Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Toán Huế - thiết kế một số đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đại số và giải tích 11

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài . 4 II. Mục đích nghiên cứu 5 III. Nhiệm vụ nghiên cứu . 5 IV. Đối tượng nghiên cứu 6 V. Phạm vi nghiên cứu 6 VI. Phương pháp nghiên cứu 6 NỘI DUNG Chương I: Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học ở trường phổ thông 1.1. Cơ sở lý luận của KTĐG trong dạy học 7 1.1.1. Khái niệm của KTĐG . 7 1.1.2. Chức năng của KTĐG trong giáo dục . 8 1.1.3. Yêu cầu sư phạm của việc KTĐG 9 1.1.4. Nguyên tắc chung của việc KTĐG 11 1.1.5. Các phương pháp KTĐG . 11 1.1.6. Các hình thức KTĐG 12 1.1.7. Ý nghĩa của việc KTĐG . 12 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc KTĐG 14 1.2.1. Thực trạng hoạt động KTĐG ở trường phổ thông . 14 1.2.2. Những xu hướng mới trong KTĐG môn toán 15 Chương II: Trắc nghiệm khách quan trong việc KTĐG kết quả học tập của học sinh 2.1. Khái niệm và phân loại trắc nghiệm 18 2.1.1. Khái niệm . 18 2.1.2. Phân loại . 18 2.2. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 18 2.2.1. Các dạng câu hỏi TNKQ . 19 2.2.2. Quy hoạch một bài TNKQ 25 2.2.3. Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán 27 2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá bài TNKQ . 29 2.3. Nội dung cơ bản của môn Đại Số Và Giải Tích lớp 11 34 Chương III: Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 50 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 50 3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 53 Đề thực nghiệm số 1 . 54 Đề thực nghiệm số 2 . 64 Đề tham khảo số 1 74 Đề tham khảo số 2 79 KẾT LUẬN . 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong những năm trở lại đây, tình hình giáo dục nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi cần phải có những đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, chúng ta cũng cần phải chú trọng đến cả việc đổi mới phương pháp dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cần phải tiến hành đổi mới đồng bộ cả phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp kiểm tra đánh giá. Trong đó kiểm tra đánh giá là một khâu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá không chỉ giúp giáo viên phát hiện được thực trạng về kiến thức, kỹ năng, quá trình tư duy và thái độ của học sinh, mà còn giúp học sinh tự xem xét, đánh giá hiệu quả học tập của chính bản thân mình so với mục tiêu mà môn học đã đề ra. Từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá nếu được tiến hành một cách khách quan, chính xác sẽ có tác dụng khuyến khích học sinh tích cực học tập, có ý thức vươn lên trong học tập và cuộc sống, khiêm tốn, trung thực. Kết quả của kiểm tra đánh giá còn là công cụ hỗ trợ cho các tổ chức, ban ngành giáo dục trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn. Việc kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông từ trước đến nay phần lớn đều sử dụng phương pháp kiểm tra bằng hình thức tự luận. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là ít tốn thời gian ra đề; đánh giá được khả năng trình bày, diễn đạt của học sinh; khuyến khích học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic, khả năng suy diễn, tổng quát hóa, phát huy óc sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại nhiều hạn chế như: không thể kiểm tra được một cách đầy đủ các kiến thức và kỹ năng của học sinh dẫn đến tình trạng học tủ, học lệch; kết quả kiểm tra đánh giá không đảm bảo tính chính xác, khách quan mà phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người chấm. Hơn nữa, việc chấm điểm tốn rất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là với số lượng lớn. Hiện nay hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở nước ta, việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ mới được đưa vào thí điểm ở một số môn. Hướng tới trong tương lai hình thức này sẽ được sử dụng một cách rộng rãi và đồng bộ hơn. Trắc nghiệm khách quan có rất nhiều ưu điểm nổi bật như tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh phí. Đồng thời lại kiểm tra đánh giá được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh, đưa lại kết quả một cách chính xác và khách quan. Vì tất cả những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “THIẾT KẾ MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11” II. Mục đích nghiên cứu + Nghiên cứu phương pháp và kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở môn Đại Số và Giải Tích 11 nâng cao. + Xây dựng quy trình kiểm tra, biên soạn một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan có thể chấp nhận được. III. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ thông. + Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp soạn thảo, phân tích hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. + Nghiên cứu nội dung, mục tiêu chương trình sách giáo khoa Đại Số và Giải Tích 11 nâng cao. + Thiết kế một số đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn Đại Số và Giải Tích 11. + Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan về độ tin cậy, độ giá trị và tính khả thi của nó. IV. Đối tượng nghiên cứu + Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ thông. + Cơ sở lý luận về phương pháp soạn thảo, phân tích hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. + Nội dung, mục tiêu chương trình sách giáo khoa Đại Số và Giải Tích 11 nâng cao. V. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian cho phép trong khuôn khổ một khoá luận và khả năng có hạn, tôi chỉ nghiên cứu hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xây dựng một số đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan của môn Đại Số và Giải Tích 11 nâng cao và thực nghiệm sư phạm để đánh giá đề kiểm tra đó. VI. Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học. + Nghiên cứu những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. + Nghiên cứu những tài liệu về phương pháp trắc nghiệm khách quan. + Nghiên cứu sách giáo khoa Đại Số và Giải Tích 11 nâng cao và các sách tham khảo có liên quan. + Thực nghiệm sư phạm.

ppt34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Toán Huế - thiết kế một số đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đại số và giải tích 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐHSP Giáo viên hướng dẫn Th.S. Hoàng Tròn Sinh viên thực hiện Phan Thị Diệu Hiền Huế, Khoá học 2004 - 2008 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Nhiệm vụ nghiên cứu IV. Đối tượng nghiên cứu V. Phạm vi nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG Chương I: Kiểm tra đánh giá trong dạy học ở trường phổ thông Chương II: Trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Chương III: Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN Lý do chọn đề tài Tình hình giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi cần phải có những đổi mới, không chỉ về nội dung, phương pháp dạy, phương pháp học mà còn cần phải đổi mới cả phương pháp kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan phù hợp với xu hướng đổi mới hiện nay. Trắc nghiệm khách quan đánh giá được một cách hệ thống, toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh; kết quả đánh giá lại chính xác, khách quan. Việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ mới được đưa vào thực hiện ở một số môn và trong quá trình sử dụng còn bộc lộ nhiều sai sót do giáo viên chưa nắm được bản chất, nguyên tắc và quy trình biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chương I KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá trong dạy học 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá Chương I KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá trong dạy học 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá 1.1. Cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá trong dạy học 1.1.1. Khái niệm của kiểm tra đánh giá (KTĐG) 1.1.2. Chức năng của KTĐG trong giáo dục 1.1.3. Yêu cầu sư phạm của việc KTĐG 1.1.4. Nguyên tắc chung của việc KTĐG 1.1.5. Các phương pháp kiểm tra đánh giá 1.1.6. Các hình thức kiểm tra đánh giá 1.1.7. Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá Chương I KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá trong dạy học 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá 1.2.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông. 1.2.2. Những xu hướng mới trong KTĐG môn toán. 1.2.2. Những xu hướng mới trong KTĐG môn toán Yêu cầu Phải đánh giá chính xác và toàn diện năng lực toán học của học sinh. Tạo cho học sinh nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng cũng như niềm say mê toán học của mình. Quan tâm hơn đến từng cá nhân, dùng đánh giá để so sánh khả năng của mỗi học sinh với các tiêu chí đặt ra chứ không phải là so sánh các học sinh với nhau. Quá trình đánh giá phải công khai, thưòng xuyên và hệ thống, đánh giá cần dựa trên nhiều nguồn chứng cứ khác nhau. KTĐG phải được đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ trên tất cả các mặt sau: Đổi mới mục đích đánh giá. Đổi mới nội dung đánh giá. Đổi mới cách đánh giá. Đổi mới công cụ đánh giá. Chương II TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 2.3. Nội dung cơ bản môn Đại Số và Giải Tích lớp 11 2.1. Khái niệm và phân loại trắc nghiệm 2.2. Trắc nghiệm khách quan 2.2. Trắc nghiệm khách quan Ưu điểm Chấm điểm nhanh, chính xác và khách quan. KTĐG được trên diện rộng kiến thức trong thời gian ngắn. Có thể kiểm tra một cách có hệ thống, toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh, chống tình trạng học tủ, học lệch. Đánh giá được các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng, đặc biệt thuận lợi để đánh giá các kiến thức cơ bản. Rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn. Có sự hỗ trợ của các phương tiện máy móc hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. Nhược điểm Việc soạn câu hỏi TNKQ đúng chuẩn và hay là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Rất khó đánh giá được khả năng diễn đạt, trình bày và tư duy sáng tạo của học sinh. Nếu không có cách kiểm tra thích hợp như xáo các câu trong một đề hay có nhiều đề,… thì dễ dẫn đến học sinh nhìn bài nhau một cách dễ dàng. 2.2. Trắc nghiệm khách quan Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Quy hoạch một bài trắc nghiệm khách quan Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán Phương pháp phân tích đánh giá bài TNKQ 2.2. Trắc nghiệm khách quan Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Quy hoạch một bài trắc nghiệm khách quan Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán Phương pháp phân tích đánh giá bài TNKQ 2.2. Trắc nghiệm khách quan Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Quy hoạch một bài trắc nghiệm khách quan Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán Phương pháp phân tích đánh giá bài TNKQ Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra Xác định mục tiêu dạy học Thiết lập ma trận đặc trưng Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng Xây dựng đáp án và biểu điểm Chương III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích Đánh giá giả thiết của đề tài, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc khai thác các câu hỏi TNKQ nhằm giúp KTĐG kết quả học tập. 3.1.2. Nhiệm vụ Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích, đánh giá độ khó, độ phân biệt và độ giá trị của các câu hỏi. Thông qua các đề kiểm tra TNKQ để đánh giá tính hiệu quả của quá trình dạy và học môn Đại Số Và Giải Tích lớp 11. 3.2. Phương pháp thực nghiệm 3.2.1. Chọn mẫu Em đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 92 học sinh lớp 11A5, 11A6 trường THPT Đào Duy Từ - Quảng Bình, học kỳ II năm học 2007-2008. Trên cơ sở bộ đề thực nghiệm đã xây dựng, em đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, xử lý kết quả và đánh giá độ khó, độ phân biệt và độ giá trị của bộ câu hỏi. 3.2.2. Nội dung thực nghiệm Đề kiểm tra số 1: bao gồm 22 câu hỏi TNKQ của nội dung chương III: Dãy Số, Cấp Số Cộng Và Cấp Số Nhân. Đề kiểm tra số 2: bao gồm 22 câu hỏi TNKQ của nội dung chương IV: Giới hạn. MA TRẬN ĐẶC TRƯNG Câu 1: Theo phương pháp quy nạp để chứng minh mệnh đề chứa biến A(n) đúng với mọi n p>1, n Z+, p Z+ cho trước, ta phải chứng minh qua các bước chứng minh: I. A(1) đúng ; II. A(p) đúng ; III. Với k Z+ tuỳ ý, giả sử A(k) đúng, chứng minh A(k+1) đúng ; IV. Với k Z+ tuỳ ý, k p, giả sử A(k) đúng, chứng minh A(k+1) đúng. A. I và III ; B. I và IV ; C. II và III ; D. II và IV . Câu 12: Cho Sn và Tn theo thứ tự là tổng của n số hạng đầu tiên của hai cấp số cộng. Nếu Sn : Tn = (7n+1) : (4n+27) với mọi n. Thế thì tỉ số của số hạng thứ 11 của cấp số cộng đầu với số hạng thứ 11 của cấp số cộng thứ hai là: A. 7 : 4 ; B. 4 : 3 ; C. 78 : 71 ; D. 162 : 119 . Câu 19: Nếu x, 2x + 2, 3x + 3,... lập thành một cấp số nhân thì số hạng thứ tư là: A. ; B. ; C. ; D. . KẾT LUẬN Hoạt động KTĐG và tự KTĐG của học sinh là một khâu không thể tách rời trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Song song với việc đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học ở trường phổ thông hiện nay thì đổi mới phương pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh bằng hình thức TNKQ là rất cần thiết. Để biên soạn một đề kiểm tra TNKQ đạt chất lượng đòi hỏi chúng ta phải nắm vững yêu cầu cũng như cách thức để biên soạn một câu hỏi trắc nghiệm khách quan và quy trình để soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ. Với phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Vì thế rất mong được sự chỉ bảo của quý thầy cô; sự góp ý của các bạn để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Lời giải Gọi s1, t1 lần lượt là số hạng đầu, d1, d2 lần lượt là công sai của 2 cấp số cộng có tổng n số hạng đầu Sn và Tn. Ta có: Do đó: Lời giải câu 19 Theo giả thiết ta có: Vậy số hạng thứ tư của cấp số nhân đó là: Độ khó của một câu TNKQ Độ phân biệt của các phương án trong câu hỏi TNKQ Trong đó: Dt : Số học sinh chọn đúng ở nhóm trên. Dd : Số học sinh chọn đúng ở nhóm dưới. T : ½ số học sinh cả hai nhóm. Đối với phương án nhiễu Trong đó: Sd : Số học sinh chọn sai ở nhóm dưới. St : Số học sinh chọn sai ở nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptKL.ppt
  • docKLTN2.doc