Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình Giang Xá

Mỗi một di tích kiến trúc cổ truyền đều là những di sản văn hoá quý giá của dân tộc. Trải qua thời gian, bản thân những di tích kiến trúc ấy đã tự thâu nạp cho mình những giá trị văn hoá độc đáo và trở thành thực thể văn hóa không thể thiếu đối với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Mỗi loại hình di tích lại có vị trí và vai trò riêng trong tâm hồn của người Việt. Có lẽ trong số các loại hình di tích ấy, hình ảnh ngôi đình gần gũi và mang đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam hơn cả. Đối với bất kỳ một người con khi sinh ra, trưởng thành ở mỗi một vùng quê đều không thể quên được hình ảnh ấy. Ngôi đình đã thực sự trở thành một phần trong tâm hồn họ; là niềm tự hào, tự tôn của mỗi người Việt Nam. Và chính bằng tình cảm thân thiết, gần gũi với ngôi đình mà có không ít những tác phẩm văn học dân gian lấy hình ảnh ngôi đình là nguồn cảm hứng sáng tạo như những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ Cũng giống như bao miền quê khác, mỗi người con được sinh ra trên quê hương xứ Đoài đều cảm thấy tự hào về vùng đất truyền thống, về bề dày lịch sử ; đồng thời còn tự hào về vùng đất với những lễ hội cổ truyền mang đậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ như lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương, hội Giã La, hội Giá mà ít vùng đất nào sánh kịp. Đến với vùng đất này, chúng ta được hoà mình trong không gian linh thiêng của những lễ hội ấy. Nhưng có lẽ, điều độc đáo và gây được cảm xúc, ấn tượng hơn cả khi đặt chân tới vùng đất này đó là sự tuyệt mỹ của những ngôi đình cổ. Bằng tài nghệ, trí sáng tạo của mình, các nghệ nhân dân gian đã để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền của người Việt. Đó là những ngôi đình vừa thoáng rộng, vừa bao trùm trong không gian linh thiêng như đình Chu Quyến, đình Tây Đằng Mở đầu. 1 Chương 1. Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử. 5 1.1 Tổng quan về vùng đất, con người Giang Xá .5 1.2 Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đình Giang Xá .10 1.3 Lịch sử vị thần được thờ. . 12 1.4 Một số di tích khác thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá .17 1.4.1 Chùa Giang Xá. 18 1.4.2 Đền Giang Xá. . 20 Chương 2. Giá trị kiÕn tróc, nghÖ thuËt vµ lÔ héi của đình Giang Xá .23 2.1 Giá trị kiến trúc . .23 2.1.1 Không gian cảnh quan 24 2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể 28 2.1.3 Kết cấu kiến trúc 31 2.1.4 Trang trí trên kiến trúc 41 2.1.5 Một sè di vật tiêu biểu của đình Giang Xá 52 2.2 Lễ hội Đình Giang Xá . .56 2.2.1 Thời gian diễn ra lễ hội 57 2.2.2 Công việc chuẩn bị cho lễ hội 59 2.2.3 Diễn trình lễ hội . 60 Chương 3. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình Giang Xá . . 65 3.1 Thực trạng di tích ®×nh Giang X¸ 65 3.1.1 Hiện trạng của các kết cấu kiến trúc . 65 3.1.2 Thực trạng cảnh quan, không gian xung quanh di tích .66 3.1.3 Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích 67 3.1.4 Thực trạng lễ hội . .68 3.2 Vấn đề bảo vệ, tôn tạo di tích . 70 3.3. Khai thác, phát huy giá trị di tích 81 KÕt luËn . 85 Tµi liÖu tham kh¶o . .87

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình Giang Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền múa lụa gồm các cháu nhỏ đi ngay sau kiêụ cỗ. Kiệu Bác được tháp tùng đằng trước bởi lá quốc kỳ và đội dâng hương (trong ban tế nữ), nối tiếp sau là nhang án. Đằng sau của nhang án là các quân cờ và phường bát âm, và các cờ reo. Sau đó là kiệu văn. Có lẽ tháp tùng kiệu giá (kiệu rồng) đầy đủ và uy nghiêm hơn cả. Đi trước là văn kiên, tề kiên (gồm dùi đồng, thứ việt, bát bửu), tiếp đó là trùy đồng rồi đến gươm vàng. Cùng với kiệu giá có các cờ reo, cờ hiệu, gươm cẩn và quạt ngà. Quạt ngà dùng để che khi hạ kiệu. Đi bên cạnh kiệu giá có các tán lọng. Sự uy nghiêm, oai phong của vị thần đã phần nào được thể hiện qua hệ thống của đòan rước. Đi ngay sau kiệu giá là các cụ cửu, thập niên rồi đến thất, bát ( áo đỏ), sau là các cụ lục thập niên ( áo xanh),và các vãi và sau đó mới đến dân làng. Mặc dù khoảng cách giữa đình và đền không xa chưa đầy 1 km nhưng đòan rước đi rất trang nghiêm và tỏ vẻ thành kính. Sau khi về đến đình, mỗi kiệu và mỗi một bộ phận được sắp xếp ở một vị trí nhất định chuẩn bị cho việc tế chính. Trước khi vào tế ban tế gồm 19 người phải tẩy uế bằng rượu gừng (chỉ có ban tế mới được dùng) ở trên hai đĩa trên hai cây quán tẩy ở hai bên gian giữa. Đồng thời chủ tế phải soát lại các lễ vật, còn thiếu sót gì để bổ sung và sắp xếp lại trật tự do bị sai lệch trong quá trình rước. Chủ tế đứng “mạnh bái” mang trọng trách tế lễ thần thành hoàng còn các cụ bồi tế đứng ở hai bên lòng đình. Hai người Tây xướng, Đông xướng đứng trước hai bên hương án. Trong quá trình tế, các bồi tế làm theo lời của chủ tế, Tây xướng và Đông xướng. Không khí trang nghiêm bao trùm không chỉ trong không gian đình mà còn cả bên ngoài sân đình. Thời gian tế khoảng chừng từ 10 giờ đến 11giờ 30. Sau khi tế xong không khí lễ hội bắt đầu lan tỏa rộng rãi và nhộn nhịp lạ thường. * Phần hội Đây là phần được người dân trong làng mong đợi nhiều nhất. Hội làng không thể tách rời với phần lễ bởi hai phần đó hòa vào nhau làm cho không khí lễ hội càng trở nên sinh động và mang màu sắc dân gian hơn. Nếu như trong quá trình rước và tế lễ, dân làng chìm trong không khí linh thiêng thì khi kết thúc phần lễ bước sang phần hội, mọi người dường như hòa mình vào không khí nhộn nhịp mà chỉ có ngày hội làng mới có. Ở mỗi một làng quê lại có những trò chơi riêng đặc trưng của riêng làng mình. Có làng thì tổ chức bơi chải, đua thuyền, nhưng có những làng lại tổ chức chọi gà, chọi dê. Dù là trò chơi nào nhưng đều tạo cho dân làng cái cảm giác hồ hởi, vui vẻ của ngày hội. Đối với làng Giang Xá do nằm trong khu dân cư nên làng không tổ chức bơi chải mà thay vào đó là những trò chơi đậm tính truyền thống. Dân làng sẽ được thưởng thức những làn điệu quan họ của các liền anh, liền chị từ các đòan quan họ được làng mời từ vùng Kinh Bắc. Nếu trong đám lệ chỉ đón trong một ngày thì ở đại đám có thể đón từ 3-5 ngày. Các liền anh, liền chị trong những trang phục truyền thống của miền quan họ vừa bơi thuyền trong giếng nước trước cửa đình vừa trao nhau những lời giao duyên đằm thắm. Bên cạnh đó cũng có sự giao lưu giữa các đoàn với câu lạc bộ của địa phương. Ngoài mời các đoàn quan họ, có những năm dân làng mời những đoàn chèo tới hát (hát cửa đình). Tùy từng năm mà dân làng đón đoàn nào cho phù hợp. Nhưng có lẽ có các trò chơi dân gian là được mọi người hưởng ứng và háo hức chờ đợi nhất. Theo như các cụ thì trước đây ở giếng trước cửa đình thường tổ chức trò bắt vịt ở giếng. Ban đầu ban tổ chức treo giải thưởng cho ai bắt được vịt trong giếng, rồi thả 5 - 10 con xuống. Mặc dù phần thưởng không đáng là bao và để chơi được trò chơi này, các thanh niên phải không ngại “ướt quần áo”, nhưng vẫn không hạn chế nổi sự háo hức của các nam thanh, nữ tú trong làng. Dịp hội làng cũng là nơi để các đôi nam nữ trong làng có dịp kén duyên, hò hẹn. Ngoài trò chơi bắt vịt, làng còn tổ chức hội thi cờ người cho các vị trung niên, cao tuổi trong làng. Có thể nói không khí lễ hội đã lan tỏa tới từng ngóc ngách trong làng. Trong những năm gần đây, các trò chơi dân gian ít được tái hiện mà thay vào đó là các trò chơi mà đoàn thanh niên tổ chức như kéo co, đá bóng. Mặc dù không khí không được náo nhiệt như xưa nhưng những trò chơi này đã phần nào cho thế hệ trẻ được trở về với cội nguồn, truyền thống của cha ông. Trải qua lịch sử mấy trăm năm tồn tại, di tích đình làng Giang Xá đã tự thâu nạp cho mình những giá trị văn hóa độc đáo. Sự kết hợp giữa giá trị kiến trúc với những mảng chạm khắc mang đậm phong cách thế kỷ XVII và các giá trị văn hóa phi vật thể đã càng tạo cho đình Giang Xá những giá trị thiêng liêng, không thể phai nhòa trong mỗi tâm hồn những con người quê hương. Tuy nhiên do tồn tại khá lâu đời, chịu nhiều biến động của tự nhiên và xã hội nên đình Giang Xá đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ xuống cấp, thậm chí sụp đổ. Vì vậy nó cần được các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền có giải pháp kịp thời để tránh cho di tích hư hại và mất đi giá trị của nó. Chương 3 VẤN ĐỀ BẢO VỆ, TÔN TẠO VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH GIANG XÁ 3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH ĐÌNH GIANG XÁ Bất kỳ một di tích kiến trúc gỗ nào của người Việt tồn tại qua 2 thế kỷ đều bị xuống cấp. Với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều các di tích kiến trúc gỗ không khỏi bị mục rũa và mối mọt. Đó là chưa kể đến những yếu tố tác động từ bên ngoài như sự phá hoại của cộng đồng. Bởi vậy trước khi đưa ra các giải pháp để bảo vệ và tôn tạo đình Giang Xá, trước hết ta cần tìm hiểu thực trạng các vấn đề liên quan trực tiếp tới di tích. Từ đó mới có cơ sở để đưa ra các giải pháp tích cực. 3.1.1. Hiện trạng của các kết cấu kiến trúc Đây thực là vấn đề đáng lo ngại và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại lâu dài của di tích. Bởi kết cấu khung chịu lực chính của đình Giang Xá là hệ thống các bộ vì với các hàng chân cột vững chắc. Một khi bộ khung này bị xuống cấp sẽ đe doạ tực tiếp tới công trình. Một thực trạng đáng lo ngại mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra là hệ thống khung chịu lực đang bị nghiêng và xô lệch về phía bên phải, phía trước của đình. Hệ thống các cột quân ở gian ngoài đều có xu hướng nghiêng. Đặc biệt là cột quân phía bên phải gian trong của đình. Sở dĩ bộ khung dễ bị xô lệch bởi nó phía đỡ bộ mái khá nặng nề, đồng thời lại chịu sự tác động của mưa bão do điều kiện tự nhiên. Do bộ khung đã bị nghiêng nên hệ thống ván sàn ở phía dưới cũng bị các chân cột tạo ra độ choãi làm cho hệ thống ván sàn ít nhiều bị xô lệch, không chắc chắn. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đình Giang Xá đã được trùng tu nhiều lần nhưng những lần trùng tu ấy chỉ giải quyết từng bộ phận của kiến trúc chứ chưa chú ý đến việc giải quyết trùng tu tổng thể kiến trúc đình. Bộ khung của đình phần ngoài đã bị xô lệch nhưng bản thân các kết cấu kiến trúc bên trong của ngôi đình đang bị xuống cấp mới thực sự đáng quan tâm. Quan sát hệ thống cột của toà Đại đình, ta nhận thấy các chân cột đều đang có xu hướng mục rũa. Nghiêm trọng nhất là hệ thống cột cái, cột quân của hai gian ngoài cùng ở hai phía đang ngày càng bị bào mòn mà chưa được xử lý kịp thời. Hơn thế nữa hệ thống các câu đầu, hoành mái ở nhiều vị trí cũng bị mục rũa. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với việc bảo tồn, trùng tu di tích đình Giang Xá. Có thể nói hiện nay di tích đình Giang Xá đang đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Từ hệ thống khung chịu lực chính cho tới các hoành mái, kẻ đỡ các mái bên đều xuống cấp. Đặc biệt là ở hai mái bên của toà Đại đình xuất hiện các hiện tượng trũng xuống và phần mái bị xô lệch. Nếu không được trùng tu kịp thời sẽ khiến cho phần mái này bị dột và như vậy sẽ càng làm cho các nhân tố gây hại tới kiến trúc gỗ có điều kiện thuận lợi phát triển. 3.1.2. Thực trạng cảnh quan, không gian xung quanh di tích Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù nó không liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của ngôi đình nhưng nó cũng ảnh hưởng tới không gian và mỹ quan của di tích. Nhìn tổng thể kiến trúc thì có thể nói di tích đã có được một không gian hoàn hảo. Một khoảng sân rộng, tĩnh lặng, thoáng mát nhưng khi quan sát kỹ thì rõ ràng không gian của di tích còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ngay trước cửa đình, ở dưới lòng giếng, một số hộ dân không có ý thức đã thả rác sinh hoạt xuống làm mất mỹ quan cho khuôn viên của di tích. Đi qua cổng làng, chúng ta tiếp cận ngay với giếng. Vậy mà, không lý gì các hộ gia đình ở đây lại xả rác ngang nhiên như vậy. Hơn nữa hai bên tả vu và hữu vu của đình cũng đang trong tình trạng làm mất cảnh quan di tích. Từ khoảng sân rộng đi lên toà Đại đình thoáng mát bấy nhiêu thì hai dãy nhà tả vu và hữu vu lại gây mất mỹ quan bấy nhiêu. Hai dãy nhà này được ban quản lý di tích quy định là nơi tiếp khách trong những ngày diễn ra lễ hội. Hiện nay hai dãy nhà này đã biến thành nhà kho và một số công nhân xây dựng nhà văn hoá gần đó đang sử dụng làm nơi ăn ở, sinh hoạt. Bởi vậy nếu trông vào hai dãy nhà tả vu và hữu vu chúng ta khó có được thiện cảm. Ngay trong nội vi toà Đại đình, tổ chức không gian bên trong không được phù hợp. Nếu như ở gian chính giữa, ngôi đình có vẻ rất trang nghiêm thì ở các gian bên, hệ thống các di vật như xe chiêng, xe ngựa, các con xoay đều rất lộn xộn và hệ thống ván gỗ cũng không được lau dọn thường xuyên. Phía sau đình hệ thống cảnh quan không được chú trọng. Các cành lá mục rụng xuống không được thu dọn. Đặc biệt, phía sau của đình dường như cũng trở thành nơi đổ rác. Như vật, ít nhiều đã làm mất đi vẻ mỹ quan cho ngôi đình. Đặc biệt quan trọng hơn là khi để một lượng rác và lá cây mục tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường thuận lợi cho các nhân tố như nấm mốc, mối mọt… phát triển và nó sẽ trở thành nguồn gây hại trực tiếp đến bản thân di tích. 3.1.3. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích Nhìn chung hầu hết những người dân trong làng đều có ý thức trong việc bảo vệ di tích đình làng. Mỗi người dân đều nhận thức được giá trị của di tích kiến trúc đình làng và họ tự hào về ngôi đình của mình. Tuy nhiên không phải bất kỳ người dân nào cũng có ý thức như vậy. Đôi khi những hành động tưởng chừng như vô hại của những thanh niên trong làng như đá bóng hai bên và trong sân đình cũng gây ra ít nhiều gây ra tác động tới di tích. Một số hộ gia đình còn chưa có ý thức trong việc bảo vệ cảnh quan của ngôi đình, làm cho ngôi đình mất dần giá trị thẩm mỹ vốn có của nó. Một điều bất cập nữa là vào các ngày chợ phiên của làng, các hàng quán được bầy ngay phía cổng làng cho tới hai bên đầu hồi đình. Các phiên chợ được họp ở gần đình đó cũng là điều bình thường. Tuy nhiên vấn đề là ở ý thức của các hộ kinh doanh. Sau khi tan phiên chợ, nhìn cảnh rác đầy đường mà người dân vẫn làm ngơ dù đã có đội thu gom rác sau mỗi phiên chợ nhưng không tránh khởi được sự vương vãi ở bên và trong sân đình. Hơn nữa, hằng ngày ở đầu hồi đình các quán hàng thực phẩm vẫn được bày biện tự do gây mất mỹ quan thẩm mỹ. Không những đã xâm phạm tới di tích mà còn ảnh hưởng tới kết cấu kiến trúc, tới không gian cảnh quan của di tích. Có một điều đáng biểu dương đối với ý thức bảo tồn di tích đình Giang Xá đó là toàn dân đều có ý thức bảo vệ và giữ gìn hệ thống các di vật còn lại trong đình. Tình trạng mất cắp các di vật ít xẩy ra. Để có thể làm được điều đó Ban quản lý di tích đã kết hợp với các hộ gia đình trong thôn cùng giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong nhân dân và đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Chính vì vậy, đình Giang Xá vẫn bảo lưu được hệ thống các di vật khá phong phú và đồ sộ. 3.1.4. Thực trạng lễ hội Trong xu thế hiện đại ngoài việc bảo lưu những yếu tố cổ truyền của hội làng là việc nên làm và phải làm thì việc tiếp thu những luồng văn hoá mới cần phải được lựa chọn. Chúng ta không đòi hỏi con người sống trong một xã hội hiện đại mà vẫn giữ nguyên được tất cả những gì từ xa xưa. Khi xã hội phát triển thì sẽ có những thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn giữ được trọng tâm của lễ hội. Nhìn chung các ngày lễ và ngày hội của làng Giang Xá đều tuân thủ theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Lễ hội truyền thống không tổ chức một cách lãng phí mà được Ban quản lý di tích phối hợp với cơ quan địa phương tổ chức một cách hài hoà vừa mang cho người dân một không khí lễ hội vừa thực hiện đúng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây đó là các hình thức vui chơi không lành mạnh có thể xuất hiện trong ngày hội làng. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng dịp lễ hội để hoạt động tôn giáo trái pháp luật, đồng thời tuyên truyền những đường lối chống đối Đảng và Nhà nước ta. Đây là vấn đề đã từng xuất hiện ở nhiều di tích, thiết nghĩ làng Giang Xá cũng nên đề phòng với vấn đề này. Xã hội ngày càng phát triển thì tại một số lễ hội xuất hiện các trò chơi không lành mạnh. Nhiều trò chơi ăn tiền ngang nhiên công khai diễn ra trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng mà không được giải quýêt. Thậm chí vào dịp đầu năm hay trong ngày hội làng, hiện tượng đánh bạc ngay trước cửa đình lôi kéo không chỉ các tầng lớp trung niên mà còn cả những thanh niên, những em nhỏ trong làng và ngoài làng. Từ những hoạt động vui chơi lành mạnh mang tính giáo dục truyền thống giờ đây đã trở thành cơ hội cho các tệ nạn xã hội nảy sinh như trộm cắp, cờ bạc, đánh nhau… Một số vấn đề khác cũng đã xuất hiện ở một số làng quê đó là ý thức sai lệch về vấn đề bảo lưu yếu tố truyền thống cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Chúng ta bảo lưu những nét đẹp văn hoá cổ truyền chứ không phải bảo lưu hoàn toàn cả những yếu tố xấu. Đây cũng là một thực trạng rất đáng quan tâm. Nhìn chung ở làng Giang Xá trong những ngày hội làng, mọi người dân đều có ý thức thực hiện nếp sống văn minh. Nhưng những tệ nạn là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy nó cần được quan tâm và xử lý kịp thời tránh làm ảnh hưởng tới cộng đồng cũng như quá trình bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống. 3.2 VẤN ĐỀ BẢO VỆ, TÔN TẠO DI TÍCH * Cơ sở pháp lý Nếu xét ở một phạm vi rộng thì di sản văn hoá của một quốc gia không chỉ của riêng quốc gia ấy, mà nó là tài sản chung của toàn thể nhân loại. Bởi mỗi một di sản văn hoá là những tinh hoa được kết tụ bởi tài năng, trí sáng tạo của xã hội loài người trong tiến trình phát triển. Do vậy, những di sản văn hoá ấy không chỉ được bảo vệ trực tiếp bởi riêng một cá nhân, tổ chức hay của một quốc gia mà chúng còn được bảo vệ gián tiếp bởi hệ thống những văn bản pháp lý của quốc tế. Hệ thống những văn bản ấy là cơ sở, tiền đề giúp cho mỗi quốc gia định hướng và xây dựng kế hoạch bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước mình. Từ hiến chương Athen(1931), hiến chương Venice(1964), hiến chương Florence(1981)….và đến văn kiện Nara thì hệ thống văn bản ấy ngày càng được hoàn thiện và có giá trị pháp lý cao. Trên cơ sở hệ thống những văn bản quốc tế, mỗi quốc gia lại xây dựng những văn bản riêng, phù hợp với thực trạng bảo vệ di tích của đất nước mình để bảo vệ di sản văn hoá dân tộc. Ở nước ta, ngay trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, Đảng và Nhà nước ta cũng rất chú trọng tới công tác bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc, thể hiện qua các văn bản mang tính chất pháp lý cao như sắc lệnh số 65/SL-CTP ra ngày 23-11-1945; nghị định 519/TTg ra ngày 29-10-1957… Trong xu thế hội nhập và phát triển thì vấn đề bảo vệ các di sản văn hoá càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều đó đựơc thể hiện qua những chủ trương, quan điểm và hệ thống những văn bản hiện hành mà cao nhất là “Luật di sản văn hóa” được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2002. Trong văn bản luật này, có nhiều điều mục, khoản quy định rõ về vấn đề bảo vệ những di tích lịch sử văn hoá, trong đó phải kể tới vấn đề xếp hạng di tích. Đây được đánh giá là cơ sở, tiền đề có giá trị pháp lý cao nhất đối với việc bảo vệ di tích ở nước ta.Căn cứ vào những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ của di tích mà được xếp hạng khác nhau. Mục đích của việc xếp hạng di tích nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo quyền bất khả xâm phạm cho di tích, đồng thời xác định mức độ giá trị của từng di tích để có định hướng hoạt động tu bổ, tôn tạo, và khai thác giá trị di tích. Căn cứ vào những giá trị lịch sử, nghệ thuật của mình, đình Giang Xá đã được Bộ Văn hoá Thông tin ( nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia năm 1989 theo quyết định số 1570/VH-QĐ. Sự ghi nhận ấy đã thể hiện rõ giá trị của di tích trong suốt thời gian tồn tại và là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Nhưng quan trọng hơn, đây là tiền đề, cơ sở về mặt pháp lý cao nhất đối với việc bảo vệ đình Giang Xá tránh khỏi các nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn tại lâu dài của bản thân di tích. Bởi lẽ, đối với những di tích chưa được xếp hạng, chỉ được bảo vệ bằng những khung pháp lý áp dụng chung mà không có những cơ sở pháp lý đặc biệt. Trên cơ sở được xếp hạng bản thân ngôi đình sẽ có nhiều thuận lợi để được bảo vệ một cách tốt nhất. Đối với bất kì một di tích dù toạ lạc ở vị trí, không gian nào đều có những khu vực bảo vệ riêng. Vấn đề quy định khu vực bảo vệ di tích là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ di tích tránh khỏi những nguy cơ bị xâm phạm. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử, các văn bản luật lại quy định những khu vực bảo vệ khác nhau cho di tích. Gần đây nhất, tại điều 32 của Luật Di sản Văn hoá quy định khu vực bảo vệ di tích bao gồm: - Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích phải được bảo vệ nguyên trạng. - Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích, nhưng không ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan, thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích. Trên cơ sở biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích trên sẽ tạo điều kiện, tiền đề pháp lý để bảo vệ di tích khỏi sự xâm phạm về đất đai và những yếu tố khác của di tích. Bởi vậy có thể nói, biên bản này thực sự cần thiết và có giá trị pháp lý cao góp phần vào việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Tuy nhiên, đối với những di tích khác nhau lại có những khu vực bảo vệ riêng, không phải di tích nào cũng có hai khu vực bảo vệ hoàn chỉnh. Đình Giang Xá toạ lạc trong khu vực cư trú, ở ngay trung tâm làng nên vấn đề xác định khu vực bảo vệ của ngôi đình không thể căn cứ hoàn toàn theo như điêù 32 của Luật Di sản. Căn cứ theo văn bản quy định khu vực bảo vệ của đình Giang xá thì đình chỉ có khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích phải được bảo vệ nguyên trạng. Như vậy, đây cũng là một trong những cơ sở pháp lý để bảo vệ ngôi đình. Dựa trên văn bản này mà ngôi đình tránh được nhưng nguy cơ xâm phạm về đất đai, và các giá trị vốn có của mình. *Bảo vệ bằng các giải pháp kỹ thuật Căn cứ vào hiện trạng của đình Giang xá, chúng ta nhận thấy vấn đề bảo vệ tu bổ là vấn đề cấp thiết, bởi nếu không được tu bổ kịp thời ngôi đình sẽ đối mặt với nguy sụp đổ, đồng nghĩa với một di sản văn hoá quý giá của dân tộc bị mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà việc tiến hành tu bổ tôn tạo di tích được tiến hành một cách nóng vội vô nguyên tắc, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí mà hiệu quả không cao. Vấn đề lựa chọn phương án giải pháp tối ưu và cần tuân thủ những nguyên tắc nào trong quá trình tu bổ thực sự là vấn đề nan giải. Có thể nhận thấy, một nguyên tắc cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình tu bổ di tích nói chung và đình Giang Xá nói riêng đó là tính nguyên gốc của di tích. Để tuân thủ và vận dụng nguyên tắc ấy như thế nào thì trước hết cần nhận thức rõ về tính nguyên gốc một cách cụ thể tránh tình trạng nhận thức sai lệch, nhầm lẫn. Tính nguyên gốc của di tích được các nhà trùng tu, các nhà khoa học đưa ra bàn luận tương đối nhiều và ngày càng hoàn chỉnh hơn.Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu tính nguyên gốc của di tích là tất cả những hiện trạng cụ thể, chính xác khi sự kiện lịch sử mới kết thúc ở di tích, nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đã sinh sống hoạt dộng ở di tích, những giá trị văn hoá được sáng tạo ra ở thời điểm khởi dựng ban đầu. Nguyên gốc di tích chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ của chính bản thân nó. Đồng thời, chúng ta cũng có thể hiểu nguyên gốc di tích như nguồn gốc sáng tạo ban đầu. Đó cũng chỉ là khái niệm tương đối bởi trên thực tế nó có thể liên quan tới tính kế tục sáng tạo trong lịch sử, trong cuộc sống của nguồn di sản. Điều này bao gồm những giá trị đan xen được sáng tạo ra ở các thời kì khác nhau. Tính nguyên gốc của di tích bao gồm 3 thuộc tính cơ bản sau: - Khởi thuỷ sáng tạo, được hiểu là bản nguyên mẫu đối lập với sự sao chép. - Căn cứ đáng tin cậy đối lập với sự phỏng đoán, giả thiết. - Tính chân xác lịch sử đối lập với sự giả mạo, làm y như thật. Tính nguyên gốc là tiêu chí cơ bản làm cho một đối tượng được công nhận là di tích đích thực, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Đồng thời, trân trọng và giữ gìn tính nguyên gốc cũng là tiêu chí quan trọng cần tuân thủ khi tiến hành việc tu bổ di tích. Theo tinh thần của văn kiện Nara thì tính nguyên gốc của di tích được thể hiện ở các mặt sau: - Nguyên gốc về kiểu dáng, phong cách. - Nguyên gốc về vật liệu xây dựng. - Nguyên gốc về kĩ thuật, độ tinh xảo trong chế tác hoặc thi công. - Nguyên gốc về chức năng sử dụng. - Nguyên gốc về địa điểm tồn tại. - Nguyên gốc về cảnh quan môi trường. Tính nguyên gốc của di tích liên quan tới nguồn gốc sáng tạo ban đầu của di tích, đồng thời liên quan tới tính liên tục trong lịch sử hình thành và phát triển của di tích. Có nghĩa là, trong di tích có sự đan xen các yếu tố nguyên gốc ở các giai đoạn khác nhau. Mặt khác tính nguyên gốc còn gắn với thời gian lúc di tích đạt tới đỉnh cao giá trị về mọi mặt. Tính nguyên gốc của di tích khiến cho các nhà trùng tu, kiến trúc sư, các nhà thi công cảm thấy xót xa, nuối tiếc trước cái đã mất và trước cái có nguy cơ sẽ bị mất đi nếu họ không có sự can thiệp kịp thời. Măc dù trong quá trình tồn tại, di tích có thể bị biến đổi theo thời gian song tiêu chí để xác định tính nguyên gốc của di tích cần thiết phải tuân thủ những nguyên tắc sau: - Tính nguyên gốc về thiết kế: có thể hiểu là các công trình đó mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tu bổ trong lịch sử vẫn giữ được kết cấu và dáng vẻ ban đầu của nó. - Tính nguyên gốc về vật liệu: Việc đảm bảo sử dụng các vật liệu đã tạo lập nên các công trình kiến trúc phải được quán xuyến xuyên suốt trong quá trình bảo tồn và khôi phục. - Tính nguyên gốc về kĩ thuật tạo tác: Kiểm định về kĩ thuật tạo tác nhiều khi là việc làm rất khó. Bởi trên thực tế quá trình tồn tại của di tích, những bộ phận bị hư hỏng đã được thay thế và quá trình áp dụng kĩ thuật tạo tác trên loại vật liệu khác nhau đã có sự khác nhau - Tính nguyên gốc về chức năng sử dụng: Trong lịch sử, các di tích được hình thành đều có những lí do khác nhau của sự xuất hiện và chức năng sử dụng của riêng chúng. Vì vậy, nếu sử dụng di tích vào mục đích khác nhau như ngôi đình thành nhà kho, nhà bán hàng ... thì đó cũng làm sai lệch một yếu tố nguyên gốc của di tích. - Tính nguyên gốc về cảnh quan môi trường: Trong nhiều trường hợp, do có sự thay đổi và phát triển của xã hội hiện đại, nhiều khi di tích không còn tồn tại trong cảnh quan môi trường lịch sử của nó trước đây . - Tính nguyên gốc về địa điểm tồn tại: Một trong những đặc điểm riêng của di tích lịch sử văn hoá là luôn gắn với không gian. Việc tách rời một di tích khỏi địa điểm tồn tại là không thể được. Vì vậy việc xác định địa điểm tồn tại ban đầu của di tích là một trong những yếu tố đặt ra của nguyên gốc di tích. Tóm lại mọi hoạt động bảo tồn di tích đều phải dựa trên cơ sở khoa học của tính nguyên gốc di tích đảm bảo đích thực về chất liệu, kiểu dáng, chức năng ban đầu và những biến đổi nếu có trong thơì gian tồn tại của di tích . Tuy nhiên, trong công tác tu bổ di tích tính nguyên gốc của di tích cần được vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo, tránh cứng nhắc có nghĩa là xử lý tuỳ thuộc vào nguyên tắc khoa học, mục tiêu tu bổ cũng như cải tạo bổ sung công năng mới của di tích. Nhưng quan trọng hơn cả, là không được để tính nguyên gốc trở thành vật cản trở sự cần thiết phải cải thiện, tránh xu hướng mai một của di tích . Như vậy, xác định tính nguyên gốc của di tích là cần thiết trong quá trình tu bổ di tích, nhưng cũng cần vận dụng một cách khéo léo, tránh áp dụng một cách máy móc. Trong công cuộc tu bổ di tích ở nước ta hiện nay thì tuân thủ nguyên tắc tính nguyên gốc của di tích cần được các nhà trùng tu, các kiến trúc sư, các nhà thi công quan tâm hơn nưã. Bởi thực tế, mặc dù trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng việc giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá của dân tộc, đặc biệt là đối với những di tích cổ và có giá trị cao. Ngân sách Nhà nước đã trích cho công cuộc trùng tu, bảo tồn di sản văn hoá không hề nhỏ. Tuy nhiên thực trạng đáng buồn xảy ra đó là kinh phí đầu tư, tu bổ có, các điều kiện cần thiết hỗ trợ đều được đáp ứng, nhưng do không nhận thức được giá trị nguyên gốc của di tích hay vì nguyên nhân khác mà các nhà trùng tu đã “biến” các công trình kiến trúc cổ, nhiều giá trị thành công trình kiến trúc gần như mới. Điển hình gần đây nhất là việc trùng tu, tu bổ đình Thuỵ Phiêu (Hà Tây cũ) – là một trong số rất ít những ngôi đình cổ còn lại. Tuy nhiên sau khi trùng tu, đình Thuỵ Phiêu dường như đã trở thành một công trình “rất mới”, các yếu tố gốc cũng lại rất ít. Chính vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm trước khi tiến hành trùng tu đối với bất kỳ một di tích nào. Đối với đình Giang Xá, việc bảo vệ, tu bổ di tích là cần thiết, nhưng vấn đề tu bổ, áp dụng các giải pháp kĩ thuật và vận dụng nguyên tắc tính nguyên gốc của di tích như thế nào cần được quan tâm . Thông thường trong tu bổ di tích, chúng ta thường áp dụng các hình thức như tu bổ trên quy mô lớn, tu bổ mang tính chất sữa chữa nhỏ (tu sửa nhỏ), bảo quản cấp thiết, bảo quản phòng ngừa (bảo quản định kì)… -Trong đó, tu bổ trên quy mô lớn (sửa chữa lớn, tu sửa lớn) với mục tiêu phục hồi, tái tạo lại toàn bộ hay từng phần di tích đã bị mất đi, bị làm sai lệch hay biến đổi hình dáng. Công tác phục hồi di tích đặt ra nhiệm vụ tước bỏ những lớp bổ sung sau này làm sai lệch hình dáng ban đầu, làm giảm các mặt giá trị của di tích. Còn tái tạo di tích có nghĩa là phục dựng lại những yếu tố, bộ phận của di tích bị mất, hoặc chỉ còn lại những chi tiết đơn lẻ. - Tu bổ mang tính chất sửa chữa nhỏ có nhiệm vụ bảo vệ và gia cường về mặt kĩ thuật để cho di tích luôn được giữ trong trạng thái bảo quản tốt mà không làm thay đổi hình dáng lịch sử vốn có của nó. - Bảo quản cấp thiết: Khi phát hiện di tích đang ở trong tình trạng bảo quản không tốt,có khả năng đe doạ sự toàn vẹn và hoàn chỉnh của nó hoặc có nguy cơ biến dạng, sụp đổ, thì phải áp dụng các biện pháp bảo quản cần thiết - Bảo quản phòng ngừa: Bằng biện pháp kĩ thuật, ngăn chặn hoặc triệt tiêu các nguyên nhân gây hại cho di tích. Có thể áp dụng biện pháp kĩ thuật để bảo quản từng phần di tích, bảo quản toàn bộ di tích, chống ẩm phun thuốc phòng và diệt mối. Căn cứ vào thực trạng của đình Giang Xá, nên lựa chọn nhóm giải pháp bảo quản cấp thiết kết hợp với bảo quản phòng ngừa (bảo quản định kì). Bởi nếu lựa chọn giải pháp tu bổ quy mô lớn thì không phù hợp với thực trạng của di tích. Phương pháp này chỉ được áp dụng nhằm mục đích phục hồi, tái tạo toàn bộ hay từng phần di tích đã bị mất đi, hay bị làm sai lệch biến đổi hình dáng. Mặt khác, nếu áp dụng giải pháp tu bổ mang tính chất tu sửa nhỏ sẽ không đáp ứng được yêu cầu cần tu bổ của hiện trạng di tích. Như vậy, phương án lựa chọn giải pháp bảo quản cấp thiết kết hợp với bảo quản định kì mang tính khả thi hơn cả. Bởi áp dụng giải pháp bảo quản cấp thiết sẽ giúp cho di tích đình Giang Xá có thể gia cố bộ khung, tránh được nguy cơ sụp đổ biến dạng. Đồng thời, sau khi đã có thể gia cố bộ khung, đảm bảo cho di tích tránh sụp đổ thì tiếp tục áp dụng giải pháp bảo quản phòng ngừa. Giải pháp này sẽ giúp ngăn chặn và triệt tiêu các tác nhân gây hại cho di tích một cách thường xuyên. Khi tiến hành nhóm giải pháp này với đình Giang xá, trước hết cần gia cố bộ khung chịu lực, đặc biệt là hệ thống các cột đang có xu hướng nghiêng. Bởi vậy việc gia cố hệ thống cột không phải là vấn đề đơn giản, tuy nhiên với những ứng dụng kĩ thuật hiện đại của nghành trùng tu thế giới thì công việc ấy chắc chắn có thể thực hiện được. Bên cạnh đó cũng cần gia cố hệ thống các tảng kê chân cột. Công việc này còn được gọi là phương pháp tái định vị (có thể hiểu là đặt về vị trí cũ những thành phần, chi tiết gốc bị chuyển dịch sai vị trí ban đâù). Còn đối với hệ thống cột và hệ thống hoành mái đang bị mối mọt, cần sử dụng các giải pháp như dùng hoá chất đặc trị, phun thuốc phòng và diệt mối mọt… Công việc này không chỉ được tiến hành thường xuyên, trong thời gian dài đối vơí riêng cấu kiện nào mà nó cần được tiến hành với toàn bộ nội vi và ngoại vi của đình. Trong quá trình tu bổ, cần vận dụng một cách khéo léo nguyên tắc tính nguyên gốc của di tích. Nếu cấu kiện nào quá mục rũa mà không còn khả năng chịu lực thì có thể thay thế, không nhất thiết phải giữ lại, không nên áp dụng một cách máy móc nguyên tắc bảo tồn yếu tố gốc của di tích. Tuy nhiªn, khi thay thÕ còng cÇn ph¶i ®¶m b¶o ®óng nguyªn t¾c kÜ thuËt cña ngµnh. Đình Giang Xá là một trong số ít những ngôi đình còn bảo lưu được hệ thống ván sàn. Vì vậy khi trùng tu, tu bổ ngôi đình, bộ phận này cũng cần được quan tâm. Hệ thống ván sàn của ngôi đình hiện nay còn khá nguyên vẹn, nhưng cùng với độ nghiêng của hệ thống chịu lực thì ván sàn cũng bị xô lệch theo. Bởi vậy trước tiên cần gia cố lại các dầm chính và dầm phụ của sàn, đồng thời thay thế các ván sàn hư hỏng này, khi định vị lại các cột nên kết hợp định vị lại các dầm sàn. Cần thiết thì tạo ra các chân trụ đỡ dầm ở phía dưới. Bên cạnh các kết cấu chính của bộ khung chịu lực thì các bức cốn cũng cần được qua tâm. Bản thân các bức cốn đã thể hiện giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi đình. Khi tiến hành tu bổ cần hạn chế một cách tối đa giải pháp sơn son. Do giải pháp này sẽ làm mất đi giá trị của bức cốn, ®ång thêi còng lµm mÊt ®i c¸c gi¸ trÞ nguyªn gèc cña b¶n th©n ng«i ®×nh. Vì vậy, cần hạn chế một cách tối đa giải pháp sơn son, trong trường hợp không thể áp dụng giải pháp khác thì trước khi sơn son cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn để có được kết quả tốt nhất. Đối với các bức cốn chưa sơn son, nên chăng các nhà trùng tu nên sử dụng các hoa chất nhằm tránh mối mọt. Như vậy sẽ vừa đảm bảo cho các bức cốn có thể giữ được nguyên gốc, vừa có thể tồn tại lâu dài. Trên đây là một số những giải pháp cấp thiết nhằm trùng tu, bảo tồn di tích đình Giang Xá. Nhưng về lâu dài, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên thành lập đoàn khảo sát, thường xuyên tiếp cận với di tích để phát hiện kịp thời những hạng mục xuống cấp, trên cơ sở đó có những giải pháp kịp thời tu bổ trước khi hạng mục ấy xuống cấp hoàn toàn. * Khắc phục vấn đề cảnh quan, không gian của di tích Để khắc phục cơ bản vấn đề này, cơ bản vẫn là giáo dục ý thức đối với người dân.Chỉ có như vậy mới có thể chấm dứt được tình trạng xả rác ra môi trường cảnh quan xung quanh di tích. Địa phương có thể kết hợp với Ban quản lý di tích thường xuyên kiểm tra, thậm chí xử phạt đối với hộ gia đình và những cá nhân cố tình trên. Cần thiết thì địa phương có thể nêu tên hộ và cá nhân đó trên hệ thống loa truyền thanh của thôn. Quan trọng hơn địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền dẹp bỏ vịêc họp chợ gần với nội vi đình, đồng thời có biện pháp xây chợ mới phía ngoài cổng làng để người dân có thể họp chợ một cách thoải mái không ảnh hưởng tới di tích. Ban quản lý di tích cũng nên kêu gọi nhân dân trong thôn thường xuyên thu gom rác thải phía sau đình, làm cho môi trường sạch sẽ để ngăn ngừâ các tác nhân gây hại. Phía trong toà Đại đình cũng cần có sự điều chỉnh sắp xếp sao cho phù hợp tránh tình trạng lộn xộn, bừa bãi trong di tích. * Tăng cường nâng cao ý thức bảo tồn di tích Đây là công việc cần thiết và hữu ích cần thực hiện ngay, nhất là đối với thế hệ trẻ. Việc giáo dục và nâng cao ý thức không phải là áp đặt mà cần được truyền tải dần, có như vậy mới có hiệu quả. Việc này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ban quản lý di tích, các cụ cao niên và ban chấp hành Đoàn thanh niên. Nên chăng ban quản lý di tích tạo điều kiện đẻ các thế hệ thanh niên trong làng tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh cho di tích. Như vậy, thế hệ trẻ sẽ tiếp thu và lĩnh hội được tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử của làng nói chung và kiến trúc đình Giang Xá nói riêng. * Thực hiện nghiêm túc, lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá lễ hội Lễ hội là nhân tố không thể thiếu đối với cộng đồng làng xã của người Việt. Thông qua sinh hoạt văn hoá lễ hội góp phần tạo nên cấu kết trong cộng đồng dân cư. Bởi vậy, từ lâu lễ hội đã trở thành phần cốt yếu và có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Lễ hội đình Giang Xá có những nét độc đáo riêng. Do đặc thù là địa phương có cụm di tích thờ Lý Nam Đế nên lễ hội diễn ra có sự kết hợp, ở cả 3 di tích nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở đình. Hàng năm, vào ngày hội làng, nhân dân đều cảm nhận được không khí linh thiêng bao trùm cả làng. Người dân sinh hoạt văn hoá lễ hội một cách thành kính, vui vẻ và lành mạnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hoá, lễ hội cổ truyền nói chung và của đình Giang Xá nói riêng đều không tránh khỏi những hành vi không lành mạnh. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này, trước tiên chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích là những đơn vị trực tiếp tổ chức lễ hội cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Qua đó thường xuyên giáo dục ý thức cho cộng đồng về những hành vi, tệ nạn cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mặt khác, trong quá trình tổ chức lễ hội, cần có những điều chỉnh, những nghi thức nghi lễ cho phù hợp với xã hội hiện đại nhưng vẫn phải giữ được cốt yếu nét truyền thống, tránh làm biến dạng nó. Đối với những hành vi, tệ nạn xuất hiện trong quá trình diễn ra lễ hội, cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Không để cho những tệ nạn ấy làm ảnh hưởng tới nét đẹp cổ truyền, góp phần bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của quê hương. * Tăng cường quản lý di vật, cổ vật của đình Như chúng ta đã biết, đình Giang Xá hiện còn bảo lưu được một số lượng các di vật, cổ vật phong phú, đa dạng về chất liệu và có giá trị cao. Nhằm bảo tồn được số lượng di vật, cổ vật trên không phải là nhiệm vụ riêng của bất kỳ một cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân nào mà của cả cộng đồng dân cư nơi đây. Trước hết để có thể giúp cho các di vật, cổ vật tồn tại lâu dài cần tiến hành các giải pháp bảo quản đặc biệt là đối với các di vật bằng giấy. Giá trị của các đạo sắc phong, thần sắc, thần tích cần được bảo lưu cho các thế hệ mai sau. Bởi vậy, Ban quản lý di tích cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, phát hiện những tình trạng có thể xảy ra như mối mọt, gián… Nếu các di vật có tình trạng hư hỏng cần nhờ các cơ quan chuyên môn tiến hành bảo quản. Đồng thời, bên trong di tích cũng cần đảm bảo cho các di vật, cổ vật một môi trường tốt. Như vậy sẽ giúp cho các di vật, cổ vật có thể tồn tại lâu dài. Mặt khác, bên cạnh giá trị lịch sử, các di vật cổ vật trong đình còn có giá trị kinh tế cao. Bởi vậy nguy cơ trộm cắp là rất cao. Đây là tình trạng chung đối với các di tích. Bởi vậy việc tăng cường vấn đề bảo vệ các di vật, cổ vật cần được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, hàng ngày, đình vốn có cụ Từ ra trông coi nhưng vẫn phải đề phòng cẩn thận bằng cách gia cố lại hệ thống cửa của đình. Điều quan trọng hơn cả là tăng cường ý thức của cộng đồng dân cư nơi đây, lôi cuốn cộng đồng tham gia vào công việc bảo vệ di vật, cổ vật của ngôi đình cho thế hệ mai sau. 3.3. KHAI THÁC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH Di tích lịch sử văn hoá được coi là nguồn “tài sản văn hoá” vô giá của mỗi một dân tộc. Bởi vậy song song với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong đời sống sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới. Cùng với qúa trình đưa đất nước phát triển sánh ngang với các quốc gia trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta cũng thực sự quan tâm, chú trọng tới việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá nói riêng và di sản văn hoá nói chung. Bởi vậy công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích là nhiệm vụ chung cuả cả cộng đồng. Trên tinh thần ấy, từng địa phương đã có những chính sách, kế hoạch cụ thể để bảo tồn giá trị của các di sản văn hoá trên quê hương mình. Là một địa phương có số lượng di tích có giá trị lớn, Hoài Đức cũng đang từng bước xây dựng được những kế hoạch nhằm phát huy, bảo tồn giá trị các di tích trên địa bàn huyện trong xã hội hiện đại. Đình Giang Xá là một trong những di tích điển hình toạ lạc trên địa bàn huyện Hoài Đức. Từ khi khởi dựng đến nay, ngôi đình đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã nơi đây. Bởi vậy, vấn đề khai thác và phát huy giá trị của ngôi đình cần được quan tâm đúng mức góp phần phổ biến giá trị của di tích tớí rộng rãi công chúng. Để có thể khai thác và phát huy giá trị của di tích trước hết cần quảng bá, giới thiệu hình ảnh của ngôi đình tới cộng đồng. Nếu so sánh các ngôi đình khác trên địa bàn huyện như Yên Sở, Đắc Sở…thì đình Giang Xá ít được biết tới hơn. Bởi thế khi hình ảnh của ngôi đình có trở nên phổ biến thu hút được sự quan tâm thì việc phát huy giá trị của di tích mới thuận lợi. Xã hội hiện đại với nhiều phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng rãi sẽ là tiền đề giúp quảng bá hình ảnh của ngôi đình với những giá trị độc đáo về lịch sử và kiến trúc đến đông đảo công chúng. Địa phương và các cơ quan chức năng có thể quảng bá hình ảnh của ngôi đình trên báo đài, truyền hình và trên Internet. Đồng thời kết hợp với việc giới thiệu những giá trị văn hoá như những sinh hoạt lễ hội, các tập tục của điạ phương. Trong những năm gần đây, hình thức thăm quan du lịch đến các di tích lịch sử văn hoá tại các địa phương rất phát triển và thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả quốc tế. Khi đã quảng bá giới thiệu hình ảnh tốt cần mở tuyến tham quan nối các vùng trung tâm dến với di tích.Trước khi sát nhập với thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây đã có sáng kiến mở tuyến du lịch tới các làng nghề, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ao Vua, chùa Tây Phương, làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông)… Nhưng chưa có được tuyến tham quan tới các di tích như đình Giang Xá. Do đặc thù là địa phương có cụm di tích thờ Lý Nam Đế, có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cao, đặc biệt là ngôi đình Giang Xá. Bởi vậy địa phương có cơ sở tiền đề thuận lợi để thu hút du khách đến với địa phương. Vì vậy nên chăng các cấp lãnh dạo, các cơ quan quản lý nên có sự kết nối giữa các tuyến tham quan vốn có với cụm di tích Giang Xá, như vậy vừa đáp ứng nhu cầu của khách vừa phát huy giá trị của di tích. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận lợi, nằm kề ngay quốc lộ 32, là tuyến đường giao thông trọng yếu nối thủ đô Hà Nội với các khu vực xung quanh. Đồng thời với xu thế mở rộng của thủ đô ra các khu vực ngoại thành, chắc chắn di tích đình Giang Xá sẽ có nhiều thuận lợi để phát huy những giá trị tiềm tàng của mình. Khi khai thác và phát huy giá trị đình Giang Xá và các di tích khác, cũng cần chú trọng tới việc giới thiệu lễ hội cổ truyền của địa phương. Bởi lẽ hội cổ truyền cũng góp phần tôn lên giá trị của di tích. Điều quan trọng ở chỗ, khi đã thu hút để công chúng đến với di tích thì vấn đề giới thiệu và truyền tải những giá trị của di tích tới du khách cần được chuẩn bị chu đáo. Trước hết, cần chuẩn bị tốt nội dung thuyết minh cho chương trình tham quan tại di tích. Nội dung ấy lấy trọng tâm về giá trị của ngôi đình là chủ yếu nhưng bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị những thông tin liên quan tới con người, vùng đất từ những lĩnh vực gần gũi với di tích. Bên cạnh việc giới thiệu cho khách tham quan về các giá trị lịch sử, mỹ thuật, lễ hội của di tích, những nét đẹp văn hoá của địa phương, cần đi sâu khai thác, sưu tầm và tìm hiểu thêm những thôn tin về cuộc đời, sự nghiệp của người anh hùng Lý Bí để giới thiệu đến công chúng. Như vậy nội dung thuyết minh, giới thiệu về di tích sẽ không chỉ dừng lại ở những giá trị lịch sử nghệ thuật của bản thân ngôi đình mà còn được bổ sung, đan xen một cách sinh động về cuộc đời sự nghiệp của người anh hùng dân tộc mà công chúng ít hoặc chưa biết tới. Đây chắc chắn là hoạt động đầy ý nghĩa góp phần tôn vinh, ca ngợi công lao của vị thần đồng thời tôn lên giá trị của di tích. Như chúng ta đã biết, nhu cầu hưởng thụ văn hoá của công chúng không ngừng tăng lên, vì vậy việc giới thiệu hình ảnh của đình Giang Xá thực sự cần thiết. Du khách đến với ngôi đình được chiêm ngưỡng những giá trị hiện hữu trong di tích ắt hẳn sẽ rất thích thú. Nhưng làm thế nào để đón du khách trở lại với di tích thì cần được quan tâm. Đây là khó khăn chung đối với ngành du lịch nói chung và đối với các địa điểm di tích lịch sử văn hoá nói riêng. Để có thể làm được điều đó thì chắc chắn phải có những điểm mới trong nội dung và sáng tạo trong cách giới thiệu. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần nghiên cưú để giải mã và khai thác thêm những giá trị, thông tin còn lưu giữ tại di tích. Nếu như công việc này được tiến hành sẽ thu được nhiều kết quả bởi bản thân mỗi di tích, đặc biệt là di tích có nhiều giá trị như đình Giang Xá sẽ luôn ẩn dấu trong mình những giá trị tiềm tàng đòi hỏi mỗi chúng ta cần đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ khai thác và phát huy giá trị luôn luôn phải gắn liền với việc bảo tồn di tích. Việc tiến hành những hoạt động phát huy giá trị di tích không chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn, thông qua đó giới thiệu một di sản văn hoá quý giá của dân tộc tới rộng rãi công chúng góp phần vào việc giáo dục ý thức tôn trọng và bảo lưu những giá trị văn hoá cho toàn thể nhân dân. Đây mới thực sự là mục đích đầy ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc . KẾT LUẬN “ Cây đa ,giếng nước ,sân đình ” Đó là những hình ảnh sẽ không thể quên trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Dù sinh ra, trưởng thành ở vùng đất nào đi chăng nữa, nhưng những hình ảnh ấy luôn in đậm và nuôi dưỡng tâm hồn người Việt trong suốt cuộc đời. Trong đó, hình ảnh ngôi đình đã trở thành thực thể văn hoá không thể thiếu đối với mỗi làng quê. Mỗi một ngôi đình lại có những dấu ấn, hội tụ những nét đẹp văn hoá riêng của mỗi làng quê Việt Nam. Cũng giống bao miền quê khác, người dân Giang Xá vẫn luôn cảm thấy tự hào về quê hương mình; tự hào về ngôi làng có cụm di tích gắn liền với cuộc đời của vua Lý Nam Đế - vị anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương thành lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập ở thế kỷ thứ VI. Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân là kết quả của gần 500 năm đấu tranh liên tục chống giặc phương Bắc, là niềm tự hào, nguồn sức mạnh cổ vũ nhân dân ta liên tục đấu tranh giành lại độc lập sau này. Đồng thời, cũng là minh chứng cho tài trí của vị vua anh minh, văn võ thao lược, yêu nước thương dân trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tồn tại cho tới ngày nay, bản thân ngôi đình đã trải qua nhiều biến động của lịch sử xã hội và mang trên mình bề dày lịch sử. Tuy nhiên, ngôi đình vẫn giữ được quy mô, kiến trúc khá bề thế và khung cảnh thiên nhiên khá đẹp giữa một làng quê đông vui, trù phú. Các đơn nguyên kiến trúc của đình đã tạo nên một tổng thể kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng hài hoà, một trung tâm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã. Dường như trong ý thức của mỗi người dân luôn giành cho ngôi đình sự trân trọng, luôn tôn thờ vị thần với lòng thành kính thiêng liêng. Có thể khẳng định, đình Giang Xá là một trong số không nhiều những di tích có niên đại khởi dựng sớm. Nhưng quan trọng hơn , trải qua thời gian với những biến cố của lịch sử tự nhiên và xã hội, đình Giang Xá vẫn còn giữ được những nét cổ xưa, những giá trị nguyên gốc như khởi nguyên khởi dựng. Đây thực sự là một di sản văn hoá quý giá của dân tộc. Bởi lẽ bản thân ngôi đình ngay từ khi khởi dựng đã không chỉ mang tư cách là công trình kiến trúc đơn thuần mà đã trở thành một thực thể văn hóa mang giá trị lịch sử, nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Xét một cách tổng thể, toàn bộ ngôi đình có thể được coi như một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh với những mảng chạm khắc tinh tế, độc đáo, đường nét chau chuốt, mềm mại thể hiện tài năng sáng tạo về kiến trúc, điêu khắc của các nghệ sĩ nông dân. Đặc biệt, ngôi đình còn lưu giữ được một khối lượng lớn di vật, cổ vật. Đó sẽ là nguồn sử liệu quý giá góp phần minh chứng cho quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, với nhiều lý do khách quan và chủ quan, hiện nay ngôi đình đang bị xuống cấp. Mặc dù dân làng luôn có ý thức bảo tồn, tôn tạo di tích, nhưng do không đủ điều kiện cần thiết nên quá trình tu bổ chưa thu được kết quả cao. Bởi vậy, nhân dân địa phương rất mong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng đầu tư tu bổ để ngôi đình có thể tồn tại lâu dài, góp phần gìn giữ một di sản văn hoá cho dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Văn hoá - Thông tin (2007), Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb.Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. Trần Lâm Biền (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống vùng châu thổ sông Hồng, Nxb.VHTT, Hà Nội. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. Lê Thanh Đức (2001), Nét đẹp đình làng, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. Trịnh Thị Minh Đức (ch.b), Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng(1994), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb. KHXH, Hà Nội. Vũ Ngọc Khánh(2006), Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. Đinh Xuân Lâm ,Trương Hữu Quýnh, Lê Mậu Hãn (ch.b,2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa chí các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb. VHTT, Hà Nội. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nxb.TP HCM. Hà Văn Tấn(2005), Bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. Hà Văn Tấn(2005), Một con đường tiếp cận di sản văn hoá, t2, Nxb. Hà Nội. Bùi Thiết(1985), Làng xã ngoại thành Hà Nội, Nxb. Hà Nội. Đỗ Thỉnh(2000), Địa chí vùng ven Thăng Long: làng xã - di tích - văn vật, Nxb.VHTT, Hà Nội. Chu Quang Trứ(1996), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí(ch.b,2008), Địa chí Hà Tây, Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây. Sở Văn hoá Thể thao Hà Tây(1999), Di tích Hà Tây, Nxb.VHTT, Hà Nội. Đào Văn, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Đình Lê(1994), Lịch sử Hà Tây, Nxb.VHTT, Hà Nội. Tr­êng ®¹i häc v¨n ho¸ Hµ Néi Khoa b¶o tµng ******** TRỊNH VĂN KIÊN T×m hiÓu di tÝch ®×nh giang x¸ (Th«n giang x¸, thÞ trÊn tr¹m tr«i, huyÖn hoµi ®øc, Hµ Néi) PHỤ LỤC Kho¸ luËn tèt nghiÖp NGÀNH BẢO TÀNG Ng­êi h­íng dÉn : TS. Ph¹m Thu H­¬ng Hµ Néi - 2009 PHỤ LỤC 1. Phần phiên âm, dịch nghĩa một trong số những đạo sắc phong mà đình Giang Xá còn bảo lưu được cho tới nay: * Phiên âm: Sắc quốc vương thiên tử Lý Nam Đế, thích viết Hồ Thiên thượng sĩ trung túc an dân, bảo quốc vĩnh thế, thông hoạt minh mẫn, thần vũ hùng tài, vĩ lược tuyên từ, khoan hoà khải tường, tập khánh linh cảm, phù ứng thân hựu, đỉnh huống diên khánh, thuần hà hoằng du, phỉ liệt quảng vận, dịch triết hồng hưu, kiến võ dương văn, tuy lộc sùng đức, dương uy hiển thánh, thần công hữu đạo. Trí nhân anh quả hoàng đế, thông minh thần thụ; nhân hậu thiên sinh, ân bạng diệu vân thần mô, phong lôi khư bắc binh chi phách; bảo cảnh phổ thí thách trạch, vũ lộ nhu. Tây thổ chi dân. Thị duy tương hựu chi thuần; nhi bí hoà vinh chi điển, vi tự chính tai sơ. lễ hữu đăng trật, ưng gia phong mỹ tự tam tự khả gia phong: Quốc vương thiên tử Lý Nam Đế, Hồ Thiên thượng sĩ trung túc an dân, bảo quốc vĩnh thế, thông hoạt minh mẫn, thần vũ hùng tài, vĩ lược tuyên từ, khoan hoà khải tường, tập khánh linh cảm, phù ứng thân hựu, đỉnh huống diên khánh, thuần hà hoằng du, phỉ liệt quảng vận, dịch triết hồng hưu, kiến võ dương văn, tuy lộc sùng đức, dương uy hiển thánh, thần công hữu đạo, trí nhân anh quả, cao minh - bác hậu - duệ triết hoàng đế. Cố sắc. Cảnh Thịnh nguyên niên thập nguyệt nhị thập lục nhật. Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ phụng soạn. * Dịch nghĩa: Sắc cho Quốc Vương thiên tử Lý Nam Đế còn gọi là Hồ Thiện Thượng Sĩ có mỹ hiệu là trung túc an dân, bảo quốc vĩnh thế, thông hoạt minh mẫn, thần vũ hùng tài, vĩ lược tuyên từ, khoan hoà khải tường, tập khánh linh cảm, phù ứng thân hựu, đỉnh huống diên khánh, thuần hà hoằng du, phỉ liệt quảng vận, dịch triết hồng hưu, kiến võ dương văn, tuy lộc sùng đức, dương uy hiển thánh, thần công hữu đạo, trí nhân anh quả hoàng đế, thần ban cho đức thông minh, trời phú cho lòng nhân hậu. Giữ nước thì vận dụng mưu thần nổi sấm sét gió mưa bay hồn giặc phương Bắc; Yên dân lại rộng ban ân trạch thánh nhân, mưa móc thấm nhuần dân chúng đất Tây. Nghĩ công đức lớn giúp dân xứng đáng được ghi nhớ vẻ vang. Vào buổi đầu khi mới lên ngôi , theo lễ nên nâng bậc đáng phong thêm ba cặp mỹ tự, khả gia phong cho là Quốc Vương thiên tử Lý Nam Đế còn gọi là Hồ Thiện Thượng Sĩ các mỹ hiệu là trung túc an dân, bảo quốc vĩnh thế, thông hoạt minh mẫn, thần vũ hùng tài, vĩ lược tuyên từ, khoan hoà khải tường, tập khánh linh cảm, phù ứng thân hựu, đỉnh huống diên khánh, thuần hà hoằng du, phỉ liệt quảng vận, dịch triết hồng hưu, kiến võ dương văn, tuy lộc sùng đức, dương uy hiển thánh, thần công hữu đạo, trí nhân anh quả, cao minh - bác hậu - duệ triết hoàng đế. Nay sắc phong. Ngày 26 tháng 10 năm Cảnh Thịnh thứ 1 (1793) Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ phụng soạn. Đây là một trong số những đạo sắc của các triều đại phong cho Thành hoàng Lý Nam Đế. Đình Giang Xá hiện vẫn bảo lưu khá hoàn hảo các đạo sắc. hệ thống các di vật này góp phần làm tôn lên giá trị cho di tích, đồng thời là nguồn sử liệu quý giá cho các thế hệ mai sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHÓA LUẬN tốt nghiệp- Tìm hiểu di tích đình giang xá.doc
Luận văn liên quan