Khóa luận Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân vay vốn tại ngân hàng Sài Gòn thương tín- Chi nhánh An Giang

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1 1.1 Cơ sở hình thành . 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu . 1 1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 1 1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp . 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1 Lý luận chung về tín dụng 3 2.1.1 Khái niệm về cho vay . 3 2.1.2 Chức năng của tín dụng 3 2.1.3 Vai trò của tín dụng 3 2.2 Quy chế cho vay nông nghiệp . 3 2.2.1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 3 2.2.2 Điều kiện vay vốn . 3 2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay . 4 2.2.4 Tài sản bảo đảm 4 2.2.5 Hồ sơ vay vốn . 4 2.2.6 Thời hạn cho vay 5 2.2.7 Lãi suất cho vay 5 2.2.8 Mức cho vay, loại tiền cho vay . 5 2.2.9 Phương thức cho vay . 5 2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 5 2.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê . 5 2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân . 6 2.3.3 Thiết kế nghiên cứu 6 2.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ . 7 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG 8 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín 8 3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 10 3.2 Cơ cấu tổ chức-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 10 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 10 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận . 12 3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 13 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 13 3.3.2 Phương hướng, kế hoạch 2007 14 3.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang và tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh 15 Chương 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH AN GIANG . 17 4.1 Tổng quan về huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 17 4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức trong điều tra chọn mẫu . 19 4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới 21 4.3.1 Sơ lược tình hình trước khi vay vốn tại Sacombank An Giang của nông dân . 21 4.3.2 Mức vay vốn của khách hàng . 22 4.3.3 Mức độ hài lòng của nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang 23 4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 25 4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa) . 25 4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi 26 4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp . 28 4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi 28 4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác 29 4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp . 30 4.5 Tổng kết quá trình phân tích dữ liệu 31 4.6 Cách xử lý doanh thu của nông dân 35 4.7 Mối quan hệ của nông dân với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sau thu hoạch 37 4.8 Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh 37 4.8.1 Thuận lợi . 37 4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh . 38 4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân . 38 4.9.1 Giải pháp . 38 4.9.2 Kiến nghị 39 KẾT LUẬN 41

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân vay vốn tại ngân hàng Sài Gòn thương tín- Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng. Kỳ thanh toán khó khăn nhất mà người vay gặp phải là vào lúc phải thanh toán cả vốn gốc và lãi (tức kỳ đáo hạn). Trong khoảng thời gian này, thường có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng như: sản phẩm chưa đến ngày thu hoạch nên chưa bán được, bị mất giá hay bị ép giá nên chưa muốn bán (đối với trồng trọt lẫn chăn nuôi), đặc biệt nếu gặp phải dịch bệnh hay thiên tai thì khả năng hoàn trả vào thời điểm này càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, họ rất xem trọng việc hoàn trả đúng hạn đối với ngân hàng; cách giải quyết của họ khi gặp phải những khó khăn đó như sau: + Dùng tiền có từ nguồn thu nhập khác để thanh toán chiếm 7,4%, đây là những đối tượng ngoài sản xuất nông nghiệp còn có tham gia thêm ngành nghề khác; + Có 14,8% hộ chấp nhận vay bên ngoài để thanh toán, đó là những hộ trồng trọt hay chăn nuôi không có vốn nhiều, họ vay bên ngoài để trả cho ngân hàng trước, sau đó thu hoạch được vụ mùa họ bán trả lại bên ngoài sau; + Vay mượn bạn bè, người quen để thanh toán là sự lựa chọn của 44,4% hộ nông dân, chiếm đa số so với những cách giải quyết khác. + Còn lại là 33% hộ có cách giải quyết khác, chẳng hạn như vừa dùng tiền từ nguồn thu khác vừa mượn thêm bạn bè để thanh toán… Nhìn chung là họ dùng nhiều cách khác nhau để làm sao có thể thanh toán nợ với Ngân hàng đúng hạn nhằm giữ uy tín đối với Ngân hàng. Biểu đồ 8: Cách giải quyết của nông dân khi gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay 4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Hộp thông tin: Quy ước về cách tính lãi vay cho mỗi loại hình sản xuất kinh doanh: Thời hạn vay vốn của loại hình cho vay nông nghiệp thường là 1 năm cho nên cách tính cho lãi vay một vụ mùa 06 tháng như sau: Công thức chung: Lãi vay = Lãi suất (%/tháng)/30 ngày X Số ngày vay X Số tiền vay Công thức áp dụng: Lãi vay = 1,4%/tháng X 06 tháng X Số tiền vay 4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa) Những hộ trồng trọt thường là trồng lúa, trong đó có 06 hồ sơ vay với mức vay từ 20-50 triệu đồng, 02 hồ sơ vay từ 50-100 triệu đồng, diện tích đất canh tác trung bình là 28 công (2,8 ha), số tiền vay trung bình là 38 triệu đồng. Đối với lãi vay, những hộ này phải trả cho một mùa vụ (6 tháng) là 3,192 triệu đồng, như vậy chi phí lãi vay trên mỗi ha là 1,14 triệu đồng. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính cho một vụ mùa 06 tháng bao gồm: Bảng 8: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa ĐVT: 1.000 đồng/ha CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 1.300 2.000 5.000 3.000 11.300 1.140 15.900 3.460 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.1 4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi Đối với hộ chăn nuôi cá (cá tra, cá basa) Từ kết quả thống kê 04 hộ chăn nuôi cá cho thấy mức vay vốn của họ khá cao do phải tốn nhiều chi phí. Có hai hình thức chăn nuôi cá: nuôi hầm và nuôi bè; do hình thức chăn nuôi cá tra, cá basa bè không còn đạt hiệu quả cao do tốn nhiều chi phí nên hình thức nuôi bằng hầm là phổ biến. Trung bình mỗi hộ vay 350 triệu đồng để phục vụ cho quá trình nuôi với diện tích mặt nước là 1000 m2. Mỗi đợt thả cá cần 50.000 con giống , trung bình mỗi con cần 1,56 kg thức ăn cho đến khi thu hoạch (trung bình 1 kg/con), trong điều kiện cá phát triển tốt, ít bị bệnh thì chi phí phòng và chữa bệnh cho cá chỉ khoảng 5 triệu đồng. Để thu được bình quân mỗi kg cá cần chi 10.850 đồng (chưa bao gồm lãi vay), do đó nếu giá cá sụt giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí bình quân thì người chăn nuôi cá sẽ bị thiệt hại, trong khi đó còn phải chịu một khoản lãi vay ngân hàng là 29,4 triệu đồng. Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá ĐVT: 1.000 đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước CP giống CP lao động thuê CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP CP bình quân/kg cá 60.000 2.000 413.400 5.000 8.000 488.400 10,85 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.2 Bảng 10: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi cá ĐVT: 1.000 đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận LN bình quân/kg cá 488.400 29.400 562.500 44.700 0,99 Đến mùa vụ thu hoạch những hộ này thu được khoảng 45 tấn cá, bán được với giá là 12.500 đồng/kg những hộ này thu lại được 562,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi vay ngân hàng họ còn được 44,7 triệu đồng. Đối với hộ chăn nuôi heo: Tương tự như đối với các loại hình chăn nuôi khác, 04 hộ chăn nuôi heo nuôi trung bình 36 con/hộ với mức vay là 54 triệu đồng, lãi vay là 4,536 triệu đồng (tương đương 126.000đ/con). Chi phí đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc cho 100 kg thịt heo hơi là 1.419.000 đồng, bán với giá 18.000đ/kg như vậy hộ chăn nuôi heo thu được lời là 381.000đ/con 100kg, nhưng nếu có vay vốn ngân hàng và với mức vay như trên thì những hộ này chỉ còn lại 255.000đ/con. Bảng 11: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo Chi phí Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận LN bình quân/kg thịt CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP CP bình quân/kg thịt 400 630 306 83 1.419 14,19 126 1.800 255 2,55 ĐVT: 1.000 đồng/con Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.3 Đối với hộ chăn nuôi bò: Như đã giới thiệu về huyện Chợ Mới, mô hình chăn nuôi bò vổ béo đem lại lợi nhuận cao đã kích thích hộ nông dân tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều, do đó nhu cầu vốn chăn nuôi bò cũng tăng theo. Các hộ chăn nuôi bò có vay vốn tại Sacombank An Giang không nhiều và chỉ chiếm 7% trong mẫu (2 hộ). Mức vay trung bình của họ là 65 triệu đồng với quy mô là 34 con/hộ, do đó lãi vay tính cho một vụ mùa 06 tháng là 5,46 triệu đồng, tính bình quân trên mỗi con thì có mức lãi là 160.600 đồng/con, sau khi trừ chi phí và lãi vay, hộ chăn nuôi bò còn lại 2.239.400 đồng/con Bảng 12: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò ĐVT: 1.000 đồng/con CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 4.000 300 200 100 4.600 160,6 7.000 2239,4 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.4 Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Luông Nguyễn Văn Tấn cho biết, sau khi nhà máy rau quả đông lạnh của Công ty ANTESCO hoạt động (năm 2000, đặt tại xã Mỹ Luông), diện tích hoa màu và cây bắp thu trái non tăng nhanh. Theo đó, phong trào nuôi bò vỗ béo ở địa phương phát triển. Ông Tấn khẳng định: “Nuôi bò vỗ béo có hiệu quả nhất trong các dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi”. (Cao Tâm, (không ngày tháng), Nuôi bò vỗ béo, nghề dễ làm giàu tại Chợ Mới. Đọc từ: (đọc ngày 18/05/2007). Lời phát biểu của ông Tấn đã phản ánh thực tình hình chăn nuôi bò trong một năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo cũng được khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện Chợ Mới khi ngày càng có nhiều hộ nông dân làm giàu từ nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Và hai hộ chăn nuôi bò có vay vốn tại Sacombank An Giang cũng đã thu được lợi nhuận rất khả quan, sau một vụ chăn nuôi, những hộ này thu được gần 75 triệu đồng sau khi đã trả lãi cho ngân hàng. 4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp: Trong mẫu điều tra thì chỉ có 02 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp với mức vay trung bình là 110 triệu đồng. Số tiền vay được họ chủ yếu dùng để mua phân bón, thuốc trừ sâu để cung ứng vật tư cho nông dân theo vụ mùa. Do đặc trưng ngành nghề nên hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp phải có vốn đầu tư nhiều đồng thời thu lợi cũng khá cao. Dưới đây là bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp (KDVTNN) Bảng 13: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN ĐVT: 1.000 đồng CP mua phân CP mua thuốc BVTV CP vận chuyển CP lao động thuê CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 248.000 78.380 2.000 2.000 5.000 335.380 9.240 366.480 21.860 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.5 Tổng chi phí cho một mùa vụ là 335,38 triệu đồng, lãi vay 06 tháng là 9,24 triệu đồng, doanh thu những hộ này thu lại được là 366,48 triệu đồng; do đó, sau mỗi mùa vụ họ có thể thu lợi là 21,86 triệu đồng sau khi đã trừ lãi. 4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi Có 04 hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi trong điều tra chọn mẫu, những hộ này hoạt động ở cả hai lĩnh vực là do vừa có đất canh tác, vừa muốn tăng thêm thu nhập. Loại cây trồng vật nuôi được kết hợp ở cả 04 hộ là trồng lúa và chăn nuôi heo. Do vậy, vốn để đầu tư cho cả hai lĩnh vực là khá cao; tuy nhiên, trồng lúa và chăn nuôi có thể thu hoạch vào hai thời điểm khác nhau giúp cho việc thanh toán lãi cũng như trả giảm vốn cho ngân hàng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Trung bình mỗi hộ canh tác trên 2,9 ha và nuôi 24 con heo; mức vay trung bình là 62,5 triệu đồng/hộ, lãi vay tương ứng là 5,25 triệu đồng cho một vụ 06 tháng. Những hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp thu lại được lợi nhuận cao hơn so với những ngành nghề khác do giảm bớt được khoản chi phí sinh hoạt riêng cho mỗi ngành, đồng thời trồng trọt và chăn nuôi sẽ hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất nên sẽ giảm được những khoản chi phí khác. Chẳng hạn như đối với hộ trồng lúa, mỗi mùa vụ họ thường dự trữ lúa để ăn, do đó khi xay lúa họ sẽ có được những phụ phẩm khác như tấm, cám, trấu; họ dùng những phụ phẩm này hỗ trợ chăn nuôi heo như cám, tấm nấu cho heo ăn, trấu dùng để nấu lò... Bảng 14: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp Chi phí cụ thể Lúa (1.000 đồng/ha) Heo (1.000 đồng/con) CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác Tổng CP CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP 1.300 2.000 5.000 3.000 11.300 400 630 306 83 1.419 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận ĐVT: 1.000 đồng/2,9ha và 24 con heo CP cho Lúa CP cho Heo Tổng chi phí Doanh thu từ Lúa Doanh thu từ Heo Tổng doanh thu Lãi vay Lợi nhuận 27.120 34.053 61.173 46.110 43.200 89.310 5.250 22.887 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.6 Tổng chi phí cho cả lúa và heo là 61,173 triệu đồng, tổng daonh thu mà họ đạt được là 89,310 triệu đồng. Sau khi trừ đi mọi chi phí và lãi vay ngân hàng thì họ còn thu lại được 22,887 triệu đồng. 4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác Những hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác trong điều tra chọn mẫu là những hộ vừa canh tác lúa vừa là công nhân viên chức. Do đó ngoài thu nhập từ lương, họ còn có thêm thu nhập từ việc trồng lúa. Do có nguồn thu khác cho nên khả năng trả nợ của khách hàng rất cao và giảm bớt được rủi ro đối với ngân hàng nhiều hơn so với những loại hình sản xuất kinh doanh khác. Lương trung bình của 02 hộ trong mẫu là 2 triệu đồng/tháng, do cần có vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên họ có nhu cầu vay vốn là 42,5 triệu đồng (trung bình canh tác 4,4 ha ruộng/hộ), với mức vay đó họ phải trả lãi ngân hàng là 3,57 triệu cho một mùa vụ 06 tháng. Như những hộ trồng lúa khác, chi phí canh tác lúa là 11,3 triệu đồng/ha, thu lại từ lúa được 15,9 triệu đồng, cộng thêm thu nhập từ lương là 12 triệu đồng (2 triệu đồng/tháng) thì tổng doanh thu mà những hộ này có được là 27,9 triệu đồng, sau khi trừ chi phí và lãi vay ngân hàng một vụ mùa thu hoạch họ còn dư được 13,03 triệu đồng. Bảng 15: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác ĐVT: 1.000 đồng/4,4 ha Lúa (1000 đồng/ha) Lương Tổng DT Lãi vay Lợi nhuận CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác Tổng CP Doanh thu 5.720 8.800 22.000 13.200 49.720 69.960 12.000 81.960 3.570 28.670 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.7 4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp: Ở loại hình này thì chỉ có 01 hộ trong điều tra chọn mẫu, hoạt động ngành nghề chủ yếu của hộ này là cày xới đất thuê cho các hộ khác và do đó họ vay vốn là để mua hoặc tu sửa máy cày, máy xới; ngoài cày đất thuê, hộ này còn có 2,5 ha để canh tác lúa. Chi phí mua mới cho một chiếc máy cày, giàn sới là khoảng 90-120 triệu, đối với chi phí sửa chữa thì khoảng 12 triệu đồng. Khách hàng này đến ngân hàng vay vốn (70 triệu đồng) là để mua thêm máy mới. Do phải bỏ ra một khoản tiền ban đầu là khá lớn nên khi ước tính lợi nhuận đạt được là âm nhưng lợi nhuận sẽ gia tăng vào các vụ mùa sau do không còn phải tính đến khoảng chi phí này. Bảng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN ĐVT: 1.000 đồng Chi phí mua và vận hành máy (CP I) CP cho lúa (CP II) CP mua máy CP lao động thuê CP dầu nhớt CP khác CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác 90.000 7.200 5.000 8.000 3.250 5.000 12.500 5.000 Tổng CP: 110.200 Tổng CP: 25.750 CP I CP II Tổng chi phí DT từ cày đất thuê DT từ lúa Tổng doanh thu Lãi vay Lợi nhuận 110.200 25.750 135.950 72.000 39.750 111.750 5.880 -30.080 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.8 Chi phí cho vụ mùa đầu tiên kể từ khi vay vốn là 135,95 triệu đồng, trong khi hộ này chỉ vay 70 triệu đồng, chứng tỏ hộ đã có sẵn vốn tích lũy (gần 66 triệu đồng) để phụ tham gia vào quá trình SXKD. Vì vậy mặc dù bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận của họ thể hiện doanh thu không đủ bù đắp chi phí nhưng thực tế đến cuối mùa vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn họ đã có thu được lợi nhuận cho mình. Ở mùa vụ sau, doanh thu họ có thể cũng đạt được như mùa vụ đầu tiên được tính toán (111,75 triệu đồng), trong khi đó chi phí họ bỏ ra chỉ còn là 45,95 triệu đồng (do không phải tính đến chi phí mua máy), cho nên lợi nhuận họ thu lại được là 59,92 triệu đồng. Đây chỉ là lợi nhuận theo tính toán nhưng nếu tính theo thực tế thì vào cuối thời điểm vay vốn (thời hạn 01năm) họ thu được lợi nhuận là 165,79 triệu đồng sau khi đã thanh toán lãi và số tiền này dư đủ để trả vốn gốc cho ngân hàng (70 triệu đồng). Bảng 17: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN ĐVT: 1.000 đồng Chi phí mua và vận hành máy (CP I) CP cho lúa (CP II) CP lao động thuê CP dầu nhớt CP khác CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác 7.200 5.000 8.000 3.250 5.000 12.500 5.000 Tổng CP: 20.200 Tổng CP: 25.750 CP I CP II Tổng chi phí DT từ cày đất thuê DT từ lúa Tổng doanh thu Lãi vay Lợi nhuận 20.200 25.750 45.950 72.000 39.750 111.750 5.880 59.920 Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.8 4.5 Tổng kết quá trình phân tích dữ liệu Qua quá trình phân tích dữ liệu thống kê lại được như sau: Có 08 loại hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong điều tra chọn mẫu, trồng trọt (trồng lúa) là loại hình có số lượng hộ nông dân tham gia nhiều nhất với 08 hồ sơ vay (chiếm 30% trong mẫu); kế đến là các hộ chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp mỗi loại có 04 hồ sơ vay (tương đương 15%/loại); riêng chỉ có loại hình ngành nghề khác phục vụ nông nghiệp là chỉ có 01 hồ sơ vay và chỉ chiếm 4% trong mẫu; các loại còn lại mỗi loại có 02 hồ sơ vay (chiếm 7% trong mẫu). Kết thúc vụ mùa (được tính từ tháng 06/2006 đến cuối tháng 12/2006), những hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có vay vốn tại Sacombank An Giang đều đạt kết quả khá tốt, thanh toán nợ dứt điểm với Ngân hàng, ngoài ra những hộ này còn được một khoản lợi nhuận để phục vụ các mục đích khác cho mùa vụ sau. Bảng 18: Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa những loại hình sản xuất kinh doanh Loại hình SXKD ĐVT Chi phí Lãi vay Doanh thu LN chưa tính lãi LN có tính lãi Trồng trọt 1.000đ/ha 11.300 1.140 15.900 4.600 3.460 Chăn nuôi cá hầm 1.000đ/kg cá 10,85 0,65 12,50 1,65 1,00 Chăn nuôi heo 1.000đ/kg thịt 14,19 1,26 18,00 3,81 2,55 Chăn nuôi bò 1.000đ/con 4.600 160,6 7.000 2.400 2.239,4 KDVTNN 1.000đ/vụ 335.380 9.240 366.480 31.100 21.860 TT & CN 1.000đ/vụ 61.173 5.250 89.310 28.137 22.887 SXNN & khác 1.000đ/ha 49.720 3.570 81.960 32.240 28.670 Nghề khác PVNN - Vụ đầu 1.000đ/vụ 135.950 5.880 111.750 -24.200 -30.080 - Vụ sau 1.000đ/vụ 45.950 5.880 111.750 65.800 59.920 - Trung bình 1.000đ/vụ 90.950 5.880 111.750 20.800 14.920 Do việc ước tính chi phí, doanh thu, lợi nhuận dựa trên quy mô khác nhau mang đặc trưng riêng của mỗi ngành nên không thể dựa vào những yếu tố này để so sánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Do đó, tỷ số Doanh thu/Chi phí, Lợi nhuận/Chi phí sẽ là cơ sở cho việc so sánh hiệu quả SXKD giữa các ngành. Bảng 19: Bảng so sánh Các tỷ số giữa những loại hình sản xuất kinh doanh ĐVT: 1.000 đồng Loại hình SXKD Mức vay Tỷ số (chưa tính lãi vay) Tỷ số (có tính lãi vay) Tăng/Giảm giữa chưa tính và có tính Lãi vay DT/CP LN/CP DT/CP LN/CP DT/CP LN/CP % Trồng trọt 38.000 1,41 0,41 1,28 0,37 -0,13 -0,04 -9,2% Chăn nuôi cá hầm 350.000 1,15 0,15 1,09 0,14 -0,07 -0,01 -5,7% Chăn nuôi heo 54.000 1,27 0,27 1,17 0,25 -0,10 -0,02 -8,2% Chăn nuôi bò 65.000 1,52 0,52 1,47 0,50 -0,05 -0,02 -3,4% KDVTNN 110.000 1,09 0,09 1,06 0,09 -0,03 0,00 -2,7% TT & CN 62.500 1,46 0,46 1,34 0,42 -0,12 -0,04 -7,9% SXNN & khác 42.500 1,65 0,65 1,54 0,60 -0,11 -0,04 -6,7% Nghề khác PVNN 70.000 1,23 0,23 1,15 0,21 -0,07 -0,01 -6,1% Trung bình 99.000 1,35 0,35 1,26 0,32 -0,08 -0,02 -6,2% Về tỷ số Doanh thu/Chi phí: Ở tỷ số Doanh thu/Chi phí (chưa tính lãi vay) cho ta thấy, hộ SXNN & khác, hộ Chăn nuôi bò, hộ TT & CN kết hợp, hộ Trồng trọt lần lượt là những hộ đạt được mức doanh thu cao hàng đầu so với chi phí bỏ ra; đối với hộ cày đất thuê (Nghề khác PVNN), nếu tính ở mức trung bình cả hai vụ như trên thì tỷ số Doanh thu/Chi phí không cao bằng so với những ngành khác nhưng nếu tính cho các vụ sau thì tỷ số Doanh thu/Chi phí của loại hình này sẽ là cao nhất. Hộ KDVTNN là hộ có tỷ số Doanh thu/Chi phí thấp nhất (1,09), nghĩa là những hộ KDVTNN đầu tư 1 đồng họ chỉ thu lại được 1,09 đồng; doanh thu của những hộ này là 366,48 triệu đồng nhưng vốn đầu tư của họ cho một quá trình kinh doanh cũng lên đến 335,38 triệu đồng, do đó tỷ suất Doanh thu/Chi phí đạt không cao. Xét chung về tổng thể thì những hộ SXKD này đều có hiệu quả kinh tế, đầu tư 1 đồng trung bình họ thu lại được 1,45 đồng; tuy nhiên, do còn ảnh hưởng bởi yếu tố lãi vay cho nên cần phải xét đến tỷ số Doanh thu/Chi phí có tính lãi vay. Đối với tỷ số Doanh thu/Chi phí (có tính lãi vay) thì những hộ SXNN & khác, hộ Chăn nuôi bò, hộ TT & CN kết hợp vẫn là những hộ có tỷ số cao hàng đầu. Trung bình cứ mỗi đồng vốn đầu tư (kể cả lãi vay) thì những hộ SXKD nông nghiệp thu lại được 1,3 đồng, giảm 0,09 đồng so với đầu tư không vay vốn. Nhưng xét về chênh lệch giữa hai tỷ số thì hộ có mức giảm nhiều nhất là hộ trồng lúa (9,2%), kế đến là hộ chăn nuôi heo (8,2%), hộ TT & CN (7,9%). Yếu tố lãi vay chính là nguyên nhân chính của sự sụt giảm, so sánh giữa chi phí đầu tư và mức vay trung bình từng loại hình SXKD sẽ thể hiện rõ vấn đề này. Bảng 20: Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí Loại hình SXKD ĐVT Chi phí SXKD Mức vay Lãi vay CP có tính lãi vay Tỷ trọng lãi vay/CP Trồng trọt 1.000 đ/2,8 ha 31.640 38.000 3.192 34.832 9,16% Chăn nuôi cá hầm 1.000đ/50.000 con 542.500 350.000 29.400 571.900 5,14% Chăn nuôi heo 1.000đ/36 con 51.084 54.000 4.536 55.620 8,16% Chăn nuôi bò 1.000đ/34 con 156.400 65.000 5.460 161.860 3,37% KDVTNN 1.000đ/vụ 335.380 110.000 9.240 344.620 2,68% TT & CN 1.000đ/2,9 ha&24 con 66.826 62.500 5.250 72.076 7,28% SXNN & khác 1.000đ/4,4 ha 49.720 42.500 3.570 53.290 6,70% Nghề khác PVNN 1.000đ/vụ 90.950 70.000 5.880 96.830 6,07% Tỷ trọng lãi vay/Chi phí của hộ trồng trọt là 9,16%, hộ chăn nuôi heo là 8,16% và hộ TT & CN kết hợp là 7,28%; đây là nhóm hộ có mức vay cũng như lãi vay nhiều hàng đầu trên vốn đầu tư so với các nhóm khác cho nên có sự chênh lệch nhiều ở hai tỷ số Doanh thu/Chi phí có tính và không tính đến yếu tố lãi vay. Hộ KDVTNN là hộ có tỷ trọng vốn vay tham gia vào kinh doanh ít nhất, chỉ chiếm 16,4% chi phí (trung bình 02 hộ KDVTNN vay 110 triệu đồng trong thời hạn một năm, phục vụ cho 02 mùa vụ lúa, hoa màu; do đó phần vốn vay tham gia ở mỗi vụ là 55 triệu đồng). Vì vậy, chênh lệch giữa hai yếu tố có tính lãi và không tính lãi ở mức thấp, chỉ giảm 2,7% so với mức trung bình là 6,2%. Biểu đồ 9: Tỷ trọng Lãi vay/Chi phí của các loại hình sản xuất, kinh doanh Về tỷ số Lợi nhuận/Chi phí Sau khi đã thanh toán lãi vay với ngân hàng, trung bình cứ mỗi đồng chi phí đầu tư những hộ này có được 0,35 đồng nếu không tính lãi vay và chỉ có được 0,32 đồng nếu có lãi vay. Những hộ có tỷ số Doanh thu/Chi phí cao hàng đầu như đã kể trên thì ở tỷ số Lợi nhuận/Chi phí họ cũng đạt được lợi nhuận cao hàng đầu. Chăn nuôi cá và kinh doanh vật tư nông nghiệp là những ngành cần có vốn nhiều nhất do chi phí bỏ ra cho một vụ mùa cao, do đó mức vay vốn của họ cũng cao hơn so với những ngành khác. Hiệu quả kinh tế của hai ngành này thấp, lợi nhuận thu được chỉ là 0,09 đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp và 0,14 đối với hộ chăn nuôi cá do phải trả lãi nhiều; hộ KDPVNN biểu hiện khá hơn hai ngành chăn nuôi cá và KDVTNN nhưng cũng ở mức thấp (0,23); như đã nói ở trên, đó chỉ là những chi phí, lợi nhuận ban đầu, còn những vụ mùa sau thì kết quả có thể sẽ khả quan hơn rất nhiều. Do mức vay vốn của những hộ chăn nuôi cá và kinh doanh vật tư nông nghiệp cao nên có thể mang đến rủi ro cho ngân hàng nếu những ngành này bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, dịch bệnh, giá cả… Chẳng hạn như đối với những hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, họ cũng bị ảnh hưởng bởi mùa vụ như người nông dân trực tiếp sản xuất, vì nếu vụ mùa canh tác của người nông dân bị thời tiết xấu, dịch bệnh... thì vụ mùa không đạt được năng suất cao hay bị rớt giá do thu hoạch rộ làm cho người nông dân không thu hồi lại đủ vốn; những người mua gối đầu, mua chịu sẽ không có tiền để trả cho chủ kinh doanh vật tư nông nghiệp, do đó vốn kinh doanh sẽ bị thâm hụt, không đủ tiền để trả vốn và lãi lại cho ngân hàng. Còn đối với ngành chăn nuôi cá luôn ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố giá, vốn đầu tư để thu được 1kg cá là 10.850 đồng (chưa tính lãi) và 11.500 đồng nếu có tính lãi, do đó, giá bán rớt xuống dưới mức này thì những hộ chăn nuôi cá sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc hoàn trả nợ đối với Ngân hàng. Trung bình mỗi hộ sản xuất nông nghiệp vay 99 triệu đồng, nhưng vay nhiều chủ yếu tập trung ở hộ chăn nuôi cá và kinh doanh vật tư nông nghiệp. Những loại hình SXNN và ngành khác, chăn nuôi bò, KDPVNN là những ngành có hiệu quả kinh tế cao, mỗi ngành đều có ưu thế riêng trong khả năng thanh toán cho mình. Chẳng hạn đối với hộ KDPVNN, do công việc cày đất, thu tiền được tiến hành trước khi kết thúc vụ mùa, cho nên không chịu ảnh hưởng bởi giá, điều kiện thời tiết… như những hộ trực tiếp sản xuất; còn đối với hộ SXNN & khác thì có thêm thu nhập ổn định từ nguồn khác nên đảm bảo khả năng thanh toán hơn. Do đó, ngân hàng có thể tạo điều kiện tốt hơn về cho vay đối với những hộ này như xét duyệt mức vay bằng tối đa chi phí để thu được hút được nhiều khách hàng mà vẫn hạn chế được rủi ro. Riêng đối với loại hình chăn nuôi bò thì chưa đánh giá hết được rủi ro mặc dù theo tính toán trong vụ vừa qua chăn nuôi bò đạt được mức lợi nhuận cao. Đây là ngành mới được phát triển do nhiều hộ nông dân đạt được lợi nhuận cao, tuy nhiên, nếu gia tăng số lượng đột biến mà chưa có kế hoạch về đầu ra thì sẽ ảnh hưởng đến giá, làm ảnh hưởng chung đến toàn thể hộ chăn nuôi bò. 4.6 Cách xử lý doanh thu của nông dân Doanh thu đạt được sau mỗi mùa vụ, nông dân đem trả nợ ngân hàng cho dứt điểm cả vốn và lãi, điều này thể hiện tinh thần tự giác, chấp hành những cam kết của họ là rất cao. Và trong quá trình thu thập thông tin, tôi nhận thấy họ rất ngại chuyện nhân viên ngân hàng đến nhà “nhắc nợ”, đối với họ, hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng luôn mối quan tâm trước nhất, phần tiền còn lại họ mới dùng vào những việc khác được thống kê như sau: Bảng 21: Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân ĐVT: hồ sơ vay Loại hình sản xuất kinh doanh Mở rộng quy mô Đầu tư thêm lĩnh vực khác Phục vụ nhu cầu sống Kết hợp Trồng trọt 25% 12,5% 25% 37,5% Chăn nuôi heo 25% 25% 50% Chăn nuôi bò 50% 50% Chăn nuôi cá 25% 75% KDVTNN 50% 50% TT & CN kết hợp 25% 25% 50% SXNN & khác 50% 50% KDPVNN 100% Trung bình 18.75% 7.81% 15.63% 57.81% Biểu đồ 10: Cách xử lý doanh thu của nông dân sau thu hoạch Phục vụ nhu cầu sống là điều thiết yếu của các hộ gia đình cho nên những hộ SXKDNN luôn dành một phần thu nhập để phục vụ cho nhu cầu này (có hẳn 16% hộ dành tiền chỉ để phục vụ nhu cầu sống, còn thêm 43,26% hộ vừa dùng doanh thu để phục vụ nhu cầu sống vừa kết hợp những yếu tố khác như mở rộng thêm quy mô SXKD (26%), đầu tư thêm lĩnh vực khác (7%) và cuối cùng là để dành tiền phục vụ cho vụ sau là 8%). Kế tiếp là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đối với những hộ trồng trọt và chăn nuôi đều gia tăng diện tích đất trồng và số lượng con giống; một mặt là sẽ giảm bớt được một phần chi phí (mua sĩ phân bón, thuốc trừ sâu hay thức ăn chăn nuôi giá thấp hơn...), mặt khác là đem lại lợi nhuận cao hơn; đặc biệt là chăn nuôi cá, do giá cá nguyên liệu đang tăng nên các hộ chăn nuôi cá đều muốn tăng thêm quy mô để thu lợi nhuận. Hộ có ý định đầu tư thêm lĩnh vực khác chiếm số lượng không nhiều, chỉ chiếm 8% trên tổng thể và 14,22% xử lý kết hợp giữa đầu tư thêm lĩnh vực khác với mở rộng quy mô SXKD, phục vụ nhu cầu sống. Đây là những hộ trồng lúa muốn chăn nuôi thêm heo để gia tăng thu nhập, còn 01 hộ KDVTNN thì mua thêm đất để canh tác lúa. Những ngành phải có vốn đầu tư ban đầu lớn như nuôi cá, kinh doanh vật tư nông nghiệp đòi hỏi họ phải có sự tích lũy vốn nhiều cho nên ngoài phục vụ nhu cầu sống hay mở rộng quy mô thì họ còn phải tích lũy vốn để phục vụ cho kỳ sau. Kết thúc một vụ mùa SXKD, những hộ vay vốn đều đã thanh toán hết nợ với ngân hàng. Ngoài ra, những hộ này còn có thể dùng thu nhập từ SXNN để phục vụ nhu cầu sống của mình, mở rộng thêm quy mô và đầu tư thêm lĩnh vực khác. Điều này đã góp phần nâng cao đời sống của các hộ nông dân, đồng thời tình hình SXKDNN ngày càng phát triển. Nguồn vốn cho vay nông nghiệp của Sacombank An Giang đã phát huy tác dụng tích cực trong việc tài trợ và đem lại hiệu quả kinh tế cho những hộ nông dân. 4.7 Mối quan hệ của nông dân với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sau thu hoạch Khi đã tiếp cận được vốn vay, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trả xong nợ vay, họ lại bắt đầu vay tiếp tục cho vụ sau. Như đã phân tích ở trên, theo như cách sử dụng nguồn thu nhập thì đến mùa vụ mới họ lại phát sinh nhu cầu vay vốn do đã dành tiền vào mở rộng quy mô, đầu tư thêm lĩnh vực khác hay phục vụ đời sống, ngay cả những hộ có dành phần thu nhập làm vốn đầu tư cho vụ sau như hộ KVTNN, hộ chăn nuôi cá cũng có khi phải tiếp tục vay ngân hàng vì phát sinh thêm chi phí. Theo thống kê thì có đến 78,4% lượng khách hàng có nhu cầu vay lại ngay, còn lại 21,6% khách hàng chưa vay lại là do chưa có nhu cầu sử dụng nhưng cũng đồng ý rằng nếu có vay sẽ tiếp tục vay tại Sacombank An Giang. Đánh giá về phong cách phục vụ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, đa số nông dân hài lòng vì phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình, tiếp đón ân cần của nhân viên ngân hàng. Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện nhận xét của nông dân đối với Sacombank An Giang Đa số khách hàng nông dân đánh giá Sacombank có phong cách phục vụ tương đối tốt (56%) và tốt (30%). Do đó Sacombank cần nổ lực hơn nữa trong phục vụ khách hàng cũng như những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua. 4.8 Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh 4.8.1 Thuận lợi - Các hộ nông dân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã lâu nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đồng thời họ cũng rất quan tâm đến khoa học kỹ thuật, nhiệt tình tham gia những chương trình khuyến nông, chương trình “3 giảm 3 tăng”; giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình thành công, những giống canh tác có hiệu quả để ứng dụng trên đồng ruộng của mình. Việc các hộ nông dân trồng lúa xuống giống hàng loạt đã góp phần phòng được dịch bệnh, đồng thời lúa đạt năng suất cao, đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. - Nông sản có giá là động lực cho các hộ nông dân gia tăng diện tích, quy mô canh tác. - Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả được phổ biến rộng rãi trên báo, đài, internet… cùng với những buổi hội thảo về nông nghiệp đã giúp bà con nông dân học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân và có cơ hội làm giàu. - Có được sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-chi nhánh An Giang nói riêng; chỉ cần có tài sản thế chấp, khả năng thanh toán, phương án kinh doanh khả thi là các hộ nông dân đã có ngay một khoản tiền để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Thủ tục vay mới đơn giản và nhanh hơn rất nhiều so với lần trước do Ngân hàng đã biết được tình hình hoạt động SXKD của khách hàng cũng như khả năng hoàn trả nợ và uy tín, chỉ từ 01-03 ngày là khách hàng đã có thể được giải ngân cho lần vay mới. 4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh Bên cạnh những thuận lợi thì nông dân cũng gặp không ít khó khăn - Giá cả biến động thất thường gây khó khăn cho việc chọn lựa trồng cây gì, nuôi con gì để đạt được lợi nhuận cao. Đồng thời sự đầu tư mở rộng nuôi trồng tràn lan có thể dẫn đến tăng nguồn cung đột biến sẽ gây bất lợi về giá. - Dịch bệnh tuy đã được khắc phục trong thời gian qua nhưng vẫn còn khả năng bùng phát trở lại, không chỉ trong trồng trọt như bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá ở lúa, bệnh lở mồm long móng ở heo, trâu bò mà còn có khả năng xuất hiện những loại bệnh khác như bắp không có hạt mới vừa được phát hiện ở huyện Chợ Mới... - Mùa nắng khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cũng như nguồn nước sinh hoạt. - Một số hộ vay vốn nhưng vẫn còn thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh phải vay bổ sung từ nguồn khác. 4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân 4.9.1 Giải pháp Đối với nông dân: - Các hộ nông dân cần thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để có những biện pháp khắc phục đối với cây trồng vật nuôi. - Quan tân đến thông tin giá cả cũng như tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh và nước nhà để lựa chọn, tham gia vào mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để đạt lợi nhuận cao nhất. Đối với chính quyền địa phương - Nhanh chóng, kịp thời thông báo và có biện pháp giải quyết tình hình dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về nông nghiệp. - Cần có sự phối hợp với nông dân để quy hoạch diện tích nuôi trồng phù hợp với thế mạnh của từng vùng, tránh tình trạng tăng cung đột biến ảnh hưởng đến giá cả. Đối với các tổ chức tài chính - Phổ biến kiến thức về hình thức cho vay nông nghiệp đối với các hộ nông dân để họ làm quen, tiếp cận và sử dụng dịch vụ. - Có chính sách tài trợ vốn và ưu đãi đối với cho vay nông nghiệp để các hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất. 4.9.2 Kiến nghị Đối với nông dân: - Các hộ nông dân thực hiện tốt những khuyến cáo của Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra để khắc phục, hạn chế tình hình dịch bệnh. - Tham gia vào Hội nông dân để bà con nông dân học tập lẫn nhau và tạo tiếng nói chung trong sản xuất nông nghiệp. Đối với chính quyền địa phương - Quan tâm và giải quyết triệt để mọi nguồn gốc phát sinh dịch bệnh; thống kê một cách đầy đủ và thường xuyên về tình hình dịch bệnh để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời. - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cụ thể trên cơ sở phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. - Có những buổi hội thảo về tín dụng nông nghiệp đối với nông dân để giúp họ tím hiểu về hình thức cho vay nông nghiệp cũng như những tác dụng tích cực từ việc vay vốn mang lại. Đối với các tổ chức tài chính Có kế hoạch kiểm soát đối với hình thức cho vay nông nghiệp hài hòa, cân đối với các loại hình cho vay khác nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng của đơn vị. Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang Riêng đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, một số hộ nông dân có phản ánh những vấn đề sau: - Lãi suất còn cao hơn so với những ngân hàng khác, trong khi các ngân hàng khác cũng chào đón với mức lãi suất hấp dẫn hơn thì đây sẽ là nguy cơ khách hàng chọn nơi khác để vay nếu ngân hàng đó cũng có cách phục vụ nhanh chóng và ân cần như Sacombank An Giang; - Cách xa về vị trí địa lý, phải tốn thêm phí đi lại, phí qua phà. Một số ngân hàng, quỹ tín dụng đã mở phòng giao dịch ở địa bàn huyện Chợ Mới nên thuận tiện hơn trong việc giao dịch với khách hàng. Do đó, để đảm bảo thu hút và giữ được khách hàng, Sacombank An Giang cần có những biện pháp khắc phục những vấn đề trên. - Đối với vấn đề về lãi suất, NH SGTT có thể giảm lãi suất đối với những khách hàng vay vốn thường xuyên tại ngân hàng; đồng thời ưu tiên nhanh chóng về thủ tục hồ sơ để khách hàng gắn bó lâu dài cùng với ngân hàng. - Về vị trí địa lý, cần nhanh chóng triển khai xây dựng Phòng giao dịch huyện Chợ Mới, cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động hơn nữa để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng, đồng thời chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn. - Ngoài ra, NH SGTT cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh về thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục hồ sơ sao cho nhanh chóng, tinh gọn cũng như phong cách phục vụ chu đáo, tận tính để khách hàng khi cần vay vốn là luôn nghĩ đến Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang. Kiến nghị đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang Từ thực trạng vay và sử dụng vốn của nông dân, tôi có những kiến nghị trình lên Ban Lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín để góp phần làm cho hoạt động tín dụng cho vay Nông nghiệp của Ngân hàng có thể được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn hẹp cho nên những kiến nghị sau đây chỉ mang tính chất tham khảo như sau: Tuyển chọn và đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Lãi suất cho vay nông nghiệp có thể giảm 0,2%-0,4% đối với khách hàng vay nhiều lần, có uy tín với ngân hàng. Đồng thời có những chương trình chăm sóc khách hàng, ưu đãi đặc biệt như tặng quà vào dịp Lễ, Tết để tạo mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng. Ngoài ra, lượng nông dân biết đến Sacombank Angiang chưa nhiều, do đó ngân hàng có thể đẩy mạnh hơn nữa chiến lược Marketting đến với vùng nông thôn để họ biết đến và sử dụng sản phẩm dịch vụ của Sacombank An Giang. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân huyện Chợ Mới, tôi nhận thấy những hộ nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Theo kết quả thống kê, trung bình cứ mỗi đồng chi phí các hộ nông dân vay vốn đưa vào phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thì sinh lợi được 1,26 đồng, lợi nhuận sau cùng những hộ này nhận được là 0,32 đồng sau khi đã thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, có hộ đạt được mức lợi nhuận cao và cũng có những hộ đạt ở mức thấp; hộ vừa SXNN vừa tham gia ngành nghề khác, hộ chăn nuôi bò, hộ Trồng trọt và Chăn nuôi kết hợp là những hộ có mức lợi nhuận cao hàng đầu so với những hộ hoạt động trong các lĩnh vực khác; còn hộ chăn nuôi cá, hộ KDVTNN cũng có lợi nhuận khá cao nhưng phải đầu tư vốn nhiều nên hiệu quả không bằng những ngành nghề khác. Việc nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống hộ nông dân, lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ sản xuất, kinh doanh đã giúp các hộ nông dân có điều kiện phục vụ cho nhu cầu sống của mình, đồng thời họ còn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác từ nguồn lợi nhuận thu được. Điều này giúp cho các hộ nông dân ngày càng phát triển, mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng những khó khăn trong nông nghiệp vẫn tồn tại sẽ là những trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân và việc tài trợ tín dụng nông nghiệp của các tổ chức tín dụng nói riêng và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang nói riêng. Do đó, việc giải quyết, khắc phục và hạn chế những khó khăn là điều cấp thiết để hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ ở huyện Chợ Mới mà còn là trên phạm vi toàn Tỉnh được ổn định và phát triển. Sau một quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, đa số hộ nông dân hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng như thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, thủ tục hồ sơ đơn giản. Tuy nhiên họ cũng phản ánh một số vấn đề như lãi suất còn cao, khó khăn trong đi lại, thêm vào đó là số hộ nông dân biết đến Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang chưa nhiều. Do đó, công tác quảng bá thương hiệu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cần được đẩy mạnh hơn nữa trên nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng cùng với việc có những giải pháp làm hài lòng khách hàng hơn nữa sẽ giúp Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang ngày càng phát triển trên con đường hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy chế cho vay nông nghiệp. 2005. Quyết định số 257/2005/QĐ-HĐQT ngày 14/07/2005 của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín v/v ban hành Quy chế cho vay nông nghiệp. Niên giám thống kê tỉnh An Giang. 2005. Cục thống kê An Giang. NXB Thống kê An Giang. Nguyễn Thị Thùy Đăng. 2005. Phân Tích Hiệu Quả Tín Dụng Sacombank An Giang. Các số liệu tổng hợp từ các trang web: Sở Nông Nghiệp An Giang: www.sonongnghiep.angiang.gov.vn/chuyentranggiong Viện lúa ĐBSCL: PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI BẢNG CÂU HỎI Xin chào Ông/Bà. Tôi tên là Lâm Thị Ngọc Kim, sinh viên lớp Tài chính doanh nghiệp, thuộc Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang. Hiện tôi đang tiến hành tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân có vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang để viết đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân địa bàn Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang”. Vì vậy, xin Ông/Bà dành chút thời gian quý báu trả lời các câu hỏi tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Họ tên đáp viên: Giới tính: □ Nam □ Nữ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: □Trồng trọt □Chăn nuôi □Kinh doanh vật tư nông nghiệp □Khác (...............) I/ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG: Câu 1: Trước khi vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, Ông/Bà đã từng vay vốn tại nơi nào không? □ Có (Tiếp câu 2) □ Không (Tiếp câu 4) Câu 2: Tên các Tổ chức tín dụng Ông/Bà đã vay: ................................................................... ................................................................... ................................................................... Câu 3: Vì sao Ông/Bà không vay tại những tổ chức tín dụng này nữa? Câu 4: Nguồn thông tin nào giúp Ông/Bà quyết định vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang? □ Nhân viên của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tiếp thị □ Người trong gia đình giới thiệu □ Bạn bè, người xung quanh giới thiệu □ Thông tin trên báo, đài,... □ Khác (Liệt kê) Câu 5: Số vốn Ông/Bà được vay kỳ sản xuất kinh doanh trước đây tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang là bao nhiêu? □Từ 20 triệu đến 50 triệu □Từ trên 50 triệu đến 100 triệu □Trên 100 triệu Câu 6: Số vốn này đáp ứng được nhu cầu của Ông/Bà không? □Có (Tiếp câu 10) □Không (Tiếp câu 7) Câu 7: Vậy Ông/Bà cần thêm bao nhiêu vốn mới đáp ứng đủ nhu cầu? .................................................... Câu 8: Phần nhu cầu vốn thêm Ông/Bà giải quyết như thế nào? □ Vay bên ngoài □ Mượn bạn bè, người quen □ Tiền tích lũy của Ông/Bà □ Khác (Liệt kê) Câu 9: Vì sao Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của Ông/Bà?.................................................................................................... Câu 10: Số vốn đã vay trước đây Ông/Bà đã sử dụng như thế nào? □ Dùng tất cả vào phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như trong hợp đồng □ Dùng một phần, phần còn lại sử dụng với mục đích khác (Liệt kê).................. □ Sử dụng hoàn toàn với mục đích khác Câu 11: Hình thức thanh toán vốn đã vay kỳ sản xuất kinh doanh trước đây như thế nào? Câu 12: Hình thức thanh toán như vậy có phù hợp với nguồn thu của Ông/Bà không? □ Có □ Không Câu 13: Kỳ sản xuất kinh doanh trước đây Ông/Bà có thanh toán đúng hạn không? □ Có □ Không Câu 14: Nếu đến kỳ thanh toán mà Ông/Bà chưa có tiền thì Ông/Bà sẽ giải quyết như thế nào? □ Vay bên ngoài để thanh toán □ Mượn bạn bè, người quen để thanh toán □ Thanh toán bằng tiền từ nguồn thu nhập khác của Ông/Bà □ Không thanh toán □ Khác (Liệt kê)....................................................................... II/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH: Câu 15: Thời gian thu hồi vốn kỳ sản xuất kinh doanh trước đây là bao lâu? □Dưới 3 tháng □Từ 3 tháng đến 5 tháng □Trên 5 tháng □Khác (Liệt kê)…… Câu 16: Chi phí đầu tư cho kỳ sản xuất kinh doanh trước đây của Ông/Bà là bao nhiêu? ……………. Trong đó bao gồm: a) Trồng trọt: CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP sinh hoạt CP khác Tổng CP Trả tiền mặt Trả sau b) Chăn nuôi: CP giống CP lao động thuê CP thức ăn CP thuốc thú y CP sinh hoạt CP khác Tổng CP Trả tiền mặt Trả sau Trả tiền mặt Trả sau c) Kinh doanh vật tư nông nghiệp: CP thuốc trừ sâu CP phân bón CP LĐ thuê CP sinh hoạt CP khác Tổng CP Câu 17: Doanh thu kỳ sản xuất kinh doanh trước đây có được từ những nguồn nào? Số tiền là bao nhiêu? Câu 18: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến doanh thu của Ông/Bà? Câu 19: Ông/Bà dùng số tiền đó như thế nào? (Câu có nhiều lựa chọn). □ Thanh toán nợ ngân hàng................................................................................ □ Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh............................................................ □ Đầu tư thêm lĩnh vực khác.............................................................................. □ Phục vụ nhu cầu sống..................................................................................... □ Khác (Liệt kê)................................................................................................. III/ NHẬN XÉT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG: Câu 20: Ông/Bà có nhận xét gì về phong cách phục vụ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang? □ Chưa tốt □ Bình thường □Tương đối tốt □Tốt □Rất tốt Câu 21: Ông/Bà có muốn tiếp tục quan hệ vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang trong kỳ sản xuất kinh doanh tới không? Vì sao? □ Có, lý do: □ Không, lý do: Câu 22: Theo Ông/Bà thì Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang cần cải tiến những gì để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng? CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ! PHỤ LỤC 2 MẪU BỘ HỒ SƠ VAY VỐN ĐỐI VỚI CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG Giấy đề nghị vay vốn Hợp đồng tín dụng ngắn hạn Lịch giải ngân Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất và Tài sản gắn liền với đất Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo lãnh Phương án vay vốn PHỤ LỤC 3 3.1 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ trồng lúa - Chi phí giống (OM 2517) = 200 kg/ha X 6.500 đồng - Chi phí lao động thuê = 200.000 đồng/người/vụ X 10 người/ha - Chi phí khác bao gồm: chi phí cày, trục trạc,... trước khi gieo sạ, suốt lúa, vận chuyển lúa... khi thu hoạch - Doanh thu = 6 tấn/ha X 2.650 đồng/kg (Năng suất lúa và giá tính theo vụ Hè Thu năm 2006) 3.2 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ chăn nuôi cá - Chi phí giống (con 1,5-2 cm) = 1.200 đồng/con X 50.000 con - Chi phí lao động thuê = 1.000.000đồng/người/vụ X 02 người - Chi phí thức ăn = 5.300 đồng/kg X 1,56kg/con X 50.000 con - Chi phí khác có thể là những chi phí sau đây: + Bảo trì hầm, gia cố hầm, hút bùn, rải vôi… + Khấu hao cho máy móc thiết bị phụ giúp cho quá trình nuôi như: máy bơm nước, máy nấu, máy trộn,... + Chi phí nhiên liệu để vận hành máy móc… Doanh thu = 50.000kg cá X 12.500 đồng/kg X 90%1 3.3 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ chăn nuôi heo Chi phí con giống (Giống heo Yorkshire) = 400.000/con Chi phí thức ăn = 220.000 đồng/bao X 1,86 bao/con + 220.800 đồng/con1 Tỷ lệ hao hụt 10% 2 Chi phí mua những loại thức ăn khác như cám, tấm, rau… Doanh thu =100 kg/con X 18.000 đồng/kg 3.4 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ chăn nuôi bò Chi phí giống (Bò Sind) = 4.000.000/con Chi phí thức ăn = 300.000 đồng/con Doanh thu = 7.000.000 đồng/con 3.5 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp Chi phí thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các loại đang được người nông dân thích sử dụng như: PUMA, ANVIL, CARPHOSATE, REGENT...với số lượng và đơn giá như sau: Chi phí mua PUMA 6.9 EC (428.000đ/lít X 60 lít) Chi phí mua CUBIC 100EC (313.000đ/lít x 50 lít) Chi phí mua ANVIL1L (131.000đ/lít X 120 lít) Chi phí mua CARPHOSATE (53.500đ/chai X 180 chai) Chi phí mua REGENT (39.000đ/gói X 300 gói) Chi phí phân bón bao gồm: Chi phí mua Urea Phú Mỹ (4.100 đ/kg X 40.000kg) Chi phí mua Gua.no (2.800đ/kg X 30.000kg) Doanh thu ước tính là được dựa trên tăng giá vốn đã mua đối với phân bón là 500đ/kg, thuốc trừ sâu dạng lít là 1.000 đồng/lít, dạng chai hoặc gói là 1.500-2.000 đồng/lít. Nếu nông dân mua thiếu chịu đến mùa thu hoạch mới trả thì giá bán cho họ cao hơn so với mua bằng tiền mặt trung bình khoảng 3000-3500 đồng/mỗi loại. 3.6 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ trồng trọt (trồng lúa) và chăn nuôi kết hợp Đối với lúa: - Chi phí giống (OM 2517) = 200 kg/ha X 6.500 đồng - Chi phí lao động thuê = 200.000 đồng/người/vụ X 10 người/ha - Chi phí khác bao gồm: chi phí cày, trục trạc,... trước khi gieo sạ, suốt lúa, vận chuyển lúa... khi thu hoạch - Doanh thu = 6 tấn/ha X 2.650 đồng/kg (Năng suất lúa và giá tính theo vụ Hè Thu năm 2006) Đối với heo: Chi phí con giống (Giống heo Yorkshite) = 400.000/con Chi phí thức ăn = 220.000 đồng/bao X 1,86 bao/con + 220.800 đồng/con Chi phí cho những loại thức ăn phụ khác như: cám, rau... Doanh thu =100 kg/con X 18.000 đồng/kg 3.7 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp vừa tham gia ngành nghề khác - Chi phí giống (OM 2517) = 200 kg/ha X 6.500 đồng - Chi phí lao động thuê = 200.000 đồng/người/vụ X 10 người/ha - Chi phí khác bao gồm: chi phí cày, trục trạc,... trước khi gieo sạ, suốt lúa, vận chuyển lúa... khi thu hoạch - Doanh thu (Lúa) = 6 tấn/ha X 2.650 đồng/kg (Năng suất lúa và giá tính theo vụ Hè Thu năm 2006) - Tổng doanh thu = Doanh thu (Lúa) + 2.000.000 đồng/tháng X 6 tháng (Lương) 3.8 Cách tính chi phí và doanh thu của hộ kinh doanh phục vụ nông nghiệp - Chi phí giống (OM 2517) = 200 kg/ha X 2,5 ha X 6.500 đồng - Chi phí lao động thuê = 200.000 đồng/người/vụ X 10 người/ha X 2,5 ha Nguồn thu của những hộ này ngoài từ tiền cày thuê còn có nguồn thu từ lúa: - Doanh thu từ sản xuất lúa (2,5 ha) = 6 tấn/ha X 2,5 ha X 2.650 đồng/kg (Năng suất lúa và giá tính theo vụ Hè Thu năm 2006) - Doanh thu từ máy cày = 72 trđ/vụ (20 công/ngày X 30 ngày/vụ X 60.000đ/công) - Chi phí khác bao gồm: khấu hao máy 4,5 triệu/vụ PHỤ LỤC 4 BẢNG TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA HỘ NÔNG DÂN Loại hình SXKD Giới tính Câu 1 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 8 Câu 10 Câu 12&13 Câu 14 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Trồng trọt Hộ 1 Nam Không 2 1 0 2 1 1 5 1,2,4 3 1 Hộ 2 Nữ Không 1 2 1 1 1 2 1,3 4 0 Hộ 3 Nam Không 5 1 0 4 1 1 1 1,4 5 1 Hộ 4 Nữ Có 1 1 0 4 1 1 2 1,2 3 1 Hộ 5 Nam Không 3 2 0 2 1 1 5 1,4 3 1 Hộ 6 Nữ Có 2 1 1 1 1 1 1,3,4 2 0 Hộ 7 Nam Không 1 1 0 4 1 1 5 1,2 4 1 Hộ 8 Nữ Không 2 1 1 1 1 2 1,2,4 3 1 Chăn nuôi heo   Hộ 1 Nam Có 3 1 0 4 1 1 2 1,2 5 1 Hộ 2 Nữ Không 2 2 1 1 1 1 1,3,4 4 1 Hộ 3 Nữ Không 3 1 0 2 1 1 5 1,2,3 2 0 Hộ 4 Nữ Không 1 1 1 1 1 2 1,4 3 1 Chăn nuôi bò   Hộ 1 Nam Không 2 1 0 4 1 1 2 1,2 4 1 Hộ 2 Nam Có 3 2 1 1 1 5 1,2,3 3 1 Chăn nuôi cá  Hộ 1 Nam Không 1 2 1 1 1 5 1,4,5 3 1 Hộ 2 Nam Không 1 3 1 1 1 1 1,2,5 4 0 Hộ 3 Nam Có 2 3 0 3 1 1 2 1,2,4,5 3 1 Hộ 4 Nam Không 5 2 1 1 1 5 1,2 4 1 KDVTNN  Hộ 1 Nam Không 2 2 1 1 1 5 1,3 3 1 Hộ 2 Nam Không 3 3 1 1 1 2 1,4,5 4 1 TT & CN 0 3  1 Hộ 1 Nam Có 3 1 0 3 1 1 5 1,2 3 0 Hộ 2 Nữ Không 2 3 1 1 1 2 1,2,4 4 1 Hộ 3 Nữ Không 1 2 1 1 1 2 1,4 3 1 Hộ 4 Nam Không 3 1 0 2 1 1 2 1,2,4 3 1 SXNN & NN khác   Hộ 1 Nam Không 3 1 1 1 1 3 1,2,4 3 1 Hộ 2 Nữ Không 5 1 1 1 1 3 1,4 3 0 NN khác PVNN   Hộ 1 Nam Không 3 3 1 1 1 5 1,2,4 3 1 Ghi chú: Câu 4: Nhân viên của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang giới thiệu. Người trong gia đình giới thiệu. Bạn bè, người xung quanh giới thiệu. Thông tin trên báo, đài,... Khác. Câu 5: Từ 20 triệu đến 50 triệu Từ trên 50 triệu đến 100 triệu. Trên 100 triệu. Câu 6: Có Không Câu 8: Vay bên ngoài. Mượn bạn bè, người quen. Tiền tích lũy của Ông/Bà. Khác. Câu 10: Dùng tất cả vào phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như trong hợp đồng. Dùng một phần, phần còn lại sử dụng với mục đích khác. Sử dụng hoàn toàn với mục đích khác. Câu 12: Có Không Câu 14: Vay bên ngoài để thanh toán. Mượn bạn bè người quen để thanh toán. Thanh toán từ nguồn thu nhập khác. Không thanh toán. Khác. Câu 19: Thanh toán nợ ngân hàng. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đầu tư thêm lĩnh vực khác. Phục vụ nhu cầu sống. Khác. Câu 20: Chưa tốt. Bình thường. Tương đối tốt. Tốt. Rất tốt. Câu 21: Có 0. Không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLAM THI NGOC KIM(A).doc
Luận văn liên quan