Khóa luận Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk

Hiện nay, càng có nhiều đơn vị kinh doanh mặt hàng này, do vậy việc tìm kiếm khách hàng càng trở nên khó khăn hơn. Trong tương lai, nhà máy cần đa dạng hóa thêm các chủng loại sản phẩm, bao bì mẫu mã và nâng cao chất lượng tinh bột sắn nhằm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Không ngừng quảng bá sản phẩm, thương hiệu của nhà máy đến khách hàng, đồng thời hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách giá cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên mọi thị trường. Chủ động hơn nữa trong công tác thu mua nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được ổn định, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng để đáp ứng nhu cầu ổn định, lâu dài. Đồng thời, hoàn thiện hơn nữa hệ thống xử lý chất thải từ nhà máy chế biến, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân địa phương.

doc71 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn sắn mà nhà máy thu mua chủ yếu vẫn là các huyện trong tỉnh Đăk Lăk nên lượng sắn dùng trong sản xuất vẫn còn thiếu. Nhà máy mới chỉ hoạt động 60-70% công suất do đó để đáp ứng cho sản xuất trong những năm tới thì nhà máy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc tăng lượng sắn thu mua hàng năm. 4.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk 4.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy Việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, trên cơ sở các kế hoạch đã đặt ra, các phòng ban chức năng của đơn vị sẽ phối hợp với nhau để thực hiện công việc, làm cho hoạt động kinh doanh được nhẹ nhàng. Là DN sản xuất hàng hóa thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mình. Để hiểu rõ hơn về việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy, ta tiếp tục phân tích số liệu ở bảng 6. Nhìn chung thì tình hình thực hiện kế hoạch đều tiến triển theo chiều hướng tích cực về mặt số lượng tiêu thụ tinh bột sắn. - Đối với thị trường xuất khẩu: Sản lượng xuất khẩu của nhà máy ngày càng tăng dần qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể năm 2012 thì nhà máy đã đạt 103,34% so với kế hoạch tức là đã vượt 3,34%, năm 2013 đạt 107,26% tức là vượt 7,26% tương ứng với 2177,87 tấn tinh bột sắn so với kế hoạch đề ra, năm 2014 đạt 106,97% so với kế hoạch tức là đã vượt 6,97%. Do nhà máy đã có nhiều kế hoạch hỗ trợ vùng nguyên liệu sắn để đảm bảo hoạt động theo đúng công suất của nhà máy và bên cạnh đó cũng do nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành chế biến và công nghiệp nhẹ ngày càng tăng mạnh. - Đối với thị trường nội địa: Sản lượng tiêu thụ của nhà máy ngày càng tăng dần qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2012 đạt 103,94% tức là vượt 3,94% so với kế hoạch, năm 2013 đạt 109% so với kế hoạch và năm 2014 số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên 294,54 tấn tinh bột sắn tương ứng vượt kế hoạch đề ra là 10,91%. Điều này có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ trong nước ngày càng cao, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho nhà máy mở rộng thị trường tiêu thụ của mình mà không chỉ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Bảng 6 : Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2012-2014) ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tình hình thực hiện kế hoạch (%) KH TH KH TH KH TH 2012 2013 2014 Xuất khẩu 28000 28934,45 30000 32177,87 41000 43857,23 103,34 107,26 106,97 Nội địa 1700 1767,03 2100 2289,12 2700 2994,54 103,94 109,00 110,91 Tổng SLTT 29700 30701,48 32100 34466,99 43700 46851,77 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) Tóm lại, trong 3 năm qua thì nhà máy đã hoàn thành và vượt kế hoạch đặt ra của mình, điều này cho thấy sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra luôn được thị trường trong nước, nước ngoài chấp nhận và ưa chuộng. Mặc dù có những biến động nhỏ nhưng nhà máy vẫn thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải nỗ lực đưa ra mức kế hoạch tiêu thụ hợp lý, từ đó có thể nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. 4.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường Như chúng ta đã biết, một trong những nhân tố không thể thiếu được của công tác tiêu thụ sản phẩm chính là thị trường tiêu thụ. Nếu không giữ được thị trường tiêu thụ này thì DN sẽ bị thất bại. Tuy nhiên, mỗi thị trường đều có một đặc trưng riêng nên nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau. Về mặt số lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường Qua bảng 7 ta thấy tình hình tiêu thụ tinh bột sắn qua các thị trường đều tăng lên rõ rệt. Thể hiện, năm 2012 nhà máy đã tiêu thụ được 30701,48 tấn tinh bột sắn, năm 2013 là 34466,99 tấn tăng 12,26% so với năm 2012 và năm 2014 là 46851,77 tấn tăng so với năm 2013 là 12384,78 tấn tinh bột sắn, do nhà máy đã ổn định nguồn nguyên liệu, nâng cấp công suất hoạt động nên lượng tinh bột sắn sản xuất lớn hơn vì vậy lượng tinh bột tiêu thụ trên thị trường cũng nhiều hơn trước. Điều này thể hiện nhà máy đã dần khẳng định vị trí của mình không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, đây là một tín hiệu rất khả quan giúp cho nhà máy có thể đứng vững trên thị trường. Trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của nhà máy thì lượng hàng dùng cho xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tiêu dùng trong nước. - Đối với xuất khẩu: qua bảng cho thấy sản phẩm chủ yếu đáp ứng cho xuất khẩu với trên 90% tổng cơ cấu lượng hàng tiêu thụ của nhà máy. Năm 2012 tiêu thụ 28934,45 tấn tinh bột sắn, sang năm 2013 con số này là 32177,87 tấn tăng so với năm 2012 là 3243,42 tấn tức là tăng 11,21%, năm 2014 tiêu thụ được 43857,23 tấn, tăng lên 36,30% tức là tăng 11679,36 tấn so với năm 2013. Điều này là do nhu cầu tinh bột sắn trên thế giới sử dụng vào các ngành công nghiệp để làm nhiên liệu sinh học và sử dụng trong các ngành chế biến tăng nên lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể. Trong các thị trường mà nhà máy xuất khẩu thì Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất với trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu của nhà máy. Năm 2012 là 20364,25 tấn chiếm 66,33% lượng hàng xuất khẩu, năm 2013 tăng 11,71% tức là tăng 2384,42 tấn so với năm 2012, đến năm 2014 tiêu thụ đạt 33787,91 tấn tức là tăng 11039,24 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 48,53% so với năm 2013. Do Trung Quốc đang có các dự án đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm sau sản xuất tinh bột sắn, trong thời gian tới dự báo lượng nhập khẩu sắn ngày càng tăng nên đây là động lực giúp nhà máy luôn cố gắng trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu tinh bột sắn trên thị trường. Thị trường tiêu thụ đứng thứ hai trong tổng lượng hàng xuất khẩu đó chính là Singapore, là khách hàng khó tính, có yêu cầu về chất lượng khắt khe hơn so với thị trường Trung Quốc, tuy nhiên nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu này nên lượng xuất vào thị trường này tăng qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự tăng mạnh lắm. Cụ thể năm 2012 lượng hàng tiêu thụ của thị trường này là 5478,68 tấn, năm 2009 là 5997,19 tấn tăng 9,46% so với năm 2012, đến năm 2014 tăng 2,17% tức là tăng 130,37 tấn so với năm 2013. Một thị trường non trẻ của nhà máy là Malayxia, tuy nhiên lượng hàng tiêu thụ tinh bột sắn vẫn tăng nhanh qua các năm. Đây là các thị trường đầy tiềm năng của nhà máy. Bên cạnh đó thị trường Ấn Độ, Châu Âu cũng bắt đầu nhập khẩu tinh bột sắn của nhà máy nhưng với lượng tiêu thụ rất ít. Vì thế trong những năm tới nhà máy nên chú trọng đầu tư, tìm kiếm các đơn đặt hàng và phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút được các thị trường này. - Đối với trong nước: so với thị trường xuất khẩu thì lượng hàng tiêu thụ trong nước chưa lớn lắm nhưng lượng tiêu thụ hàng năm vẫn tăng. Thị trường trong nước của nhà máy chủ yếu là bán trong tỉnh, còn ngoài tỉnh chiếm rất nhỏ, rải rác và không thường xuyên mua hàng. Thể hiện năm 2008 lượng tiêu thụ trong nước chỉ có 1767,03 tấn chiếm 5,76% trong tổng lượng hàng bán, tuy nhiên hàng năm thì số lượng này cũng tăng lên, năm 2009 là 2289,12 tấn tăng so với năm 2012 là 29,55% tương ứng tăng 522,09 tấn và đến năm 2014 là 2994,54 tấn tăng lên so với năm 2013 là 705,42 tấn tức là tăng 30,82%. Bảng 7: Tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm( 2012-2014) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 SL % SL % SL % +/-SL % +/-SL % 1. Xuất khẩu 28934,45 94,24 32177,87 93,36 43857,23 93,61 3243,42 11,21 11679,36 36,30 - Trung Quốc 20364,25 66,33 22748,67 66,00 33787,91 72,12 2384,42 11,71 11039,24 48,53 - Singapore 5478,68 17,85 5997,19 17,40 6127,56 13,08 518,51 9,46 130,37 2,17 - Malayxia 1786,71 5,82 1932,30 5,61 2111,32 4,51 145,59 8,15 179,02 9,26 - Nơi khác 1304,81 4,24 1499,71 4,35 1830,44 3,9 194,90 14,94 330,73 22,05 2. Trong nước 1767,03 5,76 2289,12 6,64 2994,54 6,39 522,09 29,55 705,42 30,82 - Đăk Lăk 1587,68 5,17 1982,26 5,75 2593,98 5,54 394,58 24,85 611,72 30,86 - Nơi Khác 179,35 0,59 306,86 0,89 400,56 0,85 127,51 71,10 93,70 30,54 Tổng SLTT 30701,48 100 34466,99 100 46851,77 100 3765,51 12,26 12384,78 35,93 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) Nhìn chung sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều tăng, đây là mặt tích cực mà nhà máy cần phát huy. Tuy nhiên, nhà máy cũng cần đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa vì đây cũng là thị trường tiêu thụ năng động và tiềm năng. Đồng thời, cần cố gắng tìm kiểm thị trường để xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực. Do vậy nhà máy cần đẩy mạnh việc đầu tư cho vùng nguyên liệu sắn ổn định và hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất nhằm góp phần tăng thu nhập cho người trồng sắn ổn định, cho công nhân viên và đóng ngân sách ngày càng nhiều cho Nhà nước. Về mặt doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn được thể hiện cụ thể qua bảng 8 qua các năm đều tăng. Qua bảng 8 ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên, trong đó doanh thu ở thị trường xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao. Đó là biểu hiện tốt về mặt kết quả của nhà máy. Năm 2012, doanh số tiêu thụ đạt 368417,76 tr.đ, sang năm 2013 là 517004,85 tr.đ tăng 148587,09 tr.đ tương ứng tăng 40,33% so với năm 2012 và năm 2014 đạt 796480,09 tr.đ, tăng so với năm 2013 là 279475,24 tr.đ tức là tăng 54,06%. Là do nhu cầu tinh bột sắn trong nước và thế giới tăng mạnh và một phần do sự biến động giá bán tinh bột sắn đã làm cho doanh thu tăng cũng tăng lên một lượng lớn. Trong đó, doanh thu ở thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất trên 90% tổng doanh thu, thể hiện năm 2012 là 347213,40 tr.đ chiếm 94,24% trong tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2013 đạt 482668,05 tr.đ chiếm 93,36%, và so với năm 2013 thì doanh thu năm 2014 tăng 54,47% tương ứng tăng 262904,86 tr.đ. Đây là điều đáng mừng đối với nhà máy vì nó đã có chỗ đứng của mình trên thị trường. Trong những năm tới thì nhu cầu tinh bột sắn trên thị trường sử dụng vào các ngành công nghiệp tăng mạnh và đây sẽ cơ hội lớn đối với nhà máy, nên trong thời gian tới nhà máy nên chú trọng hơn đến công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm và có chính sách hỗ trợ đúng đắn để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn cũng như mang lại một khoảng doanh thu đáng kể. - Đối với thị trường trong nước thì doanh thu cũng tăng nhanh qua 3 năm. Năm 2012 là 21204,36 tr.đ, sang 2013 đạt 34336,80 tr.đ tăng 13132,44 tr.đ tức tăng 61,93% so với năm 2012, đến năm 2014 doanh thu là 50907,18 tr.đ, tăng so với năm 2013 là 16570,38 tr.đ với tốc độ tăng là 48,26%. Trong cơ cấu doanh thu của thị trường này thì Đăk Lăk là tỉnh tiêu dùng tinh bột sắn lớn nhất. Trước đây, các công ty chế biến trong tỉnh phải mua từ các sản phẩm này từ các tỉnh khác nhưng hiện nay nhà máy đã cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu về chất lượng cho các công ty này. Năm 2012 nhà máy thu được 19052,16 tr.đ, nhưng đến năm 2014 thì con số này đã tăng lên và đạt 44097,66 tr.đ. Để đạt được điều này nhà máy đã không ngừng đấy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác bán hàng và các chính sách kinh doanh nhằm thu hút lượng khách hàng này. Bảng 8: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2012-2014) ĐVT: tr.đ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 GT % GT % GT % +/-GT % +/-GT % 1. Xuất khẩu 347213,40 94,24 482668,05 93,36 745572,91 93,61 135454,65 39,01 262904,86 54,47 - Trung Quốc 244371,00 66,33 341230,05 66,00 574394,47 72,12 96859,05 39,64 233164,42 68,33 - Singapore 65744,16 17,85 89957,85 17,40 104168,52 13,08 24213,69 36,83 14210,67 15,80 - Malayxia 21440,52 5,82 28984,50 5,61 35892,44 4,51 7543,98 35,19 6907,94 23,83 - Nơi khác 15657,72 4,24 22495,65 4,35 31117,48 3,9 6837,93 43,67 8621,83 38,33 2. Trong nước 21204,36 5,76 34336,80 6,64 50907,18 6,39 13132,44 61,93 16570,38 48,26 - Đăk Lăk 19052,16 5,17 29733,90 5,75 44097,66 5,54 10681,74 56,07 14363,76 48,31 - Nơi Khác 2152,2 0,59 4602,90 0,89 6809,52 0,85 2450,70 113,87 2206,62 47,94 Tổng DTTT 368417,76 100 517004,85 100 796480,09 100 148587,09 40,33 279475,24 54,06 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) Nhìn chung, qua 3 năm doanh thu tiêu thụ có những biến động rõ rệt, không chỉ riêng thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước, điều này cho thấy khả năng cạnhh tranh và năng lực xâm nhập thị trường của nhà máy đã hoạt động tốt, đây là yếu tố góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. 4.2.3. Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm Hầu hết các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều có hàng tồn kho, một doanh nghiệp có khối lượng hàng tồn kho trong năm nhiều không hẳn là vì doanh nghiệp không bán được hàng mà một số doanh nghiệp phải trữ hàng để giao cho khách hàng đúng thời gian vào những năm sau hay doanh nghiệp dự đoán được tình hình thị trường vào năm tiếp theo bán được hàng với giá cao hơn nên dự trữ . Để thấy rõ được điều đó chúng ta đi vào phân tích bảng 9. Qua bảng 9, ta thấy lượng tồn kho ngày càng giảm, điều này cho thấy công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy hoạt động tốt, cụ thể năm đầu năm 2012 lượng tồn kho rất lớn 12513,25 tấn nhưng đến cuối năm thì giảm xuống còn 10298,66 tấn tinh bột sắn chiếm 25,12% so với tổng khối lượng sản phẩm trong năm, năm 2013 lượng tồn kho là 9507,28 tấn chiếm 21,62% trong tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm, năm 2014 thì lượng tồn kho là 7933,61 tấn chiếm 14,48% của tổng khối lượng sản phẩm trong năm. Tuy lượng tồn kho giảm qua các năm với một tỷ lệ nhỏ là một chiều hướng kinh doanh có hiệu quả, nhưng bên cạnh việc sản phẩm tinh bột sắn còn nhiều trong kho là có chủ ý của nhà máy, đây không phải là lượng hàng ứ đọng lại mà nhà máy đang dự trữ một lượng nhất định trong kho để đáp ứng những nhu cầu đột xuất, phòng khi có cơn sốt về giá, thể hiện tính chủ động cung ứng cho thị trường nhanh nhất. Đây là chiến lược kinh doanh về lâu dài của nhà máy. Bảng 9: Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm ĐVT: tấn Chỉ tiêu TK đầu năm SX trong năm Tổng KLSP SL tiêu thụ Tồn kho cuối năm +/-SL % 2012 12513,25 28486,89 41000,14 30701,48 10298,66 25,12 2013 10298,66 33675,61 43974,27 34466,99 9507,28 21,62 2014 9507,28 45278,10 54785,38 46851,77 7933,61 14,48 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) 4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới biến động doanh thu qua các kênh tiêu thụ của nhà máy Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Doanh thu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như kết cấu sản phẩm, giá, khối lượng tiêu thụ,chính sách marketing,Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nhiều nhất là giá bán và khối lượng tiêu thụ. Để biết rõ hơn về điều này ta xem bảng 10 : Đối với kênh 1: Chủ yếu là bán cho thị trường nước ngoài nên khối lượng tiêu thụ lớn và giá bán sản phẩm cao hơn so với các kênh khác nên làm cho doanh thu của kênh này tăng nhiều hơn so với kênh khác. Cụ thể: Xét năm 2013 so với năm 2012 Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 135454,65tr.đ hay tăng 39,01% là do các nguyên nhân sau: - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của năm 2013 tăng so với năm 2012 là 11,21% làm cho doanh thu của nhà máy tăng lên 38921,04tr.đ. - Giá bán tăng lên, giá bán năm 2013 là 15tr.đ/tấn tăng so với năm 2012 là 12tr.đ/tấn tức là tăng 25% đã làm cho doanh thu tăng lên 48651,3tr.đ hay tăng 14,01%. Xét năm 2014 so với 2013 Doanh thu năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 262904,86tr.đ hay tăng 54,47% là do : - Sản lượng tiêu thụ của năm 2014 so với năm 2013 tăng 36,30% làm cho doanh thu tăng lên 175190,40tr.đ. - Giá bán sản phẩm tinh bột sắn tăng 13,33% làm cho doanh thu tăng lên 198549,12tr.đ hay tăng 41,14%. Như vậy, có thể nói doanh thu tăng lên chủ yếu là do số lượng sản phẩm, giá bán tăng lên. Bên cạnh đó đây là kênh tiêu thụ chủ lực và là những khách hàng truyền thống của nhà máy. Điều này cho thấy nhà máy đã đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đây là một lợi thế mà nhà máy cần phát huy. Đối với kênh 2: Đây là kênh tiêu thụ nội địa,phần lớn số lượng tiêu thụ là các công ty chế biến trong nước mà chủ yếu là trong tỉnh Đăk Lăk. Tuy doanh thu từ kênh này không cao bằng kênh 1 nhưng doanh thu vẫn tăng qua các năm. Xét năm 2013 so với 2012 Doanh thu năm 2013 so với 2012 tăng lên 56,07% hay là tăng 10681,74tr.đ là do: - Sản lượng tiêu thụ của năm 2013 so với năm 2012 tăng 24,85% làm cho doanh thu tăng 4734,96 tr.đ. - Giá bán sản phẩm ở thị trường nội địa tăng 25% làm cho doanh thu tăng 5918,70tr.đ hay số tương đối là 31,07%. Xét năm 2014 so với 2013 Doanh thu năm 2014 so với năm 2013 tăng 48,31% tương ứng với 14363,76tr.đ là do: - Sản lượng tiêu thụ của năm 2014 so với năm 2013 tăng 30,86% đã làm cho doanh thu tăng 9175,80 tr.đ. - Giá bán sản phẩm tăng 13,33% đã làm cho doanh thu tăng 10399,24 tr.đ hay tăng 34,97%. Đối với kênh 3: chủ yếu là các tư thương trong địa bàn tỉnh mua về để bán lẻ cho các chợ chủ yếu dùng để làm thực phẩm trực tiếp nên doanh thu của kênh này chỉ chiếm một tỷ trọng trong tổng doanh thu nội địa. Xét năm 2013 so với năm 2012 Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 113,87% tương ứng với 2450,70tr.đ là do: Sản lượng tiêu thụ của năm 2013 so với năm 2012 tăng 71,10% đã làm cho doanh thu tăng 853,20tr.đ. Giá bán sản phẩm của năm 2013 so với năm 2012 tăng 25% đã làm cho doanh thu tăng 1066,50 tr.đ hay tăng 49,55%. Xét năm 2014 so với 2013 Doanh thu năm 2014 so với năm 2013 tăng 47,94% tương ứng với 2206,62 tr.đ là do: - Sản lượng tiêu thụ của năm 2014 so với năm 2013 tăng 30,54% đã làm cho doanh thu tăng lên 1405,50tr.đ. - Giá bán sản phẩm của năm 2014 so với năm 2013 tăng 13,33% đã làm cho doanh thu tăng 1592,90 tr.đ hay tăng 34,61%. Như vậy, qua hai kênh tiêu thụ trong nước đó là kênh 2, kênh 3 cho thấy doanh thu tăng là do ảnh hưởng của giá bán và số lượng tiêu thụ tăng. Qua 3 năm thì sản lượng tiêu thụ, giá bán đều tăng lên, đây là lúc thích hợp để nhà máy đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng trong nước và cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở trong tỉnh mà ở các tỉnh khác. Bảng 10 : Các nhân tố ảnh hưởng tới biến động doanh thu qua các kênh tiêu thụ của nhà máy So sánh Biến động doanh thu Các nhân tố ảnh hưởng Giá bán Sản lượng Tuyệt đối(tr.đ) % Tuyệt đối(tr.đ) % Tuyệt đối(tr.đ) % 2013/2012 - Kênh 1 135454,65 39,01 48651,3 14,01 38921,04 11,21 - Kênh 2 10681,74 56,07 5918,70 31,07 4734,96 24,85 - Kênh 3 2450,70 113,87 1066,50 49,55 853,20 71,10 2014/2013 - Kênh 1 262904,86 54,47 198549,12 41,14 175190,40 36,30 - Kênh 2 14363,76 48,31 10399,24 34,97 9175,80 30,86 - Kênh 3 2206,62 47,94 1592,90 34,61 1405,50 30,54 (Kết quả tính toán của tác giả) 4.4 Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy 4.4.1 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Chi phí tiêu thụ là toàn bộ khoản tiền mà DN chi ra để phục vụ từ công đoạn sản xuất đến công tác tiêu thụ. Chi phí là chi tiêu làm giảm lợi nhuận của DN, chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm, vì vậy mọi DN đều muốn giảm chi phí thấp nhất. Nhưng để thực hiện điều này thì đòi hỏi DN phải có chỉ đạo đúng đắn và có sự phối hợp giữa các khâu sản xuất kinh doanh trong DN. Đối với Nhà máy chê biến tinh bột Sắn Đăk Lăk chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn nên chi phí tiêu thụ cũng chính là tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy. Qua bảng 11 ta thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012, tổng chi phí là 308459,34tr.đ, năm 2013 là 428281,65tr.đ, năm 2014 là 612896,63 tr.đ tăng so với năm 2013 là 43,11%. Tấc cả các loại chi phí đều có sự biến động cụ thể như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí này bao gồm chi phí thu mua sắn nguyên liệu, chi phí bao bì, chỉ khâu, Đây luôn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 75% trong tổng cho phí chi mà nhà máy bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và qua các năm đều có xu hướng tăng mạnh, năm 2012 chi phí này là 232053,96tr.đ, năm 2013 là 339327,55tr.đ, năm 2014 tăng 164350,90tr.đ so với năm 2013 hay tăng 48,43%. Nguyên nhân là từ năm 2012 đến năm 2014, nhà máy luôn tăng quy mô về sản xuất nên tăng cường thu mua nguyên liệu sắn đầu vào đồng thời các do giá điện, than, dầu,tăng mạnh làm cho chi phí tăng lên. Chi phí nhân công: chi phí này qua ba năm cũng biến động mạnh. Năm 2012, chi phí nhân công là 4256,74 tr.đ, năm 2013 là 6081,60 tr.đ, đến năm 2014 là 7354,76 tr.đ, tăng so với năm 2013 là 1273,16 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 20,93%. Nguyên nhân là do giá thuê lao động và các khoản phụ cấp đều tăng, hơn nữa chất lượng, trình độ lao động cũng được nâng cao khiến cho mức tiền lương cho một lao động cũng tăng lên rất nhiều. Chi phí sản xuất chung: Chi phí này bao gồm các loại chi phí trong phân xưởng sản xuất như chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng chi phí của nhà máy. Ta thấy năm 2012, chi phí sản xuất chung là 47718,66tr.đ chiếm 15,47%, năm 2013 là 56147,72 tr.đ, năm 2014 tăng lên 63986,41 tr.đ tức là tăng 13,96% so với năm 2013. Nguyên nhân là năm 2014 nhà máy đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị lắp đặt cho phân xưởng sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao công suất. Tuy nhiên, tỷ trọng của chi phí này trong cơ cấu đã giảm xuống, chứng tỏ nhà máy đã cố gắng giảm cơ cấu chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí để chi phí này ở mức thấp nhất có thể. Chi phí tài chính: Chi phí này chủ yếu khoản lãi mà nhà máy phải trả cho nguồn vốn vay từ các cá nhân, tổ chức hay là chi phí vốn vay. Chi phí này năm 2012 là 9284,63 tr.đ, chiếm 3,01%, năm 2013 là 11263,81tr.đ chiếm 2,63%, năm 2014 chi phí này là 13974,04tr.đ. Nguyên nhân của vấn đề này là do cuộc khủng hoảng tài chính tác động làm tăng lãi suất của các ngân hàng khiến cho chi phí vốn vay của nhà máy tăng lên khá cao. Chi phí bán hàng: Qua 3 năm chi phí bán hàng có chiều hướng tăng lên vì công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy tăng lên với khối lượng tiêu thụ ngày càng nhiều và sản phẩm được chào bán cả trong nước và nước ngoài. Năm 2012 chi phí này là 1480,60tr.đ, năm 2013 tăng 489,50tr.đ tức là tăng 33,06% so với năm 2012, năm 2014 tăng lên 2329,01 tr.đ tức là tăng 18,22% so với năm 2013. Nguyên nhân chi phí này tăng mạnh là vì nhà máy tăng chi phi marketing sản phẩm nhằm tìm kiếm bạn hàng trên thị trường để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn. Do đó chi phí này tăng lên là điều dễ hiểu. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012, nhà máy bỏ ra 12091,61tr.đ cho công tác quản lý, sang năm 2013 tăng lên 13191,07tr.đ. Tới năm 2014 chi phí là 21206,22tr.đ, tăng 8015,15 tr.đ tức là tăng 60,76% so với năm 2013. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu đi công tác vùng nguyên liệu của cán bộ nông vụ, họp, hội nghị tăng lên đồng thời để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao công tác quản lý. Bảng 11: Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm ĐVT: Tr.đ Chi phí 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 GT % GT % GT % +/- GT % +/- GT % CP NVL trực tiếp 232053,96 75,23 339327,55 79,23 503678,45 82,18 107273,59 46,23 164350,90 48,43 CP nhân công 4256,74 1,38 6081,60 1,42 7354,76 1,20 1824,86 42,87 1273,16 20,93 CP SX chung 47718,66 15,47 56147,72 13,11 63986,41 10,44 8429,06 17,66 7838,69 13,96 CP tài chính 9284,63 3,01 11263,81 2,63 13974,04 2,28 1979,18 21,32 2710,23 24,06 CP bán hàng 1480,60 0,48 1970,10 0,46 2329,01 0,38 489,50 33,06 358,91 18,22 CP QLDN 12091,61 3,92 13191,07 3,08 21206,22 3,46 1099,46 9,09 8015,15 60,76 CP khác 1573,14 0,51 299,80 0,07 367,74 0,06 -1273,34 80,94 67,94 22,66 Tổng chi phí 308459,34 100 428281,65 100 612896,63 100 119822,31 38,85 184614,98 43,11 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) Như vậy, qua 3 năm tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn biến động mạnh, điều này là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để có thể phù hợp với thị trường, tối thiểu hóa chi phí thì nhà máy cần tính toán, tiết kiệm hết sức các khoản chi phí trong sản xuất và kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh của mình. 4.4.2 Kết quả tiêu thụ của nhà máy Mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều có xu hướng đến một mục tiêu cuối cùng đó là lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là kết quả cuối cùng của DN, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ảnh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm khai thác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của DN. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh daonh là lợi nhuận được tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đây là điều kiện để DN thực hiện tích lũy tái sản xuất kinh doanh mở rộng, lập ra các quỹ, là điều kiện để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Để thấy rõ được điều đó, chúng ta tiếp tục phân tích bảng 12. Qua bảng trên, ta thấy lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn trong 3 năm qua đều tăng và đặc biệt là 2014. Thể hiện, năm 2012 lợi nhuận đạt 59958,42tr.đ, nhưng đến năm 2013 lợi nhuận đã tăng lên đạt 88723,20tr.đ, năm 2014 lợi nhuận lại tiếp tục tang vọt và đạt 183583,46tr.đ, tăng 94860,26tr.đ tức là tăng 106,92% so với năm 2013, đây là kết quả đáng mừng đối với nhà máy, để có được kết quả này ngoài các đơn đặt hàng từ tổng công ty thì đây còn là nổ lực phấn đấu của nhà máy trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn. Sự tăng lợi nhuận trên là do các nhân tố ảnh hưởng sau: Bảng 12: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm: ĐVT:Tr.đ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- GT % +/- GT % Tổng DTTT 368417,76 517004,85 796480,09 148587,09 40,33 279475,24 54,06 Tổng CP 308459,34 428281,65 612896,63 119822,31 38,85 184614,98 43,11 LNTT 59958,42 88723,20 183583,46 28764,78 47,97 94860,26 106,92 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán của nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) Tổng doanh thu tiêu thụ: chỉ tiêu này có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận, nếu doanh thu tiêu thụ tăng thì tổng lợi nhuận tăng lên một cách tương ứng, và ngược lại. Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm, cụ thể năm 2012 là 368417,76tr.đ, năm 2013 là 517004,85tr.đ, đến năm 2014 đạt 796480,09tr.đ, tăng so với năm 2013 là 54,06%. Tổng chi phí: chi phí cũng tăng dần qua các năm nhưng không bằng tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng. Do đó trong những năm tới nhà máy phải dần khắc phục về chi phí, giá thành sản phẩm để hoạt động có hiệu quả hơn. 4.4.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biếu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh năng lực hoạt động của nhà máy, khả năng phát triển của nhà máy trong tương lai. Để thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk, chúng ta cùng phân tích bảng 13. Ta thấy tổng doanh thu có phần thay đổi do ngoài phần doanh thu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn thì nhà máy cũng có một doanh thu từ việc bán bã sắn và một vài khoản khác, nên làm cho tổng doanh thu tăng. Qua 3 năm thì ta thấy tổng doanh thu liên tục tăng mạnh, cụ thể năm 2012 đạt 369187,04tr.đ, năm 2013 đạt 518085,95tr.đ, đến năm 2014 con số này đã tăng lên, đạt 798062,46tr.đ tăng so với năm 2009 là 279976,51tr.đ tương ứng với tốc độ tăng là 54,04%. Tổng chi phí của nhà máy qua 3 năm có chiều hướng tăng, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá cao. Để đánh giá một cách chính xác quá trình sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, chúng ta tiến hành xem xét một số chỉ tiêu dưới đây. Tỷ suất doanh thu/chi phí Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ kinh doanh. Nhìn vào bảng 13, ta thấy chỉ tiêu này biến động qua ba năm, năm 2012 chỉ tiêu này là 1,2 lần, năm 2013 là 1,21 lần, đến năm 2014 đạt 1,30 lần. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua số liệu ta thấy tỷ suất này cũng tăng lên qua các năm. Năm 2012, 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu lại 19,69 đồng lợi nhuận, năm 2014 tỷ suất này cao nhất là 30,21% tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu lại 30,21đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 16,45đồng lợi nhuận, năm 2013, 100 đồng doanh thu tạo ra 17,33 đồng lợi nhuận, năm 2014, 100 đồng doanh thu tạo ra 23,20 đồng lợi nhuận tăng 5,87 đồng so với năm 2013. Tỷ suất lợi nhuận/vốn Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của nhà máy nhìn chung còn thấp và thấp nhất là vào năm 2012 với 20,76% và cao nhất vào năm 2014 là 49,81%. Điều này có thể nói lên rằng cứ 100 đồng vốn bỏ ra thu về 49,81 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/ vốn có xu hướng tăng và cùng tăng nhanh qua ba năm. Điều này một lần nữa khẳng định Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk là một đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng đồng vốn ngày càng có hiệu quả. Bảng 13: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua 3 năm: Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- GT % +/- GT % 1. Tổng DT Tr.đ 369187,04 518085,95 798062,46 148898,91 40,33 279976,51 54,04 - Tinh bột sắn Tr.đ 368417,76 517004,85 796480,09 148587,09 40,33 279475,24 54,06 - Bã sắn Tr.đ 769,28 1081,10 1582,37 311,82 40,53 501,27 46,37 2.Tổng CP Tr.đ 308459,34 428281,65 612896,63 119822,31 38,85 184614,98 43,11 3. Tổng vốn Tr.đ 292487,23 315786,22 371727,12 23298,99 7,97 55940,90 17,71 4. LN trước thuế Tr.đ 60727,70 89804,30 185165,83 29076,6 47,88 95361,53 106,19 5. Thuế Tr.đ 17003,76 25145,20 51846,43 8141,44 47,88 26701,23 106,19 6. LN sau thuế Tr.đ 43723,94 64659,10 133319,40 20935,16 47,88 68660,30 106,19 7. DT/ CP % 120 121 130 1 0,83 9 7,44 8. LN/CP % 19,69 20,97 30,21 1,28 6,50 9,24 44,06 9. LN/DT % 16,45 17,33 23,20 0,88 5,35 5,87 33,87 10. LN/ vốn % 20,76 28,44 49,81 7,68 36,99 21,37 75,14 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk) 4.5. Các định hướng và giải pháp để nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk 4.5.1. Lập ma trận SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk Từ việc đánh giá kết quả tình hình sản xuất kinh doanh chúng ta phần nào nhìn nhận được những đặc điểm chung của nhà máy, những điểm mạnh, điểm yếu là những vấn đề xuất phát từ bản thân, nội tại của nhà máy, những cơ hội, thách thức là những yếu tố bên ngoài tác động vào tình hình kinh doanh của nhà máy. Để nhà máy phát huy tốt các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội một cách tốt nhất để khắc phục những thách thức và điểm yếu ta tiến hành phân tích ma trận SWOT của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk như sau: 4.5.1.1. Cơ hội (O) Việt nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước đột phá mới cho nước nhà. Cuốn theo xu thế hội nhập đó Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk đang đứng trước những cơ hội lớn để tiếp tục mở rộng quy mô nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thị trường được mở rộng hơn, thuế quan được dần dần cắt bỏ, hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách bình đẳng, tiếp cận được với nguồn vốn phong phú hơn vì hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và nhu cầu tinh bột sắn trong và ngoài nước ngày càng lớn, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển, đây là những điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó còn một số cơ hội lớn sau: nước ta đang trên đà phát triển, chú trọng quan tâm đến công tác phát triển kinh tế vùng, được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ, chính phủ đã cắt giảm thuế xuất khẩu tinh bột sắn, quy hoạch vùng nguyên liệu, mở rộng diện tích trồng sắn, cải tiến giống sắn bằng các giống sắn có năng suất và hàm lượng tinh bột nhiều hơn. Đây là cơ hội rất tốt để nhà máy tiếp cận được nguồn nguyên liệu có chất lượng và rẻ. Cùng với tỉnh Đăk Lăk, các huyện và nhà máy đang có kế hoạch xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài trong tỉnh đảm báo nguồn nguyên liệu tại chỗ nhờ đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thu mua. Ngoài ra nhà máy còn được chính quyền địa phương quan tâm tạo mọi điều kiện trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tạo điều kiện để vay vốn phục vụ sản xuất. 4.5.1.2. Thách thức (T) Cùng với những cơ hội trong xu thế hội nhập cũng tiềm ẩn những thách thức lớn đối với mặt hàng xuất khẩu. Sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn, do sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ trong phạm vi vùng mà còn trên cả nước. Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Bên cạnh đó, lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và sự biến động giá cả trên thị trường gây khó khăn trong việc định giá bán của nhà máy. Hiện nay hầu hết các tỉnh đều có một đến hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn, trong khi đó nguồn nguyên liệu của cả nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất dẫn đến hiện tượng tranh mua, tranh bán đẩy giá mua nguyên liệu lên. Hơn nữa việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước gặp khó khăn, đặc biệt là thị trường nội địa. 4.5.1.3. Điểm mạnh (S) Nhà máy nhiều năm liền là đơn vị kinh doanh đạt thành tích cao, có uy tín nên giữ được các mối quan hệ làm ăn lâu dài. Là đơn vị kinh doanh của Nhà nước nên được hưởng những ưu đãi nhất định. Sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng, ổn định, nhận được sự ưa chuộng của khách hàng Năng động trong công tác huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có mối quan hệ thân thiết trong việc hợp tác với các ngân hàng. Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm đoàn kết nỗ lực hết mình vì sự phát triển của nhà máy, có ý thức học hỏi không ngừng nâng cao trình độ. Nằm gần trục giao thông quốc lộ 26 rất thuận lợi cho việc vận chuyển thành phẩm cũng như nguyên liệu. 4.5.1.4. Điểm yếu (W) Quy mô của nhà máy so với các vùng lân cận còn khiêm tốn, cơ sở thiết bị chế biến còn nhiều bất cập so với yêu cầu sản xuất hàng hóa hiện nay. Sản phẩm sản xuất ra chưa phong phú, chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm. Đầu tư cho công tác tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế như: chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh. Hoạt động marketing cho sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, chính sách xúc tiến bán hàng, khuếch trương chưa được chú trọng . Nhà máy chưa có tiềm lực tài chính mạnh: hàng năm nguồn vốn kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng, nguồn vốn chủ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn dẫn đến mất tính chủ động trong kinh doanh. Điểm mạnh (S) Cơ hội (O) 1. Bạn hàng tin tưởng và làm ăn lâu dài với nhà máy. 2. Sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng, được khách hàng ưa chuộng. 3. Nguồn vốn vay đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. 4. Nằm gần tuyến quốc lộ 26 rất thuận lợi cho việc vận chuyển thành phẩm và nguyên liệu. 5. Cán bộ công nhân viên đoàn kết phấn đấu nỗ lực vì tập thể. 1. Thị trường mở rộng, thuế quan cắt bỏ, cạnh tranh bình đẳng, nguồn vốn dồi dào khi gia nhập WTO. 2. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. 3. Nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn ngày càng tăng. 4. Tiếp cận nguồn nguyên liệu có chất lượng và rẻ 5. Sự quan tâm đầu tư của nhà nước và địa phương. 6. Kết cấu hạ tâng đồng bộ và phát triển. Điểm yếu (W) Thách thức (T) 1. Quy mô nhỏ, máy móc thiết bị còn nhiều bất cập. 2. Sản phẩm chưa phong phú. 3. Chưa thâm nhập các thị trường mới, hoạt động marketing yếu. 4. Phụ thuộc vào nguồn vốn vay. 1. Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. 2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. 3. Lạm phát và suy giảm kinh tế. 4. Sự biến động giá cả trên thị trường. Lập mô hình ma trận SWOT và kết hợp giữa các yếu tố để tìm ra các giải pháp cho công tác tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk Phối hợp SO Phối hợp S (1,2,3) với O ( 1,3,4,5) nhà máy nên tận dụng nguồn vốn vay, linh hoạt việc tìm kiếm nguyên liệu, cũng như chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương và nhu cầu tiêu dùng cao của khách hàng để đẩy mạnh công tác sản xuất đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận, đây cũng là cơ hội để nhà máy khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Phối hợp S (1) với O (2,3) mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ trong thời gian tới, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trên thị trường. Phối hợp S (5) với O (2) tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tiếp cận với khoa học kỹ thuật và ứng dụng nó vào sản xuất trong khả năng, nguồn lực của nhà máy . Phối hợp S (4) với O (6) tiến hành đầu tư, cải thiện phương tiện vận tải, rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Phối hợp ST Phối hợp S (2) với T (2,3) không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vị thế dẫn đầu về chất lượng trên thị trường đối với sản phẩm tinh bột sắn. Phối hợp S (3) với T (1) tận dụng nguồn vốn vay sẵn có nhằm nâng cao năng chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm, để có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Phối hợp S ( 1,2,3,4,5) với T (3,4) tiến hành công tác sản xuất và dự trữ theo từng giai đoạn kinh doanh sao cho phù hợp, bên cạnh đó tận dụng nguồn lực trong công tác sản xuất, tiêu thụ, đảm bảo chế độ thưởng phạt phù hợp cũng như tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân viên. Phối hợp WO Phối hợp W (3) với O (1,2) đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu đến khách hàng, tạo mối quan hệ mật thiết những khách hàng lớn, đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Phối hợp W (1,3) với O ( 5) kêu gọi sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà nước trong công tác dự báo thị trường một cách chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp W (1,4) với O (1) tranh thủ khi chúng ta gia nhập WTO các máy móc sản xuất có giá thành rẻ, đây là cơ hội để nhà máy thay thế máy móc trang thiết bị vốn đã lạc hậu của mình, đồng thời tận dụng các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Phối hợp W(2) với O(3,4) tận dụng nguồn nguyên liệu chất lượng và rẻ cùng với nhu cầu thị trường tinh bột sắn ngày càng cao, nhà máy nên đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại, cải tiến mẫu mã bao bì để đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Phối hợp WT Đây là chiến lược phối hợp các mặt yếu và các thách thức nhằm giảm thiểu các mặt yếu và tránh được những nguy cơ bằng phòng thủ như theo dõi những biến động của thị trường, nắm bắt được tình hình giá cả, lãi suất, tỷ giá, để tránh được những nguy cơ khi đưa ra những chính sách về giá. Bên cạnh đó nhà máy phải có chiến lược hữu hiệu cho công tác tiêu thụ và lập kế hoạch đối phó với những bất trắc của thị trường. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của khách hàng . 4.5.2. Định hướng phát triển: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk là một đơn vị trực thuộc Công ty Lương thực vật tư nông nghiệp Đăk Lăk, nhà máy đã đề ra những phương hướng phát triển trong năm tới như sau: - Khai thác thêm thị trường nội địa trong việc cung cấp nhiều hơn sản phẩm trong tỉnh và ngoài tỉnh, tìm kiếm các thị trường tiềm năng nhằm nâng cao lượng xuất khẩu cho nhà máy. - Nhà máy tiếp tục xúc tiến bán hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu để khách hàng trong và ngoài nước tự tìm đến với nhà máy chứ không đơn thuần là chỉ thông qua các đơn đặt hàng của tổng công ty. - Mở rộng thêm diện tích vùng nguyên liệu sắn với hiệu quả và năng suất cao. Đồng thời, tổ chức ngày càng nhiều các cuộc hội thảo, tập huấn kỹ thuật canh tác, chăm sóc và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm góp phần tạo sự ổn định vùng nguyên liệu sắn cho nhà máy hoạt động theo đúng công suất. - Ổn định công suất chế biến , không ngừng đổi mới các trang thiết bị hiện đại, giảm chi phí sản xuất tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. - Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo toàn vốn kinh doanh và đảm bảo kinh doanh luôn có hiệu quả, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ của nhà nước. - Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao về trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ. Từ đó cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. 4.5.3. Giải pháp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ tinh sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk 4.5.3.1. Đấy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường Nhà máy cần tăng cường công tác nghiên cứu và nắm bắt được nhu cầu của thị trường qua đó điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh, điều chỉnh sản phẩm làm sao cho mục đích cuối cùng là sản phẩm của nhà máy được thị trường chấp nhận. Vì vậy việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường là một trong biện pháp rất cần thiết đối với nhà máy là đặc biệt trong tình hình hiện nay. Cũng như các nhà máy tinh bột sắn khác sản phẩm sản xuất ra chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc, đây cũng là thị trường đầy tiềm năng nhưng đây cũng là thị trường chứa đựng nhiều biến động rủi ro, nếu như nước này ngừng nhập khẩu tinh bột sắn. Do đó đối với thị trường xuất khẩu ngoài việc duy trì thị trường truyền thống thì nhà máy nên cố gắng xâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU, xúc tiến bán hàng và tìm kiếm ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó nhà máy nên tìm hiểu thăm dò thị trường trong nước dần dần mở rộng, thâm nhập, không những chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong tỉnh mà các tỉnh khác trong cả nước. Ngoài ra cần tiếp cận, cập nhật thông tin nhanh chóng hơn, đồng thời bán hàng theo phương thức hiện đại. 4.5.3.2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức tiêu thụ lớn. Đế nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải đổi mới, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, ngoài ra nhà máy cần phải chú trọng nghiên cứu mẫu mã sao cho phong phú, sản phẩm đa dạng, có chất lượng vừa có khả năng cạnh tranh trên thị trường vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 4.5.3.3. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm - Đối với thị trường trong nước, nhà máy nên mở rộng hệ thống các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong khu vực cả nước, để mở rộng thị phần tăng doanh thu. - Đối với thị trường nước ngoài, nhà máy cần thâm nhập vào các thị trường mới như Indonexia, Hàn Quốc và các nước công nghiệp khác.Bên cạnh đó có thể thiết lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để khai thác và tìm kiếm thị trường tốt hơn. Sự thiếu thông tin về thị trường là vấn đề tồn tại mà lâu nay nhà máy vẫn đang tìm cách giải quyết, sự thiếu thông tin chính xác về các khu vực khác nhau qua các thị trường. Do vậy, nhà máy cần có chiến lược tiêu thụ tập trung, tao mối liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành, tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức ở Việt Nam và nước ngoài. 4.5.3.4. Mở rộng đầu tư và ổn định vùng nguyên liệu sắn Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, lâu dài, ổn định thì cần có chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu, đảm bảo sản lượng sắn cung cấp liên tục cho nhà máy hoạt động với công suất tối đa. Nhà máy cần thực hiện đầu tư thu mua, có chính sách thu mua nguyên liệu đối với người dân trồng sắn, tránh xảy ra tình trạng người dân đem sắn bán bên ngoài trong khi đó nhà máy không có sắn để sản xuất. Nhà máy nên phát triển thêm các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phân bón, đưa các giống sắn có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ cho người dân nhằm tăng năng suất cây trồng. 4.5.3.5. Giải pháp về tổ chức hoạt động marketing Đây là một điểm hạn chế lâu nay của nhà máy, do vậy nhà máy nên thành lập riêng bộ phận, phòng ban marketing chuyên làm công tác nghiên cứu phát triển nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, chăm sóc khách hàng là yêu cầu hết sức bức thiết. Từng bước hoàn thiện hơn các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúc tiến thương mại để nâng cao hình ảnh của nhà máy đến với khách hàng. Bên cạnh đó nhà máy nên xây dựng một website để giới thiệu sản phẩm, thông tin cho khách hàng, đảm bảo thông tin một cách nhanh chóng nhất đến khách hàng trong nước và nước ngoài. PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua thời gian thực tập tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk, tôi rút ra một số kết luận sau: Công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trong ba năm qua có chiều hướng rất tốt, lượng hàng hóa tiêu thụ của nhà máy đã tăng lên rõ rệt, đã dẫn đến doanh thu, lợi nhuận đều tăng nhanh qua 3 năm đặc biệt là 2 năm 2013 và 2014. Nhà máy đã cố gắng trong việc cũng cố, mở rộng tối đa thị trường nội địa, bên cạnh đó luôn tìm cách ổn định thị trường xuất khẩu và tìm kiếm thêm các hợp đồng tiêu thụ ở thị trường này, điều này khẳng định rằng sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy không những có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước mà còn ở thị trường thế giới. Đây là thành tích đáng ghi nhận của nhà máy. Nhà máy đã làm tốt công tác thu mua vùng nguyên liệu sắn đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hết công suất, bên cạnh đó còn mang lại nguồn thu chính của các hộ trồng sắn ở địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh những kết quả đạt được thì nhà máy vẫn còn một số hạn chế như chưa chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn, chưa thực sự nhạy bén trong việc tìm kiếm các thị trường mới, các thị trường ngoài tỉnh, chưa kiểm soát được chi phí nên chỉ tiêu này vẫn còn tăng dần qua các năm. Đó là những vấn đề mà nhà máy vẫn còn tồn tại và cần phải sớm khắc phục . Trong những năm tới, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, ngày càng nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn đòi hỏi nhà máy phải nổ lực hơn nữa để tồn tại nâng cao năng lực sản xuất, năng lực quản lý và hoàn thiện hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn. 5.2 Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu trên, tôi xin có một số kiến nghị sau: Đối với nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk Để giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường, việc đầu tiên nhà máy nên chú trọng là: giữ vững uy tín trên thị trường,tăng cường kiểm tra công tác chất lượng sản phẩm tinh bột sắn để đáp ứng tốt yêu cầu của các thị trường, không chỉ thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước. Hiện nay, càng có nhiều đơn vị kinh doanh mặt hàng này, do vậy việc tìm kiếm khách hàng càng trở nên khó khăn hơn. Trong tương lai, nhà máy cần đa dạng hóa thêm các chủng loại sản phẩm, bao bì mẫu mã và nâng cao chất lượng tinh bột sắn nhằm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Không ngừng quảng bá sản phẩm, thương hiệu của nhà máy đến khách hàng, đồng thời hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách giá cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên mọi thị trường. Chủ động hơn nữa trong công tác thu mua nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được ổn định, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng để đáp ứng nhu cầu ổn định, lâu dài. Đồng thời, hoàn thiện hơn nữa hệ thống xử lý chất thải từ nhà máy chế biến, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân địa phương. Đối với công ty Công ty Lương thực vật tư nông nghiệp Đăk Lăk Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà máy trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Thể hiện ở việc đơn giản hóa các thủ tục rườm rà phức tạp khi xét duyệt các dự án đầu tư của nhà máy. Đứng ra bảo lãnh cho nhà máy trong vấn đề vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất và phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì nhà máy là thành viên của công ty nên khi vay vốn ngân hàng đòi hỏi phải có sự bảo lãnh từ cơ quan chủ quản. Tăng cường khối lượng thu mua sản phẩm của nhà máy. Những kiến nghị trên đây chỉ mang tính chất chủ quan, xuất phát từ thực tiễn. Do đó, những ý kiến đề xuất chỉ phát huy tác dụng trong một phạm vi, chừng mực nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả tiêu thụ của nhà máy, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ từ nhiều phía, nhưng hơn hết phải chú trọng đến nỗ lực của bản thân tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy, sự cố gắng từ trong nội bộ mới là động lực chính, lâu dài giúp nhà máy đạt được những thành công bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thống kê Hải quan, 2014. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2013. Ngày 30 tháng 3 năm 2014. 2. 3. FAOSTAT, 2013. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới . Ngày 10 tháng 03 năm 2014.  4. Hệ thống Cây Lương thực Việt Nam, 2014. Cây sắn Việt Nam nhìn từ mục tiêu Thái Lan. Ngày 15 tháng 03 năm 2014. 5. Tổng cục Thống kê, 2014. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của Việt Nam phân theo địa phương năm 2013. Ngày 9 tháng 6 năm 2014. 6. Hoàng Kim, 2014. Báo cáo Tổng kết Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất sắn theo hướng bền vững tại tỉnh Đắc Lăk . Tài liệu kèm băng DVD và tờ bướm Quy trình kỹ thuật canh tác sắn, Sở Nông nghiệp &PTNT Đăk Lăk. 7. Hệ thống Cây Lương thực Việt Nam, 2011. “Vai trò của nhiên liệu sinh học đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn”, ngày 15 tháng 03 năm 2013. 8. Phòng tổng hợp Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk 9. Phòng tài chính kế toán của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Lăk 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctinh_hinh_tieu_thu_san_pham_tinh_bot_san_cua_nha_may_che_bien_tinh_bot_san_dak_lak_3469.doc
Luận văn liên quan