Trong bài nghiên cứu của mình, để thu thập những thông tin liên quan
đến những vấn đề văn hóa gia đình mẹ đơn thân tôi đã sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học thông qua việc phát phiếu khảo sát và thực hiện phỏng vấn
với các khách thể nghiên cứu.
Cụ thể, tôi đã phát 20 phiếu khảo sát cho 20 bà mẹ đơn thân. Trong quá
trình khảo sát có kết hợp trò chuyện và trao đổi thông tin. Thực hiện phỏng
vấn 1 cán bộ phụ nữ, 2 cán bộ công an tại địa phương. Trò chuyện khai thác
thông tin từ những người dân sinh sống xung quanh các gia đình mẹ đơn thân
16 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Văn hoá gia đình mẹ đơn thân qua khảo sát tại xã Nghĩa hưng, huyện Lạng giang, tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
VĂN HOÁ GIA ĐÌNH MẸ ĐƠN THÂN QUA
KHẢO SÁT TẠI XÃ NGHĨA HƯNG, HUYỆN
LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Khánh Ly
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thảo Nguyên
Khóa học: 2012 - 2016
HÀ NỘI - 2016
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của rất
nhiều người.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, cùng toàn thể các thày cô trong Khoa Văn hóa học
đã có những định, hướng giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, Th.s Lê Thị
Khánh Ly, trong suốt quá trình tôi làm đề tài đã tận tình chỉ bảo và hỗ trợ tôi
về mọi mặt.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ UBND xã Nghĩa Hưng,
cán bộ hội phụ nữ, các gia đình mẹ đơn thân và toàn thể cư dân trên địa bàn
xã. Trong thời gian tôi điều tra, khảo sát đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể
thuận lợi hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự
ủng hộ, cổ vũ, động viên từ người thân, bạn bè trong suốt quá trình tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày. tháng 5, năm 2016
Sinh viên thực hiện
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..................................................................... 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1 ............................................................ Error! Bookmark not defined.
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Error!
Bookmark not defined.
VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH MẸ ĐƠN THÂN . Error! Bookmark not defined.
1.1. Một số khái niệm ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Văn hóa ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Gia đình .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Văn hóa gia đình ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Mẹ đơn thân .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Văn hóa gia đình mẹ đơn thân ........ Error! Bookmark not defined.
1.2. Xu hướng phát triển gia đình mẹ đơn thân ở Việt Nam ........... Error!
Bookmark not defined.
1.3. Khái quát về địa bàn khảo sát và khuynh hướng làm mẹ đơn thân
................................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái quát về địa bàn khảo sát ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Sự phát triển gia đình mẹ đơn thân tại xã Nghĩa Hưng ........... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH MẸ ĐƠN THÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA HƯNG ............. Error! Bookmark not defined.
2.1. Văn hóa đảm bảo đời sống của gia đình mẹ đơn thân .............. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Hoạt động mưu sinh của những người mẹ đơn thân ............... Error!
Bookmark not defined.
3
2.1.2. Bữa ăn của gia đình mẹ đơn thân ... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nhà ở của các gia đình mẹ đơn thân .............. Error! Bookmark not
defined.
2.1.4. Trang phục trong gia đình mẹ đơn thân ......... Error! Bookmark not
defined.
2.2. Văn hóa ứng xử trong gia đình mẹ đơn thânError! Bookmark not
defined.
2.2.1. Văn hóa ứng xử giữa cha mẹ và con cái ........ Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Văn hóa ứng xử của gia đình mẹ đơn thân với họ hàng hai bên ... Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Văn hóa ứng xử giữa gia đình mẹ đơn thân với cộng đồng .... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Văn hóa tâm linh trong gia đình mẹ đơn thânError! Bookmark not
defined.
2.4. Văn hóa giáo dục trong gia đình mẹ đơn thânError! Bookmark not
defined.
2.4.1. Hoạt động giáo dục của mẹ đối với con ........ Error! Bookmark not
defined.
2.4.2. Hoạt động tiếp thu giáo dục của con cái ........ Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG
VĂN HÓA GIA ĐÌNH MẸ ĐƠN THÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA
HƯNG ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Tác động của văn hóa gia đình mẹ đơn thân đến đời sống văn hóa
của cư dân trên địa bàn xã Nghĩa Hưng ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tác động tích cực ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tác động tiêu cực ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa gia đình mẹ đơn thân trong xã
hội hiện đại ..................................................... Error! Bookmark not defined.
4
3.3. Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa gia đình mẹ đơn thân
trên địa bàn xã Nghĩa Hưng .......................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.
5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Stt Nội dung các bảng thống kê Trang
1! Bảng 1.1 Phân bố theo độ tuổi các trường hợp mẹ đơn thân không
kết hôn
22
2! Bảng 2.1 Những khó khăn lớn nhất đối với những bà mẹ đơn thân 25
3! Bảng 2.2 Thu nhập bình quân mỗi tháng của mẹ đơn thân 27
4! Bảng 2.3 Ứng xử giữa mẹ và con trong gia đình mẹ đơn thân 38
5! Bảng 2.4 Sự can thiệp của người mẹ trong mối quan hệ của con
và gia đình bên nội
45
6! Bảng 2.5 Mức độ chia sẻ và trao đổi của mẹ đơn thân với con
trong các hoạt động vui chơi giải trí
56
7! Bảng 2.6 Mức độ quan tâm của mẹ đối với việc học ở trường của
con
57
8! Biểu đồ 1.1 Cơ cấu lao động của dân cư xã Nghĩa Hưng 19
9! Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ gia tăng số bà mẹ đơn thân qua các năm 21
10! Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ phân chia lao động của các mẹ đơn thân 26
11! Biểu đồ 2.2 Mức độ thường xuyên ăn cơm cùng con của các bà mẹ
đơn thân
32
12! Biểu đồ 2.3 Mức độ tiếp xúc của người cha với con trong gia đình mẹ
đơn thân
43
13! Biểu đồ 2.4 Mức độ thường xuyên đến những địa điểm tâm linh của
những bà mẹ đơn thân
51
6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội, từ xưa đến nay, gia đình vẫn luôn là thiết chế cơ bản nhất
và gắn liền với đời sống của mỗi con nguời. Mỗi cá nhân không thể tồn tại và
phát triển đơn lẻ mà phải gắn liền với gia đình và xã hội. Mỗi ngành khoa
học có những định nghĩa về gia đình ở những góc độ khác nhau, nhưng nhìn
chung, nói đến gia đình là nói đến một cấu trúc xã hội thu nhỏ với nhiều mối
quan hệ tồn tại bên trong nó.
Do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, gia đình Việt Nam hiện đại
có nhiều biến đổi về cấu trúc, mô hình, và văn hóa tổ chức đời sống so với gia
đình truyền thống.Trong đó, sự xuất hiện của mô hình “gia đình mẹ đơn thân”
là một hiện tượng khá phổ biến và đặt ra nhiều vấn đề đáng chú ý trong đời
sống văn hóa, xã hội.
“Mẹ đơn thân” là một hiện tượng đã xuất hiện từ khá sớm trong xã hội
Việt. Đó là những người phụ nữ có chồng mất sớm hoặc đã lập gia đình nhưng
không được sống cùng chồng hoặc gia đình chồng và trở thành bà mẹ nuôi con
một mình. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam xuất hiện ngày càng
nhiều trường hợp bà mẹ đơn thân mới: phần lớn những trường hợp bà mẹ đơn
thân hiện nay là những trường hợp ly hôn hoặc không kết hôn mà vẫn sinh con
và nuôi con một mình. Nhiều người phụ nữ hiện đại không muốn lập gia đình,
họ không muốn làm vợ những vẫn muốn có con, muốn trở thành mẹ. Họ còn có
thể là những người phụ nữ chủ động bỏ chồng để trở thành “bà mẹ đơn thân” và
coi sự “đổ vỡ” hạnh phúc gia đình là chuyện không quá quan trọng. Những mô
hình gia đình mẹ đơn thân thuộc trường hợp ly hôn và không kết hôn đang xuất
hiện ngày càng nhiều và dần dần lan ra thành xu hướng, trào lưu trong xã hội
7
Việt Nam. Nó không chỉ xuất hiên ở các vùng đô thị hiện đại mà lan ra cả các
vùng nông thôn yên bình. Xu hướng này có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước và đặt ra nhiều vấn đề xã hội quan trọng. Những hiện
tượng đó vốn là trường hợp hiếm gặp trong xã hội Việt Nam trước đây, trong
một xã hội đặc biệt coi trong quy tắc gia trưởng và trật tự ổn định gia đình.
Chính vì thế, những trường hợp “mẹ đơn thân” mới xuất hiện đó trở thành một
ẩn số trong xã hội Việt Nam hiện đại, gây ra sự tò mò và hứng thú giải mã về nó.
Mô hình gia đình Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư
tưởng Nho giáo, đặc biệt là các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức, và vai trò của
người đàn ông trong gia đình. Điều này đã tạo ra dư luận xã hội và thái độ
mang nhiều định kiến đối với những gia đình mẹ đơn thân. Những người mẹ
đơn thân này (đặc biệt những cô gái lựa chọn không kết hôn và nuôi con một
mình) dễ bị coi là phá vỡ các chuẩn mực đạo đức và biến đổi hệ giá trị văn
hóa gia đình truyền thống. Đặc biệt đối với những vùng nông thôn như xã
Nghĩa Hưng, khi điều kiện kinh tế và dân trí còn nhiều hạn chế nhưng xuất
hiện khá nhiều gia đình mẹ đơn thân. Dù mỗi trường hợp đó đều có những
hoàn cảnh và sự lựa chọn khác nhau, nhưng ở họ đều có những khó khăn và
đặc điểm chung của một mô hình gia đình mới là gia đình mẹ đơn thân. Hiển
nhiên, mỗi bà mẹ đơn thân trong xã đều luôn cố gắng để hoàn thành tốt vai trò
của cả người cha thì họ vẫn không thể đảm bảo một cuộc sống trọn vẹn cả về
thể chất lẫn tinh thần đối với những đứa con của mình. Vai trò của người phụ
nữ trở nên nặng nề hơn, và những giá trị trong văn hóa gia đình mẹ đơn thân
đó chịu ảnh hưởng của những nhân tố đặc thù, nên có nhiều điểm khác biệt so
với gia đình thông thường trong xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài : “Văn hóa gia
đình mẹ đơn thân qua khảo sát tại xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang” với mục đích tìm hiểu về thực trạng văn hóa gia đình mẹ
8
đơn thân trên địa bàn xã. Từ đó nhìn ra được những vấn đề về văn hóa của các
gia đình mẹ đơn thân và đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa gia đình mẹ
đơn thân theo hướng tích cực và phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của
cộng đồng dân cư trên địa bàn nghiên cứu.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Gia đình là một mảng đề tài quen thuộc trong nghiên cứu khoa học, nó
được khai thác từ nhiều góc độ khía cạnh và để lại rất nhiều công trình nghiên
cứu công phu và có giá trị. Trong đó tác phẩm của Ăng- ghen: Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước là tác phẩm đầu tiên đặt nền móng
cho việc nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình trên Thế giới.
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về gia đình và
văn hóa gia đình như: Cuốn Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa (Tạ Văn
Thành chủ biên) do Bộ Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1997; Văn hóa
gia đình Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh) được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất
bản năm 1998; Cuốn Xã hội học gia đình của Mai Huy Bích do nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản năm 2003. Qua đó, các tác giả đã phân tích làm rõ đặc
điểm của gia đình Việt Nam truyền thống và những đặc trưng của quá trình hình
thành và phát triển văn hóa gia đình Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại.
Đặc biệt, khi đất nước đang trong bối cảnh chuyển đổi từ nền kinh tế
tập trung, bao cấp, quan liêu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, gia đình cũng như văn hóa gia đình có rất nhiều sự biến đổi, tạo
ra sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến nhiều công
trình nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này: Văn hóa gia đình và
sự phát triển xã hội, do Lê Minh chủ biên được nhà xuất bản Lao động Hà
Nội xuất bản năm 1994; cuốn Gia đình Việt Nam ngày nay do Lê Thi chủ
biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1996; Công trình
Tác động của biến đổi nền kinh tế xã hội đến một số khía cạnh của gia đình
9
Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Bình vào năm 1996 của Vũ
Huy Tuấn. Đáng chú ý nhất là cuốn Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt
Nam của PGS. TS Lê Ngọc Văn xuất bản năm 2011; Cuốn Gia đình người
Việt ngày nay của Trương Mỹ Hoa và Lê Thi; Nghiên cứu gia đình và giới
thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hữu minh chủ biên; Nhận diện gia đình người
Việt hiện nay của Lê Thị HânNgoài ra còn rất nhiều bài viết, bài báo, tạp
chí, đề tài nghiên cứu về vấn đề này: đề tài Nghiên cứu gia đình Việt Nam
truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH - HĐH
của TS. Ngô Thị Ngọc Anh, vụ Gia đình; Đề tài Biến đổi cấu trúc- chức
năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới
của tác giả Mai Văn Huyên...
Những cuốn sách này đã đề cập đến gia đình Việt Nam trong xã hội
hiện đại trong đó có mô hình mẹ đơn thân. Tuy nhiên, đó đều là những nghiên
cứu tổng quan, khái quát về về hiện tượng gia đình và văn hóa gia đình nói
chung trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Có thể nói, hiện tượng “mẹ đơn thân” xuất hiện khá sớm nhưng nó chỉ
thực sự nổi bật và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong vài năm trở lại
đây. Những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng mẹ đơn thân chủ yếu là của
những nhà nghiên cứu xã hội học chuyên nghiên cứu về phụ nữ. Tiêu biểu là
nhà nghiên cứu Lê Thi trong hai công trình Cuộc sống của phụ nữa đơn thân
Việt Nam NXB Khoa học – Xã hội xuất bản tháng 3/2002, và Gia đình phụ
nữ thiếu vắng chồng NXB Khoa học- Xã hội xuất bản năm 1996. Lê Thi đã
khảo sát và tái hiện khá chi tiết về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tuy
nhiên, đây là công trình nghiên cứu dưới góc độ xã hội học nên chỉ miêu tả về
cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở một khu vực nhất định với đối tượng
nghiên cứu khá đa dạng nên mang tính khái quát chung chung.
10
Năm 2015, diễn đàn nghiên cứu về văn hóa gia đình xuất hiện bài viết
Hiện tượng Người mẹ đơn thân ở Hàn Quốc và liên hệ với Việt Nam từ góc
nhìn chính sách xã hội của Nguyễn Thị Thu Vân. Bài viết đã đề cập đến hiện
tượng mẹ đơn thân ở Hàn Quốc và các chính sách hỗ trợ. Theo đó tác giả đã
đưa ra thực trạng vấn đề mẹ đơn thân và những bất cập đang tồn tại của hiện
tượng này cũng như các chính sách xã hội đối với họ. Tuy nhiên bài viết chỉ
nhìn nhận hiện tượng làm mẹ đơn thân ở góc độ chính sách xã hội mà chưa đề
cập đến văn hóa ứng xử của các cá nhân với hiện tượng này.
Cùng thời điểm đó, đề tài “Nghiên cứu nhu cầu sống độc thân tạm thời
của giới trẻ hiện nay của nhóm tác giả Đại học quốc gia Hà Nội” cũng được
công bố. Đề tài đã đưa ra thực trạng xu hướng biến động của việc kết hôn trong
giới trẻ hiện nay, và đặt ra nhiều câu hỏi nghiên cứu về vấn đề kết hôn muộn, xu
hướng sống độc thân nuôi con để nghiên cứu nhu cầu thỏa mãn của các cá nhân.
Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống kiến thức cơ bản
về những vấn đề của gia đình Việt nam từ truyền thống tới hiện đại. Đây là
những nguồn tư liệu tham khảo vô cùng quý giá để tôi có thể hoàn thành đề
tài khóa luận của mình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa gia đình mẹ đơn thân
Khóa luận tập trung nghiên cứu văn hóa gia đình những người phụ nữ làm
mẹ đơn thân trên địa bàn xã Nghĩa Hưng. Khai thác các giá trị văn hóa hình
thành trong quá trình tương tác giữa những bà mẹ đơn thân với con cái của họ và
những người xung quanh như họ hàng, hàng xóm, cán bộ địa phương
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
11
- Thời gian : Khóa luận tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian
2000 - 2016. Đây là khoảng thời gian có hiện tượng số lượng bà mẹ đơn thân
trên địa bàn xã có sự tăng lên rõ rệt (Chiếm 2,33% trong số hộ gia đình trên
địa bàn xã năm 2016).
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng đến mục tiêu tìm ra những nguyên nhân, thực trạng
và những vấn đề đặt ra đối với văn hóa gia đình mẹ đơn thân trên địa bàn xã
Nghĩa Hưng. Tìm hiểu những tác động của hiện tượng này đối với đời sống
kinh tế - xã hội của cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề xuất những
giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách hợp lý.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Điều tra thực trạng văn hóa đời sống vật chất tinh thần của các gia đình
mẹ đơn thân trên địa bàn xã. Thông qua các phương pháp điều tra bảng hỏi,
quan sát, phỏng vấn sâu. Từ đó đưa ra các số liệu, thống kê và kết quả cụ thể
về vấn đề này.
Nghiên cứu các tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với kết
quả điều tra thực tế đưa ra những kết luận, đánh giá chân thực khách quan về
vấn đề nghiên cứu. Đề xuất những giải pháp phù hợp để xây dựng văn hóa gia
đình mẹ đơn thân.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thành văn
Để có số liệu cụ thể và chính xác liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phục vụ
cho quá trình làm đề tài khóa luận, tôi đã tìm hiểu và tham khảo các tài liệu của
các nhà nghiên cứu đi trước để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên
cứu thực tiễn, căn cứ vào các tài liệu tâm lý học, các tài liệu của các ngành xã hội
12
có liên quan như xã hội học, tôn giáo học, các báo cáo về tình hình đời sống của
phụ nữ cũng như các bài báo bài tạp chí và các tài liệu có liên quan khác.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong bài nghiên cứu của mình, để thu thập những thông tin liên quan
đến những vấn đề văn hóa gia đình mẹ đơn thân tôi đã sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học thông qua việc phát phiếu khảo sát và thực hiện phỏng vấn
với các khách thể nghiên cứu.
Cụ thể, tôi đã phát 20 phiếu khảo sát cho 20 bà mẹ đơn thân. Trong quá
trình khảo sát có kết hợp trò chuyện và trao đổi thông tin. Thực hiện phỏng
vấn 1 cán bộ phụ nữ, 2 cán bộ công an tại địa phương. Trò chuyện khai thác
thông tin từ những người dân sinh sống xung quanh các gia đình mẹ đơn thân.
5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi thu được kết quả từ quá trình quan sát và điều tra xã hội học,
tôi tiến hành các phương pháp tổng hợp số liệu, đưa ra những phân tích, so
sánh và đánh giá của cá nhân về vấn đề nghiên cứu.
6. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa gia đình mẹ đơn thân và tổng
quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng văn hóa gia đình mẹ đơn thân trên địa bàn xã
Nghĩa Hưng
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng văn hóa gia
đình mẹ đơn thân trên địa bàn xã Nghĩa Hưng
13
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.!Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, “Gia đình Việt Nam và
người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước” (2002), NXB Khoa học xã hội, tr 61.
2.!Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên) (2001), Những vấn đề cấp bách trong giáo
dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay.
Đại học Quốc gia, Hà nội
3.!C.Mac-Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà
nội
4.!C.Mac-Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội
5.!C.Mac-Ph. Ănghen (1884), Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước,
NXB Chính trị quốc gia, Hà nội
6.!Bùi Minh Châu (2002), Văn hoá gia đình, NXB Văn hoá thông tin, Hà nội
7.!Lê Quý Đức, Vũ Thị Huệ (2007), “Phát huy vai trò của gia đình Việt nam
trong giai đoạn hiện nay”,Tạp chí cộng sản, số 9
8.!Trần Hàn Giang (2000), “Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với gia đình
Việt Nam trong 10 năm qua”, tạp chí khoa học và phụ nữ, số 4
9.!Nguyễn Minh Hoà (2000), Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại. NXB
trẻ, Tp Hồ Chí Minh
10.!Vũ Thị Huệ (2009), Sự biến đổi của văn hoá gia đình đô thị ở Hà nội từ
năm 1986 đến nay- Luận án tiến sỹ văn hoá học
11.!Làng Bo Giàu (1946), Hương ước làng Bo Giàu, xã Nghĩa Hưng, huyện
Lạng giang, tỉnh Bắc Giang
12.!Phạm Thanh Lan (2004), Ứng xử trong gia đình, NXB Hải phòng, Hải phòng
15
13.!Luật Hôn nhân và Gia đình (2000)
14.!Lê Quý Đức, Vũ Thị Huệ (2009) , “Người phụ nữ trong văn hoá gia đình
đô thị”, NXB văn hoá thông tin, Hà nội
15.!Hồ Chí Minh (1942-1943), Nhật ký trong tù, NXB Văn học
16.!Nhiều tác giả (2001), Đa vấn đề giới và phát triển thông qua sự bình đẳng
quyền, nguồn lực và tiếng nói, NXB văn hoá thông tin, Hà nội
17.!Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viên Phương (2005), Cách ứng xử trong gia
đình, NXB phụ nữ, Hà nội
18.!Lê Thị Quý, Đặng Cảnh Khanh (2007), Gia đình học, NXB lý luận chính trị
19.!UBND xã Nghĩa Hưng (2015), Báo cáo tổng kết công tác điều tra dân
số địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
năm 2014
20.!UBND xã Nghĩa Hưng (2015), Báo cáo điều tra tình hình an ninh-trật tự
xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
21.!Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
22.!Lê Thi (chủ biên) (1996), Gia đình Việt nam hiện nay, NXB khoa học xã
hội, Hà nội
23.!Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện
nay, NXB khoa học xã hội, Hà nội
24.!Nguyễn Khánh Bích Trâm (2004), Xu hướng gia đình ngày nay, NXB
khoa học xã hội, Hà nội
25.!UNESCO (21/2/2002), tính đa dạng của văn hóa
26.!Lê Ngọc Văn (1995), Một số đặc điểm biến đổi của gia đình từ xã hội
nông nghiệp truyền thóng sang xã hội công nghiệp hoá
Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB khoa
học xã hội, Hà nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_10_5334_2066060.pdf