Chất kịch trong Truyện Kiều là yếu tố ít được nhắc tới. Nhờ có chất kịch với
những mâu thuẫn, xung đột kịch mà câu chuyện được kể có cao trào, không nhàm
chán. Qua mỗi lần xung đột, tính cách nhân vật được thể hiện một cách rõ nét thông
qua cách nhìn nhận cũng như cách giải quyết mâu thuẫn. Trong Truyện Kiều, có hai
xung đột kịch lớn chính là xung đột hữu hình giữa các nhân vật với nhau và xung đột
vô hình: tài – mệnh. Xung đột trong Truyện Kiều tuy thâm trầm nhưng rất dữ dội, bộc
lộ được tính cách từng nhân vật và tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du gửi gắm vào. Và
điều làm nên chất kịch trong tác phẩm không thể kể đến ngôn ngữ đối thoại và ngôn
ngữ độc thoại. Ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều ngắn gọn, dễ hiểu, có sự luân
phiên. Ngôn ngữ độc thoại góp phần giúp Nguyễn Du thể hiện con người ở chiều sâu
tâm hồn. Điều đặc biệt, ngôn ngữ độc thoại không chỉ xuất hiện ở riêng nhân vật chính
Thúy Kiều mà các nhân vật khác cũng có những lần độc thoại với chính mình. Có thể
thấy, Nguyễn Du đã quan tâm, theo sát từng nhân vật, cũng như cách ông quan tâm, lo
lắng cho con người.
106 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Truyện Kiều của nguyễn du dưới góc nhìn tương tác thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn ?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 73
Mâu thuẫn của đoạn trích được thể hiện qua ngôn ngữ “thông báo” của nhân vật
chính: Kiều nhắc lại những biến cố, sự kiện đời náng, hệ thống cốt truyện này tạo nên
mâu thuẫn:
Khi gặp chàng Kim / Sóng gió bất kì
Quạt ước chén thề / Đứt gánh tương tư
Tai biến của gia đình đưa Thúy Kiều đến chỗ phải dứt bỏ tình yêu, giã từ Kim
Trọng mà ra đi:
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Kết thúc “Trao duyên”, bi kịch càng được đẩy lên cao. Mâu thuẫn này nối tiếp
mâu thuẫn khác. Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng trở về
với tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai mờ mịt. Dù có quay về
quá khứ hay hướng tới tương lai, cuối cùng Kiều vẫn là con người sống với thực tại
của mình :
Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 74
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Hàng lọat những thành ngữ được liệt kê hàm chứa bao bi kịch người con gái. Đó
là sự vỡ tan, dở dang của tình yêu và bọt bèo, trôi nổi của đời Kiều. Bi kịch càng sâu
sắc khi trước hiện tại nàng vẫn không thôi khao khát tình yêu hạnh phúc. Những từ
ngữ có tính chất vô hạn định như “muôn vàn, trăm nghìn” thể hiện sâu sắc khát vọng
về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn. Oan nghiệt thay, khát vọng ấy cũng chính là hiện
thực không gì cứu vãn nổi. Bi kịch tình yêu dâng lên tột đỉnh. Nàng gọi Kim Trọng là
tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi
mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa
cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải
chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì
đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu
có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Kiều mặc dù đã giãi bày hết nỗi
khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những
đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang
nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên
đau đớn:
Ôi Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Đề tài tình yêu dang dở, đôi lứa chia lìa là một đề tài quen thuộc không phải chỉ
đến Truyện Kiều mới xuất hiện. Đoạn trích “Trao duyên” dưới ngòi bút của Nguyễn
Du thấm đẫm chất nhân đạo tạo nên sự đồng cảm sâu sắc cho người đọc. Dù có nhan
sắc nghiên nước nghiêng thành, tài đàn tuyệt diệu và tài thơ phú nhưng rút cuộc cũng
chỉ để “đem bán vào thuyền lái buôn”. Sự chà đạp lên tài hoa, nhan sắc con người là
một tội ác của chế độ phong kiến, nó cũng tạo nên mối xung đột lớn nhất trong tác
phẩm: xung đột tài – mệnh. Có thể nói, xung đột trong tâm trạng của Kiều khi đứng
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 75
trước mọi đổ vỡ của hạnh phúc đã làm rung động biết bao trái tim người đọc. Đoạn
trích “Trao duyên” đã phác họa thành công bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, thông
qua cách giải quyết xung đột trong nội tâm của mình, Kiều càng hiện lên đẹp đẽ,
sống động với nhân cách cao cả. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy
nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu,
còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao!
2.3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại
Trong một tác phẩm kịch, không thể có quá nhiều đoạn độc thoại vì như thế sẽ làm
cho vở kịch loãng đi, người đọc, người xem sẽ mất hào hứng khi theo dõi. Những đoạn
đối thoại trong Truyện Kiều, người ta nhận thấy một vốn ngôn ngữ thật phong phú, tạo
nên chất kịch rất riêng của Nguyễn Du.
Đối thoại là một hình thức tồn tại của nhân vật và của tác phẩm. Đối thoại có
nhiều dạng thức tồn tại khác nhau: đối thoại công khai bằng hình thức hỏi đáp, có lời
hỏi và lời đáp. Ðối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ðây
là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh
động và có tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.
Bêlinxki nói: “Tính kịch không phải do nói qua nói lại mà tạo nên được, nó phải
do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh
luận đều muốn đè bẹp đối phương, đều muốn cải biến một phương diện nào đó trong
hành động của đối phương, hoặc tấn công vào nhược điểm nào đó trong tâm tư của
đối phương, nếu thông qua cuộc tranh luận đó đưa hai người tới quan hệ mới, thì lúc
đó mới là kịch” [tr.258,15]. Hay nói cách khác, những lời đối thoại trong kịch phải
mang nội dung tấn công – phản công, thăm dò – lãng tránh, chất vấn – chối cãi, thuyết
phục – phủ nhận
Trong các tác phẩm thuộc thể loại tự sự truyền thống chỉ tồn tại ba yếu tố nhân
vật, cốt truyện và lời kể. Ở Truyện Kiều, Nguyễn Du thông qua số phận các nhân vật
đã nêu lên vấn đề về quyền sống của con người. Kể để bộc lộ nổi lòng của nghệ sĩ, kể
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 76
để tâm sự giãi bày là điều rất mới, ít thấy trong truyện Nôm Việt Nam trước Truyện
Kiều.
Hỏi là một biểu hiện của nhu cầu đối thoại. “Nhân vật của Nguyễn Du có nhu cầu
đối thoại cao. Nhân vật của Truyện Kiều hay hỏi trời, hỏi người và tự hỏi
mình”[tr.127, 5]. Câu nói đầu tiên của Kiều là một câu hỏi, hỏi về ngôi mộ quạnh quẽ
trong tiết thanh minh:
Rằng sao trong tiết thanh minh
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?
Đây là một câu hỏi cần có câu trả lời. Vương Quan đã trả lời bằng cách kể lại cuộc
đời Đạm Tiên và kết thúc lời đáp cũng bằng một câu nói mang sắc thái nghi vấm:
Trải bao thỏ lặn ác tà
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm
Kiều băn khoăn cho tương lai số mệnh cũng bằng một câu hỏi:
Nỗi niềm tưởng thế màu đau
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
Chỉ một đoạn thơ ngắn kể về việc chị em Kiều gặp mộ Đạm Tiên đã xuất hiện rất
nhiều câu hỏi. Từ câu hỏi về số mệnh của Kiều đã kéo các nhân vật khác cũng như
người đọc cùng suy nghĩ, đi tìm câu trả lời.
Trong màn hội ngộ tay ba: Hoạn Thư – Thúc Sinh – Thúy Kiều, Kiều đã gãy khúc
đàn bạc mệnh hầu rượu, tiếng đàn khiến người trên tiệc cũng “tan nát lòng”, Thúc
Sinh “giọt chân lã chã khôn cầm”. Chính điều đó làm cho Hoạn Thư tức giận vô cùng:
Tiểu thư lại thét lấy nàng:
Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi!
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 77
Sao chẳng biết ý tứ gì?
Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi
“Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi” vưà là một câu hỏi, vừa là một câu có nội
dung cảm thán.
Kể chuyện bằng văn vần đặc biệt khó cho sự thể hiện ngôn ngữ đối thoại. “Trong
thực tiễn của lời nói đàm thoại, các lời phát ngôn riêng biệt nhanh chóng luân phiên
nhau thường không có tính trọn vẹn” [tr.103,27]. Cách thức thể hiện ngôn ngữ đối
thoại bởi từ “rằng” là cách thứ phổ biến nhất trong Truyện Kiều: “Vân rằng:”, “Quan
rằng:”, “Kiều rằng:”, “Thưa rằng:”, “Dạy rằng:”, “Rằng:” ,
- Rằng: “Nàng chút phận hồng nhan,
Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương()
- Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?()
Quan rằng: Chị nói hay sao,
Một lời là một vận vào khó nghe
- Kiều rằng: những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh ()
- Thưa rằng: Thanh khí xưa nay,
Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 78
Ngoài ra, Nguyễn Du còn thể hiện ngôn ngữ đối thoại bằng một số cách
thức khác, chủ yếu là miêu tả sự xuất hiện của lời nói. Ví dụ:
- Sinh đà có ý đợi chờ,
Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:
“Thoa này bắt được hư không,
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về ?”
Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:
“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi,
Chiếc thoa nào của mấy mươi
- Khen: “Tài nhả ngọc phun châu” ()
- Hỏi ông ông mắc tụng đình,
Hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha.
Hỏi nhà nhà đã dời xa,
. Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân.
Đều là sa sút khó khăn,
May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi.
Ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều ngắn gọn, dễ hiểu, có sự luân phiên. Cách
thức thể hiện ngôn ngữ đối thoại nói trên đã thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong
việc thể hiện ngôn ngữ đối đáp của các nhân vật, dù việc đưa ngôn ngữ đối thoại vào
truyện thơ là việc không hề dễ dàng. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một trong những đặc
điểm lớn thể hiện chất kịch của tác phẩm vĩ đại này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 79
2.3.2.3 Ngôn ngữ độc thoại
Độc thoại là nói với chính mình nhằm giải tỏa nỗi xúc động mãnh liệt trong lòng
mà chưa thể hoặc không thể nói với ai. Trong kịch, độc thoại dùng để bộc lộ nội tâm
nhân vật. Độc thoại là một sự tự bộc lộ, chân thành và khách quan với chính lòng
mình. Trong trường hợp nội tâm phức tạp thì độc thoại chính là cuộc đối thoại giữa
con tim và lí trí của nhân vật. Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng hình thức
nói năng giữa người này với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của
ngôn ngữ nhân vật, là hình thức nói với chính mình. Độc thoại giữ vai trò quan trọng
trong kịch, qua độc thoại, người đọc có thể biết được những suy nghĩ thật trong lòng
nhân vật, từ đó hiểu được câu chuyện một cách rõ ràng hơn.
Cần phân biệt độc thoại và độc thoại nội tâm. Độc thoại là lời nói một mình, trước
và sau không có lời nào của ai khác nhưng người thứ ba đó đang nghe, nghe mà không
trả lời. Còn độc thoại nội tâm là lời độc thoại nói với chính mình, dùng vào việc miêu
tả quá trình ý nghĩ trong nội tâm, viết ra để đọc chứ không nhằm nói ra thành tiếng.
Nguyễn Du cũng đã tận dụng phương pháp độc thoại và độc thoại nội tâm để góp phần
làm rõ tâm tư tình cảm của nhân vật. Khi tìm hiểu về ngôn ngữ kịch trong Truyện
Kiều, chúng ta không thể bỏ qua ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng những hình tượng nhân vật có cá
tính, những con người bản ngã. Tính cách của nhân vật được thể hiện ở hành động bên
ngoài và hành động bên trong, tức nội tâm của nhân vật. Chính đời sống nội tâm
phong phú, phức tạp đã thể hiện tính cách của nhân vật. Kiều là một nhân vật có đời
sống nội tâm phức tạp. Không ai hiểu Kiều bằng Kiều. Kiều càng độc thoại bao nhiêu,
người ta càng thấy Kiều đau đớn bấy nhiêu. Kiều đã kể cho Từ Hải nghe về cuộc đời
đau khổ của mình để thực thi ý định báo ân, báo oán:
Trong quân có lúc vui vầy,
Thong dong mới kể sự ngày hàn vi:
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 80
Khi Vô Tích, khi Lâm Tri,
Nơi thì lừa đảo, nời thì xót thương.
Tấm thân rày đã nhẹ nhàng,
Chút còn ân oán đôi đàng chưa xong.
Từ Công nghe nói thủy chung,
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.
Ở đây không có sự giới thiệu người kể, ai kể về ai như kiểu “Kiều rằng:”, nhưng
người nghe, người đọc vẫn có thể hiểu. Đó là lí do vì sao Từ Hải “bất binh nổi trận
đùng đùng sấm vang”
Khi gặp lại người thân sau 15 năm lưu lạc, Kiều đã kể rằng:
Khóc than mình kể sự tình đầu đuôi:
Từ con lưu lạc quê người,
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm!
Tính rằng sông nước cát lầm,
Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây!
Kiều tự kể quãng đời của mình trong suốt 15 năm lưu lạc có đầu có đuôi nhưng lời
kể chỉ khái quát trong một vài hình ảnh tượng trưng,
Ngoài hình thức độc thoại, Nguyễn Du còn sử dụng phương pháp độc thoại nội
tâm. Trong Truyện Kiều, không chỉ riêng Thúy Kiều có những đoạn độc thoại nội tâm
với chính mình mà còn có Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải,
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 81
Thúy Kiều là nhân vật có nội tâm phức tạp, chính vì thế đã có không ít lần độc
thoại với chính mình, đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ nét bút pháp độc
thoại nội tâm của Nguyễn Du:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc
đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ
“tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi
nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước
trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây
mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng
tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích
khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương
nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể
phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên
bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể” , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch
những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng
dành cho nàng. Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha
mẹ của mình:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 82
Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều
hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa” chỉ nỗi nhớ mong
cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng,
“tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm
sóc, phụng dưỡng. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại
ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng
dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên
thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc
bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng
luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng,
nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy
Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu
lòng vị tha. Chính nhờ biện pháp độc thoại nội tâm, ta thấy được tấm lòng Kiều, môt
người tình chung thủy, một đứa con hiếu thảo và lòng một con người giàu lòng vị tha.
Không chỉ Kiều độc thoại với chính mình, Mã Giám Sinh khi mua được Kiều dưới
danh nghĩa về làm thiếp trong thâm tâm đã tính tới ý đồ xấu xa:
Mừng thầm: Cờ đã đến tay !
Càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng.
Đã nên quốc sắc thiên hương,
Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa .
Về đây nước trước bẻ hoa,
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau
Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời,
Miếng ngon kề dến tận nơi,
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 83
Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham.
đào tiên đã bén tay phàm,
Thì vin cành quít cho cam sự đời !
Đoạn thơ này là một đoạn độc thoại nội tâm. Mã Giám Sinh “mừng thầm” bộc lộ
niềm sung sướng khi đã vớ được món hời. Y còn tính toán để che giấu sự bỉ ổi của
mình, đánh lừa người khác:
Nước vỏ lựu máu mào gà,
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.
Mập mờ đánh lận con đen,
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi ?
Bản chất ghê tởm của hắn còn hiện lên qua những dòng suy nghĩ khi lỡ có bị lộ, bị
Tú Bà phát hiện:
Mụ già hoặc có điều gì,
Liều công mất một buổi quỳ mà thôi .
Cuối cùng, dòng suy nghĩ mua Kiều về làm vợ của hắn đã có quyết định dứt khoát:
Vả đây đường xá xa xôi,
Mà ta bất động nữa người sinh nghi .
Đây là cái lí đê hèn, bỉ ổi nhất vì hắn biết đây thật ra cũng chỉ là cái cớ. Tú Bà và
Mã Giám Sinh đã lấy cớ mua Kiều về làm thiếp để bắt họ làm gái lầu xanh. Biện pháp
độc thoại nội tâm, để nhân vật tự nói với chính mình đã giúp Nguyễn Du phơi bày
được sự thật xấu xa này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 84
Ngoài Thúy Kiều, Hoạn Thư cũng là một nhân vật có cá tính. Hoạn Thư với
những dòng suy ngẫm, tính toán kế hoạch báo thù đã hiện ra rõ nét là một nhân vật sắc
sảo:
Lửa tâm càng dập càng nồng,
Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa:
Ví bằng thú thật cùng ta,
Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên.
Hoạn Thư đang kể chuyện mình, không chỉ kể, Hoạn Thư còn bộc lộ suy nghĩ tâm
trạng hiện tại của mình và sắp đặt kế hoạch cho tương lai:
Làm cho nhìn chẳng được nhau,
Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên!
Làm cho trông thấy nhãn tiền,
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay.
Hoạn Thư bí mật tới mức:
Nỗi lòng kín chẳng ai hay,
Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.
Giọng điệu đay nghiến của Hoạn Thư thể hiện quyết tâm cao độ của Hoạn trong
kế hoạch báo thù. Tuy nhiên, Hoạn Thư khi nói chuyện với Thúc Sinh đã cố tình khỏa
lấp rằng mình đã biết về những điều thị phi về quan hệ vợ chồng họ, về việc chàng
Thúc sắp thú tội với những lời “mật ngọt chết người”:
Rằng trong ngọc đá vàng thau,
Mười phần ta đã tin nhau cả mười.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 85
Khen cho những miệng dông dài,
bướm ong lại đặt những lời nọ kia.
Thiếp đà vụng chẳng hay suy,
Đã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười!
Thấy vợ như vậy, chàng Thúc tưởng bở càng thêm yên tâm. Thế nhưng thật ra
Hoạn Thư nghĩ một đằng, nghĩ một nẻo. Biện pháp để cho nhân vật tự kể, tự bộc lộ,
một mình mình biết, một mình mình hay này đã giúp người đọc thấy được sự sâu sắc
trong suy nghĩ của Hoạn Thư. Hoạn Thư đã thành công trong kế hoạch báo thù, Kiều
cũng đã đánh giá Hoạn Thư một sự đánh giá rất ngầm, rất thực:
Đàn bà thế ấy thấy âu một người!
Ấy mới gan ấy mới tài,
Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời!
Hoạn Thư là người viết kịch bản, đạo diễn, cũng là diễn viên xuất sắc của vở kịch
đánh ghen. Nếu không có biện pháp độc thoại, người đọc không thể hiểu kĩ và sâu về
nhân vật Hoạn Thư đến thế.
Biện pháp độc thoại nội tâm còn được Nguyễn Du sử dụng khi nói về tâm trạng
băn khoăn hàng hay không hàng của Từ Hải. Từ nghĩ đến tự do mà mình đã có:
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
Từ Hải còn nghĩ đến việc mất tự do, mất giá trị lúc đầu hàng:
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 86
áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Thông qua ngôn ngữ độc thoại, người đọc đã thấy được tài năng của Nguyễn Du
trong việc thể hiện con người ở chiều sâu tâm hồn. Chính nhờ điều đó, người đọc có
thể hiểu thêm tính phức tạp của con người và cuộc đời. Qua Truyện Kiều người đọc
thấy được bức chân dung tự hoạ của Nguyễn Du. Đó là một con người đau khổ, nhiều
lúc bế tắc tột cùng trước những bi kịch của kiếp người, đặc biệt là những người tài hoa
bạc mệnh và hình như là chính bản thân Nguyễn Du. Chính mục đích này đã quyết
định cách kể rất mới, cách kể “nhằm bộc lộ thế giới nội tâm của nghệ sĩ, để tâm sự
giải bày, để mở cho sự đánh giá nhiều chiều nơi người đọc”. Biện pháp độc thoại
Nguyễn Du không chỉ áp dụng cho riêng nhân vật chính là Vương Thúy Kiều mà còn
áp dụng cho các nhân vật khác. Các nhân vật phụ tuy đóng vai trò làm nổi bật nhân vật
chính nhưng vẫn thể hiện được cá tính của mình. Một số nhân vật phụ dù xuất hiện rất
ít trong tác phẩm nhưng vẫn là nhân vật có cá tính sắc sảo. Đó là nét mới của các nhân
vật phụ trong Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 87
Chương 3: Ý NGHĨA SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG
TRUYỆN KIỀU
Truyện Kiều chỉ có 3254 câu thơ nhưng là quyển bách khoa toàn thư của hàng vạn
con người Việt Nam và thế giới. Tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du, cuộc đời đau khổ
của nàng Kiều đã làm thổn thức bao tấm lòng. Cho đến hôm nay, Nguyễn Du và
Truyện Kiều vẫn là nguồn cảm hứng, là đề tài hấp dẫn cho thế hệ trẻ. Chính nhờ sự
tương tác về thể loại, Truyện Kiều được sáng tạo thành nhiều hình thức nghệ thuật
khác nhau như kịch, chèo, cải lương, bói Kiều, vịnh Kiều, Trong giới hạn của luận
văn, chúng tôi xin được đề cập đến một số hình thức nghệ thuật được sáng tạo nhờ sự
tương tác thể loại trong Truyện Kiều.
Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học là viết về số phận con người với tất
cả niềm vui và nỗi đau trong đời sống cá nhân và xã hội. Nguyễn Du cũng rất thấm
thía nỗi đau bất hạnh của con người. Truyện Kiều chủ yếu là câu chuyện kể về những
khổ đau bất hạnh của cuộc đời Kiều. Truyện Kiều là “một sáng tạo đột xuất trên cơ sở
tổng hợp truyền thống tự sự và trữ tình của dân tộc như các khúc ngâm, thơ trữ tình và
truyền thống thi ca trữ tình Trung Quốc như thơ luật Đường, thơ tự sự như Trường
hận ca” [tr.198,199, 7]. Sự tương tác thể loại của tác phẩm mục đích chính là truyền
tải giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Các sự kiện liên tiếp diễn ra, sự kiện
này nối tiếp sự việc khác. Qua các sự kiện, nhân vật hiện lên với đầy đủ tính cách.
Chất tự sự là cái nền cho tác phẩm được ra đời, từng nhân vật được hiện lên với đầy đủ
dáng vóc, hành động. Ở đó có cô Kiều hiếu thảo, tài hoa nhưng bạc mệnh, nội tâm
luôn đấu tranh giành xé, có bậc nam nhi Từ Hải sống có chí khí, là một anh hùng với
khí chất hiên ngang, có cả Tú Bà xảo quyệt, tàn ác, Mã Giám Sinh ham tiền, Sở Khanh
đểu giả, và Hoạn Thư ghen tuông. Câu chuyện diễn ra không chỉ qua lời kể khô khan
mà còn qua tình cảm nhân vật và tác giả, qua những câu cảm thán, lời thơ trữ tình.
Nhờ chất trữ tình, tác phẩm dễ đi vào lòng người đọc. Không chỉ nhờ thể thơ lục bát
dân gian dễ thuộc dễ nhớ, mà vì “thơ là tiếng lòng”, người đọc dễ dàng thấu hiểu tấm
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 88
lòng tác giả và cảm thương cho số phận nhân vật. Thông qua những câu cảm thán, ta
thấy được tiếng kêu xé lòng của tác giả, cái đau, cái căm phẫn của Nguyễn Du đối với
một xã hội xem trọng đồng tiền hơn thảy, con người trở nên quá rẻ rúng, nhỏ bé trước
thế lực của đồng tiền. Để đưa cái xấu, cái ác lên tới đỉnh điểm, để cho cái xấu và cái ác
đấu tranh với nhau, chất kịch đã phát huy trọn vẹn khả năng của nó. Nhờ có chất kịch,
thông qua những mâu thuẫn, xung đột kịch và cách mà nhân vật giải quyết những xung
đột đó, tính cách nhân vật được bộc lộ. Và đứng sau mỗi nhân vật là tấm lòng nhân
đạo cao cả của Nguyễn Du, ông để cho nhân vật đối thoại với nhau, độc thoại với
chính mình, để cho nhân vật tự giải quyết vấn đề. Ông không tô vẽ một cuộc sống màu
hồng như truyện cổ tích, không để Bà Tiên, Ông Bụt hiện lên giúp đỡ nhân vật. Ở tác
phẩm của Nguyễn Du, không phải lúc nào người tốt cũng hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng
trị, tàn sát. Chính vì thế, Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm giàu tính nhân đạo
mà còn mang đậm tính hiện thực, một bức tranh không thể nào thực hơn về xã hội
phong kiến thối nát
Với quyển “Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm” (1979), Đặng Thanh Lê là tác
giả đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều dưới góc nhìn thể loại khá toàn diện.
Tác giả đã đối chiếu Truyện Kiều với những đặc điểm cơ bản của truyện Nôm, tác giả
đã làm sáng tỏ nét độc đáo, cách tân của Truyện Kiều, bên cạnh những nét tương đối
và yếu tố kế thừa của tác phẩm. Hết sức đồng cảm với nhân vật chính, Đặng Thanh Lê
xem Kiều là biểu hiện của lý tưởng đạo đức thẩm mỹ, đồng thời là hiện thân của một
vận mệnh có tính chất bi kịch. Ánh sáng và bóng tối giằng xé qua hình tượng Thúy
Kiều. Qua nhân vật, có thể thấy bóng tối của một xã hội phong kiến và cả cái ngọt
ngào nhưng cay đắng của tình yêu, ánh sáng của tài hoa, Khi nghiên cứu chủ đề, nội
dung tư tưởng Truyện Kiều, ta thấy rằng truyền thống nhân đạo chủ nghĩa của văn học
Việt Nam đã được biểu hiện một cách đẹp đẽ, sâu xa qua tác phẩm. Nguyễn Du không
chỉ sử dụng phương thức phản ánh cuộc sống tự sự mà còn trữ tình, kịch để xây dưng
những nhân vật vừa sinh động, vừa có chiều sâu nội tâm.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 89
Phan Ngọc trong “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” [25]đã
nhận định phương pháp tự sự của Truyện Kiều là chưa có trong văn học Việt Nam.
Nguyễn Du đã chống lại lối tự sự khách quan của tiểu thuyết cũ. Tác giả đã đặt các sự
kiện trong những hoàn cảnh đối lập và dùng ngôn ngữ để nêu cao sự đối lập ấy. Bên
cạnh đó, Nguyễn Du đã tạo ra những con người cô độc tự tách mình làm hai trong
dòng thời gian nội tâm. Phương thức hoàn toàn mới mẻ, chỉ cho đến khi Nguyễn Du
sáng tác Truyện Kiều mới xuất hiện rõ nét trong văn học Việt Nam. So với Kim Vân
Kiều Truyện, Nguyễn Du đã chuyển chủ đề từ tình và khổ sang tài và mệnh, nâng nó
lên một tầm cao mới bằng cách “xây dựng Thúy Kiều thành con người tập trung tất cả
những đau khổ của người đàn bà thời trước” [tr.117,25]. Nguyễn Du đã nhìn con
người rất gần gũi, “nhìn nhân vật theo cái nhìn nhiều chiều, nhìn theo nhu cầu sống
còn của bất cứ một ai cá thể muốn tồn tại trên cõi đời này” [tr.349, 26]. Chủ đề cơ bản
của tác phẩm là “thân mệnh tương đối”, nó phản ánh tình trạng khổ nạn sâu nặng, phổ
biến của kiếp người mà Nguyễn Du trông thấy và thể nghiệm. Cảm hứng nhân đạo và
nhân bản đã đưa Truyện Kiều đi sâu vào lòng người đọc.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong Truyện Kiều là một đề tài đã tốn không ít giấy mực.
Ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ trữ tình, ngôn ngữ
kịch, ngôn ngữ thiên nhiên, Chỉ với một tác phẩm nhưng đã có rất nhiều loại ngôn
ngữ. Với mỗi một loại ngôn ngữ, Nguyễn Du đã thể hiện trọn vẹn đặc trưng của nó và
khiến nó phát huy tác dụng của mình trong tác phẩm. Thông qua ngôn ngữ, tác giả
không chỉ đơn thuần kể câu chuyện về cuộc đời Thúy Kiều, mà qua ngôn ngữ từng
nhân vật hiện lên với đầy đủ diện mạo, tính cách, hành động. Và sau mỗi sự việc, sự
kiện diễn ra, ta thấy tồn tại tiếng lòng của tác giả luôn bên cạnh, dõi theo từng nhân
vật. Có những lúc ta nhận ra rằng Nguyễn Du đang trầm ngâm, suy tư, đau với cái đau
của kiếp người nhờ ngôn ngữ trữ tình. Có những lúc cái đau đời cất lên đầy đau đớn,
dằn xé với ngôn ngữ kịch. Sự tương tác về ngôn ngữ nói riêng, tương tác thể loại nói
chung góp phần biến Truyện Kiều trở thành tác phẩm đặc sắc nhất giữa thời đại và
trong lòng người đọc.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 90
Sức lan tỏa của Truyện Kiều trong nhân dân ta được thể hiện bằng nhiều hình thức,
vô số lối diễn xướng dân gian, không những sân khấu trò Kiều, chèo Kiều mà còn đi
vào các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như tập Kiều, vịnh Kiều, ngâm Kiều, ru Kiều, đố
Kiều, hát giao duyên, thậm chí người ta còn dùng Kiều để bói toán gia sự, tình duyên.
Ngày 10/11/201, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch đã phê duyệt nội dung “Đề án
tuyên truyền, quảng bá tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Đề án gồm
3 nội dung chính. Đặt hàng đối với Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội
chuyển soạn, đặt lời mười bài hát dựa trên tác phẩm Truyện Kiều thành các làn điệu
Chèo. Đặt hàng đối với Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu
Trang, mỗi đơn vị chuyển soạn mười bài hát dựa trên những làn điệu bài bản cố định,
phù hợp với tâm trạng, tính cách từng nhân vật trong “Truyện Kiều”
Chèo
Trong văn hóa xứ Nghệ theo các nhà sưu tầm, nghiên cứu tuồng , chèo cổ thì trò
Kiều xuất hiện đầu tiên ở vùng nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An. Theo các nhà nghiên
cứu kịch bản diễn ca ở Kỳ Anh gọi là chèo Kiều. Người Diễn Châu nói kịch bản là
tuồng pha chèo nên gọi là trò Kiều. Cùng chuyển thể từ nguyên tác truyện Kiều của cụ
Nguyễn Du nhưng làn điệu giữa chèo Kiều và trò Kiều khác nhau. Vũ điệu của chèo
mềm mại, uyển chuyển, còn trò lại có vũ điệu giống với tuồng.
Truyện Kiều được viết theo thể thơ lục bát, câu chữ dễ nhớ, dễ thuộc. Trước đây
nhiều người dân chữ nhất bẻ đôi cũng không biết chữ gì, vậy mà lạ thay có nhiều
người thuộc lòng Truyện Kiều. Người ta thuộc Kiều bằng cách thông qua đi xem nhà
trò diễn tích Kim Vân Kiều diễn ca, nghe ru con bằng Kiều, lẫy Kiều, ví Kiều, nhại
Kiều “mưa dầm ngấm lâu” đến mức thuộc lòng. Tôi nghe ngày xưa ở chợ Đình có
bà cụ bán cá mê Kiều đến mức bán cá cho khách, hễ đếm mỗi con thì lẩy một câu
Kiều:
“Ngày xuân con én đua thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 91
Cỏ non xanh dợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Từ tờ mờ sáng cho đến khi vãn buổi chợ có ngày bà cụ lẩy hàng trăm câu Kiều để
bán cá nướng. Đấy là một hình thức lan tỏa truyện Kiều trong sinh hoạt dân gian.
Trong đời sống thường nhật, người chồng xuất thân từ học trò mê Kiều, thường khi
ngâm vịnh hoặc ví von đôi ba câu Kiều để thư giản đã giúp cô vợ thuộc lòng nhiều
đoạn truyện Kiều. Đến khi ru con ngủ, người mẹ cất tiếng “ àơ” ru Kiều:
“À ơTrước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa ánh trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng khi tỉnh khi mê
Nửa tình nửa cảnh như chia tấc lòng”
Có lẽ chỉ có Truyện Kiều là trường hợp duy nhất mà độc giả đã dùng tác phẩm để
bói cho số phận của mình. Và bản thân tác phẩm đã được quần chúng sử dụng để trở
thành một sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Ta có thể kể đến: bói Kiều, tập Kiều, lẩy
Kiều, đố Kiều, nhại Kiều, vịnh Kiềuhoặc dùng các thể loại phú, văn tế, văn sách,
biểu, từ khúc, ngâm khúc để viết về Kiều và các nhân vật trong Truyện Kiều. Ngoài
ra, Truyện Kiều còn được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh, chèo, cải lương và
cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ vẽ nhân vật, cảnh vật trong tác phẩm
nàyKhông thể không bàn tới tục bói Kiều, theo những người xem bói cho biết rất
linh nghiệm. Câu khấn nôm trước khi bói đến nay nhiều người thuộc. Muốn bói thì
người bói cầm quyển Kiều để trong lòng hai bàn tay chấp lại, mặt ngước lên trời hoặc
hướng về nơi có hương đèn trầu nước rồi khấn: “Lạy quan Từ Hải, lạy vãi Giác
Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, tôi là ( xưng tên tuổi, nơi cư trú) xin xem quẻ (về gia sự,
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 92
hay khoa cử hoặc tình duyên, hay là mất gì, đi đâuvv) sau đó giở Kiều nam trái nữ
phải lấy ngón tay chỉ vào 1 dòng nào đó rồi đưa cho người giải đoán. Người đoán
không những phải thuộc truyện Kiều mà phải biết nhiều điển tích thì đoán mới hấp dẫn
có sức thuyết phục người xem bói.
Lẩy Kiều là dùng câu 6 ghép vào câu 8 – lấy bất kỳ câu nào trong 3254 câu trong
Truyện Kiều miễn là cùng vần để tạo ra một văn bản hàm nghĩa khác; dài ngắn như thế
nào là tùy vào nội dung mà người lẩy Kiều muốn diễn đạt. Còn “tập Kiều” người ta
cũng ghép như trên, nhưng bên cạnh những chữ nguyên vẹn từ Truyện Kiều thì còn có
những câu, những chữ do người đặt làm ra. Với lối chơi tao nhã như thế này, cả hàng
ngàn bài thơ mang nhiều nội dung, chủ đề khác nhau đã ra đời:
Thênh thang đường cái thanh vân
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Nhại Kiều là phỏng theo một số câu quen thuộc trong Truyện Kiều để viết ra
những câu tương tự, thường là để châm biếm, giễu cợt. Chẳng hạn, với hai câu: “Có
tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần” thì có người “nhại Kiều” là:
Có tiền mà cậy chi tiền
Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay.
Kịch
Bên cạnh việc khẳng định rằng ngôn ngữ Truyện Kiều đã đạt tới trình độ điêu
luyện và tinh vi, sâu sắc, có một số ý kiến cho rằng ở Truyện Kiều, Nguyễn Du còn bị
hạn chế bởi lối miêu tả bằng một thứ bút pháp ước lệ, tượng trưng trong văn học cổ
điển Việt Nam, nặng về khái quát, dùng những mỹ từ pháp tượng trưng và cách điệu
trau chuốt, không đi vào cụ thể (1) Tuy nhiên, lối miêu tả hiện thực bằng thứ ngôn
ngữ ước lệ, tượng trưng lại rất phù hợp với nghệ thuật sân khấu kịch hát phương Đông
nói chung và kịch hát Việt Nam nói riêng. Sân khấu tuồng, chèo của ta vốn thiên về tả
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 93
ý, chứ không phải là tả thực. Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên sân khấu kịch hát
cũng là nghệ thuật mang tính ước lệ, cách điệu và tượng trưng cao.
Truyện Kiều là truyện thơ, được viết bằng thơ. Nhân dân ta đã vịnh Kiều, lẩy Kiều,
ngâm Kiều và cả diễn Kiều. Trong các kịch bản chèo, cải lương về Kiều, các tác giả có
nhiều đoạn đã trích nguyên văn những đoạn thơ dài trong Truyện Kiều, hoặc cũng là
dựa trên các vần thơ của Nguyễn Du mà sáng tác lời cho các nhân vật. Làm được điều
đó là vì ngôn ngữ trong sân khấu kịch hát cũng là ngôn ngữ văn vần, được viết bằng
thơ. Chính nghệ thuật ngôn từ tinh tế và chất thơ của tác phẩm đã tạo nên chất trữ tình
cho tác phẩm khi bước lên sân khấu.
Đào Duy Anh đã nhận xét: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam,
nếu Nguyễn Trãi với Quốc Âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học
dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học
hiện đại của nước ta Nguyễn Du đã phát triển, hoàn chỉnh và thống nhất hai thành
phần quan trọng của ngôn ngữ văn học Việt Nam, yếu tố văn học dân gian và yếu tố
văn học chữ Hán, để tạo nên một ngôn ngữ văn học mới, dồi dào, uyển chuyển”[tr.7,
20]. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ vừa bác học vừa giàu chất dân gian, của Truyện Kiều
rất gần gũi với thứ ngôn ngữ bình dân của sân khấu kịch hát.
Nói đến loại hình sân khấu được tiếp nhận từ Truyện Kiều, không thể không nhắc
tới ca vũ nhạc kịch của Đan Phú. Nhạc sĩ Lê Thương đã từng nhận định: “Đây là một
tác phẩm viết rất công phu dầy nhiệt huyết của nhạc sĩ Đan Phú – ông đã phải bỏ ra
gần năm năm trời mới soạn xong vở Thi ca vũ nhạc kịch Kim Vân Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du” [tr7, 18]. Đan Phú đã phổ 3254 câu thơ Kiều chuyển thành ca- vũ – nhạc
– kịch. Do có sự tương tác thể loại trong tác phẩm nên nhạc sĩ đã có thể tổng hòa các
loại hình nhạc, múa, kịch với nhau, đem lại cho người xem những chấn động mạnh mẽ
về thị giác, thính giác và cả xúc giác. Cô Kiều, chàng Kim, Từ Hải, đều được tái
hiện thành những nhân vật sống
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 94
Tác giả Lê Duy Hạnh đã dàn dựng vở “Kiều – Từ Hải” do Lê Tử (Từ Hải) và
Thiên Trang (Thúy Kiều) đóng vai chính. Vở diễn đã rất thành công và được trình diễn
nhiều lần ở sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhạc sĩ Trần Quảng Nam trong bài phỏng vấn “Trần Quảng Nam: nhạc kịch
Truyện Kiều” đăng trên trang ngày 05 tháng 09 năm 2014 đã phát
biểu rằng: “Từ nhỏ đến lớn, tôi vẫn thích Truyện Kiều, không phải bởi vì tôi được học
ở trường mà bởi vì mẹ của tôi một người không được học nhiều nhưng lại thuộc hết
Truyện Kiều, rồi về sau, tôi đọc nguyên bản thì mình lại càng thích hơn nữa”. Chính
nhờ tình yêu đối với Kiều, với tác phẩm ngàn đời của dân tộc đã thôi thúc ông ành hơn
20 năm để nuôi dưỡng, ấp ủ, tìm tòi và tạo dựng để chuyển thể Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du sang nhạc kịch. Tính cho đến thời điểm này, mặc dù nhạc kịch Truyện
Kiều mới công diễn được ba buổi vì còn nhiều khó khăn về mặt kinh phí nhưng chắc
chắn trong tương lai, người yêu âm nhạc Việt Nam sẽ còn có cơ hội được thưởng thức
nhiều hơn sự kết hợp độc đáo giữa chất liệu nhạc kịch phương Tây hiện đại với chất cổ
đại thi ca trong tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Ba vở diễn đã được trình diễn ở San
Jose, miền Nam bang California và Washington DC, Mỹ.
Đặc biệt hơn nữa, Truyện Kiều còn được đưa lên sân khấu dưới hình thức opera.
Lâu nay, người ta vẫn thường quen thưởng thức Truyện Kiều qua các hình thức biểu
diễn nghệ thuật truyền thống như ngâm thơ, chèo, cải lương, tuồng... Và lần này,
người xem được thưởng thức tác phẩm vĩ đại này qua một hình thức thể hiện mới, đó
là opera nhưng theo cách biểu diễn của người Việt Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo
đã hợp tác với Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dàn dựng nên vở Opera “Định mệnh
bất chợt” dài 11 chương với một phong cách trình diễn hoàn toàn mới lạ và độc đáo.
Ông là người rất nổi tiếng trong việc viết giao hưởng cho dàn nhạc dân tộc Việt Nam,
cũng như kết hợp biểu diễn giữa âm nhạc truyền thống với âm nhạc hiện đại phương
Tây. Và lần này, ông đã dàn dựng nên vở opera “Định mệnh bất chợt”. Theo nhạc sĩ
Nguyễn Thiện Đạo, vở opera có hai vai dành cho Thúy Kiều với hai phong cách biểu
diễn khác nhau, đó là vai Thúy Kiều ngâm thơ và vai Thúy Kiều hát opera. Ngoài ra,
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 95
các nhân vật Nguyễn Du, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, mỗi người một vai. Vở nhạc kịch
gồm 11 chương kể những câu chuyện đáng nhớ về cuộc đời nàng Kiều tài hoa bạc
mệnh. Mỗi chương đều được mở đầu bằng một khúc ngâm thơ. Xuyên suốt vở opera
Kiều, người xem được thưởng thức những phong cách trình diễn khá mới lạ và độc
đáo. Ở đó có sự thể hiện của nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau như hát opera, sự
trình diễn phối hợp giữa dàn nhạc giao hưởng phối hợp và đàn tì bà, ngâm thơ, kịch,
nhạc rock... Chính nhờ sự tương tác thể loại trong tác phẩm, những người nghệ sĩ đã
có thể đem lại những cảm xúc khá mới mẻ và độc đáo về cách cảm thụ Truyện Kiều
đối với người xem.
Ngoài ra, Truyện Kiều còn là nguồn cảm hứng cho những người trẻ, một số sinh
viên trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh đã dàn dựng trích đoạn “Kiều đánh đàn hầu
rượu vợ chồng Hoạn Thư” để tham gia kì thi kỹ thuật biểu diễn do trường tổ chức.
Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức định kì
những đêm thơ nhạc kịch, sân khấu hóa Truyện Kiều.
Năm 2016, theo thông tin từ Nhà hát kịch Việt Nam trong năm nay, Nhà hát sẽ
đầu tư dàn dựng một tác phẩm lớn, kịch bản “Kiều” chuyển thể từ truyện Kiều của đại
thi hào Nguyễn Du. Vở diễn sẽ được đạo diễn, NSND Anh Tú dàn dựng theo thể loại
nhạc kịch.
Từ xưa đến nay, nền văn học Việt Nam dường như chưa có tác phẩm nào có đời
sống mạnh mẽ và là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận, có sức ảnh hưởng sâu rộng như
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chỉ với 3254 câu Kiều đã có rất nhiều cách thể hiện
cũng như tiếp nhận khác nhau với những bản nhạc, chèo, cải lương, kịch, ca múa kịch.
Chính sự phong phú về âm điệu, lời ca, nghệ thuật biểu diễn, những người làm nghệ
thuật đã giúp chúng ta hiểu và cảm sâu hơn về tác phẩm. Để họ làm được điều đó, phải
kể đến một đặc trưng của truyện thơ Truyện Kiều, đó chính là sự tương tác thể loại.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 96
C. KẾT LUẬN
Nguyễn Du là vị đại thi hào dân tộc. Con người Nguyễn Du cũng như những sáng
tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, song người
viết vẫn muốn đóng góp một cách tìm hiểu tác phẩm ở phương diện và góc độ khác.
Sự tương tác thể loại trong văn học là vấn đề còn khá mới mẻ trong lí luận văn học
và nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung. Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chủ
yếu nghiên cứu về sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và truyện ngắn, chủ yếu
nghiên cứu tương tác thể loại trong văn xuôi. Có thể nói, sự tương tác thể loại trong
truyện thơ trung đại như Truyện Kiều là vấn đề hoàn toàn mới. Tìm hiểu Truyện Kiều
dưới góc nhìn tương tác thể loại giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về sự sáng tạo
cũng như tấm lòng của Nguyễn Du đối với tác phẩm.
Qua đề tài “Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại”, người
viết đã cố gắng làm rõ chất tự sự, trữ tình và chất kịch trong tác phẩm. Về chất trữ
tình, trữ tình là yếu tố quan trọng quyết định tạo nên chất thơ. Tác phẩm thơ luôn thiên
về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Người
viết tập trung khảo sát chất thơ qua các phương diện: thể thơ, giọng điệu trữ tình và trữ
tình thiên nhiên. Đặc điểm quan trọng để phân loại Truyện Kiều là truyện thơ chính là
thể thơ lục bát. Truyện Kiều không được viết bằng văn xuôi. Thể lục bát là thể thơ
quen thuộc với người Việt Nam. Với việc lựa chọn thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc
mang đậm chất trữ tình, Nguyễn Du đã đưa tác phẩm nói riêng và nền văn học Việt
Nam nói chung đạt đến một tầm cao mới. Thể thơ đã góp phần tạo nên giọng thơ tâm
tình, thủ thỉ, ngọt ngào nhưng cũng đậm tính triết lý sâu sắc. Tác phẩm thuộc thể loại
trữ tình mang nặng tâm tư, tình cảm của tác giả. Chính vì thế mà giọng điệu trong
Truyện Kiều cũng mang đậm chất trữ tình. Giọng kể đa dạng, thấm đẫm cảm xúc là
một đặc điểm lớn của giọng kể trong Truyện Kiều. Bằng giọng thơ yêu thương, đầy ai
oán, ông đã trực tiếp bộc lộ thái độ phẫn uất đối với định mệnh khắc nghiệt đang bao
vây lấy Kiều. Ta thấy được rằng, Nguyễn Du đã tìm cho mình một giọng điệu riêng,
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 97
đậm chất Nguyễn Du. Và một đặc điểm làm nên chất trữ tình cho tác phẩm không thể
không kể đến chính là thiên nhiên. Trong Truyện Kiều, thiên nhiên được xem như một
nhân vật, thiên nhiên cũng biết vui, biết buồn – “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”. Thiên nhiên luôn gắn với những biến cố trong cuộc đời Kiều, mang nặng nỗi
lòng của nhân vật và tác giả. Thiên nhiên ở đây không phải là một khách thể đi bên
cạnh cuộc đời mà nó là tâm hồn con người hay như có người nói “thiên nhiên là bình
chứa các tâm trạng”. Thể thơ, giọng điệu và thiên nhiên là những yếu tố quan trọng tạo
nên chất trữ tình sâu sắc cho tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du – Truyện Kiều.
Chất tự sự trong Truyện Kiều thể hiện qua các yếu tố quan trọng: cốt truyện, hệ
thống nhân vật và ngôn ngữ tự sự. Cốt truyện Truyện Kiều được vay mượn từ Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, khi viết tác phẩm, Nguyễn Du
đã có những sáng tạo riêng, loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Truyện Kiều được
cấu tạo như một tiểu thuyết chương hồi nói chung. Cốt truyện Truyện Kiều là một hệ
thống những câu chuyện và trong mỗi chuyện gần như có đầy đủ các thành phần của
cốt truyện: giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút, kết thúc. Nhân vật là yếu tố
quan trọng không thể thiếu để tạo nên cốt truyện cho tác phẩm. Nguyễn Du đã xây
dựng một hệ thống nhân vật phong phú. Trong đó, đã có những nhân vật trở thành
nhân vật điển hình. Mỗi nhân vật đại diện cho một tầng lớp, góp một tiếng nói, một
tính cách để phản ánh hiện thực cuộc sống. Tất cả nhân vật trong Truyện Kiều tạo nên
một xã hội đảo điên, góp phần phản ánh một cách chân thực một xã hội phong kiến
thối nát. Ngôn ngữ trong tác phẩm không chỉ mang chấb trữ tình mà còn có chất tự sự.
Qua ngôn ngữ tự sự, tác giả thể hiện cái nhìn, suy nghĩ về cuộc đời. Ngôn ngữ trong
Truyện Kiều là thứ ngôn ngữ hàm súc có sức khái quát cao. Nguyễn Du kể bằng văn
vần như đang kể bằng văn xuôi, giống như kể bằng lời nói bình thường. Ngôn ngữ
trong Truyện Kiều đậm chất ca dao với lối nói quen thuộc. Lời thơ của ông vừa bảo
đảm được sự trau chuốt của thơ lục bát vừa có những khẩu ngữ của ngôn ngữ đời
thường. Đó chính là chất “văn xuôi” trong tác phẩm của Nguyễn Du.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 98
Chất kịch trong Truyện Kiều là yếu tố ít được nhắc tới. Nhờ có chất kịch với
những mâu thuẫn, xung đột kịch mà câu chuyện được kể có cao trào, không nhàm
chán. Qua mỗi lần xung đột, tính cách nhân vật được thể hiện một cách rõ nét thông
qua cách nhìn nhận cũng như cách giải quyết mâu thuẫn. Trong Truyện Kiều, có hai
xung đột kịch lớn chính là xung đột hữu hình giữa các nhân vật với nhau và xung đột
vô hình: tài – mệnh. Xung đột trong Truyện Kiều tuy thâm trầm nhưng rất dữ dội, bộc
lộ được tính cách từng nhân vật và tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du gửi gắm vào. Và
điều làm nên chất kịch trong tác phẩm không thể kể đến ngôn ngữ đối thoại và ngôn
ngữ độc thoại. Ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều ngắn gọn, dễ hiểu, có sự luân
phiên. Ngôn ngữ độc thoại góp phần giúp Nguyễn Du thể hiện con người ở chiều sâu
tâm hồn. Điều đặc biệt, ngôn ngữ độc thoại không chỉ xuất hiện ở riêng nhân vật chính
Thúy Kiều mà các nhân vật khác cũng có những lần độc thoại với chính mình. Có thể
thấy, Nguyễn Du đã quan tâm, theo sát từng nhân vật, cũng như cách ông quan tâm, lo
lắng cho con người.
Về hướng phát triển của đề tài, vì trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, người
viết chỉ nghiên cứu sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều. Nếu có điều kiện, người
viết có tham vọng nghiên cứu đối sánh sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều với các
truyện thơ Nôm khác cũng như các tác phẩm nước ngoài khác. Đề tài khóa luận này sẽ
là định hướng, hướng nghiên cứu còn mở ra những khả năng để nghiên cứu tiếp tục
cho những người đi sau.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Trọng Thiều, Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Luận
án Thạc sỹ Ngữ Văn, PGS Lê Ngọc Trà, ĐHSPTPHCM, 1994
2. Trần Thị Phương Phương, Nghiên cứu so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với
Evgeny Onegin của A.S Pushkin về mặt phương pháp sáng tác, Luận án Tiến sĩ Ngữ
Văn, GS Lê Đình Kỵ, ĐH KHXH và NV, 2000
3. Trần Thị Ngọc Ly, Luận án Thạc sỹ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, PGS.TS Lê
Thu Yến, ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, 2015
4. Phạm Đan Quế, Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều, NXB Thanh Niên, 2013
5. Đoàn Trọng Thiều, Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du: truyền thống và cách
tân, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, GS TSKH Lê Ngọc Trà, ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí
Minh
6. Đặng Văn Kim, Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người Việt trong sự đối sánh
với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐH
Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, 2003, PGS.TS Lê Thu Yến
7. Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, NXB GD, 2002
8. Chu Vi Chi (Chủ biên, 1993), So sánh văn học Trung Quốc và văn học nước ngoài,
NXB Đại học Nam Khai
9. Hồ Thị Tường Thụ, Giọng điệu nghệ thuật trong Truyện Kiều, Luận văn tốt nghiệp,
ĐH Sư Phạm TP.HCM, 1999
10. Nhiều tác giả, Từ trong di sản, NXB tác phẩm mới. 1978
11. Triệu Thùy Dương, Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ của người đời
sau (từ năm 1930 đến nay), Luận văn tốt nghiệp, PGS.TS Lê Thu Yến, 2000, ĐH
Sư Phạm TP.HCM
12. Võ Minh Hải, Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến
sĩ Ngữ văn, PGS.TS Lê Thu Yến, 2015, ĐH Sư Phạm TP.HCM
13. Đỗ Minh Tuấn, Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Văn
hóa thông tin, 1995
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 100
14. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo
dục, 1987
15. Nguyễn Nam, Tìm hiểu nghệ thuật viết kịch, Vụ văn hóa quần chúng xuất bản, Hà
Nội, 1969
16. Lê Hữu Mục – Pham Thị Nhung – Đặng Quốc Cơ, Truyện Kiều và tuổi trẻ , NXB
Pari, 1998
17. Đan Phú, Ca vũ nhạc kịch về Kiều
18. Lê Thị Hoài Phương, Truyện Kiều với nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam,
19. Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974
20. Trần Đình Khiêm, Tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc nhìn nhạc họa, Luận văn thạc
sỹ Ngữ Văn, PGS.TS Lê Thu Yến, , ĐH Sư Phạm TP.HCM, 2003
21. Đoàn Trọng Thiều, Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du: truyền thống và cách
tân, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, GS. TSKH Lê Ngọc Trà, ĐH Sư Phạm TP.HCM,
2003
22. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX), tập 2,
NXB ĐH và THCN, Hà Nội
23. Đặng Thanh Lê, Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm, Nhà xuất bản KHXH, Hà
Nội, 1979
24. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB KHXH, Hà
Nội, 1985
25. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995
26. G.N.Popeslov (Chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập I, NXB Giáo dục,
1985
27. Phạm Đan Quế, Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều, NXB Hà Nội, 1991
28. Phạm Đan Quế, Nguyễn Du, Truyện Kiều và các nhà Nho thế kỉ XIX, NXB Văn
nghệ TP.HCM, 1994
29. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam, NXB GD, 1999
30. Phương Lựu, Suy nghĩ về lí luận văn học Mác Lênin, báo Văn nghệ, 2003
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 101
31. Nguyễn Thạch Giang – Trương Chính, Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm, NXB
VHTT
32. Nguyễn Trung Hiếu, Truyện Kiều trong yêu cầu đổi mới của khoa nghiên cứu văn
học hiện nay, Tạp chí văn học, trang 128 – 134, 1978
33. Nguyễn Quảng Tuân, Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB KHXH, 2000
34. Mai Quốc Liên, Dòng bác học và dòng bình dân trong ngôn ngữ Truyện Kiều, Tạp
chí văn học, 1966
35. Lê Ngọc Trà, Lý luận văn học, NXB Trẻ TP.HCM, 1992
36. Lê Thu Yến, Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, NXB GD, 2002
37. Lê Thu Yến, Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau, NXB
GD, 2002
38. Lê Thu Yến, Nhà văn trong nhà trường, Nguyễn Du, NXB GD, 2002
39. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD,
1992
40. Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện ( Nguyễn Khắc Hanh – Nguyễn Đức
Vân dịch), NXB Hải Phòng, 1994
41. Vũ Hạnh, Đọc lại Truyện Kiều, NXB Nghĩa Bình tái bản, 1987
42. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Du tác gia và tác phẩm, NXB GD, 2001
43. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương, Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ, NXB
GD, 2001
44. Nguyễn Văn Hoàn, Bước đầu kiểm điểm kết quả thảo luận Truyện Kiều, Tập san
nghiên cứu khoa học, 1960
45. Nguyễn Tiến Chung, Tính chất tạo hình của thơ Nguyễn Du trong sách kỉ niệm 200
năm sinh Nguyễn Du, NXB KHXH, 1971
46. Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB Văn nghệ TP.HCM,
2001
47. Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, NXB KHXH, 1993
48. Đặng Thanh Lê, Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải, Tạp chí văn học, 1965
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại 102
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truyen_kieu_cua_nguyen_du_duoi_goc_nhin_tuong_tac_the_loai_4269.pdf