Khóa luận Tình hình đầu tư phát triển giao thông đường bộ huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012, thực trạng và một số giải pháp

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Yên Thành là huyết mạch của nền kinh tế huyện và là một phần giao thông quan trọng của đất nước do vậy để phát triển KT - XH thì trước hết huyện Yên Thành cần chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đi trước một bước để định hướng, tạo tiền đề cho sự phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là chìa khóa quan trọng để tăng cường sức bật của kinh tế, mở ra một xu thế tăng cường hội nhập giao lưu giữa với các vùng miền trên cả nước. Trong đó cần chú trọng đầu tư vào GTNT vì GTNT là một trong những mắt xích thiết yếu nhằm thúc đẩy phát triển cơ giới hoá sản xuất, trao đổi hàng hoá ở nông thôn và nó cũng góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và giảm cách biệt giữ nông thôn và thành thị. Trong quá trình nghiên cứu về tình hình đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ của huyện Yên Thành, tôi nhận thấy hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển. Mạng lưới các tuyến đường phân bổ khá hợp lý tạo ra sự kết hợp liên hoàn từ đường quốc lộ, tỉnh lộ nối với các tuyến đường GTNT, có nhiều tuyến đường quan trọng được chính quyền huyện ưu tiên chú trọng đầu tư để tạo ra sự lan tỏa trong vùng. Nhà nước thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển vào hệ thống đường bộ vì vậy nguồn vốn huy động đầu tư ngày một tăng cao, hệ thống các tuyến đường giao thông nông thôn đang dần được đầu tư hoàn thiện. Về cơ bản đã chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải và việc vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, sự giao lưu đi lại của nông dân thuận lợi hơn cũng như dần đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bên cạnh đó hệ thống đường bộ huyện Yên Thành vẫn còn một số hạn chế: tỷ lệ rải mặt đường nhựa, bêtông trong toàn huyện còn chiếm tỷ lệ thấp; khoảng 42,98%, còn lại là đường đất và cấp phối trong đó đường đất chiếm tỷ lệ lên tới 43,89%. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ có một vai trò quan trọng trong sự phát triển KT - XH, tạo ra sự liên kết trong vùng nhưng lại chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 2,4%. Nhiều tuyến đường có chất lượng còn thấp, chưa đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành. Trong quá trình giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông còn diễn ra nhiều tranh chấp nên dẫn tới Đ

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư phát triển giao thông đường bộ huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012, thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời dân ngày một tăng cao. b. Phương tiện xe máy Xe máy là phương tiện cá nhân được sử dụng nhiều ở các vùng đô thị cũng như là nông thôn, xe máy có giá phù hợp với thu nhập của người dân, nó mang tính chất rất cơ động trong vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa có khối lượng nhỏ và có thể đến được những nơi mà ô tô không thể đến được, đây là phương tiện phổ biến, chủ yếu phục vụ cho việc đi làm đồng, làm nương rẫy và giao lưu của người dân. Trong giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trưởng xe máy ở Yên Thành là khá cao. (Nguồn: số liệu thứ cấp) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Bảng 13: Số lượng xe máy và tốc độ tăng qua các năm. ĐVT: Chiếc Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng xe máy 74278 86840 93090 % tốc độ tăng so với năm trước 116,92 107,19 (Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Yên hành giai đoạn 2007 -2011 và báo cáo phát triển KT - XH 2012) Qua bảng trên ta thấy số lượng xe máy tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2011, phương tiện xe máy tăng hơn năm 2010 là 16,92% tương ứng với 12562 xe, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,19% tương ứng là 6250 xe, và so với năm 2010 là 18812 chiếc. Số luợng tăng nhanh như vậy là do các con đường ngày càng được nâng cấp hoàn thiện làm cho nhu cầu đi lại của người dân ngày càng nhiều và do đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Trong đó tăng mạnh nhất là các loại xe có giá thành rẻ, chất lượng thấp phù hợp với thu nhập của người dân nông thôn. Loại xe này đóng góp phần lớn trong việc vận chuyển, luân chuyển hàng hoá, hành khách trên đường GTNT tại địa phương. Hiện nay, phương tiện giao thông phát triển nhanh về chất lượng cũng như trọng tải, các chủ phương tiện thường cơi nới chở quá tải, nhất là đối với những vùng sâu vùng xa nơi mà chỉ có các phương tiện vận tải lớn hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu. Mặt khác, do đường GTNT được thiết kế với bề rộng hẹp, các tiêu chuẩn về đường thấp, chủ yếu mặt đường là cấp phối hoặc đất, do đó việc khai thác và vận chuyển còn gặp khá nhiều khó khăn.Vì vậy, chính quyền cần có chính sách đầu tư để nâng cấp đường ở những vùng nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải nông thôn đi lại dễ dàng hơn và khai thác hết công suất. Việc sử dụng hợp lý phương tiện để nâng cao hiệu quả vận tải và cải thiện chất lượng chuyến đi là một vấn đề cần đuợc quan tâm. Việc lựa chọn cơ cấu phương tiện phù hợp đối với từng vùng hiện nay chủ yếu được xây dung dựa trên các tiêu chí sau: - Phù hợp giữa các điều kiện kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện. - Phù hợp giữa nhu cầu vận chuyển và năng lực vận chuyển của phương tiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 -Phù hợp giữa chủng loại phương tiện với đặc tính của hàng hoá và luồng tuyến vận chuyển. - Điều kiện tự nhiên, hiệu quả KT - XH - môi trường. - Tốc độ phát triển của ngành vận tải và kinh tế của vùng. Mặc dù thời gian qua hoạt động vận tải trên địa bàn huyện đã có sự phát triển nhưng vẫn còn một số hạn chế do các yếu tố sau: + Hoạt động của các loại xe cơ giới thông dụng ở nông thôn bị hạn chế vì cấp kỹ thuật của các công trình GTNT mặc dù hiện nay nhiều công trình hạ tầng cơ sở GTNT đã được cải tạo và làm mới nhiều. + Phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá ở nông thôn chủ yếu dựa vào các loại xe ôtô tải trọng nhỏ, xe hoán cải, xe máy, xe đạp, xe súc vật kéo và đi bộ. + Tại các khu vực miền núi, người dân đi bộ còn chiếm tỷ lệ cao và đi bộ với những khoảng cách rất xa để tới các cơ sở và dịch vụ như trường học, trạm y tế, chợ búa,... Các phương tiện vận chuyển hành khách vùng nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa chủ yếu là các xe cũ chất lượng kém, thường chở cả người và hàng, điều kiện đảm bảo an toàn không đáp ứng tiêu chuẩn và phương tiện hoạt động thường xuyên trên các tuyến đường núi do đó hay bị mất an toàn gây tai nạn giao thông. Điều cần lưu ý là đối với loại hình đường miền núi nên chọn các xe đảm bảo các yếu tố sau: giá rẻ và các yếu tố kỹ thuật và an toàn tối thiểu để phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Bên cạnh đó yêu cầu chung phải đảm bảo là máy khoẻ, khung khoẻ, gầm cao. Ngoài ra, trong thời gian trung hạn cũng như lâu dài, các phương tiện thô sơ chở hàng và khách vẫn còn tiếp tục xuất hiện ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các phương tiện cá nhân chở khách như xe máy, xe đạp sẽ tăng ở các khu vực nông thôn, cả khu vực kinh tế phát triển và các khu vực kinh tế chậm phát triển. 2.3. Hiện trạng về nguồn vốn đầu tư Do đặc điểm của các công trình hạ tầng GTĐB là đòi hỏi một lượng vốn rất lớn nên huyện Yên Thành tiến hành huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông từ các nguồn vốn khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, vay nước ngoài ODA, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 14: Vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ ĐVT: triệu đồng STT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng vốn đầu tư 116212 122971 155105 2 Ngân sách tỉnh 20563 15754 12492 % so với tổng vốn đầu tư 17,69 12,81 8,05 3 Ngân sách huyện 39479 29056 26054 % so với tổng vốn đầu tư 33,97 23,63 16,80 4 Ngân sách xã 7412 12428 10412 % so với tổng vốn đầu tư 6,38 10,11 6,71 5 Nhân dân đóng góp 24608 39790 59501 % so với tổng vốn đầu tư 21,18 32,35 38,36 6 Nguồn hỗ trợ khác 24150 25943 46646 % so với tổng vốn đầu tư 20,78 21,10 30,07 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thành ) Từ bảng số liệu trên ta thấy, lượng vốn để đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ huyện trong giai đoạn 2010- 2012 là khá lớn với 394288 triệu đồng và tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư năm 2010 là 116212 triệu đồng thì đến năm 2012 lượng vốn đầu tư đã lên tới 155105 triệu đồng. Lượng vốn đầu tư phát triển cho giao đường bộ huyện Yên Thành có sự biến động qua các năm. Giảm lượng vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư đầu phát triển hệ thống đường bộ. Cụ thể: năm 2010,vốn từ Ngân sách tỉnh chiếm 17,69% trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2011 con sồ này là 12,81%, đến năm 2012 là 8,05%. Ngân sách huyện năm 2010 chiếm 33,97% trong tổng vốn đầu tư giảm xuống còn 16,80% trong tổng vốn đầu tư vào năm 2012. Đây là xu hướng đúng đắn trong tình trạng vốn tập trung của NSNN còn hạn hẹp và xu hướng này sẽ làm cho NSNN tăng lên. Bên cạnh đó nhà nước còn khuyến khích mọi nguồn vốn tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông nói chung và GTĐB nói riêng. Nguồn vốn do dân đóng góp cho đầu tư phát ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 triển hệ thống giao thông đường bộ có sự tăng lên đáng kể trong thời gian qua . Năm 2010 lượng vốn do dân đóng góp là 24608 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 21,18% trong tổng vốn đầu tư phát triển thì đến năm 2012 lượng vốn do dân đóng góp là 59501triệu đồng, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 năm là 38,36% trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn do dân đóng góp chiếm tỷ trọng cao như vậy là do trong thời gian này huyện có chính sách “nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông” nên chính quyền huyện tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí 150000đ/người để thực hiện thành công chính sách mà huyện đã đề ra. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ các nguồn hỗ trợ khác cũng có sự tăng lên đáng kể: năm 2010 nguồn vốn từ các nguồn hỗ trợ khác cho đầu tư phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn huyện là 24150 triệu đồng, chiếm 20,78% thì đến năm 2012 lượng vốn từ nguồn hỗ trợ khác là 46646 triệu đồng tương ứng chiếm 30,07%. Lượng vốn từ nguồn hỗ trợ khác chiếm tỷ lệ lớn như vậy là do trong thời gian này huyện nhận được một phần vốn do ngân hàng thế giới tài trợ để thực hiện chương trình dự án GTNT 3. Mặc dù lượng vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ tăng qua các năm nhưng lượng vốn từ NSNN đầu tư cho lĩnh vực này lại giảm. Bảng 15: Tỷ trọng vốn NSNN cho giao thông đường bộ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng VĐT phát triển GTĐB (Tr.Đ) 116212 122971 155105 Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 105,82 133,47 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 105,82 126,13 Vốn NSNN phát triển GTĐB (%) 67454 57238 48958 Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 85 73 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 85 86 Tỷ trọng VĐT NSNN/Tổng VĐT GTĐB (%) 58,04 46,54 31,56 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành) Qua bảng trên ta thấy: lượng vốn NSNN đầu tư cho giao thông đường bộ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên có xu hướng giảm xuống qua các năm: năm 2010 là 67454 triệu đồng tương ứng chiếm 58,04% trong tổng vốn đầu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 tư giao thông đường bộ, đến năm 2012 lượng vốn đầu tư chỉ còn 48958 triệu đồng, chiếm 31,56% trong tổng vốn đầu tư giao thông đường bộ, tỷ lệ giảm tương ứng là 27,42%, vốn NSNN có sự giảm xuống như vậy là do nước ta đang chịu ảnh hưởng năng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu nên nhà nước phải thực hiện các chính sách cắt giảm đầu tư công. Bảng 16: Dự kiến lượng vốn đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ của huyện giai đoạn 2011-2020 ĐVT: tỷ đồng Số tiền % so với tổng kinh phí Tổng kinh phí 2558,4 100 Ngân sách nhà nước 258,84 10,01 Vốn do dân góp 1294,2 50,59 Nguồn hỗ trợ khác 1025,36 39,40 (Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông đường huyện 2011-2020) Dự kiến giai đoạn 2011 – 2020 huyện Yên Thành cần lượng vốn rất lớn là 2558,4 tỷ đồng để đầu tư phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn huyện nhằm mở mới, duy tu, bảo dưỡng các con đường làm tăng năng lực của nền kinh tế huyện, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn. Với một địa bàn nông thôn rộng lớn, yêu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạn tầng giao thông với khối lượng lớn nên những năm qua, nhà nước đã chủ trương huy động các nguồn lực trong dân vào vào xây dựng các công trình giao thông nông thôn, trong đó huy động từ nhân dân, từ các nguồn tài trợ, vốn ODA, vốn từ các chương trình phát triển giao thông nông thôn đây là một chủ trương đúng đắn của nhà nước huy động mọi nguồn vốn tham gia đầu tư giao thông sẽ giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước. Tỷ lệ vốn cần huy động trong giai đoạn 2011- 2020: vốn NSNN là 258,84 tỷ đồng tương ứng chiếm 10,01% trong tổng nguồn vốn cần huy động, vốn do dân đống góp 1294,2 tỷ đồng tương ứng chiếm 50,59% trong tổng nguồn vốn cần huy động, vốn khác chiếm 39,40%. Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa vốn NSNN và vốn do dân góp. Như vậy là gánh nặng của nhân dân là rất lớn trong chiến lược phát triển giao thông đường bộ của huyện, đời sống của đại bộ phận người dân trong huyện còn nghèo, gặp nhiều khó khăn trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 cuộc sống. Vì vậy chính quyền huyện cần có các chính sách huy động các nguồn vốn khác để giảm bớt sự thiếu vốn hiện nay, cũng như giảm nhẹ gánh năng cho nhân dân. Từ đó vừa phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và phát triển kinh tế xã- hội. 2.4. Hiện trạng về các chính sách phát triển 2.4.1. Các chính sách của nhà nước Các chính sách quản lý được thể hiện ở cả ở tầm vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng đến công tác huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB: - Ở tầm vĩ mô thì đó là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trung ương từ khâu thu NSNN, kế hoạch phân bổ vốn đến khâu quản lý và sử dụng vốn nhằm giảm thiểu được tình trạng thất thoát lãng phí. - Ở tầm vi mô thì đó là trình độ quản lý của các ban quản lý của mỗi dự án nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Nội dung của chính sách gồm có: - Những chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của dự án đầu tư sao cho hạ thấp được chi phí đầu tư nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của dự án đâu tư. - Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, và lựa chọn các phương án khả thi để phê duyệt. - Xây dựng cơ chế đấu thầu, chọn thầu,nhằm tránh thất thoát nguồn vốn. 2.4.2. Tổ chức quản lý, phân cấp quản lý hệ thống đường bộ Theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ KCHTGT đường bộ có 4 cấp tham gia quản lý hệ thống giao thông đường bộ là: - Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nôi địa) - Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT) - Cấp Huyện: UBND Huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng) - Cấp xã: UBND xã Cấp trung ương Bộ GTVT, Tổng Cục đường bộ Việt Nam: có trách nhiệm quản lý nhà nước hệ thống Giao thông bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 dựng và bảo trì hệ thống Giao thông. Bên cạnh đó còn có sự liên quan của các bộ Kế hoạch- Đầu tư, Tài Chính và Xây Dựng. Cấp tỉnh Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển giao thông theo chiến lược phát triển chung. Tại Sở GTVT, tổ chức mỗi Sở có khác nhau nhưng thông thường có các Phòng tham gia quản lý theo dõi như phòng Quản lý giao thông, Kết cấu hạ tầng, Kế hoạch kỹ thuật, Vận tải; ở các bộ phận này có cán bộ theo dõi chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Nhìn chung, cán bộ cấp tỉnh (Sở GTVT) có chuyên môn về kỹ thuật, kinh tế, quản lý, trình độ học vấn từ cao đẳng chuyên ngành trở lên, có đủ trình độ để quản lý. Cấp huyện Uỷ ban nhân dân huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện, đường xã. Hiện tại, Phòng Công Thương được giao giúp Ủy ban nhân dân hyện quản lý GTNT trên địa bàn Huyện. Thông thường phòng Công Thương có 3-5 cán bộ tham gia theo dõi giao thông chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Cấp xã Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường xã, đường thôn xóm, trục chính nội đồng, huyện còn ủy quyền cho các xã quản lý thêm cả hệ thống đường huyện đi qua khu vực của xã mình. Sơ đồ 1: Sơ đồ quản lý các cấp về giao thông (Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông huyện). Hình 11. Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về GTNT UBND Tỉnh UBND Huyện UBND Xã Bộ GTVT Sở GTVT Phòng Công Thương Cán bộ chuyên trách ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.4.3. Các chính sách khuyến khích phát triển GTNT Chính sách “nhà nước và nhân dân cùng làm” là một kênh huy động nguồn lực đầu tư có hiệu quả trong thời gian qua. Địa phương cần có những biện pháp khác nhau để thực hiện huy động nguồn lực đầu tư phát triển giao thông đường bộ như hỗ trợ một tỷ lệ từ ngân sách tỉnh cho phát triển giao thông, huy động đóng góp bằng tiền, lao động của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức đóng trên địa bàn. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn huyện đã đổ bê tông xi măng được 514,22km và có 386,66km đường nhựa. Những năm trở lại đây, mạng lưới GTNT trên địa bàn có bước phát triển mạnh các tuyến đường huyện, các tuyến đường liên xã, liên thôn được rải đá răm nhựa và đổ bêtông xi măng ngày càng nhiều. Hầu hết các xã, thị trấn đều xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển GTNT và hàng năm tiến hành đầu tư theo khả năng nguồn vốn của địa phương và sự hỗ trợ của cấp trên. Việc duy tu, nâng cấp và làm mới các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện đã chủ yếu được thực hiện theo phương thức: “Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp vật tư và nhân công”. Năm 2012, trên cơ sở thực hiện tốt cơ chế dân chủ huy động mỗi lao động đóng góp để duy tu, sữa chữa các tuyến đường huyện, xã là 150000 đồng/người. Đối với lao động sản xuất nông nghiệp ưu tiên huy động bằng lao động sống, dùng vật liệu tại chỗ như cát sỏi hoặc cấp phối đá thải lèn hoặc tiền mặt nếu thống nhất được. Đối với lao động phi sản xuất nông nghiệp đưược phép huy động băng tiền mặt để địa phương có điều kiện cứng hóa mặt đường và kinh phí đền bù mặt bằng. Quá trình triển khai các công trình có nguồn vốn đóng góp của nhân dân đảm bảo theo quy chế dân chủ, sử dụng cơ chế nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra từ khi xây dựng đến khi hoàn thành; Ban quản lý, giám sát báo cáo việc thu chi trước nhân dân, khi công trình hoàn thành được nghiệm thu, quyết toán. Bởi vậy, phong trào làm đường GTNT được nhân dân đồng tình ủng hộ và nhất trí cao. Nhiều địa phương nhân dân tự huy động 100% kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT. 2.5. Tác động của đầu tư phát triển giao thông đường bộ tới phát triển kinh tế- xã hội của Huyện Yên Thành Công trình giao thông đường bộ là những cây cầu, những con đường mới vì vậy nó mang tính công cộng và xã hội hóa cao. Nhờ có những hạng mục công trình mới ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 được đưa vào sử dụng mà năng lực phục vụ của ngành được tăng lên và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và của người dân.Hiệu quả kinh tế-xã hội của các hạng mục công trình này thường được thể hiện qua các chủ trương,chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước như tốc độ tăng trưởng GDP, mức độ cải thiện thu nhập của dân cư, phúc lợi xã hộivì nhờ có các công trình hạ tầng GTĐB mà các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, đời sống về tinh thần của người dân được nâng cao. 2.5.1. Công tác đền bù, tái định cư Trong những năm qua, huyện Yên Thành xác định nhiệm vụ trọng tâm là công tác giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư đối với các dự án phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn. Đây chính là mục tiêu, vừa là giải pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng KT - XH của huyện. Chính quyền huyện Yên Thành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động nhân dân, trọng tâm là công dân theo đạo thiên chúa giáo chấp hành chủ trương của huyện nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư. Với nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của nhân dân vì vậy mà việc giải tỏa mặt bằng đạt khối lượng lớn như giải tỏa đường phía đông sông Dinh đoạn từ cầu 538b đến kênh chính, giải tỏa các hộ dân trên đường 538, đối với một số hộ dân không tự giác tháo dỡ thì chính quyền đã tiến hành lập biên bản vi phạm và thực hiện quy trình cưỡng chế, tháo dỡ; phối hợp với công ty quản lý đường bộ số 4 và hạt quản lý giao thông đường tỉnh lộ 538 và tỉnh lộ 534 tiến hành kê khai đền bù. Một số xã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng như Sơn Thành (giải tỏa được hơn 12km, riêng đoạn tuyến Sơn Thành Đại Thành dài 3km đã được giải tỏa sớm, thi công cải tạo, nâng cấp kịp thời đón nhận hỗ trợ vốn của chương trình JIA, Nhật Bản; Hợp Thành hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến Bệnh Viện - Hợp Thành dài 2km để sớm bàn giao cho đơn vị thi công. Trong qua trình thực hiện đã có nhiều hộ dân nêu cao tinh thần vì cộng đồng dân cư đã hiện nhiều diện tích đất làm đường. Tổng số tiền đền bù cho công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2012 là hơn 13000 tỷ đồng. Tuy nhiên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án giao thông có một số hạn chế chính cần phải khắc phục trong thời gian tới: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 + Do các hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp công tác giải phóng mặt bằng không thống nhất được giá cả, cách thức bồi thường nên phải tiến hành giải thích, giải đáp trực tiếp nhiều lần. + Do kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng quá lớn nên phải phân giai đoạn để thực hiện theo quy hoạch. + Do tranh chấp đất đai giữa các hộ dân nên việc giải tảo mặt bằng diễn ra chậm. Vì vậy chính quyền huyện Yên Thành cần có các chính sách, biện pháp tích cực hơn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng để không ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân mà vẫn bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho các chủ đầu tư. 2.5.2. Giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của huyện nên hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao. Tín hiệu đèn đường, các biển báo giao thông được lắp đặt tại các điểm đen như ngã ba đường Tăng Láng, ngã tư đường Nam-Long-Khánh- Viên đã hạn chế rất nhiều vụ tai nạn trên các tuyến đường này. Hơn nữa, ý thức tham gia giao thông của người dân ngày một được nâng cao cũng là nguyên nhân chính làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Yên Thành, chính quyền huyện đã có các chỉ đạo đối với việc phát hiện và xử lý kịp thời thời các điểm có đen có nguy cơ gây tai nạn trên đường bộ, khẩn trương sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý. Bảng 17: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 % % Số vụ tai nạn Vụ 56 48 36 -14,28 -25,00 Số người bị chết Người 23 29 18 26,09 -37,93 Số người bị thương Người 110 106 124 -3,63 16,98 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành) Nhìn chung tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện có xu hướng giảm trong thời gian qua trên 2 phương diện: số vụ tai nạn, số người bị chết còn số người bị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 thương thì tăng lên. Trong năm 2011, số vụ tai nạn giảm 8 vụ tương ứng giảm 14,28% so với năm 2010, Số người bị chết tăng lên 6 người tương ứng tăng 26,09% so với năm 2010. Số người bị thương giảm 4 người tương ứng giảm 3,63% so với năm 2010. Đến năm 2012, số vụ tai nạn giao thông tiếp tục duy trì tốc xu hướng giảm với tốc độ giảm mạnh hơn là 25% so với năm 2011, số người bị chết giảm 11 người tương ứng giảm 37,93% so với năm 2011. Tuy nhiên trong năm 2012, số người bị thương tăng lên 18 người tương ứng tăng 16,98% so với năm 2011. Qua bảng ta thấy tình hình tai nạn giao thông qua 3 năm diễn biến theo xu hướng tích cực, điều này sẽ có tác động tới giảm tổn thất về người và tài sản cho xã hội, giảm các gánh nặng cho xã hội. + Đối với xã hội: Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn giao thông đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác tai nạn giao thông gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra tai nạn giao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó. Vì vậy việc giảm tai nạn giao thông đường sẽ có tác động tích cực tới xã hội. + Đối với gia đình: Tại nạn xảy ra là một cú sốc đối với gia đình người xảy ra tai nạn. Rất nhiều gia đình có người chết, bị thương vì tai nạn giao thông lâm vào cảnh khốn cùng bởi chi phí chăm sóc người bị tai nạn, mất nhân lực lao động, thiệt hại về vật chất và tinh thần vô cùng lớn. Tổn thất về tinh thần khi mất đi người thân sẽ khó lòng trôi qua trong khi đó nặng nề hơn nữa là hậu quả của những người bị thương khi trở thành người thực vật, tai biến mạch máu não, không còn khả năng lao động đã vô tình trở thành gánh nặng vô cùng lớn cho gia đình. Vì vậy chính quyền huyện Yên Thành đã có nhiều giải pháp để nhằm kéo giảm tai nạn trên địa bàn huyện, để cuộc sống, tính mạng của người dân ngày một đảm bảo hơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Ngoài ra hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTNT góp phần thể hiện ở năng lực vận tải của ngành giao thông đường bộ. Với mỗi con đường hay mỗi cầu mới được xây dựng làm cho hệ thống GTNT đồng bộ hơn, khoảng cách các xã ngày càng thu hẹp, thời gian đi lại sẽ giảm. Điều này khuyến khích lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HUYỆN YÊN THÀNH 3.1. Định hướng phát triển KT - XH huyện trong giai đoạn 2011 - 2020 Huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo các mũi đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Làm tốt công tác đào tạo nghề. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Giữ vững quốc phòng, an ninh. Đưa Yên Thành ngày càng phát triển về mọi mặt. 3.2. Chiến lược phát triển giao thông huyện Yên Thành giai đoạn 2011 - 2020 có tính đến 2030 3.2.1. Quan điểm phát triển Xây dựng phát triển giao thông đường bộ huyện Yên Thành giai đoạn từ 2011 - 2020 dựa trên các quan điểm sau: - Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phát triển giao đường bộ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường thôn xóm, giữa các vùng sản xuất, chế biến và tiêu thụ của huyện, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu đi lại của nhân dân. - Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương để phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế trên địa bàn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 - Có chính sách ưu tiên phát triển GTNT ở các xã miền núi nhằm tạo động lực phát triển, giảm chênh lệch giữa các xã trong huyện. - Có cơ chế, chính sách quản lý, bảo trì hệ thống GTNT một cách hợp lý, hiệu quả với sự tham gia của các cấp chính quyền và của người dân. - Huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển GTNT, từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân, của các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật. - Tổ chức đưa các loại hình vận tải hành khách, hàng hoá và phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện địa phương vào hoạt động khai thác nhằm tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa, hành khách khu vực nông thôn. - Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng GTNT và đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo vệ môi trường. 3.2.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 a. Công tác quy hoạch Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông ổn định lâu dài đến năm 2015 và có tính đến năm 2020, xác định rõ quy mô các loại đường: tỉnh, huyện, xã, thị tứ, thôn, xóm để có căn cứ đầu tư, quản lí xác định chỉ giới làm cơ sở cho quy hoạch khác. Trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện có kết hợp với xây dựng các tuyến công trình quan trọng khác để hình thành mạng lưới GTNT hiện đại phù hơp với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ hiện có trên địa bàn. Tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, khai thác vận tải. Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ quan phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. b. Công tác đầu tư xây dựng + Thu hút đầu tư, vận dụng nội lực để xây dựng nâng cấp hoàn thành hệ thống các tuyến là trục ngang, trục dọc của huyện như: tuyến Dinh Lạt, Liên - Lý - Minh Thịnh, Bệnh viện - Tân Thành, Thị Trấn - Đức Thành, Sen Sở. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 + Cơ bản hoàn thành phần nền đường: nhựa hóa 100% tuyến huyện, tuyến xã. Cải tiến và mở hoặc nâng cấp thành một số tuyến huyện mới ở những khu vực cần thiết, nâng cấp một số tuyến huyện quan trọng lên tỉnh lộ. + Phục hồi nâng cấp hoặc đưa vào cấp với chỉ tiêu: đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, (Tiêu chuẩn TCVN4054-05); đường xã, Thị trấn đạt tiêu chuẩn cấp VI ( tiêu chuẩn TCVN4054-05); đương thôn xóm khối đạt tiêu chuẩn đương GTNT loại A, phù hợp với tiêu chí nông thôn mới; nhựa và bê tông hóa 100% đường thôn xóm, xây dựng được 50% hệ thống mương kẹp đường các tuyến huyện, xã. + Đường vào các hộ gia đình đảm bảo xe ô tô con và các xe cơ giới nông nghiệp, xe tải hạng nhẹ đi lại được, xe ra vào thuận lợi, đảm bảo văn minh sạch đẹp. Đường ra đồng đảm bảo cho xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp đi lại. Quy hoạch đường xã, xóm gắn với hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường và quy hoạch lại khu dân cư. 3.2.3. Tầm nhìn đến năm 2030 Tiếp tục tổ chức, nâng cao dịch vụ vận tải từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển của vùng nông thôn. Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ huyện, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92. Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng. 3.3. Một số giải pháp thực hiện nhằm tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ huyện Yên Thành 3.3.1. Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông đường bộ Quy hoạch có vai trò quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả công trình giao thông đường bộ, dự án giao thông, vì vậy công tác quy hoạch luôn phải đi trước một bước để làm tiển để, định hướng phát triển, các chương trình, dự ángiao thông đường bộ chỉ được quyết định đầu tư khi có căn cứ dựa vào quy hoạch. Quy hoạch phát triển hạ tầng GTĐB là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông trên toàn huyện hợp lý và thống nhất, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có, lợi thế so ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 sánh của điạ phương và ngày càng phát huy được vai trò của hệ thống giao thông đường bộ. Tuy nhiên công tác quy hoạch GTĐB của nước ta nói chung và huyện Yên Thành nói riêng còn gặp nhiều hạn chế là do một số nguyên nhân sau: - Các chiến lược, quy hoạch phát triển GTĐB chậm được phê duyệt, đối với quy hoạch GTĐB phải trình đến 4 năm mới được phê duyệt thậm chí đến nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể phát triển của ngành đường bộ đến năm 2020 mà chỉ mới là quy hoạch chung chung. - Dự báo nhu cầu phát triển của huyện chưa thật chính xác làm cho công tác đầu tư tương đối dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm mặt khác những biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư. Để nâng cao được chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch thì trong thời gian tới cần có những giải pháp như: - Tiến hành thu thập, phân loại, xử lí thông tin về hiện trạng đường, hiện trạng về vốn đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư phát triển một cách chính xác để phục vụ cho công tác lập quy hoạch phát triển giao thông đường bộ. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lập quy hoạch bằng các biện pháp khác nhau như: mở các lớp đào tạo, cử đi tu nghiệp ở các nước có trình độ phát triển cao. Cần phải có đội ngũ đủ kinh nghiệm, trình độ năng lực cao và có tầm nhìn xa thì công tác lập tác lập quy hoạch, kế hoạch mới có thể đạt được chất lượng cần thiết đồng thời cũng cần thiết phải đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại để phục vụ tốt cho công tác lập quy hoạch. - Trong quá trình lập kế hoạch cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng, rủi ro hay xảy ra như giá nguyên vật liêu, sắt, thép, xi măng, giá nhân công,Các yếu tố này là rất quan trong đối với chất lượng của một công trình. 3.3.2. Các giải pháp về chính sách tạo vốn, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Có rất nhiều nguồn vốn được dùng vào việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ như: ODA, FDI, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn do dân tự gópvà lượng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 vốn này có xu hướng ngày một tăng lên qua các năm. Tuy nhiên do nền kinh tế phát triển nhanh cùng với đó là nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, số phương tiện giao thông xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho tốc độ phát triển của hệ thống giao thông đường bộ không đáp ứng được so với nhu cầu của xã hội, vì vậy cần phải tính toán, cân đối nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ với khả năng cung ứng nguồn vốn hiện có để đưa ra những chính sách, những giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn. - Đối với nguồn vốn trong nước: + Thu phí các đối tượng sử dụng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của huyện trên cơ sở quy hoạch hợp lý mạng lưới các trạm thu phí. Đây là một trong những cách giúp nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư mặt khác chính nguồn vốn này cũng được sử dụng để duy tu bảo dưỡng chính công trình này và đầu tư vào các công trình khác Mặt khác cần phải tiến hành thu một lượng phí hợp lý nhất định đối với các phương tiện mới được đưa vào sử dụng đặc biệt là đối với các phương tiện vận tải ô tô, sự phát triển quá nhanh của ô tô trong thời gian qua là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của hệ thống hạ tầng đường bộ của huyện. + Huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khác để nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao thông đường bộ trên đại bàn huyện + Tiến hành xây dựng các quỹ đường bộ để quản lý tốt nguồn vốn, quỹ này có tác dụng quản lý quá trình sử dụng vốn, tiến hành quản lý quá trình tạo vốn từ NSNN chỉ phục vụ cho phát triển đường bộ, có thể đem nguồn vốn ra đầu tư khi nhàn rỗi nhằm nâng cao khối lượng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB. - Đối với nguồn vốn nước ngoài: Tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cần có các giải pháp để thực hiện các dự án ODA: bố trí vốn đối ứng trong nước kịp thời, giải phóng mặt bằng nhanh, đơn giản các thủ tục xây dựng cơ bản, đồng thời với việc tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Có các giải pháp, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Có chính sách nhất quán, hấp dẫn lâu dài để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư để huy động vốn: + Đầu tư khai thác và chuyển giao (BOT). + Đầu tư và chuyển giao (BT). + Đầu tư và thu phí hoàn trả. 3.3.3. Các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý: Sắp xếp, bố trí các đơn vị quản lí nhà nước về hệ thống giao thông đường bộ của huyện một cách thống nhất, hợp lí, gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao trong hoạt động, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý giao thông của mỗi cấp để tránh sự chuyên quyền cũng như lãng phí trong công tác quản lý. - Phòng Công Thương, Phòng Tài Chính - Kế Hoạch của huyện rà soát lại hệ thống văn bản từ khâu tạm ứng, thanh, quyết toán vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các xã, các nhà thầu trong việc chấp hành nghiêm các quy trình đầu tư. Đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm của của các thành viên trong ban quản lý dự án, gắn liền trách nhiệm của họ với tiến độ và chất lượng công trình giao thông. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hợp lý về xây dựng và sửa chữa công trình giao thông đường bộ. - Cần ưu tiên đầu tư phát triển các xã nghèo, xã miền núi để có sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trong huyện. - Tổ chức tốt, có chính sách hợp lý để các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông đường bộ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, phục vụ tốt nhất các nhu cầu đi lại, vận tải của xã hội. - Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các dự án đường bộ. Đây là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc thất thoát, lãng phí từ các công trình giao thông. Việc sử dụng tiết kiệm, đúng mức mục đích vốn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như chất lượng công trình là một tiêu chí quan trọng biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển. Một công trình nếu như xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải được tham gia giám sát chất lượng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành sẽ góp phần tránh thất thoát lãng phí và cần phải có những giải pháp cụ thể: - Thực hiện kiểm toán công trình giao thông đường bộ, nâng cao vai trò và tác dụng của công tác kiểm toán đối với quyết toán chính xác công trình giao thông. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kĩ thuật, đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình giao thông. Công tác thanh tra tài chính cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí thất thoát, phòng chống tham nhũng khi sử dụng các nguồn vốn trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. - Tiến hành rà soát, kiểm tra lại danh mục đầu tư ở tất cả các tuyến đường nằm trên địa bàn huyện để có phương án thiết kế thi công nâng cấp, sữa chữa đảm bảo các dự án có hiệu quả, nếu dự án đầu tư không còn khả thi nữa thì có thể loại bỏ tránh lãng phí vốn đầu tư của nhà nước. - Đổi mới khâu kế hoạch thanh tra theo hướng vừa chủ động vừa linh hoạt và thường xuyên tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất. Lập kế hoạch hàng năm thanh tra vào các dự án trọng điểm để đảm bảo mục tiêu phát triển chung nhưng cũng không quên tiến hành thanh tra đột xuất các dự án nhỏ nhằm đảm bảo nguồn vốn của được thực hiện đúng dự án, đúng kế hoạch. - Tiến hành thanh tra đúng nội dung cần thanh tra và đúng dự án cần phải thanh tra: khi tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra tránh thanh tra dàn trải, thanh tra nhiều vào các nội dung không cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng các phương án tổ chức thanh tra khoa học và bố trí lực lượng hợp lý để tiến hành thanh có hiệu quả và đúng mục đích thanh tra. Các công trình giao thông đường bộ là các dự án tương đối phức tạp nên nhiệm vụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 thanh tra là rất nặng nề, phức tạp do đó nếu không chuẩn bị kĩ càng thì sẽ rất khó có thể tiến hành thanh tra có hiệu quả. - Sau khi tiến hành thanh tra cần phải đưa ra được những kết luận và kiến nghị thanh tra chính xác, chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng nể nang, tham nhũng vốn đầu tư. Làm tốt công tác này có thể đưa ra được những quyết định và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lượng công trình. 3.3.4. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Để phát huy được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng thì cần phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Vì vậy cần phải có những giải pháp để nhằm nâng cao cả số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Trước tiên cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện trong hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ, cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhânvà đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin. + Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án, sử dụng bao gồm cả hình thức đào tạo trong nước, học chính quy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học trong nước, học bán chính quy, tại chức, tập huấn, tu nghiệp. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa các nhân với nhà nước về kinh phí đào tạo, khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học + Tăng cường đào tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn đâug tư, quản lý đầu tư xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn + Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. Thi tuyển thường xuyên để có thể sàng lọc và thay thế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành. + Có những chính sách đãi ngộ và tiền lương một cách hợp lý để khuyến khích người lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả, có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc. Tùy vào từng thời điểm cụ thể của địa phương có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển GTNT hiệu quả, nhanh chóng. 3.3.5. Nâng cao ý thức của người dân khi sử dụng các công trình đường bộ Người dân phải có ý thức trong việc sử dụng các tuyến đường để đảm bảo cho công trình được sử dụng theo đúng mục đích và công suất thiết kế. Điều đó sẽ giúp cho tuổi thọ của các con đường được lâu hơn, đồng nghĩa với việc con đường sẽ phục vụ cho người dân lâu hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Yên Thành là huyết mạch của nền kinh tế huyện và là một phần giao thông quan trọng của đất nước do vậy để phát triển KT - XH thì trước hết huyện Yên Thành cần chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đi trước một bước để định hướng, tạo tiền đề cho sự phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là chìa khóa quan trọng để tăng cường sức bật của kinh tế, mở ra một xu thế tăng cường hội nhập giao lưu giữa với các vùng miền trên cả nước. Trong đó cần chú trọng đầu tư vào GTNT vì GTNT là một trong những mắt xích thiết yếu nhằm thúc đẩy phát triển cơ giới hoá sản xuất, trao đổi hàng hoá ở nông thôn và nó cũng góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và giảm cách biệt giữ nông thôn và thành thị. Trong quá trình nghiên cứu về tình hình đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ của huyện Yên Thành, tôi nhận thấy hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển. Mạng lưới các tuyến đường phân bổ khá hợp lý tạo ra sự kết hợp liên hoàn từ đường quốc lộ, tỉnh lộ nối với các tuyến đường GTNT, có nhiều tuyến đường quan trọng được chính quyền huyện ưu tiên chú trọng đầu tư để tạo ra sự lan tỏa trong vùng. Nhà nước thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển vào hệ thống đường bộ vì vậy nguồn vốn huy động đầu tư ngày một tăng cao, hệ thống các tuyến đường giao thông nông thôn đang dần được đầu tư hoàn thiện. Về cơ bản đã chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải và việc vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, sự giao lưu đi lại của nông dân thuận lợi hơn cũng như dần đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bên cạnh đó hệ thống đường bộ huyện Yên Thành vẫn còn một số hạn chế: tỷ lệ rải mặt đường nhựa, bêtông trong toàn huyện còn chiếm tỷ lệ thấp; khoảng 42,98%, còn lại là đường đất và cấp phối trong đó đường đất chiếm tỷ lệ lên tới 43,89%. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ có một vai trò quan trọng trong sự phát triển KT - XH, tạo ra sự liên kết trong vùng nhưng lại chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 2,4%. Nhiều tuyến đường có chất lượng còn thấp, chưa đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành. Trong quá trình giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông còn diễn ra nhiều tranh chấp nên dẫn tới ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 việc chậm trễ trong việc giao mặt bằng cho các chủ đầu tư. Lượng vốn đầu tư thiếu, trong khi đó có nhiều công trình cần phải đầu tư nâng cấp vì vậy dẫn tới việc đầu tư bị dàn trải làm tốn kém, thất thoát và lãng phí. Trên cơ sở tìm hiểu tình tình đầu tư phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả đầu tư đường bộ trong đó có một số biện pháp được ưu tiên là: hoàn thiện công tác quy hoạch hệ thống đường bộ huyện Yên Thành, nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng các tuyến đường 4.2. Kiến nghị Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đầu tư vào hệ thống tuyến đường giao thông đường bộ ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và để thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trình đường bộ ở huyện Yên Thành, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây: 4.2.1. Đối với nhà nước Cần bổ sung, hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời các chính sách về phát triển đầu tư hệ thống giao thông đường bộ để theo kịp nhu cầu của đất nước, của vùng và địa phương. Có chỉ đạo và giúp đỡ các ban ngành, chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách, chương trình mục tiêu quốc về GTĐB nói chung và phát triển GTNT nói riêng. Cần ban hành các chiến lược, các quy hoạch GTĐB kịp thời để cho các địa phương có căn cứ, cơ sở để thực hiện đúng với quy hoạch đã đề ra. 4.2.2. Đối với chính quyền địa phương Trên cơ sở chiến lược về GTĐB đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Công Thương huyện tổ chức chỉ đạo lập quy hoạch giao thông đường bộ của địa phương phù hợp với Chiến lược đã được ban hành. Cần tiến hành xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Ban ngành, nhà tài trợ, các các địa phương trong quản lý, đầu tư phát triển giao thông trên địa bàn. Sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng, quản lý giao thông và cập nhật thường xuyên tình trạng các tuyến đường trên địa bàn, chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quản lí, theo dõi và đánh giá tình hình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, chuyên môn cho cán bộ các cấp huyện và xã. Huy động các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào việc đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác bảo trì đường bộ, đặc biệt là các tuyến đường GTNT. Kiện toàn mô hình tổ chức về GTNT và tiến hành đào tạo nâng cao năng lực quản lý GTNT ở tất cả cấp xã. 4.2.3. Đối với người dân Người dân phải đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn để góp phần thực hiện một phần nghĩa vụ của mình vào công tác duy tu, sữa chữa đường. Người dân phải nâng cao ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện như không được phá hoại đường, cầu, bến phà đường bộ, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách, Các chủ phương tiện phải lựa chọn loại phương tiện phù hợp với kết cấu của đường để giảm thiểu tác động xấu tới con đường, tránh làm đường xuống cấp, hư hỏng. Người dân không được xây dựng các công trình khác hay kinh doanh lấn chiếm vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ, tránh hạn chế tầm nhìn gây ra tai nạn giao thông. Chủ phương tiền cần vận chuyển khối lượng hàng hóa đúng quy định trọng tải của xe và đi đúng làn đường cho phép, tránh làm hư hại cơ sở hạ tầng do thiếu ý thức của bản thân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO Niên giám thống kê 2007-2011 huyện Yên Thành, tỉnh nghệ an. Báo cáo thực hiện chiến lược giao thông nông thông Việt Nam đến năm 2020. Báo cáo tổng hợp phát triển giao thông đường bộ huyện Yên Thành giai đoạn 2010-2012. Báo cáo thực hiện chương trình giao thông nông thôn 3. Các trang mạng điện tử: - www.google.com.vn - - - - http: www.tailieu.n - http: www.kholuanvan.com ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các tuyến đường giao thông Thị trấn Yên Thành TT Loại đường Chiều dài(m) Lòng đường (m) Vỉa hè (m) Lộ giới(m) Diện tích 1 Đường chính a. Đường trung tâm 1244 21 10,5x2 48 59.712 b. Đường dọc kênh chính 2510 10,5+ 10,5 8,5+7+7+8,5 72 182.720 c. Đường dọc kênh N8 2350 12+7 2x 7,5 42 121.473 2. Đường khu vực a. Đường 27m 4499 12 2x7,5 27 121.473 b. Đường 18m 6562 9 2x4,5 18 118.116 3. Đường khối xóm a. Đường 15m 3648 7 2x4 15 54.720 b. Đường 12m 8300 6 2x3 12 100.788 Cộng 734.229 (Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông Huyện Yên Thành giai đoạn 2011-2015) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 Phụ lục2: Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ Tiêu chuẩn trích dẫn TCVN4054-05 22TCN-210-92 1582-99 Cấp, loại đường IV Cấp V Cấp VI Loại A Loại B Loại AH Tốc độ thiết kế (km/h) Địa hình đồng bằng 60 40 30 10-15 10-15 25 (20) Địa hình núi khó 40 30 20 20 (15) Tải trọng TK (T/trục) 6 2.5 >=6 TTcầu cống (đoàn xe) H8 2.8T Mặt/nền (m) Địa hình đồng bằng 7.0/9.0 5.5/7.5 3.5/6.5 3.5/5.0 3.0/4.0 3.5/5.5 Địa hình núi khó 5.5/7.5 3.5/6.5 3.5/6.0 (3.0/4.0) (2.5/3.5) (3.0/5.0) Dốc dọc tối đa (%) 6(8) 7(10) 9(11) 10 6 9 (10) Chiều dài dốc tối đa (m) 500 400-500 300-400 200 300 400(300) Hướng dẫn áp dụng: QL, ĐT, ĐH ĐT, ĐH, ĐX ĐH, ĐX ĐX (xe cơ giới loại trung) ĐX (xe cơ giới nhẹ, thô sơ) Huyện xuống TT xã (Nguồn: Báo cáo chiến lược giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 Phụ lục 3: Phân cấp kỹ thuật đường xe ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế Cấp thiết kế của đường Lưu lượng xe thiết kế (chiếc/ngày) Chức năng của đường Cấp IV >500 Nối các trung tâm của địa phương , các điểm lập hàng, cáckhu dân cư quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện Cấp V >200 Đường phục vụ giao thông địa phương: đường tỉnh, đuờng huyện, đường xã Cấp VI <200 Đường huyện, đường xã (Nguồn: TCVN4054 đường ô tô - yêu cầu thiết kế) Phụ lục 4: Tiêu chuẩn đường loại A, B - GTNT Loại đường Bề rộng nền (m) Bề rộng mặt (m) Bán kính tối thiểu (m) Độ dốc dọc tối đa (m) Chiều dài dốc tối đa (m) A 5.0 3.5 15 10 300 B 4.0 3.0 10 6 200 (Nguồn: 22TCN_210 – 92) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk43a_khdt_tran_thi_tham_797.pdf
Luận văn liên quan