Khóa luận Tìm hiểu công tác bổ sung tài liệu tại trung tâm thông tin – tư liệu – thư viện học viện báo chí và tuyên truyền

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo được rất nhiều đội ngũ cán bộ như cán bộ Đảng, cán bộ Báo chí đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước. Có được thành công ấy là nhờ sự đóng góp không nhỏ của Trung tâm TT – TL – TVHVBC&TT. Trung tâm là giảng đường thứ hai, là nơi cung cấp những tài liệu có giá trị phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập của đội ngũ cán bộ, sinh viên, học viên trong trường. Nhận thức được vai trò to lớn của mình trong việc đào tạo cử nhân, nhiều năm qua Trung tâm đã luôn cố gắng tới việc xây dựng cho mình vốn tài liệu có chất lượng cao thông qua việc bổ sung những tài liệu mới phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức

pdf9 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu công tác bổ sung tài liệu tại trung tâm thông tin – tư liệu – thư viện học viện báo chí và tuyên truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN -------------------------- TÌM HIỂU CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN – TƯ LIỆU – THƯ VIỆN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN THỊ NGÀ SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ KHUYÊN LỚP : THƯ VIỆN 41B HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1  CHƯƠNG 1 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – THƯ VIỆN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỚI CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU .................................................................................................................. 5  1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền .................................................................................................. 5  1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm ............................. 5  1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ................................................. 7  1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ...................................................... 9  1.1.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị ......................................................... 12  1.1.5 Người dùng tin ................................................................................. 13  1.2 Lý luận về công tác bổ sung tài liệu ........................................................... 15  1.2.1 Quan điểm về bổ sung tài liệu .......................................................... 15  1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của của công tác bổ sung tài liệu đối với hoạt động của Trung tâm ................................................................................... 17  1.2.3 Nguyên tắc bổ sung .......................................................................... 21  CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – THƯ VIỆN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ........................................................................... 25  2.1 Nguồn bổ sung của Trung tâm ................................................................... 25  2.1.1 Nguồn mua ....................................................................................... 25  2.1.2 Tặng biếu .......................................................................................... 31  2.1.3 Nguồn nội sinh ................................................................................. 34  2.2 Công tác bổ sung tài liệu ............................................................................ 35  2.2.1 Kinh phí bổ sung .............................................................................. 36  2.2.2 Chính sách bổ sung .......................................................................... 40  2.2.3 Quy trình bổ sung ............................................................................. 46  2.3 Thực trạng vốn tài liệu ............................................................................... 54  2.3.1 Loại hình........................................................................................... 54  2.3.2 Ngôn ngữ .......................................................................................... 57  2.3.3 Nội dung tài liệu ............................................................................... 62  2.4 Nhận xét ..................................................................................................... 64  2.4.1 Ưu điểm ............................................................................................ 64  2.4.2 Nhược điểm ...................................................................................... 66  CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU - THƯ VIỆN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN .......................... 70  3.1 Giải pháp chung ......................................................................................... 70  3.2 Giải pháp cụ thể ......................................................................................... 71  3.2.1 Về chính sách bổ sung ...................................................................... 71  3.2.2 Về kinh phí bổ sung ......................................................................... 72  3.2.3 Về chất lượng tài liệu thêm mới vào Trung tâm .............................. 73  3.2.4 Về đội ngũ cán bộ bổ sung ............................................................... 76  3.2.5 Về công tác tìm hiểu nhu cầu tin ...................................................... 77  3.2.6 Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bổ sung ....... 78  3.2.7 Về việc thanh lý tài liệu.................................................................... 79  KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 82  PHỤ LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo UNESCO: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Trong những năm gần đây, hoạt động thông tin thư viện đang ngày càng được coi trọng và phát triển. Thư viện không những là nơi lưu trữ, bảo tồn mà còn là nơi truyền bá di sản văn hóa và tri thức. Để thư viện hoạt động hiệu quả và trở thành kho tàng tri thức của nhân loại thì các thư viện cần phải tăng cường bổ sung vốn tài liệu. Vì vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng tin càng lớn và càng có sức hút đối với người dùng tin. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ trên toàn thế giới đang phát triển như vũ bão, các thành tựu khoa học đua nhau ra đời với tốc độ chóng mặt, tạo nên hiện tượng “bùng nổ thông tin”, thông tin đã trở thành một vấn đề bao trùm toàn thế giới dẫn đến số lượng tài liệu được sản sinh một cách nhanh chóng. Những tài liệu đó không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức. Lượng thông tin lớn làm cho nhu cầu về thông tin trở nên cấp bách và mạnh mẽ hơn. Trước thực tế đó, một vấn đề đặt ra cho mỗi thư viện là phải đưa ra cho mình một hoạch định đúng đắn, một nhận thức rõ ràng trong công tác bổ sung vốn tài liệu. 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, không chỉ có nhiệm vụ đào tạo đại học, cao học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành Lý luận, Chính Trị Mác – LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tư tưởng – văn hóa, báo chí và truyền thông đại chúng cho Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một thư viện chuyên ngành – nơi có nhiều đóng góp tích cực trong công tác đào tạo và bồi dưỡng của Học viện. Trong những năm gần đây, Học viện đã mở thêm nhiều chuyên ngành qua đó thu hút thêm nhiều sinh viên và học viên, làm gia tăng số lượng người dùng tin của Trung tâm. Số lượng người dùng tin đông đảo đó cùng với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu về thông tin mới, tài liệu mới - đặc biệt là các tài liệu về chính trị - xã hội. Vì vậy việc đảm bảo đủ tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy , bồi dưỡng học viên, sinh viên tại Học viện là quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã không ngừng chú trọng và đầu tư vào bổ sung tài liệu để xây dựng được nguồn tài liệu đạt chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là sự đối lập giữa nhu cầu thông tin càng lớn với kinh phí còn hạn hẹp, khiến cho công tác bổ sung gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bổ sung ở Trung tâm Thông tin – Tư liệu – thư . Xuất phát từ thực tế nói trên nên em đã chọn đề tài “Tìm hiểu công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện 3 Báo chí và Tuyên truyền” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa, chuyên ngành Thư viện Thông tin của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu : Công tác bổ sung tài liệu. Phạm vi nghiên cứu : Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 2007 đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện bài khóa luận em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu :  Quan sát tìm hiểu hoạt động thực tế của Trung tâm  Trao đổi, tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo và các cán bộ thư viện tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền  Thu thập, xử lý tài liệu và số liệu liên quan đến đề tài 4. Cấu trúc của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền với công tác bổ sung tài liệu Chương 2: Thực trạng công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 81 KẾT LUẬN Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo được rất nhiều đội ngũ cán bộ như cán bộ Đảng, cán bộ Báo chíđóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước. Có được thành công ấy là nhờ sự đóng góp không nhỏ của Trung tâm TT – TL – TVHVBC&TT. Trung tâm là giảng đường thứ hai, là nơi cung cấp những tài liệu có giá trị phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập của đội ngũ cán bộ, sinh viên, học viên trong trường. Nhận thức được vai trò to lớn của mình trong việc đào tạo cử nhân, nhiều năm qua Trung tâm đã luôn cố gắng tới việc xây dựng cho mình vốn tài liệu có chất lượng cao thông qua việc bổ sung những tài liệu mới phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Từ vốn tài liệu ít ỏi ban đầu, đến nay Trung tâm đã xây dựng được cho mình nguồn vốn tài liệu tương đối lớn (với 280000 bản sách, 240 loại báo – tạp chí và nhiều loại hình khác) góp phần không nhỏ vào việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của NDT. Có được thành tựu như vậy phải kể đến công sức lớn lao của các cán bộ tại Trung tâm. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đã trở thành chiếc cầu nối, giúp NDT tiếp cận được nguồn thông tin tương đối đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của mình. Trong thời gian đi thực tập tại Trung tâm và qua quá trình tìm hiểu công tác bổ sung tại đây, bản thân em hy vọng bài khóa luận của mình sẽ được Trung tâm cũng như người dùng tin quan tâm để từ đó thực hiện những giải pháp tốt nhất cho công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm ngày một hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu của NDT đạt hiệu quả cao nhất. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học: Giáo trình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền – 50 năm xây dựng và phát triển: Kỷ yếu hội thảo (2012), Hà Nội. 3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Quyết định số 782/QĐ-HVCTQG ngày 04/5/2006 về việc chuyển Phòng Thông tin – Tư liệu – Thư viện thành Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 4. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 5. Lê Văn Viết, Lạm bàn về một số thuật ngữ ngành Thư viện – Thông tin, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, số 2, tr.17-26. 6. Lê Văn Viết (2007), Văn bản pháp quy Việt Nam về thư viện: Giáo trình, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Ngà, tập bài giảng môn học “Xây dựng và phát triển Vốn tài liệu”. 8. Nguyễn Yến Vân, Vũ Dương Thúy Ngà (2006), Thư viện học đại cương: Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin học, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 9. Nguyễn Thanh Thảo (2006), Công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Huệ (2012), Công tác bổ sung tài liệu tại Thư viện Hà Nội: Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành thư viện thông tin, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_thi_khuyen_tom_tat_4842_2065920.pdf
Luận văn liên quan