- Tuyển dụng cán bộ lao động trẻ và bố trí sắp xếp nhân viên theo
đúng sở trường và năng lực của họ. Với yêu cầu phát triển nghiệp vụ và công
nghệ theo hướng hiện đại, việc đào tạo càn bộ kết hợp việc đào tạo lại cán bộ
hiện đang có, bồi dưỡng kịp thời về kiến thức nghiệp vụ mới, đào tạo chuyên
sâu cho nhân viên trực tiếp tham gia vào giao dịch hoán đổi ngoại hối phái
sinh song song với việc bồi dưỡng cán bộ quản lí.
- Đa dạng hóa các kênh và phương thức đào tạo. Tăng cường hợp tác
giữa các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước với các bộ,
ngành trung ương và địa phương.
- Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia lĩnh vực ngoại
hối trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm
việc tại Việt Nam.
- Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị
trường ngoại hối và t hị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật,
phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự
đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh
một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ
cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hố i.
114 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - Kinh nghiệm từ Trung Quốc và giải pháp phát triển cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i:
Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng
thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam vớí Đôla Mỹ. Tỷ giá kỳ
hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá
giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai
mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam (tính theo năm)
do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự
Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target Rate); và (iii) kỳ hạn của hợp
đồng.
Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác (ngoài
USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các
Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận.
- Phƣơng thức giao dịch và hợp đồng giao dịch: Các bên tham gia
giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc
các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ
của thị trường ngoại hối và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Nội dung hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả
thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
- Phí giao dịch: Các TCTD được phép không được thu phí giao dịch
đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn. Các TCTD được
phép và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và
hình thức thanh toán phí đối với giao dịch quyền lựa chọn.
- Điều kiện các Ngân hàng có thể đƣợc cung ứng các dịch
vụ ngoại hối, cụ thể là dịch vụ ngoại hối phái sinh
Trên thị trường trong nước, Ngân hàng đáp ứng đủ các điều kiện về:
phương án hoạt động cung ứng dịch vụ đã được Hội đồng Quản trị thông qua;
có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện dịch
75
vụ; có nhân sự am hiểu về hoạt động ngoại hối, được đào tạo về nghiệp vụ
ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.
Trên thị trường quốc tế, Ngân hàng cần phải đáp ứng được các yêu
cầu bổ sung, như: có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tuân thủ
các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động và trong
việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, không vi
phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm và
phải kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng
dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.
- Thủ tục yêu cầu đối với việc đƣợc cấp giấy phép hoạt động:
Tổ chức tín dụng có nhu cầu cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị
trường trong nước thị và thị trường quốc tế phải gửi Hồ sơ đến NHNN để
được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung
ứng dịch vụ ngoại hối (“Giấy phép hoạt động”). Giấy phép hoạt động sẽ được
cấp trong vòng 30 ngày kể từ nộp đủ Hồ sơ hợp lệ.
Đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy
định tại Giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Giấy phép mở
chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
Các tổ chức tín dụng sau khi được cấp Giấy phép hoạt động phải
duy trì các điều kiện để cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trong trường hợp, sau
khi đã được cấp Giấy phép hoạt động mà không tiếp tục duy trì được các điều
kiện đã quy định thì tổ chức tín dụng phãi tạm ngừng nghiệp vụ cung ứng
dịch vụ ngoại hối được phép và báo cáo cho NHNN trong vòng 30 ngày làm
việc kể từ ngày không còn đủ điều kiện.
3. Thực trạng triển khai nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
76
Do tỷ giá VND/USD khá ổn định đi kèm là sự biến động một chiều
của giao dịch hàng ngày khiến cho các nhà kinh doanh hầu như chịu ít biến
động rủi ro. Và kết quả là, có rất ít khích lệ đối với các nhà tham gia thị
trường tạo lập công cụ phức tạp phòng ngừa rủi ro cũng như là có cái nhìn lâu
dài về sự biến động của tỷ giá.
3.1. Đối với giao dịch kì hạn ngoại hối:
Giao dịch hoán đổi và kì hạn được giới thiệu vào thị trường Việt Nam
cách đây khoảng 10 năm về trước nhưng sự phát triển của 2 loại công cụ này
còn rất ít mà chiếm chủ yếu trên thị trường là giao dịch giao ngay. Tới thời
điểm hiện tại, rõ ràng hợp đồng kì hạn và hoán đổi ngoại tệ chiếm khoảng 5-
6% tổng doanh số giao dịch ngoại hối. Tỷ lệ phần trăm là rất nhỏ so với tiêu
chuẩn thế giới. Ví dụ, số liệu BIS chỉ ra rằng ở mức độ toàn cầu, giao dịch
giao ngay chiếm khoảng tầm 1/3 tổng doanh số giao dịch, trong khi đó hợp
đồng hoán đổi chiếm khoảng 1 nửa và hợp đồng kì hạn chiếm khoảng 10%
(BIS 2005,p.5,2007,p.4). Tương tự như vậy, các loại hình giao dịch phái sinh
chiếm khoảng trên 50% tổng doanh số giao dịch ngoại hối trên thị trường tại
nền kinh tế các nước mới nổi tại Châu Á- ngoại trừ trường hợp của Trung
Quốc ở đó thị trường ngoại hối chủ yếu vẫn là giao dịch giao ngay.
Bên cạnh đó là khối lượng giao dịch thấp, phân đoạn thị trường kì hạn
vẫn còn non nớt và có những điểm khác thường. Đầu tiên, cấu trúc của việc
mua và bán đốii với việc kinh doanh kì hạn tại các NHTM vẫn vượt trội là sự
không cân bằng: doanh số của việc bán kì hạn bởi các ngân hàng thương mại
chiếm khoảng 75 tới 85% trong tổng số giao dịch kì hạn. Thứ hai, các NHTM
có xu hướng thờ ơ đối với vai trò của mình như một nhà tạo lập thị trường
trên thị trường kì hạn. Những NHTM Việt Nam thường là không sẵn sàng làm
mức giá đối với các giao dịch kì hạn, cả với khách hàng và thị trường liên
ngân hàng. Các mức tỷ giá chỉ được đưa ra khi có yêu câù.
77
Thứ ba, sự định rõ về kì hạn tỷ giá VND/USD vẫn còn bao hàm yếu tố
quản lí bên trong. Theo sự hướng dẫn năm 2004, các NHTM chỉ được phép
thiết lập tỷ giá kì hạn giữa VND/USD nhưng không được vượt quá tỷ lệ được
tính toán dựa trên: tỷ giá giao ngay, mức khác biệt về mức lãi suất hiện hành
giữa VND và lãi suất mục tiêu USD do FED quy định, kì hạn của hợp đồng.
Vì vậy, mặc dù mức lãi suất kì hạn di chuyển gần tới mức lãi suất hiện hành
của thế giới, nhưng mức lãi suất lợi tức được thể hiện có lẽ đã không phản
ứng đúng mức lợi tức lãi suất của thị trường- các nhà tham gia thị trường
nhận biết được điếu đó trong giao dịch của mình. Điều đó cho thấy rằng điều
hướng dẫn hiện tại có xu hướng ngăn cản khả năng của các NHTM như nhà
tạo lập thị trường tốt.
3.2. Giao dịch hoán đổi kì hạn:
Đối với hợp đồng hoán đổi ngoại tệ từ lâu sử dụng vào duy nhất mục
đích xen đồng nội tệ vào ngữ cảnh này mà thôi. Hợp đồng hoán đổi được
phép kinh doanh vào năm 1998. Tuy nhiên, tới tận tháng 6/2001 giao dịch đầu
tiên mới chính thức hoàn thành khi NHTW phát hành bản hướng dẫn về việc
thực thi hợp đồng hoán đổi giữa NHTW và các NHTM để giúp đỡ các NHTM
vượt qua sự thiếu hụt tạm thời về quỹ đồng nội tệ. Những giao dịch mang tính
chất đặc biệt phổ biến vào các năm 2001 – 2002 với khối lượng giao dịch
khoảng vài trăm triệu USD, đã giúp các NHTM sử dụng nguồn quỹ ngoại tệ
linh hoạt. Rõ ràng, giao dịch hoán đổi trở nên im ắng trong những năm tiếp
sau đó với khối lượng giao dịch rất nhỏ.
3.3. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ:
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ được ra mắt lần đầu tiên bởi Ngân hàng
xuất nhập khẩu Eximbank tại thị trường ngoại hối Việt Nam vào năm 2003.
Tuy nhiên, nhà kinh doanh sớm nhận ra rằng quyền chọn ngoại tệ chỉ góp
phần làm tăng chi phí hoạt động, vì vậy họ đã thờ ơ đối với sản phẩm này như
một công cụ phòng ngừa rủi ro. Tại đó, việc kinh doanh trên các sản phẩm
78
phái sinh ngoại hối không được bỏ đi và thời gian đối với khối lượng giao
dịch hiệu quả không đáng kể.
a) Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ
- Về phía ngân hàng tham gia: Trong giai đoạn thí điểm, các
NHTM muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã
được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh
doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại
tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình
nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc NHNN chấp thuận
bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Theo công văn số 135/NHNN-QLNH,
cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí
điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN
cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có
hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi
nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB,Vietcombank, ICB,
và Argribank.
- Đặc điểm giao dịch: Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là
các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ
thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc
biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn
bán áp dụng cho nhà xuất khẩu.
- Người mua quyền chọn là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt
Nam.
trong đó:
Người bán quyền chọn là các NHTM.
Đồng tiền giao dịch: giao dịch bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Kiểu quyền chọn: kiểu châu Âu hoặc châu Mỹ
79
- Về doanh số giao dịch: Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích
trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu
cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp
đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký
với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm
nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào.
Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia
giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt
động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các
ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam
như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch.
Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó
VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VNĐ
và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí
điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Sau 4 năm
hoạt động, công cụ phòng ngừa rủi ro đã có những bước phát triển nhưng vẫn
chưa thu được kết quả như mong muốn, và hầu hết các doanh nghiệp vẫn
chưa thiết tha với các nghiệp vụ này lắm. Dù gặp phải một số khó khăn trong
việc áp dụng, song các công cụ này đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanh
nghiệp và là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trong
giai đoạn hiện nay.
b) Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ)
- Về phía ngân hàng tham gia giao dịch: Tháng 4/2005 NHNN Việt
Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa
ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này,
với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000
USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch
giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank
80
với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với
quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ
đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra,
còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này.
Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện.
- Đặc điểm giao dịch: Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn
ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VNĐ yêu cầu các NHTM muốn
thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án
phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản.
- Quy định đối với tỷ giá thực hiện nhƣ sau:
Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VND: tỷ giá này không vượt
quá tỷ giá kì hạn USD/VND cùng thời hạn.
Đối với hợp đồng quyền chọn ngoại tệ khác với VND: tỷ giá do
ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận.
- Doanh số giao dịch: Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng
doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể, hầu hết các giao
dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn.
Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù
là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới
thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. Riêng
Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này
nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Tính trong năm 2006-2007
Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chiếm chưa đến 0,1% tổng
doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng
0,8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ). Qua thực tế trên, chúng ta thấy rằng
giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ chưa phát triển. Nhưng chúng ta
cũng không thể phủ nhận rằng với kết quả ban đầu trong giai đoạn thí điểm
81
này là một dấu hiệu đáng mừng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển sau
này.
Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn tập
trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (NHTM, công ty chứng
khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn khi có nhu cầu từ khách
hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài chính cung cấp các hợp đồng
quyền chọn cho khách hàng từ các nhà phát hành quyền chọn chính thức ở
trong nước và nước ngoài để thu một khoản phí dịch vụ.
4. Đánh giá chung về hoạt động giao dịch ngoại hối phái sinh tại Việt
Nam:
Chúng ta có thể dễ dáng nhận thấy kết quả quản lí đối với tỷ giá hối đoái
trong ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường hối đoái phái sinh. Trong suốt
khoảng thời gian mới triển khai cho tới nay, có rất ít nhu cấu đối với các công cụ
hối đoái phái sinh như phương tiện quản lí rủi ro (có khoảng cách từ chiến lược
cho tới giới hạn về luật pháp bị phá vỡ trong tỷ giá hối đoái của NHTM). Hơn
thế nữa, khi tỷ giá hối đoái trở nên biến động (ví dụ, trong suốt cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới vừa qua) và biện pháp bảo hiểm trở thành phương tiện
hữu dụng trong việc quản lí rủi ro hối đoái, các NHTM thường nhận ra rằng họ
không có đủ khả năng cung cấp giá ý nghĩa hợp lí bởi vì mức giá giao ngay được
quản lí không phải là nền tảng tốt trong việc tính toán mức giá.
Biểu đồ 10: Tỷ giá VND/USD trong thời gian qua
82
Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường
Fulbright.
2010.htm
Nhìn chung, tại các thị trường này, hợp đồng giao ngay chiếm tỷ trọng
không hơn 60% các giao dịch ngoại hối, còn lại là các giao dịch kỳ hạn và
hoán đổi chiếm đa số. Các giao dịch quyền chọn chiếm tỷ lệ thấp. Một
nguyên nhân là do các tổ chức tài chính thường giao dịch hoán đổi và kỳ hạn
với nhau nhiều, và các doanh nghiệp cũng thường dùng giao dịch kỳ hạn để
phòng ngừa rủi ro do tính đơn giản của nó. Từ những số liệu này, có thể thấy
trọng tâm phát triển công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam nên
đặt vào hoán đổi và kỳ hạn, là những công cụ có tính phòng ngừa rủi ro cao
hơn, hơn là nhắm vào quyền chọn - một công cụ có tính đầu cơ cao hơn và
cách tính phí cũng phức tạp hơn. Mặt khác, cũng cần nhận thấy rằng để có
một thị trường ngoại hối phát triển cân bằng hơn cần phải tìm cách trị các căn
bệnh ngại dùng sản phẩm phòng ngừa rủi ro và ngại dùng đồng ngoại tệ khác
(ngoài đô la Mỹ) trong thanh toán.
5. Nguyên nhân dẫn tới hạn chế giao dịch phái sinh tại Việt Nam:
5.1. Có sự biến đổi thấp về tỷ giá hối đoái chính thức:
Tỷ giá hối đoái chính thức giữa đồng VND và USD biến đổi theo chiều
hướng tăng dần với sự dao động ít ngoại trừ giai đoạn của cuộc khủng hoảng
83
tài chính Châu Á và khủng hoảng tài chính thế giới trong thời gian vừa qua.
Điều đó thúc đẩy dự đoán và hi vọng giữa các nhà tham gia thị trường rằng
NHNN sẽ can thiệp thường xuyên hơn làm giới hạn sự biến đổi tỷ giá hối
đoái chính thức.
Đặc biệt hơn nữa, nếu so sánh số liệu hàng ngày từ giai đoạn 1/2002 tới
6/2009, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức niêm yết tỷ giá hối đoái của các
NHTM bằng hoặc gần bằng mức giá giới hạn chiếm khoảng 86% thời gian.
Cụ thể, NHTMCP Vietcombank với mức tỷ giá bán ra chỉ chênh lêch hơn
0.01% so với mức giới hạn trong khoảng 76,3% số ngày được quan sát, tỷ giá
mua vào thấp hơn khoảng 0.01% so với mức giới hạn chiếm khoảng 9.8% số
ngày được quan sát. Điều đó ám chỉ trên thị trường ngoại hối Việt Nam, mức
biến động tỷ giá hối đoái duy trì mức ổn định hơn là sự cho phép thả nổi theo
biến động của thị trường. Trên thị trường này, giá (tỷ giá hối đoái) được quản
lí bằng việc kết hợp giữa giá trần và giá sàn - thường xuyên biến động nhưng
được liên kết với nhau. Điều đó giúp ta nhận thấy rằng để làm bảng niêm yết
về tỷ giá hối đoái VND/USD rất là dễ dàng tại các NHTM.
Vì vậy, mặc dù trên thế giới đang giao dịch rất nhiều loại sản phẩm
phái sinh như: Option, Forward, Swap, Future nhưng do Việt Nam duy trì
chính sách neo tỷ giá khá lâu đã khiến thị trường các nghiệp vụ phái sinh
không có cơ hội để phát triển. Hậu quả là doanh nghiệp đã không được sử
dụng những sản phẩm có thể bảo hiểm rủi ro trong các hợp đồng làm ăn,
trong đó có rủi ro về tỷ giá. Trong điều kiện đồng tiền VN chưa được tự do
chuyển đổi trên thị trường, nếu cầu lớn hơn cung thì giá sẽ vượt trần, còn nếu
cung lớn hơn cầu thì giá đó nằm dưới giá sàn của NHNN qui định. Từ đó, các
doanh nghiệp sẽ có xu hướng mua bán USD ở bên ngoài để thanh toán dù biết
đó là một hành động vi phạm pháp luật. Vì thế, Nhà nuớc cần thực thi chính
sách tỷ giá linh hoạt, cho phép các nhà đầu tư có cơ hội vận dụng những công
cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối, giảm thiểu tác động tiêu cực do biến động của
84
tỷ giá hối đoái, thúc đẩy mở rộng đầu tư nước ngoài., đưa thị trường quyền
chọn ngoại tệ vào đường băng của sự phát triển.
5.2. Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn
định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới
vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị
trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng
Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân
là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước
ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân
đối cung cầu.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề
rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt
may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan
tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình. Trong
khi đó, nếu sử dụng công cụ phái sinh như công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về
ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có
xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ
Bên cạnh đó, sở dĩ dịch vụ phái sinh chưa được phát triển là do hơn
90% DN xuất nhập khẩu ở nước ta thanh toán bằng USD mà chưa chịu thanh
toán bằng các đồng tiền khác. Khi USD tăng giá, DN chọn USD là có lợi
nhưng chưa chắc có lợi hơn khi bán USD để chuyển đổi sang các đồng tiền
khác. Tuy nhiên, các DN lại không quan tâm điều đó. Ngoài ra, các DN khi
thanh toán quốc tế cũng không quan tâm đến thời hạn giao dịch có ảnh hưởng
đến lợi nhuận hay không. Dù giao dịch kéo dài 3 tháng hay 12 tháng, các DN
cũng chỉ chọn đồng tiền thanh toán là USD. Chính vì điều đó nên các dịch vụ
phái sinh về ngoại tệ rất kém phát triển. Các dịch vụ phái sinh tại NH phục vụ
85
chủ yếu theo mùa và khi gặp rủi ro thì các DN mới tìm đến dịch vụ này. Một
nguyên nhân khác là do mức phí option hơi cao nên người dân vẫn chưa thấy
hiệu quả thu được so với mức phí phải bỏ ra. Ở nước ta tỷ giá hối đoái chưa
thả nổi như các nước khác cũng là lý do làm cho các DN ít quan tâm đến dịch
vụ phái sinh.
5.3. Thiếu cơ sở pháp lý:
Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các NHTM được thực
hiện nhiều nghiệp vụ mới như kì hạn, hoán đổi và quyền chọn ngoại hối...
Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ. Giả dụ,
mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn
ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ,
còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía
NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi
ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu
như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với
các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.
Như vậy, có thể thấy, các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách
quản lý ngoại hối được ban hành là khá nhiều nhưng chúng vẫn chưa quy
định cụ thể và thúc đẩy được các giao dịch mua bán ngoại hối phái sinh phát
triển, nó chỉ mang tính tức thời bổ sung cho thị trường ngoại hối, cũng giống
như chúng ta chỉ ban hành văn bản luật khi thị trường cần thực hiện các giao
dịch này trong ngắn hạn, chứ chưa đưa ra các bộ luật chuẩn quy định cụ thể,
thống nhất như luật công cụ bảo hiểm phái sinh chẳng hạn. Như vậy, sẽ gây
khó khăn cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu, các nhà đầu tư… trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn để kinh
doanh trên thị trường. Nói tóm lại, cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát
triển các giao dịch quyền chọn ngoai tệ có một lỗ hổng lớn so với nhu cầu
thực tế, mà không thể một sớm một chiều có thể khỏa lấp được. Các cơ quan
86
chức năng cần tập trung nghiên cứu, tham khảo nhằm ban hành các văn bản
pháp luật liên quan để dần xóa bỏ lỗ hổng pháp lý lớn này.
5.4. Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới
và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như
các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác,
cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất;
đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế có nhiều
NHTM được thực hiện nghiệp vụ ngoại hối phái sinh từ lâu nhưng đến nay
vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các
công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế và trình độ thương
mại quốc tế của các DN chưa cao, cũng làm cho các hoạt động tài trợ thương
mại của NH, trong đó có các dịch vụ phái sinh rất nghèo nàn.
5.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa cao:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ ngành tài chính ngân hàng còn chậm đổi
mới và ít được bồi dưỡng về kiến thức cũng như nghiệp vụ. Trình độ và tính
chuyên nghiệp của cán bộ, công nhân viên trong các tổ chức tài chính ngân
hàng chưa cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ngân hàng, tư vấn,
phân tích tín dụng, quản lý rủi ro, marketing và tiếp cận các dịch vụ ngân
hàng, tài chính mới.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, điều hành trong các tổ chức
tín dụng còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị kinh doanh ngân hàng hiện
đại, về marketing, đánh giá, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro... Nguy hại hơn,
việc thiếu hụt lao động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho những ngành này. Cụ
thể như trong ngành ngân hàng, do sự gia tăng đột biến về quy mô cùng với
việc ra đời hàng loạt ngân hàng mới đó dẫn đến tình trạng trong thời gian
ngắn, các tổ chức tín dụng đưa ra quá nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhân
lực, nhất là các vị trí chủ chốt.
87
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI
TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
1. Về phía ngân hàng nhà nƣớc
1.1. Cải cách cơ chế điều hành chính sách tỷ giá:
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị
trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp
tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều
chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để
NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro
tỷ giá.
1.2. Cải tiến văn bản pháp luật hướng dẫn nghiệp vụ phái sinh ngoại hối:
Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản
nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với
điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung
cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện
quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh
để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết
của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi
có sự cố xảy ra.
1.3. Tăng cường vai trò của NHNN trên thị trường liên ngân hàng
NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và
điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa
các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với
tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết
vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
1.4. Tiến tới thành lập thị trường quyền chọn ngoại hối tập trung:
88
Để thị trường ngoại hối nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng
thực sự phát triển và trở thành một trong những trụ cột của thị trường tài
chính, bên cạnh một thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) vẫn đang tồn
tại, nhà nước cần tiến hành tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các sàn giao
dịch quyền chọn lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, để thành lập một sàn giao
dịch quyền chọn tập trung chính thức (giống như một sàn giao dịch chứng
khoán niêm yết tập trung) như ở các nước có TTTC phát triển, với các tài sản
cơ sở ở đây có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, vàng,
lãi suất... Điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản, khối lượng giao dịch trên thị
trường quyền chọn cũng như thị trường các tài sản cơ sở, đặc biệt là thị
trường ngoại hối; dần dần tiến đến chuyên nghiệp hóa, tạo thuận tiện, phổ
biến và đưa thị trường quyền chọn trở thành một một trong những thị trường
thiết yếu trên TTTC.
Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật công nghệ cho sàn giao dịch quyền
chọn tập trung đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ. Các nhà quản lý có thể dựa
vào kinh nghiệm xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho sở giao
dịch quyền chọn và tham khảo từ các sàn giao dịch quyền chọn tập trung ở
các nước, kết hợp với khả năng, tình hình thị trường hiện tại để trang bị hệ
thống kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện nước ta.
Về phía các TCTC như ngân hàng, ngoài các giải pháp đã nêu ở trên,
khi một sàn giao dịch quyền chọn tập trung được thành lập; các hoạt động
giao dịch, chuyển nhượng quyền chọn sẽ diễn ra. Các TCTC như NHTM…sẽ
đóng vai trò là thành viên của sở giao dịch options, đứng ra môi giới và thu
phí đối với các giao dịch chuyển nhượng quyền chọn đối với khách hàng. Khi
đó, phí môi giới options cần được các TCTC môi giới tính toán kỹ lưỡng để
có thể bù đắp được các khoảng chi phí đầu tư đã bỏ ra, đảm bảo khả năng
cạnh tranh và bước đầu thu lợi nhuận. Trong điều kiện các giao dịch chuyển
nhượng options mới bắt đầu hình thành, các TCTC môi giới nên chào một
89
mức phí cạnh tranh, để bước đầu thu hút được khách hàng, giúp cho nhà đầu
tư làm quen cũng như hứng thú hơn với việc tham gia giao dịch các quyền
chọn tập trung, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển một thị trường giao
dịch quyền chọn tập trung chính thức.
Các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt là Bộ Tài Chính cần phối
hợp cùng các ngân hàng… bước đầu tiến hành các thử nghiệm ban đầu để tạo
lập thị trường: đối với quyền chọn ngoại tệ, có thể lựa chọn các ngoại tệ được
giao dịch nhiều như USD, EUR, JPY… để có thể được phát hành và niêm yết
các quyền chọn dựa trên chúng. Người phát hành các quyền chọn này là các
ngân hàng hoặc công ty chứng khoán. Các nhà đầu tư và những nhà xuất nhập
khẩu có nhu cầu cũng sẽ giao dịch thông qua ngân hàng. Cơ quan giám sát,
quản lý bao gồm cục quản lý ngoại hối, sẽ là người ra quyết định cho việc
chấp thuận hay không các quyền chọn ngoại tệ này. Sở Giao Dịch và Trung
Tâm Giao dịch cũng sẽ đóng vai trò giám sát, quản lý và công bố thông tin
giao dịch như trên.
Tóm lại, việc ra đời một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức
là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải hội đủ nhiều điều kiện thiết yếu phức
tạp, khi mà thị trường quyền chọn phi tập trung đã tương đối phát triển ở Việt
Nam. Đề tài chỉ phác họa sơ bộ các giải phát cho vấn đề này. Việc ra đời một
sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức sẽ đánh dấu một bước phát
triển mới của TTTC Việt Nam.
2. Về phía ngân hàng thƣơng mại
2.1. Các ngân hàng cần có định hướng kinh doanh cụ thể:
Các NHTM cần có định hướng kinh doanh hợp lí, cân đối mục tiêu, thị
phần, uy tín và an toàn vốn. Chính sách khách hàng và các hoạt động
marketing cần được xúc tiến hơn nữa nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh
việc giải thích rõ đặc điểm và lợi ích của sản phẩm phải có chính sách giá cả
dịch vụ hợp lí, vẫn phải đảm bảo về lãi nhưng lại kích thích được khách hàng
90
về mặt kinh tế. Bên cạnh đó NHTM có chiến lược mở rộng nghiệp vụ ra thị
trường quốc tế, không chỉ đơn thuần là hoán đổi, kì hạn, quyền chọn mà còn
chuyển sang dịch vụ mua bán chuyển đổi khác như nghiệp vụ tương lai quyền
chọn
2.2. Nâng cao uy tín của các NHTM trên thị trường ngoại hối:
Uy tín của NHTM là yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định
tham gia giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là tham gia giao dịch như hoán
đổi, kì hạn, quuyền chọn ngoại tệ. Uy tín của ngân hàng khiến cho khách hàng
có thể yên tâm và có cảm giác an toàn về rủi ro có thể phát sinh. Do đó để
nâng cao hình ảnh của mình cũng như thu hút khách hàng tìm tới dịch vụ mới,
các NHTM cần phải: Xây dựng thí điểm và đưa vào áp dụng mô hình tổ chức
NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới hình thành một số tập đoàn tài chính
vững mạnh, có tiềm lực tài chính về vốn cũng như trang thiết bị khác. Tổ
chức hoạt động ngân hàng ở vị trí thuận lợi, trụ sở đàng hoàng, ấn tượng tốt,
trang thiết bị hiện đại đặc biệt là bộ phận kinh doanh ngoại hối. Tạo dựng
phong cách dịch vụ văn minh, lịch sự và tận tình với khách hàng, đồng thời
nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng để tránh tình trạng xảy
ra những sai xót hoặc nhầm lẫn không đáng có.
2.3. Không ngừng nâng cao, cải thiện trình độ nghiệp vụ của nhân viên
ngân hàng:
Các NHTM phải có các biện pháp bồi dưỡng, đào tạo và trang bị đầy
đủ cho nhân viên về kiến thức nghiệp vụ để khi tiến hành nghiệp vụ ngoại hối
phái sinh được linh hoạt, nhanh chóng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, mặt
khác còn có thể thuyết phục, giới thiệu tư vấn cho khách hàng lựa chọn các
sản phẩm này.
Ngoài ra các ngân hàng còn phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực
theo hướng:
91
- Tuyển dụng cán bộ lao động trẻ và bố trí sắp xếp nhân viên theo
đúng sở trường và năng lực của họ. Với yêu cầu phát triển nghiệp vụ và công
nghệ theo hướng hiện đại, việc đào tạo càn bộ kết hợp việc đào tạo lại cán bộ
hiện đang có, bồi dưỡng kịp thời về kiến thức nghiệp vụ mới, đào tạo chuyên
sâu cho nhân viên trực tiếp tham gia vào giao dịch hoán đổi ngoại hối phái
sinh song song với việc bồi dưỡng cán bộ quản lí.
- Đa dạng hóa các kênh và phương thức đào tạo. Tăng cường hợp tác
giữa các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước với các bộ,
ngành trung ương và địa phương...
- Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia lĩnh vực ngoại
hối trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm
việc tại Việt Nam.
- Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị
trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật,
phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự
đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh
một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ
cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.
2.4. Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối:
Các NHTM cần phải không ngừng khai thác triệt để các nguồn ngoại
tệ, nhằm bổ sung liên tục các nguồn ngoại tệ dự trữ bởi nếu lượng ngoại tệ
nằm trong tay quá mỏng các NHTM không thể phát triển quy mô giao dịch
các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh. Các nguồn ngoại tệ có thể khai thác đối với
các NHTM bao gồm: Nguồn thu xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ; nguồn
ngoại tệ tiền mặt nắm giữ trong dân cư, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam
hàng năm; ngoại tệ của các chi nhánh cùng hệ thống và các NHTM khác. Để
khai thác triệt để nguồn ngoại tệ trên các NHTM cần có chính sách đối với
từng nguồn vốn, thông qua lãi suất và tỷ giá. Mặt khác cũng cần phải tăng
92
cường liên kết chặt chẽ với nhau, cung cấp cho thị trường một cách đồng bộ
nhằm “bọc lót”, “bù trừ” rủi ro cho nhau để cùng phát triển.
2.5. Thực hiện chính sách giá cả hợp lí đối với khách hàng:
Giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa
chọn tiền tệ đối với khách hàng. Chính sách giá cả hợp lí phải có sự linh hoạt
đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể, như khách hàng quen thuộc hay
khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng…
Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm
mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp
cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các
công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có
thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh
doanh.
Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn
về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng
cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các
công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những
sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.
2.6. Về phương tiện, thiết bị.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson,
SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý
rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác
với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ
sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công
cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai
ngoại hối nói riêng.
IV. KIẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM
93
1. Đối với các cơ quan chính phủ:
Luật pháp đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực thi và
thúc đẩy thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối phái sinh nói
riêng phát triển lành mạnh. Do đó, các cơ quan chính phủ nên học hỏi kinh
nghiệm của các nước đi trước về những quy định, nghị định pháp luật, kết
hợp điều kiện thực tế trên thị trường Việt Nam để đưa ra quy đinh hợp lí phù
hợp sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ nên dỡ
bỏ dần quy định về điều kiện được tham gia kinh doanh trên thị trường ngoại
hối liên ngân hàng, giúp đẩy mạnh số lượng và giá trị giao dịch trên thị
trường. Hơn thế nữa, các cơ quan chính phủ nên có kế hoạch mở rộng kì hạn
giao dịch hoán đổi ngoại hối, giúp nhà đầu tư có những lựa chọn phòng ngừa
rủi ro trong dài hạn, chứ không dừng lại ở kì hạn 1 năm như hiện nay.
2. Đối với NHNN:
Mặc dù có thể nói trong thời gian qua, NHNN có vai trò quan trọng
trong việc điều hành quản lí chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua tỷ giá hố i
đoái, có những sự hỗ trợ kịp thời ổn định sự phát triển kinh tế, kiềm chế lạm
phát, giảm phát đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính diễn ra trong
thời gian vừa qua, hỗ trợ to lơn đối với doanh nghiệp tránh được rủi ro tài
chính nói chung và rủi ro hối đoái nói riêng. Tuy nhiên, chính sách neo tỷ giá
với biên độ giao động nhỏ là nguyên nhân phần nào kìm hãm sự phát triển thị
trường ngoại hối phái sinh Việt Nam. Vì vậy, đề nghị NHNN cần tiếp tục học
hỏi kinh nghiệm về việc quản lí tỷ giá trên thị trường từ các quốc gia có nền
kinh tế phát triển trên thế giới, vận dụng khéo léo phù hợp tình hình thị trường
trong nước. Đặc biệt, NHNN cần xây dựng một thị trường ngoại hối mạnh, có
đầy đủ các chức năng như các sở giao dịch và thị trường OTC.
3. Các ngân hàng thƣơng mại:
94
Các NHTM chính là thành viên tham gia tích cực vào hoạt động kinh
doanh ngoại hối phái sinh trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, để có thể phát
triển thị trường, các NHTM cần phải đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối, không chỉ dừng lại ở hoán đổi, kì hạn hay quyền chọn ngoại hối mà họ
cần đầu tư trang bị kĩ thuật dần tiến tới phát triển nghiệp vụ tương lai phái
sinh giúp nhà đầu tư có sự lựa chọn đa dạng trong việc phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh đó, NHTM có chính sách đào tạo cán bộ nhân viên về loại hình
nghiệp vụ này vì đây chính là đội ngũ tiếp xúc với khách hàng, giải thích
thuyết phục họ mua sản phẩm này. Và hơn hết, các NHTM cần phải sử dụng
công cụ phòng ngừa rủi ro tích cực hơn bao giờ hết và phải có kiến nghị với
NHNN để phát triển thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối
phái sinh nói riêng.
4. Các doanh nghiệp
Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả
đối với các doanh nghiệp XNK tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
có kế hoạch tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về loại hình nghiệp vụ nói trên, sử
dụng một cách tích cực trong việc phòng ngừa rủi ro. Và trên hết, các doanh
nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống phòng ngừa rủi ro bên trong
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro tỷ giá nói riêng và
rủi ro tài chính nói chung, điều đó giúp cho doanh nghiệp có sự nhìn nhận và
đánh giá rõ ràng những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi doanh nghiệp
tham gia vào thị trường ngoại hối phái sinh. Chỉ có như thế, doanh nghiệp
mới có thể trở thành thành viên tích cực tham gia thị trường ngoại hối phái
sinh tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
95
Để thị trường ngoại hối Việt Nam nhanh chóng phát triển và hoàn
thiện, tiến tới hội nhập với các thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, đòi
hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía các NHNN- là người tổ
chức, điều hành thị trường; các NHTM- là những thành viên chủ yếu trên thị
trường mà còn cả chủ thể khác tham gia giao dịch trên thị trường này.
Có thể thấy hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay rất
nghèo nàn và đơn điệu, loại hình giao dịch hạn chế, hầu hết là các nghiệp vụ
giao ngay, còn nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi và quyền chọn hầu như được thực
hiện, mặc dù đây là công cụ ngoại hối phái sinh từ nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối giao ngay có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. Vì vậy,
qua việc tìm hiểu thực trạng tiến hành giao dịch ngoại hối phái sinh tại thị
trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc, em nhận thấy cả 2 thị trường đều có
điểm chung: thị trường mới ra đời, số lượng giao dịch còn thấp, ngăn cản
pháp luật còn cao và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế. Cho nên, từ sự
phát triển thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc, em mạnh dạn đưa ra
những giải pháp khắc phục những hạn chế tại thị trường ngoại hối phái sinh
Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phái sinh ngoại hối, đẩy nhanh
tiến trình hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế trên cơ sở mục
tiêu chiến lược của ngành ngân hang trong thời gian tới.
Hi vọng rằng những giải pháp được trình bày trong khoá luận phù hợp
vơi thực tiễn ở Việt Nam và cho thấy xu hướng phát triển tương lai của thị
trường ngoại hối nước nhà, nhanh chóng mở rộng và nâng cao giao dịch hoán
đổi ngoại hối, kì hạn và quyền chọn, tiến tới thực hiện ngoại hối phái sinh
tương lai, đảm bảo đầy đủ 5 loại nghiệp vụ cơ bản truyền thống trên thị
trường ngoại hối, từ đó hoàn thiện dần thị trường với các nghiệp vụ kinh
doanh đa dạng và phức tạp hơn.
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. 0
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
96
- GS, NGƯT. Đinh Xuân Trình ( 2006), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
- Nguyen Tran Phuc ( September 2009), Implications of exchange rate policy
for foreign exchange market development: VietNam, 1986-2008, Australia
WR1LmF1L19fZGF0YS9hc3NldHMvcGRmX2ZpbGUvMDAxMy81MjA0
MTEvTmd1eWVuLF9UcmFuX1BodWNfWF9NYXJrZXRfUGFwZXJfLV9
QZXJ0aF9Db25mZXJlbmNlXzA0XzA5XzIwLnBkZg==-
- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà
xuất bản thống kê, Hà Nội.
- Saga, Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt
Nam hiện nay, 29/1/2009, 01:49PM,
- TS. Nguyễn Đại Lai (2007), Xu hướng phát triển thị trường các công cụ tài
chính phái sinh ở Việt Nam, 26/11/2007, 02:45 PM,
TrUOng-CAc-COng-CU-TAi-ChInh-O-Vn.html
- ThS. Phạm Thị Hoàng Anh(2008) ,Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ
trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam,
- Vietinbank (2008), Điều kiện phát sinh các công cụ phái sinh ngoại hối tại
Việt Nam , 10/09/2008, 02:30 PM,
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center
(2009), Performance of China’s interbank Market in H1 2009, 29/10/2009,
97
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center
(2009), Performance of China’s interbank Market in 2008, 20/3/2009,
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center
(2008), Performance of China’s interbank Market in H12008, 9/10/2008,
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center
(2008), Performance of China’s interbank Market in 2007, 4/7/2008,
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center
(2008), Performance of China’s interbank Market in H1 2007, 26/6/2008,
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center
(2007), Performance of China’s interbank Market in 2006, 24/6/2007,
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center,
Performance of China’s interbank Market in H1 2006,
- Han Qimeng, Gide Loyrette Nouel, Shanghai Budong Development Bank
China law practice (2007), New regulatory development in China derivatives
Markets, February 2007,
7.pdf
- Laws of the People's Republic of China (2006), Circular of China Foreign
Exchange Trading Center and National Inter-bank Funding Center pertinent
to the Promulgation of the Rules for the Swap Transactions of RMB versus
Foreign Exchange in Foreign Exchange Market of the National Inter-bank,
98
2082/
- Martin Hohensee and Kyungjik Lee , A survey on hedging markets in Asia:
a description of Asian derivatives markets from a practical perspective,
%20in%20asia---
a%20description%20of%20asian%20derivatives%20markets.pdf
- New Master Agreement for Financial Derivatives in China , 18 March
2009,
- Peter G.Zhang (October 2004), Chinese yuan derivative product,
Search+Books
- The People´s Bank of China (2005), Notice of the People´s Bank
of China on Accelerating the Development of the Foreign Exchange Market
PBC Document No.202/2005, 2005,
- The People´s Bank of China ( 2006), The People´s Bank of China Decides
to Expand Designated Banks´ Forward Sale and purchase of Foreign
Exchange Business and Launch RMB Swaps against Foreign Currencies,
- Zhang Jikang and Liang Yuanyuan (3/2006) , The institutional and
structural problems of china’s foreign exchange market & implication for the
New exchange rate regime,
ge%20Market%20Analysis.pdf
PHỤ LỤC
99
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÍ LIÊN QUAN TỚI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
PHÁI SINH:
- Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN 7 quy định quy chế hoạt động giao
dịch ngoại hối
- Quyết đinh 16/1998/QĐ-NHNN 7 ngày 10/01/1998 về việc quy định
nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kì hạn, hoán đổi của các TCTD
được phép hoạt động giao dịch hối đoái kì hạn, hoán đổi.
- Quyết định 18/QĐ-NHNN7 ban hành quy định về trạng thái ngoại tệ
đối với các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối, ngày 10/01/1998
- Quyết định 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái vủa
VND với các ngoại tệ, ngày 25/02/1999
- Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định xác định tỷ giá
mua bán ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ, ngày
25/3/1999
- Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN 13 về việc ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, 26/3/1999
- Quyết định 893/2001/QĐ-NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán
đổi ngoại hối giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn
hạn bằng VND cho các ngân hàng, 17/7/2001.
- Quyết định 894/2001/QĐ-NHNN về tỷ giá NHNN áp dụng khi bán
USD cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi, 17/7/2001
- Nghị định 05/2001/NĐ-CP ngày 17/1/2001 về quản lý ngoại hối
- Quyết định 648/2002-2004/QĐ-NHNN về cơ chế thỏa thuận tỷ giá kỳ
hạn giữa NHTM với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất.
- Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 1/6/2006.
100
- Công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ,
ngày 12/02/2003
- Công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm
giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ, 18/4/2005
- Thông tư của NHNN số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008 về hoạt
động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng
101
Giao dịch kì hạn ngoại tệ nửa đầu năm 2007 (Đơn vị: 100 triệu USD)
Tổng USD/RMB JPY/RMB HKD/RMB EUR/RMB
Kì hạn Số
lượng
Trị
giá
Số
lượng
Trị
giá
Số
lượng
Trị
giá
Số
lượng
Trị
giá
Số
lượng
Trị
giá
<1W
(baogồm)
6.31 85 6.3 83 2.25 2 0 0 0 0
1M-3M
(bao gồm)
22.49 191 22.46 180 4.03 5 0.02 1 0 5
3M-6M
(bao gồm)
10.56 220 10.53 210 3.14 3 0.12 6 0 1
6M-9M
(bao gồm)
10.32 173 10.3 166 0 0 0.1 6 0 1
9M-1Y
(bao gồm)
23.13 317 23.1 306 2.07 4 0.11 7 0 0
1Y-2Y
(bao gồm)
5.83 45 5.83 45 0 0 0 0 0 0
2Y-3Y
(baogồm)
2.95 9 2.95 9 0 0 0 0 0 0
Tổng 106.74 1271 106.54 1214 21.77 28 0.39 22 0.01 7
Nguồn: www.chinamoney.com
102
Tỷ lệ phần trăm của giao dịch kì hạn và hoán đổi trong tổng số giao dịch
tại thị trƣờng của một số nƣớc Châu Á mới nổi
trong một vài năm
1998 2001 2004 2007
Trung Quốc
Giao dịch trong và ngoài nước n.a n.a n.a 10%
Chỉ có giao dịch trong nước 2% 5% n.a 10%
Ấn độ
Giao dịch trong và ngoài nước 53% 54% 49% 58%
Giao dịch trong nước 62% 55% 49% 61%
Inđônêxia
Giao dịch trong và ngoài nước 53% 13% 57% 40%
Giao dịch trong nước 53% 13% 44% 49%
Malayxia
Giao dịch trong và ngoài nước 70% 63% 50% 51%
Giao dịch trong nước 74% 70% 59% 62%
Philippines
Giao dịch trong và ngoài nứơc 70% 63% 50% 51%
Giao dịch trong nước 74% 70% 59% 62%
Thái Lan
Giao dịch trong và ngoài nước 71% 69% 60% 78%
Giao dịch trong nước 70% 71% 66% 80%
Việt Nam
Giao dịch trong nước 11% 6% 5% 6%
Nguồn:
103
104
BẢNG TỔNG KẾT TỔNG KẾT THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH Ở CHÂU Á
HKD SGD KRW TWD THB MYR INR IDR CNY
FX
forward
bị cấm
Rào cản không không Nhỏ đồng ý
trước
chỉ dung
bảo vệ
chỉ trong
nước
chỉ dung
bảo vệ
Thực hiện
Có điều
kiện
Thanh
khoản
tốt tổt tốt tốt tốt tốt tốt Trung bình
Khối lượng
giao dịch
20-50 tr$ 25 tr$ 10-20tr$ 1-10tr$ 5-20tr$ 10-20tr$ 1-5tr$ 0.5-30tr$
B/as
spread
0.0005-
0.001
0.0002-
0.001
0.3-1.0 0.002-0.02 0.01-0.1 0.0005 0.3-0.05 10-80
Khối lượng
hàng ngày
3-5 tỷ $ 6 tỷ $ 1tỷ $ 500-700
triệu $
300-600
triệu $
100-200
triệu $
150 triệu$ 200 triệu $
FX option
Không tồn
tại thị
trường
Không tồn
tại thị
trường
Rào cản
không không nhỏ đồng ý
trước tiên
bị hạn chế
Thanh
khoản
tốt tốt tốt tốt Phòng
ngừa
Phòng
ngừa
Trung bình
105
HKD SGD KRW TWD THB MYR INR IDR CNY
khối lượng
giao dịch
20-50 triệu
$
>30 triệu $ 20-50 triệu
$
20 triệu $ Không thị
trường liên
ngân hàng
chỉ đựơc
cho phép
0.5-3 triệu
$
B/as
spread
0.2-0.5 vol 0.5-1.0 vol 1 vol 0.3-1 vol 5-7vol
Khối lượng
hàng ngày
50-100
triệu $
50 triệu $ 50 triệu $ 50 triệu $ 20 triệu$
NDF
Không tồn
tại thị
trường
Không tồn
tại thị
trường
Không tồn
tại thị
trường
Không tồn
tại thị
trường
Rào cản không chỉ thị
trường liên
ngân hàng
Không không chỉ thị
trường liên
ngân hàng
Thanh
khoản
tốt Tốt tốt Trung bình Tốt
Khối lượng
giao dịch
5-10 triệu $ 3-10 triệu$ 3-5 triệu $ 3 triệu $ 5-10 triệu$
B/as
spread
0.5 won 0.03-0.05 0.05-0.2 20-100 0.001-
0.005
Giao dịch 1 tỷ $ 300 triệu $ 20-50 triệu 40-60 triệu 50 triệu $
106
HKD SGD KRW TWD THB MYR INR IDR CNY
hàng ngày $ $
NDO
Không tồn
tại thị
trường
Không tồn
tại thị
trường
Không tồn
tại thị
trường
Rào cản Không Chỉ thị
trường liên
ngân hàng
Không Không Không Chỉ thị
trường liên
ngân hàng
Thanh
khoản
tốt tốt tốt Trung bình Trung bình Trung bình
Khối lượng
giao dịch
20-50 triệu
$
30 triệu $ 20 triệu $ 5 triệu $ 5 triệu $ 10-20 triệu
$
B/as
Spread
1 vol 0.7 vol 1 vol 2-4 vol 7 vol 1-2 vol
Khối lượng
giao dịch
hàng ngày
250 triệu $ 150 triệu $ 50 triệu $ Không đều Không đều 250 triệu $
Nguồn:
a%20description%20of%20asian%20derivatives%20markets.pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5333_2024.pdf