Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng do công ty TNHH kiểm toán An Phát thực hiện

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đối với những cá nhân, tổ chức sử dụng BCTC thì nhu cầu xác minh tính chính xác, trung thực của thông tin liên quan đến khoản mục này là vô cùng tất yếu. Ngày nay, sự phát triển không ngừng của ngành kiểm toán đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu trên của những đối tượng có mối quan tâm đến BCTC của đơn vị và giúp họ có thể đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn. Từ đó càng có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán. Tuy chỉ có một thời gian ngắn thực tập tại Công ty nhưng tôi đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức quý giá về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng. Tiếp thu những hiểu biết này cùng với cơ sở lý thuyết đã được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu trên ghế nhà trường, tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài và đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán đã được quan sát trước đó tại đơn vị. Do giới hạn về thời gian và phạm vi tiếp cận cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết của tôi chỉ phản ánh được những nét tổng quát nhất về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán APS. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của Quý thầy cô, Quý Công ty TNHH Kiểm toán An Phát để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài ủa mình

pdf98 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng do công ty TNHH kiểm toán An Phát thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hạn chế trong cuộc kiểm toán, các vấn đề cần chú trọng trong đợt kiểm toán sau. Không những vậy, các KTV còn nêu ra các ý kiến tư vấn đáng quý, giúp cho khách hàng hoàn thiện hơn công tác kế toán và tăng hiệu quả kinh doanh. 3.1.2. Nhược điểm Về đội ngũ nhân viên: - Về chất lượng nhân viên: Tất cả các nhân viên đều tốt nghiệp các trường đại học về chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính - ngân hàng nhưng chỉ có một số nhân viên đã có chứng chỉ Kiểm toán viên và có nhiều nhân viên mới tốt nghiệp đại học chưa có kinh nghiệm. - Về số lượng nhân viên: Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán An Phát đang đứng trước nguy cơ của sự thiếu nhân lực đặc biệt là trong mùa kiểm toán. Về tìm hiểu và đánh giá HTKSNB: Tìm hiểu HTKSNB tại đơn vị khách hàng là một bước quan trọng để các KTV có cái nhìn tổng quát về công ty, xác định mức rủi ro kiểm soát để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, công ty tập trung tiến hành đánh giá HTKSNB các chu trình nói chung và chu trình doanh thu nói riêng tương đối kĩ đối với những khách hàng mới, kiểm toán năm đầu tiên, còn đối với khách hàng quen thuộc thì việc làm này ít chú trọng hoặc bỏ qua do đó KTV không tận dụng được những ưu thế mang lại từ HTKSNB để làm giảm các thử nghiệm chi tiết trong giai đoạn thực hiện. Nếu tận dụng được lợi thế này thì thời gian và công sức của KTV sẽ được tiết kiệm rất nhiều. Hiện nay việc đánh giá hệ thống KSNB trong hoạt động kiểm toán của APS chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, bằng việc KTV đặt ra các câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “có” hoặc “không”. Trên cơ sở các câu trả lời nhận được KTV sẽ đạt Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 58 được hiểu biết về HTKSNB của Công ty. Ưu điểm của những bảng hỏi này là được thiết kế sẵn nên KTV có thể tiến hành nhanh chóng. Nhưng do được thiết kế chung nên bảng câu hỏi này có thể không phù hợp với tất cả các loại hình DN, không nêu lên được những câu hỏi mang tính đặc thù cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến những kết luận thiếu chính xác về HTKSNB của đơn vị gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc kiểm toán. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Kiểm toán An Phát (APS) 3.2.1. Nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng KTV Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty TNHH Kiểm toán An Phát ngày càng phát triển mạnh mẽ với số lượng khách hàng không ngừng tăng lên. Vấn đề thiếu nhân sự trong mùa kiểm toán đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Công ty. Để tăng cường số lượng KTV, Công ty có thể kết hợp với các trường Đại học có chuyên ngành kiểm toán nhằm phát hiện các sinh viên ưu tú và thu hút họ trở thành nhân viên của Công ty. Đồng thời, Công ty có thể tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các chi nhánh. Từ đó giữ các sinh viên có năng lực lại Công ty để làm việc chính thức. Do áp lực đặc thù của ngành, Công ty nên có những quy định về khen thưởng phù hợp; tạo môi trường làm việc tích cực, vui vẻ để các nhân viên có thể gắn bó lâu dài cùng với sự lớn mạnh của Công ty. Hiện nay, đội ngũ nhân viên chủ yếu của công ty là các nhân viên trẻ, vừa mới tốt nghiệp đại học nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, hàng năm công ty cần tăng cường các đợt thi, sát hạch nhằm đánh giá trình độ năng lực của KTV và trợ lý KTV. Từ đó có các kế hoạch để bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhân viên. Trong những năm gần đây, việc mở rộng thị trường ra các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng được chú trọng. Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế của KTV sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu và trao đổi với khách hàng. Do đó, Công ty cần tạo điều kiện khuyến khích KTV tham gia các khoá đào tạo Tiếng Anh, đặc biệt là Tiếng Anh chuyên ngành. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 59 3.2.2. Hoàn thiện thủ tục đánh giá HTKSNB đối với toàn bộ BCTC nói chung và khoản mục doanh thu nói riêng  Khi tìm hiểu HTKSNB đối với khách hàng cũ, KTV nên lưu tâm đến các thay đổi trong đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến HTKSNB như thay đổi trong quy chế của tổ chức hoặc trong môi trường hoạt động, sự thay đổi nhân sự, thay đổi trong hệ thống thông tin, thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hoặc hệ thống thông tin... Tất cả những sự thay đổi đó đều ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của việc lập BCTC tại đơn vị khách hàng.  Ngày nay, đối tượng khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán An Phát ngày càng đa dạng. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một đặc điểm riêng nên một mẫu đánh giá chung có thể không phù hợp với những trường hợp cụ thể và đặc biệt. Tiêu biểu là bảng câu hỏi về HTKSNB. Để tìm hiểu HTKSNB, công ty có thể xây dựng bảng câu hỏi cho từng khách hàng đặc trưng bởi vì mỗi đơn vị khách hàng luôn có sự khác nhau trong hoạt động kinh doanh, từ đó có HTKSNB mang đặc trưng riêng. Nếu thiết kế được những thủ tục khảo sát phù hợp với từng loại khách hàng thì có thể đưa ra nhận xét xác thực hơn về HTKSNB của đơn vị. Có thể phân chia khách hàng thành các loại: Doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp XDCB Sau đây là bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB của Công ty ABC kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến thủy sản: Bảng 3.1. Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB của Công ty CP ABC Các yếu tố cần xem xét Có Không Ghi chú Quản lý, kiểm soát trong sản xuất Trong quá trình sản xuất thủy sản có bộ phận quản lý, kiểm tra, thẩm định chất lượng Bộ phận quản lý có chứng chỉ hành nghề kiểm tra thẩm định phù hợp với công việc đánh giá chất lượng sản phẩm Bộ phận quản lý độc lập với bộ phận thực hiện sản xuất Việc quản lý nguyên vật liệu được thực hiện ngay từ khi bắt đầu sản xuất Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 60 Việc kiểm tra thẩm định chất lượng được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mỗi khâu của quá trình sản xuất. Khối lượng thành phẩm tạo ra được đối chiếu với khối lượng đơn đặt hàng được duyệt để làm cơ sở đối chiếu, thanh toán theo hợp đồng. Quản lý tài chính. Công ty có bộ phận kế toán theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Công ty có quy định thời gian luân chuyển chứng từ, nghiệp vụ từ phòng quản lý sản xuất về phòng kế toán. Thời gian luân chuyển chứng từ là phù hợp. Công ty có quy định hình thức thanh toán đối với xuất khẩu Khi hoàn thành giao hàng, công ty có đối chiếu và theo dõi ở ngân hàng để nắm rõ tình hình thanh toán. Khi ghi nhận doanh thu công ty có kiểm tra hợp đông mua bán. Ngày nay, việc các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ công việc ngày càng phổ biến. Bản thân doanh nghiệp phải có một HTKSNB thật tốt để giúp phát hiện, ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra. Điều này đòi hỏi các công ty kiểm toán cũng phải có những hiểu biết về HTKSNB trong môi trường tin học để giúp phát hiện ra những yếu kém trong KSNB của doanh nghiệp. Để đánh giá HTKSNB trong môi trường tin học, KTV có thể thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát sau: Bảng 3.2. Thử nghiệm kiểm soát đối với kiểm soát chung Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Kiểm soát vật chất Quan sát hệ thống bảo vệ tại các phòng máy. Phân chia chức năng Quan sát tính độc lập giữa nhân viên vận hành hệ thống với các nhân viên kế toán. Kiểm soát truy cập chương trình Thử đăng nhập vào chương trình xem hệ thống có cho phép hay không. Phỏng vấn kế toán trưởng về việc cấp mật khẩu cho người sử dụng và có định kỳ thay đổi mật khẩu không. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 61 Bảng 3.3. Thử nghiệm kiểm soát đối với kiểm soát ứng dụng Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Kiểm soát đầu vào Sử dụng dữ liệu thử nghiệm của bộ phận vận hành máy tính, thực hiện các thao tác sau: Thử nhập một vài nghiệp vụ không đúng thứ tự, kiểu dữ liệu không hợp lệxem chương trình có báo lỗi không. Nhập một nghiệp mua hàng, chọn một nhà cung cấp xem hệ thống có tự động nhảy ra các thông tin liên quan hay không. Nhập một nghiệp vụ bán hàng cho một KH có số dư nợ lớn hơn hạn mức tín dụng đã quy định, xem hệ thống có báo lỗi không. Nhập nghiệp vụ bán hàng trong trường hợp không đủ số lượng hàng trong kho xem hệ thống có báo lỗi không. Kiểm soát đầu ra Kiểm tra việc phân chia quyền được được kết xuất và sử dụng báo cáo. Phỏng vấn kế toán trưởng về việc các báo cáo được kết xuất có được kiểm tra lại và phê duyệt trước khi sử dụng hay không. Kiểm tra một vài báo cáo xem thông tin có được kết xuất một cách đầy đủ và chính xác không. 3.2.3. Hoàn thiện thủ tục phân tích Tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát, thủ tục phân tích chủ yếu là thực hiện thủ tục phân tích ngang và phân tích dọc. Ngoài những thủ tục này, KTV có thể so sánh thêm với số trung bình của toàn ngành nhằm đánh giá được tình hình hoạt động của khách hàng và phán đoán các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, thủ tục phân tích chỉ áp dụng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Do đó để tận dụng tối đa hiệu quả của các thủ tục này, KTV có thể áp dụng trong cả giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Cụ thể: nếu các thủ tục phân tích được áp dụng trong giai đoạn này sẽ giúp KTV có cái nhìn bao quát ngay từ đầu về xu hướng biến động của khoản mục. Từ đó có thể phát hiện ra những biến động bất thường để xây dựng chương trình kiểm toán cho hợp lý. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 62 3.3. Kết luận Ở chương 3, từ những kiến thức đã nghiên cứu và học hỏi được, đề tài đã đưa ra một số ý kiến về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà Công ty TNHH Kiểm toán An Phát đã thực hiện. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hy vọng góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục này. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 63 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đối với những cá nhân, tổ chức sử dụng BCTC thì nhu cầu xác minh tính chính xác, trung thực của thông tin liên quan đến khoản mục này là vô cùng tất yếu. Ngày nay, sự phát triển không ngừng của ngành kiểm toán đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu trên của những đối tượng có mối quan tâm đến BCTC của đơn vị và giúp họ có thể đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn. Từ đó càng có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán. Tuy chỉ có một thời gian ngắn thực tập tại Công ty nhưng tôi đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức quý giá về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng. Tiếp thu những hiểu biết này cùng với cơ sở lý thuyết đã được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu trên ghế nhà trường, tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài và đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán đã được quan sát trước đó tại đơn vị. Do giới hạn về thời gian và phạm vi tiếp cận cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết của tôi chỉ phản ánh được những nét tổng quát nhất về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán APS. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của Quý thầy cô, Quý Công ty TNHH Kiểm toán An Phát để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thuỷ cùng ban lãnh đạo đơn vị thực tập đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. 2. Kiến nghị Trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu đề tài về tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát, người viết sau có thể đi sâu nghiên cứu hơn Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 64 nữa để có thể đề xuất những giải pháp mới, phù hợp hơn với tình hình khách hàng ngày một đa dạng như hiện nay. Cụ thể đó là nghiên cứu thêm về phương pháp chọn mẫu để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất sai sót có thể xảy ra. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện quy trình, cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ do Công ty cung cấp cũng như khẳng định vị thế của APS trên thị trường kiểm toán sôi động và đầy thách thức ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (2012), Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 2. Phan Đình Ngân (2007), Giáo trình kế toán tài chính 1, Nhà xuất bản Đại học Huế. 3. Phan Đình Ngân (2009), Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Huế. 4. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam. 6. Tài liệu, GTLV của KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn kế toán An Phát. 7. Trang web: www.webketoan.vn Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chấp nhận và giữa khách hàng cũ Phụ lục 2: Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán Phụ lục 3: Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV Phụ lục 4: Đánh giá HTKSNB ở cấp độ DN Phụ lục 5: Walk through chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền Phụ lục 6: Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Phụ lục 7: Chương trình kiểm toán doanh thu Phụ lục 8: Kiểm tra chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm Phụ lục 9: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục Phụ lục 10: Báo cáo kiểm toán Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 1: CHẤP NHẬN VÀ GIỮA KHÁCH HÀNG CŨ Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: CHẤP NHẬN DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên khách hàng: Công ty CP ABC 2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Lâm Văn Bằng , Kế toán trưởng - ĐT: 091.xxx.xxxx 3. Địa chỉ: XXX đường Nguyễn Gia Thiều , Tp Huế . Điện thoại: (+84-54) 3546xxx - 3517xxx Fax: (+84-54) 3522xxx Email: info@abc .vn 4. Loại hình DN: Công ty cổ phần 5. Năm tài chính: 2015 (từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015) 6. Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ: Họ và tên Vị trí Ghi chú Ông: Bùi Văn Lợi Chủ tịch HĐQT Nắm giữ 2.075 cổ phần Ông: Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Nắm giữ 1.519 cổ phần Ông Lê Đại Nhân Uỷ viên HĐQT kỉêm Phó Giám đốc Nắm giữ 1.220 cổ phần Ông: Lâm Văn Bằng Uỷ viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng Nắm giữ 1.220 cổ phần Ông: Hoàng Anh Đức Uỷ viên HĐQT Nắm giữ 442 cổ phần 7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thành lập như thế nào: Qua thư mời kiểm toán và ký HĐ nhiều năm. 8. Họ tên người đại diện cho doanh nghiệp: Ông Nguyễn Thanh Bình - Ngày sinh: 26/12/1948 - Số CMND: 191053xxx do CA tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 10/5/2011 - Địa chỉ thường trú: XX Phan Chu Trinh, P Phước Vĩnh, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chế biến thuỷ sản 9. Tên Ngân hàng Doanh nghiệp có quan hệ: - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN Huế - Ngân hàng xuất nhập khẩu - CN Huế - Ngân hàngNông nghiệp & PTNT - CN Huế 10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết. - Khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, gia súc, gia cầm; - Đóng và sửa chữa tàu thuyền các loại; - Kinh doanh vật tư, thiết bị đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thuỷ sản nghề cá; - Kinh doanh các phương tiện vận tải, kim khí điện máy và các loại đồ uống có nồng độ cồn dưới 45 độ, các loại giấy, vật liệu xây dựng. A120 Tên Ngày Người thực hiện MVL Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...) Không có 12. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC: Chuẩn mực kế toán Việt nam, chế độ kế toán DN ban hành theo thong tư 200/TT-BTC ngaỳ 22/12/2014 và các sửa đổi, bổ sung 13. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và Cty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 14. Giá trị vốn hóa thị trường của DN (đối với Cty niêm yết): N/A 15. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành: Kiểm toán BCTC năm 2015, hoàn thành trước ngày 25/03/2016 16. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó: Kiểm toán hàng năm để trình đại hội cổ đông và vay vốn ngân hàng II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Có Không Không áp dụng Các sự kiện của năm hiện tại Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.  Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ.  Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT năm nay.  Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy trong tương lai không.  BCKT năm trước có bị ngoại trừ.  Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.  Mức phí Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty.  Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.  Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.  Quan hệ với KH Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH.  Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp.  Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.  Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.  Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG Cao Trung bình  Thấp IV. GHI CHÚ BỔ SUNG Không V. KẾT LUẬN Chấp nhận duy trì khách hàng:  Có Không Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH: - Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ) - Thành viên BGĐ của Cty - Cựu thành viên BGĐ của Cty - Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên  Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH.  Có Không Không áp dụng Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán.  Mẫu thuẫn lợi ích Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác.  Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính độc lập.  Khác Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán.  Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 2: CAM KẾT TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NHÓM KIỂM TOÁN Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA THÀNH VIÊN NHÓM KIỂM TOÁN Liên quan đến cuộc kiểm toán của Công ty CP ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31tháng 12 năm 2015, chúng tôi cam kết rằng: 1. Chúng tôi đọc và nhất trí với kết luận tại Mẫu A270; 2. Chúng tôi tuân thủ các quy định về tính độc lập theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; 3. Chúng tôi cam kết rằng chúng tôi không có bất kỳ lợi ích tài chính trọng yếu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc nghĩa vụ nợ, quan hệ mật thiết nào gắn với đơn vị hoặc Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán; 4. Theo hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi không nhận thấy bất cứ sự thỏa thuận kinh tế, dịch vụ chuyên môn cũng như sự liên kết nào trong quá khứ và hiện tại giữa chúng tôi và đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của chúng tôi. Chức danh Họ tên Chữ ký Ngày/ tháng Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT: Hà Thị Hồng Yến 25/12/2015 Chủ nhiệm kiểm toán: Hồ Nguyên Uyên Thảo 25/12/2015 Trợ lý 1: Mai Văn Lâm 25/12/2015 Trợ lý 2: Phạm Thị Mộng Lan 25/12/2015 Trợ lý 3: Trần Thị Mỹ Linh 25/12/2015 Trợ lý 4 : Phạm Hoàng Việt 25/12/2015 A260 Tên Ngày Người thực hiện MVL Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 3: SOÁT XÉT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KTV Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: SOÁT XÉT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP A. MỤC TIÊU Đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV tham gia nhóm kiểm toán. B. NỘI DUNG KIỂM TRA Có Không Không áp dụng 1/ Quan hệ giữa Cty kiểm toán/thành viên nhóm kiểm toán với KH: a. Có lợi ích tài chính. X b. Có khoản nợ, khoản bảo lãnh hoặc quà tặng nhận từ KH. X c. Có phụ thuộc vào phí dịch vụ của KH kiểm toán. X d. Có lo lắng về khả năng mất hợp đồng. X e. Có quan hệ mật thiết với KH. X f. Có khả năng trở thành nhân viên của KH trong tương lai. X g. Có phát sinh phí dịch vụ bất thường liên quan đến hợp đồng kiểm toán. X 2/ Cty kiểm toán/thành viên nhóm kiểm toán có khả năng rơi vào trường hợp tự kiểm tra: a) Một thành viên nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là Giám đốc hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của KH. X b) Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là nhân viên của KH sử dụng dịch vụ đảm bảo, có chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. X c) Có thực hiện ghi sổ kế toán hoặc lập BCTC cho KH. X 3/ Khả năng bị phụ thuộc vào KH trong việc đưa ra ý kiến: Một thành viên nhóm kiểm toán hoặc Cty kiểm toán rơi vào một trong những trường hợp sau: a) Là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại cổ phiếu, chứng khoán của KH. X b) Đóng vai trò là người bào chữa đại diện cho KH sử dụng dịch vụ đảm bảo trong vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba. X A270 Tên Ngày Người thực hiện TTH Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 4/ Cty kiểm toán/thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết với KH: a) Thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ ruột thịt/quan hệ thân thiết với nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. X b) Có trên 3 năm làm trưởng nhóm kiểm toán cho cùng một KH. X c) Có nhận quà tặng, dự chiêu đãi hoặc nhận sự ưu đãi lớn từ KH. X C. KẾT LUẬN 1. Có/không các vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến tính độc lập: Có X Không 2. Có/không thực hiện hợp đồng kiểm toán: X Có Không Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ HTKSNB Ở CẤP ĐỘ DN Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA ĐƠN VỊ A. MỤC TIÊU: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. B. NỘI DUNG CHÍNH: Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB Có Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1.1 Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong DN - Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không?  - Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?  - Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn?  Thực tế chưa có sai phạm được phát hiện và xử lý 1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên - Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng chứng về năng lực của họ không?  Ban lãnh đạo đều có bằng cấp, có mối quan hệ rộng - DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất? Tùy từng trường hợp - DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có năng lực? Chuyển công tác khác, cho nghỉ việc A610 Tên Ngày Người thực hiện MVL Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 1.3 Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN - Thái độ của các nhà quản lý DN đối với hệ thống KSNB?  Quan tâm vừa phải - Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro? - Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay không?  - Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá trình lập BCTC?  1.4 Cấu trúc tổ chức - Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không?  - Cầu trúc DN có khác biệt với các DN có quy mô tương tự của ngành không?  1.5 Phân định quyền hạn và trách nhiệm - DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không?  - Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không?  - Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không?  - Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không?  - Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc mua sắm tài sản)  1.6 Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự - Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không?  Trong nội quy Cty và thoả ước LĐTT - Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không?  - Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không?  - Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không?  - Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không?  Xét thi đua cuối năm Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC - Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC như thế nào? Có đánh giá rủi ro nhưng chưa đầy đủ, vì vậy đã thiết lập các thủ tục kiểm soát nhưng chưa đầy đủ và chưa phù hợp - Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính? - Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh? - Các rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết như thế nào? 3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ - Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các hoạt động của DN không? - DN có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? (Mô tả việc đánh giá nếu có) BKS kiểm tra, giám sát chung. Trưởng phòng ban chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của NV do chính mình phụ trách. DN không có kiểm toán nội bộ. - DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về hệ thống KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế? 3.2 Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB - DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của hệ thống KSNB không?  - BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không?  Theo giải trình của BGĐ là có xem xét và có thực hiện - Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của hệ thống KSNB lên HĐQT hoặc Ban Kiểm soát kịp thời không? BKS báo cáo tại ĐHCĐ thường niên - Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ không? DN không có kiểm toán nội bộ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền - Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực tiếp HĐQT hoặc Ban Kiểm soát không? DN không có kiểm toán nội bộ C. KẾT LUẬN Rủi ro trọng yếu Những yếu tố giúp giảm rủi ro Các thủ tục KT CB bổ sung Một số tồn tại của HT KSNB tại đơn vị : - Chưa có quy định đánh giá rủi ro liên quan đến BCTC - Việc kểm tra, giám sát các hoạt động kiểm soát chưa được thực hiện thường xuyên, chưa ban hành các quy định, thủ tục cụ thể. - Chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ. Hàng năm BKS chỉ thực hiện kiểm tra 1 lần với thời gian ngắn Đơn vi có cơ cấu tổ chức rõ ràng, phụ trách các phòng ban, bộ phận đều có kinh nghiệm phù hợp và chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp nhân sự do chính mình phụ trách. Trong quá trình hoạt động, đơn vị chưa có các sai phạm bị phát hiện Chưa xác định Tuy nhiên, cần tập trung kiểm tra cơ bản hơn là dựa vào hệ thống. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 5: WALK THROUGH CHU TRÌNH BÁN HÀNG - PHẢI THU - THU TIỀN Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: WALK THROUGH CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU VÀ THU TIỀN A. MỤC TIÊU: Kiểm tra việc thực hiện chu trình “Bán hàng - Phải thu - Thu tiền” có đúng như đã được mô tả tại Mẫu A410 hay không. B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN: Chọn ngẫu nhiên 1 nghiệp vụ bán hàng và 1 nghiệp vụ xuất khẩu thủy sản theo kế hoạch để kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình (walk through test): 1/ Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được kiểm tra Nghiệp vụ 1 Nghiệp vụ 2 Hồ sơ Không Có Hợp đồng bán hàng Có Có Tờ khai hải quan Có Có Packing list Có Có Hóa đơn (commercial Invoice) Có Có Vận đơn (B/L) Có Có Đối chiếu công nợ cuối kỳ Có Có Lập DP Không Không 2/ Kết quả kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính: Mô tả thủ tục kiểm soát - Control activity (Ref A410) Nghiệp vụ 1 Nghiệp vụ 2 CA1: Hóa đơn bán hàng chỉ được lập khi đơn hàng và lệnh xuất kho, hồ sơ xây dựng đã được phê duyệt.   CA2: Phiếu xuất kho đã được đối chiếu với hóa đơn để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần   CA3: Đơn giá bán phải được đối chiếu để xem có khớp với hợp đồng thương mại hay không?   CA4 : Kiểm tra vận đơn để nắm bắt tình hình chuyển hàng đến cảng   CA5: Các khoản ứng trước, thanh toán đều được kế toán thanh toán theo dõi và bảng tổng hợp công nợ định kỳ đều được kế toán trưởng kiểm tra   CA6: Cuối năm tiến hành đối chiếu công nợ với KH. Các chênh lệch được kiểm tra, xử lý.   A411 Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền CA 7: Kế toán ngân hàng cập nhật tiền thu theo sổ phụ ngân hàng và đối chiếu số dư vào cuối năm   CA 8: Tiến hành đối chiếu công nợ định kỳ với KH vào cuối năm, mọi chênh lệch được phát hiện và xử lí kịp thời bởi một bộ phận độc lập với bộ phận thu tiền.   C. KẾT LUẬN Hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền đã được thực hiện theo như thiết kế  Có Không Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 6: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 1. Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [A210] Kiểm toán BCTC năm 2015 2. Mô tả DN, môi trường KD và các thay đổi lớn trong nội bộ DN [A310] - Ngành nghề chính :  Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản  Chăn nuôi gia cầm  Nuôi trồng thủy sản nội địa  - Các chính sách kế toán áp dụng: - Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung  Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Những đặc điểm cần lưu ý:  Chỉ tham gia kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt, TSCĐ tại Cty - Các bên liên quan: Không có 3. Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao [A510] - Doanh thu giảm => Rủi ro ghi nhận thiếu - Nợ phải thu khách hàng có số dư lớn hơn so với năm trước trong khi doanh thu giảm => Rủi ro ghi nhận thừa, trích lập dự phòng thiếu - Trái phiếu phát hành 5 tỷ => Rủi ro phân loại sai, hạch toán sai khoản vay 4. Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản [A400, A600] Không thực hiện kiểm tra kiểm soát mà thực hiện kiểm tra cơ bản tất cả các phần hành 5. Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch [A710] Mức trọng yếu tổng thể: 651.403.677 Mức trọng yếu thực hiện: 488.552.758 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: 19.542.110 6. Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang Không 7. Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này Không 8. Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch A910 Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền Các rủi ro trọng yếu Mô tả rủi ro Ảnh hưởng tới khoản mục nào trên BCTC Thủ tục kiểm toán Doanh thu ghi nhận sai, không đúng với nguyên tắc Khả năng xảy ra: Trung bình (TB) Mức độ ảnh hưởng: Cao 511 Đối chiếu Doanh thu với Biên bản nghiệm thu, kiểm tra sau niên độ, đối chiếu với phần hành kiểm tra nợ phải thu và thuế Nợ phải thu ghi nhận thừa, trích lập thiếu dự phòng Khả năng xảy ra: TB Mức độ ảnh hưởng: Cao 131,139 Phân tích, gửi thư xác nhận, lập bảng kiểm tra trích lập dự phòng Ghi nhận và trình bày sai trái phiếu phát hành Phát hành trái phiếu 5 tỷ 343 Thu thập các biên bản, hồ sơ phát hành, kiểm tra việc thu tiền, hạch toán và trình bày trên BCTC KẾT LUẬN Chúng tôi đã hoàn toàn hài lòng rằng hợp đồng kiểm toán này đã được lập kế hoạch một cách thích hợp, qua đó đã đưa ra những xem xét đầy đủ đối với các đánh giá của chúng tôi về tầm quan trọng của những yếu tố rủi ro đã được xác định, bao gồm cả yếu tố rủi ro gian lận, và qua đó phê duyệt cho tiến hành công việc tại KH, như đã được lập kế hoạch. Các thành viên nhóm kiểm toán đã đọc, thảo luận và nắm vững các nội dung của Kế hoạch kiểm toán trên đây. Chức danh Họ tên Chữ ký Ngày/tháng Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT Trần Thị Minh Tần ( TTMT) Chủ nhiệm kiểm toán Trần Thị Hường ( TTH) Trợ lý 1 Mai Văn Lâm (MVL) Trợ lý 2 Huỳnh Ngọc Thái Hòa ( HNTH) Trợ lý 3 Thái Thị Thanh ( TTT) Trợ lý 3 Trần Thị Thanh Diệu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 7: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU A. MỤC TIÊU Đảm bảo rằng các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu Doanh thu có thể không có thực Kiểm tra trước và sau ngày khoá sổ khoảng 15 ngày để xem xé việc chia cắt niên độ; đối chiếu các hoá đơn cung cấp HH, DV với số liệu kế toán, biên bản giao hàng hoá đã được các bên xác nhận. Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại. MVL G144 C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN G130 Tên Ngày Người thực hiện MVL Người soát xét 1 Người soát xét 2 STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Các thủ tục chung 1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. G131 2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). G110 II. Kiểm tra phân tích 1 So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trước, thu thập giải trình cho những biến động bất thường. G140 2 Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biến động bất thường. G140 III. Kiểm tra chi tiết 1 Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm, đối chiếu Sổ Cái. G141 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 3 Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Đối với doanh thu bằng ngoại tệ, cần kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng để quy đổi. G142 4 Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế. G143 5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: G144 5.1 Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của các lô hàng được bán trước _____ ngày và sau ____ ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ. 5.2 Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm. 6 Kiểm tra tính trình bày về doanh thu trên BCTC. G140 IV. Thủ tục kiểm toán khác D. KẾT LUẬN Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được. 2 Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng, hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác như: Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu, về số lượng, giá trị và giải thích chênh lệch lớn (nếu có). Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong năm. G141 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 8: KIỂM TRA CHỌN MẪU CÁC KHOẢN DOANH THU GHI NHẬN TRONG NĂM Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: KIỂM TRA CHI TIẾT - CHỌN MẪU DOANH THU A120 Tên Ngày Người thực hiện MVL Người soát xét 1 Người soát xét 2 1. Chọn mẫu Tham chiếu/Ghi chú Giá trị Mức trọng yếu thực hiện PM = M*50% 651,000,000 Ngưỡng sai sót = M*1% 13,020,000 Mức độ đảm bảo (R ) 0.7 Giá trị tổng thể (GT) PS có - Sổ CT TK 511 126,560,800,591 Khoảng cách mẫu (M/R) 930,000,000 Tổng gt các phần tử có gt lớn hơn khoảng cách mẫu (1) G142.3 Cỡ mẫu: 26 115,160,633,959 Tổng gt các phần tử đặc biệt (2) G142.3 Cỡ mẫu: 0 - Tổng gt các phần tử có giá trị nhỏ hơn ngưỡng sai sót (3) Cỡ mẫu: Giá trị tổng thể còn lại (4) (GT- (1) - (2) - (3)) Cỡ mẫu: 11,400,166,632 Cỡ mẫu (4)/M*R 12 Khoảng cách mẫu 19 Nội dung kiểm tra để đánh giá sai sót: Giá trị, định khoản, phân loại, nội dung 2. Kiểm tra mẫu chọn - Kiểm tra 100% các phần tử có giá trị lớn hơn khoảng cách mẫu (G142.3) - Không kiểm tra các phần tử có giá trị nhỏ hơn ngưỡng sai sót - Kiểm tra 100% các phần tử đại diện trong mẫu chọn (G142.4) 3. Đánh giá kết quả kiểm tra chọn mẫu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền Giá trị ghi sổ Giá trị kiểm tra Chênh lệch Các phần tử có giá trị lớn hơn khoảng cách mẫu 115,160,633,959 115,160,633,959 - Các phần tử đặc biệt - - - Các phần tử đại diện trong mẫu chọn - Dự kiến sai sót về giá trị - Sai sót khác: 4. Kết luận Không có sai sót trong các mẫu đã chọn Đã kiểm tra hơn 90% giá trị => không chọn các mẫu khác Kiểm tra 100% các khoản doanh thu có giá trị lớn (651.000.000) và bất thường ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Đối chiếu với các tờ khai hải quan, vận đơn, invoice thanh toán Doanh thu Tài khoản Đứ Giá trị Hóa đơn Tờ khai hải quan Hạch tóan 2/9/2015 HD 02-2015 Bán hàng XK mực đông lạnh 405,397.13 USD *21,458 1311 8,699,011,616    3/9/2015 HD 02FDC-NFI Bán hàng XK mực đông lạnh 62,521.03 USD *21,458 1311 1,341,576,262    3/23/2015 HD 03-2015 Bán hàng XK mực đông lạnh 190,988.73 USD *21,458 1311 4,098,236,168    4/6/2015 HD 01/FDC-KANE Bán hàng XK mực đông lạnh 53,473.20 USD *21,550 1311 1,152,347,460    4/13/2015 HD 03FDC-NFI Bán hàng mực đông lạnh 47,065.31 USD *21,570 1311 1,015,198,737    4/13/2015 HD 04/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 307,125.23 USD *21,570 1311 6,624,691,211    5/8/2015 HD 02/FDC-KANE Bán hàng XK mực đông lạnh 54,385.40 USD *21,570 1311 1,173,093,078    5/19/2015 HD 05/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 437,854.53 USD (367,941.04 * 21,750) 1311 8,002,717,620    5/19/2015 HD 05/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 437,854.53 USD (69,913.49 * 21,750) 1311 1,520,618,408    Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền 5/25/2015 HD 04FDC-NFI Bán hàng mực đông lạnh 63,122.88 USD*21,770 1311 1,374,185,098    6/22/2015 HD 05FDC-NFI Bán hàng mực đông lạnh 61,626.23 *21,775 1311 1,341,911,158    6/29/2015 HD 06/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 456,579.43 USD (368,274.59 usd x 21,780) 1311 8,021,020,515    6/29/2015 HD 06/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 456,579.43 USD ( 88,304.84 usd x 21,780) 1311 1,923,279,470    7/27/2015 HD 06FDC-NFI Bán hàng mực đông lạnh 62,207.06 usd *21,780 1311 1,354,869,767    7/27/2015 HD 07/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 451,757.81 USD (358,585.33 USD* 21,780) 1311 7,809,988,433    7/27/2015 HD 07/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 451,757.81 USD(93,172.48USD* 21,780) 1311 2,029,296,669    8/24/2015 HD 08/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 448,562.17 USD (338,857.78 usd *22,340 1311 7,570,105,145    8/24/2015 HD 08/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 448,562.17 USD (109,703.39 usd *22,340 1311 2,450,773,733    9/29/2015 HD 09/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 514,303.01 USD (467,893.32 usd*22,455) 1311 10,506,544,501    9/29/2015 HD 09/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 514,303.01 USD (46,409.69 usd*22,455) 1311 1,042,129,589    10/19/2015 HD 01/FDC-PLP Bán hàng mực đông lạnh 47,003.53 USD *22,290 1311 1,047,708,683    10/26/2015 HD 10/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 500,849.30 USD *22,240 1311 11,138,887,542    11/9/2015 HD 07FDC-NFI Bán hàng mực đông lạnh 60,144.33 usd *22,285 1311 1,340,316,394    12/9/2015 HD 11/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 570,235.58 USD *22,450 1311 12,801,788,771    12/18/2015 HD 08/FDC-NFI Bán hàng mực đông lạnh 58,293.40 usd *22,440 1311 1,308,103,896    12/28/2015 HD 12/FDC-SFR Bán hàng XK mực đông lạnh 376,259.45 USD *22,517 1121 8,472,234,035    Cộng 115 160 633 959 Đó kiểm tra đảm bảo việc ghi nhận khớp với hóa đơn, có đầy đủ các tờ khai hải quan, hạch toán đúng tài khoản Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 9: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC A. MỤC TIÊU Đảm bảo giả định về tính hoạt động liên tục đối với việc lập BCTC là hợp lý. B. THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu 1 Xác định các sự kiện dẫn tới có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của DN thông qua phỏng vấn BGĐ và thu thập các sự kiện liên quan (*) 2 Khi có dấu hiệu trọng yếu về khả năng hoạt động liên tục của DN, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán sau: - Đánh giá kế hoạch cụ thể của BGĐ dựa trên giả định về khả năng hoạt động liên tục; - Thu thập thư giải trình của BGĐ liên quan đến các kế hoạch cụ thể trong tương lai để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của DN. 3 Nếu khả năng hoạt động liên tục của DN chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ tài chính của Công ty mẹ, Công ty liên kết và các bên liên quan khác, KTV phải thu thập các bằng chứng kiểm toán sau: - Cam kết của công ty mẹ, công ty liên kết và các bên liên quan hỗ trợ tài chính đầy đủ để đảm bảo cho DN hoạt động liên tục; - Kế hoạch hỗ trợ tài chính trên của bên liên quan 4 Bao gồm trong thư giải trình của BGĐ các giải trình cho việc áp dụng giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC. 5 Thủ tục kiểm toán khác: (*) Các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục gồm: a. Xu hướng tài chính bất lợi: DN có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường, lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài sản được dùng để tạo ra các luồng tiền, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên BCTC hay dự báo trong tương lai, nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động. H160 Tên Ngày Người thực hiện MVL Người soát xét 1 Người soát xét 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền b. Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn, nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức. c. Không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng, chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp. d. Triển vọng kinh doanh giảm: giá trị cổ phiếu giảm, chi phí hoạt động tăng lên e. Khó khăn nội bộ: đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế, đình công, kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thành công của một dự án, không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu f. Khó khăn bên ngoài: đơn vị bị mất một thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền hoặc mất một nhà cung cấp hoặc KH quan trọng g. Thiếu hụt lãnh đạo: lãnh đạo đơn vị không có khả năng phát hiện và kiểm soát các rủi ro, xử lý khối lượng công việc tăng lên hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. h. Không tuân thủ theo các quy định về vốn cũng như các quy định khác của pháp luật, đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được, i. Thay đổi về luật pháp hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị, k. Các dấu hiệu khác. C. KẾT LUẬN Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được Chữ ký của người thực hiện:__________________ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Thu Hiền PHỤ LỤC 10: BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO KIỂM TOÁN Về Báo cáo tài chính năm 2015 của Công ty cổ phần ABC Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty cổ phần ABC Chúng tôi đã kiểm toán BCTC của công ty cổ phần ABC (sau đây gọi tắt là “Công ty”), gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2015, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015. Trách nhiệm của Ban giám đốc và Kiểm toán viên Ban Giám đốc công ty có trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo tài chính. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứ trên kết quả của cuộc kiểm toán. Báo cáo tài chính năm 2015 của Công ty đã được chúng tôi kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần tại Báo cáo kiểm toán số xxx/BCKT-APS ngày 20/3/2016 Cơ sở ý kiến Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiếm toán lập kế hoạch và thực hiện để đảm bảo hợp lý rằng BCTC không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra bằng phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong BCTC, đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát BCTC. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. Ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của công ty cổ phần ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2015, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. CÔNG TY KIỂM TOÁN AN PHÁT Kiểm toán viên Giám đốc (họ tên, chữ kí) (họ tên, chữ kí, đóng dấu) Số đăng ký hành nghề Số đăng ký hành nghề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_tot_nghiep_hien_5871.pdf
Luận văn liên quan