Ngân hàng Nhà nước nên thiết lập những quy định chặt chẽ hơn nữa đối với
công tác xếp hạng tại các ngân hàng thương mại và kiểm tra giám sát sâu sát hoạt
động xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại. Từ đó giảm tối thiểu
việc các ngân hàng thương mại xếp sai thứ hạng thực tế của khách hàng nói chung
và khách hàng doanh nghiệp nói riêng.
Để nâng cao chất lượng thông tin, CIC nên sử dụng thông tin về tình hình tài
chính của doanh nghiệp với số liệu báo cáo tài chính phải được kiểm toán hoặc tối
thiểu phải được cơ quan thuế phê duyệt quyết toán thuế hằng năm và báo cáo tài
chính mà doanh nghiệp cung cấp cho CIC phải là báo cáo tào chính đã thực hiện
các bút toán điều chỉnh theo ý kiến (nếu có) của cơ quan thuế trong quá trình
kiểm tra quyết toán thuế hằng năm đối với doanh nghiệp đó. Nhưng tốt nhất vẫn ưu
tiên là báo cáo tài chính phải được kiểm toán
Kinh tế Đại họ
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng mô hình Z - Score trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạng tín dụng nội bộ để đảm bảo an toàn
cấp tín dụng tốt hơn
1.4.2. Những điều lƣu ý khi vận dụng mô hình.
- Chúng chính xác hơn và dẫn đến một kết luận rõ ràng hơn đa phần các chỉ
số thông thường.
- Chúng tương đối nhất quán và làm bớt các đánh giá không chính xác và
ngẫu nhiên mà một vài cá nhân có thể mắc phải.
- Tính tin cậy của chúng có thể được đánh giá theo thống kê.
- Chúng nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với các công cụ truyền thống.
- Dựa trên kinh nghiệm với các mô hình tài chính, những người sử dụng phải
ý thức đầy đủ về những điểm hạn chế liên quan.
Một vài điểm hạn chế trong số đó là:
Nhiều điểm số kết quả có thể rất lạ, khi các chỉ số thể hiện các giá trị bất
thường chúng thường tại ra những kết quả sai lầm.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
37
Các mô hình thông thường không cho một kết quả rõ ràng Mỗi khi có nghi
ngờ phát sinh chúng ta phải kiểm chứng bổ sung bằng các thông tin định tính
Hầu hết những người sử dụng thiếu một cơ sở dữ liệu đầy đủ để xây dựng
những mô hình cho riêng mình
1.4.3. Thông tin xếp hạng và điều kiện vận dụng mô hình
Nguồn thông tin được sử dụng trong XHTD doanh nghiệp khi vận dụng mô
hình Z-Score chủ yếu là nguồn thông tin từ BCTC của doanh nghiệp, việc tính toán
chỉ số nguy cơ phá sản của doanh nghiệp được lấy từ các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Nguồn thông tin này cần được các doanh nghiệp cung cấp một cách chính
xác và đầy đủ. Để tăng tính chính xác khi sử dụng mô hình này cần yêu cầu các báo
cáo tài chính đã được qua kiểm toán của các tổ chức kiểm toán
Điều kiện vận dụng mô hình:
Trong số các nhược điểm của mô hình, nhược điểm lớn nhất là phụ thuộc
lớn vào độ chính xác của thông tin thu thập, thì đã được khắc phục bằng cách lấy số
liệu từ nguồn đáng tin cậy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được XHTD
tại ngân hàng
1.4.4. Kết quả vận dụng mô hình và so sánh giữa hai mô hình
Dựa trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp từ tiếp cận nguồn dữ
liệu của BIDV - CN TT Huế trong năm 2015, tiến hành xử lý số liệu liên quan đến
các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình Z-Score. Do yêu cầu bảo mật thông tin khách
hàng và ngân hàng nên đề tài này không nêu rõ kết quả xếp hạng từng doanh nghiệp
một trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn 20
doanh nghiệp (đang được XHTD tại BIDV Huế để chấm điểm theo mô hình Z-
score. Các chỉ tiêu tài chính cụ thể như bảng sau:
Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế
38
Bảng 2.10: Thông tin các số liệu trong báo cáo tài chính của 20 doanh nghiệp
tại BIDV – CN TT Huế
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tổng
TS
TS
Ngắn
hạn
Tổng nợ
phải trả
Nợ
Ngắn
hạn
Tổng
DT
thuần
LN
giữ
lại
LN
Trƣớc
thuế
Chi
phí
lãi
vay
EBIT
Giá trị
thị
trƣờng
1 9434 9041 7644 7644 51357 583 398 0 398 1790
2 3461 2332 520 520 2097 171 111 0 111 3371
3 30953 28210 21137 20634 69861 284 684 1038 1722 5485
4 113990 85677 95380 74488 99775 13272 53227 9968 63195 9816
5 54904 52886 22803 22803 72353 6947 4057 1823 5880 18610
6 94380 82463 196311 48340 174213 9943 7718 5761 13479 31991
7 188030 180791 186311 178805 189154 49212 82483 8610 91093 31719
8 80190 62573 80190 45195 154904 5228 11639 1950 13589 19995
9 32983 26241 14393 10802 25115 8582 12977 11 12988 18590
10 42203 41514 31064 32704 79797 1024 7075 760 7835 4139
11 6684 6180 3942 3533 9677 890 1056 44 1100 2742
12 73869 68563 27574 26247 76342 0 4735 192 4927 46295
13 47629 44217 26935 26520 98683 2593 3324 112 3436 20694
14 38760 27091 23794 18047 36596 1998 14505 853 15358 14966
15 166792 151941 160119 159063 189377 9091 27451 10534 37985 6673
16 92571 64578 19476 12476 165063 2862 10628 0 10628 55095
17 487275 198703 258434 99725 884272 19607 50035 9796 59831 412840
18 102453 677664 66176 59876 253031 4866 6631 4646 11277 36277
19 10198 4017 4663 4663 14647 1548 2909 0 2909 6535
20 85786 61005 56582 51601 152117 2302 3034 2918 5952 29204
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 của 20 doanh nghiệp có quan hệ tín
dụng tại BIDV – CN TT Huế)
Từ những chỉ số trong BCTC doanh nghiệp cung cấp, vận dụng vào công
thức tính của mô hình Z-Score
+Áp dụng đối với DN đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:
Doanh nghiệp số 2, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
39
Z = 1,2 X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X 4 + 1,0X5
Z < 1,8 Phá sản
1,8 <Z < 2,99 Không rõ ràng
2,99 < Z: Lành mạnh
+ Áp dụng đối với Công ty tư nhân: Doanh nghiệp số 1, 3, 9, 17, 18, 19, 20
Z’ = 0,717 X1 + 0,84X2 + 3,107X3 + 0,42X 4 + 0,998X5
Z‟ < 1,23: Phá sản
1,23 < Z‟ <2,90: Không rõ ràng
2,90 < Z‟: Lành mạnh
Bảng 2.11: Kết quả xếp hạng tín dụng cho 20 doanh nghiệp đƣợc chọn
STT X1 X2 X3 X4 X5 Z Xếp hạng
Xếp hạng
nội bộ
1 0,1062 0,0519 0,1311 0,0984 5,4329 5,8204 Lành mạnh A
2 0,7773 0,0692 0,1058 22,473 0,6059 5,298775 Lành mạnh A
3 0,2937 0,0128 0,1836 0,1557 2,257 2,9028 Lành mạnh A
4 0,1178 0,163 1,8295 0,0617 0,8753 3,0473 Lành mạnh A
5 0,6575 0,1771 0,3534 0,4897 1,3178 2,9955 Lành mạnh AA
6 0,4339 0,1475 0,4713 0,0978 1,8459 2,9963 Lành mạnh AAA
7 0,0127 0,3664 1,5987 0,1021 1,006 3,0859 Lành mạnh AA
8 0,2601 0,0913 0,5592 0,1496 1,9317 2,9919 Lành mạnh AAA
9 0,3356 0,2186 1,2235 0,5425 0,7599 3,0801 Lành mạnh AAA
10 0,2505 0,034 0,6126 0,0799 1,8908 2,8679 Không rõ ràng AA
11 0,4752 0,1864 0,5431 0,4174 1,4478 3,0699 Lành mạnh A
12 0,6874 0 0,2201 1,0074 1,0335 2,9484 Không rõ ràng AAA
13 0,4459 0,0762 0,2381 0,461 2,0719 3,293 Lành mạnh AAA
14 0,28 0,0722 1,3076 0,3774 0,9442 2,9813 Không rõ ràng AA
15 -0,051 0,0763 0,7515 0,025 1,1354 1,937 Không rõ ràng A
16 0,6754 0,0433 0,3789 1,6973 1,7831 4,578 Lành mạnh AA
17 0,1456 0,0338 0,3815 0,6709 1,8111 3,043 Lành mạnh AA
18 4,3235 0,0399 0,342 0,2302 2,4648 7,4004 Lành mạnh A
19 -0,045 0,1275 0,8863 0,5886 1,4334 2,9904 Lành mạnh A
20 0,0785 0,0225 0,2156 0,2168 1,7696 2,303 Không rõ ràng AA
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
40
Bảng trên là kết quả của sự vận dụng mô hình Z-Score dưới sự hỗ trợ phần
mềm Excel để tính chỉ số nguy cơ phá sản của 20 doanh nghiệp. Trong năm 2015 có
4 doanh nghiệp nằm trong vùng không rõ ràng, có nguy cơ phá sản thể gợi ý rằng
tình trạng tài chính của các doanh nghiệp nằm trong vùng này không phải là lành
mạnh và có thể không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ phá sản, cần phải cân nhắc thêm
trước quyết định cho vay của ngân hàng. Số lượng công ty lành mạnh có đến 16
công ty và không có Doanh nghiệp nào xếp hạng trong vùng không lành mạnh
chứng tỏ rằng quy trình xếp hạng của BIDV cũng chặt chẽ.
Trong vùng lành mạnh: Kết quả mô hình XHTD nội bộ là 20 DN, con số này
quá hoàn hảo chứng tỏ khách hàng tại BIDV lành mạnh và phát triển. Tuy nhiên
con số này cũng nói lên rằng việc XHTD tại các ngân hàn hiện nay chỉ mang tín
hình thức, hầu như các ngân hàng đều chạy theo chỉ tiêu nên khâu quản lý rủi ro
chưa được chặt chẽ. Trong khi đó, khi áp dụng mô hình Z-Score vào để đánh giá rủi
ro tín dụng thì chỉ có 16 doanh nghiệp nằm trong vùng lành mạnh và phát hiện ra 4
doanh nghiệp đang nằm trong vùng không rõ ràng tức là có tiềm ẩn rủi ro tín dụng,
Doanh nghiệp sẽ có thể không có khả năng thanh toán nếu gặp bất lợi trong kinh
doanh hoặc tình hình không được cải thiện.
BIDV trong những năm qua luôn xếp hạng doanh nghiệp vào vùng lành
mạnh vì thứ nhất Ngân hàng chỉ thẩm định cấp tín dụng cho những doanh nghiệp
làm ăn tốt, những doanh nghiệp thẩm định không được tốt thì từ chối cho vay nên
không xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp này. Thứ 2 theo hệ thống XHTD thì tỷ
trọng chấm điểm cho thông tin phi tài chính là 65% và các chỉ tiêu cho điểm của
doanh nghiệp này rất cao (thường các chi tiêu phi tài chính đều được chấm điểm tối
đa 100 điểm), chỉ có một vài chỉ tiêu không thể chấm cao được ví dụ: số năm quan
hệ với Ngân hàng, số năm hoạt động trong ngành, mức độ sử dụng dịch vụ BIDV so
với các ngân hàng khác trên địa bàn... Trong khi điểm chỉ tiêu tài chính là 35%.
Đồng thời việc duy trì trọng số này là dựa theo căn cứ khách quan của CB.QLKH,
cơ sở cho việc chấm điểm chưa thực sự phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp.
Còn mô hình Z-Score đánh giá khách hàng chỉ dựa trên những con số thực
trên BCTC, các chỉ số được đem ra phân tích rất chặt chẽ và có thể nhận định chính
Trường Đại học Ki
tế Đại học Huế
41
xác tình hình phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy theo nhận định của tác giả thì chỉ
số Z đo lường khách quan và dự báo tình hình hoạt động tương lai của công ty sẽ rõ
ràng hơn mô hình XHTD nội bộ tại BIDV.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
42
Ví dụ cụ thể:
Phân tích cụ thể doanh nghiệp 15, hệ thống XHTD nội bộ chấm điểm nằm
trong vùng lành mạnh tuy nhiên theo mô hình Z-Score thì doanh nghiệp này đánh
giá nằm trong vùng không rõ ràng. Công ty này hoạt động trong nghề xây dựng,
công nghiệp, giao thông thủy lợi, kinh doanh bất động sản, nhà đất, xây dựng hạ
tầng kỹ thuật đô thị. Phân tích BCTC doanh nghiệp gửi ta thấy Tổng tài sản doanh
nghiệp rất cao (166.792 triệu đồng), mà tổng tài sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2,
X3, X5 làm Z giảm xuống đáng kể. Vốn chủ sở hữu công ty thấp (6.673 triệu đồng)
tuy nhiên chi phí lãi vay rất cao hơn nhiều (10.534 triệu đồng) điều đó cho ta thấy
rằng doanh nghiệp đang tăng vay để mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc tăng
cường sử dụng vốn vay giúp công ty có thể sử dụng vốn từ nhiều nguồn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình tuy nhiên áp lực về thanh toán lãi vay làm giảm
lợi nhuận doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn như vậy ta thấy nguồn vốn hoạt động từ
vốn chủ sở hữu và vay nhưng tỷ lệ này cho thấy tình hình không khả quan trong
việc trả nợ. Khả năng tài chính của doanh nghiệp đang phụ thuộc vào vay nợ. Nợ
phải trả chiếm tỷ trọng cao, đây là điểm đáng chú ý của tình hình tài chính, có thể
doanh nghiệp đang phải chịu áp lực khả năng thanh toán các khoản nợ. Nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu cao chứng tỏ doanh nghiệp đang phải gánh chịu một khoản gốc
và lãi vay lớn hơn. Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản thấp cho thấy doing
nghiệp sử dụng tài sản kém hiệu quả. Kết hợp các chỉ tiêu lại với nhau mô hình Z-
Score đưa ra kết quả xếp hạng là doanh nghiệp nằm trong vùng không rõ ràng. Tuy
nhiên theo cách chấm điểm của BIDV thì doanh nghiệp được xếp hạng vào vùng
lành mạnh. BIDV cũng chấm điểm chỉ tiêu tài chính dựa trên các chỉ tiêu như: tính
thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu thu nhập. Kết quả
chấm điểm tài chính cho công ty này là thấp (55 điểm). Chỉ tiêu phi tài chính được
chấm điểm gần như tuyệt đối (90 điểm). Kết hợp 2 kết quả trên tổng điểm của công
ty là: 75 điểm xếp loại A, độ rủi ro thấp. Hai kết quả này đưa ra ý kiến ngược nhau
tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì mô hình Z-Score đưa ra dự báo tốt hơn so với
mô hình XHTD tại BIDV. Điều này được lý giải là do tỷ trọng chấm điểm Phi tài
chính cao (65%) trong khi điểm tài chính chiếm tỷ trọng 35% làm cho kết quả xếp
Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế
43
hạng được đưa vào vùng lành mạnh. Đồng thời việc duy trì kết quả xếp hạng này là
do CB.QLKH đánh giá khách quan đối với DN, cơ sở cho việc chấm điểm chưa
thực sự phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp. Vì vậy theo nhân định tác giả
chỉ số Z đo lường khách quan và dự báo tình hình hoạt động trong tương lai của
công ty 15 rõ ràng hơn mô hình XHTD nội bộ của BIDV.
Cũng tương tự như công ty 15, kết quả kinh doanh công ty 20 theo đánh giá
của mô hình Z-Score thì cũng nằm trong vùng không rõ ràng. Công ty 20 hoạt động
sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ
rơm, rạ và vật liệu tết bện... Tổng lãi vay trả cho các Ngân hàng và tổ chức tín dung
là 2.918 triệu đồng, Lợi nhuận trược thuế và lãi vay là 5.952. Ta thấy khả năng
thanh toán lãi vay của công ty tốt, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy
nhiên thì chỉ riêng hệ số này thì chưa đủ đánh giá hết toàn bộ công ty vì hệ số này
chưa đề cấp đến các khoản thanh toán cố định khác như trả nợ gốc, chi phí tiền
thuêMặc dù tổng doanh thu cao (152.117 triệu đồng) nhưng lợi nhuận giữ lại và
lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại thấp so với doanh thu. Lợi nhuận sau thuế/Tổng
tài sản thấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp là không được tốt. Vì vậy theo mô hình Z-Score thì công ty được xếp
vào nhóm không rõ ràng, tình hình tài chính của công ty có thể không ổn định cần
phải cân nhắc thêm trước quyết định cho vay.
Đối chiếu tình hình trả nợ của 20 doanh nghiệp trên ta thấy, các doanh
nghiệp đều hợp tác tốt trong quá trình trả nợ. Nguyên nhân một phần là nhờ dịch vụ
ngân hàng ngày càng tốt. Khách hàng được thông báo về điện thoại số tiền cần phải
trả hàng tháng của khách hàng trước 5 đến 7 ngày vì vậy khách hàng có kế hoạch
trả nợ tốt cho ngân hàng. Thứ 2 là do khách hàng luôn hợp tác với ngân hàng tốt để
quá trình cấp tín dụng sau này được thuận lợi, từ đó phát triển được việc kinh doanh
của mình. Thứ 3 là tuy nói XHTD chỉ là hình thức, những con số trên báo cáo thì
CB.QLKH luôn làm kết quả được đánh giá tốt, nhưng trước khi cho vay ngân hàng
đã cân nhắc rất nhiều, xem xét tình hình kinh doanh, thẩm định kỹ xem khách hàng
có khả năng trả nợ không, phương án kinh doanh của công ty có khả thi không thì
mới cho vay.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
44
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THỪA THIÊN HUẾ
1.1. Định hƣớng sử dụng mô hình Z-score trong xếp hạng tín dụng khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở những ưu điểm và khả năng áp dụng rộng rãi của Z-Score trong
dự báo rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, NHTM nên xem xét thực thi một số giải
pháp sau để tận dụng ưu điểm của Z-Score trong quản lý rủi ro tín dụng của mình:
+ Nên bổ sung chỉ số Z-score vào các chỉ tiêu XHTD nội bộ khi đánh giá tín
dụng và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này giúp dự báo sớm khả
năng phá sản cũng chính là rủi ro tín dụng cho những doanh nghiệp có mức Z-Score
an toàn.
+ Thường xuyên theo dõi, tính toán lại chỉ số Z-Score theo quý hoặc theo
tháng để đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng và theo dõi chiều hướng thay đổi
của Z-Score để phát hiện kịp thời rủi ro tín dụng và có biện pháp can thiệp kịp thời
và thích hợp.
+ Nên nghiên cứu sự thích hợp của Z-Score trong áp dụng cho từng nhóm
đối tượng khách hàng để điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho thích hợp tại Việt Nam
1.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa
Thiên Huế
Xuất phát từ thực tế việc hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại chi
nhánh, gắn liền với xu thế phát triển kinh tế và tình hình chính trị- xã hội của tỉnh
Thừa Thiên Huế trong tới gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện hơn nữa hoạt động xếp hạng tín nhiệm khách hàng là doanh nghiệp tại
chi nhánh Ngân hàng BIDV- CN TT Huế:
+ Nâng cao tính minh bạch và chất lượng thông tin đầu vào: thông tin đóng
vai trò quan trọng trong việc xếp hạng tín nhiệm, nó được xem là cơ sở để nhân
Trường ại họ Kinh tế Đạ học Huế
45
viên tín dụng tiến hành công việc. Kết quả xếp hạng chính xác hay không về một
đối tượng khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào việc thông tin mà nhân viên tín dụng
thu thập được. Do đó cần phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, linh động trong
việc thu thập các nguồn thông tin và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các
báo cáo tài chính đã được kiểm toán là những yêu cầu để đảm bảo chất lượng
thông tin đầu vào.
+ Định lượng hóa các chỉ tiêu tài chính: Để có thể hạn chế sự chủ quan của
các CB.QLKH trong quá trình chấm điểm thì ngân hàng cần phải định lượng hóa
các chỉ tiêu phi tài chính, đồng thời thu thập thêm các số liệu tiêu biểu của ngành để
làm cơ sở cho điểm. Nâng tỷ trọng chấm điểm của chỉ tiêu tài chính lên để có được
kết quả chính xác và chắc chắn hơn.
+ Bên cạnh đó, bộ phận xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phải độc lập cũng
như nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên tín dụng chấm điểm về cả số lượng
lẫn chất lượng.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
46
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua tìm hiểu, phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và ứng dụng mô
hình Z-Score vào xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – Chi
nhánh TT Huế. Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng
tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” đã giải quyết được các vấn đề sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Đề tài sử dụng mô hình Z-Score để so sánh kết quả chấm điểm với hệ thống
xếp hạng nội bộ từ đó thấy được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế
còn tồn tại cần sửa đổi, bổ sung trong hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng
nhằm phù hợp với yêu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cụ thể khi
ứng dụng mô hình Z-Score vào chấm điểm tính dụng 20 doanh nghiệp đang có quan
hệ tại BIDV – CN TT Huế đã đưa ra một số kết luận trái chiều với kết quả xếp
hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình Z-
Score đánh giá khách quan và trung thực hơn vì chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tài
chính để dự báo mà không chịu sự ảnh hưởng bởi sự đánh giá khách quan của nhân
viên tín dụng. Mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV – CN TT Huế được thiết
kế chặt chẽ, đi sâu tất cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên phần tỷ
trọng cho điểm các chỉ tiêu này không hợp lý làm kết quả chấm điểm xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp chưa thực sự phản ánh chính xác về rủi ro.
Sau quá trình tìm hiểu, Khóa luận mạnh dạn đề nghị nên kết hợp sử dụng mô
hình Z-Score vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm góp phần hoàn thiện
công tác xếp hạng tín dụng từ đó đánh giá khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng
được chính xác hơn.
Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm một số kiến nghị với Ngân hàng, cơ quan
Nhà nước về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng doanh nghiệp của BIDV – CN TT Huế phát huy hiệu quả hơn.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
47
2. Kiến nghị
Để các giải pháp huy hiệu quả và có tính khả thi cao thì cần phải thiết lập các
điều kiện về cơ chế chính sách từ phía các cơ quan chức năng của BIDV, NHNN và
các ngành các cấp có liên quan mục tiêu các kiến nghị hướng đến là quản trị rủi ro
tốt hơn khi cấp tín dụng. Trên cơ sở đó, tín dụng ngân hàng phát huy một cách hiệu
quả nhất vai trò của nó đối với ngân hàng và cả người đi vay.
2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
BIDV nên sớm ban hành quy định chi tiết về công tác xếp hạng tín dụng nội
bộ. Bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thêm mô hình Z-Score trong việc
chấm điểm tài chính. Đồng thời có những điều chỉnh về tỷ trọng chấm điểm để kết
quả xếp hạng đánh giá được chính xác hơn.
2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước nên thiết lập những quy định chặt chẽ hơn nữa đối với
công tác xếp hạng tại các ngân hàng thương mại và kiểm tra giám sát sâu sát hoạt
động xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại. Từ đó giảm tối thiểu
việc các ngân hàng thương mại xếp sai thứ hạng thực tế của khách hàng nói chung
và khách hàng doanh nghiệp nói riêng.
Để nâng cao chất lượng thông tin, CIC nên sử dụng thông tin về tình hình tài
chính của doanh nghiệp với số liệu báo cáo tài chính phải được kiểm toán hoặc tối
thiểu phải được cơ quan thuế phê duyệt quyết toán thuế hằng năm và báo cáo tài
chính mà doanh nghiệp cung cấp cho CIC phải là báo cáo tào chính đã thực hiện
các bút toán điều chỉnh theo ý kiến (nếu có) của cơ quan thuế trong quá trình
kiểm tra quyết toán thuế hằng năm đối với doanh nghiệp đó. Nhưng tốt nhất vẫn ưu
tiên là báo cáo tài chính phải được kiểm toán
2.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Để các giải pháp đề xuất nêu trên áp dụng được và có hiệu quả vào thực tiễn
hoạt động của ngân hàng, cần có các hỗ trợ về mặt hành chính, như sau:
- Kiến nghị đối với Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Luật kế toán: Quy định
các hình thức xử phạt nghiêm, phạt nặng hơn nữa đốivới các doanh nghiệp lập báo
cáo tài chính không trung thực. Báocáo tài chính năm của tất cả các doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
48
phải được kiểm toán bỡi cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc các đơn vị kiểm toán
độc lập.
- Kiến nghị với Chính phủ: Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm
soát hoạt động kiểm toánnhằm xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận báo cáo,
đưa ra các kết luậncủabáo cáo kiểmtoán mà bỏ qua những lỗi mang tính trọng yếu
của báo cáo tài chính.
- Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính: Quy định chức năng,nhiệm vụ của cơ
quan thuế trong việc thực hiện công tác kiểm tra quyết toán thuế đối với doanh
nghiệp và qua đó xác nhận các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được bổ sung,
điều chỉnh theo ý kiến của cơ quan thuế (nếu có).
- Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định chặt chẽ khả năng
đáp ứng vốn điều lệ của doanh nghiệp trước trong và sau khi đăng ký cấp phép
thành lập doanh nghiệp. Qua đó, tăng sự khớp đúng về vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp giữa thực tế và đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Trọng Hòa, “Xây dựng mô hình XHTD đối với doanh nghiệp Việt
Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”, Học viện Tài chính.
[2]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2008), xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội..
[3]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên
Huế, Báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên các năm 2013, 2014, 2015.
[4]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sổ tay
hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cập nhật và chỉnh sửa
năm 2011.
[5]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, “Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban
hành về quy định phân lạo nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động Ngân hàng của tổ chức tín dụng”, năm 2005.
[6]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, “Quyết định số 22/VBHN-NHNN ban
hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tôt chức tín dụng”, năm 2014.
[7]. Phan Thị Thanh Lâm, “Vận dụng mô hình Z-score trong xếp hạng tín dụng
khách hàng tại ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại Thương - Chi nhánh Quảng
Nam”, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
Các trang Web tham khảo:
Nguyễn Thị Ngọc Anh, năm 2011, “Giải pháp hoàn thiện Xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVEC)”
Truy cập địa chỉ:
hang-tin-dung doanh -nghiep-tai-tong-cong-ty-tai-chinh-co-phan-dau-khi-viet-nam-
pvfc-42070/
Huỳnh Cát Tường, năm 2008, “Khánh kiệt tài chính và ứng dụng mô hình Z –
Score trong dự báo khánh kiệt tài chính”
Truy cập địa chỉ:
ung-dung-mo-hinh-z-score-trong-du-bao-khanh-kiet-tai-chinh-42237/
Nhật Minh, năm 2010, “Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam”
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
50
Truy cập địa chỉ:
ha-xep-hang-tin-dung-cua-viet-nam-2706622.html
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
51
PHỤ LỤC
Các chỉ tiêu phi tài chính
STT Chỉ tiêu Mục đích của chỉ tiêu Công thức tính cách xác định
I Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
1.1
Khả năng trả
nợ gốc trung
và dài hạn.
Đánh giá khả năng trả
nợ trung dài hạn trong
tương lai (năm tiếp
theo).
= (Thu nhập thuần sau thuế dự kiến
trong năm tới + Chi phí khấu hao dự
kiến trong năm tới)/Vốn vay đầu tư
trung dài hạn đến hạn trả dự kiến
trong năm tới.
1.2
Khả năng trả
nợ gốc trung,
dài hạn đối
với phần vốn
vay cho hoạt
động sản
xuất kinh
doanh.
Đánh giá khả năng trả
nợ trung, dài hạn của
Doanh nghiệp đối với
phần vốn vay cho hoạt
động sản xuất kinh
doanh trong tương lai
(năm tiếp theo).
Công thức tính:
[(Phải thu đầu kỳ + Doanh thu trong
kỳ - Phải thu cuối kỳ trong năm tới)*
tỷ lệ vốn vay để bổ sung vốn lưu
động]/Vốn vay trung, dài hạn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh đến
hạn trả dự kiến trong năm tới.
Phải thu đầu kỳ, doanh thu trong kỳ,
phải thu cuối kỳ trong năm tới:
Trường hợp Doanh nghiệp kinh
doanh đa ngành, CBTD cần lấy được
các số liệu này của riêng ngành bất
động sản/đóng tàu
Nguồn trả nợ vay trung, dài hạn của
các DN này là doanh thu từ việc bán
hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn do đó
tử số được tính như công thức nêu
trên.
1.3
Phân tích báo
cáo lưu
chuyển tiền
tệ của năm
tài chính gần
nhất
Đánh giá chất lượng
của báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
CBTD cần yêu cầu DN cung cấp báo
cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá
chất lượng và cơ cấu luồng tiền
thuần trong kỳ qua so sánh luồng
tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh với hoạt động tài chính và đầu
tư. Trong trường hợp DN không lập
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
52
báo cáo, hệ thống có thể tạo ra báo
cáo lưu chuyển tiền tệ ngắn từ số
liệu bảng cân đối và báo cáo
KQHĐKD
1.4
Nguồn trả nợ
của khách
hàng theo
đánh giá của
CBTD trong
quý tới
Đánh giá tổng quan
của CBTD về khả
năng trả nợ của khách
hàng dựa trên các
thông tin của CBTD
về nguồn trả nợ của
khách hàng.
Việc đánh giá chỉ tiêu này đòi hỏi
phải có cơ sở/ bằng chứng rõ ràng và
có thể chứng minh được, VD:
+ Số dư hiện có của tài khoản tiền
gửi cho những khoản vay sắp đến
hạn trả;
+ Hợp đồng kinh tế của doanh
nghiệp thực hiện với đối tác (đã thực
hiện và đang trong quá trình chờ
thanh toán - cần đánh giá thêm khả
năng trả nợ của bên đối tác);
+ Công nợ chờ thu và có khả năng
chắc chắn thu hồi được (đầy đủ và
đúng hạn);
+ Nguồn hỗ trợ từ công ty mẹ (có cơ
sở chắc chắn: theo kế hoạch tập
đoàn, theo cam kết chính thức ).
II Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ
2.1
Lý lịch tư
pháp của
người đứng
đầu DN
hoặc/và kế
toán trưởng.
Đánh giá rủi ro pháp
lý của người đứng đầu
DN hoặc/ và kế toán
trưởng có ảnh hưởng
đến hoạt động kinh
doanh của DN.
Đánh giá lý lịch tư pháp sẽ dựa trên
lý lịch pháp lý trong quá khứ cũng
như tình trạng hiện tại.
2.2
Kinh nghiệm
quản lý của
người trực
tiếp điều
hành doanh
nghiệp (lấy
Đánh giá khả năng
lãnh đạo và quản lý
doanh nghiệp của
người trực tiếp quản
lý (VD: hiểu rõ ngành
nghề/ lĩnh vực hoạt
Tính bằng: Số năm làm lãnh đạo
doanh nghiệp trong ngành.
Kể cả thời gian làm lãnh đạo tại
doanh nghiệp khác, tuy nhiên chỉ
tính các doanh nghiệp hoạt động
cùng ngành/ cùng lĩnh vực
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
53
chức danh từ
phó phòng
hoặc tương
đương trở
lên)
động của doanh
nghiệp, có phương
pháp quản lý phù hợp
với đặc thù của
ngành/ doanh nghiệp).
2.3
Trình độ học
vấn của
người trực
tiếp quản lý
DN.
Đánh giá trình độ học
vấn của người quản lý
(có kiến thức và hiểu
biết về tài chính,
chuyên môn, có khả
năng đưa ra quyết
định đúng đắn).
Đánh giá trên bằng cấp của người
trực tiếp quản lý DN.
Bằng cấp về chuyên môn trong
ngành mà DN hoạt động hoặc bằng
cấp về kinh tế.
2.4
Năng lực
điều hành
của người
trực tiếp
quản lý DN
theo đánh giá
của CBTD.
Đánh giá dựa
trên các tiêu
chí:
- Khả năng
thu hút, sử
dụng nhân tài
- Năng lực
điều hành
quản lý công
ty
- Vai trò/ dấu
ấn đối với sự
phát triển của
công ty
Đánh giá năng lực
điều hành doanh
nghiệp, tận dụng nhân
tài và khả năng nhạy
bén với thị trường của
người trực tiếp quản
lý doanh nghiệp.
Đánh giá dựa trên các tiêu chí:
+ Sản lượng và chi phí
+ Lương bổng so với mặt bằng
+ Quan hệ với Ngân sách
+ Vai trò/ dấu ấn đối với sự phát
triển của doanh nghiệp.
Từng tiêu chí ở trên sẽ được xác
định theo thang điểm sau:
Tốt 5 điểm
Tương đối tốt4 điểm
Khá 3 điểm
Trung bình 2 điểm
Kém 1 điểm
Đánh giá cho chỉ tiêu 2.4 từ Kém
đến Rất tốt được xác định dựa trên
tổng điểm của 4 tiêu chí trên.
2.5 Quan hệ của Đánh giá khả năng tận Đánh giá uy tín của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
54
Ban lãnh đạo
với các cơ
quan hữu
quan (vd:
Thuế, Ngân
hàng, Cơ
quan quản lý
thị trường,
Cục đăng ký
tiêu chuẩn
chất lượng,
Hải quan,
Cục Đăng
kiểm, Sở Kế
hoạch Đầu
tư, Ủy ban
nhân dân
tỉnh/ thành
phố, các bộ
ngành liên
quan)
dụng các cơ hội để tạo
điều kiện cho doanh
nghiệp hoạt động và
phát triển (đấu thầu
cho các dự án lớn,
được các cấp tin
tưởng giao cho các
công trình dự án trọng
điểm).
đối với các cơ quan hữu quan (có
được tin tưởng), có phải là doanh
nghiệp có uy tín trong địa phương,
khu vực, vùng, miền.
Doanh nghiệp đang trong diện ưu
tiên phát triển của địa phương và
được các cơ quan quan tâm tạo điều
kiện.
2.6
Tính năng
động và độ
nhạy bén của
Ban lãnh đạo
với sự thay
đổi của thị
trường theo
đánh giá của
CBTD
Đánh giá khả năng
thích ứng và nhạy bén
với thị trường
Đánh giá dựa trên một số tiêu thức
sau:
+ Khả năng dự đoán và nắm bắt xu
hướng của thị trường;
+ Khả năng thích ứng với những
biến động/ thay đổi của thị trường;
+ Có thể tận dụng những cơ hội do
thay đổi thị trường mang lại và tạo
điều kiện cho sự phát triển của
doanh nghiệp.
2.7
Thiết lập các
quy trình
hoạt động
Đánh giá quy trình
hoạt động hoặc quy
trình môi trường kiểm
Môi trường kiểm soát nội bộ được
đánh giá dựa trên:
+ Tính đầy đủ và hoàn thiện của các
Trường Đại ọc Kinh tế Đại ọc Huế
55
hoặc quy
trình kiểm
soát nội bộ
tra kiểm soát nội bộ
và cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp. Đảm
bảo hoạt động của
doanh nghiệp được
kiểm soát, tránh
những quyết định liều
lĩnh rủi ro cao. Doanh
nghiệp có một cơ cấu
tổ chức tốt, tạo điều
kiện hoạt động thuận
lợi cho doanh nghiệp.
quy trình hoạt động;
+ Tính đầy đủ và hoàn thiện của các
quy trình kiểm soát nội bộ
Việc thực thi các quy trình trong
thực tế;
+ Có bộ phận kiểm tra nội bộ hoạt
động thường xuyên.
Cơ cấu tổ chức tốt cần đạt được các
yêu cầu sau:
+ Phòng ban chức năng đã được
thiết lập đầy đủ, có sự phân công
phân nhiệm hợp lý;
+ Cơ chế phối hợp giữa các phòng
ban được thực hiện tốt.
2.8
Môi trường
nhân sự nội
bộ của doanh
nghiệp theo
đánh giá của
CBTD.
Đánh giá khả năng
quản lý nhân sự, tận
dụng nguồn nhân lực
cũng như khả năng
thu hút nhân tài của
ban lãnh đạo doanh
nghiệp.
Các tiêu chí đánh giá:
+ Môi trường làm việc cạnh tranh
lành mạnh, bình đẳng;
+ Chính sách nhân sự : chế độ tuyển
dụng, đào tạo và đãi ngộ nhân tài,
điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi,
các chính sách khen thưởng, kỷ luật,
tiền lương, đề bạt;
+Việc thực hiện các chính sách có
minh bạch, hiệu quả, chặt chẽ
không?
Từng tiêu chí sẽ được xác định theo
thang điểm sau:
Tốt 5 điểm
Tương đối tốt 4 điểm
Khá 3 điểm
Trung bình 2 điểm
Kém 1 điểm
Điểm từ kém đến rất tốt được đánh
giá dựa trên tổng điểm của 3 tiêu chí
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
56
trên.
2.9
Mục tiêu, kế
hoạch kinh
doanh của
doanh nghiệp
trong 3 năm
tới theo đánh
giá của
CBTD
Đánh giá khả năng
phát triển ổn định lâu
dài của doanh nghiệp
dựa trên tính khả thi
của tầm nhìn và chiến
lược kinh doanh.
Xem xét tính khả thi của tầm nhìn và
chiến lược kinh doanh trong thực tế:
+ So sánh với thực lực tài chính
Tình trạng hiện tại của doanh
nghiệp;
+ Định hướng phát triển ngành của
Nhà nước;
+ Xu thế của thị trường, của nền
kinh tế;
+ Các giải pháp cụ thể của chiến
lược có khả thi không?
III Quan hệ với BIDV
3.1
Lịch sử trả
nợ (bao gồm
cả nợ gốc và
nợ lãi) của
khách hàng
trong 12
tháng qua.
Đánh giá lịch sử trả
nợ vay cũng như đánh
giá thiện chí trả nợ
của khách hàng.
Do tính đến yếu tố lịch sử quan hệ,
do đó sẽ xem xét cả với những
khoản vay đã trả hết nợ/ hoặc chưa
trả hết nợ.
3.2
Số lần cơ cấu
lại nợ và
chuyển nợ
quá hạn tại
BIDV (bao
gồm cả gốc
và lãi) trong
12 tháng vừa
qua
Đánh giá tính ổn định
của nguồn trả nợ.
+ Số lần cơ cấu/ chuyển nợ quá hạn
được tính trên từng khoản nợ và tổng
số lần sẽ là số dồn tích của tất cả các
lần cơ cấu lại và chuyển nợ quá hạn
của tất cả các khoản nợ của khách
hàng;
+ Do tính đến yếu tố lịch sử quan
hệ, do đó số lần cơ cấu và chuyển nợ
quá hạn sẽ được tính cho cả những
khoản vay được cơ cấu lại và chuyển
nợ quá hạn trong 12 tháng qua và đã
trả hết nợ/ hoặc chưa trả hết nợ.
VD: Tại 1 tháng 7 năm 2008 khách
Trường Đại học Kinh tế Đại họ Huế
57
hàng có 2 khoản vay. Khoản vay 1
đến tháng 10 năm 2007 phải cơ cấu
gốc nhưng đến tháng 3 năm 2008 đã
trả hết nợ. Khoản vay 2 không bị cơ
cấu và còn số dư tại thời điểm 30
tháng 6 năm 2008. Như vậy, cho
thời điểm đánh giá là quý II năm
2008, "Số lần cơ cấu lại trong 12
tháng qua" của khách hàng này là 1
lần.
3.3
Tỷ trọng nợ
cơ cấu lại
trên tổng dư
nợ tại thời
điểm đánh
giá.
Đánh giá chất lượng
của dư nợ hiện tại.
Tỷ trọng này được xác định dựa trên
số liệu dư nợ tại cuối quý I, II, III
hoặc dư nợ tại ngày 30 tháng 11.
3.4
Tình hình nợ
quá hạn của
dư nợ hiện
tại
Đánh giá chất lượng
của tình hình nợ quá
hạn
+ Tình hình nợ quá hạn được đánh
giá dựa trên số ngày quá hạn của
khoản vay;
+ Do hiện tại việc đánh giá được
thực hiện theo khách hàng, do đó số
ngày quá hạn sẽ được tính là số ngày
quá hạn cao nhất của tất cả các
khoản nợ quá hạn của khách hàng.
VD: Khách hàng có 3 khoản vay,
trong đó:
Một khoản vay trong hạn
Một khoản vay quá hạn trên 90 ngày
Và một khoản vay quá hạn trên 180
ngày
Như vậy tình hình nợ quá hạn
của khách hàng sẽ được xếp ở nhóm:
"Có nợ quá hạn > 180 ngày"
3.5 Tỷ trọng nợ Đánh giá chất lượng Tỷ trọng này được xác định dựa trên
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
58
quá hạn thực
tế (không
bao gồm nợ
cơ cấu trong
hạn) /tổng dư
nợ tại thời
điểm đánh
giá tại BIDV
của tình hình nợ quá
hạn
số liệu dư nợ gốc của khế ước có
trạng thái quá hạn (gốc, lãi) lại tại
ngày chấm điểm xếp hạng khách
hàng /Tổng dư nợ tại ngày chấm
điểm xếp hạng khách hàng.
3.6
Lịch sử quan
hệ các cam
kết ngoại
bảng (thư tín
dụng, bảo
lãnh, các
cam kết
thanh toán
khác) của
khách hàng.
Đánh giá quan hệ giao
dịch ngoại bảng của
khách hàng với BIDV
(uy tín khách hàng
trong các cam kết với
bên thứ 3).
Đánh giá dựa trên số lần BIDV phải
thực hiện thay nghĩa vụ cho khách
hàng và các khoản thực hiện thay
nghĩa vụ này bị chuyển thành các
khoản vay bắt buộc
3.7
Thiện chí trả
nợ của khách
hàng theo
đánh giá của
CBTD
Đánh giá mức độ hợp
tác, tính chủ động và
khả năng trả nợ của
khách hàng trong việc
thực hiện các cam kết
trả nợ.
Đánh giá dựa trên lịch sử quan hệ tín
dụng của khách hàng, thời gian và
thái độ trong việc thực hiện các cam
kết trả nợ.
3.8
Tình hình
cung cấp
thông tin của
khách hàng
theo yêu cầu
của BIDV
trong 12
tháng qua.
Ðánh giá tính trung
thực và hợp tác của
khách hàng trong việc
cung cấp thông tin
làm cõ sở cho việc
phân tích và theo dõi
khách hàng của
BIDV.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời và
chất lượng của các thông tin tài
chính, phi tài chính, tài sản đảm bảo
mà khách hàng cung cấp cho Ngân
hàng.
3.9
Tỷ trọng
doanh thu
Đánh giá tính ổn định
và chắc chắn của
Chỉ tiêu này chỉ được xác định 1 lần
cho cả 4 kỳ đánh giá trong 1 năm
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
59
chuyển qua
BIDV trong
tổng doanh
thu (trong 12
tháng vừa
qua) so với
tỷ trọng tài
trợ vốn của
BIDV trong
tổng số vốn
được tài trợ
bởi các tổ
chức tín
dụng của
DN.
nguồn trả nợ. dựa trên số liệu báo cáo tài chính của
năm tài chính gần nhất.
VD: Trường hợp
Tổng DT của khách hàng (trên
BCTC) 12 tháng qua là: 110 tỷ;
Phải thu khách hàng đầu kỳ (số
liệu trên BCTC) là: 20 tỷ;
Phải thu khách hàng cuối kỳ (số
liệu trên BCTC) là: 25 tỷ;
DT chuyển qua BIDV trong 12
tháng qua là: 60 tỷ (xác định qua tài
khoản tiền gửi tại BIDV);
==> Tỷ trọng DT chuyển qua
BIDV= 60/ (110 - (25-20)) = 57%
Dự án đầu tư của khách hàng cần
150 tỷ, trong đó tổng số vốn vay là
100 tỷ: BIDV 60 tỷ, các ngân hàng
khác 40 tỷ --> Tỷ trọng tài trợ vốn
của BIDV là 60%;
Chỉ tiêu 3.7 = 57%/60%*100= 95%
3.10
Tỷ trọng
doanh số tiền
về ngân hàng
BIDV so với
doanh số cho
vay tại Ngân
hàng BIDV
(trong 12
tháng qua)
Đánh giá tính cân đối
của doanh số chuyển
qua BIDV với tỷ
trọng tài trợ vốn của
BIDV.
CBTD cần liên hệ với bộ phận kế
toán để lấy số liệu cho việc đánh giá
chỉ tiêu này.
Trường hợp doanh số phát vay trong
12 tháng qua bằng 0, DN sẽ được
chấm ở mức “>120%”
3.11
Mức độ sử
dụng các
dịch vụ của
BIDV so với
Đánh giá mối quan hệ
của khách hàng với
BIDV, khả năng nắm
bắt các thông tin về
Đánh giá dựa trên mức độ sử dụng
dịch vụ của khách hàng tại BIDV so
với các ngân hàng khác chủ yếu
đánh giá dựa trên danh mục dịch vụ
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
60
ngân hang
khác
khách hàng của
CBTD.
mà khách hàng sử dụng như:
+Dịch vụ thanh toán
+Dịch vụ bảo lãnh
+Mở thư tín dụng
+Dịch vụ ngoại hối
3.12
Thời gian
quan hệ tín
dụng với
BIDV.
Đánh giá khách hàng
truyền thống và khả
năng hiểu biết khách
hàng (hoạt động kinh
doanh, lịch sử và
thiện chí trả nợ) của
CBTD.
Được xác định là khoảng thời gian
kể từ lúc khách hàng bắt đầu có quan
hệ tiền vay, liên tục với BIDV đến
thời điểm đánh giá.
3.13
Tình trạng
nợ quá hạn
tại các ngân
hàng khác
trong 12
tháng qua.
Đánh giá mức độ tín
nhiệm tín dụng đối
với khách hàng.
+Thông tin này có thể được xác định
qua Trung tâm Thông tin tín dụng
(CIC);
+Tuy nhiên đây không phải là nguồn
Thông tin duy nhất;
+Trong trường hợp cán bộ tín dụng
không thể xác định được Thông tin
này thì sẽ lựa chọn khoảng giá trị
thấp nhất.
3.14
Định hướng
quan hệ tín
dụng với
khách hàng
theo quan
điểm của
CBTD.
Đánh giá chủ quan
của CBTD.
Chỉ tiêu này CBTD có thể đưa ra
quyết định của mình và có thể giải
thích thêm các lý do (không được
bao gồm trong các chỉ tiêu phi tài
chính khác)
IV Các nhân tố bên ngoài
4.1
Triển vọng
ngành tại
thời điểm
đánh giá
Đánh giá môi trường
kinh doanh chung của
doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng phát triển của
ngành mà Khách hàng hoạt động.
4.2 Khả năng gia Đánh giá khả năng bị Đánh giá mức độ khó hay dễ của
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
61
nhập thị
trường (cùng
ngành / lĩnh
vực kinh
doanh) của
các doanh
nghiệp mới
theo đánh giá
của CBTD
chia sẻ thị phần với
các doanh nghiệp mới
thành lập.
việc thành lập các DN mới trong
ngành/ lĩnh vực mà khách hàng hoạt
động. Đánh giá dựa trên các yếu tố
sau:
+ Có rào cản pháp lý không? VD:
ngành điện lực
+ Có đòi hỏi những điều kiện đặc
biệt nào không? VD: ngành dầu khí,
đòi hỏi phải có vùng tài nguyên
nhiên liệu;
+ Có đòi hỏi lớn về vốn và nhân
công không?
+Có đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật
đặc biệt nào không?
4.3
Tính ổn định
của yếu tố
đầu vào ảnh
hưởng chính
đến ngành
của DN (số
lượng và giá
cả)
Đánh giá tính ổn định
của hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ Đánh giá các nguyên liệu đầu vào
chủ yếu đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Xét đến cả 2 yếu tố là khối lượng
hoặc/và giá cả:
- Khối lượng: khả năng đáp ứng nhu
cầu về nguồn nguyên liệu cho hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp
được diễn ra bình thường
- Giá cả: xu hướng biến động giá cả
của nguồn nguyên liệu trên thị
trường (đặc biệt đối với những
ngành mà nguồn nguyên liệu chủ
yếu từ nhập khẩu)
VD: Xăng dầu
4.4
Mức độ ổn
định của thị
trường đầu ra
Chỉ tiêu này giúp
CBTD nhận định
được xu hướng phát
triển của doanh
Đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Đặc tính của sản phẩm tiêu
thụ, dịch vụ cung cấp;
Thống kê số lượng sản phẩm
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
62
nghiệp và rủi ro tiềm
tàng bị thu hẹp về
hoạt động quy mô của
doanh nghiệp
tiêu thụ, dịch vụ cung cấp qua các
thời kỳ;
Danh sách khách hàng qua các
năm;
Công tác quảng cáo, tiếp thị của
doanh nghiệp
Chính sách dịch vụ sau bán hàng,
cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp
Khi xác định thang điểm cho chỉ
tiêu này, yêu cầu CBTD cần phân
tích rõ trong phần nhận xét chung
về khách hàng
4.5
Các chính
sách bảo hộ/
ưu đãi của
Chính phủ,
Nhà nước.
Xét đến lợi thế từ các
ưu đãi bảo hộ của
Chính phủ và Nhà
nước.
Ví dụ:
+ Chính sách thuế
+ Cho vay hỗ trợ đặc biệt
+ Rào cản thương mại
+Các chính sách hạn chế đầu tư .
4.6
Mức độ phụ
thuộc của
hoạt động
kinh doanh
của DN vào
các điều kiện
tự nhiên.
Đánh giá tính ổn định
của hoạt động sản
xuất kinh doanh,
không bị biến động
bất thường do sự thay
đổi của điều kiện tự
nhiên.
4.7
Khả năng sản
phẩm của
DN bị thay
thế bởi các
"sản phẩm
thay thế".
Đánh giá khả năng
mất hoàn toàn thị
phần do sản phẩm
không còn phù hợp
với thị hiếu và bị thay
thế bằng một sản
phẩm khác.
Đánh giá dựa trên khả năng tạo ra
sản phẩm thay thế.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
63
4.8
Ảnh hưởng
của các chính
sách của các
nước - thị
trường xuất
khẩu chính.
Đánh giá tính ổn định
của thị trường xuất
khẩu.
Ví dụ:
+ Chính sách bảo hộ cho doanh
nghiệp trong nước ở các nước là thị
trường xuất khẩu của khách hàng;
+ Khuyến khích nhập khẩu mặt hàng
là sản phẩm của khách hàng;
+ Ban hành các chính sách nhằm gây
khó khăn cho hoạt động xuất khẩu
của khách hàng .;
+Tính ổn định của các chính sách
của các nước là thị trường xuất khẩu
của khách hàng.
V Các hoạt động khác
5.1
Sự phụ thuộc
vào một số ít
nhà cung cấp
nguồn
nguyên liệu
đầu vào.
Đánh giá tính ổn định
của hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ Đánh giá dựa vào khả năng sẵn
sàng cung ứng nguồn nguyên liệu
đầu vào của doanh nghiệp trên thị
trường. doanh nghiệp có bị phụ
thuộc vào một số nhà cung cấp nhất
định không;
+ Doanh nghiệp có dễ dàng tìm nhà
cung cấp thay thế/ hoặc tìm nguồn
nguyên liệu thay thế không;
5.2
Sự phụ thuộc
vào một số ít
người tiêu
dùng (sản
phẩm đầu ra)
Đánh giá tính ổn định
của thị trường đầu ra,
đảm bảo nguồn doanh
thu. Hoạt động kinh
doanh không bị gián
đoạn do không tìm
được người tiêu thụ
+ Sản phẩm của doanh nghiệp có
phải là sản phẩm đặc chủng chỉ phục
vụ cho một nhóm đối tượng khách
hàng nhất định không?;
+ Nhu cầu trên thị trường với sản
phẩm đó như thế nào?;
+ Có dễ dàng tìm người tiêu thụ có
nhu cầu với sản phẩm của doanh
nghiệp không?;
5.3
Tốc độ tăng
trưởng doanh
thu thuần
Đánh giá tính ổn định
và dự đoán xu hướng
phát triển của doanh
Doanh thu là số liệu lấy trên Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của 3
năm tài chính gần nhất
Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế
64
trung bình
của DN trong
3 năm gần
đây.
nghiệp.
5.4
ROE bình
quân của 3
năm gần đây
Đánh giá khả năng
sinh lợi, tính ổn định
và dự đoán xu hướng
phát triển của doanh
nghiệp.
= Trung bình cộng của ROE của 3
năm gần đây
5.5
Tốc độ tăng
trưởng doanh
thu quý đánh
giá so với
quý cùng kỳ
năm trước
của doanh
nghiệp
Đánh giá tốc độ tăng
trưởng về mặt doanh
thu của doanh nghiệp.
Do việc xếp hạng tín
dụng được thực hiện
theo quý, chỉ tiêu này
sẽ giúp CBTD nắm
bắt chặt chẽ hơn tình
hình tài chính của
doanh nghiệp tại thời
điểm đánh giá.
Chỉ tiêu này được xác định bằng
công thức: (Doanh thu quý này –
Doanh thu quý cùng kỳ năm trước) /
Doanh thu quý cùng kỳ năm trước
*100%.
Thông tin có thể thu thập từ các tài
liệu sau:
Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp (tháng, quý, năm);
Báo cáo tài chính nhanh (trường
hợp doanh nghiệp không có báo cáo
tài chính đầy đủ theo quý);
Sổ Cái tài khoản doanh thu của
doanh nghiệp;
Các nguồn khác;
5.6
Số năm hoạt
động của DN
trong ngành
(tính từ thời
điểm có sản
phẩm ra thị
trường).
Đánh giá kinh nghiệm
hoạt động và tính ổn
định của doanh
nghiệp.
+ Không tính thời điểm DN đang
trong quá trình đầu tư xây dựng cơ
bản;
+ Không tính thời gian DN hoạt
động trong ngành khác;
5.7
Phạm vi hoạt
động của
Đánh giá thị trường
của doanh nghiệp.
Xác định dựa trên phạm vi tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp (chỉ xét
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
65
doanh
nghiệp.
các cơ sở tiêu thụ chính).
5.8
Uy tín của
doanh nghiệp
với người
tiêu dùng.
Đánh giá thị trường
của doanh nghiệp.
Đánh giá dựa trên bình chọn của
người tiêu dùng đối với sản phẩm
của doanh nghiệp (thông qua các
giải thưởng).
Tính thông dụng của nhãn hiệu trên
thị trường (được nhiều người tiêu
dung biết đến và ưa thích).
5.9
Mức độ bảo
hiểm tài sản.
Khả năng duy trì hoạt
động nếu có rủi ro xảy
ra với doanh nghiệp,
mức độ tổn thất có thể
xảy ra ảnh hưởng đến
tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh của
doanh nghiệp
Đánh giá trên: Tổng số tiền bảo
hiểm từ các HĐBH/ Tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp (%). (Tổng số
tiền bảo hiểm: tổng số tiền tối đa sẽ
được bồi thường từ các HĐBH).
5.10
Ảnh hưởng
của sự biến
động nhân sự
đến hoạt
động kinh
doanh của
DN trong 2
năm gần đây.
Đánh giá tính ổn định/
hợp lý của môi trường
nhân sự và khả năng
tận dụng nhân tài cho
sự phát triển của
doanh nghiệp.
Đánh giá dựa trên kết quả của thay
đổi nhân sự của doanh nghiệp, mang
tính tích cực hay tiêu cực.
5.11
Khả năng
tiếp cận các
nguồn vốn.
Khả năng duy trì và
phát triển hoạt động
kinh doanh.
Tính đến cả 2 yếu tố là khối lượng
vốn có thể huy động và tương quan
với mức chi phí cần thiết để huy
động mức vốn đó (chi phí để huy
động được vốn, chi phí lãi ).
5.12
Triển vọng
phát triển của
DN theo
đánh giá của
Quan điểm chủ quan
của cán bộ tín dụng.
Đánh giá về triển vọng sản xuất kinh
doanh của DN trong thời gian từ 3
đến 5 năm tới.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
66
CBTD.
5.13
Lợi thế vị trí
kinh doanh
Đánh giá mức độ
thuận lợi của vị trí
địa lý đến hoạt động
kinh doanh của doanh
nghiệp
Đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Địa điểm trụ sở hoạt động của
doanh nghiệp;
Thị trường tiêu thụ thuận lợi;
Mức độ tiện nghi của các cơ sở hạ
tầng nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt
động;
Giá thị trường bất động sản tại khu
vực nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt
động;
Quy hoạch của nhà nước, chính
quyền địa phương liên quan đến địa
điểm kinh doanh của doanh
nghiệp
Khi xác định thang điểm cho chỉ
tiêu này, yêu cầu CBTD cần phân
tích rõ trong phần nhận xét chung
về khách hàng
5.14
Số năm hoạt
động của nhà
máy điện
tính đến thời
điểm hiện tại
Đánh giá công suất sử
dụng còn lại của các
nhà máy điện, dự
đoán vòng đời của sản
phẩm, thời gian hoạt
động còn lại của các
nhà máy điện
Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho
ngành sản xuất và phân phối điện
(doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực phối điện đạt mức tối đa cho chỉ
tiêu này)
Số năm hoạt động của nhà máy điện
được xác định dựa trên các thông tin
sau:
Giấy phép hoạt động của các nhà
máy điện;
Thời gian nhà máy điện chính thức
đi vào hoạt động;
Báo cáo khả thi của dự án;
Tỷ lệ khấu hao doanh nghiệp áp
dụng cho nhà máy điện;
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
67
Khả năng ra đời của các nhà máy
điện mới trong thời gian tới;
Khi xác định thang điểm cho chỉ
tiêu này, yêu cầu CBTD cần phân
tích rõ trong phần nhận xét chung
về khách hàng
5.15
Đánh giá về
công tác bảo
quản, phòng
dịch và an
toàn vệ sinh
của Doanh
nghiệp
Đánh giá mức độ tuân
thủ của doanh nghiệp
liên quan đến công tác
bảo quản, phòng dịch
và an toàn vệ sinh của
doanh nghiệp . Có thể
dựa vào chỉ tiêu này
để đánh giá chất
lượng của sản phẩm,
nhận định các rủi ro
của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho các
ngành Chăn nuôi; Đánh bắt, nuôi
trồng, chế biến thủy, hải sản; Sản
xuất, chế biến lương thực thực
phẩm.
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên
các tiêu chí sau:
Quy trình bảo quản, phòng dịch và
an toàn vệ sinh của doanh nghiệp;
Các biên bản kiểm tra của cơ quan
môi trường và cơ quan chủ quản;
Tác động tiêu cực đến hoạt động
của doanh nghiệp khi không chấp
hành đầy đủ các quy định này
Khi xác định thang điểm cho chỉ
tiêu này, yêu cầu CBTD cần cung
cấp các tài liệu nêu trên
5.16
Công suất sử
dụng bình
quân so với
thiết kế trong
12 tháng vừa
qua
Đánh giá mức độ sử
dụng các dịch vụ của
khách hàng đối với
DN
Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho ngành
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mức độ sử dụng dịch vụ thực tế
trong 12 tháng qua/Tổng công suất
thiết kế ban đầu
5.17
Lịch sử an
toàn vận tải
trong 2 năm
gần đây
Đánh giá mức độ an
toàn của các phương
tiện vận tải của DN
Chỉ tiêu này áp dụng cho 2 ngành:
- Kinh doanh vận tải bộ và;
- Kinh doanh vận tải biển, hàng
không và kho bãi
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoa_2575.pdf