phát thải có nguy cơ ô nhiễm cao. + Khảo sát số lượng nước thải của Công ty: xác định tổng lượng nước thải của Công ty/ngày, tỷ lệ lượng nước mưa chảy tràn/tổng lượng thải, tỷ lệ lượng nước sinh hoạt/tổng lượng nước thải. + Xét nghiệm các yếu tố đánh giá tính chất, đặc điểm nguồn nước thải trước xử lý: + Xét nghiệm phân tích tại hiện trường (1 chỉ tiêu): nhiệt độ. + Xét nghiệm phân tích trong labo: màu sắc, mùi, pH, BOD5, COD, rắn lơ lửng (TSS), PO43-, N-NH3, Phosphor tổng số, Nitơ tổng số, Coliform. b) Tìm được tác nhân gây ra nguy cơ ô nhiễm, từ đó đánh giá công tác quản lý – xử lý nước thải của công ty. c) Khảo sát mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại nơi làm việc. d) Khảo sát số lượng chất thải rắn thải ra hàng ngày. khảo sát nước thải trước xử lý. e) Khảo sát các chỉ tiêu vật lý cảm quan, chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vi sinh vật. 2.3.2 Các chỉ số nghiên cứu. Nồng độ bụi, SO2, NOx tại miệng của ống khói. Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, nồng độ CO, SO2, NO2, H2S, CO2, NH3, bụi tại các địa điểm K1, K2, K3, K4, K5. Thang Long University Library 24 Nồng độ pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, PO43-, N-NH3 trong nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý. Nồng độ pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, N-NH3 trong nước thải sau khi đi vào hệ thống xử lý. Nồng độ pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, PO43-, N-NH3 trong chất lượng nước nguồn tiếp nhận. Nồng độ BOD5, COD, N tổng, P tổng, SS, Coliform trong chất lượng nước thải sinh hoạt. Các chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng, N tổng, P tổng và COD trong nước mưa chảy tràn từ Công ty. Các chỉ số về tiếng ồn tại khu vực làm việc. Mức độ tác động của NH3 đến cơ thể người. Nồng độ SO2, CO2, CH4... tới môi trường sinh thái. 2.4 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin. a) Phương pháp xét nghiệm hiện trường. Điều kiện vi khí hậu tại các phòng ban và phân xưởng sản xuất: - Nhiệt độ môi trường trong và ngoài các phòng hay phân xưởng sử dụng nhiệt kế tự do và nhiệt kế hàng ngày. - Đo độ ẩm bằng ẩm kế Assman. - Tốc độ gió: đo bằng máy đo gió công nghiệp. Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn: bằng việc sử dụng máy đo ồn dải tần, từ đó sẽ đánh giá dựa theo tiêu chuẩn Vệ sinh lao động của Bộ y tế. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí: sử dụng máy đo thực địa khảo sát các yếu tố của môi trường không khí: nồng độ bụi, nồng độ CO, SO2, NO2, H2S, CO2, NH3. b) Phương pháp xét nghiệm trong labo: Xét nghiệm nước thải sinh hoạt, nguồn nước thải trong quá trình sản xuất bằng thiết bị đo độ trong của nước. Kết quả thu được sẽ được ghi chép lại và lấy các thông số cần thiết: Nồng độ pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, PO43-, N-NH3. Kỹ thuật lấy mẫu và xét nghiệm các mẫu nước thải: + Lấy mẫu nước thải xét nghiệm: Dụng cụ hóa chất: Chai thuỷ tinh bền vững hóa học có nút mài hoặc nút bấc đã tráng parafin hoặc chai polyetylen, dung tích 250; 500; 1000 ml. Máy mấy mẫu chân không, giá có chân đế nặng có kẹp giữ chai, dây hạ xuống nước và gáo múc nước khi cần thiết. Làm sạch chai lọ dùng để lấy và giữ mẫu bằng nước xà phòng, bằng chất kiềm axit hoặc hỗn hợp kali bicromat trong axit sunfuric, sau đó rửa kỹ bằng nước 25 sạch, tráng bằng nước cất, trước khi lấy mẫu nhất mẫu tráng 1 lần bằng chính mẫu nước thải.[27] Lấy mẫu: điểm lấy mẫu nằm ở 1/3 chiều sâu dưới bề mặt nước tại hố ga, bể tăng tổng, đối với mẫu nước xét nghiệm các chỉ tiêu chung. Sau quá trình xử lý, lấy tại vòi trích từ ống dẫn nước đã xử lý ra hệ thống thoát nước, mở vòi cho nước chảy vài phút, sau đó mới cho nước chảy vào chai. Đối với mẫu nước xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh vật, trước khi lấy mẫu phải sát trùng bằng bông tẩm cồn, đốt vòi, vài phút, mở vòi cho nước chảy vài phút sau đó mới lấy nước vào chai. Bảo quản và vận chuyển mẫu: Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn càng tốt. Giữ mẫu ở chỗ tối và nhiệt độ 0-40C. + Xác định các chỉ tiêu hóa học: Xác đinh các chỉ tiêu hóa học theo TCVN 5945-2005 về nước thải gồm các chỉ tiêu: pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, PO43-, N-NH3. + Xác đinh pH: xác định pH bằng máy xác định pH. + Xác định độ oxy hóa: Lấy mẫu theo TCVN 4556-88. Bảo quản mẫu: Mẫu lấy để xác định độ oxy hóa không nhỏ hơn 100 ml và cần cố định bằng axit sunfuric H2SO4 đặc (d =1,84), với tỷ lệ 1ml trong 1000 ml mẫu. Phương pháp dùng kali bicromat. Kali bicromat có khả năng oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ nên người ta gọi độ oxy hóa theo bicromat là nhu cầu hóa học oxy (chemical oxygen demand. Viết tắt là COD). Nguyên tắc: Dùng kali bicromat là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ đặc biệt là các chất hữu cơ phức tạp (có liên kết đôi liên kết ba), sau đó chuẩn độ lượng kali bicromat đủ bằng dung dịch muối Mo (mất amoni sunfat). + Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5): Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết phải cung cấp để vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí. Những chất hữu cơ chịu sự phân hủy sinh học là những chất có thể làm thức ăn cho vi khuẩn và trong quá trình oxy hóa chúng năng lượng được giải phóng. Nguyên tắc: Trung hòa mẫu nước cần phân tích và pha loãng bằng những lượng khác nhau của một loại nước pha loãng giàu oxy hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí. Hoặc không chứa chất ức chế nitrat hóa, ủ ở nhiệt độ xác định trong một thời gian xác định (5 ngày), ở chỗ tối, trong bình hoàn toàn đầy và nút kín. Xác định nồng độ oxy hòa tan trước và sau khi ủ. Tính lượng oxy tiêu tốn trong 1 lít nước, giá trị BOD5 được tính theo công thức: BOD5 = (DO1 – DO5)*d (mg/l) Trong đó: Thang Long University Library 26 DO1: là giá trị oxy hòa tan xác định trước khi ủ. DO5: là giá trị oxy hòa tan xác định sau khi ủ 5 ngày ở 200C. d: Hệ số pha loãng. + Xác định hàm lượng Nitơ tổng số: Nitơ tổng số là lượng Nitơ hữu cơ và Nitơ amoniac trong mẫu được xác định sau khi vô cơ hóa. Nó không bao gồm Nitrit và Nitrat và không nhất thiết bao gồm Nitơ liên kết và các hợp chất hữu cơ. Nitơ tổng số trong các mẫu nước xét nghiệm được xác định theo phương pháp Micro Kjeidahl. Nguyên lý: khi vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 lượng Nitơ có trong mẫu chuyển thành Amonisulfat. Amonisulfat tác dụng với Natrihydroxyt giải phóng Amoniac. Amoniac được cất sang bình chứa dung dịch H2SO4 biết trước nồng độ. Chuẩn độ dung dịch H2SO4 dư bằng dung dịch Natri hydroxyt. Từ đó biết được lượng acid đã tác dụng với Amoniac và tính ra lượng Nitơ toàn phần trong mẫu. + Xác định hàm lượng Amonia: Lấy mẫu theo TCVN 4556-88 Bảo quản: Mẫu lấy để xác định amoniac phải phân tích ngay nếu không phải cố định bằng 2-4 ml clorofooc cho 1000ml mẫu nước và bảo quản ở 4oC nhưng cũng không được để quá 1 tuần. Khối lượng mẫu lấy để phân tích không nhỏ hơn 250ml. Phương pháp xác định trực tiếp bằng thuốc thử nghiệm Nessler. Amoniac trong môi trường kiềm phản ứng với thuốc thử Nessler tạo thành phức có màu từ vàng đến nâu, phụ thuộc vào hàm lượng amoniac có trong nước. + Định lượng phosphate bằng máy Smart 2 Colorimeter: Phương pháp: Khử acid Ascobic Amoni molybdate và antimon kali phản ứng với dung dịch PO43- trong môi trường acid tạo thành phức hợp muối antimon phosphate. Phức hợp này có màu xanh đậm do acid ascorbic. Độ đậm nhạt màu của phức hợp này tỷ lệ thuận với sự có mặt của phosphate, (chỉ có orthophosphate mới tạo thành phức hợp màu xanh trong phản ứng này). Polyphosphate có thể chuyển thành orthophosphate bằng sulfuric hoá, phosphor hữu cơ có thể chuyển thành orthophosphate bằng persulphate hoá. Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu: Tốt nhất là phân tích mẫu càng sớm càng tốt, nên làm xét nghiệm trong ngày. Nếu không làm xét nghiệm trong ngày lấy mẫu thì phải bảo quản bằng cách cho thêm 2ml acid sulfuric hoặc 40mg HgCl2 cho mỗi lít nước kiểm nghiệm và bảo quản ở nhiệt độ 40oC. c) Phương pháp xác định chỉ tiêu vi sinh vật: + Phương pháp xác định tổng số Coliform: 27 Coliform là một trực khuẩn có rất nhiều trong đất và phân người và động vật. Chúng được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng đối với nguồn nước, là chỉ tiêu đánh giá việc khử trùng nước. Tổng số Coliform được xác định bằng phương pháp MPN. d) Phương pháp thống kê. Điều tra máy móc công ty, các thiết bị ô nhiễm, nhằm thu thập, thống kê, xử lý có chọn lọc các số liệu về địa chất thủy văn, khí tượng và kinh tế xã hội xung quanh khu vực nhà máy. Thu thập thông tin tài liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản, báo cáo, các tài liệu thống kê có liên quan đến đánh giá tác động và công tác bảo vệ môi trường, các thông tin liên quan trên sách báo và trang mạng internet. 2.5 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: - Làm sạch số liệu: số liệu sau khi thu thập, được kiểm tra ngay tại phòng thí nghiệm của Công ty, nếu còn thiếu số liệu sẽ được thu thập bổ sung và làm rõ những số liệu còn nghi ngờ. - Nhập số liệu: số liệu được nhập bằng phần mềm Epi.info 6.04. - Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 11.0. 2.6 Tổ chức nghiên cứu. - Lựa chọn điều tra viên: lựa chọn những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng. Những người này tham gia một cách tự nguyện, được tập huấn về kỹ thuật tìm kiếm và khai thác thông tin, các kỹ năng ghi chép số liệu từ đó lập bảng kiểm. - Tập huấn kỹ thuật thu thập thông tin: tổ chức 1 lớp tập huấn cho các điều tra viên, thời gian tiến hành trong 2 ngày, các điều tra viên sẽ được tập huấn một cách trực tiếp từ các cán bộ điều tra. 2.7 Đạo đức nghiên cứu. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ nhằm mục đích cho nghiên cứu khoa học. Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải nhằm tăng cường sự kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường của Công ty đã được thực hiện và được đánh giá theo TCVN. Trong quá trình khảo sát nếu phát hiện thêm các yếu tố nguy cơ nào gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh sẽ được báo cáo với cơ quan để kịp thời xử lý. Thang Long University Library 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả điều tra khảo sát hệ thống nước thải tại Công ty. 3.1.1 Nguồn gốc và thành phần của nước thải trong quá trình sản xuất bia. a). Nguồn nước thải có chứa các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm cao. - Nấu-đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu các chất hydrocacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu. - Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men - chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn. - Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bóc, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài b). Nước thải từ quy trình sản xuất khác bao gồm: - Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã. - Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác. - Nước rửa chai và két chứa. - Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ. - Nước thải từ nồi hơi. - Nước vệ sinh sinh hoạt. - Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp. 3.1.2 Tính chất nước thải. - Nước thải công nghiệp. - Nước thải sinh hoạt. - Nước mưa chảy tràn. a) Nước thải công nghiệp Nước thải trước khi xử lý. Bảng 3.1: Kết quả phân tích dòng thải tổng trước khi vào hệ thống xử lý nước thải. Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945-2005 cột B Ph 8,7 5,5-9 29 Độ đục F.T.U 150 - BOD5 mg/l 1278 50 COD mg/l 1660 80 TSS mg/l 350 100 PO43- mg/l 24 100 N-NH3 mg/l 7,2 1 Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu NGK Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu cơ bản đối với nước thải từ sản xuất bia như BOD5, COD, TSSđều vượt nhiều lần TCCP: BOD5 cao hơn TCCP 25,6 lần. COD cao hơn TCCP 20,75 lần. TSS cao hơn TCCP 3,5 lần. Đặc biệt N-NH3 cao hơn TCCP 7,2 lần, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Bảng 3.2 : Mức độ tác động của NH3 đến cơ thể người. Mức độ tác động Nồng độ NH3 (mg/l) Nồng độ trong môi trường lao động 0,02 Cảm thụ khứu giác (bắt đầu ngửi thấy) 0,035 Khàn cổ 0,30 Chảy nước mắt 0,5 Gây ho 1,20 Gây chết người (tác dụng trong 0,5-1h) 1,5-2,7 Nước sau khi qua hệ thống xử lý. Bảng 3.3: Kết quả phân tích đầu ra sau khi qua hệ thống xử lý nước thải Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945-2005 cột B Ph 7,7 5,5-9 Độ đục F.T.U 30 - BOD5 mg/l 30 50 COD mg/l 53 80 TSS mg/l 34 100 N-NH3 mg/l 0,4 1 Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu NGK Thang Long University Library 30 Từ bảng phân tích cho thấy nước thải sau khi xử lý đạt TCVN 5945-2005 cột B. Chỉ tiêu vật lý cảm quan: Để đánh giá tính chất lý học của nước thải, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu vật lý cảm quan. Kết quả xét nghiệm được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.4 : Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu vật lý cảm quan của nước thải trước xử lý Chỉ tiêu/ Đơn vị Kết quả khảo sát TCVN 5945-2005 giới hạn B Màu Xám xỉn - Mùi Rất nặng - Nhiệt độ 0C 26 40 Cặn lơ lửng (mg/l) 350 80-100 Tổng cặn (mg/l) 517 - Từ kết quả bảng 3.4 cho chúng ta thấy: - Nhiệt độ nước thải của nhà máy nghiên cứu đều trong giới hạn B cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005 - Các chỉ tiêu màu, mùi, tổng cặn tuy chưa có hướng dẫn, song đều ô nhiễm rất nặng. Bảng 3.5. So sánh các chỉ tiêu lý học của nước thải trước và sau xử lý Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý TCVN Mầu Xám xỉn Vàng nhạt - Mùi Rất nặng Nhẹ Nhiệt độ 0C 26 25 40 Cặn lơ lửng (mg/l) 350 80 80-100 Tổng cặn (mg/l) 517,5 120 - p < 0,01 Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy: Màu của chất thải từ xám xỉn sang màu vàng nhạt. Trong khi màu xám xỉn thì độ trong của nước thải hầu như không có, khi chuyển sang màu vàng nhạt bằng cảm quan chúng ta cũng thấy rõ độ trong của nước sau xử lý. Mùi của chất thải trước xử lý rất nặng mùi, khó chịu, sau xử lý còn mùi nhẹ, dễ chịu. 31 b) Chất lượng nước nguồn tiếp nhận. Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945-2005 cột B Ph 6,7 5,5-9 Độ đục F.T.U 200 - BOD5 mg/l 850 50 COD mg/l 1100 80 TSS mg/l 400 100 PO43- mg/l 30 100 N-NH3 mg/l 7,5 1 Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu NGK Nguồn tiếp nhận của nước thải đầu ra Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương là mương dẫn nước thải chung của Thành phố Hải Dương (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) do đó để thuận tiện trong đánh giá chúng tôi dùng TCVN 5945 cột B làm tiêu chuẩn so sánh, đánh giá. Qua bảng kết quả phân tích cho thấy hầu hết các thông số ô nhiễm liên quan đến các thông số đặc trưng của lọai hình sản xuất bia đều cao hơn nhiều lần so với TCVN 5945-2005 cột B. BOD5 cao hơn TCCP 17 lần. COD cao hơn TCCP 13,75 lần. TSS cao hơn TCCP 4 lần. Và N-NH3 cao hơn TCCP 7,5 lần. c) Nước thải sinh hoạt Nước từ các khu vệ sinh: nhà xí tự hoại, nước tắm giặt. Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt. STT Thông số Đơn vị Kết quả 1 BOD5 mg/l 220-300 2 COD mg/l 350-400 3 N tổng mg/l 41-50 4 P tổng mg/l 8-10 5 SS mg/l 75-90 Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu NGK Thang Long University Library 32 Bảng 3.8: Khối lượng nước thải do hoạt động chuyên môn và sinh hoạt của Công ty. Thông tin nghiên cứu Kết quả khảo sát Số nhân viên 750 Nước thải hoạt động chuyên môn (m3/24h) 1200 Nước thải sinh hoạt của CBNV m3/24h 50 Tổng số nước thải m3/24h 1250 Từ kết quả bảng 3.8 cho chúng ta thấy khối lượng nước thải tại đơn vị là rất lớn. d) Nước mưa chảy tràn Nước mưa sẽ ảnh hưởng trực tiếp khi chảy qua Công ty sẽ cuốn theo các chất cặn bã, đất, dầubị rơi vãi trong hoạt động sản xuất. Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước mưa chảy tràn từ Công ty Các chỉ tiêu Tổng rắn lơ lửng N tổng P tổng COD Kết quả 12-21 mg/l 0,4-1,7 mg/l 0,004-0,05 mg/l 18-32mg/l Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu NGK Như vậy hiệu quả xử lý ô nhiếm nước thải về các chỉ tiêu lý học, hóa học và vi sinh vật của Công ty là rất cao, thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường nước bề mặt. 3.2 Kết quả chỉ tiêu vi sinh vật. Chỉ tiêu vi sinh vật dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước nói chung. Qua nghiên cứu cho thấy tại bảng sau: Bảng 3.10. Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh vật của nước thải công nghiệp trước xử lý Chỉ tiêu/ Đơn vị Kết quả nghiên cứu TCVN 5945-2005(cột B) Tổng số Coliform VK/100ml 1,1.107 10.103 33 Bảng 3.11. So sánh các chỉ tiêu vi sinh vật của nước thải trước và sau xử lý Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý TCVN Tổng Coliform (VK/100ml) 1,1.107 2.3.103 10.103 p<0,01 Qua kết quả bảng 3.11 cho chúng ta thấy: Số lượng Coliform trong nước thải giảm xuống còn rất thấp sau khi đã qua xử lý Như vậy hiệu quả xử lý ô nhiếm nước thải của Công ty là rất cao, triệt để thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường nước bề mặt. Thang Long University Library - 34 - Bảng 3.12 : Các yếu tố vi khí hậu tại Công ty Cổ phần bia HN-HD Địa điểm lấy mẫu Khu nồi hơi Tổ nghiền Khu lên men Trung tâm nhà máy Vị trí góc phía Tây (bên ngoài nhà máy cuối hướng gió) Ký hiệu K1 K2 K3 K4 K5 Các yếu tố khí hậu Nhiệt độ oC 26,2 27,6 27,2 28,0 25,5 Độ ẩm % 79,7 73 73 69,3 71 Vận tốc gió m/s 0,39 2,31 1,2 0,43 1,54 Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu Nước giải khát. - 35 - Bảng 3.13 : Hiện trạng môi trường không khí Công ty Cổ phần bia HN-HD Địa điểm lấy mẫu Khu nồi hơi Tổ nghiền Khu lên men Trung tâm nhà máy Vị trí góc phía Tây (bên ngoài nhà máy cuối hướng gió) TCVN 5937-2005 (trung bình 24h) và TCVN 5938-2005 (trung bình ngày đêm). Ký hiệu K1 K2 K3 K4 K5 Nguồn: Viện nghiên cứu Bia Rượu Nước giải khát. Ghi chú: KPHĐ: không phát hiện được. Các thông số ô nhiễm môi trường không khí CO mg/m3 2,52 3,0 2,8 2,38 3,5 5 SO2 mg/m3 0,142 1,0 0,46 0,159 0,42 0,3 NO2 mg/m3 Vết Vết KPHĐ 0,096 Vết 0,1 H2S mg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,008 CO2 mg/m3 0,90 0,85 0,82 0,95 0,80 NH3 mg/m3 0,01 0,01 0,06 0,05 0,07 0,2 Bụi mg/m3 1,2 1,8 1,4 1,2 1,6 0,2 Thang Long University Library 36 3.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Bảng 3.14: Trang thiết bị bảo hộ công nhân trong quá trình làm việc. STT Trang thiết bị Số lượng 1 Khẩu trang 1.200 chiếc 2 Găng tay bảo hộ (vải, cao su) 750 đôi 3 Mũ bảo hộ 500 chiếc 4 Quạt thông gió 50 chiếc 5 Điều hòa 40 chiếc 6 Máy lọc không khí công nghiệp 35 chiếc 7 Bể chứa nước thải 5 chiếc 8 Xe chở rác 5 chiếc 9 Thùng rác và chổi 12 chiếc 37 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1 Những yếu tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu vệ sinh nước thải. Khối lượng nước sinh hoạt được cung cấp hàng ngày cho một ngày đêm và cho mỗi cán bộ công nhân viên đều phải phù hợp với TCVN 5945-2005 giới hạn B. Khối lượng nước cấp sau khi được sử dụng cho các hoạt động chuyên môn và sinh hoạt sẽ trở thành nước thải. Đây là lượng nước thải có ý nghĩa về tính chất pha loãng giảm thiểu mức ô nhiễm nguồn nước mặt. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: + Khối lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất tại Công ty là 21.528 m3/năm. So với TCVN thì lượng nước cấp cho Công ty đạt yêu cầu. + Khối lượng nước dùng để rửa nguyên liệu, rửa các thiết bị, dụng cụ hay nhà xưởngđược tính toán là 63.000 m3/năm. + Khối lượng nước phục vụ cho sinh hoạt ước tính là 6.300 m3/năm. + Nước dùng cho phòng cháy chữa cháy được dự trữ trong các bồn chứa khoảng 20 m3. Như vậy, Công ty đã có biện pháp phòng chống được các sự cố cháy nổ tại nơi sản xuất. + Khối lượng nước thải ra của Công ty là 360.000 m3/năm trương ứng với 1.200 m3/ngày đêm. Đây là mức nước thải rất lớn, nhưng cũng chứng tỏ rằng công suất lao động hàng ngày của Công ty Bia không nhỏ. Hệ thống thoát nước của Công ty đã được chia thành 2 hệ thống, một để thoát nước mưa và một để thoát nước thải. Có thể nói đây là bước tiến bộ lớn về thiết kế của Công ty so với nhiều KCN khác. Với lượng nước mưa hàng năm tại Công ty Bia là 167m3/ngày đêm, thì lượng nước mưa trung bình cả năm tại đây rất lớn, lớn hơn cả lượng nước sinh hoạt mà Công ty được cung cấp. Vì đã tách riêng 2 hệ thống thu gom nước thải nên giảm được rất nhiều lượng nước cần phải xử lý. Với hệ thống cống thoát có kích thước lớn từ có thể thoát được lượng nước trên mà không gây ứ tắc. Hệ thống nhà vệ sinh của Công ty mặc dù đã được xây dựng theo kiểu hố xí tự hoại hợp vệ sinh song để tránh ô nhiễm do phân, nước tiểu tràn ra ngoài cần phải thường xuyên kiểm tra rò rỉ và định kỳ bơm hút chất thải. Hệ thống thoát nước của nhà máy đều phù hợp với tiêu chuẩn, tuy nhiên cần phải nạo vét thường xuyên, kiểm tra sửa chữa, thay thế kịp thời những chỗ hỏng hóc, loại bỏ những vật gây ứ tắc đảm bảo hệ thống thông thoát từ đầu nguồn tới cuối nguồn. 4.2 Thực trạng về các chỉ tiêu nước thải tại Công ty Bia. Nước thải của Công ty Bia Hải Dương chủ yếu từ các công đoạn nấu-đường hóa, lên men và các công đoạn lọc, chiết có đặc điểm là chứa các chất hữu cơ cao, Thang Long University Library 38 không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học như: hydrocacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vóncùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu, rồi có chủ yếu protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn trong công đoạn lên men, chất rắn và đặc biệt là còn có một số lượng rất lớn các loại vi sinh vật gây bệnh. Kết quả phân tích các mẫu nước thải về chỉ tiêu vệ sinh nước thải của nhà máy được nghiên cứu và đánh giá so sánh với TCVN như sau: Chỉ tiêu cảm quan và vật lý: + Nhiệt độ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tại khu nồi hơi là 26,2oC, tại tổ nghiền là 27,6oC, tại khu lên men là 27,2oC, tại trung tâm nhà máy là 28oC, ở khu vực trung tâm nhà máy là 25,5oC là phù hợp với điều kiện thời tiết ở giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2011. Với giá trị này nhiệt độ nước thải tại đơn vị nằm trong TCVN 5945-2005 (40oC). + Màu và mùi: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy mùi nước thải tại Công ty và khu vực xung quanh là rất nặng mùi và khó chịu, đặc trưng cho sự phân hủy các chất hữu cơ. Màu của nước thải đều có màu xám xỉn và xám đen biểu hiện sự ô nhiễm rất nặng. + Cặn lơ lửng: Kết quả phân tích cho thấy ở nhà máy cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945-2005. Tại nhà máy là 350 mg/l lớn hơn TCVN 3,5 lần. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về nước thải Viện nghiên cứu Bia Rươu –NGK.[33]. + Tổng cặn: Lượng tổng cặn là toàn bộ chất rắn hòa tan, các chất keo, các chất lơ lửng có trong nước thải. Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy tại Công ty Bia là 517,5 mg/l, hiện TCVN chưa có hướng dẫn song giá trị này tại Công ty đều cao, biểu hiện nước thải bị ô nhiễm rất nặng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu “Xử lý nước thải tại nhà máy sản xuất Bia” của Viện nghiên cứu Bia Rượu – NGK.[33] Chỉ tiêu hóa học của nước thải: + Độ pH: Kết quả nghiên cứu độ pH của chúng tôi tại dòng thải tổng trước khi vào hệ thống xử lý là 8,7. Lượng nước nguồn tiếp nhận được kiểm tra là 6,7. Tất cả các kết quả này hoàn toàn phù hợp với các tác giả của Viện nghiên cứu Bia Rượu-NGK.[33]. Độ pH thu được tại các đơn vị nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN (5,5-9,0). + Nhu cầu oxy hóa sau 5 ngày: 39 Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước bởi các chất hữu cơ. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy kết quả tại dòng thải tổng trước khi đi vào hệ thống xử lý nồng độ BOD5 là 1278 mg/l, nước tại nguồn tiếp nhận là 850 mg/l, nước thải tại các khu vệ sinh hay sinh hoạt của cán bộ công nhân viên là từ 200-300 mg/l, giá trị này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chu Thái Thành (2011) [1], so với tiêu chuẩn 5945-2005 giới hạn B thì vượt rất cao tại nguông nước thải trước khi vào hệ thống xử lý là 25,6 lần, tại nguồn nước tiếp nhận là gấp 17 lần và lượng nước thải tại khu sinh hoạt của nhân viên là gấp 6 lần. Những kết quả này đều tương thích với những nghiên cứu tại Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2010) [5] và Viện nghiên cứu Bia Rượu – NGK (2010) [33]. + Nhu cầu oxy hóa học: Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu COD của địa điểm nước thải tổng là 1660 mg/l cao gấp 20,75 lần so với TCVN, ở nơi tiếp nhận nước nguồn nồng độ của COD là 1100 mg/l, cao gấp 13,75 lần và ở khu sinh hoạt của nhân viên nồng độ COD chỉ cao hơn từ 4,4-5 lần. Các kết quả đều vượt mức tiêu chuẩn 5945-2005 giới hạn B. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Công ty Bia (2011) [1, 33]. + Nitơ tổng: Nitơ tổng là chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm nước thải bởi chất hữu cơ. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tại Công ty là 41-50 mg/l. Cao hơn so với TCVN 5945-2005 (30 mg/l). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chu Thái Thành (2011) [1], Bộ Tài Nguyên – Môi Trường (2010) [5]. + Phosphor tổng: Phosphor tổng theo kết quả nghiên cứu tại Công ty từ 8-10 mg/l, cao hơn TCVN 5945-2005 (6 mg/l). + PO43-: Nồng độ đo được tại Công ty được đo ở nguồn thải tổng trước khi vào hệ thống xử lý là 24 mg/l, tại nước nguồn tiếp nhận là 30 mg/l, cả 2 đều thấp hơn TCVN (100 mg/l). + N-NH3: được đo đạc tại khu nước thải tổng trước khi vào hệ thống xử lý nước thải là 7,2 mg/l; cao hơn 7,2 lần so với TCVN; và lượng N-NH3 được đo ở khu nước nguồn tiếp nhận là 7,5 mg/l cao hơn TCVN 7,5 lần. Số liệu này cũng chính xác với nghiên cứu của Viện nghiên cứu Bia Rượu – NGK [33], của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường (2010) [5] và nghiên cứu của Chu Thái Thành [1]. Chỉ tiêu vi sinh vật của nước thải. + Tổng số Coliform: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các mẫu nước thải tại nhà máy là 1,1.107VK/100ml. So với TCVN giá trị giới hạn B về chỉ tiêu này là 1.103VK/100ml như vậy nước thải tại đây ô nhiễm rất nặng. Thang Long University Library 40 4.3 Hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đã qua quá trình xử lý tại khu xử lý nước thải của Công ty cho chúng ta thấy hiệu quả xử lý của các trạm như sau: Kết quả xét nghiệm về chỉ tiêu vật lý và cảm quan của nước thải sau xử lý: + Nhiệt độ: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được về chỉ tiêu nhiệt độ của nước thải nhà máy trước và sau xử lý đều nằm trong TCVN 5945-2005. + Màu & mùi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy màu và mùi của nước thải được cải thiện từ xám đen, xảm xỉn (trước xử lý) chuyển thành màu vàng nhạt (sau khi được xử lý). Mùi nước thải từ nặng mùi, khó chịu (trước xử lý) chuyển thành nhẹ và dễ chịu (sau xử lý). + Cặn lơ lửng: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được giảm từ 350 mg/l xuống còn 80 mg/l. Sau khi qua xử lý chỉ tiêu này đều có giá trị thấp hơn TCVN 5945-2005. + Tổng cặn: Chỉ tiêu này tuy TCVN chưa có hướng dẫn song theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy sau khi qua trạm xử lý chỉ tiêu này đã giảm, tại nhà máy giảm từ 517,5 mg/l xuống còn 120 mg/l. Kết quả về chỉ tiêu hóa học sau xử lý: + Độ pH: Theo kết quả của chúng tôi nghiên cứu nồng độ chất thải sau xử lý giảm từ 8,7 đến 7,7. Tuy vậy pH vẫn có xu hướng kiềm hóa và đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945-2005 giới hạn B (5,5-9,0). + Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ về xử lý ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu BOD5 thấy giảm mạnh từ 1278 mg/l xuống còn 30 mg/l. Giá trị BOD5 sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (50 mg/l). + Nhu cầu oxy hóa học: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tại nhà máy giảm từ 1660 mg/l xuống còn 53 mg/l. Theo TCVN 5945-2005 giới hạn B là 80-100 mg/l, như vậy chỉ tiêu này Công ty là đạt yêu cầu. + N-NH3: kết quả đo được sau khi qua hệ thống xử lý là 0,4 mg/l đạt yêu cầu so với TCVN (1 mg/l). Kết quả chỉ tiêu vi sinh vật sau xử lý: + Tổng Coliform: 41 Kết quả chỉ tiêu vi sinh vật lượng sau xử lý: Tổng Coliform giảm xuống chỉ còn gần bằng 50% TCVN 5945-1995. Tại nhà máy giảm từ 1.1.107VK/100 ml xuống còn 2,3.103VK/100 ml. Hiệu quả đối với môi trường và xã hội: Từ hiệu quả cao của công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp với kỵ khí (UASB) để xử lý nước thải đạt TCVN 5945-2005 (cột B) được các cấp lãnh đạo đã quan tâm đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, để đảm báo nước thải sau khi qua trạm xử lý không làm ô nhiễm môi trường nước mặt, ngăn chặn ô nhiễm mầm bệnh và có thể tận dụng làm nước tưới cho nông nghiệp. Từ những kết quả thu được ở trên có thể khẳng định rằng hệ thống xử lý nước thải của Công ty đạt kết quả rất tốt và có thể áp dụng rộng rãi cho các KCN khác. 4.4 Hiệu quả từ việc cung cấp thiết bị lao động cho công nhân viên. Công ty đã chuẩn bị cho cán bộ nhân viên trên các phòng ban cũng như nhân viên chịu trách nhiệm dưới các khu vực sản xuất các trang thiết bị thiết yếu như khẩu trang, kính, mũ quần áo bảo hộnhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân của các cán bộ, các nhân viên. Không những vậy còn giúp ích cho công việc thu dọn vệ sinh Công ty, làm sạch môi trường tại nơi làm việc, nơi sản xuất, góp phần làm tăng chất lượng đới sống nhân viên cũng như tăng chất lượng sản xuất bia cho Công ty. Thang Long University Library 42 Chương 5. KẾT LUẬN Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương là một đơn vị sản xuất hiệu quả, đóng góp cho ngân sách, cho địa phương liên tục tăng trưởng cao, góp phần ổn định xã hội và cung cấp sản phẩm bia đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng không những phục vụ cho nhân dân trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Công ty còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 300 cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương cũng là một doanh nghiệp đang từng bước thực thi Luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan đến môi trường, không những trên địa bàn Tỉnh mà còn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách trong việc ứng dụng triển khai các hoạt động nghiên cứu về sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Từ năm 2000, Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học với công suất 200 m3/ngày và tới nay hệ thống hoạt động ổn định công suất tăng lên 1.200 m3/ngày. Hiện tại hệ thống vẫn hoạt động ổn định, chất lượng nước thải luôn đạt nước thải loại A theo TCVN 5945-2005, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và sức khỏe cho công nhân viên. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Chu Thái Thành (2011), Bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, Tạp chí Cộng Sản, số 822 (4-2011), Tr 22-35. [2] Bộ Công Nghiệp (2006), Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ nâng công suất từ 20 triệu lên 50 triệu lít bia/năm của Công ty Cổ phần Bia Hà Nôi – Hải Dương, Hải Dương, Tr 8, 14-18, 25-41, 52-54. [3] Bộ Khoa Học, Công nghệ và Môi trường (2002), Tuyển tập 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, Trung tâm tiêu chuẩn Chất lượng, Hà Nội. [4]. Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường(2000), Hệ thống thông tin Địa lý GIS, Hà Nội, Tr 29-31. [5] Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội, Tr 27- 85. [6] Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Tr 28-35, 42-55 , 60-76, 82. [7] Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường, Hà Nội, Tr 24 -43. [8] Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2006), Danh mục các Chất thải công nghiệp nguy hại được phân loại, xác định theo mục 3 của điều này, Tr 1-3. [9] Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2006), Danh mục các Chất thải công nghiệp không nguy hại được phân loại, xác định theo mục 3 của điều này, Tr 1-3. [10] Bùi Tá Long và cộng sự (2007), Xây dựng công cụ tích hợp đánh giá ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm tại các khu công nghiệp, Khí tượng thủy văn, số 9 (561), Tr 10 -22. [11] Bùi Tá Long (2006), Hệ thống thông tin môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM, Tr 8 -11. [12] GS Lê Văn Khoa, Môi trường và thách thức, Đại học Khoa Học Tự Nhiên và Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [13] GS.TS Đặng Kim Chi (2001-2003), Nâng cao chất lượng không khí tại Việt Nam, Bộ KHCN & MT (cũ), Tr 15 – 36. [14] GS.TS Võ Quý (2011), Một số vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Tr 5. [15] Hoàng Đình Hòa (2000), Công nghệ sản xuất malt và bia, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, Tr 15-40. Thang Long University Library 44 [16] Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ (2000), Đánh giá tác động môi trường, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Tr 15-36. [17] Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (2004), Môi trường và cuộc sống, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Việt Nam, Tr 10, 18-20, 33-40. [18] Nguyễn Đình Hoè và n.n.k (1998), Tập bài giảng về môi trường tập I và II, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Tr 20 -45, 25-36. [19] Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1998), Đánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nhà Xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, Tr 12 – 56. [20] Lê Đức Toàn (2010), 200 câu hỏi đáp về môi trường, Cục bảo vệ Môi Trường, Tr 29-31. [21] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học kỹ thuật, Hà Nội, Tr 16. [22] PGS. TS Lương Đức Phẩm (2001), Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp Sinh Học, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, tr 15 – 218. [23] Phần mềm vẽ sơ đồ Edraw Trial Verson. [24] T.S Vũ Văn Mạnh (2008-2009), Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải cho các cụm công nghiệp tập trung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở Tài nguyên & Môi trường, Hà Nội, Tr 25 -140. [25 ] Trần Ngọc Chấn (2001), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập I, II, III , Nhà sản xuất Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Tr 14, 30-68. [26] Tổng cục Môi trường (2005), Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, Hà Nội, Tr 25. [27] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2000), TCVN 6705:2000 Chất thải rắn không nguy hại – phân loại, Bộ Khoa học và Công nghệ. [28] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2005), TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp- Tiêu chuẩn thải , Bộ Khoa học và Công nghệ. [29] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2005), TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn không khí xung quanh , Bộ Khoa học và Công nghệ. [30] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2005), TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệpđối với bụi và các chất hữu cơ, Bộ Khoa học và Công nghệ. [31] Tổng cục Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm (2010), Xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, Hà Nội, Tr 5-10. [32] Trường Đại Học Y Thái Nguyên (2010), Hiện trạng môi trường các khu công nghiệp năm 2011, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Tr 11-24. 45 [33] Viện Nghiên cứu Bia Rượu – NGK (2010), Xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia, Hải Dương, Tr 14-86. TIẾNG ANH [34] A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies (2007), Assessment of sources of air, water and land pollution. Part I and II, Pg 35-58. [35] Crutzen P.J (2005), Geological Era: Human Impacts on Climate and Environment, The Anthropocene: The Current Human-dominated, Pg 22, 46-100, 245. [36] FAO (2001), State of World’s Forest, Rome, Pg 21- 40. [37] IPCC (2007), Climate Change 2007, Working Group I to the Fourth Assessment, Policymakers, Pg 28-80. [38] GEA International Conference: Climate Change and its Effects on Sustainable Development. October 15-16, 2005, Tokyo, Japan, Pg 76-136. [39] Michael Allaby (1995), Basics of environmental science, Publisher .Routledge, London-NewYork, Pg 10. [40] Oriental, Current World Environment , Journal Of Chemistry , No. RN 38570/84 (Govt. of India), Pg 38-107. [41] Report of the Intergovermental Panel on Climate Change, Geneva (2007), “Solar Energy-Based Society” Full of Vibrant Life, Tokyo, Japan, Pg 12-18. [42] THOMSON REUTERS, Biosciences Biotechnology Research Asia ISI, RESEARCH JOURNAL, USA, Pg 16, 33-37, 56-58, 286-304. [43] The Asahi Glass Foundation (2010), Condition for Survival Toward a Standar of methods for the water and wastewater, 15 th edition, 1981, Pg 10-68. [44] UNEP (2007), GEO 4, Global Environment Outlook Environment for Development, Pg 10, 96-100. [45] UNEP (2010), Biodiversity and Ecosystem Restoration for Sustainable Development. Dead Planet, Living Planet, Pg 50-68. Thang Long University Library 46 PHỤ LỤC I: Phương pháp xử lý nước thải bằng Công nghệ phân hủy sinh học - Aeroten 47 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải (Trần Hiếu Nhuệ) Nước thải Công nghệ phân hủy sinh học – Aeroten và ứng dụng ở điều kiện Việt Nam: Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng phương pháp phân hủy kỵ khí hoặc hiếu khí để xử lý nước thải. Đặc biệt là những nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Các công trình phân hủy hiếu khí gồm bể Aeroten, bể lọc sinh học nhỏ giọt và cao tải, cột phản ứng, đĩa quay Lý thuyết xử lý nước thải trong bể Aeroten được nhắc đến đầu tiên từ năm 1887 do nhà bác học người Anh- Dudin, nhưng mãi tới năm 1914 mới được áp dụng trong thực tế. Trong nước thải chứa các chất bẩn hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa và trong điều kiện môi trường thích hợp (cung cấp oxy, nhiệt độ nước thải và nhiệt độ môi trường, pH, nồng độ các chất độc hại không vượt quá giới hạn cho phép) thì có thể dùng phương pháp sinh hóa để xử lý. Điều kiện đầu tiên là phải đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục vì trong quá trình oxy hóa tạo sinh khối của chúng. Có thể cung cấp oxy bằng phương thức cưỡng bức hay tự nhiên. Nhiệt độ cũng là điều kiện quan trọng. Nhiệt độ nước thải (phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nhiệt độ môi trường) ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải trong các công trình xử lý không dưới 60C và không quá 370C. Điều này giải thích tại sao các nước Châu Âu hoặc các nước có khí hậu hàn đới khó áp dụng công nghệ phân hủy sinh học – Aeroten để xử lý nước thải. Xáo trộn hấp phụ ozon hóa Nước thải Trung hòa Lọc cát Lắng 1 Ozon hóa học Aeroten or lọc sinh học Lắng 2 Làm thoáng Lọc sinh vật Xả ra sông Thang Long University Library 48 Ngoài ra, một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quá trình xử lý sinh học là pH, nồng độ các chất hữu cơ, các kim loại nặng. Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có lợi thế trong việc áp dụng công nghệ phân hủy sinh học bằng phương pháp nhân tạo trong xử lý nước thải. 49 PHỤ LỤC II: Một số hình ảnh thực tế tại Công ty Bia Hà Nội - Hải Dương. Thang Long University Library 50 Toàn cảnh khu phía Tây Công ty-nơi chứa keg bia Khu vực súc rửa chai Khu lò hơi, công nhân đang cho than vào lò. Xe chuyên dụng, đang xếp dỡ các keg bia. Xe tải vận chuyển bia. Nhân viên đang vệ sinh khu lấy bia. 51 Khách hàng tới mua bia Nơi chứa keg bia Khu vực đóng chai thành phẩm. Phía sau lò hơi. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR ƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KH OA KHOA HỌC - SỨC KHỎE K HÓ A LU ẬN TỐ T Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa12669_758_7532.pdf
Luận văn liên quan