Y phục là một yếu tố đặc biệt tạo nên bản sắc độc đáo của từng dân
tộc. Mỗi bộy phục của mỗi dân tộc là một tác phẩm nghệthuật do bàn tay
và khối óc của bao thếhệphụnữcác dân tộc làm nên, từnhững chất liệu có
sẵn trong thiên nhiên.
Trải qua bao đời, đểtồn tại, y phục các dân tộc đã có những cải tiến,
những đổi mới nhất định đểngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn.
Trong một xã hội hép kín với nền kinh tếtựcấp tựtúc, sản xuất hàng
hóa và sựgiao lưu còn hạn chế, dân tộc Mường cũng nhưcác dân tộc ởnước
ta phải vất vảtốn nhiều thời gian và công sức đểlàm nên những bộy phục
cho mình. Ởgiai đoạn ấy, có thểnói họphải chấp nhận có gì dùng đấy, dần
dần thành thói quen,thành phong tục. Có nhiều cái hay, cái đẹp những có lẽ
không phải là tất cả.
Phải chăng vì lí do đó mà sau quá trình phát triển của xã hội ngày
càng hiện đại hơn, lớp trẻhiện nay không còn coi trọng, không còn hứng thú
với y phục truyền thống của dân tộc mình ? Người mặc đã ít, người biết làm
( dệt, nhuộm, may ) càng ít hơn. Lớp trẻchính là tương lai, mà một lớp trẻ
không coi trọng bản sắc dân tộc mình nói chung, y phục truyền thống nói
riêng thì cũng nhưmột tương lai không còn bản sắc dân tộc đó vậy. Một
tương lai nhưthếchúng ta có thểhoàn toàn đổlỗi cho lớp trẻ?
Lớp trẻlà lớp tiếp nhận. Lớp truyền dạy là lớp những người bà, người
mẹ. Còn lớp tác nhân tác động và tạo điều kiện đểtruyền dạy chính là Nhà
nước hay các chính sách của Nhà nước. Vậy, cái trọng trách đảm bảo cho
một tương lai đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc sẽ đặt lên vai ai ? Trọng trách
đó quá nặng nề, nó phải được san đều cho tất cả.
76 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của phụ nữ mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn như sao tám cánh với
nhiều biến thể, con rồng uốn khúc, các loại hoa rừng, các con vật, cành lá,..
Dệt cạp váy là công việc rất khó và tỉ mỉ. Không chỉ đòi hỏi về mặt kỹ
thuật mà còn yêu cầu người dệt về mặt thẩm mỹ, tính sáng tạo, sự kiên trì,
nhẫn nại cao. Do vậy, muốn dệt nên một chiếc cạp váy đẹp thì trước tiên
người phụ nữ phải thành thạo dệt vải, luyện tập dệt cạp váy từ trình độ thấp
đến cao. Dệt từ lọai ít go dần dần đến loại nhiều go, đạt tới khoảng 50 go là
đã chạm tới trình độ cao nhất của kỹ thuật dệt cạp váy.
Trong bản mường nếu như nhà nào cũng có khung dệt vải thô, thì số
người dệt cạp váy không nhiều, người dệt giỏi lại càng hiếm. Thời xưa,
thường những phụ nữ thuộc gia đình giàu có, quý tộc, có nhiều thời gian
nhàn rỗi, lại giao tiếp rộng nên họ có điều kiện nâng cao và hoàn thiện
những mẫu thêu dệt hoa văn cạp váy.
Tuy tuân thủ những lề luật dệt hoa văn, cạp váy chung được truyền từ
đời này sang đời khác, nhưng mỗi người, mỗi vùng đều có những biến cải,
dần tạo ra những phong cách riêng. Phụ nữ Mường Vang ( huyện Lạc Sơn)
từ xưa tới nay vẫn luôn nổi tiếng là những người khéo tay nhất trong việc dệt
hoa văn cạp váy. Truyền thống này là động lực không nhỏ để nghề dệt thổ
cẩm, đặc biệt là dệt cạp váy ở Quý Hòa còn được bảo lưu và phát triển trong
xã hội hiện đại.
2.1.5. Lựa chọn hoa văn dệt.
41
Như chúng tôi đã nêu ở phần trên, trong bộ y phục dân tộc truyền
thống của người Mường, gần như chỉ có duy nhất phần cạp váy là phụ nữ
Mường dụng công trang trí bằng các hoa văn dệt thổ cẩm. Trong đó, ba phần
tạo nên cạp váy là Rang trên, Rang dưới và Cao đều mang những đặc điểm
hoa văn khác nhau, tạo nên một chiếc cạp váy đa dạng mà thống nhất.
Rang trên
Các hoa văn được sử dụng nhiều nhất trong rang trên là lọai hoa văn
hình học và bố cục của rang trên được phối hợp theo hai loại là bố cục ô
chéo và bố cục thành dải với hoa văn là những mảng trắng nổi trên nền đen,
và hòa sắc với nền đen thành những mảng xám.
Phủ kín mặt rang trên là nhiều mô típ chen nhau cả trong lẫn ngoài ô
chéo. Trong long mỗi ô chéo lại lồng thêm một hay hai ô chéo nhỏ hơn,
đồng tâm với ô lớn. Hoặc không có ô chéo nhỏ bên trong mà thay vào đó là
phô ra hình bốn chữ thập trấn ở bốn góc ô lớn. Hay có thể là hình tượng ngôi
sao 8 cánh tách rời nằm trong ô lớn đó.
Rang dưới
Rang dưới là thành phần quan trọng nhất trong kết cấu cạp váy
Mường. Nó quan trọng không những về quy mô (bộ phận có kích thước rộng
nhất) mà cả về hình thức trang trí (bộ phận độc nhất có hoa văn động vật).
Tuy vậy, rang dưới vẫn không thoát khỏi tinh thần trang trí Mường với bố
cục quen thuộc – bố cục thành dải. Khác với mô típ hoa văn rang trên, ở
rang dưới mỗi mô típ được lặp đi lặp lại dọc một dải nhỏ, màu sắc trên mỗi
mô típ ở mỗi dải lại khác với mô típ tiếp theo. Bởi vậy, mặc dù hoa văn
động vật rối hơn hoa văn hình học nhưng vẫn hiện lên rành mạch trên nền
đen bằng màu vàng, đỏ, xanh hay trắng.
42
Ngoài các hoa văn động vật làm chủ đạo ra thì phụ nữ Mường còn sử
dụng các hoa văn hình học gần tương tự ở rang trên để phối kết hợp thêm
trong lối trang trí ở rang dưới. Điều này tạo nên một sự kết hợp trang trí vô
cùng ấn tượng.
Cao
Cao được cho là bộ phận ít quan trọng nhất trong ba bộ phận hợp
thành váy Mường. Một điều ta dễ dàng nhận thấy nhất ở Cao là các vệt màu
hợp thành Cao là những sọc đứng, nghĩa là triển khai theo hướng chiều dọc
của thân váy, ngược với hướng triển hai theo chiều ngang thân váy của các
dải hoa văn trên hai rang. Đặc điểm này của Cao đã làm phá vỡ bố cục đơn
điệu của bố cục thành rải. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu văn hóa như Từ
Chi đã chỉ ra nghi vấn về nguồn gốc thật sự của Cao có liên quan đến thắt
lưng của phụ nữ Dao, phụ nữ Cao Lan
2.2. Vai trò của phụ nữ trong nhuộm sợi, vải.
Người Mường ở Quý Hòa truyền thống nhuộm sợi tơ, sợi bông khi dệt
thổ cẩm làm Cạp váy hay mặt phà(chăn), họ chỉ nhuộm vải tấm đối với loại
vải thô và vải khổ lớn được dùng để may áo hoặc chân váy.
Thoạt nhìn ta cứ nghĩ rằng phụ nữ Mường chỉ dụng công vào nơi cạp
váy, còn phần từ thân váy trở xuống có phần đơn điệu, xẩm tối. Thực ra
không phải như vậy, Phụ nữ Mường nhuộm vải thân váy khá công phu, tạo
nên mầu vừa bền vừa bóng.
Dù là nhuộm sợi cuộn hay nhuộm vải tấm, dù là lụa hay bông, trước
đây, họ đều dùng loại quả, hạt hay cây lá tự nhiên để nhuộm. ví dụ: Mầu đen
thì dùng tro bếp hòa tan với nước rồi dùng vải lọc sạch cặn; Để nhuộm ra
màu vàng thì dùng quả Củng khu – một loại quả trong rừng hiện tại khá
hiếm, có màu đỏ giã nát rồi đem đun sôi với vải mộc; Nhuộm màu nâu thì
dùng củ nâu, gọt vỏ giã nhỏ, vải mộc được đem ngâm nước củ nâu sau đem
43
phơi nắng cho khô, nhuộm đi nhuộm lại 3 đến 4 lần tới khi nào màu vải sẫm
như quả dâu chín là được
Trước khi có phẩm nhuộm thì người Mường chỉ có thể sử dụng các
loại sản vật tự nhiên để nhuộm được một số màu đơn giản như màu nâu,
màu đen, màu vàng nhạt hay màu xanh. Sau này, họ mua được loại phẩm
nhuộm Annilin thì màu sắc đa dạng hơn, sáng và đẹp họ chỉ thay đổi phương
pháp của họ theo sản vật nhuộm được sử dụng, những sản vật đó không
nhiều lắm; những chiếc bang vải có vẽ mầu, nhiều nhất là năm mầu, và đàn
bà dùng phẩm nhuộm annilin cũng không vượt quá số mầu đó, vì sức mạnh
của thói quen cổ truyền rất lớn.
2.3. Cắt may và thiết kế kiểu dáng y phục
Các dân tộc thuộc nhóm Việt – Mường như Việt, Mường, Thổ, Chứt
sinh sống trong các vùng đồng bằng châu thổ lớn, duyên hải và thung lũng
vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ là những di duệ trực tiếp của thời cổ
Hùng Vương, do vậy giữa họ có nhiều nét tương đồng về kiểu dáng trang
phục. Nam giới mặc quần với áo cánh ngắn, phụ nữ mặc váy. Sau này khi xã
hội phát triển hơn trở thành Thành thị và các vùng nông thôn nhiều nơi mới
chuyển sang mặc quần. Phụ nữ mặc áo cánh xẻ ngực, ít khi cài cúc, để hở yếm
ở trong, áo choàng dài mặc ngoài không cài cúc mà để buông hay thắt vạt
trong các dân tộc thuộc nhóm này, người Mường ở Việt Nam nói chung và
người Mường Quý Hòa nói riêng giữ lại nhiều nhất cốt cách ăn truyền thống.
Giống như phụ nữ Kinh xưa kia, phụ nữ Mường cũng mặc yếm che
phần ngực, có dây vải buộc trên cổ và sau lưng để giữ. Khi mặc cạp váy che
khuất phần dưới yếm, chỉ để hở phần nhỏ ở gần cổ. Tùy từng người, từng
trường hợp người ta có thể chọn yếm trắng, hay yếm màu hồng đỏ
Mặc ngoài yếm là chiếc áo cánh ngắn và áo chùng. Tất nhiên không
phải bao giờ bộ trang phục Mường cũng đầy đủ như vậy, thông thường họ sẽ
mặc áo cánh ngắn với yếm hoặc áo chùng với yếm.
44
Trong truyền thống, để cắt may một bộ trang phục, sau khi đã hoàn
thành công tác dệt cạp, dệt vải cũng như nhuộm màu. Phụ nữ Mường thường
mất nhiều thời gian hơn trong việc cắt may chiếc áo cánh hơn là cắt may
chiếc váy. Bởi để may được một chiếc áo cánh hoàn chỉnh họ phải cần khá
nhiều các thao tác như: đo vải, cắt, may vá.
Để có một chiếc áo cánh đẹp, vừa văn với người mặc, phụ nữ Mường
phải dùng chính miếng vải tự dệt đó để đo áng chừng trên cơ thể của người
mặc. Các số đo cần thiết đặc biệt là chiều rộng của vai, chiều dài tay áo và
eo. Sau khi có các số đo cần thiết thì họ bắt tay vào cắt và khâu. Để hoàn
thành một chiếc áo cánh ngắn phụ nữ Mường mất thời gian khoảng 1 ngày
đối với những người khéo tay, và có nhiều kinh nghiệm.
Đối với chiếc váy, phụ nữ Mường bỏ qua bước đo số đo bởi nó không
cần thiết. Họ chỉ cần may liền hai đầu của miếng vải hình chữ nhật đã dệt
thành một mảnh vải hình ống, có độ dài khi chập lại kéo căng khoảng 60 đến
70 cm.
2.4. Vai trò của phụ nữ Mường trong trang trí y phục
2.4.1. Các thao tác trang trí
Cạp váy
Đối với cạp váy Mường gần như chỉ có duy nhất thao tác dệt là hình
thức trang trí của nó. Hay nói chính xác hơn trong quá trình tạo ra cạp váy,
phụ nữ Mường đã thực hiện luôn công tác trang trí. Sau khi đã dệt đủ ba bộ
phận của cạp váy, họ chỉ cần khâu lại tạo thành một chiếc cạp váy hoàn
chỉnh. Các bộ phận của Cạp váy Mường khác nhau về vị trí, kích tấc rộng
hẹp và đặc biệt là kiểu lại hoa văn trang trí. Hoa văn trên rang trên và cao
chủ yếu là hoa văn hình học : sao, ô vuông, ô trám, chữ thập
Hoa văn trên rang dưới chủ yếu là hoa văn các loại động vật : rồng,
công, rùa, răng dũi Bố cục trang trí trên ba bộ phận này cũng có khác biệt.
Nếu như ở rang trên, rang dưới thì bố cục theo băng dải, một hình thức bố
45
cục trang trí truyền thống thì ở trên cao bố cục lại trang trí theo lóng dọc
chân váy. Từ cách trang trí cạp váy này, người ta liên tưởng đến mói quan
hệ gần gũi giữa cạp váy Mường và trang trí mặt trống đồng Đông Sơn cách
ngày nay mấy nghìn năm.
Màu sắc hoa văn trang trí thường là những màu gốc : Xanh, đỏ, vàng,
đen, trắng. Tuy nhiên khi chúng được đan rậm lại với nhau và phối màu trên
nền chàm đen làm cho các tông màu như chìm hẳn xuống, chứ không nổi
rực như màu sắc hoa văn trên khăn Piêu Thái hay váy áo Hmong.
Nẹp chân váy
Đối với những chiếc váy được làm ra với mục đích sử dụng trong các
ngày lễ hội, đám cưới, hay là chiếc váy dùng để đi chơi của các cô gái
Mường chưa chồng thì ở chân váy người ta có thể trang trí thêm một số hình
hoa văn màu sắc sặc sỡ làm tăng thêm vẻ đẹp và sự khéo léo của cô gái.
Tuy vải nẹp chỉ rộng chừng hai đốt tay, mà lại ẩn bên trong gấu váy
nhưng phụ nữ Mường ra công nhuộm hồng hoặc đỏ, xanh, điểm vào những
bông hoa, cách tạo những bông hoa này không phải do thêu, dệt mà là do tài
khéo nhuộm. Khi nhuộm người ta thắt nút vải lại, sao cho những chỗ đó
thuốc nhuộm không thấm vào được, nhuộm xong nơi đó hiện lên những
bông hoa trắng giữa nền hồng, xanh hoặc đỏ, chỗ thưa, chỗ dày
Tiểu kết chương 2
Với ý nghĩa rộng nhất của khái niệm “cái đẹp” thì phụ nữ chính là
những người biểu hiện trọn vẹn của khái niệm này. Trong ăn mặc của bất cứ
dân tộc nào, dù còn ở trình độ lạc hậu hay đã đạt tới văn minh, phụ nữ bao
giờ cũng đẹp nhất. Họ là người tạo ra cái đẹp, đồng thời cũng là người có ý
thức biết làm đẹp cho chính mình. Trong việc tạo ra và sử dụng trang phục,
phụ nữ có ý thức về cái đẹp của riêng mình, hơn thế nữa, trong xã họi truyền
thống, phụ nữ ít giao tiếp với bên ngoài, ít qua lại các vùng khác xa xôi như
46
nam giới nên họ giữ lại lâu bền nhất sắc thái dân tộc thông qua quần áo cũng
như các sinh hoạt văn hóa khác.
Bởi vậy có thể nói rằng, phụ nữ chính là một trong những sắc thái nổi
bật nhất của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên bản sắc văn hóa dân tộc không phải
là thứ nhất thành bất biến, mà là “ nhất thành vạn biến” . Biến đổi không
ngừng tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhưng vẫn giữ cái cốt cách,
cái nền tảng ban đầu, đó chính là quy luật kết hợp truyền thống và đổi mới
của văn hóa.
Cái sợi dây để gắn kết nền tảng ban đầu của truyền thống văn hóa với
sự đổi mới của phụ nữ Mường ở các xã của Lạc Sơn, đặc biệt là Quý Hòa
thể hiện ở các câu ca dao, tục ngữ vẫn còn thường xuyên hiện hữu và đang
lưu truyền ngày nay :Đàn bà không biết dệt vải là đàn bà nhác, Đàn ông
không biết buộc lạt là đàn ông hư. Hay: Đàn ông hẩu nấm ná, đàn bá hẩu
truộc vằn (Muốn biết đàn ông hãy xem bờ nà, muốn biết đàn bà hãy xem cạp
váy). Và: Con đừa phui mốt khí đọt moong sả lài, Con cài phui mốt khí để
sắm (Con trai vui khi săn muông buông lưới, Con gái vui khi dệt cửi chăn
tằm, ươm tơ).
Người Mường ở Quý Hòa mang đầy đủ những đặc trưng đặc sắc nhất
của dân tộc Mường ở Hòa Bình nói riêng, ở Việt Nam nói chung cả về văn
hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Trong đó, những đặc trưng về văn hóa
trang phục truyền thống đã được thể hiện rất rõ nét trong lịch sử.
47
CHƯƠNG 3.
PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA VỚI BẢO TỒN
Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NAY
3.1. Thực trạng y phục dân tộc Mường ở Quý Hòa hiện nay
3.1.1. Đặc điểm chung
Khi tôi tới Quý Hòa, nhận diện đầu tiên của tôi về nơi này : Sự hiện
diện của những bộ trang phục Mường khá ít ỏi. Tôi chỉ bắt gặp vài trường
hợp các bà đi làm đồng cột váy lên tới đầu gối, hình ảnh một số mẹ già quá
nửa đời người đi chợ phiên vào các ngày cuối tuần, hay một số cô gái
Mường có tiết mục biểu diễn văn nghệ trên xã, trên trường. Tuy nhiên tôi
không buồn vì sự ít ỏi đó, bởi tôi hiểu trong cái xã hội mà người người, nhà
nhà đang gia tăng phát triển kinh tế, đang phấn đấu hướng ra bên ngoài
không gian làng bản chật hẹp kia để tới với không gian thị trấn, thủ đô rộng
mở thì mấy ai lại không thích thú với những bộ đồ thời trang mới mẻ, đẹp đẽ
theo phong trào, theo số đông của cả một đất nước.
Bên canh đó, tại xã Quý Hòa trong nhiều năm trở lại đây không có
một văn bản, chính sách cụ thể nào được ban bố hay triển khai thực hiện về
việc bảo tồn trang phục dân tộc Mường. Một vài vấn đề bảo tồn văn hóa
truyền thống dân tộc như Tín ngưỡng, Ẩm thực, Văn học nghệ thuật chỉ
được lồng ghép vào các chính sách khác như kinh tế, chính trị mà không
thực hiện chuyên biệt, vậy nên hiệu quả đối với việc bảo tồn văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc Mường nói chung, văn hóa vật chất – trang phục truyền
thống của dân tộc nói riêng không cao.
48
Nghệ nhân làm y phục truyền thống
Gần như tất cả phụ nữ Mường trong địa bàn xã đều phải thường
xuyên đi sang xã khác lân cận để may trang phục Mường. Hoặc mua ngoài
các chợ phiên chứ không thể tự may hoặc may trong xã bởi trong địa bàn xã
không có nhà may nào, cũng như họ không còn tự làm ra vải mà phải mua
ngoài các cửa hàng, ngoài chợ phiên. Khi có vải họ cũng sẽ không tự may
trang phục vì bản thân họ đã quá lâu để có thể có đủ khả năng may một bộ
trang phục Mường trọn vẹn, đẹp đẽ. Họ cũng nghĩ rằng không cần mất nhiều
thời gian và công sức trong khi họ chỉ cần bỏ một khoản tiền thì sẽ nhanh
chóng có được một bộ đồ như ý muốn.
Tuy nhiên, ngược lại với hoạt động may vá thì số lượng nhân lực dệt cạp
váy lại chiếm số đông so với các địa bàn xã khác do được hưởng và thực hiện
chính sách phát triển nghề dệt thổ cẩm nhằm xóa đói giảm nghèo năm 2012.
Toàn xã Qúy Hòa hiện có hơn 30 khung cửi được phân đều ra 3 thôn
điểm là Thôn Khả 2 có 10 khung cửi ; thôn Thung 1 và Thung 2 mỗi thôn 10
khung cửi. Tuy nhiên trong quá trình triển khai có gặp nhiều vấn đề nên xã
đã thay đổi các điểm thực hiện thành Thôn Cáo 20 khung cửi, Thôn Cốc và
thôn Khả mỗi thôn 5 khung cửi. Ngoài ra trong các thôn xóm khác phụ nữ tự
tiến hành dệt chiếm khoảng 5 khung, ở các gia đình này các dụng cụ dệt gần
như đã có từ lâu, những người dệt cũng đều là phụ nữ đã lớn tuổi do sở thích
cũng như thói quen của bản thân mà tiếp tục nghề dệt trong gia đình.
Kỹ thuật sản xuất y phục
Không còn giống như trong quá khứ, trang phục dân tộc Mường ở
Quý Hòa cũng như hầu hết các nơi khác hiện nay đều được may bằng các
loại vải, sợi công nghiệp không rõ nguồn gốc, kể cả chiếc Cạp váy.
Khi muốn may một bộ trang phục trong hiện nay, phụ nữ Mường chỉ
mất thời gian khoảng một ngày, thậm chí một vài giờ đồng hồ. Có nhiều
49
cách để có một bộ trang phục cho mình, họ có thể ra các chợ phiên hàng
tuần, tìm đến các gian hàng bán trang phục Mường và lựa chọn màu sắc,
kiểu dáng, loại vải. Có những chiếc váy Mường đã may sẵn cạp váy thì chỉ
cần ưng là họ đã có ngay một bộ đồ mới mà không cần mất nhiều tời gian,
giá thành cho một bộ trang phục dân tộc Mường loại trung bình khoảng 700
đến 800 nghìn đồng. Cụ thể : Chân váy 350 - 400 nghìn ; Cạp váy gồm Cao
và Rang dưới là 140 nghìn ; Áo thường 150 nghìn ; Khăn chít đầu 30 nghìn ;
Khăn thắt lưng (tênh) là 50 nghìn.
Trong trường hợp phụ nữ muốn có một bộ đồ vừa vặn và đẹp hơn về
kiểu dáng thường sẽ mua vải mà mình thích rồi đặt may ở các tiệm may. Giá
thành của mỗi bộ đi may cũng tùy thuộc vào chất liệu vải và độ phức tạp khi
may, có những bộ đồ có giá thành tới 1,2 – 1,5 triệu đồng. Hiện nay tại xã
Quý Hòa không có nhà may tư nhân phục vụ may trang phục Mường truyền
thống, những nhà may được nhiều phụ nữ ưa chuộng và thường xuyên lui tới
may đồ nằm ở các xã lân cận, đặc biệt là xã Tân Lạc, xã Tuân Đạo.
Nói riêng về chuỗi dây đeo hông (xà tích) trong trang phục của phụ nữ
Mường. Chuỗi dây đeo này có mục đích truyền thống trừ tà ma và trang trí
cho bộ đồ trở nên đẹp hơn, thể hiện nét trang nhã, sang trọng cho người mặc.
Chất liệu của chuỗi dây này hiện nay cũng có nhiều sự thay đổi. Một chuỗi
dây bằng bạc nguyên chất giống như trong truyền thống gồm có 4 dây chính,
có thể có thêm vài dây nhỏ trang trí đi kèm, chiều dài khoảng 30 – 40cm, có
giá thành khá đắt, khoảng 5 – 6 triệu một chuỗi, có những chuỗi có giá trị
cao về độ tinh xảo và khối lượng, chất lượng bạc có giá tới 12 triệu. Để mua
các chuỗi dây loại này, người Mường thường mua lại của những người có
quen biết – việc này sẽ khẳng định được giá trị thật của chuỗi dây bạc.
Ngoài ra họ có thể đặt làm tại các cửa hiệu vàng bạc trên địa bàn phố chợ,
thị trấn huyện, tỉnh để đảm bảo chất lượng.
50
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình, đặc biệt là phụ nữ
khác nhau, hầu hết những phụ nữ ở Quý Hòa hiện nay đều làm nghề nông
trồng ngô trồng lúa là chính cho nên chi phí dành cho việc sắm sửa một
chuỗi dây đeo trang trí cho bản thân không được cao, họ thường thay dây
bạc bằng các loại dây có chất liệu gần giống với bạc như nhôm, inox hoặc
hợp kim khác. Giá cả cho những chuỗi dây loại này khá rẻ, vừa túi tiền của
nhiều người, tức khoảng 300 – 600 nghìn một chuỗi. Những chuỗi dây giả
bạc loại này được bày bán tại các chợ phiên hàng tuần khá nhiều, giá cả
cũng có thể mặc cả thay đổi.
Làm Cạp váy
Là một trong các sản phẩm dệt thổ cẩm được UBND xã Quý Hòa đưa
vào tiểu dự án Sản xuất vải thổ cẩm, trong Dự án giảm nghèo các tỉnh miền
núi phía Bắc Giai đoạn 2 theo công văn 192/NMPRP2 ngày 20 / 2 / 2012.
Bởi vậy mà những nét văn hóa truyền thống của dân tộc được thể hiện qua
chiếc cạp váy Mường không những vẫn còn được lưu giữ mà còn đang trên
đà phát huy, mở rộng hơn trong môi trường xã hội mới.
Không chỉ còn là vật phẩm làm ra để phục vụ cho nhu cầu trong gia
đình nữa mà cạp váy Mường ở Quý Hòa hiện nay làm ra còn là sản phẩm
thủ công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập trong gia đình.
Cụ thể hơn, Cạp váy trong truyền thống chỉ mang vai trò văn hóa, ứng dụng
thì hiện nay nó còn gánh vác thêm ý nghĩa kinh tế cho mỗi hộ gia đình người
Mường ở Quý Hòa.
Theo kết quả điều tra về tiến độ thực hiện trong chính sách phát triển
nghề dệt thổ cẩm ở Quý Hòa, trung bình cứ mỗi phụ nữ dệt được một chiếc cạp
váy trong thời gian một tuần. Thời gian mà họ sử dụng không phải là toàn bộ
thời gian của cả tuần mà chỉ là sự tranh thủ thời gian dỗi trong ngày, ước tính
trung bình mỗi ngày họ dành ra khoảng 2 giờ vào buổi trưa và buổi tối để dệt.
Sau một tuần như thế họ hoàn thành chiếc cạp váy gồm Cao và Rang dưới.
51
Phụ nữ Mường ở Quý Hòa nói riêng và nhiều xã khác của huyện Lạc
Sơn giờ đây hầu hết đều không dệt Rang trên nữa, điều này đồng nghĩa với
việc chiếc cạp váy giờ đây họ sử dụng chỉ gồm có hai mảnh là Rang dưới và
Cao. Lí do gần nhất cho hiện tượng này đó là sự thay đổi về quan niệm thẩm
mỹ của người mặc. Nhiều phụ nữ Mường nói rằng họ không thích mặc váy
Mường có Rang trên bởi Rang trên rất dày, mặc sẽ cộm lên khiến người mặc
rất to, nóng và khó chịu.
Vai trò của phụ nữ Mường trong sử dụng y phục Mường hiện nay
3.1.1.1. Thời gian mặc trang phục dân tộc
Tại Quý Hòa hiện nay gần như 100% những phụ nữ có độ tuổi từ 45
trở xuống không mặc trang phục dân tộc Mường khi diễn ra các hoạt động
sinh hoạt thường ngày. Tức là họ chỉ mặc đồ Mường khi nào cần thiết đi dự
lễ hội, chụp ảnh kỷ niệm, các ngày lễ kỷ niệm mà chính quyền xã yêu cầu.
Những người có độ tuổi từ 58 trở lên thường mặc trang phục Mường vào
tất cả các ngày, ngày lễ cũng như ngày thường, khi đi làm cũng như đi chợ.
Những phụ nữ còn lại, tức là có độ tuổi từ 45 tuổi đến 58 thì hay thay
đổi tùy vào sở thích, công việc cũng như thói quen. Họ có thể thích mặc đồ
Mường khi họ đi dự chợ phiên, hay khi đi dự đám cưới, đám hiếu (đám
tang), ăn hỏi, làm nhà mớitrong dòng họ, trong làng bản mà không cần
thiết phải yêu cầu hay bắt buộc.
Đối với những phụ nữ lớn tuổi, trang phục Mường là truyền thống, là
quá khứ, là văn hóa, là tập quán, là thói quen, là nét đẹp, là niềm tự hào của
họ từ trước cho đến nay, họ hoàn toàn không cảm thấy chút phiền phức nào
khi phải quấn váy để làm việc, điều đó cũng giống như người Việt mặc quần
dài hai ống để làm đồng, lội ruộng, họ xắn gấu quần lên cao khỏi mặt nước
thì ở đây, phụ nữ Mường dùng dây chuối hoặc dây rừng hay bất cứ loại dây
nào khác để buộc quanh thân váy, kéo chỗ buộc cao lên để đoạn thân váy
52
trên chùng lại khiến cho gấu váy ở cao hơn theo ý người mặc muốn. Với
cách làm như vậy, họ có thể thoải mái làm bất cứ công việc đồng áng nào
mà vẫn kín đáo, truyền thống. Ngược lại, đối với những phụ nữ Mường lớn
tuổi khi cả cuộc đời họ chỉ quen mặc đồ Mường thì để thay đổi thói quen
này chuyển sang mặc dạng quần hai ống hay áo phông như người Việt lại trở
nên rất khó khăn. Họ không cảm thấy tự tin hay thoải mái khi diện những bộ
đồ thể hiện rõ vóc dáng người mặc như vậy.
Bên cạnh đó, phụ nữ Mường luôn đeo một chiếc rọ nhỏ bên hông, tiện
cho thói quen nhặt nhạnh rau, vài con cua, ốc hay những thứ phục vụ cho
bữa ăn hàng ngày của họ.
3.1.1.2. Cách thức sử dụng y phục có nhiều biến đổi
So với trang phục truyền thống của các dân tộc khác thì trang phục
phụ nữ dân tộc Mường không rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều. Toàn bộ trang
phục phần lớn chỉ có hai màu đen và trắng, những hoa văn trên cạp váy tuy
đặc sắc nhưng lại phô bày quá ít. Trang phục tuy truyền thống nhưng quá
giản dị đó đang phải cạnh tranh gay gắt với các bộ trang phục sặc sỡ về màu
sắc và đa dạng về kiểu dáng của các dân tộc anh em khác, đặc biệt là trang
phục của người Kinh và người Thái.
Hiện nay số phụ nữ còn vừa mặc trang phục truyền thống vừa tham
gia các hoạt động sinh hoạt thường ngày chiếm số lượng rất ít, chủ yếu là
những phụ nữ có độ tuổi từ 56 tuổi trở lên. ở những phụ nữ này, họ vẫn mặc
trang phục chuẩn truyền thống, cả về kiểu dáng và chất liệu làm trang phục
bởi những bộ đồ họ đang mặc đều là từ xưa còn lại, do chính đôi tay họ làm
ra.
Những phụ nữ trưởng thành dưới 56 tuổi thường chỉ mặc trang phục
dân tộc Mường vào các ngày lễ, Tết, các ngày họ đi chợ phiên, ngày có đám
tang hay đám cưới và các ngày hội, kỷ niệm mà xã yêu cầu. Trong đó, một
53
số lượng không ít những bộ trang phục bị biến tấu theo sở thích của người
mặc.
Xu hướng biến đổi thường gặp nhất là dạng áo Cóm của người Thái
mặc với váy Mường và cạp váy chỉ có Rang dưới và Cao. Ngoài ra còn bắt
gặp một số thay đổi nhỏ trong kiểu dáng như đính thêm khuy bướm vào áo
cánh Mường thay cho việc sử dụng kim băng để cài áo hay chuyển đổi từ cổ
áo tròn thành cổ tim
3.1.1.3. Y phục trong cưới xin biển đổi mạnh mẽ
Ngày nay rất nhiều cô dâu đều tổ chức đám cưới gần giống như của
người Việt, khi họ mặc váy cưới màu trắng, đi giày cao gót. Tuy vậy họ
cũng mặc trang phục Mường khi chụp ảnh cưới, có thể khi ăn hỏi và sau khi
lễ cưới diễn ra.
Trang phục của cô dâu thì gần như không còn là do cô tự làm rồi tự may
như trong truyền thống, điều này là sự tất yếu phải xảy ra khi các cô gái trẻ thời
nay nhiều người không còn biết đến nghề dệt vải hay dệt thổ cẩm, và không thể
không kể đến lí do nghề nghiệp của họ cũng như sự thay đổi về yêu cầu của nhà
chồng không còn là những vỏ chăn hay những bộ đồ truyền thống.
Để chuẩn bị một bộ đồ Mường cho đám cưới, các cô gái thường ra
nhà may để đặt may theo vóc dáng của mình. Và dĩ nhiên, vì ngày quan
trọng nhất cuộc đời mình cô sẽ lựa chọn may cho mình những bộ đồ đẹp
nhất và có chất lượng. Thông thường phụ nữ Mường nghĩ rằng chân váy
Mường phải có chất liệu Nhung loại một mịn mượt và bền đẹp, áo cánh thì
màu sắc sặc sỡ như màu hồng cánh sen hoặc màu vàng đậm có cài thêm một
hoặc hai chiếc khuy bướm giống như áo Cóm của người Thái
3.1.1.4. Biến đổi trong tang phục
Trong tất cả các hoạt động văn hóa của hầu hết các dân tộc thiểu số thì
hoạt động tang ma luôn là những hoạt động còn giữ được yếu tố truyền
54
thống đậm nét nhất, vấn đề y phục trong tang ma của người Mường ở Quý
Hòa cũng không ngoại lệ. Những người phụ nữ đi dự đám tang (đám hiếu)
vẫn còn thực hiện đúng như phong tục truyền thống. Họ mặc áo cánh giống
ngày thường màu trắng hoặc sắc sáng, thân váy bằng vải dệt thô trắng, thưa
và có dấu hiệu sờn cũ của thời gian, có lẽ họ đã sử dụng chiếc thân váy đó
để dự tất cả các đám tang đã xảy ra trong trong suốt cuộc đời của họ. Vẫn
chiếc khăn trắng quấn trên đầu. Khi tôi bắt gặp hình ảnh ấy, tôi cảm thấy
mình như sống lại với một truyền thống đầy riêng biệt mà tôi chưa từng
được tiếp cận trong đời, nó khiến tôi cảm thấy phấn khích hơn bao giờ hết.
Tang phục của người Mường hiện nay cũng không có nhiều thay đổi.
Về hình thức, người Mường cũng như phụ nữ Mưỡng vẫn mặc đồ tem như
trong truyền thống, tức đồ trắng từ mũ đội đầu của con cái người mất đến
vải trắng dùng để bọc áo quan.
Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây được thể hiện ở chất liệu cũng như quy
trình sản xuất của những đồ tem này. Hầu hết các đám tang ở Quý Hòa hay
các xã lân cận hiện nay đều mua từ các nhà may, hay từ các chợ phiên trong
vùng. Thậm chí có nhiều địa điểm chuyên bán đồ tang.
Những đồ tang này có chất liệu từ sợi bông công nghiệp là chính được
dệt máy và đa phần có nguồn gốc không rõ ràng.
3.2. Vai trò của phụ nữ trong truyền dạy nghề làm y phục truyền
thống.
3.2.1. Phụ nữ với việc truyền dạy.
Ngay từ khi những người con gái mới được sinh ra, và ngày đầy tháng
của chúng, người đến dự thường đem tặng cháu bé 5 vuông vải tự dệt, một
con gà. Khi trao quà cho cháu bé, người ta thường đọc lời chúc bằng thơ :
Án con cái cả cho chóng
Án ti cách tắc, bễ mùn, bễ cúi
Án ti là pô ông, là phải
55
Với chí da ụn hảy.
Nghĩa là :
Được con gái lớn cho nhanh
Để đi hái rau, lấy măng, lấy củi
Biết làm bông dệt vải
Với mẹ con nhé.
Trong truyền thống, những người phụ nữ họ dạy con từ khi còn trong
bụng mẹ bằng những câu thơ, câu ca dao tục ngữ về truyền thống dệt vải,
cho tới khi sinh con, tới khi đầy tháng đầy năm bằng những vuông vải, bằng
các mảnh con thoiRồi tới khi con lớn hơn theo mẹ đi lên nương trồng
bông, quay sợisự truyền dạy ấy dường như là tất yếu, điều sẽ quyết định
tương lai cả cuộc đời người con gái sau này.
Hiện nay, trong số 30 phụ nữ đang tham gia chính sách kinh tế xóa
đói giảm nghèo bằng việc phát triển nghề dệt thổ cẩm tại Quý Hòa, toàn bộ
họ đều là những người đã lập gia đình, có con và biết dệt từ khi còn rất trẻ.
Bởi vì tổ chức dệt tập chung nhóm trong các thôn với nhau nên việc giao
lưu, trau dồi học hỏi lẫn nhau là điều thường xuyên diễn ra. Những người
lớn tuổi hơn thường có nhiều kinh nghiệm hơn khi dệt các hoa văn khó có
nhiều go, họ luôn sẵn sàng truyền dạy cho những người khác các kỹ thuật
dệt của mình.
Tuy vậy, với một chút ít thông tin mang tính khả quan trên thì vẫn chỉ
như một ánh lửa mập mờ trong cơn giông mà thôi, so với số lượng hơn 1
nghìn phụ nữ trưởng thành đang sống và làm việc tại địa bàn xã Quý Hòa thì
con số 30 thực sự là rất nhỏ.
3.2.2. Phụ nữ với việc tiếp nhận nghề làm y phục truyền thống.
Trong tâm tưởng của phụ nữ Mường, nghề dệt không chỉ là một nghề
thủ công truyền thống có vai trò về kinh tế hay giá trị về văn hóa mà hiện
nay đang được đề cao bảo tồn. Đối với họ, nghề dệt còn là nghĩa vụ phải
56
thừa kế từ thế hệ bà, mẹ đi trước và cũng là trách nhiệm phải truyền lại cho
con cháu gái của mình. Điều này được thể hiện rõ nhất là lúc gia đình có
đám tang, khi người mẹ hay người bà qua đời, người con dâu sẽ cầm thoi dệt
vải đứng bên linh cữu, ý nói sẽ giữ nghề đưa thoi dệt vải của mẹ và mang lại
sự ấm êm đầy đủ cho mái nhà sàn nơi mẹ đã từng sống.
Sau những đêm mo, nghi lễ đưa ma được tiến hành rất trịnh trọng.
Với quan niệm, người đàn bà sau khi chết về trở mường trời vẫn tiếp tục
sống và lao động như khi ở trần gian, nên trước khi đưa quan tài ra khỏi nhà,
người ta trải hai chiếc chiếu trước gian khách (vóng tông), tên đó bày đầy đủ
các công cụ sản xuất có nhiều mối liên hệ với người chết như : Sa quay sợi,
xoong, nồi, dần, sàng
Những thủ tục trong đám tang truyền thống đó khiến cho những người
tham dự bùi ngùi cảm động về tình cảm, tình nghĩa keo sơn của gia đình nói
riêng, đậm chất nhân văn sâu sắc của cộng đồng người Mường nói chung.
Chính những sắc thái văn hóa đó đã mang đến cho tổng thể văn hóa Mường
thêm đậm đà, sâu sắc.
Tuy nhiên theo kết quả của khoảng hơn 20 cuộc phỏng vấn những phụ
nữ ở địa phương đang tiến hành dệt và khoảng 10 cô gái còn trẻ từ 15 đến
23 tuổi (trong đó có 4 người đã kết hôn) về vấn đề muốn học tập và tiếp tục
nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho ta thấy tình trạng hiện tại không có nhiều
khả quan, thuận lợi cho việc tiếp tục truyền dạy và tiếp nhận nghề dệt, trong
đó :
Tất cả 20 người phụ nữ đó đều không có yêu cầu bắt buộc đối với con
em của mình về nghề dệt thổ cẩm. Bởi hiện tại, những lựa chọn nghề nghiệp
và học tập của con cái đều do chúng tự quyết, sau khi chúng học xong cấp
ba, thậm chí là cấp hai. Trong khoảng thời gian do cha mẹ định hướng, tức
từ khi sinh ra cho tới khi chúng 12, 13 tuổi - đang ở độ tuổi nhiều điều tò
mò, muốn khá phá, nhiều đứa trẻ muốn học theo mẹ, bà của mình dệt cạp,
57
dệt mặt phà. Tuy nhiên khi chúng lớn hơn, khi chúng tiếp xúc nhiều hơn với
môi trường bên ngoài có nhiều điều thú vị và khi chúng đã cảm thấy chán
nản với công việc dệt may lâu la, nhàm nhạt thì không tránh khỏi rằng dệt
may thổ cẩm không còn hứng thú với chúng nữa. Những người mẹ, người bà
cũng có nhiều suy nghĩ mong muốn con gái của mình có thể có cuộc sống
tốt hơn bản thân họ, không phải là ngồi một chỗ dệt cửi mà thay vào đó,
chúng nên ra ngoài kia, học tập, đi nhiều nơi, biết nhiều điều và mang lại
thành công về công danh hay kinh tế như chính họ đã từng mơ ước.
Chính vì thế, không có gì lạ khi trong mười cô gái có 3 cô gái độ tuổi
từ 20 đến 23 biết dệt cạp váy, họ học kỹ thuật dệt từ mẹ và bà của mình. Tuy
nhiên, ba cô gái cho biết họ học dệt vì bà và mẹ của họ là những người dệt
từ khi còn rất bé, có kỹ thuật dệt giỏi và muốn truyền dạy lại cho họ chứ
không xuất phát từ mong muốn chủ quan của chính mình. Tất cả họ dường
như không có ý định học nghề dệt thổ cẩm làm nghề lâu dài. Lý do được đưa
ra nhiều nhất rằng họ không có nhiều hứng thú với nghề dệt, từ nhỏ hầu hết
những gì họ được truyền dạy ở nhà và trường học là học tốt để tìm kiếm một
công việc tốt cho bản thân, làm giàu cho gia đình và quê hương mình.
Những nghi lễ trong tang ma hay lễ hội liên quan đến nghề dệt mà họ
chứng kiến chỉ còn mang tính hình thức, phong tục mà mọi người phải thực
hiện.
3.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong cắt may
và sử dụng y phục truyền thống hiện nay
Yếu tố văn hóa
Đối với người Mường truyền thống, công việc dệt vải, may vá là công
việc bình thường của phụ nữ. Hoạt động dệt vải, chuẩn bị những bộ quần áo,
váy cho các thành viên trong gia đình đã được giao phó cho họ từ bao đời
58
nay, điều này đã trở thành một thói quen, một ngĩa vụ hằn sâu trong tâm
tưởng của tất cả các thành viên trong gia đình cũng như trong xã hội.
Hơn nữa, phụ nữ là người có cảm quan sâu sắc, nhạy bén hơn về tính
thẩm mỹ, về nét đẹp của con người. Đồng thời cũng là những người có
thiên hướng chinh phục và nắm giữ cái đẹp hơn đàn ông.
Chính vì những lí do trên mà qua quá trình thời gian, văn hóa trở
thành lí do cốt yếu nhất tác động đến quan niệm cũng như hành xử của phụ
nữ đối với việc cắt may, sử dụng trang phục dân tộc hiện nay. Một quan
niệm và hành xử mặc dù theo xu hướng hiện đại, trào lưu nhưng vẫn không
thể nào dứt bỏ được truyền thống lâu đời đã thấm nhuần trong máu thịt từng
con người. Đối với họ, y phục Mường truyền thống vẫn là một niềm tự hào
không bao giờ cũ, bởi với nó, phụ nữ Mường mới mang đầy đủ những thành
tố tạo nên văn hóa Mường và mới thực sự là người Mường trọn vẹn.
Ngày nay, để phù hợp nhiều hơn với môi trường sống đổi mới, người
Mường ở Quý Hòa quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển, thoát ly nền kinh tế
nông nghiệp nghèo nàn. Và kinh tế thay đổi, đồng nghĩa với việc các thành
tố văn hóa cũng bị kéo vào vòng xoáy thay đổi ấy, trong đó y phục dân tộc
Mường là một trong các thành tố có tốc độ biến đổi nhanh và mạnh nhất.
Nếu không có các biện pháp để kìm hãm lại, y phục Mường sẽ chỉ còn lại
giá trị lịch sử mà thôi, bởi y phục được sáng tạo ra để phục vụ đời sống của
con người và đại diện cho cộng đồng người đó, nên nếu như y phục một
ngày không còn vai trò phục vụ đời sống con người nữa, thì tương đương
với việc những bộ y phục đó chỉ còn là vật chứng cho một thời đã qua mà
thôi.
Chính sách của Đảng, Nhà nước
Trong nhiều năm gần đây, mặc dù Quý Hòa gần như không có văn
bản, chính sách cụ thể nào về vấn đề bảo tồn trang phục tryuền thống tuy
59
nhiên. Dựa trên các phương hướng, đường lối của Đảng và Nhà nước,
UBND xã Quý Hòa cũng thường xuyên lồng ghép vấn đề bảo tồn văn hóa
dân tộc trong các chính sách phát triển kinh tế, chính trị thực hiện tại địa
bàn.
Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, xã có trực tiếp triển khai chính sách
phát triển nghề dệt thổ cẩm nhằm tạo thêm công ăn việc làm và xóa đói
giảm nghèo cho người dân. Điều này không chỉ phần nào tăng thêm thu
nhập trong kinh tế các gia đình tại xã, mà nó còn góp phần quan trọng vào
công tác bảo tồn nghề dệt cổ truyền Mường Vang nổi tiếng trong lịch sử.
Bên cạnh đó, trong mỗi một tổ chức, một đơn vị hoạt động tại địa bàn
xã, các yêu cầu cơ bản nhất là đối với phụ nữ khi tham gia các hoạt động của
đơn vị như hội họp, văn nghệ thì tất cẩ đều phải mặc y phục Mường
Đồng thời, chính sách trên cũng góp một phần không nhỏ vào công
tác bảo tồn, thúc đẩy, phát huy những đặc sắc trong trang phục dân tộc
truyền thống, khơi gợi đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ một ký ức xưa
kia đậm đà sắc tộc Mường qua trang phục của dân tộc mình.
Nhu cầu của phát triển du lịch
Nhiều loại hình du lịch phát triển hiện nay, đặc biệt là du lịch cộng
đồng, du lịch gắn với văn hóa của từng tộc người sinh sống tại địa bàn. Hiện
tượng này đã, đang và sẽ là động lực rất lớn thúc đầy phát triển các ngành
nghê thủ công, động lực để các chủ thể văn hóa tộc người tiếp tục duy trì và
phát huy những đặc sắc trong văn hóa truyền thống của chính mình nói
chung, bảo lưu và phát triển nghề làm trang phục truyền thống dân tộc
Mường nói riêng.
3.4. Vấn đề đặt ra và một số giải pháp khắc phục
3.4.1. Vấn đề đặt ra
60
Vấn đề 1 : Tại Quý Hòa hiện nay mặc dù Chính quyền xã đã ban hành
và thực hiện nhiều chính sách nhằm bảo tồn và kích thích phát triển nghề
dệt thổ cẩm truyền thống, hiệu quả đạt được cũng khá cao tuy nhiên sản
phẩm dệt chủ yếu là Cạp váy và mặt Phà ( chăn ) mà không làm các bộ phận
khác của trang phục như áo Cóm hay chân váy. Điều này mặc dù giúp gìn
giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng đối với việc bảo tồn trang
phục lại chỉ mang tính cục bộ, chưa toàn diện.
Vấn đề 2 : Số lượng sợi dùng để dệt cạp váy và mặt phà hoàn toàn
được phụ nữ Mường mua ngoài chợ về, nguồn gốc không rõ ràng, chất liệu
bằng sợi len hoặc sợi chỉ kim tuyến có chất lượng trung bình. Với phương
thức bảo tồn như vậy thì nghề dệt thổ cẩm ở Quý Hòa gần như chỉ giữ gìn
được kỹ thuật dệt, còn chất liệu bông và sợi tơ tằm thì gần như hoàn toàn
biến mất và không có ý định được bảo tồn.
Vấn đề 3 : Chính quyền xã cũng như Hội phụ nữ xã Quý Hòa đã rất
tích cực và chặt chẽ trong việc phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng lại không
chú trọng đến đầu ra của sản phẩm, tức là chưa xác định rõ đồ thổ cẩm của
phụ nữ Mường tại đây làm ra sẽ được bán đi đâu. Hiện tại sản phẩm được
làm ra vẫn chỉ được đem sử dụng trong gia đình và bán lẻ cho những phụ nữ
khác quanh khu vực sinh sống. Về lâu dài, hình thức này sẽ không thể tiếp
tục phát triển vì sản phẩm được làm ra không có thị trường tiêu thụ.
3.4.2. Một số giải pháp khắc phục
Phát triển du lịch cộng đồng Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều
các tổ chức hoạt động nhằm mục đích phát triển du lịch cộng đồng ở các
vùng quê miền núi, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số sinh
sống. Chính quyền xã cũng như các đơn vị nên phối kết hợp với các tổ chức
này để một mặt giúp phát triển kinh tế du lịch tại địa phương, mặt khác sẽ
tạo được thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công nghiệp, đặc biệt là
61
thổ cẩm. Ví dụ tiêu biểu là Tổ chức VEO – Tổ chức Du lịch thiện nguyện vì
cộng đồng.
Kiến thiết lại toàn bộ quy mô cũng như tổ chức của nhóm phát
triển nghề dệt thổ cẩm sao cho mở rộng hơn, chất lượng hơn, năng suất hơn.
Tìm kiếm và kết nối với các đơn vị, cơ sở, hoặc xưởng sản xuất
để đảm bảo chất lượng của các nguyên liệu dệt, cụ thể là các loại sợi. Nhằm
đảm bảo được chất lượng của sản phẩm dệt, đồng thời kích thích các ngành
nghề sản xuất khác cùng phát triển.
Tuyên truyền đến với toàn bộ người dân : dệt thổ cẩm không chỉ
nhằm phát triển kinh tế hay xóa đói giảm nghèo, mà điều quan trọng nhất là
đang bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời buổi hội nhập phát triển
hiện nay, chính là đang bảo tồn cái nguồn cội của cả một tộc người.
3.5. Câu chuyện văn hóa
Với một môi trường sinh sống đang theo đà phát triển của đất nước,
người Mường ở Quý Hòa hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục cởi mở hơn, hội
nhập nhiều hơn với môi trường xung quanh về kinh tế và văn hóa, đó là sự
tất yếu để xã hội phát triển . Tuy nhiên, bên trong lòng con suối văn hóa
đang cuồn cuộn chảy về tương lai ấy, vẫn còn những ngôi nhà không còn
mới, những con người không còn trẻ vẫn sống cùng dấu ấn của lịch sử, dấu
ấn của truyền thống văn hóa, những dấu ấn mà tôi lo sợ rằng chỉ vài năm
nữa thôi chúng sẽ chẳng còn.
Câu chuyện thứ nhất : Bá Bùi Thị Nhẹm, 54 tuổi tại xóm Cốc, xã
Quý Hòa. Từ nhỏ bá sinh sống trong một gia đình rất nổi trội về nghề dệt
vải và dệt thổ cẩm, vậy nên từ khi 13, 14 tuổi bá đã có khả năng dệt vải
thường và biết dệt thổ cẩm loại ít go. Cho tới khi về nhà chồng năm 19 tuổi,
bá đã mang theo những mảnh vỏ chăn thổ cẩm, những bộ quần áo mới do
chính tay bá làm ra trong hầu hết tất cả các khâu.
62
Trong nhiều năm làm vợ, làm mẹ bá vẫn tiếp tục trồng bông, nuôi
tằm, dệt vải và làm ra rất nhiều các sản phẩm dệt khác nhau có chất lượng
tốt, hoa văn cầu kỳ, tinh xảo.
Cho đến khoảng những năm 1998, 1999 khi xu hướng chuyển đổi cây
trồng mới để phát triển kinh tế nở rộ. Rất nhiều gia đình, rất nhiều phụ nữ
đã từ bỏ việc trồng bông, nuôi tằm để lấy đất trồng các loại cây lượng thực
nhằm hỗ trợ cho kinh tế gia đình như sắn, ngô, khoaiGia đình bá Nhẹm
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Có lẽ bắt đầu từ đó, Bá và những phụ nữ
khác đã tìm kiếm những nguyên liệu khác như sợi len, chỉ tổng hợp thay thế
cho bông, tằm khi dệt thổ cẩm. Có lẽ cũng từ thời điểm này, phụ nữ Mường
nơi đây không còn tự dệt vải cho mình mà tìm kiếm những loại vải tổng hợp
được bày bán để thay thế chúng.
Đến những năm gần đây, do lớn tuổi, mắt bá cũng kém dần nên bá
không còn tiếp tục được nghề dệt trong gia đình. Trong bốn người con, bá
có một cô con gái, hiện nay con gái bá đã lập gia đình và có con nhỏ. Theo
bá Nhẹm, bá cũng muốn dạy lại nghề dệt cho người con gái, nhưng mọi điều
kiện đều không cho phép. Con gái bá, chị Hoa (tên thay thế cho tên thật của
nhân vật)được đi học từ nhỏ, lên cấp 2 và cấp 3 lại học nội trú trên trường
Huyện, ít khi về nhà. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, chị Hoa thi vào ngành dược
và được đào tạo trong đó 3 năm. Sau khi tốt nghiệp về quê chị lập gia đình
và mở hiệu thuốc nhỏ tại gia. Chính vì vậy, cơ hội được truyền lại cho con
gái những kỹ năng của mình về nghề dệt thổ cẩm gần như không có. Còn
chưa kể đến ý kiến chủ quan của chị Hoa về nghề dệt :« Chị không thích dệt
lắm, bởi vì dệt thổ cẩm chỉ làm khi mình làm nông nghiệp rồi thời gian dỗi
mình làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Còn giờ chị đã có nghề ổn định rồi,
chị dệt thổ cẩm làm gì ? Bây giờ vừa không có thời gian lại chẳng bán được
hàng. » Hiện tại, bá Nhẹm đang sống cùng chồng tại xóm Cốc, bá vẫn còn
lưu giữ rất nhiều y phục Mường và vỏ chăn, vỏ gối do chính tay bá tự làm
63
ra trong tất cả các khâu : từ trồng bông dệt vải cho tới cắt nhuộm. Tôi may
mắn được tận mắt xem, tận tay sờ những sản phẩm dệt của bá, đặc biệt là
những chiếc vỏ chăn thổ cẩm được dệt và tạo hoa văn một cách vô cùng tinh
xảo với gần 100 go được cài.
Ở Quý Hòa, hầu như ai cũng biết đến khả năng dệt thổ cẩm rất tuyệt
vời của bá Nhẹm, điều đó không chỉ chứng minh cho sự tài hoa của mình mà
nó còn thể hiện cho phẩm chất « nữ công gia chánh » của bá, khiến nhiều
người, đặc biệt là những phụ nữ khác ngưỡng mộ.
Câu chuyện thứ hai : Chị Bùi Thị Diễm, cư trú tại xóm Cáo, xã
Quý Hòa, năm nay 32 tuổi. Chị Diễm tham gia hoạt động Đoàn xã từ năm
2001 đến năm 2010, hiện tại chị đang là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm
Cáo. Mẹ của chị, bá Bùi Thị Tâm vốn nổi tiếng là một người chăm chỉ dệt
vải và thổ cẩm nên từ bé chị đã theo mẹ làm những công việc trồng bông,
dệt vải. Lớn lên trong một môi trường thường xuyên phải tiếp xúc và làm
việc với nghề dệt truyền thống như vậy đã tạo cho chị một khả năng, kinh
nghiệm khá tốt. Cũng vì vậy mà hiện nay chị đang đảm nhận vai trò Chi hội
trưởng Chi hội phụ nữ xóm Cáo, cũng là người quán xuyến, sát sao đối với
tập thể phụ nữ tham gia dệt thổ cẩm trong chính sách kinh tế xóa đói giảm
nghèo ở xã, cụ thể là có tất cả 20 khung cửi đặt tại 20 gia đình trong xóm.
Chi Diễm cho biết, trước khi sinh đứa con thứ hai gần đây thì mỗi
ngày tranh thủ thời gian vào buổi trưa và buổi tối, sau một tuần chị dệt
được một chiếc cạp váy gồm có Rang dưới và Cao. Ở xóm thì hầu hết phụ
nữ nào cũng vậy cả bởi ban ngày còn bận đi làm đồng, lên nương trồng ngô
trồng sắn, hay chăn nuôi gia súc gia cầm. Thời gian dành cho việc dệt thổ
cẩm chỉ chiếm khoảng 2 giờ một ngày.
Sau khi dệt xong cạp váy các chị có thể bán cho những phụ nữ khác
trong xóm hoặc các xóm khác để may trang phục Mường. Mỗi chiếc cạp váy
gồm Cao và Rang dưới như thế giá trung bình là 90 nghìn đồng ( Cao : 40
64
nghìn ; Rang dưới: 50 nghìn đồng). Chị không dệt Rang trên bởi hiện giờ
hầu hết phụ nữ đều không thích dùng Rang trên nữa, nó khiến cho nhiều
người cảm thấy chiếc váy quá dày, cộm và khó sử dụng.
Mặc dù biết dệt từ khi còn nhỏ, nhưng đến khi chị Diễm bắt đầu tham
gia công tác Đoàn xã chị mới sắm sửa cho mình những bộ trang phục
Mường truyền thống. Đến nay chị có khoảng ba bộ đồ Mường để thay đổi
trong các ngày quy định.
Chị Diễm cho biết, quy định của Chi hội vào các ngày lễ, Tết, các
ngày kỷ niệm, các chị em phụ nữ đều phải mặc trang phục Mường đầy đủ,
có thể không cần quấn khăn trên đầu. Những ai không thực hiện đúng thì
yêu cầu thu phạt 10 nghìn đồng một người. Điều này có vẻ có chút không
thỏa đáng khi trang phục mặc của các thành viên cộng đồng lại không được
tự do lựa chọn, nhưng tuyệt nhiên không một ai phản đối hay không tuân
thủ, ngược lại tất thảy mọi người đều cảm thấy vui mừng, coi điều đó như
một sự hiển nhiên và đều tự giác mặc trang phục Mường khi dự lễ hay họp
hành.
Chị cũng kể thêm, ở xã rất nhiều chị em phụ nữ dùng chiếc áo Cóm
của người Thái mặc với váy Mường và coi đó là trang phục Mường truyền
thống của mình, bởi vì áo Cóm so với áo cánh Mường thì đẹp hơn về kiểu
dáng thon gọn, màu sắc sặc sỡ dễ trang trí nên hầu như ai cũng thích, bản
thân chị cũng rất muốn mặc, nhưng do ở vị trí là một Chi hội trưởng chị cần
phải thực hiện đúng với bản sắc truyền thống của mình, không thể vì nó đẹp
mà đua theo. Hơn nữa, đôi khi chị cũng thấy áo cánh Mường đơn giản mà
có gì đó rất trang nhã, thoải mái nên chị quyết tâm sẽ vẫn luôn yêu quý và
mặc đúng với bản sắc thật sự của dân tộc mình.
Tiểu kết chương 3
Các chính sách mở cửa hội nhập, giao lưu hợp tác cùng phát triển đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lên của nhiều lĩnh vực trong đất nước.
65
Nhưng bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ đối với nền văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Mường ở xã Quý Hòa
nói riêng.
Cùng hòa theo chiều hướng phát triển về kinh tế, chính trị đó thì
người Mường ở Quý Hòa cũng đang dần mất đi những bản sắc văn hóa tộc
người vốn đã hiếm, nay còn hiếm hơn. Vốn đã quý về mặt lịch sử văn hóa
nay còn quý hơn. Sự biến đổi đó thể hiện rõ nét nhất qua văn hóa vật chất,
đặc biệt là trang phục dân tộc của phụ nữ Mường. Từ đó ta có thể ngược
dòng lại và nhìn thấy vai trò của phụ nữ đối với việc sản xuất, sử dụng trang
phục dân tộc đã biến đổi nhanh chóng như thế nào.
Sự biến đổi đó dường như là tất yếu không thể ngăn cản, nhưng nếu
từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng cùng chung tay bảo vệ, nâng
niu nền văn hóa dân tộc ấy thì chắc chắn tốc độ biến đổi sẽ chậm hơn rất
nhiều. Hoặc ít ra ta cũng sẽ có những biện pháp hiệu quả hơn trong lĩnh vực
bảo tồn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Chúng ta có thể hiểu thêm về hiện trạng sản xuất và sử dụng y phục
Mường ở Quý Hòa cũng như nghề dệt cổ truyền dân tộc Mường qua một số
câu chuyện văn hóa mà tác giả đã trải nghiệm được.
66
KẾT LUẬN
Y phục là một yếu tố đặc biệt tạo nên bản sắc độc đáo của từng dân
tộc. Mỗi bộ y phục của mỗi dân tộc là một tác phẩm nghệ thuật do bàn tay
và khối óc của bao thế hệ phụ nữ các dân tộc làm nên, từ những chất liệu có
sẵn trong thiên nhiên.
Trải qua bao đời, để tồn tại, y phục các dân tộc đã có những cải tiến,
những đổi mới nhất định để ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn.
Trong một xã hội hép kín với nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất hàng
hóa và sự giao lưu còn hạn chế, dân tộc Mường cũng như các dân tộc ở nước
ta phải vất vả tốn nhiều thời gian và công sức để làm nên những bộ y phục
cho mình. Ở giai đoạn ấy, có thể nói họ phải chấp nhận có gì dùng đấy, dần
dần thành thói quen, thành phong tục. Có nhiều cái hay, cái đẹp những có lẽ
không phải là tất cả.
Phải chăng vì lí do đó mà sau quá trình phát triển của xã hội ngày
càng hiện đại hơn, lớp trẻ hiện nay không còn coi trọng, không còn hứng thú
với y phục truyền thống của dân tộc mình ? Người mặc đã ít, người biết làm
( dệt, nhuộm, may) càng ít hơn. Lớp trẻ chính là tương lai, mà một lớp trẻ
không coi trọng bản sắc dân tộc mình nói chung, y phục truyền thống nói
riêng thì cũng như một tương lai không còn bản sắc dân tộc đó vậy. Một
tương lai như thế chúng ta có thể hoàn toàn đổ lỗi cho lớp trẻ ?
Lớp trẻ là lớp tiếp nhận. Lớp truyền dạy là lớp những người bà, người
mẹ. Còn lớp tác nhân tác động và tạo điều kiện để truyền dạy chính là Nhà
nước hay các chính sách của Nhà nước. Vậy, cái trọng trách đảm bảo cho
một tương lai đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc sẽ đặt lên vai ai ? Trọng trách
đó quá nặng nề, nó phải được san đều cho tất cả.
Nhưng trước đó, tất cả chúng ta phải nhận thức được vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của các thành tố có thể đảm bảo được việc bảo tồn văn hóa
67
dân tộc nói chung, y phục truyền thống dân tộc Mường nói riêng. Trong đó,
vị trí và tầm quan trọng của vai trò người phụ nữ Mường cần phải giữ kiên
cố và làm sáng tỏ trước tiên. Điều này là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo
được chất lượng cũng như tư liệu chính xác nhất để bảo tồn.
68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Từ Chi(1996), Góp phần nghiên cứu Văn hóa và Tộc
người, NXB Văn hóa Thông tin, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
2. Cao Thị Ly(2014), KLTN - Trang phục của phụ nữ Mường ở xã
Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ; ĐHVHHN .
3. Nguyễn Thị Song Hà(2009), Tang lễ của người Mưởng ở Hòa
Bình, Tạp chí Dân tộc học số 4.
4. Jeanne Cuisinier(1994), Người Mường địa lí nhân văn và xã hội
học, NXB Lao Động.
5. Bùi Thị Luyến, KLTN - Rằng thường của người Mường xã Ngọc
lâu, huyện Lạc Sơn, Tỉnh Hòa Bình, ĐHVHHN 2014.
6. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Văn hóa truyền thống một số tộc
người ở Hòa Bình, NXB Văn hóa Dân tộc.
7. Nguyễn Thị Thanh Nga(2003), Nghề dệt của người Thái ở Tây
Bắc trong cuộc sống hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Vi Hồng Nhân(2004), Văn hóa các Dan tộc thiểu số từ một góc
nhìn, NXB Văn hóa Dân tộc.
9. Ngô Đức Thịnh, Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam,
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 1994.
10. Đinh Thị Thủy, Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của
người Mường ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, ĐHVHHN 6/2014.
11. Trần Từ (1996), Người Mường ở Hòa Bình, NXB Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
12. Trân Từ, Xã hội cổ truyền Mường và Hoa văn cạp váy, NXB
Dân tộc và Thời đại, 2005.
13. Trần Từ(1978), Hoa văn Mường, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội.
14. Trang thông tin điện tử Huyện Lạc Sơn, Giới thiệu huyện Lạc
Sơn.
69
15. Viện nghiên cứu Văn hóa, Tục ngữ - Tổng tập Văn học dân gian
các Dân tộc thiểu số, NXB Khoa học Xã hội 2007 – 2010.
70
PHỤ LỤC ẢNH
Nhà sàn Mường truyền thống vân còn khá phổ biến
(Nguồn: Tác giả)
Nhà sàn Mường cũng có nhiều biến đổi để thích nghi với xã hội mới
(Nguồn: Tác giả)
71
Phụ nữ Mường lớn tuổi mặc y phục dân tộc đi dự chợ phiên
(Nguồn: Tác giả)
72
Cạp váy được bày bán ngoài chợ phiên
(Nguồn: Tác giả)
Đồ trang sức và xà tích được bày bán ngoài chợ
(Nguồn: Tác giả)
73
phụ nữ Mường đi dự đám tang
(Nguồn: Tác giả)
Nghệ nhân dệt và vỏ chăn tự dệt
(Nguồn: Tác giả)
74
Mẫu hoa văn độc đáo của mặt phà
(Nguồn: Tác giả)
Sản phẩm dệt chưa tiêu thụ được
(Nguồn: Tác giả)
75
Vải tơ tằm
(Nguồn: Tác giả)
Nghệ nhân và sản phẩm dệt
(Nguồn : Tác giả)
76
Khung cửi dệt thổ cẩm
(Nguồn: Tác giả)
Rang dưới - Cạp váy Mường
(Nguồn : Tác giả)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bui_thi_thanh_thuy_tom_tat_5659.pdf