Khóa luận Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế chân mây - Lăng Cô

- Tiếp tục đẩy mạnh, phân công, ủy quyền, cho ban quản lý khu kinh tế nhằm giải quyết nhanh, đơn giản các thủ tục hành chính, quy định các nhiệm vụ được ủy quyền cho Ban quản lý Khu kinh tế trong ác văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản ý Khu kinh tế. - Chính phủ nên cho phép ban quản lý khu kinh tế được phép xem xét tăng thời hạn hoạt động của dự án từ 50 năm lên 70 năm đối với cac dự án quan trọng. Cần có những định hướng các doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn vào khu kinh tế. - Chính phủ cần ban hành chính sách riêng về công tác giải phóng mặt bằng trong khu kinh tếvà cần có những ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 15 khu kinh tế ven biển, trong đó có khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế chân mây - Lăng Cô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong KKT Chân Mây - Lăng Cô; c). Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật. 16. Báo cáo định kỳ trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh về tình hình triển khai quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển KKT Chân Mây - Lăng Cô. 17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh giao trong từng thời kỳ. (Theo Quyết định số 973/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2006 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô) 2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Tính đến năm 2015, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 1 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 8.739 tỉ đồng. Như vậy, đến nay, Khu kinh tế nằm giữa hai đô thị lớn của miền Trung là Huế và Đà Nẵng đã có 39 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39.069 tỉ đồng (tương đương gần 2 tỉ USD). Trong đó có 10 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Thể hiện ở bảng 3.1 SVTH: Trần Thị Phương 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Bảng 2.6: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô ( tính đến 12/2015) TT Tên dự án Chủ đầu tư Quốc gia Vốn đăng ký (nghìn USD) Vốn đầu tư thực hiện ( lũy kế vốn thực hiện đến 12/2009) (nghìn USD) Tình trạng Nhóm ngành 1 Laguna Huế Công ty TNHH Laguna (Việt Nam) Singapore 875.000 35.700 Đang hoạt động Du lịch dịch vụ 2 Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng Cô - Việt Nam Công ty Cổ phần Quốc tế Minh Viễn Cộng hòa Seychelles 368000 Đang triển khai xây dựng cơ bản Du lịch dịch vụ 3 Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối VN Công ty TNHH một thành viên Bãi Chuối (Việt Nam) Quần Đảo Cayman 102.000 1.825 Đang triển khai xây dựng cơ bản Du lịch dịch vụ 4 Khu nghỉ dưỡng Làng Xanh Lăng Cô Cty LD Làng Xanh Lăng Cô Hồng Kông 15.000 14.690 Đang hoạt động Du lịch dịch vụ 5 Trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy (năm 2003) Công ty LD trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Huế Đài Loan 5.000 1.870 Đang hoạt động Công nghiệp chế biến, Chế tạo 6 Nhà máy CB gỗ dăm và vườn ươm cây lâm nghiệp Cty Chaiyo AA Việt Nam Thái Lan 4.973 5.300 Đang hoạt động Công nghiệp chế biến, Chế tạo 7 Khu nghỉ dưỡng Pegasus Lăng Cô Cty Pegasus Fund 2 Việt Nam Hoa Kỳ 4.800 2.150 Đang hoạt động Du lịch dịch vụ 8 Nhà máy cơ khí chính xác Chân Mây Cty TNHH SX cơ khí Chân Mây Hoa Kỳ 3.000 870 Đang triển khai xây dựng cơ bản Công nghiệp chế biến, Chế tạo 9 Banyan Tree Đông Dương Công ty TNHH Banyan Tree Đông Dương Singapore 600 Đang triển khai xây dựng cơ bản Tư vấn dịch vụ giám sát 10 Tổng kho nhựa đường ADCo Chân Mây - Thừa Thiên Huế Công ty TNHH Cung ứng nhựa đường Pháp 500 Đang triển khai xây dựng cơ bản Dịch vụ (Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế) SVTH: Trần Thị Phương 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng 2.3.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành nghề kinh tế của Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Bảng 2.7: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI phân theo ngành kinh tế ( tính đến 12/2015) Lĩnh vực Dự án đầu tư Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện Số lượng Tỷ trọng ( %) Giá trị ( nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị ( nghìn USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp 3 30 12.973 0,94 8.040 12,9 Dịch vụ 7 70 1.365.900 99,06 54.365 87,1 Tổng 1.378.873 100 62.405 100 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Xét bảng 3.2 ta dễ nhận thấy số lượng dự án FDI tập trung vào dịch vụ chiếm tỷ trọng là 70% trên tổng 10 dự án và chiếm hơn 99,06% tổng vốn đầu tư với giá trị là 1.365.900 nghìn USD. Bên cạnh đó, đầu tư thực hiện chiếm 87.1% với giá trị là 54.365 nghìn USD. Còn số lượng dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chỉ chiếm 30% với 3 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký chỉ chiếm 0,94 % với giá trị là 12.973 nghìn USD, một con số rất là nhỏ so với các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. nhưng khi thực hiện dự án thì các dự án đầu tư vào công nghiệp lại chiếm 12,9% với giá trị là 8.040 nghìn USD. Vì các dự án vào công nghiệp mới được cấp phép tư lâu. Như dự án “Trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy công nghiệp”do công ty TNHH SX cơ khí Chân Mây của Đài Loan đầu tư, dự án “ Nhà máy cơ khí chính xác Chân Mây” do công ty Chaiyo AA Việt Nam của Thái Lan đã được cấp phép từ năm 2003. Còn các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thì có một số dự án chỉ mới được cấp giấy phép đầu tư nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động như dự án “Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng Cô - Việt Nam” do công ty cổ phần quốc tế Minh Viễn đầu tư mới được cấp giấy phép đầu tư vào năm 2015. Qua bảng số liệu ta thấy, các dự án FDI trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Còn FDI vào ngành nông nghiệp của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô không có, ngành nông nghiệp của Khu kinh tế Chân Mây chỉ dừng lại ở qui mô sản xuất nhỏ, không tập trung và SVTH: Trần Thị Phương 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, mưa bão, lũ lụt xảy ra liên tục. Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cần có giải pháp khắc phục những hạn chế của ngành nông nghiệp, quy hoạch các vùng nguyên liệu, ... để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển và khai thác hết tiềm năng sẵn có của địa phương, như tiềm năng về biển, rừng. Mặc khác, khi FDI vào nông nghiệp sẽ tạo ra ngành sản xuất mới cho người dân , sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nhàn rỗi ở nông thôn, đồng thời còn làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Và những dự án mới cấp giấy chứng nhận đầu tư có quy mô lớn đều tập trung vào ngành dịch vụ. chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm rất nhiều đến các tiềm năng du lịch và dịch vụ ở Lăng Cô. Vì vậy, hi vọng trong thời gian tới, các dự án này sẽ có những đóng góp đáng kể vào kinh tế của Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô nói riêng và ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. 2.3.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Bảng 2.8: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô ( tính đến 12/2015) STT Quốc gia Dự án đầu tư Vốn đăng ký Số lượng Tỷ trọng (%) Giá trị ( nghìn USD) Tỷ trọng (%) 1 Singapore 2 20 875.600 63,5 2 Hoa Kỳ 2 20 7.800 0,57 3 Quần đảo Cayman 1 10 102.000 7,4 4 Pháp 1 10 500 0,04 5 Cộng hòa Seycheless 1 10 368.000 26,69 6 Đài Loan 1 10 5.000 0,4 7 Thái Lan 1 10 4.973 0,36 8 Hồng Kông 1 10 15.000 1,04 Tổng 10 100 1.378.873 100 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế SVTH: Trần Thị Phương 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Qua bảng số liệu trên, ta có thể thẩy có rất nhiều nước quan tâm đến Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, nhất là các nước Châu Á. Trong đó, Singapore chiếm đến 20% trong tổng số 10 dự án, với tổng vốn đầu tư không hề nhỏ là 875,6 triệu USD. Chiếm tỷ trọng lớn nhất 63,5%, chiếm hơn 1 nửa lượng vốn đầu tư vào khu kinh tế. Trong đó, có dự án Laguna Huế là dự án lớn nhất mà quốc gia Singapore đã đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trong lĩnh vực du lịch. Còn lại các dự án được phân đều cho các nước. Và hầu hết những dự án mà nhà đầu tư Singapore quan tâm đều là các dự án liên quan đến dịch vụ: du lịch. Giải trí, nhà ở với số vốn đầu tư lớn. Ngoài các nước Châu Á, các nước khác cũng quan tâm đến Khu kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp với lượng vốn đầu tư lớn. Chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy rằng Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô là một khu kinh tế tiềm năng và màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào đây. Trong bối cảnh đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với bối cảnh kinh tế trong nước đang phục hồi, ban quản lý khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế cần xác định đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo ra bước nhảy trong phát triển khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nói riêng và tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Vì thế, cần đổi mới và nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá, tiếp thị. Xúc tiến đầu tư có trọng điểm, trọng tâm, có chọn lọc. Trong đó, cần tập trung vào các thị trường tiềm năng như Singapore, Hoa Kỳ là nhưng nước có thị trường rộng lớn, vốn đầu tư vào cao. 2.3.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Theo hình thức đầu tư thì hầu hết các dự án đều 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trừ 2 dự án theo hình thức liên doanh là dự án : “Trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy” của công ty Công ty Liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Huế là sự hợp tác giữa Việt Nam và Đài loan với tổng vốn đăng ký là 5 triệu USD. Và dự án “Khu nghỉ dưỡng Làng Xanh Lăng Cô” của công ty Công ty LD Làng Xanh Lăng Cô là sự hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan với tổng vốn đầu tư là 15 triệu USD. SVTH: Trần Thị Phương 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Những dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn có thể kể đến là dự án Languna Huế của công ty TNHH Languna đầu tư với số vốn đăng ký là 875 triệu USD. Trong những năm đầu thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế chủ yếu theo hình thức liên doanh. Song, số lượng doanh nghiệp liên doanh theo loại hình này giảm theo thời gian. Ngược lại doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì có xu hướng tăng lên. Các chủ đầu tư nước ngoài chủ yếu chọn đầu tư bằng hình thức 100% vốn đầu tư. Thể hiện ở việc trong 10 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào khu kinh tế, chỉ có 2 dự án theo hình thức liên doanh. Còn lại, 8 dự án theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư muốn chủ động trong hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô có nhiều thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô 2.4.1. Vị trí địa lý của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô có một vị trí hết sức quan trọng, thuận lợi về giao lưu quốc tế cũng như với các vùng khác trong cả nước, nằm trên trục quốc lộ 1A, là trung điểm của 2 thành phố trọng điểm của khu vực miền trung là Huế và Đà Nẵng. Có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua như tuyến đường bộ, tuyến đường sắt Bắc- Nam; đồng thời lại là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của hành lang Đông- Tây: Trục quốc lộ 1A- trục đường 9. Trục 49 qua cửa khẩu S 10 ( A Đới- Tà Vàng). Cửa khẩu Lao Bảo đường 9. Đây là các trục hành lang Đông – Tây quan trọng nối cảng Chân mây với Nam Lào và Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông. Trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô có quỹ đất lớn và đầy đủ các loại hình: biển, ven biển, đầm, đồng bằng, núi Khu vực đất liền với địa hình chủ yếu thuộc đồng bằng có vùng đất khá bằng phẳng với độ cao từ 2-10m. Đất đai chủ yếu là SVTH: Trần Thị Phương 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng cát mịn chặt. Sản xuất nông nghiệp ít hiệu quả song nền địa chất ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông và đo thị, khai thác phát triển du lịch. Khí hậu: Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô nằm trong khu vực tiếp giáp giữa 2 vùng khí hậu Bắc – Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, quanh năm chịu tác động, chi phối của 2 hướng gió là: gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam. Như vậy, khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô có những lợi thế so sánh: nằm ở vị trí trung điểm của Việt nam và khu vực, có cảng biển nước sâu, được hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản lý thông thoáng , phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn cầu hóa kinh tế hiện nayvà hướng khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô thành một khu kinh tế mở với nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư. 2.4.2. Sự ồn định chính trị - xã hội - Công tác an ninh – quốc phòng , trật tự- an toàn xã hội trên địa bàn Khu kinh tế trong thời gian qua, tuy có xảy ra vấn đề tranh chấp, khiếu kiện đất đai cỉa tổ chức tôn giáo, người dân trên địa bàn , chống người thi hành công vụ, mất cắp tài sản, vật tư thiết bị của dự án. Nhưng ở mức độ nhỏ lẻ, chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên để đảm bảo công tác trật tự- an toàn xã hội trên địa bàn được duy trì thường xuyên, ổn định nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, lãnh đạo. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành liên quan, chính quyền địa phương tăng cường công tác đối thoại với nhân dân và phối hợp xử lý kịp thời; hợp tác các vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, khiếu kiện nên về cơ bản chưa có vấn đề nổi cộm, kéo dài. - Đã có sự phối hợp trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo quốc phòng an ninh. Thể hiện rõ trong việc bố trí đất đai, lựa chọn, phẩn bổ các dự án đầu tư, ưu tiên các quỹ đất ở các vị trí chiến lược cho quốc phòng an ninh. SVTH: Trần Thị Phương 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng - Luôn phát huy vai trò các lực lượng trên địa bàn, đặc biệt là là lực lượng bộ đội biên phòng, công an để tiếp cận, giúp đỡ các nhà đầu tư trong quá trình triển khai, xây dựng dự án, qua đó nắm bắt, quản lý chặt địa bàn, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. 2.4.3. Thủ tục hành chính, pháp lý Ban Quản lý KKT Chân Mây Lăng Cô là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho tất cả các thủ tục tục hành chính được UBND tỉnh công bố thực hiện tại Ban. Đồng thời thực hiện có hiệu quả việc rà soát các thủ tục hành chính và đã trình UBND tỉnh quyết định công bố lại 84 thủ tục, đề nghị bãi bỏ 14 thủ tục hành chính. Tính đến ngày 15/12/2014, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban đã tiếp nhận, giải quyết 125/140 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết đạt 100%, số hồ sơ còn lại đang trong hạn giải quyết. Để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư cũng như khuyến khích đầu tư, theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế sẽ không có bất cứ trở ngại nào về thủ tục hành chính khi đầu tư vào đây. Thừa Thiên-Huế đã quy định rõ thời gian thực hiện các thủ tục hành chính như: Cấp giấy chứng nhận kinh doanh không quá 2 ngày, cấp giấy chứng nhận dự án đăng ký đầu tư không quá 5 ngày, cấp giấy chứng nhận dự án thẩm định đầu tư không quá 10 ngày và cấp giấy ưu đãi đầu tư không quá 4 ngày làm việc. Bên cạnh đó, hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam và các khu chức năng khác trong Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô khi đưa vào khu vực phi thuế quan sẽ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng 0%. Các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô còn được hưởng các ưu đãi áp dụng với địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác về thuế. Theo đó, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là 10% áp dụng trong SVTH: Trần Thị Phương 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng vòng 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Đồng thời, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, kể cả người Việt Nam và nước ngoài, cũng được giảm 50%. Ngoài những ưu đãi được hưởng theo quy định tại Quy chế chung của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, các dự án thuộc các lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của Nhà nước, dự án có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển khu vực, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh thuộc khu phi thuế quan và cảng Chân Mây sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. 2.4.4. Kết cấu hạ tầng- kỹ thuật 2.4.4.1. Hạ tầng giao thông Hiện nay trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đã cơ bản hoàn thiện các tuyến giao thông chính theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, hoàn thành khoảng 80km đường bộ, đáp ứng nhu cầu cần lưu thông nội bộ khu kinh tế và khả năng kết nối với tuyến quốc lộ 1A và kết nối ra khu vực thông qua cảng Chân Mây, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận, triển khai dự án. - Đường sắt: trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô có tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua, đây là điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa nhằm đa dạng các loại hình vận chuyển. Mặt khác, theo kế hoạch của chính phủ, đến năm 2030 tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác. - Đường thủy: Giao thông đường thủy là một trong những loại hình giao thông quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ lượng hàng hóa xuất và nhập khẩu của mỗi quốc gia. Trong đó, cảng biển là một trong những đầu mối giao thông quan trọng , là cửa ngõ ra vào để lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. - Đường hàng không: Nhìn chung giao thông đường hàng không rất thuận lợi. Trong đó, khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nằm giữa hai sân bay quốc tế lớn. Đó là SVTH: Trần Thị Phương 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài với chiều dài đường băng khoảng 2.8km, chiều rộng đến 45m, có đèn chiếu sáng phục vụ cho các chuyến bay đêm. Và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,có hai đường băng cất cánh với chiều dài khoảng 3km, được trang bị hệ thống đèn tín hiệu, các hệ thống phù trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác, các hệ thống radar sơ cấp- thứ cấp hiện đại. có khă năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như: Boeing747, Boeing 777, Airbux A330 cất và hạ cánh trong mọi thời tiết. - Đường bộ: + Dự án Mở rộng đường nối quốc lộ 1A- cảng Chân Mây với chiều dài 7,9km, bề rộng mặt đường 36m, tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2012, đảm bảo lưu thông hàng hóa và khách du lịch qua cảng Chân Mây. + Các tuyến đường trục chính khu công nghiệp, khu phi thuế quan có chiều dài gần 25km, tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng, đảm bảo lưu thông đi lại thuận lợi, nối các khu công nghiệp với cảng và quốc lộ 1A. + Các tuyến đường Phục vụ du lịch như đường ven biển Cảnh Dương( tuyến 1,2), đường ven sông BÙ Lu, đường vào Khu du kịch bãi chuối, đường dưới chân đèo Phú Gia, hệ thống đường nội bộ khu du lịch Lăng Cô, đường phía tây đầm Lập An với tổng chiều dài gần 50km, tổng mức đầu tư khoang 400 tỷ đồng 2.4.4.2. Hạ tầng năng lượng - Hạ tầng cấp điện Khu vực Chân Mây hiện nay có một số tuyến điện chạy qua, bao gồm: tuyến 110KV l lộ kép chạy từ Huế vào Đà Nẵng tiết diện dây dẫn AC-150; tuyến điện cao thế 500KV xuyên Việt tiết diện dây dẫn ACO4 x 400. Trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cũng đã hoàn thiện 03 trạm biến áp 110/22KV với công suất 75MVA và mạng lưới phân phối , đảm bảo khả năng cung SVTH: Trần Thị Phương 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng cấp điện sinh hoạt, sản suất cho nhân dân và các dự án của các nhà đầu tư hiện tại và các dự án đang triển khai xây dựng. - Về hạ tầng cấp nước Trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đã xây dựng nhà máy nước Chân Mây có công suất 6000 m3/ng.đêm và hệ thống đường ống có đường kính D100-450 với tổng chiều dài hơn 20km, đảm bảo khả năng cấp nước cho nhu cầu hiện tại của các hộ dân và các dự án của các nhà đầu tư. Dự án hồ chứa nước Thủy Tiên – Thủy Cam đang được xây dựng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư) với tổng vốn đầu tư 650 tỷ đồng, trữ lượng chứa nước 19 triệu m3, đảm bảo đủ nguồn nước xây dựng nhà máy nước công suất 110000 m3/ ng.đêm. đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu kinh tế trong tương lai. Công ty TNHH NN MTV xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế đang triển khai xây dựng hệ thống cấp nước cho dự án Languna Lăng Cô và các khu vực lân cận, đường ống có kích thước D400, chiều dài khoảng 8km, đủ cung cấp nước cho dự án hoạt động cả giai đoạn trước mắt và giai đoạn hoàn thiện với quy mô 4000 phòng. 2.4.4.3. Các công trình hạ tầng xã hội khác Hiện nay, trên địa bàn khu kinh tế đang ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai thi công xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 03 khu tái định cư Lộc Vĩnh, Lộc Tiến và Lập An với tổng diện tích khoảng 90 ha, khả năng tái định cư cho khoảng 2000 hộ dân, tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng.Hiện nay, đã hoàn thành 440 lô, đang triển khai xây dựng 1600 lô, đã bố trí tái định cư 127 lô tại khu tái định cư Lộc Vĩnh và Khu tái định cư Lộc Tiến. Bệnh viện đa khoa Chân Mây được đầu tư xây dựng với quy mô 200 giường, tổng vốn đầu tư 170 tỷ dồngđang hoàn thiện để đi vào vận hành, sử dụng và hệ thống các trạm y tế, phòng khám đa khoa trên địa bàn , tạo điều kiện phuc vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. 2.4.5. Nguồn nhân lực SVTH: Trần Thị Phương 45 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nằm tại tỉnh Thừa Thiên Huế , vốn là trung tâm giáo dục lớn của cả nước nên có nguồn cung cấp lao động, nhân lực dồi dào. Toàn tỉnh có 8 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao đã đào tạo một lượng lớn tri thức và lao động lành nghề. Chính vì vậy, phần nào cũng có được những lợi thế về nguồn nhân lực, chất xám và lao động lành nghề Hiện tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đưa ra 12 danh mục gọi vốn đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây với tổng mức vốn gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó có các dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn như: xây dựng hạ tầng khu công nghiệp số 1 trên diện tích 400 ha với tổng mức đầu tư 522,6 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp số 2 trên diện tích 160 với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp phi thuế quan trên diện tích 670 ha với tổng đầu tư 1080 tỷ đồng; dự án đầu tư cảng biển nước sâu Chân Mây, với tổng đầu tư 820 tỷ đồng, dự án khu trung tâm du lịch Lăng Cô 2.4.6. Công tác xúc tiến đầu tư Ban Quản lý khu kinh tế tích cực tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan Trung ương và khu vực tổ chức. Bên cạnh đó, Ban tiếp tục duy trì quan hệ với các cơ quan Trung ương và các tổ chức nước ngoài nhằm đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thế mạnh và xúc tiến đầu tư vào KKT. Năm 2014, Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 04 nhà đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư trên 2.4.6.214 tỷ đồng, hướng dẫn cho 4 nhà đầu tư đang trong quá trình tìm hiểu đầu tư, làm việc với 20 nhà đầu tư và các tổ chức trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư vào Khu kinh tế - 2.5. Đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô SVTH: Trần Thị Phương 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Tử thực trạng và những ảnh hưởng môi trường đầu tư của Khu kinh tê Chân Mây- Lăng Cô, ta rút ra được những điều sau: - Thứ nhất, với thực trạng thu hút vốn đầu tư như vậy, chứng tỏ môi trường đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô là khá tốt vì lượng vốn đầu tư vào khá cao và chất lượng các nhà đầu tư khá tầm cỡ. Như vậy, môi trường đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng của các dự án mà các nhà đầu tư muốn đầu tư vào. - Thứ hai, tuy khả quan nhưng môi trường đầu tư như vậy vẫn chưa thể gọi là hoàn thiện. Bởi nếu so sánh với các khu kinh tế khác tròn cả nước thì lượng vốn đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô vẫn chưa thể gọi là cao hơn. Như vậy, tiềm năng là chưa tương xứng với những lợi thế về tự nhiên, cũng như những chính sách ưu tiên mà nhà nước dành cho phát triển môi trường đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. - Thứ ba, môi trường đầu tư còn bộc lộ những hạn chế nhất định nên các nhà đầu tư đôi khi còn e ngại khi đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, nếu có biện pháp cải thiện tốt thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa chứ không phải như hiện nay. 2.5.1. Thành công Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, diện mạo vùng Chân Mây- Lăng Cô đã có những thay đổi đáng kể. Tình hình kinh tế- xã hội đã có những bước phát triển quan trọng. Tuy chưa thể gọi là lớn, nhưng đã tạo được những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của khu kinh tế và của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Sức hấp dẫn của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô rất rõ khi chỉ trong một thời gian ngắn khá nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đăng kí đầu tư và nhanh chóng tổ chức lễ khởi công khi có giấy phép. Điển hình nhất là “dự án tỷ đô” làm lễ động thổ vào giữa năm 2009. Đó là dự án Laguna Huế do tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư trên diện tích 280ha, khi hoàn tất, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, hơn 1.000 căn hộ cao cấp, khu SVTH: Trần Thị Phương 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng spa, mua sắm, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, các địa điểm giải trí, cùng nhiều hạng mục khác để phát triển du lịch (giai đoạn một của dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào quí 2 năm 2012). Thí dụ khác là dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây. Bên cạnh nhiều dự án đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả thì một số dự án khác như khu du lịch Bãi Chuối, khu phức hợp văn phòng- khách sạn Thủ Đức-Lăng Cô, bệnh viện đa khoa Chân Mây cũng đang tích cực triển khai. Tổng Công ty Dầu Việt Nam cũng đã đầu tư mở rộng Kho dầu Chân Mây từ 70.000m3 lên 100.000m3 và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT. Cảng Chân Mây được đưa vào hoạt động năm 2003, là bến cảng thuộc diện “sinh sau đẻ muộn” ở miền Trung (sau Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang) nhưng đã sớm khẳng định về hiệu quả của mình là một cảng hàng hóa và du lịch. Nếu năm 2003, Cảng Chân Mây chỉ có 9 tàu cập cảng và xếp dỡ 12 ngàn tấn hàng hóa thì chỉ 2 năm sau (năm 2005), Cảng Chân Mây tiếp nhận 145 tàu, trong đó có 42 tàu quốc tế với 6 tàu du lịch; sản lượng hàng xếp dỡ trên 310 ngàn tấn và trên 2.500 khách lên bờ. Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế chung bị suy giảm, Cảng Chân Mây đón 233 tàu, trong đó có 81 tàu quốc tế với 15 tàu du lịch; sản lượng hàng hóa xếp dỡ trên 1 triệu tấn và hơn 20.400 khách lên bờ... Trong lúc để đạt con số này, nhiều cảng lớn khác ở miền Trung phải chờ đến hơn 20 năm sau giải phóng mới đạt. Thông qua hoạt động, cảng đã tạo việc làm ổn định cho hơn 210 lao động với thu nhập bình quân trên 3,4 triệu đồng/người/tháng; đóng góp và hoàn trả ngân sách tỉnh gần 15,4 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, hiện nay, ngoài việc tăng năng lực hoạt động, Cảng Chân Mây đang dốc sức cho việc chuẩn bị kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng bến số 2 để đến năm 2015 phấn đấu nâng công suất hàng hóa thông qua cảng Chân Mây lên 3,6 - 3,9 triệu tấn/năm, khẳng định vị thế một cảng biển quốc gia lớn ở miền Trung. SVTH: Trần Thị Phương 48 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Ban quản lý khu kinh tế nhất quán phương châm: “không thu hút đầu tư bằng nọi giá, hạn chế các dự án có vấn đề về môi trường , ưu tiên các dự án của các nhà đầu tư lớn, dự án công nghệ cao” đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ rất an tâm khi đầu tư vào đây. Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng cá dự án du lịch, đặc biệt là dự án Languna Lăng Cô sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Thừa Thiên Huế và du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển, làm tiền đề để thu hút các dự án du lịch, công nghiệp và đô thị đầu tư vào khu kinh tế. 2.5.2. Vướng mắc về quản lý nhà nước Để hỗ trợ nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng khi đầu tư vào Khu kinh tế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách hỗ trợ, bồi thường tái định cư cho người dân trong vùng quy hoạch. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư được Ban quản lý Khu kinh tế được xác định là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai thi công xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 3 khu tái định cư Lộc Vĩnh, Lộc Tiến và Lập An với tổng diện tích khoảng 90 ha, khả năng tái định cư cho 2.000 hộ dân. Hiện nay đã hoàn thành 440 lô, đang triển khai xây dựng 1.600 lô, đã bố trí tái định cư 94 lô. UBND tỉnh còn đảm bảo có mặt bằng sạch khoảng 1.000ha phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của khu kinh tế. Đến nay đã thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 748ha. Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2010, trên địa bàn Khu kinh tế đã triển khai 28 dự án, trong đó có 12 dự án giao thông, 4 dự án xây dựng khu tái định cư, 3 dự án quy hoạch, 3 dự án chuẩn bị đầu tư và 6 dự án khác. Chủ trương là thế nhưng thực tế hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân đã tự tiện xâm chiếm đất công để xây dựng nhiều công trình kiên cố hoặc trồng cây lấn chiếm để đòi bồi thường hoặc nhằm mục đích gây rối, làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của địa phương. SVTH: Trần Thị Phương 49 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Thời gian qua, nhiều trường hợp xây dựng trái phép tại các khu qui hoạch của vùng dự án, các cơ quan chức năng của huyện đã ngăn chặn, xử lý nhưng việc chấp hành của người dân chưa triệt để thậm chí còn bị một số phần tử xấu xúi dục chống đối. Hội đồng cưỡng chế khi thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ 32 ngôi nhà xây dựng trái phép thì những người thi hành công vụ bị các đối tượng vi phạm và quá khích dùng lời lẽ nhục mạ, chửi bới và xô xát một cách thô bạo. Thậm chí khi bị cưỡng chế có hộ còn huy động hàng trăm người tập trung chất củi đốt cản trở, đồng thời đánh đập, bao vây các xe của cán bộ thi hành công vụ, lãnh đạo UBND, xả xì lốp, bẻ van xe cứu thương Công tác tái định cư đã vậy, hoạt động quản lý trật tự đô thị và bảo vệ tài nguyên môi trường cũng còn lắm vấn đề. Nổi cộm nhất là việc khai thác đất, cát, xã rác thải, nước thải bừa bãi khá phổ biến. Mà nguyên nhân chủ yếu là sự phối hợp giữa Ban quản lý khu kinh tế và UBND huyện Phú Lộc còn quá lỏng lẻo. Một số nguy cơ tiềm ẩn khác nếu không giải quyết tốt sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là vấn đề tranh chấp đất đai của tổ chức các tôn giáo, hoạt động quản lý nhà nước đối với người nước ngoài đang sản xuất kinh doanh ở Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô Rồi công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân khi vào Khu tái định cư hoặc tái định cư tự do vẫn chưa thực sự được quan tâm. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc họp bàn với các ban ngành và Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nhằm chấn chỉnh những thiếu sót và đề ra những giải pháp phát triển khu kinh tế, đồng thời trực tiếp trao đổi giải quyết những vướng mắc của một số doanh nghiệp đang đầu tư ở khu kinh tế này. Vì vậy yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cần nỗ lực hơn nữa trong công tác đầu tư, thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế mạnh vào đầu SVTH: Trần Thị Phương 50 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng tư; bên cạnh đó cần chú trọng công tác quản lý xây dựng, công tác giải tỏa đền bù, tái định cư; rà soát lại các dự án đầu tư và có biện pháp xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền, địa phương... SVTH: Trần Thị Phương 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI Trong những năm vừa qua, việc thu hút đầu tư ở khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đã có những phát triển vượt bậc. Hệ thống môi trường đầu tư như: Môi trường Chính trị- xã hội, chính sách và pháp lý đầu tư, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, thể hiện ở lượng vốn đầu tư nước ngoài khồng ngừng tăng lên. Chất lượng môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Điều này chứng tỏ các chính sách và các giải pháp mà tỉnh và Ban quản lý Khu kinh tế thực hiện là rất có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trên thì môi trường đầu tư cũng có những hạn chế vấp phải: đó là cơ sở hạ tầng và lao động cần được khắc phục, đó là hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ và thiếu hụt nguồn lao động tại chỗ đã qua đào tạo, nhất là nhân lực quản lý và công nhân lành nghề. Vì thế để tiếp tục phát triển những thành công và hạn chế những yếu kém, thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần kết hợp với Ban quản lý Khu kinh tế đưa ra những giải pháp sau: 3.1. Xây dựng hình ảnh “biểu tượng” của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cần phải tuyên truyền quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Khu kinh tế với các nhà đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông trong nước cũng như ở nước ngoài và đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc thu hút đầu tư Công tác vận động, xúc tiến FDI trong thời gian đến cần tập trung làm nổi bật hình ảnh của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Côt như cảng nước sâu của Miền Trung. Nâng cao chất lượng, hình ảnh, mẫu mã của các ấn phẩm tuyên truyền, tài liệu quảng bá sử dụng cho công tác vận động, xúc tiến FDI. SVTH: Trần Thị Phương 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư nước ngoài, nên thường xuyên cập nhật, lưu trữ đầy đủ và có hệ thống thông tin dữ liệu của cá nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng để làm cơ sở xúc tiến theo từng giai đoạn. Thực hiện các chương trình vận động, xúc tiến FDI theo từng lĩnh vực, địa bàn, đối tác và dự án cụ thể. Lựa chọn lĩnh vực để xúc tiến FDI: nên tập trung thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực mà Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô có lợi thế so sánh như dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài để xúc tiến FDI. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác bền vững với những cơ quan, đối tác, cá nhân trung gian trong nước và quốc tế có thể hỗ trợ, phối hợp triển khai hiệu qủa công tác vận động, xúc tiến FDI vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. Quan hệ với các ngân hàng, tổ chức dịch vụ tài chính trong và ngoài nước nhằm vận động các doanh nghiệp FDI là khách hàng của họ đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. Nâng cao chất lượng danh mục dự án kêu gọi FDI vào Khu kinh tế và nâng cao hiệu qủa công tác vận động, xúc tiến FDI ở nước ngoài. Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Nâng cao hiệu qủa và chất lượng các dịch vụ trợ giúp các nhà đầu tư hiện tại lẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Tăng cường công tác kiểm tra để sàn lọc, lựa chọn đúng đối tác nước ngoài phù hợp, có quyết tâm và đủ năng lực để tiến hành xúc tiến và cấp giấy phép đầu tư. Tăng cường phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư Miền Trung. 3.2. Đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật Xây dựng Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong và ngoài Khu kinh tế, xu thế hiện tại trong việc xây dựng Khu kinh tế hiện nay mới chú ý SVTH: Trần Thị Phương 53 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng đến xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài Khu kinh tế, các đường giao thông vận tải ngoài Khu kinh tế thường bị chậm trễ trong quá trình xây dựng làm cho việc lưu thông hàng hóa, nguyên liệu đi lại gặp khó khăn. 3.3. Cải thiện chính sách ưu đãi FDI Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cần tiếp tục áp dụng có hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất mà Chính phủ đã cho phép, đồng thời nghiên cứu, đề xuất nhằm hoàn thiện đồng bộ từ chính sách thuế, đất đai đến chính sách đào tạo lao động, giải quyết việc làm và hỗ trợ nơi ở cho công nhân. Đối với một số dự án gọi vốn FDI có quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm hay có tầm quan trọng chiến lược thì Ban quản lý Khu kinh tế nên báo cáo UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất trình Chính phủ nghiên cứu, ban hành những chính sách ưu đãi FDI mang tính chất đặc thù và khuyến khích mạnh hơn. - Giá đất và cơ chế miễn giảm cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây theo hướng ưu đãi và thực sự hấp dẫn hơn các khu kinh tế, khu công nghiệp khác. - Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học. - Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cho khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. - Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá khu kinh tế đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho cán bộ, chuyên gia đến công tác, làm việc và lao động tại Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô 3.4. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Nâng cao năng lực sản xuất và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để phục vụ tốt hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nên tính đến quy hoạch các vùng nguyên liệu trong các dự án thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đầu tư lượng vốn nhất định bằng ngân sách Nhà Nước hoặc khuyến khích SVTH: Trần Thị Phương 54 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng các thành phần kinh tế khác xây dựng các nhà máy phụ trợ dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. 3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô thì những giải pháp nhằm cân đối cung - cầu lao động như nghiên cứu nhu cầu về lao động để lập kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp, tư vấn cho người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân, tổ chức đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và mở ra nhiều loại hình đào tạo đa dạng và nâng cao vai trò cầu nối của Trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc làm của Khu kinh tế là khả thi và ít tốn kém. Như vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế bằng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài thì cần thực hiện các giải pháp như sau: - Xây dựng kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế. - Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần phải tổ chức nghiên cứu nhu cầu của các nhà đầu tư, xây dựng phương án đào tạo và cung ứng lao động qua các năm cho phù hợp. - Tuy nhiên, để cung tương thích với cầu không đơn giản là phân chia số lượng lao động cần đào tạo cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Điều quan trọng hơn là làm sao để các doanh nghiệp tiếp nhận những người được đào tạo. - Nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư rất đa dạng về ngành nghề nên các trường khó có thể tự đào tạo đủ. Những ngành có nhu cầu ít hoặc đòi hỏi phải có đầu tư lớn thì liên kết đào tạo là một giải pháp khả thi và hiệu quả hoặc không đào tạo mà thu hút ở nơi khác đến. Ngoài ra, đào tạo từ xa là phương thức đào tạo thích hợp cho những người làm việc ở các vùng xa, làm việc theo ca vì có thể học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. SVTH: Trần Thị Phương 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng - Đối với nhu cầu đào tạo liên tục như đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ quản lý thì các trường hợp ký hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp là cách tốt nhất. - Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có và xây dựng các cơ sở đào tạo mới phù hợp với định hướng phát triển của khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. - Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút lao động có chất lượng cao về làm việc tại khu kinh tế. Ngoài ra, vấn đề mang tính quan trọng then chốt trong việc tổ chức nhằm thu hút FDI là tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Môi trường đầu tư là tổng thể các bộ phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư. Buộc các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và đưa đến hiệu quả cao trong kinh doanh. Hoàn chỉnh khung pháp lý về thu hút FDI vào Khu kinh tế. Nếu như sự ổn định về chính trị trong nước được duy trì là yếu tố đầu tiên đảm bảo thu hút FDI vào trong nước thì môi trường pháp lý hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế là một cơ sở quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn và quyết định đầu tư. Bổ sung hoàn thiện và đồng bộ hoá các quy định pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản. Sớm khắc phục tình trạng liên tục thay đổi các quy định pháp lý cũng như sự thiếu thống nhất của các văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà Nước trong thời gian qua. Và phải đảm bảo được quyền cơ bản của các nhà đầu tư, phải có các chính sách, công văn pháp lý về quyền khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế như miễn giảm thuế. Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, và có những khuyến khích đặc biệt: Đối với các công ty đa quốc gia, các công ty này là một nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn trên thế giới, nên việc có những khuyến khích đặc biệt với các công ty đa quốc gia là cần thiết. Tuy nhiên chính phủ cần cân nhắc SVTH: Trần Thị Phương 56 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng xem nên thực hiện những khuyến khích đặc biệt đó như thế nào để bảo bảo nguyên tắc “ sân chơi bình đẳng” như: + Coi những công ty đa quốc gia như những công ty được ghi tên ở thị trường chứng khoán và cho hưởng những ưu đãi tương tự. + Cho phép các công ty đa quốc gia được thành lập các công ty cổ phần. + Khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và thực hiện mua sắm trong nội bộ hãng, cũng như khuyến khích việc thiết lập các trụ sở chính, bằng việc cho phép thành lập các trung tâm mua sắm của công ty đa quốc gia đó ở nước sở tại và đơn giản hoá các thủ tục hải quan , các đòi hỏi về quản lý ngoại hối, đăng ký làm thẻ cho nhân viên Việc thành lập các khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ tập trung cũng là một biện pháp khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước sở tại. - Đối với các cơ quan tài chính hải ngoại: Việc khuyến khích thành lập các công ty này cũng có nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sở tại. Do đó, chính phủ nước sở tại có xu hướng miễn giảm các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các cơ quan tài chính hải ngoại Với những giải pháp cấp thiết đó, tỉnh Thừa Thiên Huế hi vọng rằng trong kế hoạch năm 2016, Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô vẫn là địa chỉ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và đặt chỉ tiêu phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn khu kinh tế đạt 3.500 - 4.000 tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư mới khoảng 5.000 tỷ đồng. Hoàn thành giai đoạn I hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây. Đẩy mạnh công tác xúc tiên đầu tư, thu hút thêm nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan. Hoàn thành việc đầu tư xây dựng các trục giao thông chính quan trọng như đường ra cảng Chân Mây, đường trung tâm SVTH: Trần Thị Phương 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng đô thị Chân Mây. Lập đề án kêu gọi vốn ODA vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án hạ tầng kỹ thuật trọng điểm trên địa bàn khu kinh tế... Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế đã tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giải quyết các thủ tục, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để các dự án triển khai đúng tiến độ, sớm đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với những dự án lớn, Ban Quản lý đã thành lập các tổ công tác, phối hợp với chủ đầu tư, UBND huyện Phú Lộc và các sở, ban, ngành liên quan giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vấn đề phát sinh trong giải phóng mặt bằng. Hiện nay, Ban Quản lý đang tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính bằng các biện pháp như công bố trên trang thông tin điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 2 ngày; dự án đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư không quá 5 ngày; dự án thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư không quá 10 ngày và cấp giấy ưu đãi đầu tư không quá 4 ngày làm việc... Đồng thời hỗ trợ, đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp đến triển khai sản xuất kinh doanh tại đây. Ông Nguyễn Quê, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời cho biết, nằm ở vị trí chiến lược giữa hai thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng, gần sân bay, lại có cảng nước sâu Chân Mây - cửa ra quan trọng của hành lang kinh tế Đông-Tây, trong tương lai, với chiến lược phát triển đúng đắn, cơ chế chính sách ưu đãi thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô sẽ phát triển thành một trung tâm kinh tế năng động, hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời thu hút được các dự án lớn lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, du lịch-dịch vụ, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách của địa phương. SVTH: Trần Thị Phương 58 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Mô hình các khu kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định, thể hiện qua tình hình thu hút đầu tư khả quan và những tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Việc thu hút vốn đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tất cả các yếu tố đều tạo nên sự thành cồng của sự phát triển khu kinh tế. Đối với Khu kinh tế Chân mây- Lăng Cô, sau gần 10 năm thành lập thì Ban quản lý khu kinh tế đã cơ bản thực hiện được các nhiệm vụ để ra. Diện mạo của vùng Chân Mây đã thay đổi và góp một phần không hề nhỏ vào thành công về thu hút đầu tư ủa tỉnh Thừa Thiên Huế. Với lợi thế và tiềm năng về địa lý kinh tế và chính trị, Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô là động lực phát triển, hướng đột phá của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phát triển kinh tế- xã hội , thúc đẩy khu vực bắc Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền trung sớm phát triển thành một trong những vùng phát triển nằng động của cả nước. Mặc dù còn nhiều tồn đọng cần được giải quyết nhưng không thể phủ nhận những lợi ích và thành quả do thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đã mang lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế và nước Việt Nam. Rõ ràng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô là con đường thích hợp, một hướng đi đúng đắn để tiến hành Công nghiệp Hóa - Hiện Đại hoá tỉnh Thừa Thiên Huế và đất nước. Sự đóng góp của thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trong thời gian qua đã khẳng định được vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế. 2. Kiến nghị (1). Đối với chính phủ, các bộ , ngành Trung ương: - Cần có các giải pháp đột phá về thể chế để các khu kinh tế ven biển thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực, vùng lãnh thổ. SVTH: Trần Thị Phương 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng - Tiếp tục đẩy mạnh, phân công, ủy quyền, cho ban quản lý khu kinh tế nhằm giải quyết nhanh, đơn giản các thủ tục hành chính, quy định các nhiệm vụ được ủy quyền cho Ban quản lý Khu kinh tế trong ác văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản ý Khu kinh tế. - Chính phủ nên cho phép ban quản lý khu kinh tế được phép xem xét tăng thời hạn hoạt động của dự án từ 50 năm lên 70 năm đối với cac dự án quan trọng. Cần có những định hướng các doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn vào khu kinh tế. - Chính phủ cần ban hành chính sách riêng về công tác giải phóng mặt bằng trong khu kinh tếvà cần có những ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 15 khu kinh tế ven biển, trong đó có khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. (2). Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế - Cần có những chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những dự án có vốn đầu tư lớn. - Cho phép xây dựng cơ chế, chính sách riêng về chế độ đãi ngộ, thu hút những nhân tài, những người có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại Khu kinh tế. - Thành lập các đơn vị đóng trên địa bàn khu kinh tế như đồn công an, đơn vị phong cháy chữa cháy.. - tình cần dành nhiều chi phí hơ nữa trong việc xúc tiến, kêu gọi đầu tue, tổ chức các hội thảo trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu về Khu kinh tế. (3). Đối với ban quản lý khu kinh tế Chân mây- Lăng Cô - Tiếp tục thực hiện những thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ - Tập trung vào các công tác quy hoạch và hoàn thiện cơ sở hạ tầng - Tham mưu và kiến nghị cho Tỉnh và trung ương các đề xuất cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của khu kinh tế. - Chú trọng đến phản ứng của các doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư để nắm bắt và tìm ra những vướng mắc và giải quyết những vướng mắc đó. SVTH: Trần Thị Phương 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng ( 4). Đối với các nhà đầu tư - Cần có sự phối hợp giữa các nhà đầu tư và ban quản lý khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. - Nhà đầu tư cần thường xuyên phản ánh về chất lượng môi trường đầu tư với ban quản lý Khu kinh tế để Ban quản lý có thể có những điều chỉnh kịp thời và đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đầu tư hiệu quả nhất. SVTH: Trần Thị Phương 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Trương Quang Dũng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở kế hoạch- đầu tư tỉnh Thiên Huế, Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010- 2015 2. Thủ tướng chính phủ( 2006): quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam số 04/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2006 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế 3. Thủ tướng chính phủ(2006): quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 06/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Định hướng phát triển khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 4. Các trang web: https://vi.wikipedia.org chanmaylangco.com.vn www.thuathienhue.gov.vn SVTH: Trần Thị Phương 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thi_phuong_7988.pdf
Luận văn liên quan