Khóa luận Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố quy nhơn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Định

Nghèo đói và XĐGN không phải vấn đề của một quốc gia, nó là vấn đề chung của cả thế giới, ngày nay nghèo đói không chỉ ở một phương diện, hình thức mà nó xảy ra ở nhiều khía cạnh khác nhau và ngày càng đa dạng. Đẩy lùi nghèo đói không phải ngày một ngày hai mà đó là một quá trình lâu dài, cần có sự tham gia của tất cả các cấp, ngành và hơn hết là chính bản thân người nghèo, XĐGN bằng cách nào và hiệu quả như thế nào mới là vấn đề quan trọng, vì vậy các cơ quan chức năng, ban ngành cần biết họ nghèo đói là vì nguyên nhân nào, họ cần gì và nghĩ gì để từ đó có biện pháp XĐGN đạt hiệu quả. Từ khi có quyết định tách tín dụng ưu đãi, chính sách ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại thành lập một hệ thống NHCSXH riêng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã đi vào hoạt động và thực sự có hiệu quả, qua 7 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu lớn và góp phần XĐGN, hộ nghèo năm 2002 là 34.373 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 10,42% (theo chuẩn nghèo cũ) đến năm 2009 giảm xuống còn 36.327 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,52% (theo tiêu chuẩn nghèo mới), nhu cầu về vốn sản xuất cho hộ nghèo cơ bản đã được giải quyết, đời sống được cải thiện rõ rệt và gây dựng được lòng tin cho hộ nghèo, có nhiều hộ trở nên mạnh dạn vay vốn đầu tư và sản xuất có hiệu quả cao, vươn lên và thoát khỏi cảnh nghèo đói.

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố quy nhơn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thể học được và chưa ý thức, quan tâm đúng mức đến việc học, nên đa phần học không đến nơi đến chốn. Chính điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận về khoa học, công nghệ 45 cũng như kỷ thuật trong sản xuất, ngoài ra tuổi tác cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của hộ gia đình, nó thể hiện sự sáng tạo trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, thực tế những chủ hộ phần lớn ngoài độ tuổi lao động nên không tham gia sản xuất, lực lượng lao động trẻ trong gia đình trực tiếp tham gia, mà lực lượng này có trình độ tương đối, đủ khả năng và hiểu biết để vận dụng các tiến bộ kỷ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây trình độ của người lao động ngày càng được nâng lên, nhận thức của người dân ngày càng được cải thiện. Nhờ tham gia các lớp tập huấn về sản xuất, họ đã biết cách tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, song tính bảo thủ của một số hộ không chịu thay đổi phương thức sản xuất đang còn nhiều. Tóm lại, qua điều tra thực tế cho thấy chất lượng lao động ở địa phương vẫn còn hạn chế, hầu hết là lao động phổ thông dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, năng lực sản xuất còn yếu kém. Chính điều này đã gây hạn chế trong việc chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, dẫn đến thu nhập thấp. Khi thu nhập thấp sẽ tác động ngược trở lại trình độ văn hoá, họ không đủ tiền cho con em đi học hết cấp 3 và lên nữa. Đây chính là cái vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo. Do đó việc nâng cao dân trí, đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật, nâng cao trình độ và chất lượng lao động về kỹ thuật và hiểu biết về sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường là một việc làm hết sức cần thiết, cho nên chính quyền địa phương cần có các chương trình nhằm làm tăng tính hiểu biết cho người dân, thường xuyên đưa các nội dung khuyến nông cũng như kiến thức cuộc sống lên hệ thống truyền thanh của phường. 3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, bất cứ một hoạt động sản xuất nào cũng cần phải có đất. Đặc biệt trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được tiến hành trên đất và độ phì nhiêu của đất không những không mất đi mà còn có thể tăng lên nếu hoạt động sản xuất gắn liền với cải tạo bồi dưỡng đất. Đối với hộ nông dân đất đai là yếu tố đầu tiên để họ có việc làm và đem lại thu nhập, đảm bảo cho cuộc sống của họ. 46 Khai thác sử dụng tốt tài nguyên đất đai sẽ làm tăng năng suất, và đất đai ngày màu mỡ. Để hiểu rõ hơn về quy mô cũng như tình hình sử dụng đất của hộ điều tra ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra Tính bình quân mỗi hộ Chỉ tiêu m2 Hộ vay CN Hộ vayKT&NTTS Hộ vay KDBB m2 % m2 % m2 % Tổng DT đất sử dụng 1.267,22 1802,5 4 100,0 0 2.124 100,00 156,1 7 100,00 1. Đất thổ cư/hộ 195,55 448,69 24,89 180,52 8,50 72,83 46,64 2. Đất nông nghiệp/hộ 246,67 738,46 40,97 139,13 6,55 83,33 53,36 3. Đất có mặt nước NTTS/hộ 358,33 - - 934,78 44,01 - - 4. Đất làm muối/hộ 466,67 615,38 34,14 869,57 40,94 - - (Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng diện tích đất sử dụng bình quân/hộ là 1.267,22 m 2/hộ và trong 3 nhóm hộ vay, nhóm hộ CN có tổng diện tích sử dụng đất/hộ là lớn nhất 1.744,48m2, nhóm hộ có diện tích đất sử dụng ít nhất là hộ KDBB 156,17m2. Trong các diện tích đất sử dụng của các hộ điều tra gồm có đất giao khoán và đất thuê mướn, trong đó đất làm muối là các hộ phải thuê của nhà Chung với diện tích khá lớn, nhiều nhất là nhóm hộ vay KT&NTTS bình quân 869,57m2/hộ. Trong diện tích đất giao khoán, phần lớn diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp và hộ CN chiếm nhiều nhất với mức bình quân/hộ là 738,46m2, về đất có mặt nước NTTS chiếm khá cao là của nhóm hộ vay KT&NTTS, 2 nhóm hộ còn lại không có đất sử dụng cho NTTS. Như vậy, quy mô đất đai của các hộ điều tra tương đối lớn, đây là một thuận lợi cho việc phát triển quy mô sản xuất, nhưng việc sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao, đất đai còn manh mún, nhiều thửa phân bố nhiều nơi nhất là đất nông nghiệp. Do đó khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, vì vậy trong thời gian tới UBND phường cần có đề án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của vùng. Nhất là 47 NTTS, là một trong những ngành mang lại thu nhập cao, với thuận lợi có đầm Thị Nại, khu kinh tế Nhơn Hội mới được phát triển, tiềm năng cho KT&NTTS là rất lớn, vì vậy cần mở rộng diện tích, mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực này hơn nữa, nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 3.1.3. Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài yếu tố lao động và đất đai thì tư liệu sản xuất cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất. Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong mọi quá trình sản xuất, thể hiện năng lực sản xuất của các chủ thể. Để thấy rõ tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn ta xem xét bảng 11. Qua bảng số liệu ta thấy, tuỳ theo ngành nghề sản xuất mà các hộ trang bị cho mình những tư liệu sản xuất khác nhau. Xét bình quân chung thì hầu hết tư liệu sản xuất được các hộ trang bị vẫn còn ở mức thấp, hộ CN hướng sản xuất chính là nuôi lợn, gà và diện tích sử dụng cho trồng trọt nhiều nên tình hình trang bị về bò cày kéo, bình thuốc trừ sâu là nhiều nhất trong 3 nhóm hộ, mỗi hộ bình quân 0,12 con bò cày kéo, bình thuốc trừ sâu 0,54 cái/hộ, và các tư liệu sản xuất khác như cuốc, máy bơm nước 3,38 cái/hộ trong đó máy bơm nước chỉ 0,18 cái/hộ, lợn nái sinh sản, gà, vịt đẻ trứng thì hầu như các hộ điều tra không có trang bị cho quá trình sản xuất. Với các tư liệu sản xuất đắt tiền như: máy tuốt lúa, máy cắt lúa, máy cày các hộ vẫn chưa có. Bảng 11: Tình hình tư liệu sản xuất của hộ điều tra Tính bình quân mỗi hộ Chỉ tiêu ĐVT BQC Hộ vayCN Hộ vay KT&NTTS Hộ vay KDBB 1. Bò cày kéo Con 0,12 0,31 - 0,13 2. Bình bơm thuốc trừ sâu Cái 0,20 0,54 0,13 0,08 3. Ao nuôi m2 358,33 - 934,78 - 4. Lưới Cái 1,70 - 4,43 - 5. Tàu thuyền, ghe Chiếc 0,32 - 0,83 - 6. Khác ( cuốc, dụng cụ làm muối) Cái 3,18 3,38 4,83 1,50 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) 48 Với hộ KT&NTTS hoạt động chủ yếu là thủy sản nên các tư liệu sản xuất như: bò cày kéo được trang bị thấp. Hoạt động chính là KT&NTTS nên lưới phục vụ cho hoạt động khai thác, thu hoạch thủy sản nuôi chiếm nhiều nhất, bình quân mỗi hộ trang bị từ 4-5 cái lưới; ghe, tàu 0,83 cái/hộ, tư liệu sản xuất khác như: cuốc, dụng cụ làm muối 4-5 cái/hộ. Nhìn chung, đối với hộ nghèo điều tra thì tư liệu sản xuất trang bị cho trồng trọt còn thiếu rất nhiều, khả năng trang bị tư liệu sản xuất của các hộ chủ yếu là những thiết bị thủ công. Máy móc cơ giới hoá chưa có, điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi và tổn hao sức lao động của con người. Vì vậy quy hoạch lại ruộng đất, áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp là một vấn đề thiết thực cần được giải quyết để tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ làm thay đổi bộ mặt nông thôn địa phương. 3.2. Tình hình vay vốn từ NHCSXH của hộ nghèo 3.2.1. Quy mô vay vốn của các hộ điều tra Qua tìm hiểu thực tế cho thấy người nông dân rất cần vốn để tiến hành sản xuất, người nghèo cần vốn để thoát nghèo. Chính vì vậy tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo là một chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thế chủ động cho họ tiến hành sản xuất. Trong những năm qua, NHCSXH đã cho hộ nghèo vay một lượng vốn lớn với thời gian tùy theo nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ với lãi suất ưu đãi, nhờ đó mà người nghèo có vốn để đầu tư vào sản xuất. Để thấy rõ hơn tình hình vay vốn của các hộ nghèo ta xem xét bảng số liệu 12a. Qua bảng số liệu ta thấy, ở mức vay từ 5-10 triệu đồng chiếm nhiều nhất 30 hộ, với mức vay bình quân mỗi hộ là 7,64 triệu đồng. Trong đó, nhóm hộ vay KT&NTTS chiếm nhiều hơn 2 nhóm hộ vay còn lại, ở mức vay nhỏ hơn 5 triệu đồng số hộ vay cũng khá cao 18 hộ, bình quân/hộ là 3,08 triệu đồng chủ yếu là nhóm hộ vay KDBB. Như vậy, tùy theo hoạt động sản xuất mà mỗi hộ có mức vay tương ứng và phù hợp với năng lực sản xuất, khả năng hoàn trả được vốn vay của hộ, với các mức vay lớn hơn 5 triệu đồng 49 chủ yếu được vay và đầu tư vào lĩnh vực CN, KT&NTTS, mức vay dưới 5 triệu đồng chủ yếu cho KDBB nhỏ lẻ. Bảng 12a: Quy mô vay vốn của các hộ điều tra Khoảng cách tổ Sốhộ Mức vay bình quân Hộ vay CN Hộ vayKT&NTTS Hộ vay KDBB Tr.đồng Sốhộ % Số hộ % Số hộ % <5 Tr.đồng 18 3,08 2 15,38 2 8,70 14 58,33 5 - 10 Tr.đồng 30 7,64 8 61,54 13 56,52 9 37,50 >10 - 15 Tr.đồng 6 14,00 - - 6 26,08 - - >15 Tr.đồng 6 21,33 3 23,08 2 8,70 1 4,17 Tổng 60 8,36 13 100,00 23 100 24 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Nhìn chung, quy mô vay vốn của hộ nghèo là ở mức tương đối, không cao lắm điều này cũng dễ hiểu, qua điều tra trực tiếp các hộ tôi nhận thấy hầu hết họ đều không dám vay nhiều vì sợ không thể trả được nợ, sợ làm ăn không hiệu quả, do phần lớn các hộ đều tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tính rủi ro cao, nếu vay nhiều để đầu tư sang các hoạt động phi nông nghiệp thì hộ không có khả năng do trình độ thấp, hơn nữa kinh tế thị trường ngày nay rất khó cạnh tranh, nếu hộ nghèo đầu tư vốn lớn mà không đứng vững được thì vốn vay sử dụng không hiệu quả, họ chỉ vay ở mức vay thấp để đầu tư vào CN, KT&NTTS, KDBB nhỏ lẻ và tiêu dùng. Bảng 12b: Tình hình vay vốn từ NHCSXH của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số hộ vay vốn Tổng số tiền vay Lượng vốn vayBQ/hộ Số hộ % Số tiền (tr.đồng) % Tr.đồng 1. Hộ vay CN 13 21,67 130 25,93 10 2. Hộ vay KT&NTTS 23 38,33 247,60 49,39 10,77 3. Hộ vay KDBB 24 40,00 123,70 24,68 5,15 Tổng cộng 60 100,00 501,30 100,00 8,36 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Qua bảng số liệu 12.b, tổng số tiền vay của 60 hộ điều tra là 501,3 triệu đồng với 50 lượng vốn vay bình quân/hộ là 8,36 triệu đồng, trong đó hộ vay vốn KT&NTTS vay số tiền cao nhất với tổng số tiền vay 247,6 triệu đồng chiếm 49,39% và mức vay bình quân/hộ 10,77 triệu đồng, hộ vay KDBB tổng số tiền vay thấp nhất 123,70 triệu đồng chiếm 24,68% và mức vay bình quân/hộ là 5,15 triệu đồng trong tổng 24 hộ vay, chiếm 40% trong 60 hộ điều tra. Có thể nói vốn là yếu tố mang tính quyết định đối với quy mô sản xuất và thu nhập của hộ gia đình nông dân. Thiếu vốn là một vấn đề đang tồn tại ở đại đa số các hộ, dẫn đến sự thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển ngành nghề sản xuất của người nghèo. Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ vốn cho người nghèo, tạo tính chủ động cho họ. Muốn vậy phải tạo nguồn vốn vay, giúp cho người dân có những phương án sản xuất cụ thể, tính khả thi cao và phù hợp với năng lực, thế mạnh sản xuất của mỗi hộ, việc vay vốn phải được xác định có mục đích rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ để hộ nghèo nâng cao năng suất lao động và sản xuất có hiệu quả hơn, để đồng vốn sử dụng mang lại hiệu quả cao, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của hộ nghèo. 3.2.2. Tình hình sử dụng vốn vay từ NHCSXH của hộ nghèo 3.2.2.1. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Để đánh giá một cách khách quan về tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra, tôi đã điều tra thực tế về thực trạng sử dụng vốn của các hộ nghèo với mục đích vay phục vụ sản xuất như đã ghi trong khế ước. Thực tế để đánh giá một cách chính xác hộ nghèo sử dụng vốn vay có đúng mục đích ghi vay trong khế ước hay không là rất khó, bởi trong thực tế hầu hết các hộ vay về không phải sử dụng cho một mục đích mà sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, để thuận tiện cho việc đánh giá và phân loại mục đích sử dụng vốn vay, tôi xin quy định: nếu hộ sử dụng vốn vay trên 50% số vốn như ghi trong khế ước thì được coi là sử dụng vốn vay đúng mục đích, còn ngược lại được coi là sai mục đích. Trong tổng số 60 hộ điều tra có 33 hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích chiếm 55% tỷ lệ này đối với các hộ vay KT&NTTS là cao nhất 18 hộ chiếm 78,26%, số hộ sử dụng sai mục đích là 27 hộ chiếm 45%, trong đó số hộ vay 51 KDBB sử dụng sai mục đích nhiều nhất có 18 hộ chiếm 75%, những hộ vay KDBB sử dụng sai mục đích qua thực tế cho thấy những hộ này nhu cầu vay vốn không cao phần lớn dưới 5 triệu đồng và tập trung chủ yếu ở phường Thị Nại, họ không có cách thức làm ăn, thu nhập không ổn định và thấp, vay vốn về chủ yếu sử dụng cho chi tiêu. Hộ vay KT&NTTS sử dụng sai mục đích 5 hộ chiếm 21,74% và chủ yếu dùng vào tiêu dùng là chính. Như vậy, đối với những hộ nghèo có cách thức làm ăn, sản xuất vay với nhu cầu lớn như: CN, KT&NNTS thu nhập cao hơn các hộ khác, khả năng trả được nợ cao nên đa phần sử dụng đúng mục đích, các hộ có thu nhập thấp không có cách thức sản xuất để tạo thu nhập cao chỉ vay với mức nhỏ và chi cho tiêu dùng là chủ yếu. Do vậy, yêu cầu đặt ra cần phải làm tốt hơn nữa công tác thẩm định, theo dõi, đôn đốc bà con tiến hành sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, bên cạnh đó phải hướng dẫn họ cách làm ăn có hiệu quả bằng nhiều mô hình kinh tế, áp dụng các kỷ thuật vào sản xuất để đồng vốn tạo ra lợi nhuận, tăng thu nhập cho người nghèo. 52 Bảng 13: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ điều tra Chỉ tiêu Hộ vay Sử dụng đúng mục đích Sử dụng sai mục đích Tổng CN KDBB KT&NTTS Tiêu dùng Số hộ Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Tổng 60 33 55,00 27 45,00 1 1,67 1 1,67 - - 25 41,67 1. Hộ vay CN 13 9 69,23 4 30,77 - - 1 7,69 - - 3 23,08 2. Hộ vay KDBB 24 6 25,00 18 75,00 1 4,17 - - - - 17 70,83 3. Hộ vay KT&NTTS 23 18 78,26 5 21,74 - - - - - - 5 21,74 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) 53 3.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Sử dụng vốn vay có hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ của những hộ vay vốn mà còn của NH. Bởi vì tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay còn liên quan đến khả năng hoàn trả vốn vay, muốn vậy các hộ phải có kế hoạch sử dụng vốn vay và có hiểu biết về lĩnh vực mà mình sản xuất cũng như các thông tin liên quan. Nhưng thực tế cho thấy, việc sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn không giống với mục đích xin ghi vay, họ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, qua 2 bảng số liệu 14a và 14b sẽ hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra. Bảng 14a: Số lượt hộ sử dụng vốn vay Tính bình quân mỗi hộ Chỉ tiêu BQC Hộ vay CN Hộ vay KT&NTTS Hộ vay KDBB L.hộ Tr.đồng Tr.đồng L.hộ Tr.đồng L.hộ Tr.đồng L.hộ CN 11 10,36 12,44 9 0,50 1 1,50 1 KT&NTTS 18 11,14 - - 11,14 18 - - KDBB 10 5,15 4,80 1 - - 5,19 9 Trồng trọt 5 0,41 0,45 3 0,30 1 0,41 1 Khác 38 3,51 1,97 6 3,86 12 70,29 20 Tổng cộng 82 - - 19 - 32 - 31 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Ở bảng 14a, vì mỗi hộ vay vốn, vốn vay ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất chính còn sử dụng cho mục đích khác, cứ một lần sử dụng vốn cho một hoạt động tôi phân ra cụ thể và quy ước thành một lượt hộ sử dụng vốn. Như vậy có 82 lượt hộ, số lượt hộ sử dụng cho mục đích khác nhiều nhất là 38 lượt hộ với mức sử dụng bình quân 3,51 triệu đồng/lượt hộ, số hộ sử dụng mục đích khác này chủ yếu dùng cho chi tiêu và chỉ có một hộ đầu tư vào làm muối, KT&NTTS có 18 lượt hộ đầu tư bình quân 11,14 triệu đồng/lượt hộ, lĩnh vực KDBB có 10 lượt hộ đầu tư 5,15 triệu đồng, bình quân 10,36 triệu đồng/lượt hộ là 54 mức đầu tư vào CN. Điều này cho thấy, hầu hết các hộ vay vốn không chỉ sử dụng vốn cho một hoạt động mà sử dụng cho rất nhiều hoạt động, mục đích khác, tùy theo hoạt động sản xuất của mỗi hộ mà vốn vay sử dụng cho mục đích khác nhiều hay ít. Bảng 14b xem xét tình hình sử dụng vốn vay của mỗi hộ vay đầu tư và sử dụng vốn vào những mục đích cụ thể nào, với hộ vay vốn CN ngoài đầu tư cho mục đích chính là CN với mức đầu tư bình quân/hộ là 8,62 triệu đồng chiếm 86%, các lĩnh vực khác chi cho tiêu dùng chiếm 8,7% với mức sử dụng 0,87 triệu đồng/hộ, 0,37 triệu đồng/hộ là mức đầu tư cho KDBB chiếm 3,7%; 0,04 triệu đồng/hộ đầu tư vào làm muối và chủ yếu là mua dụng cụ. Hộ vay KT&NTTS, đầu tư cho KT&NTTS là lớn nhất 8,72 triệu đồng/hộ chiếm 81%, với những hộ NTTS kiêm thêm cả làm muối nhưng mức đầu tư cho lĩnh vực này thì không có, còn lại chủ yếu vẫn chi cho tiêu dùng là nhiều nhất 2,01 triệu đồng/hộ chiếm 18,7%, đầu tư cho trồng trọt và CN ít nhất, sở dĩ như vậy bởi những hộ NTTS đất nông nghiệp rất ít và đất mặt nước chiếm diện tích khá lớn, những hộ khai thác thủy sản thì sống ở trung tâm thành phố nên chỉ có đất ở nhưng diện tích không lớn, ngoài ra không có đất khác. Bảng 14b: Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra Tính bình quân cho mỗi hộ Chỉ tiêu BQC Hộ vay CN Hộ vay KT&NTTS Hộ vay KDBB Tr. Đồng % Tr. Đồng % Tr. Đồng % Tr. Đồng % 1. Trồng trọt 0,03 0,36 0,10 1,00 0,01 0,09 0,02 0,39 2. Chăn nuôi 1,90 22,75 8,62 86,00 0,02 0,19 0,06 1,16 3. KT&NNTS 3,34 40,00 - - 8,72 81,00 - - 4. KDBB 0,86 10,30 0,37 3,70 - - 1,95 37,80 5. Tiêu dùng 2,21 26,47 0,87 8,70 2,01 18,70 3,13 60,70 6. Khác 0,01 0,12 0,04 0,40 - - - - Tổng 8,35 100,00 10 100,00 10,76 100,00 5,16 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Hộ vay KDBB là hộ sử dụng sai mục đích nhiều nhất, và mức đầu tư cho KDBB 55 không cao chỉ 1,95 triệu đồng/hộ chiếm 37,80%, chi tiêu được hộ sử dụng vốn nhiều nhất bình quân 3,13 triệu đồng/hộ chiếm 60,7%, hộ đầu tư cho CN và trồng trọt rất ít, trồng trọt bình quân 0,02 triệu đồng/hộ, CN bình quân 0,09 triệu đồng/hộ. Như vậy ta thấy rằng, vốn vay đầu tư cho sản xuất, với hộ nghèo hay hộ dân khác thì việc sử dụng ngoài mục đích xin ghi vay là điều dễ hiểu, bởi hộ nghèo là những hộ thiếu vốn, mà nhu cầu của hộ nhiều hơn mức thu nhập mà họ kiếm được, ngoài việc đầu tư vào hướng sản xuất chính họ sử dụng vào các mục đích khác, hầu hết ngoài việc đầu tư cho hoạt động chính của hộ, hộ sử dụng phần lớn vốn còn lại cho tiêu dùng, bởi đây là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, để giúp người nghèo thoát nghèo bằng vốn tiền mặt vẫn chưa đạt hiệu quả cao, hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng nếu không chỉ dẫn và định hướng cho họ cách làm ăn thì đồng vốn đó sẽ bị sử dụng lãng phí, và đây cũng là một việc còn rất khó khăn bởi ngoài số hộ ý thức được nên sử dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thì vẫn còn một số hộ mang tính bảo thủ, phần còn lại thì lười nhác ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước không chịu làm ăn, hoặc muốn làm ăn nhưng lại không biết làm gì và làm như thế nào. Cụ thể như hộ nghèo ở phường Thị Nại, trực tiếp điều tra tôi thấy, hầu hết họ vay về chỉ để tiêu dùng, bởi ở đây trình độ của họ còn thấp, lao động nhàn rỗi, lười nhác, ai thuê gì làm nấy, thậm chí có hộ chỉ có một lao động chính và một lao động không thường xuyên phải nuôi đến 5 người, không có việc làm và nếu như đầu tư vào một hoạt động nào đó thì lại không tự tin. Do đó, đòi hỏi NHCSXH và các ban ngành tư vấn cho họ cách làm ăn có hiệu quả, giúp họ tự tin hơn và mạnh dạn đầu tư hơn, nhưng chủ yếu vẫn là ý thức tự vươn lên của họ. 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra Kết quả sản xuất là chỉ tiêu để đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ, nhờ có nguồn vốn vay ở NHCSXH đã không ít hộ làm ăn có hiệu quả, thoát khỏi nghèo đói và đời sống cơ bản được cải thiện, tuy nhiên không phải hộ nghèo nào cũng đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất, do mỗi hộ có cách thức sản xuất khác nhau, trình độ khác nhau và các hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên nên không phải lúc nào đầu tư cũng có hiệu quả, tìm hiểu bảng số liệu 15 sau. 56 Bảng 15: Kết quả sản xuất chung của hộ điều tra trong 1 năm Chỉ tiêu ĐVT BQC 1. GO Tr.đồng 30,68 2. IC Tr.đồng 23,87 3. VA Tr.đồng 6,81 4. VA/IC Lần 0,29 5. GO/IC Lần 1,29 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng giá trị sản xuất bình quân chung của 60 hộ điều tra bình quân/hộ/năm là 30,68 triệu đồng, chi phí trung gian bình quân 23,87 triệu đồng/hộ/năm, giá trị gia tăng bình quân/hộ/năm là 6,81 triệu đồng. Mặc dù đây là con số thấp, hiệu quả vẫn chưa cao nhưng đã thể hiện sự nỗ lực hết mình và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của các hộ, tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy, trong năm qua do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt nên hoạt động sản xuất của bà con không đạt hiệu quả cao. Để hiểu rõ cụ thể kết quả sản suất của nhóm hộ vay ta xem bảng số liệu 16. 57 Bảng 16: Kết quả hoạt động sản xuất cụ thể của nhóm hộ vay trong 1 năm Tính bình quân cho mỗi hộ Chỉ tiêu GO IC VA VA/IC GO/IC Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Lần Lần Hộ vay CN 22,65 19,35 3,30 0,17 1,17 Trồng trọt 0,86 0,16 0,70 4,38 5,38 CN 16,98 15,90 1,08 0,07 1,07 KDBB 4,65 3,26 1,39 0,43 1,43 KT&NTTS - - - - - Làm muối 0,16 0,02 0,14 7,00 8,00 Hộ vay KTTS 48,47 36,76 11,71 0,32 1,32 Trồng trọt 0,15 0,02 0,13 6,50 7,50 CN - - - - - KDBB - - - - - KT&NTTS 48,32 36,74 11,58 0,32 1,32 Hộ vay KDBB 17,96 13,97 3,99 0,29 1,29 Trồng trọt 0,13 0,03 0,10 3,33 4,33 CN - - - - - KDBB 17,84 13,95 3,89 0,28 1,28 KT&NTTS - - - - - (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Ta thấy, giá trị sản xuất của hộ vay KT&NTTS là cao nhất, bình quân 48,47 triệu đồng/hộ/năm, trong đó đầu tư cho KT&NTTS đạt giá trị sản xuất 48,32 triệu đồng/hộ/năm, hộ vay CN giá trị sản xuất bình quân/hộ 22,65 triệu đồng, giá trị sản xuất từ CN bình quân 16,98 triệu đồng/hộ/năm, hộ vay KDBB tổng giá trị sản xuất bình 58 quân/hộ/năm 17,96 triệu đồng, trong đó thu từ KDBB là 17,84 triệu đồng/hộ/năm. Với mức chi phí trung gian hợp lý, giá trị gia tăng của hộ vay KT&NTTS cao nhất bình quân 11,71 triệu đồng/hộ/năm, thấp nhất là hộ vay CN giá trị gia tăng bình quân 3,30 triệu đồng/hộ/năm. Qua đây ta nhận thấy, với hộ NTTS đặc biệt là nuôi theo mô hình: tôm-cua, cá-cua mang lại hiệu quả cao, nếu như được mùa thì bình quân mỗi hộ lãi từ 40-50 triệu đồng/hộ/năm. Đối với các hộ vay vốn, bên cạnh thế mạnh của mỗi nhóm hộ khi đầu tư vào các hoạt động sản xuất chính mang lại giá trị sản xuất cao, hộ còn đầu tư vào các lĩnh vực phụ khác để tăng thêm thu nhập, như hộ vay CN ngoài thu từ CN, hộ còn đầu tư vào trồng trọt và giá trị sản xuất đạt 0,86 triệu đồng/hộ/năm, giá trị gia tăng 0,70 triệu đồng/hộ/năm. Qua đây, ta có thể thấy được tầm quan trọng của trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa và hầu hết là tự tiêu dùng trong gia đình chứ không bán, tuy hộ nghèo đã mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chính, nhưng vẫn dành sự quan tâm đến trồng trọt, xem trồng lúa là hoạt động sản xuất không thể thiếu được. Đồng thời để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra, ngoài các chỉ tiêu trên, ta xem xét 2 chỉ tiêu VA/IC, GO/IC. Đối với hộ vay chăn nuôi VA/IC là 0,17 lần, GO/IC là 1,17 lần tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra 0,17 đồng giá trị gia tăng và 1,17 đồng giá trị sản xuất. Trong hoạt động KT&NTTS có hiệu quả cao nhất trong ba hoạt động sản xuất trên, với VA/IC là 0,32 lần, giá trị gia tăng trên chi phí trung gian của nhóm hộ vay vốn CN là thấp nhất 0,17 lần. Qua bảng 15 ta thấy, tuy các hộ đầu tư chủ yếu cho các hoạt động chính của hộ nhưng hiệu quả lại không cao bằng đầu tư phụ thu từ trồng trọt, hộ vay chăn nuôi giá trị gia tăng trên chi phí trung gian từ trồng trọt là 4,38 lần, muối là 7 lần. Như vậy, đồng vốn được hộ nghèo sử dụng có mang lại hiệu quả nhưng chưa cao, để lý giải được điều này, tìm hiểu thực tế cho thấy giá trị sản xuất đạt được không chỉ phụ thuộc vào quy mô, trình độ của người sản xuất, khả năng tính toán giữa chi phí bỏ ra và giá trị sản xuất thu được, năm qua có nhiều hộ đầu tư lớn cho hoạt động sản xuất nhưng gần đến vụ thu hoạch thì lại bị ảnh hưởng của thiên tai, tôm bị bệnh chết, gà bị dịch nên giá trị sản xuất thu lại thấp, hơn nữa việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất như NTTS đòi 59 hỏi rất nhiều công sức chăm sóc, hộ nghèo không có tiền để thuê lao động nên chủ yếu là công gia đình tự bỏ ra nếu công này tính cả vào chi phí trung gian thì hộ sản xuất không có hiệu quả, qua bảng số liệu 17 ta sẽ thấy rõ hơn. Bảng 17: Tổng thu nhập bình quân/năm của hộ vay vốn Chỉ tiêu GO CPSX Thu từ vốn vay Thu khác Tổng thu 1. CN 22,65 22,08 0,57 2,28 2,85 2. KT&NTTS 48,47 49,12 -0,65 2,99 2,34 3. KDBB 17,96 18,88 -0,92 9,84 8,92 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Bảng 17 cho thấy, sau khi trừ đi chi phí sản xuất bao gồm chi phí trung gian, chi phí tự có ở đây là công lao động gia đình và chi phí khấu hao tài sản cố định thì thu nhập không cao lắm, đặc biệt với hộ vay KT&NTTS thu nhập không tăng mà còn bị lỗ vốn, bình quân 0,65 triệu đồng/hộ/năm, năm qua hộ KT&NTTS giá trị sản xuất thấp là do không được mùa, nếu như được mùa thì sau khi trừ đi chi phí bình quân mỗi hộ lãi từ 40- 50 triệu đồng. Hộ vay KDBB lỗ vốn 0,92 triệu đồng/hộ/năm, điều này cũng dễ hiểu, đa số hộ nghèo chỉ buôn bán nhỏ với chi phí trung gian thấp, không phải bỏ nhiều vốn nhưng công gia đình bỏ ra nhiều, hộ vay CN thu nhập từ khoản vay là 0,57 triệu đồng/hộ/năm, vì là hộ nghèo nên đầu tư chuồng trại thủ công, chi phí không lớn nhưng nuôi cho ăn thức ăn công nghiệp và tận dụng những phụ phẩm trong nông nghiệp công chăm sóc không nhiều, nuôi trong thời gian ngắn là có thể bán được, sớm thu hồi vốn nên thu nhập cũng tương đối. Ngoài thu từ hoạt động sản xuất được đầu tư vốn vay, họ còn có các khoản thu khác và tổng thu nhập của hộ lần lượt là: hộ vay CN 2,85 triệu đồng/hộ/năm, hộ vay KT&NTTS là 2,34 triệu đồng/hộ/năm, hộ vay KDBB là 8,92 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy, hầu hết các hộ sản xuất đều lấy công làm lời nên giảm được chi phí trung gian trong sản xuất, làm tăng giá trị sản xuất. Qua kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra cho thấy đời sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, nguồn vốn vay thực sự góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế 60 của hộ, hộ đã biết cách làm ăn hơn, mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao hơn thì cần làm tốt hơn công tác đào tạo, tập huấn trình độ hiểu biết cho người nghèo, phải kiểm soát chặt chẽ từng hộ gia đình về mục đích sử dụng vốn vay, điều chỉnh mức vay đối với mỗi nhu cầu của hộ cho phù hợp. 3.4. Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra Việc hoàn trả vốn vay trước và đúng hạn là vấn đề trọng tâm luôn được NH quan tâm. Bên cạnh việc đẩy nhanh công tác cho vay vốn đến các hộ nghèo cần vốn sản xuất, NH phải đôn đốc các hộ này hoàn trả vốn vay đúng hạn, khi vốn vay được trả đúng hạn thì việc tiến hành cho vay lần sau được nhanh chóng hơn. Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người nghèo vay vốn trong lần vay tiếp theo. Thực tế, việc hoàn trả vốn vay đúng hạn đối với hộ nghèo không dễ nhưng cũng không khó, bởi có một số hộ nếu làm ăn có hiệu quả và có ý thức chấp hành tốt việc hoàn trả vốn đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi, ngoài ra cũng có một số hộ nghèo tuy làm ăn có hiệu quả nhưng chây lười không chịu trả nợ đúng hạn. Việc thu lãi và gốc của NH được ủy thác cho cán bộ TTK&VV, HPN, HND của từng phường, đồng thời cán bộ tín dụng xuống tận địa bàn để nhắc nhở từng hộ trả nợ đúng hạn. Qua bảng số liệu 18 sẽ hiểu rõ hơn về tình hình hoàn trả vốn vay của hộ điều tra. Bảng 18: Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ điều tra Đơn vị tính: Tr.đồng/hộ Chỉ tiêu BQC Hộ CN Hộ KT&NTTS Hộ vay KDBB 1.Doanh số cho vay 8,36 10 10,77 5,15 2.Doanh số trả nợ 6,35 8,05 8,64 3,23 3.Dư nợ 2,01 1,95 2,13 1,93 4.Nợ quá hạn - - - - (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Qua bảng số liệu cho thấy, ý thức trả nợ đúng hạn của hộ nghèo cho NH, bởi nguồn 61 vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Doanh số cho vay bình quân của 60 hộ điều tra là 8,36 triệu đồng, trong đó hộ vay CN bình quân là 10 triệu đồng/hộ, doanh số trả nợ là 8,05 triệu đồng/hộ, dư nợ bình quân là 1,95 triệu đồng/hộ, nợ quá hạn không có, hộ KT&NTTS doanh số cho vay bình quân 10,77 triệu đồng/hộ và doanh số trả nợ bình quân/hộ là 8,64 triệu đồng, hộ vay dịch vụ doanh số cho vay là 5,15 triệu đồng/hộ, nợ đã trả bình quân 3,23 triệu đồng/hộ, dư nợ 1,93 triệu đồng/hộ. Như vậy việc hoàn trả vốn vay đúng thời hạn khá cao, do hiệu quả sản xuất cũng tương đối cao, nếu như năm vừa qua hoạt động sản xuất không bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khách quan thì con số này cao hơn nữa, và cũng cho thấy được ý thức trả nợ đúng hạn của người nghèo, dư nợ nhiều nhất là hộ KT&NTTS 2,13 triệu đồng/hộ, bởi nhu cầu vay vốn của hộ cao, thời gian hoàn trả vốn dài nên dư nợ nhiều là điều dễ hiểu. Nợ quá hạn không có bởi các hộ nghèo vay vốn trong thời gian dài, chưa hết thời hạn trả nợ. Nhìn chung, tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra khá khả quan, đây không chỉ là sự nổ lực không nhỏ của hộ nghèo mà còn của NH trong việc đôn đốc, nhắc nhở các hộ vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng thời hạn và linh động trong việc gia hạn nợ cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho các hộ hoàn trả vốn. 3.5. Một số ý kiến của các hộ điều tra Trong quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo, tôi thu thập được một số ý kiến của bà con về các thông tin liên quan đến NH cũng như của chính hộ. Từ đó, đưa ra một số ý kiến cho NH, nhằm giúp cho NH được hoàn thiện hơn trong quá trình hoạt động. Về nhu cầu, có 43 hộ không có nhu cầu vay tiếp chiếm 71,67%, nhu cầu này cao hơn vay tiếp là bởi có một số hộ một phần làm ăn hiệu quả không cao, vì chưa trả hết nợ, nếu như vay tiếp sợ không trả được nợ, một lý do nữa là có hộ nhờ vay vốn làm ăn cũng tạm ổn, không còn khó khăn như trước nên không muốn vay nữa. Số hộ có nhu cầu vay vốn tiếp là do các hộ muốn mở rộng sản xuất, và chủ yếu là các hộ KT&NTTS, vốn đầu tư lớn, mặc dù làm ăn có hơn trước nhưng vốn đầu tư cho lĩnh vực này tương đối lớn nên muốn và cần vay vốn của NH để sản xuất cho các vụ tiếp theo. 62 Bảng 19a: Ý kiến của các hộ điều tra Diễn giải Số hộ % Có nhu cầu vay tiếp 17 28,33 Không có nhu cầu vay tiếp 43 71,67 Đánh giá về lãi suất - Cao 6 10,00 - Thấp 19 31,67 - Bình thường 35 58,33 Thời hạn cho vay - Ngắn 15 25,00 - Bình thường 45 75,00 Mức cho vay - Thấp 17 28,33 - Bình thường 43 71,67 Thái độ CBTD - Nhiệt tình 45 75,00 - Bình thường 15 25,00 Tiến hành giải ngân - Bình thường 35 58,33 - Chậm 25 41,67 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Lãi suất cho vay, có 6 hộ cho là cao, bởi các hộ này vay nhưng không có kế hoạch, cách thức làm ăn, cuộc sống quá khó khăn, thiếu lao động, thực tế có hộ muốn vay nhưng không lãi suất, còn lại là bình thường và thấp, những hộ có ý kiến là lãi suất thấp, so với 63 những NH khác, các nguồn vay khác thì lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là thấp, chủ yếu là hộ KT&NTTS, nhu cầu vay vốn của hộ là cao nhưng khả năng đáp ứng và nguồn vốn của NH là có hạn. Về thời hạn cho vay, có 45 hộ có ý kiến là thời hạn cho vay bình thường chiếm 75%, điều này chứng tỏ NH đã đáp ứng tốt nhu cầu về thời hạn cho vay với khách hàng, hầu hết các hộ nghèo khi hỏi về vấn đề này ai cũng muốn thời hạn dài hơn, bởi các hộ muốn yên tâm làm ăn hơn không phải lo nghĩ đến hạn trả nợ, khi nào có dư mới tiến hành trả nợ. Bên cạnh đó, có hộ cho rằng với thời hạn như vậy là được vì khi làm ăn khấm khá rồi nên trả nợ cho NH, nếu như trả nợ chậm và thời hạn dài quá cũng không tốt, muốn vay tiếp nữa cũng không được vì nợ vẫn chưa trả hết, nếu như không trả nợ vay cho NH thì nguồn vốn để NH hoạt động ít, nguồn vốn từ trung ương đưa về cũng có hạn, chủ yếu là thu hồi vốn và lãi từ người vay. Qua đây, thấy được ý thức trả nợ của một số hộ vay rất cao, tạo điều kiện và mối quan hệ tốt, tạo lòng tin giữa NH và hộ nghèo vay vốn. Trong 60 hộ điều tra, có 17 hộ cho rằng mức cho vay như vậy là thấp chiếm 28,33%, các hộ lý giải bởi hiện nay giá cả mọi thứ đều tăng, nên chi phí để đầu tư cho sản xuất cũng tăng lên, với mức vay như vậy không đủ để đầu tư, chỉ đủ để trang trải cho gia đình, các khoản chi phí nhỏ. Số hộ còn lại cho là bình thường, phù hợp với hoạt động sản xuất. Nhưng thực tế với mức vay như vậy, các hộ có thể KDBB nhỏ, mua giống, phân bón và các chi phí khác nhằm làm cho hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. Có 45 hộ cho rằng thái độ của CBTT là nhiệt tình, niềm nở, lịch sự. Tuy nhiên, cũng còn một số hộ cho rằng bình thường, cụ thể có 15 hộ, NH cần làm tốt hơn nữa về công tác quản lý nhân viên, có chế độ khen thưởng với những nhân viên làm tốt, và có biện pháp với những nhân viên chưa làm tốt. Việc tiến hành giải ngân, có 25 hộ cho là chậm chiếm 41,67%, điều này cũng dễ hiểu, nguồn vốn của NH chủ yếu được trung ương đưa về, mặc khác là thu từ tiền trả nợ của hộ vay, tâm lý người vay đặc biệt là người nghèo ai cũng muốn làm thủ tục vay xong được nhận tiền vay liền, nhưng thực tế nguồn vốn không đủ so với nhu cầu vay, để có vốn giải 64 ngân phải đợi từ trung ương đưa về, thời điểm giải ngân hợp lý, nợ trả hàng năm của hộ vay, nếu như việc trả nợ chậm, nợ quá hạn nhiều thì vốn cho vay không đủ, do vậy tùy theo mỗi hộ vay và lĩnh vực sản xuất sẽ được ưu tiên giải ngân trước, nên không tránh khỏi hộ được giải ngân trước, hộ được giải ngân sau. Bên cạnh đó hộ có ý kiến tiến hành giải ngân là bình thường. Phần lớn hộ vay về đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào thời vụ, nếu giải ngân sớm hây chậm thì vốn vay sẽ bị sử dụng lãng phí, sai mục đích, sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, thời điểm giải ngân rất quan trọng, NH cần sao sát hơn trong vấn đề này. Về hình thức giải ngân, số hộ không thích nhận tiền qua thẻ là 50 hộ chiếm 83,33 %, vì trước đây đều giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng thời gian gần đây NH giải ngân thông qua thẻ ATM, vì đã quen với việc nhận tiền vay bằng tiền mặt nên giờ nhận qua thẻ có nhiều hộ không thích, việc tiếp cận và sử dụng thẻ với nhiều hộ còn gặp nhiều khó khăn, chưa biết cách sử dụng loại dịch vụ này, bên cạnh đó có những nơi chưa có máy rút tiền bằng thẻ ATM, đi đến nơi rút tiền xa. NH cần phải giải thích rõ hơn về thuận lợi khi nhận tiền qua thẻ cũng như hướng dẫn cách sử dụng cho những hộ còn mới mẻ với thẻ ATM. Bảng 19b: Ý kiến của các hộ điều tra về hình thức giải ngân Thái độ Hình thức giải ngân Qua thẻ Trực tiếp Số hộ % Số hộ % - Thích 10 16,67 50 83,33 - Không thích 50 83,33 10 16,67 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Với hộ nghèo thiếu vốn là điều ai cũng biết, sau khi được vay vốn để phục vụ sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ thu nhập có tăng lên, cụ thể là 33 hộ tăng thu nhập trong 60 hộ điều tra chiếm 55%, những hộ này làm ăn có hiệu quả, nhưng vẫn còn một số hộ thu nhập không thay đổi là do không có 65 cách thức làm ăn, hoặc trong quá trình sản xuất bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tạo việc làm mới là 15 hộ, hầu hết là những hộ KDBB nhỏ, nhờ có vốn vay mà nhiều hộ đời sống cải thiện rõ rệt, tiêu dùng tăng, tạo ra nhiều vật chất mới như: tivi, nệm, xe máy.. và con em đi học được trang bị nhiều hơn. Bảng 19c: Ý kiến của các hộ điều tra sau khi vay vốn Chỉ tiêu Tăng Bình thường Số hộ % Số hộ % 1. Thu nhập 33 55,00 27 45,00 2. Tạo việc làm 15 25,00 45 75,00 3. Tạo vật chất mới 25 41,67 35 58,33 4. Tiêu dùng 60 100,00 - - (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009) Điều này cho thấy, việc hỗ trợ cho vay vốn đối với hộ nghèo là cần thiết, cần phải làm tốt hơn nữa, giúp cho hộ nghèo tiếp cận nhiều hơn về vốn cũng như cách thức sản xuất, công nghệ, khoa học kỷ thuật mới vào sản xuất, để sản xuất có hiệu quả, cải thiện đời sống, góp phần làm giảm hộ nghèo, xa hơn nữa là thúc đẩy kinh tế thành phố, tỉnh phát triển và tăng trưởng hơn nữa. CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGƯỜI NGHÈO THÀNH THỊ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN 66 4.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của NH đến hộ nghèo - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tín dụng nhất là các phường, khu vực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch cho vay và thu hồi vốn. - Tăng cường đầu tư phương tiện, máy móc, công nghệ thông tin trong chuyên môn. - Tranh thủ khuyến khích các tổ chức khác có khả năng đầu tư vào các dự án tín dụng trên địa bàn thành phố. - Cho vay đúng đối tượng: Việc xác định đúng đối tượng, xem xét những hộ có nhu cầu vay vốn thực sự, sử dụng đúng mục đích hay không, đây là việc khó nhưng nó chính là vấn đề chủ yếu đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của hộ vay. - Thực hiện lãi suất ưu đãi: Tuy lãi suất của NHCSXH là rất thấp nhưng đối với một số hộ nghèo lãi suất đó vẫn còn cao, nếu vay họ không có khả năng trả được, thực tế có hộ yêu cầu vay không lãi suất. Vì vậy, NH cần căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của mỗi hộ nghèo để cho vay với mức lãi suất cho phù hợp. - Tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể vay vốn cao hơn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đối với những hộ có nhu cầu sản xuất kinh doanh. 4.2. Các giải pháp giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu 4.2.1. Đối với các cấp ngành, các cấp chính quyền - Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tập huấn về kỷ thuật, tổ chức tham quan các mô hình kinh tế, trang trại, làm ăn có hiệu quả để học hỏi và hướng dẫn người nghèo vận dụng vào thực tiễn cụ thể cho từng thế mạnh của hộ. - Cần đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường về các sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của hộ nghèo sản xuất ra. - Vì hoạt động sản xuất của hộ nghèo phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, ảnh hưởng nhiều của thiên tai, dịch bệnh nên cần làm tốt công tác dự báo thời tiết bất thường xảy ra, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. 67 4.2.2.Về phía ngân hàng - Hướng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. - Cán bộ NH phải xem xét kỹ lưỡng về tình hình, điều kiện cụ thể của từng hộ để cho vay với mức vay phù hợp. - Cán bộ tín dụng phụ trách từng phường phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ và đột xuất về việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo. - Tăng lượng vốn cho những hộ sản xuất kinh doanh lớn, có khả thi và hiệu quả kinh tế cao. - Hỗ trợ cho hộ nghèo về giống cây trồng, vật nuôi và đưa các giống mới có hiệu quả kinh tế cao hơn vào sản xuất, tập huấn về kỷ thuật sản xuất cho các giống mới này. - Đối với các phường, xã có nhiều hộ nghèo vay vốn, cần xem xét cẩn thận tránh tình trạng hộ được vay, hộ không có. - Nên giải ngân đúng lúc, đúng thời điểm, giải ngân nhanh. Trường hợp nếu như nguồn vốn không đủ để giải ngân hết cùng một lúc thì nên xem xét giải ngân cho hộ nào trước, hộ nào sau. - Việc cho vay ủy thác thông qua các TTK&VV, HND, HPN, HCCB phát huy tốt, cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về tín dụng, linh hoạt, nhanh nhẹn trong mọi tình huống, trong công tác xã hội. - Cần đặt thêm một số máy ATM ở những nơi thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút tiền. 4.2.3. Về phía hộ nghèo - Hướng dẫn hộ sử dụng và am hiểu hơn về thẻ ATM - Hộ nghèo nên có kế hoạch sản xuất trước khi vay vốn, tìm hiểu nên sản xuất vào lĩnh vực nào cho phù hợp với thế mạnh mình đang có, sản phẩm đó phải thích hợp với thị hiếu để từ đó có những phương án sản xuất thích hợp. - Cần phải sử dụng vốn đúng mục đích, không nên để đồng vốn bị lãng phí quá lâu. 68 - Phải ứng dụng kịp thời các kỷ thuật, các kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất. - Cần đầu tư đúng mức và ngành sản xuất chính, bên cạnh đó cũng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực phụ khác nhằm nâng cao thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. 69 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghèo đói và XĐGN không phải vấn đề của một quốc gia, nó là vấn đề chung của cả thế giới, ngày nay nghèo đói không chỉ ở một phương diện, hình thức mà nó xảy ra ở nhiều khía cạnh khác nhau và ngày càng đa dạng. Đẩy lùi nghèo đói không phải ngày một ngày hai mà đó là một quá trình lâu dài, cần có sự tham gia của tất cả các cấp, ngành và hơn hết là chính bản thân người nghèo, XĐGN bằng cách nào và hiệu quả như thế nào mới là vấn đề quan trọng, vì vậy các cơ quan chức năng, ban ngành cần biết họ nghèo đói là vì nguyên nhân nào, họ cần gì và nghĩ gì để từ đó có biện pháp XĐGN đạt hiệu quả. Từ khi có quyết định tách tín dụng ưu đãi, chính sách ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại thành lập một hệ thống NHCSXH riêng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã đi vào hoạt động và thực sự có hiệu quả, qua 7 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu lớn và góp phần XĐGN, hộ nghèo năm 2002 là 34.373 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 10,42% (theo chuẩn nghèo cũ) đến năm 2009 giảm xuống còn 36.327 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,52% (theo tiêu chuẩn nghèo mới), nhu cầu về vốn sản xuất cho hộ nghèo cơ bản đã được giải quyết, đời sống được cải thiện rõ rệt và gây dựng được lòng tin cho hộ nghèo, có nhiều hộ trở nên mạnh dạn vay vốn đầu tư và sản xuất có hiệu quả cao, vươn lên và thoát khỏi cảnh nghèo đói. Qua quá trình thực tập nghiên cứu đề tài “Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố Quy Nhơn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định.” Tôi nhận thấy hầu hết hộ nghèo chỉ thiếu vốn sản xuất, thiếu lao động, cũng có những hộ vừa thiếu vốn sản xuất vừa thiếu kiến thức trong sản xuất, không biết sử dụng vốn vào mục đích nào, sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao. Việc cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh để tự làm ăn là rất quan trọng, cần thiết, phần lớn các hộ đều có nhu cầu vay vốn cho sản xuất tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau nên NH chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của các hộ, mục đích vay vốn đầu tư chủ yếu vào CN, trồng trọt, thủy sản, còn có nhiều hộ đầu tư vào lĩnh vực KDBB, phát triển ngành nghề. Bên cạnh đó, có một 70 số hộ vẫn chưa thực sự mạnh dạn đầu tư sản xuất, chưa có kế hoạch sử dụng vốn. Thực trạng hộ sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn nhiều, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cũng như khả năng hoàn trả nợ đúng hạn, ý thức trả nợ đúng hạn của hộ nghèo khá tốt, tuy nhiên do ảnh hưởng của thiên tai nên đã làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của hộ vay vốn, và cũng có những hộ ý thức kém trong việc hoàn trả vốn vay. Để giúp hộ nghèo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, các cấp chính quyền, NHCSXH cùng phối hợp chặt chẽ với người nghèo thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tăng nguồn vốn đầu tư cho nông dân, cho vay đúng đối tượng, hướng người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho hộ nghèo. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với chính quyền địa phương - Vận dụng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. - Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác quản lý từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của UBND phường. - Làm tốt khâu trung gian như giúp hộ nghèo giải quyết đầu ra, làm tốt các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cho hộ nghèo. - Khuyến khích các hộ nghèo đầu tư vốn vay vào mục đích phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ trên địa bàn. 2.2. Đối với ngân hàng - Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi cho hộ nghèo - Tăng nguồn vốn vay cho các đối tượng vay có nhu cầu cho sản xuất với các hoạt động sản xuất mang tính khả thi. - Hỗ trợ khoa học công nghệ để hộ nghèo có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất. 71 - Có chính sách ưu đãi nhằm đưa cán bộ quản lý cũng như cán bộ khuyến nông giỏi về làm việc tại địa phương. - Phối hợp với các cán bộ tại các cơ sở để rà soát chặt chẽ hơn về số hộ nghèo, hộ thoát nghèo, nghèo mới và tìm hiểu rõ nguyên nhân. 2.3. Đối với hộ nghèo - Hộ nghèo cần mạnh dạn đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. - Đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới. - Tích cực học hỏi kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, mở rộng chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ. Xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể phù hợp với điều kiện đất đai và các yếu tố nguồn lực của từng hộ, từ đó có chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả đúng mục đích. - Phải có ý chí tự vươn lên làm giàu thoát khỏi nghèo đói. - Cần có trách nhiệm với khoản vay, trong trường hợp gặp rủi ro trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay cần phải làm đơn trình bày rõ ràng, cụ thể gửi đến ngân hàng xin gia hạn nợ. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Bình Định 2. Bộ lao động thương binh và xã hội 3. Báo cáo của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định 4. DiaOcOnline.vn - Theo Bộ TN - MT 5. 6. Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn 7. Ngân hàng chính sách xã hội 8. Nguyễn Quang Phục, Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn, Huế, 2006 9. Phòng lao động thương binh và xã hội thành phố Quy Nhơn 10. Phòng kinh tế thành phố Quy Nhơn 11. Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Quy Nhơn 12. Tạp chí cộng sản 13. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định 14. Sức khỏe và đời sống, cơ quan ngôn luận bộ y tế 15. Một số khóa luận khác 73 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ Tên người phỏng vấn: Trần Thị Mỹ Hậu Ngày điều tra../../2010 I. Thông tin chung của người được phỏng vấn. 1. Tên người được phỏng vấn: 2. Quan hệ trong gia đình: 3. Địa chỉ: Phường....TP.Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. 4. Giới tính Nam Nữ 5. Tuổi: 6. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn:.. Cấp I ghi số 1 Cấp II ghi số 2 Cấp III ghi số 3 Trình độ khác (đại học, cao đẳng, trung cấp) ghi số 4, không đi học ghi số 0 7. Nghề nghiệp chính của hộ:. II. Tình hình nhân khẩu và lao động: 1. Tổng số thành viên trong hộ gia đình:(người) Nam :.(người) Nữ..(người) 2. Tổng số lao động tham gia lao động:...(người) Trong đó:- Số lao động trong độ tuổi lao động:(người) + Lao động trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất:..(người) + Lao động không không trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất:..(người) - Số lao động ngoài độ tuổi lao động:.(người) 3. Diện tích đất đai của hộ năm 2009 Chỉ tiêu Diện tích(m2) Trong đó Giao khoán Đấu thầu Thuê mướn 1. Đất vườn và nhà ở 2. Đất trồng lúa và hoa màu 3. Đất mặt nước ao hồ 4. Đất làm muối 5. Đất khác(đất KDDV,) Tổng diện tích 4. Tình hình trang bị TLSX của hộ điều tra năm 2009 Chỉ tiêu ĐVT Số Giá trị Thời gian Ghi chú 74 lượng (1000đ) sử dụng (tháng) 1. Lợn nái sinh sản, Con 2. Bò cày kéo Con 3. Cày, cuốc, Cái 4. Bình bơm thuốc trừ sâu Cái 5. Tàu thuyền, ghe Chiếc 6. Lưới, chài Cái 7. TLSX khác Tổng giá trị III. Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ điều tra năm 2009. 1. Gia đình ông (bà) có vay vốn ở NHCSXH không? Có Không 2. Thông tin cụ thể về tình hình vay vốn ở NHCSXH tỉnh Bình Định của hộ điều tra. Nguồn vay Số tiền được vay(1000đ) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất vay (%) tháng Số tiền gốc đã trả (1000đ) Số tiền còn nợ (1000đ) - Lý do trả được nợ:.. - Lý do không trả được nợ:.. 3. Mục đích sử dụng vốn vay của ông (bà)? Trồng trọt Chăn nuôi KDBB Làm muối Thủy sản Mục đích khác(trả nợ, tiêu dùng...) 4. Vốn đầu tư cho từng lĩnh vực (1000đ). 4.1. Trồng trọt. Tên cây trồng Giống Phân bón Thuốc trừ sâu Lao động Khác Ghi chú 4.2. Chăn nuôi. Loại vật nuôi Giống Thức ăn Lao động Khác Ghi chú 4.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản. Chỉ tiêu Giống Thức ăn Tàu, ghe Lưới Lao động Khác Ghi chú 75 4.4. Kinh doanh buôn bán. Loại hoạt động TLSX Lao động Khác Ghi chú 5. Thu nhập của hộ từ khoản vay năm 2009. Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá(1000đ) GO (1000đ) Ghi chú 1. Trồng trọt Tạ 2. Thủy sản Tạ 3. Muối Tạ 4. Chăn nuôi Tạ 5.KDBB 6. Khác 6. Ngoài các khoản thu trên hộ ông (bà) còn có khoảng thu nào khác không? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 7. Xin ông (bà) cho biết ý kiến của mình về các vấn đề tiếp cận tín dụng tại ngân NHCSXH, có gặp khó khăn gì không? Chỉ tiêu Mức độ /Hình thức 1. Thủ tục giấy tờ 2. Thái độ của cán bộ tín dụng 3. Mức cho vay 4. Lãi suất cho vay 5. Giải ngân 6. Hình thức giải ngân 7. Thời hạn cho vay 8. Ông bà có nhận được thông tin tư vấn, chương trình về cho vay hộ nghèo của NHCSXH không? Có: 1 không: 2 Không nhớ/không rõ: 3 9. Ông (bà) nghe được thông tin từ nguồn nào? Ti vi/ báo/ đài Ủy ban phường/ xã Gia đình/ bạn bè/ hàng xóm Từ nguồn khác 76 IV. Nguyện vọng của các hộ điều tra 1. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không? Có Không Nếu có ông (bà) dự định vay ở tổ chức nào?........................................................ (chuyển sang câu hỏi 2, 3). Nếu không, vì sao?................................................................................................ 2. Nhu cầu vay vốn trong thời gian tới là:(1000đ) 3. Ông (bà) vay nhằm sử dụng vào mục đích nào?................................................... V. Các thông tin khác 1.Kể từ khi vay vốn, xin ông (bà) cho biết cảm nhận của mình về các mặt sau đây Chỉ tiêu Tăng/giảm 1. Thu nhập của hộ 2. Tạo công ăn việc làm 3. Tạo ra những cơ sở vật chất mới 4. Chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày 2. Xin ông (bà) cho biết những khó khăn hiện nay của gia đình, đặc biệt trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 3.Ông (bà) có những đề xuất hoặc kiến nghị gì với NHCSXH, chính quyền địa phương không? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VỀ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_vay_va_hieu_qua_su_dung_von_vay_cua_nguoi_ngheo_thanh_thi_o_dia_ban_thanh_pho_quy_nhon_tai.pdf
Luận văn liên quan