Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Linh Phương

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư và sản xuất đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có của từng ngành nghề kinh doanh thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá sự vững mạnh của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính là cần thiết để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tài chính của mình và giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Với mục đích đó, việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài chính của Công ty, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn tới. Trong khuôn khổ của khóa luận, bước đầu em phân tích tài chính trên cơ sở các báo cáo tài chính của Công ty và đưa ra các giải pháp chủ quan. Trong thực tiễn, nhà phân tích cần có những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các kiến nghị có hiệu quả. Bước đầu tìm hiểu tổng quát nhưng em đã nghiên cứu và nắm bắt được phần nào nguyên tắc hoạt động của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương. Từ đó, em đào sâu nghiên cứu, củng cố kiến thức đã học cùng với trải nghiệm thực tế đã giúp ích cho em khi bước vào công việc.

pdf98 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Linh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2013. Tình hình tài sản - nguồn vốn, doanh thu - chi phí - lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính được phân tích trên cơ sở lý luận của chương 1. Qua những phân tích này, nhà phân tích đã đánh giá cụ thể tình trạng hiện nay của Công ty, những ưu điểm và tồn tại đặt ra. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp cải thiện tài chính cho Công ty trong chương 3. 64 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY LINH PHƢƠNG 3.1 Phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng 3.1.1 Cơ hội Thị trường nội địa rộng lớn với hơn 86 triệu dân là những khách hàng mục tiêu và tiềm năng trong ngành dệt may. Việt Nam đã ra nhập WTO và đã xóa bỏ hoàn toàn hạng ngạch xuất khẩu dệt may với các nước thành viên của WTO. Do đó, doanh nghiệp không còn lo ngại về giới hạn việc xuất khẩu sản phẩm trong ngành. Thị trường ngành may mặc trong nước nói chung đang rất tiềm năng. Ngoài ra thị trường xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả các thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ đang rất ưa chuộng sử dụng đồ may mặc của Việt Nam. Muốn làm tăng sản lượng tiêu thụ cũng như phát triển thì trong tương lai Công ty cần tính đến các giải pháp mở rộng hệ thống quản lý trong nước cũng như khu vực để mở rộng thị phần và tăng quy mô sản xuất. Với xu hướng phát triển và đời sống ngày càng cao của con người hiện nay, nhu cầu về may mặc tăng sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh và phát triển cho Công ty trong thời gian tới. Đặc biệt, khi hiện nay, hàng hóa Trung Quốc không còn được chú ý nhiều do chất lượng sản phẩm, các chính sách của Nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì thị trường tiêu thụ sẽ tăng lên và phát triển mạnh mẽ. Mức sống và trình độ nhận thức ngày càng cao, con người đòi hỏi những sản phẩm không chỉ có chất lượng mà còn đòi hỏi cả mẫu mã sản phẩm, do đó thị trường may mặc sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa. Chính phủ có cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và tăng tốc ngành dệt may. Quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp 118 triệu USD chiếm khoản 5% tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành. Chính sách hỗ trợ này tạo ra những cơ hội cũng như giảm bớt khó khăn nhằm khuyến khích sự duy trì và phát triển cho ngành dệt may trong tương lai. 3.1.2 Thách thức Ngành phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trên thị trường nội địa. Các đối thủ không chỉ mạnh về nguồn lực, con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Việc xóa bỏ hạn ngạch khi gia nhập WTO vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước WTO. Thang Long University Library 65 Mặc dù, suy thoái kinh tế đã qua, lạm phát trong những năm gần đây giảm xuống dưới 20% nhưng sự biến động của giá cả vẫn khó lường trước được, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. GVHB là khoản chi phí gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Việc tìm kiếm các nguồn cung ứng hàng hóa hợp lý, cắt giảm các chi phí để giảm thiểu GVHB là thách thức lớn cho Công ty. Do nhu cầu tăng lên cùng với sự mở cửa của nền kinh tế trong nước tạo nên rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Các đối thủ trong nước cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm. Còn với đối thủ nước ngoài thì cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm. Điều này tạo nên những áp lực lớn cho Công ty trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh và các chiến dịch nhằm tiêu thụ sản phẩm. Công ty TNHH Dệt May Linh Phương đã xây dựng được một chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh nhưng hoạt động chưa có hiệu quả do thị trường miền Nam sôi động và nhu cầu quá cao. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt và gay gắt đòi hỏi Công ty cần vạch ra các chiến lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận và cũng giảm bớt các chi phí phát sinh của chi nhánh. 3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng 3.2.1 Thuận lợi Tổng giám đốc Công ty bà Trần Thị Nghĩa Phượng là người đứng đầu và thành lập Công ty. Trước khi thành lập Công ty, Bà đã có 5 năm học tập và làm việc bên nước ngoài, kinh doanh thời trang may mặc. Do đó, Bà đã được tiếp cận với nền kinh tế tiên tiến, tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại và những xu hướng thời trang mới. Khi về nước, Bà Nghĩa Phương thành lập Công ty TNHH, Công ty hoạt động trên cơ sở được kế thừa sự tiên tiến và phát triển với mục tiêu dẫn đầu trong ngành dệt may trong nước. Hơn 10 năm hoạt động trong ngành thời trang, Công ty TNHH Dệt May Linh Phương đã có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất sợi tơ xơ và đồ may mặc. Qua đó, Công ty đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường. Đặc biệt, trong những năm đầu hoạt động, được đầu tư trang thiết bị cao với tiềm lực về vốn lớn, Công ty đã hoạt động với hiệu quả cao. Bộ máy điều hành của Công ty được xây dựng thống nhất, quản lý ổn định, chuyên nghiệp với các cán bộ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bộ máy kế toán được sắp xếp hợp lý, có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên; làm việc cẩn thận, trung thực với công việc, được phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng ngành kế toán phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc góp phần giúp Ban giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của Công ty. Công ty TNHH Dệt May Linh Phương có được một đội ngũ công nhân viên trẻ, tay nghề cao, nhiệt huyết, có tinh thần đoàn kết và luôn hoàn thành tốt công việc được giao. 66 Ban lãnh đạo Công ty là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp. Hầu hết các thành viên trong Ban lãnh đạo là những người trẻ nên họ rất nhiệt huyết với công việc, tài năng và luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của công nhân viên để xây dựng Công ty. Đội ngũ ban lãnh đạo luôn chú trọng đến đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên; Giảm bớt khó khăn và căng thẳng bằng các hoạt động vui chơi giải trí sau giờ làm và các chính sách thăm hỏi, khen thưởng kịp thời đến công nhân viên và gia đình. Như vậy, với các điều kiện thuận lợi trên sẽ giúp Công ty phát triển toàn diện trong tương lai. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này, lợi nhuận không có, lương thưởng luôn bị chậm chễ nhưng đội ngũ Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên luôn sát cánh và hết mình với Công ty; Không có tình trạng công nhân đình công hay nghỉ việc mà luôn trung thành và giúp đỡ Công ty vượt qua khó khăn. Trong giai đoạn 2011 - 2013, các khoản lương thưởng cho công nhân viên luôn chậm trễ và giảm sút đáng kể do hoạt động sản xuất không đem lại lợi nhuận. Nhưng Công ty vẫn chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân viên. Ban lãnh đạo và công đoàn luôn thăm hỏi, động viên công nhân và gia đình công nhân viên để họ cảm thấy an tâm và tin tưởng. Ngoài giờ làm việc, Công đoàn thường tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, các hoạt động giải trí tăng cường sự giao lưu. Điều đó chứng tỏ chính sách quản lý nhân viên của Ban lãnh đạo là rất hợp lý. Nhưng Công ty cần tiếp tục đưa ra các chính sách quản lý và đào tạo giúp duy trì sự phát triển trong tương lai. 3.2.2 Khó khăn Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn khó khăn nhất với Công ty, nguồn vốn hạn hẹp, nhu cầu kinh doanh lớn đã dẫn đến nguồn nợ tăng cao. Thêm vào đó các chính sách kinh doanh của Công ty chưa có hiệu quả khiến cho doanh thu nhận được không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh. Trong ba năm, Công ty không thể đem lại một đồng lợi nhuận nào. Thậm chí, Công ty luôn làm ăn thua lỗ và đầu tư vào các hạng mục chưa hợp lý. Công ty luôn phải dùng các nguồn vốn để trả nợ và trả lương cho công nhân. Điều này đã đẩy Công ty đến gần với nguy cơ phá sản và giải thể. Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty là vốn kinh doanh, nhu cầu vốn kinh doanh cần cho sản xuất là rất lớn, trong khi VCSH thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy, Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động về sử dụng vốn. Trước đây, nếu như nguồn thu chính là từ hoạt động dệt sợi tơ xơ và may mặc quần áo thì hiện nay do trang thiết bị đã lỗi thời, Công ty không có đủ khả năng để mở rộng quy mô nên đã quyết định thu nhỏ mô hình sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các hạng mục kinh tế khác. Điều đó đã làm giảm đáng kể nguồn doanh thu thuần của hoạt động sản xuất. Hơn nữa, lạm phát tăng cao, giá cả chi phí nguyên vật liệu leo thang làm cho GVHB cao hơn mức doanh thu thuần nên lợi nhuận đạt được luôn âm. Thang Long University Library 67 Thu hẹp quy mô sản xuất do không còn đủ năng lực hoạt động nhưng Công ty lại đầu tư vào các nguồn tài chính dài hạn. Các nguồn tài chính dài hạn về lâu dài sẽ mang lại doanh thu cao hơn các nguồn ngắn hạn. Chính vì điều đó các nguồn dài hạn thường đem lại rủi ro cao. Hơn nữa, tài chính đang rất khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp trong khi các khoản nợ liên tiếp đến, việc Công ty đầu tư dài hạn sẽ khiến tài chính gặp nhiều khó khăn hơn. Máy móc thiết bị đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nhưng do đó là các thiết bị công nghệ thấp của nước ngoài cùng với quá trình hoạt động lâu dài đã làm cho thiết bị hao mòn và lỗi thời, lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình sản xuất, làm giảm chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm lượng hàng hóa tiêu thụ. Hình thức hoạt động của Công ty là TNHH, vì vậy Công ty không huy động vốn bằng hình thức góp nên vốn điều lệ bị hạn chế, thay vào đó sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng do đó làm giảm lợi nhuận của Công ty. Hơn nữa, giai đoan 2011 - 2013, tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn, mất khả năng thanh toán nợ, khả năng sinh lời không đạt được, đã làm mất uy tín của Công ty và mất niềm tin với khách hàng, nhà cung cấp. Do đó, Việc huy động vốn rất khó khăn. 3.3 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới bùng nổ và Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ liên tục tuyên bố phá sản. Đến năm 2011, khi cuộc khủng hoảng đã qua đi nhưng nền kinh tế vẫn trầm lắng và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đó có ngành may mặc: lãi suất thị trường tăng cao, bão giá nổi lên làm tăng giá cả hàng hóa, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến thị trường đầu ra khó khăn hơn bao giờ hết... Mặc dù, trong vài năm trở lại đây, ngành may mặc được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút cao các nguồn vốn do nhu cầu của khách hàng với thị trường nay tăng cao nhưng đối với Công ty nhỏ như Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, hoạt động chưa lâu trên thị trường, năng lực còn hạn chế thì việc cạnh tranh với các công ty nhỏ đã khó với các công ty lớn lại càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, từ năm 2011, Công ty chuyển hướng kinh doanh bằng việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh làm cho hoạt động thêm trì trệ. Trong khi đó, các hạng mục đầu tư và kinh doanh mới lại chưa đem lại nguồn thu nào trong khi Công ty vẫn phải trả các khoản nợ của việc đầu tư đã làm cho tài chính mỗi lúc một nguy hiểm. Các phân tích đã cho thấy sự định hướng chính sách sai lệch của các nhà quản lý, các chiến lược không hiệu quả. Công ty cần nghiên cứu lại các chiến lược kinh doanh. Với tình hình khó khăn hiện nay, nguồn vốn hạn hẹp, Công ty không thể chờ đợi nguồn doanh thu lớn trong tương lai, chỉ có thể lấy ngắn nuôi dài, đầu tư kinh doanh các khoản mục có vòng quay ngắn để bù đắp các khoản nợ và chi phí, đồng thời có nguồn vốn tiếp tục hoạt động. 68 Để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, vực dậy tình hình tài chính cho Công ty thì vấn đề cấp thiết là phải giải quyết các tồn tại trước mắt và tìm ra các phương hướng, chiến lược cụ thể, mục tiêu phát triển trong tương lai. Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý là tiếp tục duy trì các ưu điểm hiện có, phát huy các thuận lợi hiện nay, tìm ra các biện pháp khắc phục những tồn tại và khó khăn trước mắt. Các định hướng phát triển cụ thể của Công ty trong thời gian tới: Mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh sợi tơ xơ và may mặc sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong thời gian tới. Công ty quyết định giữ mức sản lượng như năm 2013 và đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tăng nguồn doanh thu và giảm thiểu GVHB. Công ty sẽ nỗ lực trong việc giảm chi phí giá thành sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các chi phí phát sinh khác; giảm thiểu tối đa các nguồn nợ và không để lợi nhuận ở con số âm như trong giai đoạn 2011 - 2013. Công ty cần khai thác và sử dụng tối đa công suất của các nguồn lực hiện tại về phương tiện, thiết bị, máy móc để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đồng thời giảm thiểu sự lãng phí và chi phí hao mòn của TSCĐ. Đồng thời Công ty sẽ tăng hiệu quả sử dụng tài sản bằng chính sách thúc đẩy sự gia tăng của doanh thu thuần giúp hoạt động sản xuất phát triển. Từ năm 2014, Lãnh đạo Công ty quyết tâm đảm bảo đủ việc làm cho công nhân, đảm bảo trả lương đúng hạn và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Công ty xây dựng chiến lược mở rộng và phát triển các ngành nghề kinh doanh, đồng thời thâm nhập vào các địa bàn kinh doanh mới. Nếu chiến lược hoạt động hiệu quả sẽ làm gia tăng nguồn lợi nhuận góp phần chi trả lương và giảm thiểu khó khăn cho Công ty. Dưới sự lãnh đạo, điều hành của Ban giám đốc, Công ty quyết tâm đổi mới cơ chế làm việc theo hướng độc lập, hiệu quả và làm ăn có lãi trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty. Công ty sẽ không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao về trình độ tay nghề của người lao động. Đồng thời, Ban lãnh đạo sẽ quan tâm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên. Việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho Công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như giá trị Công ty và thương hiệu. Thêm vào đó, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục kinh doanh ngắn hạn có hiệu quả nhằm bù đắp các chi phí. Để thực hiện những mục tiêu trên, bản thân Công ty phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư và nâng cao hiệu quả tài chính. Vấn đề này phải được tiến hành hợp lý và đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức Thang Long University Library 69 thực hiện. Xuất phát từ thực trạng tài chính, Công ty cần tiến hành một số giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và cải thiện tài chính cho Công ty. 3.4 Một số giải pháp nhằm cải thiện tài chính tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng Những phân tích về số liệu, chỉ tiêu tài chính trong chương 2 đã cho thấy tài chính của Công ty bất ổn và gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số tài chính không mấy khả quan, khả năng sinh lời là không có, nguồn nợ phải trả cũng không ngừng giảm trong khi khả năng thanh toán thấp. Với tình trạng như hiện nay, giải pháp tốt nhất với Công ty là giải thể. Nếu giải thể Công ty có thể bảo toàn được nguồn vốn hiện nay, thanh toán các khoản nợ và tránh được những rủi ro không đáng có. Nhưng nếu giải thể, chủ Công ty sẽ phải gánh chịu thiệt hại rất lớn, công nhân viên mất việc làm. Do đó, giải pháp đặt ra hiện hay được xác định cụ thể: - Tiếp tục sản xuất kinh doanh, lao động sản xuất nhằm đưa Công ty thoát khỏi khó khăn. - Chuyển đổi loại hình công ty: Công ty Cổ phần, sát nhập M&A - Phá sản và thanh lý doanh nghiệp. 3.4.1 Các biện pháp khi Công ty quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh 3.4.1.1 Chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và giảm thiểu tối đa các khoản chi phí Trong giai đoạn 2011 - 2013, trong khi nguồn thu nhập ngày càng giảm do chính sách thu nhỏ quy mô sản xuất thì GVHB lại ngày càng tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty. Thậm chí, trong suốt ba năm hoạt động, GVHB luôn lớn hơn mức doanh thu đạt được dẫn đến sự giảm thiểu về doanh thu thuần, tạo ra những tác động xấu đến tài chính của Công ty. - Chi phí nguyên vật liệu: Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với Công ty TNHH Dệt May Linh Phương nói riêng và toàn ngành dệt may của Việt Nam nói chung là nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù nguồn tài nguyên rất lớn nhưng do phân ngành sản xuất nguyên vật liệu trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc đến 70% nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ngay cả Công ty TNHH Dệt May Linh Phương là một trong ít các công ty trên thị trường hiện nay tự sản xuất được sợi tơ, xơ nhưng lượng sản xuất chỉ đạt được 30% còn lại vẫn phải sử dụng nguồn hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, Công ty TNHH Dệt May Linh Phương sử dụng nguồn nguyên vật liệu qua trung gian từ các nhà cung cấp khác nên giá thành nguyên vật liệu bị đẩy lên cao. Hiện nay Công ty chưa có giải pháp nào triệt để cho vấn đề này. Như vậy, Công ty cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên liệu và tận dụng các nguồn lực tài chính để tạo dựng cơ hội cung ứng được nguồn nguyên liệu với giá cả phải chăng. 70 - Chi phí nhân công Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát mọi hoạt động và quá trình sản xuất tại phân xưởng, theo dõi và lên lịch chấm công cho nhân viên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động. Điều đó sẽ giúp Công ty hạn chế được các chi phí lãng phí. - Chi phí QLDN Chi phí QLDN là khoản chi phí gián tiếp nhưng lại trực tiếp làm tăng chi phí và giảm đáng kể nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn thì chi phí QLDN phát sinh càng nhiều. Do đó, việc hạn chế và giảm thiểu tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng. Đặc biệt, khoản chi phí này là một khoản khó quản lý vì rất khó định mức. Vì vậy, Công ty cần áp dụng đồng thời các biện pháp cụ thể sau: + Với tình hình khó khăn hiện nay cũng như mô hình Công ty đang thu hẹp thì việc cắt giảm nhân viên quản lý các phòng ban là điều cần thiết. Công ty sẽ phải giảm thiểu bớt các phòng ban và các nhân viên, chỉ giữ lại những cán bộ chủ chốt, có uy tín và tinh thần trách nhiệm để giảm các khoản thanh toán liên quan đến lương và chi phí phòng ban. + Các chi phí liên quan đến hội nghị, chi phí quản lý, chi phí ngoại giao,...cần được chi tiêu hợp lý và có hóa đơn chứng từ rõ ràng. + Khống chế các khoản chi phí giao dịch, tiếp khách tránh việc sử dụng sai mục đích. 3.4.1.2 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho Qua số liệu trên BCĐKT trong ba năm hoạt động của Công ty đã cho thấy mặc dù mô hình sản xuất đã chuyển dần sang mô hình đầu tư kinh doanh, lượng sản xuất và tiêu thụ giảm đáng kể nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là nguồn HTK không có xu thế giảm. Điều đó làm tồn đọng vốn quá lớn trong khi tài chính của Công ty đang thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng. Việc Công ty đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hàng lưu kho, giảm thiểu việc đọng vốn cũng như giảm chi phí lưu kho là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Các giải pháp cụ thể nhằm giảm lượng HTK: - Công ty cần thành lập đội ngũ nghiên cứu thị trường, tính toán và dự đoán nhu cầu tiêu dùng để từ đó đề ra kế hoạch sản xuất cụ thể. Công việc đó nếu thực hiện tốt sẽ ước lượng được mức sản xuất chính xác góp phần giảm thiểu HTK. - Áp dụng mô hình sản xuất theo dây chuyền góp phần giảm thiểu thành phẩm dở dang. - Sử dụng và tính toán mô hình dự trữ hàng tối ưu. * Quản lý theo mô hình ABC Tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, trong cơ cấu các khoản đầu tư ngắn hạn thì HTK chiếm tỷ trọng lớn và không có xu hướng giảm qua các năm, làm phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi. Với tình hình như hiện nay, giải pháp tối Thang Long University Library 71 ưu là sử dụng mô hình ABC, mô hình phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty. Trong mô hình ABC, đầu tiên là xác định các mặt hàng theo giá trị có thể kiểm soát HTK hiệu quả. Bảng 3.1: Tỷ trọng các loại hàng hóa lưu kho tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương năm 2013 Loại hàng hóa % số lƣợng % giá trị Loại Nguyên liệu phụ 35 10 C Vải lụa, vải cotton, vải nilon,... 35 30 B Sợi tơ, sợi xơ, sợi tổng hợp,... 30 60 A Tổng: 100 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 3.1 là tỷ trọng các hàng hóa lưu kho, từ đó nhà quản lý xây dựng mô hình ABC Biểu đồ 3.1: Mô hình ABC (Nguồn: Phòng kinh doanh) Mô hình ABC đã cho thấy, trong ba nhóm A, B, C thấy rõ nhóm hàng hóa A có tỷ trọng số lượng thấp nhất 30% nhưng lại chiếm tỷ trọng rất cao về giá trị 60%. Như vậy, nhóm hàng A là nhóm quan trọng nhất. Trong tổng sản lượng của nhóm hàng A, có 30% là sản lượng do Công ty tự sản xuất, 70% là hàng nhập khẩu. Điều này đặt ra vấn đề cho Công ty trong việc kiểm soát và quản lý chặt chẽ loại hàng hóa này. Nhóm hàng B cũng là nhóm hàng có tỷ trọng giá trị cao 30%. Đây là nhóm hàng phải sử dụng rất nhiều nhiều trong khâu sản xuất và thành phẩm dở dang cao. Do đó, việc quản lý nhóm hàng này là rất cần thiết. Nhóm hàng C là nhóm có tỷ trọng số lượng cao 35% nhưng tỷ trọng giá trị chiếm 10%. Mặc dù, nhóm C chiếm tỷ trọng giá trị thấp, ít ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nhưng đây là nhóm hàng nguyên vật liệu phụ, khả năng thất thoát cao. Do đó, Công tác quản lý cần được đẩy mạnh. 0 10 20 30 40 50 60 70 A B C 72 * Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi Công ty sẽ trích phần lợi nhuận này thành lập ra quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Khi tỷ giá biến động bất lợi khiến Công ty bị tổn thất Công ty sẽ sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế được các tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Cách này đơn giản và không tốn kém chi phí khi thực hiện. Trên thực tế, Công ty sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá ngay từ khi đi vào hoạt động, Trong giai đoạn 2003 - 2007, tỷ giá ít biến động, đây là một nguồn thu lớn và ổn định. Từ năm 2008, suy thoái kinh tế làm tỷ giá trượt dốc mạnh, nguồn quỹ dự phòng tỷ giá cũng không thể bù đắp thua lỗ. Sang giai đoạn 2011 - 2013, nền kinh tế phục hồi, nguồn chênh lệch tỷ giá đem lại lợi nhuận. Giai đoạn tiếp theo của quá trình hoạt động, Công ty hy vọng ngoại hối tăng cao và tiếp tục sử dụng quỹ dự phòng tỷ giá để giảm thiểu các rủi ro và tổn thất. 3.4.1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng việc duy trì tổ chức sử dụng hợp lý Công ty TNHH Dệt May Linh Phương hoạt động theo hình thức sản xuất kinh doanh và đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu. Để thực hiện được điều này Công ty cần trang bị những máy móc thiết bị hiện đại, vì trình độ trang thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Trong giai đoan 2011 - 2013, do tài chính gặp nhiều khó khăn cũng như năng lực sản xuất ngày càng kém nên Công ty đã quyết định giảm lượng TSCĐ bằng việc bán đi các thiết bị sản xuất và vận tải đã lỗi thời, lạc hậu. Như vậy, mục tiêu trong tương lai là phải huy động tối đa cả số lượng và chất lượng của TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng tốc độ sử dụng vốn, tránh được hao mòn vô hình, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Các giải pháp đặt ra: Trước khi tiến hành đầu tư, Công ty phải thực hiện phân loại rõ ràng từng nhóm TSCĐ, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, hư hỏng để có kế hoạch thanh lý. Đồng thời việc mua sắm thêm TSCĐ cũng phải gắn liền với nhu cầu thực tế sử dụng để tránh tình trạng dư thừa, không sử dụng gây lãng phí. Công ty thực hiện phân cấp quản lý TSCĐ đến phân xưởng giúp nâng cao trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngừng việc để sửa chữa lớn hơn so với kế hoạch. Thêm vào đó, với các TSCĐ hết giá trị hao mòn, máy móc lỗi thời, Công ty nên thanh lý để giảm bớt các chi phí sửa chữa, tránh gây lãng phí. Công ty cần áp dụng các biện pháp cụ thể để đánh giá lại TSCĐ, xác định đúng giá trị còn lại của TSCĐ từ đó có biện pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn. Thang Long University Library 73 Trong chu kỳ hoạt động, Công ty cần kiểm tra thường xuyên máy móc, thiết bị, tránh để tài sản hư hỏng, phải chờ sửa chữa ảnh hưởng lớn đến thời gian sản xuất và chất lượng hàng hóa. Ban lãnh đạo cần phát triển đội ngũ lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề sử dụng máy móc, tạo điều kiện cho công nhân viên được học hỏi và đào tạo. 3.4.1.4 Xây dựng chiến lược đầu tư để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Trong những năm đầu hoạt động trên thị trường, do có định hướng tốt nên Công ty liên tiếp gặt hái được nhiều thành công và tạo dựng được uy tín. Sau đó, Công ty đã chủ động hướng sang những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành khác như buôn bán lương thực phẩm, đồ dùng gia đình, các máy móc thiết bị phụ tùng,...và đầu tư trực tiếp vào các thị trường bất động sản, ngoại tệ,... Danh mục đầu tư đa dạng sẽ đem lại những nguồn thu tích cực. Khi Công ty TNHH Dệt May Linh Phương đa dạng hóa danh mục đầu tư vào thời điểm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bất động sản đóng băng, ngoại hối trượt dốc kéo theo sự suy giảm lợi nhuận. Hiện nay, Công ty vẫn theo đuổi các chính sách đa dạng các hạng mục đầu tư ngắn và dài hạn. Trong ba năm hoạt đông 2011 - 2013, Công ty đầu tư vào nguồn dài hạn và các công ty liên doanh liên kết. Về lâu dài, các khoản đầu tư dài hạn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn các khoản đầu tư ngắn hạn. Nhưng hiện tại, Công ty đang thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng, lợi nhuận thu được luôn nhỏ hơn chi phí bỏ ra, nguồn nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn thì việc đầu tư như vậy là mạo hiểm và mang lại nhiều rủi ro. Với tình hình đó, việc đầu tư ngắn hạn sẽ đem lại hiệu quả cao. Ưu điểm của đầu tư ngắn hạn là thời gian thu hồi vốn sớm, lợi nhuận thu được nhanh. Những ưu điểm đó phù hợp với tài chính và phương thức hoạt động của Công ty trong thời gian tới. 3.4.1.5 Tăng cường quản lý phải thu khách hàng Các phân tích trên đây về tài sản cho thấy nguồn phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng khoản phải thu, chiếm 60% đến 70% và có xu hướng giảm. Năm 2013, tỷ trọng này giảm mạnh đến 91,64%. Các con số đã chứng tỏ vấn đề quản lý các khoản phải thu còn gặp nhiều vấn đề. Khoản phải thu khách hàng phản ánh nguồn doanh thu trả chậm cho người mua nợ chưa thu tiền. Trong kinh doanh, việc Công ty cho khách hàng trả chậm vừa là chiến lược kinh doanh vừa là để tạo quan hệ với khách hàng. Nếu khách hàng không thanh toán nợ thì Công ty sẽ phải gánh chịu tổn thất xấu. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tín dụng thương mại, sức cạnh tranh sẽ thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, đến doanh thu. Do vậy, Công ty cần đưa ra các chính sách khuyến khích việc trả tiền trước như cho hưởng chiết khấu, giảm giá hàng bán hoặc hưởng chiết khấu thương mại khi thanh toán sớm. Để có được hợp đồng, Công ty phải chấp nhận đánh đổi bằng việc chiếm dụng tiền hàng nhưng Công ty cũng cần quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi khách hàng vi phạm kỷ luật thanh toán 74 để đảm bảo được việc cho khách hàng chiếm dụng vốn sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. 3.4.2 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Hiện nay, với hành lang pháp lý ngày một thông thoáng, các chủ thể kinh tế tham gia thị trường sẽ có nhiều lựa chọn, hướng đi trong việc tìm ra một mô hình tổ chức hoạt động, quản trị doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của từng Công ty. Việc chuyển đổi loại hình Công ty sẽ tạo điều kiện giúp Công ty phát triển, tăng tiềm lực tài chính và phát triển nhanh trong tương lai. Hiện nay, có nhiều loại hình Công ty được Nhà nước và Luật pháp chấp nhận. Công ty cần tìm kiếm các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này để có những lời khuyên và quyết định hợp lý. 3.4.3 Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần * Lợi ích khi chuyển đổi thành Công ty Cổ phần - Chế độ trách nhiệm của Công ty Cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông cùng chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các hoạt động không cao. - Khả năng hoạt động của Công ty Cổ phần rất rộng trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề. Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần linh hoạt tạo điều kiện nhiều nhà đầu tư tham gia. - Công ty Cổ phần có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm chỉ có của Công ty Cổ phần. Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty Cổ phần dễ dàng, do đó phạm vi đối tượng được tham gia Công ty Cổ phần là rất rộng. Trong bối cảnh hiện nay, việc Công ty TNHH Dệt May Linh Phương chuyển đổi sang Công ty Cổ phần nghĩa là các cổ đông góp vốn để phục vụ nhu cầu kinh doanh. Cổ đông chỉ được nhận cổ tức khi Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định. Các cổ đông có trách nhiệm sát cánh cùng Công ty trong các trường hợp khó khăn. Nếu Công ty giải thể thì các cổ đông là những người cuối cùng nhận được tiền (nếu còn) sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ khác. Việc chuyển sang công ty Cổ phần góp phần gia tăng vốn kinh doanh, giúp Công ty giảm khó khăn hiện tại, chia sẻ gánh nặng các nguồn nợ phải trả. * Bất lợi khi chuyển thành Công ty Cổ phần Khi thanh gia loại hình Công ty Cổ phần, việc quản lý và điều hành Công ty phức tạp. Công ty không chịu sự điều hành của Ban giám đốc mà của nhiều các cổ đông, sẽ có sự phân nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích. Việc quản lý Công ty Cổ phần là phức tạp do loại hình Công ty này chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. Thang Long University Library 75 Hiện tại, Công ty TNHH Dệt May Linh Phương đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Các khoản nợ phải trả cao trong khi khả năng thanh toán không đạt được. Đây là vấn đề khó khăn khi Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Bởi lẽ, trước khi quyết định đầu tư, các cổ đông phải xem xét đến tài chính và tiềm năng hoạt động của Công ty. Tài chính bất ổn, Công ty đang trên bờ vực phá sản, khả năng hoạt động không có. Điều này sẽ khó khăn cho Công ty trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà quản lý cần đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh hợp lý và có hiệu quả để tạo sức hút với các nhà đầu tư. 3.4.4 Sáp nhập M&A và mua lại doanh nghiệp Mua lại và sáp nhập (meger and acquisition) thường được sử dụng để xem xét tình huống một doanh nghiệp này hợp nhất với một hoặc một số doanh nghiệp khác. Trong mỗi vụ sát nhập, toàn bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại để hình thành một Công ty mới. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, rất nhiều Công ty không còn đủ tiềm lực và khả năng hoạt động, Công TNHH Dệt May Linh Phương có thể sát nhập cùng các Công ty trong ngành để gia tăng nguồn vốn cũng như tăng cường khả năng sản xuất nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận. * Lợi ích khi Công ty sáp nhập - Lợi thế nhờ quy mô: Các Công ty sáp nhập sẽ tạo nên quy mô lớn hơn về vốn, con người, số lượng chi nhánh,... Sáp nhập sẽ tạo ra được khả năng cung ứng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh. - Tận dụng được hệ thống khách hàng: Mỗi Công ty có đặc thù kinh doanh riêng. Khi sáp nhập và kết hợp lại các Công ty sẽ có những lợi thế riêng để khai thác và bổ sung cho nhau. Với Công ty TNHH Dệt May Linh Phương có quy mô vốn và hoạt động nhỏ, khi được sáp nhập với các Công ty lớn Công ty sẽ có điều kiện về công nghệ, nhân lực và năng lực quản trị rủi ro để tham gia vào các lĩnh vực khác nhau, đa dạng kinh doanh và đem lại nhiều lợi nhuận. - Giảm được chi phí huy động vốn: Nguồn hoạt động của Công ty phụ thuộc lớn vào nguồn vay nợ. Điều này tạo ra các khoản chi phí lãi rất lớn và cũng đem lại những rủi ro khi hoạt động kém hiệu quả. Khi tham gia sáp nhập, tiềm lực tài chính sẽ được cải thiện do có sự đầu tư vốn của các Công ty tham gia sáp nhập giảm gánh nặng huy động vốn cho Công ty. - Thu hút nhân tài giỏi: Khi Công ty sáp nhập với các Công ty khác sẽ tạo ra được đội ngũ nhân sự lớn để chọn lọc hình thành nên đội ngũ nhân sự mới có năng lực. Điều này sẽ tạo nên thế mạnh cho Công ty sau khi sáp nhập, hiệu quả hoạt động cao, gia tăng khả năng theo đuổi các mục tiêu doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đoàn dệt may lớn nhất Việt Nam,... 76 - Gia tăng giá trị Công ty: Việc sáp nhập các Công ty dẫn đến tận dụng được lợi thế kinh doanh trên quy mô lớn, giảm bớt các chi phí khi mở rông sản xuất, cắt giảm được nhân sự dư thừa kém hiệu quả, tận dụng được hệ thống khách hàng, mở rộng lĩnh vực kinh doanh dẫn đến giá trị Công ty nâng cao, thương hiệu được đảm bảo. * Hạn chế khi sáp nhập - Sự sung đột mâu thuẫn giữa các cổ đông lớn: Sau khi sáp nhập, Công ty sẽ hoạt động với số vốn đầu tư lớn, Ban giám đốc sẽ bị thâu tóm dẫn đến mất quyền kiểm soát. Điều đó sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn và bất hòa trong việc giải quyết các vấn đề. Như vậy, trong các tập đoàn lớn, cuộc chiến giữa các cổ đông lớn không thể chấm dứt. - Văn hóa Công ty bị pha trộn: Văn hóa Công ty thể hiện những đặc trưng riêng tạo nên sự khác biệt với các Công ty khác. Sự khác biệt được tạo nên bởi những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, môi trường làm việc, hành vi ứng xử của nhân viên,... Khi sáp nhập nhiều Công ty với nhau, tất yếu các văn hóa đặc trưng riêng được tập hợp lại trong một điều kiện mới. Các nhà lãnh đạo phải tìm cách hòa hợp các loại hình văn hóa riêng để tiến tới một nền văn hóa Công ty chung. - Xu hướng dịch chuyển nguồn nhân sự: Hoạt động sáp nhập dẫn đến tái cấu trúc bộ máy hoạt động dẫn đến dư thừa nguồn lao động hoặc thuyên chuyển công tác. Công ty sáp nhập sẽ gặp khó khăn trong công tác điều hành nếu thiếu các nhân sự nòng cốt do bị thâu tóm. 3.4.5 Phá sản và thanh lý doanh nghiệp Theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nếu kinh doanh thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa hiệp lao động trong ba tháng liên tiếp. Trường hợp của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, trong ba năm liên tiếp từ 2011 đến 2013, lợi nhuận của doanh nghiệp luôn âm, khả năng thanh toán nợ rất thấp, một đồng nợ đi vay không tạo ra được một đồng doanh thu. Như vậy, trên thực tế Nhà nước có đủ cơ sở và pháp lý yêu cầu công ty tuyên bố phá sản. Nếu các nhà quản trị Công ty không còn đủ khả năng quản lý và duy trì hoạt động thì biện pháp tốt nhất là tuyên bố phá sản. Biện pháp tuyên bố phá sản là phương án giải quyết cuối cùng và không mong muốn của bất kì doanh nghiệp nào. Nhưng đó cũng là giải pháp giúp Công ty tránh được những rủi ro về sau. Thang Long University Library 77 Kết luận chƣơng 3 Từ những phân tích thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương trong giai đoạn 2011 - 2013 kết hợp với các lý luận cơ sở về phân tích tài chính doanh nghiệp trong chương 1, nội dung chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nội dung chương 3 đề xuất các giải pháp, các phương án chuyển đổi loại hình tốt nhất cho Công ty. Những giải pháp này phù hợp với tình hình thực tế của Công ty và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. 78 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư và sản xuất đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có của từng ngành nghề kinh doanh thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá sự vững mạnh của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính là cần thiết để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tài chính của mình và giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Với mục đích đó, việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài chính của Công ty, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn tới. Trong khuôn khổ của khóa luận, bước đầu em phân tích tài chính trên cơ sở các báo cáo tài chính của Công ty và đưa ra các giải pháp chủ quan. Trong thực tiễn, nhà phân tích cần có những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các kiến nghị có hiệu quả. Bước đầu tìm hiểu tổng quát nhưng em đã nghiên cứu và nắm bắt được phần nào nguyên tắc hoạt động của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương. Từ đó, em đào sâu nghiên cứu, củng cố kiến thức đã học cùng với trải nghiệm thực tế đã giúp ích cho em khi bước vào công việc. Việc áp dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức và xây dựng kinh nghiệm. Do sự hiểu biết hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận “Phân tích tài chính Công ty TNHH Dệt May Linh Phương” không tránh được những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị Hà Thu đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Trần Thu Trang Thang Long University Library 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Nguyễn Minh Kiều, Bài giảng phân tích tài chính - Chương trình giảng kinh tế Fulbright. 3. PGS.TS Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. TS Lê Thị Xuân (2011), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Website: 80 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cơ cấu TSNH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Phụ lục 2: Cơ cấu nguồn TSDH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Phụ lục 3: Cơ cấu VCSH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Phụ lục 4: Cơ cấu các khoản nợ phải trả của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Phụ lục 5: Tình hình tạo và sử dụng vốn của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2012 Phụ lục 6: Tình hình tạo vốn và sử dụng của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương trong giai đoạn 2012 - 2013 Phụ lục 7: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Phụ lục 8: Phân tích tổng quát tài chính của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Thang Long University Library Phụ lục 1: Cơ cấu TSNH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 4.363.425.742 2,79 4.490.872.134 3,11 127.446.392 2,92 4.267.959.297 5,28 (222.912.837) (4,96) 2.Các khoản đầu tƣ ngắn hạn 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 3.Các khoản phải thu 105.987.641.796 67,83 93.045.060.339 64,46 (12.942.581.457) (12,21) 30.291.026.778 37,46 (62.754.033.561) (67,44) 3.1.Phải thu khách hàng 72.505.918.358 68,41 68.152.935.042 73,25 (4.352.983.316) (6,00) 5.695.801.837 18,8 (62.457.133.200) (91,64) 3.2 Trả trước cho người bán 32.703.345.396 30,86 23.991.413.450 25,78 (8.711.931.946) (26,64) 23.723.022.403 78,32 (268.391.050) (1,12) 3.3 Các khoản phải thu khác 778.378.042 0,73 900.711.847 0,97 122.333.805 15,72 872.202.538 2,88 (28.509.309) (3,17) 4. Hàng tồn kho 44.682.528.862 28,59 45.654.630.897 31,63 972.102.035 2,18 45.146.633.096 55,84 (507.997.800) (1,11) 5.Tài sản ngắn hạn khác 1.227.598.172 0,79 1.150.165.759 0,8 (77.432.413) (6,31) 1.146.265.659 1,42 (3.900.100) (0,34) Tổng TSNH 156.261.194.572 100 144.340.729.129 100 (11.920.465.443) (7,63) 80.851.884.830 100 (63.488.844.299) 43,99 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phụ lục 2: Cơ cấu nguồn TSDH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Các khoản phải thu 135.752.426 0,06 135.752.426 0,08 0 - 135.752.426 0,08 0 - 1.1.Vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc 6.052.426 4,46 6.052.426 4,46 0 - 6.052.426 4,46 0 - 1.2.Phải thu dài hạn khác 129.700.000 95,54 129.700.000 95,54 0 - 129.700.000 95,54 0 - 2.TSCĐ 42.054.755.825 20,13 4.088.384.378 2,34 (37.966.371.440) (90,28) 770.936.465 0,45 (3.317.447.913) (81,14) 2.1.TSCĐ hữu hình 42.054.755.825 100 4.088.384.378 100 (37.966.371.440) (90,28) 770.936.465 100 (3.317.447.913) (81,14) Nguyên giá 57.551.047.637 - 4.910.249.153 - (52.640.798.480) (91,47) 1.166.209.153 (3.744.040.000) (76,25) Giá trị hao mòn lũy kế (15.496.291.812) - (821.864.775) - - - (395.272.688) - - - 2.2.TSCĐ vô hình 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 3.Các khoản đầu tƣ tài chính dài han 162.045.185.018 77,56 168.274.611.918 96,43 6.229.426.900 3,84 168.479.411.11 8 98,3 (51.613.029.800) (30,67) 3.1Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 110.227.355.218 68,02 116.456.782.118 69,21 6.229.426.900 5,65 116.661.582.11 8 69,24 204.800.000 (0,18) 3.2.Đầu tư dài hạn khác 51.817.829.800 31,98 51.817.829.800 30,79 0 - 51.817.829.800 30,76 0 - 4.TSDH khác 4.692.357.000 2,25 2.006.568.938 1,15 (2.685.788.062) (57,23) 2.006.568.938 1,17 0 - Tổng TSDH 208.928.050.269 100 174.505.317.660 100 (34.422.732.600) (16,48) 171.392.669.74 7 100 (3.112.647.900) (1,78) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Thang Long University Library Phụ lục 3: Cơ cấu VCSH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2013 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) 1.VCSH 67.260.434.493 53.021.357.492 (14.239.077.000) (21,17) 50.218.100.637) (2.803.256.860) (5,29) 1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 86.000.000.000 86.104.140.000 104.140.000 0,12 86.104.140.000 0 0 1.2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản (13.343.618) (13.343.618) 0 0 (13.343.618) 0 0 1.3 Chênh lệch đánh giá tỷ giá hối đoái (22.623.621) (22.623.621) 0 0 (22.623.621) 0 0 1.4 Các quỹ thuộc VCSH 0 0 - - 0 - - 1.5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (18.703.598.268) (33.046.815.269) (14.343.217.001) 76,69 (35.850.072.124) (2.803.256.860) 8,48 2.Nguồn kinh phí, quỹ khác 0 0 - - 0 - - Tổng 67.260.434.493 53.021.357.492 (14.239.077.000) (21,17) 50.218.100.637 (2.803.256.860) (5,29) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phụ lục 4: Cơ cấu các khoản nợ phải trả của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Nợ ngắn hạn 212.918.264.659 71,47 182.400.095.517 68,62 (30.518.169.142) (14,33) 120.445.060.160 59,62 (61.955.035.357) (33,97) 1.1 Vay và nợ ngắn hạn 201.982.667.613 94,86 170.559.309.091 93,51 (31.423.358.522) (15,56) 108.196.186.575 89,83 (62.363.122.516) (36,56) 1.2 Phải trả người bán 6.257.875.764 2,94 6.291.398.326 3,45 33.522.562 0,54 6.236.687.329 5,18 (54.710.997) (0,87) 1.3 Người mua trả tiền trước 1.964.297.884 0,92 2.227.844.444 1,22 263.546.560 (13,42) 2.822.994.518 2,34 595.150.074 26,71 1.4 Thuế và các thuế phải nộp 1.096.891.825 0,52 1.752.029.310 0,96 655.137.485 (59,73) 1.620.405.864 1,35 (131.623.446) (7,51) 1.5 Phải trả nội bộ 1.561.757.513 0,73 1.505.463.326 0,82 (56.294.187) (3,60) 1.505.463.326 1,25 0 - 1.6 Các khoản nợ ngắn hạn khác 54.774.060 0,03 64.051.020 0,04 9.276.960 16,94 63.322.548 0,05 (728.472) (1,14) 2.Nợ dài hạn 85.010.545.689 28,53 83.424.593.780 31,38 (1.585.951.909) (1,87) 81.581.393.780 40,38 (1.843.200.000) (2,21) 2.1 Phải trả dài hạn khác 5.710.545.689 6,72 5.924.593.780 7,1 214.048.091 3,75 5.924.593.780 7,26 0 - 2.2 Vay và nợ dài hạn 79.300.000.000 93,28 77.500.000.000 92,9 (1.800.000.000) (2,67) 75.656.800.000 92,74 (1.843.200.000) (2,38) Tổng 297.928.810.348 100 265.824.689.297 100 (32.104.121.051) (10,78) 202.026.453.940 100 (63.798.235.357) (24,00) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Thang Long University Library Phụ lục 5: Tình hình tạo và sử dụng vốn của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2012 Đơn vị tính: đồng Tạo vốn Số tiền Sử dụng vốn Số tiền Giảm phải thu khách hàng 4.352.983.316 Tăng tiền và các khoản tương đương tiền 127.446.392 Giảm trả trước cho người bán 8.771.931.946 Tăng HTK 972.102.035 Giảm TSCĐ 37.966.371.440 Tăng đầu tư vào công ty liên hết 6.229.426.900 Giảm thuế GTGT được khấu trừ 356.506.428 Tăng các khoản phải thu Nhà nước 339.074.008 Giảm TSDH khác 2.685.788.062 Tăng đầu tư vào công ty liên kết 6.229.426.900 Tăng phải trả người bán 33.522.562 Tăng các khoản phải thu khác 122.333.805 Tăng người mua trả tiền trước 263.546.560 Giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 14.343.217.001 Tăng phải trả dài hạn khác 214.048.091 Giảm vay và nợ dài hạn 31.423.358.522 Tăng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 655.137.485 Giảm phải trả nội bộ 56.294.187 Tăng các khoản ngắn hạn khác 9.276.960 Giảm vay và nợ dài hạn 1.800.000.000 Tăng vốn đầu tư của CSH 104.140.000 Tổng 55.413.252.850 Tổng 55.413.252.850 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phụ lục 6: Tình hình tạo vốn và sử dụng của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương trong giai đoạn 2012 - 2013 Đơn vị tính: đồng Tạo vốn Số tiền Sử dụng vốn Số tiền Giảm tiền và các khoản tương đương tiền 222.912.837 Tăng thuế giá trị gia tăng khấu trừ 99.900 Giảm phải thu khách hàng 62.457.133.200 Tăng đầu tư vào công ty liên kết 204.800.000 Giảm các khoản phải thu khác 28.509.309 Giảm vay và nợ ngắn hạn 62.363.122.516 Giảm HTK 507.997.800 Giảm phải trả người bán 54.710.997 Giảm trả trước cho người bán 268.391.050 Giảm thuế và các khoản thuế phải nộp 131.623.446 Giảm thuế và các khoản phải thu Nhà nước 4.000.000 Giảm vay và nợ dài hạn 1.843.200.000 Giảm TSCĐ 3.317.447.913 Giảm phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 728.472 Tăng người mua trả tiền trước 595.150.074 Giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.803.256.860 Tổng 67.401.542.180 Tổng 67.401.542.180 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Thang Long University Library Phụ lục 7: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 159.364.825.616 73.885.504.298 (85.479.321.310) (53,64) 16.328.097.407 (57.557.406.890) (77,9) 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 71.036.363 0 (71.036.363) (100) 0 0 - 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 159.293.789.253 73.885.504.298 (85.408.284.910) (53,62) 16.328.097.407 (57.557.406.890) (77,9) 4.Giá vốn hàng bán 160.893.415.458 76.300.022.672 (84.593.392.730) (52,58) 15.252.677.868 (61.047.344.810) (80,00) 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1.599.626.205) (2.414.518.374) 814.892.169 50,94 1.075.419.539 6.Doanh thu từ hoạt động tài chính 111.254.648 29.826.039 (81.428.609) (73,19) 15.855.359 (13.970.680) (46,84) 7.Chi phí tài chính 13.445.734.357 6.875.689.123 (6.570.045.227) (48,86) 12.336.111 (6.863.353.012) (99,82) Chi phí lãi vay 9.045.089.324 6.875.689.123 (2.169.400.201) (24,00) 12.336.111 (6.863.353.012) (99,82) 8.Chi phí bán hàng 155.238.534 61.737.265 (93.501.269) (60,23) 43.706.544 (18.030.721) (29,21) 9.Chi phí QLDN 2.293.711.964 1.849.255.030 (444.456.934) (19,38) 779.901.717 (1.069.353.313) (57,83) 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (17.383.056.412) (11.171.373.753) (6.211.682.660) (35,73) 255.330.526 11.Thu nhập khác 0 37.722.422.542 37.722.422.542 472.727.273 (37.249.695.270) (98,75) 12.Chi phí khác 0 40.869.963.931 40.869.963.931 3.531.314.654 (37.338.649.280) (91,36) 13.Lợi nhuận khác 0 (3.147.541.389) (3.147.541.389) - (3.058.587.381) 88.954.008 2,83 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (17.383.056.412) (14.318.915.142) 3.064.141.270 17,63 (2.803.256.855) 11.515.658.290 80,42 15.Chi phí doanh nghiệp - - - - - - - 16.Thuế TNDN phải nộp - - - - - - - 17.Lợi nhuận sau thuế (17.383.056.412) (14.318.915.142) 3.064.141.270 17,63 (2.803.256.855) 11.515.658.290 80,42 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Phụ lục 8: Phân tích tổng quát tài chính của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị Chênh lệch (%) Giá trị Chênh lệch (% Doanh thu thuần Đồng 159.364.825.616 73.885.504.298 (53,64) 16.328.097.407 (77,9) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,73 0,79 0,06 0,67 (0,11) Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,52 0,52 0 0,3 (0,22) Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,02 0,02 0 0,35 0,33 Thời gian quay vòng hàng tồn kho ngày 100 215 115 1066 851 Thời gian thu nợ trung bình ngày 240 545 305 671 126 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 0,44 0,23 (0,21) 0,06 (0,17) Khả năng thanh toán lãi vay Lần (0,92) (1,08) 0,16 (226,24) 225,16 ROS % (10,91) (19,38) 8,47 (17,17) (2,21) ROA % (4,76) (4,49) (0,27) (1,11) (3,38) ROE % (25,84) (27,00) 1,16 (5,58) (21,42) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán) Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a16295_6791_5782.pdf
Luận văn liên quan