Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở tài chính, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, của ngành, rà soát, điều chỉnh,
tham mưu bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển hàng trăm tỷ đồng cho các
đơn vị, địa phương để phát triển ngành.
- Sở Công thương: Nên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
địa phương trong huyện xây dựng Đề án chế biến, tiêu thụ thủy hải sản cho ngư dân; hỗ
trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, xây dựng
thương hiệu và cung cấp thông tin về thị trường giá cả các loại thủy hải sản trong và
ngoài nước cho ngư dân. Kêu gọi, thu hút đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản tại chỗ
để thu mua, dự trữ, chế biến sản phẩm cho ngư dân.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ưu tiên xây dựng các dự án, các lĩnh vực liên quan đến việc chế tạo tàu
thuyền, máy móc, ngư cụ phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản chất lượng, hiệu quả
mà bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ được chủ quyền dân tộc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Cần phải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng quy hoạch các vùng neo đậu tàu thuyền khi cập bến. Xử lý tốt
các vấn đề môi trường trong quá trình buôn bán và xử lý nước thải trên tàu.
- Quỹ hỗ trợ phát triển, ngành Ngân hàng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về điều kiện vay và
thủ tục giải ngân đối với các ngư dân có tàu thuyền. Các ngân hàng thương mại tạo điều
kiện hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục vay cho ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân mở
rộng quy mô để phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.
2. Đối với ngư dân
- Tích cực nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mạnh dạn tiếp cận với các
nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư đầu thuyền, máy móc, ngư cụ phục vụ cho quá trình đánh bắt.
- Nắm rõ các thông tin về thị trường đầu ra, cũng như các yếu tố đầu vào phục vụ
cho việc đánh bắt.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn thị trấn cửa việt huyện Gio linh – Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu gom lớn - XK
(1)Giá bán 1.600 3.000 3.750
(2) Giá vốn 700 1.600 3.000
(3) Lợi nhuận gộp
(3= 1-2)
900 1.400 750
(4)Chi phí lưu thông 300 400
(5) Lợi nhuận thuần
(5= 3-4)
900 1.100 350
(6) LN/ CP (6=5/2+4) 1.29 0.57 0.10
Kênh 3: Hộ đánh bắt - Lò Hấp - Thu gom lớn - Tiêu dùng trong nước
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 43
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
(1)Giá bán 1.600 3.000 3.450
(2) Giá vốn 700 1.600 3.000
(3) Lợi nhuận gộp (3=
1-2)
900 1.400 450
(4)Chi phí lưu thông 300 200
(5) Lợi nhuận thuần
(5= 3-4)
900 1.100 250
(6) LN/ CP (6=5/2+4) 1.29 0.57 0.08
Kênh 4: Hộ đánh bắt - Cơ sở chế biến nước mắn - Người bán lẻ - Người tiêu
dùng trong nước.
(1)Giá bán 900 2500 3000
(2) Giá vốn 700 900 2500
(3) Lợi nhuận gộp
(3= 1-2)
200
1.600
500
(4)Chi phí lưu thông 1200 200
(5) Lợi nhuận thuần
(5= 3-4)
200 400 300
(6) LN/ CP (6=5/2+4) 0.28 0.31 0.11
Kênh thứ 5: Hộ đánh bắt - Người bán lẻ - Tiêu dùng trong nước
(1)Giá bán 1.600 2.500
(2)Giá vốn 700 1.600
(3)Lợi nhuận gộp
(3= 1-2)
900 900
(4)Chi phí lưu thông 200
(5)Lợi nhuận thuần
(5= 3-4)
900 700
(6) LN/ CP (6=5/2+4) 1.29 0.39
Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg cá cơm tươi.
Quy đổi 3kg cá cơm tươi = 1 kg cá cơm đã hấp khô.
Trong bài ta tính cứ 1 tạ cá cơm tươi = 30 kg cá cơm khô.
Khi tính giá bán của Lò hấp vẫn tính từ 1 tạ cá cơm tươi quy đổi × giá bán.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 44
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Kênh 1: Hộ đánh bắt - Tàu thu mua dịch vụ - Lò hấp - Thu gom lớn - Xuất
Khẩu
Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ
đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi
nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt
là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1.29 lần.
Tàu thu mua dịch vụ mua cá từ hộ đánh bắt với mức giá trung bình là 1,6 triệu
đồng/ tạ nhưng tàu thu mua lại bán lại với mức giá trung bình 1,9 triệu đồng/ tạ, lợi
nhuận gộp mà tàu thu mua tạo ra trong kênh là 300 nghìn đồng/ tạ. Ngoài ra tàu thu mua
còn có các chi phí tăng thêm như dầu, nhớt chạy máy, đá lạnh hay tiền thuê nhân
công...vv. Tổng chi phí lưu thông của tàu thu mua dịch vụ trung bình 100 nghìn đồng/
tạ, lợi nhuận thuần của tàu thu mua dịch vụ là 200 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi
phí là 0.12 lần.
Lò hấp: Lò hấp mua cá từ tàu thu mua dịch vụ với giá trung bình 1,9 triệu đồng/
tạ, sau đó tiến hành sấy hấp, trải qua rất nhiều công đoạn tốn thêm một khoản chi phí
như tiền công nhân tham gia sấy hấp, muối, củi, thùng đóng cá, băng keo...vv tổng chi
phí trung bình khoản đó là 300 ngàn đồng/ tạ. Giá bán trung bình Lò Hấp bán cho nhà
thu gom 3 triệu đồng/ tạ, cứ 1 tạ cá cơm tươi Lò Hấp thu được 30 kg cá cơm khô. Lợi
nhuận gộp của Lò Hấp tạo ra trong kênh là 1,1 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của Lò
Hấp là 800 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.36 lần.
Thu gom lớn: Nhà thu gom mua cá từ Lò Hấp với mức giá trung bình là 3 triệu
đồng/ tạ ( tương ứng 30 kg cá khô). Bán ra thị trường XK với giá bán trung bình 3,75
triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của nhà thu gom 750 nghìn đồng/ tạ. Chi phí lưu thông hay
gọi là chi phí tăng thêm của nhà thu gom là 400 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của nhà
thu gom 350 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.10 lần.
Qua phân tích trên cho thấy hộ đánh bắt có lợi nhuận thuần cao nhất trong các tác
nhân tham gia chuỗi (900 nghìn đồng/ tạ), tiếp đến nhà Lò Hấp (800 nghìn đồng/ tạ),
thu gom lớn (350 nghìn đồng/ tạ) và cuối cùng là tàu thu dịch vụ (300 nghìn đồng/ tạ).
Lợi nhuận thuần cũng phù hợp với tỷ suất lợi nhuận/ chi phí cho mỗi tác nhân tham gia
trong chuỗi. Phân tích cho thấy tỷ suất lợi nhuận của hộ đánh bắt cá là cao nhất 1,29 lần.
Các tác nhân còn lại là tàu thu mua dịch vụ, Lò hấp, thu gom lớn lần lượt là: 0.12 lần,
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 45
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
0.36 lần và 0.10 lần. Điều này cho thấy hiệu quả về chi phí của hộ đánh bắt cao hơn các
tác nhân còn lại trong kênh thị trường 1.
Kênh 2: Hộ đánh bắt - Lò Hấp - Thu gom lớn - XK
Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ
đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi
nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt
là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1.29 lần.
Lò hấp: Lò hấp mua cá từ các hộ đánh bắt với giá trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, sau
đó tiến hành sấy hấp, trải qua rất nhiều công đoạn tốn thêm một khoản chi phí như tiền
công nhân tham gia sấy hấp, muối, củi, thùng đóng cá, băng keo...vv tổng chi phí trung
bình khoản đó là 300 ngàn đồng/ tạ. Giá bán trung bình Lò Hấp bán cho nhà thu gom 3
triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp của Lò Hấp tạo ra trong kênh là 1,4 triệu đồng/ tạ, lợi
nhuận thuần của Lò Hấp là 1,1 triệu đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.57 lần.
Thu gom lớn: Nhà thu gom mua cá từ Lò Hấp với mức giá trung bình là 3 triệu
đồng/ tạ ( tương ứng 30 kg cá khô). Bán ra thị trường XK với giá bán trung bình 3,75
triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của nhà thu gom 750 nghìn đồng/ tạ. Chi phí lưu thông hay
gọi là chi phí tăng thêm của nhà thu gom là 400 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của nhà
thu gom 350 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.10 lần.
Kênh 3: Hộ đánh bắt - Lò Hấp - Thu gom lớn - Tiêu dùng trong nước
Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ
đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi
nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt
là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1.29 lần.
Lò hấp: Lò hấp mua cá từ các hộ đánh bắt với giá trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, sau
đó tiến hành sấy hấp, trải qua rất nhiều công đoạn tốn thêm một khoản chi phí như tiền
công nhân tham gia sấy hấp, muối, củi, thùng đóng cá, băng keo...vv tổng chi phí trung
bình khoản đó là 300 ngàn đồng/ tạ. Giá bán trung bình Lò Hấp bán cho nhà thu gom 3
triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp của Lò Hấp tạo ra trong kênh là 1,4 triệu đồng/ tạ, lợi
nhuận thuần của Lò Hấp là 1,1 triệu đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.57 lần.
Thu gom lớn: Nhà thu gom mua cá từ Lò hấp với mức giá 3 triệu đồng/ tạ, sau đó
nhà thu gom đưa đi các trường như thị trường Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, các tỉnh
miền núi...vv với giá bán ra trung bình 3,45 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của nhà thu
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
gom 450 nghìn đồng/ tạ. Ngoài ra thì nhà thu gom phải tốn một khoản được gọi là chi
phí tăng thêm như vận chuyển, bảo bảo..vv 200 nghìn đồng/ tạ. Lợi nhuận thuần của
nhà thu gom trong kênh này là 250 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.08 lần.
Kênh 4: Hộ đánh bắt - Cơ sở chế biến nước mắn - Người bán lẻ - Người
tiêu dùng trong nước.
Hộ đánh bắt: Hộ ngư dân ra khơi tốn một khoản giá vốn là 700 nghìn đồng/ tạ. Giá
bán hộ đánh bắt bán cho cơ sở nước mắm là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận gộp 200
nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 200 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/
chi phí là 0.28 lần.
Cơ sở chế biến nước mắm: Cơ sở chế biến nước mắm mua cá từ các hộ đánh bắt
với giá trung bình 900 nghìn đồng/ tạ. Sau khi đưa về cơ sở chế biến nước mắm, cần
một khoảng thời gian chế biến để tạo ra nước mắm, cứ 1 tạ cá cho ra 50 lít nước mắm
loại 1, 50 lít nước mắm loại 2. Cơ sở chế biến nước mắm bán ra thị trường với giá bán
trung bình 2,5 triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp của cơ sở chế biến nước mắm là 1,6 triệu
đồng/ tạ. Cơ sở chế biến nước mắm tốn khoản chi phí tăng thêm là 1,2 triệu đồng/ tạ,
các khoản chi phí đó như tiền thuê nhân công tham gia chế biến, muối, chai đựng...vv,
lợi nhuận thuần của cơ sở là 400 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.31 lần.
Người bán lẻ nước mắm: Người bán lẻ mua nước mắm từ cơ sở chế biến với giá
trung bình 2,5 triệu đồng/ 100 lít ( 1 tạ cá). Bán lại cho người tiêu dùng với giá bán trung
bình 3 triệu đồng/ 100 lít, giá trị gia tăng 500 nghìn đồng/ 100 lít. Ngoài ra thì người bán
lẻ tốn một khoản chi phí như xăng xe, bao bì..vv Lợi nhuận gộp là 200 nghìn đồng/ 100
lít, lợi nhuận thuần 300 nghìn đồng/ 100 lít. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.11 lần.
Kênh 5: Hộ đánh bắt - Người bán lẻ - Tiêu dùng trong nước
Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ
đánh bắt bán cho người bán lẻ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp
của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 900
nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1.29 lần.
Người bán lẻ cá: Người bán lẻ mua cá của các hộ đánh bắt với giá trung bình 1,6
triệu đồng/ tạ. Bán cho người tiêu dùng với giá bán trung bình 2,5 triệu đồng/ tạ. Lợi
nhuận gộp là 900 nghìn đồng/ tạ. Ngoài ra người bán phải tốn một khoản chi phí lưu
thông là 200 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của người bán lẻ trong kênh thị trường này
là 700 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.39 lần.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 47
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Qua phân tích lợi nhuận thuần của 5 kênh thị trường trên cho thấy lợi nhuận thuần,
tỷ suất lợi nhuận/ chi phí của hộ đánh bắt cao hơn rất nhiều so với các tác nhân trong
chuỗi, trừ tường hợp ở kênh 4 thị trường, cơ sở chế biến nước mắm có lợi nhuận thuần
và tỷ suất lợi nhuận thuần cao hơn hộ đánh bắt, bởi đây là loại cá bị loại và không được
người tiêu dùng nên có mức giá thấp hơn nữa giá so với giá bán ra trên thị trường. Từ
quá trình phân tích trên cho thấy phần lớn hoạt động đánh bắt trên địa bàn TT Cửa Việt
đã thực sự mang lại hiệu qủa cao cho các hộ đánh bắt. Vì vậy, cần nâng cấp chuỗi giá trị
là một trong những việc làm cần thiết và qua đó tạo cơ hội mang lại lợi nhuận kinh tế
cao hơn cho các hộ đánh bắt.
2.4.2 Quan hệ hợp tác trong chuỗi
Qua phân tích cho thấy giữa hộ đánh bắt, người bán lẻ, tàu thu mua dịch, lò hấp,
cơ sở chế biến nước mắm hay người thu gom có một mối quan hệ tác động qua lại với
nhau, mối quan hệ đó nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ thì cũng tùy vào từng trường hợp mới
có thể đánh giá được. Lò hấp là nơi tiêu thụ sản phẩm cá của các hộ ngư dân nhiều nhất,
nhưng việc thu mua nhiều hay ít, giá cao hay thấp đều phụ thuộc vào nhà thu gom lớn.
Số lượng lớn cá sau khi sấy hấp là xuất khẩu ra thị trường ngoài nước và thị trường tiêu
thụ số lượng lớn cá này là thị trường Trung Quốc (TQ), những người thu mua TQ về
làm việc với người thu gom lớn trên địa bàn TT Cửa Việt, những người thu mua TQ, họ
đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, giá cả sau đó người thu gom lớn về làm việc,
thỏa thuận lại với các cơ sở lò hấp và cuối cùng là đến các hộ đánh bắt. Đó là mức giá
để định ra mức giá trên thị trường.
Theo điều tra hiện trên địa bàn có nhà thu gom lớn là Bà Hoàng Thị Trang thuộc
khu phố 3, TT Cửa Việt. Bà luôn làm việc với người thu mua TQ, bà đưa các tư thương
TQ đi đến tận các lò hấp xem xét và cho ý kiến, đưa ra mức giá ngay tại bãi phơi. Nhìn
chung tất cả những vấn đề về chất lượng, số lượng, giá cả đều do các tư thương TQ đưa
ra. Chẳng có một ký kết, hợp đồng nào cả, theo điều tra có rất nhiều trường hợp, các nhà
thu gom TT không liên lạc được với các tư thương TQ, có khi có hàng trăm lô hàng
không giải quyết và xuất đi được, gây tổn hại rất nhiều cho bà con và nhà thu gom lớn.
Việc không có sự ràng buộc về hợp đồng thu mua nguyên liệu cũng như sự hỗ trợ
vốn, kỷ thuật tạo ra nhiều khó khăn cho các tác nhân trong chuỗi, đôi khi bán lẻ ở ngoài lấy
tiền ngay có khi tiền cao hơn đôi giá, mặc dù nó tiêu thụ với số lượng rất nhỏ trong kênh.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Như phân tích, sự hợp tác này có ưu điểm là nhờ việc thu mua của các tư thương
của Trung Quốc mà nhiều ngư dân đỡ vất vả hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm đánh bắt,
tạo ra rất nhiều điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, lò hấp hoạt động với công suất
mạnh tạo ra công ăn, việc làm cho các công nhân trên địa bàn TT Cửa Việt và các khu
vực lân cận. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định đó là:
+ Hộ ngư dân bị ép cấp, ép giá;
+ Thông tin còn mù mờ không rõ ràng từ người thu mua;
+ Nhà đầu tư, nhà thu gom có thể bị mất vốn hoặc bị đền bù khi không cung cấp
đủ lượng hàng cho các tư thương Trung Quốc khi họ cần.
Các lò hấp biết rất ít thông tin, khó tiếp cận với các tư thương, người cuối cùng
mua sản phẩm chỉ có thể thông qua thu gom lớn nên không hiểu rõ về tiêu chuẩn chất
lượng hay yêu cầu sản phẩm mà các tư thương cần mua vì thế tạo ra rất nhiều sức ép
cho các cơ sở chế biến cá khô và các ngư dân đánh bắt.
Từ sự phân tích cho thấy, chuỗi cung đã tập trung vào người tiêu dùng để phục vụ.
Các bộ phận trong chuỗi, đặc biệt là cá cơ sở lò hấp, các nhà thu gom lớn, các hộ ngư
dân đã có sự hợp tác. Tuy nhiên, mức độ hợp tác chưa chặt chẽ và còn mang tính cơ hội.
Hình thức hợp tác phổ biến là hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm, các hình thức hợp tác
trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa hề đặt ra. Vì vậy cần thiết lập một mối
quan hệ hợp tác, đưa ra quyền lợi và lợi ích của các bên, thỏa thuận, nhất quán và đưa ra
cách xử lý khi một bên không đáp ứng yêu cầu. Để việc tiêu thụ được ổn định và kinh
doanh tốt hơn.
2.4.3Phương thức thanh toán
Hình thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu đối với tất cả các thành phần trong
chuỗi. Tùy thuộc vào các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi mà thời gian
thanh toán và phương thức thanh toán lại khác nhau.
Khi ngư dân bán cho người bán lẻ, tùy vào mối quan hệ để có cách thanh toán
khác nhau. Khi ngư dân và người bán lẻ không quen biết thì tiền mặt sẽ được thanh toán
ngay tại chỗ bán. Còn trong trường hợp ngư dân và người bán lẻ quen biết nhau thì việc
thanh toán lại theo cách khác, có thể trả trực tiếp, cũng có lúc trả sau 5 -7 ngày, tùy vào
sự thỏa thuận giữa họ. Nếu hộ ngư dân có vay vốn của họ thì khi mua người bán lẻ sẽ
trừ dần vào phần vốn đã vay trước đó.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Việc thanh toán giữa hộ đánh bắt với cơ sở chế biến nước mắm. Đây là trường
hợpít có sự lựa chọn bán cho ai, bởi mặt hàng này bán càng nhanh càng tốt. Hầu như hộ
ngư dân có một chỗ cố định bán sản phẩm cho cơ sở chế biến nước mắm khi cá được
phân loại. Việc thanh toán tùy thuộc vào mối quan hệ hay sự hợp tác giữa hộ đánh bắt
và chủ cơ sở chế biến. Có khi trả tiền ngay và củng có khi trả sau bán, chậm hay nhanh
thì tùy vào mối quan hệ của họ.
- Việc thanh toán giữa hộ đánh bắt với lò hấp hoặc với tàu thu mua dịch vụ. Thì
mối quan hệ này rất đa dạng. Trường hợp lò hấp tại nhà thì không cần nói đến, còn
trường hợp bán cho lò hấp khác, thì việc thanh toán được kê dưới các dạng sau: Lò hấp
cho ngư dân vay vốn trước để mua các chi phí đầu vào cần thiết cho một chuyến ra
khơi, khi vào sẽ bán cho lò hấp và sẽ trừ dần các khoản vay đó. Thứ hai là bán chịu sau
5 -7 ngày khi họ xuất lượng cá khô đi họ sẽ thanh toán. Thời gian dài hay ngắn tì tùy
vào mối quan hệ, thỏa thuận giữa họ để có một mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Việc thanh toán tiền đối với tàu thu mua dịch vụ cũng vậy, tùy vào mối quan hệ để
các hình thức thanh toán khác nhau và có một sự liên kết lâu dài.
2.4.4Dòng thông tin trong chuỗi
Qua kết quả điều tra chuỗi cung sản phẩm cá trên địa bàn TT Cửa Việt cho thấy
khả năng nắm bắt thông tin của các thành phần thông tin trong chuỗi là rất khác biệt. Đi
từ dòng thông tin từ người tiêu dùng cuối cùng đến hộ đánh bắt, việc thu mua của các tư
thương Trung Quốc hầu như điều khiển toàn bộ chuỗi cung tiêu thụ, tác động đến công
việc đánh bắt của ngư dân , số lượng, giá cả, chất lượng, kích cỡ. Việc cá được đưa đến
lò hấp để tạo ra cá khô đều lấy thông tin từ các tư thương TQ bởi lý do hầu hết việc
đánh bắt cá trên địa bàn TT Cửa Việt là cung cấp cho lò hấp để sản xuất ra cá khô XK
phục vụ cho người tiêu dùng ngoài nước là chính. Khi tư thương cần mua với số lượng
bao nhiêu, chất lượng như thế nào và họ sẽ định ra mức giá, sau đó các nhà thu gom lớn
gửi thông tin lại cho các lò hấp, chủ lò hấp nhận được thông tin đó, sẽ tiến hành hoạt
động hấp, sấy để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ. Cũng dựa vào đó các chủ lò
hấp sẽ định ra mức giá mua đối với các nhà bán lẻ, tàu thu mua dịch vụ và các hộ ngư
dân để đảm bảo có lợi nhuận mà không bị thất thu trong quá trình hấp, sấy tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Hầu như dòng thông tin chỉ đi theo một chiều, không kể đến những
khó khăn mà ngư dân gặp phải trong quá trình hoạt động đánh bắt như thời tiết, khi hậu
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
và thời gian cá hoạt động mà chỉ tính đến nhu cầu mua của các tư thương TQ và người
tiêu dùng trong nước. Đôi khi dòng thông tin mà nhà thu gom lớn đưa ra không khớp so
với các tư thương Trung Quốc đưa ra, đã gây ra một thiệt hại rất lớn cho các chủ lò hấp
và cuối cùng đẩy mức giá bán của ngư dân, người bán lẻ xuống thấp.
- Dòng thông tin của người tiêu dùng trong nước tác động đến sự biến động giá,
tuy nhiên chỉ một phần nhỏ, không đáng kể, bởi mục tiêu của việc mở cơ sở lò hấp trên
địa bàn TT Cửa Việt là để XK ra thị trường ngoài nướctrong đó thị trường Trung Quốc
là thị trường đầu ra cho các sản phẩm cá khô. Dòng thông tin từ trên xuống chủ yếu là
người tiêu dùng ngoài nước, nó tác động đến toàn bộ chuỗi nhưng thông tin lấy từ người
tiêu dùng biến động liên tục bởi nhu cầu ngày càng cao và ảnh hưởng bởi phong tục tập
quán...vv dẫn đến dòng thông tin đi từ trên xuống không rõ ràng và chắc chắn. Tạo ra
nhiều khó khăn cho các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt là chủ hộ đánh bắt.
Ghi chú: Thể hiện thông tin rõ ràng
Thể hiện thông tin không rõ ràng
Sơ đồ 5 Dòng thông tin chuỗi cung sản phẩm cá trên địa bàn TT Cửa Việt
XK ( Trung Quốc )
Tàu thu mua
dịch vụ
Tiêu dùng trong nước
Người bán lẻ
Cơ sở chế biến
nước mắn
Hộ đánh bắt cá
Thu gom lớn
Lò hấp
Người bán lẻ
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
2.5 Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ THS trên địa bàn TT Vửa Việt - hyện
Gio Linh - tỉnh Quảng Trị
2.5.1 Thuận lợi
Được biết đến TT Cửa Việt là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh nhất vùng
Đông của Huyện Gio Linh, cơ sở hạ tầng khang trang, với lợi thế là khu vực đang có 2
cầu cảng đang hoạt động và sắp tới có một cầu cảng chuẩn bị đi vào hoạt động. Dân cư
động, nhiều cơ sở chế biến cá khô xuất khẩu và có nhiều kiện tự nhiên thuận lợi cho bà
con ngư dân TT Cửa Việt phát huy tiềm năng kinh tế biển và trong đó ngành đánh bắt
THS biển.
- TT Cửa Việt được sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, ngành, được sự hỗ trợ vốn
của nhà nước, các tư nhân đã mạnh dạn vay vốn thêm đã đóng ra những chiếc tàu có
công suất lớn, ngư cụ đánh bắt hiện đại nên mức sản lượng đánh bắt của ngư dân tăng
lên đáng kể, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây.
- Các ngư dân trên địa bàn TT cửa Việt được tổ chức tập huấn và truyền đạt những
kiến thức, kỷ thuật trong việc đánh bắt, giúp bà con ngư dân hạn chế được những khó
khăn gặp phải trong việc ra khơi đánh bắt xa bờ.
- Hiện trên địa bàn TT Cửa Việt đầu tư xây dựng rất nhiều cơ sở chế biến cá khô
XK, đã đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, đồng thời đã tìm được một thị
trường đầu ra ổn định và thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
- Được sự quan tâm đầu tư của các cấp ủy chính quyền, việc hỗ trợ, bảo vệ quyền
lợi bảo hiểm cho ngư dân được nâng cao và trợ cấp, hỗ trợ đầu vào cho ngư dân, để ngư
dân ra khơi bám biển mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân đồng thời góp phần bảo vệ
Tổ Quốc, bảo ệ chủ quyền độc lập dân tộc.
2.5.2 Khó khăn
Vùng biển Quảng Trị và các ngư trường quen thuộc của ngư dân Gio Linh và TT
Cửa Việt nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp của ATNĐ và giàn khoan 981 của Trung
Quốc hạ đặt trái phép trong thời gian vừa qua và những tình hình cảng thẳng trên Biển
Đông đã làm cho nhiều chuyến biển của ngư dân phải hủy bỏ để trú tránh, làm tăng chí
phí sản xuất, giảm thời gian đánh bắt, sản lượng khai thác chưa tương xứng.
- Ghe thuyền công suất nhỏ dưới 20CV chiếm tỷ lệ lớn, áp lực đe dọa nguồn lợi
thủy sản ven bờ càng cao.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quyết tâm, chỉ đạo thiếu quyết liệt nên
người dân chưa mạnh dạn, đầu tư thêm tàu thuyền và ngư cụ để tiến hàng hoạt động
đánh bắt.
- Chưa có vốn dài hạn cho ngư dân vay nên việc tiếp xúc với vốn vay ngân hàng
rất khó làm ngư dân không mạnh dạn trong việc đầu tư.
- Chưa tìm được một thị trường tiêu thụ ổn định, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về
ATTP khi XK. Chưa có sự kiểm tra giám sát, can thiệp của chính quyền nên việc tiêu
thụ sản phẩm bị các thương lái trong và ngoài nước ép giá, tạo ra một thị trương THS
chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC TIÊU THỤ HẢI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TT CỬA VIỆT - HUYỆN GIO LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ
3. Mục tiêu, Đề xuất giải pháp
3.1 Mục tiêu
Các giải pháp đặt ra nhằm giải quyết mục tiêu sau:
* Mục tiêu chung
Thúc đẩy ngành đánh bắt trên địa bàn TT Cửa Việt phát triển nhanh và bền
vững.
Tìm hướng đi ổn định và lâu dài cho sản phẩm đầu ra
Giải quyết những khó khăn bất lợi của dịch vụ đầu ra và quá trình đánh bắt thủy
hải sản trên địa bàn TT Cửa Việt
Tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
* Mục tiêu cụ thể
Tìm ra các kênh tiêu thụ hợp lý, giảm bớt chi phí, nâng cao thu nhập cho các
thành viên trong chuỗi
Có các giải pháp nâng cao và cải thiện các hạn chế trong cả quá trình đánh bắt
cho tới tiêu thụ thủy hải sản
Có giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của thị trường.
3.2 Đề xuất giải pháp
Để ngành thủy sản nói chung và thủy hải sản nói riêng trên địa bàn TT Cửa Việt
phát triển ổn định và bền vững thì cần có một số giải pháp như sau:
- Thực hiện tái cơ cấu ngành đánh bắt thủy sản theo cơ chế thị trường, chuyển dần
từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, đối tượng đánh bắt có
giá trị hàng hóa, lợi nhuận cao
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản theo hướng bền vững,
hiệu quả, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và
cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trên thị trường nội địa.
- Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia, phát huy vai trò
của các tổ chức cộng đồng, ngư dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư quy trình, công
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển và
chuyển giao khoa học công nghệ.
- Cần tập trung, mở rộng vùng đánh bắt, đầu tư máy móc, công nghệ tiên tiến phục
vụ tốt cho việc đánh bắt, đưa lại sản phẩm phong phú và chất lượng hơn. Đồng thời tìm
kiếm thị trường đầu ra ổn định, xuất khẩu ra nước ngoài là chủ yếu,bên cạnh đó việc xúc
tiến và mở rộng thị trường nội địa như các thị trường Hà Nội, Sài Gòn hay các nhà hàng,
siêu thị... tạo một thị trường đầu ra mạnh và bền vững. Cụ thể có các giải pháp sau:
a. Phát triển kết cấu hệ thống đánh bắt phục vụ cho việc đánh bắt THS
- Cấp ủy chính quyền TT cần có một kế hoạch chỉ đạo tập trung hơn, quan tâm
nhiều hơn đến phát triển nghề đánh bắt của ngư dân trên địa bàn. Phải là người đứng ra
huy động các nguồn lực đầu tư từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế
khác, ưu tiên đầu tư xây dựng các phương tiện hiện đại, các nhà máy chế biến để tạo ra
sản phẩm chất lượng mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, phát triển kinh tế xã nhà.
- Nguồn ngân sách tập trung đầu tư cho cầu cảng, giao thông và phương tiện vận
chuyển đáp ứng được khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhanh chóng.
b. Liên kết phát triển giữa hộ đánh bắt với người thu mua sản phẩm
Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng cần xây dựng mối liên kết các vùng để
khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng, hình thành nên vùng đánh bắt THS trọng
điểm, sản xuất theo chuỗi giá trị, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Chính vì vậy cần
quán triệt đầu tư vùng đánh bắt THS tập trung, có tính chất sản xuất hàng hóa với quy
mô lớn, từ đó tạo ra được mối liên kết giữa các vùng, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
- Hình thành các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến trên địa bàn TT Cửa Việt để tạo
thành một vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Các ngư dân có tàu thuyền với công suất nhỏ, tạo điều kiện để họ đầu tư, đồng thời các
ngư dân cần liên kết lại với nhau để tránh tình trạng ép giá, đồng thời hình thành nên
một vùng tập trung sản xuất với khối lượng lớn, đồng nhất chất lượng kết nối thị trường
các thành phố lớn, cơ sở chế biến đông lạnh thông qua tư thương; tiến tới xúc tiến đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển và đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 55
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Thu hút, kêu gọi một số doanh nghiệp, công ty hợp tác, phối hợp để tạo ra dòng
sản phẩm đồng nhất và chất lượng.
c. Xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường đầu ra cho THS đánh
bắt được của ngư dân trên địa bàn TT Cửa Việt.
- Đối với các loại thủy hải sản đã có thị trường tiêu thụ ổn định như cá ngừ, mực
ống hay tôm vỏ xanh thì vẫn tiếp tục củng cố, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Liên
kết với các đầu mối để đưa sản phẩm đến với các thị trường như thị trường phía Bắc, thị
trường phía Nam. Các công ty TNHH trên cả nước.
- Các chủ đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại để trở thành
sở bao tiêu sản phẩm ổn định cho ngư dân đồng thời giải quyết công ăn việc làm tại chỗ
cho người lao động, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Hợp tác với các đầu mối trung chuỗi, thúc đẩy quá trình vận chuyển và liên kết
với các thị trường tiềm năng để tạo dựng một thị trường ổn định trong tương lại.
d. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và các ngư
dân đánh bắt THS TT Cửa Việt.
- Tăng cường sự hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp chế biến, đó là các lò sấy
hấp trên địa bàn và xuất khẩu THS với các hộ ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan
trọng nhất để rút ngắn chuỗi cung.
- Tạo mối liên kết bền chặt giữa hộ đánh bắt và các cơ sở chế biến cá hấp trên địa
bàn, cũng như các công ty chế biến XK - NK để tìm ra được một thị trường tiêu thụ sản
phẩm đầu ra ổn định.
- Hình thành nên một bản ký kết, hợp đồng giữa hộ đánh bắt và người thu mua để
tránh tình trạng biến động giá lớn trên thị trường, gây ra nhiều khó khăn cho các hộ ngư
dân cũng như việc tiêu thụ được ổn định và nhanh chóng hơn.
e. Tổ chức lại sản xuất
- Đối với các nhóm sản phẩm đã có thị trường ổn định như cá nục khô, cá cơm
khô XK qua các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... thì cần tập trung,
mở rộng sản xuất, nâng cao nâng suất bằng cách đầu tư thêm ngư cụ, máy móc hiện đại
để hỗ trợ cho việc đánh bắt.
- Đối với sản phẩm đang tìm kiếm thị trường như cá ngư, tôm, bạch tuộc...thì cần
tìm được đầu ra cho sản phẩm trước khi đầu tư thêm máy móc, ngư cụ để phát triển
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
đánh bắt, đây là yếu tố quan trọng để phát triển nghề đánh bắt THS bền vững. Phát triển
nghề đánh bắt THS theo thị hiếu và yêu cầu của thị trường. Xây dựng và hình thành
nhiều đầu mối trung gian là cầu nối giữa hộ ngư dân và thị trường để thu gom và tiêu
thụ sản phẩm đánh bắt được.
- Cần tập trung đầu tư những mặt hàng THS bán chạy và có một thị trường tiêu thụ
ổn định trên thị trường đối với ngư dân TT cửa Việt như cá nục, cá cơm tạo điều kiện để
tìm kiếm thị trường đầu ra khi cần.
- Tổ chức hợp tác giữa các hộ ngư dân cũng như các cơ sở chế biến cá khô trên địa
bàn để tạo ra một mối liên kết bền chặt, tránh tình trạng rớt giá hay tác động là biến
động giá lên xuống lên liên tục trong một thời gian ngắn.
f. Ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ cho ngư dân trên địa bàn TT
Cửa Việt.
- Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng những kiến thức cũng như kỷ thuật
hiện đại cho các hộ ngư dân tên địa bàn để ứng phó cũng như khắc phục được những
khó khăn trong mọi tình huống xảy ra.
- Hỗ trợ cho ngư dân những mô hình và các phương thức đánh bắt hiện đại được
các kỷ sư nước ngoài ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao cho ngư dân trong hoạt
động đánh bắt của mình.
g. Tăng cường công tác thông tin thị trường
Qua điều tra khảo sát cho thấy, khả năng tiếp cận thông tin của hộ ngư dân về thị
trường của các thành phần trong chuỗi cung còn kém và thụ động, phụ thuộc.Thị trường
đầu ra vẫn chưa ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường tiêu dùng
ngoài nước, đặt biệt là thị trường Trung Quốc. Hầu hết việc lấy thông tin giá bán thông
qua các hộ cùng đánh bắt và người thu gom lớn. Chính vậy cần có sự quan tâm của các
cấp ủy, chính quyền và cơ quan quản lý thủy sản vào cuộc để ổn định giá cho sản phẩm
đầu ra.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 57
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Từ những phân tích thực trạng tiêu thụ Thủy hải sản đánh bắt trên địa bàn TT Cửa
Việt, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
- Người cung cấp nguyên liệu thủy hải sản cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu
thủy hải sản là các ngư dân, vấn đề là họ thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, cũng
như giá cả, kích cỡ, chất lượng sản phẩm gây ra những khó khăn khi đầu ra không đảm
bảo. Còn các công ty thu mua lại chưa thiết lập hệ thống liên kết dọc nên vẫn còn phụ
thuộc vào người thu gom. Chính vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm để ổn định sản phẩm
đầu ra cho ngư dân và đầu vào cho các nhà máy chế biến thủy hải sản trên thị trường nội
địa. Đảm bảo mặt hàng thủy hải sản được cung cấp ổn định trên thị trường.
- Trên toàn tỉnh hiện chưa có nhà máy chế biến thủy sản, tuy nhiên các cơ sở chế
biến THS trên toàn tỉnh rất nhiều, cụ thể có nhà máy xay bột cá ở Quán Ngang , nhà
máy chế biến cá hấp Nam Cửa Việt...nhưng nhìn chung các công ty vẫn chưa có sự liên
kết với ngư dân nên chưa cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến khác về nguyên liệu
và chưa ổn định trong quá trình tìm kiếm đầu vào.
- Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ thủy hải sản đánh bắt được nhiều
người quan tâm, với hơn 1triệu dân trong tỉnh và các khu công nghiệp, du lịch ngày
càng tăng, làm cho nhu cầu mặt hàng thủy hải sản, đặc biệt là thủy hải sản tươi sống
ngày càng tăng lên. Tuy nhiên nhìn chung thị trường tiêu thụ thủy hải sản nội địa đang
gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc, tiêu thụ trong nội địa mang tính nhỏ lẻ, các doanh
nghiệp và thương lái thu mua chưa vào cuộc mạnh mẽ trong liên kết, thu mua sản phẩm
cho ngư dân.
- Tình trạng ép giá, ép cấp còn tồn tại, ngư dân luôn gặp phải những khó khăn và
bị thụ động bởi sự thay đổi về thông tin thị trường, sự thay đổi về giá.
- Các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc đánh bắt hiện đang còn thiếu thốn nên chưa
đáp ứng được các yêu cầu về số lượng , cũng như chất lượng thủy hải sản đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Chuỗi cung của thủy hải sản còn mang tính cơ hội nhiều hơn là hợp tác. Hầu hết
các thành phần trong chuỗi chưa thực sự hợp tác với nhau để cùng tạo ra những loại sản
phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Thị trường tiêu thụ thủy hải sản đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiến
thị trường đầu ra ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường xuất khẩu.
- Dòng thông tin trong chuỗi nghèo nàn ( chủ yếu là thông tin về giá cả) đã cản trở
đến việc điều chỉnh cung ứng sản phẩm trên thị trường và quá trình chế biến sản phẩm
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại thị tiêu thụ thủy hải sản trên đị bàn TT Cửa
Việt có một số thuận lợi như:
- Đánh bắt thủy hải sản được coi là một tiềm năng để phát triển, là ngành cho hiệu
quả kinh tế cao so với các ngành khác của nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt...Đặc
biệt đối với các loại hải mang lại lợi nhuận cao như cá cờ, cá ngừ,bạch tuộc...vv có một
thị trường tiêu thụ ổn định. Được thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc .. quan tâm và liên kết
với ngư dân. Chuyên gia về tại chỗ ngư dân, hướng dẫn cho ngư dân phương thức làm
bắt, thu lại sản phẩm hiệu quả, đạt chất lượng. Do vậy nghề đánh bắt của ngư dân trên
địa bàn TT Cửa Việt có triển vọng và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới
và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thị trường tiêu thụ trên địa bàn địa phương cũng như trên địa bàn toàn tỉnh chưa
rộng nhưng việc đánh bắt của ngư dân rất hiệu quả. Trong tương lai thị trường tiêu thụ
thủy hải sản nội địa sẽ được mở rộng do nhiều khu công nghiệp, siêu thị, dịch vụ du lịch
phát triển mạnh, sẽ tạo đà cho ngành thủy hải sản phát triển và đầu tư mở rộng trong
tương lai.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cũng như Tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ
như cho vay vốn đầu tư tàu thuyền, máy móc, trang thiết bị với thời gian dài, hỗ trợ
xăng, dầu cho ngư dân, khuyến khích, động viên ngư dân đánh bắt xa bờ để thu lại sản
phẩm chất lượng cũng như bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đây cũng là thuận lợi cho sự phát
triển của ngành.
II. Kiến nghị
1. Đối với các sở ban ngành của huyện và các cơ quan chức năng
a. UBND Huyện và Sở Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn.
- Huyện cần quan tâm hơn nữa cho sự phát triển đánh bắt thuỷ hải sản của huyện
nhà, có các chính sách, đề án xây dựng và phát triển ngành, kêu gọi đầu tư và kinh phí
hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức nhà nước.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Có biện pháp bảo vệ lợi ích cho ngư dân đánh bắt, đặc biệt là trong những thời
gian này, Biển Đồn đang là mối đe dọa rất lớn. Tạo điều kiện phát triển tàu thuyền và
điều kiện cho việc tiêu thụ đầu ra.
b. Các sở, ngành liện quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở tài chính, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, của ngành, rà soát, điều chỉnh,
tham mưu bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển hàng trăm tỷ đồng cho các
đơn vị, địa phương để phát triển ngành.
- Sở Công thương: Nên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
địa phương trong huyện xây dựng Đề án chế biến, tiêu thụ thủy hải sản cho ngư dân; hỗ
trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, xây dựng
thương hiệu và cung cấp thông tin về thị trường giá cả các loại thủy hải sản trong và
ngoài nước cho ngư dân. Kêu gọi, thu hút đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản tại chỗ
để thu mua, dự trữ, chế biến sản phẩm cho ngư dân.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ưu tiên xây dựng các dự án, các lĩnh vực liên quan đến việc chế tạo tàu
thuyền, máy móc, ngư cụ phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản chất lượng, hiệu quả
mà bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ được chủ quyền dân tộc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Cần phải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng quy hoạch các vùng neo đậu tàu thuyền khi cập bến. Xử lý tốt
các vấn đề môi trường trong quá trình buôn bán và xử lý nước thải trên tàu.
- Quỹ hỗ trợ phát triển, ngành Ngân hàng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về điều kiện vay và
thủ tục giải ngân đối với các ngư dân có tàu thuyền. Các ngân hàng thương mại tạo điều
kiện hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục vay cho ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân mở
rộng quy mô để phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.
2. Đối với ngư dân
- Tích cực nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mạnh dạn tiếp cận với các
nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư đầu thuyền, máy móc, ngư cụ phục vụ cho quá trình đánh bắt.
- Nắm rõ các thông tin về thị trường đầu ra, cũng như các yếu tố đầu vào phục vụ
cho việc đánh bắt.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 60
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ kỹ thuật và áp dụng khoa học công
nghệ vào quá trình đánh bắt.
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao lòng yêu nước bảo vệ chủ
quyền dân tộc.
- Cần liên kết mật thiết mối quan hệ với các sở ban ngành, cán bộ kỹ thuật, khuyến
ngư và các nhà thu gom, chế biến thủy hải sản.
3. Đối với các nhà thu gom lớn, nhỏ trong huyện, tỉnh
- Cung cấp và chia sẽ thông tin một cách đúng đắn và thuận lợi cho các tác nhân
trong chuỗi theo cả chiều dọc và theo cả chiều ngang.
- Không được ép giá, ép cấp trong chuỗi.
- Tham gia kinh doanh tích cực trong chuỗi.
4. Đối với người bán lẻ
- Xúc tiến việc kinh doanh sản phẩm thật tốt
- Phải theo dõi và nhận biết được nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng, từ đó có
những phản ứng thông qua tín hiệu thông tin cho các tác nhân khác trong chuỗi.
- Tránh hiện tượng tăng giá, truyền thông tin không chính xác trong chuỗi.
- Người bán lẻ cũng phải đáp ứng được những nhu cầu đảm bảo VSATTP
5. Đối với các công ty, nhà máy
- Cần tạo mối liên kết với ngư dân để ổn định nguyên liệu và ổn định thị trường.
- Cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo chỗ đứng trên thị trường
quốc tế.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hoài ( K44 - KTNN), Khóa luận tốt nghiệp.
2. Ban Nông nghiệp huyện Gio Linh, Báo cáo tổng kết công tác thủy sản năm 2015,
phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
3. Tham khảo Giáo trình Tiêu thụ thủy hải sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế - PGS. TS
Phùng Thị Hồng Hà.
4. Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh năm 2015, phương hướng
nhiệm vụ KTXH - QPAN của TT Cửa Việt năm 2016.
5. Cục thống kê, Niên giám thống kê huyện Gio Linh năm 2015.
6. Báo cáo tổng kết năm 2015 - kế hoạch năm 2016 của huyện Gio Linh.
7. Báo cáo tổng kết qua các năm 2011 – 2015 của UBND TT Cửa Việt.
8.
thuy-san-o-dbscl.vlr.
9.
32859/
10.
kho-khan/e52d9638
11.https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%ADa_Vi%E1%BB%
87t
12.
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHỤ LỤC
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Đề Tài: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TT CỬA
VIỆT – HUYỆN GIO LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ
Xin chào ông (bà), tôi là sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đang
thực hiện thực tập cuối khóa chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp. Mong ông (bà) trả lời
những thông tin chính xác nhất về tình hình tiêu thụ THS (cụ thể là tình hình tiêu thụ cá
nục) trên địa bàn TT Cửa Việt . Thông tin do ông (bà) cung cấp chỉ được sử dụng làm
báo cáo thực tập, những thông tin cá nhân do ông (bà) cung cấp sẽ được giữ bí mật.
Họ và tên người điều tra: Trần Thị Thơm
Thời gian điều tra: Ngày.. thángnăm
Mục tiêu điều tra : Khảo sát ý kiến của các hộ ngư dân về tình hình tiêu thụ THS
trên địa bànTT Cửa Việt
Phiếu điều tra các hộ đánh bắt cá ( lưới vây)
Người phỏng vấn: Trần Thị Thơm. Ngày.......................................
Để tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình tiêu thụ thủy hải sản đánh bắt ở địa
phương. Kính mong các hộ cung cấp thông tin đúng theo thực tiễn sản xuất ( đánh bắt)
của gia đình.
Trân trọng cảm ơn!
I. Thông tin về người được phỏng vấn
1. Tên người được phỏng vấn:................................................................
Số điện thoại...................................
2. Địa chỉ.....................Số nhà/ thôn..................Khu phố/ xã...............
3. Giới tính ( Nam/Nữ).....................
4. Tuổi..........................
5. Trình độ văn hóa...............................
II. Tình hình tiêu thụ cá của ngư dân
6. Một chuyến đánh bắt như vậy ông/ bà đi bao nhiêu ngày?...................
7. Chi phí cho một chuyến đi trung bình hết bao nhiêu?..........................( 1.000đ)
8. Một chuyến đi ông/ bà đánh bắt được bao nhiêu sản lượng cá...........................(
kg/ chuyến)
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
9. Có bao nhiêu người mua sản phẩm của ông/ bà?..................................
10. Ông/ bà thường bán cá cho ai?( tên, địa chỉ..,)....................................
...................................................................................................................
11. Ông/ bà bán với số lượng bao nhiêu?.........................................( kg)
12. Giá bán mà ông/ bà bán cho họ là ?................................( 1.000đ/ kg)
13. Ai đưa ra mức giá đó? Tại sao?...........................................................
..................................................................................................................
14. Ông/ bà có hợp đồng với người mua về giá và số lượng THS không?
1. Có 2. Không
15. Ông/ bà bán lấy tiền ngay tại thời điểm bán hau cho nợ lại? Tại sao?
..................................................................................................................
16. Người mua THS có hỗ trợ cho Ông/ bà đầu vào không?
1. Có 2. Không
17. Hiện tượng ép giá và độc quyền có xảy ra không?
1. Có 2. Không
18Ông/ bà có khó khăn khi bán THS không?
1. Có 2. Không
19. Giá bán có biến động lớn không?
1. Có 2. Không
Cuối cùng một lần nữa cảm ơn ông/ bà đã nhiệt tình, dành thời gian của mình
để cung cấp những thông tin trên. Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Phiếu điều tra người thu gom ( Lớn/ nhỏ)
Người phỏng vấn: Trần Thị Thơm Ngày....................................
Để tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình tiêu thụ cá ở TT Cửa Việt. Kính
mong các ông/ bà cung cấp thông tin đúng thực tiễn kinh doanh của gia đình. Trân trọng
cảm ơn!
I. Thông tin về người được phỏng vấn
1. Tên người được phỏng vấn:................................................................
Số điện thoại...................................
2. Địa chỉ.....................Số nhà/ thôn..................Khu phố/ xã...............
3. Giới tính ( Nam/Nữ).....................
4. Tuổi..........................
5. Trình độ văn hóa...............................
II. Tình hình kinh doanh của người được phỏng vấn
6. Ông/bà thường mua cá của ai? ( tên, địa chỉ,..).....................................
...................................................................................................................7. Ông/ bà
mua với số lượng bao nhiêu?.........................( kg/ chuyến)
8. Mức giá mua bình quân?.........................................................(1.000đ/kg)
9. Ai sẽ đưa ra mức giá đó? Tại sao?........................................................
...................................................................................................................
10. Có nhiều người mua cá cạnh tranh trên thị trường không?
1. Có 2 Không
11. Chi phí cho một chuyến mua ?...............................( 1.000đ/ chuyến)
12. Cụ thể là chi cho những khoản nào?
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
........................................................................
13. Ông/ bà có mối quan hệ gì với người bán cá cho mình không?
1. Có 2. Không
14. Khi mua ông/ bà trả tiền ngay tại thời điểm mua cho ngư dân hay trả sau?
Tại sao?.....................................................................................................
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
..................................................................................................................
15. Làm cách nào ông/ bà biết để mua ?..................................................
16. Sau khi mua của ngư dân ông/ bà thường làm gì?..............................
17. Ông/ bà có bán lại cho ai không? ( tên, địa chỉ)..................................
..................................................................................................................
18. Ông/ bà bán lại với giá bán trung bình baonhiêu?..........................( 1.000đ/ kg)
19. Căn cứ vào đâu để ông/ bà đưa ra mức giá đó?..................................
..................................................................................................................
20. Ông/ bà có quan hệ gì với người mua lại sản phẩm của mình không?
1. Có 2. Không
Cuối cùng, một lần nữa cảm ơn ông/ bà đã nhiệt tình, dành thời gian của
mình để cung cấp những thông tin trên. Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Mẫu phiếu điều tra người lẻ ở chợ
Người phỏng vấn Trần Thị Thơm Ngày.................................
Để tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình tiêu thụ cá ( lưới vây) ở địa phương.
Kính mong các ông/ bà cung cấp thông tin đúng thực tiễn kinh doanh của gia đình. Trân
trọng cảm ơn!
I. Thông tin về người được phỏng vấn
1. Tên người được phỏng vấn:................................................................
Số điện thoại...................................
2. Địa chỉ.....................Số nhà/ thôn..................Khu phố/ xã...............
3. Giới tính ( Nam/Nữ).....................
4. Tuổi..........................
5. Trình độ văn hóa...............................
II. Tình hình kinh doanh của người được phỏng vấn
6. Ông/ bà mua cá của ai?( tên, địa chỉ)....................................................
...................................................................................................................
7. Ông/ bà mua với số lượng bao nhiêu?.......................................( kg)
8. Mức giá trung bình 1kg cá ông/ bà mua?.........................( 1.000đ/kg)
9. Ai đưa ra mức giá đó? Tại sao?............................................................
..................................................................................................................10. Chi phí
bỏ ra cho một lần vận chuyển?......................................( 1.000đ)
11. Các khoản chi phí đó là gì?................................................................
...................................................................................................................
12. Ông/ bà có quan hệ gì với người bán lại cá cho mình hay không?
1. Có 2. Không
13. Khi mua ông/ bà trả tiền ngay tại thời điểm mua cho người bán hay trả sau?
Tại sao?.....................................................................................................
.................................................................................................................
15. Làm cách nào ông/ bà biết để mua ?..................................................
...................................................................................................................
16. Ông/ bà mua về có chế biến hay bảo quản không?
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
1. Có 2. Không
17. Ông/ bà bán lại với mức giá bao nhiêu?.........................( 1.000đ/ kg)
18. Căn cứ vào đâu để ông/ bà đưa ra mức giá đó?..................................
...................................................................................................................
19. Nhu cầu của khách hàng thay đổi nhiều hay không?
1. Có 2. Không
Cuối cùng, một lần nữa cảm ơn ông/ bà đã nhiệt tình, dành thời gian của
mình để cung cấp những thông tin trên. Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_tieu_thu_thuy_hai_san_tren_dia_ban_thi_tran_cua_viet_huyen_gio_linh_tinh_quang_tri_8303.pdf