Khóa luận Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Bộ giáo dục và đào tạo kết hợp với Bộ tài nguyên môi trường, cùng các Sở ngành môi trường cần tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên, giáo viên phổ thông về các vấn đề môi trường mang tính thời sự, để giảng viên, giáo viên có thông tin kịp thời về môi trường, qua đó thông tin cho SV, học sinh về những vấn đề môi trường; đó cũng là một cách giúp sinh viên, học sinh nắm bắt thông tin, có ý thức tuyên truyền và bảo vệ môi trường xung quanh mình

pdf148 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3078 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiễm nghiêm trọng thấm vào lòng đất mà trước hết là tầng nước thứ 2. Việc người dân đặt vị trí khoan nước giếng ngầm gần hầm vệ sinh, gần kênh rạch ô nhiễm cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Các tầng nước ngầm 3 và 4 chưa bị nhiễm bẩn do nằm sâu trong lòng đất. Tuy nhiên, các tầng nước này cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do trước kia thành phố có phát triển các loại giếng (khoan nước ngầm) đường kính nhỏ mà hiện nay phần lớn đã hư hỏng - sẽ là đường để các chất ô nhiễm xâm nhập vào tầng nước này. Tổng lượng nước ngầm khai thác tại TP hiện nay khoảng 524,456m³/ngày, trong đó cho sản xuất khoảng 300,000m³/ngày, còn lại là nước sinh hoạt (các công ty khai thác nước ngầm, khai thác khoảng 100,000m³/ngày), người dân khai thác khoảng 125,000m³/ngày. 5.7.5. Hậu quả và nguy cơ mắc bệnh do ô nhiễm nguồn nước : Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM vừa lấy mẫu nước giếng ở 107 hộ dân tại 6 quận, huyện ngoại thành (TP.HCM) xét nghiệm, phát hiện có đến 52% mẫu bị nhiễm vi sinh với nồng độ rất cao. Đặc biệt, mẫu nước bị nhiễm vi sinh ở 2 huyện Bình Chánh và Nhà Bè lên đến 95%. Bà Hoàng Thị Ngọc Ngân, trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế Dự phòng TP cho biết theo tiêu chuẩn, nước uống không được nhiễm vi sinh nhưng qua kiểm tra, đã phát hiện có mẫu nước giếng vi sinh lên đến 3,700 con/100 mml. Với mức độ ô nhiễm trên, nếu người dân uống nước trực tiếp không đun sôi thì sẽ rất dễ bị bệnh về đường ruột. Nước sinh hoạt tại nhiều quận, huyện TP.HCM vừa được xác định nhiễm vi sinh vật ở mức độ nặng. Cơ quan nông nghiệp và y tế TP.HCM cho biết: Kiểm tra 107 mẫu nước tại 107 gia đình thuộc các quận, huyện: 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi,Thủ Đức, cơ quan chức năng xác định chất lượng nước tại các khu vực như xã Phong Phú (Bình Chánh); Hiệp Phước, Long Thới, Phước Kiểng (Nhà Bè) đều bị nhiễm vi sinh (E.coli, Coliform, Coliform faecal) với nồng độ rất cao (từ 2,100 – 28,000 MPN/100 ml), trong khi theo quy định của Bộ Y tế thì các thành phần vi sinh nói trên không được phép tồn tại trong nước sinh hoạt. Đồng thời, qua giám sát, TTYTDP TP.HCM đã phát hiện tại các điểm cuối nguồn độ clo dư (chất khử trùng) thấp, tập trung ở các quận như quận 6, 8, Bình Chánh. Theo bản đồ dịch tễ học, năm 2007 TP.HCM có 6,740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở 24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. Cụ thể, quận 6 có 714 ca, quận 8 có 1,217 ca và Bình Chánh có 588 ca. Theo BS Lê Thanh Hải: "Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn phải chịu trách nhiệm cung cấp nguồn nước an toàn và vệ sinh đến vòi sử dụng của nhà dân. Thời gian qua, sau khi phát hiện độ clo dư thấp tại các điểm cuối nguồn, TTYTDP/TP đã có thông báo định kỳ hàng tháng chất lượng clo dư tại những vùng không đạt". Được biết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đã có nỗ lực tăng cường độ clo dư trên mạng lưới đường ống, nhưng khi độ clo dư các điểm cuối nguồn đạt tiêu chuẩn cho phép thì tại các điểm đầu nguồn độ clo dư lại quá cao. TTYTDP TP.HCM có đề nghị Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn bổ sung trạm châm bổ sung clo cuối đường ống nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% trong tổng số ca bệnh và trên 1/3 ca chết tại những quốc gia đang phát triển là do tiêu thụ nước ô nhiễm. Trung bình mỗi người mất đi 1/10 thời gian và làm việc vì các bệnh có liên quan đến nước Hình 5.5 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ngày nay [Nguồn: internet] Chương 6 THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG (ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ) 6.1. Tiêu chí bài trắc nghiệm đánh giá 6.1.1. Hình thức: • Bài trắc nghiệm gồm 60 câu, trắc nghiệm 4 lựa chọn A, B, C, D; trộn thành 4 đề. • Thời gian: 45 phút 6.1.2. Nội dung:  Đánh giá hiểu biết của sinh viên về môi trường đất, nước, không khí Môi trường đất: • Thành phần hóa học của đất? • Thế nào là ô nhiễm đất? Những nguyên nhân gây ô nhiễm đất? Những ảnh hưởng của việc ô nhiễm đất? • Những nguyên tố dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể hấp thụ? • Những bệnh truyền nhiễm do ô nhiễm đất là những bệnh nào? • Những hiểu biết về rừng. • Các kiến thức thực tế về ô nhiễm đất trong đời sống. Môi trường nước: • Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam. • Thế nào là ô nhiễm nước? Những tác nhân gây ô nhiễm nước. • Các thông số vật lí và hóa học để đánh giá chất lượng nước. • Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm có trong nước đến sức khỏe con người. • Những kiến thức thực tế về ô nhiễm nước trong đời sống. Môi trường không khí: • Hiểu biết về khí quyển (Thành phần hóa học của khí quyển, đặc điểm về cấu trúc các tầng và sự tiến hóa của khí quyển) • Thế nào là ô nhiễm không khí? Những tác nhân gây ô nhiễm không khí. Hậu quả. • Những tác động của ô nhiễm không khí đến môi trường • Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí • Những kiến thức thực tế về ô nhiễm không khí trong đời sống Tài liệu tham khảo: SV có thể tham khảo những tài liệu sau đây[6][21][22][23]  Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000  Lê Văn Khoa, Sinh thái và môi trường đất, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004  Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, Phòng chống ô nhiễm nước và đất ở nông thôn, NXB Lao động, Hà Nội , 2006  Trần Kông Tấu, Tài nguyên đất, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002  Lê Văn Khoa, Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục, 1995  Lê Huy Bá, Môi trường, NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2000 Hoặc tìm kiếm thông tin trên các trang web  Đề thi “ Cơn Lốc Xanh” của CLB Xanh, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh,     khong-khi-va-tieng-on.205108.html  truong.295027.html   6.2. Nội dung bài trắc nghiệm đánh giá TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM KHOA HÓA HỌC ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN HÓA CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG Lớp Hóa 3A, 3B, 3C Thời gian làm bài: 45 phút (Sinh viên không được sử dụng tài liệu) Họ tên sinh viên: ................................................................. MSSV: ........................................... Câu 1. Nước máy, nước sinh hoạt, nước ở bể bơi thường được tiệt trùng bởi: A. Clo. B. Flo. C. Ozon. D. H2O2. Câu 2. Theo chức năng, người ta chia rừng thành mấy loại? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 3. Theo số liệu năm 2000, tốc độ mất rừng của Việt Nam (nghìn ha) khoảng: A. 100 B. 150 C. 200 D. 250 Câu 4. Những tầng nào sau đây có tốc độ tăng nhiệt độ âm: A. Đối lưu, trung lưu B. Đối lưu, nhiệt lưu C. Đối lưu, bình lưu D. Trung lưu, nhiệt lưu Câu 5. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm đất: A. Do sử dụng quá nhiều các sản phẩm hóa học, chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp. B. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong sinh hoạt C. Do đất tự biến đổi tính chất thành phần thổ nhưỡng D. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp. Câu 6. Trong nước, thủy ngân thường tồn tại ở dạng nào sau đây: A. Dạng hữu cơ B. Dạng tạp chất C. Dạng muối D. Dạng kim loại Câu 7. Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: A. Chất thải CO2 B. Chất thải CFC do con người gây ra C. Các hợp chất hữu cơ D. Sự thay đổi của khí hậu Câu 8. Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí: A. CO, CO2, NO B. HCl, CO, CH4 C. Cl2, CH4, SO2 D. SO2, NO, NO2 Mã đề: 145 Câu 9. Cây xanh sử dụng Nitơ ở dạng nào? A. NO2-, NH4+ B. NO3-, NO2- C. NH4+, N2 D.NH4+, NO3- Câu 10. BOD là chỉ số dùng để đánh giá tác nhân gây ô nhiễm nước có nguồn gốc từ yếu tố nào sau đây: A. Kim loại nặng B. Các chất màu C. Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học D. Các chất rắn lơ lửng Câu 11. Tỷ lệ của băng trên Trái Đất là bao nhiêu ? A. Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 80% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển B. Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 70% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển C. Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 90% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển D. Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 85% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển Câu 12. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân (dạng hữu cơ) sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào sau đây: A. Hệ bài tiết. B. Hệ hô hấp. C. Hệ thần kinh trung ương. D. Hệ tim mạch. Câu 13. Thủy quyển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích bề mặt Trái Đất ? A. 70% B. 40% C. 50% D. 60% Câu 14. Mưa acid là hiện tượng nước mưa có độ pH : A. Nhỏ hơn 7 B. Nhỏ hơn 6.5 C. Nhỏ hơn 5.6 D. Nhỏ hơn 6 Câu 15. Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hợp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây ra hiện tượng nào sau đây: A. Hiệu ứng nhà kính B. Suy giảm tầng ozon C. Mưa axit D. Elnino và enso Câu 16. Tài nguyên đất chiếm bao nhiêu diện tích bề mặt Trái Đất? A. 20% B. 40% C. 30% D. 10% Câu 17. Không khí sạch là không khí có thành phần nitơ và oxi lần lượt là: ( %) A. 78, 21 B. 78, 20 C. 79, 19 D. 79, 20 Câu 18. Ở Việt Nam hiện nay, rừng trồng tập trung nhiều nhất ở vùng nào? A. Duyên Hải Nam Trung Bộ B. Tây Nguyên C. Tây Bắc D. Đông Bắc Bộ Câu 19. Một trong những chất gây thủng tầng ozon là Freon. Chất này chủ yếu thoát ra từ: A. Nồi cơn điện, ấm điện B. Tủ lạnh, máy điều hòa C. Máy vi tính D. Quạt máy Câu 20. Cho phèn chua vào nước, nước trong hơn là do: A. Al3+ thủy phân tạo Al(OH)3 kéo cặn bẩn lắng xuống đáy B. Phản ứng hóa học xảy ra tạo ra dung dịch trong suốt C. Al(OH)3 bọc lấy cặn bẩn lơ lửng, rồi nổi lên trên dễ vớt ra D. B, C đều đúng Câu 21. Phần lớn khối lượng khí quyển tập trung ở tầng: A. Tầng ngoài B. Tầng đối lưu C. Tầng bình lưu D.Tầng nhiệt Câu 22. Ô nhiễm đất nói chung không do yếu tố: A. Hoạt động trong nông nghiệp với các phương thức canh tác khác nhau B. Cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất C. Những tập quán phản vệ sinh của con người gây ra D. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên Câu 23. Tầng đối lưu chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng của khí quyển: A. 60% B. 50% C. 70% D. 80% Câu 24. Hàm lượng khí CO2 trong không khí luôn cân bằng là do: A. Do quá trình quang hợp ở cây xanh và quá trình hô hấp ở thực vật và động vật B. CO2 bị hòa tan trong nước mưa C. CO2 bị phân hủy bởi nhiệt D. CO2 trong không khí có khả năng tác dụng với các khí khác Câu 25. Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học nguồn nước, người ta dùng: A. DO, BOD, COD B. Chỉ số pH C. Chỉ số Coliform D. Độ đục Câu 26. Đất có khả năng tự làm sạnh sau một thời gian bị ô nhiễm chủ yếu là nhờ: A. Độ ẩm không khí B. Các vi sinh vật dị dưỡng có ở trong đất C. Các vi sinh vật tự dưỡng có ở trong đất D. Các vi sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng có ở trong đất Câu 27. Các thông số vật lí để đánh giá chất lượng nước là: A. Vi sinh vật gây bệnh B. pH, độ màu, độ đục, chất rắn, nhiệt độ. C. DO, BOD5, COD, chất vô cơ D. Tất cả câu trên Câu 28. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do các bức xạ có bước sóng trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là: A. H2 B. N2 C. CO2 D. O3 Câu 29. Hai kim loại độc nào sau đây thường được xem là những chất ô nhiễm phổ biến nhất trong dòng nước mưa ở đô thị: A. Niken và Cadimi B. Crom và Kẽm C. Đồng và Chì D. Thủy ngân và Asen Câu 30. Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸Fe3+, Cu2+, Hg2+ người ta có thể dùng: A. Etanol B. H2SO4 C. Ca(OH)2 D.Đimetyl ete Câu 31. Bệnh than (Anthrasis) có thể gây ra do đất bị ô nhiễm và được phân chia theo phương thức lây nhiễm từ: A. Đất - người. B. Động vật - đất - người. C. Người - đất - người. D. Người- người Câu 32. Ở nước ta, ô nhiễm đất do nguyên nhân nào đang là mối quan tâm hàng đầu: A. Ô nhiễm phóng xạ B. Ô nhiễm vi sinh vật C. Ô nhiễm hóa học D. Ô nhiễm nhiệt Câu 33. Thông số nào đánh giá nhu cầu oxi hóa học trong nước: A. COD B. TOC C. BOD5 D. DO Câu 34. Loại rừng nào có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng rậm B. Rừng mưa nhiệt đới C. Rừng lá kim D. Rừng lá rụng Câu 35. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm chất dinh dưỡng vi lượng? A. Mo B. Ca C. Cu D. Zn Câu 36. Nguyên nhân dẫn đến lỗ thủng tầng ozon là: A. Tia tử ngoại từ mặt trời B. Khí CO và CO2 C. Khí Freon D. Khí Câu 37. Tỉ số BOD/COD luôn luôn A. Nhỏ hơn 1 B. Lớn hơn 1 C. Bằng 1 D. Tất cả đều sai Câu 38. Các thông số hóa học để đánh giá chất lượng nước là: A. pH, độ màu, độ đục, chất rắn, nhiệt độ. B. DO, BOD5, COD, chất vô cơ C. Vi sinh vật gây bệnh D. Tất cả câu trên Câu 39. Khói quang hóa được hình thành khi có sự hiện diện của: A. Hidrocacbon, oxit cacbon, bụi B. Hidrocacbon, oxit nitơ, bức xạ C. Hidrocacbon, oxit nitơ, bụi D. Hidrocacbon, oxit lưu huỳnh, bức xạ Câu 40. Thuốc trừ sâu trong đất có thể bị cây trồng hấp thụ, đặc biệt là nhóm: A. Cây lưu niên B. Rau màu C. Rau có củ D.Cây ăn quả Câu 41. Sắp xếp các tầng chính của khí quyển theo độ cao từ cao đến thấp: A. Bình lưu, trung lưu, nhiệt lưu, đối lưu B. Nhiệt lưu, trung lưu, đối lưu, bình lưu C. Nhiệt lưu, trung lưu, bình lưu, đối lưu D. Đối lưu, bình lưu, trung lưu, nhiệt lưu Câu 42. Thành phần của khí quyển thời kì sơ khai: A. CO2, NH3 và hơi nước B. O2, NH3 và hơi nước C. O2, CO2 và hơi nước D. O2, CO2, NH3 Câu 43. Bệnh nào sau đây được lây truyền theo phương thức "Người - Đất - Người" A. Viêm gan A B. Bệnh than C. Bệnh do giun đũa, giun móc D. Sốt xuất huyết Câu 44. Để nhận biết lượng vết CO có trong không khí, người ta có thể sử dụng: A. I2O5 B. PdCl2 C. PbCl2 D. I2O7 Câu 45. Khuynh hướng chung về thành phần đóng góp của các axit trong mưa axit là: A. H2SO4 > HNO3 > HCl B. HCl > H2SO4 > HNO3 C. HCl > HNO3 > H2SO4 D. HNO3 > HCl > H2SO4 Câu 46. Lượng nước ngọt trên thế giới mà con người có thể sử dụng chiếm: A. 23% B. < 1% C. 3% D. 97% Câu 47. Tầng đối lưu có các đặc điểm nào sau đây: A. Nhiệt độ và áp suất tăng dần theo chiều cao B. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, áp suất tăng dần theo độ cao C. Nhiệt độ và áp suất giảm dần theo chiều cao D. Nhiệt độ tăng dần theo độ cao, áp suất giảm dần theo độ cao Câu 48. Các đại dương được sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ là : A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Và Bắc Băng Dương B. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương Và Ấn Độ Dương C. Đại Tậy Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương Và Bắc Băng Dương D. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương Và Bắc Băng Dương Câu 49. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng: A. Trái Đất không thể trả lại lượng nhiệt nhận từ Mặt Trời B. Bão từ Mặt Trời C. Tầng ozon bị phá hủy D. Các tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống mặt đất không bị cản lại Câu 50. Nhóm gồm những ion gây ô nhiễm nguồn nước là: A. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-. B. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-. C. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+. D. NO3-, NO2-, Pb2+, As3+. Câu 51. Hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp hiện nay để xử lí các khí thải công nghiệp một cách tiện lợi, kinh tế và hiệu quả là: A. Nước tinh khiết B. NH3 C. Than hoạt tính D. Ca(OH)2 Câu 52. Ô nhiễm đất bởi các chất thải có quan hệ với: A. Ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí B. Ô nhiễm nước C. Con người và động vật D. Ô nhiễm không khí Câu 53. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây: A. Có các chất hữu cơ bền vững. B. Có thể có các kim loại nặng. C. Có các chất mùn. D. Có pH<7. Câu 54. Trong thiên nhiên Photpho tồn tại ở 2 dạng chính là photphorit: Ca3(PO4)2 và apatit Ca5X(PO4)5, trong đó X thường là: A. Cl, F, K B. F, Cl, O C. F, Cl, Br D. Cl, OH, N Câu 55. Vai trò của Photpho đối với quá trình phát triển của cây là A. Tùy theo thời kì phát triển của cây mà Photpho sẽ phát huy tác dụng khác nhau B. Làm cho cây xanh tươi, nhiều hoa, nhiều quả C. Tăng cường sức đề kháng của cây D. Làm cho cây cứng cáp, chắc hạt, củ to Câu 56. Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần gây ra ô nhiễm đất bởi: A. Các mầm bệnh có trong chất nôn của người bệnh B. Các thành phần độc hại trong phân bón hay các hóa chất bảo vệ thực vật C. Các tác nhân sinh học có trong chất thải của con người D. Các chất độc hại trong sản xuất Câu 57. Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dùng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là: A. Đioxin B. Nicôtin C. Thủy ngân D. Xianua Câu 58. Theo sồ liệu năm 2000, trung bình mỗi năm trên thế giới diện tích rừng bị mất: A. 15 triệu ha B. 20 triệu ha C. 30 triệu ha D. 35 triệu ha Câu 59. Các oxit của nito có dạng NOx trong không khí là nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nguồn tạo ra khí NOx phổ biến hiện nay là: A. Bình acquy B. Thuốc diệt cỏ C. Khí thải của phương tiện giao thông D. Phân bón hóa học Câu 60. Độ pH của nước là gì ? Phương pháp xác định độ pH ? A. pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, điện hóa. B. pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, điện hóa hay các loại thuốc thử khác nhau. C. pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ D. pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng thuốc thử khác nhau. 6.3. Cách đánh giá kết quả bài trắc nghiệm của sinh viên Dựa vào điểm mà sinh viên đạt được trong bài kiểm tra giữa kì, chúng tôi đã đưa ra một bảng đánh giá, xếp loại về sự nhận thức của sinh viên về môi trường và ô nhiễm môi trường như sau: Điểm Xếp loại < 3,5 Kém 3,5 – 4,9 Yếu 5,0 – 5,9 Trung bình 6,0 – 6,9 Trung bình – Khá 7,0 – 7,9 Khá 8,0 – 8,9 Giỏi 9 - 10 Xuất sắc 6.4. Thực nghiệm STT Nội dung câu hỏi Đúng Sai 1 Câu 5. Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸Fe3+, Cu2+, Hg2+ người ta có thể dùng: A H2SO4 13 B Đimetyl ete 8 C Ca(OH)2 115 D Etanol 3 Câu hỏi này nhằm trắc nghiệm kiến thức hóa học của sinh viên. Các ion kim loại chì, sắt, đồng, thủy ngân đều là những ion kim loại nặng nên sẽ tạo kết tủa với anion hidroxi. Ở câu hỏi này có 115/139 sinh viên trả lời đúng đáp án đạt 82.73%. Đa số sinh viên dễ dàng trả lời đúng câu hỏi này vì nó thuộc khối kiến thức chuyên ngành 2 Câu 15. Trong nước, thủy ngân thường tồn tại ở dạng nào sau đây: A Dạng muối 53 B Dạng tạp chất 13 C Dạng hữu cơ 67 D Dạng kim loại 6 Ở câu hỏi này chỉ có 53/139 sinh viên trả lời đúng chiếm 38.13% trong khi đó ở đáp án dạng hữu cơ thì lại có tới 67/139 sinh viên trả lời sai chiếm 48.2%. Câu hỏi này không khó nhưng đa số các sinh viên đều chọn ở dạng hữu cơ có lẽ do sinh viên suy luận từ những kiến thức chuyên ngành đã học. Câu hỏi này chỉ cần suy nghĩ đơn giản là có thể chọn được đáp án đó là ở dạng muối thì sẽ dễ dàng tồn tại trong nước. 3 Câu 16. Tỷ lệ của băng trên Trái Đất là bao nhiêu ? A Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 90% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển 23 B Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 80% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển 25 C Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 70% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển 48 D Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 85% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển 43 Chỉ có 48/139 chiếm 34.53% tỉ lệ số sinh viên trả lời đúng có lẽ đây không phải là một câu hỏi chuyên ngành hóa học nên số lượng sinh viên trả lời đúng tương đối thấp. Thông tin cung cấp thêm: Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái Đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%. [ 4%91%E1%BA%A5t_c%C3%B3_h%C3%ACnh_th%C3%A1i_nh%C6%B0_th%E1%BA%BF_n% C3%A0o%3F] 4 Câu 21. BOD là chỉ số dùng để đánh giá tác nhân gây ô nhiễm nước có nguồn gốc từ yếu tố nào sau đây: A Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học 120 B Các chất rắn lơ lửng 5 C Các chất màu 4 D Kim loại nặng 10 Ở câu hỏi này có 120/139 sinh viên trả lời đúng đạt 86.33%. Đây là câu hỏi về khái niệm mà các bạn sinh viên đã được nghiên cứu trong giáo trình [1] nên phần lớn các bạn sinh viên đều trả lời chính xác đáp án. Thông tin cung cấp thêm: BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng: Chất hữu cơ + O2 vikhuan→ CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. [Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000] 5 Câu 22. Các đại dương được sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ là : A Đại Tậy Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương Và Bắc Băng Dương 28 B Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Và Bắc Băng Dương 99 C Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương Và Bắc Băng Dương 11 D Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương Và Ấn Độ Dương 1 Câu hỏi này nhằm trắc nghiệm kiến thức địa lý tự nhiên về các đại dương. 99/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 71.22% có lẽ sinh viên nhằm lẫn giữa từ “Đại” và từ “ Thái” nên sinh viên đã chọn Đại Tây Dương là đại dương lớn nhất. Đây không phải là câu hỏi kiến thức chuyên ngành nên các đáp án đều có sự phân tán mà không tập trung như các câu trắc nghiệm khác. Thông tin cung cấp thêm: Bắc Băng Dương - (13,208,939 km2). Là đại dương nhỏ nhất trong các đại dương, Bắc Băng dương được bao bọc hoàn toàn bởi lục địa, chủ yếu là lục địa Âu - Á và Bắc Mỹ. Ấn Độ Dương - (73,555,662 km2). Nằm giữa Châu Phi về phía Tây, Châu Á về phía Bắc, Australia về phía Đông và Nam cực về phía Nam, Ấn Độ dương là đại dương ấm nhất trên thế giới. Đại Tây Dương - (86,505,603 km2): Đây là đại dương lớn thứ 2 thế giới, bao phủ 21% bề mặt Trái Đất. Đại Tây dương là đại dương có “tuổi đời” trẻ nhất trong các đại dương, được hình thành từ kỷ Jura (khoảng 150 tới 200 triệu năm trước). Thái Bình Dương - (166,266,877 km2) Thái Bình dương là đại dương lớn nhất thế giới, nằm giữa Nam Đại dương, Châu Á, Australia và toàn bộ phần lục địa phía Tây của Bắc Bán cầu. Thái Bình dương có diện tích gấp đôi Đại Tây dương và cũng là đại dương “già” nhất hành tinh. Thái Bình dương do nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt tên vào năm 1520 trong đó từ “pacific” trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “an bình”. [Nguồn gioi.html] 6 Câu 23. Độ pH của nước là gì ? Phương pháp xác định độ pH ? A pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, điện hóa hay các loại thuốc thử khác nhau. 120 B pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ. 3 C pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng thuốc thử khác nhau. 0 D pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, điện hóa. 16 Là câu hỏi kiến thức chuyên ngành nên đa số các bạn đều trả lời đúng đáp án của câu hỏi, 120/139 đạt 86.33%. Thông tin cung cấp thêm: Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng: H2O  H+ + OH- Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức: pH = - lg [H+] Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7. Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4 2-, NO3-, v.v... Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau. [Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000] 7 Câu 27. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây: A Có thể có các kim loại nặng. 7 B Có các chất hữu cơ bền vững. 4 C Có các chất mùn. 125 D Có pH<7. 3 Đây là một câu hỏi tương đối dễ vì nó thuộc về những kiến thức sinh viên đã được trang bị trong học phần. 125/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 89.93%. Sinh viên có thể dễ dàng loại trừ đáp án C do chất mùn là một loại phức thể hữu cơ chua có cấu tạo vòng, có cầu nối nhóm hoạt động, được hình thành trong quá trình phân hủy xác bả động thực vật – là một chất có lợi nên nó không thể tồn tại trong nước thải công nghiệp Thông tin cung cấp thêm: Ngành công nghiệp với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc cũng có đa dạng các loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày. Một số loại nước thải của các ngành công nghiệp thường gặp và gây không ít đau đầu cho người dân cũng như các nhà chức trách trong việc kiểm soát nó là:  Nước thải sản xuất bột ngọt  Nước thải sản xuất Càfe  Nước thải sản xuất Bia  Nước thải sản xuất Đường  Nước thải sản xuất Giấy  Nước thải sản xuất Cao su  Nước thải ngành Xi mạ  Nước thải ngành Khoáng sản  Nước thải ngành Dệt nhuộm Mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng, tuy nhiên các thành phần chính của nước thải khiến ta phải quan tâm hơn trong việc xử lý nó bao gồm: kim loại nặng, dầu mỡ( chủ yếu trong nước thải ngành xi mạ), chất hữu cơ khó phân hủy (có trong nước thải sản xuất dược phẩm, nông dược, nhuộm ). Các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Bên cạnh đó, các thành phần khác trong nước thải công nghiệp tuy không phải là nguy hiểm nhưng nếu quá nhiều và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi trường. [Nguồn: ] 8 Câu 28. Các thông số hóa học để đánh giá chất lượng nước là: A pH, độ màu, độ đục, chất rắn, nhiệt độ. 5 B Vi sinh vật gây bệnh 0 C DO, BOD5, COD, chất vô cơ 105 D Tất cả câu trên 29 Đây là một câu hỏi kiểm tra kiến thức sinh viên đã được nghiên cứu trong học phần hóa công nghệ - môi trường. Có 105/139 sinh viên trả lời đúng đáp án đạt 75.54%. Câu hỏi này thực sự không khó nếu như ta biết vận dụng những kiến thức đã học. Thông số vật lí là những thông số mà chúng ta có thể cân, đo, đong, đếm được trực tiếp bằng mắt thông qua một số các công cụ hỗ trợ. Thông số hóa học là những thông số mà chúng ta phải tiến hành thí nghiệm để kiểm tra. Từ những suy luận trên, sinh viên có thể chọn đúng đáp án của câu hỏi này. Thông tin cung cấp thêm: I. Các chỉ tiêu vật lý 1. Độ pH 2. Nhiệt độ 3. Màu sắc 4. Độ đục 5. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) 6. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lững (SS) 7. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS) 8. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS) II. Các chỉ tiêu hóa học 1. Độ kiềm toàn phần 2. Độ cứng của nước 3. Hàm lượng oxigen hòa tan (DO) 4. Nhu cầu oxigen hóa học (COD) 5. Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD) 6. Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước III.Các chỉ tiêu vi sinh của nước [Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000] 9 Câu 30. Lượng nước ngọt trên thế giới mà con người có thể sử dụng chiếm: A < 1% 76 B 23% 8 C 3% 51 D 97% 4 Câu hỏi này thuộc lĩnh vực địa lí nên chỉ có 76/139 sinh viên trả lời chính xác đáp án đạt 54.68 %.Thông tin cung cấp thêm: Các tính toán được thực hiện bởi Jay Kimball cho thấy nước sạch trên thế giới chỉ có 10,7 tỷ km3, chiếm 0,77% tổng thể tích nước. Nếu gom tất cả chúng ta thì nó sẽ tạo thành một khối cầu có bán kính 137 km. Ngoài ra chúng ta còn có 1,74% nước có thể coi là sạch khác nhưng nó nằm trong băng, dòng sông băng và tuyết vĩnh cửu, những nguồn tài nguyên gần như không thể đụng tới. [Nguồn: dat.1273337/] 10 Câu 32. Cho phèn chua vào nước, nước trong hơn là do: A Al3+ thủy phân tạo Al(OH)3 kéo cặn bẩn lắng xuống đáy 120 B Al(OH)3 bọc lấy cặn bẩn lơ lửng, rồi nổi lên trên dễ vớt ra 3 C Phản ứng hóa học xảy ra tạo ra dung dịch trong suốt 1 D B, C đều đúng 15 Câu hỏi này nhằm trắc nghiệm khả năng hiểu vấn đề khi cho phèn chua vào nước. 120/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 86.33%. Một mặt câu hỏi củng cố lại kiến thức của sinh viên về bài Nhôm đã được học, mặt khác vận dụng kiến thức đó ( những phản ứng chứng minh tính chất của nhôm) để giải thích hiện tượng thực tế. Thông tin cung cấp thêm: Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+ Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu: “ Anh đừng bắc bậc làm cao Phèn chua em đánh nước nào cũng trong” Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong trắng, phàn là phèn).[Nguồn:dayhoahoc.com.vn] 11 Câu 35. Nước máy, nước sinh hoạt, nước ở bể bơi thường được tiệt trùng bởi: A H2O2. 0 B Ozon. 1 C Flo. 4 D Clo. 134 Câu hỏi này là một câu hỏi về kiến thức hóa học trong đời sống hằng ngày. 134/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiềm 96.4%. Từ những tính chất của các chất mà sinh viên đã được nghiên cứu ở các cấp cũng như những năm học trước cũng như những kiến thức thực tế của bản thân sẽ dễ dàng chọn được đáp án chính xác. Thông tin cung cấp thêm: Các chỉ tiêu chủ yếu đối với nước bể bơi + Độ Clo dư trong nước: phải luôn từ 0,4 đến 1 PPM. + Độ pH của nước hồ: từ 7,2 đến 7,6. + Độ kiềm: từ 50 đến 100 mg/lít. + Độ cứng: 200 mg CaCO3/lít. + Nước hồ phải trong, nhìn thấy rõ toàn bộ đáy hồ và không có mùi vị lạ. + Màu nước không quá 10 độ côbalt. + Chuẩn kali phải dưới 1%. + Nước phải mát, nhiệt độ không quá 20 - 26oC. [Nguồn: ] 12 Câu 40. Thủy quyển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích bề mặt Trái Đất ? A 40% 14 B 70% 112 C 50% 4 D 60% 9 Câu hỏi này có 112/139 sinh viên trả lời đúng chiếm 80.58%. Đây là một câu hỏi vể địa lí tự nhiên và cũng không quá khó để trả lời. 13 Câu 43. Nhóm gồm những ion gây ô nhiễm nguồn nước là: A NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-. 0 B NO3 -, NO2-, Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+. 37 C NO3-, NO2-, Pb2+, As3+. 102 D NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-. 0 Có một số nhỏ các sinh viên lại nghĩ rằng sự xuất hiện của thủy ngân sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nhưng đã quên mất sự có mặt của ion Na+ là ion không gây ô nhiễm nguồn nước nên có 37/139 sinh viên chọn đáp án B cho câu hỏi này chiếm 26.62%. Câu hỏi này được đưa vào nhằm kiểm tra lại đáp án của câu hỏi số 15 trong đề kiểm tra. 14 Câu 46. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân (dạng hữu cơ) sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào sau đây: A Hệ tim mạch. 23 B Hệ thần kinh trung ương. 60 C Hệ hô hấp. 29 D Hệ bài tiết. 27 Có lẽ đây là một câu hỏi về lĩnh vực sinh học nên ở cả 4 đáp án đều có sinh viên chọn. Chỉ 60/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 43.17%. Qua câu hỏi này có thể thấy được bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, những kiến thức khác gây rất nhiều khó khăn cho các bạn sinh viên khoa Hóa. 15 Câu 52. Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học nguồn nước, người ta dùng: A Chỉ số Coliform 48 B Chỉ số pH 3 C DO, BOD, COD 79 D Độ đục 9 Dựa trên các câu hỏi ở trên, sinh viên có thể loại trừ các đáp án gây nhiễu để chọn đáp án chính xác. Ở các câu hỏi trên lần lượt trắc nghiệm các kiến thức về các chỉ tiêu vật lí (chỉ số pH, độ đục) và hóa học (DO, BOD, COD). Từ những loại trừ đó dễ dàng chọn được đáp án đúng của câu hỏi là Chỉ số Coliform. Chỉ 48/139 sinh viên trả lời đúng đáp án trong khi đó lại có đến 79/139 sinh viên trả lời đáp án C. Qua đó, các khái niệm đóng vai trò rất quan trọng 56.83% sinh viên chọn đáp án C do không đọc kĩ câu hỏi đã đưa ra. Thông tin cung cấp thêm: Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli ...) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi. Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh. [Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000] 16 Câu 53. Tỉ số BOD/COD luôn luôn: A Lớn hơn 1 29 B Nhỏ hơn 1 94 C Bằng 1 4 D Tất cả đều sai 12 Đây là một câu hỏi khó đòi hỏi các bạn phải suy luận mới có thể chọn được đáp án đúng. Vì chỉ số COD lúc nào cũng lớn hơn BOD nên đáp án đúng là B (trừ trường hợp nước tinh khiết). 17 Câu 55. Thông số nào đánh giá nhu cầu oxi hóa học trong nước: A BOD5 27 B COD 81 C TOC 3 D DO 28 Thông tin cung cấp thêm: Chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. Để xác định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium dichromate (K2Cr2O7) để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ, sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng và công thức để xác định hàm lượng COD. COD: nhu cầu ôxy hóa học (COD – viết tắt từ tiếng Anh: chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch. [Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000] 18 Câu 56. Các thông số vật lí để đánh giá chất lượng nước là: A Vi sinh vật gây bệnh 0 B DO, BOD5, COD, chất vô cơ 2 C pH, độ màu, độ đục, chất rắn, nhiệt độ. 116 D Tất cả câu trên 21 Đây là một trong những khái nhiệm mà các bạn sinh viên đã được học trong giáo trình nên có 116/139 chọn đúng đáp án chiếm tỉ lệ 83.45 %. 19 Câu 57. Hai kim loại độc nào sau đây thường được xem là những chất ô nhiễm phổ biến nhất trong dòng nước mưa ở đô thị: A Crom và Kẽm 4 B Đồng và Chì 57 C Thủy ngân và Asen 72 D Niken và Cadimi 6 Có đến 72/139 sinh viên nghĩ thủy ngân là kim loại gây ô nhiễm phổ biến nhất nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Thông tin cung cấp thêm: Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Ðể hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải. [Nguồn: www.vjol.info/index.php/JSTD/article/.../351/912] 6.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm Bảng 6.1: Kết quả tổng hợp bài trắc nghiệm (khảo sát trên 139 sinh viên) Câu trả lời đúng Điểm Đánh giá Số SV trả lời đúng Câu trả lời đúng Điểm Đánh giá Số SV trả lời đúng 19 3,16 Kém 1 36 6,00 TB – K 5 20 3,33 Kém 0 37 6,16 TB – K 10 21 3,50 Yếu 0 38 6,33 TB – K 9 22 3,66 Yếu 0 39 6,50 TB – K 5 23 3,83 Yếu 1 40 6,66 TB – K 11 24 4,00 Yếu 0 41 6,63 TB – K 9 25 4,16 Yếu 0 42 7,00 Khá 11 26 4,33 Yếu 1 43 7,16 Khá 5 27 4,5 Yếu 2 44 7,33 Khá 4 28 4,66 Yếu 5 45 7,50 Khá 10 29 4,83 Yếu 2 46 7,66 Khá 3 30 5,00 Yếu 5 47 7,83 Khá 4 31 5,16 TB 8 48 8,00 Giỏi 1 32 5,33 TB 5 49 8,16 Giỏi 2 33 5,50 TB 1 50 8,33 Giỏi 2 34 5,66 TB 7 51 8,5 Giỏi 0 35 5,83 TB 9 52 8,66 Giỏi 1 Biểu đồ 6.1: Biểu đồ điểm thể hiện số câu trả lời đúng của sinh viên Bảng 6.2: Bảng đánh giá chung Xếp loại Kém Yếu TB TB – K Khá Giỏi Xuất sắc Số lượng 1 16 30 49 37 6 0 % 0,72 11,51 21,58 35,25 26,62 4,32 0 Biểu đồ 6.2: Biểu đồ thể hiện sự xếp loại kết quả bài trắc nghiệm của sinh viên 6.6. Chương 7 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 7.1. Kết luận Đối với phần tìm tư liệu ô nhiễm môi trường nước Do giới hạn về điều kiện tìm kiếm thông tin (chủ yếu là qua internet) nên chưa thể tìm kiếm những thông tin, số liệu, hình ảnh cụ thể của tình hình ô nhiễm nước; cũng như chưa thể kiểm chứng được mức độ tin cậy của nguồn thông tin. Có nhiều cách tiếp cận nguồn thông tin như qua internet, các tạp chí khoa học, các báo, các báo cáo môi trường, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; tuy nhiên do hạn chế về mặt ngôn ngữ (tiếng Anh) nên em chỉ tìm được một vài thông tin ô nhiễm trên thế giới; mặt khác các số liệu về ô nhiễm nước ở Việt Nam chưa được công bố công khai, một số phải mua bản quyền nên em cũng khó tiếp cận được với những thông tin ấy, chủ yếu là tìm kiếm qua internet và số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010. Kết luận chung Đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: o Đã đề cập một cách tổng quát về hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. o Thu thập được những thông tin (số liệu báo cáo, hình ảnh) về tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới, ở Việt Nam và tại thành phố Hồ Chí Minh; giúp người xem có cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm nước, có những thông tin cơ bản về hiện trạng ô nhiễm nước hiện nay để có thể đưa ra những giải pháp hợp lí o Đã thiết kế được một bài kiểm tra trắc nghiệm để khảo sát kiến thức về môi trường, gắn lý thuyết với thực tiễn cho các sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Sư Phạm TP HCM, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên. Thông qua bài trắc nghiệm, SV có hiểu biết nhiều hơn về môi trường. Với những kiến thức quá khó, nếu SV không làm được thì cũng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, sẽ đào sâu tìm kiếm thông tin. 7.2. Đề xuất Từ những vấn đề trên em xin có một số kiến nghị như sau: o Bộ giáo dục và đào tạo kết hợp với Bộ tài nguyên môi trường, cùng các Sở ngành môi trường cần tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên, giáo viên phổ thông về các vấn đề môi trường mang tính thời sự, để giảng viên, giáo viên có thông tin kịp thời về môi trường, qua đó thông tin cho SV, học sinh về những vấn đề môi trường; đó cũng là một cách giúp sinh viên, học sinh nắm bắt thông tin, có ý thức tuyên truyền và bảo vệ môi trường xung quanh mình o Các trường Đại học, các Viện môi trường cần tăng cường đào tạo đội ngũ, chuyên viên, giảng dạy môn học môi trường ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp coi đây là môn học bắt buộc; hiện nay môi trường đang là vấn đề toàn cầu o Bộ giáo dục và đào tạo cần soạn thảo các chương trình, giáo trình giảng dạy về môi trường cho từng cấp học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên Vì thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt [1] Lê Huy Bá, Môi trường, NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2000. [2] Gleick, P. H., Tài nguyên nước. Bách khoa từ điển về khí hậu và thời tiết. S.H Scheneide, NXB Ðại học OXford, New york, quyển 2, trang 817 – 823,1996. [3] Lê Văn Khoa, Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục, 1995. [4] Nguyễn Thanh Sơn, Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005. [5] Lê Văn Thăng, Khoa học môi trường đại cương, NXB Giáo dục, 2007. [6] Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000. Tài liệu online [7] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010..[Ngày truy cập: 10 tháng 12 năm 2013]. [8] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, 2008. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.< truong/62-quy-chuan-ki-thuat-quoc-gia-ve-chat-luong-nuoc-mat.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 12 năm 2012]. [9] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, 2008. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. < moi-truong/62-quy-chuan-ki-thuat-quoc-gia-ve-chat-luong-nuoc- ngam.html>.[ Ngày truy cập: 15 tháng 12 năm 2012]. [10] Chi Cục Bảo vệ Môi Trường TP. HCM, 2012. Hiện trạng chất lượng nước sông và kênh rạch tại tp.hcm. < =0>[Ngày truy cập: 06 tháng 03 năm 2012] . [11] Sở Tài Nguyên Môi Trường TP. HCM, 2013. Đánh giá môi trường thành phố Hồ Chí Minh tháng 2/2013.< dong/lists/posts/post.aspx?Source=/thong-tin-hoat- dong&Category=M%C3%B4i+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng&ItemID=290 2&Mode=1>.[Ngày truy cập: 20 tháng 3 năm 2013]. [12] Bá Dũng, 2013. Cá chết hàng loạt trên sông Sêrêpốk.< che%CC%81t-ha%CC%80ng-loa%CC%A3t-tren-song- serepo%CC%81k.html>.[Ngày truy cập: 28 tháng 1 năm 2013]. [13] Văn Hào, 2012. Hệ sinh thái biển Việt Nam suy thoái nghiêm trọng.< thoai-nghiem-trong/201211/168771.vnplus>..[Ngày truy cập: 15 tháng 11 năm 2012]. [14] Thanh Hoa, 2011. 10 dòng sông lớn trên thế giới đang bị ô nhiễm. dang-bi-o-nhiem/20111/76930.vnplus.[Ngày truy cập: 31 tháng 1 năm 2011]. [15] Lê Xuân Khôi, 2012. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở TP. HCM.. [Ngày truy cập: 20 tháng 11 năm 2012]. [16] Thanh Tâm, 2011. 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.< dong-song-can-kiet-nuoc-va-o-nhiem-nhat-tren-the-gioi.html>. [ Ngày truy cập: 1 tháng 12 năm 2012]. [17] Lê Vương Thịnh, 2013. Sự ô nhiễm của các nguồn nước trên thế giới.< nuoc-tren-the-gioi.html>.[Ngày 04 tháng 03 năm 2013]. [18] Hương Thu, 2012. Nguồn nước ngầm Việt Nam suy giảm. < suy-giam/>.[Ngày truy cập: 18 tháng 5 năm 2012]. [19] Đất Việt, 2012. 70% diện tích vùng cửa sông Hồng bị nguy hiểm. < tich-vung-cua-song-Hong-bi-nguy-hiem.aspx>. [Ngày truy cập: 16 tháng 5 năm 2012]. [20] Đất Việt, 2012. Hồ Tây: Cá chết hàng loạt vì nước ô nhiễm. < Tay-Ca-chet-hang-loat-vi-nuoc-o-nhiem.aspx>.[Ngày truy cập: 7 tháng 8 năm 2012]. [21] Đề thi “ Cơn Lốc Xanh” của CLB Xanh, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, [22] Câu hỏi trắc nghiệm đối với phần hóa học với môi trường, 2011. < moi-truong.295027.html>.[ Ngày truy cập: 06 tháng 09 năm 2011]. [23] Trắc nghiệm ô nhiễm nước, 2011.< nghiem-o-nhiem-nuoc.224896.html>.[Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2011]. [24] Bộ Tài nguyên môi trường / [25] Chi Cục Bảo vệ Môi Trường TP. HCM [26] Sở Tài Nguyên Môi Trường TP. HCM < www.donre.hochiminhcity.gov.vn/> [27] Viện nghiên cứu môi trường [28] United Nation Water [29] Water Cycle [30] Water Resources PHỤ LỤC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT TT Thông s ố Đơn vị Giá tr ị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn l ơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD 5 (20 oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH +4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl -) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F -) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO -2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO -3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO 43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN -) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr 3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr 6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grea se) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (t ổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá ch ất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin Endrin BHC DDT Endosunfan (Thiodan) Lindan Chlordan e Heptachlor g/l g/l g/l g/l g/l g/l g/l g/l 0,002 0,01 0,05 0,001 0,005 0,3 0,01 0,01 0,004 0,012 0,1 0,002 0,01 0,35 0,02 0,02 0,008 0,014 0,13 0,004 0,01 0,38 0,02 0,02 0,01 0,02 0,015 0,005 0,02 0,4 0,03 0,05 27 Hoá ch ất bảo vệ thực vật phospho h ữu cơ Paration Malation g/l g/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa ch ất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat g/l g/l g/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn n ước mặt nhằm đánh giá v à kiểm soát chất lượng n ước, phục vụ cho các mục đích sử dụng n ước khác nhau: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp n ước sinh hoạt và các m ục đích khác như lo ại A2, B1 v à B2. A2 - Dùng cho m ục đích cấp n ước sinh hoạt nh ưng ph ải áp dụng công ngh ệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng nh ư loại B1 v à B2. B1 - Dùng cho m ục đích t ưới tiêu th ủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có y êu cầu chất l ượng n ước tương t ự hoặc các mục đích sử dụng nh ư loại B2. B2 - Giao thông th ủy và các m ục đích khác với y êu cầu nước chất lượng thấp. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 08:2008/BTNMT TT Thông s ố Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO 3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO 4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl -) mg/l 250 7 Florua (F -) mg/l 1,0 8 Nitrit (NO -2) (tính theo N) mg/l 1,0 9 Nitrat (NO -3) (tính theo N) mg/l 15 10 Sulfat (S O42-) mg/l 400 11 Xianua (CN -) mg/l 0,01 12 Phenol mg/l 0,001 13 Asen (As) mg/l 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr 6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 25 E - Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_13_5877653499_2848.pdf
Luận văn liên quan