Khóa luận góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa và
đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực tiễn đời sống văn hóa công nhân tại
khu công nghiệp.
Khóa luận cung cấp các số liệu, khảo sát và đưa ra đánh giá về đời sống
văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp Khai Quang, chỉ ra những đặc thù
riêng trong hoạt động văn hóa tại khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đời sống văn hóa công nhân khu công
nghiệp Khai Quang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nếu khóa luận được áp dụng tại địa phương sẽ góp phần vào việc nâng
cao đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang và các khu
công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
13 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai quang - Vĩnh yên - Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA HỌC
--------------------
NGUYỄN VĂN QUÂN
TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN
KHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG - VĨNH YÊN -
VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: THS. LÊ THỊ KIM LOAN
HÀ NỘI - 2013
4
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi, tôi đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc
để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân tôi
mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Văn hóa học –
Trường Đại học Văn hóa đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
- Th.s Lê Thị Kim Loan: Cô đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành tốt đề
tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
- Gia đình đã tạo điều kiện học tập tốt nhất.
- Các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin về đề tài trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét
phê bình của quý thầy cô và các bạn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Văn Quân
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA CÔNG NHÂN ........................................................................................................... 13
1.1.Quan niệm về văn hóa ......................................................................... 13
1.2. Quan niệm về đời sống văn hóa ......................................................... 19
1.3.Khái niệm “công nhân” / “nhóm cộng đồng”. .................................. 28
1.4. Vai trò của đời sống văn hóa đối với công nhân lao động .................... 29
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC ......................................... 32
2.1. Đặc điểm đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp Khai Quang. 32
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội phường Khai Quang ........ 32
2.1.2 . Những đặc điểm cơ bản về đời sống văn hóa của công nhân ở khu
công nghiệp Khai Quang. ........................................................................ 35
2.2. Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai
Quang, phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc .............................. 36
2.2.1. Hoạt động thông tin cổ động .......................................................... 37
2.2.2. Hoạt động văn nghệ quần chúng của công nhân ............................ 39
2.2.3. Tham gia hoạt động tại câu lạc bộ, nhà văn hóa. ............................ 41
2.2.4. Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí .................................. 43
2.2.5. Hoạt động thư viện, đọc sách báo ................................................... 46
2.2.6. Hệ thống thiết chế và cảnh quan văn hóa ....................................... 49
2.3. Đánh giá tích cực và hạn chế biểu hiện trong đời sống văn hóa của
công nhân khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc ......... 52
2.3.1. Biểu hiện tích cực ........................................................................... 52
2.3.2. Biểu hiện tiêu cực ........................................................................... 53
6
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP KHAI
QUANG, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC .................................................................................. 56
3.1. Dự báo về sự phát triển của khu công nghiệp Khai Quang, phường
Khai Quang từ nay đến 2020 .................................................................... 56
3.2. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn
hóa của công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang .................................. 57
3.2.1. Phương hướng ................................................................................. 57
3.3.2. Các giải pháp cơ bản ....................................................................... 63
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................... 70
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 73
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Người công nhân là người trực tiếp sản xuất, muốn họ tạo ra được
nhiều sản phẩm cho doanh nghiệp, các công ty phải có những chính sách và
sự quan tâm chu đáo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ. Thực
tế cho thấy, các công ty, doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới năng suất, sản
lượng, lợi nhuận của doanh nghiệp, chưa có nhiều quan tâm tới đời sống văn
hóa của công nhân trong doanh nghiệp. Trong nhiều doanh nghiệp công nhân
phải làm tăng giờ nhưng không được tăng lương. Lương của công nhân thấp,
chất lượng bữa ăn và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, nhiều chính sách và
quy định của nhà nước công nhân không được hưởng, Bộ luật lao động không
được thực hiện đúng và đầy đủ, mức độ thăm hỏi và chia sẻ của nhà quản lý
với công nhân còn ít.... Trước tình hình đó các cấp các ngành cần có biện
pháp phù hợp để giảm bớt những mâu thuẫn và những xung đột, tạo sự hài
hoà trong mối quan hệ xã hội giữa các công ty và công nhân, đảm bảo quyền
lợi cho công nhân trên tất cả các mặt, đặc biệt là nâng cao đời sống văn hóa
cho công nhân.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982).
Đảng ta đã chỉ rõ:
“Một nhiệm vụ quan trọng hiện thời là đưa văn hóa thâm nhập vào đời
sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt là xây dựng và tổ chức đời sống văn
hóa cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi
đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, xí nghiệp, trường
học bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường ấp đều có đời sống văn
hóa”. [13, tr.110].
8
Như vậy, đời sống văn hóa đóng vai trò quan trọng, là bước đi ban đầu,
nhằm phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, thực hiện phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế đang phát triển nhanh, đã và đang
đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trên địa bàn tỉnh
có nhiều khu công nghiệp với số lượng công nhân gần 90 nghìn người. Đây là
đối tượng có đặc thù lao động vất vả, đời sống vật chất và tinh thần của họ
mới chỉ được chăm lo bước đầu. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả xin chọn đề
tài: “Tìm hiểu đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang,
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”, là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này
bước đầu nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa của công nhân khu công
nghiệp Khai Quang, góp phần hình thành những luận cứ khoa học để tiếp tục
nghiên cứu và vận dụng đúng chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp khác
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề đời sống văn hóa là một trong những vấn đề được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình đi sâu tìm hiểu về các vùng
văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh; gia đình văn hóa; văn hóa nghệ thuật
vì sự phát triển xã hội, làng văn hóa... Những công trình này có đóng góp lớn
trong việc làm rõ vai trò, vị trí của đời sống văn hóa trong đời sống nhân dân
lao động. Tiêu biểu là các công trình sau:
- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta của GS.
TS. Hoàng Vinh, NXB Văn hóa thông tin 1999.
9
- Phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa
của PGS. TS. Lê Như Hoa.
- Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới của GS. TS. Hoàng Vinh.
Nhà nghiên cứu Thanh Lê trong cuốn “ Văn hóa với đời sống xã hội”
đã khẳng định tính cấp thiết của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt cần coi trọng:
Văn hóa giáo dục, văn hóa đô thị, văn hóa kiến trúc, văn hóa lối sống, văn
hóa gia đình, văn hóa giai cấp và các tầng lớp xã hội, văn hóa quản lý, văn
hóa nghề nghiệp...
PGS. TS. Phạm Duy Đức và các tác giả khác trong công trình “ Hoạt
động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
đã trình bày thực trạng và đề xuất những quan điểm đối với sinh hoạt văn hóa
vui chơi giải trí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay.
Cục Văn hóa thông tin cơ sở (Bộ Thể thao Văn hóa & Di lịch) đã tổ
chức biên soạn và phát hành cuốn “sổ tay công tác văn hóa thông tin” . Đây
là cuốn sách hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ văn hóa thông tin xã,
phường. Vì vậy các soạn giả đã chọn lọc , đề cập những kiến thức và
phương pháp cơ bản nhằm trang bị cho đội ngũ những người làm công tác
văn hóa - thông tin ở cơ sở, lực lượng tác chiến bám trụ tại các bản, các
làng, các thôn, xóm, xã phường, các khu công nghiệp... có tài liệu học tập,
rút kinh nghiệm và áp dụng vào nhiệm vụ quản lý, tổ chức các hoạt động
văn hóa, thông tin tại địa phương.
Một số đề tài luận văn tốt nghiệp hệ thạc sỹ tại trường Đại học Văn hóa
Hà Nội cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức văn hóa ở những góc độ và địa bàn
khác nhau:
10
+ Luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Đặng Văn Xuyên (khóa 5,
năm 1999 – 2002) “ Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân lao
động ở vùng than Quảng Ninh”.
+ Luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Đỗ Xuân Đán (khóa 6 năm
2000-2003) “Văn hóa gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở Thủ đô
Hà Nội”.
+ Luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Nguyễn Sơn ( khóa 2,
năm 1995 -1997) “ Bảo vệ và xây dựng môi trường văn hóa trên địa bàn tỉnh
Phú Yên”.
+ Luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Phạm Minh Quang (khóa
2, 1995 – 1997) “ Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai”.
+ Luận văn thạc sỹ khoa học văn hóa của tác giả Nguyễn Phong Thu
(khóa 8, năm 2002 – 2005) “ Định hướng giá trị văn hóa cho thanh niên nông
thôn ở Sóc Sơn”.
+ Luận văn thạc sỹ khoa học văn hóa của tác giả Lê Như Hải (khóa 9,
năm 2003-2006) “ Xây dựng môi trường văn hóa ở quận Ngô Quyền Thành
phố Hải Phòng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngoài ra còn có nhiều báo cáo, nhiều bài viết, đề án khác nhau viết về
đề tài đời sống văn hóa. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
trực tiếp về đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang,
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Khóa luận hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa, về
đời sống văn hóa và môi trường văn hóa của các nhóm cộng đồng.
11
Tìm hiểu, khảo sát và đánh giá về thực trạng đời sống văn hóa của công
nhân khu công ghiệp Khai Quang hiện nay.
Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao đời sống văn hóa của công
nhân khu công nghiệp Khai Quang nói riêng và công nhân các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
Nhằm đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trình bày khái quát có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về văn
hóa, về đời sống văn hóa, ý nghĩa và vai trò của đời sống văn hóa đối với
công nhân và sự phát triển của khu công nghiệp Khai Quang .
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa công nhân tại khu
công nghiệp Khai Quang những năm gần đây.
- Dự báo và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng đời sống văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp Khai Quang
trong thời gian tới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, với tư duy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học về đời sống văn hóa ở khu
công nghiệp Khai Quang.
- Kết hợp các phương pháp như tổng hợp, phân tích, thống kê, so
sánh, để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ do đề tài đặt ra.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Văn hóa là khái niệm rộng và mở. Vì vậy, để việc nghiên cứu được tập
trung và để đạt được kết quả tốt, khóa luận xin được giới hạn việc khảo sát ở
12
lĩnh vực văn hóa tinh thần, gắn liền với các nhu cầu, lối sống, nếp sống,
phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của công nhân là chủ
yếu. Không gian giới hạn chính của khóa luận là khu công nghiệp Khai
Quang, phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa và
đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực tiễn đời sống văn hóa công nhân tại
khu công nghiệp.
Khóa luận cung cấp các số liệu, khảo sát và đưa ra đánh giá về đời sống
văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp Khai Quang, chỉ ra những đặc thù
riêng trong hoạt động văn hóa tại khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đời sống văn hóa công nhân khu công
nghiệp Khai Quang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nếu khóa luận được áp dụng tại địa phương sẽ góp phần vào việc nâng
cao đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang và các khu
công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, khóa luận được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa và đời sống văn hóa của
công nhân.
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân tại khu công
nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xây dựng
đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc.
73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn
(tái bản).
2. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Một số văn kiện của Đảng về
công tác tư tưởng – văn hóa, tập 2 (1986 – 2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
3. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa.
4. Trần Lâm Bền (1999) Bảo tồn di tích trong bối cảnh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thực tiễn và giải pháp (trang 385 – 395).
5. C. Mác và Ph. Ăngghen (1996), C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập,
tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban
chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Chức (chủ biên), (2001), Xây dựng tư tưởng, đạo đức,
lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Duy (2005), Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền
thống và hiện đại, Nxb Lao động.
74
11. Thành Duy (2007), Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa,
thời cơ và thách thức. Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
12. Trần Độ (chủ biên), (1984), Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ cở,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
13. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
14. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội.
15. Phạm Duy Đức (chủ biên), (2004), Hoạt động giải trí ở đô thị Việt
Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXb Văn hóa – thông tin,
Hà Nội.
16. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối
sống con người Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17. Lê Như Hoa (1996), Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hóa
các hoạt động văn hóa, (9 – 19).
18. Lê Như Hoa (2000), Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa,
Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển văn hóa và xây dựng con
người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Hy (1985), Mấy vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở hiện nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
21. Đình Quang (2005), Đời sống vân hóa đô thị và khu công nghiệp,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
75
22. Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
23. Trương Quốc Uyên (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục, thể
thao, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.
24. Viện văn hóa (1991), Đời sống văn hóa ở cơ sở thực trạng và những
vấn đề cần giải quyết, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
25. GS. TS. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây
dựng văn hóa ở nước ta, Viện văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
26. Huỳnh Khái Vinh (2000), Phát triển văn hóa phát triển con người,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_van_quan_tom_tat_0196_2066043.pdf