Khóa luận Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên ở trường Tiểu học Thống Nhất

Qua quá trình công tác thực tế, bản thân tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên chúng ta cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau: Một là, xây dựng cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ, giáo viên, đảng viên. Hai là, nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên phải được thực hiện khách quan ,công khai, dân chủ với tinh thần tự phê bình nghiêm túc; thực hiện thường xuyên, định kì hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Ba là, nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên phải nhận xét một cách toàn diện, qua nhiều bước: cán bộ, đảng viên tự đánh giá, tổ đóng góp ý kiến nhận xét và đánh giá các thành viên ở tổ của mình, ban liên tịch nhà trường đánh giá lại thông qua kết quả đánh giá ở tổ. Việc đánh giá của ban liên tịch được các thành viên đại diện các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường nêu ý kiến nhận xét và đánh giá. Sau khi có kết quả đánh giá, thông báo kết quả đánh giá đến người được đánh giá. Giải thích rõ những thắc mắc của người được đánh giá. Bốn là, đánh giá cán bộ phải chú trọng đánh giá hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi cán bộ, đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu. Năm là, đánh giá, cán bộ cần phải xem xét vị trí công tác của từng cán bộ có phù hợp với sở trường công việc cụ thể hay không để đánh giá được khách quan, đúng thực tế, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, để sau đó có hướng bố trí, sắp xếp công việc cho phù hợp với năng lực, sở trường của họ

doc8 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên ở trường Tiểu học Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cán bộ và công tác cán bộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Theo Người, cán bộ là gốc của mọi công việc, là yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải khi nào, ở đâu cán bộ cũng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là cấp ủy các cấp, nhất là lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự làm tốt khâu nhận xét, đánh giá và sử dụng đúng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác đánh giá cán bộ, đảng viên là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Trong những năm qua, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ có những mặt tiến bộ, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn nên đánh giá cán bộ sát hơn. Tuy vậy, đánh giá cán bộ vẫn là khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục.  Đánh giá cán bộ được coi là khâu tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó và yếu nhất, khó nhất là đánh giá cái “tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của người cán bộ, đảng viên; đánh giá cán bộ, đảng viên vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong nhận xét, đánh giá; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá cán bộ, đảng viên.  Việc đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đảng viên còn chậm, vì những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên ở trường Tiểu học Thống Nhất” làm đề tài cho đợt học tập thực tế của khóa học. 2. Mục đích: Đưa ra một số giải pháp trong công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên của chi bộ để thực hiện tốt hơn nữa công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên để làm trong sạch đội ngũ, nâng cao tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho đồng chí, đồng nghiệp của mình tốt lên; có ý chí phấn đấu, phục vụ, tận tâm với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh. Góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị, động viên, phát huy được tính tích cực của cán bộ đảng viên cũng như quần chúng trong trường vào sự nghiệp chung 3. Ý nghĩa của đề tài: Thực hiện tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên trong chi bộ ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, chỉ có đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên là cơ sở cho việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; là động lực cho mỗi đảng viên tu dưỡng, rèn luyện có ý chí phấn đấu và phát triển. Làm tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên còn giúp tạo niềm tin trong cộng đồng, nhân dân về đội ngũ cán bộ đảng viên. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Cán bộ và công tác cán bộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Theo Người, cán bộ là gốc của mọi công việc, là yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải khi nào, ở đâu cán bộ cũng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là cấp ủy các cấp, nhất là lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự đánh giá và sử dụng đúng đội ngũ cán bộ. Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Đánh giá cán bộ, đảng viên không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của quần chúng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII chỉ rõ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa, chủ yếu trước hết do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi,... Công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng,... Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Do vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng là phải đổi mới công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên từ các chi bộ trở lên. 2. Phân tích tình hình thực tế công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên của Chi bộ trường tiểu học Thống Nhất. 2.1 Khái quát về xã Tân Lâm, trường Tiểu học Thống Nhất và chi bộ trường Tiểu học Thống Nhất Xã Tân Lâm nằm phía Bắc của huyện Xuyên Mộc, tổng diện tích tự nhiên 8.581 ha trong đó có 4 đơn vị đóng trên địa bàn với diện tích chiếm khoảng 6.480 ha. Địa bàn còn lại chia thành 6 ấp, nhân dân sinh sống dọc theo các triền bưng, bàu, cách trung tâm xã từ 0 – 12km. Toàn xã có 1632 hộ với 5480 nhân khẩu. Có nhiều dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn xã như người Kinh, người Chơro, người Hoa, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Khơ-me, ... Phong tục tập quán và lối sống cũng khác nhau. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, làm công nhân cho các nông trường cao su và làm thuê. Thu nhập của họ không ổn định đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí thấp, tỉ lệ sinh, tỉ lệ hộ nghèo, tỷ lệ di dân tự do đều cao, xã còn nhiều người không biết chữ, còn tình trạng học sinh bỏ học giưa chừng vì theo cha mẹ đi làm xa hoặc do cha mẹ li hôn, ly tán, ... Những năm gần đây nền kinh tế của xã tăng trưởng khá dần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phục vụ được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của một bộ phận nhân dân có đất sản xuất. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhân dân không có đất sản xuất sống bằng nghề làm thuê, làm mướn đời sống không ổn định, kinh tế khó khăn. Lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế giáo dục được cải thiện, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, quốc phòng quân sự được tăng cường, an ninh chính trị dần được ổn định, hệ thống đường giao thông nông thôn thuận tiện, giáo dục được phát triển, hệ thống mạng lưới trường, lớp được đầu tư kiên cố hóa. Trường tiểu học Thống Nhất được xây dựng khang trang trên địa bàn ấp 4B (một ấp trung tâm của xã). Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị khá đầy đủ. Trường có 530 học sinh/ 21 lớp học 2 buổi/ngày. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là 40 người (12 nam và 28 nữ). Trong những năm qua trường đã đạt nhiều thành tích đáng kể, nhà trường đã được công nhận Trường xuất sắc cấp huyện, trường Chuẩn quốc gia mức độ 1. Chi bộ trường Tiểu học Thống Nhất thuộc đảng bộ xã Tân Lâm. Chi bộ nhà trường được thành lập từ năm 2010 với tên gọi Chị bộ Mầm non – Tiểu học gồm các đảng viên của trường mầm non và trường tiểu học của xã Tân Lâm. Từ năm 2013 chi bộ mầm non tách riêng chi bộ được đổi tên thành chi bộ trường tiểu học Thống Nhất. Chi bộ đã trải qua 2 kì đại hội, hiện nay chi bộ có 17 đảng viên, chính thức 16 , dự bị 1, trong đó: nữ 12 và nam 5. Số đảng viên giữ chức vụ quản lý 3, giáo viên 13, nhân viên 1. Số đảng viên có trình độ đại học 9, cao đẳng 7 và trung cấp 1. Đa số đảng viên trong chi bộ ở độ tuổi từ 40 đến 50, độ tuổi dưới 40 chỉ có 1 đảng viên. Đa số đảng viên trong chi bộ đang ở độ tuổi trưởng thành nhất trong cuộc đời nên trong những năm gần đây hoạt động của chi bộ được đánh giá có những bước tiến đáng kể. Nhiều năm liền chi bộ đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Có được kết quả trên là nhờ những đóng góp không nhỏ của công tác nhận xét, đánh giá cán bộ đảng viên của chi bộ. 2.2. Thực trạng công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên ở chi bộ trường Tiểu học Thống Nhất. Trong những năm qua cùng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về Xây dựng và chỉnh đốn đảng; Quyết định số 101 – QĐ/TW ngày 7 tháng 6 năm 2012 về trách nhiệm nêu gương của đảng viên, nhất là cán bộ; Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 2 tháng 8 năm 2010 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức; Quy định số 262 ngày 8 tháng 10 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cở quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội; Nghị định 56/2015/NĐ-CP đánh giá và phân loại cán bộ công chức viên chức; Cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ ơ cở sở công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên ở chi bộ trường Tiểu học Thống Nhất đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế như sau: 2.2.1/ Thành tựu Việc đổi mới công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên theo hướng thẳng thắn, công khai, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của chi bộ, của nhà trường. Trong thời gian qua công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên của nhà trường và chi bộ đã đạt được những thành tựu nhất định: - Thực hiện tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên đã góp phần động viên cán bộ, đảng viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tu dưỡng rèn luyện về đạo đức lối sống, làm trong sạch đội ngũ, từng bước đẩy lùi các biểu hiện suy thoái trong cán bộ đảng viên, tránh được các biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa trong đảng viên. - Tạo được bước chuyển biến mới trong công tác, nâng cao ý thức tự giác trong toàn trường, xóa bỏ được tư tưởng chây ỳ, bất mãn vì “làm cũng thế, không làm cũng thế đều được đánh giá như nhau”, không còn tư tưởng chờ nhau xem họ có làm rồi mình mới làm. Làm cho mọi thành viên trong trường đều phải chủ động, tích cực trong công tác. Tạo không khí thi đua lành mạnh, làm việc vì trách nhiệm, vì phận sự. - Tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ, trong tập thể nhà trường. - Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ được nâng lên. - Cán bô, đảng viên có ý thức trong việc gương mẫu thực hiện nhiệm vụ, tiên phong đi đầu trong các hoạt động của nhà trường, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. - Tạo được niềm tin với quần chúng, với nhân dân, nâng cao vai trò của người đảng viên trong nhà trường. Quần chúng nhìn vào thấy được sự tiên phong gương mẫu thực sự của đảng viên chứ không phải chỉ là hô khẩu hiệu. - Cán bộ, đảng viên là lãnh đạo quản lý được trưởng thành về nhiều mặt, càng phải tu dưỡng rèn luyện nhiều hơn, tránh được tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời quần chúng nhân dân. - Tạo không khí thi đua tích cực trong nhà trường, từng bước đưa nhà trường phát triển. Trường Tiểu học Thống Nhất là một trường ở vùng sâu vùng xa nhưng có thành tích không thua kém các trường ở trung tâm của huyện, có thành tích vượt trội so với những trường lân cận. Chi bộ nhà trường từ một chi bộ chia rẽ mất đoàn kết sâu sắc (thời điểm năm 2012) trở thành chi bộ đoàn kết, ba năm gần đây đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Có được thành quả trên là nhờ sự tài giỏi của người đứng đầu cơ quan, chị bộ và đóng góp không nhỏ từ việc thực hiện tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên trong nhà trường. 2.2.2/ Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đáng kể nêu trên thì công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên ở trường tiểu học Thống Nhất còn có những hạn chế, đó là: Một vài cá nhân còn ngại tham gia hoạt động, chây ỳ, ý thức tự giác chưa cao nhưng trong nhận xét đánh giá lại luôn cho là mình làm tốt. Đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không cho là do bản thân, chưa thực sự tự giác đánh giá, kiểm điểm về mình, trong khi đó lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cấp uỷ chưa đề ra những tiêu thức cụ thể để đánh giá sát thực. Còn tư tưởng nể nang, ngại nói khuyết điểm của người khác trước đông người nên khi nhận xét đánh giá biết mà không nói. Còn tư tưởng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” với những người thân thiết cùng “phe cánh” thì tâng bốc ưu điểm, che dấu khuyết điểm. Đấu tranh nhưng mang tính “lợi ích nhóm” đó là đấu tranh cho người này nhưng lại không đấu tranh cho người khác. Có những người có tư tưởng dễ người dễ ta, không nói khuyết điểm của người khác để họ không nói khuyết điểm của mình. Còn có tổ nhóm trong quá trình nhận xét, đánh giá còn chung chung, qua loa, với tư tưởng ở dưới cứ qua loa như nhau, lên trên họ phát hiện ra thì họ loại bỏ. Việc nhận xét đánh giá còn chung chung, ngại phân tích chi tiết vì tốn thời gian. 2.3/ Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên: - Tàn dư của việc mất đoàn kết sâu sắc trong nội bộ nhà trường từ năm năm trước còn để lại. Còn hiện tượng bè cánh ngầm. Vì thế trong công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên không tránh khỏi tình trạng chủ quan, cảm tính, cục bộ, và bị các mối quan hệ khác chi phối. - Một số người vẫn mang nặng tư tưởng nể nang, ngại va cham, cách nghĩ dễ người dễ ta. - Còn thiếu trung thực, tự giác trong công tác tự đánh giá và kiểm điểm bản thân nên khi tự nhận xét đánh giá chỉ nêu ưu điểm mà không nêu khuyết điểm. - Một số người có thái độ hằn học, khó chịu với những người nêu ra khuyết điểm của mình. III/ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên trường Tiểu học Thống Nhất. Qua quá trình công tác thực tế, bản thân tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên chúng ta cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau: Một là, xây dựng cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ, giáo viên, đảng viên. Hai là, nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên phải được thực hiện khách quan ,công khai, dân chủ với tinh thần tự phê bình nghiêm túc; thực hiện thường xuyên, định kì hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Ba là, nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên phải nhận xét một cách toàn diện, qua nhiều bước: cán bộ, đảng viên tự đánh giá, tổ đóng góp ý kiến nhận xét và đánh giá các thành viên ở tổ của mình, ban liên tịch nhà trường đánh giá lại thông qua kết quả đánh giá ở tổ. Việc đánh giá của ban liên tịch được các thành viên đại diện các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường nêu ý kiến nhận xét và đánh giá. Sau khi có kết quả đánh giá, thông báo kết quả đánh giá đến người được đánh giá. Giải thích rõ những thắc mắc của người được đánh giá. Bốn là, đánh giá cán bộ phải chú trọng đánh giá hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi cán bộ, đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu. Năm là, đánh giá, cán bộ cần phải xem xét vị trí công tác của từng cán bộ có phù hợp với sở trường công việc cụ thể hay không để đánh giá được khách quan, đúng thực tế, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, để sau đó có hướng bố trí, sắp xếp công việc cho phù hợp với năng lực, sở trường của họ Sáu là, đánh giá cán bộ phải được xem xét trong một quá trình. Khi đánh giá cán bộ không thể chỉ xét một lúc, một thời điểm, một thời gian ngắn, hoặc chỉ thấy hiện tại, mà cần có thời gian dài, có một quá trình. Bởi vì, mọi việc đều có sự biến chuyển, con người cũng có sự thay đổi về nhiều mặt, cho nên nhận xét về một con người không thể cố định bất biến mà phải trong quá trình vận động, biến đổi. Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. 2/ Kiến nghị. Người đứng đầu trong cơ quan đơn vị, chi bộ phải quyết tâm thực hiện công tác đánh giá cán bộ. Khi có những biểu hiện đánh giá cảm tính, cục bộ, nể nang, cần quyết liệt loại trừ. Bổ nhiệm cán bộ nhất là cán bộ đứng đầu cơ quan đơn vị phải được lựa chọn kĩ lưỡng, làm sao chọ đúng người có “tâm”, có “tầm” và có “tài”, công minh chính trực thì mới có thể làm tốt được công tác nhận xét, đánh giá cán bộ trong cơ quan đơn vị minh. IV. KẾT LUẬN Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên là việc làm khó, rất nhạy cảm. Nhưng để cơ quan, đơn vị phát triển thì cần thực hiện tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên. Chỉ có làm tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên thì mới tạo được động lực cho cán bộ đảng viên phấn đấu, cống hiến và có thể cống hiến hết mình. Trong công tác đánh giá cán bộ bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, cần thảo luận, nhìn nhận, đánh giá thẳng thắn những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém để từng bước đổi mới và thực hiện hiệu quả hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thu_hoach_cuoi_khoa_hoai_0427_2096669.doc
Luận văn liên quan