Khóa luận Tìm hiểu sưu tập tem bưu chính cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại bảo tàng cách mạng Việt Nam

Sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 chứa đựng rất nhiều giá trị như giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị mỹ thuật. Sưu tập tem này có những con tem sơ khai nhất của Bưu chính Việt Nam, từ những con tem Đông Dương in đè, đến những con tem đầu tiên của nền Bưu chính nước ta, do chúng ta tự thiết kế và in. Đây là một sưu tập tem rất quý, nó phản ánh lịch sử ngành Bưu chính Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 hết sức xác thực và sinh động. Qua bộ sưu tập, chúng ta có thể thấy được một giai đoạn lịch sử cực kỳ thiếu thốn, lạc hậu của ngành Bưu chính Việt Nam, nó cũng thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Là một sinh viên học chuyên ngành Bảo tàng, em có cơ hội nhiều lần đến Bảo tàng Bưu điện thăm quan và tiếp xúc với sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam này. Em nhận thấy đây là một bộ sưu tập có giá trị về nguồn sử liệu, giá trị bảo tàng rất sâu sắc. Qua việc tìm hiểu bộ sưu tập này, em sẽ hiểu hơn về lịch sử tem Bưu chính Việt Nam, cũng như lịch sử Việt Nam. Với những lý đó em đã chọn vấn đề “Tìm hiểu sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại Bảo tàng Bưu điện Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

pdf10 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu sưu tập tem bưu chính cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại bảo tàng cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA DI SẢN VĂN HÓA ********** DƯƠNG VĂN LỢI TÌM HIỂU SƯU TẬP TEM BƯU CHÍNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 TẠI BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận ................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7 5. Bố cục khóa luận ...................................................................................... 7 Chương 1 - KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG BƯU ĐIỆN VÀ PHẦN TRƯNG BÀY TEM BƯU CHÍNH VIỆT NAM ........................................... 9 1.1. Khái quát về Bảo tàng Bưu điện ................................................................ 9 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Bưu điện ......................... 9 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Bưu điện ............................ 12 1.1.3. Các hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng Bưu điện .......................... 14 1.1.3.1. Hoạt động nghiên cứu .............................................................. 14 1.1.3.2. Hoạt động sưu tầm hiện vật ..................................................... 15 1.1.3.3. Hoạt động kiểm kê, bảo quản .................................................. 16 1.1.3.4. Hoạt động trưng bày, tuyên truyền giáo dục ........................... 17 1.2. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Bưu điện ......................................... 18 1.3. Nội dung trưng bày tem Bưu chính Việt Nam và tem Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tại Bảo tàng Bưu điện ............................................... 21 1.4. Vài nét về sự ra đời của tem Bưu chính và lịch sử tem Bưu chính Việt Nam .............................................................................................................. 22 1.4.1. Vài nét về sự ra đời của tem Bưu chính ......................................... 22 1.4.2. Vài nét về lịch sử tem Bưu chính Việt Nam .................................. 25 1.4.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ....................... 25 1.4.2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1954 ............ 26 1.4.2.3. Giai đoạn từ 1955 đến 1976 ..................................................... 28 1.4.2.4. Giai đoạn 1976 đến nay ........................................................... 30 3 Chương 2 - SƯU TẬP TEM BƯU CHÍNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 TẠI BẢO TÀNG BƯU ĐIỆN .......................... 32 2.1. Khái quát về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ........................ 32 2.2. Tổng quan về sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại Bảo tàng Bưu điện ............................................................. 36 2.2.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 36 2.2.2. Tổng quan về sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ...................................................................................... 40 2.2.3. Đặc điểm cơ bản của sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 .............................................................................. 43 2.2.4. Chủ đề trên tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 52 2.2.4.1. Chủ đề trên tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam 1945 – 1946 ............................................................................................................... 52 2.2.4.2. Chủ đề trên tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam từ ngày 2/9/1946 đến năm 1954 ........................................................................ 57 2.3. Giá trị của sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 .............................................................................. 68 2.3.1. Giá trị lịch sử .................................................................................. 68 2.3.2. Giá trị văn hoá ................................................................................ 73 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP BƯU CHÍNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 TẠI BẢO TÀNG BƯU ĐIỆN .......................... 78 3.1. Thực trạng nghiên cứu, quản lý, bảo quản sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 tại Bảo tàng Bưu điện .................... 78 3.1.1. Thực trạng về nghiên cứu sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 ....................................................................... 78 3.1.2. Thực trạng quản lý, bảo quản sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 ............................................................... 79 43.1.2.1. Thực trạng quản lý sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954.................................................................... 79 3.1.2.2. Thực trạng bảo quản sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954.................................................................... 80 3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ....................................................... 83 3.2.1. Hoàn thiện nội dung hồ sơ hiện vật và tiếp tục sưu tầm bổ sung cho sưu tập ...................................................................................................... 83 3.2.2. Đa dạng các hình thức trưng bày ................................................... 86 3.2.3. In ấn giới thiệu, quảng bá về sưu tập ............................................. 88 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 PHỤ LỤC91 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Toàn Đảng, toàn dân ta ra sức củng cố và xây dựng cơ sở Cách mạng trong tình hình mới, bên cạnh đó vẫn hết sức đề cao công tác chuẩn bị cho những cuộc chiến mới, bởi vì ngay trong thời điểm đã giành được chính quyền thì tình hình trong nước lẫn quốc tế vẫn rất phức tạp, nhiều thế lực phản động và thù địch tiếp tục hoạt động và đe dọa chính quyền non nớt mới thành lập. Ta vừa phải lo đánh giặc Pháp quay lại xâm lược vừa phải lo diệt giặc đói, giặc dốt. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã vượt qua hết những khó khăn, vất vả và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm 1954. Giai đoạn lịch sử 1945 – 1954 là một giai đoạn lịch sử vinh quang, hào hùng của dân tộc Việt Nam, có tầm ảnh hưởng quốc tế rộng rãi, đây là giai đoạn có vai trò to lớn trong lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta, thể hiện sự trưởng thành của chính quyền Cách mạng, tạo nền tảng cho những quyết định khó khăn sau này trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và đi đến ngày giải phóng hoàn toàn đất nước. Góp phần vào những thắng lợi vang dội này có sự đóng góp của nhiều ngành, trong đó có ngành Bưu chính. Ngành Bưu chính có chức năng truyền thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Thời kỳ mới thành lập, ngành Bưu chính Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở sản xuất lẫn trình độ kỹ thuật. Nhưng với sự sáng tạo, linh hoạt tài tình và ý trí quật cường, các cán bộ chiến sĩ ngành Bưu chính đã không ngại hy sinh, vất vả để hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin liên lạc, góp phần quan trọng trong các chiến thắng của dân tộc ta. Những thành tích và những khó khăn, thiếu thốn của ngành, cũng như lịch sử ngành Bưu chính Việt Nam không chỉ được biết qua các tài liệu sách, báo lịch sử mà còn được phản ánh hết sức phong phú, sinh động qua 6 những vật chứng lịch sử là các tài liệu, hiện vật liên quan đến ngành Bưu chính Việt Nam hiện nay được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng Bưu điện Việt Nam. Đây là những vật chứng có ý nghĩa hết sức quan trọng với lịch sử ngành Bưu chính nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Đáng chú ý hơn cả trong những vật chứng lịch sử này là sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. Sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 chứa đựng rất nhiều giá trị như giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị mỹ thuật... Sưu tập tem này có những con tem sơ khai nhất của Bưu chính Việt Nam, từ những con tem Đông Dương in đè, đến những con tem đầu tiên của nền Bưu chính nước ta, do chúng ta tự thiết kế và in. Đây là một sưu tập tem rất quý, nó phản ánh lịch sử ngành Bưu chính Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 hết sức xác thực và sinh động. Qua bộ sưu tập, chúng ta có thể thấy được một giai đoạn lịch sử cực kỳ thiếu thốn, lạc hậu của ngành Bưu chính Việt Nam, nó cũng thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Là một sinh viên học chuyên ngành Bảo tàng, em có cơ hội nhiều lần đến Bảo tàng Bưu điện thăm quan và tiếp xúc với sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam này. Em nhận thấy đây là một bộ sưu tập có giá trị về nguồn sử liệu, giá trị bảo tàng rất sâu sắc. Qua việc tìm hiểu bộ sưu tập này, em sẽ hiểu hơn về lịch sử tem Bưu chính Việt Nam, cũng như lịch sử Việt Nam. Với những lý đó em đã chọn vấn đề “Tìm hiểu sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại Bảo tàng Bưu điện Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về quá trình hình thành, nội dung trưng bày hiện nay của Bảo tàng Bưu điện. 7 - Tổng quan về sưu tập tem Bưu chính Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại Bảo tàng Bưu điện Việt Nam. - Nghiên cứu giá trị của sưu tập. - Từ nghiên cứu về sưu tập đưa ra một số nhận xét và giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận - Đối tượng nghiên cứu: sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. - Phạm vi nghiên cứu: sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Bưu điện Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. - Sử dụng phương pháp Bảo tàng học, sử học, mỹ thuật học. - Sử dụng phương pháp thống kê, miêu tả so sánh, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tư liệu. - Bên cạnh đó còn sưu tập sách báo, tạp chí, bài viết, kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan đến tem Bưu chính Việt Nam. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương chính: Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Bưu điện và phần trưng bày tem Bưu chính Việt Nam. Đây là phần giới thiệu về Bảo tàng Bưu điện Việt Nam, cùng những nét khái quát về sự ra đời của tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính Việt Nam. Chương 2: Sưu tập tem Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 tại Bảo tàng Bưu điện Việt Nam 8 Đây là phần chính của bài khóa luận, nội dung cơ bản của chương này là khái quát về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954; tổng quan và những giá trị của sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954. Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 tại Bảo tàng Bưu điện Việt Nam. Chương cuối cùng của khóa luận nêu lên thực trạng công tác bảo quản tem và một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại Bảo tàng Bưu điện. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này em luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn Th.s Trần Đức Nguyên, Thầy đã động viên và tận tình chỉ bảo em từ lúc chọn đề tài đến những lúc em gặp khó khăn nhất. Đồng thời, em cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trong Bảo tàng Bưu điện, đã tạo những điều kiện tốt nhất trong quá trình khảo sát tại Bảo tàng giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy và các cô chú. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, đề tài tương đối mới mẻ nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận sự góp ý! 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo tàng Bưu điện, Hội Tem, Công ty Tem (2003), Nghệ thuật sưu tầm tem, Nxb Bưu điện. 2. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), Sự nghiệp bảo tàng những vấn đề cấp thiết, Nxb Hà Nội. 3. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1998), Đổi mới các hoạt động bảo tàng. Kỷ yếu hội nghị khoa học – thực tiễn, Nxb Hà Nội. 4. Công ty Tem (2005), Danh mục tem Bưu chính Việt Nam 1945 – 2005, Nxb Bưu điện. 5. Công ty Tem (1999), Thuật ngữ tem bưu chính, Nxb Bưu điện. 6. Gary Edson – David Dean (2001), Cẩm nang bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch, Nxb Hà Nội 7. Lâm Bình Tường, Mai Khắc Ứng, Phạm Xanh, Đặng Văn Bài (1980), Sổ tay công tác bảo tàng, Nxb Văn hóa, Hà Nội 8. Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia. 9. Nguyễn đoàn (2004), Sưu tập tem lý thuyết và thực hành, Nxb Bưu điện. 10. Nguyễn Ngọc Vỹ (2003), Sổ tay sưu tập tem, Nxb Bưu điện. 11. Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở bảo tàng học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Huệ (2005), Lược sử sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 13. Timothy Ambrose và Crispin Paine (2000), Cơ sở bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và xuất bản, Hà Nội. 14. Tổng cục Bưu điện (2001), Lịch sử Bưu điện Việt Nam từ 1976 – 2000, Nxb Bưu điện. 94 15. Tổng cục Bưu điện (2001), Xây dựng và tổ chức Bảo tàng Bưu điện Việt Nam, Nxb Bưu điện. 16. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 17. Trần Quang Vỹ (2002), Sưu tập tem thư Việt Nam về đấu tranh vũ trang bảo vệ tổ quốc, Nxb Bưu điện. 18. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990), Cơ sở bảo tàng học, Tập 1, Hà Nội. 19. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1989-1990), Cơ sở bảo tàng học, Tập 2, Hà Nội. 20. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 21. Website: 22. Website: 23. Website: 24. Website: 25. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduong_van_loi_tom_tat_7353_2064437.pdf
Luận văn liên quan