Khóa luận Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục và đào tạo từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015

Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. - Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB. - Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. - Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật. - Tỉnh cần chỉ đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện đúng luật Ngân sách, cụ thể là hai dòng Ngân sách đầu tư XDCB và chi thường xuyên cần được quản lý thống nhất, quy định rõ bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trước Chính phủ và trước Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước chi cho XDCB. * Về phía Sở Giáo dục & đào tạo - Thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế để xây dựng Trường cao đẳng Kinh tế, Trường trung cấp chuyên nghiệp, Trường trung cấp nghề và các Trung tâm dạy nghề. Chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất của các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hiện có. Đẩy mạnh khả năng hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo, ưu tiên dành nguồn vốn ODA để hiện đại hoá một số trường và ngành nghề đào tạo trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại cho các trường trọng điểm.

pdf60 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục và đào tạo từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. + Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng. Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ... Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 26 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn với tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30% và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua. Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 27 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Cơ cấu hành chính của Quảng Bình gồm thành phố Đồng Hới và sáu huyện theo thứ tự từ Bắc vào Nam: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, Bố Trạch, TP Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, trong đó có 2 huyện miền núi. Có thể nói Quảng Bình hội tụ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH- HĐH, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước và hợp tác quốc tế. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Dân số và lao động Dân số Quảng Bình đến năm 2015 là 872.665 người trên diện tích 8.065 km 2 . Mật độ dân số bình quân 108,2 người/ km 2 , phần lớn là người Kinh, dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn. Bảng 2.1 dưới đây cho thấy dân số Quảng Bình qua các năm. Bảng 2.1: Tình hình dân số Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 Năm Dân số trung bình (Nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2) 2011 853,4 105,8 2012 858,3 106,4 2013 863,4 107,1 2014 868,2 107,6 Sơ bộ 2015 872,7 108,2 ( Nguồn: Tổng cục thống kê ) b. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Quảng Bình đã có sự nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát huy các nguồn lực và có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm trên 6,76%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, các SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 28 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân nói chung và những vùng khó khăn từng bước được cải thiện. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bức tranh kinh tế xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc lạc quan, được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % GDP toàn tỉnh 19.468 100,00 22.012 100,00 23.568 100,0 4.100 21,06 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4.098 21,05 4.632 21,04 4.768 20,23 670 16,35 2. Công nghiệp - xây dựng 7.015 36,04 8.068 36,65 8.800 37,34 1.785 25,45 4. Dịch vụ 8.355 42,91 9.312 42,31 10.000 42,43 1.645 19,69 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình và Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Quảng Bình năm 2015) Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, đã chú trọng toàn diện rộng trên cả hai lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt, thời tiết tương đối thuận lợi cùng với việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật vào sản xuất và sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền nên trồng trọt cơ bản được mùa, sản lượng tăng đều qua các năm. Ngoài cây lương thực tỉnh đã chú trọng phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao: cao su, hồ tiêu, lạc... cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Trong chăn nuôi, tình hình dịch bệnh ít xảy ra, tổng đàn phát triển ổn định, mở rộng quy mô nên sản lượng xuất chuồng cũng tăng. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 29 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Lâm nghiệp: đã tập trung vào đầu tư xây dựng vốn rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phần lớn diện tích rừng, đất rừng được giao cho các đơn vị, các tổ chức và cá nhân quản lý nên được bảo vệ chặt chẽ hơn, hạn chế được tình trạng khai thác trái phép, đốt phá rừng. - Thuỷ sản: Sản lượng khai thác bình quân mỗi năm tăng 7,6%. Diện tích nuôi trồng hiện có 3.910 ha, trong đó thuỷ sản nước lợ: 2.340 ha đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp có quy mô lớn như: Quảng Phúc, Quảng Thuận, Phú Trạch, Quang Phú, Bảo Ninh... Cơ sở phục vụ chế biến thuỷ sản phát triển nhanh, ngoài ba cơ sở Nhà nước quản lý có công suất 2.160 tấn/năm còn có hàng trăm cơ sở chế biến của các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, cơ cấu của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có sự tăng nhẹ với 670 tỷ đồng chiếm 16,35%. - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Đã có bước phát triển quan trọng, năng lực sản xuất tăng đáng kể. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Chalo đang ngày càng phát triển, thu hút đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20-25%. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh. Công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển, nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, tổ hợp tác tập trung phát triển sản xuất ở các lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng, phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng cao nhất với 1.785 tỷ đồng tương đương 25,45%. - Thương mại: Phát triển khá về số lượng, đa dạng về thành phần, ngành nghề phục vụ và phủ kín hầu hết các địa bàn dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. - Kinh tế đối ngoại: được tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả. Tuy vậy do đặc điểm của tỉnh có nhiều khó khăn nên ít thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 30 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng đã ban hành chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các khu công nghiệp, lĩnh vực du lịch, dịch vụ. - Du lịch: có bước phát triển tích cực và ngày càng thể hiện rõ là một ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng các khu du lịch, mở thêm tour, tuyến nên lượng du khách đến tỉnh ngày càng tăng. - Dịch vụ vận tải ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tích cực khai thác các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, do nguồn lực hạn hẹp nên nguồn vốn đầu tư chưa đủ sức cơ cấu lại ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Mạng lưới điện phát triển khá, đến nay lưới điện đã phủ gần kín các xã phường. - Bưu chính viển thông tiếp tục được hiện đại hoá một cách đồng bộ. Tỷ lệ số người dân được xem truyền hình, nghe đài tiếng nói Việt Nam tăng dần, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. - Các công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng trong các năm gần đây đã làm tăng năng lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thêm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt tạo được bộ mặt mới ở nông thôn ngày càng khang trang, góp phần thúc đẩy nông thôn phát triển. - Lĩnh vực văn hoá xã hội có chuyển bước tích cực, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh - quốc phòng được giữ vững. Vì vậy, cơ cấy tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 1.645 tỷ đồng tương đương 19,69%. Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được tăng cường một bước đáng kể nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn chậm, trình độ khoa học công nghệ còn thấp; khai thác và SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 31 Đạ i h ọc K nh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng phát huy tiềm năng nội lực trên địa bàn còn hạn chế, thu hút đầu tư từ bên ngoài còn rất ít, vốn đầu tư thiếu. Đời sống của nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn nhiều khó khăn, lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều bức xúc. 2.2. Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 Hằng năm tỉnh đã chú trọng xây dựng dự toán thu, chi ngân sách một cách hợp lý, rà soát điều chỉnh các khoản phí và lệ phí, từng bước thực hiện khoán thu, khoán chi và đã có các giải pháp tích cực tăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách, gian lận thương mại. Nguồn thu và chi từ ngân sách đều tăng qua các năm. Bảng 2.3: Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 ± % A. Tổng thu 12.009 12.626 13.823 1.814 15,11 1. Thu tại địa bàn 4.054 3.905 4.495 441 10,88 2. Thu tiền vay 0,8 0,8 0,8 0 - 3. Bổ sung từ NS cấp trên 7.875 8.641 9.248 1.373 17,43 B. Tổng chi 10.523 11.461 12.970 2.447 23,25 1. Chi theo cân đối ngân sách 8.424 9.420 10.534 2.110 25,05 2. Các khoản thu để lại đơn vị chi QL qua NSNN 1,46 3,67 3,00 1,54 105,48 3. Chi vốn chương trình mục tiêu 1.954 1.674 2.135 181 9,26 C. Cân đối ( ±) 1.486 1.165 853 -633 -42,60 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thu chi ngân sách tỉnh Quảng Bình của Sở Tài chính) Nhìn vào bảng ta thấy tổng thu và tổng chi qua các năm đều có sự tăng lên, cụ thể tổng thu tăng 1.814 tỷ đồng, tương đương tăng 15,11%. Trong đó nguồn thu từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng trung bình lớn nhất là 66,97% trong cơ cấu nguồn ngân sách. Thứ hai là nguồn thu tại địa bàn trung bình chiếm 32,40% và nguồn thu từ tiền vay chiếm tỷ trọng thấp nhất, trung bình đạt 0,63%. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn NSNN, giúp tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, bổ sung kịp thời, đảm bảo hiệu quả hoạt động cho kế hoạch đặt ra. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 32 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Tổng chi tăng 2.447 tỷ đồng tương đương tăng 23,25%. Trong đó chi theo cân đối ngân sách chiếm tỷ trong lớn nhất, trung bình đạt 87,34%, chi vốn chương trình mục tiêu đạt 10,36% và chi quản lý qua NSNN đạt 2,30%. Tuy nhiên, so với nhu cầu đầu tư của tỉnh hiện nay thì chi ngân sách còn thấp và thiếu nhiều, các khoản thu chủ yếu là thu từ kinh tế địa phương, phần lớn là thu từ trợ cấp của ngân sách Trung ương. Việc phát triển kinh tế của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành GD & ĐT từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 2.3.1. Nguồn vốn đầu tư XDCB phân theo khu vực giai đoạn 2013 - 2015 Trong những năm qua, ngoài nguồn vốn từ các nguồn tài trợ trong và ngào nước, từ các tổ chức tín dụng thì không thể không nhắc tới nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước. Sự phân chia nguồn vốn ngân sách nhà nước trong các năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Vốn đầu tư XDCB tỉnh Quảng Bình phân theo lĩnh vực giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % ± % Tổng Ngân sách 285,00 40,79 219,00 31,51 195,90 27,70 -89,10 -31,26 Công nghiệp - điện 6,00 2,11 5,70 2,60 3,00 1,56 -3,00 -50,00 Khoa học – công nghệ 20,00 7,02 17,00 7,76 18,00 9,35 -2,00 -10,00 An ninh quốc phòng 16,04 5,63 12,75 5,80 6,34 3,29 -9,70 -60,47 Quản lý nhà nước 40,20 14,11 16,54 7,55 16,60 8,63 -23,60 -58,71 Nông nghiệp 27,70 9,72 32,20 14,71 31,00 16,11 3,30 11,91 Giao thông vận tải 95,90 33,65 63,61 29,05 35,31 18,35 -60,59 -63,18 Thương mại – du lịch 9,55 3,35 5,20 2,37 3,75 0,16 -5,80 -60,73 Giaos dục & đào tạo 39,47 13,85 41,05 18,75 47,50 24,68 8,03 20,34 VH – TT – LĐ TB & XH 6,15 2,16 7,20 3,29 5,00 2,60 -1,15 -18,70 Y tế 10,70 3,79 11,55 5,28 6,30 3,27 -4,40 -41,12 Hạ tầng công cộng 13,20 4,63 6,20 2,83 12,10 6,24 -1,10 -8,33 Đầu tư cho các công trình tại KKT CK Cha Lo 0,00 0,00 0,00 0,00 11,00 5,72 11,00 - SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 33 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng (Nguồn: Nghị quyết về phân bổ vốn của tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2015) Có thể thấy trong những năm qua, vốn đầu tư xây dựng cho cơ bản nhìn chung biến động theo chiều hướng giảm. Cụ thể, từ năm 2013 đến năm 2015, tổng ngân sách cho vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm từ 285 tỷ đồng xuống còn 195,9 tỷ đồng, giảm 89,1 tỷ đồng, tương đương giảm 31,26%. Chính điều này đã làm cho vốn đầu tư xây dựng cơ bản chia theo các ngành cũng có biến động theo chiều hướng giảm. Trong đó, giảm nhiều nhất là ngân sách xây dựng cơ bản cho giao thông vận tải với mức giảm là 60,59 tỷ đồng, tương đương giảm 63,18%. Lý giải cho sự biến động này là do các công trình giao thông hiện nay hầu như đã được hoàn thành và đem vào sử dụng, nguồn ngân sách bây giờ chi cho lĩnh vực này chủ yếu là tu sửa lớn. Kế đến là thương mại – dịch vụ và an ninh quốc phòng với mức giảm lần lượt là 5,8 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng, tương đương giảm 60,73% và 60,47%. Tuy nhiên, các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, và đầu tư cho các công trình tại KKT CK Cha Lo lại tăng. Có thể thấy, nguồn ngân sách cho xây dựng cơ bản được tập trung chủ yếu cho các công trình tại KKT CK Cha Lo (11 tỷ đồng) do đây được xác định là khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về cả kinh tế, an ninh quốc phòng. Tiếp đến là đầu tư cho giáo dục, tăng từ 39,47 tỷ đồng lên 47,50 tỷ đồng, tương đương tăng 20,34% cho thấy, ngoài tăng cường cho đầu tư phát triển kinh tế thì lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn được tỉnh nhà hết sức quan tâm. Ngoài ra, nông nghiệp cũng được tỉnh nhà quan tâm, như việc đầu tư cho các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống lúa mới, cơ giới hóa để tăng năng suất, thu nhập cho lao động nhằm cải thiện đời sống ở khu vực nông thôn. 2.3.2. Nguồn vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục & đào tạo tăng qua các năm và cụ thể sơ liệu được thể hiện ở bảng sau: SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 34 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Bảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % ± % I. Nguồn ngân sách tập trung 24,27 61,49 25 60,90 26 54,74 1,73 7,13 II. Nguồn vốn xổ số kiến thiết 13 32,94 15 36,54 21 44,21 8 61,54 III. Đối ứng các dự án ODA 2,2 5,57 1,05 2,56 0,5 1,05 -1,7 -77,27 Tổng 39,47 100,00 41,05 100,00 47,5 100,00 8,03 20,34 ( Nguồn: Báo cáo chi xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Bình) Hiện nay toàn tỉnh có 618 trường và cơ sở giáo dục. Hiện có: 215.630 học sinh, sinh viên (45.859 trẻ mầm non; 155.278 học sinh phổ thông; 1.230 học viên GDTX; 4.529 học sinh TCCN, 8.734 HS-SV liên kết đào tạo ĐH, CĐ, đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật); toàn Ngành có 13.909 giáo viên, giảng viên (3.499 giáo viên mầm non; 10.234 giáo viên phổ thông, 167 giáo viên TCCN) và 1.548 cán bộ quản lý giáo dục. Mạng lưới trường, lớp các cấp học và trình độ đào tạo cơ bản ổn định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và người lao động. Sở GD & ĐT đã ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo đủ phòng học kiên cố; xây dựng phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng, thư viện đồng bộ để thực hiện chương trình giáo dục chất lượng cao. Từng bước hoàn thiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Có thể thấy ngành GD&ĐT đang được tỉnh nhà ưu tiên, dành nhiều chương trình hỗ trợ phát triển. Trong hai năm, từ năm 2013 đến năm 2015, hầu như các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành GD&ĐT đều tăng qua các năm. Cụ thể, nguồn vốn từ ngân sách tập trung tăng từ 24,27 tỷ đồng lên 26 tỷ đồng, tăng 1,73 tỷ đồng, tương đương tăng 7,13%, nguồn vốn từ xổ số kiến thiết tăng từ 13 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng, tương đương tăng 61,54%. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 35 Đạ i h ọc K inh tế uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Tuy nhiên, nguồn vốn từ đối ứng các dự án ODA cho ngành giáo dục và đào tạo lại giảm mạnh, từ 2,2 tỷ đồng xuống còn 0,5 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 77%. Lý giải cho điều này là do hiện nay, nguồn vốn ODA vào Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng đang ngày càng ít lại và có thể nói là “khan hiếm”. 2.3.3. Nguồn vốn đã thực hiện cho đầu tư XDCB ngành GD & ĐT Nhằm đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành GD & ĐT trong những năm qua, chúng ta tìm hiểu bảng số liệu sau: Bảng 2.6: Vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT tỉnh Quảng Bình phân theo thành phần đầu tư giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % ± % I. Hạ tầng GD – ĐT 34,85 88,28 36,27 88,36 42,92 90,36 8,07 23,16 1. Công trình hoàn thành 9,75 27,98 8,00 22,06 9,28 21,62 -0,47 -4,82 2. Công trình chuyển tiếp 10,28 29,50 12,10 33,36 11,97 27,89 1,69 16,44 3. Công trình xây dựng mới 14,82 42,52 16,17 44,58 21,67 50,49 6,85 46,22 II. Trang thiết bị, CSVC 4,63 11,72 4,78 11,64 4,58 9,64 -0,05 -1,08 Tổng vốn 39,47 100,00 41,05 100,00 47,50 100,00 8,03 20,34 (Nguồn: Báo cáo chi xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Bình) Từ năm 2013 đến năm 2015, lượng vốn đầu tư cho hạ tầng GD & ĐT đều tăng trong khi đó lượng vốn đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất lại giảm. Cụ thể, lượng vốn đầu tư cho hạ tầng GD – ĐT tăng từ 34,85 tỷ đồng lên 42,92 tỷ đồng, tăng 8,07 tỷ đồng, tương đương tăng 23,16%. Trong đó lượng vốn cho các công trình hoàn thành giảm nhẹ từ 9,75 tỷ đồng xuống còn 9,28 tỷ đồng, tương đương giảm 4,82%, thay vào đó, lượng vốn cho các công trình chuyển tiếp và công trình xây dựng mới tăng. Tăng nhanh nhất là vốn cho các công trình xây dựng mới, từ 14,82 tỷ đồng lên 21,67 tỷ đồng, tương đương tăng 46,22%. Trái lại, lượng vốn đầu tư cho trang thiết bị, CSVC lại giảm nhẹ từ 4,63 tỷ đồng xuống còn 4,58 tỷ đồng, tương đương giảm 1,08%. Có sự thay đổi như vậy là do số lượng công trình chuyển tiếp từ năm trước và công trình xây dựng mới tăng lên qua các năm nên lượng vốn cho hạ tầng GD & ĐT SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 36 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng được ưu tiên hơn nhằm đảm bảo đúng theo tiến độ công trình đã giao và đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong tỉnh. Qua các năm, cơ sở vật chất cho giáo dục được ngành chú trọng cải thiện và tăng cường đáng kể, các trường học ngày càng khang trang, sạch đẹp và thân thiện hơn. Số phòng học, phòng bộ môn, thư viện, thiết bị... kiên cố đạt tỷ lệ cao, trong đó tỷ lệ kiên cố hóa phòng học văn hóa, đạt 72%. Kết thúc năm học 2014-2015, toàn tỉnh có 284/586 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 48,46%, tăng 16 trường so với năm 2013-2014. 2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành GD&ĐT theo thành phố, huyện Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn được đánh giá qua bảng số liệu sau. Bảng 2.7: Cơ cấu VĐT XDCB ngành GD & ĐT phân theo thành phố, huyện giai đoạn 2013 – 2015 Thành phố, huyện 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % ± % 1. Đồng Hới 20,30 47,90 21,54 48,39 22,85 49,66 2,55 12,56 2. Minh Hóa 2,74 6,47 2,63 5,91 2,55 5,54 -0,19 -6,93 3. Tuyên Hóa 2,41 5,69 2,48 5,57 2,41 5,24 0,00 - 4. Quảng Trạch 5,35 12,62 5,19 11,66 6,30 13,70 0,95 17,76 5. Bố Trạch 5,14 12,13 6,25 14,04 5,91 12,85 0,77 14,98 6. Quảng Ninh 2,46 5,80 2,67 5,99 2,32 5,04 -0,14 -5,69 7. Lệ Thủy 3,68 9,11 3,75 8,43 3,67 7,98 -0,01 -0,27 Tổng 42,38 100 44,51 100 46,01 100 3,63 8,57 ( Nguồn: Báo cáo chi xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Bình) Qua bảng trên ta thấy nhìn chung, lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong ngành giáo dục và đào tạo phân theo thành phố, huyện giai đoạn 2013 – 2015 đều tăng. Trong đó, lượng vốn tăng nhiều nhất là huyện Quảng Trạch, Bố Trạch chiếm tỷ SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 37 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng trọng vốn đầu tư cao với số vốn tăng từ 5,35 tỷ đồng lên 6,30 tỷ đồng, tăng 0,95 tỷ đồng, tương đương tăng 17,76% ở huyện Quảng Trạch và từ 5,14 tỷ đồng lên 5,91 tỷ đồng, tăng 0,77 tỷ đồng, tương đương tăng 14,98% ở huyện Bố Trạch. Sau đó là thành phố Đồng Hới với mức tăng là 2,55 tỷ đồng, tương đương tăng 12,56%. Lý giải cho sự tăng lên này là do, Bố Trạch và Quảng Trạch là hai huyện nghèo của tỉnh, ở vùng bãi ngang và vùng khó khăn nên có nhiều chính sách hỗ trợ hơn trong phát triển mọi mặt, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đồng Hới là thành phố của tỉnh Quảng Bình có nhiều trường học và trường Đại học Quảng Bình cùng các trường trung cấp, dạy nghề nên cần lượng vốn đầu tư nhiều và gấp 6,2 lần so với các huyện khác trong tỉnh. Huyện có cơ cấu vốn thấp nhất là huyện Minh Hóa, giảm từ 2,74 tỷ đồng xuống 2,55 tỷ đồng, tương đương giảm 6,93%. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh số tuyệt đối mà không sử dụng số tương đối, chúng ta thấy rằng cơ cấu vốn dành cho ngành GD & ĐT ở thành phố Đồng Hới chiếm phần lớn với mức tăng là 2.55 tỷ đồng, kế đến mới là huyện Quảng Trạch và Bố Trạch. Có sự chênh lệch về số thứ tự khi so sánh ở phương diện khác nhau như vậy là do lượng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản ở năm 2013 ở thành phố Đồng Hới chiếm số lớn, do đó, với mức tăng ít mà năm được chọn làm gốc là số lớn nên ảnh hưởng đến số thứ tự. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chú trọng phân bổ nguồn vốn sao cho đồng đều giữa các huyện nhằm tạo sự phát triển đồng bộ. 2.4. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT Từ những phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn dành cho phát triển giáo dục và dào tạo đang ngày càng được tăng lên. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đầu năm học 2014 - 2015 toàn tỉnh có 590 trường, trong đó có 180 trường và cơ sở giáo dục mầm non (tăng 1 trường); 211 trường tiểu học (trong đó, có 3 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 1 trường tư thục), tăng 2 trường so với năm học 2014 -2015; 148 trường trung học cơ sở; 27 trường trung học phổ thông, 3 trường TCCN, 1 trường cao đẳng và 1 trường đại học Quảng Bình. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 38 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Bảng 2.8: Số trường học từ mầm non đến đại học ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015 Cấp học Năm 2013 2014 2015 Mầm non 178 179 180 Tiểu học 207 209 211 THCS 148 148 148 THPT 27 27 27 TCCN 4 4 3 Cao đẳng 0 0 1 Đại học 1 1 1 Tổng 565 568 571 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015) Nhìn vào bảng trên ta thấy, số trường học từ các cấp từ mầm non đến THPT ít có sự biến động. Cụ thể, số trường học mầm non có sự tăng nhẹ từ 178 trường lên 180 trường, số trường tiểu học tăng nhẹ từ 207 lên 211 trường. Nguyên nhân của sự tăng này là do dân số tăng, mà cụ thể là số trẻ em trong độ tuổi này tăng lên hàng năm. Mặt khác, để đảm bảo chất lượng giáo dục, số trẻ trên một lớp đang có xu hướng giảm, chính vì vậy, cần mở thêm lớp để đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển về kinh tế cũng như nhận thức, nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con cái nên lựa chọn nhiều trường tư thục có chất lượng cao để cho con học tập. Chính vì vậy, số trường mầm non tăng lên về số trường cũng như số lớp. Số trường THCS được giữ ổn định, và trong tương lai đang có xu hướng giảm cả về số trường cũng như số lớp do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, số trẻ ngày càng ít. Số trường TCCN có sự giảm, thay vào đó số trường cao đẳng tăng lên 1 trường là do trường Trung cấp nghề Quảng Bình được chuyển thành trường Cao đẳng nghề Quảng Bình. Số trường đại học vẫn được giữ ổn định là một trường. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 39 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Một trong những chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tải tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2013 – 2015 đó là sự thể hiện quả số lớp học trên toàn tỉnh. Trên thực tế, nguồn vốn trong xây dựng đầu tư cơ bản trong ngành giáo dục và đào tạo có thể chia đơn giản ra thành hai nguồn là công lập và ngoài công lập. Bảng 2.9: Số lớp học trong toàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: Lớp Năm So sánh 2013 2014 2015 2015/2013 Số lớp học (Lớp) 5,553 5,580 5,547 -6 - Tiểu học 3,031 3,023 3,001 -30 + Công lập 3,016 3,008 2,995 -21 + Ngoài công lập 15 15 6 -9 - Trung học cơ sở 1,734 1,773 1,768 34 + Công lập 1,728 1,768 1,764 36 + Ngoài công lập 6 5 4 -2 - Trung học phổ thông 788 784 778 -10 + Công lập 787 782 774 -5 + Ngoài công lập 1 2 4 2 (Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình, 2015) Nhìn vảo bảng, ta thấy rằng nhìn chung số lớp học trên toàn tỉnh đang có xu hướng giảm xuống, trong đó giảm nhiều nhất là số lớp học ở cấp học tiểu học, kế đó là trung học phổ thông. Nếu tính trong năm 2014 đến 2015 thì tất cả ba cấp học đều giảm về số lớp học. Số lớp học trong cấp học tiểu học giảm mạnh nhất, giảm từ 3.031 lớp học xuống còn 3.001 lớp học, giảm 30 lớp. Nguyên nhân của sự giảm số lớp này là sự tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình khiến cho nhận thức của người dân ngày càng cao, số con trên một gia đình giảm, khoảng cách giữa các người con lớn nên số trẻ đến trường giảm. Lấy ví dụ như trường Tiểu học Bắc Nghĩa ở thành phố Đồng SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Hới, cách đây 10 năm, tổng số lớp của trường là 28 lớp học, đến nay, số lớp giảm chỉ còn 15 lớp học. Đặc biệt ở khối 1 của trường chỉ còn lại 2 lớp học. Số lớp học trong cấp học THPT cũng giảm từ 788 lớp học xuống còn 778 lớp, giảm 10 lớp học. Cấp Trung học cơ sở có nhiều biến động trong 2 năm qua, tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, từ năm 2013 – 2014, số lớp học tăng lên 40 lớp, bước sang năm 2015 số lớp giảm xuống 4 lớp. Nguyên nhân của sự giảm này đó là so quá trình tách nhập lớp nên khiến cho số lớp giảm xuống. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Về quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra - Đẩy mạnh công tác lập, rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng các quy hoạch; bảo đảm tính chiến lược và đồng bộ, sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH. - Kịp thời tham mưu cho UBND hoàn thiện thể chế, cơ chế để thực hiện công tác GD & ĐT. - Tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng; đẩy mạnh thực hiện kỷ cương, chất lượng, tiến độ công trình hạ tầng giáo dục. Tập trung thực hiện có hiệu quả đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng GD & ĐT. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quỹ phát triển giáo dục & đào tạo. 3.2. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt - Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các dự án trọng tâm, trọng điểm của ngành nói chung cũng như tỉnh nói chung như: bố trí vốn đầu tư phù hợp cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội,... phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư; chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả; dành vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn trong XDCB. - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực GD & ĐT để kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền những sai phạm, đồng thời đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để quản lý. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phát huy xã hội hoá đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách. Xây dựng quy định cụ thể để khuyến khích thực hiện xã hội hoá đầu tư xây dựng theo hướng giảm dần danh mục các công trình sử dụng vốn NSNN. Có giải pháp xử lý, hạn chế tình trạng các dự án không thực hiện đúng cam kết huy động các nguồn vốn khác, chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Không bố trí công trình xây dựng mới đối với những dự án trên địa bàn xã, phường, vượt quá tổng mức dư nợ cho phép. 3.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách Quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà được quản lý bởi một hệ thống luật khá chặt chẽ, như Luật Đầu tư, Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách. Trong đó, các dự án chịu quản lý trực tiếp của các nghị định về đầu tư như nghị định 52, nghị định 16, nghị định 12, nghị định 112; các nghị định về đấu thầu như nghị định 14, nghị định 58 Tuy nhiên, cơ chế chính sách của các bộ Luật và các Nghị định chưa đồng bộ, thống nhất, một số quy định trong các bộ Luật chưa có những quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức có liên quan dẫn đến việc nhiệm vụ thực hiện bị chồng chéo. Vì vậy, trong thời gian gian tới cần phải tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các điều luật, các thông tư, nghị định theo hướng: nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, có những văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể sao cho ngày càng đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân. Cụ thể như sau: Trách nhiệm, quyền hạn của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án , các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thanh toán chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu sẽ được quy định trong thông tư số 10/2011/TT-BTC được ban hành ngày 26-01-2011. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật về xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đã được thông qua như Quyết định số 4138/QĐ- BGDĐT được ban hành ngày 20-09-2010. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản hướng dẫn việc thu và sử dụng đối với các khoản đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho các cơ sở giáo dục đào tạo; xây dựng cơ chế tài chính đối SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 43 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng với cá trường đại học giảng dậy và học tập theo các chương trình tiên tiến; xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các trường phổ thông bán trú tại miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Tích cực xây dựng kế hoạch trung hạn, kế hoạch năm có chất lượng cao, tính khả thi cao, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn của ngành Giáo dục và đào tạo làm cơ sở cho việc khai thác nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ quốc tế theo hình thức Hỗ trợ ngân sách nhằm giảm thiểu các chi phí quản lý, chi phí giao dịch, tiến tới quản lý nguồn vốn ODA theo cơ chế quản lý ngân sách nhà nước và quản lý theo kết quả đầu ra. Tích cực tham gia quá trình vận động đàm phám các chương trình theo tinh thần chủ động xây dựng phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của ngành giáo dục. 3.4. Về cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng; xác định rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quá trình đầu tư. Quản lý chặt chẽ về quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, bảo đảm đúng kế hoạch, lập dự án khả thi phải sát với yêu cầu nhiệm vụ đầu tư, tiêu chuẩn định mức, quy trình, quy phạm, đơn giá, chế độ chi theo quy định, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và nghiệm thu công trình. - Tổ chức tốt công tác đấu thầu, tăng nhanh tỷ lệ dự án đấu thầu rộng rãi ở các khâu tư vấn, thi công và giám sát. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về công tác đấu thầu, nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng nhận thầu nhưng triển khai không hiệu quả hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện, năng lực thi công xây dựng công trình; chỉ định thầu không đúng quy định, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu. - Kiện toàn, sắp xếp lại, đào tạo, tăng cường trang bị nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế hoạt động từ đơn vị hành chính sự nghiệp sang đơn vị tự chủ hạch toán đối với các Ban Quản lý dự án; đảm bảo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý theo quy định của pháp luật xây dựng. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 44 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Xây dựng cơ chế tiết kiệm đối với các công trình, dự án được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu theo quy định; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương làm cơ sở cho việc lập dự toán, quyết toán công trình xây dựng. - Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, việc chấp hành quy trình, quy phạm, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. 3.5. Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổ chức thi công - Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; xây dựng áp dụng quy chế tuyển chọn cơ quan tư vấn thẩm định dự án trên cơ sở cạnh tranh rộng rãi, chú trọng sử dụng tư vấn quốc tế đối với các công trình trọng điểm. - Tăng cường thẩm định về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát. Xác định rõ trách nhiệm của chủ quản đầu tư, chủ dự án, tư vấn thiết kế; thẩm định dự án; cá nhân, đơn vị tổ chức thi công. - Rà soát các tổ chức tư vấn về năng lực chuyên môn và tư cách chủ thể, sắpxếp chuyển sang hoạt động độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về thiết kế và chất lượng công tác tư vấn. Kiên quyết thu hồi đăng ký hành nghề của các đơn vị không đảm bảo năng lực, trình độ. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch để thu hút tạo điều kiện huy động các đơn vị tư vấn có trình độ cao vào hoạt động tại tỉnh Quảng Bình. 3.6. Tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản - Tiếp tục làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tạo lòng tin trong nhân dân đối với đảng và chính quyền. Đồng thời chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác đầu tư. - Nghiên cứu xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo hướng “liên thông”, rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 45 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng 3.7. Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng cơ bản - Công khai, minh bạch hoá quá trình đầu tư từ công tác quy hoạch, kế hoạch VĐT, danh mục dự án công trình đầu tư; thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. - Các cơ quan, đơn vị có dự án, công trình xây dựng phải công bố công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, đơn vị trúng thầu, tiến độ, thời gian thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư để cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân dân địa phương giám sát quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị. - Công khai thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí về đầu tư xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan, đơn vị có sai phạm trong thực hiện quản lý đầu tư XDCB. 3.8. Về chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản - Nghiêm túc thực hiện các quy định của luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án đến quyết toán ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư các dự án, công trình bằng nguồn vốn ngân sách, nhằm ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong việc thi công xây dựng, nhất là những công trình trọng điểm, công trình lớn để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư. Phối kết hợp công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí bảo đảm đạt hiệu quả cao. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng, lãng phí. 3.9. Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư - Công tác đền bù giải phóng mặt bằng phải hoàn thành mới được phép triển khai dự án, tránh tình trạng vừa đền bù vừa thi công, chỉ cần một ách tắc nhỏ thì cả dự án phải đình trệ. Trước khi tiến hành đền bù phải tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai. Nếu có 2/3 số ý kiến của người bị ảnh hưởng đồng ý phương án đền bù thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp cụ thể để cưỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Dành vốn để tập trung đầu tư các khu di dân tái định cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cư hiện tại và trong những năm tiếp theo. 3.10. Bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Khuyến khích các nhà đầu tư, cộng đồng dân cư sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích các loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải; mở rộng hợp tác điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản; quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; làm tốt công tác quan trắc vê môi trường; - Lồng ghép có hiệu quả nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Vốn đầu tư XDCB là yếu tố tiền đề vật chất quan trọng, đóng vai trò quyết định để tiến hành hoạt động đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết đối với tỉnh Quảng Bình nói chung cũng như ngành giao thông vận tải nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh Quảng Bình có điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn phá. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển quá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua tỉnh đã không ngừng cố gắng, vươn lên vượt bậc, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ xây dựng trên địa bàn ngày càng nhiều, nhiều dự án đầu tư của tỉnh trong thời gian qua là đầu tư đúng hướng đã và đang phát huy hiệu quả, làm cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn nhiều yếu kém, vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN còn bị thất thoát và lãng phí nhiều, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, nhiều dự án không đúng hướng nên khi dự án đưa vào khai thác không phát huy hiệu quả. 3.2. Kiến nghị * Về phía địa phương - Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tư XDCB là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó. - Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp. - Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. - Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB. - Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. - Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật. - Tỉnh cần chỉ đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện đúng luật Ngân sách, cụ thể là hai dòng Ngân sách đầu tư XDCB và chi thường xuyên cần được quản lý thống nhất, quy định rõ bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trước Chính phủ và trước Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước chi cho XDCB. * Về phía Sở Giáo dục & đào tạo - Thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế để xây dựng Trường cao đẳng Kinh tế, Trường trung cấp chuyên nghiệp, Trường trung cấp nghề và các Trung tâm dạy nghề. Chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất của các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hiện có. Đẩy mạnh khả năng hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo, ưu tiên dành nguồn vốn ODA để hiện đại hoá một số trường và ngành nghề đào tạo trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại cho các trường trọng điểm. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Chỉ đạo thực hiện “Ba công khai” và “Bốn kiểm tra” trong lĩnh vực tài chính. Các cơ sở giáo dục, đào tạo đã thực hiện tốt việc công khai tài chính thông qua xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và báo cáo công khai tài chính. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện đúng quy định của pháp luật đấu thầu mua sắm thiết bị. - Ban hành hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản thu trong các trường học và cơ sở giáo dục, chấn chỉnh xử lý thu chi sai quy định. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý tài sản, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. - Phối hợp với các sở, ban ngành hữu quan trong tỉnh xây dựng định mức, tiêu chí phân bổ và điều hành ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo, đảm bảo cơ cấu chi lương, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động. SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/dan-so-va-lao-dong-(nien-giam- 2014).htm 4. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/quy-hoach-tong-the-phat-trien-kinh-te-- -xa-hoi-tinh-quang-binh-den-nam-2020.htm 5. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/so-giao-thong-van-tai-trien-khai- nhiem-vu-nam-2016.htm 6. https://sgtvt.quangbinh.gov.vn/3cms/so-gtvt-quang-binh-to-chuc-hoi-nghi- tong-ket-nam-2015-trien-khai-nhiem-vu-nam-2016..htm 7. dung-duong-cao-toc-vung-ang-van-ninh-2132034/ 8. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gioi-thieu-chung-14532.htm 9. 2015-NQ-HDND-du-toan-thu-chi-ngan-sach-nha-nuoc-Quang-Binh-nam-2016- 298983.aspx 10. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/quy-hoach-tong-the-phat-trien-nganh- thuy-san-tinh-quang-binh-den-nam-2020.htm 11. 12. 1-1.html SVTH: Đào Thị Phúc Nhi 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_dau_tu_xay_dung_co_ban_cho_nganh_giao_duc_va_dao_tao_tu_nguon_von_ngan_sach_nha_nuoc_o_tin.pdf
Luận văn liên quan