1. Khu vực dịch vụ tài chính trên thế giới đã thể hiện rõ xu hƣớng toàn cầu hóa
trong vòng hai thập kỷ gần đây. TDHTC toàn cầu đã mang lại những lợi ích to lớn
xét trên cả khía cạnh hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ của các NHTM. Tuy nhiên
trong thời gian trƣớc đây, một số nƣớc đang phát triển theo đuổi chính sách TDHTC
đã lâm vào những cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng trầm trọng. Nỗi ám ảnh
về khả năng xảy ra khủng hoảng đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến
nhiều nƣớc do dự trong việc mở cửa thị trƣờng tài chính. Dẫu vậy, nhiều nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: trong đa số các trƣờng hợp, lợi ích của TDHTC đối với hoạt
động của các NHTM hoàn toàn có thể vƣợt trội những chi phí rủi ro có thể xảy ra
đối với hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng chỉ có thể xảy ra khi tiến hành
TDHTC trong bối cảnh còn tồn tại nhiều yếu kém trong hệ thống, thiếu vắng của
một chế độ giám sát có hiệu quả cũng nhƣ sai lầm trong chính sách quản lý tiền tệ
và chính sách tỷ giá hối đoái.
2. Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về TDHTC, Việt Nam cũng đã lựa chọn
cho mình một lộ trình TDHTC thận trọng, với các nội dung cơ bản bao gồm tự do
hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các NHTM, tự do hóa một phần hoạt
động quản lý ngoại hối và hoạt động của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Điều này
đã ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động của các NHTM trong nƣớc. Theo đó trƣớc áp
lực cạnh tranh và dự báo là ngày càng gay gắt đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành
thành viên Tổ chức thƣơng mại thế giới cùng với các quy định theo hƣớng nới lỏng,
hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các NHTM
Việt Nam đã tiến hành các biện pháp để nâng quy mô tổng tài sản, tăng vốn tự có và
hệ số vốn tự có, tiến đến đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế.
123 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc đầu tƣ nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
b. Chuyển hệ thống kế toán theo hướng phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế
Với việc sử dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế ngày nay, công tác kế toán ngày
càng phổ biến trên thế giới vì nó làm giảm thiểu gánh nặng của việc báo cáo theo
hai phƣơng thức với hai phiên bản báo cáo khác nhau, giảm thiểu thời gian, công
sức đối chiếu và điều chỉnh. Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng cho phép các NHTM
một khi vƣơn tới tầm cỡ khu vực hoặc tập đoàn đa quốc gia có một ngôn ngữ
chung, cải thiện việc giao tiếp thông tin nội bộ. Để thực hiện điều này, trƣớc mắt
các NHTM cần:
8 Yếu tố 6C: Tƣ cách ngƣời vay (character), Năng lực ngƣời vay (Capacity), Thu nhập ngƣời vay (Cash); Bảo đảm tiền
vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); và Kiểm soát (Control)
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 90
Chuyển đổi hệ thống tài khoản kế toán, nội dung hạch toán, chế độ chứng
từ kế toán;
Xây dựng các loại báo cáo kế toán, báo cáo tài chính phù hợp với thông lệ,
chuẩn mực quốc tế về kế toán;
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng việc chuyển đổi hệ thống kế toán phải đƣợc
thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng, có chọn lọc, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ
kế toán của các nƣớc có nền kinh tế phát triển theo quan điểm của Bộ Tài chính và
NHNN.
1.3. Xây dựng chiến lược phát triển nhân sự
Các NHTM cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực toàn diện đến năm 2010.
Trƣớc hết phải lập các kế hoạch đào tạo và đào tạo lại những cán bộ đã làm
việc lâu năm. Đối với các cán bộ này tuy có nhiều kinh nghiệm làm việc song hiện
nay môi trƣờng kinh doanh ngân hàng cũng đã có nhiều thay đổi trong pháp lý và
thể chế, có sự tham gia, du nhập của nhiều công nghệ mới và loại hình kinh doanh
mới nên cần phải bổ sung, cập nhật những kiến thức mới cho họ thông qua mở các
lớp tập huấn, đào tạo… Bên cạnh đó cần tạo ra những động lực và đòn bẩy khuyến
khích từng cá nhân tự học tập và rèn luyện.
Tuyển dụng cũng là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng nguồn nhân sự
mạnh trong tƣơng lai, vì vậy cần phải xây dựng cơ chế tuyển dụng gắn với tình hình
thực tế hiện nay, lập kế hoạch tuyển dụng khoa học nhƣ đƣa ra các hình thức thi
tuyển nhằm đánh giá khả năng tƣ duy logic, tiếp thu và vận dụng kiến thức mới.
Sau khi đã tuyển dụng các NHTM cũng phải có kế hoạch sử dụng nhân viên mới
nhƣ tiến hành đào tạo phù hợp với thực tế làm việc, giao việc mang tính độc lập
nhƣng có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ.
Một môi trƣờng làm việc năng động thân thiện, cùng với các chế độ lƣơng
thƣởng, ƣu đãi hợp lý và cơ hội phát triển nghề nghiệp là rất quan trọng để giữ chân
các nhân viên giỏi. Các NHTM trong nƣớc cần phải có chính sách để giữ nhân viên,
tránh tình trạng chảy máu chất xám sang các ngân hàng ngoại giống nhƣ hiện tƣợng
trong thời gian vừa qua. Tránh để ngân hàng trong nƣớc là nôi đào tạo chuyên viên
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 91
cho các ngân hàng nƣớc ngoài.
Gắn chiến lƣợc nhân sự với các trƣờng đại học trọng điểm và hình thành các
trung tâm đào tạo tại các NHTM. Về giáo dục đại học, nên đƣa mô hình ngân hàng
thực hành vào áp dụng tại các trƣờng đào tạo sinh viên chuyên ngành tài chính ngân
hàng, tạo điều kiện cho các sinh viên có điều kiện thực tập và có cơ hội cọ xát với
thực tế công việc. Các nhà tuyển dụng ngân hàng cũng nên năng động hơn trong
việc tham gia vào công tác đào tạo tại các trƣờng đại học, cho nhà trƣờng biết là nhà
tuyển dụng cần gì ở ngƣời học.
2. Nhóm giải pháp tăng cƣờng năng lực tài chính các NHTM
Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
đang ở trong tình trạng rất yếu kém, cụ thể là hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cao và vốn tự
có thấp. Do đó để nâng cao năng lực tài chính các NHTM cần phải chú trọng vào
nhóm giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu đồng thời chú trọng tăng vốn tự có của các
NHTM.
2.1. Vấn đề xử lý nợ xấu
Tính đến nay sau 6 năm thực hiện công tác giải quyết nợ xấu, những khoản nợ
nào có thể xử lý đƣợc thì các NHTM đã xử lý xong về cơ bản. Số tồn đọng còn lại
đến nay chủ yếu là các khoản nợ rơi vào tình trạng hết sức phức tạp chủ yếu ở 3
dạng: (1) các khoản nợ có tài sản đảm bảo vƣớng mắc trong thủ tục pháp lý, hoặc
khâu thi hành án hoặc lúng túng trong khâu tổ chức phát mại, bán tài sản; (2) khoản
nợ không có tài sản bảo đảm và không còn đối tƣợng để thu hồi; (3) Nợ không có
tài sản đảm bảo nhƣng con nợ vẫn còn tồn tại, đang hoạt động.
a. Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo vướng mắc trong thủ tục pháp lý, hoặc
khâu thi hành án hoặc lúng túng trong khâu tổ chức phát mại, bán tài sản
Trƣớc hết cần phải rà soát lại các hồ sơ khoản vay so với pháp lý tại thời điểm
phát sinh, quá trình thực hiện và hiện hành. Sau đó lập phƣơng án để xử lý tài sản
phù hợp bao gồm: yêu cầu chủ nợ bán tài sản để trả nợ; gán tài sản cho ngân hàng
để ngân hàng tự bán; hoặc hai bên thỏa thuận và thành lập hội đồng để bán; hoặc
đƣa sang trung tâm đấu giá; hoặc khởi kiện ra tòa án trong trƣờng hợp có tranh
chấp…Nhìn chung đối với các khoản nợ này các NHTM cần phải bám sát các văn
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 92
bản pháp lý liên quan để xử lý.
b. Đối với khoản nợ không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi
Vƣớng mắc chủ yếu và phức tạp nhất đối với nợ nhóm này đó là khâu xác nhận
nợ bởi vì thủ tục để xác nhận nợ hầu hết đã mất, hoặc không đủ căn cứ. Nếu các
NHTM vẫn tiếp tục theo đuổi cơ chế xác nhận nợ, theo đó khi nợ đã xác định xong
mới lập hồ sơ xin xử lý nhƣ hiện nay thì không thể đẩy nhanh đƣợc tiến độ xử lý
nhóm nợ này, thậm chí theo đuổi mãi cũng không thể xử lý đƣợc vì không đủ hồ sơ
xác nhận. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc đó là thực hiện chia xẻ rủi ro cộng
đồng giữa ngân hàng, Chính phủ, và con nợ.
c. Đối với khoản nợ không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn tồn tại, đang
hoạt động
Nhóm nợ này nhìn chung các NHTM đều đạt kết quả xử lý thấp, nguyên nhân
chủ yếu là do năng lực trả nợ của đối tƣợng thu nợ không còn, trong khi các NHTM
lại thiếu linh hoạt, lúng túng trong việc phân loại nợ để xử lý. Để giải quyết vấn đề
này cần phân loại nợ theo 3 nhóm đối tƣợng thu nợ sau đây để có biện pháp xử lý:
Đối tƣợng thu nợ là hộ sản xuất, tƣ nhân, cá nhân thuộc diện chính sách
hoặc không thuộc diện chính sách, đề nghị nên xử lý nhƣ nợ không có tài
sản bảo đảm và không còn đối tƣợng để thu hồi.
Đối tƣợng thu nợ là doanh nghiệp có thể cơ cấu lại tài chính nên tham gia
góp vốn tại doanh nghiệp, sáp nhập làm công ty con đối với các công ty
lớn hơn.
Đối tƣợng thu nợ là doanh nghiệp không thể cơ cấu lại tài chính nên bán
nợ theo giá thị trƣờng.
Việc cơ cấu lại nợ làm trong sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM là cần
thiết nhƣng chỉ giải quyết số nợ xấu đã phát sinh là chƣa đủ, ngăn chặn nợ xấu phát
sinh trong tƣơng lai là việc làm quan trọng hơn. Do đó cần tập trung ngăn chặn, hạn
chế việc phát sinh nợ xấu mới theo hƣớng:
Chấm dứt việc cho vay mới đối với bên vay có nợ nần chồng chất, dây
dƣa, chây ỳ hoặc cho vay không có tài sản thế chấp;
Quản lý tín dụng tốt hơn;
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 93
Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, giám sát tình hình tài chính đối với bên
vay có số dự nợ lớn.
2.2. Cơ cấu lại vốn tự có phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Trƣớc áp lực cạnh tranh, các NHTM đã thay đổi đáng kể, có thể nói là thực sự
chuyển mình tuy nhiên vẫn chƣa đủ liều lƣợng cần thiết. Nếu không điều chỉnh từ
bây giờ, ngân hàng Việt Nam sẽ không đủ khả năng chống chọi với những sức ép từ
thị trƣờng. Trong giai đoạn sắp tới, các NHTM cần thực hiện nhiệm vụ cấp thiết -
tăng quy mô vốn tự có và tăng tỷ lệ an toàn vốn.
Dựa trên lý thuyết, muốn tăng tỷ lệ an toàn vốn thì hoặc là tăng tử số (nghĩa là
tăng vốn tự có hoặc là giảm tài sản có đã điều chỉnh rủi ro).
Trong hai hƣớng này, về mặt kỹ thuật và kinh tế, tăng vốn tự có dễ thực hiện
hơn giảm các tài sản có đã điều chỉnh rủi ro vì các khoản mục trong nhóm tài sản có
đều liên quan đến hoạt động NH, giảm các khoản này sẽ giảm lợi nhuận hoặc giảm
phạm vi hoạt động của NH. Tuy nhiên, việc nâng vốn tự có của các ngân hàng phải
dựa trên một kế hoạch tổng thể phù hợp với chiến lƣợc tài chính của mình. Việc
tăng vốn tự có của NHTM thƣờng đƣợc tiến hành theo 2 cách:
a. Tăng trưởng vốn tự có từ bên trong thông qua chiến lược tăng lợi nhuận
Chiến lƣợc cụ thể để tăng trƣởng lợi nhuận hoạt động ngân hàng bao gồm:
Quản lý tỷ lệ lợi nhuận/chi phí: áp dụng đối với tất cả các bộ phận của ngân
hàng, đặc biệt là đánh giá lợi nhuận và chi phí của từng chi nhánh, để xác định hiệu
quả kinh tế của hệ thống chi nhánh; từng bộ phận kinh doanh tiền tệ, nhƣ: kinh
doanh ngoại tệ, nguồn vốn và chi phí hoạt động của từng bộ phận một.
Tăng năng suất lao động: xu hƣớng hiện tại là các ngân hàng duy trì tăng
trƣởng thông qua đội ngũ nhân viên ít hơn, nhƣng có trình độ chuyên môn cao hơn,
thông qua các biện pháp: Đầu tƣ vào đào tạo kỹ năng quản lý và kỹ năng nghiệp vụ;
Phân quyền nhiều hơn cho các bộ cấp dƣới nhƣng vẫn đảm bảo an toàn thông qua
tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; Đầu tƣ vào công nghệ - hệ thống hệ
thống thông tin quản trị MIS/IT và công nghệ hỗ trợ tốt hơn; Nâng cao hoặc xoá bỏ
các hoạt động/đơn vị không có lợi nhuận, bao gồm cả các chi nhánh; Tiếp tục cải
tiến quy trình nghiệp vụ.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 94
Giảm chi phí nguồn vốn: Tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách giảm chi phí giá
vốn, bao gồm: Giảm chi phí vốn vay thông qua các biện pháp thu hút huy động triệt
để các nguồn nhàn rỗi của các tổ chức và tính toán sử dụng hợp lý và hiệu quả;
quản lý tiền mặt nhƣ sử dụng công cụ phái sinh; Tối đa hoá hiệu suất của hoạt động
quản lý vốn/nguồn vốn.
Nâng cao kết quả hoạt động nội bộ: Nâng cao kết quả hoạt động nội bộ phụ
thuộc vào việc quản lý tốt hơn - xác định và đạt mục tiêu thông qua hệ thống chỉ
tiêu kết quả hoạt động chủ chốt: Năng suất; Quản lý chi phí; Quản lý rủi ro; Phân
phối lợi nhuận;
Nâng cao kết quả hoạt động bên ngoài (giảm chi phí vốn) phụ thuộc chủ yếu
vào nhận thức của ngƣời gửi tiền và ngƣời cho vay về mức độ an toàn của ngân
hàng về: Mức độ rủi ro của ngân hàng; Lợi nhuận hoạt động (ROA và ROE); Cấu
trúc bảng tổng kết tài sản lành mạnh; Hiệu quả sử dụng vốn
b. Tăng trưởng vốn tự có từ bên ngoài thông qua con đường phát hành cổ phiếu,
trái phiếu dài hạn, sáp nhập
Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải cổ phần hoá các
NHTM Nhà nƣớc. Theo kế hoạch, tới 2010, tất cả các NHTM Nhà nƣớc đều sẽ cổ
phần hoá, thực hiện tạo vốn tự có thông qua thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, đối
với các NHTM cổ phần với quy mô vốn khoảng 70 tỷ đồng cần phải nâng cấp lên
quy mô từ 200 tỷ đồng trở lên để nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng các chuẩn
mực quốc tế.
Một số NHTM cổ phần nên liên kết với nhau tiến tới sáp nhập thành tổ chức tín
dụng có quy mô vốn lớn, hoạt động ổn định và phát triển trong tình hình mới nhằm
tập trung vốn, giảm phân tán manh mún khách hàng, giảm rủi ro, đồng thời tạo ra
đƣợc một đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng hoạt động chuyên nghiệp hơn. Thông
qua đó tiến tới hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng vững mạnh, có tiềm lực.
Vấn đề quan trọng là các NHTM cần chủ động chọn thời điểm và hình thức
tăng vốn trên cơ sở minh bạch thông tin hoạt động và kết quả kinh doanh, nâng cao
chất lƣợng dịch vụ và an toàn trong kinh doanh.
Các ngân hàng không nên tăng vốn ồ ạt khi công nghệ, nhân lực chƣa đủ đáp
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 95
ứng yêu cầu tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động. Mặt khác, cũng không nên quá
chú trọng đến quy mô vốn vì đó chỉ là điều kiện cần chứ chƣa phải là điều kiện đủ
để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài.
3. Nhóm giải pháp phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng theo hƣớng đa dạng
hóa và đa tiện ích
Theo định hƣớng phát triển các NHTM, phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng
theo hƣớng đa dạng hóa và đa tiện ích là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và có ý nghĩa
đối với các NHTM hiện nay. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này các NHTM cần phải
có những chiến lƣợc đồng bộ bao gồm: Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng;
đầu tƣ thích đáng về mặt công nghệ; và mở rộng và xây dựng các kênh phân phối
mới.
3.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing
Nhiệm vụ của hoạt động ngân hàng là thu hút đƣợc một khối lƣợng khách hàng
lớn thuộc mỗi tầng lớp dân cƣ với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhau gửi một
phần tài sản của mình vào các ngân hàng, nên việc ứng dụng các nguyên tắc của
marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý nghĩa quan trọng. Với thực tế
hoạt động của mình, để làm tốt công tác marketing, các NHTM cần thực hiện các
biện pháp sau:
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình
thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,… để đông đảo dân chúng biết về
các dịch vụ ấy. Theo quan sát tại một số điểm giao dịch, nhiều khách hàng đang sử
dụng các sản phẩm thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM nhƣng
cũng chƣa biết hết tất cả các tiện ích của sản phẩm đó. Vì vậy, trƣớc mắt, nên đa
dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng
có thể đọc khi đến giao dịch.
Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho các khách hàng cảm giác đƣợc
tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hƣớng dẫn khách hàng
lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tƣ vấn,
giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hóa giao
dịch của từng NHTM.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 96
Công bố công khai các thông tin tài chính của ngân hàng để ngƣời dân tiếp cận,
nắm bắt nhằm thu hút ngƣời dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế đƣợc những rủi
ro về thông tin.
Đẩy mạnh công tác marketing đối với các sản phẩm dịch vụ mới, về các tiện
ích mới. Lấy dịch vụ thẻ làm ví dụ, hiện nay tuy đang rất phát triển nhƣng ngƣời
tiêu dùng hầu nhƣ chỉ sử dụng thẻ nhƣ một công cụ để rút tiền tại các máy rút tiền
tự động, thay vì sử dụng hết các chức năng của thẻ. Do vậy mà các ngân hàng cần
phải chú trọng vào công tác quảng cáo, thông báo các tiện ích cũng nhƣ hƣớng dẫn
sử dụng các tiện ích đó tới ngƣời tiêu dùng. Ví dụ nhƣ dịch vụ tài khoản cá nhân và
tiện ích sử dụng tài khoản, nhƣ: sử dụng thẻ rút tiền mặt ATM, thanh toán chi trả
tiền dịch vụ điện, nƣớc sạch, điện thoại, phí bảo hiểm chi trả học phí…, tiến tới là
nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân sách Nhà nƣớc qua hệ thống kho
bạc thông qua sử dụng thẻ ATM, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
Các NHTM cũng nên đến tiếp thị trực tiếp tại các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn
vị, tổ chức, trƣờng đại học, bệnh viện…các hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân
có thu nhập khá, ổn định,… vận động họ mở tài khoản và thực hiện dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
3.2. Đầu tư thích hợp về mặt công nghệ
Để chất lƣợng dịch vụ của các NHTM có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu, chuẩn
mực quốc tế, đồng thời cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng nƣớc ngoài có tiềm lực
tài chính đòi hỏi công nghệ phải không ngừng đƣợc cải tiến, hiện đại và nâng cấp để
thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng.
Việc đầu tƣ công nghệ phải bao gồm cả máy móc thiết bị, chƣơng trình phần
mềm và cả nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng. Các NHTM và chi nhánh
NHTM trong cả nƣớc phải nhanh chóng tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng, mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán có giá trị thấp
đối với tất cả các tổ chức tham gia thanh toán bù trừ. Bên cạnh đó là phát triển hệ
thống giao dịch một cửa ở các NHTM. Các NHTM cũng mạnh dạn đầu tƣ mạnh mẽ
lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM rộng khắp ở các địa phƣơng. Có thể
chấp nhận lỗ ở một số địa phƣơng trong một vài năm đầu để từng bƣớc phát triển
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 97
dịch vụ ngân hàng trong dân cƣ, thu lãi trong các năm sau đó. Trong việc mở rộng
mạng lƣới ATM, các ngân hàng cũng nên nghiên cứu để có thể đầu tƣ lắp đặt những
máy ATM thế hệ mới, hiện đại cho phép nạp tiền qua máy, tránh bị lạc hậu khi các
ngân hàng nƣớc ngoài vào cuộc.
Trong lĩnh vực thẻ, hầu hết các NHTM vẫn sử dụng công nghệ thẻ từ có tính
bảo mật yếu, trong khi trên thế giới đã chuyển sang sử dụng công nghệ thẻ chíp.
Các NHTM cần có chiến lƣợc sớm nâng cấp công nghệ thẻ hiện có, đƣa thẻ chíp
vào sử dụng, qua đó nâng cao tính bảo mật cho các hoạt động của mình, đảm bảo
quyền lợi cho khách hàng và cho chính ngân hàng.
Cần đầu tƣ thích đáng về công nghệ thông tin điện tử vì đây chính là chìa khóa
cho sự phát triển của các NHTM trong giai đoạn mới, đặc biệt là đối với phát triển
hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bƣớc triển khai mô hình giao dịch một cửa,
hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng
quốc tế trong mọi lĩnh vực. Tăng cƣờng xử lý tự động trong tất cả qui trình tiếp
nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng cao chất lƣợng dịch
vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.
3.3. Mở rộng và xây dựng các kênh phân phối mới
Trong đó, việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp tiên
quyết, đòi hỏi phải tích cực phát triển mạng lƣới các chi nhánh cấp I và cấp II, chú
trọng mở rộng thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ, dựa trên
nguyên tắc không làm phình to, cồng kềnh về bộ máy và không tăng nhanh về con
ngƣời.
Ngoài việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống nhƣ các chi
nhánh, các phòng giao dịch, các NHTM cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân
phối hiện đại.
Tăng cƣờng hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm cung
cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấp hệ thống ATM thành
những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố. Đồng thời, phát triển
mạng lƣới các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cƣờng liên kết giữa các NHTM để
nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM và thẻ POS;
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 98
Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm tận
dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet. Trong đó, các
NHTM cần sớm đƣa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực
hiện thanh toán, truy vấn số dƣ và thông tin với khách hàng…
Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, đây là mô hình phổ biến với chi
phí rất thấp, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện
giao dịch tại bất cứ thời gian, địa điểm nào.
Tóm lại vì sự lớn mạnh của hệ thống các NHTM trƣớc đòi hỏi gay gắt của quá
trình TDHTC và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO,
và vì tầm quan trọng đặc biệt của NHTM trong nền kinh tế. Các giải pháp đồng bộ
mang tính chiến lƣợc bao gồm các nhóm giải pháp về cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu
về mặt tài chính và phát triển, đa dạng hóa dịch vụ là rất cần thiết. Thông qua đó các
NHTM Việt Nam có thể nâng cao năng lực quản trị, nâng cao năng lực tài chính,
hoàn thiện và phát triển các loại hình dịch vụ truyền thống và hiện đại để có thể tự
nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống đỡ rủi ro.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN
Đứng trƣớc tình hình TDHTC đang là xu thế tất yếu, đặc biệt là khi Việt Nam
trở thành thành viên của WTO thì vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phát triển
thể chế vững mạnh và xây dựng cơ chế giám sát và các biện pháp thận trọng trong
hoạt động ngân hàng là điều hết sức quan trọng để hỗ trợ các NHTM nâng cao năng
lực hoạt động, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của TDHTC.
1. Kiến nghị liên quan tới khung pháp lý
Cần phải đẩy mạnh quá trình xây dựng Luật NHNN và Luật các tổ chức tín
dụng mới phù hợp với các thông lệ và quy định của Luật quốc tế. Cụ thể:
Luật NHNN phải thể hiện đƣợc tính chất là văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt
động của một ngân hàng phát hành, mạnh về quyền lực, nghiệp vụ và chức năng,
nâng cao tính độc lập của NHNN. Luật mới cũng phải phù hợp với bối cảnh Việt
Nam đã là thành viên của WTO và thực hiện các cam kết quốc tế khác, đồng thời
sửa đổi những điều xung đột pháp lý với các Luật khác theo hƣớng ƣu tiên Luật
quốc tế và tôn trọng Luật chuyên ngành.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 99
Luật các tổ chức tín dụng phải đƣợc điều chỉnh và xây dựng mới cho phù hợp
với tình hình mở cửa thị trƣờng tài chính hiện nay, tiến đến giảm phân biệt đối xử
giữa các NHTM trong nƣớc và cả đối với ngân hàng nƣớc ngoài. Xóa bỏ các quy
định tạo ra sự bảo hộ hay phân biệt đối xử giữa các định chế tài chính trong nƣớc là
nhằm nâng cao tính cạnh tranh của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam để đối phó với
cạnh tranh từ phía nƣớc ngoài, còn giảm phân biệt giữa NHTM trong nƣớc với nƣớc
ngoài là nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các quy định trong khuôn khổ
WTO, và các cam kết đa phƣơng khác.
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh các loại
hình dịch vụ mới xuất hiện dựa trên những quan sát và nhận định về sự phát triển
các dịch vụ trong ngành ngân hàng, đồng thời học hỏi từ những kinh nghiệm quốc
tế và các quy luật kinh tế hiện đại trong việc điều chỉnh các dịch vụ mới này, ví dụ
nhƣ các quy định về hoạt động và đảm bảo an toàn của các hoạt động ngân hàng
điện tử và trực tuyến, các quy định liên quan đến các loại hình dịch vụ phái sinh…
Ngoài ra còn cần phải chú trọng đến các văn bản pháp lý khác liên quan nhƣ:
Luật cạnh tranh, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát tài chính… Trong đó các
quy định Luật cạnh tranh liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cần phải đƣợc rà soát lại
và có những điều chỉnh thích hợp trong bối cảnh mới khi các NHTM nƣớc ngoài
tham gia đầy đủ thị trƣờng. Đối với Luật bảo hiểm tiền gửi, cần phải đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nhằm tạo khung pháp lý để tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động, đảm
bảo an toàn cho toàn hệ thống NHTM.
2. Kiến nghị liên quan đến khung thể chế và tổ chức
Tái cơ cấu lại NHNN theo hƣớng nâng cao năng lực điều hành quản lý chính sách
tiền tệ và năng lực giám sát quản lý từ xa, thông qua đó xác định lộ trình TDHTC
phù hợp với tình hình thực tiễn nƣớc ta nói chung và các NHTM nói riêng.
Chính phủ và NHNN cầ phải rà soát kỹ cơ cấu quản trị của các NHTM để xác định
những thiếu hụt so với thông lệ quốc tế, những bƣớc tiềm năng để thu hẹp khoảng
cách, những bài học và hạn chế từ các tổ chức chính trị và quản trị hiện đại. Từ đó
đƣa ra một khung mô hình quản trị phù hợp làm định hƣớng cho các NHTM trong
nƣớc.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 100
Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các NHTM quốc doanh song vẫn đảm bảo an
toàn, tạo điều kiện cho các ngân hàng này thu hút vốn trên thị trƣờng chứng khoán
đồng thời nhằm giảm gánh nặng nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc.
Xây dựng chiến lƣợc phát triển và cải cách các doanh nghiệp Nhà nƣớc - các khách
hàng chủ yếu của các NHTM hiện nay, thông qua đó làm giảm thiểu các rủi ro tín
dụng cho các ngân hàng trong nƣớc.
3. Kiến nghị liên quan đến hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng
Cơ cấu lại mô hình tổ chức và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc gồm các
khâu: cấp phép và các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa,
thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm.
Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế
(Basel 1), đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này; ban hành quy định
mới về đánh giá xếp hạng tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMEL(S).9
Xây dựng khuôn khổ, quy trình và phƣơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở
rủi ro và thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các tổ chức tín dụng đang gặp
khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng tổ chức tín dụng.
Tăng cƣờng vai trò và năng lực hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và
Trung tâm Thông tin Tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín
dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động giám
sát rủi ro của NHNN đối với các tổ chức tín dụng.
9 CAMEL: Capital adequacy, Asset quality, Management, Earnings, và Liquidity
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 101
KẾT LUẬN
TDHTC có ảnh hƣởng hết sức mạnh mẽ đến hoạt động của các NHTM đặc biệt
là cải thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động nhƣng cũng làm lộ những yếu kém
còn tồn tại trong ngân hàng. Từ nghiên cứu vấn đề TDHTC, tác động của nó đến
hoạt động của các NHTM và thực tiễn ở Việt Nam có thể đƣa ra một số kết luận
sau:
1. Khu vực dịch vụ tài chính trên thế giới đã thể hiện rõ xu hƣớng toàn cầu hóa
trong vòng hai thập kỷ gần đây. TDHTC toàn cầu đã mang lại những lợi ích to lớn
xét trên cả khía cạnh hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ của các NHTM. Tuy nhiên
trong thời gian trƣớc đây, một số nƣớc đang phát triển theo đuổi chính sách TDHTC
đã lâm vào những cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng trầm trọng. Nỗi ám ảnh
về khả năng xảy ra khủng hoảng đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến
nhiều nƣớc do dự trong việc mở cửa thị trƣờng tài chính. Dẫu vậy, nhiều nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: trong đa số các trƣờng hợp, lợi ích của TDHTC đối với hoạt
động của các NHTM hoàn toàn có thể vƣợt trội những chi phí rủi ro có thể xảy ra
đối với hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng chỉ có thể xảy ra khi tiến hành
TDHTC trong bối cảnh còn tồn tại nhiều yếu kém trong hệ thống, thiếu vắng của
một chế độ giám sát có hiệu quả cũng nhƣ sai lầm trong chính sách quản lý tiền tệ
và chính sách tỷ giá hối đoái.
2. Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về TDHTC, Việt Nam cũng đã lựa chọn
cho mình một lộ trình TDHTC thận trọng, với các nội dung cơ bản bao gồm tự do
hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các NHTM, tự do hóa một phần hoạt
động quản lý ngoại hối và hoạt động của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Điều này
đã ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động của các NHTM trong nƣớc. Theo đó trƣớc áp
lực cạnh tranh và dự báo là ngày càng gay gắt đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành
thành viên Tổ chức thƣơng mại thế giới cùng với các quy định theo hƣớng nới lỏng,
hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các NHTM
Việt Nam đã tiến hành các biện pháp để nâng quy mô tổng tài sản, tăng vốn tự có và
hệ số vốn tự có, tiến đến đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này rất
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 102
có ý nghĩa trong việc giúp các NHTM mở rộng khả năng tín dụng, đồng thời chống
đỡ các rủi ro có thể xảy ra khi tự do hóa hoàn toàn thị trƣờng tài chính. Sự giảm
thiểu can thiệp của Nhà nƣớc trong hoạt động tín dụng cho vay cùng với cơ chế
điều hành lãi suất linh hoạt đã cho phép các NHTM đẩy mạnh số lƣợng cũng nhƣ
chất lƣợng hoạt động tín dụng cho vay, từng bƣớc cải thiện nghiệp vụ tín dụng. Phát
triển hoạt động kinh doanh dịch vụ, mảng hoạt động mang lại nhiều nguồn lợi với
độ rủi ro thấp, cũng đang là hƣớng đi mới của các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên
do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và công nghệ nên mảng hoạt động này chƣa
thể hiện đƣợc tiềm năng. Bên cạnh chú trọng hoàn thiện các dịch vụ truyền thống,
các NHTM Việt Nam cũng bắt đầu có những đầu tƣ nhất định phát triển dịch vụ
ngân hàng hiện đại nhƣ dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ…
3. Trong thời gian tới, TDHTC trên thế giới và tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục với
tốc độ nhanh và mạnh hơn trƣớc bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan nhƣ
sự tiến bộ công nghệ, nhu cầu đòi hỏi phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó hoạt động của các NHTM sẽ còn phải chịu nhiều tác động bao gồm cả tích
cực và tiêu cực. Nếu các NHTM trong nƣớc không có những bƣớc đi thích hợp và
đề ra những chiến lƣợc phát triển đồng bộ và toàn diện, bao gồm nâng cao năng lực
hoạt động, lành mạnh tài chính và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, thì nguy cơ mất thị
phần hoạt động cho các đối thủ nƣớc ngoài là điều hoàn toàn có thể dự báo.
4. Việc xây dựng và phát triển các NHTM cũng là một trong những tiền đề để
Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới của TDHTC, tự do hóa hoàn toàn giao dịch
vốn và thống nhất thị trƣờng cung cấp dịch vụ tài chính. Theo đó các ngân hàng
phải tự trang bị cho mình những điều kiện tốt nhất để có thể nhanh nhạy nắm bắt
đƣợc những biến động trên thị trƣờng vốn, giảm thiểu các rủi ro khôn lƣờng đối với
toàn hệ thống; đồng thời tiến đến hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng có
trình độ ngang tầm khu vực Châu Á, sẵn sàng tham gia cung cấp dịch vụ trên thị
trƣờng thống nhất toàn cầu.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam
kết cụ thể về dịch vụ.
2. Công Ty tƣ vấn Quản lý MCG (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh
tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: Trường hợp ngành
ngân hàng.
3. Huỳnh Thế Du (2004), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình
Trung Quốc và một số nền kinh tế khác.
4. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều (2005), Hệ thống tài chính Việt
Nam.
5. Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên II (2006), Nghiên cứu tác động của
tự do hóa dịch vụ Ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân
hàng, Hà Nội.
6. Fulbright Economics Teaching Program (2002), Cải tổ hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam.
7. Fulbright Economics Teaching Program, Nghiên cứu tình huống: Việt
Nam: Con đường đi đến tự do lãi suất.
8. PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, Học viện Tài chính Tự do hóa tài chính
trong lĩnh vực ngân hàng và tác động hai mặt của nó đến nền kinh tế
9. TS Lê Xuân Nghĩa, Tầm nhìn và những bước đi cần thiết đối với hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới.
10. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập-
Quản lý quá trình tự do hóa tài chính NXB Thống kê.
11. Thủ tƣớng Chính phủ (2006) Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt
Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020.
12. TS Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao
dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê.
13. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005): Tác động đối với
dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO
14. World Bank, Nghiên cứu đặc biệt về mở cửa thị trường dịch vụ tài
chính và vai trò của GATS.
II. Tài liệu Tiếng Anh
1. ADB, Financial liberalization, crisis, and rescue: Lessons for China
from Latin America and East Asia
2. Asli Demirguc - Kunt and Enrica Detragiache (1998), Financial
Liberalization and Financial Fragility.
3. Betty C. Daniel and John Bailey Jones (2006), Financial
liberalization and Banking Cries in Emerging Economies.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 104
4. International Monetary Fund (2003), Vietnam: Selected Issues.
5. Malcolm Edey and Ketil Hviding (1995), An Assement of Financial
Refrm in OECD countries.
6. Malcolm Sawyer and Philip Arestis (2006), Financial Liberalization.
7. Niels Hermes and Robert Lensink, Foreign Bank Presence, Domestric
Bank Performance and Financial Development.
8. Ramkishen S. Rajan, Adelaide University (2002), International
financial liberalization in developing countries: Lessons from recent
experiences
9. Stijin Claessens, Asli Demirguc, and Harry Huizinga (1998), How
does foreign entry affect the Domestic Banking Market?
10. William C. Gruben – Jahyeong Koo – Robert R. Moore, When does
financial liberatization make banks risky?An empirical examination of
Argentina, Canada and Mexico.
11. Yun Hwan Kim, ADB (2002), Financial opening under the WTO
agreement in selected Asian countries: progress and issues
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 105
PHỤ LỤC A: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA TÀI
CHÍNH - PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA IMF
Tài khoản vốn
Tự do hóa đầy đủ
Vay vốn từ nƣớc
ngoài của các
ngân hàng và các
doanh nghiệp
Các ngân hàng và các doanh nghiệp đƣợc phép tự do huy động
vốn từ nƣớc ngoài. Các tổ chức này có thể vẫn phải tiến hành
thông báo cho các nhà chức trách đƣợc biết khi vay vốn từ nƣớc
ngoài nhƣng các nhà chức trách gần nhƣ sẽ tự động thông qua.
Vẫn quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhƣng rất thấp, khoảng
10%. Thời hạn thanh toán bắt buộc tối thiểu là 2 năm. Và
Cơ chế tỷ giá hối
đoái đa dạng và
các quy định
khác
Sẽ không có mức tỷ giá đặc biệt đối với các giao dịch tài khoản
vãng lai hay tài khoản vốn. Không có hạn chế nào về dòng vốn
chảy ra.
Tự do hóa một phần
Vay vốn từ nƣớc
ngoài của các
ngân hàng và các
doanh nghiệp
Các ngân hàng và các tổ chức khác đƣợc phép vay vốn từ nƣớc
ngoài nhƣng bị phụ thuộc vào một số quy định nhất định. Tỷ lệ
dự trữ bắt buộc sẽ dao động trong khoảng 10-50%. Thời hạn
thanh toán bắt buộc tối thiểu có thể là 2-5 năm. Ngoài ra có thể
có một số hạn chế trong việc huy động vốn và một số quy định
đối với những lĩnh vực nhất định. Hoặc
Cơ chế tỷ giá hối
đoái đa dạng và
các quy định
khác
Có những tỷ giá đặc biệt đối với các giao dịch tài khoản vãng lai
và tài khoản vốn. Có thể có một số quy định hạn chế đối với
dòng vốn ra.
Không có tự do hóa
Vay vốn từ nƣớc
ngoài của các
ngân hàng và các
Các ngân hàng và các doanh nghiệp hầu nhƣ không đƣợc phép
huy động vốn vay từ nƣớc ngoài. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể
cao hơn 50%. Thời hạn thanh toán bắt buộc tối thiểu có thể dài
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 106
doanh nghiệp hơn 5 năm. Có thể có một số hạn chế và một số quy định
nghiêm ngặt đối với một số lĩnh vực nhất định. Hoặc
Cơ chế tỷ giá hối
đoái đa dạng và
các quy định
khác
Có những tỷ giá đặc biệt đối với các giao dịch tài khoản vãng lai
và tài khoản vốn. Có thể có một số quy định hạn chế đối với
dòng vốn ra.
Khu vực tài chính nội địa
Tự do hóa đầy đủ
Lãi suất cho vay
và gửi tiết kiệm
Không có một kiểm soát nào đối với tỷ lệ lãi suất (không quy
định mức lãi suất trần). Và
Các chỉ số khác Sẽ không có các kiểm soát tín dụng (hỗ trợ đối với một số
ngành nhất định hoặc phân phối tín dụng nhất định). Gửi tiết
kiệm bằng ngoại tệ là đƣợc phép.
Tự do hóa một phần
Lãi suất cho vay
và gửi tiết kiệm
Không có kiểm soát nào đối với cả lãi suất cho vay và lãi suất
gửi tiết kiệm (không quy định mức lãi suất trần và lãi suất sàn).
Và
Các chỉ số khác Có thể có một số kiểm soát trong việc phân phối tín dụng (hỗ
trợ cho một số ngành hoặc các can thiệp đối với một số hoạt
động phân phối tín dụng nhất định). Gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
là không đƣợc phép.
Không có tự do hóa
Lãi suất cho vay
và gửi tiết kiệm
Có các kiểm soát đối với lãi suất cho vay và lãi suất gửi tiết
kiệm (quy định cả mức lãi suất trần và lãi suất sàn). Và
Các chỉ số khác Sẽ không có các kiểm soát tín dụng (hỗ trợ đối với một số
ngành nhất định hoặc phân phối tín dụng nhất định). Gửi tiết
kiện bằng ngoại tệ là đƣợc phép.
Thị trƣờng chứng khoán
Tự do hóa đầy đủ
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 107
Hoạt động mua
lại và sáp nhập
của các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép nắm giữ cổ phần không
hạn chế tại các công ty nội địa. Và
Hồi hƣơng các
khoản vốn, cổ
tức là lợi nhuận
khác
Các khoản vốn, cổ tức và lợi nhuận đƣợc phép chuyển về nƣớc
tự do trong vòng 2 năm đầu kể từ khi đầu tƣ.
Tự do hóa một phần
Hoạt động mua
lại và sáp nhập
của các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài
Các nhà đầu tƣ đƣợc phép nắm giữ tối đa 49% cổ phần trong
các công ty nội địa. Ngoài ra có thể có một số hạn chế trong
tham gia vào một số ngành nhất định. Cũng có thể có hoạt động
đầu tƣ gián tiếp thông qua thị trƣờng chứng khoán hoặc thông
qua các công ty quản lý quỹ. Hoặc
Hồi hƣơng các
khoản vốn, cổ
tức là lợi nhuận
khác
Các khoản vốn, cổ tức là lợi nhuận khác có thể đƣợc chuyển về
nƣớc nhƣng thông thƣờng không trƣớc 2 năm và sau 5 năm kể
từ khi bắt đầu đầu tƣ.
Không có tự do hóa
Hoạt động mua
lại và sáp nhập
của các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không đƣợc phép nắm giữ cổ phần
tại các công ty nội địa. Hoặc
Hồi hƣơng các
khoản vốn, cổ
tức là lợi nhuận
khác
Các khoản vốn, cổ tức là lợi nhuận khác có thể đƣợc chuyển về
nƣớc nhƣng thông thƣờng không trƣớc 5 năm
Nguồn: Short-run pain, long-run gain: The effects of financial liberalization, Graciela
Laura Kaminsky and Sergio L. Schmukler, IMF, 2002
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 108
PHỤ LỤC B: TÓM TẮT TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở
TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1990 -2006
Thời gian Sự kiện
1980 Các doanh nghiệp đƣợc phép phát hành trái phiếu;
Phát hành chứng chỉ ngoại hối.
1981 Uỷ ban Nhà nƣớc thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ.
1984 Hệ thống ngân hàng tách thành hai cấp với Ngân hàng nhân dân Trung
Hoa thực hiện chức năng NHNN và các NHTM khác thuộc sở hữu Nhà
nƣớc;
Chỉnh phủ ban hành luật giao dịch chứng khoán.
1985 Luật điều chỉnh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh tại các
đặc khu kinh tế đƣợc ban hành;
Thành lập trung tâm giao dịch ngoại hối tại Thẩm Quyến.
1986 Các NHTM đƣợc phép thành lập ở cấp địa phƣơng;
Tất cá các ngân hàng đƣợc phép thực hiện các giao dịch ngoại hối;
Trung tâm giao dịch ngoại hối Thƣợng Hải đƣợc thành lập;
ICBC Thƣợng Hải thành lập trung tâm giao dịch OTC.
1987 Hai ngân hàng toàn cầu đƣợc thành lập và đƣợc phép cạnh tranh với các
ngân hàng Trung Quốc trên mọi dịch vụ cung cấp;
Quỹ tín dụng nông thôn (RCC - rural credit cooperatives) và Quỹ tín
dụng thành thị ( UCC - Urban Credit Cooperatives) đƣợc thành lập dƣới
sự giám sát của Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc và Ngân hàng nông
nghiệp Trung Quốc.
1988 Uỷ ban Nhà nƣớc thông qua việc thành lập thị trƣờng thứ cấp giao dịch
các trái phiếu chính phủ tại 61 thành phố.
1989 Các NHTM đƣợc phép mở rộng các giao dịch ngoại hối.
1990 Chính thức thành lập giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải;
Sửa đổi luật vể các công ty liên doanh với nƣớc ngoài, theo đó Nhà nƣớc
cam kết sẽ không quốc hữu hóa các công ty liên doanh, đơn giản hóa thủ
tục cấp phép doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và mở rộng quyền quản lý
của các chủ sở hữu nƣớc ngoài;
Hội đồng Nhà nƣớc ban hành luật mua bán và chuyển giao quyền sử
dụng đất ở các thành phố và tỉnh nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đầu tƣ dài hạn.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 109
Thời gian Sự kiện
1991 Chính thức thành lập sở giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến
Mức thuế 10% đối với lợi nhuận phân phối áp dụng với các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài bị loại bỏ. Thống
nhất mức thuế áp dụng đối với cả công ty liên doanh và doanh nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài. áp dụng chính sách ƣu đãi thuế với một số ngành
công nghiệp ƣu tiên
1992 Các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập thêm chi nhánh tại một
số thành phố nhƣ Quảng Châu, Đại Liên, Thiên Tân và các đặc khu kinh
tế;
Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán đối với các công ty cổ phần;
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chỉ định 7 công ty kiểm toán của Hồng
Kông tiến hành kiểm toán 35 doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Thƣợng Hải và Thẩm Quyến;
Thành lập Trung tâm điều chỉnh ngoại hối quốc gia ( NFEAC - National
Foreign Exchange Adjustment Centre) tại Bắc Kinh. Trung tâm này đƣợc
tự động hóa hoàn toàn;
Uỷ ban chứng khoán quốc gia đƣợc thành lập nhằm điều chỉnh các quy
định liên quan đến thị trƣờng chứng khoán ở Đại Lục;
Thành lập Uỷ ban chứng khoán và điều hành quản lý (SSAC- Securities
and Supervision Administration Committee) nhằm giám sát các hoạt
động trên thị trƣờng chứng khoán;
Thành lập thị trƣờng cổ phiếu loại B;
Thúc đẩy tự do hóa đầu tƣ nƣớc ngoài với việc mở cửa rất nhiều tỉnh
thành tại Trung Quốc.
1993 Công ty Qingdao beer là công ty Đại lục đầu tiên đƣợc niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán Hồng Kông;
Ngân hàng nhân dân Trung Hoa thông qua 16 điều khoản điều chỉnh các
hoạt động trên thị trƣờng liên ngân hàng;
Công dân Trung Quốc đƣợc phép mang 6000 Nhân dân tệ ra nƣớc ngoài;
áp đặt mức hạn chế đối với tỷ giá trên thị trƣờng SWAP;
Thị trƣờng tài chính Bắc Kinh đƣợc thay thế bằng Trung tâm tài chính
Bắc Kinh;
Thông qua luật mới điều chỉnh giao dịch ngoại hối trên thị trƣờng
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 110
Thời gian Sự kiện
SWAP;
Ban điều hành Nhà nƣớc về quản lý tỷ giá đƣợc phép giao dịch ngoại tệ
với các khách hàng là cá nhân ở Quảng Châu và Thẩm Quyến;
Ban hành luật tạm thời điều chỉnh quản lý phát hành chứng khoán và giao
dịch chứng khoán;
Ban hành luật tạm thời điều chỉnh việc đăng ký và quản lý thị trƣờng giao
dịch tƣơng lai;
Tỷ lệ lãi suất tăng:
Tăng 1,8% đối với tiền gửi
Tăng 0,8% đối với khoản vay là vốn luân chuyển
Tăng từ 11% lên 14,06% đối với trái phiếu T kỳ hạn 5 năm
Tăng từ 10% đến 12,52% đối với trái phiếu T kỳ hạn 3 năm
Thông qua hệ thống kế toán mới.
1994 Thông qua hệ thống tỷ giá mới, thống nhất tỷ giá xác định theo thị trƣờng
liên ngân hàng;
Thành lập 3 ngân hàng chính sách bao gồm: Ngân hàng phát triển Nhà
nƣớc (State Development Bank), ngân hàng xuất nhập khẩu (Export-
Import Bank) và Ngân hàng tín dụng nông nghiệp (Agricultural Credit
Bank. Các ngân hàng này có nhiệm vụ hỗ trợ tín dụng theo chính sách
của Nhà nƣớc.
1996 Thông qua quy định mới về quản lý tỷ giá cho phép đồng Nhân dân tệ có
thể chuyển đổi trong các giao dịch thƣơng mại liên quan đến giao dịch tài
khoản và dỡ bỏ các hạn chế đối với các khoản lợi nhuận của các nhà đầu
tƣ nuớc ngoài khi muốn mang về nƣớc;
1997-
1999
Tiến hành cải tổ khu vực Nhà nƣớc. Ban hành Bộ luật thuế mới và tiến
hành cải cách hành chính.
Ban hành bộ luật thƣơng mại mới
Tiến hành cải tổ các doanh nghiệp Nhà nƣớc với 3 hƣớng:
Một số sẽ đƣợc đầu tƣ phát triển để có thể trở thành doanh nghiệp
có lợi nhuận lớn, có khả năng cạnh tranh với các công ty của nƣớc
ngoài
Một số sẽ đƣợc cổ phần hóa và niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán. Thành phần sở hữu chính là công nhân viên và Nhà nƣớc
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 111
Thời gian Sự kiện
Tƣ nhân hoá các doanh nghiệp còn lại
Các tổ chức tài chính đƣợc phép phát hành trái phiếu trên thị trƣờng quốc
tế sau khi thông qua SAFE;
Lần đầu tiên các công ty tƣ nhân Trung Quốc đƣợc phép niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán nƣớc ngoài;
2001 Các nhà đầu tƣ trong nƣớc đƣợc phép mua bán cổ phiếu loại B bằng các
khoản tiền gửi ngoại tệ hiện có;
Các nhà đầu tƣ trong nƣớc đƣợc phép mua bán cổ phiếu loại B bằng các
khoản tiền gửi ngoại tệ mới;
2002 Giới thiệu hình thức phân loại lĩnh vực đầu tƣ, xác định các lĩnh vực nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc khuyến khích, đƣợc phép, bị hạn chế và bị cấm
tham gia. Do đó một số lĩnh vực trƣớc đây vốn dĩ bị cấm đã đƣợc mở
cửa;
Các nhà đầu tƣ tổ chức nƣớc ngoài đủ điều kiện đƣợc phép mua cổ phiếu
loại A, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều hạn chế
2003 Theo SAFE, các công dân trong nƣớc không bắt buộc phải vay các khoản
vay ngoại tệ từ các tổ chức tài chính Trung Quốc;
Tại một số tỉnh thành, hạn chế đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc
nâng lên từ 1 triệu USD lên 3 triện USD.
2004
Các công ty bảo hiểm đƣợc phép sử dụng các khoản ngoại tệ để đầu tƣ tại
các thị trƣờng vốn quốc tế;
Mức tài sản quy định để các ngân hàng Hồng Kông đƣợc phép mở chi
nhánh tại Đại Lục đƣợc hạ thấp từ 20 triệu USD xuống 6 triệu USD. Dỡ
bỏ các hạn chế khác đối với các ngân hàng Hồng Kông;
Các ngân hàng trong nƣớc không đƣợc phép chuyển đổi các khoản nợ
nƣớc ngoài thành đồng Nhân dân tệ và cũng không đƣợc phép mua bán
ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ này;
Những ngƣời thừa kế nƣớc ngoài đƣợc phép mang các khoản thừa kế ra
khỏi Đại Lục. Ngƣời di cƣ đƣợc phép mang theo các tài sản hợp pháp của
mình.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 112
Thời gian Sự kiện
2005
Các công ty nƣớc ngoài lần đầu tiên đƣợc niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Thƣợng Hải;
Các công dân trong đƣợc phép thành lập công ty ở nƣớc ngoài, tạo điều
kiện cho các công ty tƣ nhân tiếp cận thị trƣờng vốn quốc tế và các ngân
hàng đầu tƣ nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ tài chính cho các công ty Trung
Quốc
2006 BOPC thông qua chƣơng trình phân loại các nhà đầu tƣ tổ chức nội địa
(QDII - Qualified domestic institutional investor), theo đó các tổ chức tài
chính Đại Lục đƣợc phép đầu tƣ các loại chứng khoán nƣớc ngoài.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 113
PHỤ LỤC C: TÓM TẮT CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM
a. Dịch vụ bảo hiểm
Cho phép cung cấp bảo hiểm qua biên giới cho các doanh nghiệp đầu tƣ
nƣớc ngoài và cá nhân ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; vận tải
quốc tế, tái bảo hiểm và các dịch vụ tƣ vấn bảo hiểm;
Không hạn chế việc tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm ở nƣớc ngoài;
Cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kể từ
khi gia nhập và chi nhánh của các Công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sau 5 năm
đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Không hạn chế về số lƣợng chi
nhánh trong nƣớc, đối tƣợng cung cấp dịch vụ và qui định tái bảo hiểm
20% cho VINARE; từ 1-1-2008, cho phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài đƣợc cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, các
dự án dầu khí và các dự án có rủi ro tác động lớn tới môi trƣờng và an ninh
công cộng.
b. Dịch vụ chứng khoán
Việt Nam không cam kết đối với hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới,
trừ dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và các dịch vụ tƣ vấn phụ trợ;
Không hạn chế việc tiêu dùng dịch vụ ở nƣớc ngoài;
Cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài từ thời điểm gia nhập; công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập; và chi nhánh
của công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nƣớc ngoài sau 5 năm đối với
một số loại hình dịch vụ nhƣ: Quản lý tài sản, thanh toán, tƣ vấn liên quan
đến chứng khoán và cung cấp, trao đổi thông tin tài chính.
c. Dịch vụ ngân hàng
Việt Nam không cam kết đối với hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới,
trừ dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và các dịch vụ tƣ vấn phụ trợ;
Không hạn chế tiêu dùng ở nƣớc ngoài;
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 114
Chỉ các ngân hàng nƣớc ngoài có tổng tài sản lớn hơn 10 tỷ USD mới
đƣợc thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (từ 4-2007); trên 20 tỷ
USD mới đƣợc thành lập chi nhánh. Ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép
phát hành thẻ tín dụng. Chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép
huy động tiền đồng tăng dần theo thời gian, nhƣng không đƣợc mở ATM
và các điểm giao dịch ngoài trụ sở. Bên nƣớc ngoài đƣợc phép mua tối đa
30% cổ phần của ngân hàng trong nƣớc.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT 115
PHỤ LỤC D: TÓM TẮT LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MỚI THEO CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 5 NĂM 2006-2010, NHNN
STT Dịch vụ ngân hàng Thời điểm triển khai
1. Thẻ thanh toán, séc cá nhân và công cụ thanh
toán không dùng tiền mặt khác
Hoàn thiện và triển khai
rộng rãi từ 2006
2. Dịch vụ ngân hàng điện tử Triển khai rộng rãi từ
2007
3. Sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất và tỷ giá Triển khai rộng rãi từ
2007
4. Quản lý tài sản, tiền mặt Triển khai rộng rãi từ
2008
5. Dịch vụ bảo hiểm rủi ro hàng hoá (kim loại, dầu
lửa,…)
Triển khai rộng rãi từ
2008
6. Dịch vụ bảo hiểm Triển khai rộng rãi từ
2008
7. Dịch vụ chứng khoán trong nƣớc Triển khai rộng rãi từ
2007
8. Đầu cơ chứng khoán quốc tế Triển khai rộng rãi từ
2008
9. Tƣ vấn tài chính Triển khai rộng rãi từ
2009
10. Phát hành các công cụ nợ Triển khai rộng rãi từ
2007
11. Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác Triển khai rộng rãi từ
2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3958_5029.pdf