Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán AAC

Trên đây là những tìm hiểu của em về các vấn đề cơ bản của Kiểm toán mà trọng tâm là kiểm toán thuế. Có thể thấy rằng kiểm toán thuế là một bộ phận không thể thiếu của kiểm toán tài chính. Kiểm toán thuế là một lĩnh vực chứa nhiều điều lý thú trong tìm hiểu và thực hiện, đòi hỏi người kiểm toán viên cần có trình độ kiến thức chắc chắn không chỉ về công tác kế toán mà còn về hệ thống pháp luật về thuế ở nước ta. Qua việc nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. Bản thân tôi đã có được những kiến thức thực tế về hoạt động kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kiểm toán khoản mục thuế nói riêng, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục thuế trong kiểm toán BCTC. Trong bài nghiên cứu của mình, tôi cũng xin đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về công tác kiểm toán và kiểm toán thuế ở Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC nhằm góp đưa ra phương án hoàn thiện công tác kiểm toán tại Công ty. Thiết nghĩ, nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục thuế nói riêng không chỉ là các vấn đề của riêng công ty AAC mà còn là vấn đề chung của nhiều công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán khác.

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể là chọn mẫu theo xét đoán của KTV. Kết quả về phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu được lưu tại GLV A810 Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu. 2.3.1.6. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán  Kế hoạch kiểm toán KTV sẽ tổng hợp các nội dung chính từ việc lập Hợp đồng kiểm toán đến việc tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng, phân tích sơ bộ BCTC, Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị, trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận, trao đổi với bộ phận Kiểm toán nội bộ/Ban kiểm soát về gian lận, xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang và đưa ra hướng giải quyết trong cuộc kiểm toán năm nay. Đặc biệt cần lưu ý tổng hợp danh sách các rủi ro trọng yếu, bao gồm cả rủi ro gian lận và các thủ tục kiểm tra cơ bản liên quan để thành viên nhóm kiểm toán đặc biệt quan tâm khi thực hiện các phần hành liên quan. Kết quả được lưu tại GLV A910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán. (phụ lục 08)  Chương trình kiểm toán Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán theo chương trình kiểm toán, trưởng đoàn sẽ phân công cho các KTV và trợ lí kiểm toán từng khoản mục và công việc phải thực hiện trong quá trình kiểm toán. Tên của người thực hiện thủ tục sẽ được ghi vào tờ chương trình E330 (phụ lục 09). Trong GLV này gồm 4 phần ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 46 nêu rõ: (1) mục tiêu của việc kiểm toán khoản mục thuế; (2) rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu; (3) các thủ tục kiểm toán, kèm với tên người được phân công thực hiện các thủ tục và các GLV tham chiếu; (4) sau khi thực hiện xong các thủ tục chi tiết, KTV sẽ tổng hợp những ý kiến đối với khoản mục thuế vào mục này và đưa ra các ý kiến góp ý cho công ty khách hàng. 2.3.2. Thực hiện kiểm toán Trưởng đoàn quyết định thực hiện các thủ tục sau cho khoản mục thuế của công ty cổ phần ABC: Bảng 2.5: Thủ tục kiểm toán khoản mục thuế khách hàng ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 31/12/2015 Nội dung: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước và thuế hoãn lại Người lập: Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Soát xét 3: [ ] Index GLV Nội dung E310 Lead sheet, phân tích tổng quát, trình bày công bố E330 Chương trình kiểm toán E340 Tìm hiểu chính sách kế toán, nghiệp vụ bất thường E341 Kiểm tra việc áp dụng thuế suất của đơn vị E342 Đối chiếu với tờ khai thuế E343 Ước tính độc lập về thuế E344 Kiểm tra chứng từ nộp thuế, hoàn thuế E345 Kiểm tra tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ E346 Kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 47 2.3.2.1. Lập bảng số liệu tổng hợp, phân tích tổng quát, trình bày công bố -Ở thủ tục này, KTV nhập số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ vào bảng tổng hợp từ sổ chi tiết của các TK133/ 3331/ 3333/ 3335/ 3336...Sau đó, KTV so sánh số dư đầu kỳ của các TK với số dư cuối kỳ của TK tương ứng từ giấy làm việc năm trước đề kiểm tra có chênh lệch hay không. Đồng thời, KTV sử dụng thủ tục phân tích để so sánh số liệu năm này và năm trước. Mục đích là xem xét thuế và các khoản nộp Nhà nước có biến động bất thường hay không. -KTV xem xét trên BCTC để kiểm tra việc trình bày công bố khoản mục thuế có phù hợp hay không. -Như vậy, ở thủ tục này, KTV chỉ kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên BCTC và sổ cái của TK 133, 333. Nếu có sự chênh lệch, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích được. Bước này chỉ là xem xét quá trình chuyển số liệu từ sổ cái lên BCTC có khớp đúng hay không chứ không phải kiểm tra sự chính xác đối với số liệu. Kết quả chi tiết lưu tại GLV E310 (phụ lục 10) 2.3.2.2. Tìm hiểu chính sách kế toán, nghiệp vụ bất thường a. Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị - KTV sẽ phỏng vấn kế toán trưởng về những chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp như về mức thuế suất mà doanh nghiệp áp dụng cho từng loại thuế, chính sách áp dụng cho những khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN,... và đọc lướt sổ cái, sổ chi tiết các TK thuế, Báo cáo tài chính các chính sách kế toán được đơn vị áp dụng. Sau đó, KTV sẽ đối chiếu với giấy làm việc của năm trước để kiểm tra xem những chính sách đó có được áp dụng nhất quán với năm trước hay không. -Trong trường hợp nếu các chính sách kế toán có thay đổi thì KTV phải yêu cầu Kế toán giải thích về sự thay đổi đó. Trong năm, công ty ABC không có những thay đổi về chính sách kế toán. Dưới đây là tổng hợp những tìm hiểu về chính sách kế toán áp dụng tại công ty ABC: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 48 Bảng 2.6: Chính sách kế toán áp dụng ở Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 31/12/2015 Nội dung: Tìm hiểu chính sách kế toán, nghiệp vụ bất thường Người lập: Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Soát xét 3: [ ] E340 Mục tiêu: Chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng Nguồn gốc số liệu: Hồ sơ kiểm toán năm trước, BCĐPS, sổ cái, sổ chi tiết và các tài liệu kế toán khác Thực hiện kiểm toán: 1. Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị Khoản mục thuế sử dụng để phản ánh Áp dụng năm trước Áp dụng năm nay Ảnh hưởng việc áp dụng không nhất quán - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.   - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.   (Nguồn: Trích từ GLV phần hành thuế của AAC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 49 -Kết luận: Chính sách kế toán áp dụng nhất quán và phù hợp với quy định hiện hành. c. Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...) - Về tài khoản đối ứng KTV lọc các tài khoản đối ứng với TK133/333 trên sổ chi tiết của 2 tài khoản này để kiểm tra định khoản của doanh nghiệp đã thực hiện đúng hay chưa: “-Khi nộp thuế, định khoản : Nợ TK 133,333/ Có TK111,112 -Khi hạch toán, định khoản : Nợ TK 627,642/Có TK333”  “Không có nghiệp vụ bất thường” - Về nội dung, giá trị: KTV đọc lướt sổ chi tiết TK 133/333 để xem xét các nghiệp vụ có giá trị lớn bất thường. Khi gặp nghiệp vụ bất thường, KTV sẽ kiểm tra văn bản đi kèm với chứng từ hoặc phỏng vấn kế toán phần hành liên quan để giải thích nguyên nhân. “ Đã đọc lướt sổ Cái, Không có nghiệp vụ bất thường” Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được. 2.3.2.3. Đối chiếu với tờ khai thuế - Đầu tiên KTV sẽ thu thập tất cả tờ khai thuế trong năm của công ty ABC để nhập số liệu vào bảng. Sau đó, KTV sẽ so sánh, đối chiếu số thuế mà công ty ABC ghi nhận trên sổ với số thuế trên tờ khai thuế để kiểm tra tính chính xác. Cụ thể: - Đối với thuế GTGT đầu vào (TK133): KTV nhập số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ [25] ở tờ khai thuế vào bảng, sau đó so sánh tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên tờ khai với số thuế GTGT đầu vào mà đơn vị ghi nhận (ở bảng cân đối SPS, hoặc Sổ cái TK133). - Đối với thuế GTGT đầu ra của hàng hóa dịch vụ (TK3331): KTV nhập số thuế GTGT đầu ra của hàng hóa dịch vụ được khấu trừ [35] ở tờ khai thuế GTGT, sau đó so sánh số tổng của thuế GTGT đầu ra được khấu trừ trên tờ khai ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 50 thuế với số tổng TK3331 mà đơn vị ghi nhận ( bảng cân đối SPS hoặc Sổ cái TK 3331). Nếu có xuất hiện chênh lệch KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích. KTV có thể phỏng vấn trực tiếp kế toán phần hành thuế của đơn vị hoặc tìm các tài liệu liên quan như bảng phân bổ thuế của đơn vị để giải thích. Kết quả cụ thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ sách và tờ khai thuế tại công ty ABC được lưu tại GLV E342. (phụ lục 11) - Kiểm tra thuế GTGT còn phải nộp trên tờ khai và sổ sách tháng 12 KTV xem xét nghiệp vụ thuế tháng 12 trên sổ chi tiết 333. Sau đó tiến hành kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên sổ với số liệu ở thuế còn phải nộp trong kỳ [40] trên tờ khai thuế. Nếu có chênh lệch phải phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích. - Kết luận: Đạt được mục tiêu kiểm toán. 2.3.2.4. Thuế suất áp dụng tại đơn vị -Mục tiêu: Thuế suất được doanh nghiệp áp dụng phù hợp với các văn bản quy định về thuế -Nguồn gốc số liệu: Các thông tư về thuế có hiệu lực hiện hành BCTC trước kiểm toán, Bảng cân đối phát sinh, Sổ Cái tài khoản, Sổ chi tiết -KTV phỏng vấn kế toán trưởng về các loại thuế đơn vị sẽ phải nộp theo quy định hiện hành và thuế suất các loại thuế được áp dụng tại doanh nghiệp. Sau đó, KTV kiểm tra các văn bản thuế hiện hành xem xét đặc thù của doanh nghiệp và các quy định về thuế được áp dụng cho doanh nghiệp có áp dụng đúng mức thuế suất theo quy định không. -Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Kết quả về việc kiểm tra việc áp dụng thuế suất của công ty ABC được lưu ở GLV E341. (phụ lục 12) - Dưới đây là trích bảng kiểm tra mức thuế suất tại công ty ABC ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 51 Bảng 2.7: Trích GLV E341 Kiểm tra mức thuế suất tại công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 31/12/2015 Nội dung: Kiểm tra việc áp dụng thuế suất của đơn vị Người lập: Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Soát xét 3: [ ] E341 Loại thuế Hoạt động chịu thuế Thuế suất áp dụng Kiểm tra Ghi chú Thuế GTGT Mua bán điện 10% 10% Đúng quy định Thuế TNDN 10% 10% Đúng quy định Thuế TNCN Chi trả >= 2 triệu cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng 10% 10% Đúng quy định NLĐ ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại đơn vị Biểu thuế lũy tiến Biểu thuế lũy tiến Đúng quy định Thuế tài nguyên Mua bán điện năng (giá tính thuế 1.508,85 đồng/kwh) 4% 4% Từ 1/1/15 đến 15/3/15 Mua bán điện năng (giá tính thuế 1.622,01 đồng/kwh) 4% 4% Từ 16/3/15 (Nguồn: Trích từ GLV phần hành thuế của AAC) 2.3.2.5. Ước tính về thuế a. Ước tính thuế GTGT dựa trên doanh thu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 52 KTV dựa trên doanh thu, thu nhập chịu thuế và thuế suất tương ứng để ước tính thuế GTGT đầu ra. Tính toán thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp theo từng loại sản phẩm có mức thuế suất khác nhau theo quy định hiện hành. So sánh với số thuế do đơn vị hạch toán. Dưới đây là bảng ước tính thuế GTGT đầu ra của công ty ABC: Bảng 2.8: Ước tính thuế GTGT đầu ra của Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 31/12/2015 Nội dung: Ước tính độc lập về thuế Người lập: Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Soát xét 3: [ ] E343 Mục tiêu: Đánh giá tính hợp lý của các loại thuế Nguồn gốc số liệu: BCTC trước kiểm toán, Sổ Cái TK doanh thu, lợi nhuận, sản lượng tài nguyên khai thác. Thực hiện kiểm toán: 1. Ước tính thuế GTGT dựa trên doanh thu ST T DOANH THU SỐ TIỀN THUẾ SUẤT THUẾ GTGT 1 Doanh thu không chịuthuế - 2 Doanh thu chịu thuế 0% 0% - 3 Doanh thu chịu thuế 5% 5% - 4 Doanh thu chịu thuế 10% 626.484.328.598 10% 62.648.432.860 5 TNK chịu thuế 10% 819.658.477 10% 81.965.848 TỔNG 627.303.987.075 62.730.398.708 Số liệu ước tính: Số liệu đơn vị: Chênh lệch: 62.730.398.708 62.730.398.708 - (Nguồn: Trích từ GLV khoản mục thuế của AAC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 53 b. Ước tính thuế tài nguyên Công ty ABC là công ty có hoạt động mua bán điện năng nên có phát sinh thuế tài nguyên. KTV nhập sản lượng điện tính thuế tài nguyên, mức thuế suất áp dụng là 4%. Sau đó ước tính số thuế tài nguyên mà công ty ABC phải nộp, rồi so sánh với số của đơn vị. Bảng 2.9: Ước tính thuế tài nguyên của công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 31/12/2015 Nội dung: Ước tính độc lập về thuế Người lập: Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Soát xét 3: [ ] E343 2.Ước tính thuế tài nguyên Thuế suất thuế tài nguyên 4% NQ 712/2013 ngày 16/12/2013 Sản lượng tài nguyên tính thuế (KWh) (từ 01/01/2015 đến 15/03/2015) 121,789,900 QĐ 2010/QĐ- BTC ngày 16/08/2013 Giá tính thuế đơn vị tài nguyên 1.508,85 Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ 7,350,507,624.6 Sản lượng tài nguyên tính thuế (KWh) (Từ 16/03/2015) 589,015,285 QĐ 567/QĐ-BTC ngày 26/03/2015 Giá tính thuế đơn vị tài nguyên 1,622.01 Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ 38,215,547,296.9 Tổng số ước tính của kiểm toán 45,566,054,921.5 Số liệu đơn vị 45,566,054,922 Chênh lệch <<< (Nguồn: Trích từ GLV khoản mục thuế của AAC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 54 c. Ước tính thuế TNDN dựa trên lợi nhuận “Công ty đang được miễn thuế TNDN trong năm, KTV không thực hiện kiểm tra.” 2.3.2.6.Kiểm tra chứng từ nộp thuế, hoàn thuế a. Kiểm tra chứng từ hoàn thuế Công ty không có nghiệp vụ hoàn thuế trong kỳ. b. Kiểm tra chứng từ nộp thuế KTV thực hiện việc kiểm tra chi tiết nộp tiền: đối chiếu kiểm tra ghi chép sổ sách với chứng từ kế toán (phiếu chi, uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước), nhằm xác định xem việc ghi chép có thực, chính xác và có chứng từ hợp lệ chứng minh không và xem xét việc nộp thuế có đúng thời hạn theo quy định không. KTV lọc các nghiệp vụ đối ứng với TK112/111 trên sổ chi tiết TK333 để đối chiếu kiểm tra việc nộp thuế của đơn vị. Do công ty ABC có số nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều nên kiểm toán viên không kiểm tra chi tiết 100 % mà chỉ chọn những mẫu tiêu biểu có số phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra. KTV sẽ kiểm tra sự khớp đúng số tiền, ngày nộp tiền ở các nghiệp vụ mẫu được chọn với giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước, giấy báo Nợ của ngân hàng, phiếu ủy nhiệm chi. -Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Dưới đây là bảng kiểm tra chứng từ nộp thuế của Công ty ABC trích từ GLV E344 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 55 Bảng 2.8: Trích GLV E344 Kiểm tra chứng từ nộp thuế CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 31/12/2015 Nội dung: Kiểm tra chứng từ nộp thuế, hoàn thuế Người lập: Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Soát xét 3: [ ] E344 Mục tiêu: - Đảm bảo các nghiệp vụ nộp thuế trong năm là có thật Nguồn gốc số liệu: - Chứng từ nộp thuế/UNC, PC - Quyết định hoàn thuế, Chứng từ hoàn thuế/GBC Thực hiện kiểm toán: (1) Kiểm tra các chứng từ nộp thuế trong năm CT Ngày Nội dung TKNợ TK Có ST CT Ghi chú 047D/11 20/11/15 Nộp Tiền thuế GTGT tháng 10 3331 1121 10,253,286,729 Giấy nộp tiền vào NSNN, CT giao dịch Khớp số liệu h/toán 030D/12 19/12/15 Nộp Tiền thuế GTGT tháng 11 3331 1121 10,734,574,977 Giấy nộp tiền vào NSNN, CT giao dịch Khớp số liệu h/toán 035F/11 20/11/15 Nộp tiền thuế tài nguyên tháng 10 3336 1121 6,730,848,409 Giấy nộp tiền vào NSNN, CT giao dịch Khớp số liệu h/toán 031/12 18/12/15 Nộp tiền thuế tài nguyên tháng 11 3336 1121 7,173,073,215 Giấy nộp tiền vào NSNN, CT giao dịch Khớp số liệu h/toán 050B/05 19/05/15 Nộp tiền thuế TNCN tháng 4/2015 3335 1121 1,217,229,880 Giấy nộp tiền vào NSNN, CT giao dịch Khớp số liệu h/toán (Nguồn: Trích từ GLV khoản mục thuế của AAC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 56 2.3.2.7. Kiểm tra tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ a. Đọc lướt sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào để phát hiện thuế GTGT của các khoản thanh toán không qua ngân hàng từ 20 triệu đồng trở lên nhưng vẫn kê khai được khấu trừ -Ở công ty ABC, KTV đọc lướt sổ chi tiết TK133 để kiểm tra xem có khoản thanh toán nào trên 20 triệu không được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng không. KTV kết luận không tồn tại khoản thanh toán nào lớn hơn 20 triệu đồng mà không được thanh toán qua ngân hàng. b. Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm -Đây là phần kiểm toán quan trọng, thường có nhiều rủi ro, buộc kiểm toán viên phải tiến hành một cách thận trọng. -KTV đọc sổ chi tiết TK 1331 rồi chọn mẫu theo xét đoán. Sau đó, KTV kiểm tra tất cả những mẫu được chọn; kiểm tra sự hợp lệ, khớp đúng và sự hiện hữu các nghiệp vụ đó. Bảng kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lưu tại GLV E345 (phụ lục 13) -Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được 2.3.2.8. Kiểm toán thuế thu nhập cá nhân a. Kiểm tra việc tính thuế trên cơ sở kiểm tra bảng lương KTV thu thập mức lương bình quân và các khoản thu nhập khác của các bộ phận, hợp đồng lao động thuê ngoài/theo vụ việc trong năm thông qua bảng lương của công ty ABC, xem xét cách tính lương của đơn vị để tìm ra những người có thu nhập cao phải tính thuế thu nhập. KTV thu thập bảng tính lương của đơn vị. KTV chọn mẫu một số nhân viên (thường là những nhận viên có mức lương cao, hoặc những nhân viên giữ chức vụ cao trong công ty) có tên trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 57 Bảng lương, kiểm tra lại thuế TNCN. KTV nhập thu nhập chịu thuế từ bảng lương, ước tính giảm trừ gia cảnh và sử dụng biểu thuế lũy tiến để tính ra số thuế phải nộp. -Kết quả kiểm tra chi tiết đầy đủ thuế TNCN tại công ty ABC lưu ở GLV E345 (phụ lục 14)  Minh họa cụ thể đối với nhân viên Huỳnh Minh Phước Thu nhập chịu thuế : 75,175,546 VNĐ Giảm trừ : 16,200,000 VNĐ Thu nhập tính thuế : 75,175,546 - 16,200,000 = 58,423,193 -Phân tích: Thu nhập tính thuế của nhân viên này thuộc bậc 6 theo biểu thuế lũy tiến (52 triệu đồng – 80 triệu đồng) nên áp dụng công thức tính như sau Thuế phải nộp = 30% * TNTT – 5,850,000 Thuế phải nộp của nhân viên Huỳnh Minh Phước = 30%* 58,423,193- 5,850,000= 11,676,958 Đối chiếu với số của công ty ABC: 11,677,000 Kết luận: Khớp số liệu trên bảng lương b. Kiểm tra quyết toán thuế TNCN KTV kiểm tra lại bảng quyết toán thuế thu nhập của công ty ABC. Sau đó, KTV tiến hành chọn mẫu một số nhân viên có tên trong Bảng quyết toán, kiểm tra lại thuế TNCN -Kết luận: Công ty chưa quyết toán thuế. 2.3.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán, tất cả các bằng chứng thu thập được sẽ được chuyển hết cho trưởng đoàn. Trưởng đoàn sẽ rà soát và kiểm tra lại một lần và đánh giá xem thử lượng bằng chứng thu thập được đã đủ để đưa ra kết luận hay chưa. Trong quá trình soát xét, nếu phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, ĐA ̣I H Ọ KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 58 chưa đáp ứng đươc yêu cầu các mục tiêu kiểm toán đưa ra thì trưởng đoàn sẽ yêu cầu kiểm toán viên phần hành hay chu trình đó thực hiện lại hoặc thực hiện một số thủ tục kiểm toán bổ sung để hoàn thiện. - Soát xét trao đổi Trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và hoàn thành mẫu B410 Tổng hợp kết quả kiểm toán. Kết luận: Không có sai sót liên quan đến nội dung thuế và các khoản phải nộp nhà nước . - Sau đó đoàn kiểm toán sẽ tiến hành họp với phòng kế toán và ban giám đốc để trao đổi những sai sót đó và phía khách hàng sẽ quyết định có thực hiện điều chỉnh những sai sót đó không ở mẫu B411 Trao đổi với khách hàng về kết quả kiểm toán. - Báo cáo kiểm toán: Trưởng đoàn kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo BCKT lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo. Sau khi được duyệt, bản thảo báo cáo kiểm toán được gửi tới cho công ty khách hàng ABC xem xét. Nếu khách hàng đồng ý, trưởng nhóm phát hành BCKT chính thức, ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc kí duyệt và gửi đến cho công ty cho công ty ABC. Kết luận: “Theo ý kiến của chúng tôi, ý kiến kiểm toán về BCTC thuộc dạng:Ý kiến chấp nhận toàn phần” ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 59 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.1.1. Nhận xét về hoạt động của công ty kiểm toán và kế toán AAC - Thành lập năm 1993, với bề dày 23 năm hình thành và phát triển, công ty kiểm toán và kế toán AAC đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường nói chung và lĩnh vực kiểm toán tài chính nói riêng. Thị trường khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng, lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Để đạt được thành công như ngày hôm nay đó là nhờ sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên của công ty đặc biệt là nhờ sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc với năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Với tầm nhìn xa và rộng, những kế hoạch phát triển cho tương lai, công ty AAC đang từng bước phát triển về cả chất và lượng. - Với cách tuyển dụng độc đáo, hiệu quả đội ngũ nhân viên của AAC luôn xuất phát từ là những sinh viên giỏi, xuất sắc của các trường đại học. Chính vì vậy, AAC sở hữu một nguồn lực mạnh vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ trong ngành. Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các doanh nghiệp và đặc biệt là đối với các công ty hoạt động trong các ngành kế toán, kiểm toán và AAC đã có được điều này. - Bên cạnh đó, công ty luôn đầu tư cho việc đào tạo chuyên sâu cho các nhân viên, để luôn đảm bảo các nhân viên được nâng cao kiến thức về nghề nghiệp, nghiệp vụ, chuyên môn. AAC luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhân viên của mình có thể theo học các lớp chứng chỉ kiểm toán viên, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng kiến thức. Chất lượng của các kiểm toán viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như uy tín của công ty. - Đồng thời, môi trường làm việc ở AAC luôn có nhiều “màu sắc”, tạo nên một môi trường làm việc đầy hứng khởi cho tất cả các nhân viên. Nhân viên kiểm toán AAC-luôn có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 60 việc, thẳng thắn chỉ ra những sai sót của đồng nghiệp, chính những điều này đã một phần tạo nên sức mạnh dẫn tới sự thành công của công ty kiểm toán AAC. - Công ty AAC luôn cập nhật nhanh nhất các thông tư, nghị định, các quyết định, các chế độ mới về thuế, kế toán, kiểm toán. Hàng kì, đặc biệt là trước các mùa kiểm toán công ty thường tổ chức các hội thảo, các buổi tập huấn nhằm giúp các kiểm toán viên cập nhật và hiểu rõ hơn về các quy định, các kiến thức mới. - AAC có một bộ phận riêng chuyên tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về chuyên môn trong các lĩnh vực như: tài chính, thuế, phần mềm tin học - “ Có thưởng, có phạt” đó là một trong những đặc điểm của công ty kiểm toán AAC, khen thưởng những nhân viên xuất sắc, đạt nhiều thành tích đồng thời phê bình các nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm của mình, vi phạm các quy định của công ty. - AAC còn tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tạo niềm vui, động lực làm việc cho toàn thể nhân viên, đồng thời cũng là cơ hội cho đội ngũ nhân viên được gắn kết, đoàn kết nhau hơn. 3.1.2. Đánh giá chung quy trình kiểm toán tài chính của công ty AAC 3.1.2.1. Ưu điểm - AAC có sự phân bổ nguồn lực khá phù hợp, khi có một hợp đồng kiểm toán công ty sẽ sắp xếp, bố trí các kiểm toán viên có kinh nghiệm lâu năm sẽ tiếp xúc trước với khách hàng, trực tiếp bàn bạc và thỏa thuận với khách hàng. Tiến hành những bước đầu tiên của quá trình kiểm toán tài chính. Các kiểm toán viên này thường sẽ thực hiện các công việc mang tính chất đòi hỏi phải có kinh nghiệm và xét đoán chủ quan như: đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu... và hoạch định kế hoạch kiểm toán cho nhóm kiểm toán. Công việc được phân công rõ ràng và mỗi kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán viên được phân công thì phải chịu trách nhiệm với công việc đó. Trưởng đoàn kiểm toán sau cùng mới rà soát, tổng hợp lại kết luận kiểm toán của các trợ lý, các kiểm toán viên để đưa ra ý kiến cuối cùng. Điều này sẽ giúp cho công việc trở nên nhẹ nhàng, có thể hoàn thành nhanh chóng, có hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 61 - AAC thường xuyên cập nhật các thông tin mới từ bộ tài chính đảm bảo được thực hiện công việc kiểm toán một cách chính xác nhất. - Tuân thủ theo đúng pháp luật, theo đúng các quy chế, các quy định kế toán, các quy trình kiểm toán VACPA nhưng AAC cũng không thiếu sự linh hoạt. Hiệu quả và chất lượng kiểm toán là hai mục tiêu quan trọng của một cuộc kiểm toán vì vậy ở AAC không cứng nhắc, tuân theo một khung quy định sẵn mà tùy theo từng khách hàng, từng khoản mục mà sẽ áp dụng những quy trình, những thủ tục kiểm toán riêng chứ không nhất thiết theo chương trình kiểm toán mẫu. - Quy trình kiểm toán của AAC giữa các phần hành luôn có quan hệ mật thiết với nhau, kiểm toán phần hành này nhưng sẽ dựa vào kết quả kiểm toán của các phần hành khác. - Các thủ tục kiểm toán được thiết kế phù hợp, đảm bảo được chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. - AAC luôn đề cao bước soát xét trước khi đưa ra ý kiến cuối cùng để đảm bảo kết quả kiểm toán thu được là chính xác, đáng tin cậy. 3.1.2.2. Nhược điểm - Phân công công việc cho các kiểm toán viên: AAC tuy luôn có sự phân chia công việc rạch ròi, chịu trách nhiệm cho từng khoản mục nhưng có một vấn đề bất cập đó là công việc kiểm toán của các phần hành có thể liên quan với nhau, thông tin của quy trình kiểm toán khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm toán của khoản mục khác, tuy nhiên việc cung cấp các thông tin đó là chưa kịp thời, dẫn đến hiệu quả kiểm toán chưa cao (do giới hạn về thời gian và chi phí). AAC chưa có biện pháp để khắc phục vấn đề này. - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Bước công việc này chưa thực sự phát huy hiệu quả trong quá trình kiểm toán tài chính của AAC. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ chú trọng thực hiện đối với các khách hàng có quy mô lớn, là khách hàng được kiểm toán lần đầu. Còn đối với các khách hàng cũ, bước công việc này dường như công ty bỏ qua mặc dù quy mô cũng như cơ cấu tổ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 62 chức, cách thức quản lí của có thể thay đổi và làm ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát của đơn vị. - Xác định mức trọng yếu: AAC tính mức trọng yếu bằng cách sử dụng các phần mềm cài đặt sẵn các công thức tính. Giá trị của mức trọng yếu dựa vào các tiêu chí và tỉ lệ có sẵn. Việc lựa chọn tiêu chí, tỉ lệ phân bổ như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào sự xét đoán chủ quan của kiểm toán viên. Điều này dễ dẫn đến việc lựa chọn tiêu chí xác định mức trọng yếu không phù hợp, đòi hỏi kiểm toán viên thực hiện phải thực sự có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm. Hơn nữa, AAC không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, chỉ tính mức trọng yếu cho tổng thể cuộc kiểm toán. Vì vậy, AAC chưa phát huy tối đa vai trò của khái niệm trọng yếu trong quy trình kiểm toán tài chính. - Chọn mẫu và phương pháp chọn mẫu: Hiện tại, AAC đang sử dụng phần mềm chọn mẫu CMA hoặc bằng sự xét đoán của kiểm toán viên bằng phương pháp trị số lớn (tức là chọn các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn) theo kiểm toán viên thì những nghiệp vụ này chứa đựng rủi ro sai sót cao hơn. Tuy nhiên đây chưa thể là phương pháp chọn mẫu tối ưu. Sai phạm có thể xảy ra bất cứ nghiệp vụ nào, nhiều nghiệp vụ nhỏ sai sót nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần thì cũng tạo nên sai sót trọng yếu. - Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Đây là bước công việc khá quan trọng, nhằm giúp kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản đặc biệt là đối với những khách hàng lớn, nghiệp vụ trong kỳ nhiều. Tuy vậy, AAC không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay mà thực hiện luôn các thử nghiệm cơ bản, làm cho hiệu quả kiểm toán của cuộc kiểm toán không đạt được mức tối ưu. Điều này là một nhược điểm mà công ty cần phải khắc phục. - Thực hiện thủ tục phân tích: AAC không thực hiện nhiều thủ tục phân tích và cũng chưa thực sự sử dụng thủ tục phân tích để tăng hiệu quả kiểm toán. Những thủ tục phân tích mà công ty thực hiện thường rất đơn giản như chỉ là phân tích biến động về giá trịRõ ràng chỉ bằng những thủ tục đơn giản đó kiểm toán viên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 63 chưa thể khoanh vùng rủi ro của các khoản mục được, chưa phát huy được vai trò của các thủ tục phân tích - Hoàn thiện quy trình kiểm toán: Do sức ép thời gian ngày 31/3 là hạn cuối cùng phát hành báo cáo kiểm toán của hầu hết khách hàng, là giai đoạn “nước rút” nên AAC có thể rút bớt một số thủ tục kiểm toán. Điều này làm cho chất lượng kiểm toán của cuộc kiểm toán bị ảnh hưởng, mà hiện tại AAC chưa có giải pháp để khắc phục. 3.1.3. Đánh giá công tác kiểm toán thuế tại công ty AAC 3.1.3.1. Ưu điểm - Phân công kiểm toán thuế: Thuế là một khoản mục quan trọng nên luôn được phân công cho các kiểm toán viên hay các trưởng đoàn thực hiện. Điều này đảm bảo mọi xét đoán, và các ý kiến đưa ra có độ tin cậy cao. - Thủ tục kiểm toán chi tiết: Các thủ tục kiểm toán chi tiết được thiết kế dựa trên chương trình kiểm toán mẫu VACPA nhưng vẫn linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng, từng khoản mục thuế. - Liên kết thông tin: Kiểm toán thuế liên quan mật thiết tới rất nhiều khoản mục khác như: khoản mục chi phí, khoản mục doanh thu, khoản mục phải trả người bán, khoản mục hàng tồn khosử dụng thông tin từ giấy làm việc của các khoản mục này là điều cần thiết. Không chỉ riêng khoản mục thuế mà các khoản mục khác AAC cũng luôn xem việc liên kết thông tin giữa các giấy làm việc của các khoản mục là việc không thể thiếu nhằm tăng hiệu quả kiểm toán. 3.1.3.2. Nhược điểm. - Phân bổ mức trọng yếu:. AAC không phân bổ chi tiết mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC cũng như từng khoản mục thuế riêng. Điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp ý kiến và đưa ra ý kiến kiểm toán đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và hai khoản mục thuế nói riêng. - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: AAC chưa có một quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nào riêng cho khoản mục thuế do hầu hết các cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên của công ty AAC thực hiện luôn các thử nghiệm cơ bản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 64 mà bỏ qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.Vì vậy, bước công việc này dường như AAC bỏ qua, không thực hiện. - Thực hiện thủ tục phân tích: AAC hầu như bỏ qua bước công việc này, nếu có thì cũng chỉ phân tích biến động của các khoản mục thuế từ năm này qua năm khác mà thôi. Phân tích đơn giản nên kết quả nhận được cũng không giúp nhiều trong quá trình thiết kế các thủ tục chi tiết. Chưa đạt được hiệu quả của các thủ tục phân tích mà kiểm toán viên hướng đến. - Phương pháp chọn mẫu: Trong quá trình thực hiện kiểm tra chi tiết khoản mục thuế, KTV thường chọn mẫu theo phương pháp phi thống kê. Hạn chế của phương pháp này là không định lượng được rủi ro chọn mẫu. KTV chỉ căn cứ vào nhận định nghề nghiệp để lựa chọn các phần tử của mẫu và từ kết quả mẫu suy rộng ra kết quả tổng thể mà không sử dụng một công thức toán học thống kê nào, nhiều khi còn sử dụng kết quả mẫu để kết luận. Do vậy, rủi ro chọn mẫu hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của KTV. 3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm toán thuế 3.1.4.1. Các yếu tố khách quan. - Thứ nhất: Khoản mục thuế là khoản mục đặc biệt nhất trong tất cả các khoản mục bởi vì nó chịu ảnh hưởng bởi cả hai hệ thống luật: Luật thuế và chuẩn mực kế toán. Vì vậy, liên quan đến hai khoản mục thuế này kế toán thường gặp nhiều khó khăn trong việc hạch toán, công tác kiểm tra của các kiểm toán viên cũng không phải dễ dàng bởi một lúc phải phù hợp với cả hai hệ thống luật. Hơn nữa, hai hệ thống luật này thay đổi thường xuyên nên ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình kiểm toán của đơn vị. Việc cập nhật các luật thuế mới, các chuẩn mực, thông tư mới có thể không đáp ứng được kịp thời. Đây thực sự là một khó khăn cho AAC khi tiến hành kiểm toán các khoản mục thuế. - Thứ hai: Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chưa có chuẩn mực cụ thể cho kiểm toán khoản mục thuế. Vì vậy, việc tiến hành kiểm toán các khoản mục thuế sẽ có nhiều điểm “khó” hơn các khoản mục khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 65 - Thứ ba: Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với các gặp nhiều vấn đề về tài chính vì vậy rủi ro xảy ta việc nợ thuế, gian lận thuế, sử dụng mọi cách để trốn thuế tồn tại trong các doanh nghiệp càng cao. Một khi rủi ro tiềm tàng tăng, kiểm toán viên phải giảm rủi ro phát hiện thì mới đạt được mức rủi ro kiểm toán ở mức thấp như mong muốn. Tuy nhiên, kiểm toán viên bị giới hạn bởi chi phí và thời gian kiểm toán, để đạt được mục tiêu kiểm toán như mong muốn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả kiểm toán đó là một bài toán không đơn giản mà các kiểm toán viên phải tìm cách để giải quyết. 3.1.4.2. Các yếu tố chủ quan. - Thứ nhất: Do tính chất mùa vụ của ngành nghề kế toán- kiểm toán nên các kiểm toán viên trong công ty AAC phải chịu nhiều áp lực về thời gian. Vì vậy, các kiểm toán viên có thể không thực hiện hết được các bước công việc cũng như các thủ tục kiểm toán, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo kiểm toán. - Thứ hai: AAC luôn có một bộ phận tư vấn giải đáp tất cả các thắc mắc về kế toán-kiểm toán- thuế của các kiểm toán viên. Bộ phận này thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về luật thuế, các thông tư hay nghị định mới. Điều này góp phần giúp các kiểm toán viên hoàn thành cuộc kiểm toán nhanh và hiệu quả nhất. - Thứ ba: Do bị giới hạn bởi thời gian và chi phí kiểm toán, các khoản mục thuế đặc biệt là thuế TNDN liên quan đến nhiều khoản mục khác vì vậy các kiểm toán viên thường phải sử dụng các thông tin từ việc kiểm toán các khoản mục liên quan. Bởi vậy chất lượng kết quả kiểm toán các khoản mục thuế phụ thuộc nhiều vào chất lượng, kết quả kiểm toán các khoản mục khác. Điều này khiến cho việc kiểm toán các khoản mục thuế trở nên bị động hơn so với các khoản mục khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 66 3.2. Một số biện pháp và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 3.2.1. Hoàn thiện công tác tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ - Hiện nay AAC chưa thiết kế chương trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cho khoản mục thuế nên kiểm toán viên thường làm thẳng các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, đối với các khách hàng lớn, các nghiệp vụ phát sinh lớn việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là hoàn toàn cần thiết để giúp kiểm toán viên có thể điều chỉnh giảm mức độ và phạm vi thực hiện 3.2.1.1. Hoàn thiện đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát - Công ty nên đưa ra quy chế cụ thể bắt buộc mọi cuộc kiểm toán đều phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đẩy đủ và ghi chép, mô tả khoa học trên giấy tờ làm việc. - Sau đây, tôi xin đưa ra bảng câu hỏi dùng để tìm hiểu và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị như sau: Bảng 3.1:Bảng câu hỏi đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị phần hành thuế Câu hỏi Trả lời Ghi chú Y N N/ A 1. Đơn vị có một bộ phận kế toán thuế riêng không? 2. Hóa đơn bán hàng có in sẵn mã số thuế của đơn vị không? 3. Đơn vị có lập các bảng quy định thuế suất cho từng loại hàng hóa dịch vụ đầu vào, đầu ra không? ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 67 5. Có bảng quy định chi tiết mức giá của hàng hóa, dịch vụ bán ra không? 6. Đơn vị có lưu trữ các hóa đơn GTGT mua vào có giá trị thanh toán> 20 triệu kèm với chứng từ thanh toán qua ngân hàng không? Có thể là chứng từ photo, nếu đơn vị lưu trữ riêng chứng từ ngân hàng 7. Đơn vị có theo dõi riêng hàng hóa dịch vụ dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT không (nếu có)? 8. Đơn vị có bộ phận độc lập để kiểm tra việc tính thuế không? 9. Có thiết kế sẵn các bảng tính, theo dõi tài sản/chi phí thuế TNDN hoãn lại không? 11. Việc nộp thuế có được trình duyệt qua các bộ phận quản lí không? 11. Có bộ phận riêng kiểm tra việc tính toán và hạch toán thuế, các khoản phải trả nhà nước trước khi kê khai với cơ quan thuế không? 11. Hàng tháng, hàng quý có tổng hợp đối chiếu các loại thuế trên tờ khai và trên sổ sách không?... Chú thích: Y: Có N: Không N/A: Không áp dụng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 68 - Sau khi thu thập câu trả lời cho các câu hỏi trên, kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục thuế của đơn vị như sau: Tỷ lệ câu trả lời Yes Rủi ro kiểm soát < 50% Thấp 50% đến 80% Trung bình 81% đến 100% Cao Từ kết quả của việc đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên sẽ quyết định có tiếp tục thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại rủi ro kiểm soát hay không. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là đáng tin cậy, rủi ro kiểm soát ở dưới mức tối đa. Kiểm toán viên sẽ tiến hành thêm các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại rủi ro kiểm soát của đơn vị. 3.2.1.2. Hoàn thiện các thử nghiệm kiểm soát Không phải bất kì cuộc kiểm toán nào kiểm toán viên cũng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, nhất là đối với các khoản mục thuế. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kiểm toán cao nhất, kiểm toán viên vẫn xem xét có nên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản mục thuế nhằm giúp kiểm toán viên giảm các thử nghiệm cơ bản hay không. Từ đó, sẽ thiết kế các thử nghiệm kiểm soát phù hợp, sau đây người tôi xin trình bày một số thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục thuế. Bảng 3.2: Đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị Thủ tục kiểm soát Mục tiêu kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Sự đầ y đủ Sự ph át si nh Sự ch ín h xá c Sự tồ n tạ i Sự đá nh g iá T rì nh b ày v à cô ng b ố ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 69 1. Thiết lập bộ phận riêng kiểm tra việc hạch toán các khoản mục thuế. Đặc biệt là thuế TNDN.   Quan sát quá trình hạch toán của các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng. Phỏng vấn nhân viên về trách nhiệm kê khai và hạch toán thuế 2. Các bảng kê khai thuế phải được phê duyệt trước khi gửi cho cơ quan thuế.   Kiểm tra tài liệu liên quan, xem thử có chữ kí hay dấu vết để lại. 3. Có bộ phận riêng kiểm tra sự hợp lí, hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ trước khi nhân viên kế toán hạch toán.  Quan sát và phỏng vấn nhân viên về quy trình lưu chuyển chứng từ. 4. Khi có bất kì sự thay đổi nào về giá cả (do chính sách giảm giá, chiết khấu) hoặc trả lại hàng bán, phải có sự phê duyệt của bộ phận có thẩm quyền.   Quan sát quy trình thực hiện thủ tục kiếm soát của đơn vị, phỏng vấn nhân viên, kiểm tra dấu vết của các tài liệu liên quan. 5. Hóa đơn chứng từ, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ bán hàng trả lại phải được lưu trừ riêng ở báo cáo hàng bán trả lại,   Kiểm tra cách lưu trữ hóa đơn, chứng từ của đơn vị. Kiểm tra đơn vị có hồ sơ báo cáo hàng bán trả lại không. 4. Các chứng từ liên   ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 70 quan đến việc nộp thuế, hoàn thuế, bù trừ thuế,.. phải được lưu trữ riêng. 4. Định kì (quy định rõ về thời gian) đơn vị tiến hành kiểm tra các hóa đơn, chứng từ xem thử có mất mát không, nếu phải truy cứu trách nhiệm và có biện pháp xử lý phù hợp.  Quan sát quy trình thực hiện, phỏng vấn nhân viên. Kiểm tra tài liệu liên quan (có thể là biên bản kiểm tra chứng từ, các quyết định xử lý). 5. Theo dõi riêng hóa đơn các nghiệp vụ trả lại hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng mua đang đi đường   Quan sát, phỏng vấn, nhân viên về việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ.. 6. Theo dõi thời hạn nộp thuế, thời hạn hoàn thuế,..bằng phần mềm kế toán hoặc theo dõi theo từng tháng.  Kiểm tra hệ thống kế toán của đơn vị, kiểm tra tài việc theo dõi thời hạn trên phần mềm kế toán. Từ những bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên đánh giá sự tồn tại cũng như sự hữu hiệu các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế của đơn vị, kiểm toán viên tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát nội bộ của đơn vị. Đưa ra kết luận cuối cùng của mình về rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục này. Kiểm toán viên dựa vào đó sẽ thiết kế thử nghiệm chi tiết cho khoản mục thuế phù hợp để đạt được hiệu quả kiểm toán cao nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 71 3.2.1.3. Sử dụng phép thử walk –through Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB bằng các dụng cụ nêu trên, KTV nên sử dụng thêm phép thử Walk-through để kiểm tra tính chính xác của việc mô tả các nghiệp vụ liên quan đến phần hành thuế. Phép thử này để chỉ công việc theo dõi một vài nghiệp vụ thông qua mỗi bước của chu trình từ lúc phát sinh cho đến lúc ghi sổ và lập tờ khai. Sau đây là các bước kiểm tra Walk-Through Bước 1: Chọn mẫu một số nghiệp vụ liên quan đến chu trình cần kiểm tra, Thu thập các thông tin đầy đủ về nghiệp vụ đó. Bước 2: Kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính tương ứng với các cơ sở dẫn liệu: Sự tồn tại, phát sinh, đầy đủ, đánh giá, chính xác, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố tương ứng với các thủ tục cụ thể. Bước 3: Kết luận về HTKSNB của đơn vị có được thực hiện như thiết kế hay không. Bước 4: Đánh giá lại HTKSNB của đơn vị. Để thực hiện phép thử này phải có sự kết hợp giữa các kỹ thuật: phỏng vấn, điều tra, quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết nghiệp vụ cụ thể đã được ghi trong sổ. Với phương pháp này, KTV có thể theo dõi từng bước nghiệp vụ đó trên sổ sách hoặc trong thực tế để đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụ này. Trong thực tế, tuy phương pháp này đạt hiệu quả cao, tuy nhiên không nhiều KTV sử dụng do tốn nhiều công sức để thực hiện. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng theo chu trình thì kết quả đánh giá rủi ro kiểm soát của từng khoản mục sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. 3.2.2. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu Để khắc phục những hạn chế của phương pháp chọn mẫu phi thống kê, KTV nên chọn mẫu theo phương pháp phân tầng kết hợp với chọn mẫu theo kỹ thuật CMA (Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ). Theo phương pháp này các phần tử có giá trị lớn sẽ được lựa chọn, các phần tử còn lại sẽ được lấy ngẫu nhiên theo kinh nghiệm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 72 của kiểm toán viên. Sử dụng phương pháp CMA, KTV lượng hóa được rủi ro chọn mẫu, có xem xét đến các yếu tố rủi ro và giá trị trọng yếu trong kiểm toán. Điều này thể hiện qua việc sử dụng các giá trị R và MP. R được xác định dựa trên xét đoán về độ rủi ro, còn MP được xác định dựa vào giá trị trọng yếu PM nhưng được xác định nhỏ hơn PM để đảm bảo tính thận trọng khi kiểm toán. Kỹ thuật chọn mẫu CMA thể hiện rõ tính trọng yếu của các phần tử được lựa chọn. Cách thức chạy mẫu CMA như sau: KTV sẽ nhập mức trọng yếu thực hiện (MP) đã được thực hiện ở phần lập kế hoạch kiểm toán, mức đảm bảo R ( Vì KTV xác định rủi ro ở mức trung bình và thuế là khoản mục trên BCĐKT nên R thường được chọn ở mức 1.5), giá trị tổng thể chọn mẫu (P) là tổng giá trị phát sinh bên nợ TK133 trên sổ chi tiết TK133. Sau đó KTV sẽ nhập tất cả các nghiệp vụ ở TK133 và bảng của phần mềm CMA, chọn ‘Chọn mẫu’. Dưới đây là hình minh họa cách chạy mẫu CMA: Bảng 3.3: Minh họa chạy mẫu CMA (Nguồn: Trích từ chương trình chạy mẫu CMA của AAC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Trên đây là những tìm hiểu của em về các vấn đề cơ bản của Kiểm toán mà trọng tâm là kiểm toán thuế. Có thể thấy rằng kiểm toán thuế là một bộ phận không thể thiếu của kiểm toán tài chính. Kiểm toán thuế là một lĩnh vực chứa nhiều điều lý thú trong tìm hiểu và thực hiện, đòi hỏi người kiểm toán viên cần có trình độ kiến thức chắc chắn không chỉ về công tác kế toán mà còn về hệ thống pháp luật về thuế ở nước ta. Qua việc nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. Bản thân tôi đã có được những kiến thức thực tế về hoạt động kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kiểm toán khoản mục thuế nói riêng, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục thuế trong kiểm toán BCTC. Trong bài nghiên cứu của mình, tôi cũng xin đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về công tác kiểm toán và kiểm toán thuế ở Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC nhằm góp đưa ra phương án hoàn thiện công tác kiểm toán tại Công ty. Thiết nghĩ, nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục thuế nói riêng không chỉ là các vấn đề của riêng công ty AAC mà còn là vấn đề chung của nhiều công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán khác. Tuy nhiên khóa luận không tránh khỏi một số hạn chế do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể như do hạn chế về thời gian, trình độ, số liệu được cung cấp nên nội dung của khóa luận chỉ mới đưa ra trường hợp thực tiễn kiểm toán tại một khách hàng là công ty cũ mà chưa đưa ra trường hợp thực tiễn kiểm toán tại khách hàng mới để có thể đưa ra các kết luận, nhận xét có cơ sở và chính xác hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 74 2.Kiến nghị 2.1. Đối với công ty AAC - Không ngừng cập nhật kiến thức về nội dung các điều luật, quy định, chuẩn mực, thông tư, điều lệ để ứng dụng cho quá trình làm việc. Đây được xem là yêu cầu bắt buộc của ngành kiểm toán; -Công ty cần duy trì và không ngừng thúc đẩy việc đào tạo cán bộ theo hướng chuyên sâu. Có thể trong tương lai, việc sử dụng lao động theo hướng chuyên môn hóa cho từng lĩnh vực là một phương thức tận dụng nguồn lực hiệu quả. Bên cạnh đó một chế độ lương thưởng thỏa đáng và xử phạt nghiêm minh sẽ nâng cao chất lượng lao động; -Thời gian thực hiện các cuộc kiểm toán tại các khách hàng của công ty AAC vẫn còn hạn hẹp vì vậy cần phải phân bố thời gian thực hiện kiểm toán phù hợp hơn không quá gây áp lực cho các KTV khi tiến hành kiểm toán. Hoặc có thể tăng số lượng nhân viên kiểm toán cho một cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo các cuộc kiểm toán diễn ra đạt được hiệu quả cao. -Chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. 2.2. Đối với các đề tài nghiên cứu tiếp theo Trong tương lai, nếu tiếp tục nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” thì tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục thuế trên nhiều đơn vị khách hàng, bởi với nhiều đối tượng khác nhau các giải pháp đưa ra mang tính tổng thể, góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại Công ty. Ngoài ra đề tài có thể mở rộng nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về các loại thuế khác trong hệ thống thuế của pháp luật Việt Nam. Do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên mặt dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết của tôi vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo, TS.Hồ Thị Thúy Nga cùng các thầy cô khác trong Khoa để bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều My 75 Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Hồ Thị Thúy Nga cùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC đã tạo điều kiện và hướng dẫn để tôi hoàn thiện bài viết của mình! Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến! Tôi xin chân thành cảm ơn! ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A.Arens, James K.loebbecker, Kiểm toán- Auditng, NXB Thống kê, 1995, Đặng Kim Cương, Phạm Văn Được biên dịch. 2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh-Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội 2005 3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh,TS Ngô Trí Tuệ - Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006 4. Th.S Phan Trung Kiên - Kiểm Toán - Lý Thuyết Và Thực Hành, NXB Tài chính, Hà Nội 2006 5. Tạp chí kiểm toán các số. 6. Luận văn khoá 44,45. 7. Tài liệu nội bộ của công ty Kiểm toán AAC 8. www.kiemtoan.com.vn 9. www.mof.org.vn 10. Các văn bản pháp luật về thuế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC Phụ lục 01: GLV A120 Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng. Phụ lục 02: Hợp đồng kiểm toán Phụ lục 03:GLV A270 Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV Phụ lục 04: GLV 290 Trao đổi với BGĐ khách hàng về kế hoạch kiểm toán Phụ lục 05: GLV A310 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Phụ lục 06: Phân tích sơ bộ BCTC Phụ lục 07: GLV A710 Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch – thực tế) Phụ lục 08: GLV A910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Phụ lục 09: Chương trình kiểm toán Phụ lục 10: GLV E310 Phụ lục 11: GLV E342 Phụ lục 12: GLV E341 Phụ lục 13: GLV E345 Phụ lục 14: GLV E346 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkl_pham_kieu_my_k46b_ktkt_9189.pdf
Luận văn liên quan