Khoá luận và các bước tiến hành khóa luận

Tiêu chí đánh giá của Hội đồng -Hình thức khoá luận/ luận văn. -Trích dẫn, ghi tài liệu tham khảo. -Ý nghĩa của đề tài. -Phương pháp nghiên cứu. -Nội dung khoa học của luận văn. -Trình bày, trả lời câu hỏi.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khoá luận và các bước tiến hành khóa luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOÁ LUẬN VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHÓA LUẬN KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 1. KHÁI NIỆM KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Khoá luận/ luận văn là một chuyên khảo về một vấn đề khoa học hay công nghệ, có độ dài khoảng 50 – 80 trang, do một người viết nhằm: - Rèn luyện về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học. - Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập - Bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn Như vậy: Khóa luận/ luận văn là một công trình tập sự nghiên cứu khoa học - một chuyên khảo tổng hợp sau khi kết thúc chương trình Đại học, được bảo vệ để lấy bằng cử nhân. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 2.1. Mục đích Phản ánh kết quả học tập, đồng thời tập tiếp cận nghiên cứu khoa học 2.2. Yêu cầu Thực hiện nghiêm túc. Khoá luận/ luận văn phải đạt các yêu cầu cơ bản sau: - Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Số liệu/ các nguồn trích dẫn chính xác, tin cậy. - Văn phong mạch lạch, chuẩn xác. - Trình bày đúng quy định - Biết vận dụng phương pháp luận khoa học II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Bước 1. Lựa chọn đề tài khóa luận/ luận văn. Yêu cầu: - Đề tài không trùng lặp - Có ý nghĩa khoa học - Có ý nghĩa thực tiễn - Có tính khả thi - Có thể phù hợp sở thích (?) Bước 2. Đặt tên đề tài - Nhận thức: Tên một đề tài khoa học khác với tên của tác phẩm văn học. - Yêu cầu: Tên đề tài phải chuẩn xác - Chỉ rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Bước 2. Đặt tên đề tài a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu cái gì? b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chỉ rõ giới hạn về không gian, thời gian, quy mô nghiên cứu. Tóm lại, tên đề tài phải: - Ngắn gọn, súc tích, ít chữ nhưng nhiều thông tin - Ngôn ngữ/ tên rõ ràng - một nghĩa duy nhất Phải tránh: - Đặt tên đề tài bằng những cụm từ có độ bất định cao/ mập mờ về thông tin, như: Thử tìm hiểu…; Bước đầu tìm hiểu…; Tìm hiểu… - Dùng những cụm từ chỉ mục đích đặt tên đề tài, như: (…) nhằm nâng cao…; để phát triển…; góp phần vào… II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Ví dụ những mẫu tên đề tài đạt yêu cầu 1. “Thi pháp thể loại vè” (Đỗ Thị Hảo). Tên đề tài chỉ rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 2. “Quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Việt Bắc” (Hoàng Ngọc La). Tên đề tài nêu được đối tượng nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu. Bước 3. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu 1. Đề cương/ Bố cục của khóa luận/ luận văn: Xây dựng theo nguyên tắc: - Tên các chương phải phù hợp/ thể hiện tên đề tài. - Tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương - Tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Bước 3. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu 2. Bố cục khoá luận/luận văn: thường được kết cấu 3 chương, với tinh thần nội dung : Chương 1: Những vấn đề lý luận chung. Chương 2: Phân tích… thực trạng vấn đề nghiên cứu. Chương 3 : Nêu quan điểm; phương hướng; giải pháp… Đề mục mỗi chương: thường 3 mục Trình bày các chương mục: Trình bày theo ma trận II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Bước 3. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu Các chương mục trình bày theo ma trận Chương 1 Chương 2 Chương 3 1.1. 2.1. 3.1. 1.1.1. 2.1.1. 3.1.1. 1.1.2. 2.1.2. 3.1.2. 1.2. 2.2. 3.2. 1.2.1. 2.2.1. 3.2.1 1.2.2. 2.2.2. 3.2.2. 1.3. 2.3. 3.3. 1.3.1. 2.3.1 3.3.1. 1.3.2. 2.3.2. 3.3.2. II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Ví dụ Xuân Diệu - Nhà nghiên cứu phê bình văn học Chương 1. Quan niệm của Xuân Diệu về văn học và phê bình văn học 1.1. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ 1.2. Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình Chương 2. Thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học của Xuân Diệu qua những chặng đường 2.1. Nhìn lại một số tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ 2.2.1. Thời thơ mới (1932 - 1945) 2.2.2. Những năm kháng chiến chống Pháp (1946 -1954) 2.2.3. Từ năm 1955 đến 1985 II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Xuân Diệu – Nhà nghiên cứu phê bình văn học Chương 2. Thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học của Xuân Diệu qua những chặng đường 2.1. Nhìn lại một số tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ 2.2. Những mảng đề tài nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học của Xuân Diệu 2.2.1. Xuân Diệu với sáng tác thơ ca dân gian 2.2.2. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc 2.2.3. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Xuân Diệu - Nhà nghiên cứu phê bình văn học Chương 1. Thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học của Xuân Diệu qua những chặng đường Chương 2. Thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học của Xuân Diệu qua những chặng đường Chương 3. Phong cách nghiên cứu, phê bình của nhà thơ Xuân Diệu 3.1. Xuân Diệu - nhà thơ trong nhà phê bình 3.2. Xuân Diệu bình và giảng 3.3. “… Và cây đời mãi mãi xanh tươi” II. TRÌNH TỰ CHUẨN BỊ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN Bước 3. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu 1. Xây dựng Đề cương 2. Phác thảo Bố cục khóa luận/ luận văn 3. Lập Kế hoạch nghiên cứu: Nêu rõ nội dung công việc và thời gian hoàn thành/ tiến độ 4. Trình đề cương nghiên cứu cho người hướng dẫn Bước 4. Thu thập, xử lý thông tin và viết luận văn - Sưu tầm, lưu trữ tài liệu, lập danh mục tư liệu, thực hiện các phương pháp thực nghiệm (quan sát, phỏng vấn, bảng hỏi…) - Cách lưu trữ: Ghi chép, lưu trữ nguồn thông tin của tài liệu, gồm: tên tác giả, tên tư liệu, số, ngày tháng phát hành, nơi… để lập thành Danh mục tư liệu, sau đưa vào làm Danh mục tài liệu tham khảo III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 1. Hình thức khoá luận/luận văn - Đánh máy, trình bày chân phương, nghiêm túc từ trang bìa đến các trang nội dung. - Giấy trắng,khổ A4, không mùi, mực đen. - Không thêm các hình vẽ ở các trang bìa, không kẻ thêm vạch hay viết tên người hướng dẫn, tên tác giả ở phía trên, phía dưới các trang bên trong. - Kiểu chữ chân phương: không rườm rà, màu mè, bay bướm. Sử dụng kiểu chữ VNI-Times - Cỡ chữ: 13 hoặc 14, dãn dòng 1,5 line, lề trên 3 cm, lề dưới 3,5 cm (dùng cho đánh số trang ở dưới), lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. 27 dòng/ trang. III. VIẾT KHÓA LUẬN/LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn Bố cục là những bộ phận của khóa luận/ luận văn, gồm: Bìa chính, bìa phụ, mục lục, lời nói đầu, các chương, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có). 2.1. Bìa: Bìa chính và Bìa phụ trình bày giống nhau, viết theo thứ tự từ trên xuống dưới: - Tên trường, khoa, bộ môn - Tên đề tài (in chữ lớn) - Tên tác giả; Tên người hướng dẫn (góc phải bìa phụ) - Địa danh, tháng, năm bảo vệ 2.1.1. Bìa chính: Bìa cứng, chữ lớn và là chữ nhũ, màu… 2.1.2. Bìa phụ: Là trang đầu tiên của luận văn, kế sau bìa chính BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Thiên Bình MIẾU BÀ HÀM TRUNG - DI TÍCH VÀ TÍN NGƯỠNG KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MIẾU BÀ HÀM TRUNG - DI TÍCH VÀ TÍN NGƯỠNG KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Xuân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thiên Bình Lớp: Khóa: Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012 III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.2. Lời cảm ơn 2.3. Lời cam đoan 2.4. Mục lục: 1 – 2 trang, sau Bìa phụ. Mục lục ghi rõ tên chương, mục với vị trí trang tương ứng. Không nên ghi mục lục quá chi tiết. Chỉ cần ghi đến 2 con số là đủ - một mục nhỏ sau một mục lớn. Lưu ý: Bắt đầu đánh số trang từ Mục lục trở đi. Các trang trước đó không đánh số, viết chữ, mà để trống. 2.5. Mở đầu: Trang trình bày các nội dung sau: 1. Lý do, mục đích, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3. Tình hình nghiên cứu/ lịch sử vấn đề/ tổng quan 4. Bố cục: Tên các chương và dự kiến kết quả đạt được III. VIẾT KHÓA LUẬN/LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.6. Nội dung nghiên cứu và kết quả/ viết các chương - Thông thường, khoá luận/luận văn có 3 chương với số trang gần bằng nhau. - Tên chương không trùng tên đề tài. - Nội dung: Chương phải có tiêu đề, mục lớn, mục nhỏ. Tránh dùng nhiều ký hiệu, như: -; +; *…# - Kết luận: Nên có kết luận cho mỗi chương. Kết luận viết từ 7 đến 10 dòng, bằng các từ như: Tóm lại…; Nhìn chung… 2.7. Kết luận (và khuyến nghị) của khóa luận/ luận văn Phần này không đánh số chương, nhưng tách riêng/ trang riêng, khoảng 1 – 2 trang, với nội dung: 2.7.1. Nội dung kết luận - Kết luận được rút ra từ việc nghiên cứu (thể hiện trong nội dung nghiên cứu. III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.7. Kết luận 2.7.1. Nội dung kết luận - Phải phân biệt: Kết luận của khoá luận/ luận văn không phải là phần tóm tắt khoá luận/ luận văn. - Các nội dung trong kết luận có thể đánh số 1, 2, 3…, hay gạch đầu dòng (-), và không kèm bình luận. 2.7.2. Các khuyến nghị (nếu có) 2.7.3. Dự báo xu hướng (nếu có) 2.8. Tài liệu tham khảo Chỉ ghi các tài liệu được tham khảo và trích dẫn trong khóa luận/ luận văn III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.8. Tài liệu tham khảo - Cách ghi và trích dẫn - Xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự: Việt, Anh, Pháp, Nga (đánh số liên tục). Tài liệu nước ngoài giữ nguyên ngữ. - Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả; tài liệu tham khảo nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó. Cách ghi tài liệu tham khảo Tài liệu phải có các thông tin, trình bày theo trình tự: tên tác giả hoặc cơ quan phát hành; năm xuất bản (để trong ngoặc đơn); tên sách (in nghiêng) hoặc tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng); nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách); tên tạp chí (in nghiêng), số (trong ngoặc), trang … (nếu là bài báo). III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.8. Tài liệu tham khảo Cách ghi tài liệu tham khảo. 1. Đào Duy Anh (1995), Đất nước Việt Nam qua các thời (tái bản), Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục (tái bản), Nxb Tp Hồ Chí Minh . 3. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 4. Phan Hữu Dật (1995), “Trở lại vấn đề tín ngưỡng dân gian”, Dân tộc học (2), tr. 3-6. 5. 5. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hôi, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 6. Phan Đại Doãn (1990), “Cách tạo thần và tôn giáo người Việt”, Dân tộc học (4), tr. 29-31. III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.8. Tài liệu tham khảo Trích ghi tài liệu tham khảo. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Khóa luận/ Luận văn phải đánh số (đúng như số tài liệu ghi trong trang Tài liệu tham khảo), đặt trong ngoặc vuông […], và ghi rõ số trang. Ví dụ: …[5, tr.20-22], 6 [, tr. 13-15]. Nếu trích dẫn nguồn từ trang web thì chỉ trích dẫn những bài có tên tác giả và theo cách thức như tạp chí. Danh sách các web (bao gồm cả địa chỉ đường link) được đưa xuống phần cuối của danh mục tài liệu tham khảo. III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 2. Bố cục (hình thức) khoá luận/ luận văn 2.9. Phụ lục Phụ lục là phần minh họa cho khoá luận. Yêu cầu: - Để riêng, không tính vào số trang của Khóa luận/ Luận văn - Bản thân Phụ lục: đánh số thứ tự, số trang. III. VIẾT KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 3. Văn phong khóa luận/ luận văn Văn phong khóa luận/ luận văn phải là văn phong khoa học. Yêu cầu: - Sử dụng tiếng Việt rõ ràng, chuẩn xác - Diễn đạt nghiêm túc, giản dị, khoa học - Tránh thể hiện tình cảm yêu, ghét đối với vấn đề nghiên cứu. Không nên viết như thế này: “Tên bại tướng Ngột-lương-hợp-thai lại láo xược sai sứ sang dụ vua Trần đầu hàng”, “Trần Thái Tông căm ghét, khinh bỉ quân xâm lược, tin tưởng vững chắc ở chính nghĩa… nhìn thấu dã tâm xâm lược của vua Nguyên’’ - Lời văn thường dùng ở thể bị động. Ví dụ: Thay vì viết: “Chúng tôi đã thực hiện công cuộc điều tra trong 5 tháng”, thì nên viết: “Công cuộc điều tra đã được tiến hành trong 5 tháng” IV. BẢO VỆ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 1. Viết tóm tắt khóa luận/ luận văn - Tóm tắt khoá luận/ luận văn khoảng từ 8-10 trang, để trình bày trước Hội đồng chấm khoá luận/ luận văn trong vòng 10 - 15 phút. - Bản tóm tắt được trình bày ngắn gọn, cô đọng, đảm bảo các nội dung: nêu cấu trúc của đề tài, nêu bật những nội dung chính của khoá luận, nhấn mạnh những nội dung cần thiết, những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu đề tài cùng các giải pháp, đề xuất, kiến nghị. - Trước buổi bảo vệ nên trình bày thử Bản tóm tắt để đảm bảo không vượt quá thời gian quy định. 2. Bảo vệ trước Hội đồng - Trình bày rõ ràng, mạch lạc (không cầm giấy đọc). - Trả lời câu hỏi của Hội đồng. IV. BẢO VỆ KHÓA LUẬN/ LUẬN VĂN 3. Tiêu chí đánh giá của Hội đồng - Hình thức khoá luận/ luận văn. - Trích dẫn, ghi tài liệu tham khảo. - Ý nghĩa của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu. - Nội dung khoa học của luận văn. - Trình bày, trả lời câu hỏi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf235f1536_a60f_4597_9099_0b0530c942b5khoaluanvacacbuoctienhanhkhoaluan_130727104104_phpapp02_9759.pdf
Luận văn liên quan