Bổ sung tư liệu nghiên cứu về hôn nhân, gia đình và đặc biệt là vấn
đề hôn nhân qua biên giới của dân tộc Hà Nhì ở xã Y Tý nói riêng và các
vùng biên giới khác ở tỉnh Lào Cai nói chung.
Những kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán
bộ Văn hóa, cán bộ Biên phòng, cơ quan quản lý hành chính ở các vùng
Biên giới và cơ quan quản lý dân tộc ở các cấp
16 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tình trạng hôn nhân qua biên giới của người Hà nhì ở xã Y tý, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
SỜ CÓ SUY
TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN QUA BIÊN GIỚI
CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ Y TÝ,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về VĂN HÓA DÂN TộC THIểU Số
MÃ SỐ : 52220110
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Uyên
Sinh viên thực hiện : Sờ Có Suy
Lớp : VHDT 18A
Hà Nội : 2016
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo khoa
Văn hóa Dân tộc thiểu số Trường Đại học văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận. Đặc biệt là cô Vũ Thị Uyên
người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân đây em xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo các ban nghành
đoàn thể xã Y Tý và bà con người Hà Nhì xã Y Tý, Viện Dân tộc học đã tận
tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tư liệu để hoàn thành khóa luận.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được
hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2016
Sinh viên
Sờ Có Suy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HÔN NHÂN QUA BIÊN
GIỚI VÀ NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ Y TÝ ....... Error! Bookmark not defined.
1.1. Hôn nhân qua biên giới ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tình hình hôn nhân qua biên giới của một số tộc người thiểu số
ở nước ta .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Người Hà Nhì ở Y Tý, Bát Xát ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Lịch sử tộc người và quá trình chuyển cưError! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm địa bàn cư trú ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm về văn hóa ...................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN QUA BIÊN GIỚI NGƯỜI HÀ
NHÌ Ở XÃ Y TÝ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓError! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng hôn nhân qua biên giới ở xã Y TýError! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm hôn nhân qua biên giới của người Hà Nhì ở xã Y TýError! Bookmark not defined.
2.1.2. Mục đích và cách thức kết hôn ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Điều kiện sinh sống của người kết hôn trái phép qua biên giớiError! Bookmark not defined.
2.2. Những tác động tiêu cực của hôn nhân qua Biên giới tới đời sống
kinh tế, văn hóa xã hội ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tác động đến đời sống kinh tế ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tác động tới đời sống văn hóa ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tác động tới đời sống xã hội .......... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG
HÔN NHÂN QUA BIÊN GIỚI CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ Y TÝError! Bookmark not defined.
3.1. Nguyên nhân kết hôn qua biên giới của người Hà NhìError! Bookmark not defined.
3.1.1. Nguyên nhân khách quan ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan ................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng kết hôn
trái phép qua biên giới của người Hà Nhì ở Y TýError! Bookmark not defined.
3.2.1. Khuyến nghị ................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp ........................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................13
PHỤ LỤC ...................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa và mang những đặc tính xã hội -
kinh tế sâu sắc. Đó là một phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và
phát triển gia đình. Nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh
động sắc thái văn hóa của tộc người. Vì vậy hôn nhân không chỉ là sự
thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý
nghĩa văn hóa- xã hội.
Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố văn hóa mà hôn
nhân diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, vừa phản ánh quy luật
chung nhất về sự phát triển của xã hội loài người vừa mang những đặc
thù văn hóa của tộc người đó. Vì vậy muốn tìm hiểu văn hóa của một tộc
người, việc tìm hiểu hôn nhân là một việc làm cần thiết.
Xã Y Tý, huyện Bát Xát là một xã biên giới giáp Trung Quốc, do
sống chung cùng đường biên giới với nhau nên quan hệ giao lưu, làm ăn
buôn bán sinh sống giữa người vùng biên của hai nuớc diễn ra thường
xuyên. Không chỉ dừng lại ở đây, việc kết hôn giữa người Hà Nhì ở Bát
Xát và người Hà Nhì ở Trung Quốc cũng diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên
hôn nhân qua biên giới của người Hà Nhì ở nơi đây hầu hết không tuân
thủ luật pháp, không được xã hội thừa nhận. Họ đến với nhau một cách tự
nhiên qua những lần gặp gỡ ở phiên chợ hay đi làm chung và đôi khi
cũng có sự gượng ép. Hôn nhân qua biên giới hầu hết phổ biến ở phụ nữ
lứa tuổi 16 đến 40 và thường là hôn nhân một chiều (chỉ có phụ nữ Việt
Nam lấy đàn ông Trung Quốc). Hiện tượng kết hôn này sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến trật tự, an ninh xã hội. Tuy vậy, cho đến nay vấn đề này
của người Hà Nhì tại Bát Xát vẫn chưa thực sự được quan tâm nghiên
cứu. Bởi vậy, nghiên cứu, tìm hiểu hôn nhân qua biên giới của người Hà
Nhì ở vùng biên giới Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để tìm hiểu thực
trạng, nguyên nhân, đánh giá những tác động và đưa ra những giải pháp
khắc phục hạn chế là một việc làm cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Tình
trạng hôn nhân qua biên giới của người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Hà Nhì là tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng- Miến, có
số lượng không nhiều với dân số khoảng 21.725 người , sinh sống chủ
yếu ở vùng sâu, vùng biên giới, đi lại khó khăn cụ thể là ở Lai Châu,
Lào Cai và Điện Biên [25, tr.28]. Vì vậy, Người Hà Nhì là một trong 54
dân tộc ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước. Tiêu biểu có một số công trình của các tác
giả như sau:
Trước tiên, nghiên cứu về người Hà Nhì có các công trình tiêu biểu
như: Tác giả Trần Bình với cuốn Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây
Bắc, trường Đại học văn hóa Hà Nội, 2007. Nội dung chủ yếu giới thiệu
khái quát về tên gọi, dân số,văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần các dân
tộc thiểu số cư trú ở phía Tây Bắc. Trong đó có khái quát về hóa của
người Hà Nhì ở hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.
Tác giả Chu Thùy Liên với cuốn Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì
ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, 2004. Nội dung đã khái quát về
nguồn gốc của người Hà Nhì ở Việt Nam cũng như văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của họ. Tác giả Nguyễn Văn Huy với cuốn Văn hóa và
nếp sống Hà Nhì- Lô Lô, NXB Văn hóa Hà Nội, 1985. Với nội dung chủ
yếu giới thiệu về tập quán canh tác, cũng như những sinh hoạt văn hóa
của hai dân tộc Hà Nhì và Lô Lô.
Tác giả Mai Thanh Sơn có bài nghiên cứu về Nhà cửa của người
Hà Nhì ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, đăng trên Tạp chí Dân tộc học, số
4 – 2001 (Tr. 37 - 43); Kinh nghiệm sử dụng đất trồng của người Hà Nhì
đen (Khảo sát tại thôn Lao Chải 1, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai,
Tạp chí dân tộc học số 3- 2002 (Tr. 3 - 12).
Tác giả Lý Hành Sơn (2015) trong bài tạp chí Nghiên cứu về tộc
người ở Việt Nam từ 1980 đến nay: các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ
H’mông- Dao và Hán- Tạng đăng trên Tạp chí Dân tộc học, số 1&2-
2015 (Tr28- 40) đã thống kê cụ thể những ấn phẩm nghiên cứu về tộc
người Hà Nhì. Tác giả nêu rõ: tại Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam đã có
4 ấn phẩm (Lưu Hùng, 2013, tr.32); Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt
Nam có một về trang phục các dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Cống, Si La (Ma
Ngọc Dung, 2013, tr.52). Theo kết quả thu thập chưa đầy đủ, đến nay đã
có trên 39 ấn phẩm đề cập tới người Hà Nhì ở nước ta, trong đó có 4 ấn
phẩm được thực hiện trước năm 1979 bởi các tác Nguyễn Văn Huy,
Nguyễn Đình Khoa, Nông Trung. Trong số 35 công trình được thực hiện
từ năm 1980 đến nay, có 5 chuyên đề chuyên về người Hà Nhì, trong đó
có hai báo cáo đề tài cấp Bộ, 9 cuốn sách về tộc người Hà Nhì và một số
dân tộc khác; 18 bái viết trên một số tạp chí, trong đó có 15 bài chuyên đề
về người Hà Nhì, 3 bài còn lại viết về người Hà Nhì và một số dân tộc
khác; số còn lại là tài liệu ghi chép về người Hà Nhì. Nội dung nghiên
cứu chủ yếu của các công trình là khảo cứu chung về văn hóa, hoạt động
kinh tế và tri thức lien quan, dân số phân bố dân cư, nhà ở, trang phục, lễ
hội, lễ tết, Nhìn chung hầu hết các công trình mang tính khảo cứu, giới
thiệu về văn hóa truyền thống của người Hà Nhì, các công trình chưa đề
cập và nghiên cứu sâu về vấn đề sự biến đổi về kinh tế, văn hóa- xã hội,
quan hệ giao lưu đặc biệt là về sự biến đổi trong hôn nhân của người
Hà Nhì hiện nay.
Nhiên cứu về hôn nhân của người Hà Nhì có các công trình tiêu
biểu như: Tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga với cuốn Tập quán cưới xin của
người Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại học
văn hóa Hà nội, 2007. Nội dung đề cập đến các nghi lễ, nghi thức cưới
xin trong truyền thống của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu. Cũng như sự biến
đổi trong tập quán cưới xin của người Hà Nhì trong bối cảnh hiện nay.
Nghiên cứu về hôn nhân qua biên giới về đồng bào dân tộc thiểu số
ở vùng biên giới nước ta có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Tác giả Lê Thị Hường (2014), có bài nghiên cứu “Thực trạng hôn
nhân xuyên biên giới của các tộc người Nùng, Thái và H’mông ở hai tỉnh
Cao Bằng và Điện Biên”, Tạp chí Dân tộc học (4), tr.38- 45. Nội dung
khái quát tình hình hôn nhân xuyên biên giới ở nước ta trong những năm
gần đây, tìm hiểu và nghiên cứu sâu về thực trạng hôn nhân xuyên biên
giới của các dân tộc Nùng Thái và H’mông ở hai tỉnh Cao Bằng và Điện
Biên. Tác giả đã đưa ra và lý giải nguyên nhân đó, chủ yếu dẫn đến thực
trạng đó là do mục đích kinh tế, quan hệ thân tộc và kết nghĩa, tệ nạn xã
hội. Thực trạng này chủ yếu diễn ra giữa những dân tộc thiểu số ở vùng
biên Việt Nam tiếp giáp với Tây Nam Trung Quốc và Bắc Lào, các dân
tộc Nùng, Thái, H’mông là những dân tộc di cư sang Việt Nam rồi sinh
sống lâu dài thành công dân Việt Nam chứ không phải là dân tộc bản địa
nên họ vẫn còn quan hệ thân tộc khá rõ ràng. Vì vậy, dẫn đến tình trạng
hôn nhân xuyên biên giới ở những dân tộc thiểu số vùng biên giới là hiện
tượng tất yếu khó có thể tránh được trong xu thế hội nhập hiện nay.
Đặc biệt là khóa luận tốt nghiệp của tác giả Giàng A Tủa với đề tài
(Quan hệ hôn nhân của người H’mông ở Mường Lạn (Sốp Cộp, Sơn La)
với người H’mông ở Mường Xừm Mường Ét, CHDCND Lào), Đại học
Văn hóa Hà Nội. Nội dung Công trình nghiên cứu của Giàng A Tủa đã đề
cấp đến vấn đề hôn nhân qua biên giới giữa người H’mông ở Sốp Cộp,
Sơn La với người H’mông ở Mường Xừm Mường Ét, CHDCND Lào.
Tác giả đã phân tích ảnh hưởng của thực trạng kết hôn qua biên giới tới
kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh biên giới quốc gia giữa hai nước. Đồng
thời, tác giả cũng phân tích lý giải những nguyên nhân dẫn đến hiện
trạng, bước đầu đưa ra một số khuyến nghị ban đầu đối với dân, các ban
ngành đoàn thể ở địa phương và Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo, ổn
định và nâng cao đời sống của người dân, góp phần hạn chế tình trạng
hôn nhân qua biên giới của đồng bào H’mông ở Sơn La nói riêng và các
dân tộc ở vùng biên giới nước ta nói chung.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới giới thiệu khái
quát về đặc điểm văn hóa- xã hội của các dân tộc thiểu số và đã nghiên
cứu, tìm hiểu về hôn nhân và quan hệ hôn nhân qua biên giới của các dân
tộc Nùng, Thái, H’mông ở các vùng biên nước ta. Nhưng hầu hết những
cuộc hôn xuyên biên giới của các dân tộc trên được cộng đồng- xã hội
thừa nhận, mặc dù đa số họ vẫn không tuân thủ theo những quy định, thủ
tục trong hôn nhân và gia đình là đăng ký kết hôn.
Tình trạng Hôn nhân qua biên giới của người Hà Nhì ở xã Y Tý,
Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai có nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn chưa
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do vậy, nghiên
cứu vấn đề này là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông quan nghiên cứu này tôi nhắm tới mục đích: phân tích
những tác động của hôn nhân qua biên giới đối với đời sống của người
Hà Nhì, từ đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tình
trạng kết hôn trái phép qua biên giới của người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai nói riêng và vùng biên giới tỉnh Lào Cai nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát về hôn nhân qua biên giới của một số tộc
người thiểu số ở nước ta
Phác họa tổng quan về những điều kiện tự nhiên, xã hội và dân tộc
Hà Nhì ở xã Y Tý, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai
Tìm hiểu về tập quán kết hôn và thực trạng hôn nhân qua biên giới
của dân tộc Hà Nhì
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kết hôn qua biên giới
Đánh giá những tác động của hôn nhân qua biên giới đến đời sống
của người Hà Nhì ở Y Tý
Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực trong việc kết hôn qua biên giới của người Hà
Nhì ở Bát Xát
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài khóa luận là hôn nhân qua
biên giới người Hà Nhì ở Xã Y Tý, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai. Ngoài ra,
để bổ sung, làm rõ cho đối tượng nghiên cứu chính thì văn hóa của tộc
người Hà Nhì đặc biệt là hôn nhân truyền thống cũng là đối tượng không
thể thiếu trong quá trình nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay do thời gian này tình trạng
kết hôn qua biên giới của người Hà Nhì ở Bát Xát phát triển mạnh mẽ.
Phạm vi không gian: Xã Y Tý, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai.
Khóa luận tập trung nghiên cứu ở những thôn Lao Chải 1, Lao
Chải 2, Lao chải 3, Choản Thèn, Sín Chải, Tà Dì Thàng, Mò Phú Chải.
Đây là địa bàn tập trung phần lớn người Hà Nhì sinh sống và cũng là
những thôn chiếm tỉ lệ cao phụ nữ kết hôn trái phép qua biên giới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nhìn nhận đánh giá một cách xác thực về vấn đề hôn nhân qua
biên giới của dân tộc Hà Nhì ở xã Y Tý, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai,
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điền dã dân tộc học là pháp phương chủ đạo với các
kỹ thuật quan sát tham dự, thu thập tài liệu tại địa phương bao gồm: Ghi
chép, chụp ảnh, ghi âm, kết hợp phỏng vấn và phỏng vấn sâu người dân ở
cộng đồng. Các đối tượng được chọn để phỏng vấn gồm: các cán bộ ban,
nghành, đoàn thể, các cán bộ làm công tác văn hóa tại Xã Y Tý, các cán
bộ đồn biên phòng, chỉ huy đồn biên phòng đang thực thi nhiệm vụ quản
lý địa bàn biên giới tại xã Y Tý, các trưởng thôn ở các thôn bản trên địa
bàn xã Y Tý, những người cao tuổi am hiểu về nguồn gốc, lịch sử và
phong tục tập quán của tộc người Hà Nhì, thanh niên nam, nữ, những
người trong độ tuổi kết hôn (từ 16 đến 35 tuổi). Đặc biệt là những người
phụ nữ đã lấy chồng với những người đàn ông Trung Quốc và đã bỏ về
Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu, tìm hiểu
những tài liệu sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học,... có liên quan
đến người Hà Nhì, hôn nhân của người Hà Nhì và đặc biệt là vấn đề hôn
nhân qua biên giới. Từ những nghiên cứu đó sẽ là nguồn tư liệu so sánh
sự khác biệt trong văn hóa truyền thống, tập quán hôn nhân và vấn đề hôn
nhân qua biên giới của người Hà Nhì ở Bát Xát.
Ngoài ra, bài khóa luận còn sử dụng phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích, tổng hợp
7. Đóng góp của đề tài
Bổ sung tư liệu nghiên cứu về hôn nhân, gia đình và đặc biệt là vấn
đề hôn nhân qua biên giới của dân tộc Hà Nhì ở xã Y Tý nói riêng và các
vùng biên giới khác ở tỉnh Lào Cai nói chung.
Những kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán
bộ Văn hóa, cán bộ Biên phòng, cơ quan quản lý hành chính ở các vùng
Biên giới và cơ quan quản lý dân tộc ở các cấp.
8. Bố cục và nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của bài nghiên cứu được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tình hình hôn nhân qua biên giới và người
Hà Nhì ở xã Y Tý
Chương 2: Thực trạng hôn nhân qua biên giới của người Hà Nhì ở
Y Tý và những tác động của nó
Chương 3: Nguyên nhân, giải pháp đối với tình trạng hôn nhân
qua biêngiới của người Hà Nhì ở Y Tý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thúy Bình (1991), “Thực trạng hôn nhân ở các dân tộc miền
núi phía Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, số 02/1991.
2. Trần Bình (2005), “Một số vấn đề về thủ công gia đình của
người Hà Nhì”, Tạp chí Dân tộc học (4), tr.14 - 17.
3. Trần Bình (2007), Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc,
trường Đại học văn hóa Hà Nội.
4. Trần Bình (2014), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Lao
Động Hà Nội.
5. Nguyễn Hồng Hải (2002), Một vài ý kiến về khái niệm và bản
chất pháp lý của hôn nhân, Tạp chí Dân tộc học số 3/2002- Đại học Luật
Hà Nội
6. Lê Như Hoa ( 1996), Hôn lễ xưa và nay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Huy (1979),“ Bước đầu tìm hiểu về hệ thống thân
tộc các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì – Lô Lô”, Tạp chí Dân tộc học,
số 4/1979.
8. Nguyễn Văn Huy ( 1985), Văn hóa và nếp sống Hà Nhì- Lô Lô,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Huy (1999), Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì,
Lô Lô, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
10. Lê Thị Hường (2014), “Thực trạng hôn nhân xuyên biên giới
của các tộc người Nùng, Thái và H’Mông ở hai tỉnh Cao Bằng và Điện
Biên”, Tạp chí Dân tộc học (4), tr.38- 45
11. Ngô Lê (2007), “Người Hà Nhì và người Hà Nhì ở Lai Châu”,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (3), tr.107 – 126.
12. Bùi Quốc Khánh ( 2013), Sử thi – Há Pà “P’Hùy Ca Na Ca”
của n người Hà Nhì ở Mường Tè, Lai Châu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
13. Vũ Khánh chủ biên (2010), Người Hà Nhì ở Việt Nam, Nxb
Thông tấn, Hà Nội
14. Chu Thùy Liên (2004), Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà nội.
15. Đặng Vũ Liên (1996), Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp
bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới phía Bắc, Luận án PTS Khoa học
Triết học, Hà Nội
16. Ngô Lệ ( 2007), Người Hà Nhì và người Hà nhì ở Lai Châu,
Nxb Khoa học xã hội Việt Nam
17. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
18. Nguyễn Thị Thúy Nga (2012), Tập quán cưới xin của người Hà
Nhì ở xã Thu Lũm, Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu, Đại học Văn hóa
Hà Nội.
19. Dương Tuấn Nghĩa ( 2011), Tri thức dân gian và nghi lễ truyền
thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì đen ở thôn Lao Chải
(Lào Cai), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
20. Dương Tuấn Nghĩa (2014), Nghi lễ tang ma của người Hà Nhì
ở Lào Cai, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
21. Hoàng Sơn ( 2008), Người Hà Nhì ở Huổi Luông: huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
22. Trần Hữu Sơn ( 2004), Xây dựng đời sống văn hóa vùng cao,
Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
23. Trần Hữu Sơn (2013), “ Nghiên cứu vấn đề tộc người ở Lào
Cai ”, Tạp chí Dân tộc học, số 1& 2 -2013 (Tr 41- 48).
24. Mai Thanh Sơn (2011), Nhà cửa của người Hà Nhì đen ở huyện
Bát Xát, Tạp chí dân tộc học số 4-2001( Tr 37-43)
25. Mai Thanh Sơn (2002), Kinh nghiệm sử dụng đất trồng của
người Hà Nhì đen ( Khảo sát tại thôn Lao Chải 1, Xã Y Tý , huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai), Tạp chí Dân tộc học số 3- 2002 ( Tr 3- 12)
26. Lý Hành Sơn ( 2015), Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam từ
1980 đến nay: các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ H’mông- Dao và Hán-
Tạng, Tạp chí Dân tộc học, số 1&2- 2015 (Tr 28- 40)
27. Đỗ Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thi Thanh (2004), Hôn
nhân và gia đình của các dân tộc H’mông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu, Cao
Bằng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Minh Tú (2006), “Lễ cấm bản của người Hà Nhì
đen ở Lào Cai”, Tạp chí Dân tộc và thời đại (93), tr.4-5.
29. Nguyễn Ngọc Thanh (2007), “Một số đặc điểm về thiết chế làng
bản của người Hà Nhì ở miền núi phía Bắc”, Tạp chí Dân tộc học (5), tr.
15 – 26.
30. Lê Ngọc Thắng, Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân
tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
31. Tạ Văn Thông (2001), Tiếng Hà Nhì, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội.
32. Lục Bình Thủy “ Mấy ghi chép về U Ní ở Lào Cai ”, Tập san
dân tộc số 45.
33. Lục Bình Thủy (1964), Vài nét về người Hà Nhì ở Lào Cai,
Viện Dân tộc học, thông báo dân tộc học số 4
34. Bùi Văn Tịnh và các tác giả (1975), Các tộc người ở Tây Bắc
Việt Nam, Ban dân tộc.
35. Vương Xuân Tình (2011), Một số vấn đề cơ bản về dân tộc của
sự phát triển vùng biên giới Việt- Trung ( Nghiên cứu người Hà Nhì ở
một làng của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hồng Hà tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc) Báo cáo đề tài cấp Bộ, Viện Dân tộc học.
36. Giàng A Tủa (2010), Quan hệ hôn nhân của người H’mông ở
Mường Lạn( Sốp Cộp, Sơn La) với người H’mông ở Mường Xừm( Mường
Ét, CHDCND Lào), Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Văn hóa các dân
tộc thiểu số Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội.
37. Viện Dân Tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(Các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
38.
phap-o-bien-gioi-Viet---Lao-267737/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_co_suy_tom_tat_9846_2065344.pdf