Khóa luận Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Qúa trình tự do hóa sản xuất cùng với xu thế hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam vừa tạo điều kiện cho các NHTM có nhiều cơ hội kinh doanh, tạo động lực cho ngân hàng trong việc cạnh tranh nhưng cũng để lại nguy cơ về rủi ro lãi suất rất cao. Bởi vì lãi suất là một đại lượng biến động liên tục, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Ngân hàng không thể tự xác định mức lãi suất mà lãi suất này do thị trường quy định. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh sự hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất thị trường. Do đó, công tác quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng là hết sức khó khăn và phức tạp. Các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Công thương nói riêng cần phải chú trọng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng qua đó tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp này đã giải quyết được tương đối tốt các mục tiêu nghiên cứu ban đầu đặt ra: khóa luận đã trình bày được những cơ sở lí luận về lãi suất trong nền kinh tế, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là các mô hình đo lường rủi ro lãi suất hiện nay. Dựa trên những cơ sở lí luận đó và những diễn biến lãi suất Việt Nam giai đoạn 2011-2014, khóa luận đã ứng dụng mô hình tái định giá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và đã đo lường được nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với sự ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Từ đó, khóa luận đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao công tác quản trị và hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đại học Kinh tế Huế

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khoản tiền gửi này cũng được định giá lại trong năm và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. - Các khoản nợ chính phủ và NHNN: đây là khoản vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán trong thời hạn ngắn. Lãi suất của khoản vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ của NHNN. Do vậy, các khoản mục này được định giá lại trong thời gian ngắn và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Đạ i h ọc K inh tế H uế 44 - Tiền gửi và vay các TCTD khác: đây là khoản tiền gửi và vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán của các ngân hàng. Lãi suất của khoản vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường tiền tệ nên khoản mục này cũng được định giá lại trong năm và thuộc nhóm tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Đối với khoản mục tiền gửi không kì hạn, khoản mục này thường có lãi suất rất thấp và ít biến động khi lãi suất thay đổi nên nó không phải là tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Bảng 2.4: Tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của Vietinbank giai đoạn 2011-2014 ĐVT: Tỉ đồng STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 I Tài sản có NCLS 1 Tiền vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 65452 57708 73079 75434 2 Chứng khoán kinh doanh 543 275 655 3648 3 Cho vay ngắn hạn 176912 200455 227697 263705 4 Chứng khoán đầu tư 67449 73417 82360 93404 Tổng tài sản có NCLS 310356 331855 383791 436191 II Tài sản nợ NCLS 1 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 27294 2785 147 4731 2 Tiền vàng gửi và vay các TCTD khác 71437 87728 76470 102242 3 Tiền gửi của khách hàng 201115 225850 290017 347134 4 Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 9496 9781 11317 1626 Tổng tài sản nợ NCLS 309342 326144 377951 455733 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2011-2014) Đạ i h ọc K inh tế H uế 45 2.4.3.2. Khe hở nhạy cảm lãi suất Bảng 2.5: Khe hở nhạy cảm lãi suất của Vietinbank giai đoạn 2011-2014 ĐVT: Tỉ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản có NCLS (ISA) 310356 331855 383791 436191 Tổng tài sản nợ NCLS (ISL) 309342 326144 377951 455733 Khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP) 1014 5711 5840 -19542 (Nguồn: tính toán của tác giả từ bảng 2.4) Từ số liệu tính toán, ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011-2014: Vietinbank chủ yếu rơi vào mức chênh lệch dương, tức là tài sản có nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Với vị thế như vậy, ngân hàng sẽ phải đương đầu với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng giảm. Điều đáng báo động là mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất ngày càng tăng qua các năm trong giai đoạn 2011-2013. Với tình hình này khi lãi suất thay đổi giảm thì rủi ro lãi suất của ngân hàng càng lớn. Thực tế này đã được phản ánh rất chính xác khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2011-2014. Thu nhập từ lãi và các khoản thu tương tự liên tục giảm qua các năm trong giai đoạn 2011-2014 (giảm từ 55775 tỉ đồng năm 2011 xuống còn 41076 tỉ đồng năm 2014). Với việc giai đoạn 2011-2012, ngân hàng ở vào trạng thái nhạy cảm tài sản có và lãi suất giai đoạn này thì liên tục được NHNN điều chỉnh giảm theo đúng lộ trình đã đặt ra, điều này gây ra bất lợi cho ngân hàng, ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của ngân hàng. Với việc nhìn nhận được lãi suất sẽ tiếp tục giảm và khe hở nhạy cảm lãi suất đang ở mức chênh lệch dương, đến năm 2014 ngân hàng đã điều chỉnh khe hở về mức chênh lệch âm để tránh được rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 46 hàng. Với IS GAP là -19542 tỉ đồng, nếu lãi suất giảm 1% thì ngân hàng sẽ gia tăng được mức lợi nhuận 195,42 tỉ đồng. Hi vọng rằng năm 2015, thu nhập từ lãi của Vietinbank sẽ gia tăng qua đó tác động đến tổng lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất đang ở trong xu thế giảm mạnh như hiện nay. 2.4.3.3. Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất Bảng 2.6: Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất của Vietinbank giai đoạn 2011-2014 ĐVT: Tỉ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản có NCLS (ISA) 310356 331855 383791 436191 Tổng tài sản nợ NCLS (ISL) 309342 326144 377951 455733 Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất ( ISR) 1,0033 1,0175 1,0155 0,9571 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo bảng 2.4) Nếu như khe hở nhạy cảm lãi suất phản ánh con số chênh lệch tuyệt đối thì tỉ lệ nhạy cảm lãi suất phản ảnh con số chênh lệch tương đối của tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ: vì trong giai đoạn 2011- 2013, ngân hàng nhạy cảm với tài sản có nên ISR > 1, nhưng tỉ lệ nhạy cảm lãi suất không quá cao, chỉ xấp xỉ = 1, đặc biệt khi năm 2011 mặt bằng lãi suất đang rất cao, đến năm 2012 khi NHNN có chủ trương giảm lãi suất thì Vietinbank đã nắm bắt rõ tình hình, điều chỉnh tỉ lệ này giảm vào năm 2013, tuy lúc này ngân hàng vẫn đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản có và gặp bất lợi khi lãi suất giảm nhưng ISR năm 2013 < ISR năm 2012 và đã đạt được thành công khi ISR năm 2014 < 1 đánh dấu ngân hàng đã ở trong trạng thái nhạy cảm tài sản nợ và sẽ gặp thuận lợi, tránh được rủi ro lãi suất khi lãi suất tiếp tục giảm trên thị trường. Có thể thấy rằng: bằng mô hình tái định giá, ta có thể khảo sát và đo lường được mức độ rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietinbank khi lãi suất thị trường thay đổi. Tuy nhiên kết quả khảo sát trên chưa hoàn toàn chính xác vì các nguyên nhân sau: Đạ i h ọc K inh tế H uế 47 việc gải định “khi lãi suất thị trường tăng hoặc giảm thì mức độ tăng hoặc giảm đó sẽ là mức độ lãi suất thay đổi đều cho các tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối của các ngân hàng đang được xem xét” sẽ làm sai lệch kết quả tính toán. Trên thực tế, mỗi khi lãi suất thị trường thay đổi theo một tỉ lệ nhất định thì không nhất thiết tất cả tài sản có và tài sản nợ đều phải biến động theo chiều thay đổi và theo tỉ lệ thay đổi của lãi suất thị trường. Lãi suất của ngân hàng đôi khi biến động ngược chiều với lãi suất thị trường nên lãi suất thị trường không phản ánh hoàn toàn quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau của các TCTD trên thị trường. Bản thân việc sử dụng mô hình tái định giá cũng có nghĩa là chấp nhận những giả định ban đầu của mô hình này, trong khi đó, những giả định này có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Tuy nhiên việc tính toán cũng cho thấy rằng, trong những năm vừa qua, ngân hàng Vietinbank luôn trong tình trạng không cân xứng về kì hạn, mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất đều ở mức khá cao, vì vậy, sự biến động lãi suất thị trường đã mang lại không ít rủi ro cho ngân hàng. Với việc khi đã biết được khe hở nhạy cảm lãi suất của mình kết hợp với những nhận định về lãi suất thị trường, ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh chênh lệch khoản mục tài sản nợ-có nhạy cảm lãi suất theo ý muốn của mình để biến động lợi nhuận là nhỏ nhất hoặc có thể thu lại lợi ích từ sự biến động này. 2.5. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam 2.5.1. Thành tựu đạt được trong công tác quản trị rủi ro lãi suất Nhìn chung hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất trong giai đoạn 2011-2014 đã góp phần tạo ra kết quả kinh doanh tương đối tốt và cải thiện năng lực cạnh tranh của Vietinbank bằng những thành tựu đáng ghi nhận. Thứ nhất, Vietinbank đã bước đầu xây dựng chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chính sách và chiến lược quản trị Đạ i h ọc K inh tế H uế 48 rủi ro, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường hiện đại để phòng tránh rủi ro lãi suất, Vietinbank đã chủ động áp dụng một số chính sách để giảm thiểu rủi ro như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất, áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất, do đó tối thiểu hóa sự tác động của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Thứ hai, Vietinbank đã tiên phong thực hiện tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lí, tách bạch bộ máy quản lí rủi ro độc lập với kinh doanh, tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ phân cấp ủy quyền theo hàng ngang. Mô hình quản trị rủi ro tích hợp cho phép Vietinbank có cái nhìn bao trùm về rủi ro, tiết kiệm nguồn nhân lực, hòa hợp các phương pháp luận đối với các loại rủi ro khác nhau, hỗ trợ việc tích hợp rủi ro và nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro, tăng hiệu quả của quá trình tương tác giữa quản lí rủi ro và chấp nhận rủi ro. Tận dụng những kinh nghiệm tích lũy trong thời gian qua, Vietinbank tiếp tục hoàn thiện chương trình quản trị rủi ro toàn diện và xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển tần nhìn năm 2018: trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng theo chuẩn quốc tế. 2.5.2. Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất Thứ nhất, công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất mới chỉ được sử dụng khá khiêm tốn ở Vietinbank, bất chấp những lợi ích nổi bật mà công cụ này mang lại. Doanh số giao dịch của các hợp đồng phái sinh tương đối thấp so với nhu cầu thực tế và năng lực kinh doanh của ngân hàng (theo bảng 2.2, các công cụ tài chính phái sinh chiếm tỉ trọng cực kì thấp, chỉ dưới 0,03% trong tổng cơ cấu tài sản có của ngân hàng), và chủ yếu là giao dịch với các TCTD nước ngoài. Thứ hai, Vietinbank thường xuyên ở trong trạng thái khe hở kì hạn dương (theo tính toán từ bảng 2.5). Do đó việc lãi suất liên tục giảm trong giai đoạn 2011- Đạ i h ọc K inh tế H uế 49 2014 đã khiến ngân hàng Vietinbank bị gặp bất lợi. Thứ ba, hạn chế về công nghệ và nhân lực. Mặc dù Vietinbank đã xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro lãi suất toàn diện hướng tới những tiêu chuẩn quốc tế nhưng để hoàn thiện và vận hành mô hình quản trị rủi ro lãi suất phức tạp như vậy đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về mặt tài chính, công nghệ cũng như nguồn nhân lực trong dài hạn. Thực tế, nhân lực và công nghệ vẫn là điểm yếu chung của các NHTM Việt Nam. Hiện nay, Vietinbank vẫn chưa tiếp cận nhiều với các công nghệ ngân hàng hiện đại của thế giới, đội ngũ nhân lực vốn có tố chất tốt nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chưa có cơ hội tiếp cận với những công cụ quản trị rủi ro thông minh, đã được tích hợp và có hiệu quả cao. Vì vậy tất cả các khâu của quy trình quản trị rủi ro chỉ được thực hiện với hiệu quả khiêm tốn. 2.5.3. Những nguyên nhân chính 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, các văn bản pháp lí về quản trị rủi ro lãi suất, giám sát, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM chưa được hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ. Cho đến nay trong văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về đo lường, phòng ngừa, quản lí rủi ro lãi suất, kể cả trong quy chế giám sát của thanh tra NHNN. Cơ quan quản lí chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất.Văn bản pháp lí về những quy định pháp luật về nghiệp vụ phái sinh còn rất thiếu. NHNN chỉ mới ban hành văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ như giao dịch kì hạn, giao dịch hoán đổi; đới với nghiệp vụ phái sinh lãi suất chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn bản hướng dẫn cho các nghiệp vụ phái sinh khác. Thứ hai, sự phát triển còn hạn chế của thị trường tài chính tiền tệ trong nước so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam, các công cụ thị trường còn kém phát huy tác dụng, công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại. Mặc dù thời gian gần đây thị trường tài chính đã có những bước tiến nhất định Đạ i h ọc K i h tế H uế 50 nhưng hàng hóa phái sinh còn rất hạn chế. Bên cạnh đó thị trường liên ngân hàng ít sôi động vì vậy mức lãi suất ngắn hạn đưa ra chưa đủ để hình thành đường cong lãi suất để đưa ra dự báo về lãi suất. Thứ ba, kiến thức hiểu biết của doanh nghiệp về rủi ro và phòng chống rủi ro còn khá nghèo nàn. Trong khi phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vay nợ từ bên ngoài, chủ yếu là từ ngân hàng. Đối với doanh nghiệp có hợp đồng tín dụng trung dài hạn với giá trị lớn và lãi suất cố định đối mặt với nguy cơ rủi ro lãi suất là rất lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam lại hầu như chưa quan tâm và chưa có kiến thức về nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Điều này gây nên những khó khăn cho các NHTM Việt Nam phát triển các nghiệp vụ phái sinh. 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, mô hình quản trị rủi ro lãi suất mới chỉ đang được xây dựng và thực hiện ở giai đoạn đầu, chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ và sự đa dạng của các nghiệp vụ, sản phẩm mới. Ngân hàng vẫn chưa thực sự xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm mà mới chỉ quan tâm đến rủi ro trước mắt. Công tác quản trị rủi ro lãi suất mới chỉ được ngân hàng thực sự chú trọng trong những năm trở lại đây, một khoảng thời gian khá ngắn so với hàng chục năm xây dựng và tích lũy của các ngân hàng quốc tế, vì vậy khó có thể đạt được trình độ và hiệu quả cao. Thứ hai, hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin quản lí nói riêng vẫn chưa được đảm bảo cập nhật nhanh chóng và có hiệu quả. Họat động dự báo xu hướng biến đổi lãi suất của thị trường vẫn là một khâu yếu trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất của Vietinbank. Công tác giám sát từ xa của hệ thống quản trị rủi ro chưa thực sự khách quan, độc lập và kịp thời. Qua những phân tích trên có thể rút ra kết luận: mặc dù là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, xét cả về quy mô và hoạt động kinh doanh nhưng Vietinbank mới chỉ đạt được những hiệu quả bước đầu trong công tác quản trị rủi ro Đạ i h ọc K inh tế H uế 51 lãi suất. Rủi ro lãi suất luôn là mối đe dọa thường trực đối với một ngân hàng có quy mô lớn và phức tạp như Vietinbank đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất thị trường biến động khó dự đoán như hiện nay. Vì vậy, dựa trên những kết quả đạt được và kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian qua, Vietinbank cần tiếp tục hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là các công cụ phái sinh góp phần quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh và quan trọng hơn là tạo nên năng lực cạnh tranh bền vững cho ngân hàng. Đạ i h ọc K inh tế H uế 52 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 3.1. Định hƣớng hoạt động và yêu cầu đặt ra trong công tác quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam 3.1.1. Định hướng hoạt động 3.1.1.1. Định hướng trong hoạt động kinh doanh Sự phát triển của ngành ngân hàng nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong, ngoài nước và những chuyển biến phức tạp của nền kinh tế thế giới. Tuy có nhiều biến động nhưng ngành ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được nhiều thành công, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong những năm qua. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn là một trong những ngân hàng hàng đầu của hệ thống, ngân hàng đã định hướng hoạt động và xây dựng chiến lược phát triển cho toàn hệ thống trong những năm tới như sau: - Hội đồng quản trị đã đề ra định hướng hoạt động trong đó trọng tâm phát triển Vietinbank thành một ngân hàng phát triển đa năng, lấy hoạt động NHTM làm cốt lõi, đẩy mạnh bán lẻ đi đôi với chú trọng bán buôn. Tăng trưởng đi đôi với đảm bảo an toàn, phát triển hiệu quả và bền vững là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, chú trọng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ xấu; chú ý duy trì cơ cấu nguồn vốn, để tối ưu hóa hoạt động sử dụng vốn và đảm bảo các tỉ lệ an toàn. Để mở rộng quy mô tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi nhuận, Vietinbank sẽ tập trung tìm kiếm những cách thức, hướng đi mới, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, hiện đại, mang tính khác biệt cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đạ i h ọc K inh tế H uế 53 - Vietinbank nổ lực thúc đẩy lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tài chính lớn, chủ động trong quan hệ và duy trì cơ chế thông tin với cổ đông, nhà đầu tư; xây dựng cơ chế trả cổ tức hợp lí nhằm tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu Vietinbank. Phát triển nguồn nhân lực được xem là thế mạnh vốn có và là yếu tố quyết định để tạo sự đột phá, làm nên sức mạnh cạnh tranh cho Vietinbank nên ban lãnh đạo xem việc phát triển nhân lực là điểm then chốt, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn; xây dựng môi trường làm việc công bằng và kỉ luật cao. 3.1.1.2. Định hướng trong công tác quản trị rủi ro - Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, tăng cường quản lí vốn nội bộ, kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. Hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận. - Tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất, kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tiếp tục chú trọng nâng cao kĩ năng quản trị rủi ro lãi suất trong toàn hệ thống, cũng như từng bước áp dụng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với yêu cầu thực tế trong các lĩnh vực quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị rủi ro lãi suất. - Tiếp tục cải cách toàn diện và căn bản hệ thống thông tin quản lí và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro lãi suất một cách nhanh chóng nhất có thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do biến động lãi suất gây ra. 3.1.2. Yêu cầu đặt ra trong quản trị rủi ro lãi suất Ngân hàng cần phải duy trì sự hài hòa giữa tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, giữa kì hạn hoàn vốn trung bình của tài sản và kì hạn hoàn vốn trung bình của nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Đồng thời áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt nhất là đối với những khoản vay lớn, kì hạn dài cần phải tìm nguồn vốn tương xứng, thực hiện tốt cơ chế lãi suất thỏa thuận của NHNN hiện nay. Mặt khác, phải sử dụng các công cụ tài chính mới, nghiệp vụ phái sinh vào hoạt động rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Và nhân sự cũng là điểm quan trọng không kém Đạ i h ọc K inh tế H uế 54 cần phải nâng cao trình độ, khả năng xử lí rủi ro lãi suất của cán bộ quản trị nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của rủi ro lãi suất tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro lãi suất 3.2.1. Sử dụng các công cụ phái sinh Hợp đồng phái sinh là những hợp đồng tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của hàng hoá cơ sở. Các hợp đồng phái sinh là những tài sản tài chính ngoại bảng, mặc dù chúng không được hạch toán trên bảng cân đối kế toán, nhưng những khoản lợi nhuận và thua lỗ từ các hợp đồng phái sinh vẫn ảnh hưởng đến thu nhập ròng của các công ty. Các hợp đồng phái sinh có 2 chức năng cơ bản đó là bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro và đầu cơ, ăn chênh lệch giá. Các sản phẩm phái sinh là những công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và phòng ngừa rủi ro bởi nó cho phép những người tham gia vào các hợp đồng phái sinh tối thiểu hoá rủi ro hoặc chuyển nhượng rủi ro của mình sang cho những người sẵn sàng chấp nhận nó. Bên cạnh đó, đây cũng là những công cụ dành cho những người ưa thích mạo hiểm đầu cơ kiếm lời. Các nhà đầu cơ có thể sử dụng công cụ phái sinh để đánh cược vào sự biến động của hàng hoá cơ sở và tìm kiếm cơ hội “ăn” chênh lệch giá thông qua việc mua đi, bán lại các hợp đồng phái sinh trên thị trường. 3.2.1.1. Hợp đồng quền chọn - Quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định, vào một thời điểm xác định trước. Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó. - Quyền chọn trái phiếu: Các NH chủ yếu sử dụng các hợp đồng quyền chọn chứng khoán có thu nhập cố định để phòng ngừa RRLS. Loại hợp đồng này cho phép NH: (1) bán chứng khoán cho nhà đầu tư khác tại một mức giá cố định trước vào ngày đáo hạn hợp đồng; (2) mua chứng khoán từ nhà đầu tư khác tại mức giá cố Đạ i h ọ K inh tế H uế 55 định vào ngày đáo hạn hợp đồng. Với mục đích phòng ngừa rủi ro các NH thường sử dụng chiến lược mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán vì với loại quyền chọn mua người mua quyền chọn có lỗ giới hạn là phí quyền chọn và không giới hạn về số lãi. - Quyền chọn lãi suất + Giao dịch CAP: Giao dịch CAP được sử dụng để phòng ngừa RRLS tăng, khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất, hay khi thời hạn TSC lớn hơn thời hạn TSN. NH mua CAP phải trả một khoản phí gọi là phí mua CAP. Khi lãi suất thị trường tăng trên mức lãi suất giao dịch theo quyền chọn người bán quyền chọn sẽ thanh toán cho người mua quyền chọn khoản chênh lệch lãi suất. + Giao dịch FLOOR: Ngược lại với giao dịch CAP, giao dịch FLOOR được sử dụng để phòng ngừa RRLS giảm, khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất hay khi thời hạn TSC nhỏ hơn thời hạn TSN. Nếu lãi suất thị trường xuống dưới mức lãi suất giao dịch theo quyền chọn người bán quyền chọn sẽ thanh toán cho người mua quyền chọn khoản chênh lệch lãi suất. + Giao dịch COLLAR: Xuất hiện khi NH thực hiện đồng thời cả 2 giao dịch CAP và FLOOR. NH thực hiện nghiệp vụ mua CAP và bán FLOOR khi dự đoán lãi suất tăng và do vậy lãi suất không thể nhỏ hơn lãi suất tối thiểu của hợp đồng FLOOR. Mục đích của việc kết hợp 2 giao dịch CAP và FLOOR là NH ổn định được mức lãi suất phải trả đồng thời thu được phí từ hợp đồng FLOOR để tài trợ cho chi phí hợp đồng CAP. 3.2.1.2. Hợp đồng kì hạn - Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một hời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay. - Các loại hợp đồng kì hạn: + Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: là một hỏa thuận mua hoặc bán một khối lượng trái phiếu vào một thời điểm cụ thể trong tương lai với một mức giá ấn định. Giả sử Đạ i h ọc K inh tế H uế 56 NH dự báo lãi suất thị trường tăng và RRLS có thể xảy ra, NH thực hiện bán kỳ hạn trái phiếu. Khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn và lãi suất thị trường tăng đúng như dự báo, NH bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Vì lãi suất thị trường tăng nên giá trái phiếu giảm, chênh lệch giữa giá bán trái phiếu đã thỏa thuận và giá bán trái phiếu tại thời điểm hiện tại là thu nhập của NH. Thu nhập này có thể bù đắp thiệt hại nội bảng do lãi suất tăng. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, NH thực hiện mua kỳ hạn trái phiếu để phòng ngừa RRLS. + Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (FFD): là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại (t0), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định và bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 nằm trong tương lai với một lãi suất ấn định. Giả sử NH dự đoán lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, NH thực hiện mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi. Khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn và lãi suất thị trường tăng như dự báo NH được lợi vì huy động được vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Tuy nhiên tiền gốc thường được bù trừ và không có sự giao nhận khoản tiền này trên thực tế, giá trị khoản tiền gốc chỉ có ý nghĩa khi tính toán các khoản lãi. + Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA): Là một hợp đồng trong đó thỏa thuận rằng một lãi suất nhất định sẽ áp dụng cho một khoản vốn trong một khoản thời gian nhất định trong tương lai. Đây là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0 trong đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định tại một thời gian trong tương lai. 3.2.1.3. Hoán đổi lãi suất - Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Một hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate Swap - IRS) là một thoả thuận giữa hai bên theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi cho nhau, thông thường một bên sẽ nhận lãi suất cố định và bên còn lại sẽ nhận lãi suất thả nổi, tại những ngày xác định trước, gọi là những ngày giá trị giao dịch, dựa trên khung thời gian và khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước.. Đạ i h ọc K inh tế H uế 57 - Xét về bản chất, IRS thực chất là việc chuyển đổi lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định và ngược lại trên cơ sở nhận định của các bên tham gia hợp đồng IRS về xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai. Nếu một bên đối tác nhận định trong thời gian hiệu lực của IRS, lãi suất thị trường sẽ tăng, bên đó sẽ muốn nhận lãi suất thả nổi. Ngược lại, nếu nhận định lãi suất sẽ không tăng hoặc có xu hướng giảm xuống, đối tác đó sẽ muốn nhận lãi suất cố định. - Ngoài IRS, thì một hợp đồng hoán đổi nữa cũng rất hay được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất đó là hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo. Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap): là giao dịch hoán đổi lãi suất (thường có kỳ hạn dài trên 1 năm) với việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch. Trong giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo thường có việc trao đổi lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào đầu kỳ (nếu có), và/hoặc giảm/tăng dần trong kỳ, và vào cuối kỳ theo tỷ giá ngoại hối giao ngay được thống nhất tại thời điểm ban đầu khi thực hiện giao dịch. 3.2.1.4. Hợp đồng giao sau - Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định. - Nguyên tắc sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro: NH sử dụng hợp đồng giao sau để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do RRLS gây ra. + NH thực hiện bán hợp đồng giao sau trái phiếu để phòng ngừa RRLS tăng, mua hợp đồng giao sau trái phiếu để phòng ngừa RRLS giảm. +NH mua hợp đồng giao sau tiền gửi lãi suất để phòng ngừa RRLS tăng, bán hợp đồng giao sau tiền gửi lãi suất để phòng ngừa RRLS giảm. Đạ i h ọc K inh tế H uế 58 3.2.2. Nghiên cứu dự báo biến động lãi suất Hiện nay việc nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất hầu như không được quan tâm đúng mức, chủ yếu là nghiên cứu đánh giá số liệu quá khứ để đo lường những thiệt hại mà ngân hàng gặp phải. Trong tình hình biến động lãi suất như hiện nay, có thể tính được mức biến động của lãi suất và thiệt hại mà ngân hàng sẽ gánh chịu từ việc thay đổi lãi suất sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn được biện pháp đề phòng rủi ro lãi suất một cách hiệu quả. Để thực hiện được điều này thì ngân hàng phải dự báo chính xác được mức độ biến động của lãi suất và thay đổi lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của ngân hàng. Nhưng ngân hàng chưa thực hiện nghiên cứu, dự báo lãi suất cho riêng mình mà chỉ điều chỉnh lãi suất theo quy định lãi suất của NHNN. Vì vậy, ngân hàng không thể đưa ra biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro lãi suất trong tương lai mà chỉ đối phó với rủi ro lãi suất khi đã xảy ra biến động lãi suất. Ngân hàng nên xây dựng dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng các phương pháp (phương pháp chuyên gia, phương trình hồi quy và dựa vào dãy số thời gian) cho biến động lãi suất để kịp thời điều chỉnh lẫn phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tổng kết các kết quả dự báo được thành báo cáo trình lên cấp trên và ban lãnh đạo. Chính vì vậy, ngân hàng phải nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới hiện đại hơn vào quản trị rủi ro lãi suất. Nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tư vấn về lãi suất cho vay đối với khách hàng để giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho chính mình và cho cả ngân hàng. Sau khi dự báo biến động lãi suất, ngân hàng nên lập quỹ dự phòng rủi ro lãi suất. Tốt nhất là hàng quý phải có kế hoạch trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Để xử lý kịp thời khi rủi ro lãi suất xảy ra, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra bình thường, liên tục. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro phải theo đúng tỷ lệ quy định của NHNN và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Đạ i h ọc K inh tế H uế 59 3.2.3. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất Việc quản trị rủi ro lãi suất cần phải có chính sách rõ ràng đáp ứng được nhu cầu của công tác này. Nhưng trong thực trạng hiện nay thì chính sách quản lý rủi ro lãi suất vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa đạt tiêu chuẩn của quốc tế nên ngân hàng phải hoàn thiện như sau: - Tính toán và xác định mức độ gánh chịu rủi ro lãi suất của ngân hàng. - Xác định phạm vi của biến động lãi suất mà ngân hàng vẫn hoạt động sinh lời không gây lỗ. - Phân công trách nhiệm và ủy quyền cho từng bộ phận (Ban lãnh đạo; Hội đồng quản trị; phòng quản lý rủi ro lãi suất; phòng kiểm toán, kiểm soát nội bộ) trong công tác thực hiện và quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng. - Thanh tra, kiểm soát qui trình tổng hợp số liệu làm báo cáo đầy đủ chi tiết để tính được hạn mức rủi ro lãi suất từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất thích hợp. - Ban quản trị rủi ro lãi suất trình lên ban lãnh đạo của ngân hàng phê duyệt hạn mức rủi ro lãi suất để thông báo cho các bộ phận kinh doanh rủi ro áp dụng. - Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất thì ngân hàng phải đánh giá rủi ro lãi suất bằng tài liệu, kỹ thuật đo lường và biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất. - Tất cả các bộ phận kinh doanh rủi ro của ngân hàng phải thực hiện đúng các chính sách và hạn mức rủi ro mà ban lãnh đạo của ngân hàng đã phê duyệt trước khi rủi ro lãi suất xảy ra. Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro lãi suất sẽ giúp cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Không chỉ quản trị rủi ro lãi suất mà bất cứ công tác quản trị rủi ro nào cũng phải xây dựng một qui trình gồm các bước như sau: Đạ i h ọc K inh tế H uế 60 - Bước 1: Nhận dạng rủi ro lãi suất. Vì hoạt động đa năng của mình nên ngân hàng phải nhận định nguyên nhân từ hoạt động nào gây ra và mức độ tác động của từng nguyên nhân tới rủi ro lãi suất. - Bước 2: Đo lường và báo cáo rủi ro lãi suất. Ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đo lường mới phù hợp với tình hình biến động hiện nay để đánh giá mức độ thiệt hại của ngân hàng và báo cáo lên ban lãnh đạo. - Bước 3: Giám sát rủi ro lãi suất. Phải theo dõi, giám sát biến động của rủi ro lãi suất từ đó đưa ra báo cáo chính xác phản ánh được tình hình rủi ro lãi suất. - Bước 4: Kiểm soát rủi ro lãi suất. Đây là bước quan trọng nhất trong qui trình quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Là việc kiểm soát hạn mức rủi ro lãi suất cụ thể là hạn mức thu nhập chịu ảnh hưởng của rủi ro, hạn mức khe hở lãi suất, hạn mức khe hở kỳ hạn. 3.2.4. Hoàn thiện văn bản pháp lí về quản trị rủi ro lãi suất Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao như thời gian gần đây sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong Quy chế giám sát của thanh tra NHNN cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản trị rủi ro lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh lãi suất giao dịch hoán đổi, chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác như hợp đồng kỳ hạn tiền gửi, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, các quyền chọn Còn các nghiệp vụ phái sinh như giao Đạ i h ọc K inh tế H uế 61 dịch kỳ hạn quyền chọn vẫn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện. Các văn bản pháp lý về đo lường và quản lý rủi ro lãi suất quy định rõ ràng sẽ hướng dẫn ngân hàng thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Nó giúp ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro đúng hướng và quy định của NHNN nhằm hạn chế các NHTM thực hiện sai ảnh hưởng đến hoạt động của mình nói riêng, thị trường tiền tệ nói chung. NHNN cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM. Và việc xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về đo lường và quản lý rủi ro lãi suất là yêu cầu cấp thiết hiện nay để giúp cho ngân hàng thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng phải luôn theo dõi cập nhật thông tin và thực hiện quản trị rủi ro lãi suất theo đúng quy định đã đưa ra. 3.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp 3.3.1. Nâng cao công nghệ ngân hàng và cơ sở vật chất Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin quản lý tại ngân hàng còn yếu, vẫn chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo và đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngân hàng chưa có các công cụ phần mềm nhằm phân tích độ nhạy cảm của lãi suất nhằm xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Ngân hàng nên có những hệ thống thông tin thích hợp cho việc đo lường, giám sát, kiểm soát cũng như báo cáo tình trạng rủi ro lãi suất. Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào công tác quản trị rủi ro lãi suất bằng cách hợp tác với các công ty phần mềm lớn, uy tín trên thị trường hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống thông tin, các mô hình quản trị rủi ro lãi suất, phần mềm ứng dụng vào phân tích số liệu, nghiên cứu và dự báo rủi ro lãi suất hiện đại. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị rủi ro lãi suất. Và, sử dụng các phần mềm mới để đơn giản hóa các bước thực hiện quản trị rủi ro lãi suất so với việc tính toán thủ công. Ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ thống thanh Đạ i h ọc K inh tế H uế 62 toán điện tử, chuyển tiền điện tử nhằm thu hút khách hàng và thống kê chính xác được từng giao dịch của ngân hàng. 3.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản trị nội bộ và đội ngũ cán bộ công nhân viên Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. Như vậy sẽ giúp cho việc quản trị rủi ro chính xác và đem lại hiệu quả cao hơn do việc được cung cấp số liệu và diễn biến tình hình của tăng giảm lãi suất thị trường kịp thời. Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra những biện pháp và những hành động đúng lúc, hạn chế được rủi ro về lãi suất với ngân hàng. Vấn đề con người là vấn đề quan trọng nhất nên ngân hàng phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ và giỏi tay nghề để có khả năng quản trị tốt rủi ro lãi suất của ngân hàng. Tuy phải chú trọng việc nâng cao trình độ hiểu biết của toàn bộ cán bộ nhân viên ngân hàng về quản trị rủi ro lãi suất nhưng chưa xác định rõ bộ phận nào chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác quản trị rủi ro lãi suất nên việc thực hiện sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Nên ngoài việc nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng về quản trị rủi ro lãi suất thì việc thành lập nên bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và thực hiện. 3.3.3. Sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước Hiện nay, rủi ro lãi suất là vấn đề vô cùng nhạy cảm không chỉ có các ngân hàng TMCP quan tâm mà NHNN cũng phải đặc biệt theo dõi, kịp thời điều chỉnh khi xảy ra biến động. Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, NHNN Việt Nam cũng từng bước điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá lãi suất, điều này có nghĩa là lãi suất trên thị trường là do cung, cầu về vốn quyết định. Đây là cơ hội để chúng ta huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội nhưng đây cũng là thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì cạnh tranh lãi suất sẽ diễn ra quyết liệt, chênh lệch đầu vào - đầu ra của các các ngân hàng sẽ giảm và có thể xảy ra rủi ro lãi suất. NHNN nên sắp xếp lại hệ thống NHTM, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra các NHTM đồng thời tăng khả năng dự báo biến động của thị trường. Đạ i h ọc K inh tế H uế 63 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt đƣợc Qúa trình tự do hóa sản xuất cùng với xu thế hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam vừa tạo điều kiện cho các NHTM có nhiều cơ hội kinh doanh, tạo động lực cho ngân hàng trong việc cạnh tranh nhưng cũng để lại nguy cơ về rủi ro lãi suất rất cao. Bởi vì lãi suất là một đại lượng biến động liên tục, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Ngân hàng không thể tự xác định mức lãi suất mà lãi suất này do thị trường quy định. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh sự hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất thị trường. Do đó, công tác quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng là hết sức khó khăn và phức tạp. Các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Công thương nói riêng cần phải chú trọng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng qua đó tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp này đã giải quyết được tương đối tốt các mục tiêu nghiên cứu ban đầu đặt ra: khóa luận đã trình bày được những cơ sở lí luận về lãi suất trong nền kinh tế, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là các mô hình đo lường rủi ro lãi suất hiện nay. Dựa trên những cơ sở lí luận đó và những diễn biến lãi suất Việt Nam giai đoạn 2011-2014, khóa luận đã ứng dụng mô hình tái định giá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và đã đo lường được nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với sự ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Từ đó, khóa luận đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao công tác quản trị và hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 2. Hạn chế của nghiên cứu Những kết quả của nghiên cứu tuy đã giải quyết được tương đối những yêu cầu đặt ra ban đầu nhưng chắc chắn chưa giải quyết một cách hoàn toàn mỹ mãn Đạ i h ọc K inh tế H uế 64 yêu cầu của đề tài. Hơn nữa, mô hình tái định giá vẫn còn rất nhiều nhược điểm như sự thay đổi lãi suất không những ảnh hưởng lên thu nhập của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ nhưng mô hình tái định giá chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Việc thực hiện đề tài này còn phải chấp nhận nhiều giả định của mô hình tái định giá do đó kết quả cuối cùng còn nhiều thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. 3. Hƣớng phát triển của đề tài Do những hạn chế nhất định về mặt thời gian cũng như kiến thức nên đề tài chỉ sử dụng mô hình đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong công tác quản trị rủi ro lãi suất để đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đề tài có thể tiếp tục được phát triển theo hướng kết hợp mô hình tái định giá với mô hình thời lượng hoặc mô hình kì hạn đến hạn để đo lường rủi ro lãi suất. Việc kết hợp 2 mô hình sẽ phát huy được những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng mô hình và bổ sung cho nhau qua đó có thể đo lường một cách chính xác nhất về rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Đạ i h ọc K inh tế H uế 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân. [2] Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Quản trị rủi ro tài chính, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ. [3] Nguyễn Văn Tiến (2011), Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê. [4] Trần Thị Xuân Hương (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh [5] Phạm Đỗ Nhật Vinh (2010), Hướng tới khuôn khổ quản trị rủi ro lãi suất, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 48. [6] Phòng tuyên truyền báo chí-Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Diễn biến lãi suất nhìn từ góc độ điều hành. [7] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011-2014), Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html [8] Hoàng Minh Tiến (2012), Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ Nam, Tóm tắt luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. [9] Lê Thì Thùy Trang (2014), Vận dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Quân đội, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. [10] Hà Thị Diệu Linh (2007), Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Đạ i h ọc K inh tế H uế 66 [11] Mã Thị Nam Chi (2008), Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. [12] https://voer.edu.vn/pdf/936b02c7/1 [13] Nguyễn Tiến Công, Quản lí rủi ro lãi suất ở ngân hàng thương mại, https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/13/quan-ly-rui-ro-lai-suat-o- ngan-hang-thuong-mai.html Đạ i h ọc K inh tế H uế PHỤ LỤC Năm 2011 Bảng cân đối kế toán ĐVT: Tỉ đồng Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 3714 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 12101 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác 65452 Chứng khoán kinh doanh 543 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 20 Cho vay khách hàng 290398 Chứng khoán đầu tư 67449 Góp vốn đầu tư dài hạn 2924 Tài sản cố định 3746 Tài sản có khác 14257 Tổng tài sản 460604 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 27294 Tiền vàng gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 74408 Tiền vàng gửi của khách hàng 257136 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 0 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 36825 Phát hành giấy tờ có giá 11089 Các khoản nợ khác 24969 Tổng nợ phải trả 431721 Tổng vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 28883 Tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 460604 Đạ i h ọc K inh tế H uế Báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: Tỉ đồng Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự 55775 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (35727) Thu nhập lãi thuần 20048 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1923 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 771 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1152 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 383 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 11 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (501) Thu nhập từ hoạt động khác 1191 Chi phí hoạt động khác (167) Lãi thuần từ hoạt động khác 1024 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 257 Chi phí hoạt động (9078) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 13296 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (4904) Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 8392 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (2133) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6259 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Năm 2012 Bảng cân đối kế toán ĐVT: Tỉ đồng Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2511 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 12234 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác 57708 Chứng khoán kinh doanh 275 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 74 Cho vay khách hàng 329683 Chứng khoán đầu tư 73417 Góp vốn đầu tư dài hạn 2816 Tài sản cố định 5277 Tài sản có khác 19535 Tổng tài sản 503530 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 2785 Tiền vàng gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 96851 Tiền vàng gửi của khách hàng 289105 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 0 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 33227 Phát hành giấy tờ có giá 28669 Các khoản nợ khác 19088 Tổng nợ phải trả 469690 Tổng vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 33840 Tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 503530 Đạ i h ọc K inh tế H uế Báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: Tỉ đồng Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự 50661 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (32241) Thu nhập lãi thuần 18420 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1855 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (577) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1278 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 362 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 34 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 516 Thu nhập từ hoạt động khác 1331 Chi phí hoạt động khác (145) Lãi thuần từ hoạt động khác 1186 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 166 Chi phí hoạt động (9436) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 12526 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4358 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 8168 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (1998) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6170 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Năm 2013 Bảng cân đối kế toán ĐVT: Tỉ đồng Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2833 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 10160 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác 73079 Chứng khoán kinh doanh 655 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 164 Cho vay khách hàng 372989 Chứng khoán đầu tư 82360 Góp vốn đầu tư dài hạn 3755 Tài sản cố định 7080 Tài sản có khác 23292 Tổng tài sản 576368 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 147 Tiền vàng gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 80465 Tiền vàng gửi của khách hàng 364497 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 0 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 32425 Phát hành giấy tờ có giá 16565 Các khoản nợ khác 27982 Tổng nợ phải trả 522081 Tổng vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 54287 Tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 576368 Đạ i h ọc K inh tế H uế Báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: Tỉ đồng Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự 44281 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (26004) Thu nhập lãi thuần 18277 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2097 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (577) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1520 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 291 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 19 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 46 Thu nhập từ hoạt động khác 1932 Chi phí hoạt động khác (970) Lãi thuần từ hoạt động khác 961 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 173 Chi phí hoạt động (9414) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 11874 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (4123) Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 7751 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (1943) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5808 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Năm 2014 Bảng cân đối kế toán ĐVT: Tỉ đồng Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 4631 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 9876 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác 75434 Chứng khoán kinh doanh 3648 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 0 Cho vay khách hàng 435523 Chứng khoán đầu tư 93404 Góp vốn đầu tư dài hạn 3785 Tài sản cố định 8872 Tài sản có khác 25958 Tổng tài sản 661132 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 4731 Tiền vàng gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 103770 Tiền vàng gửi của khách hàng 424181 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 416 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 32022 Phát hành giấy tờ có giá 5294 Các khoản nợ khác 35479 Tổng nợ phải trả 605893 Tổng vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 55239 Tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số 661132 Đạ i h ọc K inh tế H uế Báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: Tỉ đồng Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự 41076 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (23495) Thu nhập lãi thuần 17580 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2404 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (937) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1468 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 387 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 192 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (154) Thu nhập từ hoạt động khác 3743 Chi phí hoạt động khác (2351) Lãi thuần từ hoạt động khác 1391 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 166 Chi phí hoạt động (9827) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 11204 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3902 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 7302 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1575 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5727 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftruong_van_van_5926.pdf
Luận văn liên quan