Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng, có vị
trí thuận lợi, có điều kiện phù hợp, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Sau khi
hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài tiến hành triển khai việc điều tra, khảo sát tại huyện.
Áp dụng kiến thức để nhận định thực trạng sử dụng công trình, công tác quản lý và
tình hình đầu tư phát triển thủy lợi.
Quá trình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi được chính quyền và nhân dân
quan tâm sâu sát. Qua 5 năm 2011 – 2015, hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủy
lợi đã gặt hái nhiều thành công đáng ghi nhận: hệ thống thủy lợi phục vụ nước tưới
cho nông nghiệp và sinh hoạt làm hài lòng người dân, sản lượng và năng suất lúa tăng
lên qua các năm, quá trình đồng bộ hóa và kiên cố hóa ngày càng hoàn thiện, công tác
khai thác, quản lý và bảo vệ công trình được đảm bảo, nâng cao, chất lượng công trình
được củng cố, kiện toàn, góp phần quan trọng đưa huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới,
phát triển kinh tế chung cho toàn huyện.
Ngoài những mặt đã đạt được, thực trạng hệ thống thủy lợi và tình hình đầu tư
thủy lợi trên địa bàn còn có nhiều bất cập. Ta thấy ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
làm giảm diện tích đất nông nghiệp, mất đi hàng chục km kênh mương và một số công
trình thủy lợi khác; hệ thống chưa đảm bảo, chưa phát huy hết năng lực thiết kế, năng
lực thực tế bị hạn chế; một số dự án chưa kịp tiến độ thi công với lý do khách quan về
giải phóng mặt bằng, nguồn lực về vốn, nhân công, trang thiết bị tiếp ứng bị thiếu
hụt Gặp vài trục trặc trong ý kiến người dân, phản đối hoặc không đồng tình đối với
việc xây dựng công trình thủy lợi; sự tham gia của tư nhân và người dân trong phát
triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn còn hạn chế, một số người thờ ơ, không quan tâm
đến hoạt động đầu tư của chính quyền địa phương.
108 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa vang, thành phố Đà nẵng giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chi tiết
để rút ra những nhận xét về mặt đã làm được cũng như những thiếu sót tồn tại trong
việc đầu tư thủy lợi của địa bàn. Không những vậy, chương còn mô tả số liệu điều tra
thực tế được thu thập từ ý kiến người dân, đánh giá chính xác, khách quan, trung thực
tác động của hệ thống công trình lên sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Học
hỏi, tiếp thu tất cả kiến thức liên quan từ tài liệu thứ cấp và sơ cấp để đúc kết đưa ra
các kết quả, hiệu quả mà hệ thống thủy lợi mang lại; đồng thời, chỉ ra những khuyết
điểm, sai sót cần phải chỉnh sửa kịp thời trong tương lai. Không những vậy, chương II
sẽ tạo tiền đề để đưa ra những định hướng và giải pháp khắc phục tối ưu nhằm giải
quyết thực trạng khó khăn tồn tại, hoàn thiện bộ máy quản lý, quá trình hoạt động
đồng bộ của hệ thống thủy lợi trong thời gian tiếp theo.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 67
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
3.1. Định hướng phát triển hệ thống thủy lợi
3.1.1. Hệ thống cấp thoát nước, chống hạn, chống úng và giảm nhẹ thiên tai.
Quá trình CNH – HĐH đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến địa bàn huyện
Hòa Vang, tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa ngày càng tăng. Dân số đô thị
tăng, tỷ lệ công nghiệp dịch vụ tăng sẽ làm tăng nhu cầu dùng nước, đồng thời làm
tăng lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó nhiệm vụ của thủy lợi không chỉ
cấp nước cho nông nghiệp mà còn phải cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt nông thôn
và đô thị, dịch vụ, du lịch, thể thao và làm sạch môi trường.
Dựa vào nguồn nước từ các công trình thượng nguồn của huyện, chủ yếu lấy
nước từ sông Yên, sông Cu Đê, Vĩnh Điện, Quá Giáng qua cống đập Túy Loan, Para
An Trạch và các sông hói nội đồng để sử dụng.
+ Xây dựng các trạm bơm điện tưới cho vùng đang thiếu, đặc biệt là vùng núi.
+ Xây dựng các hồ chứa nhỏ ở trằm cát, đào hố cát và máy bơm nước ngầm để
tưới cho các vùng ven phá và ven đầm.
+ Nâng cấp các trạm bơm điện (trạm bơm tạm) hiện có để tưới có hiệu quả và
mở rộng diện tích phục vụ.
+ Nâng cấp bờ vùng ruộng trũng và xây dựng các cống điều tiết trên đê kè để
lấy nước tự chảy.
+ Nâng cấp bờ phân vùng giữa vùng cao và vùng thấp trong cùng một hệ thống
để tách nước ra sông, hạn chế khi mưa lớn nước từ vùng cao chảy xuống gây ngập úng
vùng thấp.
+ Giải phóng các nhà cửa xây dựng trong hành lang bảo vệ tránh lấn chiếm lòng
hói để xây dựng các công trình phụ.
+ Vận động nhân dân sinh sống ở hai bên sông hói không thải rác xuống dòng
chảy, lòng sông, bờ hói.
Miền trung nước ta nhỏ hẹp lại hay chịu nhiều giông bão. Đà Nẵng hằng năm
hứng chịu không dưới 10 cơn bão lớn nhỏ, kéo theo lũ lụt, hạn úng, lỡ đấtThiên tai
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 68
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
ngày càng hoành hành thì vấn đề bảo vệ thành quả xây dựng kinh tế ngày càng cần
thiết. Để đảm bảo mức an toàn cao phải tiêu tốn không ít nguồn lực trong việc tiếp tục
phát triển ngành thủy lợi nhằm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong những năm
tới.
+ Sau khi xây dựng xong các công trình hồ chứa đầu nguồn, nghiên cứu một
cách toàn diện, khoa học để tăng khả năng thoát lũ.
+ Cải tạo nâng cấp một số công trình thoát lũ, điều chỉnh đầu ra cửa sông Yên.
+ Củng cố và xây dựng kiên cố bờ bao, bờ thửa vùng thấp trũng và nâng cấp
một số cống tưới tiêu kết hợp trên dưới.
+ Về sạt lở bờ sông nên tiếp tục đầu tư kè lát những đoạn còn lại nhằm giải
quyết dứt điểm tình trạng sạt lở sông: Sông Yên, sông Cu Đê, sông Túy Loan, sông
Vĩnh Điện, Quá Giáng
+ Nâng cấp dọc đường ven hồ Hòa Trung, hồ Đồng Nghệ, Para An Trạch, để
đảm bảo an toàn cho khách du lịch vào mùa mưa lũ.
+ Huy động nhân dân dọn dẹp vệ sinh kênh mương sau bão lũ tránh gây tắc
nghẽn cống kênh, gây ảnh hưởng cho đường truyền dẫn nước.
Việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai không chỉ bảo vệ chính hệ thống thủy
lợi trên địa bàn mà còn bảo vệ thành quả lao động, kinh tế và đời sống vật chất tinh
thần cho nhân dân toàn huyện Hòa Vang.
3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển thủy lợi giai đoạn 2016 – 2020.
Hiện tại huyện đã lập ra kế hoạch trung hạn 2016 – 2020 cho tất cả lĩnh vực
trong huyện để từng bước hoàn thành mục tiêu dài hạn trong tương lai. Hệ thống thủy
lợi cũng không ngừng được hoàn thiện, phát triển đảm bảo CNH – HĐH, giảm nhẹ
thiên tai, cải thiện đời sống của người dân. Chi tiết như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới kênh mương, các tuyến kênh nội đồng từ kênh
chính, kênh cấp 1, cấp 2 thúc đẩy lưu thông đường nước tưới, tăng diện tích tưới trực
tiếp cho nông nghiệp. Ngoài việc xây dựng, cần lưu tâm dọn dẹp thường xuyên 2 bên
bờ kênh, bờ hói tránh tắc nghẽn trong quá trình nước chảy.
- Xây dựng cơ bản đê điều, kè sạt lở ven sông phòng chống lụt bão: Kiểm soát
toàn diện đối với hệ thống kè sông Yên, sông Cu Đê, Quá Giáng, có kế hoạch ngay
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 69
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
cho việc duy tu và xử lý kịp thời những mối nguy hiểm tìm ẩn. Kiểm soát đầu mối các
tuyến phân lũ, vùng ngập lũ, chậm lũ, sớm có kế hoạch cảnh báo phòng tránh, di dời
để chủ động khi có sự cố. Ưu tiên vốn đầu tư để chỉnh tu những nơi đang sạt lỡ
nghiêm trọng, những vùng, những tuyến xung yếu với lũ chính vụ.
- Hoàn thành nhanh chóng, kịp thời những dự án trong năm 2016 đồng thời đảm
bảo tính thành công, hiệu quả của công trình. Tiến độ thi công cũng như ban Quản lý
dự án được đầu tư kĩ lưỡng, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người dân.
- Thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tranh
thủ tối đa nguồn vốn vay.
Tổng vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển thủy lợi đến năm 2020 dự kiến là
153,225 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và vốn hỗ trợ. Trong quá
trình thực thi kế hoạch sẽ có những thay đổi nhất định, cụ thể nhưng vẫn sẽ đảm bảo
hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Bảng 19: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2020
STT Nguồn vốn Kinh phí (tỷ đồng)
1 Vốn Ngân sách nhà nước 87,33
2 Vốn hỗ trợ 45,96
3 Vốn đóng góp của người dân 19,94
Tổng 153,23
Nguồn: Báo cáo định hướng thủy lợi đến năm 2020 huyện Hòa Vang
3.2. Hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi.
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi
Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển là một trong những nhiệm vụ quản lý
kinh tế của Nhà nước, để có những quy hoạch cụ thể cho từng vùng, từng ngành đòi
hỏi người cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, xem xét kỹ lưỡng điều kiện tình
hình của vùng ngành đó. Khi những quy hoạch phát triển được xây dựng thì nó chính
là cơ sở để xác định danh mục các dự án ưu tiên, dự án nào được triển khai trước, số
vốn đầu tư vào dự án là bao nhiêu.
Đối với hệ thống thủy lợi thì việc xây dựng quy hoạch tổng thể cho thủy lợi là
việc làm cần thiết vì đây là một ngành đòi hỏi sự đầu tư lớn, nhiều dự án đầu tư Vậy
phải có quy hoạch đầu tư tổng thể cho ngành thủy lợi và cần hoàn thiện quy hoạch hệ
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 70
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
thống thủy lợi, quy hoạch cho từng vùng, từng địa phương để xác lập phương án đầu
tư hiệu quả, tránh đầu tư chồng chéo.
Nhờ có quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi mà không chỉ ngân sách Nhà nước
đầu tư mà còn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, từ địa phương và nhân dân.
Vậy xây dựng và hoàn thiện quy hoạch hệ thống thủy lợi góp phần thúc đẩy đầu tư
vào thủy lợi và tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
3.2.2. Hoàn thiện dự án đầu tư
Một dự án đầu tư phải qua 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận
hành kết quả đầu tư.
3.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong ba giai đoạn trên thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư: tạo tiền đề và quyết định sự
thành bại của toàn bộ dự án. Trong thời gian qua, công tác chuẩn bị đầu tư đã có
những cải tiến trong nghiệm thu, đẩy nhanh tiến độ và từng bước tiêu chuẩn hóa hồ sơ
báo cáo nghiên cứu khả thi, đưa các yêu cầu về báo cáo đền bù di dân tái định cư, báo
cáo tác động môi trường vào nội dung lập báo cáo khả thi. Nhìn chung công tác đầu tư
có nhiều cố gắng. Tuy nhiên còn một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu thủ tục trong việc
lập hồ sơ thẩm định.
Chất lượng một số hồ sơ báo cáo khả thi và thiết kế kỹ thuật của nhiều đơn vị tư
vấn chưa đạt dẫn đến tình trạng giai đoạn sau phải điều chỉnh nhiều so với giai đoạn
trước làm kéo dài tiến độ ảnh hưởng đến vốn đầu tư.
Báo cáo thẩm định dự án của một số dự án công ty phải làm đi làm lại nhiều lần
mới được ADB thông qua cho triển khai thi công và giải ngân.
Vậy với công tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều thiếu sót sẽ dẫn đến dự án được đi
vào thực hiện kéo dài, các tổ chức viện trợ không cấp vốn gây thiệt hại lớn, nhiều công
trình muốn khẩn trương đi vào thực hiện do giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đạt làm
cho công trình chậm tiến độ.
3.2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Trong giai đoạn này vấn đề thời gian và tiến độ là quan trọng nhất trên cơ sở đảm
bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Bởi vì vốn đầu tư không sinh lời trong quá trình thực hiện
đầu tư do đó nếu kéo dài chúng ta mất một khoản lãi do tổn thất thời tiết gây ra, không
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 71
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của thời vụ tác động không tốt đến nông nghiệp. Vậy
để công tác đầu tư nói chung và đầu tư vào thủy lợi nói riêng đạt hiệu quả thì việc xem
xét và hoàn thiện giai đoạn này là việc làm cần thiết. Không chỉ đem lại lợi ích trực
tiếp cho sản xuất và đời sống mà nó chính là yếu tố thu hút vốn đầu tư của các nhà tài
trợ của nhân dân. Với giai đoạn này thì phải làm tốt công tác sau:
- Đền bù giải phóng mặt bằng: Đây là khâu quan trọng khởi đầu quá trình xây
dựng đúng tiến độ nhưng đây là khau đang có nhiều khó khăn, trở ngại nhất làm chậm
tiến độ của rất nhiều công trình.
+ Đối với các dự án ODA công tác đền bù tái định cư đòi hỏi nhiều thủ tục phức
tạp hơn so với các công trình vốn trong nước, nhưng thời gian qua một số dự án việc
đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư tiến hành rất chậm vì thiếu sự phối hợp chỉ
đạo của ban ngành, địa phương.
+ Để khắc phục tình trạng trên, tới đây cần nghiên cứu vận dụng theo hướng là
việc đền bù, giải phóng mặt bằng, cũng như các công tác tái định cư sẽ do các địa
phương tự giải quyết là chủ yếu, việc đền bù, giải phóng mặt bằng tái định cư nói
chung là trách nhiệm thuộc về các địa phương phải có phương án giải quyết về kinh
phí, giá cả đền bù, điều hòa đất đai tại địa phương trước khi đề nghị Nhà nước đầu tư
xây dựng công trình. Trừ một số ít các xã thực sự có nhiều khó khăn, cần có sự giúp
đỡ hỗ trợ của Nhà nước thì phải có văn bản báo cáo đề nghị với cấp trên cho ý kiến xử
lý trước khi dự án khả thi của công trình được phê duyệt.
- Công tác đấu thầu: Nhìn chung công tác đấu thầu được thực hiện nghiêm túc,
đúng quy chế. Qua hàng tram gói thầu do việc tiến hành nghiêm túc đúng quy chế rõ
ràng công khai minh bạch nên chưa có trường hợp nào phải đấu thầu lại hoặc có khiếu
kiện thắc mắc phải xử lý. Các nhà thầu dược chọn đa số có đủ năng lực xây dựng công
trình, hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Nhưng cá biệt một vài trường hợp lựa chọn phải các nhà thầu thực chất yếu vè
trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính. Một số đơn vị luôn luôn trong tình trạng thiếu
vốn do nợ nần không có kinh phí để thi công bình thường mặc dù được Ban Quản lý
dự án thanh toán các khối lượng hoàn thành một cách đầy đủ và kịp thời nhưng vẫn thi
công không đảm bảo chất lượng và tiến độ.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 72
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Trong công tác đấu thầu còn có một vài gói thầu có hiện tượng dàn xếp, chạy
thầuHồ sơ mời thầu có những việc thiếu chặt chẽ, phải bổ sung xử ly là cần thiết
nhưng chưa kiên quyết phân định trách nhiệm và có biện pháp xử lý theo quy định
hiện hành.
Các chủ đầu tư cần tăng cường cán bộ và chuyên trách công tác đấu thầu trong
các khâu thẩm tra hồ sơ đồ án kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, chấm thầu, đảm bảo khách
quan trung thực. Công tác thẩm định giá trúng thầu phải rà soát kỹ hơn, kiên quyết loại
bỏ những chi phí bất hợp lý và hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót phải bổ sung
khối lượng, điều chỉnh cấp đất, đơn giálà những nguyên nhân gây khó khăn trong
công tác quản lý đấu thầu, giao thầu.
Cần có biện pháp hạn chế đươn vị trúng thầu vừa đủ với khả năng tài chính, đội
ngũ cán bộ công nhân và thiết bị, không cho phép dàn trải quá tải so với khả năng cua
một số Công ty trong và ngoài như hiện nay.
- Tổ chức thi công xây dựng công trình: Khi xây dựng công trình thủy lợi phải
đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và hiện đại, sử dụng vật liệu mới trong thi công. Trong quá
trình thi công phải có ban quản lý chất lượng. Việc chấp hành quy trình quy phạm,
công tác giám sát kiểm tra chất lượng, sổ nhật ký thi công, việc lập hồ sơ bản vẽ đã
thành nề nếp ở nhiều công trình.
Tuy nhiên việc chấp hành quy phạm xây dựng cơ bản, biên bản ghi chép tại hiện
trường, công tác giám định và kiểm tra chất lượng, công tác giám sát tác giả ở một vài
công trình vẫn còn sai sót. Nhật ký công trình chưa được thwucj hiện đúng quy định,
nội dung còn sơ sài, nhật ký không đánh số trang, không có dấu giáp lai, không đầy đủ
thành phần xác nhận các nội dung đổi. Bản vẽ hoàn thành công trình chưa được lập
đầy đủ, các nội dung được phê duyệt trong quyết toán. Hết thời hạn bảo hành công
trường không có biên bản thanh lý hợp đồng.
Để khắc phục tình trạng trên thì việc chỉ đạo, hướng dẫn cần phải có sự tập trung,
kiểm tra theo dõi chặt chẽ quá trình thi công không những chỉ đảm bảo về chất lượng
công trình mà cần phải giám sát chống mất cắp nguyên vật liệu.
3.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống quản lý hiệu quả công trình thủy lợi.
Ở giai đoạn này công trình thủy lợi đi vào hoạt động chính thức đưa sản phẩm
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 73
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
của mình phục vụ sản xuất và đời sống. Vì vậy trong giai đoạn này việc quản lý khai
thác công trình rất quan trọng.
Trong công tác quản lý khai thác công trình không chỉ chú trọng vào khai thác
mà còn phải quan tâm đúng mức đên việc sửa chữa nâng cấp thường xuyên công trình,
cần quản lý theo quy trình quy phạm kỹ thuật. Công tác bảo vệ công trình cần phải
phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quan tâm xử lý.
Làm tốt công tác này thì công trình sẽ đem lại hiệu quả cao vốn đầu tư phát huy
tác dụng, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tóm lại, hoàn thiện dự án đầu tư vào thủy lợi là một trong những giải pháp
quan trọng góp phần đem lại hiệu quả cao cho hệ thống công trình thủy lợi.
3.2.3. Thu hút vốn đầu tư vào thủy lợi.
Vốn đầu tư vào thủy lợi có thể huy động từ các nguồn như vốn ngân sách do Nhà
nước cấp, vốn vay ngân hàng, vốn đóng góp của nhân dân, vốn từ quỹ thủy nông
huyện, vốn tự có, vốn tài trợ, vốn thu tư việc bán sản phẩm Tuy nhiên như trong
phần thực trạng đã nêu hiện nay nguồn vốn quan trọng nhất chiếm tỷ trọng cao là vốn
ngân sách. Vậy ngành thủy lợi nên nghiên cứu đưa ra chính sách huy động đóng góp
vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho các công trình.
Đối với nguồn vốn đóng góp của nhân dân huy động từ thu thủy lợi phí đất đai
hoặc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hình thức gửi tiết kiệm sau đó
tiếp tục đem vốn này đầu tư vào thủy lợi.
Vốn trong nước chính là nội lực của nền kinh tế một cách liên tục đưa đất nước
đến phồn vinh, chắc chăn và không phụ thuộc bên ngoài. Tuy nhiên, đối với Việt Nam
nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một tất
yếu, nó thường tạo nên cú “hích” ban đầu với các nước chậm phát triển, tạo ra tích lũy
ban đầu, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thuận lợi, tạo làn gió mới cho
hoạt động kinh tế.
Đối với thủy lợi, đầu tư nước ngoài thường từ các nguồn vốn ODA, FDI,WB
nên để thu hút nguồn vốn này chúng ta cần xây dựng chính sách phát triển thủy lợi một
cách hoàn thiện tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, sử dụng vốn đúng mục đích cấp phát,
thực hiện tốt cam kết, các quy định do tổ chức cho vay vốn đưa ra.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 74
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Mặt khác cần phải cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể là
đơn giản hóa thủ tục giấy phép đầu tư. Nhiều nhà đầu tư thường bị chậm trễ các dự án
vì thủ tục giây phép đầu tư, có nhà đầu tư sau khi làm xong giấy phép và các thủ tục
thì cơ hội đầu tư cũng đã hết hoặc không còn ý trí để triển khai dự án nữa.
Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư được thể hiện là chính trị tại huyện ổn định,
chính sách đổi mới tiếp tục sâu rộng hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ tạo ra hành
lang pháp lý an toàn cho vốn đầu tư của họ.
3.2.4. Kết hợp đầu tư thủy lợi, giao thông và các ngành khác.
Mục tiêu đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn thì việc quan tâm đầu tư
những công trình thủy lợi lớn và vừa kết hợp với giao thông, điện và xây dựng khu dân
cư mới là cần làm. Nếu chúng ta chỉ đầu tư vào thủy lợi nhưng không chú trọng đến
giao thống và một số ngành khác thì dẫn tới hiệu quả đầu tư vào thủy lợi chưa cao, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, bởi giao thông chính là mạch máu của nền kinh tế,
có kết hợp giữa giao thông và thủy lợi sẽ tạo đà cho nông nghiệp và nông thôn phát
triển.
3.2.5. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong thủy lợi.
Cho đến nay đội ngũ lao động ngành thủy lợi trực thuộc UBND huyện và công ty
KTCTTL có năng lực khá, dồi dào, trình độ tốt, đủ khả năng giải quyết những vấn đề
kỹ thuật kinh tế và quản lý do thực tiễn đặt ra.
Tuy nhiên việc đào tạo và sử dụng lực lượng lao động trong thủy lợi đang nổi lên
một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết.
Về đào tạo, huyện ta chủ yếu là huyện nông nghiệp, cơ sở vật chất còn nhiều
thiếu thốn nên thủy lợi giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Thế nhưng
việc đào tạo đội ngũ cán bộ thủy lợi trên địa bàn có sự chênh lệch giữa công ty và
UBND huyện, xã. Vậy vấn đề đặt ra là cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng
cân đối đối với từng vùng.
Về sử dụng: Với sự đào tạo chênh lệch nhiều cán bộ đào tạo ra nhưng không
được sử dụng đúng chuyên môn đào tạo.
Lực lượng lao động có tay nghề trong thủy lợi còn ít.
Vậy để giải quyết những vấn đề trên thì chúng ta cần một số giải pháp sau:
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 75
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Nhà nước, chính quyền thành phố, địa phương cần dành một khoản đầu tư thỏa
đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ và lao động có tay nghề trong thủy lợi: nâng cấp
cơ sở đào tạo.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo phải có chính sách sử dụng hơp
lý và đúng đắn, phải tạo điều kiện cho họ sinh sống, làm việc và cống hiến. Tránh tình
trạng đào tạo ra không sử dụng hoặc đào tạo một đường, sử dụng một nẻo.
Đối với lực lượng cán bộ công nhân viên đang công tác cần thường xuyên mở
lớp tập huấn, hoặc cử đi học để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề.
Vậy có một đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề cao trong thủy lợi thì mới
đảm bảo cho ngành thủy lợi ngày một phát triển bởi yếu tố con người là yếu tố quyết
định trong mọi hoạt động kinh tế xã hội.
3.2.6. Áp dụng công nghệ tưới tiêu Israel trong nông nghiệp nhỏ giọt.
Đầu năm 2015, xã Hòa Khương huyện Hòa Vang là xã đầu tiên ứng dụng khoa học
công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt tại địa phương nhằm phục vụ cho trồng trọt và thủy sản.
Công nghệ tưới tiêu Israel hay còn gọi là công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt (công
nghệ tưới phun mưa) - Để thực hiện mô hình này, chính quyền địa phương cấp huyện,
xã, thôn cùng tham gia quản lý theo phân cấp, công ty hướng dẫn hỗ trợ người dân về
quy trình tưới và vận hành máy móc, thiết bị. Sau 1 năm thực hiện, qua theo dõi đánh
giá quá trình sinh trưởng phát triển của rau quả cho thấy, rau quả được tưới ẩm và bón
phân hòa tan sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng, ra hoa tập trung, tỷ
lệ đậu quả cao và đồng đều hơn, chất lượng quả to, mọng, hạt chắc, phòng ngừa được
1 số bệnh vàng lá, sâu đục thân, bệnh gỉ sắt; đất trồng được cải tạo, độ ẩm ổn định.
Do đây là địa phương được huyện dùng làm thử nghiệm cho việc áp dụng công
nghệ khoa học tiên tiến nên mặc dù mang lại hiệu quả cao hơn nhưng cũng không
tránh khỏi nhiều sai sót. Vì thế, chính quyền địa phương cùng nhân dân đang cùng
nhau cố gắng phát huy những lợi thế hiện có và khắc phục những khó khăn để đảm
bảo tăng về số lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Từ đó có thể mở rộng
quy mô mô hình tưới tiêu ra toàn huyện trong thời gian sớm nhất với nguồn kinh phí
tiết kiệm nhất.
Công nghệ tưới tiêu hiện đại này mang nhiều ưu điểm tối ưu như:
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 76
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
- Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hoá, có thể tăng gấp
chục lần so với tưới thông thường.
- Cho phép dùng phân hoá học, các chất khử trùng đã hoà tan trong nước để rải
xuống mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn.
- Tiết kiệm nước rất nhiều. Hệ số sử dụng nước đạt từ 90-95% rất có ý nghĩa với
vùng hiếm nước hay lấy nước khó khăn. Tưới phun có thể cho phép tưới chính xác
diện tích cần tưới với đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng
nước tưới
- Thoả mãn yêu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây
hoạt động, và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinh
trưởng phát triển của cây. Điều hoà tiểu khí hậu (chống nóng, lạnh, sương muối cho
cây trồng ).
- Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ít diện tích đất,
và có thể áp dụng với các loại đất khác nhau.
Tiếp tục phát triển và duy trì vùng rau an toàn hiện có với diện tích 65,5 ha:
Túy Loan (20 ha); Thạch Nham Tây (9 ha); Ninh An (5 ha), Phước Hưng Nam (1 ha);
Phú Sơn 3 (13 ha), Phú Sơn Nam (17,5 ha). Trong đó đầu tư hệ thống tưới thẩm thấu
từ 15-20 ha kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ hóa lỏng. Xây dựng hệ thống nhà
lưới, tưới tự động nhằm sản xuất rau cao cấp quy mô 2-5ha: dưa lưới ruột vàng, dưa
hấu trái vụ, các loại rau ăn lá. Đến năm 2020, 40% diện tích rau chuyên canh đều ứng
dụng nhà lưới áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, xử lý thuốc vi sinh, dùng phân
bón hữu cơ hóa lỏng.
Lĩnh vực thủy sản: Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, phát triển
vùng nuôi cá ở thôn Phú Sơn 1,2 xã Hòa Khương; thôn Nam Thành, Khương Mỹ, xã
Hòa Phong ứng dụng công nghệ cao như hệ thống nước cấp, nước thải đảm bảo vệ
sinh môi trường, máy sục khí oxy, đo độ PH,...
Công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng
mưa nhân tạo nhờ các thiết bị máy móc thích hợp, được ứng dụng rộng rải cho các cây
rau quả, hoa, bắp, cây kiểng, đặc biệt là trong các vườn ươm cây giống. Việc ứng dụng
công nghệ khoa học này có nhược điểm sau:
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 77
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
- Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống tưới tương đối lớn, người sử dụng cũng
phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý .
- Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió).Với vận tốc gió V > 5,6m/ giây phải ngừng
phun tưới để tránh sự phân bố không đều.
Tuy nhiên, nhược điểm trên của tưới phun mưa không đáng kể so với những ưu
điểm. Vì thế, phương pháp này được áp dụng rộng rãi.
Đảm bảo thực hiện tốt các dự án đã đề xuất trong kế hoạch 5 năm, đặc biệt là
những dự án liên quan đến công nghệ cao. Hoàn thiện những chỉ tiêu về nguồn lực như
vốn, lao động, máy móc, thiết bị nhằm phục vụ tối ưu đề xuất đã định sẵn, giải
quyết công việc hiệu quả và cho ra những sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 78
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Kết luận chương III
Nội dung chính của chương III là đưa ra định hướng chung và định hướng cụ thể
về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang. Định hướng liên
quan đến hệ thống cấp thoát nước, chống hạn, chống úng và giảm nhẹ thiên tai. Từ đó,
đưa ra cơ cấu vốn ấn định dự tính sử dụng trong giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời, gợi
ý một số giải pháp thiết thực để có thể phần nào giải quyết những tồn tại, khó khăn mà
chương II đã nêu bao gồm giải pháp xây dựng quy hoạch, hoàn thiện dự án đầu tư,
hoàn thiện hệ thống quản lý công trình hiệu quả, thu hút vốn đầu tư, kết hợp đầu tư
thủy lợi, giao thông và các ngành khác, đào tạo đội ngũ các bộ công nhân viên Đặc
biệt, chương có đề cập đến một giải pháp mới đó là công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt Israel.
Công nghệ này được ứng dụng kèm theo sự tiến bộ về khoa học nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp và thủy sản theo hướng CNH – HĐH. Hiện tại, đề án công nghệ mới
đang được thử nghiệm tại xã Hòa Khương vào đầu năm 2015 và có những kết quả
đáng ghi nhận. Tuy việc ứng dụng còn nhiều thiếu sót do hạn chế về nguồn vốn, vật tư
kỹ thuật cũng như đội ngũ quản lý chưa chuyên nghiệp nhưng đây là một trong những
bước tiến đáng lưu ý trong 5 năm 2011 – 2015 mà hệ thống thủy lợi huyện Hòa Vang
đã đạt được. Chương III kết lại phần II của đề tài nghiên cứu, hoàn thiện nội dung và
kết quả nghiên cứu. Qua đó, đề tài xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp theo tài liệu
có sẵn, thực tế quan sát, thu thập được và ý kiến cá nhân để nhằm cải thiện những khó
khăn tồn tại của hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời
gian tới.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 79
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng, có vị
trí thuận lợi, có điều kiện phù hợp, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Sau khi
hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài tiến hành triển khai việc điều tra, khảo sát tại huyện.
Áp dụng kiến thức để nhận định thực trạng sử dụng công trình, công tác quản lý và
tình hình đầu tư phát triển thủy lợi.
Quá trình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi được chính quyền và nhân dân
quan tâm sâu sát. Qua 5 năm 2011 – 2015, hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủy
lợi đã gặt hái nhiều thành công đáng ghi nhận: hệ thống thủy lợi phục vụ nước tưới
cho nông nghiệp và sinh hoạt làm hài lòng người dân, sản lượng và năng suất lúa tăng
lên qua các năm, quá trình đồng bộ hóa và kiên cố hóa ngày càng hoàn thiện, công tác
khai thác, quản lý và bảo vệ công trình được đảm bảo, nâng cao, chất lượng công trình
được củng cố, kiện toàn, góp phần quan trọng đưa huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới,
phát triển kinh tế chung cho toàn huyện.
Ngoài những mặt đã đạt được, thực trạng hệ thống thủy lợi và tình hình đầu tư
thủy lợi trên địa bàn còn có nhiều bất cập. Ta thấy ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
làm giảm diện tích đất nông nghiệp, mất đi hàng chục km kênh mương và một số công
trình thủy lợi khác; hệ thống chưa đảm bảo, chưa phát huy hết năng lực thiết kế, năng
lực thực tế bị hạn chế; một số dự án chưa kịp tiến độ thi công với lý do khách quan về
giải phóng mặt bằng, nguồn lực về vốn, nhân công, trang thiết bị tiếp ứng bị thiếu
hụtGặp vài trục trặc trong ý kiến người dân, phản đối hoặc không đồng tình đối với
việc xây dựng công trình thủy lợi; sự tham gia của tư nhân và người dân trong phát
triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn còn hạn chế, một số người thờ ơ, không quan tâm
đến hoạt động đầu tư của chính quyền địa phương.
Dựa trên những đánh giá khách quan về thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân
dẫn đến những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn
huyện Hòa Vang, từ đó làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Với mong muốn đóng góp một
số ý kiến của mình, đề tài đưa ra những giải pháp thực tế, cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt
động phát triển hệ thống thủy lợi hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, luận văn
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 80
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
có đề cập đến công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt Israel thông qua bảng đề án dự thảo của
huyện, phân tích ưu điểm, nhược điểm của phương pháp với hi vọng đề án công nghệ
cao sẽ sớm được tiến hành thực hiện trên toàn địa bàn huyện Hòa Vang.
2. Kiến nghị
* Đối với Trung ương và thành phố Đà Nẵng
- Chính phủ cần có cơ chế và chính sách quy định cụ thể về vốn đầu tư, huy
động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên cơ sở
hiệu quả và bền vững.
- Cần ban hành những chính sách phân cấp quản lý cho từng chương trình dự
án. Ngoài việc chuyển giao vận hành từ cấp TW về địa phương, cần phải có sự phối
hợp giữa các ban ngành, hỗ trợ nhau, huy động nguồn lực bên ngoài, lồng ghép các
chương trình dự án nguồn vốn nhà nước và tư nhân để hoàn thiện hệ thống.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi khi cần thiết các cơ chế chính sách của
thành phố đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân của huyện.
- Cán bộ ngành TW tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong quá
trình đầu tư phát triển thủy lợi nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
nói riêng.
- Nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hòa Vang
trong công tác tổ chức thực hiện Đề án công nghệ cao, đảm bảo hoàn thành các mục
tiêu của đề án đề ra.
- Có giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ các bộ huyện, hợp tác xã, các
bộ quản lý công trình thủy lợi.
* Đối với huyện Hòa Vang và Phòng NN&PTNT
- Đối với huyện ủy, Đảng ủy: Cần ban hành nghị quyết của ban chấp hành đảng
bộ huyện để thống nhất lãnh đạo xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn.
- Đối với UBND huyện: Ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các
đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, xem xét và phê duyệt nhanh chóng các
dự án được trình lên.
- Đối với phòng NN&PTNT: Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ sở để đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 81
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
thống thủy lợi. Đồng thời nghiên cứu, lập và thẩm định các dự án để đầu tư hợp lý và
có hiệu quả.
* Đối với người dân:
- Chấp hành nghiêm túc những chủ trường, chính sách đầu tư xây dựng phát triển
hệ thống thủy lợi tại địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thi công công trình,
tránh gây chậm trễ, lãng phí, thất thoát và đảm bảo hiệu quả cao.
- Ủng hộ, quan tâm nhiều hơn đến công việc tập thể, nhiệt tình tham gia dọn dẹp,
sửa chữa các công trình thủy lợi. Thực hiện đầy đủ các quy định và nghĩa vụ bản thân
trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư thủy lợi.
- Tích cự tham gia, đóng góp công sức, tiền bạc, tài sản vật chất, tự nguyện hiến
đất, không gây khó khăn cho Ban quản lý dự án trong quá trình đền bù, giải phóng mặt
bằng góp phần xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ và đạt chất lượng cao.
* Kiến nghị của người dân.
- Người dân mong muốn được tự quản lý một số công trình thủy lợi nhỏ tại nơi
họ ở hoặc làm việc, các bờ kè, bờ trũng, bờ ruộng được xây đắp tùy vào sản phẩm
được trồng trên thửa đảm bảo nước tưới phù hợp vì chính họ mới hiểu rõ địa hình, điều
kiện khai thác của các công trình tại đó tránh gây lãng phí.
- Chính quyền địa phương nên tham khảo ý kiến người dân nhiều hơn trong quá
trình xây dựng và đầu tư sửa chữa phát triển hệ thống thủy lợi.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 82
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Hồ Tú Linh (2011), Bài giảng Kinh tế Đầu tư, Trường Đại học kinh tế - Đại
học Huế.
2. Th.s Lê Đình Thám (2010), Bài giảng Kinh tế lượng, Trường Đại học kinh tế - Đại
học Huế.
3. T.s Lê Nữ Minh Phương, Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư, Trường Đại học
kinh tế - Đại học Huế.
4. Th.s Hồ Trọng Phúc (2010), Bài giảng Quy hoạch phát triển, Trường Đại học kinh
tế - Đại học Huế.
5. Giáo trình kinh tế thủy nông, Đại học thủy lợi.
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Đại học kinh tế tp Hồ Chí Minh.
7. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học kinh tế Quốc Dân.
8. UBND huyện Hòa Vang, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015
9. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang, Báo cáo quy hoạch
phát triển thủy lợi năm 2015 và định hướng đến năm 2020
10. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang, Báo cáo tổng kết sản
xuất nông nghiệp 2010 – 2015.
11. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang, Đề án Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông
nghiệp phục vụ đô thị.
12. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang, Đề án Ban hành quy
định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
Hòa Vang.
13. Trang web: www.vncold.vn
14. www.baodanang.vn
15. Một số trang web và báo cáo khác.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
83
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHỤ LỤC
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHỤ LỤC 01:
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG THỦY LỢI TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tên người phỏng vấn: Trương Thị Khánh Ly
Thời gian phỏng vấn: ngày.tháng...năm.
I. Thông tin về hộ điều tra
1.1. Thông tin người được phỏng vấn
1. Họ và tên chủ hộ:..
Nam/ Nữ :.. Tuổi:.
2. Địa chỉ:..............................Số điện thoại:
3. Trình độ học vấn:
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
4. Trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo Cao đẳng, đại học
Sơ cấp, trung cấp Trên đại học
1.2. Thông tin về hộ điều tra
1. Đặc điểm kinh tế
Nghèo Khá
Trung bình Giàu
2. Số nhân khẩu của hộ:
Số lao động nông nghiệp:...
3. Nghề nghiệp của hộ
Trồng trọt Tiểu thủ công nghiệp
Chăn nuôi Phi nông nghiệp
Nuôi trồng thủy sản
4. Mức thu nhập bình quân/ tháng:..triệu đồng/hộ.
5. Thu nhập của người nông dân có tăng qua từng năm hay không?
Có Không
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
II. Sự tham gia của người dân nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển thủy lợi ở địa phương.
1. Theo ông (bà) hệ thống thủy lợi ở địa phương nên được đầu tư theo hình thức nào?
Chính quyền địa phương đầu tư hoàn toàn
Hình thức xây dựng vận hành và chuyển giao
Chính quyền địa phương và nhân dân cùng làm
2. Gia đình ông (bà) đã đóng góp những gì cho hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi?
Tiền
Tài sản, vật chất
Công lao động
3. Gia đình ông (bà) có sẵn sàng hiến đất để phát triển hệ thống thủy lợi không?
Có Không Tùy vào mức độ bồi thường
III. Hiệu quả từ việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi
1. Hoạt động đầu tư này có làm tăng năng suất lúa của gia đình ông (bà) không?
Có Không
2. Mức độ hài lòng của ông (bà) với hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi của chính
quyền địa phương.
Rất không hài lòng Hài lòng
Không hài lòng Rất hài lòng
Không ý kiến
IV. Một số đánh giá chung của người dân
1. Muốn thủy lợi hoạt động tốt theo ông (bà) cần làm gì?
Cần sự giúp đỡ của ban ngành Do dân tự làm
Thuê bên ngoài Kết hợp dân và chính quyền
2. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì trong đầu tư phát triển thủy lợi ở địa phương
không?...............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã hợp tác !
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHỤ LỤC 02:
MỘT VÀI KẾT QUẢ THỒNG KÊ TRONG PHẦN MỀM SPSS
Hình thức đầu tư thủy lợi
Responses
Percent of Cases N Percent
Hinh thuc dau
tua
chinh quyen dia phuong
dau tu hoan toan
3 2.7% 8.1%
hinh thuc xay dung van
hanh chuyen giao
45 40.9% 121.6%
chinh quyen dia phuong
va nhan dan cung lam
62 56.4% 167.6%
Total
110 100.0% 297.3%
Mức độ đóng góp của người dân
Responses
Percent of Cases N Percent
nguoi_dan_dong
gop
Tien 55 50.0% 148.6%
tai san vat chat 24 21.8% 64.9%
cong lao dong 31 28.2% 83.8%
Total 110 100.0% 297.3%
Ý kiến người dân về thu nhập qua từng năm
Responses Percent of
Cases N Percent
thu_nhap_
tanga
Co 102 92.7% 364.3%
Khong 8 7.3% 28.6%
Total 110 100.0% 392.9%
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Mức độ hài lòng của người dân
Ý kiến của người dân về đầu tư thủy lợi
Responses
Percent of Cases N Percent
y_kien_nguoi_
dana
can su giup do cua
ban nganh
30 27.3% 54.5%
ket hop dan va chinh
quyen
80 72.7% 145.5%
Total 110 100.0% 200.0%
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
trinh do hoc van 110 1.00 2.00 1.5545 .49929
trinh do chuyen mon 110 1.00 2.00 1.2545 .43760
so nhan khau ho 110 2.00 7.00 4.7182 1.22760
so lao dong nong nghiep 110 1.00 4.00 2.0636 .82703
thu nhap binh quan thang 110 2.00 7.00 4.5000 1.15536
Valid N (listwise) 110
Responses
Percent of Cases N Percent
muc_do_hai_
longa
khong hai
long
8 7.3% 28.6%
khong y kien 26 23.6% 92.9%
hai long 64 58.2% 228.6%
rat hai long 12 10.9% 42.9%
Total
110 100.0% 392.9%
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHỤ LỤC 03:
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
Bảng: Các công trình hồ chứa tại huyện Hòa Vang
Bảng: Các công trình đập dâng tại huyện Hòa Vang
TT Tên công trình Địa điểm công trình Quy mô (ha) Đơn vị quản lý, vận hành
II ĐẬP DÂNG
1 Đập Trung Môn Xã Hòa Nhơn 15 HTX Hòa Nhơn
2 Đập Đồng Cò Xã Hòa Nhơn 3 HTX Hòa Nhơn
3 Đập Mẫu Lê Xã Hòa Nhơn 25 HTX Hòa Nhơn
4 Đập Phước Thuận Xã Hòa Nhơn 15 HTX Hòa Nhơn
5 Đập Hóc Gối Xã Hòa Nhơn 15 HTX Hòa Nhơn
6 Đập Phước Hưng Xã Hòa Nhơn Tạo nguồn HTX Hòa Nhơn
7 Đập Hố Lăng Xã Hòa Phú 17 HTX Hòa Phú
8 Đập Hố Chình Xã Hòa Phú 25 HTX Hòa Phú
9 Đập Xuân Phú Xã Hòa Sơn 20 HTX Hòa Sơn
10 Đập Phú Hạ Xã Hòa Sơn 8 HTX Hòa Sơn
11 Đập Đồng Bò Xã Hòa Ninh 15 HTX Hòa Ninh
12 Đập Ông Hoàng Xã Hòa Ninh 25 HTX Hòa Ninh
13 Đập Ông Tư Xã Hòa Ninh 14 HTX Hòa Ninh
14 Đập Cây Ươi Xã Hòa Ninh 17 HTX Hòa Ninh
15 Đập Cây Cao Xã Hòa Ninh 5 HTX Hòa Ninh
16 Đập Cây Trúc Xã Hòa Ninh 4 HTX Hòa Ninh
17 Đập Ông Phú Xã Hòa Ninh 20 HTX Hòa Ninh
18 Đập Cây Trâm Xã Hòa Ninh 25 HTX Hòa Ninh
19 Đập Cây Sanh Xã Hòa Ninh 8 HTX Hòa Ninh
20 Đập Ao Sậy Xã Hòa Ninh 7 HTX Hòa Ninh
21 Đập Đồng Thành Xã Hòa Ninh 5 HTX Hòa Ninh
22 Đập Miếu Trắng Xã Hòa Khương Tạo nguồn Cty TNHH KT CTTL
23 Đập Đồng Xã Hòa Liên Điều tiết Cty TNHH KT CTTL
24 Đập Lực Xã Hòa Liên 17 HTX Hòa Liên
25 Đập Chẹt Xã Hòa Liên 10 Cty TNHH KT CTTL
26 Đập Nại Xã Hòa Liên Điều tiết HTX Hòa Liên
27 Đập Sa Xã Hòa Liên 20 HTX Hòa Liên
28 Đập Hội Yên Xã Hòa Bắc 25 HTX Hòa Bắc
29 Đập Khê Đập Xã Hòa Bắc 7 HTX Hòa Bắc
30 Đập Hố Mít Xã Hòa Bắc 5 HTX Hòa Bắc
31 Đập An Trạch Xã Hòa Tiến 9700 Cty TNHH KT CTTL
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Bảng: Các trạm bơm điện trên huyện Hòa Vang
TT Tên công trình
Địa điểm công
trình
Quy
mô
(ha)
Đơn vị quản lý, vận hành
III TRẠM BƠM
1 An Trạch Xã Hòa Tiến 672 CTY TNHH KT CTTL
2 Lệ Sơn Xã Hòa Tiến 20 CTY TNHH KT CTTL
3 Dương Sơn Xã Hòa Tiến 20 CTY TNHH KT CTTL
4 Yến Nê Xã Hòa Tiến 20 CTY TNHH KT CTTL
5 Miếu Ông Xã Hòa Tiến 30 CTY TNHH KT CTTL
6 Túy Loan Xã Hòa Nhơn 500 CTY TNHH KT CTTL
7 Trường Loan Xã Hòa Nhơn 23 HTX Hòa Nhơn
8 Thái Lai Xã Hòa Nhơn 28 HTX Hòa Nhơn
9 Ninh An Xã Hòa Nhơn 30 HTX Hòa Nhơn
10 Cầu Quảng Xã Hòa Liên 30 CTY TNHH KT CTTL
11 Cầu Đình Xã Hòa Liên 10 CTY TNHH KT CTTL
12 Tân Ninh Xã Hòa Ninh 45 CTY TNHH KT CTTL
13 Bích Bắc Xã Hòa Bắc 1625 CTY TNHH KT CTTL
14 An Tân Xã Hòa Phong 70 CTY TNHH KT CTTL
15 Cẩm Toại Xã Hòa Phong 60 HTX Hòa Phong
16 Thạch Bồ Xã Hòa Phong 40 HTX Hòa Phong
17 Đông Lâm Xã Hòa Phú 11 HTX Hòa Phú
18 Para An Trạch Xã Hòa Phước 90 CTY TNHH KT CTTL
19
Hòa Khương
Xã Hòa
Khương
23
HTX Hòa Khương
20 Phú Sơn Xã Hòa Sơn 120 CTY TNHH KT CTTL
21 Phong Nam Xã Hòa Châu 20 CTY TNHH KT CTTL
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Bảng: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thủy lợi
Đơn vị: Tỷ đồng
Mục 2011 2012 2013 2014 2015 2015/2011
Tổng vốn đầu tư 23,04 12,73 30,34 48,60 180,88 685,07
1. Vốn trong nước 11,17 6,85 17,08 28,38 110,88 892,66
NSNN 4,45 2,75 7,12 12,19 46,30 940,45
Vốn tín dụng
3,55 2,16 5,21 8,01 34,54 872,96
Nhân dân góp 2,34 1,56 3,51 6,07 20,98 796,58
Vốn khác 0,83 0,38 1,96 2,11 9,06 991,57
2. Vốn nước ngoài 11,87 5,88 13,26 20,22 70,00 489,72
ODA 5,21 2,61 5,82 9,18 33,46 542,23
FDI 4,26 2,15 4,73 6,51 21,88 413,62
Vốn khác 2,40 1,12 2,71 4,53 14,66 510,83
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Bảng : Vốn xây dựng, tu bổ các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa
Vang năm 2011 - 2015
TT Năm Nội dung Địa điểm Vốn
1 2011
Kiên cố hóa kênh chính - Hồ chứa nước Đồng Nghệ (đoạn kênh
hộp từ K1+850 đến K3+160)
Hòa Khương 2,500
Mở rộng đường phòng chống lũ Hồ Hòa Trung Hòa Liên 950
Sữa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước trên địa bàn Hòa Vang
(quy mô không quá 1 tỷ đồng)
900
Cầu máng ống thép D800 trên kênh N2B - kênh chính An Trạch Hòa Tiến 700
Kè Túy Loan, bờ hữu hạ lưu cầu Giăng, K0+000 đến K0+241,1
(thuộc Dự án đầu tư tu bổ đê điều thường xuyên năm 2011)
Hòa Khương 1,000
Sửa chữa kiên cố các trạm bơm, kênh để phục vụ tưới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp (Bích Bắc, An Trạch, Đồng Nghệ)
Hòa Tiến, Hòa
Khương
4,000
Sửa chữa kiên cố cầu máng ống thép D800, kênh N2b thuộc trạm
bơm An Trạch bị thiệt hại do bão số 9/2009
Hòa Tiến 1,150
Kiên cố hóa trạm bơm chống hạn An Tân thuộc hệ thống Trạm
bơm Đồng Nghệ (440m)
Hòa Khương 1,350
Trạm bơm chống hạn Lệ Sơn 2 thuộc hệ thống Trạm bơm An
Trạch
Hòa Tiến 430
Kè khẩn cấp chống sạt lở bờ sông Túy Loan (đoạn hạ lưu cầu Sắt),
xã Hòa Phong - Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
Hòa Phong, Hòa
Nhơn
3,000
Sửa chữa hệ thống cửa Đập dâng An Trạch Hòa Tiến 200
Xử lý hệ thống kênh dẫn nước tưới (thay thế cầu Máng) qua KDC
số 6, 7 vệt tuyến đường ĐT 602
Hòa Châu 800
Đầu tư 70 giếng khơi phục vụ sản xuất Hòa Bắc, Hòa Ninh
Hòa Bắc, Hòa
Ninh
65
Nạo vét kênh mương, sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ nhằm
hạn chế khô hạn trên cây lúa
Hòa Sơn 200
Tu bổ, khôi phục cỏ Vetiver bảo vệ kè và công trình thủy lợi Hòa Nhơn 30
Đường dây trung thế và trạm biến áp cấp điện cho Trạm bơm An
Trạch
Hòa Tiến 600
Nhà điều hạnh trạm bơm Bích Bắc Hòa Tiến 1,070
2 2012 Dự án tu bổ đê điều thường xuyên năm 2012 Hòa Nhơn 2,500
Kè sạt lở bờ sông Tuý Loan (đoạn hạ lưu cầu Sắt) Hoà Phong 4,000
Xây dựng trạm bơm chống hạn thông Lệ Sơn 1 Hoà Tiến 490
Khắc phụ lũ 2011 đập Hố Trảy Hoà Phú 1,000
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Nạo vét hồ Đồng Bến, Hóc Gối (550m3) Hoà Nhơn 253
Nâng cấp đập, kênh tưới Lộc Mỹ, làm 29 giếng khơi Hoà Bắc 253
Nạo vét kênh tiêu từ Phú Sơn 2 đến Phú Sơn 3 Hoà Khương
25
3 2013 Kiên cố hoá kênh chính Hồ chứa nước Đồng Nghệ Hoà Khương 5,000
Bê tông hoá kênh N5 thuộc trạm bơm thuỷ nông Đồng Nghệ -
đoạn đầu kênh (0,15 km) và cuối kênh (0,85 km)
Hoà Khương 2,000
Bê tông hoá kênh N1 thuộc trạm bơm Lệ Sơn (L=2,05 km) Hoà Tiến 1,500
Bê tông hoá kênh N1 nối dài thuộc trạm thuỷ nông An Trạch
(L=0,4km)
Hoà Khương 700
Kênh N7 tưới Gò Chùa - Yến Nê và N7 đến kênh Thạch Bồ
(L=0,9km)
Hoà Tiến 1,000
Bê tông hoá kênh N3-6 thuộc trạm thuỷ nông Đồng Nghệ
(L=2,2km)
Hoà Khương 3,000
Kênh Para đi Phước Hưng, L=2,2 km Hòa Nhơn 1,500
Kênh Para đi Ninh An, L=1,7 km Hòa Nhơn 2,000
Trạm bơm chống hạn Miếu Ông - thôn Cẩm Nê, xã Hoà Tiến Hoà Tiến 2,500
Trạm bơm chống hạn Dương Sơn, Hoà Tiến Hoà Tiến 1,000
Trạm bơm Ninh An-xã Hòa Nhơn Hoà Nhơn 620
Nạo vét kênh mương chống hạn, sửa chữa các công trình thủy lợi
nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Hòa Tiến, Hòa
Khương
400
Cải tạo hệ thống ao, kênh cấp nước Trại giống thủy đặc sản Hòa
Khương
Hòa Khương 100
Tuyến kênh Thái Lai-Bàu Lùng Hoà Nhơn 590
Tuyến kênh Đội 3 (thôn Phước Hưng)-Bàu Lùng Hoà Nhơn 380
Tuyến kênh cấp 1:N5 nối dài thôn La Châu, xã Hòa Khương Hoà Khương 500
Nạo vét hồ Hố Cái Hoà Sơn 1,300
4 2014
Trạm bơm Phú Sơn (xã Hòa Khương), đầu tư nâng cấp kênh N3-2
(Hòa Khương) và bêtông tuyến kênh N5-8 (xã Hòa Phước
Hòa Khương, Hòa
Phước
3,600
Chuẩn bị đầu tư nâng cấp sửa chữa hồ chứa nước Truông Đá Bạc Hòa Sơn 2,750
5 2015
Sửa chữa, nâng cấp Đập dâng An Trạch, thành phố Đà Nẵng thuộc
dự án Quản lý rủi ro thiên tai (VN-Haz)
Hòa Tiến 81,092
Nâng cấp, sửa chữa 6 Hồ chứa nước vừa và nhỏ (Trước Đông,
Trường Loan, Hóc Khế, Hố Cau, Đồng Tréo, Hố Gáo)
Hòa Tiến, Hòa
Khương
79,000
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Bảng : Vốn đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện
Hòa Vang
T
T
Nă
m
Nội dung
Địa điểm Vốn
1
201
1 Đầu tư tuyến kênh đập cây sanh Hòa Ninh; Tuyến kênh Cẩm toại Đông Hòa Phong (dài 440m)
Hòa Phong 600
Bê tông hóa kênh N1 Trạm bơm Túy Loan (dài 800m) Hòa Nhơn
3,50
0
2
201
2
Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo kênh mương N5-1; N5-3 tưới 70/120 ha, Hoà Khương (1.400m)
Hòa
Khương
2,40
0
Kiên cố hoá kênh mương nội đồng 565 m thôn Cẩm Nê Hòa Tiến 900
Kiên cố hoá 460m kênh mương Ninh An- Hòa Nhơn Hòa Nhơn 600
Kiên cố hoá 220 m kênh mương thôn Trường Định Hòa Liên 183
Hỗ trợ kiên cố hoá 200 m kênh mương Hòa Phú 130
3
201
3
Kênh N8 tưới đồng thôn Dương Sơn, L=0,7km Hòa Tiến
1,10
0
Kênh N3 tưới thôn Cẩm Toại Tây, L=1,0km Hòa Phong
1,60
0
Kênh chính trạm bơm Tường Loan, L=1,2km Hòa Nhơn
1,60
0
Kênh Nhơn Thọ 1, L=800m Hòa Phước
1,50
0
Tuyến mương tưới tiêu đất nông nghiệp gần khuôn viên Trường THPT Ông Ích Khiêm (Đầu
tư thay thế tuyến mương tưới tiêu do mở rộng Trường THPT Ông Ích Khiêm).
Hòa
Khương 450
Tham gia dọn vệ sinh kênh mương nội đồng Hòa Tiến 9
4
201
4
Nâng cấp hệ thống kênh tưới trạm bơm Bích Bắc. Hạng mục hệ thống kênh N7A và N7B Hòa Tiến
4,60
0
Kiên cố hóa kênh chính hồ Đồng Nghệ, đoạn K0+725
Hòa
Khương
4,50
0
Tuyến kênh Trạm bơm Cẩm Toại đến Bờ nọc (Cẩm Toại Đông), Hoà Phong Hòa Phong
1,25
0
Tuyến kênh Trạm bơm Ninh An qua Kênh Ngút đến Phước Hưng, Hoà Nhơn Hòa Nhơn
1,00
0
Bê tông hóa Kênh N1 thuộc trạm bơm Túy Loan, lý trình từ K0 đến K0+360,6m Hòa NHƠN 900
Đầu tư nâng cấp tuyến kênh N3-2 (xã Hòa Khương) và bê tống hóa tuyến kênh N5-8 (xã Hòa
Phước)
Hòa Phước 900
Tuyến kênh Phú Sơn 1 đi Phú Sơn Nam, Hoà Khương
Hòa
Khương
800
Tuyến kênh Thái Lai đi Bàu Lùng, Hoà Nhơn Hòa Nhơn 700
5
201
5
Tuyến kênh chính đập Ông Tư tưới đồng Ông Tư, đồng Đơn, đồng Ông Phú thôn Hòa Trung,
xã Hòa Ninh (900 m)
Hòa Ninh 900
Tuyến kênh chính đập Đồng Bò thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh (360m) Hòa Ninh 360
Tuyến kênh chính đập Trung Môn (HTX Hòa Nhơn 2) phục vụ 35 ha đồng Phước Thuận, xã
Hòa Nhơn (840m)
Hòa Nhơn 840
Tuyến kênh Đồng Tréo, xã Hòa Phú (240m) Hòa Phú 240
Kênh Bàu Đá (bê tông hóa tuyến kênh dài 1 km) Hòa Sơn
1,20
0
Bê tông hóa kênh mương nội đồng, cánh đồng Cổng, xã Hòa Sơn (dài 1 km) xã Hòa Sơn
1,20
0
Đầu tư 03 tuyến kênh: Tuyến kênh KN7 tưới đồng trên kênh, Hòa Tiến: 400m; Tuyến kênh
KN1B tưới đồng thổ diện ,Hòa Phong: 500m
Hòa Tiến 910
Nạo vét kênh mương nội đồng 100m. Hòa Sơn 95
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Bảng : Vốn đầu tư đê, bờ bao, kè sạt lở ven sông trên địa bàn huyện Hòa Vang từ
2011 -2015
TT Năm Nội dung Địa điểm Vốn
1 2014 Kè sạt lở sông Túy Loan đoạn hạ lưu cầu Sắt Hòa Nhơn 15,000
Kè Sông Cu Đê đoạn cầu Phò Nam chiều dài
360 m kinh phí 4,9 tỷ đồng; Kè sông Yên giai
đoạn 2 chiều dài 117 m kinh phí 2,5 tỷ.
Hòa Khương 7,000
Kè sạt lở sông Túy Loan đoạn hạ lưu cầu Sắt
(bờ tả) K0+229,7 - K0+600
Hòa Nhơn 3,000
Kè khẩn cấp chống sạt lở bờ sông Túy Loan
(đoạn hạ lưu cầu Sắt), bờ tả (Km0+00 -
Km0+229,7)
Hòa Nhơn 2,600
Chuẩn bị đầu tư Tuyến kênh thoát lũ tổng thể
khu vực xã Hoà Liên
Hòa Liên 50
2 2015
Kè sạt lở sông Túy Loan đoạn hạ lưu cầu Sắt
(bờ tả) K0+229,7 - K0+600
Hòa Phong 1,500
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Cu Đê (bờ hữu),
đoạn qua cầu Phò Nam
Hòa Khương 500
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Túy Loan, đoạn
qua thôn Hội Phước
Hòa Nhơn 2,440
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Túy Loan (hạ
lưu cầu sắt) Lý trình K1+520 - K1+950, bờ tả
Hòa Nhơn 5,200
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Túy Loan (hạ
lưu cầu sắt) Lý trình K1+522,4 - K1+980, bờ
hữu
Hòa Phong 5,300
Chuẩn bị đầu tư
200
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Cu Đê - xử lý
các điểm sạt lở xung yếu
Hòa Phong 50
Khắc phục sạt lở bờ sông Lỗ Đông, xã Hòa
Phú, huyện Hòa Vang
Hòa Phú 50
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Cu Đê, đoạn qua
thôn Nam Yên L=583m (bờ tả)
Hòa Khương 100
SVTH: Trương Thị Khánh Ly
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truong_thi_khanh_ly_4676.pdf