Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn là khâu quan trọng khi tổ chức các khoá tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp. Trước đây việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn chưa được quan tâm sâu sắc. Người ta chỉ thực hiện các khoá đào tạo, tập huấn theo kế hoạch định trước. Hiện nay việc đào tạo, tập huấn sử dụng máy nông nghiệp được chuyển sang cách tiếp cận có sự tham gia nên điều tra tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn là một bước rất quan trọng.
Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn thực sự được coi là bước quan trọng, có tính quyết định xem việc đào tạo, tập huấn có đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay hay không. Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn là một công cụ có giá trị để biết về những người tham gia trước khi đào tạo. Nó cho người cán bộ đào tạo biết trước thông tin về những chủ thể cần được thảo luận và làm thế nào để thực hiện nó dựa vào đặc điểm của những người tham gia.
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp - xây dựng tăng từ 27,9% năm 2006 lên 31,63% năm 2010; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 9 triệu đồng/người.
Đối với ngành nông nghiệp, huyện đã tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn các hộ nông dân tiếp thu và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã có bước tăng trưởng nhanh, tính đến hết năm 2010 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 11.148,5 ha, trong đó diện tích cây có hạt là 7.542,9 ha, sản lượng 33.233,5 tấn, giá trị sản phẩm/ha canh tác đạt 60 - 80 triệu/ha.
Sản phẩm đã không những đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân mà còn được đem ra trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận để lấy các sản phẩm khác để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm có tiềm năng kinh tế và giá trị xuất khẩu cao như: Thạch đen, Hồi… (chủ yếu sang Trung Quốc). Năm 2009 diện tích trồng thạch đen là 2026,4 ha, năng suất 57tạ/ha, sản lượng 8.318 tấn.
3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua các cơ sở hạ tầng của huyện chưa có sự đầu tư thích hợp nên các công trình cơ sở hạ tầng thấp kém cả về số lượng và chất lượng.
- Về giao thông: Huyện Tràng Định nằm trên trục QL 4A từ thành phố Lạng Sơn đi Cao Bằng, quốc lộ 3B ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ như 299, 226… và các tuyến đường lên xã được dải nhựa, còn các tuyến đường nội bộ trong các xã đã được đầu tư mở rộng.
Tuy nhiên bên cạnh đó trong các xã còn một số con đường nhỏ hẹp, chất lượng thấp, cần được nâng cấp, cải tạo trong thời gian tới, để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Về thuỷ lợi: Có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đảm bảo nước cho các ruộng lúa trong toàn huyện. Tuy các công trình chất lượng chưa cao và bị phá hoại do lũ lụt về mùa mưa.
- Các công trình văn hoá phúc lợi: Huyện có trụ sở UBND cấp huyện, Bệnh viện, Trường Trung học, Trường Tiểu học, Trường Mẫu giáo, Bưu điện… Nhìn chung các công trình đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động văn hoá xã hội của cán bộ và nhân dân trong huyện.
4.2 Thực trạng hệ thống máy nông nghiệp của huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
4.2.1 Tình hình sử dụng các loại máy nông nghiệp
4.2.1.1 Thống kê các loại động lực dùng trên địa bàn
* Động lực di động
+ Máy kéo: là loại động lực di động, liên hợp với các máy nông nghiệp khác như: cày, phay, bừa, bánh lồng … để thực hiện các khâu canh tác trên đồng, chủ yếu là làm đất.
Trên địa bàn đang sử dụng là loại máy kéo bánh lốp cầm tay loại 2 bánh. Sử dụng động cơ điezen 4 kỳ làm mát bằng nước hoặc không khí. Các loại máy nhỏ thường có động cơ có công suất từ 6-12 mã lực, phổ biến là loại 8 mã lực, một số loại có công suất lớn hơn phổ biến là loại 18,24 mã lực. Ly hợp thuộc loại ma sát khô, hai đĩa, thường xuyên đóng. Sử dụng truyền động là bộ truyền động đai thang.
Hộp số làm việc dựa trên nguyên lý thay đổi sự ăn khớp của các cặp bánh răng có tỷ truyền khác nhau, thay đổi tốc độ di chuyển của xe, ngoài ra còn có khả năng thay đổi số cặp bánh răng ăn khớp với nhau, thay đổi chiều tác động của mômen quay để xe thay đổi hướng chuyển động.
Hộp số máy kéo gồm hai cấp số: cấp số nhanh và cấp số chậm. Cấp số chậm: gồm 3 số tiến 1, 2, 3,và một số lùi chậm Cấp số nhanh: gồm 3 số tiến 4, 5, 6,và một số lùi nhanh.
+ Các loại máy làm đất: Là các loại máy kéo cầm tay 2 bánh loại nhỏ và vừa liên kết với các công cụ làm đất như cày, bừa, phay, bánh lồng.
Cày được lắp với máy kéo là cày lưỡi 1 trụ (máy có công suất từ 6-12 mã lực) hoặc cày lưỡi 2 trụ (máy có công suất từ 15-24 mã lực).
Bừa là bừa răng 1 hàng, bề mặt làm việc 1,2-1,6m tuỳ thuộc vào công suất của máy kéo.
Phay lắp với máy kéo có bề mặt làm việc từ 0,8-1,2 m, thường có 18 lưỡi phay lắp xung quanh trục phay, lưỡi phay có dạng dao cong, đường kính trống phay 0,4-0,6 m, độ phay sâu từ 8-12m. Lấy mômen quay trực tiếp từ hộp số.
Bánh lồng là dạng bánh xe sắt dạng lồng, thường được lắp thay cho bánh hơi máy kéo. Dưới ruộng nước, bánh lồng là hệ di động có lực kéo bám rất tốt và là công cụ làm đất ruộng nước.
Đối với ruộng nước liền bùn bánh lồng có thể thay thế cày và bừa.
+ Máy thu hoạch
Hệ thống máy thu hoạch tại địa phương chỉ có loại máy thu hoạch lúa cụ thể là loại máy gặt đeo vai.
Máy gặt đeo vai: Là loại máy sử dụng động cơ xăng, thường là động cơ xăng 2 kỳ 1 xylanh làm mát bằng không khí, sử dụng xăng pha nhớt, 4-5% là nhớt.
Ly hợp là dạng ly hợp quả văng tự động. Lực ép lớn hay nhỏ phụ thuộc tốc độ tối đa của máy (lực văng ly tâm)
Bộ phận cắt là đĩa cắt bằng thép, có loại dạng răng liền hoặc răng lắp rời.
+ Thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm 2 loại chủ yếu sau:
- Bình phun thuốc BVTV đeo vai thủ công
- Máy phun thuốc BVTV đeo vai.
Máy phun thuốc BVTV đeo vai: Chủ yếu là loại máy phun thuốc sử dụng động cơ xăng 4 kỳ, 1 xy lanh, dung tích xy lanh từ 25-35 cc, có loại máy sử dụng xăng A92, một số loại thì sử dụng xăng pha chì, hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức, công suất khoảng 0,8kw (1,1 mã lực), khởi động bằng tay (dây kéo), dung tích bình chứa thuốc từ 12-20 lít. Sử dụng quạt tốc độ quay lớn để dòng khí có vận tốc lớn xé tơi thuốc phun ra ngoài hoặc bơm áp lực, áp lực phun dao động từ 15 - 35 kg/cm2 .
* Động lực tĩnh tại
Máy tĩnh tại gồm: Máy đập lúa, máy tẽ ngô, máy xay xát, máy nghiền, máy bơm nước…
+ Máy bơm nước: Thường phổ biến là các loại máy bơm cánh quạt ( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục… ). Loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển.
Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp (trong bơm nước gọi cụ thể là cột nước) và hiệu suất tương đối cao. Động cơ của máy bơm rất đa dạng, có thể là động cơ điện 1 pha (bơm nhỏ) hoặc động cơ điện 3 pha, động cơ xăng 4 kỳ, hoặc động cơ điezen 4 kỳ.
Trong sản xuất thường của địa phương thường xuất hiện chủ yếu là loại máy bơm nước động cơ điện 1 pha và loại máy bơm nước lắp củ bơm vào đầu máy kéo cầm tay (công suất 6-8 mã lực) chủ yếu phục vụ bơm nước sản xuất và sinh hoạt.
+ Máy đập lúa: Phổ biến nhất là loại máy tuốt lúa có động cơ, ban đầu là máy tuốt lúa dạng đạp chân (nguồn gốc Trung Quốc), nhưng được cải tiến và thay thế vào đó là một động cơ xăng 4 kỳ có công suất từ 2,5-4 mã lực. Sử dụng truyền động đai, động cơ được lắp ngay cạnh thùng chứa. Trống là một khối hình trụ, lắp trên trục trống là các đĩa trống và vòng đỡ giữa, trên các thanh trống lắp các răng tuốt, răng tuốt là các thanh thép nhỏ = 4-6 mm gấp dạng hình chữ V với chiều cao từ 5-6 cm.
Ngoài ra còn có một số lượng ít máy đập lúa liên hoàn 1200 sử dụng động cơ điezen 4 kỳ.
+ Máy xay xát: Chủ yếu là loại máy liên hợp xay xát nhỏ lắp trên một khung thép, nhập khẩu từ Trung Quốc, sử dụng động cơ điện 1 pha có công suất từ 2,5-4 mã lực, truyền động đai thang, năng suất 200-300 kg/giờ, chủ yếu phục vụ trong gia đình. Máy xay xát là loại kiểu rulo nằm ngang, máy nghiền thường sử dụng là máy nghiền kiểu búa, chà xát.
Bên cạnh đó cũng có một số lượng ít máy xay xát sử dụng động cơ điezen 4 kỳ, công suất từ 20-24 mã lực, động cơ điện 3 pha. Máy xay xát cũng kiểu rulo nằm ngang, máy nghiền kiểu búa hoặc chà xát.
Ngoài ra một số cơ sở xay xát trên địa bàn trang bị hệ thống máy xay xát liên hoàn gồm máy tách vỏ, máy đánh bóng, máy nghiền công suất lớn… sử dụng động cơ điện 3 pha, phục vụ nhu cầu sản xuất và chăn nuôi của người dân.
+ Máy tẽ ngô: Là loại máy nhỏ dùng trong hộ gia đình (xuất xứ từ Trung Quốc), máy sử dụng động cơ điện 1 pha có công suất từ 1,5-3 kw, máy sử dụng bộ truyền đai thang. Chuyên dùng để tẽ ngô đã bóc bẹ và phơi nắng từ 1-2 ngày
Bộ phận làm việc chính của máy tẽ ngô là đĩa tẽ có các răng nhọn, phiễu hình côn được ép vào đĩa bằng lò xo, có thể điều chỉnh độ căng lò xo bằng đai ốc.
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, giá thành rẻ
Nhược điểm: Là phải đưa từng bắp ngô vào máy nên năng suất không được cao.
4.2.1.2 Thực trạng hệ thống máy phục vụ nông nghiệp trên địa bàn
Hiện nay số lượng các loại máy nông nghiệp chủ yếu tập trung theo từng hộ gia đình. Hầu hết các gia đình đều trang bị gần như đầy đủ và đồng đều các loại máy, đặc biệt là các loại máy phục vụ sản xuất chính (như máy làm đất, máy đập lúa, máy xay xát...). Nó không những giảm tải sức lao động cho nông dân mà còn làm tăng đáng kể đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra trên địa bàn. Số lượng của các loại máy phục vụ nông nghiệp qua từng năm đều có những gia tăng rất đáng kể. Sự gia tăng về số lượng các loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây được thể hiện thông qua bảng 4.3:
Bảng 4.3 Thống kê số lượng các loại máy nông nghiệp dùng địa bàn huyện từ năm 2008 - 2010
STT
Loại Máy
2008
2009
2010
1
2
3
4
5
Động lực di động
1
Máy kéo cầm tay
4267
5381
6643
2
Máy gặt đeo vai
21
29
34
3
Máy phun thuốc BVTV
25
36
55
Động lực tĩnh tại
4
Máy đập lúa
3712
4305
5453
5
Máy bơm nước
1189
1318
1769
6
Máy xay xát
2452
3018
3272
7
Máy tẽ ngô
1475
2048
2563
(Nguồn: Báo cáo thống kê máy cơ khí nông nghiệp 2006-2010)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng: Số lượng của các loại nông nghiệp trên địa bàn tương đối lớn. Số lượng máy phục vụ nông nghiệp tăng theo tỷ lệ nhu cầu của người dân. Đặc biết là máy kéo cầm tay, máy đập lúa…Riêng máy kéo cầm tay năm 2009 tăng thêm 1114 máy so với năm 2008 (chiếm 26,11%), đến năm 2010 tăng 1262 máy so với năm 2009 (chiếm 23,45%); Máy đập lúa năm 2009 tăng thêm 593 máy so với năm 2008 (chiếm 15,96%), đến năm 2010 tăng thêm 1148 máy so với năm 2009 (chiếm 26,67%)…Còn các loại máy khác cũng tăng nhanh với số lượng đáng kể. Sự gia tăng về mặt số lượng là một tín hiệu tích cực cho công cuộc cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, các loại máy nông nghiệp trên địa bàn chưa thực sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt các loại máy cần thiết cho quá trình sản xuất như: máy thu hoạch lúa, máy thu hoạch khoai, máy gieo hạt, máy cấy, máy xới đất, máy làm sạch phân loại, máy sấy… chưa được người dân coi trọng và đầu tư, một phần do giá cả các loại máy này cao, một phần là do chưa có sự đầu tư về chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các khâu này thường được người dân làm thủ công, nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa thực sự được đánh giá cao.
Nhìn chung hệ thống máy nông nghiệp trên địa bàn tương đối phát triển so với mặt bằng các huyện miền núi khác, tuy chưa phong phú về chủng loại các loại máy nhưng sự phát triển mạnh các loại máy phục vụ sản xuất chính cũng phần nào thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp vốn có truyền thống lâu đời ở địa phương. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện hướng tới cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn.
4.2.2. Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định đã có những bước phát triển đột phá, diện mạo khu vực nông thôn đổi mới nhanh chóng. Trong sự thành công ấy, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất khu vực nông thôn được coi là bước tiến quan trọng. Sự thành công đó nhờ các chương trình tập huấn và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Hàng năm Phòng Lao động thương binh xã hội và Trung tâm dạy nghề huyện Tràng Định phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, trường "Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Đông Bắc" và UBND các xã, thị trấn tổ chức mở các lớp tập huấn, dạy nghề cho lao động nông thôn và người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.
Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn được thể hiện qua bảng 4.4:
Bảng 4.4 Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện qua 3 năm 2008 - 2010
Năm
STT
Chương trình đào tạo, tập huấn
Địa điểm
Số lượng (Lớp)
Số học viên (Người)
Thời gian (buổi)
2008
1
Tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
4 xã
04
172
02
2
Sữa chữa máy cơ khí nông nghiệp
6 xã
06
261
03
Tổng
10
433
05
2009
1
Tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
4 xã
04
186
02
2
Sữa chữa máy cơ khí nông nghiệp
5 xã
05
228
04
Tổng
09
414
06
2010
1
Tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
5 xã
05
217
03
2
Sữa chữa máy cơ khí nông nghiệp
7 xã
07
302
04
3
An toàn vệ sinh lao động
Huyện
01
43
02
Tổng
07
562
9
Tổng Cộng
32
1409
20
(Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Tràng Định)
Từ bảng 4.4 ta thấy: tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trong 3 năm từ 2008 - 2010 huyện Tràng Định đã tổ chức được 32 lớp tập huấn với 1409 lượt người tham gia tập huấn. Học viện là cán bộ, lao động nông thôn, các hộ sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn. Số lượng lượt người tham gia tập huấn thay đổi nhiều qua các năm. Nội dung tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ năm 2009 số lượt người tham gia gia tập huấn là 186 lượt tăng thêm 8,14% so với năm 2008, năm 2010 số lượt người tham gia tập huấn nội dung này là 217 lượt, tăng 16,67% so với năm 2009. Đối với nội dung sửa chữa máy nông nghiệp năm 2009 là 228 lượt người tham gia, giảm xuống 12,64% so với năm 2008. Đến năm 2010 thì số lượt người tham gia là 302 lượt, tăng thêm 32,46% so với năm 2009. Ngoài ra năm 2010 còn mở thêm 1 lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động thu hút 43 lượt người tham gia. Số lượng các lớp tập huấn có xu hướng tăng thêm hàng năm, phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập và tích luỹ kỹ năng của bà con nông dân.
Về nội dung: Các nội dung tập huấn đã được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và tầm quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, trong đó:
+ Nội dung tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ đốt trong:.
- Tìm hiểu cấu tạo của đông cơ điezen (cơ cấu biên, tay quay; hệ thống phân phối khí; hệ thống bôi trơn; cơ cấu giảm áp)
- Tìm hiểu cấu tạo động cơ xăng (cơ cấu biên, tay quay; hệ thống đánh lửa; hệ thống bôi trơn; hệ thống cung cấp nhiên liệu)
- Tìm hiểu cấu tạo và chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy kéo nhỏ.
- Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện (rotor, stator, tụ điện)
+ Nội dung sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp
- Sửa chữa động cơ đốt trong:
* Sửa chữa xupáp.
* Sửa chữa bơm cao áp, kim phun nhiên nhiệu
* Sửa chữa hệ thống đánh lửa.
* Sữa chữa và điều chỉnh bộ chế hoà khí.
* Sửa chữa ly hợp
+ Nội dung về an toàn vệ sinh lao động
- Tìm hiểu tai nạn do điện và cách phòng tránh.
- Tai nạn do máy móc thiết bị và những biện pháp khắc phục.
- Nhiễm độc do sử dụng hoá chất.
Sau quá trình đào tạo, tập huấn các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật máy và các tập huấn viên đã truyền đạt một số kỹ thuật cơ bản về vận hành, bảo quản và sửa chữa máy nông nghiệp, an toàn vệ sinh lao động. Hướng dẫn các học viên nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ máy nông nghiệp, cách tra dầu, phán đoán các hiện tượng máy hỏng và khắc phục những sự cố đơn giản trong quá trình vận hành thường xảy ra. Với sự truyền đạt dễ hiểu và thực hành ngay trên máy móc nông nghiệp đã giúp cho học viên nắm được kiến thức cơ bản về quản lý và sử dụng máy móc, từ đó khai thác có hiệu quả các loại máy móc phục vụ nông nghiệp.
Về các nội dung, cũng từ bảng 4.4 ta có nội dung các chương trình mà người dân tham gia có sự chênh lệch không nhiều, trong đó chủ yếu vẫn là các nội dung về sửa chữa máy, tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ vẫn được người dân tham gia với tỷ lệ học viên cao và cũng tăng tên theo từng năm. Đặc biệt năm 2010 huyện đã chỉ đạo mở lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, tuy đây là một nội dung mới nhưng người dân tham gia rất nhiệt tình.
4.2.3. Đánh giá cơ bản về trình độ hiện tại của người dân sử dụng máy trên địa bàn.
Để đánh giá trình độ hiểu biết của người dân về sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định, em tiến hành điều tra đối với 120 hộ nông dân sử dụng máy phục vụ lĩnh vực nông nghiệp trên tổng số các hộ có máy của 4 xã cánh đồng: Đại đồng, Tri Phương, Hùng sơn, Đề Thám. Các xã này có hệ thống máy nông nghiệp rất phát triển và có lượng người tham gia các lớp tập huấn tương đối nhiều.
4.2.3.1. Đánh giá trình độ hiểu biết về: Cấu tạo phần động lực - Máy nổ các loại, động cơ điện các loại.
Trên địa bàn huyện Tràng Định tỷ lệ các hộ dân sử dụng máy móc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp so với các huyện trong toàn tỉnh là tương đối cao. Những năm gần đây số lượng máy nông nghiệp tăng đột biến do nhu cầu sử dụng máy móc vào các hoạt động sản xuất ngày càng cao. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng máy móc vào sản xuất, trước tiên ta phải tiến hành điều tra mức độ am hiểu của các hộ về cấu tạo của loại động cơ mà gia đình đang sử dụng.
Động cơ Diezel là loại động cơ sử dụng phổ biến ở các máy nông nghiệp mà địa phương hiện có như: máy cày, máy bừa, máy phay...v.v. Số lượng máy chiếm đa số trong trong các loại máy làm đất, theo kết quả điều tra đã tiến hành đối với 120 hộ của 4 xã cánh đồng: Đại Đồng, Tri Phương, Hùng Sơn, Đề Thám. Ta có kết quả đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ Diezel của người dân được thể hiện qua bảng 4.5:
Bảng 4.5: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ diezel
Nội dung
Mức độ (n=120)
Thành thạo
Tỷ lệ
(%)
Hiểu
sơ sơ
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Cơ cấu biên tay quay
18
15,0
36
30,0
66
55,0
Phân phối khí
16
13,33
34
28,33
70
58,34
Hệ thống bôi trơn
16
13,33
40
33,33
64
53,34
Cơ cấu giảm áp
22
18,33
50
41,67
48
40,0
Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy rằng đối với một số bộ phận của động cơ như: cơ cấu giảm áp người dân đã cơ bản nắm được cấu tạo vì đây là những bộ phận thường là ít chi tiết, có cấu tạo đơn giản và nguyên lý hoạt động dễ hiểu nên người dân dễ nắm bắt và có thể học hỏi lẫn nhau khi sử dụng.
Còn một số bộ phận khác như: cơ cấu biên tay quay, phân phối khí, …v.v người dân chưa nắm được nhiều cấu tạo do các chi tiết này có cấu tạo phức tạp, ít tiếp xúc, khi gặp sự cố họ thường mang tới các xưởng sửa chữa trên địa bàn để khắc phục. Tỷ lệ người dân am hiểu về các bộ phận này là rất thấp, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng máy móc. Vì thế cần tìm phương pháp truyền đạt dễ hiểu, dễ năm bắt cho người dân tìm hiểu nhiều hơn trong các đợt tập huấn.
Động cơ xăng cũng là loại động cơ sử dụng phổ biến ở các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp mà địa đang sử dụng như: máy gặt, máy tuốt lúa, máy bơm nước...v.v. Số lượng máy chiếm số lượng nhiều trong trong các loại thu hoạch và máy phục vụ nông nghiệp khác, theo kết quả điều tra đã tiến hành với 120 hộ trên tổng số hộ sử dụng máy. Ta có kết quả đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ xăng của người dân được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ xăng
Nội dung
Mức độ (n=120)
Thành thạo
Tỷ lệ
(%)
Hiểu
sơ sơ
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Cơ cấu biên tay quay
18
15,0
36
30,0
66
55,0
Hệ thống cung cấp nhiên liệu
17
14,17
30
25,0
73
60,83
Hệ thống bôi trơn
23
19,17
41
34,17
56
46,66
Hệ thống đánh lửa
21
17,5
38
31,67
61
50,83
Qua bảng số liệu 4.6, chúng ta thấy trình độ am hiểu của người dân về động cơ xăng là tương đối thấp. Trong đó hệ thống bôi trơn và hệ thống đánh lửa được tiếp cận nhiều nên phần lớn người dân đều nắm được, vì những bộ phận anỳ thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc bao dưỡng và hay gặp sự cố. Còn lại các hệ thống khác đa số người dân chưa nắm rõ được nhiều về cấu tạo. Điều này khiến người dân gặp nhiều rắc rối khi máy móc của họ gặp sự cố mà không hiểu được nguyên nhân sâu xa từ đâu. Do đó cần tìm hiểu, lên kế hoạch và phương pháp giảng dạy tốt hơn trong đợt tập huấn, giúp người dân có thể hiểu thêm về máy móc mà họ đang sử dụng, từ đó có thể nâng cao hiệu quả làm việc của các loại máy đó.
Động cơ điện cũng là loại động cơ sử dụng phổ biến trên địa bàn, hầu hết các hộ gia đình đều trang bị cho gia đình mình máy bơm nước, máy xay xát, máy tẽ ngô… Đặc biệt là máy xay xát cá nhân sử dụng động cơ điện (xuất xứ từ Trung Quốc) với thiết kế gọn, tiện dụng, sử dụng đơn giản và rẻ tiền. Phần lớn các hộ gia đình cũng trang bị các loại máy bơm sử dụng động cơ điện để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Các loại máy cũng đa dạng và phong phú về kiểu dáng và công suất. Theo kết quả điều tra đã tiến hành ta có kết quả đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ điện của người dân được thể hiện qua bảng 4.7:
Bảng 4.7 : Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ điện
Nội dung
Mức độ (n=120)
Thành thạo
Tỷ lệ
(%)
Hiểu
sơ sơ
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Rotor (Phần ứng)
14
11,67
27
22,5
79
65,83
Stator (Phần Cảm)
14
11,67
27
22,5
79
65,83
Tụ điện
9
7,5
15
12,5
96
80,0
Qua bảng số liệu và kết quả phân tích ở bảng 4.7, chúng ta thấy trình độ am hiểu của người dân về động cơ điện là không nhiều, mặc dù mức độ tiếp cận đối với loại động cơ này và số lượng máy trên địa bàn là khá nhiều. Đa số người dân rất mơ hồ về cấu tạo của động cơ điện, khi gặp sự cố hoặc trục trặc gì người dân đều cần tới sự giúp đỡ của các thợ sửa chữa, thợ máy…đặc biệt là sự cố cháy cuộn dây, người dân hiểu rất ít về bộ phận này. Nhiều trường hợp họ không định hình được sự cố xảy ra ở bộ phận nào và cách khắc phục ra sao, ví dụ như hỏng tụ điện. Nếu nắm rõ được thì họ có thể tự khắc phục được 1 phần nào đó như mua linh kiện về thay thế, tránh hiện tượng tháo cả động cơ ra xưởng sửa chữa. Điều đó đã chứng tỏ người dân cần được tập huấn nhiều hơn nữa về vấn đề này để nâng cao sự hiểu biết của người dân về đông cơ điện. Sự hiểu biết của người dân là chưa cao một phần là do động cơ điện có cấu tạp phức tạp, một phần do sự tìm tòi học hỏi của người dân về loại động cơ này chưa nhiều.
4.2.3.2. Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo phần truyền lực của các loại máy canh tác.
Bên cạnh việc tìm hiểu trình độ hiểu biết của người dân về cấu tạo phần động cơ và nguyên lý làm việc của các loại máy kéo, thì hệ thống truyền lực cũng là một hệ thống rất quan trọng của máy kéo. Tuy nhiên với một huyện miền núi chưa phát triển đa dạng các loại máy nên ở đây ta chỉ nghiên cứu sự hiểu biết của người dân về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ. Đối với các loại máy kéo việc hoạt động liên tục và làm việc trong môi trường không thuận lợi nên hệ thống truyền lực thường xảy ra các sự cố và hỏng hóc. Việc tiến hành điều tra về sự am hiểu của người dân về hệ thống truyền lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tập huấn và kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.8. Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tao, chăm sóc bảo dưỡng về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ
Nội dung
Mức độ (n=120)
Thành thạo
Tỷ lệ
(%)
Hiểu
sơ sơ
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Ly hợp
21
17,5
35
29,17
64
53,33
Hộp số
11
9,17
24
20,0
85
70,83
Bộ truyền đai
32
26,67
40
33,33
48
40,0
Bộ truyền xích
30
25,0
38
31,67
52
43,33
Căn cứ vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng: Bộ phận truyền động đai, xích có cấu tạo đơn giản nên người dân nắm khá vững, đối với bộ truyền đai nếu có mòn, hỏng thì có thể thay mới. Còn đối với bộ truyền xích nếu hỏng hóc nhẹ thì có thể tự khắc phục như đột lại mắt xích… nếu hỏng năng thì thay thế mới. Ly hợp là bộ phận người dân nắm được tương đối cao vì hầu hết các ly hợp lắp trên máy kéo cầm tay nhỏ đều sử dụng ly hợp đĩa ma sát có cấu tạo tương đối đơn giản, ít chi tiết do đó người dân dễ nắm bắt. Hộp số là bộ phấn người dân ít tiếp xúc nhất, vì hộp số bình thường ít bị hỏng hóc và có cấu tạo tương đối phức tạp, khi có sự cố xảy ra đa phần người dân đều phải nhờ đến thợ sửa chữa, dù có được tập huấn nhưng những nắm bắt của người dân chỉ trên cơ sở lý thuyết.
4.2.3.3. Đánh giá trình độ hiểu biết về cách thức vận hành máy.
Việc hiểu biết về cách thức vận hành các loại máy trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn bởi vì nắm rõ cách thức sử dụng máy sẽ quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Qua tìm hiểu thông qua các hộ dân trên địa bàn ta có bảng đánh giá về mức độ am hiểu của người dân về máy nông nghiệp có trong xã cụ thể như sau:
Bảng 4.9: Mức độ am hiểu về cách thức vận hành máy nông nghiệp
Loại máy
Mức độ (n=120)
Thành thạo
Tỷ lệ
(%)
Hiểu
sơ sơ
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Máy kéo cầm tay
31
25,83
52
43,33
37
30,83
Máy gặt đeo vai (n=9)
2
22,22
7
77,78
-
-
Máy phun thuốc (n=7)
2
28,57
5
71,43
-
-
Máy đập lúa
34
28,33
56
46,67
30
25,0
Máy bơm nước
28
23,33
63
52,5
29
24,17
Máy xay xát
28
23,33
62
51.67
30
25,0
Máy tẽ ngô
25
20,83
51
42,5
44
36,67
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các hộ có máy đều biết cách sử dụng, số lượng người nắm rõ thành thạo là tương đối cao do học hỏi kinh nghiệm từ các khoá tập huấn và kinh nghiệm sử dụng máy trong thời gian dài của các hộ nông dân. Bên cạnh đó những máy mà các hộ gia đình sử dụng nhiều như máy làm đất, máy đập lúa … thì tỷ lệ người dân biết cách sử dụng và hiệu quả sử dụng là tương đối cao. Còn lại các loại máy khác thì người dân am hiểu ở một mức độ nào đó do người dân chưa thực sự quan tâm và mới mẻ, quá trình vận hành và các lớp tập huấn về các loại máy này chưa nhiều nên sự ít am hiểu của người dân về những loại máy này là khó tránh khỏi. Vì vậy tập huấn cho người dân về sử dụng các loại máy này có ý nghĩ rất lớn để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt hiệu quả cao hơn.
4.2.3.4. Đánh giá trình độ hiểu biết về kiến thức sửa chữa máy
Trong thời gian 3 năm 2008 - 2010, sau khi tham gia các lớp tập huấn các học viên đã được trang bị những nội dung, kiến thức cơ bản về việc sữa chữa các loại máy nông nghiệp như: Máy làm đất, máy xay xát…mà chính các học viên nông dân đang sử dụng tại gia đình và địa phương. Sự hiểu biết về sửa chữa máy sẽ giúp người dân tiết kiệm về thời gian, tiền của và nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo kết quả điều tra đối với các hộ gia đình về kiến thức sửa chữa máy nông nghiệp ta thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.10: Đánh giá trình độ hiểu biết về sửa chữa máy nông nghiệp
Loại máy
Mức độ (n=120)
Thành thạo
Tỷ lệ
(%)
Hiểu
sơ sơ
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Máy kéo cầm tay
15
12,5
41
34,17
68
56,66
Máy gặt đeo vai (n=9)
-
-
6
66,67
3
33,33
Máy phun thuốc (n=7)
-
-
4
57,14
3
42,86
Máy đập lúa
14
11,67
46
38,33
64
53,33
Máy bơm nước
10
8,33
30
25,0
80
66,67
Máy xay xát
12
10,0
32
26,67
76
63,33
Máy tẽ ngô
10
8,33
28
23,33
82
68,34
Qua kết quả điều tra và phân tích ở bảng 4.10 ta thấy: Sự hiểu biết của người dân về sửa chữa đối với các loại máy đang sử dụng tương đối, đặc biệt đối với các loại máy như: máy làm đất, máy đập lúa… số người có thể sữa chữa tốt về các loại máy này tương đối cao, đặc biệt là máy kéo cầm tay có 15 người sửa được thành thạo (chiếm 12,5%), 41 người (chiếm 34,17) có thể sửa chữa được sơ sơ. Còn máy đập lúa có 14 người sửa được thành thạo (chiếm 11,67%), 46 người (chiếm 38,33) có thể sửa chữa được sơ sơ. Còn với máy bơm nước, tẽ ngô… thì tỷ lệ người dân có thể sửa chữa thành thạo là chưa cao.
Sở dĩ có sự hiểu biết cao của người dân đối với loại máy đập lúa, máy kéo cầm tay là do số lượng lớn các máy đập lúa trên địa bàn đang sử dụng có chung nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc có cấu tạo đơn giản, ít chi tiết phức tạp, giá cả hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế và sản xuất của địa phương. Còn đối với máy kéo cầm tay là do quá trình sử dụng lâu dài và các đợt tập huấn người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên đối với một số loại máy thì độ am hiểu của người dân chưa cao như: máy bơm nước, máy tẽ ngô… khả năng họ có thể tự sửa chữa đối với loại máy này là tương đối thấp chỉ khoảng 8,33%, mặc dù đây là loại máy rất gần gũi với người dân, do đó sự hiểu về sửa chữa đối với loại máy này là rất cần thiết.
4.2.3.5. Đánh giá trình độ hiểu biết về kiến thức về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ):
Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động, giảm nặng nhọc cho người nông dân, nhưng cũng kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn về mất ATVSLĐ, ô nhiễm môi trường. Qua kết quả điều tra thu thập được ta đánh giá sự hiểu biết của người dân về an toàn vệ sinh lao động qua bảng 4.11:
Bảng 4.11: Đánh giá trình độ hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động
Nội dung
Nắm toàn phần
Tỷ lệ
(%)
Hiểu một phần
Tỷ lệ
(%)
Không hiểu
Tỷ lệ
(%)
Tai nạn do điện
18
15,0
35
29,17
67
55,83
Tai nạn do máy móc thiết bị
16
13,33
31
25,83
73
60,83
Nhiễm độc do việc sử dụng hóa chất
15
12,5
25
20,83
80
66,67
Qua kết quả điều tra và phân tích ở bảng 4.11 ta thấy trình độ hiểu biết của người dân về an toàn vệ sinh lao động là chưa cao, đặc biệt là nội dung nhiễm độc do sử dụng hoá chất số người không hiểu chiếm 80 người (chiếm 66,67%) trong tổng số 120 người được hỏi, trong khi đó những người hiểu toàn phần chỉ có 15 người (chiếm 12,5%) còn lại hiểu 1 phần là 25 người (chiếm 20,83%). Nội dung mà người tham gia tập huấn nắm rõ nhất là tai nạn do điện, số người hiểu toàn phần có 18 người (chiếm 15,0%), hiểu 1 phần là 35 người (chiếm 29,17%), số người không hiểu chiếm 67 người (chiếm 55,83%).
Ta thấy người nông dân trong quá trình lao động tiếp xúc với nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, từ tai nạn điện, tai nạn do máy móc thiết bị (máy cày, máy bừa, máy đập lúa, máy xay xát thóc gạo, lò sấy…); nhiễm độc do việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy trình, ô nhiễm bụi… dẫn đến hậu quả như say nắng, cảm lạnh, ngộ độc thuốc trừ sâu, tóc bị máy cuốn, bị vật cứng, hạt thóc bắn vào mắt. Người thợ cày có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn rung (cục bộ nếu điều khiển các thiết bị bằng tay như máy mài, máy cưa, hay rung toàn thân như lái máy cày, máy bừa…). Người nông dân khi mua máy cày, máy xay xát hay các loại máy nông nghiệp chỉ biết những kỹ thuật sử dụng tối thiểu, người bán cũng chỉ hướng dẫn những nội dung trực tiếp liên quan đến tính năng, hoạt động của thiết bị, nội dung về bảo đảm an toàn trong khi vận hành thiết bị, những nguy cơ mất an toàn hầu như chưa được đề cập đến. Cũng do thói quen làm việc, sự chủ quan, rất nhiều quy định bảo đảm an toàn như che chắn các bộ phận chuyển động của máy, bảo đảm an toàn cho người vận hành máy, hay quy định quy tắc vận hành, bảo đảm an toàn phải dán trên thân máy để người sử dụng nắm được…, người nông dân cũng không thực hiện nghiêm túc. Đối với việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp có nguy cơ độc hại cao như thuốc bảo vệ thực vật, không ít người thờ ơ với quy định phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ các yêu cầu về liều lượng, quy trình pha chế, mà làm theo thói quen… Điều đáng lo ngại nữa là việc mua và sử dụng thuốc ngoài luồng, trôi nổi, tem nhãn bằng tiếng nước ngoài cách sử dụng, tính năng, những cảnh báo đều do người bán cung cấp miệng, không thể tìm người chịu trách nhiệm khi có rủi ro mất an toàn xảy ra.
4.2.4. Đánh giá công tác tập huấn cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn
4.2.4.1 Khái niệm đánh giá đào tạo, tập huấn
Đánh giá đào tạo, tập huấn là việc phân tích kết quả đạt được so với mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập đã đề ra. Những thông tin cần thiết về chất lượng cũng như số lượng được thu thập một cách hệ thống, để từ đó hoàn thiện chương trình đào tạo với kết quả cao (Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng, 2007) [7]
Thông thường đánh giá đào tạo tập huấn là bước cuối cùng trong chu trình thiết kế đào tạo tập huấn. Tuy nhiên, chúng ta nên lồng ghép việc đánh giá vào trong các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm giúp chúng ta nắm được chất lượng đào tạo, tập huấn khi nhận được những phản hồi.
Đánh giá nhu cầu đào tạo thực sự được coi là bước quan trọng nhất, có tính quyết định xem việc đào tạo có đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay hay không. Đánh giá nhu cầu đào tạo là một công cụ có giá trị để biết về những người tham gia tham gia trước khi đào tạo, Nó cho người cán bộ đào tạo biết trước những thông tin về những chủ thể cần được thảo luận và làm thế nào để thực hiện nó dựa vào những đặc điểm của người tham gia. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc tập huấn lấy học viên làm trung tâm và xây dựng những khoá học dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm của người học. Cần lưu ý rằng, xác định nhu cầu đào tạo nhằm tìm ra những kiến thức và kỹ năng mà người học cần chứ không phải cái mà chúng ta có thể cung cấp cho họ. Đánh giá nhu cầu đào tạo gồm nhiều bước với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau (người dạy, người học, người xây dựng chương trình, người dân và người sử dụng chương trình…).
4.2.4.2. Đối tượng tập huấn, số lượng lượt người tham gia tập huấn.
4.2.4.3. Nội dung tập huấn.
4.2.4.4.Thời lượng tập huấn.
Các chương trình đào tạo, tập huấn phần nào đã có tác động đến hoạt động sản xuất của người dân, tuy nhiên sự vận dụng kiến thức được học vào thực tế chưa nhiều, một phần do người dân chưa thể tiếp thu được nhiều kiến thức mà các tập huấn viên truyền đạt do lượng thời gian các đợt tập huấn là hơi ít so với khả năng tiếp thu của người dân, đặc biệt nhiều nội dung có lượng kiến thức phong phú mà kiến thức về máy của người dân còn hạn chế nên khả năng tiếp nhận thông tin đã bị hạn chế phần nào.
4.2.4.5. Phương pháp tập huấn (lý thuyết, lý thuyết + thực hành, thực hành).
4.2.4.6. Phương pháp đánh giá công tác tập huấn.
4.2.5. Đánh giá của người dân về công tác tập huấn kỹ thuật
4.2.5.1. Đánh giá về việc chọn đối tượng.
4.2.5.2. Đánh giá về nội dung tập huấn.
Với các nội dung đã được tập huấn qua 3 năm 2008 - 2010 thì liệu rằng nó có phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của người dân và của địa phương hay không? Và nội dung nào là phù hợp hơn cả? để hiểu được các nội dung đào tạo, tập huấn có phù hợp ta đánh giá kết quả thông qua bảng 4.15
Bảng 4.15 Mức độ phù hợp về nội dung của một số chương trình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định
STT
Nội dung đào tạo, tập huấn
Mức độ phù hợp (n=120)
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Ít phù hợp
Không phù hợp
1
Cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
11
35
51
16
7
2
Sửa chữa máy NN
24
52
42
2
-
3
An toàn vệ sinh lao động
16
46
47
8
3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)
Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp về nội dung, qua bảng 4.15 ta thấy, với 3 mức độ phù hợp của các chương trình đào tạo, tập huấn máy nông nghiệp sau khi kết thúc.
Khi tổng hợp 120 phiếu khi tiến hành điều tra các hộ nông dân thì nội dung sữa chữa máy nông nghiệp đươc người dân đánh giá là phù hợp nhất trong các nội dung đào tạo, tập huấn tương ứng với điều kiện cụ thể của địa phương. Cụ thể như sau: Mức độ rất phù hợp có 24 phiếu (chiếm 20%), phù hợp có 52 phiếu (chiếm 43,33%), bình thường 42 phiếu (chiếm 35%), ít phù hợp có 2 phiếu (chiếm 1,67%). Tiếp đó là nội dung an toàn vệ sinh lao động: Mức độ rất phù hợp có 16 phiếu (chiếm 13,33%), phù hợp có 46 phiếu (chiếm 38,33%), bình thường 47 phiếu (chiếm 39,17%), ít phù hợp và không phù hợp có 11 phiếu (chiếm 9,17%). Cuối cùng là nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ: Mức độ rất phù hợp có 11 phiếu (chiếm 13,33%), phù hợp có 35 phiếu (chiếm 38,33%), bình thường 51 phiếu (chiếm 39,17%), ít phù hợp và không phù hợp có 23 phiếu (chiếm 19,17%).
Nội dung về sửa chữa máy được đánh giá là phù hợp hơn cả bởi trên địa bàn vì số lượng máy sử dụng vào sản xuất nhiều, nhu cầu về sửa chữa là rất cao do những hỏng hóc trong quá trình làm việc. Tiếp đến là nội dung an toàn vệ sinh lao động vì việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, đã kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn về mất vệ sinh an toàn lao động. Trong quá trình lao động người dân tiếp xúc với nhiều cơ mất an toàn như tai nạn lao động, tai nạn do máy móc thiết bị, nhiễm độc do sử dụng các loại hoá chất không đúng quy trình…Hậu quả cũng đa dạng như say nắng, cảm lạnh, ngộ độc thuốc trừ sâu, tóc bị máy cuốn, vật cứng, thóc bắn vào mắt…Vì vậy sau quá trình tập huấn nội dung này được người dân đánh giá rất cao vì nó áp dụng có hiệu quả vào cuộc sống sản xuất của nông dân.
4.5.2.3. Đánh giá về phương pháp tập huấn.
Phương pháp tập huấn là tập hợp các công việc được thiết kế một cách khoa học, hỗ trợ nhau để thực hiện thành công việc chuyển tải kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học. Phương pháp tập huấn mà các cán bộ tập huấn viên là phương pháp nào? Phương pháp đó có phù hợp hay không? Có dễ hiểu đối với người dân hay không? Bảng 4.16 trình bày chi tiết về phương pháp giảng dạy của các cán bộ tập huấn huyện Tràng Định trong một số chương trình đào tạo, tập huấn.
Bảng 4.16: Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ tập huấn về máy nông nghiệp huyện Tràng Định trong một số chương trình đào tạo, tập huấn
STT
Chỉ tiêu
Số lượng
(Phiếu)
Tỷ lệ
(%)
1
Rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và rất dễ tiếp thu
9
7,5
2
Thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu
40
33,33
3
Có thể tiếp thu được
30
25
4
Chủ yếu là thuyết trình và khó hiểu
36
30
5
Ý kiến khác
5
4,17
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)
Bảng 4.16 đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá phương pháp đào tạo như: Rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và dễ tiếp thu; thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu; có thể tiếp thu được; chủ yếu là thuyết trình và khó hiểu; một số ý kiến khác. Qua bảng thống kê và phân tích 4.16 cho thấy phương pháp tập huấn giảng dạy của cán bộ tập huấn máy nông nghiệp là có sự tham gia của người dân và dễ hiểu được đánh giá khá cao. Kết quả tổng hợp trong tổng hợp trong 120 phiếu điều tra nông dân tham gia tập huấn thì có 40 phiếu (chiếm 33,33%) đánh giá phương pháp giảng dạy thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu; 36 phiếu (chiếm 30%) cho rằng chủ yếu là thuyết trình và khó hiểu; 30 phiếu (chiếm 25%) có thể tiếp thu được; 9 phiếu (chiếm 7,5%) đánh giá là rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và dễ tiếp thu; còn lại 5 phiếu (chiếm 4,17%) là các ý kiến khác.
Nhìn chung các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư và các tập huấn viên đã sử dụng phương pháp thích hợp và đã chú ý đến sự tham gia của người dân trong lớp học. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến (66 phiếu) cho rằng các phương pháp mà cán bộ tập huấn sử dụng mới chỉ dừng lại ở "Có thể tiếp thu được" và "Chủ yếu là thuyết trình, khó hiểu". Như chúng ta đã biết, thuyết trình có thể là một phương pháp rất có hiệu quả, giới thiệu được nhiều thông tin cho người học nhưng phương pháp này là dạng giao tiếp một chiều mà học viên giữ vai trò thụ động. Vì vậy trong các buổi tập huấn sau cán bộ tập huấn nên kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi giảng viên đều có phương pháp riêng của mình, tuy nhiên nên lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất, không theo ý kiến cá nhân mà theo ý kiến, quan điểm của học viên. Thực tế hiện nay cho thấy phương pháp lấy học viên làm trung tâm được sử dụng phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong các chương trình đào tạo, tập huấn. Đây là phương pháp có hiệu quả thích hợp với nhiều học viên khác nhau. Tập huấn viên nên có những trao đổi ngoài lề về khoá tập huấn, bởi vì có những học viên quá rụt rè, khiêm tốn, ít khi phản ứng hay phát biểu trong lớp đông người, nhưng có thể trao đổi với tập huấn viên rất thoải mái những khó khăn và vấn đề họ gặp phải trong thực tế. Qua đó chúng ta có thể xác định rõ hơn khó khăn, nhu cầu và các vấn đề của họ.
4.5.2.4. Đánh giá về thời lượng tập huấn.
Để tập huấn có hiệu quả thì thời gian tập huấn là khí cạnh không thể bỏ qua, nó góp phần quan trọng tạo nên sự thành công cho khoá đào tạo, tập huấn. Liệu thời gian của một khoá tập huấn như vậy có quá dài hay quá ngắn so với khả năng tiếp thu của học viên không? Khoảng thời gian đó có đủ cho người dân áp dụng được không? Bảng 4.17 sẽ đánh giá về thời gian một số khoá đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp.
Bảng 4.17: Đánh giá thời gian của một số kháo đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định
STT
Nội dung các chương trình tập huấn
Chỉ tiêu
Dài
Vừa đủ
Ngắn
1
Cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
12
40
68
2
Sửa chữa máy NN
8
31
81
3
An toàn vệ sinh lao động
8
43
69
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)
Qua bảng 4.17 ta thấy người dân đánh giá thời gian của các buổi tập huấn là ngắn so với khả năng tiếp thu và lượng kiến thức mà các buổi tập huấn mang lại.
Trong tổng 120 phiếu được điều tra thì số lượng ý kiến về 3 nội dung dựa trên 3 mức được người dân lựa chọn như sau:
Nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ: có 12 phiếu (chiếm 10%) đánh giá ở mức dài, 40 phiếu (chiếm 33,33%) đánh giá ở mức vừa đủ, 68 phiếu (chiếm 56,67%) đánh giá ở mức ngắn.
Nội dung cấu tạo sửa chữa máy nông nghiệp: có 8 phiếu (chiếm 6,67%) đánh giá ở mức dài, 31 phiếu (chiếm 25,83%) đánh giá ở mức vừa đủ, 81 phiếu (chiếm 67,5%) đánh giá ở mức ngắn.
Nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ: có 8 phiếu (chiếm 6,67%) đánh giá ở mức dài, 43 phiếu (chiếm 35,83%) đánh giá ở mức vừa đủ, 69 phiếu (chiếm 57,5%) đánh giá ở mức ngắn.
Như vậy ta thấy đa số lượng ý kiến đánh giá các buổi tập huấn có thời gian, đặc biệt là nội dung sửa chữa máy (67,5%). Hiện nay việc áp dụng các máy móc vào hoạt động sản xuất đòi hỏi khả năng tự sửa chữa máy ngày càng cao. Trên thực tế các lớp đào tạo, tập huấn được tổ chức trên điạ bàn huyện chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày. Mà hầu hết các buổi tập huấn có lượng kiến thức không phải là nhỏ. Do vậy nếu so sánh khối lượng kiến thức và thời gian tập huấn quả là không phù hợp. Không những vậy đối tượng của các lớp tập huấn đa số là nông dân có trình độ văn hoá chưa cao, độ tuổi trung niên nên khả năng tiếp thu kiến thức chậm, quên nhanh… Nếu người cán bộ tập huấn không có sự nhạy bén nắm bắt tâm trạng, đặc điểm học của học viên và tìm cách khắc phục sẽ làm chất lượng buổi tập huấn không cao. Do đó cán bộ tập huấn nên lập kế hoạch một cách linh hoạt thời gian học/khối lượng kiến thức sao cho phù hợp với mặt bằng chung của lớp tập huấn.
Nhìn chung hầu hết các ý kiến cho rằng thời gian tập huấn là ngắn so với khả năng tiếp thu của họ. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến ngược lại bởi vì họ là những người am hiểu, họ đã có kiến thức đó thông qua các phương tiện khác.
4.2.6. Tìm hiểu nhu cầu của người dân về công tác tập huấn
Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn là khâu quan trọng khi tổ chức các khoá tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp. Trước đây việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn chưa được quan tâm sâu sắc. Người ta chỉ thực hiện các khoá đào tạo, tập huấn theo kế hoạch định trước. Hiện nay việc đào tạo, tập huấn sử dụng máy nông nghiệp được chuyển sang cách tiếp cận có sự tham gia nên điều tra tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn là một bước rất quan trọng.
Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn thực sự được coi là bước quan trọng, có tính quyết định xem việc đào tạo, tập huấn có đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay hay không. Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn là một công cụ có giá trị để biết về những người tham gia trước khi đào tạo. Nó cho người cán bộ đào tạo biết trước thông tin về những chủ thể cần được thảo luận và làm thế nào để thực hiện nó dựa vào đặc điểm của những người tham gia.
Tìm hiểu nhu cầu đào tạo bao gồm:
- Nhu cầu cộng đồng
- Nhu cầu tổ chức
- Nhu cầu học viên
4.2.6.1. Nhu cầu về số lượng lớp tập huấn: Cấu tạo phần động lực – Máy nổ các loại, động cơ điện các loại. Cấu tạo phần truyền lực, cấu tạo của các loại máy canh tác. Phương pháp sử dụng máy. Kiến thức về sửa chữa máy, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.
4.2.6.2. Nhu cầu về nội dung tập huấn.
4.2.6.3. Nhu cầu về thời lượng tập huấn.
4.2.6.4 Nhu cầu về phương pháp tập huấn.
4.2.7. Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.
4.2.7.1. Phát triển nguồn nhân lực.
Đối với cán bộ đào tạo và tập huấn kỹ thuật: Cần trang bị những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật mới, công nghệ mới, trang bị phương pháp chuyển giao, đặc biệt phương pháp truyền đạt kiến thức đến người dân và phương pháp tiếp cận cộng đồng của cán bộ tập huấn. Tạo điều kiện để các cán bộ tập huấn viên có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau, học hổi từ người nông dân, cùng rút kinh nghiệm trong quá trình thực hịên công tác của mình.
Đội ngũ cán bộ tập huấn, đặc biệt là các cán bộ trẻ cần được tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm thực tế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Cán bộ đào tạo, tập huấn chỉ đạo chương trình đào tạo, tập huấn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đồng thời không ngừng cập nhập thông tin về tình hình các công tác tập huấn của các địa phương trong cả nước.
Có chế độ phụ cấp lương phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công tác tập huấn và chuyển giao công nghệ.
4.2.7.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức
Hoàn thiện đội ngũ cán bộ tập huấn viên của huyện và cán bộ tập huấn viên cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… trong công tác vận động triển khai thực hiện các hoạt động tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp.
Đồng thời tăng cường thời gian tập huấn để nhắc lại những kiến thức đã quên, củng cố kiến thức mà người dân đã tiếp thu được. Ngoài ra họ cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể trao đổi với tập huấn viên và những người cùng học về những vấn đề mà họ chưa rõ. Công tác tập huấn cần xem xét đến thời gian tập huấn cho hợp lý với lượng kiến thức tập huấn cũng như khả năng tiếp thu của bà con nông dân. Đồng thời sắp xếp thời gian tập huấn phù hợp với thời gian của người dân tạo điều kiện cho người dân tham gia một cách đầy đủ và công bằng.
4.2.7.3. Hoàn thiện phương pháp tập huấn kỹ thuật
Xác định chủ đề tập huấn: Chủ đề tập huấn nên là những vấn đề thực sự cần thiết đối với người nông dân như sửa chữa máy, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, an toàn vệ sinh lao động…xuất phát từ nhu cầu của người dân hơn là tập huấn theo kế hoạch.
Cần tăng cơ hội cho nông dân học tập qua thực nghiệm, thực hành và làm mẫu…
Cần trang bị đầy đủ công cụ, thiết bị cho thực hành, có thể tổ chức tập huấn ngay trên đồng ruộng, hộ gia đình…
4.2.7.4. Giám sát đánh giá công tác đào tạo, tập huấn
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đánh giá đối với các hoạt động tập huấn về máy nông nghiệp của huyện.
Tập huấn viên cơ sở nên chú ý lắng nghe ý kiến của nông dân đối với hoạt động của mình để điều chỉnh sao cho hợp lý.
Liên kết chính quyền địa phương với Phòng Nông Nghiệp và PTNT, Trung tâm dạy nghề… để kết hợp tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho nông dân.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình điều tra và phân tích số liệu cho thấy:
1. Các lớp đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp cho nông dân và số lượng người tham gia tập huấn được tổ chức tại các địa phương trong toàn huyện tương đối nhiều.
2. Về nội dung các chương trình vẫn còn sự chênh lệch, trong đó vẫn chủ yếu là nội dung về cấu tạo các loại động cơ, máy nổ; sửa chữa máy; an toàn vệ sinh lao động. Còn các nội dung về phương pháp sử dụng máy, kiến thức về sử dụng máy (phương pháp nâng cao hiệu quả máy, giảm chi phí sử dụng…), cấu tạo phần truyền lực, cấu tạo các loại máy canh tác chưa được quan tâm. Các nội dung tập huấn như cấu tạo của các loại động cơ, máy nổ; kỹ thuật sửa chữa máy…mỗi năm chỉ tổ chức một lần. Đặc biệt nội dung kỹ thuật sửa chữa máy vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được giải quyết. Như vậy hoạt động đào tạo, tập huấn đã được quan tâm nhưng hiệu quả của nó mang lại chưa thực sự được như mong muốn ban đầu đề ra.
3. Nội dung về sửa chữa máy, an toàn vệ sinh lao động được đánh giá là phù hợp hơn cả bởi sự phù hợp của nội dung đó đối với qua trình sản xuất của người dân, đã có sự tiếp thu các kiến thức và áp dụng nó vào sản xuất thực tế của nhiều hộ nông dân. Bên cạnh đó nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ cũng được sự quan tâm đặc biệt của người dân bởi vì nó sẽ bổ sung kiến thức cho quá trình chăm sóc và bảo dưỡng máy nông nghiệp của người dân.
4. Phương pháp tập huấn của cán bộ tập huấn viên được đánh giá là có sự tham gia của người dân và dễ hiểu. Nhìn chung các tập huấn viên đã sử dụng phương pháp thích hợp và chú ý đến sự tham gia của học viên trong lớp học. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến cho rằng các phương pháp mà các tập huấn viên sử dụng mới chỉ dừng lại ở "Có thể tiếp thu được" và "Chủ yếu là thuyết trình".
5. Thời gian của các lớp tập huấn được người dân đánh giá là ngắn so với yêu cầu của họ cũng như lượng kiến thức đưa vào tập huấn. Trên thực tế thời gian của các lớp đào tạo, tập huấn được tổ chức trên địa bàn huyện chỉ kéo dài từ 1-2 ngày. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến ngược lại bởi vì họ là những người am hiểu, họ đã có những kiến thức thông qua các phương tiện khác.
6. Đối với người nông dân tham gia tập huấn thì các nội dung tập huấn về vệ sinh an toàn lao động là dễ tiếp thu hơn. Còn nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ, sửa chữa máy… khó tiếp thu hơn và họ cần nhiều thời gian hơn để hiểu và vận dụng nó vào thực tiễn. Mức độ áp dụng các kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất tại địa phương của người dân tham gia là tương đối nhiều.
7. Nhìn chung các chương trình đào tạo, tập huấn đã tác động đến kiến thức và kỹ năng, hành vi và thái độ của người nông dân. Tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn. Qua điều tra cho thấy mối quan hệ của người nông dân đã được cải thiện, họ đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất với những người nông dân khác. Nhưng mối quan hệ với tập huấn viên vẫn còn hạn chế. Có thể do một số người còn tự ti, rụt rè và không hay tham gia đóng góp ý kiến trong lớp học.
5.2 Kiến nghị
Trong phạm vi đề tài này mới chỉ nghiên cứu về kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp trên khía cạnh: Đối tượng, nội dung và phương pháp tập huấn, thời lượng tập huấn, tác động của tập huấn đến người nông dân, tìm hiểu nhu cầu tập huấn. Một số vấn đề vô cùng quan trọng là đánh giá năng lực của tập huấn, đánh giá kết quả tập huấn, vấn đề này chưa được đề cập tới và chưa có nghiên cứu nào từ trước đến nay trên địa bàn huyện Tràng Định. Vì vậy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng địa phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn.doc