Khóa luận Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu hóa - Thanh Hóa

Đề nghị HĐND, UBND các cấp trích một phần trách nhiệm chi thường xuyên ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng chính sách xã hội lập quỹ cho vay Xóa Đói Giảm Nghèo. + Hằng năm tổ chức việc điều tra hộ đói nghèo và phân tích nguyên nhân để có giải pháp, kế hoạch đầu tư phù hợp với từng địa bàn, hướng dẫn tập trung đầu tư vào những nguyên nhân đói nghèo bức xúc của vùng. Đề nghị thường xuyên cũng cố đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, tổ chức tập huấn các kiến thức cơ bản về định hướng phát triển của địa phương, kiến thức sản xuất và cách tổ chức thực hiện các chương trình. Và nhất là tăng thêm chế độ phụ cấp để họ tiếp tục làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi công tác XĐGN tại địa phương. + Cần tạo điều kiện cho hộ nghèo có thể vay vốn như đã quy đnh. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kết hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng về việc thẩm định, kiểm tra trong quá trình vay vốn, giúp cán bộ của Ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc các trường hộ trốn nợ. Cần tuyên truyền động viên bà con vay vốn trả nợ đúng kỳ hạn cho Ngân hàng. Cần quan tâm hơn nữa đến tình hình sản xuất của các hộ nghèo và cần có thêm những dịch vụ hỗ trợ cho bà con trong quá trình sản xuất. 1.2.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Thiệu Hóa - Cần tinh giảm hơn nữa trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục cho vay vốn, hạn chế tối đa việc đi lại của nhân dân và cán bộ tín dụng - Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng và cán bộ liên quan đến công tác XĐGN. - Trang bị thêm vật chất kỹ thuật đảm bảo giao dịch kịp thời, nhất là trang bị cho các tổ chức giao dịch lưu động. - Cần có sự điều chỉnh hợp lý lại tỷ lệ phân chia phí ủy thác cho cấp hội theo hướng ưu tiên cho cơ sở nhiều hơn. - Ngân hàng phải hường xuyên chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hộ vay vốn đối với hộ nghèo,

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu hóa - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h số cho vay và doanh số thu nợ cũng tăng lên là một dấu hiệu tốt trong hoạt động của Ngân hàng. Để thấy được biến động dư nợ hộ nghèo trong 3 năm tại NHCSXH Thiệu Hóa, chúng ta tiến hành nghiên cứu bảng sau: Từ số liệu bảng 9, ta thấy tổng dư nợ hộ nghèo liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2007, đạt 53.935 triệu đồng, năm 2008 đạt 66.298 tăng 12.363 triệu đồng hay tăng 22,92% so với năm 2007. Đến năm 2009 đạt 75.711 triệu đồng, tăng 9.413 triệu đồng hay tăng 14,20% so với năm 2008. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số dư nợ hộ nghèo ở Ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong 3 năm qua. Đây thực sự là một dấu hiệu tốt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ tăng lên phản ánh quy mô tín dụng đến hộ nghèo của Ngân hàng ngày càng được chú trọng mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Dư nợ càng phát triển thì càng có nhiều người nghèo được vay vốn để sản xuất, điều này càng chứng tỏ là Ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong giải ngân. Điều đó cũng thể hiện sự cần thiết của vốn tín dụng, tạo điều kiện để thực hiện chương trình XĐGN trên phạm vi toàn huyện. Qua số liệu bảng 9 ta thấy số hộ nghèo dư nợ ở Ngân hàng liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là, năm 2007 là 10.324 hộ, đến năm 2008 là 9.849 hộ, giảm 475 hộ hay giảm 4,6% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 8.819 hộ, giảm 1.030 hộ hay giảm 10,46% so với năm 2008. Sở dĩ số hộ nghèo liên tục giảm trong 3 năm qua là do hiệu quả mà nguồn vốn mang lại giúp họ làm ăn có lãi, thoát nghèo, phát triển được kinh tế nên họ đã trả được số tiền vay của Ngân hàng. Bên cạnh với việc số hộ nghèo dư nợ giảm xuống thì bình quân dư nợ trên một hộ nghèo cũng có những biến đổi đáng chú ý. Năm 2007 là 5,22 triệu đồng, đến năm 2008 là 6,73 triệu đồng, tăng 1,51 triệu đồng hay tăng 28,93% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 là 8,58 triệu đồng, tăng 1,85 triệu đồng hay tăng 27,49%. Dư nợ bình quân trên hộ có xu hướng tăng là do nhu cầu vay vốn của hộ là ngày càng lớn và cũng thể hiện khả năng đáp ứng vốn vay của Ngân hàng đang được nâng lên. Đại học Kin h tế Huế BẢNG 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THIỆU HÓA QUA 3 NĂM (2007 – 2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ 53.935 - 66.298 - 75.711 - 12.363 22,92 9.413 14,20 - Hội CCB 3.734 6,92 3.737 5,64 4.371 5,77 3 0,08 634 16,97 - Hội ND 25.492 47,26 30.766 46,40 33.622 44,41 5.274 20,69 2.856 9,28 - Hội PN 21.897 40,60 28.964 43,69 34.994 46,22 7.067 32,27 6.030 20,82 - Đoàn TN 2.812 5,22 2.831 4,27 2.724 3,60 19 0,68 -107 -3,78 2. Dư nợ bq 1 hộ 5,22 - 6,73 - 8,58 - 1,51 28,93 1,85 27,49 3. Dư nợ quá hạn 88 - 84 - 361 - -4 -4,55 277 329,76 4. Tỷ lệ nợ quá hạn - 0,16 - 0,13 - 0,48 - - - - 5. Số hộ dư nợ (hộ) 10.324 - 9.849 - 8.819 - -475 -4,6 -1.030 -10,46 (Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Thiệu Hóa)Đại học Kin h tế Hu ế Để thấy rõ hơn tình hình dư nợ hộ nghèo ở Ngân hàng trong 3 năm vừa qua, chúng ta đi vào tìm hiểu dư nợ hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức. Cụ thể là, dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT - XH năm 2007 là 53.935 triệu đồng, năm 2008 là 66.298 triệu đồng, tăng 12.363 triệu đồng hay tăng 22,92% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 là 75.711 triệu đồng, tăng 9.413 triệu đồng hay tăng 14,20% so với năm 2008. Dư nợ qua các tổ chức CT – XH tăng lên như vậy là do doanh số cho vay trong 3 năm qua tăng, điều này chứng tỏ vai trò trung gian thực sự cần thiết trong việc cho vay vốn tới hộ nghèo của các tổ chức CT – XH ở địa phương. Nhờ có sự đảm bảo của các tổ chức này mà số hộ nghèo được vay vốn ở Ngân hàng ngày càng tăng, vốn được đưa đến tận tay người nghèo theo đúng chủ trương của Ngân hàng, thể hiện đúng đắn đường lối của Đảng và Nhà nước. Dư nợ cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức CT – XH tăng lên, trong đó dư nợ qua HCCB và ĐTN chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 2007, dư nợ qua HCCB là 3.734 triệu đồng (chiếm 6,92%), đến năm 2008 đạt 3.737 triệu đồng (chiếm 5,64%) tăng 3 triệu đồng hay tăng 0,08% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 đạt 4.371 triệu đồng (chiếm 5,77%), tăng 634 triệu đồng hay tăng 16,97% so với năm 2008. Dư nợ qua HCCB và ĐTN chỉ chiếm một tỷ lên nhỏ nhưng đã thể hiện được vai trò, sự quan tâm của các đoàn thể này đối với sự nghiệp XĐGN của huyện nhà. Trong dư nợ qua các tổ chức CT – XH thì dư nợ thông qua HND và HPN là chiếm một tỷ lệ cao và tăng nhanh qua các năm. Năm 2007 dư nợ qua HND là 25.492 triệu đồng (chiếm 47,26%), đến năm 2008 là 30.766 triệu đồng (chiếm 46,40%) tăng 5.274 triệu đồng hay tăng 20,69% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 đạt 33.622 triệu đồng (chiếm 44,41%), tăng 2.856 triệu đồng hay tăng 9,28% so với năm 2008. Cùng với sự tăng lên của doanh số dư nợ hộ nghèo ủy thác qua HND thì doanh số dư nợ qua HPN cũng tăng lên với một tỷ lệ khá cao. Năm 2007 là 21.897 triệu đồng (chiếm 40,60%), đến năm 2008 là 28.964 triệu đồng (chiếm 43,69%), tăng 7.067 triệu đồng hay tăng 32,27%. Sang năm 2009 đạt 34.944 triệu đồng (chiếm 46,22%), tăng 6.030 triệu đồng hay tăng 20,82% so với năm 2008. Điều này càng thể hiện sự lớn mạnh của các đoàn thể trong công tác cho vay vốn hộ nghèo trên địa bàn huyện. Xu Đại học Kin h tế Hu ế hướng chung của các hộ nghèo trên địa bàn huyện là dư nợ theo ngành trồng trọt giảm, đa số các hộ nghèo có mong muốn vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi. Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay, dư nợ hộ nghèo theo ngành chăn nuôi tăng là một dấu hiệu đáng mừng. Đây là hướng đầu tư hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung doanh số dư nợ hộ nghèo qua các tổ chức CT – XH trong 3 năm qua tăng khá đồng đều, đó là biểu hiện khả quan của Ngân hàng trong hoạt động cho vay vốn hộ nghèo. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ hộ nghèo liên tục tăng, đây là một dấu hiệu cho thấy sự lớn mạnh của Ngân hàng trong môi trường kinh tế xã hội như hiện nay. Trong những năm tới, NHCSXH Thiệu Hóa cần xem xét giải quyết cho vay hộ nghèo đạt cân đối, hợp lý thông qua các tổ chức đoàn thể và giữa các ngành, đặc biệt ưu tiên những ngành là thế mạnh của vùng để hộ nghèo ở tất cả các lĩnh vực đều có thể vay vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa được đói, giảm được nghèo. 2.4.2. Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa Một vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tình trạng dư nợ quá hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo năm 2007 là 88 triệu đồng, năm 2008 là 84 triệu đồng, giảm 4 triệu đồng hay giảm 4,55% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 362 triệu đồng, tăng 277 triệu đồng hay tăng 329,76% so với năm 2008. Sở dĩ nợ quá hạn năm 2009 tăng cao như vậy một phần là do điều kiện thời tiết khí hậu trong năm có nhiều bất lợi bão lụt, hạn hán xảy ra nhiều làm quá trình sản xuất của bà con gặp khó khăn. Hơn nữa năm 2009 cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, làm giá cả nông sản giảm mạnh, thu nhập của người dân giảm sút điều đó ảnh hưởng lớn đến việc trả nợ của các hộ nghèo. Bên cạnh đó, từ những số liệu này ta cũng thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đã có sự thay đổi. Năm 2007 là 0,16%; năm 2008 giảm xuống còn 0,13% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên 0,48%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng đòi hỏi Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý làm tốt công tác cho vay và vận động người dân trả nợ đúng hạn làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn có như vậy Ngân hàng mới thật sự phát triển ổn định và bền vững. Đại học Kin h tế Hu ế 2.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Đối với hộ nghèo việc có vốn đã khó, nhưng khi đã vay được vốn rồi thì việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả thì lại càng khó khăn hơn. Trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh chóng như hiện nay thì nhiều hộ nghèo đã ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn khi muốn vươn lên thoát nghèo nên đã mạnh dạn vay vốn để sản xuất, cải thiện đời sống của gia đình. Sự ra đời của NHCSXH đã thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển các hộ nghèo nơi đây. Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất ưu đãi thì số lượng hộ nghèo tìm đến với Ngân hàng càng nhiều nhất là đối với điều kiện của huyện hiện nay là số hộ nghèo vẫn đang còn rất lớn. Để biết rõ hơn về tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo ta đi vào phân tích những nội dung sau: 2.5.1. Tình hình cơ bản của hộ Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 45 hộ từ 3 xã: xã Thiệu Giang, xã Thiệu Long, xã Thiệu Công để điều tra. Sở dĩ tôi chọn 3 xã này là vì lượng vốn mà mỗi xã đã vay: Thiệu Long là xã có lượng vay vốn nhiều nhất, Thiệu Giang là xã có lượng vốn vay trung bình và Thiệu công là xã xó lượng vốn vay thấp nhất. Để có thể hiểu được nhũng thuận lợi và khó khăn của hộ trong quá trình vay và sử dụng vốn vay ta đi vào phân tích những vấn đề sau: 2.5.1.1. Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh của hộ thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Không có bất cứ quá trình Đại học Kin h tế Hu ế sản xuất nào xảy ra mà không có sự tham gia của lao động. Có lao động mới tạo ra được sản phẩm. Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong công cuộc XĐGN, việc giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên với hộ nghèo, nghề nghiệp chính của hộ là sản xuất nông nghiệp thì việc tạo ra công ăn việc làm trong lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập là một vấn đề khó khăn do họ có những giới hạn nhất định về tay nghề cũng như trình độ văn hóa. Qua điều tra 45 hộ của 3 xã đại diện cho huyện Thiệu Hóa, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao lắm. Trung bình có 4,84 khẩu/hộ. Xã cao nhất là Thiệu Công 5,13 khẩu/hộ thấp nhất là Thiệu giang 4,67 khẩu/hộ. Trình độ của chủ hộ vẫn đang còn hạn chế, qua bảng số liệu ta thấy số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1 chiếm 20,00%; cấp 2 chiếm 62,22%; chỉ có 17,78% có trình độ văn hóa cấp 3, đó là khó khăn cho các hộ trong công tác XĐGN. Không có kiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác. Lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ. So với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua 3 xã điều tra ta thấy, bình quân có 2,04 lao động trên mỗi hộ, xã cao nhất là xã Thiệu Giang cũng chỉ có 2,13 lao động/hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là đối tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn của huyện nhà. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của 45 hộ là 2,37 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1 lao động thì có 2,37 người ăn theo đó là một con số rất lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động trên/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều. Đại học Kin h tế Hu ế BẢNG 10: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG 3 XÃ ĐIỀU TRA Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Thiệu Giang Thiệu Công Thiệu Long 1. Số hộ điều tra Hộ - 15 15 15 2. BQ nhân khẩu/hộ Nhân khẩu 4,84 4,67 5,13 4.73 3. BQ lao động/hộ Lao động 2,04 2,13 2,00 2.00 4. BQ nhân khẩu/lđ Lần 2,37 2,19 2,57 2,37 5. Trình độ VH chủ hộ - - - - - Cấp 1 % 20,00 20,00 40,00 - Cấp 2 % 62,22 66,67 60,00 60,00 Cấp 3 % 17,78 13,33 - 40,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ. 2.5.1.2. Tình hình đất đai của hộ vay vốn Đất đai là một loại tài nguyên không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với người nghèo thì nó lại càng quan trọng hơn bởi thu nhập của hộ chủ yếu phù thuộc vào đất đai. Trong thời gian qua sức ép về dân số cũng như tác động của quá trình đô thị hóa đã và đang ngày càng thu hẹp diện tích đất sản xuất của các hộ. Đất nhiều thì công việc làm nhiều, nó vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất, là phương tiện làm giàu của hộ. Nhìn chung bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ của toàn huyện tương đối lớn, tuy nhiên người dân chưa thực sự khai thác được nguồn tài nguyên này một cách triệt để. Trong 3 xã thì xã Thiệu long có diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ lớn nhất: 2633,33 m2, sau đó là Thiệu công: 2573,33 m2. Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa do điều kiện thuận lợi: khí hậu thích hợp, tưới tiêu đảm bảo. BẢNG 11: TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA CÁC HỘ VAY VỐN Đvt: m2 Chỉ tiêu BQ chung Thiệu Giang Thiệu Công Thiệu Long Đất vườn và thổ cư 616,22 522,00 723,33 603,33 Đất nông nghiệp 2.533,33 2.393,33 2.573,33 2.633,33 Đất NTTS 11,11 0 33,33 0 Đất khác 1.855,56 0 333,33 5.233,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Đại học Kin h tế Hu ế Xét về đất ao hồ, đất trồng cây hàng năm thì chiếm một tỷ lệ rất ít thậm chí là không có. Điều đó cho thấy đây không phải là thế mạnh của vùng. Đất vườn và thổ cư của các hộ nghèo ở 3 xã tương đối thấp, trung bình là 616,22 m2. Đất vườn chủ yếu là vườn tạp, chưa có sự đầu tư hợp lý. Qua điều tra cho thấy người dân vẫn chưa khai thác triệt để và đang còn bỏ hoang nhiều. Mỗi nhà chỉ tròng một vài cây ăn quả như bưởi, nhãn không cho giá trị thu nhập. Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai của các hộ vẫn chưa triệt để, chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai. Các cây trồng vẫn chưa được chú trọng về năng suất cũng như chất lượng và người dân vẫn sản xuất theo kiểu truyền thống chưa có sự đầu tư giống mới cũng như máy móc hiện đại. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để người dân có thể cải tạo đất đai, vườn tạp thông qua việc vay vốn hay hỗ trợ kỹ thuật cho người dân để có thể gia tăng năng suất của đất đai, nâng cao thu nhập, ngày càng ổn định cuộc sống cho người dân. 2.5.2. Quy mô vay vốn của hộ Để phát triển sản xuất thì vốn là một nhu cầu bức thiết. Mặc dù các hộ đã cố gắng để huy động nguồn lực sẵn có nhưng nhìn chung bà con vẫn thiếu vốn sản xuất, tái sản xuất mở rộng. Từ khi NHCSXH ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nghèo mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư mà mỗi hộ có nhu cầu vay vốn khác nhau. Qua bảng số liệu quy mô vay vốn của hộ chủ yếu trên 7 triệu đồng. Chỉ có một hộ vay dưới 7 triệu đồng chiếm 2,22%. Số hộ vay vốn trên 15 triệu đồng là lớn nhất, nó phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay. Cụ thể, ta đi vào phân tích quy mô vay vốn của từng xã như sau: BẢNG 12: PHÂN TỔ CÁC HỘ VAY VỐN TỪ NHCSXH THIỆU HÓA THEO QUY MÔ VỐN Phân tổ theo mức vốn vay (1000đ) Tổng số Phân tổ theo các xã Thiệu Giang Thiệu Công Thiệu Long Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Tổng 45 100,00 15 100,00 15 100,00 15 100,00 <7.000 1 2,22 0 0 0 1 6,67 7.000-10.000 14 31,11 3 20,00 6 40,00 5 33,33 10.000-15.000 14 31,11 6 40,00 7 46,67 1 6,67 >15.000 16 35,56 6 40,00 2 13,33 8 53,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Đại học Kin h tế Hu ế Xã Thiệu Giang và xã Thiệu Công đặc trưng là sản xuất nhỏ, phát triển chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu nên mức vốn vay vừa phải và nằm trong khoảng từ 10.000 – 15.000 triệu đồng là chiếm tỷ lệ cao. Còn ở xã Thiệu Long trong vài năm trở lại đây mô hình chăn nuôi trang trại đang rất phát triển vì thế cần lượng vốn đầu tư lớn, do vậy mức vay chủ yếu là trên 15.000 triệu đồng, chiếm tới 53,33%. Tóm lại, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện Thiệu Hóa là rất lớn, và liên tục tăng trong những năm qua. Tuy nhiên do nhiều hạn chế khách quan cũng như chủ quan nên đã ảnh hưởng không ít đến việc cho vay và vay vốn của Ngân hàng và các hộ nghèo nơi đây. 2.5.3. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ Khi đã có vốn rồi thì việc lựa chọn được lĩnh vực để đầu tư nguồn vốn đem lại hiệu quả cao thực sự là một bài toán khó đối với hộ nghèo. Tùy từng đặc điểm của từng địa phương, từng hộ mà lĩnh vực đầu tư khác nhau. BẢNG 13: MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Mục đích BQ chung Thiệu Giang Thiệu Công Thiệu Long Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/hộ Chăn nuôi 15 11,73 4 15,00 5 10,20 6 10,83 Trồng trọt 25 11,16 11 10,82 10 11,20 4 12,00 Khác 21 11,13 9 10,48 1 8,00 11 11,95 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy trong 45 hộ điều tra thì có 25 hộ xin vay với mục đích trồng trọt chiếm 40,98%. Đây là lĩnh vực được các hộ lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực mà hộ xin vay vốn đầu tư, các hộ chủ yếu dùng để mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu Thiệu Giang, Thiệu Long, Thiệu Công là những xã thuần nông điển hình của huyện Thiệu Hóa, đất đai ở đây chủ yếu là đất nông nghiệp thích hợp với việc trồng lúa, hoa màu, rau củhệ thống tưới tiêu, thủy lợi đảm bảo nên đây vẫn là lĩnh vực được các hộ lựa chọn đầu tư nhiều nhất. Tiếp theo là sử dụng vào việc nuôi con cái ăn học có 21 hộ chiếm 34,43%. Với sự phát triển của đất nước như trong giai đoạn hiện nay các hộ nghèo đã dần thay đổi được suy nghĩ nghèo thì không cần học, vẫn biết rằng đối với hộ nghèo lo Đại học K n h tế Hu ế được cái ăn cái mặc đã khó chứ đừng nói tới chuyện học hành của con cái. Nhưng trong những năm gần đây họ đã mạnh dạn đầu tư cho con cái học hành, họ xác định đây cũng là một cách có thể thoát nghèo nên lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này đang có xu hướng tăng. Trong thời gian gần đây số hộ vay vốn để phát triển chăn nuôi đang co xu hướng tăng cao bởi vì đây thực sự là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cho người dân, phù hợp với xu thế hiện nay và đã có nhiều hộ thành công với mô hình mới này, đó là một hướng đi mới để có thể thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền, các ban ngành cần xác định được hướng đi phù hợp với điều kiện của địa phương để từ đó giúp cho hộ nghèo lựa chọn được mô hình làm ăn phù hợp với điều kiện và khả năng của họ, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và dần dần thoát được nghèo. 2.5.4. Một số ý kiến của các hộ có vay vốn tại Ngân hàng Qua điều tra thực tế tình hình vay vốn của các hộ nghèo tại 3 xã: Thiệu Giang, Thiệu Long, Thiệu Công tôi đã thu thập những tâm tư nguyện vọng của người dân. Cụ thể như sau: Trong 45 hộ được hỏi thì có 34 hộ có nhu cầu vay vốn tiếp chiếm 75,56% tổng nhu cầu của các hộ, trong đó xã Thiệu Long có số lượng cao nhất là 15/15 hộ có nhu cầu vay tiếp, xã thấp nhất là Thiệu Giang có 8/15 hộ có nhu cầu vay tiếp. Đây là một con số không cao lắm, điều này cũng đồng nghĩa người dân nơi đây chưa ổn định về kinh tế và cũng chưa mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư vào sản xuất. Đòi hỏi trong những năm tới NHCSXH huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay và huy động nguồn vốn để các hộ nghèo có thể vay được vốn, tiếp tục đầu tư vào sản xuất. Khi được hỏi về lãi suất cho vay, mặc dù sự thật là lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH là rất thấp, thấp nhất so với mặt bằng chung lãi suất chung của các Ngân hàng còn lại bởi lẽ đây là Ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, vẫn có 2 trong số 45 hộ cho rằng lãi suất như vậy vẫn còn cao, 43 hộ cho rằng lãi suất như vậy bình thường đối với sức sản xuất của họ chiếm 95,56%. Những hộ cho rằng lãi suất như vậy là cao là những hộ quá khó khăn, không đủ chi tiêu. Chính vì vậy Nhà nước cần xem xét cụ thể tình hình và đưa ra những chủ trương phù hợp và ưu đãi hơn đối với những hộ này. Đại học Kin h tế Hu ế Xét về thủ tục vay, khi được hỏi có 11 hộ cho rằng thủ tục cho vay vốn hiện nay là đơn giản, 33 hộ cho rằng bình thường có 1 hộ cho rằng là phức tạp. Quy trình vay vốn của hộ nghèo hiện nay được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị, xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên người dân giao dịch với Ngân hàng thông qua các tổ chức này. Đây là một chủ trương mới và nó thực sự khá đơn giản, tuy vậy đa số người nghèo vẫn có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với Ngân hàng, trình độ các hộ chưa cao, chưa nắm bắt hết thông tin từ phía Ngân hàng nên cho rằng thủ tục như vậy là rườm rà, phức tạp. Chính vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa những hoạt động tuyên truyền cho những người nghèo thực sự hiểu và làm đúng trình tự các thủ tục cho vay thì thủ tục cho vay không còn phức tạp với họ nữa. Khi được hỏi về cách trả vốn và lãi, có 25 hộ cho rằng cách trả vốn và lãi hiện nay là thuận lợi, 20 hộ cho rằng cách trả vốn và lãi bình thường. Thực tế là cách trả vốn và lãi của Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay là rất thuận lợi bởi vì Ngân hàng đã thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị, các đoàn hội. Các tổ chức này sẽ đến trực tiếp từng hộ để thu lãi hoặc thống nhất mọi người thu vào một ngày cố định trong tháng. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận lớn các hộ cho rằng cách trả vốn như vậy là bình thường điều này cho thấy Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền và nâng cao năng lực làm việc của các tổ chức, các đoàn hội để công tác trả vốn và lãi được tốt hơn. Một vấn đề nữa liên quan đến tâm lý vay vốn của người nghèo là thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng. Có 38 hộ trong tổng số 45 hộ được hỏi cho rằng, cán bộ tín dụng nhiệt tình giúp đỡ bà con trong quá trình vay vốn chiếm 84,44%. Cường độ làm việc của cán bộ tín dụng là không giống nhau, thông thường vào những dịp cuối tháng hay đến thời gian giải ngân, khối lượng công việc lớn nên trong quá trình giao dịch bà con thường gặp khó khăn chậm chễ hơn bình thường. Có 7 hộ chiếm 15,56% tổng số hộ cho rằng cán bộ tín dụng có thái độ bình thường. Đây là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng, chính vì vậy mỗi cán bộ Ngân hàng phải ý thức được điều này để có những cư xử và cung cách làm việc hợp lý, làm hài lòng khách hàng của mình, tạo lập được mối quan hệ thân thiết giữa Ngân hàng với người dân. Đại học Kin h tế Hu ế BẢNG 14: MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA HỘ VAY VỐN Chỉ tiêu Tổng số Thiệu Giang Thiệu Công Thiệu Long Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1. Số hộ vay vốn 45 - 15 - 15 - 15 - 2. Có nhu cầu vay tiếp 34 75,56 8 53,33 11 73,33 15 100,00 3. Đánh giá về lãi suất 45 - 15 - 15 - 15 - - Cao 2 4,44 2 13,33 - - - - - Bình thường 43 95,56 13 86,67 15 100,00 15 100,00 4. Đánh giá về thủ tục vay 45 - 15 - 15 - 15 - - Đơn giản 11 24,44 2 13,33 4 26,67 5 33,33 - Bình thường 33 73,33 13 86,67 10 66,67 10 66,67 - Phức tạp 1 2,22 - - 1 6,67 - - 5. Về cách trả vốn và lãi 45 - 15 - 15 - 15 - - Thuận lợi 25 55,56% 8 53,33% 8 53,33% 9 60,00% - Bình thường 20 44,44% 7 46,67% 7 46,67% 6 40,00% 6. Nhận xét về CBTD 45 - 15 - 15 - 15 - - Nhiệt tình 38 84,44 13 86,67 14 93,33 11 73,33 - Bình thương 7 15,56 2 13,33 1 6,67 4 26,67 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)Đại học Kin h tế Hu ế CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH THIỆU HÓA 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015 và kế hoạch hoạt động của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH Thiệu Hóa tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của NHCSXH tỉnh, của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở đó, Ngân hàng tiếp tục bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, triển khai các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, từng bước nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tăng khả năng tài chính, phấn đấu để duy trì và tăng khả năng đáp ứng cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách đầy đủ và nhanh gọn nhất. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH THIỆU HÓA Trong những năm vừa qua, với sự ra đời của NHCSXH Việt Nam nói chung (trước đây là NHPVNN) và NHCSXH Thiệu Hóa nói riêng, công tác XĐGN, đưa đồng tiền của Chính Phủ đến tận tay người nghèo cần vốn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngân hàng thực sự là một cơ sở đáng tin cậy của người nghèo nơi đây. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được quan tâm giúp đỡ kịp thời. Là một sinh viên thực tập tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH huyện như sau: 3.2.1. Giải pháp về cải tiến phương thức thủ tục - Đơn giản hóa những giấy tờ, thủ tục, giai đoạn không cần thiết trong quá trình làm thủ tục vay vốn của hộ nghèo nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình xét duyệt cho vay vốn của Ngân hàng. - Đối với những khách hàng đã từng vay vốn ở Ngân hàng luôn có ý thức tốt trong việc trả lãi, trả nợ và thực sự có nhu cầu vay tiếp, đề nghị Ngân hàng giải quyết nhanh chóng cho vay, giảm bớt một số khâu không quan trọng. Góp phần khuyến Đại học Kin h tế H ế khích bà con tiếp tục mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, từng bước ổn định được cuộc sống của bản thân người nghèo. 3.2.2. Tăng cường công tác huy động và cho vay vốn hộ nghèo Đối với công tác huy động vốn: - Tổ chức tốt công tác huy động vốn trên địa bàn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, chủ động khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn, tăng dần nguồn vốn tại địa phương để chủ động mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Chủ động nguồn vốn để mở rộng cho vay đến tất cả người nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chú trọng cho vay hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa thông qua hình thức cho vay mới cho vay bổ sung nhằm nâng dần mức vốn vay bình quân một hộ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo trên địa bàn, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đối với công tác cho vay vốn: - Tổ chức điều tra, tìm hiểu thực tế nhu cầu và mục đích về vốn của khách hàng, tư vấn cho họ các vấn đề liên quan đến việc vay vốn, trả lãi, trả nợ. Tận tình giải đáp những thắc mắc, những điều chưa rõ cho hộ nghèo. Hướng dẫn họ cách giao dịch với Ngân hàng tiện lợi, đơn giản nhất. - Chủ động tiếp cận với khách hàng, khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, chọn lọc những dự án khả thi để đầu tư. - Kết hợp với các ban ngành để khai thác đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của huyện nhà và nâng dần mức sống cho người dân địa phương, đặc biệt là những hộ nghèo. - Tăng cường công tác kiểm tra để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các tình trạng rủi ro và nợ quá hạn, nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của hộ nghèo bằng cách kiểm tra thẩm định kỹ trước khi cho vay. - Thời hạn vay là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức sản xuất của hộ nghèo, do đó cần có những chính sách kéo dài thời hạn cho vay để các Đại học Kin h tế Hu ế hộ nghèo có đủ thời gian cần thiết để phục vụ cho các hoạt động sản xuất của mình có hiệu quả cao nhất. - Thực hiện công tác giải ngân vốn cho vay hộ nghèo thông qua ký kết ủy thác bán phần với các tổ chính trị xã hội, có lịch giải ngân kịp thời với thời vụ sản xuất trên địa bàn. - Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp Ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ngành, các tổ chức đoàn thể nhằm triển khai đồng bộ công tác cho vay vốn hộ nghèo với các giải pháp khuyến nông, cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, tạo điều kiện để hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát khỏi đói nghèo. - Kiện toàn và mở rộng các tổ TK&VV, để các tổ vay vốn thực sự là cầu nối giữa NHCSXH huyện và hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân. - Chủ động nắm chắc số liệu phân loại hộ nghèo theo các tiêu chí được ban hành, xác định nguyên nhân nghèo đói để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể cho chương trình XĐGN tại địa phương. 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trước, trong và sau khi vay Giải pháp này tạo tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng và giúp Ngân hàng ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích của các đối tượng vay vốn. Ngoài ra giải pháp này còn giúp Ngân hàng có thể phát hiện ra những khiếm khuyết, những sai phạm trong công tác cho vay để từ đó có những biện pháp khắc phục thiết thực hơn. Do đó Ngân hàng cần phải: - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Nâng cao chất lượng tự kiểm tra của Ngân hàng, tham mưu cho ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện trong việc giám sát tình hình thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất cập, vướng mắc ở cơ sở. - Để hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả cần tăng cường và tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với các nghiệp vụ của Ngân hàng. Đồng thời Đại học Kin h tế Hu ế tiến hành xử lý, khắc phục những sai phạm kịp thời sau khi kiểm tra, thường xuyên tổ chức tốt công tác điều tra, kiểm soát đối chiếu nợ nhằm ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh để đảm bảo một môi trường tín dụng lành mạnh. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và phát huy được hiệu quả thực sự: + Trước khi cho vay: Nắm danh sách hộ nghèo tại địa phương, điều tra nắm bắt thông tin về các hộ nghèo, thẩm định các điều kiện vay vốn, lập thủ tục cho vay hoặc từ chối cho vay. + Trong khi cho vay: Giải ngân vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay + Sau khi cho vay: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay, đôn đốc hộ vay trả lãi và trả nợ khi đến hạn, thu hồi và xử lý nợ vay nếu xảy ra nợ quá hạn. 3.2.4. Giải pháp về lãi suất và thu hồi vốn Giải pháp về lãi suất: Một trong những nguyên nhân gây cản trở việc vay vốn của hộ nghèo chính là lãi suất. Tuy lãi suất cho vay đối với người nghèo hiện nay của NHCSXH là rất thấp. Song do mức sống của người nghèo còn không cao. Bởi vậy với lãi suất cho vay ưu đãi như thế, đối với nhiều hộ nghèo nơi đây vẫn là một khó khăn. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi hộ nghèo để quy định mức lãi suất sao cho phù hợp. Cụ thể như: - Lãi suất cho hộ nghèo vay trung và dài hạn thì cao hơn ngắn hạn. - Đối với những khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao thì có thể xem xét miễn giảm lãi suất cho họ. Về công tác thu hồi vốn: Để thực hiện có hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ, cũng cố phát triển sản xuất, vực dậy các hộ nghèo vay vốn thực sự khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ, góp phần làm lành mạnh các quan hệ tín dụng trên địa bàn, từng bước tạo sự bình đẳng giữa các hộ nghèo vay vốn, đồng thời sớm ngăn chặn hiện tượng bùng phát có tính dây chuyền của những hộ vay vốn có tính chây lỳ, trốn tránh nhiệm vụ trả nợ hoặc có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước khoanh nợ, xóa nợ, theo tôi Ngân hàng cần tham khảo một số giải pháp sau: Đại học Kin h tế Hu ế - Tăng cường công tác tuyên truyền cho trương trình XĐGN, thực hiện vận động thường xuyên để làm chuyển biến nhận thức người nghèo, hộ vay phải hiểu rõ đã vay vốn thì phải có ý thức trả nợ cho Ngân hàng, đặc biệt khơi dậy các yếu tố nội lực của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, từng bước vươn lên hòa nhập với cộng đồng, phải có cơ chế khuyến khích động viên hộ nghèo thoát nghèo, xã vượt nghèo. Đồng thời tiến hành phân loại đối tượng vay vốn và xử lý nợ theo quy định của Chính Phủ. - Đối với những hộ nghèo vay vốn sản xuất có hiệu quả nhưng cố tình chây lỳ không trả nợ hoặc trả nợ cầm chừng để sử dụng vốn vào việc khác thì Ngân hàng không nên xử lý đại trà. Nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến mất tác dụng đồng thời tạo cho hộ vay càng chây lỳ hơn. Do đó Ngân hàng cần chọn ra những hộ vay vốn điển hình, lập đầy đủ hồ sơ, tập hợp những chứng cứ pháp lý đưa ra xét xử theo pháp luật, cương quyết cưỡng chế xử lý để thu nợ. Vừa để ngăn chặn tư tưởng ỷ lại vừa để làm gương cho các hộ khác. - Gắn trách nhiệm cho vay và thu nợ cụ thể đến từng cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Có nghĩa là cán bộ tín dụng nào tiếp xúc với người vay thì chính người đó phải có trách nhiệm thu hồi cả vốn lẫn lãi. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ phải có trách nhiệm đối với từng khoản tiền đã cho vay của Ngân hàng. - Ngoài ra Ngân hàng nên khoán chỉ tiêu thu hồi nợ cho từng cán bộ tín dụng để họ thực hiện tốt hơn công việc của mình. 3.2.5. Giải pháp xử lý nợ quá hạn Việc xảy ra nợ quả hạn là một rủi ro lớn của Ngân hàng, do vậy Ngân hàng có thể xem xét một số giải pháp như sau: - Phải có trương trình làm việc cụ thể. - Cần có ít nhất hai cán bộ tín dụng tham gia vào cuộc gặp gỡ với người vay và thẩm định lại những gì người vay nói. - Thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Nói rõ cho họ hiểu những gì mà Ngân hàng đang mong chờ ở họ. - Biết cố gắng lắng nghe và cố gắng thu thập càng nhiều thông tin về người vay càng tốt. Đại học Kin h tế Hu ế - Ngân hàng nên tổ chức thu hồi những khoản nợ khó đòi. Khi xét thấy còn có thể cứu vãn được tình hình và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là chưa thực sự vần thiết thì có thể xem xét cho giãn nợ để khôi phục khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Đây chính là giải pháp nuôi nợ để thu nợ. - Bám sát đôn đốc trả nợ đúng kế hoạch đối với những khách hàng có thiện chí trả nợ đã cam kết, xử lý ngay những sai hẹn bất ngờ trong kế hoạch trả nợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể trả hết các khoản nợ bằng chính thu nhập của gia đình mình. 3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý điều hành và trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động cho vay của Ngân hàng là một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, và đặc biệt là đối với NHCSXH. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả thì nhân tố quan trọng mang tính chất quyết định đến sự thành bại đó là con người. Có thể nói con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Theo chủ trương của NHCSXH Việt Nam và định hướng của chính quyền huyện Thiệu Hóa nhằm đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, chi nhánh NHCSXH huyện đã và đang đào tạo đội ngũ cán bộ ngoài những phẩm chất đạo đức, chính trị và nghiệp vụ chuyên môn còn có những tiêu chuẩn sau: Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động: - Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung, chế độ chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo nói riêng để có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành. - Phải có trình độ, giỏi nghiệp vụ chuyên môn Ngân hàng nói chung và tinh thông nghiệp vụ tín dụng nói riêng, có những kiến thức về kinh tế tổng hợp, có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức cơ bản về pháp luật và pháp luật kinh tế nói riêng. Có hiểu biết về khoa học tâm lý, phải biết sử dụng phương tiện tin học và ngoại ngữ thông dụng cần thiết. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tự nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của bản thân, phải thiết lập được mối quan Đại học K n h tế Hu ế hệ tốt với các ban ngành liên quan và nhân dân địa phương, quan tâm đúng mức tới khách hàng (hộ nghèo vay vốn) cũ và mới của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải sâu sát thực tế, có những hiểu biết nhất định về cơ chế thị trường và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra còn phải có năng khiếu nghề nghiệp trong kiểm tra thẩm định dự án, phải biết sử dụng các thủ pháp nghệ thuật cần thiết khi tiếp xúc với khách hàng để thăm dò các thông tin liên quan cần thiết. Không quá dễ dãi cho vay đối với những người thân thuộc, có quan hệ bạn bè. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên tham dò khách hàng, qua đó có thể nắm bắt được các thông tin quan trọng giúp cho các khoản vay có thể được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, tuyệt đối tuân thủ các chính sách cho vay do lãnh đạo đề ra. Mặt khác cũng thường xuyên kiểm tra duy trì chế độ khách hàng. Có giải pháp xử lý kịp thời các vướng mắc nhằm bảo đảm an toàn hiệu qua vốn cho vay. Song song với việc nâng cao trình độ cho cán bộ cần xây dựng các chỉ tiêu lao động hợp lý, đây chính là cơ sở để sắp xếp lao động và phân công lao động một cách khoa học, có hiệu quả, đồng thời cũng là căn cứ để trả thù lao lao động cho thỏa đáng. 3.3. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO 3.3.1. Các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh - Cho vay đúng đối tượng: Việc xác định đối tượng, xem xét những hộ nghèo thực sự có nhu cầu vay vốn để sản xuất hay không, đây là vấn đề có tính quyết định để đảm bảo đồng vốn sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả. Vốn cho các hộ nghèo vay để phát triển sản xuất phải được linh hoạt trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trên địa bàn. - Không được phân biệt đối xử với hộ nghèo, là hộ nghèo thì được vay vốn và bình đẳng như nhau, miễn là có khả năng lao động, có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, có đủ điều kiện vay vốn theo quy định. - So với lãi suất cho vay tại các Ngân hàng khác trên địa bàn thì lãi suất cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa là rất thấp. Tuy nhiên với mức sống của một bộ phận người nghèo hiện nay thì lãi suất như vậy vẫn còn là một vấn đề khó khăn. Do đó Đại học Kin h t Huế Ngân hàng cần có những sự điều tiết hợp lý về lãi suất để tạo điều kiện cho người nghèo được vay vốn có hiệu quả hơn. - Đối với người nghèo, nông nghiệp là quan trọng hơn đối với những người khác, đó là nguồn sống chủ yếu của các hộ nghèo. Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh Do đó, để người nghèo được yên tâm tiếp tục sản xuất khi gặp rủi ro, nhà nước ta có chính sách xử lý nợ bị rủi ro để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gặp rủi ro bất khả kháng gây thiệt hại đến vốn và tài sản của người vay. Những trường hợp rủi ro này dù xảy ra trên diện rộng, hay hẹp, dù khoản vay đến hạn hay chưa đến hạn hoặc quá hạn đều được Ngân hàng xem xét xử lý tùy theo mức độ thiệt hại. 3.3.2. Các giải pháp nhằm giúp đõ hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả 3.3.2.1. Về phía Ngân hàng - Cần tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo trong việc vay vốn, hướng dẫn họ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. - Ngân hàng cần có những tính toán cụ thể để lịch trình giải ngân phù hợp với thời vụ sản xuất kinh doanh của bà con. - Cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra thẩm định chặt chẽ tính khả thi của các dự án xin vay trước khi quyết định cho vay. - Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ về tình hình sử dụng vốn, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm giúp đỡ hộ nghèo mở rộng sản xuất, tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh: vốn, giống, phân bón, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 3.3.2.2. Về phía hộ nghèo Để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả thì đầu tiên nó phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng vươn lên của bản thân mỗi hộ. Nguồn vốn không phải là nguồn trợ cấp, do đó buộc bản thân mỗi hộ phải chịu khó làm ăn, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả. Đại ọ Kin h tế Hu ế - Trước khi có ý định vay vốn, mỗi hộ nên vạch ra cho mình một phương án sản xuất, mục đích sản xuất, cụ thể sẽ làm gì, trồng cây gì, nuôi cây gì Sau đó cần tính toán một cách chi tiết các chi phí cần thiết để thực hiện phương án đó, kiểm tra vốn tự có của mình là được bao nhiêu trong tổng chi phí của dự án và xác định đúng số vốn cần vay. Điều quan trọng là phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm đang định sản xuất để từ đó có những phương hướng sản xuất thích hợp, đạt được kết quả như mong muốn. - Phải có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, tiến hành sản xuất ngay khi có vốn, trên thực tế nhiều hộ nghèo khi vay được tiền không dùng ngay vào sản xuất mà đã chi tiêu cho những nhu cầu khác dẫn đến hao hụt và thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh các hộ cần có sự hoạch toán thu chi rõ ràng. - Các hộ nghèo phải tranh thủ tiếp thu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên sử dụng các giống vật nuôi cây trồng có chất lượng tốt. Đại học Kin h tế Hu ế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.1. KẾT LUẬN Việc đẩy lùi được đói nghèo trong thực tiễn đất nước ta hiện nay không phải là công việc đơn giản, ngày một ngày hai, đó là công việc của cả đất nước, và mọi người đều phải có trách nhiệm đối với mọi thành viên trong xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay người nghèo đã nhận được rất nhiều sự ưu đãi từ phía Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân trong cả nước. Thông qua các chương trình ủng hộ đồng bào khó khăn, qua các dự án XĐGN của Nhà nước, nguồn vốn đã được cung cấp, bù đắp phần nào những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống của người dân nghèo. Sau quá trình thực tập tại NHCSXH Thiệu Hóa tôi rút ra một số kết luận: Tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện còn cao – trên 12%. Cán bộ và nhân dân của huyện vẫn đang gặp nhiều khó khăn do gặp nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trong những năm trở lại đây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, làm cho công tác XĐGN của huyện nhà gặp không ít khó khăn. Hiện nay số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng Ngân hàng CSXH chưa đáp ứng được, một bộ phận dân nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng. Do đó trong thời gian tới, Ngân hàng cần chú trọng phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương thông qua các hình thức gửi tiết kiệm. Người dân nghèo đã có một lợi thế rất lớn khi NHCSXH huyện Thiệu hóa đó là có thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất theo nguyện vọng của mình. Trong hoàn cảnh của các hộ nghèo hiện nay nguồn vốn vay thực sự có ích rất lớn bởi người dân đa phần không tích lũy được vốn để sử dụng vào các mục đích đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình vay và sử dụng nguồn vốn vay của hộ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Một số hộ đã có cố gắng nhiều trong hoạt động sản xuất của mình sử dụng nguồn vốn vay hợp lý, thêm vào đó hộ đã chăm chỉ làm ăn nên đã có những thành công nhất định, kinh tế của hộ ngày càng vững mạnh, có thể trả nợ cho Ngân hàng và vươn lên thoát khỏi ngưỡng đói nghèo. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hộ sử dụng nguồn vốn vay chưa có hiệu quả. Vốn vay được sử dụng vào các mục đích như Đại học Kin h tế Hu ế mua sắm phương tiện sinh hoạt, trả nợ, việc đầu tư chỉ dừng lại ở mức thấp nên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, theo lối tự cung tự cấp là chính mà sản xuất của hộ chưa theo hướng sản xuất hàng hóa nên hiệu quả mang lại còn khiêm tốn. Bộ phận những hộ này không những không thu được gì từ hoạt động đầu tư nguồn vốn vay mà làm mất cả vốn, làm cho các hộ không thoát được nghèo mà càng trở nên khó khăn thậm chí không trả nợ nổi cho Ngân hàng. Quy mô sản xuất của các hộ nghèo vay vốn nói riêng và của các hộ nông dân trên địa bàn huyện còn nhỏ bé. Nguồn thu của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp, ngành nghề phụ không phát triển nên thu nhập và đời sống của người dân còn rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp thì trình độ cơ giới hóa đồng ruộng chưa cao, vốn đầu tư của người dân còn rất khiêm tốn. Người dân chủ yếu sản xuất theo hướng tự cung tự cấp mà chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của thị trường để đưa sản xuất của hộ phát triển theo xu thế hàng hóa. Vay vốn và để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả là cả một quá trình khó khăn, đòi hỏi ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi hộ nghèo. Nếu mỗi hộ nghèo chỉ có tư tưởng ỷ lại, hoàn toàn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ không bao giờ thoát nghèo được. 1.2. KIẾN NGHỊ 1.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và chính quyền địa phương - Đối với nhà nước: Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo cho người nghèo vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất như: chính sách trợ giá hàng hóa nông sản, khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư, cung cấp các kênh thông tin về thị trường, giá cả, thời tiết, dịch bệnh,, tạo điều kiện hạn chế thấp nhất mọi rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn nữa một số chính sách như: chính sách quy hoạch đất đai, chính sách lao động và việc làm Đối với chính quyền địa phương: + Xóa Đói Giảm Nghèo vừa là một nhiệm vụ có tính chất cấp bách vừa có tính lâu dài, do đó đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm và có Đại học Kin h tế Huế những chương trình, giải pháp thiết thực hơn nữa để Xóa Đói Giảm Nghèo thực sự trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân. + Đề nghị HĐND, UBND các cấp trích một phần trách nhiệm chi thường xuyên ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng chính sách xã hội lập quỹ cho vay Xóa Đói Giảm Nghèo. + Hằng năm tổ chức việc điều tra hộ đói nghèo và phân tích nguyên nhân để có giải pháp, kế hoạch đầu tư phù hợp với từng địa bàn, hướng dẫn tập trung đầu tư vào những nguyên nhân đói nghèo bức xúc của vùng. Đề nghị thường xuyên cũng cố đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, tổ chức tập huấn các kiến thức cơ bản về định hướng phát triển của địa phương, kiến thức sản xuất và cách tổ chức thực hiện các chương trình. Và nhất là tăng thêm chế độ phụ cấp để họ tiếp tục làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi công tác XĐGN tại địa phương. + Cần tạo điều kiện cho hộ nghèo có thể vay vốn như đã quy đnh. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kết hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng về việc thẩm định, kiểm tra trong quá trình vay vốn, giúp cán bộ của Ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc các trường hộ trốn nợ. Cần tuyên truyền động viên bà con vay vốn trả nợ đúng kỳ hạn cho Ngân hàng. Cần quan tâm hơn nữa đến tình hình sản xuất của các hộ nghèo và cần có thêm những dịch vụ hỗ trợ cho bà con trong quá trình sản xuất. 1.2.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Thiệu Hóa - Cần tinh giảm hơn nữa trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục cho vay vốn, hạn chế tối đa việc đi lại của nhân dân và cán bộ tín dụng - Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng và cán bộ liên quan đến công tác XĐGN. - Trang bị thêm vật chất kỹ thuật đảm bảo giao dịch kịp thời, nhất là trang bị cho các tổ chức giao dịch lưu động. - Cần có sự điều chỉnh hợp lý lại tỷ lệ phân chia phí ủy thác cho cấp hội theo hướng ưu tiên cho cơ sở nhiều hơn. - Ngân hàng phải hường xuyên chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hộ vay vốn đối với hộ nghèo, đồng thời Đại ọ Kin h tế Hu ế kiểm tra chặt chẽ sử dụng vốn vay của các hộ nghèo để tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích. - Tiếp cận gần gũi khách hàng hơn nữa, giúp đỡ khách hàng về cách thức làm ăn, hướng dẫn họ làm ăn có hiệu quả, nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng (hộ nghèo và các đối tượg chính sách khác) để từ đó giải quyết cho vay nhanh chóng, đúng chế độ, tránh thất thoát vốn. 1.2.3. Đối với hộ nghèo vay vốn và các tổ chức hội – đoàn thể - Đối với các tổ chức hội, Đoàn thể: + Đề nghị các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác bán phần tăng cường phối hợp với cán bộ chuyên trách Xóa Đói Giảm Nghèo, tham mưu cho UBND các xã, thị trấn bình xét vay vốn đúng đối tượng, công khai, rõ ràng, nên ưu tiên cho những hộ nghèo có sức lao động, có đầu óc sản xuất nhưng thiếu vốn làm ăn. + Các hội cơ sở cần phối hợp, chủ động đề xuất với chính quyền địa phương xử lý các món nợ khó đòi, không chịu trả nợ trên địa bàn, góp phần làm trong sạch dư nợ của cấp hội quản lý. - Đối với hộ nghèo vay vốn + Cần sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải trung thực, không nên lập các thủ tục giả để vay vốn cho những mục đích không chính đáng. + Phải hoàn trả vốn đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi để tạo điều kiện cho Ngân hàng quay nhanh vòng vốn cho lần sau, không nên có thái độ chây ỳ. + Trường hợp nếu gặp rủi ro trong quá trình sản xuất, không thể hoàn trả nợ đúng thời hạn vay cho Ngân hàng thì phải làm đơn xin gia hạn nợ kịp thời, trường hợp đặc biệt có thể xin khoanh nợ để có biện pháp khắc phục kịp thời. + Bản thân hộ nghèo phải tự nỗ lực vươn lên, luôn tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất ngày càng có hiệu quả cao hơn. Đại học Kin h tế Hu ế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS, TS Phùng Thị Hồng Hà, Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, đại học kinh tế huế. 2. Nguyễn Quang Phục, bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, đại học kinh tế Huế (9/2009). 3. Báo cáo tình hình kinh tế và niên giám thống kê huyện Thiệu Hóa qua các năm 2007 – 2009. 4. Một số luận văn, báo cáo, tài liệu tham khảo khác. 5. Các trang website. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_cho_vay_va_su_dung_von_vay_o_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_huyen_thieu_hoa_5948.pdf
Luận văn liên quan