Đình Lương đã có một số tài liệu, văn bản đề cập tới một số giá trị của
di tích. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện, sâu sắc thì chưa có một
công trình nào.
Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc thống kê,
kiểm kê các loại hình di tích trên cả nước, Viện Viễn Đông Bác Cổ(EFEO) có
nhiệm vụ quản lí, thì đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân
thần và 10 đạo sắc phong. Trong làng Lương có quy định một số hương ước,
tục lệ thành văn và bất thành văn về chăm lo bảo vệ đình làng.
Năm 1989, thể theo nguyện vọng của nhân dân trong thôn, Bảo tàng
tỉnh Hà Bắc đã tiến hành lập Hồ sơ xếp hạng di tích, mọi vấn đề của di tích
như kết cấu kiến trúc, lí lịch, báo cáo khảo sát di tích. đã được nghiên cứu
tương đối đầy đủ, xứng đáng được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích cấp Quốc
gia, tiêu biểu của tỉnh Hà Bắc
9 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu di tích Đình Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA
NGUYỄN HƯNG
TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LƯƠNG
(XÃ TRI PHƯƠNG - HUYỆN TIÊN DU –TỈNH BẮC NINH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số : 52320350
Người hướng dẫn: THS. TRẦN ĐỨC NGUYỄN
HÀ NỘI - 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình viết khoá luận này,em nhận thấy các tài liệu viết về di
tích còn quá ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh
nghiệm chưa nhiều nên gặp không ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của
bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Đức Nguyên, cùng với sự
dạy bảo của các thầy cô trong khoa Di sản văn hóa trường Đại học Văn hoá
Hà Nội, lại được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Ban quản lý di tích đình
Lương và nhiều cụ cao tuổi trong làng. Nhân đây em xin được bày tỏ lòng
biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng do trình độ nhận thức và kiến
thức chuyên môn còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong quý thầy cô lượng thứ và tham gia
đóng góp ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: ĐÌNH LƯƠNG TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ .................. 8
1.1. Tổng quan về làng Lương – xã Tri Phương ...................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên .................................................... 8
1.1.2. Dân cư .......................................................................................... 10
1.1.3. Đời sống kinh tế ........................................................................... 11
1.1.4. Truyền thống cách mạng vàđời sống văn hóa - xã hội .................. 13
1.2. Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đìnhLương ................. 20
1.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................ 20
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích .......................................................... 21
1.3. Nhân vật được thờ trong di tích ...................................................... 23
1.3.1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ................................ 23
1.3.2. Nhân vật được thờ tại đình Lương ................................................ 26
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
LƯƠNG ...................................................................................................... 30
2.1. Giá trịkiến trúc - nghệ thuật đình Lương ....................................... 30
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................. 30
2.1.2. Bố cục mặt bằng .......................................................................... 33
2.1.3. Các hạng mục kiến trúc của đình Lương ....................................... 33
2.1.3. Trang trí trên kiến trúc .................................................................. 37
2.1.4. Các di vật tiêu biểu trong di tích ................................................... 41
2.2. Lễ hội đình Lương ............................................................................ 47
2.2.1. Thời gian và không gian lễ hội ..................................................... 48
2.2.2. Chuẩn bị lễ hội ............................................................................. 49
2.2.3. Diễn trình lễ hội............................................................................ 50
2.2.4. Giá trị của lễ hội ........................................................................... 60
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
ĐÌNH LƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................. 62
3.1. Hiện trạng di tích đình Lương ......................................................... 62
4
3.1.1. Hiện trạng không gian cảnh quan ................................................. 62
3.1.2. Hiện trạng kiến trúc ...................................................................... 62
3.1.3. Hiện trạng di vật ........................................................................... 63
3.1.4. Thực trạng lễ hội .......................................................................... 64
3.2. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích đình Lương ............................... 64
3.2.1. Cơ sở pháp lí bảo vệ di tích .......................................................... 64
3.2.2. Giải pháp bảo quản di tích ............................................................ 65
3.2.3. Giải pháp tôn tạo di tích ............................................................... 69
3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý di tích .............................. 69
3.3. Khai thác,phát huy giá trị di tích đìnhLương ................................. 72
KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................... 79
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu
trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình,
chùa, đền, miếu, lăng tẩm...Không đơn thuần chỉ là công trình văn hóa tín
ngưỡng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người mà di tích lịch sử - văn hoá
còn lưu giữ nguồn sử liệu phong phú, những bảo tàng về kiến trúc - nghệ
thuật, cổ vật đặc sắc và những giá trị văn hoá phi vật thể thông qua lễ hội và
các hình thức diễn xướng dân gian. Đình làng với tư cách là một trung tâm
hành chính, văn hóa và tín ngưỡng của một cộng đồng, đã trải qua lịch sử phát
triển hàng trăm năm, mang trên mình các lớp trầm tích văn hóa của cư dân
nông nghiệp lúa nước. Một trong 7 nhiệm vụ cụ thể được nêu ra trongNghị
quyết hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc là “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”. Nghiên cứu về đình làng
và các giá trị của nó là một trong những bước đi đầu tiên để bảo tồn và phát
huy khối di sản văn hóa truyền thống này.
Nằm trên vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, đình Lương, xã Tri
Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một ngôi đình cổ, một công trình bề
thếvới những nét son về nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc đình làng
Việt Nam cuối thế kỉ XVII. Cùng với đó là hệ thống di vật, cổ vật phong phú,
đa dạng niên đại thời Hậu Lê, Nguyễn còn khá nguyên vẹn, mang nhiều giá trị
văn hóa, thẩm mỹ. Đồng thời đây cũng là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng,nơi
gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của cư dân làng
Lương thông qua hoạt động thờ cúng Thành hoàng, lễ hội và các hình thức
diễn xướng dân gian đặc sắc. Với những giá trị tốt đẹp mang trên mình, đình
Lương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm và xếp hạng là Di
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gianăm 1990.
6
Đình Lương đã có một số tài liệu, văn bản đề cập tới một số giá trị của
di tích. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện, sâu sắc thì chưa có một
công trình nào.
Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc thống kê,
kiểm kê các loại hình di tích trên cả nước, Viện Viễn Đông Bác Cổ(EFEO) có
nhiệm vụ quản lí, thì đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân
thần và 10 đạo sắc phong. Trong làng Lương có quy định một số hương ước,
tục lệ thành văn và bất thành văn về chăm lo bảo vệ đình làng.
Năm 1989, thể theo nguyện vọng của nhân dân trong thôn, Bảo tàng
tỉnh Hà Bắc đã tiến hành lập Hồ sơ xếp hạng di tích, mọi vấn đề của di tích
như kết cấu kiến trúc, lí lịch, báo cáo khảo sát di tích... đã được nghiên cứu
tương đối đầy đủ, xứng đáng được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích cấp Quốc
gia, tiêu biểu của tỉnh Hà Bắc.
Tuy nhiên các tài liệu này mới chỉ bước đầu đề cập tới một số giá trị
nổi bật của di tích, một số nét về kiến trúc, điêu khắc, tín ngưỡng, di vật song
mức độ chi tiết còn nhiều hạn chế, chủ yếu là thống kê, chưa đi sâu phân tích,
chưa nêu được mối liên hệ với các di tích khác. Đồng thời còn thiếu các giải
pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích phù hợp với thời đại mới.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề này, với niềm
say mê nghề nghiệp cùng kiến thức tập hợp sau bốn năm học nên em đã chọn
đề tài: “Tìm hiểu di tích đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du,tỉnh Bắc
Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về lịch sử vùng đất và truyền thống văn hóa làng Lương.
- Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại của đình Lương, xác định
những giá trị của di tích trên hai phương diện:
+ Giá trị văn hóa vật thể: nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang trí kiến
trúc và hệ thống di vật, cổ vật
7
+ Giá trị văn hóa phi vật thể: lễ hội đình làng và các sinh hoạt tín
ngưỡng liên quan.
- Nghiên cứu thực trạng di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
bảo vệ và phát huy giá trị vốn có của di tích trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là di tích đình Lương với các vấn đề về lịch sử,
kiến trúc, điêu khắc, di vật, cổ vật và lễ hội diễn ra tại đình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đặt di tích đình Lương trong không
gian lịch sử văn hóa xã Tri Phương, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu quá trình hình thành, tồn tại của di tích
đình Lương trong phạm vi nguồn tư liệu có được.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp khảo sát điền dã: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh
- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan đến di tích
- Phương pháp liên ngành: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tàng
học, Sử học, Khảo cổ học, Mỹ thuật học, Dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội
học, Du lịch học
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương 1:Đình Lương trong diễn trình lịch sử
Chương 2:Giá trị kiến trúc - nghệ thuật và lễ hội đình Lương
Chương 3:Hiện trạng di tích và các vấn đề bảo tồn, tôn tạo, phát huy
giá trị di tích đình Lương
77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ xã Tri Phương (2009), Lịch sử Đảng bộ xã Tri
Phương, Nxb Hải Phòng, Bắc Ninh.
2. Trần Lâm Biền (2012),Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng
đồngbằng châu thổ sông Hồng, Nxb .Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Trần Lâm Biền (2011), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của
ngườiViệt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận
thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
(2003), Cổ vật Việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Bưu, Nguyễn Xuân Cần, Linh Chi (1982), Địa chí Hà Bắc,
Thư viện tỉnh Hà Bắc, Bắc Ninh.
7. Lê Ngọc Canh (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học Văn hóa
Nghệthuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
9. Nguyễn Du Chi (2011), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
10. Phạm Thị Chỉnh (2013), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
11. Uông Chính Chương, Nguyễn Văn Nam (dịch) (2011), Mĩ học kiến trúc,
Nxb Xây dựng, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Cương (2002), Mĩ thuật đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ - Mộtdi
sản văn hóa dân tộc đặc sắc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
13. Phạm Văn Đấu, Phạm Võ Thanh Hà (2005), Những nền văn hoákhảo
cổ tiêu biểu ở Việt Nam, NxbVăn hóa thông tin, Hà Nội.
78
14. Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử
văn hoá : Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành
Bảo tàng,Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hội, Trương Thị Thọ (1997), Thư mục thần tích thần sắc,
Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Hán Văn Khẩn (2011), Cơ sở khảo cổ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
18. Nguyễn Khởi (2011), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
19. Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.
20. Luật di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (2009),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Lê Viết Nga (2010), Địa danh, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh trong
lịch sử, Bảo tàng Bắc Ninh, Bắc Ninh.
22. Hà Văn Tấn, ảnh: Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_hung_tom_tat_6807_2064479.pdf